Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 09:08:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phan Trọng Tuệ - Vị Tư lệnh đầu tiên của Đường Trường Sơn huyền thoại  (Đọc 53928 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 05:56:52 am »

         
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Chín, 2020, 10:48:55 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 06:00:36 am »

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Giêng, 2010, 06:49:13 am gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 06:03:39 am »


Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 06:05:11 am »


Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 03:46:48 am »

Lời giới thiệu

         Cách đây vừa đúng 25 năm (1984-2009), Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ lúc này còn minh mẫn, đang trong trạng thái đầy phấn chấn về kỳ tích đường Trường Sơn mà có thời ông được Bác Hồ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương giao trọng trách cho ông đi mở đường cơ giới trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Được sự giúp đỡ của hai cán bộ Nhà xuất bản GTVT là Nghiêm Đa Văn (đã mất) và Đức Ngọc, cuốn hồi ký: "Mùa mưa Trường Sơn 1965" của ông đã được chấp bút đầy đủ theo nội dung lời kể của ông.

         Ngày 19-5 năm nay là ngày lễ trọng thể kỷ niệm 50 năm mở đường Trường Sơn đi cứu nước. Được sự đồng ý của bà Phan Thị Gia Liên, con gái cố Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ, chúng tôi tổ chức thực hiện cuốn hồi ký này nhằm góp phần để đông đảo bạn đọc có dịp ôn lại truyền thống dũng cảm quên mình của hàng vạn cán bộ, công nhân, thanh niên xung phong và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu mở đường vận chuyển binh lực với các loại hàng hóa, vũ khí, trang thiết bị, xăng dầu... chi viện cho tiền tuyến, góp phần quan trọng cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

         Để góp phần cho cuốn hồi ký thêm sinh động, phong phú, chúng tôi đã mời nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Tường Lân, người một thời là Phó Tư lệnh Đoàn 559, cùng một số đồng chí từng công tác với Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ thời gian ở Trường Sơn. Những đồng chí này khi vào Trường Sơn còn phơi phới tuổi thanh xuân thì nay đều đã trên dưới 80 tuổi rồi. Do thời gian chuẩn bị quá gấp nên chúng tôi chưa có điều kiện tiếp xúc và thu thập được hết các tư liệu của nhiều người có tâm huyết muốn gửi in trong dịp này. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận bổ sung và tái bản vào lần sau.

         Xin trân trọng cảm ơn Thiếu tướng, Nhà văn Hữu Ước - Tổng biên tập Báo Công an nhân dân, cùng các cộng sự của ông đã biên tập và hỗ trợ xuất bản cuốn hồi ký “Phan Trọng Tuệ: Vị Tư lệnh đầu tiên của đường Trường Sơn huyền thoại”.

Trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

BÌNH TÂM                               
Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT                
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:34:00 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 04:03:54 am »

MÙA MƯA TRƯỜNG SƠN 1965

PHAN TRỌNG TUÊ

(Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Kiêm Tư lệnh và Chính ủy Bộ Tư lệnh 559)





         Tôi còn nhớ, vào tháng 4 năm 1965, Tổ chức Đường sắt quốc tế OCZD của các nước xã hội chủ nghĩa họp cấp Bộ trưởng tại Hà Nội. Đó là phiên họp hàng năm tại thủ đô các nước thành viên. Là nước chủ nhà lần này tôi phải chủ tọa hội nghị.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Phan Trọng Tuệ thăm thanh niên xung phong làm đường Trường Sơn

         Vào năm 1964 và đầu năm 1965 phong trào cách mạng ở miền Nam đang chuyển sang giai đoạn mới. Bọn ngụy quân đang trên đà tan rã, mặc dầu ở miền Nam lúc bấy giờ đã có tới 20.000 cố vấn quân sự Mỹ trực tiếp chỉ huy quân đội ngụy để đàn áp cách mạng, thực hiện chiến tranh đặc biệt của Mỹ; mà cuộc chiến tranh này hiện đang bị phá sản thảm hại bởi phong trào đồng khởi của đồng bào miền Nam. Đế quốc Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh để hòng cứu vãn tình hình. Chúng đang chuẩn bị những âm mưu đen tối hòng lừa bịp nhân dân Mỹ và thế giới để từng bước cho quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam trực tiếp đánh phá phong trào cách mạng, hà hơi tiếp sức cho bọn ngụy quân, ngụy quyền đang giãy chết. Thực chất, đó là cách thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ. Ngày 1-8-1964, chúng đã gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để lấy cớ thực hiện âm mưu đen tối của chúng. Ngày 5-8-1964, chúng cho máy bay đánh phá thị xã Hòn Gai, Vinh và đưa quốc hội Mỹ thông qua việc trả đũa đó. Ngày 2-3-1965 chúng đã đổ bộ 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ lên Đà Nẵng, nâng quân số Mỹ có mặt ở miền Nam lên  27.000 tên. Tháng 4-1965, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ quyết định chính thức đưa quân Mỹ vào tham chiến ở miền Nam Việt Nam và cùng tháng, hội nghị chiến lược của Mỹ họp ở Honululu, chúng đã nhất trí phải tăng quân Mỹ lên đến 820.000 hòng cứu vãn được tình hình. Và cuối cùng chúng phải bộc lộ bộ mặt xâm lược: ngày 2-3 năm ấy, chúng bắt đầu leo thang đánh phá bằng máy bay liên tục ra miền Bắc, đến vĩ tuyến 20, với một mức độ khá ác liệt. Cái gọi là "để trả đũa", thực tế là leo thang chiến tranh xâm lược ra miền Bắc bằng không quân để ngăn chặn miền Bắc chi viện cho miền Nam. Hầu hết các hệ thống cầu cống trên đường số 1 từ Vĩnh Linh ra tới nam Thanh Hoá đã trở thành mục tiêu đánh phá dữ dội. Nhiều cầu cống trên các trục đường sang nước Lào anh em cũng đã bị phá hỏng. Có ngày đang chủ trì cuộc họp, tôi đã được báo cáo của đại diện Bộ Giao thông vận tải từ Khu 4 về rằng số lượng cầu bị máy bay phản lực Mỹ phá sập trong ngày hôm đó lên đến 22 chiếc lớn nhỏ.

         Tan phiên họp là tôi phải lao ngay vào việc chỉ đạo lên kế hoạch khắc phục các phương tiện vượt sông lúc đó rất thiếu để thông đường.

        Cử thêm người thêm cán bộ kỹ thuật, thêm phương tiện vào tuyến lửa Khu 4. Một vài phiên họp của hội nghị quốc tế này phải tạm ngừng vì có điện báo cho biết máy bay phản lực Mỹ đang lảng vảng ở phía nam và phía đông bầu trời Hà Nội... Hội nghị vẫn tiến hành theo chương trình. Các Bộ trưởng bạn được thông báo sơ lược tình hình chiến sự từng ngày rất ngạc nhiên vì phong thái bình tĩnh trong chiến đấu của ta. Theo tục lệ hiếu khách và chương trình của ta, chúng tôi vẫn đưa các Bộ trưởng ra thăm Vịnh Hạ Long, một thắng cảnh đẹp nhất của đất nước. Các bạn cũng đã biết rằng trên bầu trời Hạ Long năm ngoái máy bay Mỹ đã láo xược leo thang ném bom và đã bị trừng trị đích đáng và hiện giờ ở phía nam Hà Nội máy bay Mỹ đang oanh tạc các cầu đường; còn ở ngoài khơi những hòn đảo thiên nhiên đẹp như chuỗi ngọc kia, hạm đội 7 của Mỹ đang đưa nhiều chiến hạm lăm le khóa chặt đường biển của ta... Ngày cuối của hội nghị, tin điện trực chiến cho biết, địch đã đánh sập cầu Đò Lèn và oanh tạc dữ dội cầu Hàm Rồng. Được sự đồng ý của trên, tôi tranh thủ đưa một số Bộ trưởng đến tận nơi để tố cáo tội ác của giặc Mỹ, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ thiết thực về tinh thần cũng như vật chất kỹ thuật của ngành Giao thông vận tải các nước bạn giúp ta đánh Mỹ.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:37:18 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 04:13:33 am »

         Nửa đêm đến Đò Lèn, chúng tôi đã thấy anh em công nhân khẩn trương bắc cầu phao làm đường tránh. Một bến phà dã chiến đang được gấp rút thiết lập. Đồng chí Thứ trưởng Nguyễn Tường Lân, thường trực của Bộ tại Khu 4, từ khi giặc Mỹ đánh phá miền Bắc cũng đã có mặt. Vì đường chưa thông được xe ôtô, anh đã đạp xe đạp từ Hàm Rồng ra chỉ đạo ở đây, rồi lại đạp xe vào Hàm Rồng để bàn phương án phối hợp tác chiến với các đơn vị pháo, các đơn vị dân quân chiến đấu bảo vệ cầu...

         Trong thời gian hội nghị quốc tế, tôi cũng như tất cả anh chị em trong Bộ đã quen với nếp sống chiến đấu, nên ban ngày tôi điều khiển hội nghị quốc tế, tối về hội ý Bộ và phân công trực ban chiến đấu.


Gia đình ông Phan Trọng Tuệ (ảnh chụp năm 1966). Từ trái qua: Phan Vi Linh (con gái cả), ông Phan Trọng Tuệ, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (vợ), Phan Thị Gia Liên (con gái)

         Hội nghị kết thúc được mấy ngày thì tôi được lệnh triệu tập họp Quân ủy Trung ương. Đồng chí Văn thay mặt Quân ủy phổ biến nhiệm vụ mới của tôi, do Bộ Chính trị quyết định. Tôi tham gia Quân ủy Trung ương giữ nhiệm vụ Chính ủy, kiêm Tư lệnh Bộ Tư lệnh 559 (tương đương một quân khu). Với trách nhiệm là một sĩ quan Quân đội nhân dân kết hợp với cương vị hiện tại là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, với cương vị này, tôi có điều kiện huy động mọi lực lượng và tiềm năng của hai Bộ, mở rộng đường Trường Sơn, từ đường chủ yếu là đi bộ và gùi thồ đến hệ thống xe cơ giới kéo pháo đi lại suốt tuyến vào cả hai mùa, nhằm đẩy mạnh việc chi viện cho cách mạng miền Nam, tiến lên một bước ngoặt mới để đối phó với chiến lược chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, đang chuẩn bị thực hiện ở miền Nam. Nhiệm vụ bắt đầu từ mùa mưa năm ấy và trước mắt là phải tăng nhanh khối lượng vận chuyển hàng cấp tốc chi viện cho các chiến trường từ Trị Thiên, Khu 5, Tây Nguyên, Nam Bộ...

         Đây là nhiệm vụ khó khăn vì tôi đã biết mùa mưa Trường Sơn từ lâu nay vẫn là một cản trở rất lớn, thậm chí còn làm ngưng trệ mọi hoạt động vận tải ngay cả trên các tuyến đường đá của thời Pháp xây dựng. Còn đường đất thì tất nhiên, mùa mưa sẽ làm cho đường sình lầy, trơn trượt, sẽ cản trở nhiều hơn. Đương nhiên, tôi vẫn phải đảm bảo thông suốt giao thông vận tải ở hậu phương với cương vị phụ trách Bộ Giao thông vận tải, hậu phương trực tiếp của Đoàn 559 là Khu 4. Vì vậy giao thông vận tải ở Khu 4 phải đảm bảo trong mọi tình huống, để hợp đồng vận chuyển xây dựng chân hàng cho Đoàn 559, đồng thời phải vận chuyên kịp thời cho lực lượng quân sự bảo vệ cầu đường và nhu cầu thiết yếu của nhân dân để đảm bảo cho sản xuất. Lực lượng phòng không của ta lúc này có hạn và lực lượng dự phòng cầu phà của ngành Giao thông cũng chưa nhiều. Trong khi đó địch đánh phá tương đối ác liệt và tập trung vào cầu đường, nhà ga. Để đối phó với tình hình ấy, ta đã đề ra và thực hiện tốt khẩu hiệu kiên trì là: "Địch phá, ta sửa ta đi". "Địch lại phá, ta lại sửa ta đi". Nhưng dẫu sao khẩu hiệu ấy vẫn mang tính chất bị động. Bộ Giao thông vận tải chúng tôi đang chuẩn bị khẩn trương tạo ra thế chủ động, nay nhận thêm nhiệm vụ này, việc phối hợp hoạt động có thuận lợi giữa Bộ Quốc phòng và Đoàn 559 với Bộ Giao thông vận tải, song rất nặng nề và phạm vi lãnh đạo rất rộng.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:41:06 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 04:21:30 am »

         Nhận nhiệm vụ, tôi cấp tốc họp ngay Bộ Tư lệnh mới thành lập. Cùng làm việc với tôi có Đại tá Vũ Xuân Chiêm, hiện nay là Trung tướng, vốn là bạn tù với tôi tại Côn Đảo. Anh Chiêm là Phó Chính ủy; Đại tá Vũ Văn Đôn là Tham mưu vận tải; Đại tá Diêu làm Tham mưu công binh; Đại tá Võ Bẩm, hiện nay là Thiếu tướng đã nghi hưu, vốn là người có công khai đường mở tuyến thành lập Binh đoàn Trường Sơn từ những ngày đầu, nay là Phó Tư lệnh của Bộ Tư lệnh mới. Tôi được biết anh Võ Bẩm là người đã trực tiếp nhận lệnh của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Văn Vịnh thay mặt Quân ủy Trung ương truyền đạt lại là đi mở đường vào đúng ngày 19 tháng 5 năm 1959, ngày sinh của Bác. Vì thế mà sau này, ngày tháng đáng ghi nhớ, đầy vinh dự này được lấy làm phiên hiệu cho đơn vị và đặt tên cho đường là: Đường Hồ Chí Minh.

          Tôi được cấp trên giao nhiệm vụ mới là rất khó khăn nhưng cũng rất vinh quang phấn khởi. Là một cán bộ quân sự miền Nam tập kết, lại là người phụ trách công tác giao thông vận tải, không còn vinh dự nào lớn lao bằng được trực tiếp mở đường chi viện cho cách mạng miền Nam thân yêu...

         Tôi vốn là cán bộ quân sự, đến năm 1960 được Đảng, Nhà nước giao làm nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, còn đang bỡ ngỡ trước việc phải tìm hiểu ở một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng vừa lớn về mặt địa bàn, vừa phức tạp về mặt quản lý và kỹ thuật. Chấp hành chỉ thị của Trung ương, trong tình hình nửa nước chưa được giải phóng, nước bạn cách mạng chưa thành công, Bộ chúng tôi đã quan tâm chỉ đạo các tuyến đường phía Bắc và Trung Lào để các đoàn xe C của Bộ tiếp tế cho cách mạng bạn. Đồng thời củng cố đường 15 vào Nam để phục vụ cho Bộ Quốc phòng, thực hiện chi viện cho miền Nam. Mở rộng các đường lâm trường, nông trường, phục vụ xây dựng chân hàng cho Đoàn 559 mà tôi cũng biết nó giờ đây đã thành một hệ khống đường mang tên Hồ Chí Minh, tuy chủ yếu vẫn còn gùi thồ ở phía tây Trường Sơn.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:44:24 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 04:24:53 am »

         Con đường đã mang tính chất chiến lược xuyên Trường Sơn cả ở phía tây, để chi viện cho cách mạng miền Nam. Những năm 1960 - 1961 phong trào cách mạng đang lên cao, các Đảng bộ ở miền Nam đang phát huy Nghị quyết 15 năm 1959 của Trung ương Đảng. Từ phong trào đồng khởi 1-1960 ở Bến Tre đã bùng lên như vũ bão, giáng vào đầu Mỹ - Diệm, và lan ra khắp cả miền Nam. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập, và ra mắt ngày 30 tháng 12 năm 1960, một bước ngoặt của cách mạng. Tháng 5 năm 1961, địch đã phải đề ra kế hoạch Sta-lây Tay-lo, lập 17.000 ấp chiến lược, để hòng đối phó lại tương quan lực lượng giữa ta và địch đang có sự thay đổi, có lợi cho ta.

         Tôi hằng ao ước từ hậu phương tới tiền tuyến có nhiều tuyến đường chi viện, trên cơ sở tận dụng địa hình của đất nước để thực hiện nhiệm vụ chiến lược cho những ngành vận tải của giao thông, quốc phòng, vận chuyển trong chiến tranh, nhất là trong thời điểm lúc bấy giờ. Một ngày giữa năm 1961, tôi được đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng mời lên Văn phòng Hội đồng Chính phủ để làm việc, sau đó có thêm đồng chí bên Bộ Quốc phòng cũng tới dự. Anh Phạm Hùng thay mặt Bộ Chính trị và Hội đồng Chính phủ thông báo cho chúng tôi biết những nét lớn về tình hình phát triển mạnh mẽ của cách mạng niềm Nam, và nêu rõ yêu cầu chi viện gấp cho miền cực Nam bằng cách mở những con đường trên biển. Một số Đảng bộ miền Nam đã chuẩn bị sẵn bến bãi và đã cử những đồng chí vốn làm nghề sông nước dũng cảm bí mật vượt biển bằng thuyền đánh cá ra Trung ương xin vũ khí.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:45:15 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2010, 04:27:41 am »

         Anh Phạm Hùng nói rõ chủ trương đóng loại tàu đặc biệt có trọng tải hàng chục tấn, có sức máy mạnh, chạy được tốc độ cao, chịu được bão cấp sáu cấp bảy, nhưng phải giống thuyền đánh cá để tránh sự đánh hơi của địch. Tàu của lực lượng hải quân không thể tham gia được, dễ bị lộ vì kế hoạch này tuyệt đối bí mật. Tôi bên Giao thông vận tải lo thiết kế máy và đóng tàu. Bên Quân đội lo tổ chức bến bãi, chân hàng, thuỷ thủ đoàn và hải trình. Vật tư và kinh phí anh Phạm Hùng cấp từ quỹ đặc biệt. Tôi đề xuất việc giao cho Anh hùng Ngô Văn Năm phụ trách Viện Thiết kế tàu của Bộ Giao thông vận tải đảm nhận nhiệm vụ thiết kế. Anh Năm là cán bộ kỹ thuật của xưởng Ba Son chuyên thiết kế sửa chữa tàu thời Pháp thuộc. Để giữ bí mật, trừ các thủ trưởng trong đảng đoàn và anh Năm, còn các kỹ sư, công nhân trong xí nghiệp không được biết cụ thể mà chỉ cho biết là đóng loại tàu cho bên Quốc phòng để chống biệt kích và người nhái của địch lúc bấy giờ đang quấy phá ta ở ven biển. Bí mật được giữ rất nghiêm ngặt, nên đến bây giờ có kỹ sư và công nhân tham gia thiết kế đóng những con tàu đó, vẫn chưa biết là mình đã vinh dự tham gia vào việc tạo con đường mòn trên biển, có anh em còn gọi là đường Hồ Chí Minh trên biển.

          Nhớ lại những ngày đầu kháng chiến chống Pháp khi tôi ở Bộ Tư lệnh Khu 9, khu tận cùng của đất nước, chúng tôi cũng đã tổ chức vận tải xin chi viện và nhận chi viện của Trung ương bằng đường biển và cho anh em sang cả Thái Lan mua vũ khí và vận động kiều bào yêu nước gửi người và vũ khí về nước tham gia kháng chiến. Tàu, thuyền thường cập bến ở Mũi Cà Mau, các vàm Gành Hào, Bảy Háp, sông Ông Đốc ở tỉnh Minh Hải, Bạc Liêu và tỉnh Bến Tre. Tổ chức tiếp tế chi viện này đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng lực lượng vũ trang trong những năm đầu chống Pháp ở Chiến khu 9 và ở đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2010, 02:46:11 pm gửi bởi macbupda » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM