Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:23:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960  (Đọc 88511 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:09:40 am »



Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960
Nhà xuất bản Đà Nẵng
Năm xuất bản: 2006
Tác giả: Lê Hồng Lĩnh
Số hóa: macbupda


CUỘC ĐỒNG KHỞI KÌ DIỆU Ở MIỀN NAM VIỆT NAM
1959-1960

LỜI GIỚI THIỆU

Trong một bản báo cáo gửi Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy vào thời điểm mới trúng cử (1961), Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã thừa nhận “Một thời kì hết sức nghiêm trọng đối với Tổng thống Ngô Đình Diệm và Việt Nam Cộng hòa đã ở ngay trước mặt. Chỉ trong 6 tháng cuối năm 1960, tình hình an ninh trong nước vẫn tiếp tục ngày càng xấu đi và nay đã lên tới mức nghiêm trọng… Toàn bộ vùng nông thôn ở phía Nam và Tây nam Sài Gòn cũng như một số vùng phía Bắc đã nằm trong quyền kiểm soát rất lớn của Việt Cộng” (trích trong Hồ sơ Lầu Năm góc).

Lời đánh giá đó chính là sự ghi nhận tác động như vũ bão của một cao trào nổi dậy đồng loạt của nhân dân, trước hết là từ nhưng vùng nông thôn rộng lớn ở Nam Bộ và cả vùng núi Nam Trung bộ diễn ra từ cuối 1959 và lên tới đỉnh cao vào năm 1960, làm thất bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Nó là sự kế tục truyền thống nhất tề nổi dậy từ trong Cách mạng tháng Tám 1945, là thành quả của đường lối chỉ đạo đúng đắn về con đường giải phóng… Nó cũng là kết quả tất yếu của sự vùng lên của nhân dân trước sự tàn sát man rợ của kẻ thù và tinh thần sáng tạo của những chiến sĩ cách mạng kiên cường luôn có mặt ở nơi đầu sóng ngọn gió. Cao trào ấy đã được thực tiễn và lịch sử định danh là Cao trào Đồng khởi.

Cao trào Đồng khởi ấy đã đạt tới đỉnh cao là sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 20-12-1960. Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh đạo tối cao của Cách mạng đã đánh giá đó là “sự ra đời của một lực lượng tất thắng”. Nối tiếp cao trào ấy là cuộc đấu tranh toàn diện của nhân dân miền Nam Việt Nam dẫn tới sự sụp đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm (1963), tạo đà cho sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc toàn thắng vào Mùa Xuân 1975).

Vì thế, Cao trào Đồng khởi là một mốc son lịch sử trọng đài của pho sử hoành tráng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đã không ít những công trình nghiên cứu, bộ sửquốc gia hay lịch sử các địa phương Nam Bộ và Nam Trung bộ đề cập tới. Nhưng đó cũng là nội dung lịch sử chứa đựng vô cùng phong phú những biểu hiện về nghệ thuật cách mạng và chủ nghĩa anh hùng của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại. Vì thế nghiên cứu về Cao trào Đồng khởi chắc chắn đã và sẽ còn được nhiều người, nhiều thế hệ đề cập tới như một nét đặc sắc của truyền thống cách mạng Việt Nam.

Nhân kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960-2005), Nhà xuất bản Đà Nẵng cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Cuộc đồng khởi kì diệu ở miền Nam Việt Nam 1959-1960”, một công trình nghiên cứu về Cao trào Đồng khởi của Đại tá Lê Hồng Lĩnh, một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự thâm niên.

Đây là một đống góp đáng kể vào quá trình nhận thức đề tài lịch sử này. Nó góp phần làm phong phú hơn những gì đã biết và gợi ra những vấn đề mới, có thể cả những tranh luận mới góp phần làm cho sự kiện lịch sử ngày càng được nhận thức sâu sắc và tri thức lịch sử thêm toàn diện. Những bài học lịch sử rút ra từ Cao trào Đồng khởi năm xưa chắc chắn sẽ rất gần gũi với công cuộc Đổi mới ngày hôm nay. Đó là bài học về lòng dũng cảm, sự sáng tạo và niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng. Chính vì vậy, tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách này với các bạn đọc với hi vọng đây sẽ không phải là cuốn sách cuối cùng viết về Cao trào Đồng khởi.

Tháng 12.2005    
DƯƠNG TRUNG QUỐC
.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2020, 07:31:48 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:12:30 am »

Chương I

HIỆP ĐỊNH GIƠNEVƠ KÍ KẾT, TA CHUYỂN QUÂN TẬP KẾT,
SẮP XẾP BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG CHO CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG KẺ THÙ MỚI Ở MIỀN NAM

Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy thế giới dẫn dến thắng lợi của Hiệp định Giơnevơ.

Chính phủ Pháp và mỗi thành viên của Hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thỗ của Việt Nam, Lào, Campuchia và không can thiệp vào nội trị của những nước đó (Điều 11 trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị).

Các thành viên của Hội nghị Giơnevơ gồm đại biểu Campuchia, Việt Nam Cộng hòa, Mỹ, Pháp, Lào, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Anh và Liên Xô.

Điều 1 của Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam quy định: Một giới tuyến quân sự tạm thời sẽ được quy định rõ, để lực lượng của hai bên sau khi rút lui sẽ tập họp ở bên này và bên kia giới tuyến ấy. Lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam ở phía Bắc giới tuyến, lực lượng quân đội Liên hiệp Pháp ở phía Nam giới tuyến.

Đường giới tuyến quân sự tạm thợi ở gần vĩ độ 17 Bắc, từ cửa sông Bến Hải (sông Cửa Tùng) và dòng sông đó (tên là Rào Thanh trong vùng núi) cho đến làng Bồ Hồ Sư rồi theo vĩ tuyến Bồ Hồ Sư cho dến biên giới Lào - Việt Nam (Điều 1.4 phụ lục).

Điều 15 quy định các khu vực đóng quân tạm thời cho các lực lượng Liên hiệp Pháp: chu vi Hà Nội, chu vi Hải Phòng, chu vi Hải Dương.

Các khu vực đóng quân tạm thời của Quân đội nhân dân Việt Nam: chu vi Quảng Ngãi - Bình Định (trung phần Việt Nam) Xuyên Mộc, chu vi Hàm Tân (Nam Việt Nam), chu vi Đồng Tháp Mười, chu vi Mũi Cà Mau (đều ở Nam Việt Nam).

Các lực lượng Liên hiệp Pháp rút khỏi khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Nam đường giới tuyến trong thời hạn 300 ngày (19/5/1955) theo quy định sau:

Rút khỏi chu vi Hà Nội: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi chu vi Hải Dương: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi chu vi Hải Phòng: 300 ngày (19/5/1955)

Quân đội nhân dân Việt Nam rút khỏi các khu vực đóng quân tạm thời tới khu vực tập kết ở Bắc giới tuyến trong thời hạn 300 ngày (19/5/1955) theo lịch sau:

Rút khỏi Xuyên Mộc, Hàm Tân: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi trung phần Việt Nam I: 80 ngày (11/10/1954)
Rút khỏi Đồng Tháp Mười: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi trung phần II: 100 ngày (1/11/1954)
Rút khỏi Mũi Cà Mau: 200 ngày (8/2/1955)
Rút khỏi trung phần III: 300 ngày (19/5/1955)

Đẻ thống nhất Việt Nam theo Điều 7 của tuyên bố cuối cùng sẽ “thực hiện tổng tuyển cử tự do bằng bầu phiếu kín”. “Các cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7/1956 được sự kiểm soát của một ban quốc tế gồm đại biểu những nước có chân trong ban giám sát và kiểm soát quốc tế đã nói trong hiệp định đình chỉ chiến sự(1). Kể từ ngày 20/7/1955 những nhà đương cục có thẩm quyền trong hai vùng sẽ có những cuộc hiệp thương về vấn đề đó”.

Để đảm bảo quyền tự do dân chủ cho nhân dân ở hai vùng, Đều 14C của Hiệp định đình chiến ghi rõ:

“Mỗi bên cam kết không dùng cách trả thù hoặc phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức, vì lí do hoạt động của họ trong lúc chiến tranh, và cam kết bảo đảm những quyền tự do dân chủ của họ”.

Theo hiệp định Giơnevơ, con đường để củng cố hòa bình thực hiện thống nhất hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước Việt Nam như đã rõ ràng. Tuy vậy dự kiến những khó khăn do kẻ địch gây nên, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Củng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”(2).

Để khai thông Hiệp định đình chiến và phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, Bộ Chính trị cử đồng chí Nguyễn Duy Trinh, đồng chí Lê Duẩn vào miền Nam.

Đồng chí Nguyễn Duy Trinh vào Khu 5 khai thông Hiệp định đình chiến cho cán bộ và cùng các đồng chí Liên khu ủy tổ chức sắp xếp lực lượng cho cuộc đấu tranh mới.

Trong khi Hiệp định Giơnevơ kí kết, đồng chí Lê Duẩn đang ở Mộ Đức và chuẩn bị thành lập Bộ Tư lệnh miền Nam, có sự tham gia của đồng chí Nguyễn Chánh và đồng chí Lê Đức Thọ đang trên đườngtừ Nam Bộ qua Congpong Cham để ra khu 5.

Khi được tin Hiệp định được kí kết, đồng chí Lê Duẩn thốt lên: “Chết to rồi! Nhân dân miền Nam lại phải trải qua một thời kì đấu tranh kịch liệt nữa rồi”(3). Hai dòng nước mắt chảy ròng ròng không dứt cả khi đồng chí dẫn một đoàn cán bộ đi cùng vào Quy Nhơn để vào Nam Bộ.


(1)Là Ấn Độ, Ba Lan, Canada.
(2)Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 10/1996 - Tập 7 trang 322.
(3)Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Kim Cương nguyên Thứ trưởng Chủ tịch phủ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:17:00 am »

Đồng chí Lê Duẩn cùng các cán bộ đến sây bay Sóc Trăng, đi ô tô đến Phụng Hiệp rồi vào vùng căn cứ miền Tây, vùng tập kết 200 ngày. Tại đây đồng chí Lê Duẩn cùng đồng chí Lê Đức Thọ Bí thư Trung ương cục đã từ Congpong Cham trên đất Camphuchia sớm trở về miền Tây khi được tin Hiệp định Giơnevơ kí kết, tiến hành khai thông về Hiệp định Giơnevơ, chỉ đạo việc chuyển quân tập kết tổ chức sắp xếp lực lượng và chỉ đạo cho cuộc đấu tranh mới.

Ngày 7 tháng 9 năm 1954 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp ra Nghị quyết về tình hình mới và nhiệm vụ mới.

Bộ Chính trị chỉ rõ: “Nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc chưa phải đã hoàn thành, cuộc đấu tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó còn đang tiếp tục(1).

Về đối tượng của cách mạng, Bộ Chính trị vạch ra: “Kẻ thù cụ thể trước mắt của toàn dân là dế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đế quốc Mỹ là kẻ thù đầu sỏ nguy hại nhất”(2).

Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là: “Đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến để củng cố hòa bình”. “Củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân thủ trong toàn quốc”(3).

Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là: “Từ đấu tranh vũ trang chuyển sang đấu tranh chính trị, lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh thực hiện đình chiến, củng cố hòa bình, thực hiện dân chủ cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất, tranh thủ độc lập, đồng thời phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống những hành động khủng bố đàn áp cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống những hành động tấn công của địch ngụy giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giành được trong thời kì kháng chiến nhất là ở vùng căn cứ địa và du kích của ta(4).

Bộ Chính trị vạch rõ sách lược của ta ở miền Nam lúc này là tranh thủ tập hợp mọi lực lượng mọi người tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và tay sai của chúng. Phương châm của ta là: Khéo công tác, khéo che dấu lực lượng, kết hợp công tác hợp pháp và công tác không hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức và hoạt động hợp pháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng, đấu tranh, chú trọng bảo tồn lực lượng của ta.

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục miền Nam và Liên khu ủy 5 có sự giúp đỡ của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Nguyễn Duy Trinh, đồng chí Nguyễn Chánh, công cuộc chuyển quân tập kết và việc bố trí sắp xếp lực lượng cho cuộc đấu tranh mới được tiến hành một cách khẩn trương.

Ở Quảng Trị ngày 18/8/1954, ta đã tổ chức cuộc mít tinh lớn ở Phước Môn có trên 6000 người dự để tiễn đưa con em của quê hướng lên đường đi tập kết. Lực lượng bộ đội tỉnh Thừa Thiêên tổ chức thành Trung đoàn 269 ngày 26/8 chỉnh tề đội ngũ hành quân ra Bắc qua cầu Hiền Lương.

Ở Khu 5, lực lượng bộ đội ta cùng cán bộ chính quyền từ khu đến xã tập kết ở 3 khu vực, khu vực cuối cùng 300 ngày là Quy Nhơn. Có một trục trặc là lúc ta đưa rất nhiều xe cơ giới thu được trong các trận đánh nhất là trận đánh GM 100 trên đèo Măng Giang lên tàu, các tàu Liên hiệp Pháp đã không chịu chở vì quá tiếc. Nhưng qua đấu tranh chúng phải ngậm ngùi mà đưa các xe cơ giới lên tàu.

Trong khoảng thời gian nơi tập kết tạm thời, bộ đội và cán bộ cùng các cơ quan các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định ra sức xây dựng nhà cửa cho các gia đình có nhà do bị giặc tàn phá, làm lại nhà cho các gia đình nghèo, xây dựng trường học, xây dựng các nghĩa trang liệt sĩ. Bộ đội, cán bộ chính quyền cùng nhân dân đắp đập Cà Ninh (Bình Sơn), sửa chữa và nạo vét kênh mương tưới tiêu cho hàng vạn hecta, đắp đê ngăn nước mặn ở phía Đông huyện Tuy Phước. Ở Bình định, bộ đội đã đắp được 200.000m3 đường giao thông, sửa lại 19 cầu cho ô tô thông suốt từ Bồng Sơn đến Cù Mông.

Cuối tháng 3 năm 1955, Ban Thường vụ và Liên Khu ủy 5 tổ chức Hội nghị mở rộng. Trước tình hình địch có nhiều thủ đoạn khủng bố, đàn áp nhân dân trong vùng chúng kiểm soát, Liên Khu ủy 5 dự tính “cách mạng không thể phát triển bằng phương pháp hòa bình” đã quyết định lựa chọn thêm một số cán bộ, các ngành chuẩn bị tập kết ra Bắc đang còn ở Quy Nhơn đưa về bổ sung cho các địa phương. Để bảo đảm cho tổ chức sắp tới được gọn nhẹ, phù hợp với tình hình mới, Liên Khu ủy chỉ đạo bố trí số lượng các cấp ủy theo nguyên tắc: Liên tỉnh ủy có từ 3-5 ủy viên, tỉnh ủy từ 5-7, huyện ủy từ 3-5. Chi bộ Đảng tổ chức tới thôn, mỗi chi bộ từ 3-5 đảng viên. Số đảng viên còn lại cho “thả nổi” (tạm ngừng sinh hoạt).

Số cán bộ đảng viên, nhân viên ở lại từ khu đến xã tính đến tháng 5/1955 là 3603 người và 170 giao liên. Cụ thể Quảng Nam 506, Quảng Ngãi 396, Bình Định 451, Phú Yên 254, Bình Thuận 259...(5)

Tháng 3/1955, đồng chí Trần Lương và đồng chí Võ Chí Công được cử vào giữ chức Bí thư và Phó Bí thư Đảng bộ Liên Khu 5. Đồng chí Võ Chí Công đi trước bằng máy bay cùng cơ quan Liên hiệp đình chiến từ Hà Nội vào Quy Nhơn. Đồng chí Trần Lương đi sau bằng tàu biển vào Quy Nhơn đúng lúc lực lượng ta ở đây rút khỏi khu tập kết tạm thời 300 ngày.

Tháng 8/1955, đồng chí Nguyễn Xuân Hữu, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (đã tập kết ra miền Bắc) cùng 12 cán bộ chiến sĩ đặc công hành quân vất vả theo đường rừng trên gần 3 tháng mới về tới Khánh Hòa hoạt động theo phương thức hợp pháp.


(1), (2), (3), (4)Trích Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 7/4/1954. Hồ sơ tư liệu Phân viện Lịch sử Quân sự Việt Nam ở phía nam.
(5)Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), Tập II Chuyển chiến lược, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996, tr26.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:17:44 am »

Ở Nam Bộ, dưới sự lãnh đạo của Trung ương cục và đồng chí Lê Duẩn đại diện Bộ Chính trị, công cuộc chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới được tiến hành tích cực, khẩn trương.

Bộ đội và cán bộ chính quyền Phân Liên khu miền Đông chuyển về khu tập kết tạm thời ở Xuyên Mộc, Hàm Tân (80 ngày) và Cao Lãnh (100 ngày). Bộ đội và cán bộ Phân Liên khu miền Tây chuyển về khu tập kết tạm thời ở khu vực Cà Mau (200 ngày), Quân đội Liên hiệp Pháp phải rút đồn bót, giải tỏa các đường giao thông thủy bộ rút khỏi chu vi tập kết tạm thời của ta, để quân ta chuyển quân về các chu vi tập kết tạm thời.

Những ngày ở các chu vi tập kết tạm thời là những ngày hội quân dân. Gia đình bộ đội và cán bộ, đồng bào yêu nước hâm mộ kháng chiến ở thành phố Sài Gòn, các thị xã, thị tứ ở các vùng tạm bị chiếm nườm nượp kéo về thăm hỏi và chia tay các chiến sĩ và cán bộ mấy năm trờ ra đi chiến đấu, thăm vùng giải phóng tấm gương của quan hệ người với người.

Trong những ngày hòa bình chuyển quân tập kết, Đảng bộ và chính quyền nhân dân Nam Bộ ra sức hoàn thiện, bổ khuyết việc thực hiệc các chính sách của Đảng trong vùng giải phóng cũ và đem thực hiện tại các vùng tạm bị chiếm vừa được giải tỏa. Theo sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn ta thực hiện việc tạm cấp hàng chục vạn hecta ruộng đất cho nông dânn nghèo ở các vùng tạm bị chiếm xưa nay chưa có điều kiện thực hiện. Ruộng đất được cấp tới sát mép lưới thép gai các đồn bót địch. Chỉ một tỉnh như Bến Tre mà trong vài tháng sau Gionevơ ta cấp cho nông dân thêm 100.000 hecta. Chứng nhận sở hữu ruộng đất, ai chưa có được cấp, ai để mất được cấp lại. Cơ quan địa phương trao tặng các bằng khen, giấy tuyên dương của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa cho các gia đình có công với nước, các nhân sĩ trong tôn giáo, đảng phải đã đóng góp cho kháng chiến.

Tại các chu vi tập kết tạm thời, chính quyền cứu hộ hàng chục tấn gạo, hàng trăm, hàng ngàn bạc Đông Dương cho các gia đình nghèo, thiếu. Ta sửa sang nhà cửa, xây dựng nhà nới cho các nhà nghèo dột nát. Ta cất thêm trường, tu sửa lại các ngôi trường cũ. Các lớp học xóa nạn mù chữ được mở ra cấp tốc xóa mù chữ cho đồng bào thị trấn, thị tứ xưa nay chưa biết đọc, biết viết.

Ở Cao Lãnh, bộ đội, cán bộ và nhân dân xây đài liệt sĩ ở ngã tư Cao Lãnh, xây lại mộ cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại xã Hòa An tỏ lòng thành kính và biết ơn Người đã sinh ra lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Vùng tập kết tạm thời 200 ngày Cà Mau được quy định phía Bắc là sông Cái Lớn từ Vàm tới Ngã ba Nước Trong, từ Rạch Nước Trong tới ấp Xéo Lá, phía Đông chạy dọc theo kinh Xáng Ngan Dừa đến Vĩnh Hưng, từ Vĩnh Hưng theo đường thẳng trục Nam ra biển, chiếm tới 23/3 diện tích tỉnh Bạc Liêu.

Tại đây, trong 6 tháng ngành giáo dục cùng bộ đội đã thanh toán nạn mù chữ cho 75% cho số người không biết đọc, biết viết. Ta xây thêm trường mới, sửa chữa trường cũ làm cho hệ thống nhà trường trong chu vi tăng lên 875 trường, có nhiều trường trong vùng đồng bào Khmer. Các tạm y tế, tổ thuốc nam, nhà bảo sanh được củng cố xây dựng ở các xã. Chính quyền đào tạo gấp hàng trăm cán bộ y tế và thầy cô giáo, bảo đảm cho các ngành y tế và giáo dục phục vụ tốt cho sức khỏe và sự học hành của nhân dân và tre em.

Công tác vệ sinh công cộng, tẩy uế các thị tứ, thị trấn được bộ đội và nhân dân cùng làm. Đường sá, cầu cống, các công trình công cộng được tu sửa. Mương rãnh đợc nạo vét.

Điện nước được đưa tới khu lao động, không chỉ ở các công sở và nhà giàu như trước đây. Đời sống mới được tuyên truyền và thực hiện. Chiều đến thanh thiếu niên vui chơi múa hát, hoạt động văn nghệ. Văn công, điện ảnh liên tục phục vụ đồng bào. Các tệ nạn xã hội dính liền với xã hội thực dân phong kiến: rượu chè, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… ở các thị trấn, thị tứ mất hẳn. Vắng bặt những vụ đánh lộn, những tiếng chửi bới giữa bà con xóm giềng. Nhà không cần khóa, quần áo để ngoài vườn không mất. Nhân dân tỉnh Bạc Liêu sống nhữn ngày hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đồng bào nhân dân Sài Gòn và các tỉnhvề Cà Mau ý thức và xúc cảm về cuộc sống ngươi với người là bạn mà cách mạng và chính quyền nhân dân sẽ đem tới.

Thành tựu cuộc sống mới tại chu vi Cà Mau chưa nhiều, nhưng ý nghĩa chính trị tinh thần của bức tranh hiện thực Cà Mau rất lớn. Nhân dân trong tỉnh, nhân dân Sài Gòn và các nơi về đây ý thức rõ về con đường độc lập tự do ấm no hạnh phúc mà cách mạng hướng mình đi tới.

Những ngày đầu của hòa bình lập lại, cùng với công tác chuyển quân tệp kết, việc sắp xếp bố trí lực lượng cho cuộc đấu tranh mới ở Nam Bộ được tiến hành rất khẩn trương.

“Chúng ta kháng chiến 9 năm mới giải phóng nửa nước. Nửa nước còn lại không bao giờ đế quốc dễ dàng trao lại cho ta. Miền Nam phải làm cách mạng lại”. Nhận định ấy của đồng chí Lê Duẩn là tư tưởng chỉ đạo cho việc bố trí sắp xếp lực lượng ở Nam bộ để đối phó với kẻ thù mới.

Trung ương cục miền Nam gồm các đồng chí Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Ung Văn Khiêm, Hà Huy Giáp, Nguyễn Kỉnh do đồng chí Lê Đức Thọ làm bí thư vốn hoạt động công khai trong kháng chiến đến đây được giải thể. Xứ ủy Nam Bộ bí mật được chỉ định gồm các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Hữu Lầu, Nguyễn Văn Vinh, Lê Toàn Thư, Phan Văn Đáng, Phạm Thái Bường, Phạm Văn Sô… do đồng chí Lê Duẩn làm Bí thư.

Liên Tỉnh ủy miền Đông do đồng chí Trần Văn Đức (Hai Đức) làm Bí thư, Liên tỉnh ủy miền Trung do đồng chí Nguyễn Văn Mùi (Sáu Đường) làm Bí thư, Liên Tỉnh ủy miền Tây do đồng chí Phạm Thái Bường (Ba Bường) làm Bí thư, đồng chí Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) làm Phó Bí thư, Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn do đồng chí Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Bí thư.

Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến Tham mưu trưởng Phân Liên khu miền Tây, người đã từng trực tiếp chỉ huy các chiến dịch nổi tiếng Cầu Kè, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Châu Hà, Sóc Trăng được phân công phụ trách chung về quân sự. Đồng chí Nguyễn Văn Thược nguyên Huyện đội trưởng Bến Cát là cây đánh giặc của Chi đội 12 và Trung đoàn 312, một trong những người sáng tạo nên địa đạo chiến Nam Bộ được cử làm phó, phụ trách về du kích chiến tranh. Bác Hồ đã đặt tên cho đồng chí Nguyễn Văn Thược là Lâm Quốc Đăng (ngọn đèn của Tổ Quốc ở trong rừng).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:18:45 am »

Đề phòng kẻ địch không thi hành hiệp định, ta bố trí một số cán bộ ở lại, phần lớn là cán bộ huyện đội, xã đội, bộ đội địa phương thường sát với phong trào hơn cán bộ, bội đội chủ lực. Ở Bạc Liêu ta đẻ lại nhiều chiến sĩ bộ đội địa phương tỉnh, huyện và 200 cán bộ từ cấp trung đội đến cấp tiểu đoàn rút từ các Tiểu đoàn 307, 410.

Vũ khí để lại ở các tỉnh Bà Chợ, Thủ Biên khoảng 100 cây. Các tỉnh Gia Ninh, Mỹ Tho, Long Châu Sa để lại một mỗi tỉnh một số súng đủ cho một tiểu đoàn. Tỉnh Vĩnh Long để lại 120 cây, tỉnh Trà Vinh 340 cây, tỉnh Bến Tre, Cần Thơ để lại mỗi tỉnh số súng đủ trung đoàn cho 1 đại đội. Rạch Giá và Hà Tiên để lại 1000 súng đủ trang bị cho 8 đại đội và dân quân. Tỉnh Bạc Liêu để lại 2000 súng, gấp đôi số súng tỉnh có trong kháng chiến chống Pháp.

Công binh xưởng Nam Bộ và công binh xuổng Thủ Biên để lại máy móc đủ để lập lại công binh xưởng nếu cần và chôn giấu ở chiến khu Đ. Công binh xưởng Phân Liên khu miền Tây để lại toàn bộ máy móc chôn cất ở rừng U Minh. Một số huyện cũng để lại công binh xưởng, công trường của mình, chôn cất để khi cần móc lên mà dùng.

Nói chung về lực lượng cán bộ quân sự và vũ khí ta để lại ở miền Tây nhiều hơn ở miền Đông.

Các Tỉnh ủy bí mật cũng được Xứ ủy chỉ định. Các Tỉnh ủy chỉ định các Huyện ủy và các Huyện ủy chỉ định lại các chi ủy. Các ban chấp hành huyện ủy, chi ủy được kiện toàn, tinh giảm về số lượng, tăng cường về chất lượng đảm bảo lãnh đạo các đảng bộ chống chọi với kẻ thù.

Các đảng bộ tiến hành học tập, sắp xếp lại phù hợp với điều kiện đấu tranh cách mạng mới. Đảng viên cán bộ được giáo dục về tình hình nhiệm vụ mới, về nhân sinh quan cách mạng, khí tiết của người công sản trước kẻ thù, bồi dưỡng về năm bước công tác cách mạng, công tác bí mật. Từng đảng viên được đánh giá lại toàn diện nhất là về mặt quan hệ với quần chúng, ý thức giai cấp, môi trường hoạt động, khả năng hoạt động hợp pháp mà phân A, B, C. Số đảng viên loại C là số hoạt động trong lòng địch, chỉ sinh hoạt đơn tuyến, số lại B là số hoạt động họp pháp, số loại A là số đảng viên hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Một số đảng viên tạm thời thả nổi, chỉ bắt liên lạc khi cần thiết. Một số quá lộ được chuyển vùng. Qua củng cố kiện toàn tổ chức số đảng viên còn lại khoảng 1/4, 1/5. Nói chung các Đảng bộ đã sắt lại, rắn chắc để trụ, tồn tại trước phong ba bão táp do kẻ thù dân tộc và giai cấp gây nên, trong khi ta tay không còn chính quyền quân đội.

Đoàn Thanh niên lao động cánh tay đắc lực và là đội hậu bị của Đảng được tổ chức chặt chẽ. Đoàn viên không phân loại A, B, C nhưng xây dựng theo phương châm chú trọng chất lượng hơn số lượng, chọn lựa những con em nông dân, công nhân, dân nghèo kiên quyết cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

Các đoàn thể, các tổ chức chính trị quần chúng trước đây đều giải thể, thay thế bằng các hội biến tướng: vạn vần đổi công, tổ chức bình dân học vụ, hội phu huynh học sinh, hội cứu tế, hội thể thao, hội đình chùa, các tổ chức nữ công gia chánh v.v…

Đảng viên bám chắc quần chúng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng theo hệ thống nòng cốt và cốt cán. Mỗi đảng viên cơ sở liên lạc chặt và bí mật với một số nòng cốt, mỗi nòng cốt lại nắm chặt một số quần chúng tích cực. Phương thức này vẫn giữ kín được lực lượng lãnh đạo lại bảo đảm Đảng bám được dân.

Về binh vận, Xứ ủy chủ trương chuẩn bị đưa cán bộ chiến sĩ vòa lực lượng vũ trang của địch và đưa người của ta vào cơ quan chính quyền địch, chuẩn bị đưa người vào các hội đồng xã, tề ấp, ủy viên cảnh sát, để góp phần che giấu lực lượng, ủng hộ đấu tranh của quần chúng, bảo vệ nhân dân và cơ sở. Đồng chí Phạm Ngọc Thảo sinh năm 1922 là con thứ 8 trong một gia đình điền chủ lớn công giáo dân Tây (quốc tịch Pháp) ông Adrian Ngọc Thuần ở Vũng Liêm, Vĩnh Long. Tên khai sinh là Albert Phạm Ngọc Thuần và là em ruột đồng chí Phạm Ngọc Thuần (Gaston Phạm Ngọc Thuần) nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ và là Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam bộ năm 1948 và đầu năm 1949. Đồng chí Phạm Ngọc Thảo vốn là học sinh trường Taberd, hết cấp tú tài đồng chí học ngành giao thông công chính. Là Thanh niên Tiền Phong ngày Cách mạng tháng Tám, đồng chí là học viên khóa đầu tiên của Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn. Đầu năm 1947 chính Phạm Ngọc Thảo đã làm đồng chí Lê Duẩn hết sức xúc động trước sự tận tụy của một trí thức giác ngộ cách mạng đã cõng mình “ông chú ho lao” để qua các đồn bót vùng Phan Thiết. Năm 1948, đồng chí phụ trách tình báo Nam Bộ sau chuyển sang chỉ huy Tiểu đoàn 404 chủ lực Nam Bộ.

Nhờ ta có chuẩn bị, khi địch lập lại hội đồng hương chính, lập tề xã, tề ấp, tổ chức dân vệ, cảnh vệ binh, đóng đồn bót…, số người của ta trong hội đồng hương chính, tề xã, tề ấp, trong các đồn bót dân vệ chiếm trên một nửa. Trong số 115 xã, 500 ấp của Bến Tre, nơi nào ta cũng đưa được người vào các tổ chức của địch, có những ban hội tề và đồn dân vệ người của ta chiếm từ 1/2 đến 2/3. Trong 123 xã, 796 ấp của Mỹ Tho, nơi nào cũng người của ta trong tổ chức địch.

Ở Bạc Liêu, khi địch vào chiếm đống, do đã chuẩn bị từ trước ta đãn nắm được trung đoàn trưởng cảnh vệ binh, tỉnh trưởng và hai quận trưởng của chính quyền địch. Ta đã đưa 160 cán bộ quân sự vào cảnh vệ binh và các đơn vị chủ lực của quân đội ngụy. Ta còn đưa cán bộ vào nắm cả 4 tàu quân sự của địch. Nhiều đồng chí được địch phong cấp sĩ quan, đồn trưởng. Đồng chí Mạc Thành Hồng là đại úy cảnh vệ binh, đồn trưởng đồn Đồng Cùng. Đồng chí Trần Văn Tập là trung úy đồn trưởng đồn Vàm Đình.

Ở huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), Bí thư Huyện ủy Sáu Nhân đưa được 5 người vào Tiểu đoàn Lê Công Hòa (Hòa Hảo), bố trí được người vào lực lượng Cao Đài Liên minh (quân Trịnh Minh Thế). Binh vận Huyện đã bố trí và bắt liên lạc với Thạch Nao và tiểu đoàn lính Khmer ở Vĩnh Châu vốn là tù binh Điện Biên Phủ được ta cho về và hiện ở trong quân đội ngụy tại đây.

Lực lượng ta bố trí, xây dựng trong lòng địch rất mạnh, 20 chi bộ loại C được tổ chức trong lực lượng quân sự địch. Về cơ bản ta nắm được hệ thống lực lượng cảnh vệ binh. Do điều kiện có nhiều thuận lợi nên một số đồng chí vào cảnh vệ binh đã kém giữ bí mật. Khi quân địch đã củng cố hệ thống gián điệp, chỉ điểm và tổ chức lại cảnh vệ binh thành bảo an, nhiều đồng chí bị địch thuyên chuyển sang tỉnh khác, một số bị địch phát hiện nên bị bắt, một vài người qauy lại làm tay sai cho địch. Một số đồng chí phải tổ chức khởi nghĩa phá đồn, đem lực lượng và vũ khí vào rừng như trường hợp các đồn Đồng Cùng, Cái Keo… Tuy vậy ta vẫn duy trì lâu dài được một nửa trong lực lượng đưa vào tồn tại trong lực lượng quân sự của địch ở tỉnh Bạc Liêu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:19:33 am »

Đối với chính quyền cơ sở địch, ta đưa người vào hội đồng xã, làm trưởng ấp, ủy viên cảnh sát, vào thanh niên và phụ nữ, cộng hòa, thanh niên chiến đấu. Cuối năm 1955 đầu năm 1956 phần lớn người trong chính quyền xã, ấp của địch do ta chủ động chuẩn bị. Trong dân vệ, thanh niên cộng hòa, người của ta chiếm phân nửa.

Về kinh tế tài chính hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân. Xứ ủy chỉ có thể cấp cho mỗi tỉnh ủy một triều đồng Đông Dương làm vốn sản xuất, tự túc, kinh doanh. Các tỉnh căn cứ như Biên Hòa, Tây Ninh, Bạc Liêu được cấp 2 triệu.

Thời kì từ Hiệp định Giơnevơ kí kết đến thời kì hoàn thành chuyển quân tập kết đến cả tháng 7-1956 là thời kì ta tiến hành đấu tranh chính trị hòa bình. Mittinh, biểu tình, hội thảo mừng đón hòa bình, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổn tuyển cử, đòi tôn trọng quyền tự do dân chủ  của nhân dân do hàng ngàn, hàng vạn người tham gia diễn ra khắp các tỉnh từ Quảng Trị đến Bạc Liêu, Rạch Giá. Không khí vui mừng phấn khởi tràn ngập. Thế nhưng ở một số nơi đã diễn ra sự đàn áp của binh lính địch, có nơi nghiêm trọng.

Ngày 1-8-1954, 25.000 người ở Đà Nẵng, 15.000 người ở Huế kể cả những nhà tu hành tập hợp trên các đường phố lớn, vườn hoa, sân vận động… mừng chiến tranh chấm dứt, đòi trả chồng con bị bắt đi lính, trả tự do cho tù chính trị, trao trả hết tù binh…

Nhân dân tỉnh Quảng Nam, các thành phố thị xã Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt mittinh biểu tình mừng hòa bình kéo đến trụ sở ngụy quyềm, trụ sở Ủy ban Quốc tế đòi thi hành các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ, thi hành điều 14C không được trả thù, khủng bố những người kháng chiến. Trong cuộc biểu tình của nhân dân Đà Nẵng, bọn địch ở đồn Võ Tánh đã nổ súng bắn chết hai người. Trước hành động tàn ác đó, quần chúng tràn vào đốt đồn, đốt cháy nhiều xe cộ và súng đạn của quần chúng.

Chống lại các đoàn biểu tình ở Quảng Nam, ngày 2-8-1954 địch gây ra vụ thảm sát ở Kim Đôi làm 17 người chết, 67 người bị thương. Ngày 6-9-1954 chúng giết 31 người biểu tình và làm bị thươmg nhiều người khác ở chợ Được.

Ngày 7-9-1954, bắn vào đoàn biểu tình ở Ngân Sơn, Chí Thạnh (Phú Yên) chúng giết chết 80 người, làm bị thương 50 người.

Ngày 15-9-1954, tại An Khê,vùng địch tiếp quản đầu tiên ở Khu 5, hơn 5000 đồng bào Kinh Thượng biểu tình chống đàn áp, khủng bố.

Ở Gò Công, ngày 19/8/1954 hai mươi vạn đồng bào kéo vào thị xã Gò Công tổ chức mittinh mừng hòa bình. Bọn địch hoảng sợ ném xăng đặc để ngăn chặn.

Ở Bến Tre, tại huyện Bình đại ngày 19-8-1954 một vạn người trương băng rôn, cờ đỏ sao vàng biểu tình mừng hòa binh. Địch đàn áp bắn chết 5 người, làm bị thương 17 người và bắt đi 30 người. Cuộc biểu tình biến thành cuộc đấu tranh chống đàn áp, đòi bồi thường nhân mạng.

Tại huyện Mỏ Cày ngay 13-9-1954 lính ngụy ở bót Tài Đại ra cánh đồng Tân Lợi (xã Khánh Thành Tân) bắt dân đi làm xâu và xây đồn  bót đã đánh bị thương một đồng bào ta. Lập tức bà con nông dân trên đồng ruộng hô vang khẩu hiệu: “đả đảo lính đánh dân” và khiêng nạn nhân đến bót Tài Đại đòi địch bồi thường. Nhân dân các xã An Thạnh, Thành Thới, Đa Phước Hội, Nhận Phú Tân, Tân Thạnh Tây, Tân Thanh Bình… đông tới 2 vạn người kéo dến hỗ trợ bao vây bót Tài Đại, buộc bọn chỉ huy và binh lính phải khiêng nạn nhân cùng đồng bào lên quận lị Mỏ Cày. Đoàn biểu tình vừa nổi trống vừa hô khẩu hiệu hùng dũng tiến vào quận lị. Hai đại đội lính bảo an và cảnh sát ra ngăn chặn nổ súng uy hiếp. Quần chúng xông lên dùng gạch đá đánh lại. Địch bắn chết 11 người biểu tình, bị thương 36 và bắt đi 200 người biểu tình, quần chúng đánh chết tại chỗ một số lính bảo an, đánh bị thương 15 tên khác.

Ở Mỹ Tho, tết hòa bình năm 1955, đồng bào các địa phương đã tấp nập kéo đi viếng mộ liệt sĩ, lập dài chiến sĩ, xây dựng các nghĩa trang ở Bình Ninh, Song Bình (Chợ Gạo), Nhị Bình (Châu Thành), Mỹ Phước Tây (Cai Lậy).

Ở Vĩnh Long, ngày 28-8-1954 trên 4000 người thuộc hai xã Trung Ngãi, Trung Thành (Vũng Liêm), Nhị Long, Đức Mỹ (Càng Long) kéo về thị trấn Vũng Liêm trương biểu ngữ đòi hòa bình, đòi ngụy quyền miền Nam phải nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ. Đoàn biểu tình hùng dũng kéo đi lên lộ Phú Hữu vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu. Tên ách Năng chỉ huy đội com-măng-đô ra lệnh cho lính bắn vào đoàn biểu tình và bắt đi hàng chục người. Ngay những ngày sau, nhân dân các xã Tân An Luông, Hiếu Thành, Trung Thành, Trung Hiệp (Vũng Liêm) tổ chức biểu tình, gửi kiến nghị lên Ủy ban Liên hiệp Quốc tế ở tỉnh Cần Thơ và thành phố Sài Gòn tố cáo ngụy quiyền vi phạm Hiệp định, đòi thả ngay những người bị bắt.

Tại Tam Bình, hơn 5000 đồng bào thuộc hai xã Loan Mỹ và Binh Ninh tập trung ở chùa Kỳ Sơn rầm rộ tổ chức mừng hòa bình với đầy đủ băng cờ khẩu hiệu đòi chính quyền nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơnevơ.

Tại Trà Ôn, anh Lê Văn Bảy (tức Bảy Bụng) là thợ cắt tóc ở chợ Vĩnh Xuân hằng ngày treo quốc kì cờ đỏ sao vàng giữa chợ để đồng bào đi chợ chào cờ. Bọn lính can thiệp không được đã giết anh (25-10-1954). Nhân dân các xã Xuân Hiệp, Hòa Bình, Trà Côn, Hựu Thành, Thuận Thới, Tịch Thiện, Tam Ngãi cũng kéo sang đấu tranh, lớp này về thì lớp khác tới không dứt, đòi Ủy ban Liên hiệp đình chiến trừng trị kẻ vi phạm Hiệp định.

Ngày 28-10-1954, địch cho xe GMC chở một đại đội bảo an từ Trà Ôn xuống. Chúng phát loa ra lệnh cho nhân dân giải tán nhưng đáp lại tiếng loa là tiếng mõ liên hồi của nhân dân. Bọn lính bắn xả vào nhân dân làm chết 18 người, gây thương tích hơn 20 người làm bùng lên một làn sóng căm phẫn.

Ta tổ chức đám tang có 2 vạn người dự đồng thời cử người lên Ủy ban Quốc tế đóng tại Ngã Bảy Phụng Hiệp, tổ chức người đi Sài Gòn tố cáo tội ác địch. Ủy ban Quốc tế đến điều tra kết luận địch vi phạm Hiệp định Giơnevơ, buộc địch phải bồi thường nhân mạng và chữa trị cho người bị thương.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:21:07 am »

Ở Thủ Dầu Một, 5000 công nhân An Lộc bãi công trong 3 ngày từ 2 đến 4-8-1954 mừng thắng lợi, đòi chủ tăng lương 20%, đòi chính quyền bãi bỏ thuế đảm phụ.

Tháng 11-1954 công nhân cao su ở Lộc Ninh, Hớn Quản, Dầu Tiếng, Phú Riềng tham gia cùng 40 ngìn công nhân các đồn điền cao su miền Đông tiến hành cuộc đấu tranh quy mô lớn và dài ngày đòi thi hành Hiệp định, thực hiện các yêu sách về lương, bảo đảm đời sống cho công nhân.

Tháng 12-1954, 4000 công nhân ở Phú Riềng, Sóc Trăng, Sóc Gòn, Sa Cô, Trà Thanh tập hợp thành đội ngũ kéo về đấu tranh với quận trưởng và chủ sở đòi cải thiện đời sống, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ. Địch điều về một tiểu đoàn bảo an để đói phó. Sáng hôm sau đồng bào cả Kinh lẫn Thượng từ Xa Trạch, Xa Cát tiếp tục kéo đến chi viện cuộc đấu tranh. Trước uy thế và áp lực ngày càng mạnh của quần chúng, quận trưởng và chủ sở không dám đàn áp, chấp nhận yêu sách tăng lương, phát gạo trắng, hủy bỏ chế độ đánh đập.

Lợi dụng địch cho tên tay sai Trần Quốc Bửu tổ chức “Tổng Liên đoàn lao động” “Nghiệp đoàn công nhân” với các thuyết “cần lao, đồng tiến xã hội” “hòa hợp giai cấp”, Ban Công vận xứ Nam bộ vận động công nhân các đồn diền cao su, chè, cà phê lập Liên đoàn đồn điền miền Nam hợp pháp với địch để đấu tranh hợp pháp đòi các yêu sách kinh tế, chính trị.

Tháng 2-1955, 6000 công nhân cao su Dầu Tiếng đấu tranh đòi ngày làm tám giờ, đòi tăng lương. Ngày 1-2-1955, 12000 công nhân Kinh Thượng kéo về thị trấn Lộc Ninh đấu tranh đòi tăng lương, đòi trả lương cho người Thượng ngang người Kinh, đòi tự do hội họp. Đến chiều số người đấu tranh lên đến 17.000 người, buộc chủ đồn điền Đờ-la-lăng phải chấp nhận yêu sách.

Ngày 1-5-1955, hàng chục ngàn công nhân các đồn điền kéo về Sài Gòn biểu tình thị uy đưa 16 yêu sách thành bản “Cộng đồng khế ước cao su Việt Nam”, buộc chính quyền Diệm và các chủ sở cao su cùng đại diện công nhân kí vào văn bản. Đây là một thắng lợi của phong trào công nhân miền Đông Nam Bộ.

Ngày 1-8-1954, 50.000 đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn có đông đảo công nhân nhà đèn, bến cảng, công nhân đang làm việc trong các đơn vị hậu cần của quân Pháp và các tầng lớp tiểu thương, trí thức, học sinh, quần chúng, lao động, biểu tình tại đường Kit-sơ-ne (Nguyễn Thái Học bây giờ) mừng hòa bình, đòi thi hành Hiệp định Gơ-ne-vơ.

Cùng ngày “Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn” ra tuyên bố nêu rõ tôn chỉ mục đích của phong trào là đấu tranh cho hòa bình ở Đông Dương được củng cố, quyền tự do dân chủ được bảo đảm, nước Việt Nam được thống nhất bằng tuyển cử tự do trong cả nước.

Phong trào đã cử ra chủ tịch, các phó chủ tịch, đoàn chủ tịch danh dự, ban thư kí và ban tổ chức, gồm những trí thức yêu nước, tiến bộ: Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông, dược sĩ Trần Kim Quang, luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng… Sau đó Đoàn Chủ tịch được bổ sung thêm đại biểu các chính đảng, tôn giáo, văn nghệ sĩ, kí giả, thuông gia… Cả Sài Gòn có 32 ủy ban cơ sở được bầu ra trong các cuộc mittinh công khai, tiếp đó hàng trăm cơ sở khác ra đời bao gồm những người được quần chúng tín nhiệm.

Lực lượng công nhân, thợ thuyền các xí nghiêp ấn loát, các xí nghiệp hậu cần của Pháp, công ti thủy điện và quần chúng các khu lao động Bàn Cờ, Khánh Hội, Cầu Ông Lãnh, Chợ Quán, Bình Tây đã tham gia các hoạt động tích cực trong phong trào(1).

Tập san và tờ Thông tin hòa bình - cơ quan ngôn luận hợp pháp của phong trào đã đăng bài tố cáo Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định và nói rõ nguyện vọng hòa bình của dân tộc.

Từ Sài Gòn, phong trào phát triển ra Huế và toàn Nam Trung Bộ. Phong trào có tiếng vang rộng lớn được phong trào bảo vệ hòa bình, các tổ chức hoạt động chống chiến tranh ở Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức gửi lời chào mừng và lên tiếng ủng hộ.

Tuyên bố của Phong trào hòa bình Sài Gòn - Chợ Lớn như một quả bom hòa bình nổ ra chống bọn vi phạm, phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Phong trào được nhân dân nhiệt liệt hoan nghênh và phát huy rộng rãi ảnh hưởng trên toàn miền Nam ra cả thế giới.

Hoảng sợ trước phát triển của phong trào, từ đầu tháng 11-1955, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu đàn áp, bắt giam một số người lãnh đạo và chiến sĩ tích cực của phong trào. Trong nhà lao, những người bị bắt vẫn kiên quyết đấu tranh, tuyệt thực, đưa đơn tố cáo. Phong trào quần chúng phản đối chính quyền Diệm đàn áp những người đấu tranh cho hòa bình nổi lên ở Sài Gòn và nhiều nơi ở miền Nam. Nhiều thư từ, kiến nghị, bài báo, cuộc mittinh đòi Diệm tả tự do cho những người bị bắt. Nhân dân miền Bắc lên tiếng cổ vũ cuộc đấu tranh. Hội nghị các luật gia quốc tế họp ở Ấn Đọ đã phản đối hành động của Diệm. Nhiều luật sư ở Pháp đòi được đứng ra bào chữa cho những người bị bắt.

Trong hai tháng 11 và 12-1954, hơn 3000 trí thức, 10.000 học sinh sinh viên, 4000 nhà công thương ở Sài Gòn đưa kháng nghị đòi Mỹ - Diệm phải trả tự do cho những người trong phong trào hòa bình bị bắt.

Bốn lần Diệm đưa các chiến sĩ của phong trào hòa bình ra tòa, cả bốn lần đều không dám công khai xử án họ. Cuối cùng chúng phải bí mật đưa đi an trí, người thì trục xuất khỏi Việt Nam… Tuy vậy trong khi tra tấn, chúng đã tra tấn đến chết giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng.


(1)Theo Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam. Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tập II Chuyển chiến lược trang 76, 77, 78.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2010, 07:22:32 am »

Tháng 1-1955 Ngô Đình Diệm tuyên bố “sẽ không tham gia tổng tuyển cử vì miền Bắc không có tự do”.

Ngày 6-7-1955 Phó Tổng thống Mỹ Nixon (Níchxơn) công khai tuyên bố “Chính phủ ông Diệm sẽ không tham gia tổng tuyển cử để thống nhất nước Việt Nam”.

Ngày 10-7-1955 Diệm cho tay sai đập phá trụ sở Ủy ban Quốc tế ở Sài Gòn.

Ngày 16-7-1955 Diệm công khai tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử, bác bỏ công hàm của Việt Nam dân chủ cộng hòa “đề nghị quan hệ bình thường Bắc- Nam”.

Ngày 20-7-1955 Diệm tuyên bố bác bỏ những thông điệp của Việt Nam dân chủ cộng hòa về hiệp thương tổng tuyển cử.

Trước sự khước từ không hiệp thương tổng tuyển cử, vi phạm và phá hoại Hiệp định Giơnevơ của Mỹ - Diệm, cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân càng mạnh mẽ.

Ngày 10-7-1955 một cuộc tổng bãi công bãi thị rộng lớn ở Sài Gòn - Gia Định có 80% nhân dân tham gia làm tê liệt hoạt động của thành phố trong 10 giờ.

Đầu tháng 7-1955, ở Mỹ Tho, đợt đấu tranh đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, đòi bình thường quan hệ hai miền Nam - Bắc, đòi tự do thư tín, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, diễn ra rầm rộ khắp tỉnh, nhất là ở thị xã, thị trấn. Đêm 9-7 địch bắt hơn 200 cán bộ lãnh đạo biểu tình trong toàn tỉnh. Hàng trăm ngàn lượt quần chúng như từng đợt sống, đấu tranh liên tục diễn ra từ ngày 10 đến 20-7-1955 đấu tranh quyết liệt buộc địch phải công nhận yêu sách, thả 200 cán bộ ta. Ngày 10-7-1955 là ngày bãi công bãi thị làm cho cả thành phố Mỹ Tho phải ngừng hoạt động trong suốt một ngày.

Ngày 8-8-1955 hơn 2000 đồng bào huyện Đức Hòa (Chợ Lớn) mittinh, đưa kiến nghị đòi Ngô đình Diệm phải hiệp thương với miền Bắc.

Trong tháng 8-1955, các tỉnh Sa Đéc, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Châu Đốc, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu… đã huy động hàng triệu quần chúng xuống đường, lấy chữ kí phản đối Mỹ - Diệm, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.

Tại Trung Bộ, trong tháng 7 và tháng 8-1955 nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Binh Thuận liên tiếp biểu tình, đưa thư kiến nghị cho Ủy ban Quốc tế đòi hiệp thương Tổng tuyển cử.

Ngày 22/8/1955 toàn tỉnh Thừa Thiên bãi chợ phản đối Mỹ Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ. Tại đây trong hai tháng 7 và 8/1955 nhân dân Thừa Thiên đã họp mittinh lấy được hàng vạn chữ kí đưa lên ngụy quyền tỉnh, kiến nghị chấm dứt khủng bố, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử.

Tại vùng Nam vĩ tuyến 17, đồng bào cử 500 đại biểu mang 100 lá đơn có hơn 1000 chữ kí đến tổ chức Quốc tế ở Gio Linh đòi chính quyền Diệm phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, hiệp thương với miền Bắc.

Ngày 31-1-1955 đồng chí Phạm Hùng Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp đình chiến làm lễ bàn giao cho quân đội Liên hiệp Pháp khu vực tập kết 200 ngày Cà Mau. Ngày 8-2-1955 con tàu Liên Xô Stavrôpôn rời bến tàu cửa sông ông Đốc đưa cán bộ chiến sĩ tập kết chuyến cuối cùng của khu vực Cà Mau ra miền Bắc.

Ngày 16-5-1955, chuyến tàu cuối cùng chở cán bộ, chiến sĩ miền Nam ở khu vực 300 ngày Quy Nhơn rời cảng Quy Nhơn ra miền Bắc. Công cuộc chuyển quân tập kết của ta đến đây hoàn thành. Mười hai vạn bộ đội, cán bộ các ngành ở miền Nam đã tập kết ra Bắc, đem theo 500 tấn súng đạn, 600 tấn máy móc, khí tài và 236 xe ô tô các loại.

Trong những ngày chuyển quân cuối cùng của Nam bộ, một lão nông đem một cây vú sữa gửi ra miền Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Kính cùng một số anh em đã đem ra trồng trong vườn Bác Hồ. Một bà mẹ chiến sĩ thay mặt nhân dân Cà Mau đã gửi bộ đội nắm đất ở mũi tột cùng của đất nước mang ra dâng Hồ Chủ tịch và dặn dò:

“Con ra thưa với Bác Hồ
Đất này chỉ cắm một cờ vàng sao”
(1)

Ngày 8-2-1955, đồng chí Lê Duẩn lên tàu Stavrôpôn cùng đồng chí Lê Đức Thọ như đi tập kết ra miền Bắc nhưng đã bí mật xuống một chiếc xuồng con trở lại đất mũi Cà Mau.Chia tay với đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Lê Duẩn nói: “Anh ra thưa với Bác hai mươi năm nữa chúng ta sẽ gặp nhau”. Đồng chí Võ Văn Kiệt Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây đưa đồng chí Lê Duẩn về các cơ sở cách mạng ở các vùng căn cứ của tỉnh Bạc Liêu mà trước khi đình chiến đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy.

Như vậy là nhân dân miền Nam sau khi ta chuyển quân tập kết đã không còn bộ đội và chính quyền mình để bảo vệ mình, chỉ còn có Đảng ở lại với dân. Ta có thể để lại một số cán bộ quân sự nhưng cũng đều phân tán về làm dân, vũ khí có để lại là để dự phòng và đều chôn cất hết. Thực tế là nhân dân miền Nam tay không, ở lại đấu tranh trực tiếp với Mỹ Diệm.


(1)Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, đơn vị bảo quản 5 - trang 22.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:05:58 am »

Chương II

PHÁP CHUYỂN QUÂN TẬP KẾT - MỸ HẤT CẲNG PHÁP
ÁP ĐẶT CHỦ NGHĨA THỰC DÂN MỚI Ở NAM VIỆT NAM

Pháp chuyển quân tập kết vào miền Nam:

Trong khi ta thi hành Hiệp định Giơnevơ chuyển quân tập kết từ miền Nam ra miền Bắc theo đúng quy định, được Ủy ban Quốc tế đánh giá là nghiêm chỉnh chấp thì lực lượng Liên hiệp Pháp cũng trao trả ta các khu vực Hà Nội (80 ngày), Hải Dương (100 ngày), Hải Phòng (300 ngày) và chuyển quân từ miền Bắc vào miền Nam theo đúng ngày giờ mà Hiệp định đình chiến quy định.

Để tiếp quản vùng Pháp trao trả, Trung ương Đảng quyết định cử các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Lương, Tố Hữu, Xuân Thủy, chỉ đạo trực tiếp Thủ đô Hà Nội. Đồng chí Đỗ Mười là Trưởng ban chỉ đạo khu vực Hải Phòng.

Từ ngày 01 đến ngày 08.8.1954 quân Liên hiệp Pháp rút khỏi các thị xã, thị trấn: Vĩnh Yên, Móng Cái, Phúc Yên, Sơn Tây, Phủ Lạng Thương, Hưng Yên, Ninh Giang và giao lại cho ta tiếp quản.

Ngày 9/9/1954 ta và Pháp hoàn thành việc trao trả tù binh. Số tù binh ta giao cho Pháp là 13.414 người, trong đó có 9.247 người Âu Phi. Pháp trao trả cho ta 68.358 người trong đó có 11.114 quân nhân. Ta trao trả cho Pháp tướng Đờ Cát (De Castries) người chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vào ngày 3/9/1954.

Ngày 9/10/ 1954 vào 5.00 giờ sáng sĩ quan liên lạc của Pháp bàn giao cho ta tiếp nhận các công sở, nhà máy, bệnh viện và doanh trại của địch ở Hà Nội để ta tiếp quản. Tại các cơ sở, xí nghiệp này khi ta tiếp quản thì lập tức có tự vệ công nhân nhà máy và đường phố, các đội Công an, các đội hành chính và trước đó cùng bộ đội tuần tra canh gác giữ gìn trật tự an ninh.

Tại Hà Nội, âm mưu của địch là di chuyển kho tàng, máy móc, trang thiết bị, tài liệu quý vào miền Nam. Các cuộc đấu tranh của ta được tiến hành trước hết là ở các nhà máy, xí nghiệp phục vụ lợi ích công cộng có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân.

Bắt đầu là cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy điện Yên Phụ. Trong hai tháng đấu tranh quyết liệt với địch công nhân nhà máy điện Yên Phụ, nhà máy đèn Bờ Hồ đã buộc địch phải bảo đẩm 4000 tấn than để bảo đảm nhà máy vận hành đến lúc ta tiếp quản. Nhà máy nước giữ được máy móc, thiết bị, đảm bảo cung cấp nước đều cho thành phố. Ga Hà Nội ở Sở Hỏa xa giữ được 12 đầu máy và toàn bộ các toa xe. Nhà Bưu điện buộc địch phải bảo đảm đủ phương tiện, giữ cho thông tin liên lạc được thông suốt. Đặc biệt công nhân các nhà máy xí nghiệp này đã khôn khéo tìm được và giữ lại những tấm bản đồ ghi hệ thống cống nước ngầm, dây điện thoại ngầm trong thành phố, rất có lợi cho ta điều hành các nhà máy, xí nghiệp sau khi ta tiếp quản. Công nhân thường thay phiên nhau ngày đêm canh gác, bảo vệ máy móc và xí nghiệp không cho địch lấy đi. Có máy móc, phương tiện nào quý địch có thể lấy đi, anh em mang đi cất dấu.

Cùng với công nhân các nhà máy, xí nghiệp đấu tranh giữ gìn máy móc, nguyên liệu, nhân viên y tế ở bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Phủ Doãn, nhân viên các trường học công tư và trường Đại học Hà Nội, công chức các cơ quan, công sở của địch đã cất dấu, bảo vệ thuốc men, dụng cụ chữa bệnh, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, phương tiện làm việc để bảo đảm cho bệnh viện, trường học hoạt động bình thường sau khi ta tiếp quản.

Đúng 16 giờ, những tốp lính Pháp cuối cùng ở bốt gác cầu Long Biên đã rút khỏi thành phố sang phía Gia Lâm để đi về phía Hải Dương, Hải Phòng. Viên đại tá Đarăngxơ là ngừoi lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội.

Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định thành lập Đảng ủy tiếp quản thủ đô do đồng chí Trần Quốc Hoàn làm Bí thư, Ủy ban quân chính Hà Nội do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ làm Chủ tịch, Bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.

Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ vào tiếp quản Thủ đô. Trước đó, ngày 19.9.1954 đại biểu cán bộ chiến sĩ Đại đoàn đã vinh dự được gặp Bác Hồ tại Đền Hùng (Phú Thọ), được Bác trực tiếp căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. “Trải qua bao nhiều thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được thủ đô. Tám, chín năm nay do quân dân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương Đảng và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô, là được nhận một vinh dự rất lớn… Đồng bào Hà Nội chờ các chú từ ngày các chú ra đi, nay đang may cờ đỏ sao vàng chờ đợi hoan hô các chú”(1).

Bác viết lời căn dặn các đơn vị bộ đội vào thành: “Suốt tám năm kháng chiến, các chú đã làm kiểu mẫu anh dũng, do đó mà chúng ta đã thắng lợi. Nay chúng ta về thành thị, các chú cũng phải làm kiểu mẫu đúng đắn, để tranh lấy thắng lợi trong hòa bình”(2).

Đúng 8 giờ ngày 10/10/1954 các lực lượng của Đại đoàn 308 từ năm cửa ô tiến vào thành phố đã hoàn toàn giải phóng từ 16 giờ ngày hôm trước.

Cả Hà Nội rạo rực niềm vui giải phóng. Hai mươi vạn nhân dân trang phục đẹp đẽ, hân hoan xuống đường đón mừng bộ đội chiến thắng trở về.

Ngày 26/10/1954, Pháp kí với ta hiệp nghị chuyển giao khu vực Hải Dương.

Chiều 28/10 quân Pháp rút khỏi các thị trấn Phả Lại, Kẻ Sắt và Cẩm Giàng để sáng sớm 29/10 ta vào tiếp quản. Chiều 29/10 quân Pháp rút khỏi thị xã Hải Dương và thị trấn Đông Triều, sáng 30/10/1954 Trung đoàn 42 vào tiếp quản thị xã Hải Dương.

Theo đúng kế hoạch ta thống nhất với Pháp, tư ngày 21 đến 24/4/1955, Pháp rút quân để ta vào tiếp quản thị trấn Quảng Yên, Hòn Gay, Cửa Ông, Cẩm Phả. Từ 27/3 đến 12/5 đến lượt các huyện lị, thị trấn xung quanh Hải Phòng.

Ở khu vực Hồng Quảng và Hải Phòng âm mưu của địch là tháo gỡ máy móc mang đi. Đặc khu ủy đã lãnh đạo công nhân cùng nhân dân đấu tranh giữ máy móc chống hành động tháo gỡ. Chiều 9/3/1955 công nhân Hòn Gay đã đấu tranh không cho bọn chủ chuyển tám mô bin của nhà máy ra Cảm Phả để chờ vào Nam. Ngày 24/4/955 công nhân nhà máy cơ khí Cẩm Phả buộc chủ phải để lại ba máy không cho đem đi.

Tại Hải Phòng, công nhân và nhân dân cùng tổ chức hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, liên tiếp đẩy lùi các cuộc cướp phá của địch và giữ lại phần lớn máy móc của các nhà máy và xí nghiệp. Tuy vậy, địch còn phá hủy hai cầu Kiến An và Kiến Bắc gây ách tắc giao thông.

Trước khi ta tiếp quản Hải Phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra nhật lệnh: Khu chu vi Hải Phòng được giải phóng là miền Bắc nước Việt Nam được giải phóng… Các đơn vị làm nhiệm vụ tiếp quản phải nhận rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó… Phải giữ vững ý chí chiến đấu, đề cao cảnh giác”(3).

Sáng ngày 13/3/1955, các cánh quân và Đại đoàn 320 và các đơn vị phối thuộc đội ngũ chỉnh tề rầm rập tiến vào tiếp quản Hải Phòng. Thành phố Cảng tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ hân hoan đón mừng ngày hội giải phóng.

Những ngày tiếp theo 14, 15 và 16/5/1955 ta tiếp quản vùng Kiến Thụy, Đồ Sơn và các đảo ven biển.

Chiều ngày 13/5/1955 chiếc tàu Đrin Boócđô chở những người lính Liên hiệp Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc nước ta.

Thời kì lực lượng Liên hiệp Pháp chuyển quân tập kết vào Nam cũng là thừi kì lực lượng ngụy quân ở miền Bắc chạy về với nhân dân hoặc tan rã về nhà do ảnh hưởng thắng lợi của cuộc kháng chiến và công tác địch ngụy vận của ta. Một lực lượng lớn sĩ quan binh lính địch đã không chịu tập kết vào Nam mà về với nhân dân, đem theo cả súng ống, đạn dược. Một số khác rã ngũ về với gia đình. Tổng số ngụy quân ở miền Bắc có tới 87.076 tên, khi rút vào Nam chỉ còn 32.000 tên. Riêng ở Hà Nội, sau khi ta tiếp quản có tới 12.346 sĩ quan và binh lính địch ra trình diện.


(1)Hồ Chí Minh: Về vấn đề quân sự - Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr.293.
(2)Hồ Chí Minh Toàn tập - Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, tập 7, tr.358.
(3)Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Ban Tổng kết biên soạn Lịch sử Bộ Tổng Tham mưu xuất bản, Hà Nội, 1991, trang 883.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:50:24 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2010, 07:07:10 am »

Pháp gây phỉ

Cũng trong thời kì này, thực dân Pháp chẳng những không đưa bọn phỉ chúng gây nên ở Tây Bắc và Đông Bắc nước ta vào Nam mà chúng còn tiếp tục tăng cường phỉ ở các nơi ấy. Thực dân Pháp đã cho máy bay liên tục thả vũ khí, lương thực, điện đài cho bọn phản động chúng cài lại để đánh phá ta. Bọn phỉ đầu sỏ còn được tiếp tế tiền bạc cả bạc trắng và bản đồ quân sự để hoạt động, mua chuộc con em và đề phòng khi gặp khó khăn thì trốn sang Lào. Bọn chỉ huy Pháp còn dùng máy bay trực thăng đổ bộ xuống một số sào huyệt của bọn phỉ để bày mưu, vạch kế hoạch cho bọn này hoạt động, đồng thời đón một số tên quan trọng đưa vào Nam để sau này thả trở lại mà phá ta về lâu dài. Trước mặt lợi dụng tình thế thúc đẩy công tác gây phỉ, tổ chức hoạt động gián điệp, biệt kích gây mất an ninh ở các vùng biên giới Tây Bắc. Lực lượng phỉ chúng gây nên khá đông, ở Lào Cai có 5025 tên, Hà Giang 798 tên, Yên Bái 147 tên…

Cảnh giác với âm mưu này của địch, các Trung đoàn 246, 238, 148 và toàn bộ lực lượng địa phương tỉnh Lào cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Hải Ninh dã đi vào từng bản làng của đồng bào các dân tộc tuyên truyền chính sách của Đảng và Chính phủ, vạch trận tội ác của thực dân Pháp, phân hóa và cô lập bọn phản động đầu sỏ. Bộ đội ta tận tình giúp đỡ đồng bào sản xuất, thực hiện “ba cùng” với dân, kiên trì tiến hành các bước phát động quần chúng. Trong hoàn cảnh hòa bình, công tác xâm nhập, võ trang tuyên truyền của cán bộ chiến sĩ được tiến hành thuận lợi và có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với nhân dân cá dân tộc ở các vùng, cảm hóa được những người lầm đường. Hàng ngũ phỉ tan rã dần, nhiều tên nộp súng trở về nhà làm ăn. Khối đoàn kết các dân tộc ở vùng biên giới Tây Bắc, Đông Bắc được củng cố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM