Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:46:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979  (Đọc 639602 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #370 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2009, 07:34:23 pm »

Cảm ơn bác Saovang@ đã kiếm lại cái sơ đồ chiến đấu của F3 Sao vàng tháng 2/79.Như vậy đã rõ cánh quân đánh vu hồi vào cầu Khánh khê đã đánh từ xã Nhạc kì sang cầu Khánh khê sau khi chạm súng với đơn vị của bác Bến hải @.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #371 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 08:41:22 am »

chiến tranh biên giới phía Bắc hiện giờ cả 2 nhà nước đều ít nhắc đến, đặc biệt là nhà nước Việt Nam, các nhà văn Việt Nam bị cấm khai thác đề tài về chiến tranh biên giới phía Bắc nhưng đồng nghiệp bên kia biên giới thì được. Đọc cái tác phẩm Ma Chiến Hữu của Mạc Ngôn bằng tiếng Việt thì em cũng chẳng biết vui hay buồn nữa, cười mà nước mắt nó cứ trào ra. Thương cho các anh đã ngã xuống vì sự toàn vẹn của tổ quốc mà không còn nhiều người biết.
http://blog.360.yahoo.com/blog-t0IS290hb67U6oYE5faRfPd8?p=3288
Logged
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #372 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 08:50:13 am »

còn đây là lời của bác nhạc sĩ Tuấn Khanh
Kính gửi:
Các ông Triệu Xuân và Ông Mạc Nguyên, biên tập
Ông Trần Trung Hỷ, dịch giả
Ông Nguyễn Cừ, chịu trách nhiệm xuất bản

Nội dung của lá thư ngỏ này liên quan đến cuốn sách mang tên Ma Chiến Hữu của nhà văn Mạc Ngôn (Trung Quốc) được các ngài thực hiện và hoàn chỉnh ấn hành cho người đọc Việt Nam, qua hệ thống phát hành của nhà sách Phương Nam.

Với tư cách của một người dân, tôi luôn ý thức rằng các hệ thống cầm quyền từ ngàn xưa cho đến hiện nay ở phương Bắc luôn coi Việt Nam như một đất nước phải thu hồi, và lớp lớp các thế hệ người Việt đều ý thức được đâu là kẻ thù xâm lược.

Tôi thật sự ngạc nhiên khi biết quyển sách của các ngài thực hiện, lại là một tác phẩm ngợi ca các binh lính xâm lược Trung Quốc năm 1979 đã tiến đánh Việt Nam, mà nơi đó được họ mô tả như một vùng đất hoang sơ và man rợ.

Là một công dân Việt, gìn giữ trong mình huyết thống trải ngàn đời của hàng triệu anh linh đã hy sinh những dưới tay lính Trung Quốc xâm lược, tôi tin mình có đủ tư cách là chứng nhân của phần lịch sử đẫm máu đó của dân tộc để lên tiếng với các ngài, và tôi cũng muốn nhắc rằng chính phần lịch sử bi hùng đó cũng đã bảo đảm sự an bình cho chính dòng tộc gia đình và cá nhân của các ngài.

Tôi thật sự căm phẫn khi đọc dòng quảng cáo “một cách ca tụng riêng về chủ nghĩa anh hùng” trên bìa sách. Một bìa sách được trau chuốt công phu và số phận được nâng đỡ đầy may mắn, so với những tác phẩm trong nước như tập thơ Trần Dần hay Rồng Đá của Vũ Ngọc Tiến.

Mạc Ngôn có quyền ca ngợi dân tộc mình, có quyền phủ nhận chủ quyền của các quốc gia khác. Đó là sứ mệnh của một nhà văn quốc tịch Trung Quốc, ông ta xứng đáng được kính trọng với tài năng và chủ kiến của mình. Tiến Anh Hào, nhân vật trong quyền tiếu thuyết cũng có thể là một siêu anh hùng khi giết người Việt Nam, tàn phá đất nước Việt Nam để xứng đáng với thế giới sống và suy nghĩ của một nước Trung Quốc Cộng Sản.

Nhưng chắc chắn, một người Việt Nam phải có chủ kiến của mình và biết phân định lẽ phải theo lịch sử và lòng kiêu hãnh của dân tộc mình. Phân định điều đó có thể không cần bằng học thức, mà chỉ cần bắt đầu bằng chút lương tri của người ít học ở ngoài hè phố.

Tôi tin là các ngài đã nhận được ít nhiều những phản ứng từ cộng đồng đọc. Và tôi cũng hy vọng các ngài sẽ dành chút thời gian suy nghĩ về những điều mình đã làm.

Một vài người bạn kể với tôi rằng, để trả lời với bên ngoài, ai đó trong số các ngài đã biện minh rằng quả có chút sai sót, và thật lòng chỉ sai sót trên tình thần của những người làm cái việc chạy theo đồng tiền trong ngành buôn bán sách vở.

Thật lòng, tôi cảm thấy tuyệt vọng cho một lớp trí thức của Việt Nam mỗi ngày càng cơ hội – con buôn và đang phát rồ vì lợi nhuận, một lớp người tự vẽ mặt trí thức để vượt qua mọi ngưỡng tự trọng và lương tri.

Đâu đó, có những kẻ bệnh hoạn học đòi tính nguyên tắc yêu nước theo chỉ đạo, hùa nhau dồn đuổi việc dựng tượng nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản ở Bến Tre, phỉ nhổ vào tổ tiên của mình, còn ở nơi khác thì rước những thần tượng xâm lược Trung Quốc vào để bái lạy qua văn chương, chữ nghĩa.

Những lời phỉ nhổ vào Phan Thanh Giản hay ca ngợi Tiến Anh Hào, rốt cuộc cũng chỉ là chuyện buôn bán: buôn bán anh linh hy sinh ngàn đời của tổ tiên mình phải chăng là con đường nhanh nhất để kiếm được địa vị hoặc được dự phần thái thú trong hệ thống thuộc địa kiểu mới mang nhãn hàng made in China.

Các ngài đang là kẻ chỉ đường cho bọn xâm lược dồn đuổi dân tộc mình đến chỗ khốn cùng. Vì tôi, các ngài và cùng sống chung trên một mảnh đất thấm máu cha ông. Tôi muốn nói thẳng rằng: các ngài, kể cả những ai còn giấu mặt có tham vọng bịt mắt dân tộc này, tất cả các ngài, nếu có thể, thì cứ tự do bán đi tất cả thuộc về các ngài, nhưng hãy giữ lại lương tri của tổ tiên truyền lại, để cứu chuộc cho chính bản thân mình.
Logged
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #373 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 08:52:25 am »

còn đây là ý kiến của chị Trang Hạ, đã viết hết tất cả những ý mà em đã nghĩ
"Ma chiến hữu" và lỗ đen trong xuất bản

TRANG HẠ

Tuần lễ cuối cùng của tháng Hai trôi qua không êm ả, bởi những tranh luận sôi sục của cư dân mạng được khơi mào từ bài viết ngày 22/2 của blogger Người Buôn Gió: "Sự khốn nạn trong nền văn hoá Việt Nam hiện nay" chỉ trích cuốn sách văn học "Ma chiến hữu" - tác giả Mạc Ngôn (TQ) do Trần Trung Hỷ dịch.

Thực chất, "Ma Chiến Hữu" đã được Mạc Ngôn viết xong từ 17 năm trước và được NXB Văn Học xuất bản cách đây tròn một năm, nó chưa hẳn đã là "món quà cho kỷ niệm ba mươi năm Chiến tranh biên giới 1979" như nhiều bạn đọc đồn đại.

Tuy nhiên "Ma chiến hữu" chứa đựng những thông điệp đã vượt quá khuôn khổ của văn học, khiến nhiều bạn đọc, trong đó có tôi, bất bình với tác phẩm này. Sau khi đọc và so sánh với nguyên tác tiếng Hoa "Chiến hữu trùng phùng", tôi nhận thấy lỗi nghiêm trọng không đến từ cuốn sách này mà lại đến từ đơn vị xuất bản, cụ thể là từ người dịch, người tổ chức bản thảo và biên tập của Công ty văn hoá Phương Nam (PNC).

1. Đầu tiên, về hình thức, cuốn sách "Ma chiến hữu" không được ghi rõ thể loại là tiểu thuyết hay truyện dài, không có lời giới thiệu, không có lời dịch giả, không có cứ liệu nào chỉ dẫn cho bạn đọc ngoài ba câu dẫn đề đưa ra trang bìa cộng với những hình ảnh phản cảm minh hoạ những người lính Trung Quốc mặc quân phục đã tham gia đánh Việt Nam. Ba câu dẫn đề làm bạn đọc hiểu rằng "Ma chiến hữu" đang "ca tụng" thứ gọi là "chủ nghĩa anh hùng" (mà đọc vào nội dung bên trong mới hiểu là ca tụng chủ nghĩa anh hùng của chính những kẻ mang quân sang bắn giết người Việt Nam). Và những hình minh hoạ làm xốn xang con mắt khi hình dung nó được đặt trong bối cảnh của truyện, tức là trong những trận đánh mà đầu súng hòn đạn chĩa thẳng sang Việt Nam.

Nếu người dịch và PNC chịu khó google năm phút thì sẽ thấy, ngay chính tác giả Mạc Ngôn cũng nhiều lần lên tiếng rằng, truyện dài "Chiến hữu trùng phùng" của ông không phải là tác phẩm ca ngợi chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh như đại đa số tiểu thuyết chiến tranh, nhất là tiểu thuyết chiến tranh của Nga rất chuộng những hình tượng anh hùng, ca ngợi anh hùng. Ông chỉ muốn đưa ra thông điệp rằng, người lính ra trận cũng chỉ là con em nông dân, cũng là con người. Và ông muốn nhấn mạnh rằng ông rất đau đớn khi thấy Trung Quốc và Việt Nam giờ đây bắt tay hữu nghị trở lại.

Ba câu dẫn đề của PNC đi ngược lại nội dung của tác phẩm và tinh thần của tác giả, lại gây phản cảm sâu sắc trong người đọc - là những người Việt Nam bình thường và đều ít nhiều cảm thấy đau đớn mỗi khi nhắc tới cuộc chiến tranh năm 1979. Ít nhất nó làm bạn đọc hiểu lầm tinh thần của sách. Nếu PNC có một người biên tập tốt hơn, người tổ chức bản thảo sâu sát và nắm rõ tác phẩm hơn, để ý hơn đôi chút về lịch sử và chính trị, hẳn đã tránh được điều này.

2. Về nội dung, nhiều bạn đọc cho rằng "Ma chiến hữu" chỉ đơn thuần là một tác phẩm phản chiến. Mạc Ngôn căm ghét cuộc chiến tranh phi nghĩa, và Mạc Ngôn cho rằng người hy sinh là vô ích, chính Mạc Ngôn cũng phản đối cuộc chiến 1979. Tuy nhiên, nhiều bạn không biết rằng trong lời giới thiệu của Mạc Ngôn và Nhà xuất bản khi in tại Trung Quốc, cuốn sách này lại được giới thiệu là một tác phẩm về Cuộc Chiến Tranh Vệ Quốc của TQ (Có thể google để tìm tên sách + Mạc Ngôn trên các trang bán sách online, giới thiệu ebook, giới thiệu tác phẩm để đọc lời giới thiệu sách ghi rõ như thế. Hoặc theo dõi video clips Mạc Ngôn trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Công Cộng Đài Loan 2008).

Cho đến nay, Mạc Ngôn cũng như Nhà xuất bản của TQ và hàng triệu người TQ khác đều cho rằng cuộc chiến tranh 1979 là Trung Quốc buộc phải tự vệ, bởi Việt Nam xâm lấn và gây hấn. Và tất nhiên, đã gọi là cuộc chiến Vệ Quốc tức là mặc nhiên họ (lính Tàu) phải đứng lên cầm súng, là tất phải nổ ra chiến tranh, nên nếu nói Mạc Ngôn phản đối cuộc chiến tranh Trung-Việt 1979 thì e là bạn đọc Việt Nam quá ưu ái mà thanh minh hộ cho người lính và người viết Trung Quốc.

Mạc Ngôn hy vọng tác phẩm "Chiến hữu trùng phùng" là phản chiến, nhưng đồng thời cũng không hề có căn cứ nào để nói Mạc Ngôn lên án cuộc chiến năm 1979. Trong truyện chỉ đọc được chi tiết Mạc Ngôn cho nhân vật thất vọng khi thấy quan hệ Trung- Việt bình thường hoá trở lại. Ngay cả Mạc Ngôn khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài cũng nói, ông ta buồn vì điều đó.

Dường như nỗi niềm của Mạc Ngôn tại thời điểm chiến tranh 1979 và thời điểm viết sách 1992 đều đi ngược lại mong ước của hàng chục triệu người Việt Nam.

3. Trong cuốn sách này, hình ảnh người lính (hoặc ma lính) Việt Nam đặt cạnh người lính (hoặc ma lính) Trung Quốc được miêu tả như: người Việt Nam dùng vũ khí của TQ để đánh lại chính TQ, gặp gái giữa đường bèn bỏ rượt đuổi kẻ thù mà dừng lại xúm vào véo mông sờ vú con gái, gặp hàng quán sà vào đánh chén và uống bia Tàu v.v...

Những chi tiết đâu đó thực chất có thể xử lý khéo léo trong quá trình dịch và biên tập. Không thể đổ lỗi rằng bởi vì cuộc chiến ba mươi năm trước vẫn quá gần, và không phải người dịch hoặc người biên tập nào cũng tinh ý trước những yếu tố lịch sử và chính trị trong các tác phẩm văn học.

4. Tôi vẫn cho rằng người dịch không nên chỉ là người chuyển ngữ, tốt nhất nên là người dẫn dắt tác phẩm tới người đọc một cách toàn diện, bao gồm cả đề xuất ý kiến trong lĩnh vực quảng bá, thiết kế, in ấn phát hành, bởi hơn ai hết người dịch cho dù chưa đọc tác phẩm thì cũng buộc phải nắm rõ những vấn đề về tác phẩm trước khi dịch. Trong trường hợp này, bỏ qua một vài lỗi dịch thuật (ví dụ hoa xương rồng thì dịch là hoa Bàn Tay Tiên, có trời mà biết cây Bàn Tay Tiên có phải là họ nhà cây Bàn Chân Tiên thuộc dòng thực vật Bàn Tọa Ông Tiên chăng?) thì người dịch chưa làm tốt việc của mình.

Vậy làm tốt là gì?

Là người Việt, biết chiến trận 1979, biết tinh thần của tác phẩm có tiền đề là gì, thì nên góp ý với PNC rằng, huỷ cuốn này đi, đừng thành cớ khơi dậy nỗi phẫn nộ của người dân VN. Ai cũng cần kiếm tiền, cả người dịch lẫn người làm sách và NXB, nhưng món tiền này, cầm không ấm tay đâu. Vả chăng đây cũng là một cuốn của Mạc Ngôn không được bạn đọc Trung Quốc đánh giá cao, cho là viết xuống tay so với các tác phẩm trước.

Hoặc đơn giản hơn nhiều, chỉ cần có một lời đầu sách nghiêm túc và khoa học, viết rõ những vấn đề của cuốn sách, nói rõ rằng đây là một tham chiếu thú vị để biết phía bên kia chiến tuyến viết gì về cuộc chiến 1979, để bạn đọc khỏi tưởng lầm rằng PNC và NXB Văn Học đang ra sách ngợi ca những tên lính Trung Quốc tham gia vào những ngày bắn giết đẫm máu dân và quân Việt Nam.

Khi sách được xuất bản dưới hình thức liên kết, toàn bộ nội dung và chất lượng của cuốn sách phụ thuộc vào đơn vị liên kết xuất bản chứ không phụ thuộc vào Nhà xuất bản, thì những "Ma chiến hữu" thực sự là một "lỗ đen" dễ dàng hút vào đó tất cả những yếu kém hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện để cho ra đời một cuốn sách. Và bày ra trước bạn đọc như một sự thật sững sờ, rằng, bạn đọc cứ phẫn nộ đi, đằng nào thì sự cũng đã rồi.

5. Mạc Ngôn có thể chưa biết phản ứng của độc giả Việt Nam, có ý kiến cho rằng thậm chí ông cũng còn chưa biết "Chiến hữu trùng phùng" được phát hành tại Việt Nam.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #374 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 08:57:33 am »

Thông tin bây giờ đa dạng mà bạn, đọc trong sách mới thì không có thì đọc sách cũ, ngoài hàng không có thì vào thư viện, thư viện không có thì vào nét;D Bạn đang chẳng ở đây đó sao?  Roll Eyes

Giả sử như các nhà văn được phép khai thác đề tài này thì chắc gì họ đã đưa cái sơ đồ trên kia vào tác phẩm của mình.

Mà mình nghĩ nhà văn nào viết hay, viết đúng bản chất, đúng sự thực của câu chyện thì dù có nhà nước hạn chế đi chăng nữa thì xã hội, cộng đồng vẫn chấp nhận. Chẳng hạn như nhà văn DZ, lão ấy viết chuyện chiến tranh BGPB, chuyện của lão ấy và các đồng đội chẳng đã gây cơn sốt trên mạng đó sao? Có thấy nhà nước cấm đoán gì đâu nhể?  Grin

Thân.
Logged
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #375 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 09:28:48 am »

"Thông tin bây giờ đa dạng mà bạn, đọc trong sách mới thì không có thì đọc sách cũ, ngoài hàng không có thì vào thư viện, thư viện không có thì vào nét;D Bạn đang chẳng ở đây đó sao?  Roll Eyes

Giả sử như các nhà văn được phép khai thác đề tài này thì chắc gì họ đã đưa cái sơ đồ trên kia vào tác phẩm của mình.

Mà mình nghĩ nhà văn nào viết hay, viết đúng bản chất, đúng sự thực của câu chyện thì dù có nhà nước hạn chế đi chăng nữa thì xã hội, cộng đồng vẫn chấp nhận. Chẳng hạn như nhà văn DZ, lão ấy viết chuyện chiến tranh BGPB, chuyện của lão ấy và các đồng đội chẳng đã gây cơn sốt trên mạng đó sao? Có thấy nhà nước cấm đoán gì đâu nhể?  Grin

Thân."
Bác nói rất đúng, thật ra nội dung của cuốn sách đó chả có gì mới, kỹ thuật viết thì cũng bình thường thôi, cái mà em muốn bàn ở đây đó là tinh thần của cuốn sách và bối cảnh nó xuất hiện ở Việt Nam này.
Bác là người từng trải, đã kinh qua ít nhất một cuộc chiến tranh, em thì sinh sau 75 nhưng gia đình em cũng đã chịu nhiều mất mát trong cuộc chiến chống Mỹ và cuộc chiến K nên chiến tranh em cũng đã tìm đọc nhiều và cũng như bác có cái nhìn cũng phân biệt được trắng đen, thật giả.
Thế nhưng thế hệ trẻ thì sao, nhưng cô cậu thanh niên chưa hề biết chiến tranh là gì khi đọc cái cuốn sách này thì sao? họ sẽ nghĩ gì về chính nghĩa và phi nghĩa của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc này?
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #376 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 09:34:38 am »

Hehe, hỏi thật lòng nhé! Bạn đã đọc cuốn đó chưa?  Grin
Logged
inha
Thành viên
*
Bài viết: 31


« Trả lời #377 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 09:36:41 am »

dạ mới đọc hồi tối bác ạ,  Roll Eyes. bác cần link không em gửi cho, mà nói chung chắc bởi vì cái cảm nhận văn chương của em nó kém cỏi nên chả cảm nhận gì cái tinh thần phản chiến gì cả, bác đừng cười em Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #378 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 09:42:03 am »

Cách đây mấy tháng, lúc cơn sốt xảy ra, mình thì đã mua 1 cuốn về đọc thấy nó cũng bình thường.
Trong trang này cũng đã đề cập đến nó!  Grin

Bạn thân, tự mình đọc, tự cảm nhận là nhất rồi! Đôi khi nghe mấy nhà văn, nhà nghệ "già mồm" thì cũng hết hơi đó bạn.  Grin
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #379 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2009, 12:58:51 pm »

Các bác cho em chen ngang cái hình của d/c 10 về Ải Nam Quan - Ải Bắc Quan.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM