Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:22:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979  (Đọc 640033 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #460 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2009, 07:20:32 am »

Cháu đề nghị Chú TL phải có hình thức xử lý nghiêm với thành viên Menthuong ạ, không những vấn đề bản quyền cần được tôn trọng mà còn cả vấn đề ngoại giao nữa ạ, Vấn đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay là vấn đề nhạy cảm, không nên mượn bài người khác rồi thêm mắm thêm muối vào, rất nguy hiểm! Shocked

Diễn đàn này chỉ dành cho những CCB kể lại những câu chuyện mà họ đã trải qua, chứ không phải là để bình luận chính trị, vì nếu để bình về quan hệ giữa hai nước thì còn nhiều nhà ngoại giao hơn bác nhiều! cẩn thận nhé bác! Grin

1. Vấn đề "bản quyền" tôi đã nhận và giải trình tại Trả lời # 455 và # 461 bạn khỏi nhắc TL xử lý nghiêm.
2. Xưa nay, theo tôi biết: trong mọi cuộc chiến thì việc "uýnh" nhau ngoài chiến địa không tách rời việc ngoại giao. Hơn nữa đánh và đàm , vừa đánh vừa đàm...đã thành tư tưởng chỉ đạo...
3, Cuộc chiến nào chả có hồi kết! Quá trình kết là quá trình "bình thường hoá".
4. Những năm tháng 1979-1984 tôi đã mặc quân phục rồi, tuy không trực tiếp cầm súng (bởi công việc nó thế). vả lại "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", gái góa còn bàn chuyện triều đình nữa là! Tôi chẳng là "nhà ngoại giao" hay "chính trị da" gì sất, chỉ là người dân nước Việt bình thường neê có thể vẫn được "tham gia" chứ.
5. Diễn đàn không cấm! Còn "cẩn thận" thì không bao giờ thừa, với tất cả mọi người, không trừ cả muadong!
6. À mà Muadong là ai mà "đeo" menthuong dữ vậy? Nếu có vấn đề cần "choang" nên chuyển sang hoặc lập chủ đề khác, để tài nguyên cho người khác. Tôi xin chấm dứt việc trả nhời bạn này. Mong thông cảm!
Logged

hathanh2109
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #461 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 04:07:38 pm »

Em là lính mới, em đọc bài viết của bác TQNam về chiến tranh BGPB. Em thấy bác TQNam có ý binh và có ý nói tốt cho tụi BTBK quá.
Logged
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #462 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2009, 06:57:12 pm »

Bạn cho dẫn chứng ?
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #463 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 09:16:59 pm »

Thưa các Bác CCB và những Độc giả quan tâm.Tôi 1 người lính của E108 F337 là đơn vị trực tiếp chiến đấu bảo vệ bình độ 400.Xin được nói trước cá nhân tôi tuy là chiến sỹ của E 108 nhưng khi sảy ra trận đánh tôi chưa nhập ngũ(Tôi nhập ngũ 1983).Sau này được các đàn anh kể lại,với những dòng hồi ức rời rạc.Năm 1984 tôi tới nghĩa trang Hoàng đồng tiễn biệt 1 đồng đội.Tôi vô cùng kinh ngạc,Tôi nhớ lúc đó 2 tay tôi cứ run lên(Lúc súc động mạnh ,tôi thường có biểu hiện này) .Từ đó tôi có sự quan tâm đặc biệt đến trận B Đ 400.Xin chắp nối những thông tin qua LS Sư Đoàn 337,rồi những nhận định của Lính tham gia trận này dưới đây:
Năm 1981, tình hình ở biên giới phía Bắc(Hướng Lạng sơn) lại diễn biến phức tạp. Vào  ngày 5 tháng 5 năm 1981,  TQ Bất ngờ bắn pháo bừa bãi sang khu vực Nà Xa, Là Lệch, Bản Nhạc (thuộc xã Thanh Lòa, Cao Lộc, Lạng Sơn); sau đó dùng cối 120mm bắn vào các điểm cao 405, bình độ 400, 300, đồi Không Tên, 512 Côn Phát, 325, nằm sâu trong lãnh thổ Việt Nam. Tiếp đến TQ tiếp tục cho khoảng một C chia làm 3 mũi đánh chiếm các mỏm 1, mỏm 2 và mỏm 3 trên bình độ 400, các mỏm cách nhau khoảng 300m.Chỉ thị của quân ủy Quân đoàn cho F337 bằng mọi giá phải tái chiếm Bình độ 400.Chấp hành mệnh lệnh,F337 đã dùng 1 lực lượng D 20 E đặc công 198, E bộ binh 52 , D11E 108 cối 160ly, C20 trinh sát F337,D pháo lựu 122ly và C cối 120ly Trực thuộc F 337, 3 trung đội ĐKZ (3 khẩu của E 92), và C tăng (Trực thuộc F337).C 17 công binh ,D25 vận tải,E166 pháo 130ly của quân đoàn 14 chi viện. Trận chiến Bình độ 400 kéo dài trong 20 ngày.Ta và phía TQ giành giật nhau từng M đất,từng giao thông hào.Theo nhiều nhân chứng(Lính cũ của Đv em tham gia trận này kể lại).Sau 20 ngày đêm chiến đấu ác liệt phía ta chấp nhận thiệt hại lớn,gần E52BB ,1C Đặc công 198,và nhiều lính của các ĐV tăng cường thuộc Sư đoàn.Nguyên nhân có nhiều,nhưng chủ yếu là 2 nguyên nhân chính.Phía ta hợp đồng các binh chủng không tốt.Hỏa lực rất mạnh nhưng BB lên không kịp.Đặc công đánh lướt các mỏm nhưng không giữ được do không có BB chi viện.Phía TQ với công sự hầm hào kiên cố.Khi pháo Ta chuyển làn chúng bật dậy cố thủ.Địa hình trên Bình độ 400 bất lợi cho lối đánh vận động.Khi bị phản công, Ta không giữ nổi ,có 1 số mỏm BB yêu cầu Pháo binh bắn chặn Địch để BB rút xuống.Nhưng do hiệp đồng không tốt lên BB của E 52 hứng 2 làn đạn.Trên đài quan sát của D11E108 nhìn thấy đồng đội như vậy mà chẳng có cách gì cứu.Theo con số ước tính của tôi phải có ít nhất 700 liệt sỹ nằm tại Nghĩa trang Hoàng Đồng.Sau này nhiều thân nhân của các LS đã lên xin phép Sư đoàn để bốc phần mộ LS về nghĩa trang của xã mình cho tiện thờ cúng.Gần đây nhất trong 1 trang Web tìm đồng đội vẫn có nhiều Di cốt của các Ls chưa tìm thấy.Thật đúng là 1 bi hùng trận.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #464 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 12:40:31 am »

Đây là bài của CCB Bùi Chí Vinh trong"Nhắn tìm đồng đội,tôi xin copy về để các bác tham khảo.
21/3/2008 4:34:11 PM)  Sau lần gặp mặt đầu năm tại Trung tâm MaRin được các anh chị tư vấn thêm về cách thức tìm kiếm, và rất nhiều ngày sau đó tôi cất công đi tìm, gặp gỡ các cựu quân nhân từng đã công tác, chiến d

Cũng công việc mà tôi đang tìm kiếm là nơi mai táng liệt sỹ Hà Văn Vọng Quê quán xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá, nguyên là chiến sỹ Đại đội 3, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 52, Sư đoàn 337, Quân khu 1, hy sinh ngày 10/5/1981 tại mặt trận phía bắc.

Sau lần gặp mặt đầu năm tại Trung tâm MaRin được các anh chị tư vấn thêm về cách thức tìm kiếm, và rất nhiều ngày sau đó tôi cất công đi tìm, gặp gỡ các cựu quân nhân từng đã công tác, chiến dấu tại Trung đoàn 52 cuối cùng tôi cũng tìm, gặp được người chỉ huy đơn vị của liệt sỹ Vọng, và cũng là người ký giấy báo tử gửi đến thân nhân các liệt sỹ trong trung đoàn 52.

Đó là Trung tá Mai Hồng Căn - 64 tuổi - quê Phong Châu, Phú Thọ, ông đã nghỉ hưu cách đây 10 năm, hiện nay đang ở số nhà 528, Đường Trần Đăng Ninh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, điện thoại: (025) 877257.

Chiều ngày 15/3/2008 vừa xuống xe buýt gặp một cụ già đang ngồi nghỉ trước cửa nhà ven đường, tôi liền hỏi thăm nhà ông Căn, không chút lưỡng lự cụ nói ngay anh nhìn qua phía bên kia đường ngôi nhà 3 tầng mầu ve vàng có hàng hoá đang bày bán đấy là nhà bác Căn.

Cảm ơn cụ tôi tôi rảo bước sang đường, tới nơi gặp ngay người đàn ông đã luống tuổi mái tóc hoa râm, dáng người nhanh nhẹn, ông đang mải tính tiền cho khách, khi người khách ra khỏi quầy hàng tôi liền hỏi: Xin lỗi anh có phải là anh Căn không ạ? ông trả lời ngay tôi là Căn đây, có việc gì không anh, vừa nói ông vừa mời tôi vào nhà, tranh thủ lúc vắng khách tôi giở cặp lấy ra bao bì chuyển phát nhanh bản chụp giấy báo tử của liệt sỹ Vọng do cháu rể tôi gửi từ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu ra. Cũng bì thư này cách đây 10 ngày tôi đã được xuất trình tại Phòng lao động -Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nơi có ông Trưởng phòng đã rất vô cảm và thờ ơ với thân nhân liệt sỹ mà Web của nhắn tìm đồng đội đã đăng nội dung này.

Vừa uống nước tôi vừa trình bày nội dung cần tìm kiếm với ông, tư lự hồi lâu ông chậm rãi: Chẳng riêng gì anh có rất nhiều thân nhân liệt sỹ, các cựu quân nhân, cựu chiến binh trong đơn vị cứ tưởng rời quân ngũ là tôi đã về quê sinh sống, nhưng sau khi lần tìm, dò hỏi không hiểu bằng cách nào cũng giống như anh họ lại tìm được đến với tôi, có người hỏi về sự hy sinh của con em họ, giờ đây hài cốt, phần mộ đang được yên nghỉ ở nơi đâu, có người mô tả trước khi hy sinh được đồng đội kể lại là cháu đang mặc áo rét mầu gì trên người có báo động là lên điểm tựa chiến đấu ngay, từ những chi tiết này mà ông đã từng hướng dẫn cho các thân nhân tìm kiếm được hài cốt con em mình tại các trận địa do đơn vị chiến đấu trước đây.

Còn về trường hợp liệt sỹ Vọng ông trả lời ngay: Đúng là chiến sỹ của Trung đoàn tôi, nhưng nói thật với anh tuy là chỉ huy cả một trung đoàn, tôi đâu có biết mặt và nhớ tên hết các chiến sỹ và cấp dưới của mình, thông thường chỉ nắm đến cấp đại đội, anh cũng là bộ đội và cũng từng là chỉ huy cấp phân đội anh còn lạ gì trong một đơn vị người mà được chỉ huy nhớ lâu nhất là:

... (Cán bộ, chiến sỹ có thành tích được tặng thưởng bằng khen, Chiến sỹ thi đua, Chiến sỹ Quyết thắng, Huân, Huy chương.v.v. Còn lại là những chiến sỹ nghịch ngợm, thiếu kỷ luật)...

Trong trí nhớ của người chỉ huy năm xưa từ, từ ông kể lại với tôi: Trước ngày 10/5/1981 là thời gian ông được cấp trên cho nghỉ phép và đang đi thăm người thân tại tỉnh Hà Giang, khi chiến sự nổ ra ông được gọi về và tham gia chỉ huy chiến đấu từ ngày 16/5/1981. Đúng liệt sỹ Vọng hy sinh tại bình độ 400 tưởng tôi chưa hiểu ông giải thích, nghĩa là bình độ có độ cao 400m so với mặt nước biển, tại cao điểm còn có một cái tên A40 đây là số máy của Trung đội trinh sát, cao điểm gồm 4 mỏm đồi được đánh số thứ tự từ 1 đến 4, thuộc khu vực Mốc 26.

Dạo ấy ta và phía bên kia giành giật nhau từng tấc đất, rất nhiều đơn vị trong Quân khu tham gia chiến đấu tại bình độ này trong đó có cả Đặc công 198 (Trung đoàn Đặc công của Bộ), quần nhau suốt ngày, đêm, bom, đạn cày xới nát trận địa trong một thời gian dài, công tác thương binh, tử sỹ làm cật lực song cũng chưa tìm đủ anh em cán bộ, chiến sỹ mình.

Sau từng trận đánh có tổ chức an táng các liệt sỹ tại nghĩa trang của đơn vị, Trung đoàn tôi có nghĩa trang tạm ở (Na Làng thuộc xã Hợp Thành , huyện Cao Lộc lúc bấy giờ, và khi đơn vị di chuyển đi đại phương khác đã tổ chức bàn giao danh sách và phần mộ các liệt sỹ cho địa phương nơi gần nhất).

Tiếp theo việc an tang táng là lễ truy điệu tập trung đối với các liệt sỹ trong đơn vị vừa mới hy sinh, ở đây ông muốn nói là người lính đã trải qua chiến đấu chắc anh cũng hiểu: (Liệt sỹ có phần mộ và liệt sỹ chỉ có danh sách), như vậy tôi đã rõ và không còn thắc mắc gì nữa, tại sao trong giấy báo tử phần an táng liệt sỹ tại đâu còn còn bỏ lửng và chỉ ghi: Tổ chức theo nghi lễ mặt trận.

Việc này ta còn phải làm lâu dài anh ạ, hiện tại bình độ năm xưa nay vẫn là nơi đang tranh chấp giữa hai bên, bom mìn của cả hai phía còn sót lại rất nhiều, trước mắt còn có khó khăn cho việc tìm kiếm hài cốt các liệt sỹ.

Ông buồn và nói còn khoảng hơn hai mươi cán bộ, chiến sỹ của các đơn vị trong đó có Trung đoàn tôi vẫn chưa tìm được hài cốt, câu nói này là tận trong sâu thẳm lương tâm, trách nhiệm của một người chỉ huy, người lính già còn thiếu một cái gì, như là có lỗi với đồng đội và thân nhân của họ.

Chia tay và tiễn tôi ra về ông động viên, anh em mình còn đến hôm nay là phúc nhà to lắm anh ạ, chỉ thương anh em, đồng đội ngã xuống, mãi mãi ra đi không bao giờ còn gặp lại được nữa, thôi mình cứ làm hết khả năng, trách nhiệm cho lương tâm nó thanh thản, chứ đừng thờ ơ, vô cảm như câu chuyện lúc đầu anh kể với tôi, rồi những con người ấy trước sau cũng phải trả giá cho sự thờ ơ, vô cảm của họ./.

Thành phố, Lạng Sơn tháng 3 năm 2008

Cựu chiến binh Bùi Trí Vinh

340, Đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, TP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Điện thoại: 0903470715 - Email: btvinh06@gmail.com

Bùi Trí Vinh
In Tin Ph
Logged
khanhkhe
Thành viên
*
Bài viết: 55


« Trả lời #465 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:47:42 am »

                                              BÌNH ĐỘ 400

                                Đêm tháng năm vào bình độ bốn trăm
                                Đoàn xe trôi êm êm tầm đại bác
                                Thuốc súng tanh lá rừng kêu xào xạc
                                Chúng no máu rồi ,không cắn nữa đâu

                                Lắc lư xe quan tài vượt về sau
                                Máu đổ xuống đường cuốn vào cát bụi
                                Lái xe quan tài vượt lên lầm lũi
                                Tốp thương binh bê bết máu mặt mày

                                Đám cướp kia Thánh Phật dạy ăn chay
                                Chẳng kiêng gì ngày rằm mùng một
                                Đạn cày xới đất tơi trồng cây tốt
                                Tưới máu người cướp , giữ đất biên cương

                                Tư lệnh Hoàng Đan trận này cầm quân
                                Ông bảo rằng : sống chết thời vận số
                                Cả trung đoàn ào ào như thác lũ
                                Bình độ bốn trăm bình địa trận người

                                Những chàng trai sống chết trận này ơi !
                                Mưa đổ xuống ông Trời tuôn nước mắt
                                Ơn nhớ mãi thân người đi giữ đất
                                Người trở về ăn sống ở ra sao !!??
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #466 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 09:37:29 pm »

Hôm qua đọc trong 1 trang Web Nga có nói về 1 số trận trong BGPB,có nhiều TT Tôi ngỡ ngàng,xin phép TL và anh em  bài nào có thể dịch ,tôi sẽ dịch.Cảm ơn linhmoi nhắc nhở.Hôm nay tôi đọc kỹ lại mới thấy mình bị nhầm.Truền đơn của TQ nói về về mỏm 400 HG.Nếu có thể xin TL xóa giúp .Thành thật cáo lỗi!
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #467 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2009, 11:49:14 pm »

Xin phép các Bác ,tôi tạm dịch 1 số tư liệu liên quan tới CTBGPB và đặc biệt trận bình độ 400.

Ngày 17/2/1979.TQ bất ngờ phát động chiến tranh trên toàn tuyến BG.Đây là 1 sự kiện trấn động thế giới.Phía TQ đã dùng 28 Sư đoàn BB,2 Sư đoàn pháo binh,7 Trung đoàn xe tăng và 2Sư đoàn phòng không.Lực lượng phía VN lúc đó có QK 1.Giêng hướng LS phía TQ sử dụng tới 7 sư đoàn gồm 127,128,148,161,163,164,165 chia làm nhiều mũi rồn rập tấn công LS với tham vọng tốc chiến ,tốc thắng.Lực lượng hùng hậu này đã bị chặn lại ngay từ ải Tam quan bởi Sư đoàn 3,bộ đội địa phương và Lực lượng C.A Vũ trang.Sau gần 1 tháng chỉ tiến được gần 20km.Bị sức ép dư luận quốc tế phía TQ tuyên bố đã dạy cho VN 1 bài học và tuyên bố rút quân.Phía VN tổ chức phản công rữ rội.Lúc này QD 2 và 3 Là những quân đoàn có bề dầy kinh nhiệm,trải qua 2 cuộc chiến KCCM và K được rút từ K điều động thẳng lên BGPB.Phía TQ bị thiệt hại rất lớn trên đường rút chạy lên phá hủy hầu hết cầu cống,cơ sở hạ tầng.Trên đường rút chạy TQ đã gài rất nhiều mìn trên đất VN.
Chiến tranh BGPB 1979 có thể nói là CT Biên giới lần thứ nhất(Cả TG đều biết)
Nhưng chiến tranh BGPB lần hai bắt đầu từ 1981- mãi cho đến13/2/1991 BGPB mới hoàn toàn yên tiếng súng(Thì có rất ít người biết).
Mở màn cho trận chiến BGPB lần 2 có thể nói đó là trận Bình độ 400,thuộc xã Thanh Lòa,Huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn.
Ngày 5/5/1981 Phía TQ huy động sư đoàn 3 thuộc Quân khu Quảng Tây bất ngờ pháo kích và ồ ạt tấn công Bình độ 400.TQ gọi là "FAKA".Cả phía VN và TQ đều hiểu rằng Bình độ 400 có vị trí chiến lược phòng thủ quan trọng của TX Lạng sơn.Sư đoàn 337 được lệnh chiếm lại Bình độ 400.Cuộc chiến kéo dài 20 ngày gây thương vong tổn thất nhiều nhất trong giai đoạn CTBGPB lần 2.Trong giai đoạn 2 này (1984)tại HG cao điểm 1509(Núi đất) Đã sẩy ra cuộc chiến vô cùng ác liệt,cam go.Rồi Cao Bằng và 1 số địa điểm khác tuy tranh chấp nhỏ lẻ nhưng không kém phần ác liệt.
Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #468 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 08:41:11 am »

  Tôi nghĩ : Cậu không cần dịch tiếp những bài báo này làm gì ... Đọc những bài này nó cũng giống những bài của TQ bác Thắng đang "còng" lưng dịch ở topic "HG" hoặc nói rõ hơn là những bài báo này của anh "Nga ngố" xào lại từ trang các trang khác , giống các bác "Rân chủ" , mà các bác "Rân chủ" lại lấy của chỗ khác và thêm gia vị cho hợp khẩu vị và mục đích của các bác ấy ... Về phía ta hồi ấy cũng vậy thôi , tuyên truyền mà : Tháng 5/84 có nhà báo Hà Nội Mới lên ngã tư ĐĐ chỗ ĐV thằng Mạn viết bài và chụp ảnh ... Hôm ấy tôi chơi ở đấy và cũng được gọi ra chụp ảnh nhưng tôi không ra .. Tôi chỉ nghĩ đơn giản là : mình không phải lính pháo của ĐV ấy nên không chụp ảnh ... Ai dè ! Sau đó xem báo thì bốc phét thôi rồi cộng với tấm ảnh chụp gần chục thằng với chú thích ở dưới là : "những chiến sỹ người HN trên chốt ở mặt trận BG Lạng Sơn" ... Trong ảnh có mỗi thằng Mạn và thằng Tuấn "tỉ mỉ" là người HN , đa số là HNN , HSB và HB ...
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #469 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2009, 09:53:49 am »

 Lão Linh moi nói làm tôi lại nhớ hồi đầu năm 85 khi rút về HG có một đoàn của Cục quân y về đơn vị. Họ muốn làm một bản báo cáo về công tác đảm bảo quân y trong chiến đấu tại HG. Sau khi họp với các cán bộ họ muốn chụp ảnh các chiến sỹ tại trạm phẫu tiền phương. Báo hại bọn tôi phải ra sau đồi đào bới một đoạn cho đất đá xới tung lên rồi đứng vào đó chụp ảnh với chú thích là các chiến sỹ quân y tại trạm phẫu tiền phương.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM