Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:32:05 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954-1975 - Tập 1  (Đọc 96789 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 10:47:09 am »


Nhân dân ta ở miền Bắc cũng như miền Nam đều nhận thức rằng Hiệp định Giơnevơ chưa đem lại kết quả đầy đủ, nhưng đã thật sự chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, nên nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định để tiến tới sẽ lựa chọn một chính phủ và thể chế chính trị phù hợp với quyền lợi cơ bản và nguyện vọng thiêng liêng của mình bằng cuộc tổng tuyển cử tự do và dân chủ vào tháng 7-1956 như Hiệp định Giơnevơ quy định.

Chính phủ và nhân dân ta đã làm hết sức mình để đạt được mục tiêu độc lập, hoà bình, thống nhất mà không xẩy ra chiến tranh. Song, đế quốc Mỹ và tập đoàn tay sai Mỹ ở miền Nam cũng đã bằng mọi biện pháp chống lại sự nghiệp giải phóng miền Nam, hoà bình thống nhất đất nước. Chúng tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, và phát động các chiến dịch “tố cộng” đàn áp đẫm máu những người yêu nước và các phong trào hoà bình, cưỡng bức dồn trên mười triệu nông dân miền Nam vào hàng trăm “khu dinh điền”, “khu trù mật” và 16.000 “ấp chiến lược” để kìm kẹp, khống chế, làm cho đời sống và hạnh phúc của người dân lương thiện bị thách thức, bị tước đoạt. Các chính sách tay sai ở miền Nam được Mỹ nuôi dưỡng, hỗ trợ, ngang nhiên hô hào “lấp sông Bến Hải”, “Bắc tiến”. Đế quốc Mỹ đã thông qua bộ máy chính quyền tay sai ở miền Nam, dùng mọi biện pháp, thủ đoạn nham hiểm, để lật đổ, đàn áp, gây chiến tranh một phía, giấu mặt đến công khai gây chiến tranh chống lại nhân dân Việt Nam.

Nhân dân ta thiết tha với hoà bình, nhưng phải là hoà bình trong độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là lẽ sống của các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam và, vì nó, mà nhân dân ta suốt nhiều thế kỷ đã liên tục chiến đấu, hy sinh. Vì thế, trước việc Mỹ dùng sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự để khuất phục nhân dân ta phải theo con đường do Mỹ áp đặt, nhân dân ta không còn cách nào khác là buộc phải đấu tranh chống lại. Không áp đặt được chủ nghĩa thực dân mới bằng cách dùng quân đội và chính quyền người bản xứ, Mỹ liền dùng sức mạnh của đội quân viễn chinh gây ra cuộc chiến tranh hòng tiêu diệt nhân dân ta cả về thể xác lẫn tinh thần và tài sản. Nhưng, ý chí quyết tâm của một dân tộc quyết giành độc lập, tự do, không cam chịu nô lệ của nhân dân ta đã trở thành sức mạnh vô địch, làm thất bại mọi âm mưu, hành động của Mỹ. Việt Nam không đem quân đội, vũ khí sang đánh nước Mỹ, nhưng những nhà cầm quyền Hoa Kỳ từ Kennơđi, Giônxơn đến Níchxơn, Pho đã đem hơn nửa triệu quân Mỹ, hơn sáu mươi nghìn quân các nước đồng minh cùng với một triệu quân ngụy, tiến hành xâm lược Việt Nam gây ra cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử. Chính Mỹ đã ném xuống lãnh thổ Việt Nam hơn 8 triệu tấn bom đạn và hàng chục vạn tấn hoá chất độc nhằm hủy diệt nhân dân ta, đẩy xã hội Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá” như Mỹ đã từng tuyên bố. Tin tưởng vào sức mạnh và chính nghĩa, nhân dân Việt Nam vừa kiên quyết chiến đấu, vừa tỏ rõ thiện chí, nhiều lần đưa ra những giải pháp mở đường cho Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự: Lập trường 4 điểm của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, lập trường 5 điểm của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và giải pháp 10 điểm của Chính phủ Cách mạng lârn thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Song, đế quốc Mỹ không những bác bỏ lập trường thiện chí đó của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng cường độ chiến tranh và mở rộng quy mô cuộc chiến sang Campuchia, Lào.

Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tiếp tục kéo dài và ngày càng ác liệt, cho đến khi bị quân và dân Việt Nam đánh bại các chiến lược, biện pháp chiến lược, thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ, ngụy, làm lung lay ý chí của tập đoàn cầm quyền Nhà Trắng và Lầu Năm Góc thì đế quốc Mỹ mới chịu chấm dứt chiến tranh.

Rõ ràng, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là sự tiếp tục chính sách chiến tranh lạnh của Mỹ. Tập đoàn cầm quyền Ngô Đình Diệm và các chính quyền ngụy tiếp theo là những tên tay sai do Mỹ dựng lên nuôi dưỡng và chỉ huy nhằm thực hiện chính sách xâm lược của Hoa Kỳ. Chính sự xâm lược bành trướng của đế quốc Mỹ là nguồn gốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh. Năm 1973, Mỹ rút và từ giảm dần đến không can thiệp bằng quân sự, thì chiến tranh chấm dứt, nước Việt Nam thống nhất, hoà bình, ổn định, đang ra sức phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Điều đó chứng tỏ, không có bàn tay xâm lược của Mỹ thì không có chính quyền Sài Gòn và cũng không có chiến tranh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2010, 10:47:59 am »


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


Tiếng Việt

1. J.A.Amtơ: Lời phán quyết về Việt Nam, NXB QĐND, HN, 1982.
2. G. Côncô: Giải phẫu một cuộc chiến tranh, t. 1, NXB QĐND, HN, 1989.
3. Lê Duẩn: Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập, vì tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi mới, NXB ST, HN, 1976.
4. Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Vi.ệt Nam, NXB CTQG, HN, 1993.
5. Hồ Chí Minh: Vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, NXB ST, HN, 1970.
6. Hồ Chí Minh: Tuyển tập, t.1, NXB ST, HN, 1980.
7. P. Kennơđi: Hưng thịnh và suy vong của các cường quốc, NXB TTLL, HN, 1992.
8. Nguyễn Kiên: Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ, HN, 1983.
9. V.I. Lênin: Toàn tập, t.27, NXB Tiến bộ Mátxcơva, 1980.
10. V.I. Lênin: Bàn về chiến tranh, quân sự, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự, NXB QĐND, HN, 1964.
11. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, t.1, NXB ST, HN, 1981.
12. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, t.2, NXB CTQG, HN, 1995.
13. Robert S. Mc Namara: Nhìn lại qúa khứ - tấn thảm kịch và bài học Việt Nam, NXB CTQG, HN, 1995.
14. C. Mác - Ph. Ăngghen - V.I. Lênin - Stalin: Những quan điểm cơ bản về khởi nghĩa, chiến tranh và quân đội, NXB QĐND, HN, 1973.
15. C.Mác - Ph. Ăngghen: Về chiến tranh và quân đội, NXB QĐND, HN, 1993.
16. Maicơn Máclia: Cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, NXB ST, HN, 1990.
17. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ tám (khoá II), tháng 8-1958, TLLT tại VLSQSVN.
18. Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ sáu (khoá II), ngày 15-7-1954, TLLT tại VLSQSVN.
19. Những sự kiện lịch sử Đảng, t.III (1954-1975), NXB TTLL, HN, 1985.
20. W. Oétmolen: Tường trình của một quân nhân, TVQĐ dịch, HN, 1982.
21. P.A. Pulơ: Nước Mỹ và Đông Dương từ Ruzơven đến Níchxơn, NXB TTLL, HN, 1985.
22. Đặng Phong: 21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu thị trường - giá cả, HN 1991.
23. Tài liệu một Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, t. 1, VNTTX dịch và phát hành, HN, 1971.
24. Tài liệu mật Lầu Năm Góc, Trung tâm Thông tin Khoa học kỹ thuật dịch, HN, 1980.
25. Mácxoen Taylo: Tiếng kèn ngập ngừng, TVQĐ dịch, HN, 1965.
26. Tóm tắt tổng kết chiến tranh Việt Nam của Bộ Quốc phòng Mỹ, t.V (bản đánh máy), TLLT tại VLSQSVN.
27. Nguyễn Cơ Thạch: Tìm hiểu nguyên nhân của cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam, in trong Kỷ yếu hội nghị khoa học nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng miền Nam do VLSQSVN tổ chức, NXB QĐND, HN, 1995.
28. Đỗ Thiện - Đinh Kim Khánh: Tiếng sấm Điện Biện Phủ, NXB QĐND, HN, 1984.
29. Trường Chinh: Cách mạng Tháng Tám - Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, t.I, NXB ST, HN, 1975.
30. Văn kiện Đảng (1930-1945), NXB ST, HN, 1962.
31. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (1960), TLLT tại VLSQSVN.
32. Ralph Cologh: Đông Á và nền an ninh Mỹ - Học viện Brooking (Lưu trữ Ban TKCL).
33. Biên bản Quốc hội Mỹ, NXB Quốc hội Mỹ 1949 (Lưu trữ Ban TKCL).


Tiếng nước ngoài:

1. Cazov, Jean Marie: Cinquante ans Viet Nam (50 năm Việt Nam), Paris ed. Plon, 1969.
2. Cook, Fred: Les vautours de la guerre froide (Những con diều hâu của chiến tranh lạnh), Julliard, Paris, 1964.
3. Chaffard, George - Les deux guerres du Viet Nam - De Valluy à Westmoreland (Hai cuộc chiến tranh ở Việt Nam - từ Valuy đến Oétmolen), Paris, Latable ronde de Combat, 1969.
4. Dovovan, James: Militarism USA (Chủ nghĩa quân phiệt Mỹ), Charles Siribner’s Sons, New York, 1970.
5. Deviliers, Philippe - Lacouture, Jean: Viet Nam de la guerre Francaise à la guerre Americaine (Việt Nam - từ cuôc chiến tranh của người Pháp đến cuộc chiến tranh của người Mỹ), Paris, Edition du Seuil, 1969.
6. P. Deviliers - J. Lacouture: End of the war Indochina 1954 (Sự kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương 1954), New York Frederiek A, Praeger publishers, 1969.
7. Falk, Richard A: The Viet Nam war and international law (Chiến tranh Việt Nam và luật pháp quốc tế), Princeton University Press, 1969.
8. Fall, Bernard: Les deux Viet Nams (Hai nước Việt Nam), Payot, Paris, 1967.
9. Hammer, E. J: The Struggle for Indochina (Cuộc đấu tranh để giành Đông Dương), Stanford University, 1954.
10. Julien, Claude: L’ Empire Américain (Đế quốc Mỹ), Grasset, Paris, 1968.
11. Kolko, Gabriel: The root of American foreign policy, Beacon Press, Boston, 1970.
12. Moisy, Claude: L’ Amerique sous les armes (Nước Mỹ dưới sự vũ trang), Du Seuil, Paris, 1971.
13. Melman, Seymour: Pentagon capitalism (Chủ nghĩa tư bản Lầu Năm Góc), Mc Graw Hill, New York, 1970.
14. Pluvier, J. - South: East Asia from colorialism to independence (Đông Nam Á - từ thời kỳ thực dân thống trị đến thời kỳ độc lập), London, Oxford University, 1974.
15. J. Sainteny: Histore d’ une paix manquée (Lịch sử một nền hoà bình bị bỏ lỡ), Amiot Dumont, Paris, 1954.
16. A. Jr. Schelesinger: Les mille jours de Kennedy à la Maison Blanche (1000 ngày của Kennơđi ở Nhà Trắng), De Noel, Paris, 1966.



Hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM