Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:52:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88509 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:07:58 am »

Phong trào “tố cộng, diệt cộng” ngày một diễn ra quyết liệt. Đến đầu năm 1958, Mỹ Diệm đưa lữ đoàn  phòng vệ Tổng thống phủ xuống Ba Xuyên và An Xuyên (Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau) phát động phong trào thanh niên bảo vệ hương thôn sau đó đem thực hiện trên toàn Nam Bộ, cả ở miền Đông nơi chúng đang mở chiến dịch Nguyễn Trãi và chiến dịch Hồng Châu.

Sự càn quét của quân chủ lực, sự càn phá dữ dội củ “bảo vệ hương thôn” song song với sự gia tăng phát xít hóa của chế độ Mỹ Diệm gây nên không khí khủng bố tràn ngập. Với chính quyền trong tay, với súng đạn và lưỡi lê, với tuyên truyền lừa gat, xuyên tạc, với tiền bạc và thú tính, bằng đàn áp và khủng bố, bằng khống chế và bắt buộc, chúng đã tạo nên một phong trào của quần chúng dầu muốn dầu không phải vây ráp, khủng bố người cách mạng.

Chúng bắt buộc tất cả những người ở nông thôn, cả gia đình cách mạng, từ 18 đến 35 tuổi rồi 50 tuổi đều phải vào “bảo vệ hương thôn”. Mỗi ấp chúng tổ chức một đến hai đại đội, liên toán. Mỗi đội có thanh niên chiến đấu trang bị súng, mã tấu làm nòng cốt. Mọi người ai cũng phải có đèn, gậy, dây, mõ. Các trung đội (trung đội = toán) (đại đội = liên toán) bảo vệ hương thôn do những tên cảnh sát, ác ôn khống chế, chỉ huy, những tên chỉ điểm kiểm soát. Chúng đặt luật lệ thú rừng: ai cho Việt cộng ăn, ở, ai tiếp tế cho Việt cộng, ai thấy Việt cộng mà không báo chúng đều giết. Các đội bảo vệ hương thông canh gác ngày đêm ở thôn xóm. Khi phát hiện có Việt cộng là phải đánh mõ báo dộng để toàn xóm, toàn ấp, toàn xã rượt đuổi và khi vây bắt người mà chúng nói là Việt cộng là mọi người dẫu muốn dẫu không, dẫu là bà con, anh em ruột thit, họ hàng đều phải xô vào đánh đập cho đến vỡ sọ mới thôi.

Chúng còn tập trung cả ngàn, cả vạn người “bảo vệ hương thôn” càn từng vùng, từng huyện, xã này sang xã khác, huyện này sang huyện khác. Chỗ nào chúng nghi là có căn cứ Việt cộng  thì chà đi xát lại. Chúng gây nên tâm lí sợ sệt khủng khiếp trong quần chúng, tạo ra sự nghi ngờ lẫn nhau giữa hàng xóm láng giềng, thậm chí giữa bà con ruột thịt. Chúng gây nên cảnh giết chóc khủng khiếp, chúng đưa tang tóc đến mọi gia đình.

Tình hình dẫn đến có tình trạng cha mẹ không dám nhận con, anh chị không dám nhận mặt em, cơ sở không dám tiếp cán bộ. Cán bộ vào ấp xóm rất khó khăn. Về nhà, vào cơ sở, người thân tay vừa đưa túi gạo, nắm thuốc, chỉ đường tránh, thì tay kia đã phải đánh mõ xách gậy đi rượt người lạ mặt.

Chúng tập họp “bảo vệ hương thôn”, dẫn các ấp, xã, có khi cả huyện đi dự những cuộc giết người rùng rợn, những cuộc tế cờ dã man. Không khí khủng bố dâu thương chết chóc trùm lên thôn xóm. Làng mạc vắng tanh như chết. Quần chúng trải qua thời kì quân địch khống chế, tàn sát, dữ dội nhất.

Sang năm 1959, Mỹ Diệm còn đưa sự tàn bọa, phát xít, man rợ đến cực điểm. Ngày 23-3-1959, Ngô Đình Diệm ra tuyên bố tình trạng chiến tranh để mặc sức chém giết. Ngày 6-5-1959 ra luật 10/1959 tổ chức tòa án quân sự, lê máy chém đi khắp nơi để chặt đầu Việt cộng, uy hiếp tinh thần nhân dân ta.

Trước phong trào “tố cộng, diệt cộng” ngày càng khốc liệt, các đảng bộ địa phương và cơ sở rất coi trọng việc bảo vệ và giữ gìn lực lượng của ta. Việc Xứ ủy Nam bộ và Khu ủy khu V phân chia các loại chi bộ A, B, C và việc Đảng bộ miền Nam sắp gọn lại cũng là đề phòng địch đánh phá vào cơ sở Đảng và cũng là một cách che dấu lực lượng ta.

Cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng ở miền Nam diễn ra từ chính trị hòa bình tiến lên đấu tranh chính trị có võ trang tự vệ phát triển lên đấu tranh chính trị có võ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác để đấu tranh với kẻ thù bảo vệ lực lượng cách mạng.

Trước tiên, trong đấu tranh chính trị hòa bình, nhân dân đưa điều luật 14C Hiệp định Giơnevơ ra đấu tranh với địch. Cuộc đấu tranh vào lúc ban đầu ấy của quần chúng còn được những người của ta trong bộ máy chính quyền cơ sở ấp xã củ địch bảo vệ ở mức độ nhất định. Đồng bào có nhiều lí lẽ rất hay để đấu tranh với địch. Nhiều nơi bọn tổ chức ra các cuộc tố cộng cũng lúng túng đối phó với lí lẽ mộc mạc của người dân.

Ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh, hai tên lính tề xã Tân An lùng sục bắt đồng chí Nam Vĩ. Đồng bào kéo đến bao quanh hai tên lính nói rõ cho chúng  là theo điều khoản 14C của Hiệp định Giơnevơ không được bắt người và trả thù vô cớ. Chúng mới biết là như vậy và xin lỗi. Đồng chí Nam Vĩ được giải thoát.

Lính tề xã Huyện Hội đến bắt đồng chí Ba Chà là chi ủy viên của xã, trói ké lối đi. Trên một ngàn dân biểu tình lên tề xã, hô to khẩu hiệu đòi thực hiện điều 14C của Hiệp định Giơnevơ, đòi không được bắt bớ người kháng chiến, đòi thả ông Ba Chà ra ngay. Bọn tề xã đuối lí ngần ngừ. Nhân tình hình đó nhiều người xáp lại kéo đồng chí về với đồng bào. Tụi lính giành giựt. Trong lúc đang giằng co với tụi lính, bà con nhanh chóng cởi dây trói, đồng chí Ba Chà nhanh chóng lẩn vào đám đông chạy thoát.

Ở Quảng Trị, địch chuẩn bị một bản tôi ác của cộng sản rồi bắt ông Lê Chí Khiêm trong ban trị sự hội Phật học lên đọc. Trước khi đọc ông nói: “Bản này không phải tự tay tôi viết ra, mà nói đây la tộc ác của cộng sản thì chính tôi chưa bao giờ nghe và chưa bao giờ thấy, nhưng người ta viết ra bảo tôi đọc thì tôi xin đọc để bà con nghe”.

Trong một đêm tố cộng ở Chợ Lớn, một bác nông dân nói: “Việt cộng có nhiều cái xấu: súng xấu, đạn xấu, quần áo xấu, chỉ có cái tốt là trong kháng chiến sống chết để bảo vệ dân. Quốc gia thì có nhiều cái tốt: súng tốt, xe cộ tốt, quần áo tốt, chỉ có cái xấu là giật của dân thôi”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:10:01 am »

Hình tượng hơn là chuyện ở Phan Rí (Bình Thuận). Khi tên quận trưởng cho dân tự do tranh luận những cái tốt và cái xấu của quốc gia và cộng sản, ông Bộ Gạch người dân tộc Chăm đã đứng lên nói:

- Quốc gia có chín cái tốt và một cái xấu, còn Cộng sản có chín cái xấu và một cái tốt.

Tên quận trưởng liền nói: - Một cái xấu của quốc gia là gì?

- Quốc gia ở với dân xấu quá.

Tên quận trưởng bực dọc hỏi: - Thế một cái tốt của cộng sản là gì?

Ông già thản nhiên trả lời:

- Việt cộng ở với dân quá tốt. Các ông có làm gì đi nữa, lòng dân vẫn theo Việt cộng và cuối cùng Việt cộng vẫn thắng(1).

Nhân dân còn đặt nhiều câu hỏi để chất vấn những tên chỉ đạo các cuộc tố cộng như: “Chúng tôi không thấy cộng sản độc tài vì trong kháng chiến cộng sản kêu gọi đánh Tây giành độc lập mới có hòa bình, dân đói họ kêu gọi sản xuất để được no ấm”. “Quốc gia nói cộng sản cướp công kháng chiến, nhưng lúc đánh Tây, quốc gia ở đây, sao toàn thấy cộng sản?”. “Nói quốc gia kháng chiến sao lại làm Tây”.

Những câu hỏi quá đúng sự thật như vậy làm cho bọn địch bí không trả lời được. Nhiều lần chúng phải giải tán lớp học. Tên chủ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng trung ương đã thú nhận: “Đây là một thất bại lớn vì phong trào chất vấn rộng rãi, hướng dẫn viên của chúng ta không trả lời được”(2).

Địch phải từ bỏ việc tự do tranh luận mà quay ra đàn áp, áp đặt. Chúng ra sức thanh lọc chính quyền xã, ấp, cài cắm nhiều gián điệp chỉ điểm, nhất là tập trung đông lực lượng quân đội và cảnh sát để tiến hành tố cộng.

Cuộc đấu tranh của nhân dân chuyển sang né tránh, không tham gia, hoặc phá các cuộc tố cộng bằng những mưu mẹo khác nhau. Ở những nơi ta có số quần chúng mạnh, nhân dân quyết tâm không tham gia. Kẻ địch có vây bắt thì lần lữa, né tránh bằng nhiều biện pháp. Các buổi học cải huấn, quân địch chỉ gom được người già trẻ em. Nhiều xã có truyền thống cách mạng không có ai đi học tố cộng. Trừ phi quân địch đưa lực lượng lớn quân đội kết hợp với cánh sát ác ôn đến bắt, nhưng bị bắt rồi cũng tìm cách thoát ra. Nhân dân có sáng kiến gây ra những biến cố to nhỏ nhiều kiểu cách để giải tán các cuộc tố cộng. Một cuộc cãi cọ, một tiếng pháo nổ bên ngoài, một cuộc đụng độ ngoài đường đều là dịp cho dân giải tán cuộc họp.

Trước sự khủng bố tàn khốc của địch, đại đa số đảng viên bị địch bắt đều giữ vững khí tiết cách mạng, thà chịu chết chóc, tù đầy quyết không đầu hàng, không xé cờ cách mạng, xé ảnh Bác Hồ.

Ở An Thái Đông (Mỹ Tho) bọn địch bắt được đồng chí Nguyễn Văn Mừng xã đội trưởng. Chúng đánh đập tàn nhẫn buộc đồng chí li khai cộng sản. Đồng chí  yêu cầu chúng cởi trói để xuống cầu rửa mặt, chúng không đồng ý. Đồng chí quán lớn: “Chúng mày cho xuống, tao cũng rửa, mà không cho xuống tao cũng rửa”. Nói xong đồng chí nhảy xuống sông Cái Cối hi sinh.

Ở Quảng Nam, đồng chí Nguyễn Đình Liệu nguyên Chủ tịch huyện Tiên Phước tự tay dùng dao mổ bụng trước mặt quân thù khi chúng buộc đồng chí phải xuất thú đầu hàng.

Ở Plâycu, bí thư chi bộ làng Krông Hơ Ra (Nam An Khê) bị địch bắt chôn đến cổ rồi dùng cuốc đập đầu. Trước lúc hi sinh anh còn hô lớn: “Bác Hồ muôn năm”.

Ở thị xã Bạc Liêu, trước hàng trăm đồng bào chúng càn gom về dự “tố cộng’, quân địch đưa có Lý đoàn viên Thanh niên Lao động ra uy hiếp li khai. Chúng hớn hở khi thấy cô Lý chạy đến ảnh Bác Hồ, nhưng cô Lý đã ôm ảnh Bác dõng dạc: “Bác Hồ là cha của dân tộc, có xé là xé xác chúng mày, bọn phản động bán nước”.

Ở thị xã Cà Mau, quân địch bắt đưọc đồng chí Chính Hồng chi ủy viên trong một trận càn ở Lung Dừa. Chúng hành hạ tra tấn dã man nhưng đồng chí không nói nửa lời. Bỗng nhiêu đồng chí Chín Hồng chịu đến dự một cuộc “tố cộng’. Bọn tai to mặt lớn trong ngụy quyền có cả tên tỉnh phó nội an đến đông đủ hòng chứng kiến sự ki khai của người cán bộ cách mạng ngay ở đình Tân Hưng. Đông đảo nhân dân thị xã đến đông nghẹt sân đình. Từ trên lễ đài, qua máy phóng thanh người cộng sản Chín Hồng cám ơn nhân dân đã cưu mang mình, nêu cao chính nghĩa cách mạng, vạch tội ác Mỹ - Diệm: Ai chia đôi đất nước? Ai phá hoại Hiệp định? Ai thảm sát nhân dân? Tên tỉnh phó nội an từ chỗ hí hứng đến thất vọng, nổi khùng. Quân địch nhảy xô vào kéo đồng chí Chín Hồng lôi đi. Địch càng kéo, tiếng vạch tội càng to. Đồng chí Chín Hồng nêu cao khí tiết người cộng sản, hi sinh anh dũng trước sự khâm phục thương tiếc của nhân dân thị xã Cà Mau.

Địch càng ráo riết “tố cộng diệt cộng” nhân dân càng ra sức bảo vệ, che dấu, nuôi chứa người cách mạng mặc dù điều đó nguy đến tính mạng mình. “Tao có chết chỉ thiệt mình tao, mày mà chết thì thiệt cho đồng bào, cho cách mạng” đó là lời các lão nông”.

Gia đình má Hai Thừa đào hầm trong nhà nuôi các đồng chí Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (Mỹ Tho). Do có khai báo, địch ập vào nhà má Hai trong lúc đồng chí Tư Sĩ đang trốn dưới hầm. Biết đã bị lộ, má Hai khôn khéo bước ra ngõ chặn địch và bảo: “Bà Hai Thừa ở khu nhà kia kìa”. Đám lính vừa chạy qua, má hướng dẫn đồng chí Tư Sĩ chạy thoát. Biết bị lừa, địch quay trở lại bắt má, đánh đập tàn nhẫn. Má đã hiên ngang nói thẳng vào mặt quân thù: “Đúng là Tư Sĩ vừa ở đây, tao nuôi nó. Các ông nói kháng chiến là có công, Tư Sĩ có công đuổi giặc Pháp. Mấy năm nay các ông vi phạm Hiệp định bắt bớ, đánh đập dã man cán bộ hồi cư, Tư Sĩ là cháu tôi, nó chạy đi rồi”. Bọn giặc đánh má ngất xỉu rồi quăng ra sân. Chúng bắt hai con gái má để tra hỏi. Má Hai gượng dậy dạy con “Đau thì ráng chịu con ơi, không biết đừng nói bậy”. Địch xúm lại đánh ngất xỉu một lần nữa rồi ra lệnh tịch thu gia tài của má, bắt má vô tù. Trong tù má không nghĩ tới bản thân mình mà lo không biết các đồng chí huyện ủy sẽ ăn ở ra sao?


(1)Khu V 30 năm chiến tranh giải phóng tập II trang 32-33.
(2)Tài liệu Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng đơn vị bảo quản 3 trang 12. Đoạn này viết dựa vào tài liệu Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:10:42 am »

Ông Trần Văn Bài ở Huyền Hội huyện Càng Long đào hầm bí mật trong nhà ngoài vườn dể nuôi chứa cán bộ. Vào tháng 2-1958 chi bộ tổ chức cuộc họp tại nhà ông, có cả mấy đồng chí huyện ủy. Cuộc họp đang tiến hành thì Quản Ấp đem lính ập tới. Các đảng viên theo kế hoạch đã chuẩn bị trước, chạy thoát. Quản Ấp tức tối thúc lính lùng sục quanh nhà, cuối cùng chúng xăm hầm bí mật, tìm thấy một bó tài liệu. Chúng bắt ông Sáu Bài, tịch thu toàn bộ gia sản. Chúng đấm đá ông, kết tội phản nghịch rồi đày ra Côn Đảo. Không chịu nổi tra tấn, tù ngục dã man, ông Sáu Bài đã chết ở Côn Đảo.

Cùng ở Huyền Hội, vợ chồng ông Nguyễn Văn Ngô và bà Lê Thị Lành làm vách đôi và hầm bí mật để nuôi chứa nhiều cán bộ đảng viên có cả ông Bảy Máy Liên tỉnh ủy miền Trung, ông Chín Phước Huyện ủy Càng Long… suốt mấy năm liền. Một hôm do có chỉ điểm, Đội Còn kéo một đại đội bảo an và thám báo Càng Long xuống bao vây nhà ông Ba Ngộ. Chúng ráp thẳng cây rơm trước nhà nơi có hầm bí mât. Hôm đó chỉ có đồng chí Lê Văn Nhị giao liên tỉnh ở dưới hầm. Chúng dùng mũi chỉa xom vào chân cây rơm. Bất ngờ Lê văn Nhị bắn ra ba phát súng. Tụi lính dàn ra, tập trung mất chục thằng bắn liên tiếp vào hầm cho đến khi không còn nghe phản ứng gì. Đội Còn phát hảo đốt cây rơm, bắt dân cùng vô moi hầm với lính. Chúng lôi anh Hai Nhị đang ngắc ngoải, bị thương nát người, máu chảy đầm đìa nằm trên lộ. Sau đó chúng đem ông Ba Ngộ bắn chết ngay chỗ anh Hai Nhị nằm rồi buộc dây vào cổ hai xác lôi về Trà Vinh báo cáo thành tích. Chúng phóng hỏa đốt ngôi nhà, bắt bà Lê Thị Lành giải về khám lớn Trà Vinh.

Dám nuôi chứa cán bộ cách mạng, nuôi chứa người cộng sản tức làm dám chấp nhận cái chết, chấp nhận tù đày, táng gia bị sản. Nhưng lạ lùng thay những người nuôi chứa, bảo vệ cách mạng không nơi nào, thời nào lại thiếu.

Chỉ một huyện Càng Long (Trà Vinh) mà có hàng mấy trăm gia đình che dấu, nuôi chứa cán bộ. Đặc biệt ở đây có rất nhiều cơ sở người Khmer nuôi chứa cán bộ đảng viên. Vợ chồng ông Lục Xinh, ông Năm Sol đào hầm bí mật rồi đi tìm cán bộ về mà nuôi chứa. Lục cả Vàng ở ấp Nguyệt Làng đã lấy chùa mình nuôi chứa đồng chí bí thư và các đồng chí lãnh đạo xã. Ông Cả yên, lục cả chùa sóc ở Huyền Hội làm một gác xép bí mật trên nóc chánh điện chùa rồi đi tìm đồng chí Năm Trung Huyện ủy viên, đồng chí Năm Đạt Bí thư Tỉnh ủy và mấy đồng chí lãnh đạo của xã về chùa để Lục cả tự mình nuôi giấu. Đồng chí Năm Trung sợ vi phạm nơi tôn nghiêm, Lục cả yên gạt đi: “Cá ông dám xả thân vì đất nước, vì dân tộc thì các ông khác chi là Phật”.

Mẹ Trần Thị Kế ở Giồng Trôm (Bến Tre), địch bắt tra tấn buộc phải khai báo chồng, con và chỉ chỗ ở của cán bộ. Mẹ thét vào mặt kẻ thù: “Cán bộ, chồng con tao ở trong trái tim tao, bay có kiếm mổ ra mà tìm”.

Em Nguyễn Thị Chi 15 tuổi ở Giồng Trôm khi địch ập ào nhà thì mẹ đi vắng. Trong nhà có giấu đồng chí Sáu Quân Tỉnh ủy viên Bến Tre. Giặc tra khảo em Chi hòng truy hầm bí mật. Đồng chí Sáu Quân ngồi dưới hầm nghe tiếng đánh đập em mà nưh đứt từng khúc ruột, muốn bật nắp lên cho địch bắt để cứu em. Chiu đòn, chịu tra khảo, em Chi đã thẳng kẻ địch hung bạo. Khi địch rút đi, em đã lết đến miệng hầm ở nắp hầm kéo đồng chí Sáu Quân lên.

Ở Kiên Giang có rất nhiều gia đình làm hầm bí mật, vách hai găn để nuôi chứa cán bộ. Má Sáu ở khu tập trung Cầu Đúc xã Vĩnh Hòa Hưng huyện Gò Quao thì lại chuyên tiếp tế cơm nước cho cán bộ. Má thường gói com vào khăn đặt lên đầu, lấy nón lá đội lên để qua mặt địch đưa cho cán bộ. Do cơm nóng và đội nhiều lần nên tóc má rụng gần hết. Cơ quan Tỉnh ủy đóng ở xã Hòa Hưng và xã Thạnh Mỹ Hưng huyện Giồng Riềng là vùng đồng bằng trống trải, nhưng nhờ lòng kiền trung của đồng bào mà luôn luôn được an toàn. Má Sáu (Võ Thị Nhiễm), chị Tư Bầu, ông Hai Giao, bà Tám Lúa cùng nhiều gia đình khác làm hầm bí mật trong nhà, ngoài vườn để nuôi chưa đồng chí Chín Cửu, Hai Thép và nhiều đồng chí trong cơ quan Tỉnh ủy suốt mấy năm liền. Long dân Hòa Hưng, Thạch Hưng kết hợp với hệ thống hầm bí mật là căn cứ cách mạng vững chắc của Tỉnh ủy.

Các lão nông ở Kiến Phong nói: “bột dày không để bánh lòi nhân”, nói lên sự bao bọc có hiệu quả của nhân dân đối với cán bộ đảng viên.

Sử Tây Nam Bộ tổng kết trong quá trình “tố cộng diệt cộng” của địch, không có người dân nào ở Tây Nam Bộ tố có cán bộ đảng viên cho địch.

Nguyễn Trân tỉnh trưởng Định Tường miền Trung Nam Bộ trong báo cáo ngày 27-3-1958 gửi Ngô Đình Diệm để phúc trình về cuộc đại hội của Đảng bộ Cần lao nhân vị đã phải thừa nhận rằng: “Dân ngày nay quả thật không còn như dân 10 năm về trước. Họ đã được men cách mạng làm bùng dậy. Họ đã trưởng thành trong máu lửa… Những cảnh phụ nữ trẻ con ra trước xe tăng và họng súng của Pháp trong thời kì kháng chiến, trước quân đội quốc gia thời kì tiếp thu, hay biểu tình đòi hiệp thương thổng tuyển cử đó đây, có thể cho ta biết dân không còn là một số người thụ động. Động lực thúc đẩy họ coi rẻ cái chết, coi thường chính quyền phải tìm trong ý thức của họ về một cuộc đấu tranh giai cấp mà cộng sản dạy cho họ là phần đắc thắng sẽ về họ. Tin vào học thuyết mác xít, họ tin tưởng vào sứ mệnh lịch sử của họ, một sứ mệnh cứu thế”.

Chính nhờ sự đùm bọc che chở của nhân dân cách mạng và sự kiên cường bất khất của cán bộ đảng viên nên mặc dù bị thiệt hại nặng nề về con người và tổ chức, nhưng Đảng vẫn tồn tại trong nhân dân, uy tín của Đảng càng cao và càng được nhân dân tin tưởng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:13:26 am »

Trong đấu tranh chống “tố cộng diệt cộng” vai trò của tổ chức tự vệ của quần chúng rất quan trọng. Việc trừ gian diệt ác làm cho bọn địch phải chùn tay đã phục vụ đắc lực cho đấu tranh chính trị.

Vào đầu năm 1956, tại An Trường Càng Long (Trà Vinh) tên thiếu úy Niên cùng bốn tên lính ban đêm bao nhà bắt đồng chí Trần Văn Bia là cán bộ binh vận. Chúng tính bắt sống đồng chí Binh nhưng anh Trần Văn Bảy (em đồng chí Bia) dùng dao chém trọng thương ha tên lính và la lên: “Ăn cướp”. Bọn giặc bắn lại làm đồng chí bị trọng thương. Nghe tiếng la, bà con trống mõ bao vây không cho chúng nó chạy thoát, còn gia đình thì dịu đồng chí Hai Bia đi nơi khác. Mặt khác ta cho người chạy vào báo với tề xã, mời ra lập biên bản tại chõ. Tề xã chứng nhận là lính đồn ấp 7 đi ăn cướp của dân là năm gia đình vừa mới bán heo (trong tề có người của ta)… Kết quả ta đã giải thoát cho đồng chí Trần Văn Bia nhưng vì vết thương quá nặng đồng chí đã hi sinh.

Cũng vào thời kì này, lính tề xã Huyền Hội Càng Long đang đêm vây bắt đồng chí năm Trung là Huyện ủy viên về thăm thân nhân ở Giồng Bèn. Tình huống nguy kịch, bỗng tiếng trống mõ đồng loạt nổi lên với tiếng truy hô: “Ăn trộm!”. Đồng bào xách dao gậy chạy ra rượt bọn lính tạo điều kiện cho đồng chí Năm Trung(1) chạy thoát. Bọn lính ở tề xã kéo đến đông, làm khó dễ. Bà con nói: “Do không biết mấy ông trên làng tới, tưởng kẻ lạ nên vác dao mác rượt”.

Ở Rạch Giá, Cà mau hoạt động võ trang tự vệ của quần chúng dưới hình thức “tổ chống cướp” “tổ chống thủy hỏa đạo tặc” xuất hiện rất sớm.

Đêm 20-4-1955 một tiểu đội cảnh sát vệ ngụy vào xóm kinh Chín Cò, xã Vĩnh Lộc, huyện Hồng Dân tìm bắt đồng chí Chín Bưởi, huyện ủy viên thương ở nhà ông Ba Chức. Khi chúng gõ cửa, ông Ba liền hô to: “Ăn cướp! Ăn cướp”. Đồng bào ở xung quanh lập tức đánh mõ báo động. Tiếp ngay sua đó, cả xóm rồi cả xã đánh phèng la, trống mõ, thùng thiếc… báo động liên hồi. Hàng ngàn quần chúng đốt đuốc, cầm vũ khí rầm rộ kéo đến vây địch để cứu cán bộ. Trước khí thế mạnh mẽ của quần chúng, tiểu đội địch phải hốt hoảng chạy về đồn.

Tỉnh ủy Rạch Giá rút kinh nghiệm hoạt động của các tổ chống cướp đem phổ biến rộng rãi. Phong trào bảo vệ cán bộ bằng hình thức “chống cướp” của nhân dân các huyện Hồng Dân, Long Mỹ, An Biên, Gò Quao… ngày càng sôi nổi, làm cho địch không dám lùng sục ban đêm, nếu chúng có đi phải thông báo trước.

Huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau có 60 ấp, có đủ 60 đội kiểu “dân canh chống cướp”, “chống thủy hỏa đạo tặc”. Các độ này, tổ chức theo từng xóm, có nòng cốt khoảng 10 đến 20 người và được đông đảo bà con tham gia. Các đội tổ chức và trang bị như Thanh niên Tiền Phong năm 1945. Khi có “trộm cướp” (địch rình rập) nhân dân đốt đuốc, dùng cây, roi, dây, giáo mác đánh kẻ lạ mặt. Kẻ địch phải để các đội chống cướp hoạt động. Quân địch đi đến đâu phải báo trước. Các đội “dân canh chống cướp”… đã bảo vệ cho đảng viên, cán bộ tránh “tố cộng diệt cộng”, đã giải thoát cho nhiều đồng chí bị bắt. Giá trị phong trào “dân canh chống cướp” rất lớn, bảo vệ được dân, được cán bộ. Quần chúng rất tin tưởng.

Việc trừ gian diệt ác hỗ trợ cho đấu tranh chính trị của quần chúng, giữ vững phong trào cách mạng của nhân dân rất sớm xuất hiện ở nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Ở Rạch Giá trong tháng 5 và tháng 6-1955 ta đã diệt hàng chục tên gian ác. Đáng kể như: đoàn viên Thanh Lao Nguyễn Văn Út là cơ sở nội tuyến ta bắn chết tên trung úy Khánh đại đội trưởng cảnh vệ binh một tên gian ác tay sai đắc lực của Lâm Quang Phòng tiểu khu trưởng tiểu khu An Phước; cơ sở ta lợi dụng đêm tối đột nhập trụ sở tề xã Vĩnh Viễn (Long Mỹ) bắn chết tên xã trưởng ác ôn Lê Kim Bá; hai đoàn viên thanh niên lao động Thanh và Ngọc cải trang thành người cầm câu bán cá, đột nhập lên tàu địch, dùng súng ngắn bắn chết tên quận trưởng Chiêm gian ác.

Tỉnh ủy Rạch Giá rút kinh nghiệm: Nơi nào ta diệt được những tên đầu sỏ ác ôn thì nơi đó phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phát triển sôi nổi, đạt hiệu quả hơn, tập hợp được quần chúng vào tổ chức cách mạng, làm cho uy thế địch sa sút, những tên tề điệp bị co lại, bảo an dân vệ không dám lùng sục như trước; hoạt động “tố cộng diệt cộng” bị chùn tay.

Tại Rạch Giá này, chuyện trừ gian diệt ác vang động nhất là vụ chị Trần Quang Mẫn chém tên Lâm Quang Phòng năm 1958.

Lâm Quang Phòng là con cai tổng Lâm Quang Thiệp ở An Biên. Ngày 9-3-1945 khi Nhật đảo chính Pháp thì Phòng theo Nhật. Kháng chiến chống Pháp, Phòng đi bộ đội lên đến chức tiểu đoàn trưởng nhưng đã đầu hàng Pháp năm 1952. Khi đình chiến theo Hiệp định Giơnevơ, Phòng lên Sài Gòn nhận làm tay chân cho Ngô Đình Diệm. Ngay sau khi tiếp quản khu vực tập kết tạm thời 200 ngày Cà Mau, Diệm thành lập Đặc khu An Phước gồm các huyện An Biên, Thới Bình, Phước Long và một tiểu khu quân sự. Dưới đặc khu và tiểu khu, địch còn lập chi khu và quận Cà Mau Bắc do Lâm Quang Phòng làm chi khu trưởng kiêm quận trưởng.

Lâm Quang Phòng cùng Lâm Quang Quận (chú y) quận phó và Phạm Dữ chi khu phó được Diệm giao lập “lực lượng quốc gia áo đen” (mặc quân phục màu đen như Vệ quốc đoàn Nam Bộ) rồi tung tin là bịp dân chúng là lực lượng vũ trang của Việt Minh để lại, đời thời cơ đánh lại “quốc gia”. Chúng mộ được khoảng 2000 người, có nhiều người trước đây là cán bộ, chiến sĩ Vệ quốc đoàn, du kích và thanh niên cảu các huyện An Biên, Thới Bình, Phước Long, Giồng Riềng tham gia. Chúng thành lập 4 tiểu đoàn phong cho Lâm Quang Phòng làm thiếu tá, Phạm Dữ làm đại úy(2). Chúng đã biến rừng tràm Bang Biện Phú gần chợ Chúc Bàng thành lò tra tấn giết người, giết chết hơn 2000 người cách mạng và kháng chiến.

Dựa vào Đặc khu An Phước, Diệm đưa giáo dân Bùi Chu và 25 linh mục đến xây dựng khu dinh điền ở Thới Bình nhưng bị thất bại trước sức đấu tranh của nhân dân vùng căn cứ.

Năm 1957, Đặc khu An Phước giải thể, chúng cho Lâm Quang Phòng làm Tỉnh doàn trưởng bảo an Kiên Giang.


(1)Đ/c Năm Trung năm 1976 là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Cửu Long.
(2)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975) - Tháng 12.2000, tr.330.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:15:29 am »

Tỉnh ủy Rạch Giá giao nhiệm vụ cho chị Trần Quang Mẫn diệt tên Lâm Quang Phòng.

Chị Trần Quang Mẫn nguyên quán ở xã Thanh Hòa (Giồng Riềng) giả trai đi bộ đội từ Nam Bộ kháng chiến 1945, đã chiến đấu dũng cảm từ chiến sĩ trở thành cán bộ đại đội của Trung đoàn 124 Vệ quốc đoàn. Chồng chị, anh Nguyễn Văn Quang là cán bộ trung đội cùng trung đoàn đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống Pháp. Sau kháng chiến chống Pháp chị Mẫn được phân công ở lại làm công tác bí mật. Vì gia đình chị là chỗ quen biết với gia đình Lâm Quang Phòng nên Tỉnh ủy Rạch Giá phân công chị cùng một tổ đặc công tìm cách diệt tên Phòng(1).

Chị Mẫn vào ở mướn cho người cô của Lâm Quang Phòng tại chợ Tà Niên huyện Châu Thành. Trung tuần tháng 7-1958 Phòng tổ chức lễ giỗ cải táng cho cha tại nhà người cô. Giữa đêm 19-7-1958, lựa lúc các tên lính bảo vệ hắn đã ngủ gà ngủ gật, với chiếc dao phay rèn thép bén chị Mẫn chém mạnh vào vai tên Phòng. Không may là đêm ấy tên Phòng mặc chiếc áo quá dày. Hẵn ngã xuống mà không chết. Chị bồi thêm phát nữa nhưng lưỡi dao chỉ trượt qua cổ… Biết việc đã bị lộ, chị Mẫn trà trộn trong đám gia nhân đang nhốn nháo. Bọn địch khống dám bắn vì sợ đạn lạc, chỉ dám dùng ghế ném vào chị. Chị bình tĩnh ném lại. Chị đang tìm cách thoát thân thì chẳng may một chiếc ghế dưới chân làm chị vấp ngã. Bọn địch dồn dập ném ghế vào chị và xông vào bắt(2).

Lâm Quang Phòng bị trọng thương phải sang Philippin điều trị gần một năm trời. Trở về Lâm Quang Phòng không còn được trọng dụng và cũng đã mất sức.

Sự kiện chị Trần Quang Mẫn chém Lâm Quang Phòng làm xôn xao dư luận Nam bộ. Báo chí Sài Gòn gọi chị là “nữ thần”. Chị Mẫn bị địch cầm tù trong 7 nằm. Trong tù chị viết tiếp những trang huyền thoại bằng lòng can đảm, chí khí kiên cường được tôi luyện cứng hơn sắt thép.

Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chị được phong quân hàm đại úy và nghỉ hưu. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng Mẹ Trần Quang Mẫn danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ở Bạc Liêu, cũng từ rất sớm ta chủ trương mạnh dạn kiên quyết và thận trọng trừ gian diệt ác trong đấu tranh chính trị hòa bình. Tại Gia Rai ta dùng lực lượng ngầm diệt các tên Năm Nhọn, Hai Ngọc và tên Huỳnh là thám báo. Tại Sông Đốc ta chém chết tên thám báo Châu Lang. Tại Cái Nước ta xử tử các tên Ba Mớp, Trọng Khởi… Đây là những tên gian ác nhất tại địa phương. Cứ một tên gian ác bị diệt trừ, phong trào đấu tranh ở địa phương nổi lên trông thấy.

Bọn địch trả thù lại. Ở Cái Nước, cứ một tên gian ác chết, chúng lại đem  ba tù nhân chính trị ra xử bắn. Ở Tân Hưng sau khi ta trừng trị tên đại điện xã, quân địch đem xác về bắt dân đóng mỗi người 50 đồng để làm lễ tang.

Việc trự gian diệt ác ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh có chậm hơn nên huyện vẫn ở thế bị địch khống chế, đàn áp. Do quán triệt tinh thần chỉ đấu tranh chính trị họp pháp với địch nên ta vẫn dè dặt trong việc diệt ác ôn. Thậm chí có trường hợp các đồng chí ta có súng mà không dám dùng súng công khai đánh trả địch để tự vệ. Còn địch “được đặng chân lên đằng đầu” càng hung hăng “tố cộng diệt cộng” gây cho ta nhiều tổn thất. Xóm làng chìm trong ngột ngạt căng thẳng. Địch tự do lùng sục mà không bị trừng trị. Cán bộ bất hợp pháp đều phải ăn lùm ở bụi, nằm hầm, mỗi ngày đến tối mới biết mình còn sống. Có đồng chí bị bệnh vì giặc vây ráp nhiều không thuốc uống mà chết. Những đồng chí cùng làm việc có quan hệ với nhau 5, 10 ngày không gặp lại nhau có thể nghĩ là đồng chí đó đã hi sinh. Những đàn qua bay trên sông cũng báo hiệu có đồng chí nào của ta bị giặc giết bỏ xác ở cồn bãi nào đó.

Tại đây, ở xã Tam Ngãi, có ba tên ác ôn là: cảnh sát Đặng, Vũ Đình Thân (đầu hàng), Phan Thúc Vượng linh mục nguyên là quan ba của Pháp chỉ huy một tiểu đoàn com-măng-đô ở miền Bắc. Bộ ba Đặng, Thân, Vương được địch trang bị thêm hàng chục khẩu súng, đã biến nhà thờ Bà Mi thành yếu khu quân sự để khống chế nhiều xã của hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn. Chúng cho phát triển trung đội dân vệ xã thành đại đội và lập trung đội dân vệ thánh nghệp trực tiếp  dưới sự chỉ huy của nhà thờ Bà Mi. Chúng lập ở đây một trung tâm điệp báo có địa bàn hoạt động trên cả hai huyện Cầu Kè và Trà Ôn. Bọn chúng đã biến nhà thờ thành một phá đài chống cộng, một căn cứ quân sự, một trại giam, một trung tâm thẩm vấn, một nơi đào tạo cảnh sát ác ôn để đưa đi kìm kẹp các nơi.

Chủ trương cho vũ trang tự vệ của Xứ ủy được Tỉnh ủy Trà Vinh phổ biến cho huyện đã như người đang đi trong đường hấm thấy lóe sáng lối ra. Tổ diệt ác trừ gian của hueyẹn được tổ chức và ra quân. Lần ra quân đầu tiên là bắt tên Hương thám báo ở huyện lị phải đền tội. Hương là tên tình báo rất ác ôn. Mạng lưới tình báo của y đã phục bắt hàng chục cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Diệt được tên Hương ta lại khéo cài mâu thuẫn trong hàng ngũ địch để đich bắt và xử những tên trung thành với y.

Thấy huyện diệt được tên Hương, các xã bao ngày bị “bó tay” cùng thời điểm này ra quân. Chi bộ Tam Ngãi đã gài đồng chí Phan Văn Sáu vào dân vệ để xây dựng cơ sở để diệt hai tên Đặng Và Thân. Đến lúc hành động lại bị lộ, đồng chí Sáu và hai cơ sở chỉ lấy được 3 khẩu súng rồi ra hẳn với cách mạng. Lần này chi bộ kết hợp chính trị, binh vận và bạo lực ngay đêm bắt tên Thân phải đền tội ngay nhà y. Diệt tên Thân ta đã đánh một đòn đau vào hệ thống kìm kẹp của địch, phá vỡ bộ ba ác ôn ở Tam Ngãi làm cho tên Đặng, tên Vương cùng những bọn còn lại phải co lại, tạo khí thế cho phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển.

Phong trào trừ gian diệt ác ở Tam Ngãi và trên toàn huyện ngày một lên cao dẫn tới tình hình như chị Chí Đào cùng chị em ở chợ Cây Xoài dùng đòn gánh đánh ác ôn hống hách làm tiền ngay ở chợ. Đồng chí Ta Sal người Khmer đã dùng báu đập đầu tên trưởng ấp gian ác ở La Bang. Đồng chí Chín Phước huyện ủy viên dùng dao chặt đầu tên chỉ điểm ác ôn trong một cuộc mít tinh của quần chúng. Cảnh sát ác ôn phải nằm im trong “ổ” không dám vây ráp lùng sục. Có nhiều gia đình tề ngụy đến làm thân với các gia đình cách mạng đánh tiếng xin được khoan hồng cho người thân và hứa không làm gì hại cho cách mạng.

Khi phong trào lên, bằng đấu tranh công khai dân cũng loại trự được ác ôn. Chi bộ Thanh Phú bố trí cho ông Năm Diệp là người có thân thế với địch viết thư đăng lên báo chí tố cáo với công luận và ngụy quyền cấp trên tộ của tề và cảnh sát đã “làm sai các chỉ dụ của Tổng thống, tham lam, hà hiếp làm mất lòng dân để Việt cộng lợi dụng, khơi sâu sự oán ghét của dân với Chính phủ…”. Kết quả bọn địch đã vì “uy tín của Chính phủ” mà buộc phải cách chức tên Kỳ đại diện và tên Hường cảnh sát.

Việc trừ gian diệt ác đã hạn chế sự khủng bố đàn áp của kẻ địch, làm cho phong trào đấu tranh của quần chúng lên trông thấy, cơ sở cách mạng phát triển, các chi bộ Đảng được củng cố.


(1)Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang: Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng. Năm 1987 - Trang 124.
(2)Trầm Hương, Mẹ truyện ký, NXB QĐND 2002 - trang 238.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:08:10 am »

Tuy vậy, suốt trong năm năm từ năm 1954 đến năm 1959, thực hiện quốc sách “tố cộng diệt cộng”, với chính quyền trong tay, với các lực lượng quân sự, chính trị, gián điệp to lớn, với các biện pháp đàn áp, khủng bố tàn bạo và dã man, “giết lầm còn hơn bỏ sót” Mỹ Diệm đã gây cho nhân dân và các cơ sở cách mạng của Đảng những tổn thất hết sức nặng nề.

Tính đến cuối năm 1958, trên toàn miền Nam, Mỹ Diệm đã giết hại khoảng 68.000 cán bộ đảng viên (tính trung bình cứ ba đến năm gia đình có một người bị giết), bắt giam 466.000 và tra trấn thành thương tật 680.000 người. Những con số trên là bằng chứng về tính chất dã man tàn bạo và tội ác của chính quyền Mỹ Diệm đối với nhân dân miền Nam(1).

Cụ thể tổn thất ở một số nơi như sau: Ở tỉnh Quảng Trị sau tập kết, ta còn 8.400 đảng viên với hàng trăm chi bộ, đến đầu năm 1957, ở đồng bằng còn 7 chi bộ với 106 đảng viên (trong đó có 71 đảng viên hoạt động đơn tuyến), ở miền núi còn 70 đảng viên, hai huyện Cam Lộ và Hải Lăng không còn đảng viên nào.

Ở Khu V, đến cuối 1957 đã có 70% cấp ủy xã, 60% huyện ủy viên, 40% tỉnh ủy viên ở các tỉnh đồng bằng đã bị bắt, bị giết. Nhiều huyện, xã khồng còn cán bộ lãnh đạo. Đảng bộ Quảng Nam - Đà Nẵng, tháng 8-1954 có 35.000 đảng viên đến cuối 1958 còn dưới 100 đồng chí hoạt động đơn tuyến. Tỉnh khá nhất Khu V cũng chỉ còn 10 chi bộ. Mười hai huyện không còn cơ sở Đảng.

Ở Nam Bộ, khi bắt đầu chuyển hướng đấu tranh chính trị, Liên Tỉnh ủy miền Trung có 12.000 đảng viên cán bộ, đến cuối năm 1949 chỉ còn 2000 người. Ở Mỹ Tho, từ tháng 10-1957 đến tháng 5-1958 địch bắn giết, bắt bớ, tù đày gần 3000 cán bộ, đảng viên, nòng cốt và quần chúng cách mạng. Đến cuối năm 1959 tại Mỹ Tho, lực lượng lãnh đạo ở cơ sở chỉ còn 9 chi bộ (Châu Thành 7, Cái Bè 1, Chợ Gạo 1), 18 xã có từ 1 đến 2 đảng viên, 31 xã chỉ còn nòng cốt. Số đảng viên ở cơ sở chỉ còn 92 đồng chí. Số đảng viên ở tỉnh, huyện khoảng hơn 200. Ngoài ra còn 500 đảng viên đi điều lắng.

Ở Liên Tỉnh ủy miền Tây, tại các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh qua đấu tranh với địch chống chính sách cướp đất, dồn dân, nhất là tố cộng, 51.590 cán bộ đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt, tù đày và hi sinh trong đó 12.270 là cán bộ, đảng viên.

Ở Liên Tỉnh ủy miền Đông và Sài Gòn Gia Định, số tổn thất của ta cũng rất nặng nề. Các ban chấp hành đảng bộ Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn phải “lột xác” nhiều lần. Riêng Hóc Môn, năm 1954 để lại 100 đảng viên đến cuối năm 1958 chỉ còn 1, Gò Vấp, Tân Bình số đảng viên để lại 1000 chỉ còn lại 8. Tỉnh Gia Định chỉ còn lại duy nhất một chi bộ cơ sở là Tân Phú Trung. Đảng bộ Thủ Dầu Một  từ 1270 đảng viên năm 1954 đến cuối năm 1956 chỉ còn 260 đồng chí, mỗi chi bộ còn vài ba đảng viên, có xã không còn chi bộ.

Toàn Nam Bộ số đảng viên ở lại cuổi năm 1954 là 60.000 đến đầu 1959 chỉ còn 5.000.

Địch khủng bố toàn lực, tàn sát man rợ, tàn bạo, tổn thất nặng nề, hi sinh to lớn như thế nhưng nhân dân ta ở miền Nam không hề khiếp sợ, ngược lại càng đào sâu mối căm thù đối với Mỹ Diệm, càng kiên cường anh dũng bất khuất đấu tranh quyết liệt với kẻ thù. Nhật kí Lầu Năm góc viết: “Vô luận nó đã đóng góp như thế nào vào nền an ninh nội bộ của chính Nam Việt Nam, chiến dịch tố cộng đã làm kinh hoàng những người nông dân Việt Nam và làm cho dân chúng thêm ghét chế độ”(2).

Trong tổng kết về thành quả “tố cộng” đầu năm 1958, Trần Chánh Thành Chỉ tịch Hội đồng chỉ đạo tố cộng trung ương rất hí hửng với số đảng viên cán bộ và quần chúng cách mạng bị bắt, bị giết và tù đày, đã tuyên bố chính sách tố cộng diệt cộng đã thành công to lớn. Y tuyên bố đã “hoàn toàn tiêu diệt ảnh hưởng áp đảo của cộng sản trong 9 năm trước đây”. Đến năm 1959 Mỹ Diệm tuyên bố hoàn thành mục tiêu quốc sách “tố cộng diệt cộng ở miền Nam Việt Nam”(3). Kẻ địch đã lầm, trong cuộc đấu tranh giữa khủng bố và chống khủng bố, thắng lợi lại không thuộc về bên đem lực lượng toàn lực: chính quyền, quân đội quốc gia, bộ máy công an, cảnh sát, gián điệp đi chinh phục.

Chính sự đàn áp, khủng bố ghê gớm của kẻ địch đã làm cho lòng căm tức của quần chúng nhân dân đối với Mỹ Diệm càng dâng cao, lòng tin tưởng của quần chúng nhân dân đối với Đảng càng tuyệt đối, mối liên hệ máu thịt giữa nhân dân với Đản càng củng cố. Đảng bộ miên Nam tuy bị tổn thất nặng nề về con người nhưng chất lượng lãnh đạo của Đảng vẫn được nâng cao và quần chúng nhân dân quyết sống chết đi theo Đảng, dám vượt qua mọi hi sinh thử thách đấu tranh quyết liệt với quân thù tàn bạo và man rợ giành thắng lợi cho cách mạng.

Kết quả của quốc sách “tố cộng diệt cộng” của địch đã hoàn toàn trái ngược với mục đích ảo tưởng chúng đề ra.

Neil Sherhan viết trong cuốn “Sự lừa dối hào nhoáng” như sau: “Mặc dù có những niềm hi vọng của Mỹ và cố gắng viện trợ như vậy cuộc nổi loạn ở nông thôn đã bắt đầu nổ ra lại năm 1957 và đặc biệt là năm 1958. Tình báo quốc gia đoán trước: Sự bất mãn và phẫn nộ đối với Chính phủ có lẽ tiếp tục tăng lên và nếu những chiều hướng bất lợi này không bị ngăn chặn thì hầu như chắc chắn sẽ dẫn tới sự sụp đổ nhanh chóng của chế độ Diệm…”.

“Hoa Kỳ tìm cách tiêu diệt tổ chức Việt Minh cũ và đặt cho cái tên Việt Cộng. Nhưng quá trình đó, Hoa Kỳ lại tạo ra một Việt Minh mới còn lợi hại hơn rất nhiều cái tổ chức Việt Minh cũ mà người Pháp đã phải đương đầu ở Việt Nam”(4).


(1)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập II: Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn. Trang 178.
(2)Nhật kí Lầu Năm góc - Bản dịch của VNTTX Tập I Quuyển 2 trang 127-128.
(3)Lịch sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định kháng chiến (1945-1975), NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh. Năm 1994, trang 307.
(4)Neil Sherhan, Sự lừa dối hào nhoáng, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh 1990, tập 1, trang 250
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:10:43 am »

Cải cách điền địa

Để giành nông dân với cách mạng, Mỹ Diệm coi trọng việc cải cách điền địa. Ngay từ tháng 10.1954 Tổng thống Mỹ Aixenhao đã giử thư đốc thúc Ngô Đình Diệm làm cải cách điền địa. Lênxđên (Lansdale) cố vấn của Diệm cũng khuyên Diệm cần tiến hành ngay cải cách điên địa.

Từ đầu năm 1955, chính quyền Diệm đã ban hành ngay hai đạo dụ về cải cách điền địa: Dụ số 2 ngày 8-1-1955, dụ số 7 ngày 8-2-1955.

Dụ số 2 khôi phục lại quyền sở hữu ruộng đất cho địa chủ, phủ nhận quyền sở hữu của nông dân đối với ruộng đất do chính quyền cách mạng cấp trong kháng chiến, buộc nông dân làm khế ước, đóng tô cho địa chủ với mức tô 15% đến 25% so với hoa lợi (trước kia là 40% đến 50%)

Dụ số 7 quy định đối với địa chủ vắng mặt, nông dân phải làm “tờ tá điền” để đóng tô cho chính quyền Diệm.

Cả hai đạo dụ nhằm tranh thủ giai cấp địa chủ bằng cách công nhận quyền sở hữu ruộng đất cảu giai cấp địa chủ và quyền thu tô cả quyền truy thu tô, đồng thời cũng nhằm ranh thủ nông dân bằng cách hạ mức tô. Địa chủ phấn khởi còn nông dân thì phản đối quyết liệt vì chúng xóa bỏ những quyền lợi to lớn về ruộng đất mà cách mạng đã đem lại.

Ngày 22-10-1956, Diệm lại đưa ra đạo dụ 57 truất hữu ruộng đất đối với địa chủ có trên 100 ha. Mỗi chủ điền chỉ được quyền chiếm hữu tối đa 100 ha ruộng lúa, ngoài số đó chính quyền “truất hữu” bằng cách mua lại, trả cho chủ điền 10% tiền mặt, còn 90% trả bằng trái phiếu trong 12 năm với mức lãi 3%/năm. Ngoài ra đại địa chủ có quyền gửi thêm 15 ha làm ruộng hương hỏa. Những địa chủ nào có đồn điền trồng cây công nghiệp hay cây ăn quả thì số đất này không bị truất hữu. Ruộng đất “truất hữu” bán lại cho tá điền theo chính sách trả dần để mỗi tá điền có 5 ha ruộng để canh tác. Địch cho đây là chính sách tư sản hóa địa chủ, “tiển điền chủ hóa” tá điền.

Nói là “truất hữu” ruộng đất của địa chủ, nhưng thực tế số địa chủ có trên 100 ha ruộng đất chỉ có 2055 người (Nam Bộ: 2047 tên, Trung Bộ: 8 tên) còn đại bộ phận giai cấp địa chủ chiếm hữu 2/3 đất không bị truất hữu. Nói bán cho tá điền mỗi người 5 ha ruộng đất nhưng có đủ ruộng đất đâu mà bán cho hàng triệu tá điền. Thực tế chính quyền Diệm chỉ đem ruộng đất bán cho bọn tay chân, bọn phản động trong xã…, số ít ruộng đất còn lại chính quyền Diệm mới bán cho nông dân theo một quy định chặt chẽ. Theo tạp chí thông tin kinh tế của chính quyền Diệm có 125.000 trên tổng số 1.500.000 tá điền được mua ruộng đất của chính quyền Diệm(1).

Hơn nữa, các quan chức chính quyền từ Bộ trưởng cải cách điền địa trở xuống đều là chủ điền nên việc thực hiện cải cách điền địa thường chỉ lợi cho địa chủ và quan chức chính quyền.

Nhật kí Lầu Năm góc viết:… “Ngay về lí thuyết, toàn bộ chương trình cải cách của Diệm càng kém xa với những gì Việt Minh đã làm về cải cách ruộng đất…”(2).

“Rút cuộc chỉ 10% số ta điền được hưởng lợi ở mặt này hay mặt khác. Đến năm 1959 chương trình cải cách điền địa hầu như không còn hiệu quả nữa. Đến năm 1960, 45% ruộng đất vẫn tập trung vào tay 2% chủ đất và 15% địa chủ chiếm tới 75% toàn bộ ruộng đất. Số ít nông dân được hưởng lợi trong chương trình này thường là dân Bắc Kỳ, dân di cư công giáo hoặc Trung Kỳ - vậy là cải cách điền địa làm nổi rõ thêm tính thiên vị của Chính phủ Việt Nam, điều này đã làm xa lánh những người nông dân Nam Kỳ. Mối căng thẳng giữa nông dân và chính phủ càng thêm gay gắt về những tin đồn về nạn tham nhũng vài vì nhiều người nói rằng chính gia đình Diệm đã giầu lên nhờ thao túng việc mua bán ruộng đất”(3).

Bằng cải cách điền địa, chính quyền Diệm không ngớt tuyên truyền lừa gạt nông dân là “bảo vệ quyền lợi tá điền”, “hữu sản hóa nông dân”, “đem lại cho đồng quê một cuộc sống mới”. Thực tế là nông dân miền Nam bị tước đoạt ruộng đất mà cách mạng đã chia, cấp cho họ và người nông dân lại bị buộc đi làm thuê cho địa chủ, địa chủ lại chiếm hữu ruộng đất bóc lột tô tức, điều đã bị cách mạng xóa bỏ mà chính quyền Diệm khôi phục lại.

Rõ ràng cải cách điền địa của chính quyền Diệm là một chính sách phản động, một thủ đoạn thâm độc nhằm cướp đoạt quyền lợi ruộng đất của nông dân đã giành được trong cách mạng và kháng chiến, xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng trong nông dân, khôi phục và duy trì chế độ chiém hữu ruộng đất của địa chủ và nhân viên chính quyền, hợp thức hóa việc thu tô, truy thu tô, thuế, gây ra sự xáo canh ruộng đất, gây chia rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ nông dân.

Hàng triệu ha ruộng đất mà cách mạng chia, cấp cho nông dân trong kháng chiến và những ngày hòa bình lập lại chuyển quân tập kết đứng trước nguy cơ bị cướp đoạt. Hàng triệu nông dân người làm chủ nông thôn trong kháng chiến chống Pháp đứng trước tình thế bị bắt quay lại làm thuê cho địa chủ và nhân viên chính quyền, chịu sự bóc lột tô tức, bị truy thu tô, thuế.

Với chính quyền trong tay, với bộ máy đàn áp của mình, chính quyền Diệm đã tước đoạt hàng chục vạn ha công điền và ruộng đất vắng chủ của Trị Thiên, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ bắt nông dân làm tờ tá điền để nộp tô cho chính quyền. Hàng loạt địa chủ trong kháng chiến chạy vào thành thị nay cũng theo chân địch về bắt nông dân làm khế ước, thu tô.

Uất ức trước chính sách cải cách điền địa của Mỹ Diệm cướp không ruộng đất mà cách mạng đã cấp cho mình, nông dân nơi nơi kéo từng đoàn biểu tình lên xã lên quận, yêu cầu bảo vệ quyền lợi nông dân. Khẩu hiệu là chống cướp đất! Chống làm khế nước! Chống thu tô. Ta còn nắm các tổ chức mị dân như “Liên đoàn lao động mà đấu tranh giữ đất ruộng”.

Trong cuộc đấu tranh ngày 1-5-1956 ở Sài Gòn, 20 vạn nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn gồm công nhân, nông dân và những người lao động, công chức, trí thức, học sinh, nhà công thương và một số binh sĩ, cảnh sát của chính quyền Sài Gòn đã xuống đường đấu tranh chống Mỹ Diệm. Bên cạnh các khẩu hiệu đòi tự do nghiệp đoàn, giải quyết nạn thất nghiệp, thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình là khẩu hiệu đòi cải cánh điền địa triệt để, có lợi cho nông dân.

Năm 1955, ở Vĩnh Long nông dân các xã Vũng Liêm nhiều lần kéo biểu tình lên huyện lị đấu tranh không làm khế ước và đóng tô cho địa chủ, buộc tên quận trưởng phải nhượng bộ. Ở Bình Minh, được sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang Liên quân giáo phái chống Mỹ Diệm nhân dân răn đe địa chủ buộc chúng phải giảm triệt để tô tức.

Trong một ngày cuối tháng 4-1955, tịa xã Định An, huyện Gò Quao, bọn tề xã cấu kết với địa chủ dùng vũ lực bắt ép hơn một ngàn dân đến trụ sở xã nghe chúng tuyên truyền “chính sách điền địa”. Dựa vào chỉ dụ số 2, số 7, tên chủ tịch hội tề xã phân bua: “ Ruộng đất mà nông dân đang làm là của cộng sản, quốc gia tịch thu đất của cộng sản, chớ không tịch thu đất của nông dân”. Ông Danh Sết nói: “Dơ! Tôi hỏi ông chủ tịch, cái ống quẹt này trước đây người ta cho tô, vậy bây giờ là của tôi hay của người khác? Là của tôi chớ, phải không bà con và ông chủ tịch? Tôi nói thiệt với mấy ông là đất Việt Minh và Cụ Hồ cấp cho chúng tôi để làm ăn sinh sống có đủ giấy tờ thì nó là của chúng tôi chớ không của ai khác. Rõ ràng mấy ông cướp đất của nông dân chớ đâu phải tịch thu của cộng sản. Nông dân chúng tôi thà chết chứ không để mất đất”. Ông Danh Sết vừa dứt lời, tất cả bà con nông dân có mặt tại đó liền đồng thanh hô to: “Quốc gia không được quyền cướp đất của nông dân”. Họ hô khẩu hiệu ấy nhiều lần rồi ùn ùn kéo ra về(4).


(1)Ban Tổng kết chiến tranh B2, Phòng Tổng kết địch: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động cả Mỹ ngụy trên chiến trường B2. Trích các tạp chí Thông tin kinh tế của chính quyền Ngô Đinh Diệm, TP.HCM 12-1984. Trang 66.
(2), (3)Nhật kí Lầu Năm góc, Bản dịch VNTTX - Sách đã dẫn, trang 126, 127.
(4)Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang. Kiên Giang 30 năm chiến tranh giải phóng - Kiên Giang, 1987, tr.105.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:11:22 am »

Dưới sự lãnh đạo của các Đảng bộ địa phương, cuộc đấu tranh chống cải cách điền địa của địch chủ yếu nhằm vào giữ nguyên canh ruộng đất từ đó mà đấu tranh với địa chủ buộc chúng không được thu tô, truy thu tô hoặc chỉ cho chúng thu một mức rất thấp, các mặt khác có thể nhân nhượng. Việc giúp nhau giữ nguyên canh ruộng đất được thực hiện cả trong vệc đấu giá công điền…

Ở Trị Thiên, nơi ruộng đất công chiếm 70 đến 80% tổng số diện tích toàn tỉnh, cuộc đấu tranh chống “xáo cấp” diễn ra mạnh mẽ nhất. Mặc dù chính quyền đã làm giấy tờ chia lại ruộng đất nhưng nông dân kiên quyết không làm theo sự phân chia đó. Nông dân cam kết với nhau, ruộng của ai người ấy cày cấy, không làm thiệt hại người khác. Sau ba tháng tiến hành chia ruộng đất ở 731 thôn thuộc tỉnh Trị Thiên, địch chỉ thực hiện được ở 21 thôn.

Ở Mỹ Tho, được sự giúp đỡ của ngụy quyền, những tên đại chủ đã trở về xã, ấp đòi nông dân lập khế ước, bắt nộp tô trong những năm kháng chiến. Như các tên cai Hường, Hai Xiếu, Nguyễn Thành Long ở Châu Thành, Ban Sang ở Cai Lậy, Trần Y Hồng, Huỳnh Công Đương, Lê Thị Càng ở Mỹ Hạnh Đông. Bà con nông dân chống lại quyết liệt, tranh thủ sự đồng tình của tề, vệ và nhất quyết không chịu là khế ước, không đóng tô. Cuộc đấu tranh giằng co cả năm trời. Có một số tên khôn ngoan xin nhận tô như mức cách mạng quy định nên được nông dân nhân nhượng. Phong trào đòi giữ nguyên canh ruộng đất do cách mạng cấp, đòi giảm tô như cách mạng quy định diễn ra gay gắt. Ta tranh thủ địa chủ có cảm tình với kháng chiến, trung lập địa chủ lưng chừng và cô lập đia chủ ác ôn, nên cuộc đấu tranh của nông dân Mỹ Tho chống chỉ dụ số 2, số 7 đã giành được thắng lợi nhất định. Nhân dân giữ nguyên canh được 70 - 80% ruộng đất mà cách mạng đã chia cho mình, thực tế chống lại được sự cướp đoạt ruộng đất của địch. Nông dân đã bảo vệ được ruộng đất càng thêm tin tưởng Đảng và cách mạng.

Ở Các huyện Vũng Liêm, Tam Bình, Trà Ôn cảu Vĩnh Long nhân dân vừa đấu tranh vừa hăm dọa làm cho bọn địa chủ và tay sai của chúng phải chùn bước. Tên địa chủ Hiển chiếm tới 70% ruộng đất của xã Xong Phá khi về Mù U thu lúa, bị ta bí mật bỏ thư cảnh cáo vào xe của hắn làm hắn hoảng sợ hết dám thu tô.

Ở Trà Vinh, cuộc đấu tranh của nông dân huyện Càng Long chống lại chính sách cỉa cách điền địa của địch có nhiều hình thức phong phú. Huyện ủy chỉ đạo nông dân bằng bất cứ giá nào cũng phải giữ cho được nguyên canh, chống xáo canh và nhất định không làm khế ước. Về mặt tô tức, nhất định không cho địch truy thu tô. Có thể nhân nhượng chúng một mức thu tô tối thiểu. Từ đầu ta chống địch đo đạc lại đất đai bằng nhiều cách như: vận động các nhân viên đi đo đạc, lấy máy, phá máy, gây ra  các biến cố làm cho phải bỏ dở các cuộc đo đạc. Địch kêu đóng cho địa chủ 2 gạ một công. Dân đấu tranh một công chỉ đóng nửa giạ, dẫn bọn dịch đi ăn nhậu xong ra chỗ lúa thất làm biên bản. Bọn địch ở quận không chịu, đưa lực lượng lớn về uy hiếp. Ta tổ chức ông Ba Bi đại diện mang đơn có 1000 chữ kí đòi chỉ nộp nửa gịa một công. Bọn trên về phải nhận đơn và tạm chấp nhận yêu sác, kiếm cớ giữ ông Ba Bi lại để bắt đi. Hàng ngàn quần chúng kéo đến đấu tranh, viện lí do ông Ba Bi chưa ăn cơm mà kéo ông về phía sau thoát thân.

Ta cho mời địa chủ Lâm Quang Khương vốn có nhiều ruộng đất ở Tân An, Huyền Hội, về học tập chủ trương chính sách của cách mạng, buộc họ Lâm Quang không được về giành lại ruộng đất mà cách mạng đã tịch thu và không được thu tô, nhận tô. Y phải cam kết, hứa hẹn. Nhưng cánh họ Lâm Quang vẫn đưa tên Bùi Thế Thượng về kết chặt với ngụy quân và hội tề tthu tô và buộc nông dân làm khế ước. Tháng 10-1957, đồng chí Chín Sánh dẫn đội “Núi Sắt” trà trộn với người đi làm khế ước, đột nhập vào nơi làm việc của Bùi Thế Thượng nổ súng bắn vào hắn. Đạn lép, Bùi Thế Thượng thoát chết nhưng hoảng sợ trốn đi. Từ đó cánh Lâm Quang không còn dám trở về.

Ở huyện Cầu Kè, một nông dân dùng búa chém chết Trương Hoàng Lâu địa chủ chiếm hữu ruộng đất nhiều vào loại nhất nhì trong tỉnh Trà Vinh và là cha vợ Nguyễn Ngọc Thơ Phó Tổng thống của Ngô Đình Diệm. Khi Trương Hoàng Lâu phải đền tội, các tên địa chủ phán động thuộc bốn họ (Lâm, Trương, Từ, Tạ) của cả tỉnh Trà Vinh đều run sợ co mình lại.

Ở tỉnh Kiên Giang, nột bật lên là các xã Vĩnh Bình, Đông Hòa, Đông Thái, Vân Khánh, Đông Hưng (huyện An Biên), Vĩnh Viễn, Lương Tâm (huyện Long Mỹ), Ngọc Hòa, Ngọc Chúc (huyện Giồng Riềng), Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm (huyện Châu Thành), ban đầu ta dùng lí lẽ đấu tranh và cảnh cáo chúng nhưng bọn địa chủ phản động vẫn đến bắt nông dân làm khế ước và tiến hành thu tô. Cho nên quần chúng, có sự lãnh đạo của các cơ sở Đảng, đã dùng dao găm, mác vót, phảng, búa… trừ khử một số tên ngoan cố làm cho bọn chúng phải co vòi. Bằng đấu tranh chính trị kết hợp với diệt ác, trừ gian ta đã làm thất bại âm mưu cướp đoạt ruộng đất, xóa thành quả cách mạng đem lại ruộng đất cho nông dân. Phần lớn đất đai ở Kiên Giang, từ vùng ven thị xã, thị trấn vẫn thuộc về nông dân.

Tại Cà Mau, Bạc Liêu nơi có truyền thống đấu tranh từ Đồng Ngọc Nạn, từ tháng 3-1955 khi quân địch vào chiếm đóng vùng nông thôn, khu vực tập kết 200 ngày, cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai nổ ra thì lập tức cuộc đấu tranh của nông dân với địa chủ đi liền. Bọn địa chủ phản động chạy vào thành phố, thị xã trước đây nhân cơ hội ngóc đầu dậy. Đươc chính quyền Ngô Đình Diệm  xác nhận quyền sở hữu ruộng đất, chúng trở về đòi lại ruộng đất, thu lúa ruộng, bắt nông dân làm khế ước. Một số địa chủ đã hiến điền cho chính quyền nhân dân trước đây cũng trở về “xin tô”. Nông dân đấu lí, đấu lẽ với địa chủ dựa vào các chứng chỉ sở hữu ruộngđất mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã cấp và dựa vào thực tế lao động của mình trên mảnh đất cách mạng đã cấp.

Do sự ngoan cố của địa chủ ác bá, cuộc đấu tranh đi đến chỗ quyết liệt. Ở Vĩnh Lợi, nhân dân diệt tên Nhái, lấy đầu xần khạo của Trần Kim Quy. Ở Gia Rai nông dân lấy đầu địa chủ Phát, mượn đầu mụ Huyện Lương. Ở Vĩnh Hưng, nhân dân kéo đến chúc tết, đâm cai tổng Tài bằng một con dao cắm vào họng. Ở Ninh Quới ba đồng chí Lê Bá Đồng, Diệp Văn Oanh, Hồng Lãng trang bị một dao găm, một dao phay, một súng lục chèo ghe đến hội đồng xã đâm chết tên Mười Trinh vừa vế tới để thu lúa ruộng. Tiếp đó ba đồng chí lại diệt tên cai tổng Rớt, tên Châu Bình Phán tay sai của Lâm Quang Phòng về cướp ruộng. Ở Ngan Dừa, cán bộ gọi tên Trương Khánh Châu đến cấm hắn thu lúa ruộng. Ở Ninh Thạnh Lợi, đồng chí Năm Già bí thư xã hủy gọi tên địa chủ Chín Hên hỏi tội, lên án 100 roi, đánh cho mấy roi, hắn xin từ bỏ ruộng đất. Ở Ngọc Hiền, Thới Bình nông dân kéo đến bắt giữ bọn đo đất, tịch thu toàn bộ máy móc dụng cụ, chấm dứt luôn việc đo đất, điều chỉnh ruộng đất cho địa chủ. Ở Trần Văn Thới, nhân dân đã kéo biểu tình, biểu dương lực lượng, xé khế nước. Ở Cái Nước ta chặn đứng từ đầu không cho địa chủ về lấy ruộng. Khi nghe những địa chủ theo gót địch về đến thị xã, Huyện ủy Cái Nước cho gọi vào giáo dục cảnh cáo trước.

Nói chung, nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long được sự lãnh đạo của các đản bộ địa phương và cơ sở đã đấu tranh không ngoan và kiên cường nên về cơ bản giữ vững được ruộng đất của họ và càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Địch tính toán cải cách điền địa để tranh thủ nhân dân về với chúng đã nhận được kết quả ngược lại là chuốc lấy lòng oán hận của nông dân và càng thúc đẩy nông đân chống lại chính quyền Mỹ - ngụy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:14:21 am »

Dinh điền

Trong chính sách điền địa của Mỹ Diệm có vấn đề lập các khu dinh điền. Đây làm một cố gắng của của chính quyền Diệm để giải quyết vấn đề định cư cho dân di cư từ miền Bắc. Tiến hành cưỡng ép di cư, Mỹ Diệm tưởng rêu rao miền Bắc không có tự do và đưa dân công giáo di cư vào làm cơ sở chính trị xã hội cho mình nhưng việc ấy đã gây cho Mỹ Diệm rất nhiều  khó khăn. Nhật kí Lầu Năm Góc viết về những khó khăn đó có ghi: “Vùng nông thôn đã bị chiến tranh tàn phá, các hoạt động giao thông, hành chính và tài chính bị trì trệ, nền kinh tế vốn đã kiệt sức lúc này bị đe dọa bởi số dân tị nạn quá lớn (860.000 người) từ miền Bắc đi vào. Trên hết cả là một “không khí tuyệt vọng và vỡ mộng…”(1).

Tháng 4-1957 Mỹ - Diệm bắt đầu thực hiện chính sách “Khu dinh điền”, “Tổng ủy phủ di cư” được giải tán và “Tổng ủy phủ dinh điền” thành lập. Tất cả phương tiện và nhân viên thuộc chương trình di cư được chuyển sang cho dinh điền sử dụng.

Tổ chức bộ máy hành chính của dinh điền bao gồm: Tổng ủy phủ đứng đầu là Tổng ủy trưởng (ngang bộ trưởng) dưới là các vùng hoặc các dinh điền do một quản đốc vùng hay khu trưởng phụ trách, dưới nữa là các trưởng trại dinh điền. Ở Tổng ủy phủ dinh điền có các nha: kĩ thuật, tổ chức, định cư… và các ban: an ninh, thanh tra, công chính… chịu trách nhiệm điều hành và vạch kế hoạch hành động. Tại các vùng hoặc khu dinh điền có các nhân viên phụ tá các mặt, giúp khu trưởng điều hành công việc. Chúng còn lập ra các ban trị sự “địa điểm” do “địa điểm trưởng” điều hành và các nhân viên ở những địa điểm cụ thể.

Một khu dinh điền được tổ chức thành nhiều liên gia. Mỗi liên gia gồm từ năm đến bảy gia đình. Liên gia trưởng chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát những gia đình trong liên gia mình. Những phần tử “chống đối” hay bị tình nghi có liên quan đến cộng sản đều bị theo dõi, bị bắt, giam giữ, tra tấn và thậm chí trục xuất ra khỏi liên gia. Mọi người ra hay vào địa điểm dinh điền phải được phép và chịu sự kiểm tra của nhân viên dinh điền. Thanh niên trong các khu dinh điền đều bắt buộc phải luyện tập quân sự và sẵn sàng tham gia quân dịch khi có lệnh.

Thông thường dân về khu dinh điền đi theo xứ đạo, họ đạo. Ví dụ như khu dinh điền Hố Nai là dân di cư công giáo xứ Bùi Chu. Khu dinh điền Mương Mán (Bình Thuận) là dân di cư thuộc các xứ đạo Thọ Ninh và Đông Tràng (đều thuộc hạt Nghĩa Yên địa phận Vinh trước đây).

Vào khu dinh điền, một bộ phận gia đình được cấp đất, cấp cây gỗ, thanh tre, sau lại có tôn để làm nhà trên đất đươc phân phối theo một quy hoạch nhất định. Chính quyền trợ cấp cho dân nhiều tháng để tiến lên sản xuất tự túc. Các gia đình được cho vay tiền để sắm dụng cụ, mua hạt giống, phân bón để tiến hành sản xuất và chi tiêu hằng ngày. Tuy vậy, chính quyền Mỹ Diệm không thể thảo mãn được các yêu cầu của dân di cư bỏ đất miền Bắc để vào “thiên đường miền Nam”.

Hơn nữa, chính quyền đã lấy cớ sắp xếp nhà cửa ở thành phố, thị xã nơi đồng bào di cư đang trú đóng để đẩy hàng loạt các gia đình không muốn vào khu dinh điền bắt buộc phải ra đi. Chính quyền còn cho tổ chức những cuộc đốt nhà, gây hỏa hoạn bí mật từ đó buộc người di cư phải bỏ thành phố mà lên khu dinh điền. Điều đó đã gây mất nhân tâm.

Thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Mỹ Diệm cũng nhằm mục đích diệt cộng. Diệm - Nhu xác định: “Khu dinh điền là biệp pháp xẻ đường đưa dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân để dẩy cộng sản ra khỏi vùng đó và dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất phát để hành quân ngăn chặn xâm nhập”.

Xem xét các địa điểm, lập các khu dinh điền thấy rõ âm mưu địch. Tính từ năm 1957 đến năm 1960, Mỹ Diệm đã tổ chức xây dựng được 146 địa điểm dinh điền tập trung gần 20 vạn nông dân di cư. Các vùng dinh điền đều được thiết lập ở Tây Nguyên dọc theo biên giới Việt - Lào - Campuchia, vùng cao nguyên xung quanh Buôn Ma Thuột. Vùng đồi núi cao nguyện dọc Quốc lộ 14, 20, 13, vùng đồi núi cao nguyên phía tây của tỉnh Bình Thuân cũng là các vùng dinh điền . Địch còn lập các khu dinh điền vào trung tâm các chiến khu miền Đông như Sình, Bà Đả, Váng Khương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng, Căm Xe, Xóm Ruộng, Đồng Hưu, Nhà Bè, Bời Lời… Ở Trung Nam Bộ, chúng lập các khu dinh điền ở vùng ven biên giới Việt - Campuchia ở Mộc Hóa và các vùng Gò Xà Rài ở phía Bắc Đồng Tháp Mười. Ở Tây Nam Bộ, chúng lập khu dinh điền ở Tân Hiệp (Kiên Giang), Thới Bình (An Xuyên), vùng trung tâm căn cứ của Trung ương cục miền Nam trong kháng chiến.

Như vậy, các khu dinh điền đều nằm ở các vùng chiến lược hoặc tổ chức vào ngay trung tâm các căn cứ, chiến khu trước đây của cách mạng. Đây là những vùng rừng núi, cao nguyên, biên giới, những vùng xa xôi, hẻo lánh, rừng thiêng nước độc nên gây bất mãn lớn cho đồng bào di cư.

Lập các khu dinh điền Tây Nguyên chính quyền địch còn ép đồng bào các dân tộc Tây Nguyên phải nhường nương vường cho dân di cư và dân di cư được thể chính quyền bênh vực mình tiến hành ăn hiếp người dân tộc nên gây ra sự chống đối lớn của đồng bào các dân tộc. Nhật kí Lầu Năm góc có ghi: “Chúng (các kế hoạch định cư) cũng nhanh chóng gây ra những phản ứng chính trị bất ngờ của những người dân vùng núi Tây Nguyên. Rút cục lại, do đưa người Kinh vào những vùng xa nay vẫn là của người Thượng, và do tập trung người Thượng vào các khu có thể bảo vệ được Chính phủ Nam Việt Nam đã tạo cho họ lí do để đấu tranh và hướng nỗi bất bình của họ chĩa vào Diệm. Do vậy, chính phủ Nam Việt Nam đã tạo điều kiện chứ không phải ngăn chặn để sau này Việt cộng phát động lật đổ trong các bộ lạc”(2).

Trong việc lập khu dinh điền ở huyện Thới Bình trung tâm căn cứ của miền Tây, địch đã bị thất bại nặng nề. Chúng đưa 12.000 dân công giáo Bùi Chu với 25 cha cố để lập khu dinh điền ở bốn xã Thới Bình, Trí Phải, Biển Bạch, Tân Phú với âm mưu tạo ra một trung tâm công giáo di cư, một số cứ điểm quân sự phản động giữa vùng căn cứ kháng chiến. Địch bắt đồng bào bốn xã phải dời đi nơi khác, nhường chỗ cho người di cư. Chúng đưa 2 tàu xáng múc định xây dựng ở đây 17 nhà thờ và lập một khu dinh điền lớn. Ban Cán sự Cà Mau Bắc đã kịp thời lãnh đạo  nhân dân phá âm mưu địch. Nhân dân bốn xã bằng công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ đồng bào di cư, tranh thủ vận động các cha cố, đồng thời đấu tranh khi khất lần trì hoãn, khi quyết liệt có lực lượng vũ trang tự vệ để bảo vệ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả cha mẹ. Cuối cùng đồng bào di cư đã kéo sang Tân Hiệp bên Rạch Giá. Một số ít phân ra ở với bà con thôn xóm. 17 nhà thờ mới tạm dựng lên với tràm và dừa nước, không ai chăm sóc, không ai tế lễ đã hư hỏng, đổ nát… Do vận động tốt đồng bào di cư, phá việc lập khu dinh điền, huyện Thới Bình được Tỉnh ủy Cà Mau đặt bí danh là Mười Cư.

Thực hiện chính sách “dinh điền” chính quyền địch đã gặp phải sự chống đối của nhân dân các vùng, nhất là nhân dân các dân tộc Tây Nguyên và cũng chuốc lấy sự bất mãn trong đồng bào di cư. Nhật kí Lầu Năm góc ghi: “những trung tâm định cư chiến lược này rất tốn kém, tuy chúng chỉ tác động tới 2% dân số song chúng thu hút tới 50% số tiền viện trợ Mỹ cho nông nghiệp”(3).

Dẫu sao, chương trình “dinh điền” cũng đã giúp cho chính quyền Mỹ - Diệm ổn định cuộc sống cho người di cư, giải quyết gánh nặng kinh tế chính trị cho gần một triệu người dân miền Bắc di cư đem lại.


(1)Nhật kí Lầu Năm Góc. Sách đã dẫn - tr.93.
(2)Nhật kí Lầu Năm Góc. Sách đã dẫn tr.128.
(3)Nhật kí Lầu Năm góc - sách đã dẫn tr.126
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2010, 07:17:03 am »

Khu trù mật

Nếu chương trình “dinh điền” nhằm mục đích chủ yếu là ổn định cuộc sống cho người di cư thì chính sách “khu trù mật” có tham vọng lớn hơn nhièu. Mỹ - Diệm chủ trương xây “khu trù mật” là để xây dựng các khu dân cư trong đó người dân có cuộc sống vật chất và văn hóa cao trên cơ sở một nền kinh tế trù phú và một nếp sống dân chủ xã hội tốt đẹp. Mục đích là tạo sức hấp dẫn đố với người dân xưa nay “sống nghèo khổ” và “mất tự do” ở cấc vùng căn cứ kháng chiến. Đây cũng là sự thi đua kinh tế và chính trị đối với cách mạng. Ngày 14/03/19600 khi làm lễ khánh thành khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lưu, Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành tuyên bố: “Ý nghĩa của khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực thi công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội trong một nước kém mở mang”(1).

Tuy vậy, bên cạnh tham vọng ấy chính quyền Mỹ Diệm cũng vẫn nhằm mục đích khác là “diệt cộng”. Báo Cách mạng quốc gia Sài Gòn số 18-2-1960 tiết lộ mục đích đen tối của khu trù mật là “tách quần chúng ra khỏi những phần tử cảm tình với cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ”(2).

Toàn miền Nam, Mỹ diệm đặt kế hoạch lập trước 80 khu trù mật “xong khu trù mật này tiến tới khu trù mật khác, cứ làm, làm mãi cho đến khi nào nông thôn trở nên những pháo đài kiên cố của tự do”(3).

Đến năm 1960, địch lập được 42 khu trù mật trên toàn miền Nam. Nói chung các khu trù mật đều lập trong những vùng căn cứ kháng chiến để làm tủ kính mà thu hút người dân cách mạng. Cụ thể, như ở miền Tây Nam Bộ, chúng lập 4 khu trù mật ở Rạch Giá, An Giang; Cầu Đúc (Gào Quao), Thác Lác (Giồng Riềng). Nam Thái Sơn (Châu Thành) và Ba Thê (Thoại Sơn). Ở Cà mau địch lập 5 khu trù mật: Cây Tàng, Ông Định (Đầm Dơi), Khai Quang, Quản Hảo (Sông Ông Đốc), và thị trấn Thới Bình. Ở Sóc Trăng địch lập 3 khu trù mật lớn: Phước Long, Cái Trầu (Châu Thành), Cổ Cò (Thạnh Trị). Ở Vĩnh Long, địch lập 2 khu trù mật: Cái Sơn (Tam Bình), Cái Dầu (Bình Minh). Ở Trà Vinh, địch lập 2 khu trù mật: Cái Đôi (Long Vĩnh, Duyên Hải), Lo Co (An Trường, Càng Long). Ở Cần Thơ địch lập khu trù mật lớn điển hình: Vị Thanh - Hỏa Lựu.

Khu trù mật Lo Co (Trà Vinh) chiếm một khoảng đất rộng, dài 2.500 mét, ngang 1.500 mét, diện tích 375 ha. Theo quy hoạch chúng dắp một con đê làm đường bao quanh, mặt đê rộng 10m, cao 1,5m. Con đường trung tâm khu rộng 25m, kế thóe là các con đường nhánh  rộng 18m. Chúng quy khu thành 24 ô. Hai mươi ô làm khu dân cư, chia cho mỗi hộ gia đình 2.000m2 để làm vườn, đắp nền xây đất nhà theo kiểu chúng thiết kế. Còn lại 4 ô làm khu trung tâm để cất nhà thờ, nhà thương, trường học, chợ, cơ quan hành chính quản trị, đồn lính bảo an.

Chưa biết khu trù mật thu hút lòng người như thế nào nhưng 375 ha đất của dân bị cướp không, 3.000 công ruộng lúa đang trổ bông của dân bị dập nát vì xây nhà.

Bọn chỉ huy xây dựng khu trù mật Lo Co đã tập trung lực lượng cu li lấy trong 5 huyện: Càng Long, Trà Ôn, Vũng Liêm, Tiểu Cần và Cầu Kè, mỗi đợt 20.000 người làm trong 7 ngày, xong đổi sang đợt khác. Chúng bắt dân lao động vất vả nặng nề mà ăn uống thì phải tự túc. Chúng không chi một đồng xu nào. Thời gian kéo dài 20 đợt thì khu mới hình thành.

Ít nhất đân bị bóc lột 2.800.000 ngày làm không, 50 người dân chết vì lao động quá cực nhọc, ăn uống kham khổ, đau bệnh không thuốc men. Có 6 người chết rã thây tại chỗ. Ngoài ra bọn bảo an dân vệ còn xuống càn quét, cướp của, giết người ở các ấp lân cận, nhũng nhiễu gây tai vạ, khó khăn cho các gia đình cách mạng có cắm bảng đen.

Chúng liên tục càn quét gom dân, bắt dân các ấp Lo Co A, Lo Co B, Trung Thiên, 9A, 9B của xã An Trường, các ấp lân cận của xã Mỹ Cẩm phải dỡ nhà vào khu trù mật. Đồng bào đã cương quyết đấu tranh chống lại. Nhưng với sức mạnh của gần cả một tiểu đoàn lính, chúng đã gom được trên danh sách 1500 gia đình vào đây.

Việc lập khu trù mật Lo Co tiến hành bằng cách bắt buộc người dân 5 huyện là cu li cực nhọc không công và ngược đãi họ, gây nên chết chóc đau thương và buộc dân phải bỏ nhà bỏ cửa đã gây sự thán oán, bất mãn của người dân của cả nửa tỉnh Trà Vinh.

Khi vào khu, lúc đầu bọn địch còn lừa mị, mua chuộc. Chúng giúp xây cất nhà cửa, cho thuốc men trị bệnh, cho gà vịt để nuôi, cho vay tiền làm ăn v.v… tạo đủ điều kiện thuận lợi để dân sinh sống. Chúng đặt máy phóng thanh tuyên truyền, mở nhạc hằng ngày, tổ chức chiếu phim để người đã vào được giải trí và thu hút các gia đình chưa vào.

Nhưng đân vào chưa yên thì bộ máy kìm kẹp của khu trù mật đã ráo riết hoạt động. Chúng phân hóa các gia đình để tùy từng nhà mà có cách quản lí, đàn áp. Nếu biết rõ ai là hội viên nông hội thì chúng khống chế, tổ chức điềm điệp. Nếu từ chối không nhận là chúng bắt ngay. Chúng buộc người dân ai làm ruộng của địa chủ thì phải nộp tô cho địa chủ và còn phải truy nộp tô. Ai không đóng thì chúng bắt giam, cầm tù khi nào gia đình lo xong mới thả. Ban đêm thì chúng rình mò, dò la tin tức, nghe ngóng từng người trong gia đình, ngăn chặn, bắt bớ những ai “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Chúng thường xuyên tác dộng tinh thần, dọa dẫm làm cho cuộc sống của người dân bị gom vào thêm ngột ngạt.

Thời gian địch làm khu trù mật, chủ trương của Huyện ủy Càng Long là lãnh đạo nhân dân tránh né, kiếm cớ như giả đau bệnh, mắc kẹt việc nhà không đi làm cu li. Khi bị bắt tới nơi thì tìm cách trốn, giả bệnh xin về, gia đình níu kéo hoặc làm đơn xin cho về. Dân còn mang truyền đơn vào rải, vạch trần tội ác của chúng, viết khẩu hiệu phản đối sự hành hạ của bọn giặc.

Ở bên ngoài ta phát loa kêu gọi đồng bào không dỡ nhà vào khu, kể tội ác bắt dân đi làm khổ sai không cho ăn, không cấp thuốc để đồng bào dựa vào đó mà đấu tranh với địch. Một tội ác địch gây hôm nay thì ngày mai loa phát thanh đã vạch ra, lên án hành động man rợ của giặc.


(1)Tây Nam Bộ 30 năm kháng chiến (1945-1975). Tháng 12/200, trang 362, 363.
(2), (3)Cao Văn Lượng,, Phạm Quang Toán, Quỳnh Cư: Tìm hiểu phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Nxb Hà Nội 1981, tr.23.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM