Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tranh chấp Việt-Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  (Đọc 72329 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 11:26:58 pm »


Thời kỳ sau chiến tranh, có nhiều sự kiện ở Đông Dương hoặc quốc tế trực tiếp tác động đến tình hình hai quần đảo:

- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

- Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Hồ Chí Minh, sau đó tiến hành chiến tranh chống Chính phủ Hồ Chí Minh, mặt khác lại công nhận quốc gia Việt Nam và Chính phủ Bảo Đại.

- Trung Quốc được giao nhiệm vụ tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật Bản ở Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở lên, nhưng theo Hiệp ước Trùng Khánh ngày 28-2-1946 đã trao lại cho Pháp việc tiếp tục nhận sự đầu hàng của quân Nhật. Đến tháng 6-1946, quân Tưởng Giới Thạch đã rút khỏi Đông Dương.

- Quân đội của Chính phủ Quốc dân đảng bị đánh bại, Tưởng phải bỏ lục địa chạy ra Đài Loan. Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập.

- Ngày 8-9-1951, Hòa ước San Francisco với Nhật Bản được ký kết, quy định Nhật Bản phải rút khỏi Mãn Châu, Đài Loan, Bành Hồ, nhưng không quy định trao cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hòa ước ký ngày 28-4-1952 giữa Nhật Bản và Đài Loan vẫn không nói gì đến việc trao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc.

Pháp muốn lấy lại hai quần đảo nhưng đang ở thế yếu.

Trong phiên họp ngày 11-10-1946, Ủy ban liên bộ về Đông Dương thuộc chính phủ lâm thời Pháp quyết định cần khẳng định quyền của Pháp đối với quần đảo Hoàng Sa và thể hiện việc tái chiếm bằng việc xây dựng một đài khí tượng. Đại tướng Juin, Tổng tham mưu trưởng của Bộ Quốc phòng cho rằng không cần xây dựng một căn cứ quân sự ở Hoàng Sa: “Tuy vậy, lợi ích cao nhất của nước Pháp là phòng ngừa mọi ý đồ của một cường quốc nào muốn chiếm lại các đảo đó là những đảo kiểm soát việc ra vào căn cứ tương lai Cam Ranh và con đường hàng hải Cam Ranh - Quảng Châu - Thượng Hải” 1.

Sau khi Hoa Kỳ - Anh công bố bản dự thảo cuối cùng Hòa ước sẽ ký với Nhật Bản, ngày 12-7-1951 người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Pháp đã hoan nghênh dự thảo không trao trả cho Trung Quốc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:

“Bản dự thảo Hòa ước của Hoa Kỳ - Anh, và đặc biệt các điều khoản liên quan tới các lãnh thổ, phù hợp hoàn toàn với quan điểm của Chính phủ Pháp. Người ta đã xác định các quyền chủ quyền cuả nước Pháp đối với các quần đảo Spratly và Paracels” 2.

Theo quan điểm đó, từ ngày 20 đến 27-5-1946 Đô đốc D’Argenlieu, Cao ủy Đông Dương, phái tốc hạm L’ESCARMOUCHE ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle) sau khi quân Nhật Bản rút và chuẩn bị vật tư ra xây dựng lại.

Ngày 7-1-1947, Bộ Ngoại giao Nam Kinh công bố việc quân Trung Quốc đã lấy lại Hoàng Sa, thực tế là chiếm đảo Phú Lâm. Việc chiếm này không phải là việc tiếp nhận sự đầu hàng của quân Nhật Bản vì theo Hiệp ước Trùng Khánh 28-2-1946 nhiệm vụ này đã trao cho quân Pháp. Hơn nữa, khi đó quân Nhật Bản cũng đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việc xâm chiếm này xâm phạm các quyền của Việt Nam mà Pháp có nhiệm vụ bảo vệ. Ngày 17-1-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được phái đến Hoàng Sa yêu cầu quân Trung Quốc rút khỏi Phú Lâm nhưng họ không chịu. Quân Pháp bèn đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Trong khi đó Paris và Nam Kinh thương lượng để tránh một cuộc đụng độ lớn, nhưng không đi đến kết quả gì. Ngày 4-7-1947 Bộ Ngoại giao Pháp đề nghị với Trung Quốc một giải pháp hữu nghị hoặc một giải pháp trọng tài. Trung Quốc không chấp nhận. Do tình hình chiến sự quốc cộng phát triển bất lợi cho Tưởng Giới Thạch, tháng 4-1950 Đài Loan rút số quân chiếm đảo Phú Lâm về.

- Tháng 4-1949, Hoàng thân Bưu Lộc, Đổng lý văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại, trong một cuộc nói chuyện tại Sài Gòn, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa3.

Lúc này Pháp ở trong một tình thế tế nhị. Nếu làm đơn ra Tòa án - trọng tài La Haye thì sợ Chính phủ Bảo Đại đòi cùng đứng đơn tức là khẳng định pháp nhân quốc tế của họ. Pháp lại sợ ra trước Tòa sự tồn tại khách quan của địch thủ Việt Minh có thể tác động đến phán quyết của Tòa án. Đối với Trung Quốc, họ công nhận Chính phủ Đài Loan nhưng lại sợ Trung Cộng tham gia vào vụ kiện, như vậy có nghĩa là công nhận Mao Trạch Đông.

Vì tất cả những lẽ đó, trong thời gian này thái độ của Paris có nhiều rụt rè, không dứt khoát.

Tuy vậy, Pháp tiếp tục chiếm đóng các đảo Hoàng Sa và Trường Sa và thực hiện các chức năng Nhà nước tại đấy.

Sau khi Nhật Bản và Đài Loan ký hòa ước ngày 28-4-1952, Đại sứ Pháp Dejean tại Tokyo đã tiếp xúc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Vụ trưởng Vụ Điều ước và nhất là với ông Wajima, Phó Trưởng đoàn đại biểu Nhật Bản thương lượng với đoàn đại biểu Đài Loan về Hòa ước giữa hai bên, các quan chức Nhật Bản đều khẳng định rằng điều 2 của Hòa ước Nhật Bản - Đài Loan chỉ đơn thuần xác nhận sự từ bỏ của Nhật Bản đã nêu trong Hòa ước San Francisco, Nhật Bản không hề tỏ thái độ về sự quy thuộc pháp lý hiện nay hay sự tiến triển tương lai của các lãnh thổ đó; đối với Đài Loan và Bành Hồ đã thế, huống hồ đối với Paracels và Spratly4.
______________________________________
1. Thư số 499/DN/S.COL. ngày 7 tháng 10-1946 của Đại tướng Juin, Tổng tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng tại Paris.
2. Theo tin Tân hoa xã ngày 23 tháng 8 năm 1951.
3. Điện ngày 23 tháng 4-1949 của Phủ Cao ủy Đông Dương gửi Bộ Ngoại giao tại Paris.
4. Điện ngày 13 tháng 5-1952 của Đại sứ Dejean tại Tokyo gửi Bộ Ngoại giao tại Paris.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 11:30:45 pm »


III - Thời kỳ từ 1954 đến nay

Theo Hiệp định Geneve năm 1954, Việt Nam dân chủ cộng hòa quản lý miền Bắc từ vĩ tuyến17 trở lên, Quốc gia Việt Nam (sau là Cộng hòa Việt Nam và Cộng hòa miền Nam Việt Nam) quản lý miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống (kể cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) trong khi chờ đợi thống nhất nước Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do.

Khi rút lui khỏi Đông Dương để nhường chỗ cho Mỹ, Pháp rút hết đội quân viễn chinh về, trong đó có số quân đóng tại quần đảo Hoàng Sa. Khi quân Việt Nam ở Sài Gòn chưa kịp ra thay thế quân Pháp, Bắc Kinh đã chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, họ chiếm nốt phấn phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.

Với tư cách người có trách nhiệm đối với miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hòa rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam đã nghiêm chỉnh thục hiện các hoạt động Nhà nước của mình đối với hai quần đảo.

Trong sắc lệnh ngày 22-10-1956 về thay đổi địa giới các tỉnh, thành phố miền Nam, Tổng thống Việt Nam cộng hòa đã đặt quần đảo Spratly vào địa phận tỉnh Phước Tuy.

Trong sắc lệnh ngày 13-7-1961 về việc sắp xếp lại quần đảo Hoàng Sa, Tổng thống Việt Nam cộng hòa đặt quần đảo Hoàng Sa, trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam, và lập tại đây một đơn vị hành chính gọi là xã Định Hải thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Theo Nghị định ngày 21-10-1969 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Theo Nghị định ngày 6-9-1973 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thi hành quyết định của Hội đồng Nội các ngày 9-1-1973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Theo Quyết định ngày 9-12-1982 của Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam, khu vực quần đảo Trường Sa trước thuộc quận Đất Đỏ tỉnh Phước Tuy được lập thành một huyện tên là huyện Trường Sa, tỉnh Đồng Nai. Ngày 28-12-1982, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quyết định sáp nhập huyện Trường Sa tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú Khánh.

Ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng nước CHXHCN Việt Nam lập quần đảo Hoàng Sa thành một huyện tên là huyện Hoàng Sa, thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Đối với mọi hành động xâm phạm đến chủ quyền Việt Nam tại hai quần đảo, các Chính phủ ở miền Nam Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976) vào thời gian thích hợp đều lên tiếng phản đối và khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Tháng 4-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho quân ra thay thế quân Pháp trên phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa đồng thời lên tiếng phản kháng Bắc Kinh cho quân ra chiếm phần phía Đông quần đảo đó. Ngày 29-5, Trung Quốc tuyên bố có quyền đối với quần đảo Tây Sa, ngày 3-6 Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố bác bỏ quyền đó.

Năm 1959, quân đội miền Nam Việt Nam đã làm thất bại âm mưu của Bắc Kinh cho “ngư dân” có vũ trang đổ bộ lên các đảo Hữu Nhật (Robert), Duy Mộng (Drumond) và Quang Hòa (Duncan) ở phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa và bắt được 82 “ngư dân” và 5 thuyền vũ trang.

Tháng 1-1974, khi quân giải phóng Trung Quốc dùng không quân và hải quân chiếm phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa, ngoài sự chống đối của quân Sài Gòn đồn trú trên các đảo Hữu Nhật, Quang Anh (Money), Duy Mộng, Hoàng Sa (Pattle), Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã kịp thời thông báo cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên hợp quốc, các Chính phủ có quan hệ ngoại giao, các Chính phủ đã tham gia Định ước Paris ngày 2-3-1973 về Việt Nam về sự kiện Hoàng Sa, công bố cuốn sách trắng về các quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Tại Khóa họp thứ hai Hội nghị lần thứ 3 về Luật biển tại Caracas, đại biểu Sài Gòn đã tố cáo việc Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 30-3-1974, tại Hội nghị kinh tế Viễn Đông họp tại Colombo, đại biểu Sài Gòn lại khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại Hội nghị hiệp thương La Celle-Saint-Cloud, đoàn đại biểu Việt Nam Cộng hòa đề nghị với đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam cùng ra một tuyên bố lên án hành động gây hấn của Bắc Kinh, nhưng Chính phủ Cách mạng lâm thời muốn ra một bản tuyên bố riêng ngay tại miền Nam Việt Nam. Ngày 26-1-1974 ông Võ Đông Giang, Phó Trưởng đoàn đại biểu chính phủ Cách mạng lâm thời tại Ủy ban liên hợp hai bên tại Sài Gòn, đã công bố bản tuyên bố sau đây về sự kiện Hoàng Sa:

“Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc.

- Giữa các nước láng giềng có nhiều vụ tranh chấp vấn đề biên giới và lãnh thổ do lịch sử để lại. Các tranh chấp đó có khi rất phức tạp đòi hỏi được xem xét kỹ càng.

- Các nước liên quan phải cùng nhau xem xét vấn đề trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt, và giải quyết vấn đề bằng thương lượng”
1.

Trong nhiều hội nghị quốc tế mà họ tham dự, các đại biểu Việt Nam Cộng hòa hoặc Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Hội nghị OMM. Hội nghị ESCAP, Hội nghị UIT, Hội nghị ICAO v.v... )
____________________________________
1. Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Paracel và Spratly) Hồ sơ II - báo Le Courrier du Vietnam, Hà Nội 1984.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2010, 11:31:15 pm »


Từ năm 1976 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiều lần gửi công hàm cho Trung Quốc hoặc ra tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Tháng 9-1979 và tháng 1-1982, Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã công bố hai cuốn sách trắng bác bỏ những lý lẽ không căn cứ của Bắc Kinh và khẳng định một lần nữa chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phản đối Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1984 thành lập đặc khu Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ 1988, có lẽ sau một thời gian chuẩn bị, Bắc Kinh xúc tiến mạnh mẽ chương trình tiến xuống Biển Đông:

Tháng 2-1988, một lực lượng hải quân mạnh của Trung Quốc được không quân hỗ trợ, tiến xuống phía Nam Biển Đông, bắt đầu chiếm Bãi Chữ Thập rồi chiếm tiếp 5 đảo nhỏ và bãi nữa trong quần đảo Trường Sa, gây nên một cuộc đụng độ với vực lượng đồn trú của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm phía Việt Nam bị một tàu đắm, nhiều chiến sĩ hy sinh, bị thương và bị bắt.

Vừa lo bảo vệ các đảo, bãi của mình vừa mong muốn giữ gìn an ninh trong khu vực, với một thái độ tự kiềm chế và xây dựng, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ba lần đề nghị với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đàm phán để giải quyết bất đồng liên quan đến quần đảo Trường Sa cũng như các vấn đề tranh chấp khác về biên giới và quần đảo Hoàng Sa (Công hàm ngày 17 và 23-3-1988), đồng thời đề nghị trong khi chờ giải quyết tranh chấp bằng đàm phán, hai bên không dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp và tránh mọi đụng độ để tình hình không phát triển xấu thêm (Công hàm ngày 26-3-1988).

Tiếc rằng phía Trung Quốc vẫn một mực khước từ và còn có thêm hành động bành trướng. Họ đã mở rộng chiếm đóng trong khu vực Trường Sa, chiếm thêm hai đảo san hô nữa năm 1992, chiếm thêm một đảo khác năm 1993.

Sự việc không chỉ dừng ở đó, tháng 5-1992, công ty dầu khí CNOC của Trung Quốc ký một hợp đồng cho phép Công ty Crestone Energy Corporation của Mỹ thăm dò một lô nằm trong bãi ngầm mà họ gọi là Vạn An Bắc (Wạn An Bei). Theo đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam mà Chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 12-11-1982 và đã thông báo cho Liên hợp quốc, đây là bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Sau này các nhà chức trách Bắc Kinh giải thích rằng Vạn An Bắc “là lãnh thổ Trung Quốc nằm trong (enclavé) thềm lục dịa Việt Nam”.
 
Như vậy, Trung Quốc không chỉ có vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam mà còn mở rộng cuộc tranh chấp thêm một vấn đề “lãnh thổ Trung Quốc nằm trong thềrn lục địa Việt Nam”.

Từ 1884 đến nay, tình hình chính trị thế giới, khu vực và Đông Dương trải qua nhiều thay đổi sâu sắc trên đất Việt Nam đã diễn ra hai cuộc chiến tranh hầu như liên tục trong 30 năm. Tiếp theo chế độ thuộc địa của Pháp là sự can thiệp của Hoa Kỳ, đặt cả Pháp và Hoa Kỳ trước một vấn đề giống nhau: bảo vệ chính quyền mà mình đã dựng lên và ủng hộ nhưng lại phải thương lượng với bên tham chiến kia một giải pháp kết thúc chiến tranh.

Do những nhân tố chính trị, quân sự nói trên, tình hình đấu tranh về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trở nên quyết liệt và có những bước phát triển nhanh từ những năm 80 đến nay.

1. Thời kỳ thuộc địa: Pháp có nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhân danh Hoàng đế Việt Nam. Nhưng họ có lúc thiếu năng động vì họ còn phải tính đến những lợi ích khác trong quan hệ Pháp - Trung hoặc vì thế suy yếu sau chiến tranh thế giới thứ hai ở cả chính quốc và Đông Dương, chứ không bó hẹp trong vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa vì lợi ích của Vương triều Việt Nam. Tuy vậy, ngay cả khi Pháp có hành động nào rụt dè, họ vẫn chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa, và không một lần nào họ công khai tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo.

2. Thời kỳ hậu thuộc địa: Các Chính phủ Việt Nam ở miền Bắc hay miền Nam, chống hay thân Pháp, Hoa Kỳ đều quan tâm và có tiếng nói chung trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ngay cả trước khi Pháp rút khỏi Việt Nam. Sau khi thay thế Pháp từ năm 1956, Chính phủ Việt Nam cộng hòa, tiếp đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam ra sức bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo, kể cả sau khi Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Sau khi nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng và được thống nhất, quan hệ Việt - Trung ngày càng trở nên xấu, thậm chí phát triển thành xung đột vũ trang tháng 2-1979 và chính sách thù địch kéo dài đến những năm 80. Đặc điểm thời gian này là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam củng cố được vị trí trong quần đảo Trường Sa, tăng cường các hoạt động Nhà nước, về phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họ tiến xuống phần Nam Biển Đông, chiếm một phần quần đảo Trường Sa. Tình hình đối địch trong vùng Trường Sa tạo nên một tình thế xung đột tiềm tàng, làm các nước Đông Nam Á lo ngại.

3. Trung Quốc đưa ra nhiều sử liệu cổ để chứng minh Tây Sa và Nam Sa từ lâu đã là của Trung Quốc. Nhưng danh nghĩa lịch sử của họ rất yếu vì không một tài liệu nào nói rõ ràng Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu một đảo, bãi nào trong hai quần đảo cho đến khi họ sử dụng vũ lực tiến xuống quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Danh nghĩa pháp lý của họ không đủ căn cứ có sức thuyết phục vì lẽ không có chiếm hữu thì không có chỗ thực hiện chức năng Nhà nước.

Về phía Việt Nam, từ khi Nhà nước phong kiến Việt Nam phát hiện Bãi Cát Vàng (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay) và khẳng định chủ quyền của mình, chủ quyền đó ngày càng được củng cố bằng việc thực hiện thật sự, liên tục và hòa bình quyền làm chủ của mình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:04:38 pm »


CHƯƠNG V
THỦ ĐOẠN TUYÊN TRUYỀN CỦA BẮC KINH


Ý thức rằng danh nghĩa lịch sử và pháp lý của mình khó bảo vệ được trước một thẩm phán công minh, Bắc Kinh ra sức lợi dụng những sơ hở của Hà Nội và lạm dụng sự dễ tin của người đọc để tranh thủ sự đồng tình của dư luận.

1. Trước hết, họ đưa ra luận điệu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc.

Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích hai đoạn văn của phía Việt Nam:

“Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, từ cửa biển Đại Chiêm vượt biển đến đây thì phải một ngày rưỡi, từ cửa Sa Kỳ đến đây thì phải nửa ngày”. (trích Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư).

“Xã An Vĩnh huyện Bình Dương phủ Quảng Nghĩa ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao. Các núi linh tinh hơn 130 ngọn cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chứa nước ngọt, trong đảo có Bãi cát vàng dài 30 dặm, bằng phẳng, rộng lớn, nước trong suốt đáy”. (trích Phủ biên tạp lục) 1.

Văn kiện cho rằng “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam nói hoàn toàn không phải là quần đảo Tây Sa của Trung Quốc mà chỉ có thể là những đảo cồn cát ở ven biển miền Trung Việt Nam” vì ba lẽ:

1. Hoàng Sa cách cửa Sa Kỳ nửa ngày, cách cửa Đại Chiêm một ngày rưỡi, còn Tây Sa của Trung Quốc cách bờ biển miền Trung Việt Nam 200 hải lý, không thể đi một ngày tới được trong điều kiện kỹ thuật bấy giờ.

2. Trong quần đảo Tây Sa, không có đảo nào dài tới 2 km nhưng tài liệu Việt Nam lại nói bãi cát dài 30 dặm.

3. Quần đảo Tây Sa có tất cả 35 đảo, đá ngầm và bãi cát nên không có cái gọi là 130 ngọn
.

Về quần đảo Trường Sa của Việt Nam, văn kiện không lập luận gì rõ ràng mà chỉ viết chung chung: “Trong nhiều sử sách của Trung Quốc và Việt Nam đều có ghi chép về Đại Trường Sa. Nhưng theo vị trí của nó thì rõ ràng không phai quần đảo Nam Sa của Trung Quốc mà là những đảo và bãi cát ven biển Việt Nam”
 
Trước hết cần thống nhất một điều: Paracels tức là Hoàng Sa và Tây Sa và Spratly tức Trường Sa và Nam Sa, tùy theo cách gọi của Việt Nam hay Trung Quốc.

Điều làm người ta bất ngờ nhất là từ 1956 đến nay Việt Nam và Trung Quốc đụng độ nhau nhiều lần tại vùng Paracels. Trung Quốc đã chiếm phần phía Đông của quần đảo Paracel năm 1956, đổ bộ thất bại “ngư dân vũ trang” lên phần phía Tây của quần đảo này năm 1959 và bị bắt 82 người cũng tại đó, rồi chiếm nốt phần còn lại năm 1974. Nơi đó chính là Hoàng Sa của Việt Nam. Từ 1988 Trung Quốc đã tiến xuống vùng Spratly và hiện đang chiếm một số bãi ở đây. Nơi đó lại chính là Trường Sa của Việt Nam. Tại sao bây giờ họ mới nêu sự khác biệt địa danh giữa Trung Quốc và Việt Nam? Khi chính quyền miền Nam Việt Nam phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, chẳng lẽ Trung Quốc chỉ chiếm các đảo ven bờ chứ không chiếm Hoàng Sa?

Còn ba lý lẽ Bắc Kinh nêu không có sức thuyết phục được ai.

1. Về khoảng cách giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam, Bắc Kinh trích đoạn nói là cách một ngày rưỡi. Nhưng sao họ không trích đoạn ở ngay trang sau (trong sách trắng của Việt Nam năm 1979):

“Phủ Quảng Nghĩa, ở gần cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình Sơn có cù lao Ré rộng hơn 30 dặm, trước có phường Tư Chính, dân cư trông đậu ra biển bốn canh thì đến; phía ngoài nữa lại có đảo Đại Trường Sa trước kia có nhiều hải vật và những hóa vật của tàu, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày đêm mới đến, là chỗ gần Bắc Hải”.


Rõ ràng:

- Cù lao Ré (mà Trung Quốc gọi là Ngoại La Son) cách bờ 4 canh.

- Từ Cù lao Ré đi ba ngày đêm nữa mới đến Đại Trường Sa tức quần đảo Trường Sa.

Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Việt sử cương giám khảo lược của Nguyễn Thông cũng nói ra khơi đi 3 ngày 3 đêm mới đến Hoàng Sa v. v...

2. Thiên nam tư chí lộ đồ thư (thế kỷ XVII): Giữa biển có một dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. (do chép lầm mà chỗ khác ghi một ngày rưỡi).

- Đại nam thực lục tiên biên (1844): Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Nghĩa có hơn 130 cồn cát cách xa nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Chiều dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn Lý Hoàng Sa...

- Đại nam nhất thống chí: ở phía Đông đảo Lý (tức cù lao Ré), huyện Bình Sơn, từ bờ biển Sa Kỳ chạy ra khơi, thuận gió 3, 4 ngày đêm có thể đến. Trên đảo nhiều núi la liệt tất cả hơn 130 ngọn, cách nhau hoặc một ngày đường hoặc vài canh. Giữa đảo có bãi Hoàng Sa (cát vàng) bề dài kéo dài không biết mấy ngàn dặm.


3. Thoạt đầu các thương gia, các nhà hàng hải các nước chỉ biết giữa Biển Đông có vô số đảo lớn nhỏ hợp thành một quần đảo. Phải đến năm 1787-1788 phái đoàn Pháp Kergariou - Locmaria mới xác định đúng vị trí của quần đảo Paracels (Hoàng Sa) do đó người ta mới biết có quần đảo Trường Sa ở phía Đông Nam cách Paracels 500 km. Những người Việt Nam lúc đầu chỉ biết đó là một vùng có nhiều đảo, bãi kéo dài, sau này mới biết có hai quần đảo riêng biệt. Họ biết Hoàng Sa (Tức là cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) có chừng 130 đảo, đá, bãi cát. Thực tế ngày nay số đảo đá, bãi nổi, bãi ngầm của hai quần đảo mà người ta công bố cũng vào con số trên dưới 130 tùy theo cách tính.

Việc nêu Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam không phải là Tây Sa, Nam Sa của Trung Quốc đã không thể là một cống hiến cho khoa học địa lý, mà cũng chẳng thể tăng thêm lý lẽ của Trung Quốc đối với hai quần đảo.

Điều đáng chê trách nữa là các tác giả Trung Quốc chỉ trích một đoạn của giám mục J.L.Taberd viết năm 1837 nói cực điểm Nam của Paracels ở vĩ tuyến 110 để cực lực phê phán là sai mà không đả động gì đến bản đồ An Nam đại quốc họa đồ in năm 1838 và đính vào cuốn từ điển Việt - Latinh (Latino-Annamiticum) của giám mục. Trong bản đồ này, người ta thầy rõ tại khoảng vĩ tuyến 170 và kinh tuyến hơn 1100 có vẽ một số đảo và đề chữ:

PARACELS
SEU
CÁT VÀNG

Đối với giám mục, các từ ParacelsCát Vàng là những khái niệm rất rõ ràng. Trong một bài báo, ông đã viết: “Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay quần đảo Paracels mà người An Nam gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa quả thật là một mê cung bao gồm những đảo nhỏ, đá và bãi, khiến cho người đi biển rất lo sợ đã được người Việt Nam xứ Đàng Trong chiếm hữu”.

Như vậy là giám mục đã đặt một phần Paracels vào đúng vị trí của nó trong bản đồ nói trên.

Ngoài ra đối diện với Paracels là các đảo ven bờ vùng Đà Nẵng, Quảng Nghĩa: Cù lao Chàm. Cù Lao Ré seu Poulo Canton và hai cửa biển Sa Kỳ và Cửa Đại. Sự cố tình bỏ qua bản đồ này là một thái độ không khoa học.
_____________________________________
1. Văn kiện ngày 30-1-1980 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Sđd.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:14:37 pm »


2. Đặt dư luận trước việc đã rồi:

Nằm giữa Biển Đông, tuy là mục tiêu tranh chấp của mấy quốc gia, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa được sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế rộng rãi. Bản thân vấn đề hai quần đảo đó lại phức tạp, nói chung mới được các nhà nghiên cứu biết đến.

Lợi dụng tình hình đó, Bắc Kinh đã tranh thủ các cơ hội để đạt được một sự công nhận (de facto) cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo.

1. Thực chất vùng 6 G:

Tháng 3-1978, Hội nghị hành chính thế giới về viễn thông của cơ quan lưu động hàng không họp tại Genève, vắng mặt đoàn đại biểu của Tổng cục Bưu điện Việt Nam. Văn bản cuối cùng của Hội nghị đã ghi: “Trong các vùng mà các phân khu 6D, 6F và 6G là chung, các tần số phân cho khu của vùng 6G chỉ được dùng cho các trạm hàng không của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” (theo một đề nghị của Trung Quốc)1. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc được độc quyền phát một số tần số trên một vùng gồm toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phản kháng và tuyên bố không thừa nhận quyết định đó của Hiệp hội quốc tế vô tuyến viễn thông (UIT) vì Điều lệ của Hiệp hội đã ghi rõ ràng: “Việc ghi tên một nước hay một vùng địa lý khi miêu tả trên bản đồ, cũng như việc vạch các biên giới trên bản đồ không bao hàm ý nghĩa nào là UIT tỏ thái độ đối với quy chế chính trị của một nước đó hay vùng địa lý đó cũng không bao hàm ý nghĩa công nhận các biên giới đó.”2.

Mặc dầu điều lệ quy định như thế, cũng trong Hội nghị này trong việc xử lý vùng tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Hoàng Sa - Trường Sa người ta coi như là của Trung Quốc còn vùng tranh chấp quần đảo Sensaku giữa Nhật Bản và Trung Quốc thì được coi là vùng tranh chấp, do đó việc phân lô tần số không giải quyết.

2. Các vùng nguy hiểm:

Ngày 23-7-1979, Tổng cục Hàng không dân dụng Trung Quốc công bố một thông cáo quy định “bốn vùng nguy hiểm” ở Tây Nam đảo Hải Nam trong đó có vùng trời của quần đảo Tây Sa và buộc máy bay dân dụng của các nước phải bay qua đây vào những giờ do Trung Quốc quy định... Ngày 1 tháng 9 năm 1979, Bắc Kinh lại công bố bản quy định cho máy bay dân dụng nước ngoài bay vào không phận của Trung Quốc kể cả không phận quần đảo Tây Sa.

Với những hành động trên, Trung Quốc muốn tỏ ra mình là chủ thật sự của vùng trời quần đảo Hoàng Sa đồng thời cũng buộc các nước khác công nhận trên thực tế chủ quyền của họ đối với quần đảo Hoàng Sa.

3. Tại Đại hội địa chất quốc tế tại Paris:

Đại hội này họp từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 7 năm 1980. Đây là một hội nghị khoa học cho nên đại biểu Trung Quốc đã hành động kín đáo, không đề cập đến vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trong báo cáo nhưng lại phân phát tài liệu về hai quần đảo này trong hành lang.

4. Vấn đề FIR Quảng Châu và FIR SANYA.

Mọi người đều biết rằng Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để làm dễ dàng cho việc bay của hàng không dân dụng, đã chia không phận toàn cầu thành những Vùng thông báo bay (FIR) giao cho các nước được chỉ định quản lý và điều khiển.

Trong vùng trời Việt Nam có FIR Hồ Chí Minh và FIR Hà Nội giáp với FIR Quảng Châu và FIR Hồngkông về phía Bắc.

Tháng giêng năm 1983, tại Hội nghị không vận khu vực châu Á Thái Bình Dương lần thứ II họp tại Singapore, đại biểu Trung Quốc đưa ra đề nghị mở rộng FIR Quảng Châu một cách quá đáng, lấn sâu vào cả hai FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Do sự phản đối của đoàn đại biểu Việt Nam được một số đoàn khác ủng hộ, cuối cùng Hội nghị đã duy trì nguyên trạng.

Chuẩn bị cho Hội nghị không vận khu vực Châu Á và Thái Bình Dương lần thứ III họp tại Băngkok từ 20-4 đến 10-5-1993, đầu năm 1992 Trung Quốc đề nghị thành lập một FIR mới gọi là FIR SANYA giữa FIR Quảng Châu và FIR Hồngkông và bao gồm vùng trời của quần đảo Hoàng Sa. Hai FIR Quảng Châu và Hồngkông đang hoạt động tốt, việc lập thêm FIR SANYA là thừa mà còn gây thêm khó khăn cho việc không vận trong vùng. Nhưng Trung Quốc vẫn giữ đề nghị đó trong Hội nghị III làm cho việc xác định ranh giới Bắc của FIR Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa giải quyết được. Sự thật về đề nghị lập thêm FIR SANYA là do yêu cầu chính trị muốn giành sự công nhận (de facto) chủ quyền của họ đối với quần đảo Tây Sa chứ không phải do một yêu cầu kỹ thuật vì lợi ích của hàng không quốc tế.

5. Vấn đề hai trạm khí tượng của Việt Nam tại Hoàng Sa:

Từ năm 1938 nhà cầm quyền Pháp đã đặt hai trạm khí tượng tại đảo Hoàng Sa và đảo Phú Lâm. Sau này Tổ chức khí tượng thế giới đã chính thức xếp hai trạm đó vào hệ thống trạm chính thức với số đăng ký là 48859 (trạm Phú Lâm) và 48860 (trạm Hoàng Sa).

Sau khi chiếm được phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa tháng 1-1974, ngày 18 tháng 9 năm đó đại biểu Trung Quốc tại Hội nghị khí tượng khu vục Châu Á họp tại Colombo đã tuyên bố đài khí tượng Việt Nam đặt trên đảo Hoàng Sa và được OMM đăng ký chính thức dưới số 48860 thôi không hoạt động nữa và đề nghị OMM cho thay bằng trạm 59985 của Trung Quốc đặt tại đảo này.

Các tổ chức quốc tế chuyên môn đều quy định trong Điều lệ của họ rằng việc ghi tên một nước hoặc một vùng địa lý nào trên các bản đồ không có ý nghĩa là các tổ chức đó công nhận quy chế chính trị hoặc các biên giới của nước hoặc vùng địa lý đó. Tất nhiên mọi điều làm sai với quy định này là không có giá trị. Tuy vậy Trung Quốc vẫn cứ đòi ghi cho bằng được để chứng tỏ họ có chủ quyền về Hoàng Sa.
_____________________________________
1. Văn bản cuối cùng của Hội nghị hành chính thế giới về viễn thông của cơ quan lưu động hàng không họp tại Genève, tháng 7-1978.
2. Điều lệ của Hiệp hội quốc tế vô tuyến viễn thông (UIT).

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:16:06 pm »


3. Họ nói Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa

Bắc Kinh tuyên truyền rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa nhưng sau lại thay đổi thái độ. Họ đã đưa ra bằng chứng là bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai về vấn đề lãnh hải của Trung Quốc, tuyên bố của Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa năm 1965 nói rằng Tây Sa là của Trung Quốc.

Trước hết nói về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Mọi người chắc chưa quên rằng khi đó là thời kỳ của chiến tranh lạnh, đế quốc Mỹ đang can thiệp vào miền Nam Việt Nam để ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Tuy bị thất bại trong chiến tranh Triều Tiên, những phần tử diều hâu trong giới quân sự Mỹ vẫn hò hét chiến tranh chống Trung Quốc, hạm đội của Mỹ hoạt động trong eo biển Đài Loan. Trung Quốc cũng phải phòng ngừa một hành động phiêu lưu của hạm đội Mỹ, nhất là từ khi quân Trung Quốc pháo kích liên tục Kim Môn (quémoy) Mã Tổ (matsu). Trong bối cảnh đó, ngày 4-9-1958 Trung Quốc công bố quy định lãnh hải của mình rộng 12 hải lý.

Ngày 14-9-1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai bức công hàm sau đây:

“Thưa đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.


Ở đây thủ tướng Phạm Văn Đồng không định đề cập đến vấn đề pháp lý, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không định nói về Hoàng Sa, Trường Sa, mà chỉ nghĩ đến một điều: sự hung hăng của đế quốc Mỹ và hoạt động của hạm đội 7 trong eo biển Đài Loan đe dọa Trung Quốc, do đó thấy cần ủng hộ càng sớm càng tốt việc quy định lãnh hải rộng 12 hải lý để cản tay đế quốc Mỹ. Những người Việt Nam và Trung Quốc trung thực đã sống những năm 50, 60 đều còn nhớ mối quan hệ thắm thiết giữa nhân dân hai nước “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trong ý nghĩ “Trung - Việt nhất gia”, do đó coi bản công hàm đó là biểu hiện của tình hữu nghị Trung - Việt. Nếu ai cho đó là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa thì là đi quá nội dung và mục đích của công hàm, đồng thời phủ nhận tình cảm thiêng liêng trong lòng người Việt Nam, người Trung Quốc thời bấy giờ.

Việc nói Tây Sa là của Trung Quốc trong bản tuyên bố của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1965 về việc Mỹ quy định khu vực chiến đấu của quân Mỹ hay câu nói của thứ trưởng ngoại giao Ung Văn Khiêm về Tây Sa là có thật, nhưng đó không phải là lời tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, càng không phải là từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cần đặt các sự kiện đó trong bối cảnh lịch sử của nó, vào thời gian những năm 1956 đến 1965 khi nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống sự can thiệp và xâm lược của đế quốc Mỹ ở cả hai miền.

Tình hình nước Việt Nam khi đó có hai yếu tố chi phối.

Về mặt hành chính, theo Hiệp định Gỉơ-ne-vơ năm 1954 nước Việt Nam tạm chia làm hai miền với vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ đợi thống nhất. Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương và từ đó đã tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính, tổ chức khảo sát và khai thác tài nguyên về biển đồng thời kiên quyết bảo vệ hai quần đảo chống lại những hành động và ý đồ xâm chiếm của Bắc Kinh cũng như của nước khác. Chính phủ Việt Nam cộng hòa cũng bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình tại các hội nghị và tổ chức quốc tế. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam cùng với Chính phủ Sài Gòn đã tham gia ký kết Định ước về Việt Nam và đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trách nhiệm quản lý lãnh thổ bên này bên kia vĩ tuyến 17 là rõ ràng.

Về mặt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, từ năm 1965 nhân dân Việt Nam phải đối phó với cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam, cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc. Đây là một cuộc chiến tranh ác liệt, nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó lực lượng quân sự cực mạnh của Mỹ đã huy động tất cả bộ máy chiến tranh của nó từ pháo đài bay, thiết bị điện tử đến vũ khí hóa học. Nhân dân thế giới coi đây là cuộc chiến đấu giữa David và Goliath và coi cuộc chiến tranh Việt Nam là vấn đề lương tri của thời đại. Nhân dân Việt Nam nhất định không chịu để mất nước một lần nữa và quyết làm tất cả cái gì có thể làm được để chống xâm lược, đó là vần đề sống còn của cả dân tộc Việt Nam.

Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã giương cao ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc ngay từ khi mới ra đời và cũng ngay từ đó các nước thuộc địa hoặc mới giành được độc lập đều coi Bắc Kinh là niềm tin và hy vọng. Trung Quốc không muốn đụng đầu một lần nữa với đế quốc Mỹ, nhưng cần phải tiếp tục giương cao ngọn cờ chống đế quốc, tiếp tục giúp đỡ cuộc đấu tranh chính nghĩa của các dân tộc. Việt Nam lại là một nước xã hội chủ nghĩa, một nước láng giềng anh em, “núi liền núi, sông liền sông”. Trong tình hình đó, Trung Quốc trở thành đồng minh trên thực tế của Việt Nam. Họ đã hết lòng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vế chính trị, tinh thần và vật chất. Họ đã gửi sang Việt Nam vũ khí, đạn được, lương thực, xe cộ và dành con đường quá cảnh cho hàng viện trợ của Liên Xô và Đông Âu và các nước khác. Người Việt Nam và người Trung Quốc coi quan hệ giữa hai nước như “môi với răng”.

Mỹ cũng không muốn một lần nữa đụng đầu với Trung Quốc. Việt Nam muốn gắn chặt cuộc kháng chiến của mình với Trung Quốc càng nhiều càng tốt. Việt Nam chân thành tin cậy Trung Quốc và cho rằng chiến tranh xong mọi vấn đề lãnh thổ sẻ được giải quyết tốt đẹp giữa những người “vừa là đồng chí vừa là anh em”. Về lý luận và thực tiễn đối với người Việt Nam đó là tình đoàn kết quốc tế.

Phải đứng trên tinh thần đó của nhân dân Việt Nam và bồi cảnh những năm 50 - 60 để hiểu các tuyên bố nói trên. Và cũng để hiểu hành động của những đồng minh của Việt Nam.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1949 quân đội nhân dân Việt Nam, theo yêu cầu phối hợp của những người cộng sản Trung Quốc ở phía Nam, đã đưa quân vào vùng Thập Vạn Đại Sơn dãy núi lớn giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông, tiêu diệt nhiều vị trí quân sự của Tưởng Giới Thạch, giải phóng được Trúc Sơn (lãnh thổ Trung Quốc) và sau đó đã trao trả Trúc Sơn cho quân giải phóng Trung Quốc. Thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, năm 1955 Pháp rút quân khỏi miền Bắc vĩ tuyến 17 và đảo Bạch Long Vĩ khi đó quân đội nhân dân còn bận tiếp quản và quản lý các nơi khác mà Pháp đã trao trả, cho nên trước mắt không đủ sức quản lý đảo Bạch Long Vĩ ở cách xa Hải Phòng 170 km, họ đã phải nhờ Trung Quốc quản lý họ. Phía Trung Quốc đã chấp nhận và năm 1957 đã trao trả phía Việt Nam đảo và còn tặng một tầu thủy nhỏ để đảm bảo sự liên lạc giữa đất liền và đảo. Sự tin cậy của Việt Nam đến mức là khi Trung Quốc giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, Tổng cục đường sắt Việt Nam đã chấp nhận một văn bản có ghi điểm nối ray giữa hai nước “đi qua đường quốc giới”, vào sâu lãnh thổ Việt Nam 316 mét so với đường biên giới chính thức giữa hai nước đã được xác định trong Hiệp định đường sắt Việt - Trung ngày 25-5-19551.

Việt Nam cũng đã cư xử như thế với những anh em người Lào. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, phía Việt Nam đã tạm để một số lãnh thổ của Việt Nam cho lực lượng yêu nước Lào làm căn cứ hoạt động như vùng Na Mèo (tỉnh Thanh Hóa), vùng Keng Đu (tỉnh Nghệ An). Cũng như lực lượng yêu nước Lào đã đồng ý tạm để Việt Nam xây dựng đường mòn Hồ Chí Minh trên một bộ phận lãnh thổ Lào giáp với Việt Nam (những vùng đất gọi là giải phóng, do lực lượng yêu nước Lào quản lý).

Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã cùng nhau giải quyết thỏa đáng mọi vấn đề: Việt Nam đã trả lại Lào những lãnh thổ đã mượn của Lào và Lào đã trả lại Việt Nam những lãnh thổ đã mượn của Việt Nam. Ngày 18 tháng 7 năm 1977, hai nước đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở tôn trọng đường biên giới vốn có, khi hai nước tuyên bố độc lập năm 1945.

Quan hệ giữa PLO và các nước A Rập ngày nay, về nhiều mặt, cũng tương tự mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc và mang dấu ấn của tình đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung. Nói đây là một đặc điểm của thời đại cũng không có gì là quá đáng.

Những lời giải thích trên đây có thể được chấp nhận hoàn toàn, một phần hay không được chấp nhận. Mặc dầu vậy những lời tuyên bố nói trên không phải là sự tuyên bố của Việt Nam từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và vẫn phản ánh một sự thật trong giai đoạn tốt đẹp nhất của tình hữu nghị Việt - Trung.

*
*   *

Trung Quốc rất quan tâm tuyên truyền vấn đề bản đồ, họ đã đưa ra nhiều bản đồ. Đây không phải là vấn đề quan trọng, nhưng cũng cần nêu thêm một vài nhận xét:

1. Trung Quốc luôn luôn nói các đảo Nam Hải là phần cực Nam của Trung Quốc và đưa ra nhiều bản đồ. Nhưng họ lại không dẫn chứng những sách hoặc bản đồ cổ của Trung Quốc chỉ vẽ lãnh thổ Trung Quốc đến đảo Hải Nam. Chẳng hạn đoạn tổng luận của cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư đã viết:

“Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18013’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu đảo Hải Nam; phía Bắc đến vĩ độ 53050’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đến kinh tuyến 42011’, tận cùng là núi Tùng Lĩnh, Nam Bắc gồm hơn 36 độ, rộng hơn 7.100 dặm, Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8000 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm 1/4 Châu Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu”.

Tổng luận đó hoàn toàn ăn khớp với Hoàng thanh trục tỉnh toàn đồ năm 1862 đời vua Đồng Trị và Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ năm 1894 đời vua Quang Tự, đều là bản đồ chính thức, mà không vẽ các quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

Trong Quảng Đông dư địa đồ năm 1897 đời vua Quang Tự do tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn đề tựa, có Quảng Đông toàn tỉnh dư địa tổng đồQuỳnh Châu phủ đồ cũng không vẽ bất cứ quần đảo nào ở biển Nam Hải, phù hợp với lời dẫn ghi giới hạn “cực nam” của lãnh thổ Trung Quốc là “mũi núi ngoài cảng Du Lân, Châu Nhai”.

Theo các án lệ, giá trị của các bản đồ trong một cuộc tranh chấp về chủ quyền chỉ là tương đối. Phán quyết của trọng tài Max Huber trong vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan đã nhận xét:

“… Chỉ với một thái độ cực kỳ thận trọng mới có thể tính đến việc dùng các bản đồ để giải quyết một vấn đề về chủ quyền lãnh thổ...”2.

Phán quyết còn nói rõ hơn:

“Khi mà trọng tài biết chắc chắn rằng có những sự kiện pháp lý có tính chất quyết định mâu thuẫn với những nội dung khẳng định của những người vẽ bản đồ mà ta không rõ họ lấy nguồn tin ở đâu thì hoàn toàn có thể bỏ qua giá trị của các bản đồ dù cho nó có nhiều và điều đánh giá cao đến đâu chăng nữa”3.

Vấn đề giá trị của những bản đồ của phía Trung Quốc đưa ra như trên thế là rõ.
______________________________________
1. Xem thêm Các quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và luật quốc tế, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN Hà Nội 4-1988.
2, 3. Phán quyết về vụ Palmas - Sđd.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:38:01 pm »


CHƯƠNG VI
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
LÀ KHÔNG THỂ TRANH CÃI


Từ sự so sánh danh nghĩa của Việt Nam và Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có thể rút ra những nhận xét sau:

I - Từ thời cổ đến năm 1909

Phía Trung Quốc đã viện dẫn nhiều sách cổ từ đời Tam Quốc (220 - 265 sau Công nguyên) đến ngày nay, chủ yếu là từ các triều đại sau này. Chỉ có một vài tài liệu có thể coi là chính thức, còn những sách của các nhà văn, nhà hàng hải viết (tường thuật hành trình biển, địa chí, địa lý). Tất cả các tư liệu đó đều nói người Trung Quốc từ xa xưa đã biết có những Cửu Nhũ Loa Châu, Thạch Đường, Thiên lý Thạch Đường, Vạn lý Thạch Đường, Trường Sa, Thiên lý Trường Sa, Vạn lý Trường Sa. Họ giải thích những tên đó tương ứng với các quần đảo Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa ngày nay, tuy rằng việc phân biệt trong các tên đó cái nào là Tây Sa, cái nào là Nam Sa chưa giải quyết được một cách rõ ràng trên cơ sở khoa học. Trong vụ Palmas có một đảo mà cũng có tới 4 tên và trọng tài Huber cũng phải đặt vấn đề trước hết xác minh tên đảo. Huống chi ở đây có rất nhiều tên, nhiều đảo việc xác minh tên và vị trí các đảo nhất thiết phải có nhưng không phải dễ. Nếu chỉ nhìn thấy đất, không có một hành động nào dù là tượng trưng để chiếm hữu, hoặc chỉ nghe nói thôi mà không có một hành động tiếp theo thì không thể tạo ra một danh nghĩa chủ quyền. Tạo ra quyền chưa đủ, còn phải duy trì quyền đó. Tạo ra quyền và duy trì quyền là hai vấn đề khác nhau. Dù cho rằng các tên đó thật sự tương ứng với các tên Tây Sa, Nam Sa ngày nay thì điều đó cũng không có ý nghĩa về mặt xem xét chủ quyền vì nhân dân Trung Quốc chỉ biết mà không phát hiện, và hai từ đó thể hiện hai khái niệm khác nhau với những hệ quả khác nhau. Đã không phát hiện mà không chiếm hữu thì những yếu tố đầu tiên của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ rõ ràng không có.

Về khoảng thời gian từ đời Tam Quốc đến năm 1909 - hơn 16 thế kỷ - phía Trung Quốc chỉ đưa ra được 3 sự kiện để chứng tỏ họ đã thực hiện chủ quyền: đời Tống đã đi tuần biển vùng Tây Sa, việc đo đạc thiên văn ở phía Nam Hải Nam và tướng Ngô Thăng đi tuần biển vùng Tây Sa. Sự kiện thứ nhất chỉ là sự xuyên tạc Vũ Kinh Tổng yếu vì cuốn sách chỉ nói hành trình từ Quảng Châu đi Ấn Độ Dương qua Cửu Nhũ Loa Châu. Đời Nguyên, cương vực của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam; việc đo đạc thủy văn ở đây là “quá” đảo Hải Nam, nghĩa là ngoài cương vực của Trung Quốc. Sự kiện thứ ba là cuộc đi tuần của tướng Ngô Thăng chung quanh đảo Hải Nam hoàn toàn không phải là đi tuần đến Tây Sa. Cần nhấn mạnh một lần nữa là Trung Quốc không đưa được sự kiện nào về Nam Sa gọi là có giá trị; không thể biến cuộc viễn chinh xâm lược của tướng Mông Cổ Sử Bật thành cuộc “tuần tiễu vùng biển Nam Sa”. Ba sự kiện trên, quá nghèo nàn cho một thời gian dài, lại chỉ về Tây Sa thôi.

Cho đến năm 1909 có thể khẳng định được rằng Trung Quốc không lần nào phản kháng Việt Nam chiếm hữu, quản lý và khai thác Hoàng Sa, thậm chí còn mặc nhiên thừa nhận việc đó. Câu trả lời của nhà cầm quyền Quảng Đông nhân vụ tầu Bellona và tầu Imezi Maru phản ánh đúng sự thật là Tây Sa không phải là của Trung Quốc.

Trước khi Định ước chung Berlin năm 1885 đề ra nguyên tắc chiếm hữu thật sự, việc thụ đắc chủ quyền lãnh thổ cũng đã nêu ra hai yếu tố: yếu tố vật chất (corpus) tức là sự phát hiện và yếu tố ý chí (animus). Việc phát hiện phải là kết quả của những sự kiện theo một bản chất nào đó và xuất phát từ những nhà chức trách cụ thể.

Trọng tài Max Huber đã nói:

“Ở thế kỷ XIX, do phần lớn các phần trên thế giới đều được đặt dưới chủ quyền của những quốc gia thành viên của Cộng đồng các quốc gia và các lãnh thổ vô chủ đã trở thành tương đối hiếm, luật quốc tế coi trọng một xu hướng đã có và đặc biệt phát triển từ giữa thế kỷ XVIII và đề ra nguyên tắc việc chiếm hữu, muốn đi tới chủ quyền lãnh thổ, phải thật sự, nghĩa là có những bảo đảm nào đó đối với các quốc gia khác và dân của họ”1.

Tất nhiên mức độ thật sự đòi hỏi trong thời kỳ này không gắt gao như các điều khoản của Định ước Berlin sau này đòi hỏi.

Phát hiện tiếp theo đó là chiếm hữu thật sự đi cùng với ý chí hành động như người làm chủ, đó là ba điều cần có để có một danh nghĩa chủ quyền, và đó cũng là ba điều mà Trung Quốc không có.

Ít nhất từ thế kỷ XVII Nhà nước phong kiến Việt Nam đã phát hiện Bãi Cát Vàng tức Hoàng sa trong Biển Đông và đã tổ chức đội Hoàng Sa, đã khai thác và quản lý các đảo.

Các tiêu chuẩn thời bấy giờ về việc xác lập chủ quyền của nước Việt Nam đối với một đất vô chủ (res nullius) là đầy đủ.

1. Quần đảo đã được phát hiện và tiếp liền việc phát hiện là ý chí chiếm hữulàm chủ của Nhà nước dưới hình thức thành lập một tổ chức Nhà nước vừa quản lý vừa khai thác Hoàng Sa. Danh nghĩa chủ quyền đối với Hoàng Sa được khẳng định, duy trì và củng cố ít nhất từ thời các Chúa Nguyễn đến khi Pháp thiết lập chế độ bảo hộ năm 1884.

2. Đội Hoàng Sa là một mô hình tổ chức Nhà nước thời các Chúa Nguyễn có nguyên tắc tổ chức và hoạt động rõ ràng. Nói chung mỗi năm đội ra Hoàng Sa hoạt động 6 tháng liên tục. “Tuy về nguyên tắc phải liên tục, chủ quyền không thể được thực hiện trên thực tế, mọi lúc, mọi điểm của lãnh thổ. Sự gián đoạn và sự đứt quãng đều phù hợp với việc duy trì quyền nhưng nhất thiết khác nhau tùy theo là những vùng có dân cư hay không có dân cư, hay là những vùng được bao quanh bởi những lãnh thổ có một chủ quyền không tranh cãi được, hoặc cuối cùng là những vùng có thể tới được chẳng hạn từ biển cả”2.

Những nơi không có điều kiện ở liên tục như vùng Bắc Cực hay Nam Cực quá lạnh thì việc chiếm hữu liên tục thực tế là không thể được, đó là quan điểm đã được chấp nhận trong vụ Groenland Đông. J.P.Ferrier còn thêm yếu tố chu kỳ do hoặc là gió mùa tiếp nối nhau hoặc thời hạn hợp đồng hoặc thời vụ. Thậm chí những sự đứt quãng nhiều năm đã không được coi là “không phù hợp với việc duy trì quyền” chủ quyền của Hà Lan trong vụ Palmas3.

Sự liên tục thực hiện chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam không phải tính từng năm mà còn từ năm này qua năm khác suốt trong ba thế kỷ. Cho đến thời kỳ thuộc địa:

1. Hoàng Sa đã được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là phủ Quảng Nghĩa sau đổi là tỉnh Quảng Nghĩa như các sách sử và địa lý chính thức của Quốc Sử quán của Triều đình đã ghi rõ.

2. Từ đời vua Minh Mệnh, trong khuôn khổ kế hoạch làm “Địa bạ Gia Long” kéo dài từ 1805 đến 1836, đã liên tiếp phái đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa vẽ bản đồ, đo đạc thủy trình.

3. Ý thức được trách nhiệm của nước mình trong cộng đồng các quốc gia, vua Minh Mệnh năm 1833 đã lệnh cho đội Hoàng Sa trồng nhiều cây trên các đảo của Hoàng Sa để các tàu dễ nhận biết từ xa các đảo, do đó tránh được nạn đắm tầu. Từ các Chúa Nguyễn đến Vua Nguyễn, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần cứu hộ các tầu bị nạn ở Hoàng Sa, giúp đỡ lương thực thuốc men các người sống sót. Nói theo Max Huber, như thế là có “những bảo đảm nào đó cho các quốc gia khác và dân các nước đó”4.

4. Suốt trong mấy trăm năm không hề có sự phản đối của các nước láng giềng trực tiếp, trước hết là Trung Quốc, của Philippin hay Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, những nước khi đó đang đi chiếm thêm thuộc địa ở Đông Nam Á. Thậm chí Trung Quốc có lần mặc nhiên công nhận đội Hoàng Sa, lại có lần nói rằng Hoàng Sa không thuộc Trung Quốc. Đó là sự chấp nhận việc chiếm hữu Hoàng Sa của Việt Nam, là sự từ bỏ yêu sách của mình.

“Sự củng cố (danh nghĩa) có thể áp dụng với những lãnh thổ mà trước đó việc quy thuộc về một quốc gia khác không thể xác lập được và có thể thụ đắc được, không phải chỉ bằng bản thân việc chấp nhận thật sự, mà dễ dàng hơn bằng sự thiếu phản đối kéo dài tương đối từ phía các quốc gia hữu quan đối với việc chiếm hữu”5.

Từ 1884, với việc ký Hiệp ước thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp, tình hình Nhà nước Việt Nam có một sự thay đổi cơ bản: nước Pháp thay mặt Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa vẫn tồn tại nhưng điểm mới là việc bảo vệ nó chuyển sang chính phủ Pháp “nhân danh nước Việt Nam”.

Tóm lại, cho đến năm 1909 danh nghĩa lịch sử và pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa là không tranh cãi được, là có thật và thật sự.
_______________________________________
1, 4. Phán quyết về vụ Palmas - Sđd.
2, 3. Cuộc tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa và vấn đề chủ quyền đối với các đảo không dân cư - Jean Pierre Ferrier trong Niên giám Pháp về luật quốc tế, 1975, Annuaire francais de droit international.
5. Các vấn đề lãnh thổ trong án lệ của Tòa án quốc tế (les problèmes territoriaux dans la jurisprudence de la C.I.J.) - Suzanne Bastid RACDI 1962.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:39:52 pm »


II - Từ năm 1909 đến nay

Năm 1909, sự kiện đô đốc Lý Chuẩn, theo lệnh của Tổng đốc Lưỡng Quảng Trương Nhân Tuấn, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm (Ile Boisée) đánh dấu sự thay đổi đột ngột thái độ của Trung Quốc đối với quần đảo Tây Sa; Trung Quốc muốn khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ đối với đảo này mà mới cách đấy 10 năm họ đã coi không phải là của Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu việc Trung Quốc bắt đầu tranh cãi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

1. Cho đến nay, 85 năm sau, tình hình cuộc tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa mở rộng ra quần đảo Trường Sa đã phát triển phức tạp trong một bối cảnh quốc tế phức tạp sau hai cuộc chiến tranh thế giới và cuộc chiến tranh lạnh. Gạt bối cảnh quốc tế chung ra một bên, chỉ xét những sự kiện liên quan tới cuộc tranh chấp quần đảo thì tình hình nội bộ một số nước có liên quan và tình hình quốc tế đã dẫn tới những vấn đề về thừa kế quốc gia và thay đổi thành phần các bên tranh chấp.

- Các quy định của Hiệp định Geneve năm 1954 đã dẫn tới việc chia sẻ trách nhiệm về phía người Việt Nam quản lý Hoàng Sa, Trường Sa; Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và cuối cùng là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa khi nước Việt Nam được thống nhất.

- Tại Trung Quốc, ba Chính phủ kế tiếp nhau: Nhà Thanh, Trung Hoa dân quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan vẫn tồn tại và giữ nguyên yêu sách của họ đối với hai quần đảo Tây Sa, Nam Sa, thực tế đang chiếm giữ đảo Ba Bình là đảo lớn nhất của quần đảo Nam Sa.

- Nhiều bên trong cuộc tranh chấp hai quần đảo đã chấm dứt yêu sách, rút khỏi cuộc tranh chấp trong khi đó lại xuất hiện những bên mới: Pháp đã trả lãnh thổ Việt Nam cho Việt Nam, Nhật Bản đã rút quân khỏi hai quần đảo và cam kết từ bỏ mọi quyền, mọi danh nghĩa và mọi đòi hỏi với hai quần đảo Paracels và Spratly; Anh đã tuyên bố không tranh chấp gì về Trường Sa, ngược lại từ những năm 70, Philippin rồi Malaysia đã chiếm một số đảo, bãi trong quần đảo Trường Sa. Riêng Philippin đòi cả quần đảo Trường Sa trừ đảo Trường Sa. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi đã chiếm quần đảo Hoàng Sa lại tiến xuống phía Nam chiếm một số bãi, kiểm soát một số vùng biển trong quần đảo Trường Sa.

Thực tế hiện nay đã nẩy ra hai vấn đề:

- Vấn đề quần đảo Hoàng Sa trở thành vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc (kể cả Đài Loan).

- Vấn đề quần đảo Trường Sa trở thành vấn đề đa phương giữa Việt Nam và ba nước khác: Trung Quốc (kể cả Đài Loan), Philippin, Malaysia.

2. Như trên đã phân tích, từ 1909 cuộc tranh chấp về Hoàng Sa chỉ liên quan tới Pháp và Việt Nam (mà Pháp đại diện từ 1884) và Trung Quốc là nước duy nhất khi đó tranh cãi chủ quyền của Pháp và Việt Nam. Khi đó, sự thụ đắc chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được hoàn thiện, hai quần đảo đó đã là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Cuộc đổ bộ lên đảo Phú Lâm của đô đốc Lý Chuẩn chỉ có thể coi là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Chính phủ Pháp đã ba lần, năm 1932, năm 1937 và năm 1947, đề nghị với Chính phủ Trung Quốc lựa chọn hoặc là một giải pháp hữu nghị hoặc là một giải pháp trọng tài, nhưng Chính phủ Trung Quốc khước từ cả ba đề nghị.

Việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa bằng hai đợt và chiếm một số bãi và đá trong quần đảo Trường Sa từ năm 1988 đến 1993 đánh dấu một sự phát triển rất nghiêm trọng.

Hiến chương Liên hợp quốc từ 1945 đã cấm việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực chống lại độc lập chính trị và độc lập lãnh thổ của các quốc gia (điều 2 và các khoản có liên quan).

Trên cơ sở nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và nguyên tắc các dân tộc tự quyết, năm 1970 Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên bố liên quan tới các nguyên tắc của Luật quốc tế về các quan hệ hữu nghị và sự hợp tác giữa các quốc gia theo đúng Hiến chương Liên họp quốc (Nghị quyết 26/25):

“Mọi quốc gia phải tránh gây mọi hành động nhằm phá vỡ một phần hay toàn phần sự thống nhất lãnh thổ và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác hay một nước khác”.

“Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự thụ đắc bởi một quốc gia khác đi liền với việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực. Không một sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng đe dọa sử dụng vũ lực hay vũ lực sẽ được công nhận là hợp pháp”.

“Mọi quốc gia có nghĩa vụ tránh sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để xâm phạm các biên giới quốc tế đang có của một quốc gia khác, hay làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề liên quan tới các biên giới các quốc gia”
1.

Việc sử dụng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa và một số bãi và đá trong quần đảo Trường Sa không thể coi là hợp pháp do đó không thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ.

3. Trong thời gian từ 1909 cho đến khi rút khỏi Đông Dương năm 1956, Pháp có một thời gian ngắn còn tỏ vẻ dè dặt trong lúc công cuộc bình định Bắc Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, chưa đủ sức vươn ra quần đảo xa, lại cũng chưa thật sự hiểu danh nghĩa Việt Nam là vững vàng, cho nên không phản ứng kịp thời về cuộc hành quân của đô đốc Lý Chuẩn. Nhưng sau đó từ tuần tra, khảo sát đến lập đơn vị hành chính, cho quân ra đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa, nhà cầm quyền Đông Dương ngày càng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Đối với quần đảo Trường Sa, Pháp đã cho lực lượng vũ trang chiếm hữu quần đảo này nhân danh Việt Nam và chính thức thông báo cho các quốc gia khác. Hành động này càng củng cố thêm danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.

Về phía Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, người có trách nhiệm quản lý miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống, qua con đường ngoại giao cũng như bằng hành động vũ trang, đã kiên quyết chống lại việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Có một điều rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam của cả hai miền chưa hề lần nào tuyên bố từ bỏ danh nghĩa chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc Pháp không phản ứng với cuộc hành quân của đô đốc Lý Chuẩn là tiêu cực, nhưng điều cũng rõ ràng là Pháp không hề một lần công nhận chủ quyền của Trung Quốc hay tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo và cho đến khi rút khỏi Đông Dương vẫn chiếm giữ các đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Ngay dù Pháp im lặng trước nành động nào đó của Trung Quốc thì chủ quyền của Việt Nam vẫn tồn tại. Khi có điều kiện, những nhân vật có trách nhiệm trong Chính phủ quốc gia của Hoàng đế Bảo Đại cũng ba lần tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó: Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề, Đổng lý văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại Bửu Lộc, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Vẫn Hữu.

Người ta chỉ coi một lãnh thổ bị người chủ bỏ (abandonné) khi nào cả hai yếu tố vật chất (corpus) và ý chí (animus) làm nên chủ quyền đều thiếu cả.

“Về mặt luật quốc tế, tình trạng bỏ (derelictio) là kết quả của hai yếu tố: về bình diện vật chất, thiếu một sự cai quản thật sự trên lãnh thổ liên quan; trên bình diện tâm lý, ý định bỏ lãnh thổ đó”2.

“Từ những tiền đề đó sinh ra hệ quả là đảo Clipperton đã được nước Pháp thụ đắc một cách hợp pháp ngày 17-11-1858. Không có một cớ nào để cho rằng nước Pháp về sau sẽ mất quyền của mình do derelictio, vì nước Pháp không hề bao giờ có animus (ý chí) bỏ đảo và việc nước Pháp không thực hiện chủ quyền của mình một cách tích cực không dẫn tới việc truất bỏ một sự thụ đắc đã hoàn thiện dứt khoát”3.

“Việc không thật sự chiếm hữu đảo không có tác động gì đến các danh nghĩa đó, vì để mất chủ quyền tù bỏ sự hưởng thụ chưa đủ mà còn phải từ bỏ animus possidenti” (ý định sở hữu).

So sánh với danh nghĩa của Trung Quốc, danh nghĩa của Việt Nam hơn hẳn.

Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được thụ đắc một cách hợp pháp và thực hiện thật sự và hòa bình trong mấy trăm năm liên tục.
______________________________________
1. Nghị quyết 26/25, 1970 của Liên hợp quốc.
2. Các đảo Falkland (Malouines) (Les iles Falkland (Malouines) - C. Cohen - Jonathan trong Niên giám Pháp về luật quốc tế 1972.
3. Phán quyết của vua Victor - Emmanuel trong vụ đảo Clipperton.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:41:32 pm »


III - Các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Nhưng cũng rõ ràng là hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, và giữa Việt Nam, Trung quốc, Philippin và Malaysia đang có tranh chấp về quần đảo Trường Sa.

Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định rõ ràng trách nhiệm của các bên trong một cuộc tranh chấp quốc tế là phải cùng nhau tìm cách giải quyết bằng con đường thương lượng, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, giải pháp pháp lý, nhờ cậy các tổ chức hay hiệp định khu vực hoặc bằng những phương thức hòa bình do họ lựa chọn.

Chính sách trước sau như một của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng với các nước khác bằng thương lượng hòa bình.

Xuất phát từ chính sách đó, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nhiều lần đề nghị với Chính phủ Trung Quốc - riêng năm 1988 đề nghị 3 lần, - tiến hành thương lượng trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Tháng 9 năm 1975, nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn:

“Phía Trung Quốc có đầy đủ chứng minh quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa từ xưa đến nay là lãnh thổ Trung Quốc, nhưng theo nguyên tắc hiệp thương hữu nghị giải quyết bất đồng bày tỏ sau này có thể thương lượng bàn bạc”1.

Việt Nam đã có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng luôn luôn sẵn sàng thương lượng để giải quyết mọi tranh chấp với các bên hữu quan.

Sau nhiều cuộc gặp chính thức kể cả ở cấp cao, hiện nay hai bên đã thỏa thuận cuối năm 1994 chuyên viên hai bên sẽ gặp nhau bàn về các vấn đề liên quan tới Biển Đông. Hy vọng tình hình thương lượng sẽ tiến triển thuận lợi.

Khi mà Biển Đông trở thành nơi đụng đầu của những lợi ích địa lý chính trị khác nhau, một giải pháp hòa bình cho vấn đề hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ vì lợi ích của các bên liên quan mà còn vì hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển trong khu vực Đông Nam Á.

Hà Nội, tháng 3 năm 1994

____________________________________
1. Bị vong lục của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 12 tháng 5-1988, về vấn đề quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2010, 09:47:53 pm »


NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA
(ĐẾN 1993)


Thế kỷ XV

Từ 1405 đến 1433, thái giám Trịnh Hòa được hoàng đế Minh cử “hạ Tây dương” 7 lần, xuống Biển Đông rồi đi thăm các nước ở Ấn Độ Dương, nhưng không chiếm hữu bất cứ đảo hay bãi nào thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Thế kỷ XVII

Trong khoảng thời gian từ 1530 đến 1653, Đỗ Bá Công Đạo soạn bộ sách Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư trong đó có nói đến Bãi Cát Vàng (tên nôm) tức Hoàng Sa thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Nghĩa.

Hàng năm; Chúa Nguyễn cho đội Hoàng Sa ra đánh bắt hải sản và thu lượm hóa vật từ các tàu bị đắm trôi dạt vào các đảo Hoàng Sa.


Thế kỷ XVIII

- Năm 1701: Các giáo sĩ đi trên tàu Amphitrite từ Pháp sang Trung Quốc xác nhận Paracel (tức Hoàng Sa) là một quần đảo thuộc vương quốc An Nam.

- Năm 1714: tháng 10, ba tàu buôn Hà Lan gặp bão ở Hoàng Sa, những người sống sót vào bờ xứ Đàng Trong được Chúa Nguyễn tiếp và giúp đỡ lương thực, thực phẩm để đi tiếp.

- Năm 1731: Cuốn Quảng Đông thông chí công bố bản đồ tỉnh Quảng Đông và bản đồ phủ Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) đều không vẽ quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

- Năm 1776: Cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết rõ ràng việc Chúa Nguyễn cử đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa đánh bắt hải sản và thu lượm hóa vật từ các tàu bị đắm và dạt vào các đảo Hoàng Sa.

- Năm 1739: Bộ Minh sử trong phần nói về phạm vi lãnh thổ Trung Quốc không nói gì đến Tây Sa và Nam Sa.

- Năm 1753: hai đội viên đội Hoàng Sa đang hoạt động ở đảo Hoàng Sa bị bão đưa vào cảng Thanh Lan (đảo Hải Nam), viên tri huyện địa phương đem trả lại ở Phú Xuân... Chúa Nguyễn có công văn cảm ơn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM