Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:16:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979  (Đọc 639600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 07:51:15 pm »

Nhân sắp đến ngày kỷ niệm 17/2, hy vọng có thể xây dựng topic này theo hướng của topic Chiến dịch Linebacker 2.

Lực lượng quân đội Trung Quốc

Lực lượng chính trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2 năm 1979 là 9 quân đoàn chủ lực và các đơn vị binh chủng. Cụ thể :

- Quân đoàn 11 gồm 3 sư đoàn bộ binh (31, 32, 33) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 13 gồm 3 sư đoàn bộ binh (37, 38, 39) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 14 gồm 3 sư đoàn bộ binh (40, 41, 42) và trung đoàn pháo binh, phòng không.

- Quân đoàn 41 gồm 3 sư đoàn bộ binh (121, 122, 123) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 42 gồm 3 sư đoàn bộ binh (124, 125, 126) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 43 gồm 3 sư đoàn bộ binh (127, 128, 129) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 50 gồm 3 sư đoàn bộ binh (148, 149, 150) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 54 gồm 3 sư đoàn bộ binh (160, 161, 162) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Quân đoàn 55 gồm 3 sư đoàn bộ binh (163, 164, 165) và trung đoàn pháo binh, phòng không, xe tăng.

- Sư đoàn bộ binh 58 (quân đoàn 20).

- Sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.

- Sư đoàn pháo binh số 1.

- Sư đoàn pháo binh số 7.

- Sư đoàn phòng không 65.

- Sư đoàn phòng không 70.

- Trung đoàn xe tăng độc lập của quân khu Côn Minh.

Tổng cộng lực lượng được huy động cho chiến dịch là 28 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn và 39 trung đoàn pháo binh, 7 trung đoàn và 1 tiểu đoàn xe tăng, 2 sư đoàn phòng không, ngoài ra còn có nhiều trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh địa phương, biên phòng, các đơn vị binh chủng (công binh, thông tin, vận tải…), lực lượng dân binh tham gia trực tiếp chiến đấu và hỗ trợ chiến đấu. Một số sư đoàn không quân và hải quân của hạm đội Nam Hải cũng được lệnh sẵn sàng phía sau.

Các lực lượng trên chủ yếu được lấy từ 2 quân khu Quảng Châu và Côn Minh, nhưng cũng có các đơn vị của các quân khu khác như Thành Đô, Thẩm Dương… tham gia tăng cường.

Lực lượng trên hướng Quảng Tây do tướng Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) - tư lệnh quân khu Quảng Châu chỉ huy có 18 sư đoàn bộ binh, 6 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Đông Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

- Hướng Lạng Sơn có 7 sư đoàn bộ binh : 127, 128, 148, 161, 163, 164, 165.

- Hướng Cao Bằng có 10 sư đoàn bộ binh : 58, 121, 122, 123, 124, 125, 126, 129, 150, 160, 162.

- Hướng Quảng Ninh có 1 sư đoàn bộ binh địa phương của tỉnh Quảng Tây.


Lực lượng trên hướng Vân Nam do tướng Dương Đắc Chí (Yang Dezhi) - tư lệnh quân khu Côn Minh chỉ huy có 10 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng và các đơn vị binh chủng khác, đảm nhiệm tiến công các tỉnh biên giới Tây Bắc của Việt Nam. Cụ thể :

- Hướng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) có 8 sư đoàn bộ binh : 32, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 149.

- Hướng Lai Châu có 2 sư đoàn bộ binh : 31, 33.

- Hướng Hà Tuyên (Hà Giang) có trung đoàn biên phòng 12 cùng lực lượng dân binh.

Về biên chế, mỗi quân đoàn TQ có quân số lý thuyết khoảng 50.000 người, gồm 3 sư đoàn bộ binh (mỗi sư đoàn có quân số lý thuyết khoảng 13.000 người, gồm 3 trung đoàn bộ binh và 1 trung đoàn pháo binh), 1 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn cao xạ và 1 trung đoàn xe tăng. Riêng trong chiến dịch 1979 thì các quân đoàn 11, 13, 14 không có trung đoàn xe tăng. Trong quá trình chiến đấu một số đơn vị được tăng cường, ví dụ như quân đoàn 13, quân đoàn 55 được tăng cường thêm tới 5 trung đoàn pháo binh, nâng tổng số lên 9 trung đoàn pháo binh cho mỗi quân đoàn (so với 4 trong biên chế chuẩn).


Các tài liệu VN ước tính lực lượng được phía TQ huy động là 600.000 người, 550 xe tăng, 1.700-2.500 khẩu pháo.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2008, 09:10:55 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 07:59:17 pm »

Lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lực lượng tham chiến của Việt Nam là các đơn vị thuộc Quân khu 1 (tư lệnh thiếu tướng Đàm Quang Trung) và Quân khu 2 (tư lệnh thiếu tướng Vũ Lập), gồm các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới Lai Châu, Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), Hà Tuyên (Hà Giang), Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Cụ thể :

Trên mặt trận biên giới Đông Bắc – Quân khu 1 :

- Lạng Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 3 (eBB2, eBB12, eBB141, ePB68) trên hướng Đồng Đăng và sư đoàn bộ binh 338 (eBB460, eBB461, eBB462, ePB208) trên hướng Đình Lập.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 123 trên hướng Lộc Bình và trung đoàn bộ binh 199 trên hướng Thất Khê, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng một số tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 12, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trên hướng Lạng Sơn còn có các đơn vị binh chủng khác như tiểu đoàn 3 pháo M46 130mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 166 (Quân khu 1), trung đoàn phòng không 272 (Quân khu 1), một bộ phận của trung đoàn xe tăng 407 (Quân khu 1) và các đơn vị công binh, thông tin, vận tải…

Trong chiến đấu, Lạng Sơn được tăng cường các lực lượng từ tuyến sau như : sư đoàn bộ binh 327 (eBB42, eBB54, eBB75, ePB120) phòng thủ ở Lộc Bình, sư đoàn bộ binh 337 (eBB4, eBB52, eBB92, ePB108) ở thị xã Lạng Sơn; trung đoàn bộ binh 196 ở Đình Lập cùng một số tiểu đoàn bộ binh; trung đoàn pháo binh 204 (pháo phản lực BM-21) và tiểu đoàn 2 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675, BTL Pháo binh) chi viện cho hướng thị xã Lạng Sơn và tiểu đoàn 10 pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) chi viện hướng Đình Lập; một bộ phận của tiểu đoàn phun lửa 902 (trung đoàn phòng hoá 86, BTL Hoá học), cùng một số đơn vị binh chủng khác.


- Cao Bằng :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 346 (eBB246, eBB677, eBB851, ePB188) phòng thủ ở Trà Lĩnh, Hà Quảng, Hoà An. Ngoài ra có tiểu đoàn đặc công 45 (BTL Đặc công) tham gia phòng ngự và cơ động tập kích địch.

Lực lượng vũ trang địa phương có trung đoàn bộ binh 567 ở Quảng Hoà và trung đoàn bộ binh 852 ở khu vực Tài Hồ Xìn, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, cùng các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.
   
Lực lượng công an vũ trang có đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Trong chiến đấu Cao Bằng được tăng cường trung đoàn bộ binh 529 (fBB311), trung đoàn bộ binh 183, tiểu đoàn 1 pháo D74 122mm (lữ đoàn pháo binh 675), tiểu đoàn đặc công 20, một số tiểu đoàn bộ binh - trong đó có 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh 111 (fBB325/QĐ2) vừa từ chiến trường CPC trở về, và các đơn vị binh chủng.


- Quảng Ninh :

Bảo vệ Quảng Ninh có sư đoàn bộ binh 325B (eBB8, eBB41, eBB288, ePB189) ở Bình Liêu, trung đoàn bộ binh 43, các đơn vị công an vũ trang biên phòng, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương tỉnh, huyện và lực lượng dân quân tự vệ.


Trên mặt trận biên giới Tây Bắc – Quân khu 2 :

- Hoàng Liên Sơn :

Bộ đội chủ lực có sư đoàn bộ binh 345 (eBB118, eBB121, eBB124, ePB190) trên hướng Lào Cai, khi xảy ra chiến đấu có sư đoàn bộ binh 316 thiếu (eBB148, eBB174, ePB187) cơ động về phòng thủ ở Sa Pa.

Lực lượng vũ trang địa phương có 2 trung đoàn bộ binh 192 và 254, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các tiểu đoàn, đại đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ.

Lực lượng công an vũ trang có trung đoàn công an vũ trang cơ động 16 ở Mường Khương, đại đội cơ động tỉnh và các đồn công an biên phòng dọc biên giới.

Các đơn vị binh chủng có bộ phận của lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh), trung đoàn pháo binh 168 (Quân khu 2), trung đoàn phòng không 256 (Quân khu 2), các đơn vị công binh, thông tin, vận tải….

Trong chiến đấu Hoàng Liên Sơn được tăng cường lữ đoàn pháo binh 368 (BTL Pháo binh) và một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


- Lai Châu :

Hướng chiến đấu chủ yếu là Phong Thổ có một bộ phận của sư đoàn bộ binh 326 (eBB19, eBB46, eBB541, ePB200) và trung đoàn bộ binh 98 (fBB316), một bộ phận trung đoàn pháo binh 187 (fBB316), 2 trung đoàn bộ binh 193 và 741, tiểu đoàn pháo binh tỉnh, các đơn vị công an vũ trang, các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương huyện và lực lượng dân quân tự vệ. Trong chiến đấu cũng được tăng cường thêm một số đơn vị bộ binh, binh chủng.


- Hà Tuyên :

Trên hướng này chỉ diễn ra các trận tập kích nhỏ của địch (chủ yếu vào các đồn biên phòng), các đơn vị đã tham gia đánh trả là bộ phận thuộc trung đoàn bộ binh 122 cùng các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương, các đơn vị công an vũ trang và lực lượng dân quân tự vệ.


Trong toàn bộ cuộc chiến, đã có 2 sư đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh nòng dài, 2 tiểu đoàn đặc công và 25 tiểu đoàn dự nhiệm do các tỉnh tổ chức được đưa lên mặt trận làm nhiệm vụ chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu.

Ở phía sau, lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 2 (vừa từ chiến trường CPC về) đã được triển khai. Các đơn vị không quân cũng đã sẵn sàng nhưng về cơ bản các đơn vị này đều chưa tham chiến.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Năm, 2008, 04:19:36 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2008, 09:00:16 am »

Quân đoàn 1 đóng ở miền Bắc từ 1975 (F320 B, F308, F312) cơ mà!
Logged
chien sy
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2008, 11:25:53 am »

Trong cuộc chiến biên giới 79, các đơn vị thuộc các quân đoàn chủ lực cơ động của Bộ không tham chiến hoặc không kịp tham chiến. Các đơn vị chủ lực của các quân khu 1 và 2 bắt đầu tham chiến thì địch rút. Tương quan lực lượng địch ta chênh lệch rõ rệt. Quân Tàu chưa thực sư nếm đòn của chủ lực ta.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2008, 01:12:56 pm »

Các đơn vị chủ lực của các quân khu 1 và 2 bắt đầu tham chiến thì địch rút.

Chủ lực QK1/2 chiến suốt từ ngày đầu tiên đấy thôi (f3, 316, 345, 346...).

Về phần chủ lực Bộ, ngày 3/3/1979, eBB209/fBB312/QĐ1 được tăng cường 1 bộ phận ePB186/fBB312/QĐ1 và 1d pháo M46 130mm/QĐ1 lên bố trí phòng ngự ở Kép (Bắc Giang). Tối 4/3/1979, fBB320B/QĐ1 được tăng cường 1d pháo M46 130mm/QĐ1 vừa cơ động từ Thanh Hoá ra triển khai sẵn sàng chiến đấu ở khu vực Chi Lăng, Đồng Mỏ, Hữu Kiên (Lạng Sơn).

Quân đoàn 2 ngày 27/2/1979 được lệnh cơ động về bảo vệ miền Bắc. Từ 6/3-11/3/1979, các đơn vị của quân đoàn gồm fBB304 và 325, lữ PB 164, lữ PK 673, d trinh sát... về tới miền Bắc và triển khai sẵn sàng trên hướng Lạng Sơn.

Ngày 5/3/1979, f320B/QĐ1 và f304/QĐ2 nhận lệnh của BTTM làm nhiệm vụ thọc sâu trong chiến dịch phản công của Bộ ở Lạng Sơn. Chiến dịch không diễn ra do TQ rút quân, chỉ có 1d pháo M30 122mm (ePB54/fBB320B/QĐ1) đi tăng cường cho fBB338/QK1 chiến đấu ở khu vực Đình Lập, Lạng Sơn và 1d bộ binh (eBB111/fBB325/QĐ2) đi tăng cường chiến đấu ở Trà Lĩnh, Cao Bằng (có tài liệu viết là các đơn vị thuộc eBB24/fBB304/QĐ2).

Các hoạt động của KQ : ngày 18/2/1979, 3 trực thăng UH-1 của eKQ917/fKQ372 hạ cánh xuống sân bay Hoà Lạc và ngày 3/3/1979 có thêm 7 trực thăng UH-1, 3 máy bay trinh sát U-17. Ngày 22/2/1979, 10 tiêm kích F-5 của eKQ935/f372 và ngày 3/3/1979, 10 cường kích A-37 của eKQ937/fKQ372 hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Các phi đội tiêm kích MiG-21, F-5; cường kích MiG-17, A-37; trực thăng Mi-6, Mi-8, UH-1; trinh sát U-17... trên miền Bắc đều được đưa vào trực chiến. KQNDVN đã tiến hành nhiều chuyến bay tuần phòng, ngoài ra cũng sử dụng máy bay vận tải IL-14 của lữ đoàn KQ 919 (có MiG-21 yểm hộ) thả dù tiếp tế cho một số đơn vị đang bị bao vây ở khu vực Trùng Khánh, Cao Bằng.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Năm, 2008, 07:03:31 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chien sy
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2008, 02:59:28 pm »

Trong cuốn Lịch sử Quân đoàn 2 của em, tường thuật chi tiết quá trình cơ động Binh Đoàn Hương Giang ra Bắc. Quả đấm này mà tung ra, bảo đảm bành trướng BK vỡ mõm.
Binh Đoàn Hương Giang giờ đứng chân ngay tại khu vực năm xưa cơ động ra triển khai tác chiến. Chứng tỏ, Quả đấm Thép vẫn để dành đối phó với thằng láng giềng tráo trở.
Thủ trưởng đơn vị em hồi trước kể chuyện, em không nhỡ rõ năm tám mấy, sư đoàn 308 diễn tập thực binh sư đoàn bộ binh cơ giới phản công chiến lược trên hướng Bắc. Đội hình sư đoàn kéo dài đến nỗi, chiếc xe đầu tiên, nổ súng đánh địch theo tình huống giả định ở khu vực Chi Lăng - Đồng Mỏ, thì chiếc cuối cùng chưa qua khỏi Cầu Chui Hà Nội. Có bác nào tham gia quả hoành tráng này không ?
Sếp em thì kể chuyện năm 79 mình đưa hoả tiễn 40 nòng lên đến nơi thì chả còn ai để bắn  Undecided
Rất nhiều hoả kí anti human sea chuyển đến thì sóng đã yên biễn đã lặng.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Năm, 2009, 09:19:52 pm gửi bởi dongadoan » Logged
hungson12c7
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2008, 10:54:12 am »

Các bác cho mình hỏi vì sao ta đã tập trung được lực lượng chủ lực và kể cả không quân rồi mà không sử dụng để nện cho bọn TQ tơi bời nhỉ ?
Cách đây lâu lắm rồi mình có đọc 1 truyện ngắn trên văn nghệ quân đội nói về 1 trận phản công của ta vào bọn TQ , quân ta đánh hăng đến mức tiến quá sâu vào đất TQ luôn . Vì đã lâu nên không còn nhớ rõ tên truyện nữa . Sẵn tiện mấy bác có thông tin gì về những trận phản công của quân ta mà tiến sâu vào đất nó không ?
Cám ơn các bác nhiều !
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2008, 11:44:47 am gửi bởi Tunguska » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #7 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2008, 11:24:45 pm »


1.sư đoàn 308 diễn tập thực binh sư đoàn bộ binh cơ giới phản công chiến lược trên hướng Bắc. Đội hình sư đoàn kéo dài đến nỗi, chiếc xe đầu tiên, nổ súng đánh địch theo tình huống giả định ở khu vực Chi Lăng - Đồng Mỏ, thì chiếc cuối cùng chưa qua khỏi Cầu Chui Hà Nội.
2.Sếp em thì kể chuyện năm 79 mình đưa hoả tiễn 40 nòng lên đến nơi thì chả còn ai để bắn  Undecided

1. Nghe kể là trong BCT có bác nói câu trên, một bác khác, 4 sao 3 gạch vàng khi đó nói rằng" Quân quí hồ tinh, bất quí hồ đa" Grin.
 2. Có tài liệu nói là chuyên gia LX thuyết phục được bác nói câu "1" điều một đại đội Grad lên Biên giới.
    Có tài liệu lại nói là chỉ có 3 xe Grad lên thôi.
 
Logged
Gondorian
Thành viên
*
Bài viết: 27


Knight of Gondor


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2008, 11:00:09 am »

Bọn tàu nói là năm 79 chúng lấy được Grad của ta các bác ạ:
The PLA captured some Soviet-made BM-21 ‘Grad’ 122mm 40-tube multiple launch rocket systems during the 1979 Sino-Vietnam border conflict.
Ở đây này: http://www.sinodefence.com/army/mrl/type81_122mm.asp
Nên chắc là Grad của nhà mình cũng tham gia chiến đấu rồi.
Mà loại này toàn ở tuyến sau bắn xong chạy thì không hiểu tại sao lại bị địch lấy nhỉ Huh
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2008, 09:20:56 pm »

Theo 1 tài liệu của quân y thì trong đợt chiến đấu ở Lạng Sơn năm 1979, tổn thất của fBB3 là hy sinh 6,6% và bị thương 8,4% quân số. Tức là thương vong khoảng 1500 người.

Con số này quả là thấp hơn dự đoán của em.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM