Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:47:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 1  (Đọc 96706 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:03:47 am »


Thực tế từ năm 1947, Mỹ đã viện trợ cho Pháp theo kế hoạch Mácsan và Pháp đã dùng một phần viện trợ đó vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Báo chí Mỹ cho biết: năm 1947 Chính phủ Tơruman đã cho Pháp vay 160 triệu đôla để mua xe cộ và một số thiết bị liên quan cho chiến trường Đông Dương. Trong văn kiện NSC51 của Bộ Ngoại giao Mỹ gửi Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (ngày 1-7-1949) có xác nhận, trong năm 1948 khoảng 100.000 quân Pháp với trang bị của Mỹ... đang bị hao tổn ở Đông Dương.

Chính phủ Mỹ nói là từ năm 1945 đến đầu năm 1948, Mỹ cố gắng giữ thái độ trung lập về cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam, nhưng dư luận và báo chí Mỹ cho rằng Ngoại trưởng Akyxơn và Tổng thống Tơruman hầu như từ đầu đã dính líu đến chính sách của Mỹ đối với Đông Dương.

Sự phát triển của tình hình cách mạng ở châu Âu và châu Á, làm cho chiến lược ngăn chặn ở châu Á của Mỹ có điều chỉnh mới. Sự điều chỉnh chiến lược đó đã dần dần đưa Mỹ dính líu ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương, kể từ những năm 1949-1950 trở đi. Mỹ đã từng khuyên Pháp nên tìm một con bài chính trị. Tháng 1-1949, Bộ Ngoại Giao Mỹ thúc ép Pháp thoả thuận với Bảo Đại để lập Chính phủ bù nhìn. Tiếp đến tháng 2-1949, Ngoại trưởng Akyxơn lại hối thúc và đến ngày 8-3-1949, Pháp đã ký Hiệp nghị Êlidê với Bảo Đại. Ngày 10-5-1949, Bộ Ngoại giao Mỹ điện cho lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn, khẳng định Pháp, các cường quốc phương Tây khác và các nước không cộng sản ở châu Á, hết sức cố gắng để đảm bảo thắng lợi tốt nhất cho thí nghiệm Bảo Đại.

Từ cuối năm 1949, Mỹ chính thức cam kết dính líu vào cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam bằng một loạt bước đi liên tiếp: tháng 10-1949, Mỹ cử phái đoàn đầu tiên gồm các đại biểu Quốc hội và cán bộ ngoại giao đến Đông Nam Á, rồi đến Sài Gòn nghiên cứu tình hình. Ngày 28-11-1949, Oasinhtơn chính thức mời đại diện của Chính phủ bù nhìn Bảo Đại sang thăm Mỹ1. Trong văn kiện của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC.51) do Tổng thống Tơruman phê chuẩn ngày 30-12-1949, nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản ở Đông dương bằng sự trợ giúp về chính trị, viện trợ kinh tế và quân sự. Đầu năm 1950, trong lúc Quốc hội Pháp đang thảo luận Hiệp ước Êlidê (ký giữa Pháp và Bảo Đại), thì đại sứ lưu động Mỹ P.Giétxớp (Jessup) vội đến gặp Bảo Đại, trao thư của Ngoại trưởng Mỹ Akyxơn tỏ ý hài lòng và mong muốn lập quan hệ chặt chẽ. Ngày 1-2-1950, cơ quan Bộ Ngoại giao Mỹ chuẩn bị văn kiện về khả năng Mỹ viện trợ quân sự cho Pháp ở Đông Dương.

Ngày 15-2-1950, Quốc hội Mỹ quyết định viện trợ cấp tốc 15 triệu đôla cho chính quyền Bảo Đại. Ngay ngày hôm sau, 16-2-1950, Pháp yêu cầu tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp và doạ: nếu không, Pháp có thế bắt buộc phải xem xét việc giảm thương vong và rút khỏi Đông Dương, buộc Hội đồng an ninh quốc gia và Hội đồng Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ phải đưa ra thảo luận. Trong thời gian này, mặc dù chính Truyền đã cam kết công khai dính líu vào cuộc chiến Việt Nam, nhưng trong chính giới Mỹ vẫn có những xu hướng bất đồng, có khi gay gắt. Đại biểu cho một trong những xu hướng đó là R.B.Phôđích (Fodick) chuyên viên về chính sách Viễn Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngày 4-11-1949, Phôđích gửi một bị vong lục cho đại sứ Mỹ Giétxớp, phản đối việc Mỹ công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại và cho rằng, nếu Mỹ ủng hộ cố gắng của Pháp, thì điều đó sẽ có hại cho vị trí và uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á, sau khi đã mất uy tín rất nhiều với sự thất bại của Tưởng Giới Thạch. Bị vong lục đó đã đặt vấn đề một cách thẳng thắn rằng: “Bất kể người Pháp thích hay không thích, đọc lập đang đến với Đông Dương. Vì vậy, tại sao chúng ta lại tự ràng buộc mình vào đuôi cái điều rách nát của họ” 2. Có ý kiến khẳng định mạnh mẽ rằng “nếu Mỹ ủng hộ giải pháp Bảo Đại thì chắc chắn sẽ thất bại”. Có xu hướng phản đối khác mà tiêu biểu là Ápbốt (George Abbott) một quan chức ngoại giao Mỹ, đã có hẳn một văn bản nhấn mạnh rằng: Chính phủ Hồ Chí Minh vẫn hy vọng có thể tranh thủ được sự ủng hộ của Mỹ, hoặc ít nhất thì Mỹ cũng chấp nhận Chính phủ Việt Minh. Lúc này, ngay trong giới cầm quyền ở Pháp cũng có những người ngả theo xu hướng muốn chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương3.

Những xu hướng thức thời; tỉnh táo, có lương tri trong giới cầm quyền ở Mỹ, ở Pháp dần dần bị lấn át bởi các xu hướng quân phiệt, thiên hữu đại biểu cho quyền lợi của các tập đoàn độc quyền sản xuất và buôn bán vũ khí trong các tổ hợp công nghiệp quân sự là những thế lực đẩy Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương và đẩy thực dân Pháp ngoan cố hơn trong việc kéo dài chiến tranh.

Sau khi Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đưa ra ý kiến viện trợ quân sự cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại và Pháp, (ngày 27-2-1950) được Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ủng hộ, Mỹ đã để lộ ý đồ muốn trực tiếp nắm lấy chính quyền bù nhìn Bảo Đại và quân ngụy, thông qua viện trợ quân sự thẳng cho Bảo Đại. Mâu thuẫn giữa Pháp và Mỹ trong chiến tranh Đông Dương lúc này đã bộc lộ công khai và có phần gay gắt.
______________________________________
1. Bảo Đại cử Bửu Lộc, Chánh văn phòng của Chính phủ Báo Đại, sang Mỹ.
2. Biên bản Quốc hội Mỹ - Nxb Quốc hội, 1949.
3. Ramadier đã bày tỏ ý kiến công khai là Pháp nên rút khỏi Đông Dương.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:04:13 am »


Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Tổng thống Tơruman tuyên bố (27-6-1950) rằng Mỹ sẽ xúc tiến việc cung cấp viện trợ cho Pháp ở Đông Dương, tiếp đó quyết định cử một phái đoàn quân sự và ngoại giao do Hakin (trung tướng) và Menbai cầm đầu. Ngày 10-8-1950, chuyến tàu viện trợ vũ khí đầu tiên của Mỹ đến Đông Dương. Phái đoàn viện trợ quân sự MAAC bắt đầu hoạt động ở Sài Gòn. Mỹ cử thiếu tướng Brincơ (Franois L.Brink) làm trưởng đoàn, điều hành toàn bộ viện phân phối, sử dụng viện trợ quân sự Mỹ ở Đông Dương (ngày 4-10-1950).

Trong cuộc đàm phán Mỹ - Pháp ở Oasinhtơn ngày 17-10-1950, Mỹ quyết định dành phần lớn số tiền 500 triệu đôla viện trợ quân sự cho khu vực Viễn Đông, để viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương, giành ưu tiên cho Pháp về vận chuyển vũ khí và phân phối viện trợ. Cũng trong cuộc đàm phán này, Mỹ còn quyết định giành cho Pháp một phần quan trọng trong số 5 tỷ đôla viện trợ quân sự Mỹ cho Tây Âu theo kế hoạch của khối NATO trong tài khoá 1950-1951. Ngày 23-12-1950, Mỹ, Pháp và ba chính quyền bù nhìn ở Đông Dương ký Hiệp ước phòng thử hỗ tương, trong đó, Mỹ cam kết viện trợ vũ khí, thiết bị quân sự và nắm quyền kiểm soát việc sử dụng viện trợ quân sự.

Sau khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, không khí chống cộng sản được kích động sôi sục ở Mỹ, Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng chủ yếu ở châu Á, quan hệ thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Để công khai khẳng định quyền can thiệp của Mỹ ở Đông Dương, ngày 14-9-1951, Tổng thống Tơruman tuyên bố vị trí của Pháp ở Đông Dương cũng giống như vị trí của Liên hợp quốc (Mỹ) ở Triều Tiên. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ liền đó cũng ra tuyên bố chung nhấn mạnh rằng, bảo vệ Đông Dương một cách thắng lợi là điều thiết thân cho việc bảo vệ Đông Nam Á. Giới quân sự thiên hữu, chủ chiến trong chính quyền Pari đã lợi dụng điều đó, buộc Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho Pháp. Tháng 9-1951, tướng Đờtátxinhi (De Lattre de Tassinky) được mời sang Mỹ để hội đàm, đánh giá về tình hình cuộc chiến tranh Đông Dương. Sau các buổi hội đàm, Đờtátxinhi tuyên bố nếu để mất Đông Dương, thì chủ nghĩa cộng sản sẽ thẳng tiến đến tận kênh Xuyê, không thể nào ngăn chặn nổi.

Chiến tranh Đông Dương kéo dài, sự can thiệp của Mỹ càng tăng, ý đồ thực sự của Mỹ càng lộ rõ, làm cho nội bộ chính quyền Pháp ở Pari phân hoá mạnh. Trong những năm 1951 -1952, hàng ngũ chính giới Pháp xao xuyến, tranh luận kéo dài. Đến đầu năm 1953, trong số đó, có nhiều người đã ngả hẳn sang quyết tâm đi tìm một giải pháp bằng đàm phán cho cuộc chiến tranh Đông Dương, kể cả một số nhân vật thuộc phái hữu. Họ đã nhận ra rằng (tuy đã muộn) nếu dựa vào Mỹ mà đẩy lùi được các lực lượng cách mạng ở Đông Dương thì thành quả cuối cùng cũng sẽ rơi vào tay Mỹ.

Đối phó với xu hướng chủ hoà trong chính giới Pháp, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự, đáp ứng mau chóng yêu cầu chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Từ tháng 7-1950 đến 1-1-1952, Mỹ đã cung cấp cho Pháp gần 300 triệu đôla vũ khí và trang bị quân sự. Tại hội nghị tay ba Mỹ, Pháp, Anh họp ở Pari bàn về các vấn đề Đông Nam Á ngày 28-5-1952, Ngoại trưởng Mỹ Akyxơn nói từ tháng 6-1951 đến tháng 6-1952, Mỹ đã gánh chịu một phần ba (1/3) chi phí cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Và từ hội nghị này, Mỹ đồng ý tăng thêm 150 triệu đôla trong tài khoá 1952-1953 viện trợ quân sự cho Pháp. Lơtuốcnô (Le Tourneau) đại diện Chính phủ Pháp xác nhận sáu tháng tới viện trợ quân sự Mỹ sẽ chiếm tỷ lệ 40% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Mặc dầu vậy, Pháp vẫn không bớt lo ngại trước ý định của Mỹ can thiệp trực tiếp vào Đông Dương.

Ngày 16-6-1952, Lơtuốcnô, Bộ trưởng phụ trách Đông Dương trong Chính phủ Pháp tuyên bố ở Mỹ rằng, Pháp cần Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, nhưng không muốn có quân đội nước ngoài ở Đông Dương (ý nói không muốn Mỹ đưa quân vào).

Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài, Mỹ không đạt được mục tiêu đã định, các thế lực quân phiệt hiếu chiến ở Mỹ muốn mở rộng chiến tranh đánh vào Trung Quốc và đánh cả vào Liên Xô, nếu cần. Sợ ảnh hưởng đến lợi ích của mình ở Viễn Đông, Pháp và Anh không tán thành, gây sức ép mạnh với chính quyền Mỹ. Do sức ép đó, cùng những nguyên nhân khác, Tổng thống Tơruman cuối cùng đã phải bác bỏ kế hoạch mở rộng chiến tranh nói trên do giới diều hâu quân phiệt Mỹ đề xuất, mà đại biểu là tướng Mác Áctơ, Tư lệnh tối cao của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Trong những năm 1951-1952 và đầu năm 1953, tình hình của Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương ngày càng xấu hơn, quyết tâm chiến tranh của chính giới Pháp lung lay mạnh. Cả hai cuộc chiến tranh của Mỹ, của Pháp ở Triều Tiên và Đông Dương, đẩy chiến lược ngăn chặn của Mỹ ở châu Á vào thế lúng túng, buộc các giới cầm quyền Mỹ phải xem xét lại để tìm ra một sự chuyển hướng chiến lược mới. Đây cũng chính là thời kỳ chiến lược toàn cầu “ngăn chặn” của Mỹ bị phá sản.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:05:40 am »


5. Mỹ với cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Việt Nam trước và sau Điện Biên Phủ

Chiến lược ngăn chặn sau mấy năm triển khai và điều chỉnh đã đẩy Mỹ lao nhanh vào cuộc chạy đua vũ trang. “Trước khi kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên, những chi phí quân sự của Mỹ đã nhảy vọt từ 13 tỷ đôla một năm, lên tới 50 tỷ đôla. Một lực lượng quân đội khổng lồ của Mỹ gồm 1.461.000 người trong tháng 6-1950, sau hai tháng đã tăng gấp hai lần” 1.

Đến lúc này, nước Mỹ có một sức mạnh quân sự rất hùng hậu. Sức mạnh đó được coi là trụ cột của chiến lược ngăn chặn. Tuy nhiên chiến lược ngăn chặn toàn cầu đã không đem lại hiệu quả là ngăn chặn sự phát triển của các trào lưu cách mạng khác nhau, mà Mỹ thường gộp chung lại gọi là nguy cơ cộng sản. Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ Âu sang Á. Phong trào đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển mạnh, nhất là ở Đông Nam Á. Chiến tranh Triều Tiên giằng co kéo dài, bộc lộ rõ những hạn chế của Mỹ trong khả năng chiến thắng bằng chiến tranh thông thường. Chiến lược quân sự toàn cầu ngăn chặn bị phá sản. Năm 1952, kết quả cuộc vận động tranh cử tổng thống ở Mỹ đưa tập đoàn Aixenhao - Níchxơn của Đảng Cộng hoà lên cầm quyền ở Nhà Trắng. Nhiệm vụ quan trọng cấp bách đầu tiên của tập đoàn lãnh đạo mới là xác định một chiến lược toàn cầu mới và tìm ra một chiến lược quân sự toàn cầu khác, thay thế cho chiến lược “ngăn chặn”. Năm 1953, Aixenhao - Níchxơn chính thức cầm quyền sau khi đánh giá lại tình hình, đã đề ra “chủ nghĩa Aixenhao”, thay cho “học thuyết Tơruman” và lấy chiến lược “trả đũa ào ạt” làm chiến lược quân sự toàn cầu mới, thay cho chiến lược “ngăn chặn”.

Tuyên bố về sự ra đời của “chủ nghĩa Aixenhao”, chính quyền ở Mỹ gọi đây là “bộ mặt mới” (có khi còn gọi là “cách nhìn mới, quan điểm mới”). Nó sẽ có hiệu lực ngăn chặn ngay bất kỳ một cuộc bùng nổ cách mạng nào ở bất cứ đâu, có ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và phương Tây. Trình bày tinh thần và nội dung cốt lõi của chiến lược quân sự toàn cầu “trả đũa ào ạt”, Đalét, ngoại trưởng Mỹ giải thích “quyết định cơ bản mới về chính sách là chủ yếu dựa vào một khả năng to lớn để đánh trả ngay lập tức bằng phương thức do Mỹ lựa chọn” 2.

So sánh lực lượng giữa hai phe chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội đã thay đổi, trong đó có một yếu tố rất quan trọng mà “chủ nghĩa Aixenhao” với chiến lược “trả đũa ào ạt” dựa làm cơ sở chủ yếu là, ưu thế nguyên tử hạt nhân còn nằm trong tay Mỹ” 3.

Triển khai chiến lược “trả đùa ào ạt”, Mỹ tập trung ưu tiên cho các lực lượng không quân chiến lược, tên lửa và vũ khí hạt nhân4.

Trong thời kỳ này, Mỹ mở rộng vũ trang can thiệp cả ở châu Á, Trung Đông, Mỹ Latinh. Mỹ lập thêm các khối quân sự xâm lược để củng cố và xiết chặt tuyến vành đai bao quanh các nước xã hội chủ nghĩa: khối SEATO ở Đông Nam Á (1954), khối BAGDAD ở Trung Đông (1955), sau đổi thành khối CENTO (1959), đưa Tây Đức vào khối NATO (1955). Mỹ còn vũ trang can thiệp vào Libăng 1958, vào Đômimca (1960), Cônggô (1960) 5.
______________________________________
1. Ralph Cologh: Đông Á và nền an ninh của Mỹ, Viện Brooking xuất bản.
2. Biên bản Quốc hội Mỹ 1954, lưu trữ Ban Tổng kết chiến lược Bộ Quốc phòng.
3. Năm 1949, Liên Xô có bom nguyên tử, phá vỡ độc quyền của Mỹ, nhưng đến năm 1952, Mỹ đã sản xuất thành công bom khinh khí (H). 1952 lúc “chủ nghĩa Aixenhao” được chuẩn bị, Mỹ nắm độc quyền về bom khinh khí. Năm 1953, sau khi “chủ nghĩa Aixenhao” ra đời, Liên Xô mới có bom khinh khí.
4. Lực lượng không quân được phát triển mạnh, năm 1953 có 110 liên đội, trong đó có 84 đại đội máy bay ném bom chiến lược. Chi phí cho lực lượng tên lửa tăng lên rất nhanh. Quy mô xây dựng lực lượng lục quân từ 20 sư đoàn (1953) giảm xuống (đến 1960) còn 14 sư đoàn, chuyển biên chế từ sư đoàn có ba lữ đoàn thành biên chế sư đoàn 5 cụm để tác chiến trong điều kiện nguyên tử. Sau chiến tranh Triều Tiên và sau Điện Biên Phủ, lục quân Mỹ còn lập ra (1958) lực lượng cơ động chiến lược (STRAC) để sẵn sàng cơ động can thiệp ở nước ngoài.
    Đến năm 1959-1960, lực lượng không quân Mỹ đã lên đến 137 liên đội, trong đó có 140 đại đội máy bay ném bom chiến lược.
    Chi phí cho lực lượng tên lửa đến năm 1957 tăng gấp 7 lần mức chi phí năm 1953.

5. Từ năm 1928, Mỹ - Anh ký kết hiệp định “Đường chỉ đỏ” quy định Mỹ Latinh là của Mỹ, Trung Đông là của Anh, nhưng đến 1954, Aixenhao đưa ra thuyết “lấp lỗ trống” nhảy vào Trung Đông nhằm gạt Anh và Pháp ra khỏi vùng này.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:06:34 am »


Chiến lược quân sự toàn cầu “trả đũa ào ạt” 1 được triển khai với sự hỗ trợ của chính sách ngoại giao “bên miệng hố chiến tranh” 2 đưa cuộc chiến tranh lạnh lên đỉnh cao mới, đẩy nước Mỹ vào tình thế bị quân phiệt hoá cao độ. Các tác giả Mỹ đã kết luận: “Nhà nước Mỹ ngày nay đã trở thành một nhà nước chiến tranh, chứ không phải là một nhà nước phúc lợi”. Trên một cơ sở chính trị xã hội như vậy, các thế lực quân phiệt hiếu chiến cực hữu tất yếu nhảy lên nắm quyền điều hành chiến lược ở Mỹ.

Triển khai chiến lược “trả đũa ào ạt” ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ có sự điều chỉnh lại việc bố trí lực lượng chiến lược. Do tư tưởng chỉ đạo là trả đũa bằng hạt nhân, Mỹ phải đưa không quân lên hàng lực lượng chủ yếu và chuẩn bị đưa vũ khí hạt nhân vào khu vực này. Một loạt căn cứ không quân và không-hải quân liên hợp được mở rộng ở Nhật, Philippin, Nam Triều Tiên..., nhất là từ những năm 1955, 1956, 1957. Theo các tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, tính đến năm 1957, hệ thống căn cứ không quân Mỹ ở Haoai, Guam, Nhật, Nam Triều Tiên, Philíppin có khả năng tiếp nhận 25 liên đội máy bay chiến đấu. Đến năm 1958, Mỹ đã bố trí ở vùng này hai tập đoàn không quân chiến đấu.

Cuộc chiến tranh Triều Tiên ác liệt kéo dài gây ra tâm lý chán ghét chiến tranh trong nhân dân Mỹ. Phong trào đấu tranh bảo vệ hoà bình của nhân dân thế giới phát triển sôi nổi, rộng rãi. Nhiều nước đồng minh của Mỹ không muốn Mỹ mở rộng và kéo dài chiến tranh ở châu Á. Tình hình đó, cùng với cục diện chiến tranh diễn biến bất lợi cho Mỹ, buộc chính quyền Aixenhao phải chấp nhận đàm phán, chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên mà không dám trả đũa ồ ạt bằng vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc, Liên Xô. Quân đội Mỹ và liên quân, dưới danh nghĩa Liên hợp quốc, cùng quân đội Nam Triều Tiên đóng và kiểm soát phía Nam. Quân đội nhân dân Triều Tiên và quân chí nguyện Trung Quốc đóng và kiểm soát từ phía bắc vĩ tuyến 38.

Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, hai bên trở về vị trí nguyên trạng ban đầu. Thực tế là sự cân bằng chiến lược giữa hai bên ở khu vực đã hình thành (đây cũng là điểm tiêu biểu cho thế cân bằng chiến lược chung giữa hai phe trong thời điểm đó), tạo cho chiến trường Đông Bắc Á ở trong trạng thái ở phân tuyến và tương đối ổn định.

Giải pháp đình chiến và kết thúc chiến tranh Triều Tiên bằng đàm phán hoà bình có tác động mạnh đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong năm 1953, những thất bại liên tiếp ở Việt Nam và Đông Dương (cùng với nhiều nguyên nhân khác nữa) đã làm cho chính giới Pháp, ngay cả phái hữu trong chính phủ Pháp, cũng muốn chủ trương kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương với “thắng lợi khiêm tốn nhất” gọi là “trong danh dự”. Người Pháp định bỏ cuộc, vì không còn khả năng tiếp tục cuộc chiến tranh. Cuộc kháng chiến chính nghĩa của Việt Nam và các nước Đông Dương đang trên đà phát triển thắng lợi. Nhân dân Đông Dương, nhân dân Đông Nam Á và châu Á, cũng như Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa lúc này muốn chấm dứt cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, tiếp sau việc kết thúc cuộc chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên.

Song, lúc này trọng điểm chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương đang được chuyển từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á với tiêu điểm là Việt Nam và Đông Dương. Với sự chuyến hướng chiến trường này, Mỹ dính líu sâu hơn vào Việt Nam, Đông Dương và Đông Nam Á. Trong nghị quyết của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ (NSC - 124/2 ngày 25-6-1952) đã nhấn mạnh rằng, Đông Dương, Nam Á là khu vực có tầm quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và Mỹ phải bảo vệ Đông Nam Á bằng cách ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản từ Việt Nam và Đông Dương.

Năm 1953, Mỹ nhận thấy quyết tâm của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương đã bị lung lay: Việc chính phủ Pháp rút Henri Nava (H.Navare), đại tướng, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp trong khối Bắc Đại Tây Dương về Pari, giao cho chức Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương (ngày 18-5-1953), chỉ nhằm mục đích giành một số thắng lợi quân sự, tạo điều kiện cho Pháp kết thúc chiến tranh “trong danh dự”. Trong tình hình Pháp đang gặp rất nhiều khó khăn và ở thế bất lợi trong cuộc chiến tranh, một mặt, Mỹ dốc thêm nhiều viện trợ cho Pháp; mặt khác, tìm mọi cách để trực tiếp nắm lấy việc điều hành chiến tranh ở Đông Dương. Tháng 7-1953. Mỹ phê chuẩn Kế hoạch Nava, của bộ chỉ huy Pháp, gánh chịu mọi khoản chi phí cho kế hoạch đó, gồm gần 400 triệu đôla3.
______________________________________
1. The Strategy of massive retaliation.
2. Một trong những chủ trương phiêu lưu của chính sách “bên miệng hố chiến tranh” là thường xuyên cho máy bay ném bom chiến lược mang bom hạt nhân bay tuần tiễu trên không.
3. Tính đến tháng 1-1954, riêng về vũ khí và phương tiện chiến tranh, Mỹ đã viện trợ cho Pháp ở Đông Dương gồm 360 máy bay, 1.400 xe tăng và xe bọc thép, 390 tàu chiến và tàu quân sự, 16.000 xe quân sự các loại, 175.000 súng trường và súng máy.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:07:27 am »


Nếu như năm 1950, Mỹ chỉ viện trợ quân sự 10 triệu đôla cho Pháp trong cuộc chiến tranh, thì đến lâu năm 1954, số lượng này đã tăng lên đến 1,1 tỉ đôla, chiếm 78% chi phí chiến tranh của Pháp ở Đông Dương. Từ 1950 đến 1954, tổng số viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương đã vượt quá 3,5 tỉ đôla. Chính Nava sau này nói rõ rằng: địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần.

Năm 1953, Mỹ vừa tăng viện trợ quân sự cho Pháp, vừa không ép Pháp nhiều, sợ Pháp bỏ cuộc sớm trong khi Mỹ chưa chuẩn bị đủ các điều kiện thuận lợi để thay Pháp, mặt khác, Mỹ cũng còn tính những kế hoạch riêng. Ngày 21-7-1953, Tổng thống Aixenhao chính thức mời Thủ tướng của chính quyền (bù nhìn) Sài Gòn Nguyễn Văn Tâm sang thăm Hoa Kỳ và được Mỹ cam kết ủng hộ giúp đỡ. Trong khi đó, Mỹ cũng bắt đầu cổ động cho con bài chính trị khác đã được chuẩn bị là Ngô Đình Diệm. Nhiều nhà trí thức có tên tuổi ở Mỹ cho rằng “mục tiêu lâu dài của Mỹ là tiêu diệt ảnh hưởng của cộng sản ở Đông Dương tới mức tối đa và đưa Đông Dương vào quỹ đạo của phương Tây.

Để thuyết phục nội bộ chính giới Mỹ và dư luận Mỹ tán thành ủng hộ chủ trương chiến lược can thiệp vào Đông Dương nhằm ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bành trướng xuống Đông Nam Á, chính quyền Aixenhao nhiều lần nhắc đến và nhấn mạnh hậu quả, tác động phản ứng dây chuyền của thuyết Đôminô1. Chính quyền Oasinhtơn cho rằng, nếu để mất Đông Dương sẽ gây ra những hậu quả xấu về tâm lý, chính trị, kinh tế, quân sự trọng yếu và sẽ mất nốt phần còn lại của Đông Nam Á. Đông Dương đang trở thành con bài Đôminô đầu tiên.

Cuối năm 1953, đầu năm 1954, tình hình của quân Pháp trên chiến trường Đông Dương ngày càng xấu hơn. Mỹ rất muốn cuộc chiến tranh của Pháp tiếp tục cho đến thắng lợi. Ở Hội đồng an ninh quốc gia và Bộ Quốc phòng Mỹ, một số dự án can thiệp quân sự trực tiếp bằng lực lượng của Mỹ đã được chuẩn bị. Nhưng giữa Mỹ với Pháp và Anh có nhiều bất đồng về cách kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương. Mục tiêu của Mỹ không phái chỉ có Việt Nam và Đông Dương, mà là toàn bộ vùng Đông Nam Á. Vì đây là “một trong những khu vực giàu có nhất thế giới, đã mở ra cho kẻ nào thắng trận ở Đông Dương. Đó là lý do giải thích vì sao Mỹ ngày càng quan tâm đến vấn đề Việt Nam... Đối với Mỹ đó là một khu vực phải nắm lấy bằng bất kỳ giá nào” 2.

Tuy mục đích trước mắt của Mỹ là ngăn chặn “chủ nghĩa cộng sản bành trướng” xuống vùng Đông Nam Á, đánh bại phong trào giải phóng dân tộc, nhưng mục tiêu cơ bản và lâu dài của Mỹ là xâm lược miền Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới, biến nơi đây thành căn cứ quân sự, để từ đó tiêu diệt các phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc mà Mỹ cho là những “cuộc nổi dậy do cộng sản xúi giục”, chiếm đoạt, khai thác vùng Đông Nam Á giàu tài nguyên chiến lược và nhân công rẻ mạt. Xuất phát từ mục tiêu cơ bản này, đế quốc Mỹ đã dính líu ngày càng sâu vào Việt Nam bằng nhiều hình thức và biện pháp, từ việc dựng lên chính quyền tay sai, rồi viện trợ kinh tế, quân sự, cố vấn cho chúng, đến việc chủ động gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Song, do tình hình nội bộ nước Mỹ và phe Mỹ cố nhiều phức tạp, do so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản động trên thế giới nghiêng về phía cách mạng, có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, cùng sự thức tỉnh của nhân loại, nên việc Mỹ chuẩn bị các dự án can thiệp quân sự trực tiếp vào Việt Nam gặp không ít khó khăn. Ít nhất có ba dự án can thiệp đã được đưa ra bàn bạc và xem xét: dùng lục quân Mỹ trực tiếp tham chiến; quốc tế hoá cuộc chiến tranh; dùng vũ khí hạt nhân. Những mâu thuẫn và bất công căng thẳng trong nội bộ Mỹ và giữa Mỹ với đồng minh đã làm cho dự án đó không thể thực hiện được.

Các nhà sử học Mỹ, Pháp, cũng như của phương Tây và phương Đông, thường không chú ý đầy đủ đến một đặc điểm của cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương và cuộc kháng chiến của nhân dân ta nên hiểu nó chưa đầy đủ thậm chí đánh giá sai lệch về bản chất cuộc chiến tranh. Kể từ năm 1950 trở đi, cuộc chiến tranh tuy hai bên đối địch nhau trên chiến trường vẫn như cũ, nhưng đã mang thêm tính chất mới, khác với tình hình từ 1950 trở về trước. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới và việc Việt Nam chính thức gia nhập hệ thống đó, việc thế giới hình thành hai phe đối địch, làm cho cuộc chiến tranh dần dần mang tính chất cuộc đấu tranh giữa hai phe. Do đó, cuộc đấu tranh giữa hai phe, chính sách của các nước lớn đều có tác động đến tiến trình và kết cục của chiến tranh. Diễn biến của tình hình trong năm 1953 và 1954 chứng minh điều đó.
______________________________________
1. Thuyết Đôminô được đưa ra ở Quốc hội và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đầu năm 1947, để biện minh cho việc can thiệp vào Hy Lạp, nói rằng nếu để mất Hy Lạp thì sẽ mất cả Thổ Nhĩ Kỳ và xa hơn là mất cả vùng Trung Đông giàu nhiên lìệu. Sau này khi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, Mác Áctơ cũng nói nếu để mất Triều Tiên, thì sẽ mất cả Đông Bắc Á và vùng quần đảo quan trọng ở Tây Thái Bình Dương. Đến chiến tranh Đông Dương, Mỹ lại dùng thuyết Đôminô, cho rằng nếu để mất Đông Dương sẽ mất cả Đông Nam Á. Có ý kiến đánh giá rằng các chính quyền ở Mỹ kế tiếp nhau sở dĩ dính líu ngày càng sâu vào chiến tranh ở Việt Nam, vì họ bị ám ảnh nặng nề bởi lô gích của thuyết Đôminô. Thực ra hoàn toàn không phải như vậy, bản thân các tập đoàn vạch chính sách của Mỹ không tin vào thuyết Đôminô. Đây chỉ là luận điệu ngụy biện lừa bịp để che đậy âm mưu bành trướng,bá quyền của Mỹ.
2. Theo Félix Green: Kẻ thù.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:08:15 am »


Đầu năm 1953, trước sự đe doạ hạt nhân của Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đã hình thành sự hợp tác mới về nhiều mặt trên cơ sở quan tâm, thừa nhận và ủng hộ quyền lợi của nhau, tạo không khí hoà dịu trong quan hệ với Mỹ và phe đế quốc. Liên Xô và Trung Quốc đều thống nhất một chiến lược tiến công hoà bình. Hai bên nhấn mạnh nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tranh thủ hướng tới chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, tiếp đó sẽ đạt tới một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Giải pháp đó, phải dựa trên cơ sở chấp nhận chia cắt Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoà hoãn giữa Liên Xô và phương Tây, củng cố an ninh của Liên Xô ở châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc triển khai chiến lược hoà bình ở châu Á và trên thế giới.

Do đó, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi có sự ký kết đình chiến ở Triều Tiên, Liên Xô đã đề xuất và chủ động vận động Mỹ, Anh, Pháp họp hội nghị năm nước, có Trung Quốc tham gia, để bàn cách làm giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông.

Chủ nghĩa đế quốc, từ trước đã có ý đồ về một giải pháp chia cắt Việt Nam. Anh đã vận động Pháp và Mỹ tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, nhưng mãi đến đầu năm 1954, cả Mỹ và Pháp còn hy vọng ở kế hoạch Nava. Từ giữa tháng 3-1954 (quân đội Việt Nam bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ), Pháp bắt đầu lo lắng và tỏ ý tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, còn Mỹ vẫn phản đối. Ngày 29-3-1954, ngoại trưởng Đalét đọc một bài diễn văn quan trọng, nhấn mạnh rằng: “Việc Liên Xô và Trung Quốc áp đặt chế độ thống trị cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á bằng bất cứ biện pháp nào, là nguy cơ nghiêm trọng cho toàn bộ thế giới tự do. Cần phải chống lại nguy cơ đó bằng hành động chung. Làm như thế sẽ nguy hiểm, nhưng còn ít nguy hiểm hơn là tình hình sau đây vài năm nữa, nếu bây giờ không dám đánh trả lại một cách kiên quyết” 1. Đầu năm 1954, tình hình quân sự trên chiến trường Đông Dương trở nên tồi tệ đối với Pháp.

Sau một quá trình điều đình, vận động và khắc phục khó khăn từ phía Mỹ, tháng 2-1954, bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Béclin ra thông báo (ngày 18-2-1954) nói sẽ triệu tập hội nghị họp ở Giơnevơ để bàn về lập lại hoà bình ở Đông Dương, có sự tham gia của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan.

Tháng 4- 1954, Mỹ còn vận động để quốc tế hoá cuộc chiến tranh, nhưng không được Anh, Pháp ủng hộ; cuối cùng Mỹ buộc phải đồng ý tham gia họp Hội nghị Giơnevơ. Tuy đến dự hội nghị, nhưng Mỹ vẫn vận động lập liên minh quân sự và doạ sẽ can thiệp quân sự trực tiếp nhằm chuẩn bị hành động trong trường hợp hội nghị thất bại, đồng thời cũng để gây sức ép không cho các nước đồng minh nhượng bộ quá nhiều.

Hội nghị Giơnevơ sắp sửa họp, Mỹ lập cầu hàng không Philíppin - Đông Dương, tiếp tế cho quân đội Pháp mỗi ngày từ 200 đến 300 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng. Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa hai tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 vào vịnh Bắc Bộ. Ở Oasinhtơn, “bản kế hoạch diều hâu” đã chuẩn bị xong, Aixenhao và Níchxơn (Tổng thống, Phó tổng thống) cùng Rítuây (Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) đưa trình Hội đồng an ninh quốc gia và Quốc hội, nhưng bị phản đối, không được phê chuẩn2. Trước đó một tuần, ngoại trưởng Mỹ Đalét tuyên bố: Từ nay, Đông Dương nằm trong khu vực bất khả xâm phạm của chiến lược Mỹ.

Sau đòn thất bại choáng váng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954), ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương mới bắt đầu họp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương lúc này phát triển rất mạnh, cộng thêm những tác động khác, làm cho Chính phủ Lanien của Pháp bị đổ, Chính phủ mới do Măng đét Phrăngxơ làm Thủ tướng (ngày 18-6-1954), đã góp phần thúc đẩy Hội nghị Giơnevơ chuyển biến thực sự. Thủ tướng Anh Sớcsin sang Oasinhtơn, đạt được thỏa thuận với Mỹ về các điều kiện tối thiểu cho giải pháp Giơnevơ. Vấn đề đặt ra giữa các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ phải thương lượng, mặc cả và nhân nhượng với nhau lúc này, là chia cắt Việt Nam từ đâu (có các dự án cắt từ vĩ tuyến 18, 17, 16 hay 14) và giải pháp về Lào, Campuchia. Mỹ đồng ý chia cắt Việt Nam từ vĩ tuyến 17, nhưng tuyên bố sẽ không ký và không bảo đảm Hiệp nghị. Đồng thời, Mỹ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (chính phủ ngụy) chuẩn bị cho kế hoạch Mỹ vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng vang dội của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ quyết định thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghi Giơnevơ tuyên bố công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hội nghị Giơnevơ 1954 là cơ sở pháp lý đề nhân dân ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
______________________________________
1. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ, tlđd.
2. Theo Lanien viết trong sách Tấn thảm kịch Đông Dương thì kế hoạch Diều hâu dự định đưa 8 sư đoàn quân chiến đấu trên bộ của Mỹ vào trực tiếp tham chiến. Trong số đó sẽ điều ngay một lúc 35 tiểu đoàn vào đồng bằng Bắc Bộ. Tập trung 300 máy bay cường kích để xoá trắng “khu vực Điện Biên Phủ”. Và có thể dùng vũ khí nguyên tử đánh vào miền nam Trung Quốc, nếu Trung Quốc đưa quân vào tham chiến.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:09:03 am »


Chiến thắng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng to lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang lên cao ở nhiều nơi trên thế giới, báo hiệu thời kỳ sụp đổ từng mảng của chủ nghĩa thực dân. Những nỗ lực can thiệp của Mỹ ở Đông Dương đã không ngăn chặn được sự phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng các nước Đông Dương. Đó là thắng lợi rất to lớn có tầm quan trọng quyết định đến tiến trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia.

Kết thúc Hội nghị Giơnevơ, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của chín nước thành viên Hội nghị Giơnevơ. Nhưng liền sau đó, chính Tổng thống Mỹ lại tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định này. Từ đây, Mỹ chủ trương và dùng nhiều biện pháp cản trở việc thực hiện Hiệp định. Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, đô đốc Mỹ Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ do Lênđên cầm đầu1. Một bộ phận quan trọng trong kế hoạch đó là kích động, cưỡng ép hơn một triệu đồng bào ta di cư vào Nam. Phần đóng góp của Mỹ cho kế hoạch này là 1.455.000 đôla, 41 lượt tàu biển và 19 máy bay vận tải.

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương vừa được ký kết (20-7-1954), thì Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thông qua “kế hoạch Menxphin”. Tinh thần và nội dung cơ bản của kế hoạch này là “biến vĩ tuyến 17 thành một phòng tuyến ngăn chặn (chủ nghĩa cộng sản) không thể xoá bỏ được”, chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Để lập được phòng tuyến đó cần có một tổ chức liên minh quân sự do Mỹ nắm quyền điều hành.

Sau một thời gian ngắn vận động chuẩn bị, Mỹ triệu tập một hội nghị ở Đông Nam Á, bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilơn, Pakitxtan, Philíppin, Thái Lan họp ở Manila (Thủ đô Philíppin). Ngày 8-9-1954 các nước này đã ký “Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á”. Như vậy, chỉ hơn một tháng sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, Mỹ đã thành lập Khối quân sự Đông Nam Á (gọi tắt là SEATO). Trong Hiệp ước này (còn gọi là Hiệp ước Manila) có điều 2, điều 4, điều 8 và một khoản phụ đặt xứ Đông Dương gồm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào “khu vực bảo hộ” của khối Đông Nam Á.

Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ tham gia huấn luyện quân đội Sài Gòn. Mỹ thực sự từng bước thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1-1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho quân Sài Gòn. Tháng 8-1955, Mỹ và Ngô Đình Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Để hoàn toàn xoá bỏ ảnh hưởng của Pháp, ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức ra cuộc “trưng cầu dân ý” để phế bỏ Bảo Đại, lên làm Tổng thống. Ngày 26-4-1956, Pháp đã rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Từ ngày 28-4-1956 phái đoàn MAAG của Mỹ chính thức thay Pháp nắm và huấn luyện quân đội Sài Gòn.

Để xoá bỏ hoàn toàn Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, hợp pháp hoá việc xoá bỏ đó, đầu năm 1957, Mỹ đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xem xét đề nghị của Mỹ cho ngụy quyền Việt Nam (Ngô Đình Diệm) vào Liên hợp quốc để vĩnh viễn chia cắt nước Việt Nam2, nhưng không thành.

Quá trình thay chân Pháp và phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, Mỹ cũng đồng thời áp đặt chế độ thực dân mới đối với miền Nam Việt Nam. Mỹ xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành một bộ máy cai trị quân phiệt đàn áp dã man nhân dân miền Nam Việt Nam bằng các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, bằng luật 10-59. Với những công cụ thực dân mới do cố vấn Mỹ chỉ đạo như bộ máy cảnh sát, hệ thống nhà tù và quân đội dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm thực sự điển hình cho chế độ tay sai thực dân mới Mỹ. Tính ra, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam 1.500 triệu đôla.

Trong những năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla xây dựng các lực lượng thường trực quân ngụy, gồm 170.000 tên và lực lượng cảnh sát 75.000 tên; 80% ngân sách quân sự của ngụy quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ đài thọ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng như các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Sơn Trà, Vũng Tàu. Đến giữa năm 1956, Mỹ đã đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn: MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần 2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự.
______________________________________
1. Lênđên là đại tá không quân, đại diện cho cơ quan tình báo trung ương CIA mới được điều đến Việt Nam từ đầu 1954 thực hiện một kế hoạch đã được thông qua.
2. Đại diện của Liên Xô đề nghị giải quyết bằng cách kết nạp cả Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam cùng vào Liên hợp quốc, vì theo đại diện của Liên Xô lúc đó “ở Việt Nam đã tồn tại hai nhà nước riêng biệt”.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:10:11 am »


Đánh giá chế độ thực dân mới tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam hồi đó, giáo sư Mỹ Nôam Chômxki (Noam Chomxki) đã nói trước Uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ rằng: “Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ”. Và “Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp” 1. Sở dĩ Mỹ càng dính líu sâu và bám chặt lấy miền Nam Việt Nam là vì giới cầm quyền Mỹ quyết tâm chiếm bằng được miền Nam Việt Nam làm thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Muốn cho cuộc xâm lược được thuận lợi, đế quốc Mỹ đã cường điệu và khoác cho Việt Nam một mục tiêu chiến lược rộng lớn hơn: “Nam Việt Nam giống như một quãng đê xung yếu, nếu quãng đê này bị vỡ, thì sẽ làm cho làn sóng ảnh hưởng của cộng sản cuồn cuộn tràn vào các khu vực lân cận” 2. Để vào đứng chân được ở Việt Nam làm nhiệm vụ ngăn chặn đó, Mỹ cần có một chiêu bài chính trị. Chiêu bài ấy, theo lời đại tướng Mỹ Oétmolen, Mỹ vào miền Nam Việt Nam là: “Để bảo vệ thế giới tự do, chống lại miền Bắc xâm lược miền Nam Việt Nam” 3.

Chủ trương can thiệp và xâm lược Việt Nam của tập đoàn Aixenhao không được sự nhất trí ủng hộ ngay trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ. Có những người, vì lý do này hoặc lý do khác, sớm tỉnh táo nhận ra nguy cơ dẫn đến hậu quả xấu của sự can thiệp. Ngày 23-10-1954, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Uynxơn đã lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp ở Việt Nam và cho rằng Mỹ nên rút khỏi khu vực này. Đó là những tiếng nói thức thời, có lương tri, biết cân nhắc đâu là lợi ích thực sự của nước Mỹ.

Việc dựng lên chế độ cai trị thực dân mới, gia đình trị, quân phiệt độc tài ở miền Nam, làm cho các tầng lớp nhân dân ta căm phẫn, chống lại Mỹ và Ngô Đình Diệm. Nhiều lực lượng không thích cộng sản, không hoặc ít có cảm tình với chế độ dân chủ cộng hoà ở miền Bắc như lực lượng phản động trong các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên, Thiên chúa giáo, Phật giáo cũng chống đối lại Mỹ - Diệm rất quyết liệt.

Việc Mỹ quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành một phòng tuyến chống cộng bằng cách trực tiếp nắm lấy bộ máy ngụy quyền, ngụy quân từ cơ sở, do các cố vấn Mỹ quyết định mọi việc, còn tạo ra những mâu thuẫn ngày càng tăng giữa Mỹ và chính quyền tay sai. Mặc dầu, chính quyền Ngô Đình Diệm dựa hẳn vào Mỹ để tồn tại và chính Diệm đã tuyên bố (ở Mỹ, tháng 5-1957): “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17”, nhưng suốt trong một thời gian tương đối dài, tập đoàn Ngô Đình Diệm vẫn tìm mọi cách đấu tranh, hạn chế sự lấn át của Mỹ để vớt lại một phần quyền lực độc lập tương đối với Mỹ. Chính sự phản ứng khá mạnh và kéo dài này, làm cho Mỹ nhiều lần định thay thế anh em Ngô Đình Diệm bằng các nhóm tay sai khác. Đây là một trong những đặc điểm của các chế độ thực dân mới Mỹ nói chung, vì không phải riêng gì đối với chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam, mà cả ở nhiều nơi khác, Mỹ cũng thường phải dùng đảo chính quân sự để “thay ngựa”.

Sau một thời gian ra đời, chiến lược “trả đũa ào ạt” bộc lộ nhiều nhược điểm, gây nên những cuộc tranh cãi trong nội bộ giới cầm quyền, ngay cả một số nhân vật có uy tín trong giới quân sự cũng chỉ trích, phê phán. Đại tướng lục quân Mỹ M. Taylo viết: Từ ngày đề ra chính sách “trả đũa ào ạt” đến nay, trên thế giới đã xẩy ra nhiều việc lớn. Những sự kiện ấy đã rủ bóng đen xuống chính sách “trả đũa ào ạt”, đồng thời cũng vạch trần tính chất giả dối của nó4. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra trong những năm năm mươi, không có một sự kiện nào Mỹ dám sử dụng vũ khí hạt nhân đã được quy định trong chiến lược “trả đũa ào ạt”. Thậm chí, khi dùng hành động quân sự để đe doạ bằng vũ lực, Mỹ cũng phải dùng lực lượng thông thường. Mỹ đã phải chấm dứt chiến tranh Triều Tiên (1953); huỷ bỏ “kế hoạch diều hâu” cứu nguy cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ (1954); rút gần 50.000 quân (vừa đổ vào Libăng) (1958); không ngăn cản được thắng lợi của cách mạng Cuba. Và tiếp sau việc mất độc quyền bom khinh khí (1953), “cuộc khủng hoảng Spútních” 5 nổ ra 1957, đã gây nên những cuộc tranh cãi gay gắt đòi xét lại và thay đổi chiến lược. Các chuyên gia chiến lược Mỹ rất nhạy cảm, họ nhìn thấy ngay thực chất của vấn đề. Tướng Mỹ M.Taylo viết: “Chữ ký trên chính sách Bộ mặt mới (tức chủ nghĩa Aixenhao) chưa ráo mực, thì đã mất Điện Biên Phủ. Sự kiện đó là một thử thách thực tế đối với Bộ mặt mới, đồng thời cũng làm bộc lộ những nhược điểm của chiến lược đó” 6.
______________________________________
1. Nguồn gốc, nguyên nhân và những bài học về chiến tranh Việt Nam, Biên bản Quốc hội Mỹ, 1973, tài liệu lưu trữ tại Ban tổng kết chiến lược - Bộ Quốc phòng.
2. Theo Ralph Cologh: Đông Á và nền an ninh của Mỹ.
3. Westmorland: Một quân nhân tường trình (A soldier reports), Nhà xuất bản Doubleday and Company, New York. 1976.
4, 6. M.Taylo: Tiếng kèn bất định (The Trumpet incertain)
5. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của trái đất mang tên Spútních, sự kiện đó làm cho dư luận chính giới Mỹ hốt hoảng, gây ra một cuộc khủng hoảng gọi là “cuộc khủng hoảng Spútních”.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:10:58 am »


Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang cuồn cuộn dâng cao trên thế giới sau Điện Biên Phủ, đặc biệt là ở Đông Dương và Đông Nam Á. Các nhà kiến trúc chiến lược toàn cầu mới của Mỹ đã quyết định chuyển hướng chiến lược: Từ chuẩn bị chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân, nhằm trực tiếp đánh thẳng vào phe xã hội chủ nghĩa là chủ yếu, chuyển sang chiến tranh hạn chế cục bộ, bằng vũ khí thông thường, tiến công trực tiếp vào phong trào giải phóng dân tộc là chủ yếu. Vũ khí hạt nhân từ vị trí tiến công, chuyển thành “lá chắn”. Nói về sự chuyển hướng chiến lược này, Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ viết: “Tiêu điểm của kế hoạch quân sự Mỹ đã chuyển từ động lực của cuộc chiến đấu hạt nhân giữa các nước công nghiệp tiên tiến, sang mối đe doạ của các cuộc nổi dậy du kích ở các vùng xa xôi thuộc thế giới thứ ba”. Từ quá trình hình thành và hoàn chỉnh dần từng bước cho đến lúc chính thức ra đời và được chấp nhận, chiến lược quân sự toàn cầu mới ra đời, mang tên “Phản ứng linh hoạt” của Học thuyết Kennơđy. Các nhà nghiên cứu Mỹ khẳng định rằng, đế quốc Mỹ đã dùng Việt Nam làm nơi thí nghiệm điển hình cho học thuyết về chiến tranh chống nổi dậy và có sự lựa chọn chính xác, có căn cứ. Mỹ đã thể hiện quyết tâm chứng minh ở Việt Nam rằng các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nhất định sẽ bị đánh bại. Đầu năm 1961, khi vào Nhà Trắng, chuẩn bị công bố chiến lược “phản ứng linh hoạt”, Tổng thống Kennơdy tuyên bố: Bây giờ đây, chúng ta có một vấn đề là phải làm cho thiên hạ tin vào sức mạnh của chúng ta, mà Việt Nam chính là nơi để thực hiện điều đó. Như vậy càng làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam là hoàn toàn từ phía Mỹ, do Mỹ chủ tâm gây ra.

Ở Việt Nam, Mỹ đã gặp phải một đối phương không chịu chấp nhận chế độ thực dân mới, không chịu quỳ gối trước sức mạnh quân sự Mỹ. Ngoài ý chí kiên cường, quyết tâm sắt đá, nhân dân ta còn sáng tạo ra một đường lối, chiến lược và biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh để phát huy sức mạnh của cả dân tộc và thời đại, đánh thắng kẻ thù. Chính Mỹ cũng phải thừa nhận:

“Đối phương đã tìm ra được một chiến lược khôn khéo đến mức rất nguy hiểm để đánh bại Mỹ. Chiến lược đó là tiến hành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dựa trên nguyện vọng của nông dân Việt Nam muốn độc lập và công bằng xã hội. Nước ngoài không bao giờ có thể địch nổi chiến lược đó” 1.

Quá trình dính líu của Mỹ qua các giai đoạn cho thấy rõ, Việt Nam từng bước trở thành trung tâm đối phó của chiến lược toàn cầu Mỹ, vì đây là điểm nóng bỏng nhất ở Đông Dương và Đông Nam Á, nơi diễn ra cuộc cách mạng giải phóng dân tộc triệt để nhất do giai cấp vô sản lãnh đạo. Vì vậy, xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ còn nhằm chống lại, tiêu diệt phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao khắp nơi trên thế giới và trào lưu muốn thoát khỏi sự nô dịch của chủ nghĩa tư bản, hướng theo chủ nghĩa xã hội của nhân loại cần lao.

Đầu năm 1960, trước khi lên cầm quyền, Tổng thống Mỹ Giôn Kennơđy đã nói với Oan Rôxtâu (lúc đó là cố vấn Hội đồng an ninh quốc gia) rằng đối với Việt Nam, ngày nay tôi không chấp nhận một thất bại kiểu 1954 nữa. Sau đó, Phó tổng thống Mỹ Giônxơn khi đi nghiên cứu và kiểm tra tình hình ở Nam Việt Nam về tuyên bố: “Cần phải tiến hành cuộc chiến tranh chống cộng sản ở Đông Nam Á một cách mạnh mẽ và kiên quyết” và đề nghị đưa quân chiến đấu Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Phái đoàn viện trợ MAAG ở Sài Gòn được nâng lên thành Bộ tư lệnh MAAG. Ngay lúc đó, Kennơđy đã muốn dựng lên một lý do nào đó để làm nguyên cớ cho cuộc chiến tranh, với hy vọng che giấu được nguyên nhân thật sự chính sách xâm lược của Mỹ. Trong cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, Kennơđy tỏ ra đắn đo và không yên tâm với nguyên nhân được dựng lên, là “miền Bắc xâm lược miền Nam Việt Nam”. Kennơđy nói: “Triều Tiên là trường hợp có xâm lược rõ ràng..., còn cuộc xung đột ở Việt Nam thì “sự xâm lược” là không rõ ràng và kém trắng trợn”. Mặc dầu vậy, vì không tìm ra lý do nào khác, nên các chính quyền Mỹ thường tuyên bố rằng nguyên nhân cuộc chiến tranh ở Việt Nam chính là vì để giúp miền Nam chống miền Bắc xâm lược. Số đông nhân dân Mỹ thường ghét áp bức, bất công và xâm lược. Cách tuyên truyền đó nhiều lúc kích động được tâm lý của người dân Mỹ, đồng thời cũng làm cho nhiều người có lương tri trong chính giới Mỹ bị mơ hồ, lẫn lộn về nguyên nhân thật sự của cuộc chiến tranh này.

Chính vì vậy, mãi sau này (1972), Uỷ ban đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ quyết định tổ chức một cuộc báo cáo điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, (9, 10, 11-5-1972) xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn nhà chính khách, đồng thời là bốn học giả2 có tên tuổi L.Genbơ, Giêm Tômxơn, Áctơ Sơlesinhgơ và Nôam Chômxki được coi là những người am hiểu tình hình đã từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam.

Nói về nguyên nhân của cuộc chiến tranh Việt Nam, các học giả trên đã bác bỏ lý do của chính quyền Mỹ dựng lên là “chống miền Bắc Việt Nam xâm lược”, Áctơ Sơlesinhgơ khẳng định: “Thật là sai lầm khủng khiếp, nếu coi Hà Nội và Việt cộng là mũi lao xâm lược”. Nôam Chômxki kết luận: “chính Mỹ đã đẩy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vào vòng chiến”. L. Genbơ nhấn mạnh dứt khoát rằng “lời giải thích thoả đáng duy nhất là đối phương vẫn tiêu biểu cho chủ nghĩa dân tộc và nền độc lập của họ”, “Mỹ phải chịu trách nhiệm đặc biệt về cuộc chiến tranh này và về việc kéo dài chiến tranh”. Áctơ Sơlesinhgơ lập luận, “sở dĩ có cuộc chiến tranh này là vì chính sách áp đặt những sở thích của chúng ta cho người khác”. Do đó, “nếu người Việt Nam không coi trọng sự khôn ngoan của chúng ta, thế là chúng ta quyết định dùng sức mạnh ưu thế của mình để bắt họ phải làm theo ý muốn của chúng ta”. Trước Quốc hội, các học giả Mỹ kết luận: nguyên nhân cuộc chiến tranh Việt Nam là bắt nguồn từ chiến lược và chính sách xâm lược của Mỹ. Điều đó coi như đã được xác nhận từ phía Mỹ.
______________________________________
1. Nguồn gốc, nguyên nhân và bài học trong chiến tranh Việt Nam, Biên bản Quốc hội Mỹ, 1973, sách đã dẫn.
2. Giêm Tômxơn là giáo sư Trường đại học Havớt từng là quan chức ở Nhà Trắng thời Kennơđy và Giônxơn, Nôam Chômxki giáo sư Học viện kỹ thuật Matxachuset. Lebi Genbơ, tiến sĩ ở học viện Brúckinh, nguyên Chủ tịch cơ quan đặc nhiệm về Việt Nam và là người chịu trách nhiệm soạn thảo tập Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ, Áctơ Sơlesinhgơ, giáo sư cố vấn đặc biệt của Tổng thống Kenơđy.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 09:18:17 am »


Chương III
HOÀ BÌNH PHẢI TRÊN NỀN TẢNG ĐỘC LẬP, TỰ DO, THỐNG NHẤT TỔ QUỐC


I. ĐỘC LẬP, TỰ DO, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC LÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử lâu đời. Ngày nay mọi người đều thừa nhận ở vùng Đông Nam Á trước công nguyên đã tồn tại một nhà nước Văn Lang độc lập với 18 chi các vua Hùng thay nhau trị vì đất nước. Đó là một nhà nước sơ khai, nảy sinh và trùm lên hệ thống các thủ lĩnh địa phương (lạc tướng). Trải qua bao biến thiên lịch sử, nhà nước Văn Lang mở rộng thành Âu Lạc rồi Vạn Xuân, Đại Việt, Đại Cồ Việt đến Việt Nam ngày nay đều do chủ nhân là các dân tộc bộ tộc của nước Việt Nam cùng chung một nền văn hoá cộng đồng - đa tộc. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực, ngã ba giao lưu văn hoá, Việt Nam cũng là vùng đất bị các thế lực nước ngoài luôn tìm cách xâm lấn, thôn tính. Chỉ tính trong vòng một nghìn năm qua, nhân dân Việt Nam đã phải tiến hành kháng chiến hàng chục lần, chống các thế lực xâm lược, giải phóng đất nước và bảo vệ nền độc lập thống nhất của Tổ quốc.

Trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam rất thiết tha với hoà bình, ổn định để tập trung lực lượng xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, nhưng phải là hoà bình trong độc lập tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Với việc các vua Hùng dựng nước Văn Lang, người Việt đã xây dựng được nhà nước đầu tiên của mình có nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc được hình thành và phát triển cùng lịch sử. Nhưng, dân tộc ta cũng đã trải qua hai thời kỳ mất nước, tuy dài ngắn khác nhau. Đó là thời Bắc thuộc phong kiến Trung Quốc kéo dài hơn nghìn năm và thời thuộc địa của thực dân Pháp gần 80 năm.

Sử sách còn ghi lại cảnh sống cơ cực của mọi tầng lớp nhân dân dưới ách đô hộ của các thế lực xâm lược. Không chỉ toàn dân tộc mà từng gia đình và mỗi người dân đã bị tước đoạt mất quyền tự do, sống cuộc đời nô lệ. Những chính sách đồng hoá chủng tộc và văn hoá ngu dân cùng với đàn áp tàn bạo đã dìm nhân dân ta trong thảm cảnh. Sự cống nạp, lao dịch nặng nề của chế độ phong kiến, cùng với chính sách cai trị hà khắc, các thủ đoạn bóc lột và khai thác tài nguyên trắng trợn của chế độ thực dân, làm cho đất nước ta lâm vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài. Song, sự thống trị hà khắc đó vẫn không làm tê liệt và mất đi được tinh thần yêu nước nồng nàn và khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta. Ngược lại, quá trình dựng nước và giữ nước, nhất là qua các cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, tinh thần yêu nước và khát vọng độc lập, tự do cũng như nền văn hoá Việt Nam vẫn tồn tại phát triển trong tầng sâu tâm thức của người Việt. Đấy là căn nguyên để Việt Nam không bị vong thân qua chặng đường dài lịch sử nhọc nhằn và gian nan, mà còn luyện rèn được bản lĩnh và sức mạnh của dân tộc, giữ gìn được bản sắc văn hoá của chính dân tộc mình... Hơn mười thế kỷ mất nước, mặc dù kẻ thù không từ một thủ đoạn tàn bạo và thâm độc nào hòng đồng hoá dân tộc ta, hòng biến nước ta thành quận, huyện của phong kiến Trung Hoa..., nhưng tổ tiên ta đã không hề bị khuất phục. Trong suốt quá trình đó, nhiều cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng của nhân dân ta đã vùng lên, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Năm 42 sau công nguyên, Hai Bà Trưng đã phát động nhân dân cả 654 huyện, thành trong nước vùng lên khởi nghĩa. Tuy thắng lợi oanh liệt, nhưng cuộc khởi nghĩa chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi. Dù vậy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã thức tỉnh mạnh mẽ và hun đúc tinh thần đấu tranh bất khuất của dân tộc vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ X, nhiều cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc của nhân dân ta do Triệu Thị Trinh, Lý Bí, Lý Tự Tiên, Đinh Kiên, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Dương Thanh, Khúc Thừa Dụ khởi xướng và lãnh đạo... liên tiếp nổ ra. Như thế, ý thức về nền độc lập và chủ quyền Tổ quốc được hình thành trong cộng đồng các bộ tộc Việt đã hình thành, phát triển từ thời các vua Hùng dựng nước được thể hiện rõ nét, mạnh mẽ nhất từ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của Lý Bí (544-602). Ý thức đó thực sự là nguồn sức mạnh to lớn để đưa dân tộc ta vượt qua bao thăng trầm của lịch sử khẳng định sự tồn tại ngày càng vững chắc của chính mình.

Sau khi giành được chính quyền (544), Lý Bí nêu cao ý chí tự cường, xưng Nam Đế sánh với Bắc Đế, lập đô ở Long Biên, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức. Ông muốn tỏ rõ tư thế của nước ta cũng ngang hàng với vương triều lân bang.

Triều đại Lý Nam Đế đã củng cố nền móng cho ý thức dân tộc về quốc gia độc lập và có chủ quyền. Để thực hiện được quan điểm về độc lập và chủ quyền đó, cha ông ta còn phải trải qua một quá trình đấu tranh lâu dài, gian khổ.

Năm 938, chiến thắng oanh liệt của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ mất nước kéo dài hơi nghìn năm. Chủ quyền đất nước được khôi phục, ý thức làm chủ của dân tộc ta càng được nâng cao. Một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc - thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến tập quyền độc lập bắt đầu.

“Vạn sự khởi đầu nan”, sau khi Ngô Quyền mất, nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và đô hộ của phương Bắc, dân tộc ta lại đứng trước những thứ thách mới. Thử thách đầu tiên là các thế lực phong kiến địa phương nhân lúc chính quyền trung ương còn yếu, đã nổi lên, cát cứ những vùng rộng lớn. Loạn 12 sứ quân (954-967) đã chia rẽ giữa các thế lực cầm quyền và gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân ta, đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất, độc lập của dân tộc. Khôi phục và củng cố sự thống nhất của quốc gia, của khối đoàn kết dân tộc, trở thành yêu cầu bức thiết để giữ vững nền độc lập và sự sống còn của đất nước. Nói cách khác, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất quốc gia, đó là nhu cầu tất yếu của một nước nhỏ sống giữa vùng bão lụt của thiên nhiên và sự đe thách xâm lược của nước lớn. Sự nghiệp thống nhất quốc gia đã được Đinh Bộ Lĩnh thực hiện. Ông đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, làm cho thế nước thêm mạnh và lực lượng quốc phòng được tăng cường. Thế nhưng, xu hướng cát cứ vừa bị đè bẹp, công cuộc xây dựng đất nước đang được tiến hành chưa bao lâu, thì vận mệnh dân tộc lại bị đe doạ. Sau khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại (979), nhiều vụ xung đột xảy ra trong nội bộ triều đình, các thế lực phong kiến địa phương âm mưu lật đổ chính quyền trung ương. Nhân sự suy yếu của triều đình, nhà Tống - một triều đại cường thịnh của một quốc gia phong kiến lớn nhất châu Á đương thời, đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược nước ta (981). Trước thử thách ngặt nghèo của lịch sử, vì sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc, quân sĩ và một số quan lại đã suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Triều Tiền Lê đã gấp rút tăng cường lực lượng, tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống, giữ vững nền độc lập và đưa lại cho nhân dân ta niềm tự hào sâu sắc, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM