Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:02:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88491 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:14:15 am »

Mỹ Diệm cưỡng ép di cư:

Nay từ đầu và suốt trong thời gian lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân về tập kế vào miền Nam, đế quốc Mỹ đã chơi trò phá ta trong vụ cưỡng ép đồng bào ta nhất là đồng bào công giáo di cư vào Nam.

Điều 14d của Hiệp định Giơnevơ quy định “Kể từ ngày hiệp định hiện tại có hiệu lực cho tới khi di chuyển xong bộ đội, mọi người dân cư trú tại một vùng do một phía kiểm soát muốn chuyển đế vùng đã bàn giao cho phía bên kia, đều được nhà đương cục địa phương cho phép và giúp đỡ nguyện vọng của họ”. Đế quốc Mỹ đã lợi dụng điều khoản này để phá rối hậu phương miền Bắc, tuyên truyền xuyên tạc miền Bắc không có dân chủ và cũng để tạo thêm cơ sở xã hội cho chính quyền tay sai ở miền Nam.

Ngay khi hiệp định Giơnevơ vừa kí kết, Mỹ Diệm đã tổ chức “Ủy ban di cư Bắc Việt” đặt tại tòa Đại sứ Mỹ ở phố Hai Bà Trưng, Hà Nội để cùng với bọn gián điệp, bọn phản động và những người đội lốt tôn giáo trực tiếp tuyên truyền cổ động, thúc ép và chỉ huy cuộc di cư.

Đế quốc Mỹ đã cử Hồng y giáo chủ Spenman, tổng tuyên úy trong quân đội Mỹ sang Việt Nam để chỉ đạo chiến dịch dí cư. Giang Đơ lây, khâm mạng Tòa thánh Vanticăng ở miền Nam cùng đi với Spenman thường xuyên có mặt ở Hà Nội, Hải Phòng để trực tiếp đôn đốc, thúc giục các giáo hội thực hiện các kế hoạch di cư. Đế quốc Mỹ cung cấp tài chính lớn, thuốc men, lương thực, thực phẩm, hàng ngàn lều bạt, phương tiện vận chuyển cho chiến dịch di cư.

Nhiều máy bay vận tải cỡ lớn C46, DC3, DC4 của Mỹ đã sẵn sàng ở sân bay Bạch Mai, Gia Lâm, Cát Bi sẵn sàng chở những người cần thiết trong đám người di cư ở khu vực Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng đi Nam. Trong 300 ngày hai chiếc tàu chiến Mỹ là APA Mơna, Giênêrôn cùng các tàu chiến Pháp liên tục chở phần lớn giáo dân từ Hải Phòng đi Nam.

Ngày 2/8/1954, Ngô Đình Diệm đích thân ra Hà Nội kiểm tra việc thúc ép di cư, đã trắng trợn tuyên bố: Tôi sẽ hướng mọi nỗ lực của tôi vào công việc tổ chức di cư.

Quân Liên hiệp Pháp cũng giúp Mỹ Diệm thực hiện chiến dịch di cư, cho phép sử dụng tàu thuyền quân sự của Pháp để chuyên chở giáo dân vào Nam.

Đối với đồng bào theo đạo Thiên Chúa, Mỹ Diệm tiến hành chiến tranh tâmlí, tuyên truyền xuyên tạc chính sách của ta để lung lạc tinh thần nhân dân, đổ vấy cho ta là “chia cắt đất nước” “đàn áp dân”. Chúng dùng lực lượng quân sự hộ tống cho bọn phản động đội lốt thầy tu về nhà thờ tuyên truyền “Cộng sản phá đạo”, “Chúa đã vào Nam”, “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc” v.v.

Ở một số nhà thờ lớn, bọn phản động đội lốt tôn giáo tổ chức ra “Đức Mẹ hiện hình” trong cuộc lễ kêu gọi giáo dân bỏ đất của quỷ sứ để vào Nam. Không may cho chúng, tại nhà thờ địa phận Thanh Hóa, trong cuộc lễ do Linh mục tổng quản chủ trì ta bắt được quả tang khi chúng đưa một em bé tên Nhất đã mặc áo Đức Mẹ chuẩn bị hiện hình trên bàn thờ để làm “Đức Mẹ hiện hình”.

Tuy vậy, với chiến tranh tâm lí, tuyên truyền xuyên tạc bằng các luận điệu phản động, với sự hù dọa của các phần tử đội lốt tôn giáo, với thực tế chúng lôi cuốn được nhiều nhà tu hành, Mỹ Diệm đã gây nên một phong trào đông đảo đồng bào công giáo di cư vào Nam.

Chúng hoạt động rất mạnh trong những vùng tôn giáo trong vùng Pháp chiếm đóng. Chúng dồn đồng bào công giáo thuộc chu vi Hà Nội vào thành phố để chuyển xuống Hải Phòng và tổ chức cho một số đi máy bay tại sân bay Bạch Mai, Gia Lâm. Cuối cùng phần lớn đồng bào di cư tập trung về Hải Phòng lần lượt lên tàu Mỹ, tàu Pháp “theo Chúa vào Nam”. Hàng trăm nhà thờ, trường học, công sở bị chúng biến thành các trại di cư. Một trại chứa trên dưới một ngàn dân. Ngân hàng Đông Dương không cho rút tiền, chuyển tiền vào Nam buộc những người có tiên gửi ngân hàng phải vào Nam để lĩnh. Chúng chuyển địa điểm các kì thi vào Nam để buộc các học sinh, thầy cô giáo vào Nam.

Bọn phản động tay sai địch, bọn phản động đội lốt cha cố không những chỉ hoạt động ở vùng địch kiểm soát mà còn ráo riết hoạt động ở ngay tại các vùng của ta đang phát động quần chúng giảm tô, cải cách ruộng đất. Những người đội lốt thầy tu, những nhà tu hành quá tin tưởng vào cấp trên đã rao giảng, rỉ tai, dọa dẫm và hứa hẹn chon chiên nhiều điều tốt lành trong việc di cư, tránh những phiền phức như đấu tố trong cải cánh ruộng đất. Chính phương pháp phát động quần chúng mà ta thực hiện theo kiểu ở Trung Quốc mặc dù đã giảm nhẹ đi rất nhiều lần cũng đã là một thực tế địch dùng để tuyên truyền xuyên tạc bản chất vì nhân dân của chế độ ta.

Đến ngày 5/9/1954, Trung ương Đảng mới có chỉ thị: “Việc phá âm mưu địch bắt ép đồng bào ta vào Nam là một cuộc đấu tranh chính trị gay go và cấp bách hiện nay…”(1). Lúc ấy địch đã tập trung được hàng mấy chục vạn đồng bào vào hàng trăm trại di cư rồi. Tiếp đó Đảng và Chính phủ công bố chính sách cụ thể với tôn giáo, chính sách đối với công chức, trí thức, giáo viên trước đây làm việc cho địch, chính sách đối với những nhà công thương nghiệp.

Các ban chỉ đạo chống cưỡng ép di dân được thành lập. Hàng vạn cán bộ, bộ đội được huy động về các địa phương có đông giáo dân để vận động quần chúng đấu tranh chống các âm mưu thủ đoạn của địch.

Nhiều nơi, cán bộ, bộ đội ta đến vận động, bà con giáo dân tỏ thái độ lạnh nhạt. Có nơi bọn phần tử xấu đã kích động, xúi giục gây xung đột đánh đập cán bộ và bộ đội. Nhưng với tinh thần vì nhân dân, cán bộ bộ đội ta kiên trì không mệt mỏi giải thích chính sách tự do tín ngưỡng, công cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Bằng thái độ chân thành, bằng hành động thực tế giúp đỡ đồng bào trong sản xuất và đời sống, cán bộ và bộ đội dần làm cho đồng bào xưa nay rất yêu quý bộ đội trở lại nghe lời cán bộ và bộ đội. Cũng nhờ đó mà tìm hiểu được những tên phản động mà cô lập chúng. Tuy vậy, địch vẫn gây nên mấy vụ bạo loạn.

Ở Ninh Bình, địch lập một trại tập trung tại Phát Diệm và đã gây ra vụ giết hại cán bộ ta. Nhờ có cán bộ và bộ đội đi vào nhân dân, ta phát hiện vào cô lập ba tên phản động cầm đầu mà bắt giữ. Nhờ đó, ngày 1/11/1954 mệnh lệnh của Ủy ban hành chính Ninh Bình giải tán trại tập trung Phát Diệm được thi hành. Hàng ngàn đồng bào tấp nập quay về nhà cửa của mình. Ngày 12/12/1945, Tòa án Ninh Bình kết án tử hình một tên, phạt tù giam hai tên khác vì đã giết hại cán bộ ta và chống phá đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ.

Ở Thanh Hóa, bọn phản động lôi kéo giáo dân gây ra vụ bạo loạn ở Ba Làng. Chúng lập ra đội vũ trang, chém giết cán bộ, nói xấu chủ trương, chính sách của ta. Bộ đội thuộc Sư đoàn 305 kết hợp với chính quyền và nhân dân địa phương tước vũ khí, bắt toàn bộ bọn phản động, dập tắt hành động bạo loạn của địch.

Ở Nghệ An, tại Diễn Tiến (Diễn Châu) địch cho 17 tên phản động từ trong Nam ra tổ chức một đội vũ trang 100 người, được trang bị giáo mác, kết hợp với bọn phản động địa phương lôi léo giáo dân đi Nam, kích động bạo loạn. Bị bọn chúng lường gạt, thúc ép, giáo dân các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu kéo đến tập trung xung quanh nhà thờ Diễn Tiến hơn hai vạn người. Ta tổ chức giáo dục hơn 1.000 người phần lớn là giáo dân giác ngộ đi vào đám đông chỉ rõ âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, khuyên bà con trở về làm ăn. Nhờ đó mà một đội vũ trang vào cô lập và bắt 23 tên phản động trong đó có 5 tên phản động đội lốt thầy tu. Ta bắt chúng đứng ra trước quần chúng công khai nói rõ ý đồ đen tối của bọn chúng. Sau tám ngày đấu tranh liên tục, vừa vận động quần chúng vừa cô lập trấn áp bọn đầu sỏ, ta dập tắt cuộc bạo loạn. Bà con giáo dân thấy rõ âm mưu thâm độc của địch đã quay trở về ruộng vườn của mình.

Ở Hà Tĩnh, tại xã Thạch Tâm huyện Thạch Hà, bọn phản động tổ chức một đội cảm tử vì đạo gồm 30 người đem giáo mác đến cưỡng ép đồng bào làm đơn lên ch đòi đi Nam. Ngày 7/4/1955, chúng đốt một nhà dân rồi bắt chủ tịch xã kí vu cáo là bộ đội đốt. Trước hành động trắng trợn của chúng, ta đã bắt ba tên đầu sỏ, đồng thời giải thích cho dân hiểu rõ âm mưu địch, kết quả là nhiều gia đình đã xin ở lại, rút đơn xin đi Nam.

Tuy vậy từ ban đầu ta không đánh giá hết âm mưu thâm độc của Mỹ Diệm, không thấy rõ tính chất gay go và cấp bách của cuộc đấu tranh cho ênn khi ta chỉ đạo đối phó thì địch đã tập trung hàng mấy chục vạn dân và làn sóng di cư đang mở rộng. Địch đã lôi kéo được hơn nửa các chức sắc tôn giáo phục vụ di cư. Các biện pháp đối phó của ta thiếu kịp thời, cán bộ và bộ đội không có nhiều người am hiểu giáo lí, tục lệ đạo Thiên Chúa nên không tức khắc vạch trần những luận điệu lợi dụng thân quyền trái với giáo lí tôn giáo. Có nơi cán bộ ta hữu khuynh không dám trấn áp bọn phản động vì sợ vi phạm Hiệp định Giơnevơ. Số người di cư vào Nam đã có tới 887.000 người trong đó 764.000 là giáo dân, có 568 Linh mục, 4 Giám mục(2). Kẻ địch đã tạo ra một bằng cớ để vu khống là miền Bắc không có tự do. Phần lớn người di cư sau này là cơ sở chính trị xã hội cho Mỹ Diệm ở miền Nam. Nhưng đây cũng là gánh nặng lớn cho Mỹ Diệm phải đổ rất lớn tiền viện trợ vào đây.


(1)Chỉ thị số 91-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 5.9.1954.
(2)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam - Tập II. Chuyển chiến lược. Sách đã dẫn, trang 36.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:21:32 am »

Mỹ hất cẳng Pháp áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam.

Trong khi lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân tập kết vào miền Nam Việt Nam thì đế quốc Mỹ tiến hành phá hoại Hiệp định Giơnevơ, nhân điều kiện hòa bình không phải đổ xương máu đã hất cẳng Pháp, nhảy vào Nam Việt Nam, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ thay cho chủ nghĩa thực dân kiểu cũ của Pháp.

Trước đây, ngày 7/7/1954 khi Hiệp định Giơnevơ chuẩn bị kí kết, Mỹ đưa Ngô Đình Điệm về buộc Pháp đặt làm Thủ tướng thay cho Bửu Lộc vốn là tay sai Pháp. Ngô Đình Diệm sinh ngày 3/1/1907 tại Lệ Thủy, Quảng Bình, là con cố Thượng thư Ngô Đình Khả, vốn được tiếng là “Giết vua không Khả, đào mả không Bài”(1), Ngô Đình Diệm từ chức quản đạo (ngang với Tuần Vũ) Ninh Thuận, được Pháp và Bảo Đại cất nhắc ngay lên là Thượng thư Bộ Lại, nhưng có điều là Thượng thư đứng đầu nội các lại không phải là Thượng thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm mà là Thượng thư Bộ Quốc gia giáo dục Phạm Quỳnh. Vì vậy, Ngô Đình Diệm bất mán từ quan. Mâu thuẫn giữa Diệm với Pháp và Bảo Đại bắt nguồn từ ấy.

Ngô Đình Diệm tổ chức ra đảng Ngô Đình để làm hậu thuẫn cho mình trong hoạt động chính trị. Năm 1945, Ngô Đình Diệm sang Mỹ ở tại Chủng viện Knoll Lakennodd bang Neww Jersey do Hồng y Giáo chủ Spenman đỡ đầu và được Mỹ nuôi dưỡng để chuẩn bị đưa về Việt Nam. Những năm 1949, 1952 Mỹ muốn đưa Diệm về Việt Nam nhưng Pháp từ chối.

Ngày 21/7/1954, một ngày sau Hiệp định Giơnevơ kí kết, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao tuyên bố Hoa Kỳ không bị ràng buộc vào những quyết định của Hội nghị Giơnevơ.

Tháng 8/1954, Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra ba chính sách lớn:

“Kinh tế: Đẩy Pháp ra khỏi các đòn bẩy chỉ huy, thống nhất chương trình cải cách ruộng đất và định cư dân di cư, cộng tác với Pháp nhưng “khuyến khích” cho chuyển giao chức năng kiểm soát về tài chính, hành chính, kinh tế cho người Việt Nam. Gioa viện trợ trực itếp cho người Việt Nam không thông qua Pháp.

Quân sự: Chỉ cộng tác với Pháp ở mức cần thiết để xây dựng lại lực lượng quân sự bản xứ có thể bảo đảm an ninh nội bộ.

Chính trị: Pháp phải trao quền độc lập hoàn toàn cho Nam Việt Nam (kể cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp), và phải ủng hộ một Chính phủ bản xứ mạnh. Diệm hải mở rộng cơ sở Chính phủ, bầu ra quốc hội, thảo hiến pháp và phế truất Bảo Đại một cách hợp pháp, cần có sự ủng hộ của Pháp trong các chính sách này…”(2).

Ngày 8/9/1954 Mỹ lôi kéo các nước đồng minh Anh, Pháp, Oxtrâylia, Thái Lan, Philippin, Pakistankí Hiệp ước Manila (Philippin) thành lập tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đặt Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dưới sự bảo hộ của tổ chức này. Nói  là Đông Nam Á nhưng chỉ có hai nước Thái Lan và Philippin là thuộc Đông Nam Á. Thực chất SEATO là liên minh chống cộng khu vực do Đa lét bày đặt dựng nên và làm chỗ dựa cho Mỹ xâm lược Việt Nam.

Ngày 24/10/1954, thư Aixenhao gửi Diệm tuyên bố Mỹ viện trợ kinh tế và quân sự trực tiếp, không đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động đáp lại sự viện trợ này.

Ngày 8/11/1954, tướng J.Lewton Collins đến Việt Nam. Ông được giao quyền lực rộng để điều phối toàn bộ chương trình của Mỹ.

Ngày 17/11/1954 Mỹ cử tướng Collins làm đại sứ ở Sài Gòn.

Trước Collins đề ra kế hoạch sáu điểm để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới Mỹ:

- Bảo trợ chính quyền Diệm, viện trợ trực tiếp cho Chính phủ Sài Gòn.

- Xây dựng “Quân đội quốc gia Việt Nam” gồm 15 vạn do Mỹ huấn luyện, trang bị.

- Bầu cử quốc hội, hợp pháp hóa chính quyền Sài Gòn.

- Định cư cho số công giáo miền Bắc di cư vòa vạch kế hoạch cải cách điền địa.

- Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng Mỹ vào miền Nam.

- Đào tạo cán bộ hành chính(3).

Điều đó đi ngược lại quyền lợi của Pháp ở Đông Dương.

Nói về Hiệp định Giơnevơ, tướng Pháp Pôn Êly (Paul Ely) Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương nói rằng: “Những thỏa hiệp này cũng còn bảo đảm được cho tương lai vị trí quan trọng của Pháp tại phần đất này của thế giới”(4).

Sau khi hoàn thành chuyển quân từ miền Bắcvào miền Nam, lực lượng quân sự của Pháp và ngụy dồn về phía Nam vĩ tuyến 17 bao gồm 122.000 quân Pháp - Lê dương Bắc Phi, 179.000 quân ngụy. Ngoài ra Pháp còn lực lượng Bình Xuyên đang khống chế Sài Gòn, tín đồ Cao Đài có vũ trang chiếm các vùng Tây Bắc Sài Gòn, tín đồ Hòa Hảo có vũ trang kiểm soát một số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Tất cả ba lực lượng này có khoảng 140.000 quân.

Về kinh tế Pháp còn nắm trong tay quyèn chi phối tổng số vốn đầu tư 95 tỉ đồng Đông Dương ngân hàng. Về văn hóa xã hội, ảnh hưởng của Pháp còn khá mạnh trong các tầng lớp trên và trung gian…

Với các lực lượng ấy Pháp có đủ khả năng duy trì sự có mặt và ảnh hưởng của mình ở Đông Dương. Nhưng muốn duy trì lực lượng quân sự của mình ở Việt Nam và Đông Dương Pháp cần sự viện trợ của Mỹ trong khi Mỹ lại có tham vọng là thay thế Pháp, nắm lấy Nam Việt Nam với cái cớ là ngăn chặn phong trào cộng sản phát triển xuống cả Đông Nam Á. Tình thế chung lúc ở chính quốc nền kinh tế kiệt quệ, chính trị rối ren, nội bộ chia rẽ, lại phải đối phó với cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân Angiêri. Chính phủ Pháp đành phải nhượng bộ Mỹ, không để tình hình Việt Nam làm ảnh hưởng đến “tình thân hữu Pháp - Mỹ’ (điều này Đại tướng Đờ Gôn rất không đồng tình”. Chính phủ Pháp đã phải ngậm bồ hòn làm ngọt giúp đỡ cho Mỹ hất cẳng mình, rút hết quân khỏi Việt Nam và đã phải giúp đỡ hoặc làm ngơ cho Mỹ Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ và cho đế quốc Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam.


(1)Nguyễn Hữu Bài, Thượng thư Bộ Lại thời Phụ Chánh thân thần Tôn Thất Hàn trước khi Bảo Đại về nước.
(2)Nhật kí Lầu Năm Góc tập 1 quyển 2. Bản dịch của VNTTX, tập đánh máy trang 38.
(3)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Tập II. Chuyển chiến lược - Sách đã dẫn tr.53.
(4)Dẫn theo Madès France: Đông Dương mười năm độc lập.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:41:39 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:25:22 am »

Ngày 22/12/1954, Rát Pho, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân  Mỹ đến Sài Gòn hứa viện trợ thẳng cho Diệm 300 triệu đô la trong năm 1955.

Ngày 13/1/1955, theo sự sắp đặt trước với nhau, Ngô Đình Diệm kí công hàm gửi cho tướng Côlin yêu cầu từ nay Hòa Kỳ “đảm trách hoàn toàn vấn đề tổ chức và huấn luyện quân đội Việt Nam”.

Ngày 12/2/1955, trong một cuộc họp báo, Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Từ nay trở đi chỉ có tướng Ô Đanien là người chịu trách nhiệm huấn luyện cho các lực lượng quân đội”. Theo lệnh Diệm, trước mặt đại diện Mỹ, các sĩ quan Việt Nam được lệnh tổ chức đốt tượng trưng quân hàm, quân hiệu của quân đổi Pháp mà họ vẫn đeo tại sân Bộ Tổng tham mưu. Những phù hiệu kiểu mới theo kiểu quân đội Mỹ bắt đầu xuất hiện trên vai áo quân đội Sài Gòn.

Ngày 14/5/1956, Pháp gửi cho hai đồng chủ tịch Hội nghị Giơnevơ là Liên Xô và Anh thông báo quân đội Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và kể từ ngày 24/8/1956 nước Pháp không còn trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ nữa. Pháp đã rũ bỏ trách nhiệm của một bên phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

Cuối tháng 4/1956 đơn vị cuối cùng của quân đội Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.

Khi quân Pháp rút về nước, Mỹ buộc Pháp bàn giao lại phi cơ, tàu thùy, xe cơ giới, dụng cụ chiến tranh cho quân đội ngụy đang do Mỹ tổ chức và huấn luyện.

Phái bộ huấn luyện quân sự hỗn hợp về danh nghĩa của Pháp - Mỹ (TRIM) trước đây đã chuyển thành “Phái bộ huấn luyện tác chiến lục quân” CATO (Combat army training organisation) gồm toàn người Mỹ. Nắm trước ngày 2.6.1055 Mỹ đã cho triển khai “Phái bộ trang bị và cung cấp TERM (Tempory equipment recovery mision). Cả hai tổ chức CATO và TERM đều đặt dưới quyền MAAG.

Tổ chức CATO vào tháng 9 năm 1955 có 351 cố vấn và huấn luyện viện, đến tháng 3/1956 đã tăng lên 1200, đoàn TERM thì có 350 tên.

Nằm cạnh Bộ Tổng tham mưu ngụy, cơ quan trung ương của CATO dương tướng Xamuen Vilam (Samuel Viliams) cầm đầu gồm 170 người: 3 cấp tướng, 49 đại tá, 68 trung tá, 50 thiếu tá phân ra nắm mọi ngành.

Bên cạnh mỗi bộ tư lệnh quân khu có một đại tá và một số sĩ quan.

Mỗi sư đoàn nặng có từ 6 đến 8 đại tá Mỹ, mỗi sư đoàn nhẹ có từ 3 đến 5 trung tá. Cố vấn mỹ nắm đến cấp trung đoàn.

Trung tâm huấn luyện Quán Tre có tới 81 cố vấn và huấn luyện viên. Trường sĩ quan Đà Lạt có 8 cố vấn Mỹ và 5 sĩ quan người Philippin.

Ở Huế, cố vấn Mỹ có 100 tên đặc trách khu giới tuyến.

Ở Buôn Ma Thuột có 81 tên tổ chức thành phái đoàn xây dựng căn cứ Tây Nguyên.

Các căn cứ quân sự quan trọng như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Nha Trang… các kho tàng quan trọng như kho đạn, kho vật liệu quân cụ đều có cố vấn Mỹ. Các tiểu đoàn ở gần giới tuyến cũng có cố vấn Mỹ trực tiếp.

Phái bộ viện trợ quân sự MAAG chi phối mọi hoạt động của quân ngụy.

Từ đầu năm 1955 Mỹ bắt đầu tổ chức lại hệ thống tiếp vận và tăng cường trang bị kĩ thuật cho quân ngụy. Riêng trong năm 1956 ngoài 1750 tấn vũ khí và quân cụ được Pháp chuyển giao, quân ngụy còn nhận được 12.531 tấn trang bị của Mỹ, trong đó vũ khí chiếm 4.818 tấn.

Tháng 7/1955 theo sự chỉ huy của Mỹ, Bộ Quốc phòng ngụy đề ra kế hoạch xây dựng một đội quân chính quy 155.000 ngoiwf và đội quân bỏa an đoàn 52.000 người.

Về quân sự huấn luyện cho “Quân đội quốc gia”, Mỹ thực hiện phương châm “nhanh chóng, toàn diện, chú trọng thực hành”, về chính trị tâm lí từng đợt mở chiến dịch học tập “bài Pháp, chống cộng” đề cao danh hiệu “Quân đội quốc gia” mặc quân phục kiểu Mỹ, dùng tiếng Việt, tiếng Mỹ thay tiếng Pháp. Mới bước vào cải tổ Mỹ cho đề bạt và tăng lương hàng loạt, phong 4 cấp tướng, 20 đại tá, 60 trung tá, 5600 sĩ quan khác, và 27.000 hạ sĩ quan. Năm 1955 số sĩ quan đi học ở Mỹ chiếm 53%, năm 1956 chiếm 96% tổng số đi tu nghiệp ở nước ngoài.

Đến tháng 6/1956 địch đã hoàn tất việc xây dựng:

Lục quân: Có bốn sư đoàn dã chiến, sáu sư đoàn khinh chiến, 13 trung đoàn địa phương, 5 trung đoàn giáo phái, 1 trung đoàn dù. Pháo binh có 7 tiểu đoàn và 9 đại đội. Cơ giới có 5 trung đoàn. Công binh có 6 tiểu đoàn, 14 đại đội, vận tải có 12 đại đội.

Không quân: lực lượng máy bay chiến đấu có 100 chiếc, dự trữ 132 chiếc. Bốn căn cứ Đà Nẵng, Phú Bài, Nha Trang, Tân Sơn Nhất, máy bay phản lực F84, F86 lên xuống được. Còn lại 58 sân bay loại nhỏ dành cho DAKOTA.

Hải quân: Có 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến, 1 đại đội biệt kích hải quân, 121 tàu chiến trên sông, 25 tàu hải quân trên biển, 95 tàu của lực lượng ở các căn cứ. Các căn cứ hải quân được tổ chức lại thành bốn hải khu.

Lực lượng bảo an đoàn được tăng lên 60.000 tên. Mỗi quận có 1 đại đội, quận quan trọng có 2 đại đội.

Dân vệ và phòng vệ dân sự được tổ chức hầu khắp mọi liên xã, cứ 12.000 dân có một đội dân vệ từ 20 đến 25 người, được trang bị súng trường và lựu đạn.

Công an, cảnh sát được xây dựng thành lực lượng công khai và bí mật từ tỉnh thành đến quận, phường và xã, thôn. Sài Gòn có 10.000 cảnh sát, công an Trung bộ có 3500 tên. Nói chung cứ khoảng 1000 dân có 1 công an.

Ngoài ra còn lực lượng hiến binh quân đội, lực lượng dân vệ đoàn công dân vụ.

Tổng lực lượng bán vũ trang của Diệm lên tới trên dưới 30 vạn(1).

Như vậy trong vòng hai năm, ngụy quân đã có những biến đổi căn bản. Trước kia la những đơn vị khinh quân lẻ và những đơn vị nằm trong quân đội viễn chinh Pháp nay đã tổ chức thành những đơn vị sư đoàn, trung đoàn, có đủ binh quân chủng hải lục không quân. Từ một đội quân nằm trong lực lượng Liên hiệp Pháp nay đã thành một quân đội kiểu Mỹ dần dần biến thành một thứ quân đội Hoa Kỳ bản xứ.


(1)Toàn bộ nội dung xây dựng quân đội ngụy trong thời kì này viết theo tổng kết của Bộ Tổng Tham mưu ngụy 1956 và quân sử số 4 của quân lực Việt Nam cộng hòa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:34:39 am »

Để làm chỗ dựa cho chính quyền tay sai, ngoài việc lập ra quân đội tay sai, Mỹ - Diệm lập ra đảng cầm quyền và “Mặt trận quốc gia” làm cơ sở cho chính quyền của chúng. Đồng thời nhanh chóng hợp hiến, hợp pháp cho chính quyền ấy.
 
Từ rất sớm, tháng 8/1954 đảng “Cần lao nhân vị” do Ngô Đình Nhu em ruột là cố vấn của Ngô Đình Diệm là lãnh tụ được tổ chức và được coi như là nòng cốt cảu chế độ Diệm. Đảng này lấy học thuyết “duy linh” duy tâm phản động làm hệ tư tưởng. Theo Hoàng Minh - Đỗ Mậu, thuyết nhân vị của Ngô Đình Nhu “là một thứ pha trộn mình Ngô đầu Sở, chắp vá bằng một mớ tư tưởng hổ lốn, góp nhặt mỗi thứ một ít, từ giáo lí Thiên chúa giáo đến chủ nghĩa nhân vị của Muriê, pha thêm thuyết nhân ái của Khổng Tử, cộng thêm vài nét của chủ nghĩa tư bản lẫn lộn với chủ nghĩa duy linh chống cộng"(1), Đảng cần lao nhân vị có 7 vạn đảng viên, thành phần chủ yếu là các tín đồ công giáo di cư, cha cố, công chức và sĩ quan cao cấp. Người vào Đảng phải tuyên thệ “trung thành đến chết với chế độ của Diệm”.

Tháng 10/1954, “Phong trào cách mạng quốc gia” một hình thức của Mặt trận quốc gia thống nhất do Trần Chánh Thành là chủ tịch được thành lập. Tổ chức này lấy giới công chức làm nòng cốt và làm cơ sở xã hội cho chính quyền Diệm. Nó nêu cao chiêu bài “Chống cộng, bài phong, đả thực” để tập hợp lực lượng.

Tiếp theo là việc thành lập “Thanh niên cộng hòa” và “Phụ nữ liên đới”. “Thanh niên cộng hào” là một tổ chức đoàn thể chính trị phản động, được tổ chức chặt chẽ từ trung ương xuống cơ sở. Nó là một tổ chức bán quân sự, một tổ chức “hiến binh” để bảo vệ chế độ Diệm. “Phụ nữ liên đới” do Trần Lệ Xuân vợ Ngô Đình Nhu thành lập và đứng đầu là tổ chức đoàn thể phụ nữ phản động được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Do sự hạn chế của tính giai cấp, thành phận của nó hạn hẹp chỉ bao gồm những phụ nữ quyền quý thuộc các tầng lớp thượng lưu, giàu có, cách biệt hẳn với đại đa số phụ nữ lớp dưới. Hoạt động của nó nặng về phô trương, thăm viếng, cứu trợ.

Ngày 23.10.1055, Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân đội để công dân chọn lựa hoặc Bảo Đại hoặc Ngô Đình Diệm là người đứng đầu quốc gia. Mặc dù đa số công dân tẩy chay nhưng nhờ gian lận và người tổ chức trưng cầu dân ý ở các địa phương là người của Diệm cùng với các kiểu quảng cáo đại trà như: “ông xanh (Bảo Đại) bỏ giỏ, ông đỏ (Diệm) bỏ thùng”… kết quả là 98% số phiếu ủng hộ Ngô Đình Diệm, Bảo Đại bị phế truất. Và Ngô Đình Diệm tự xưng là Tổng thống Việt Nam cộng hòa.

Ngày 4/3/1956 Ngô Đình Diệm tổ chức tuyển cử bầu ra quốc hội. Tháng 10/1956 Ngô Đình Diệm ban hành hiến pháp của “nền Đệ nhất Cộng hòa”.

Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ lập tực công nhận chính quyền Ngô Đình diệm là “hợp hiến, hợp pháp”.

Đi đôi với việc xây dựng chính quyền trung ương, Mỹ Diệm ra sức củng cố chính quyền cơ sở xã, ấp. Chúng không thực hiện bầu cử chính quyền thôn xã theo tục lệ cổ truyền vì sợ chính quyền cơ sở rơi vào tay cách mạng nên thực hiện chủ định và bổ nhiệm. Những người được chỉ định bổ nhiệm là xã trưởng, trưởng ấp là những người thuộc phe cánh của Diệm, những đảng viên cần lao nhan vị, đồng thời sử dụng các tổ chức quần chúng do chúng lập ra như “thanh niên cộng hòa”, phụ nữ liên đới”, “nhân dân tự vệ đoàn”, “liên gia tương trợ” “ngũ gia liên bảo”, để kìm kẹp dân chúng.

Đến đây, bộ máy công cụ quân sự, chính trị của một chính quyền tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới Mỹ nhằm xâm lược miền Nam Việt Nam coi như đã hoàn chỉnh. Vì khác với chủ nghĩa thực dân cũ, đặc điểm của chủ nghĩa thực dân mới là “không phải bằng hệ thống cai trị trực tiếp của bọn đế quốc mà thông qua một chính quyền tay sai đại biểu quyền lợi của giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bảo khoác áo “dân tộc dân chủ” giả hiệu”(2).

Tuy vậy, mặc dù có đủ bộ máy, công cụ như vậy lại được đế quốc Mỹ chỉ đạo và không ngừng tại trợ, chủ nghĩa thực dân mới Mỹ có thiết lập được hay không còn thùy thuộc vào nhân dân miền Nam Việt Nam vì nhân dân “cố thể nâng thuyền hay lật thuyền”.


(1)Hoàng Minh - Đỗ Mậu, tâm sự tướng lưu vong - Nxb Công an nhân dân Hà Nội 1991, trang 179.
(2)Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới - NXB Sự Thật Hà Nội, 1970, tr18.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:38:46 am »

Mỹ Diệm diệt các vũ trang giáo phái

Trong khi xây dựng “Quân đội quốc gia” làm công cụ cho chính quyền, Mỹ Diệm đã thực hiện một bước “đả thực” gạt bỏ các lực lượng thân Pháp, dùng “Quân lực Việt Nam Cộng hòa” diệt các lực lượng vũ trang giáo phái do Pháp xây dựng trước đây để chống kháng chiến Việt Nam. Đây cũng là một việc tăng thêm “uy tín và sức mạnh” cho chính quyền Diệm, “ổn định cho chính quyền Diệm.

Ngày 22/2/1955, Mặt trận thống nhất gồm các lực lượng Cao Đài (Tây Ninh), Hòa Hảo, Dân Xã (Ba Cụt), Cao Đài Liên minh (Trịnh Minh Thế) và Bình Xuyên (Bảy Viễn) họp tại Tây Ninh đồng ý hợp tác chống Diệm.

Ngày 21/3/1955, Mặt trận thống nhất tự xưng là đại diện cho nguyện vọng của dân chúng yêu cầu Diệm thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc và thực hiện những cải cách quân sự kinh tế và chính trị khác. Diệm gọi đó là tối hậu thư và không xem xét yêu cầu này.

Ngày 29 và 30/3/1955, Diệm cho một đại đội lính dù chiếm trung tâm cảnh sát, đẩy lùi quân Bình Xuyên về phía Chợ Lớn. Lúc ấy Diệm mua chuộc cảnh sát trưởng Lại Hữu Sang vốn là phòng nhì của Pháp, và chấm dứt quyền kiểm soát của Bình Xuyên đối với trung tâm cảnh sát.

Ngày 26/4/1955 Diệm thải hồi Sang, thay Sang bằng một người trung thành với chế độ ông ta mặc dù Sang không chịu từ chức và nói rằng chỉ có Bảo Đại mới có quyền lực về pháp lí để cách chức ông ta.

Đối với Cao Đài Liên minh, Diệm nhanh chóng mua chuộc được Trịnh Minh Thế, đưa lực lượng Cao đài Liên minh bổ sung vào lực lượng “Quân đội quốc gia” đặc biệt là đã sử dụng ngay Trịnh Minh Thế để đánh lại Bình Xuyên. Khi Bình Xuyên bị loại trừ, Diệm học bài học của Mỹ về con chó và người đi săn đã cho tay chân ám sát Trịnh Minh Thế ngay khi ở trận tuyến vì cho rằng Trịnh Minh Thế là kẻ phản trắc. Để che lấp hành động ám sát, Diệm cho làm lễ tang Trịnh Minh Thế một cách trọng thể, lấy tên Trịnh Minh Thế đặt cho đường sá, cầu cống…

Đối với lực lượng Cao Đài Tây Ninh, Diệm cũng nhanh chóng chia rẽ mua chuộc được Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất đưa lực lượng vũ trang của Cao Đài phân tán bổ sung vào lực lượng “Quân đội quốc gia”. Người đứng đầu Cao Đài Tây Ninh hộ pháp Phạm Công Tắc không chịu hợp tác với Mỹ đã cùng bộ sậu chạy sang Nam Vang.

Ngày 6/5/1955 Diệm đưa lực lượng quân ngụy tấn công quân Bình Xuyên ở cầu Chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, Xóm Củi (Chợ Lớn), quân Bình Xuyên thua chạy về Gò Công và Rừng Sát.

Ngày 21/9/1955 Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu do Dương Văn Minh chỉ huy tấn công Bình Xuyên ở khu Rừng Sát. Đến ngày 24.10.1955 thì lực lượng Bình Xuyên coi như bị tiêu diệt, chỉ trừ lực lượng của tiểu đoàn Bảy Môn đã sớm rút sang Thị Vải để dựa vào cách mạng và nhân dân mà chống lại Mỹ Diệm. Con trai Bảy Viễn là tham mưu trưởng lực lượng Bình Xuyên cũng tử trận trong chiến dịch này. Được Pháp giúp đỡ, Bảy Viễn chạy trốn được ra nước ngoài. Mối nguy cơ vẫn trực tiếp đe dọa Diệm ở Sài Gòn đến đây được thanh toán.

Do thắng lợi của Diệm đối với Bình Xuyên, Mỹ càng tin tưởng và ủng hộ Diệm.

Tháng 5/1955, Diệm chuyển sang đánh quân Hòa Hảo. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo vốn có bốn nhóm là Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lê Quang Vinh (Ba Cụt), Hai Ngoán và Nguyễn Giác Ngộ thì nhóm Nguyễn Giác Ngộ ra đầu hàng Bảo Đại và thân binh hóa từ 5/1/1950, chỉ còn lại ba nhóm quan trọng nhất.

Ngày 20/5/1955 Diệm tập trung lực lượng mở chiến dịch Đinh Tiên Hoàng I và II đánh cả vào ba nhóm Hòa Hảo.

Ngày29/5/1955 nhóm của Hai Ngoán sớm đầu hàng Diệm.

Khi Diệm đánh vào lực lượng của Năm Lửa thì chỉ một phần lực lượng của Năm Lửa ở Cái Vồn còn phần lớn lực lượng thì kéo vào Đồng tháp Mười. Tại Đồng Tháp Mười có lực lượng Ba Cụt cũng rút vào để lập căn cứ chống Diệm.

Khi Diệm đánh vào Cái Vồn, lực lượng của thiếu tá Phan Văn Thục (Năm) với hơn một đại đội cùng với một số đơn vị khác được cơ sở ta hướng dẫn chạy vào vùng giải phóng cũ thuộc các xã Đông Thành (huyện Trà Ôn), Ngãi Tứ (huyện Tam Bình). Tại đây lực lượng Phan Văn Thục vốn đã liên lạc với ta được duy trì. Còn các lực lượng khác thì đem súng đầy 6 ghe cất dấu ở ngoài lung còn binh lính được nhân dân hướng dẫn về gia đình. Sau ghe súng này về sau ta lấy để xây dựng lực lượng.

Ở Đồng Tháp Mười cả Năm Lửa và Ba Cụt đều cử người bắt liên lạc với ta để dựa vào uy tín của cam để lôi kéo quần chúng ủng hộ họ. Đây là thời cơ để ta duy trì mâu thuẫn giữa chính quyền Diệm với lực lượng Hòa Hảo, kéo dài sự tranh giành đối kháng của hai lực lượng này, tạo điều kiện cho ta củng cố và phát triển lực lượng cách mạng hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, đồng thời làm cho Mỹ Diệm không rảnh tay để củng cố chính quyền phản động ở địa phương. Các Tỉnh ủy Kiên Phong và Kiến Tường chủ trương chọn một số cán bộ và thanh niên tốt đưa vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo vừa giúp họ đánh Diệm vừa vận động giáo dục binh lính của họ. Ta đã cử người trực tiếp gặp Năm Lửa, Ba Cut và một số tên chỉ huy khác để tranh thủ vận động họ cùng ta đánh Mỹ Diệm.

Được sự hướng dẫn của ta và ủng hộ của nhân dân, mặc dù lực lượng địch càn quét là cả một sư đoàn, một số đơn vị Hòa Hảo đã đánh trả quyết liệt quân Diệm, diệt được nhiều đồn bót, gây cho chúng nhiều thiệt hại, đáng kể như các trận Gò Cỏ Ống (Mộc Hóa), Tân Bửu (Bến Lức). Chiến dịch Đinh Tiên Hoàng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12/1955 thì kết thúc, nhưng đại bộ phận vùng căn cứ Đồng Tháp Mười địch không kiểm soát được. Lực lượng Năm Lửa vẫn ở lại Đồng tháp Mười. Lực lượng Ba Cụt thì để lại một tiểu đoàn do Bảy Ớt (em Ba Cut) chỉ huy còn đại bộ phận rút về bên kia Hậu Giang. Theo thống kê của Bộ Tổng tham mưu ngụy, lực lượng quốc gia bị chết 241 tên, bị thương 757 tên, mất tích 20 tên, mất hàng trăm súng, chìm một tàu và mất nhiều quân trang quân dụng khác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:40:31 am »

Ngày 1/1/1956 Diệm ở chiến dịch Nguyễn Huệ nhằm thanh toán bằng được quân Hòa Hảo. Chúng huy động bốn sư đoàn bộ binh, sáu chi đoàn thiết giáp, năm tiểu đoàn pháo binh, bốn hải đoàn xung phong, một tiểu đoàn nhảy dù do Dương Văn Minh (vừa được phong thiếu tướng do cộng trạng diệt Bình Xuyên), chỉ huy đánh vào Đồng Tháp Mười. Các lực lượng Hòa Hảo tại đây chống cự yếu ớt hoặc tìm đường tránh né, không dám chống cự, bị tiêu hao dần.

Ngày 14/2/1956 (tức mùng 3 Tết Bính Thân) TrầnVăn Soái (Năm Lửa) đưa 4.000 quân đầu hàng Diệm. Còn lực lượng Bảy Ớt thì tan rã. Diệm đưa Năm Lửa về Sài Gòn quản thúc.

Lực lượng Ba Cụt ở Kiên Giang là Trung đoàn Lê Quang. Tỉnh ủy Kiên giang đã cử đồng chí Phan Thái Quý trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng cách mạng trong lực lượng vũ trang Hòa Hảo. Gần 70 đồng chí trong đó có nhiều đồng chí vốn là cán bộ chiến sĩ của quân đội ta được cử vào lực lượng Hòa Hảo để xây dựng lực lượng bí mật của ta. Tỉnh ủy chủ trương duy trì mâu thuẫn giữa lực lượng Hòa Hảo với Mỹ Diệm, chủ động tranh thủ và giúp lực lượng Hòa Hảo liên hiệp với ta chống Mỹ Diệm, thông qua việc tranh thủ những người cầm đầu và giáo dục binh sĩ, giữ y nguyên phiên hiệu giáo phái để công khai hoạt động. Trong quá trình thâm nhập vào lực lượng vũ trang Hòa Hảo, các đồng chí ta phải ăn chay, tụng kinh thường nhật, xá đũa trước và sau bữa ăn, không ăn thịt chó v.v… hòa nhập một cách tự nhiên vào họ.

Ta đã vận động nhân dân vì lợi ích của cách mạng mà đóng góp tiền bạc và lương thực nuôi mấy ngàn quân Hòa Hảo. Nhờ sự giúp đỡ của ta và được cán bộ ta làm cố vấn, lực lượng vũ trang Hòa Hảo tồn tại và đánh được một số trận: Xảo Xáu (Giồng Riềng), Vườn Cỏ (Long Mỹ), Cây Bàng (An Biên). Trần Cây Bàng ngày 26/1/1956 dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Phan Thái Quý, đơn vị Lê Quang lần đầu tiên vận dụng chiến thuật phục kích đánh gần đã diệt tiểu đoàn Nùng (thuộc chủ lực ngụy), loại khỏi vòng chiến đấu 300 tên, bắt sống 12 tên, thu trên một trăm súng và rất nhiều đạn dược, quân trang quân dụng. Nhân dân cũng thu được 2 khẩu trung liên, 8 tôm xơn và các bin, 7 súng trường.

Ở Bạc Liêu, Cà Mau một trung đoàn của Ba Cụt là Trung đoàn Lê Hoan được đồng chí Nhanh là có vấn hướng dẫn kéo về Phước Long và Thới Bình. Quân Ba Cụt kéo vào căn cứ của ta, nhân dân đã nuôi dưỡng chăm sóc và vận động giáo dục tranh thủ họ. Sống giữa nhân dân cách mạng, cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn Lê Hoan đều muốn theo ta đánh giặc. Họ cấp vũ khí cho cán bộ và chiến sĩ ta. Đồng chí Hai Phước cùng trên mười cán bộ của Tiểu đoàn 307, 410 cũ đã hướng dẫn giúp đỡ Trung đoàn Lê Hoan chống lại quân Diệm truy kích. Do ta tổ chức chỉ huy và làm cố vấn, Trung đoàn Lê Hoan đánh một trận tiêu diệt quân Diệm ở Kinh 30, Kinh 5, Kinh 6, La Cua, diệt trên 300 tên địch, thu gần 200 súng, hai cán bộ ta: đồng chí Miên, đồng chí Sót hi sinh anh dũng trong chiến đấu.

Ta tranh thủ nắm được hầu hết sĩ quan và binh lính Trung đoàn Lê Hoan chỉ trừ Nguyễn Thới Rê trung đoàn trưởng đóng ở Cần Thơ vốn là sĩ quan phòng nhì Pháp. Theo lệnh của Ba Cut và Rê, trung đoàn rút về Cần Thơ. Binh sĩ để lại cho ta nhiều vũ khí một số binh sĩ ở lại với nhân dân Thới Bình.

Ngày 13/4/1956 Ba Cụt bị Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ lừa ra Cần Thơ để nhận chức trung tướng và bị Nguyễn Ngọc Thơ cho  quân lính bắt ở Chắc Cà Dao. Đếnn gày 13/7/1956 Ba Cut bị Nguyễn Ngọc Thơ xử chém ở Cần Thơ. Lực lượng vũ trang của Ba Cụt một số ra hàng chính quyền Diệm, số lớn tan rã, một số khá đông về với nhân dân, gia nhập các lực lượng vũ trang cách mạng.

Theo tài liệu của Bộ Tổng tham mưu ngụy, trong vòng 15 tháng từ tháng 4/1955 đến tháng 6/1956 quân đội Diệm đã hoàn thành tiêu diệt các lực lượng vũ trang giáo phái. Riêng Hòa Hảo và Cao Đài có 600 bị giết và bị thương, 1.100 bị bắt, 7758 ra hàng. Nếu kể cả Bình Xuyên thì tổng số ra hàng là 5 trung đoàn và 1 tiểu đoàn được Diệm cho gia nhập vào “Quân đội quốc gia” theo cách xé lẻ.

Khi Diệm bắt đầu tấn công vào lực lượng Bình Xuyên, Trung ương Đảng ra chỉ thị về “Tình hình hỗn loạn ở miền Nam” đặt vấn đề tranh thủ, duy trì lực lượng giáo phái chống Diệm. Xung đột Diệm với Bình Xuyên vừa nổ ra, Xứ ủy Nam bộ lập tức cử nhiều cán bộ cấp khu, cấp tỉnh huyện vào lực lượng Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo trách nhiệm tranh thủ họ, giúp đỡ họ chống Diệm để duy trì mâu thuẫn của lực lượng giáo phái với Mỹ Diệm và giúp đỡ các lực lượng còn lại tồn tại, phát triển, cách mạng hóa. Một mặt trận Cao - Hòa - Bình hình thành. Hàng loạt đơn vị vũ trang cách mạng với danh nghĩa giáo phái có nhiều ít hoặc không có binh sĩ giáo phái tham gia xuất hiện khắp miền Đông, miền Trung, miền Tây hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân chống lại các chính sách tàn bạo của Mỹ Diệm.

Như vậy là Diệm đã gây ra chiến tranh đưa “Quân đội quốc gia đi đánh các lực lượng giáo phái ròng rã hơn một năm trời đã tiêu diệt được phần lớn lực lượng vũ trang của các giáo phái. Những người cách mạng đã đi vào lực lượng giáo phái và đã khéo léo giúp đỡ, hướng dẫn các lực lượng còn lại và nhân cơ hội đó tổ chức ra “các lực lượng vũ trang giáo phái” chống lại Mỹ Diệm.

Nhật kí Lâu Năm góc viết:

“Năm 1955- 1956 hộ pháp Phạm Công Tắc vượt biên giới Tây Ninh sang Campuchia với một số tín đồ và tại đó tiếp tục chống đối Diệm. Bảy Dom từng làm phó cho thủ lĩnh Hòa Hảo bị bắt là Ba Cụt, cũng đưa lực lượng của y đến biên giới Campuchia. Năm 1956 Diệm đưa Ba Cụt lên máy chém với một bộ tóc chưa bị cắt. Sau đó, Bảy Dom và một số thủ lĩnh Hòa Hảo khác là Mười Trí thề trả thù cho Ba Cụt và họ tiến hành chiến tranh du kích chống Diệm. Có tin là khoảng  bốn tiểu đoàn Hòa Hảo đã liên tục mở những trận đánh vào quân chính quyền cho đến năm 1962. Trong những năm sau đó, Mười Trí công khai đi theo Việt Cộng.

“… Tuy chiến thắng của Diệm đối với giáo phái đã gây được ấn tượng nhưng chiến thắng đó không có tính chất quyết định hoàn toàn và chính cái tính bướng bỉnh và cương quyết từng mang lại cho Diệm những thắng lợi chiến thuật ban đầu đã cản trở ông ta lôi kéo các phần tử giáo phái chống đối còn lại để họ tham gia một vai trò có tính chất xây dựng. Nói đúng hơn chính sách của ông đã dẫn đến một liên minh Việt Cộng - giáo phái chống lại ông. Việc Việt cộng giáng cho quân lực Việt Nam của Diệm những thất bại hoảng hồn ban đầu trong những năm 1959 và 1960 tại khu vực Bắc Sài Gòn, là nơi quân Cao Đài và Bình Xuyên còn ẩn náu, chẳng phải là chuyện tình cờ”(1).


(1)Nhật kí Lầu Năm góc. Tập I Quyển 2 - sách đã dẫn, trang 192 - 193.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:04:43 am »

Chương III

CÁC QUỐC SÁCH CỦA MỸ DIỆM

Âm mưu ý đồ cơ bản của Mỹ Diệm được phản ánh khá rõ trong bị vong lục của “Hội đồng an ninh quốc gia” Mỹ (NSC) số 5621/1 ngày 3/9/1956 là: “Giúp đỡ nước Việt Nam tự do (Nam Việt Nam) phát triển một Chính phủ hợp hiến, ổn định và hùng mạnh đẻ có thể khẳng định sụ tương phản ngày càng hấp dẫn so với các điều kiện trong khu vực hiện nay của cộng sản ở miền Bắc cũng như ở Nam Việt Nam, để cuối cùng đi đến thống nhất Việt Nam bằng phương pháp hòa bình thành lập một nước Việt Nam tự do, độc lập dưới sự lãnh đạo chống cộng sản”(1).

Để thực hiện âm mưu ấy, Ngô Đình Diệm nêu chiêu bài: “Đả thực, bài phòng, diệt cộng”.

Đả thực là buộc thực dân Pháp công nhận nền độc lập hoàn toàn của Nam Việt Nam kể cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp, rút hết quân đội viễn chinh và bộ máy cai trị thực dân. Đồng thời tiêu diệt loại bỏ lực lượng vũ trang các giáo phái thân Pháp, loại bỏ những kẻ xưa nay trung thành với Pháp, thân Pháp. Với chiêu bài “đả thực” Ngô Đình Diệm tự tô vẽ cho mình là một người yêu nước “cứu” “kháng chiến” và chính quyền do y dựng lên là chính quyền của “một quốc gia độc lập hoàn toàn”.

Bài phong là truất phế Bảo Đại vốn là một ông vua phong kiến và gạt bỏ những tay chân phe cánh của “triều đình” Bảo Đại. Với chiêu bài “bài phong” Diệm cho mình là dân chủ chống phong kiến và chính thể của y  là chính thể dân chủ thật sự, che dấu chế độ thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.

Nếu đả thực bài phong chỉ là hình thức bề ngoài nhằm mục đích lừa phỉnh thì chống cộng mới là quốc sách chính yếu của Mỹ Diệm. Có thực hiện được “Diệt cộng”, Mỹ Diệm mới có thể ấp đặt xong chủ nghĩa thực dân mới ở Nam Việt Nam, mà người cộng sản Việt Nam ở miền Nam hiện nay đang tay không, không còn chính quyền và quân đội bảo vệ. Vả lại ngăn chặn phong trào cách mạng phát triển xuống phía Nam để con bài đôminô không đổ dẫn tới sự đổ vỡ cả Đông Nam Á cũng là nhiệm vụ của sen đầm quốc tế.

Từ đầu, khi các lực lượng Quân đội nhân dân vừa rút khỏi các vị trí đóng quân ở vùng tự do, các vùng căn cứ cũ, đồng bào ta còn ngỡ ngàng, tổ chức cơ sở Đảng chưa ổn định, địch tiến hành đánh phá ngay căn cứ, cơ sở của cách mạng trước nhất là vùng tự do Nam Ngãi Bình Phú của khu V, nơi nhân dân có chính quyền của mình vừa chưa quen phương pháp đấu tranh với địch trong vùng chúng chiếm đóng.

Địch thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình của nhân dân. Chúng gây nên hàng loạt vụ thảm sát. Đáng kể là ở Quảng Nam, từ 23 đến 28/9/1954 chúng giết 105 người làm bị thương 186 ở Hà Mật, Chiêu Đàn, Cây Cốc. Bọn tay chân của Mỹ Diệm còn kết hợp với đảng phái phản động để tiến hành tàn sát người cách mạng. Đêm 21/1/1955 chúng kết hợp với bọn quốc dân đảng ở Duy Xuyên (Quảng Nam) đến nhà lao Hội An bắt 38 đồng chí của ta chở đến đập Vĩnh Trinh, dùng khăn bịt mắt, lấy đá đập vỡ đầu, gãy cổ, cắt mũi, cắt tay, xâu từng chùm ba bốn người bỏ vào bao tải rồi buộc đá ném xuống đập.

Chúng dùng đàn áp, khủng bố hòng làm cho dân khiếp sợ để không dám theo cách mạng.

Khác với các tỉnh tự do cũ của miền Nam Trung Bộ, ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, ta vừa chuyển quân tập kết ra Bắc, địch đã tổ chức chiến dịch lấy tên “Tình huynh đệ” lần lượt thếp thu khu vực 100 ngày Cao Lãnh, 200 ngày Cà Mau. Bằng bộ mặt mị dân, trên đường hành quân đến những nơi chiếm đóng, tới đâu chúng cũng tỏ thái độ dễ dãi và có những hành động mua chuộc nhân dân như cho dân tự do đi lại, phát thuốc, phát vải cho đồng bào cùng lúc với phát ảnh Ngô Đình Diệm và phát truyền đơn xuyên tạc ta. Chúng tổ chức đi thăm chợ, thăm dân và nhân dó điều tra tình hình thanh niên, gần gũi với số cán bộ bất mãn, dụ dỗ số này ra làm việc cho chúng. Qua những bước đi đó, tiếp thu đến đâu, chúng lập ngay bộ máy chính quyền tới đó. Trong bộ máy cơ sở này, bước đầu chúng còn phải dùng cả bọn hội tề cũ, nhưng rất chú ý đưa bọn địa chủ có hận thù với kháng chiến, bọn tề diệp gian ác, bọn đầu hàng, phản bội và cả những phần tử lưu manh làm nòng cốt.

Nhân dân trong các vùng căn cứ vốn đã được thử thách trong kháng chiến lại được giác ngộ về cách mạng, qua những ngày gặp gỡ bộ đội tập kết nên đã tỏ ra lạnh nhạt với các hoạt động mị dân của địch. Và do ta đã chuẩn bị trước, bộ máy chính quyền ở ấp, xã cả huyện thì 2/3 là người của ta.

Như vậy là địch vừa dùng bàn tay sắt vừa dùng bàn tay nhung để thu phục dân ta. Nhưng trước sự vô hiệu quả của bàn tay nhung, chúng lại buộc phải đi vào đàn áp, khủng bố.


(1)Phòng Tổng kết định Ban Tổng kết chiến tranh B2: Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ -  ngụy trên chiến trường B2 (dự thảo)- Sài Gòn, 1984, trang 37.
- Nhật kí Lầu Năm góc Tập I Quyển 2 - trang 194.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:06:11 am »

Quốc sách tố cộng diệt công

Đến năm 1955, Mỹ Diệm mở các chiến sĩ “tố cộng” thí điểm ở các tỉnh Khu V để rút kinh nghiệm.

Tháng 2/1955, địch mở chiến dịch Phan Châu Trinh đánh phá trọng điểm vào Quảng Nam.

Tháng 4/1955 địch mở “chiến dịch giải phóng” đánh phá tỉnh Quảng Ngãi và vùng Bắc Bình Định.

Tháng 5/1955 địch mở chiến dịch Trịnh Minh Thế, đánh ra toàn bộ các tỉnh Khu V.

Từ tháng 5/1955 khi quân đội ta hoàn thành tập kết ra miền Bắc, Mỹ Diệm công bố “Tố cộng, diệt cộng là quốc sách” phát động “chiến dịch tố cộng” trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam.

Diệm thành lập “Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố cộng” gồm tất cả các bộ trưởng trong Chính phủ do Diệm làm Chủ tịch danh dự và Trần Chánh Thành làm Chủ tịch hội đồng. Hội đồng chỉ định ra Ủy ban chỉ đạo tố cộng trung ương, có ban thường trực gồm đại biểu các Bộ thông tin, Công an, Quốc phòng. Nhiệm vụ của Ủy ban chỉ đạo này là trực tiếp chỉ đạo phong trào tố cộng ở các tỉnh, các cơ quan đào tạo cán bộ cho phong trào. Giúp việc cho ủy ban này có các ban tuyên huấn, học tập, kiểm thảo, khai thác có sự phối hợp của các cơ quan Công an, công dân vụ, dân vệ đoàn.

Mỗi tỉnh có một ủy ban chỉ đạo tố cộng. Mỗi bộ có một ủy ban chỉ đạo dọc xuống các cơ quan thuộc bộ mình. Thành phần ủy ban chỉ đọa tỉnh giống như ở trung ương. Thành phần ở cơ quan thì gồm đại biểu cơ quan và liên đoàn lao động công chức của “phong trào cách mạng quốc gia”.

Huyện xã đều có Ủy ban chỉ đạo tố cộng của huyện, xã. Mỗi xã lại chia ra nhiều liên gia tố cộng.

Mục đích của “chiến dịch tố cộng” đuộc đặt ra là “gây uất hận trong dân chúng đối với Việt Cộng”.

Để cho nhân dân tố giác Việt Cộng ở lại hoạt động.

Khủng bố tinh thần Việt Cộng làm cho Việt Cộng nghi ngờ quần chúng mà không dám hoạt động nữa.

Đánh lêch tư tưởng của các phần tử lừng chừng còn hướng về cộng sản phải ngả hẳn về Chính phủ quốc gia.

Thêm phương tiện để kiểm soát cán bộ cộng sản còn ở lại hoạt động trong vùng quốc gia kiểm soát”(1).

Mục tiêu đề ra cho suốt quá trình thực hành quốc sách tố cộng là: đánh trên diện rộng ban đầu, sau đó đánh vào chiều sâu, đánh cả ở nông thôn và thành thị, trọng điểm nhằm vào nơi có phong trào quần chúng mạnh, đánh vào Đảng Cộng sản và đánh vao tổ chức đồng thời đánh vào tư tưởng, tiêu diệt con người đi đôi với tiêu diệt tinh thần, ý chí… tất cả đểđạt mục đích tố hậu là người cộng sản hoặc bị tiêu diệt hoặc phải thuần phục quốc gia, quần chúng cách mạng hoặc chết hoặc trở thành người dân quốc gia.

Phương châm, khẩu hiệu là “từng bước, lâu dài nhưng kiên quyết và triệt để, tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù để thực hiện chủ nghĩa nhân vị quốc gia, giết lầm còn hơn bỏ sót”.

Trọng tâm của chúng nhằm vào cán bộ, đảng viên và những vùng kháng chiến cũ, những nơi có phong trào đấu tranh của nhân dân, đánh đi đánh lại nhiều lần tới khi “triệt hạ được uy thế chính trị của cộng sản”.

Giai đoạn 1 tố cộng chúng chia làm ba đợt:

- Đợt 1: Từ 15/5 đến cuối tháng 8/1955 trọng điểm là các tỉnh miền Trung.

- Đợt 2: Từ tháng 9 đến tháng 11/1955, trọng điểm tiến hành trong nội bộ cơ quan ngụy quyền.

- Đợt 3: Từ 15/11/1955 đến tháng 5/1956 làm rộng rãi ở các tỉnh để triệt hạ uy thế chính trị và phá tổ chức, đồng thời triệt cơ sở kinh tế của cộng sản và thanh trừng số cán bộ cầu an của chúng ở cơ sở xã.


(1)Tài liệu đánh máy - Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng. Đơn vị bảo quản 3 - trang 135.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:06:50 am »

Ngày 20/7/1956 Diệm công khai tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơnevơ, ban hành “quốc sách tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền Nam, cũng là giai đoạn II tố cộng được tiến hành.

Giai đoạn II tố cộng, chúng liên tiếp mở 4 chiến dịch lớn:

Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu từ 24/6/1956 đến 24/2/1957 dùng toàn bộ 2 sư đoàn khinh quân ở Nam Bộ: Sư đoàn 11 và Sư đoàn 13, 6 trung đoàn độc lập tập trung 4 hải đoàn xung phong kết hợp với các đoàn tố cộng cùng bộ máy kìm kẹp ở cơ sở… càn quét đánh phá các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long kể cả miền Tây và miền Trung Nam Bộ. Mục tiêu khá toàn diện: thanh toán lực lượng vũ trang cách mạng liên kết với tàn dư Hòa Hảo, củng cố và phát triển chính quyền cơ sở nông thôn, thành lập và huấn luyện dân vệ đoàn, gay phong trào “khỏe” trong nhân dân.

Chiến dịch Trương Tấn Bửu từ ngày 10/7/1956 đến 24/2/1957 sử dụng 1 sư đoàn dã chiến, 2 trung đoàn độc lập, 1 hải đoàn xung phong cùng lực lượng dân chính tố cộng đánh trên phạm vi miền Đông Nam Bộ kể cả phân khu Sài Gòn - Chợ Lớn, mục tiêu diệt lực lượng và cơ sở Việt cộng cùng tàn dư Bình Xuyên - Cao Đài, kiểm soát biên giới, tái lập an ninh nông thôn. Chiến dịch do thiếu tướng Mai Hữu Xuân chỉ huy.

Chiến dịch mùa thu từ 1/10/1957 đến tháng 12/1957 dùng 1 sư đoàn tăng cường, 1 trung đoàn độc lập, 1 đơn vị thiết giáp, 1 hải đoàn xung phong cùng bản an dân vệ, đánh lần thứ hai vào miền Tây Nam Bộ, mục tiêu củng cố tình hình ở miền Tây, ngăn ta tổ chức hoạt động trở lại và chuẩn bị cho mùa màng gặt hái.

Chiến dịch Nguyễn Trãi từ 20/4/1958 đến 20/11/1958 đánh lại 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ. Cùng lúc địch mở chiến dịch Hồng Châu quét ngoại ô Sài Gòn.

Trong khi đó tại chiến trường Cực Nam Trung Bộ, trên cơ sở đã đánh phá và ổn định tình hình từ năm 1956, bước vào năm 1957 địch tiếp tục tố cộng vào chiều sâu, đánh “tận gốc”, kết hợp với bắt lính sử dụng lực lượng vũ trang, xây dựng Trung đoàn 44 và củng cố sư đoàn Nùng, tổ chức bảo an, dân vệ phát triển đạo giáo, mở chiến dịch vận động người Thượng, lập khu dinh diền dọc Quốc lộ 20, 14 nhằm hoàn thành công cuộc bình định ở Cực Nam Trung Bộ.

Biện pháp và thủ đoạn địch áp dụng trong các chiến dịch “tố cộng” là bạo lực phản cách mạng kết hợp với lừa mị, lấy bạo lực phản cách mạng làm chính.

Lực lượng vũ trang bao gồm quân đội, cảnh sát, bảo an được sử dụng như lực lượng xung kích mở đường, càn quét đánh phá cả ở nông thôn và thành thị và khu căn cứ, lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm, triệt hạ xóm làng, tiêu diệt và chụp bắt cán bộ cơ sở, yểm trợ và làm lá chắn cho các đoàn tố cộng và bộ máy kìm kẹp ở cơ sở. Thực hành càn quét, địch phân quân càn quét từng ô nhỏ, chà đi xát lại nhiều lần, chiếm đóng đêm lẫn ngày, cắm thêm nhiều đồn bót để kiểm soát làm làm điểm tựa cho bọn tề điệp hoạt động. Chiến thuật áp dụng phổ biến là biệt kích bất ngờ chụp bắt cơ sở, tăng hoạt động thám báo, tận dụng bọn đầu hàng đầu thú, làm chỉ điểm, chỉ điểm đến đâu lùng sục, truy bắt đến đấy.

Dưới sự yểm trợ của lực lượng vũ trang, bộ máy kìm kẹp, các đoàn tố cộng lưu động cùng mạng lưới tình báo gián điệp, các đoàn công dân vụ “cùng ăn cùng ở cùng làm” tấn công điên cuồng vào phong trào và cơ sở cách mạng bằng chiến tranh tâm lí, trong đó hình thức khủng bố giữ vai trò chủ yếu nhằm gieo không khí khủng khiếp trong nhân dân, uy hiếp tinh thần cán bộ.

Chúng tập hợp dân tổ chức các lớp học tố cộng chú ý sử dụng bọn đầu hàng và lưới tề điệp phát hiện các đối tượng, trên cơ sở đó tiến hành phân loại, thanh lọc, lập hồ sơ khống chế từng đối tượng.

Sau khi học tập, địch bắt mọi người phải tố giác cộng sản, ai biết ít nói ít, ai biết nhiều nói nhiều “không tố giác là phản quốc”. Chúng phát phiếu cho từng gia đình bắt kê khai những người cách mạng yêu nước rồi bắt tất cả những người bị phát giác hoặc tình nghi viết bản kiểm thảo (tẩy não), kê khai lí lịch, li khai Đảng, xé cờ Đảng, xé ảnh Bác Hồ, viết cáo trạng tố cáo tội ác của cộng sản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 07:07:23 am »

Chúng chia dân ra làm ba loại:

Gia đình loại A là những gia đình kháng chiến cũ, gia đình có người tham gia tập kết, những người yêu nước, thiết tha với hào bình, độc lập, thống nhất mà địch gọi chung là “Việt cộng”. Địch coi đây là những “gia đình bất hợp pháp” trước nhà phải treo biển đỏ cộng sản. Những người trong gia đình loại này thường xuyên bị theo dõi và quản chế gắt gao, bị tra khảo đánh đập tàn nhẫn và phải tuyên bố li khai cộng sản.

Gia đình loại B là những gia đình có liên hệ bà con họ hàng thân thuộc với loại A, hay có mối liên hệ nhất định với cách mạng, được liệt vào danh sách “gia đình nửa hợp pháp”, trước nhà phải treo bàng vàng thân cộng. Những người trong gia đình loại này hằng tháng phải làm tờ cam kết li khai cộng sản, thường xuyên phải tập trung đi lao động khổ sai.

Gia đình loại C gồm những người “không liên quan đến cách mạng” hoặc là vây cánh hậu thuẫn cho chính quyền Diệm. Đây là những “gia đình hợp pháp” trước nhà treo biển xanh. Chính quyền Diệm có những chính sách ưu đãi đặc biệt đối với những gia đình loại này.

Phương châm của địch là “dựa vào loại C, đánh vào loại A làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục”.

Chúng ép buộc người vợ có chồng tập kết phải li khai chồng, lây chồng quốc gia. Chúng lừa mị cán bộ cách mạng. Chúng đặt giải thưởng cho tay chân lấy được vợ và con cán bộ, vợ cán bộ tập kết. Chúng buộc các gia đình cách mạng phải vào ở xung quanh đồn bót.

Địch buộc những gia đình kháng chiến cũ phải ra trình diện nhận giấy “cán bộ hồi chánh”. Chúng bắt mỗi gia đình phải chụp chung một tấm hình, khai rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp treo trước cửa nhà.

Chúng lập ra tổ chức “ngũ gia liên bảo” cột 5 đến 7 gia định một phải chịu trách nhiệm kiểm soát lẫn nhau, không cho “cộng sản” đến ăn ở trong các gia đình này.

Nhgữn gia đình laoi C được chính quyền Diệm tin cậy cử xuống từng địa phương, phối hợp với chính quyền cơ sở tiến hành các đợt tố cộng. Những người thuộc các gia đình loại A và loại B bị bắt dồn về các trại tập trung để học tập tố cộng trong thời gian từ một đến sáu tháng, có nơi chúng làm đi làm lại nhiều lần không kể thời gian.

Trong học tập, ngoài việc chúng bắt mọi người phải tự khai nhận về hoạt động của bản thân còn phải tố giác các đồng chí, đồng bào và người thân của mình. Những người bị tố giác địch bắt phải tự nhận là “Việt cộng” hoặc cài lại để hoạt động phá hoại. Những người không “nhận tội” thì sẽ bị tra tấn ngay tại chỗ, tại lớp học hay trong các phòng thẩm vấn và có thể bị thủ tiêu.

Để uy hiếp tinh thần những người bị bắt đến học tập và gây hoang mang sợ hãi trong quần chúng, địch đưa một số tên đầu hàng phản bội cách mạng ra tố cáo Đảng, xuyên tạc chủ trương, đường lối cách mạng, xé cờ Đảng và ảnh Bác Hồ. Chúng dùng những tên này tham gia tra tấn, thẩm vấn những người bị bắt.

Nhằm gây chia rẽ nội bộ, tạo sự hiềm khích nghi ngờ trong các tổ chức cách mạng, địch cho đặt những thùng thư “trưng cầu dân ý” ngay trong lớp học “tố cộng” và cho tay chân bí mật bỏ thư tố giác một vài người có mặt ở đây rồi mang họ ra tra tấn công khai, không từ một đối tượng nào. Chúng vu cáo bất cứ ai mà chúng cho là những “phần tử nguy hiểm”. Cách tra tấn người của công an, mật vụ và ngụy tàn ác, dã man hơn cả thời trung cổ.

Nhằm gây nghi ngờ trong nội bộ và mất lòng tin của quần chúng đối với Đảng, địch ép buộc những người bị bắt phải ăn, ngủ và mặc theo chúng, mang súng không có đạn, dẫn lính đi lùng sục tìm kiếm cán bộ và cơ sở bí mật của ta.

Trong các chiến dịch “tố cộng diệt cộng”, số lượng nhà tù trại giam không ngừng tăng nhanh nhưng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Ở nhà tù Gia Định, Hội An, một buồng giam 54m2 địch nhốt tới 150 người, tù nhân ở đây phải thay nhau nằm, ngồi, đứng. Ở nhà lao Quảng Trị xà lim rộng 2m2 cao hơn 1m mà địch giam giữ tới 4 người. Tại nhà lao Phú Lợi, địch áp dụng hình thức giam người trong hầm lộ thiên sâu khoảng 3,4 mét rộng 3m 3m, trên mặt hầm rào bằng lưới thép gai không lợp mái. Tù nhân ăn ngủ ngay trên nền đất và chịu phơi sương, nắng, mưa suốt ngày đêm. Ở nhà tù Côn Đảo, nơi dành riêng cho những tù nhân ‘tối nguy hiểm”, ngoài những xà lim thông thường, Mỹ ngụy còn xây dựng hệ thống “chuồng cọp”. Với chế độ giam giữ như vậy, chỉ trong ba năm từ 1957 đến 1959 đã có 3.000/4.000 người bị giam ở Côn Đảo đã chết.

Ở nhà giam Phú Lợi, địch còn đầu độc một lúc hàng ngàn người. Trưa ngày 1/12/1958 chính tay chúa ngục Hà Văn Tân (đã từng du học ở Mỹ) trực tiếp bỏ thuốc độc thần kinh vào cơm và thức ăn của tù nhân làm hơn 1.000 người trúng độc, hàng trăm tù nhân chết ngay tại chỗ. Sau khi sự việc xảy ra, địch đã cho phong tỏa, bao vây kín xung quanh trại giam, không cho cứu chữa hòng bưng bít dư luận. Trước cảnh bi thương này, để cứu mình cứu những người còn sống, số tù nhân bị nhiễm độc nhẹ đã phá phòng giam, trèo lên mái nhà la hét, kêu gọi cấp cứu. Những tiếng kêu xé trời của những người bị đầu độc ở Phú Lợi đã nhanh chóng lan ra ngoài đến khắp miền Nam, miền Bắc và thế giới. Nhân dân tiến bộ ở nước Á, Phi, Mỹ La tinh, Hội đồng Hòa bình thế giới, tổ chức Đoàn kết nhân dân Á Phi, các nước xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ hành động vô nhân đạo của chính quyền Diệm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM