Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:30:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88729 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 07:58:55 am »

Trong những năm 1957, 1958, địch càng đàn áp, khủng bố ngày một dã man ở Vĩnh Long. Trung ương Đảng nhận định địch đã thất bại nặng nề về chính trị, do đó đã tới lúc phải đoàn kết đấu tranh mạnh mẽ hơn. Tỉnh ủy Vĩnh Long chủ trương cho đào súng lên trang bị cho cá cán bộ để tự vệ, lãnh đạo lực lượng vũ trang đẩy mạnh diệt ác, đánh bọn ác ôn đi lùng sục, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh của quần chúng.

Phong trào diệt ác phát triển, lực lượng vũ trang hoạt động công khai hỗ trợ quần chúng đấu tranh. Cuối năm 1957 ở xã Loan Mỹ (Tam Bình) cấp ủy địa phương cùng nhân dân và một đơn vị của Lý Thường Kiệt tổ chức diệt gọn một tiểu đội ác ôn. Tháng 3.1958, công an mật đột nhập vào quận lị bắn chết đại úy Dương Văn Biên quận trưởng Vũng Liêm làm cho bọn công an, cảnh sát quận và các tên đại diện, trưởng khu, trưởng ấp dao động. Nhiều xã trong huyện vùng lên diệt ác ôn, trừ khử do thám, chỉ điểm cùng những tên địa chủ thu tô, cướp ruộng.

Ở Chợ Lách, tên quân trưởng Sơn đánh phá ác liệt phong trào cách mạng của nhân dân nhiều xã. Y bắt thanh niên nam nữ trong họ đạo Cái Nhum tập quân sự. Huyện ủy Chợ Lách chỉ đạo phát động quần chúng đấu tranh vạch trần tội ác của hắn với các chức sắc của họ đạo. Ta sử dụng cả báo chí Sài Gòn tố giác hành động tội ác của tên Sơn, phối hợp với đấu tranh của quần chúng ở địa phương. Kết quả, tên Sơn phải đổi đi nơi khác, quần chúng vô cùng phấn khởi.

Tháng 7, 1959, thi hành luật 10/59, bọn Diệm đưa máy chém về Vĩnh Long, tới xã Đông Thành (Bình Minh) chặt đầu anh Huỳnh Văn Đạt. Chúng đưa máy chém xuống Trà Ôn mở phiên tòa đặc biệt kết án tử hình 29 đồng chí ta.

Tỉnh ủy Vĩnh Long chỉ thị cho các cấp ủy Đảng cần đẩy mạnh phong trào cách mạng, đẩ mạnh diệt ác trừ gian, phá kìm kẹp của địch.

Có sự hỗ trợ của bộ đội Lý Thường Kiệt, nhân dân diệt trừ một loạt ác ôn: tên Hòa đầu hàng ác ôn, cảnh sát Phương ở Phú Quới, xã Tràng ở An Bình…

Tháng 12 năm 1959, tại xã Long Hưng (Lấp Vò) một đơn vị của Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở bên trong tiến công bốt Vàm Đình diệt bọn tề xã và 2 tiểu đội dịch, thu toàn bộ vũ khí.

Ngày 16.12.1959, địch mở cuộc càn vào xã Long Hưng bị Đại đội 258 của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt cùng du kích xã chặn đánh, diệt nhiều tên, bẻ gãy trận càn.

Những trận thắng của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt ở Tân Quới (Bình Minh), Long Hưng (Lấp Vò), An Khánh (Châu Thành) đã cổ vũ cho phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên phá thế kìm kẹp của địch ở xóm ấp. Ngày 29.12.1959, được sự hỗ trợ của bộ đội, nhân dân các xã Mỹ Hòa, Phong Hòa, Tân Lược (Bình Minh) đã đồng loạt nổi dậy, truy lùng bọn ác ôn. Một số tên có nợ máu với nhân dân đã bị tiêu diệt, còn bọn đia chủ phải giảm tô, giảm tức. Các xã lân cận cùng hưởng ứng, nổi dạy xé cờ ba que, xé ảnh Diệm, trương biểu ngữ cách mạng.

Cùng cuối năm 1959, ở một số xã của huyện Bình Minh, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm, nhân dân nổi dậy trống mõ gậy gộc biểu dương khí thế cách mạng. Ngụy quyền ở xóm ấp hoảng sợ, những tên ác ôn ban đêm phải vào đồn bốt ngủ.

Nhân dân được Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt hỗ trợ đã đứng lên làm chủ một số vùng ở nông thôn, tạo thành những lõm căn cứ: Tân Quới, Thạnh Lợi, Phong Hòa (Bình Minh), Hòa Thành, Long Hưng (Lấp Vò), Hiếu Thành, Trung Ngãi (Vũng Liêm), Hòa Bình, Xuân Hiệp (Trà Ôn). Ở một số nơi đã làm rào, dựng chướng ngại vật, đào hầm bí mật để bám trụ tại chỗ hoạt động.

Đi đôi với phong trào chống luât 10/59, đồng bào trong tỉnh Vĩnh Long còn đấu tranh quyết liệt chống địch lập khu trù mật. Năm 1959, chính quyền Diệm lập ra hai khu trù mật để dồn dân, cô lập cách mạng.

Khu trù mật Cái Sơn xây dựng trong vùng đạo Phật giáo Hòa Hảo, địch kìm chặt ở xã Tân Lược huyên Bình Minh. Địch triệt phá mùa lúa đang chín rộ trong lúc người nông dân không có gạo ăn làm bùng lên ngọn lửa căm hờn trong nhân dân. Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở và quần chúng cách mạng đánh tiêu diệt trung đội biệt kích canh giữ khu trù mật. Địch đưa một tiểu đoàn biệt động quân đến tiếp viện bị ta tiêu diệt một bộ phận. Cuộc càn bị chặn đứng. Nhân đó ngày 29.12.1959, đồng bào Hòa Hảo các xã Tân Lược, Phong Hòa, Tân Quới nổi trống mõ vang trời, dùng dao mác truy lùng bọn ác ôn đi bắt xâu, bắt lính. Chúng không giữ nổi khu trù mật lại không gom được dân. Cuối cùng địch không lập được khu trù mật Cái Dầu.

Khu trù mật Cái Sợn lại lập ở vùng kháng chiến thuộc xã Song Phú (Tam Bình). Địch xua lính phá nhà, phá lúa của nông dân, khoanh khu, bắt dân các nơi trong tỉnh hằng này tập trung từ 1000 đến 2000 người đến đào mương, đắp lộ, đắp nền nhà, rào kẽm gai xung quanh, xây đồn bốt. Háng mấy tháng, chúng bắt dân lặn ngụp trong nước, nhổ lúa, đào đất, xây khu làm cho nhân dân vô cùng phẫn nộ. Tháng 10.1959 hàng nghìn dan tại địa phương cùng đông đảo dân các xã khác đã đấu tranh không cho địch nhổ lúa và đòi bồi thường. Quần chúng đấu tranh quyết liệt, dùng gậy, gộc, đất, đá đánh trả. Một số binh lính địch cũng đồng tình với đồng bào.

Thắng lợi của cuộc đấu tranh tại khu trù mật Cái Sơn đã khích lệ nhân dân các xã đấu tranh không đi làm xâu, không bỏ ruộng vườn, không vào khu trù mật. Trước những cuộc đấu tranh liên tục và mạnh mẽ của nhân dân, tháng 11.1959, địch buộc phải đình chỉ việc xây dựng khu trù mật Cái Sơn.

Đầu năm 1960, Khưu Văn Ba, tỉnh trưởng Vĩnh Long quyết định trong 6 tháng phải xây dựng xong khu trù mật bằng bất cứ giá nào. Quận trưởng Tam Bình huy động cảnh sát càn quét các xã trong huyện để bắt xâu. Chúng đã bắt hàng nghìn dân đến Cái Sơn để xây dựng khu trù mật. Tháng 4.1960, địch dự định gom 4000 gia đình vào khu trù mật nhưng chúng chỉ gom được 400 gia đình mà hầu hết là người già và trẻ em.

Ngày 15.5.1960 phát hiện một đơn vị của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt về tại một ấp trong xã Song Phú, địch cho một tiểu đoàn càn vào. Đại đội 256 của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt kết hợp với du kích Song Phú đã bẻ gãy liên tục mấy cuộc tiến công, phá cuộc càn, tiêu diệt 35 tên, làm bị thương nhiều tên khác, bắt sống 3 tên, thu 1 trung liên và 4 tự động. Bên ta một đồng chí hi sinh, bốn bị thương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:00:03 am »

Tuy vậy, Khưu Văn Ba vẫn quyết tâm đón Ngô Đình Diệm đến khánh thành. Ngày 16.06.1960, Khưu Văn Ba trực tiếp dẫn một đoàn đến thị sát khu trù mật. Đại đội 256 của Lý Thường Kiệt phối hợp với cơ sở xã Song Phú, phục kích tại cống Cây Sao, ấp Cái Sơn diệt tỉnh trưởng Khưu Văn Ba, bắt sống ba tên cán bộ cấp tỉnh đi theo.

Khưu Văn Ba bị diệt, bọn địch ở khu trù mật Cái Sơn hốt hoảng bỏ chạy tán loạn. Nhân dân trong khu và vùng xung quanh vui mừng phấn khởi, thừa thắng xông lên phá rã từng mảng khu trù mật. Địch phải bỏ các đồn bốt ở xung quanh khu trù mật chạy vào trung tâm. Hệ thống kìm kẹp của địch bị phá lỏng.

Sự kiện diệt tỉnh trưởng Khưu Văn Ba báo hiệu  khởi nghĩa ở Vĩnh Long đang đến gần.

Cuộc chiến đấu và võ trang tuyên truyền của Tiểu đoàn Lý Thường Kiệt cổ vũ phong trào cách mạng của nhân dân tỉnh Trà Vinh. Tại đây, phong trào trừ gian diệt ác nổi lên mạnh mẽ, một phần nhờ tấm gương Lý Thường Kiệt.

Tại Trà Vinh, ngày 15.04.1959, Tỉnh ủy tổ chức trung đội võ trang tuyên truyền đầu tiên của Tỉnh, ra mắt nhân dân ở ấp Láng Cháo xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Về danh nghĩa công khai tung vào vùng địch, đây là Tiểu đoàn Cửu Long. Danh sách trung đội gồm (tên bí danh):

Tiểu đội 1: Quyết, Tâm, Chiến, Đấu, Thực, Hiện, Dân, Cày, Có Ruộng.

Tiểu đoàn 2: Tích, Cực, Tiến, Lên, Xây, Dựng, Chủ, Nghĩa, Xã, Hội.

Tổ trinh sát: Phải, Sinh, Tử, Bất, Ly.

Tổ cứu thương: Tận, Tụy, Phục, Vu.

Tổ công trường: Sản, Xuất, Nhanh.

Đồng chí Trần Văn Long Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Quân sự Tỉnh giao nhiệm vụ và đọc tuyên ngôn hoạt động của đội.

Đây là đội chủ lực của Tỉnh trong thời kì “Hòa bình phát triển đã qua, toàn dân khởi nghĩa chưa tới”. Nó là lực lượng đàn anh của bộ đội tự vệ, du kích ở các huyện, xã. Hình ảnh nó như Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thu nhỏ.

Tiếp theo, vào tháng 9.1959, trung đội thứ 2 được thành lập gồm 2 tiểu đội:

Tiểu đội 1: Hòa, Bình, Thống, Nhất, Độc, Lập, Dân, Chủ, Giàu, Mạnh.

Tiểu đội 2: Phát, Hỏa, Xung, Phong, Giải, Quyết, Trận, Địa, Nhanh.

Hai trung đội, một văn phòng hình thành đại đội.

Lúc này, Ban Quân sự Tỉnh ủy do đồng chí Trần VĂn Long làm Trưởng Ban đảm nhiệm chỉ huy quân sự toản Tỉnh(1).

Ta đẩy mạnh phong trào diệt ác ôn, phá kìm kẹp ở huyện căn cứ, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng. Nhiều tên ác ôn đẫm máu bị ta trừng trị: Đội Lục, Ách Bền (Long Vĩnh), Đội Thọ, Chủ Quản (Ngũ Lạc), Quản Viên (Trường Long Hòa).

Ở Long Toàn ta tổ chức một cuộc đấu tranh chính trị vào tề xã. Địch đàn áp nổ súng vào đoàn người tay không, một số đồng bào hi sinh. Ta tổ chức cuộc đấu tranh chính trị  lần thứ hai nhưng có lực lượng vũ trang trong đoàn đấu tranh. Quân địch lại đàn áp, đánh đập dã man đồng bào ta. Lừa sự sơ hở của địch tự vệ ta nổ súng diệt 3 tên ác ôn trước tề xã, thu 2 súng cácbin.

Ở Long Vĩnh, du kích nổ súng tạo cớ cho hàng ngàn đồng bào bị bắt về đây xây dựng khu trù mật đấu tranh không xây khu, bỏ về.

Ở quận lị, ta mở trận phục kích nhằm diệt tên Biên quận trưởng Long Toàn đang chỉ huy xây dựng sân bay Long Toàn. Tên Biên chết hụt nhưng chiếc xe Jeep chở hắn bị đốn cháy.

Đội vũ trang Tỉnh cùng du kích trong một đêm diệt tên chủ ấp ở Hồ Thùng (Trường Long Hòa) và bố trí phục kích diệt một trung đội dân vệ khi chúng chở xác chủ ấp Đấu qua kinh Dêrô.

Mặc dù “Tiểu đoàn Cửu Long” mới chỉ là đại đội nhưng với các du kích xã, tự vệ vũ trang ở khắp nơi, với huyện căn cứ Duyên Hải và các lõm căn cứ ở Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang  nơi cơ sở và phong trào quần chúng mạnh, Trà Vinh sẽ cùng đồng hành với các tỉnh bạn trong phong trào khởi nghĩa đồng loạt nay mai ở miền Tây.


(1)Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Duyên Hải (1930-1975), Ban Tuyên giáo Huyện ủy Duyên Hải - 2000 - Trang 121, 122, 123.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:01:11 am »

Ở các tỉnh miền Trung Nam Bộ

Khi Ngô Đình Diệm sử dụng “quân đội quốc gia” tấn công các giáo phái, các Tỉnh ủy Tân An, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Kiến Phong được sự lãnh đạo của Liên Tỉnh ủy đã đả thông đồng bào giúp đỡ cho giáo phái đánh lại Mỹ Diệm đồng thời đưa người của ta vào làm nòng cốt hướng dẫn cho giáo phái chống lại quân Diệm và hạn chế nhũng nhiễu phái phách của họ đối với nhân dân.

Ở tỉnh Mỹ Tho ta thành lập một đơn vị vũ trang lấy danh nghĩa Bình Xuyên gồm 44 đồng chí được trang bị đầy đủ ở Gò Công. Đơn vị thứ hai với danh nghãi Hòa Hảo gần 40 đồng chí ở Cái Bè. Đơn vị thứ ba với danh nghĩa Cao Đài do đồng chí Trần Hữu Danh xây dựng cùng 30 đồng chí hoạt động ở Châu Thành.

Ở Tân An, ta lập nhiều ban quân chính vùng với cờ có chữ “Cao Thiên Hòa Bình” để cùng chống Diệm.

Ở Chợ Lớn do sự dàn dựng của ta mà một đơn vị vũ trang Cao Đài đã đánh một số trận tốt như phục kích ở Rạch Mây - Núi Gọ lần đầu tiên lực lượng Cao Đài diệt được một trung đội quân Diệm, thu vũ khí.

Khi cá lực lượng giáo phái tan rã, riêng Tỉnh ủy Mỹ Tho đã đưa các lực lượng vũ trang được xây dựng lên Liên Tỉnh. Các tỉnh khác thì tách người của ta kéo theo ít nhiều binh sĩ giáo phái lậ̣p ra các lực lượng vũ trang ta mang tên giáo phái.

Tại Long An, ở Đức Huệ nhóm của Mười Xưởng, Tư Đứng đã diệt tên chỉ huy lực lượng Cao Đài li khai và tách ra thành lập “Tiểu đoàn Quang Huy”. Ở đây đồng chí Quýt đã vận động binh lính ở đồn Mỹ Tho lấy được 30 súng có 2 trung liên.

Tại Kiến Phong, các đồng chí đã rút người của mình từ lực lượng Hòa Hảo lập ra Tiểu đoàn Đinh Bộ Lĩnh có 3 trung đội 100 quân.

Cùng trong thời gian này Liên Tỉnh ủy ở Đông Bắc Kiến Phong có hai đại đội. Khi hai tiểu đội của Bình Xuyên rút về đây nhập vào, lực lượng Liên Tỉnh lấy tên là Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên do đồng chí Bảy Phèn làm tiểu đoàn trưởng.

Tháng 08/1956 có Đề cương Cách mạng miền Nam chỉ đường, Liên Tỉnh ủy lập cơ quan quân sự nhằm thống nhất sự lãnh đạo đối với lực lượng vũ trang và các tổ chức quân sự của ta. Cơ quan này lấy tên giáo phái là Khu bộ Tân An - Chợ Lớn do Trung tá Lưu Phước Nam làm Khu bộ tưởng. Lưu Phước Nam thường gọi là Tám Dần vốn là đồng chí Lê Văn Khuyên - huyện đội trưởng Thủ Thừa trong kháng chiến chống Pháp.

Các đơn vị vũ trang hình thành trong những hoàn cảnh khác nhau quy tụ dưới quyền chỉ huy của Khu bộ lúc đó khá nhiều. Có nhóm của Nguyễn Văn Ấp với nhóm Trương Công Xưởng hình thành Trung đội 10. Nhóm của Nguyễn Văn Chiểu là Trung đội 15 Tiểu đoàn Phước Dư với 60 người ở Mộc Hóa. Ở Đức Huệ có Tiểu đoàn Quang Huy. Nhóm Nguyễn Văn Du là Tiểu đoàn Lê Quang Bình Xuyên. Ở Rừng Sát có Đại đội 12 có 12 người vượt ngục Biên Hòa về do đồng chí Sáu Nam chỉ huy.

Từ Khu bộ đến các đơn vị đều mang tên giáo phái, nhưng Liên Tỉnh ủy đã sớm đặt tên cho lực lượng này là “Quân giải phóng”. Các đơn vị này là tiền thân của lực lượng vũ trang Long An và Kiến Tường sau này.

Tháng 8/1957, Xứ ủy quyết định thành lập tỉnh Long An và tỉnh Kiến Tường thay cho Tân An av̀ Chợ Lớn để khớp với tổ chức hành chính của địch.

Lúc này Khu bộ Tân An - Chợ Lớn giải thể, một số lực lượng đưa về Kiến Tường, còn lại đưa về Long An.

Có thêm cán bộ và chiến sĩ về tăng cường, Tỉnh ủy Long An quyết định tổ chức lại lực lượng vũ trang và thành lập hai tiểu đoàn. Lấy phiên hiệu tiểu đoàn là để gây thanh thế nhưng cả hai không có ban chỉ huy tiểu đoàn. Tiểu đoàn 506 gồm có ba trung đội, quân số khoảng 150 hoạt động ở Bắc Lộ 4. Tiểu đoàn 508 lấy nòng cốt là Đại đội 12, quân số 70 người, hoạt động ở Nam Lộ 4.

Trong khi đó Kiến Tường thành lập Tiểu đoàn 504 với quân số trên 120 trong đó một bộ phận của Tiểu đoàn 2 do Liên tỉnh đưa về tăng cường.

Ở Kiến Phong, Tỉnh ủy nhập các đại đội của Tiểu đoàn 5 Đinh Bộ Lĩnh với các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 2 Bình Xuyên còn lại tổ chức thành Tiểu đoàn 2 Quân giải phóng Bình Xuyên. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 mới gồm có: Thái Hoàng Ân (tức Nguyễn Trường Càng nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 311 thời chống Pháp) làm tiểu đoàn trưởng, Ba Trung tiểu đoàn phó, Đặng Tân Quảng chính trị viên, Mười Dân (Tức Tư Sâm) làm phó chính trị viên. Bốn đại đội chia nhau hoạt động ở Cao Lãnh, Hồng Ngự, Thanh Bình và ở khu vực biên giới Campuchia. Quân số thực tế của các đại đội này chỉ trên dưới một trung đội.

Trogn thời kì này ở cả ba tỉnh trên ta đều lập các binh công xưởng, công trường để sửa chữa, làm vũ khí và rờ-soạc đạn. Ta cũng thành lập quân y để chăm sóc sức khỏe cho các lực lượng.

Tại Mỹ Tho, vào tháng 08/1956 có khoảng 200 cán bộ hồi cư ra trình diệt đã chạy thoát về Tân Hòa Đông (Châu Thành). Đồng chí Trần Hữu Danh đã tuyển chọn tổ chức một tiểu đội vũ trang 10 đồng chí được trang bị một số súng ngắn Colt 12, 1 tôm xơn, 1 mi bát rút, 2 mi sten, 1 garant. Lúc đầu đơn vị chỉ làm nhiệm vụ vũ trang tự vệ, đến đâu năm 1957 mới ra hoạt động.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 09:56:22 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:02:55 am »

Đầu năm 1957, Liên Tỉnh ủy cho tập trung cán bộ, chiến sĩ của Mỹ Tho chạy lên Đồng Tháp Mười để thành lập trung đội vũ trang đưa về Mỹ Tho. Trung đội này lấy phiên hiệu là Đơn vị 514. Như vậy hai đơn vị đầu tiên của lực lượng vũ trang tỉnh đã hình thành.

Hoạt động của các lực lượng vũ trang các tỉnh trong thời gian 1957-1959 là vũ trang tuyên truyền trừ gian diệt ác, khống chế địa chủ giành lại ruộng đất cho nông dân.

Ở khắp nơi trên bốn tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho nhân dân đón tiếp các chiến sĩ vũ trang tuyên truyền như đón tiếp những người ruột thịt đi xa lâu ngày trở lại. Trong khi các thôn xóm còn bao phủ bầu không khí khủng bố “tố cộng diệt cộng”, bắt đầu râm ran truyền đi ccác tin vui “bộ đội đằng mình về rồi”, “tầm vông vác nhọn về rồi”. Các đội vũ trang tuyên truyền ngày càng tỏa rộng, bám sâu vào nhân dân, được nhân dân che chở, nuôi dưỡng.

Các đội vũ trang tuyên truyền xuất hiện ngày càng nhiều và thường xuyên hơn ở các thôn xóm. Thời kì đầu bà con chỉ nhìn thấy những chiến sĩ trang bị đủ loại vũ khí lại đàng hoàng đi giữa ban ngày. Nhiều tên ác ôn lần lượt bị cảnh cáo, trừng trị.

Tại tỉnh Long An, các tổ vũ trang ta trừng trị cai tổng T. ở Cần Guộc, tên xã V, tên quận T ở Cần Đước… Quận Vân quận trưởng Cần Đước nhận được thư cảnh cáo. Ở Đức Hòa du kích mật phát triển đã hỗ trợ nhân dân giải tán nhiều liên gia, trấn áp nhiều tên tề điệp, diệt trừ hai mươi tên ác ôn. Bọn địa chủ ác ôn ở đây bỏ chạy, trả lại ruộng đất cho nông dân. Tính trung bình mỗi xã ở Đức Hòa đòi được hàng trăm mẫu ruộng.

Ở Bến Lức có cha con Lý Văn Mạnh, Lý Thị Hường là địa chủ lớn vào loại có thế lực ở Long An. Họ Lý có hai nghìn mẫu ruộng và có họ hàng thân với tướng Trần Văn Đôn nên quận trưởng Đức Hòa phải đưa lính về đóng đồn Cầu Xáng ngay tại đất nhà họ Lý để bảo vệ. Tỉnh ủy Long An quyết định hạ uy thế địa chủ Lý Thị Hường.

Tổ vũ trang quyết định bắt Lý Thị Hường giữa thanh thiên bạch nhật để chứng tỏ sức mạnh của cách mạng. Ta phục kích ở bờ kinh Xáng, đến chín giờ sáng khi xuồng máy của Lý Thị Hường chạy qua thì ra lệnh cho xuồng cặp bến. Lý Thị Hường được dẫn đến gặp đồng chí Tư Thân và “bà Tư” đã bị khuất phục. Tên địa chủ họ Lý vốn ngạo nghễ đã chắp tay lạy và xin hứa không cướp ruộng và ức hiếp nhân dân.

Một tuần sau, đồn Cầu Xáng bị tập kích, một trung đội lính bị đánh tan tác. Sau những sự kiện ấy cha con Lý Văn Mạnh bỏ về Sài Gòn. Hàng ngàn mẫu ruộng ở Bến Lức lại trở về tay nông dân(1).

Vụ trấn áp Lý Thị Hường có tiếng vang rất lớn ở Long An. Hàng loạt tề xã, tề ấp tự tan rã hoặc bỏ việc.

Ở phúa nam Lộ 4, Đại đội 12 cũng trấn áp nhiều địa chủ ở Cần Đước, Cần Guộc.

Tình hình Long An vào cuối năm 1957 đã khác hẳn trước, khí thế đấu tranh của quần chúng lên cao. Bọn địa chủ ác ôn co lại, tề ấp, tề xã bị vô hiệu hóa ở nhiều nơi.

Diệm đưa một nhân vật cứng rắn nổi tiếng là thiếu tá Mai Ngọc Được về làm tỉnh trưởng mới cũng không thể thay đổi được tình thế.

Bước sáng năm 1959, các hoạt động vũ trang tuyên truyền của Long An phát triển mạnh, có ảnh hưởng cả ra ngoài tỉnh. Các đội vũ trang tuyên truyền Long An đã đặt chân đến sát Sài Gòn trên các khu vực như Bình Đông, Chánh Hưng, cầu Nhị Thiên Đường, Phú Lâm.

Qua hai năm vũ trang tuyên truyền, lực lượng vũ trang Long An phát triển rất nhanh đòi hỏi phải có thêm nhiều súng, dẫn đến trận đánh đồn Vàm Sác của Đại đội 12.

Tháng 04/1959, mười chiến sĩ của Đại đội 12 cải trang thành dân người trên xuồng chở củi bơi thẳng đến trước đồn Vàm Sác. Lính gác hỏi xuồng chở gì? Vừa đáp “Chở củi cho thầy đội” xuống đã cập bến, các chiến sĩ bất ngờ diệt tên gác, xông vòa đồn khi cơ sở nội ứng của ta cũng đang đánh lại bọn địch. Ta bắn bị thương ba tên, những tên khác bỏ chạy. Ta thu 13 súng, có một trung liên, khoảng một tấn đạn.

Trong cuốn sách “chiến tranh xảy ra ở Long An”, Rốc-cơ đã nhận xét về tình hình Long An đầu năm 1959 như sau: “Trong khi chính quyền ông Diệm nói chung không sụp đổ, thì đại đa số các viên chức địa phương sống riêng lẻ trong nhân dân như xã trưởng, ấp trưởng, công an viên, các bọn thông tin… thì hoặc nghỉ việc, hoặc trốn ra chợ búa nơi có trụ sở của họ…”(2).

Số liêu thống kê của địch ở tiểu khu Long An báo cáo lên cấp trên của chúng thì trong 26 vụ diệt ác trong tháng 01/1959 có 13 vụ ở Đức Hòa, 5 vụ ở Cần Đước, 4 vụ ở Cần Giuộc và 4 vụ ở Bến Lức.


(1)Theo: Long An lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) - NXB QĐND, Hà Nội 1994. Trang 51, 52.
(2)Long An - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), sách đã dẫn - trang 57.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2012, 03:27:14 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:04:31 am »

Tại tỉnh Mỹ Tho, bước vào năm 1957, chiến dịch “tố cộng diệt cộng” của Mỹ Diệm tiến hành rộng rãi khắp tỉnh. Địch tập trung đánh vào cán bộ đảng viên và các tổ chức cách mạng. Từ tháng 10/1957 đến tháng 5/1958 chúng đã bắn giết, bắt bớ, tù đày gần ba ngàn cán bộ đảng viên nòng cốt và quần chúng cách mạng. Tại nhiều xã, địch đã bắt bớ, tra tấn, cắt cổ, mổ bụng, moi gan hàng trăm người. Cơ sở Đảng ở các huyện Gò Công, Hòa Đồng, Chợ Gạo, Châu Thành và thị xã bị tổn thất nặng.

Để củng cố lại cơ sở và giữ vững phong trào, Tỉnh ủy chủ trương sử dụng lực lượng vũ trang diệt một số ác ôn dầu sở ở các địa phương. Việc trừng trị tên quận Long quận trưởng Châu Thành được đặt ra. Quận trưởng Nguyễn Trung Long là một tên chống cộng khét tiếng, thuộc đảng Cần lao nhân vị. Hắn vừa tàn ác vừa xảo quyệt. Mạng lưới điệp báo của hắn phát triển rất rộng.

Nắm được tin ngày 21/09/1957 tên quận Long sẽ đến bế giảng lớp truyền bá quốc ngữ tổ chức ở Long Hưng, đêm 20/9 đồng chí Trần Hữu Danh cùng bảy đồng chí khác ra phục kích ở xóm nhà thờ Long Hưng. Sáng quận Long cùng hai xe đến, đi qua nhưng ta chờ đến khi hắn quay về mới đánh. Xế chiều quận Long ra về thì lọt vào trận địa phục kích của ta. Tên quận Long bị bắn chết tại chỗ. Nhân dân vui mừng hả dạ. Tên cảnh sát Châu ở Long Định đến tận nơi quận Long bị diệt lập miếu thờ, dọa sẽ trả thù. Nhưng chỉ hơn nửa tháng sau, đến lượt cảnh sảt Châu đền tội.

Liên tiếp sau, ta trừng trị một loạt tên gian ác: tên Tâm phụ trách y tế, mật báo ở Nhị Bình (Châu Thành), tên thám báo ở Phú Kiết (Chợ Gạo), tên Tô Bính chỉ điểm ở Đông Hòa Hiệp. Đồng chí Phước xã đội trưởng Hậu Mỹ cùng mười thanh niên diệt hai tên ác ôn ở Phụng Thớt (Kiến Tường). Hai đồng chí Ngọt, Ẩn diệt tên Đờn ở Tân Phước. Chi bộ xã Bình Long diêt tên chủ ấp Nò, Bí thư chi bộ xã Long An (Châu Thành) cùng đội vũ trang tuyên truyền của đồng chí Trần Hữu Danh phát động  quần chúng phá trạm canh, diệt thám báo ác ôn và tập hợp chủ ấp liên gia lại giáo dục. Song song với đội đồng chí Sáu Danh, Trung đội 514 cũng diệt được 14 ác ôn, điệp báo ở Cái Bè.

Phong trào diệt ác trong tỉnh Mỹ Tho diễn ra rất sôi động trong năm 1957. Đến năm 1958 do không được Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo nên Trung đoàn 514 bị địch đánh muốn tan rã, chỉ còn tám đồng chí bám vào địa hình tỉnh Kiến Phong giáp Cái Bè và gia đình quen biết để tồn tại. Tiểu đội vũ trang tuyên truyền của Trần Hữu Danh cũng nằm im trong căn cứ. Tỉnh Kiến Tường tập trung số cán bộ chiến sĩ của Mỹ Tho trong Tiểu đoàn 504 đưa về cho Mỹ Tho. Nhưng ở đây đã mất thế vũ trang, trung đội lại phải quay trở lại vùng 4 Kiến Tường.

Trong hơn một năm địch dùng mọi thủ đoạn độc ác, đánh phá những nơi trong tỉnh mà ta không vũ trang diệt ác, hầu hết cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ở các xã bị đánh phá, một số lớn cơ sở bị phá nát, một số huyện ủy bị sứt mẻ. Ở Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, một số cán bộ bị đứt liên lạc sáu tháng liền. Không ít cán bộ đảng viên hoang mang dao động.

Tháng 8 năm 1958, Tỉnh ủy cho các huyện ủy, các chi bộ chuyển hướng ra hoạt động hợp pháp. Trong lúc địch dùng bạo lực phản cách mạng, đưa phong trào “tố cộng diệt cộng” đến mức gay gắt, mà những người cộng sản lại ra hoạt động hợp pháp thì đó là một sai lầm(1).

Tháng 5 năm 1959, thi hành luật 10/59 quân địch lê máy chém về Mỹ Tho chặt đầu đồng chí Tranh bí thư Chợ Gạo tại Bến Tranh và đồng chí Bảy công an xã Thạnh Phú tại chợ Mỹ Phước Tây, hòng uy hiếp tinh thần nhân dân. Nhưng quần chúng vẫn không hề nao núng. Chị Bảy Búp vẫn nuôi giấu Thường vụ Huyện ủy Châu Thành như từ trước tới giờ. Khi địch ra luật 10/59, anh Bảy đi học về tỏ ra băn khoăn lo lắng. Biết tâm trạng của chồng, chị Bảy nói: “Trước đây không có luât 10/59 mà nó bắt được vợ chồng mình nuôi mấy chú trong nhà thì dễ nó tha? Các chú còn thì cách mạng còn và gia đình mình mới ấm mo hạnh phúc được”.

Cùng với việc “tố cộng diệt cộng” đẩy mạnh đánh phá phong trào, Mỹ Diệm khẩn trương xúc tiến việc lập các khu trù mật. Đến ngày 03/12/1959 chúng đã xây dựng xong hai khu trù mật Hậu Mỹ (Cái Bè), Mỹ Phước Tây (Cai Lậy) nằm trong vùng kháng chiến của ta. Hàng ngàn gia đình đã bị chúng gom vào đây và có đến hàng trăm người chết vì sụp đất và rắn cắn khi làm hai khu trù mật này.

Đến cuối tháng 5 năm 1959, Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho họp và thấy rằng chủ trương đưa toàn bộ cơ sở Đảng ra hợp pháp là không phù hợp, nên sửa lại là phải có cán bộ hoạt động bất hợp pháp, một số cán bộ có năng lực được điều về tăng cường cho cơ sở phát động quần chúng. Các đồng chí đi điều lắng được gọi là về bổ sung cho các huyện ủy và chi bộ. Xã ấp lại thành lập hai loại chi bộ: chi bộ A hoạt động bất hợp pháp, chi bộ B gồm những người hoạt động hợp pháp.

Lực lượng vũ trang cũng được củng cố. Trung đội vũ trang tuyên truyền 514 lúc này còn tám đồng chí, tiểu đội của đồng chí Sáu Danh và một số đi điều lắng trở về tập hợp lại để thành lập một đơn vị mới lấy tên là Tiểu đoàn 514. Đồng chí Nguyễn Văn Triệu (Mười Hà) Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy được giao phụ trách công tác vũ trang tuyên truyền và binh vận. Đồng chí Trần Hữu Danh trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang.

Hầm súng lại được khui lên. Ta đã đào được 30 khẩu súng trang bị thêm cho đơn vị 514, đội bảo vệ Tỉnh ủy và cho mội huyện ủy hai đến ba khẩu thành lập đội bảo vệ Huyện ủy.

Trong khi đấu tranh vũ trang trong tỉnh còn khắc phục các khó khăn để phát triển thì chiến thắng Gò Quản Cung ở bên Kiến Phong dội sang. Và nhân dân đã phát huy chiến thắng ở tỉnh láng giềng mà đẩy mạnh phong trào đấu tranh.

Đồng chí Lê Văn Phước nòng cốt xã Thạnh Hưng diệt tên chỉ điểm Ngô Hoàng Minh. Đồng chí Cơi Nhỏ dùng búa đập đầu 3 tên lính ăn nhận trong tiệm ở ngã ba Hậu Mỹ. Quần chúng ở các huyện Chợ Gạo, Hòa Đồng, Gò Công công khai hù dọa bọn chủ ấp, liên gia trưởng, dân vệ, cảnh sát: “Mấy ông có nghe bộ đội Cụ Hồ từ miền Bắc và đánh trận Gò Quảng Cung chưa?” Chiến thắng Gò Quản Cung làm cho lãnh đạo và quần chúng ở Mỹ Tho thấy cần phải đẩy mạnh vũ trang hơn nữa để hỗ trợ cho đấu tranh của quần chúng.


(1)Cuộc kháng chiến 30 năm của quân dân Tiền Giang. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, 1986 - Trang 129.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:05:01 am »

Tại tỉnh Kiến Phong, sau khi học tập “Đường lối cách mạng miền Nam và quán triệt Nghị quyết lần thứ hai của Xứ ủy, Tỉnh ủy chủ trương mở đợt tấn công địch trên địa bàn toàn tỉnh bằng lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang kết hợp hỗ trợ.

Mở màn là đợt hoạt động tại thị xã Cao Lãnh nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng 6/1. Sáng ngày 06/01/1957 nhiều cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm bay trên các điểm cao giữa lòng thị xã. Đây là thành tích của cơ sở ta trong học sinh được quần chúng nhân dân ủng hộ. Địch rất hoang mang, quần chúng vui mừng, hớn hở.

Mấy ngày sau, sáu nghin đồng bào ở huyện Mỹ An kéo đến dinh quận trưởng đòi thả hết 100 thanh niên vừa bị chúng bắt lính. Đồng bào vừa dùng lí lẽ đấu tranh vừa cho lực lượng xuống nhân chìm hai đò máy chuẩn bị chở số thanh niên này về tỉnh lị Kiến Phong. Trước áp lực của quần chúng, địch buộc phải thả hết số thanh niên.

Cũng trong tháng 1/1957, tại thị xã Cao Lãnh hàng ngàn đồng bào trong đó có nhiều gia đình binh sĩ, công chức, học sinh kết hợp với đồng bào ở huyện Thanh Bình kéo về tỉnh lị, đến tỉnh đoàn bảo an đòi thả số thanh niên vừa bị chúng bắt lính. Kết quả tỉnh trưởng Kiến Phong phải ra lệnh thả 200 thanh niên vừa bị chúng bắt.

Phong trào nông dân chống chỉ dụ 57 của Diệm cũng diễn ra sôi nổi, mạnh nhất ở các xã Bình Thạnh, Phong Mỹ (Cao Lãnh), Bình Thành, Tân Phú, Tận Thạnh (Thanh Bình). Tại đây có hàng chục lượt người rượt chém địa chủ về thu tô, chặn đánh bọn đo đất. Ở Bình Thạnh (Hồng Ngự) nông dân cùng lực lượng vũ trang chặn đánh bọn bảo an yểm trợ địa chủ đi thu tô, giật đất và đã giết hàng chục tên. Phong trào cũng rất mạnh ở huyện Mỹ An.

Sang năm 1957, lực lượng vũ trang ta tăng cường hoạt động vũ trang tuyên truyền, trừ gian diệt ác, tranh thủ vận động giáo dục tề, công an, điểm chỉ và binh lính địch. Nhờ vậy mà phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng có điều kiện phát triển và đạt kết quả. Riêng về hoạt động vũ trang cũng có một số trận nổi.

Tháng 8/1957 một tổ đặc công bí mật luồn vào đặt ba quả mìn bằng đầu đạn pháo sửa lại, dưới sàn nhà một trung đội bảo an ở giồng Sa Rài. Mìn nổ, hầu hết trung đội này bị diệt.

Tháng 10/1957 Đại đội Chín Cứ hoạt động ở khu vực Mỹ An đang trú quân trên xuồng tại Xình Mớp xã Thiện Mỹ. Khoảng 5 giờ chiều, do sơ hở trong canh gác, đến đến gần ta mới biết. Ở thế bất lợi ta rút lui 500m để bám địa hình có loại trụ lại đánh địch. Sau 10 phút chiến đấu, địch bỏ chạy, ta truy kích theo đến tận kinh Nguyễn Văn Tiếp thì trời tối, ta dừng lại.

Tháng 11/1957 ta đánh chìm một chiếc xáng của địch đang nạo vét kinh Nguyễn Văn Tiếp ở Phong Mỹ.

Trong mùa nước 1957, lực lượng vũ trang ta nhiều lần cùng cơ sở đột nhập khu dinh điềm Sa Rài xây dựng cơ sở và trừ gian diệt ác. Kết quả ta phá banh khu dinh điềm Bắc Dung, 200 quần chúng về quê cũ làm ăn.

Ngày 31/10/1957 đã xảy ra một tổn thất đáng tiếc. Đảng ủy Tiểu đoàn 2 đang họp gần gò Cà Dâm xã Tân Phú. Do canh gác không cẩn thận, xuồng địch đến gần ta cho là xuồng của dân nên không đề phòng bị chúng bất ngờ đánh úp bắt gần hết số cán bộ đang họp. Những người bị bắt gồm có: Thái Hoàng Ân tiểu đoàn trưởng, Đặng Tấn Quảng chính trị viên tiểu đoàn, Mười Dân phó chính trị viên, Dũng đảng ủy viên, Trần Khanh chánh văn phòng. Trên đường địch giải về đồn, đồng chí Mười Dân nhảy xuống nước lặn thoát. Sau đó ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 được bố trí lại như sau: Ba Trung tiểu đoàn trưởng, Mười Dân tiểu đoàn phó. Đồng chí Sáu Chung (tức Năm Phàn) Tỉnh ủy viên, Bí thư Hồng Ngự được chuyển về làm chính trị viên tiểu đoàn.

Về phía địch, từ cuối 1956 đến 1957 cũng cũng tăng cường hoạt động, ráo riết chống phá ta. Chúng đào kinh Bảy Thước từ Gãy Cờ Đen đến giáp xã Tân thành và xây dựng tháp mười tầng tại Gò Tháp cao 36m để chia cắt và kiểm soát ta. Địch đưa trung tá Nguyễn Quốc Hoàng về làm tiểu khu trưởng thay tên Ngưu. Tên Hoàng đã tập trung các lực lượng địa phương kết hợp với Sư đoàn 21 càn quét liên miên vào vùng căn cứ, vùng ven Đồng Tháp Mười.

Về hoạt động của các lực lượng vũ trang ta từ tháng 8/1957 cũng có phần bị giảm sút. Nguyên nhân trực tiếp là đồng chí Hai Phối, Bí thư Tỉnh ủy được rút lên Liên Tỉnh, đồng chí Ba Nhà từ An Giang về thay thế. Đồng chí Ba Nha không nhất trí với việc  xây dựng lực lượng vũ trang và hoạt động vũ trang. Đồng chí chỉ đạo giảm bớt lực lượng vũ trang và kiềm chế hoạt động “cộm nổi” của nó, đồng thời giải tán Ủy ban hành chính giải phóng Tỉnh.

Đến đầu năm 1958, đồng chí Tám Thử, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Long Châu Sa thời kháng chiến chống Pháp, về thay thế đồng chí Ba Nha, việc xây dựng và hoạt động của lực lượng vũ trang mới trở lại như trước.

Tháng 9/1958, khi càn ở Hồng Ngự và Thanh Bình địch đã xây dựng bọn đầu hàng, bắt được đồng chí Tám Thử. Liên Tỉnh ủy lại cử đồng chí Hai Phối Liên Tỉnh ủy viên trở về làm Bí thư Tỉnh ủy Kiến Phong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:11:07 am »

Cuối năm 1958, ta đẩy mạnh hoạt động diệt ác phá kềm. Ta tiêu diệt những tên ác ôn, những tên phản bội chỉ điểm để tháo gỡ thế kìm kẹp quần chúng của địch. Ta diệt thượng sĩ Bô trưởng đồn Cây Me, trung úy Bê trưởng đồn Cả Cái xã Tân Thành. Ta đột nhập quận lị Mỹ An diệt tên Bộ Gia, vào xã Mỹ Hội diệt tên Thành Ken một tên đầu hàng dẫn địch đánh phá cơ sở. Tháng 12/1958 ta diệt cảnh sát trưởng Quang Tiến xã Mỹ Thọ ở Voi Me. Tháng 11/1958 ta lại diệt cảnh sát Biên người thay thế tên Quang Tiến cũng ở Voi Me. Sau đó ta lại diệt tiếp tên cảnh sát trưởng thứ ba về thay thế.

Bước vào đầu năm 1959, các lực lượng vũ trang của tỉnh được sử dụng tập trung hơn và thường xuyên vũ trang tuyên truyền diệt ác phá kìm hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh. Bộ máy kìm kẹp của địch ở ấp, xã bị phá lỏng, phá rã, nhiều tên chỉ hoạt động cầm chừng, bọn ngoan cố ban đêm phải rút vào đồn, không dám ngủ nhà.

Vào giữa năm 1959, theo sự chỉ đạo của Liên Tỉnh ủy miền Trung, Tỉnh ủy Kiến Phong chủ trương:

- Giao căn cứ Tam Thường (Hồng Ngự) cùng đội bảo vệ Tỉnh ủy do Liên Tỉnh ủy, xây dựng đội bảo vệ và căn cứ mới của Tỉnh ủy ở Thiện Mỹ (Cao Lãnh) để tiện chỉ đạo phong trào toàn tỉnh.

- Phát triển các đơn vị hiện có, xây dựng các đội du kích ở các xã có phong trào mạnh và địa hình thuận lợi.

- Phát động phong trào quần chúng tích cực cùng lực lượng vũ trang chiến đấu giành quyền làm chủ và giải phóng ấp xã.

- Lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống luật 10/59.

- Móc nối cơ sở trong đồn bốt, trong tề, chuẩn bị sẵn sàng khi có thời cơ sẽ phối hợp cùng bên ngoài khởi nghĩa.

- Chuẩn bị cơ sở hậu cần, kĩ thuật phục vụ cho chiến trường ngày càng mở rộng(1).

Cuộc đấu tranh chống địch thực hiện luật 10/59 ở tỉnh Kiến Phong rất tích cực. Tòa án quân sự đặc biệt của Mỹ Diệm đưa máy chém về Cao Lãnh mở phiên tòa tuyên án tử hình một cán bộ ta. Chúng vừa đọc xong bản án thì đồng bào, học sinh Cao Lãnh và một số gia đình binh sĩ ngụy hô to: “Chúng tôi đòi hủy bỏ bản án”, v.v… Không đủ lí lẽ biện bạch, bọn chúng phải hủy bỏ bản án. Ở Hồng Ngự, chúng đưa máy chém về Thường Phước. Có lực lượng vũ trang hỗ trợ, hàng trăm đồng bào đến bao vây chất vấn và xua đuổi binh lính đi theo yểm trợ, làm cho chúng run sợ tháo chạy và vứt máy chém xuống sông Tiền, sau đó mới dám trở lại lấy”(1).

Tháng 9/1959, Liên Tỉnh ủy đặt phiên hiệu Tiểu đoàn 2 Kiến Phong thành Tiểu đoàn 502 và điều động đồng chí Tám Dần từ tỉnh Long An về làm tiểu đoàn trưởng. Đồng chí Ba Trung tiểu đoàn trưởng cũ làm tiểu đoàn phó.

Ngày 25/09/1959, ban chỉ huy Tiểu đoàn 502 đang đóng quân tại giồng Giàng Thị Đam, điều Đại đội Bảy Phú (Thanh Bình) cùng một bán đội của Đại đội Năm Bình về đây chuẩn bị mở đợt hoạt động trên tuyến sông Sở Hạ. Lực lượng này có 40 đồng chí, trang bị 35 khẩu súng (có 3 trung liên).

Không ngờ trong thời điểm này Quân khu 5 của địch điều 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 42 thuộc sư đoàn 23 bộ binh ngụy và một gian lực gồm 1 tàu LCM, 2 tàu phum định đánh diệt quân giải phóng ở căn cứ Hồng Ngự.

Sáng sớm 26/09/1959, Đại đội Bảy Phú và phân đội của Đại đội Nam Bình đã có mặt ở giồng Thị Đam. Vào khoảng 9 giờ 30 phút trinh sát ta phát hiện có địch hành quân bằng xuồng trên đường cộ cặp theo giồng Giàng. Lúc đầu ta tưởng là bảo an, dân vệ nhưng khi địch đến gấn mới biết là quân chủ lực. Chỉ huy Tiểu đoàn 502, tiểu đoàn trưởng Tám Dần và chính trị viên Sáu Chung cân nhắc tình hình ta địch và địa hình đã quyết đánh giặc dù ta ít địch quá đông. Tiểu đoàn trưởng Tám Dần trực tiếp chỉ huy trận đánh.

Trinh sát báo: 9 xuồng địch đi về phía giồng Thị Đam.

Tiểu đoàn trưởng ra lệnh: Chuẩn bị!

Quân địch tiến vào càng lúc càng đông. Sau 9 xuồng cách 300m có một đoàn xuồng trên 70 chiếc nữa. Tất cả 83 xuồng. Đây là Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 42 của địch.

Lực lượng ta: Trên một đại đội và chỉ có 13 xuồng.

Tiểu đoàn Tám Dần ra lệnh: “Chống xuồng! Tiến công!”.

Cán bộ chiến sĩ ta vốn thiện chiến lại thạo nghề sông nước từ lâu nén căm hờn chịu đựng, nay được lệnh ra quân chiến đấu như mở cờ trong bụng.


(1), (2)Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp: 30 năm kháng chiến cảu quân dân tỉnh Đồng Tháp, 1990. Trang 126, 128.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 10:22:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2010, 08:11:40 am »

Xuồng địch nhiều nhưng bơi dầm, đi chậm, “bơi hết bắn, bắn hết bơi”. Binh lính địch không quen sông nước. Xuồng ta ít nhưng chống đi băng băng với những chiếc sào dài. Chiến sĩ ta thay nhau người chống người bắn. Ta vừa có kĩ thuật vừa có tốc độ. Tiến nhanh, bắn chính xác, xẻ dọc xông vào đội hình của địch đánh chìm liên tiếp các xuồng còn lại. Địch vô cùng khiếp sợ. Tiểu đoàn trưởng là đại úy Phán đầu hàng ta.

Sau 20 phút chiến đấu, ta đánh chìm toàn bộ 83 xuồng địch. Ta diệt nhiều địch, bắt sống 75 tên trong đó có 1 đại úy tiểu đoàn trưởng, 4 trung úy, 6 thiếu úy. Ta thu 7 trung liên, 39 tiểu liên, 49 súng trường tự động Mỹ, 4 súng phóng lựu, 6 súng ngắn, 7 máy thông tin PRC10, 83 chiếc xuồng và nhiều quân trang quân dụng.

Cả tiểu đoàn địch bị tiêu diệt thật gọn ghẽ với tất cả ý nghĩa của nó. Bên ta một đồng chí hi sinh và ha bị thương.

Giải quyết xong trận địa, toàn bộ lực lượng băng đồng về trụ lại Gò Quản Cung, cách giồng Thị Đam 3km. Tù binh ta dẫn theo Gò Quản Cung, ta không kịp trói và không có gì mà trói. Đồng chí Công (Rêu) một mình với một dao găm giữa 75 tù binh ngồi xếp hàng ở đây.

Ta chuẩn bị lực lượng, bổ sung vũ khí mới thu được và chuẩn bị đánh địch đến ứng cứu vì đại úy Phán khai còn một cánh quân từ An Phong lên.

Khoảng 14 giờ, một tiểu đoàn địch từ An Phong đi về hướng Gò Quản Cung. Đây là Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 42 của địch.

Với súng đạn vừa lấy của địch, ta đặt 10 khẩu trung liên trên gò. Cho địch vào cách 500m, rồi 300m, khi chiếc xuồng đầu cách gò 100m ta mới đồng loạt nổ súng, áp đảo địch. Địch chết và bị thương một số lớn. Nước ở đây nông quân địch lại có thể lùi sang gò Bổ Túc ở trước mặt nên ta chỉ tiêu hao nặng địch. Cả tiểu đoàn địch còn 17 xuồng tháo chạy. Lần này 10 khẩu trung liên của ta đã bắn 15.000 viên đạn. Chỉ trong 10 phút chiến đấu ta diệt được tốp đi đầu, tiêu hao nặng tốp đi giữa, bắt thêm 30 tù binh, thu thêm 20 súng có 2 trung liên và 2 máy vô tuyến điện.

Trong hai trận thắng liên thục ngày 26/09/1959, ta diệt gọn Tiểu đoàn 3, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 42 ngụy, thu tất cả 135 súng có 9 trung liên. Sau này khi nước cạn ta còn thu thêm gần 100 khẩu nữa.

Về phía ta, chung cả hai trận chỉ có một đồng chí hi sinh, ba đồng chí bị thương.

Trận giồng Thị Đam - Gò Quản Cung ngày 26/09/1959 là một trận thắng lớn, có hiệu suất chiến đấu cao, có ý nghĩa rất quan trọng đối với thế và lực của phong trào kháng chiến tỉnh Kiến Phong và cả đồng bằng sông Cửu Long. Nó làm nức lòng nhân dân Kiến Phong, Đòng Tháp Mười và trên các vùng hai bên bờ Tiền Giang và Hậu Giang. Quân địch ở đây hoang mang và mối lo sợ đến cả với quân lực Việt Nam cộng hòa.

Bộ Tổng tham mưu ngụy phải họp trong bốn ngày 07/10 đến 10/10/1959 có đến 9 tướng tham dự để tìm hiểu trận đánh, bàn biện pháp đối phó, kiểm điểm và thi hành kỉ luật đối với những người chịu trách nhiệm.

Ta lại phát hủy ảnh hưởng của trận đánh ngay sau khi trận đánh kết thúc. Tù binh ta không trói, không đánh đập xúc phạm, không lấy tư trang mà tha cho về, cấp xuồng cho chúng bơi về Hồng Ngự. Ta chỉ bắt chúng lấy áo trắng làm cờ hàng để trở về. Những chuyện kể của chúng làm cho các binh sĩ khác và nhân dân ở vùng tạm bị chiếm càng hiểu rõ và kính phục bộ đội ta hơn. Uy tín của Tiểu đoàn 502 từ đó càng vang lừng.

Sau trận đánh ta đã lấy hơn 100 thẻ quân bài của binh lính chết trận, viết thư gửi kèm theo cho các gia đình của các binh sĩ xấu số. Mấy ngày sau đó hàng trăm gia đình binh sĩ kéo đến quận trưởng Hồng Ngự, tỉnh trưởng Kiến Phong đòi chồng con, đòi tiền tử tuất làm cho quân địch thêm bối rối.

Ngày 29/09/1959 địch huy động một trung đoàn chủ lực càn vào cánh đồng Tam Trường thuộc huyện Hồng Ngự để hòng truy đánh bộ đội ta. Đi càn là lệnh của cấp trên, nhưgn lực lượng đi đánh chưa hết khiếp sợ lực lượng vũ trang ta nên chúng chỉ đi ngoài đồng trống cách xa không dám vào địa hình. Lực lượng C274 bảo vệ Liên Tỉnh ủy bố trí một bộ phận nhỏ dùng xuồng nhỏ đánh vào đuôi quân địch khi chúng rút quân gần đứt đuôi. Ta nổ súng vào 2 xuồng địch đi sau chót diệt hết bọn này thu 10 súng có 2 trung liên. Bọn đi trước không dám quay lại.

Chấp hành lệnh của Liên Tỉnh ủy miền Trung, Kiến Phong chuyển cho An Giang một trung đội cả người và vũ khí, chuyển cho Bến Tre 15 súng có 1 trung liên và đưa lên Liên Tỉnh một trung đội nữa thay thế cho đại đội bảo vệ của Liên Tỉnh ủy được chuyển về cho An Giang.

Phát huy thắng lợi của trận giồng Thị Đam - Gò Quản Cung, các địa phương trong tỉnh vận động được nhiều thanh niên tòng quân để tăng cường cho Tiểu đoàn 502 và xây dựng các đơn vị mới. Lực lượng được tăng cườn nhưng lúc này ta thường xuyên phân tán hoạt động ở cấp trung đội kết hợp với lực lượng chính trị và binh vận tấn công địch ở cơ sở xã ấp gây cho chúng nhiều thiệt hại. Bộ đội đi tới đâu cũng tạo được thế cho quần chúng nổi dậy, phá các hình thức kìm kẹp của địch, quần chúng đã phối hợp với lực lượng vũ trang vây bắt tề điệp, cảnh cáo bọn ác ôn. Ta mở cả phiên tòa có 300 đồng bào dự ở xã Mỹ Hội kết án và cảnh cáo những tên ác ôn. Phong trào kháng chiến ngày càng phát triển mạnh mẽ và ngày càng lan rộng.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Giêng, 2010, 09:59:45 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:33:56 am »

Tại miền Đông Nam Bộ

Tháng 7/1955, khi Ngô Đình Diệm tiến công diệt các lực lượng giáo phái bắt đầu là lực lượng Bình Xuyên, binh vận xứ trực tiếp là đồng chí Hoàng Minh Đạo đã cử ba đồng chí Phạm Văn Thuận (Ba Thu) nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Biên Hòa - Phó Bí thư Tỉnh ủy Thủ Biên, Lâm Quốc Đăng (Tư Thược) nguyên là Huyện đội trưởng Bến Cát, Lê Thanh (Tám Lê Thanh) cán bộ quân sự tỉnh Gia Định vào giúp lực lượng Bình Xuyên chống Diệm. Biết rằng binh vận xứ trước đó đã bố trí cán bộ ta nắm được Tiểu đoàn Bảy Môn trong lực lượng Bình Xuyên.

Khi ba đồng chí tới được lực lượng Bình Xuyên thì đại bộ phận lực lượng này đã bị “quân đội quốc gia” của Diệm do Dương Văn Minh chỉ huy có sự giúp sức của Trịnh Minh Thế (vốn là chỉ huy của Cao Đài Liên minh) đánh tan. Chỉ còn một tiểu đoàn do cơ sở ta nắm là Tiểu đoàn Bảy Môn rút trước được về Bàu Lâm (Long Thành). Ba đồng chí đã hướng dẫn Tiểu đoàn Bảy Môn đánh lại sự truy kích của quân địch, sau đó rút về sở cao su Cẩm Mỹ.

Tiểu đoàn Bảy môn khi kéo ra Bàu Lâm có tới 2000 người kể cả gia đình của binh sĩ đi theo. Theo sự hướng dẫn của ta đơn vị Bảy Môn gom lại chỉ để gần 300 người cầm súng còn gia đình cho trở về nhà, rồi cắt đường rừng từ Cẩm Mỹ lên Thương Lang(1), vượt sông Đồng Nai lên Chiếu khu Đ căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta. Tại đây, đơn vị Bảy Môn học tập, xây dựng, sản xuất, chiến đấu chống Mỹ Diệm và cách mạng hóa.

Ở miền Đông nhân lúc Diệm tiến công các lực lượng giáo phái ở Tây Ninh có các nhóm vũ trang Trung tá Ca (Tám Hoàng) và Thiếu tá Lê Hoàng (Tám Bang) từ Cao Đài Tây Ninh li khai chống lại Mỹ Diệm. Đồng thời các đồng chí Tư Long, Ba Hưng, Ba Ốm cũng lâp ra ba nhóm vũ trang mang danh nghĩa Cao Đài li khai để đánh lại quân Mỹ Diệm. Ở Bà Rịa, tháng 1/1956 một đại đội vũ trang của ta với 19 đồng chí, 15 súng thành lập ở Rừng Sác, vùng sông Lòng Tàu - Ông Kèo, ở Biên Hòa có nhóm vũ trang của đồng chí Chín Quỳ. Ở Thủ Dầu Một có nhóm vũ trang của Bời và Liễu. Ở chiến khu Đ nhân có lực lượng Bảy Môn và được Bảy Môn giúp sức, các đồng chí Phạm Văn Thuận, Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh đã gom các cán bộ, chiến sĩ, du kích và thanh niên lánhđịch lên đây tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Đồng thời lực lượng Cao Thiên Hòa Bình thành lập có Bảy Môn Hai Luông đứng đầu. Đồng chí Lâm Quốc Đăng được phong là tư lệnh lực lượng Bình Xuyên.

Cuối năm 1956, trong Hội nghị lần thứ hai ở Phnôm Pênh, ngoài việc chủ trương tổ chức vũ trang tuyên truyền, Xứ ủy quân đội xây dựng căn cứ chính ở Nam Bộ tại miền Đông và điều đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến đang ở miền Tây về đây để cùng đồng chí Lâm Quốc Đăng lo vấn đền quân sự.

Căn cứ miền Đông có lòng người, có địa hình, có thế vững chắc dính liền với khu V và vùng Đông Nam Campuchia. Đây là căn cứ vùng rừng núi nhưng lại gần với trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế của địch là Sài Gòn. Việc chuyển căn cứ cơ bản từ U Minh, miền Tây lên miền Đông là do yêu cầu của đấu tranh chính trị phải kết hợp với đấu tranh vũ trang đặt ra. Điều này Xứ ủy đã dự kiến từ năm 1954-1955 khi cấp kinh phí cho các tỉnh miền Đông gấp rưỡi các tỉnh khác.

Việc xây dựng lực lượng, xây dựng mở rộng căn cứ, vũ trang tuyên truyền ở miền Đông được đẩy mạnh dưới sự lãnh đạo của đồng chí Phan Đức Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Đông và đồng chí Lâm Quốc Đăng phụ trách quân sự. Đồng chí Lê Duẩn chỉ thị tổ chức ngay ở miền Đông một tiểu đoàn mạnh và ở mỗi tỉnh một đại đội.

Ngày 01/12/1956, 500 tù chính trị cướp súng lính gác, phá nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa) với 2 tiểu đội vũ trang lập nên, chạy ra vùng căn cứ đã tăng thêm đội ngũ cán bộ cho các tỉnh miền Đông.

Cuối năm 1956, đầu năm 1957 các nhóm vũ trang ở Tây Ninh do các đồng chí ta tổ chức và chỉ huy: Tư Long, Ba Hưng, Ba Ốm và đơn vị đồng chí Tám Hoàng sáp nhập vào làm một. Sau khi được tăng cường thêm lực lượng của miền Trung, miền Tây lên. Tiểu đoàn C500 được thành lập. Lễ thành lập được tiến hành long trọng. Đồng chí Lê Thanh đang tham gia chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên trở về đây chỉ huy Tiểu đoàn C500 và chiến khu C.

Đầu năm 1957 đơn vị tập trung thứ hai của Miền C250 thành lập tập họp các nhóm vũ trang và thanh niên sống bất hợp pháp với địch. Đồng chí Năm Hoa vốn là chỉ huy Biệt động đội Biên Hòa trong kháng chiến chống Pháp làm chỉ huy trưởng.

Các tỉnh cũng chính thức lập lực lượng vũ trang. Tỉnh Thủ Dầu Một một đại đội, tỉnh Biên Hòa một trung đội, tỉnh Bà Rịa Đại đội 40.

Tháng 8/1958, bộ chỉ huy lực lượng vũ trang của Xứ ủy thành lập do đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến (Nguyễn Chiến Quốc) làm chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy. Đồng chí Lâm Quốc Đăng làm phó chỉ huy, phó bí thư.

Việc sản xuất tự túc lương thực, Đông Bắc làm rẫy, Tây Bắc làm ruộng được đẩy mạnh. Đồng thời đã thực hiện trao đổi kinh tế giữa vùng căn cứ với vùng giáp ranh, giữa đồng bào ta với nhân dân Campuchia gần biên giới.

Tại cả hai chiến khu Đ và C, các thợ rèn, thợ cơ khi được tập hợp về. Máy móc chôn giấu được đào lên. Đạn, bom lép được sưu tầm. Hai xưởng vũ khí ở hai nơi làm trái nổ, sạch đạn, làm dao, cuốc, chà gạc cho nhân dân.

Ngành quân y được xây dựng do bác sĩ Võ Cương (Mười Năng) và bác sĩ Biên phụ trách. Mở các lớp rèn, cơ khí, quân y mở. Trường huấn luyện đặc công được thành lập.


(1)Cái địa bàn mà đồng chí Ba Thu làm kim chỉ nam cắt đường rừng về chiến khu Đ hiện nay là một hiện vật ở Bảo tàng tỉnh Đồng Nai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:34:30 am »

Việc xây dựng căn cứ đi đôi với việc bảo vệ và mở rộng căn cứ lên sát Tây Nguyên và tận biên giới Campuchia. Tập trung chủ yếu là mở rộng căn cứ chiến khu Đ lên phía Bắc và Đông Bắc.

Công tác vũ trang tuyên truyền ở miền Đông tập trung vào các vùng đồng bào các dân tộc nơi mà trong kháng chiến 9 năm ta chưa đến được. Khẩu hiệu đề ra là chiếm lĩnh vùng rừng núi. Nhiều đội vũ trang tuyên truyền được tổ chức. Đội Bù Na, Bù Chap, Phước Long. Đội đi song song với Quốc lộ 14 tiến lên khu vực “Lưỡi Câu’… Các đôi đi “đầu nhọn đuôi dài”, mũi đi đầu mở đường ít thôi, đoàn đi sau đông hơn, đến đâu xây dựng được cơ sở chính trị là đặt ngay cơ sở sản xuất tự túc hoặc hợp tác với đồng bào các dân tộc, cũng là bàn đạp để tiếp tục tiến lên xa hơn và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang ta tiến công địch nơi chúng sơ hở. Nhiều đồng chí có kinh nghiệm nhiều lúc trực tiếp lãnh đạo các đội: Lâm Quốc Đăng, Việt Hồng, Tư Nguyện, Hồng Sơn, Bảy Tâm… Đến năm 1960, ta đã làm chủ vùng rừng núi miền Đông Nam Bộ, mở rộng chiến khu Đ rất lớn vô phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông.

Trong thời kì này, ở vùng giáp ranh, ở đồng bằng và đô thị, quân địch tăng cường các biện pháp kìm kịp quần chúng, đánh phá cách mạng. Khi hệ thống tay sai của chúng đã cắm sâu xuống thôn xóm, với cảnh sát, do thám, chỉ điểm, với ngũ gia liên bảo chúng tiến hành những chiến dịch tố cộng đẫm máu. Cơ sở Đảng ở các tỉnh bị tổn thất nặng nề.

Để đối phó lại, lực lượng vũ trang của Miền, của các tỉnh đã tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền, hạ uy thế địch, phát huy khí thế đấu tranh cách mạng của nhân dân. Vấn đề trừng trị bọn tay sai ác ôn, do thám, gián điệp là một trong những biện pháp cần thiết trong lúc này. Cá tỉnh ủy đã lập danh sách những tên ác ôn phải trừng trị và phân công cho các địa phương và từng tổ, tiểu đội vũ trang tuyên truyền về trừng trị. Ở Gia Định, Thủ Dầu Một, ta tùy nơi, tùy lúc mà diệt trừ gian ác, tiến hành bí mật hoặc công khai trước quần chúng. Nhiều đội vũ trang tuyên truyền của Miền đã tha vũ trang tuyên truyền diệt ác ở các huyện Bến Cát, Trảng Bàng, Củ Chi, Gò Dầu. Có đơn vị tiến sâu xuống Hóc Môn, Gò Vấp.

Ở các vùng căn cứ của ta, quân địch huy động các sư đoàn 5, 7, 13 lần lượt đánh phá, càn quét ngang dọc. Kết hợp có đơn vị lập công binh có xe ủi xẻ đường, chia cắt vùng rừng núi ta tnưg ô nhỏ. Chúng tàn phá mọi cơ sở sản xuất của ta. Chúng đưa các lực lượng lớn quân đội của chúng đến đây để diễn tập hợp đồng binh chủng, có ném bom và bắn đạn thật. Các lực lượng ta, các đơn vị, đội sản xuất vừa phải thường xuyên đối phó với cả quân chính quy và biệt kích vừa phải đối phó từng thời kì với các cuộc diễn tập của địch. Thế mà ta vẫn đánh được địch, bảo tồn được lực lượng ta, bảo vệ được cơ quan chỉ huy, công xưởng, trại sản xuất và còn thu vũ khí bồi dưỡng lực lượng ta.

Trong thời kì này, lực lượng vũ trang ở miền Đông đã đánh nhiều trận quan trọng. Có những trận có ý nghĩa vũ trang tuyên truyền trên phạm vi rộng lớn.

Tháng 5/1957, ba trung đội Bình xuyên và một tiểu đội tỉnh Thủ Dầu Một đã tập kích bất ngờ đồn Bến Củi, tiêu diệt hơn chục tên địch, làm chủ mục tiêu, thu hai triệu đồng bạc, hai xe vận tải, một số súng trường, quân trang quân dụng và nhiều gạo. Ta lấy gạo với một số quân trang phân phát cho dân ở địa phương.

Ngày 10/08/1957 đã diễn ra trận Minh Thạnh do đồng chí Lâm Quốc Đăng và đồng chí Lê Thanh chỉ huy. Ta phải tiến hành điều tra nghiên cứu trong một tuần lễ, làm sa bàn và thực tập thêm một tuần lễ nữa để bảo đảm chắc thắng. Đêm 09/08/1957, lực lượng ta đã chặn các ngã địch có thể tiếp viện. Sáng 10/8, ba cánh quân gồm C500, bộ đôi Bình Xuyên, Bộ đội Thủ Dầu Một từ ba ngã tiến công đồn Minh Thạnh, diệt cảnh sát và lính bảo vệ đột nhập vào “bo”. Ta lấy xe địch, đặt đại liên trên xe tiến đánh những ổ địch còn kháng cự. Trận đánh nhanh chóng kết thúc. Với danh nghĩa Bộ đội Bình Xuyên ta kêu gọi anh chị em công nhân ủng hộ bội đội, giúp bộ đội diệt bọn tay chân địch trà trộn.

Suốt đêm 10/08/1957, ta lấy 20 xe vận tải và ngựa chở cao su chở toàn bộ gạo muối, vải vóc, thuốc men và cả két sắt về căn cứ, giải quyết sự thiếu thốn trước mắt và làm vốn để phát triển.

Ngày 18/09/1957 là trận đánh Trại Be của Trần Lệ Xuân. Lực lượng ta gần một tiểu đoàn gồm Bộ đội Bình Xuyên và C250 do đồng chí Lâm Quốc Đăng và đồng chí Năm hoa chỉ huy. Ta chờ đến hết giờ làm việc, phục kích chiếm hết các xe be, động viên tài xế chở các đơn vị ta vào chiếm trại. Ta tiêu diệt 2 trung đội lính đich, thu 2 trung liên, 15 súng trường, bắt 60 xe chở lương thực, thực phẩm về vùng Rang Rang (gần căn cứ ta). Ta đốt 60 xe của chính Trần Lệ Xuân, còn các xe của các chủ tư sản khác ta cho về.

Trận đánh còn kết hợp diệt bọn tay chân địch trà trộn trong anh em làm be. Ta động viên anh em làm be bỏ sở đi nơi khác vì làm be ở đây là phá căn cứ kháng chiến của bộ đội Bình Xuyên nay đã trở về với nhân dân.

Ngày 20/09/1957, một tiểu đoàn địch kéo lên cứu Trại Be gặp C250 và một số đơn vị Bình Xuyên do đồng chí Năm Hoa chỉ huy chặn đánh phải bỏ chạy.

Trận đánh Trại Be đã diệt được trại làm gỗ lớn nhất của địch lúc đó và quốc tế hơn là đập tan âm mưu phá rừng chiến khu Đ, phá căn cứ của ta của anh em Ngô Đình Diệm. Ba năm sau, quân địch chưa dám làm be lại ở vùng này. Cây rừng chiến khu che chở bộ đội được bảo vệ.

Tháng 12/1957, bộ đội ta ở miền Đông đã phục kích ở Lò Than (Biên Hòa) diệt gọn một đại đội, đánh tan một tiểu đoàn địch lúc chúng càn quét vào căn cứ ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM