Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:23:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vỏ bọc nhiệm màu  (Đọc 48980 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:52:38 pm »


Ba hôm sau, Tư Dũng trở lại Cai Lậy. Với cái thẻ căn cước Việt kiều hồi hương và cái thẻ miễn quân dịch, Tư Dũng đã đi đây đi đó khá dễ dàng. Lần này tài thuyết phục của Tư Dũng quả đã có hiệu quả. Hai Thôn vui vẻ chấp nhận sự gợi ý của tổ chức, làm đơn xin gia nhập quân chủng Không quân liền. Nhưng cái khó là thời gian này, việc tuyển chọn vào Không quân rất ngặt nghèo. Không chỉ riêng việc chúng rà soát kỹ lý lịch và chọn về sức khỏe mà thanh niên ở các tỉnh Nam Bộ và cả nội thành Sài Gòn đến tuổi quân dịch đều vì sợ phải ra trận đã nộp đơn tình nguyện vào quân chủng này rất đông.

Tuy vậy, với Thôn về sức khỏe và văn hóa anh đã qua khá dễ dàng, chỉ có một trở ngại nhỏ, khi khám ngoại khoa, viên y sĩ chê hai bên tinh hoàn của anh lớn nhỏ không đều, Thôn liền giúi cho hắn 15 ngàn là êm luôn. Còn lý lịch với Thôn, dù những tên chuyên viên an ninh tìm đủ mọi cách soi mói vẫn không tìm ra ở Thôn điều gì khả nghi. Từ nhỏ đến khi học hết đệ nhất, Thôn đều ở xã Bình Phú, Cai Lậy, nơi ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát. Các hoạt động trong đội ám sát tề điệp ác ôn, Thôn vẫn giữ được tuyệt đối bí mật, chưa hề lộ mặt, kể cả với bà con trong gia tộc. Đến khi vấn đáp bằng Anh ngữ ở cửa ải cuối cùng trước tên đại úy Mỹ và hai tên thiếu tá ngụy, Thôn đều bình tĩnh trả lời rất trôi chảy. Thôn đã ở hàng đầu trong danh sách được tuyển vào Không quân. Không những thế, khi bốc thăm chọn ngành nghề, Thôn còn may mắn trúng cái phiếu được ưu tiên chọn ngành nghề có ở sân bay hợp với nguyện vọng của mình. Cậu thanh niên lực sĩ đang ở tuổi 18 này hăm hở khoe ngay tất cả những điều đó với Tư Dũng. Dũng cũng không giấu nổi niềm vui:

- Vậy thì tuyệt quá! Nhưng cậu hãy nói xem, chúng bảo cậu khai nguyện vọng để chọn trong những việc gì nào?

- Làm văn phòng, thống kê, quét đường băng, sửa chữa máy bay, chữa súng, gấp dù, lắp bom... mình ưng việc gì là được sắp xếp làm việc đó liền đấy anh Tư. À, còn nữa em quên, là làm lính bắn súng trên máy bay trực thăng. Những việc trên, anh xem em nên chọn việc nào có lợi cho ta?

- Được rồi Hai Thôn. Chúng ta cùng bàn và sẽ chọn ngay bây giờ. Theo ý cậu thì cậu ưng việc gì nào.

- Văn phòng với thống kê cứ phải ngồi lỳ một chỗ thì không hợp với tính em rồi. Quét đường băng chẳng có cơ hội để bén mảng đến kho tàng của chúng. Còn bắn súng trên máy bay thì dứt khoát em không nhúng tay vào máu đồng bào mình.

- Vậy còn những bốn việc mà Hai Thôn đều có thể ưng phải không? - Tư Dũng thăm dò Thôn và rất mừng là Hai Thôn đã tự loại được những việc mà chính các đồng chí lãnh đạo của Ban đã không muốn để Thôn làm.

Nghe Tư Dũng hỏi vậy, không cần suy nghĩ lâu, Thôn đề nghị luôn:

- Đề nghị các anh cho em nhận việc lắp bom. Chỉ có việc này, em mới có cơ hội ra vô các kho bom và nó mới là thứ gậy ông đập lưng ông đã đời.

- Cậu thông minh đấy. Nhưng nhớ là làm việc này phải hết sức cẩn thận. Chỉ một lần sơ suất là sẽ không còn có lần thứ hai để sửa chữa sai lầm. Và cậu cũng nên dự tính chuẩn bị sẵn ngay câu trả lời bọn chúng: “Vì sao em thích làm việc lắp bom”.

Tư Dũng dặn dò Thôn, đồng thời anh cũng gợi ý cho Thôn về câu trả lời với bọn địch cho hợp lý nếu chúng hỏi và cùng nhiều việc khác khi cậu tân binh này bước vào trại lính, xong mới yên tâm xiết chặt tay Thôn ra về. Phút cuối cùng anh không quên trao lại mật hiệu hẹn địa điểm và thời gian liên lạc với Thôn khi anh “lính ngụy” này đã yên vị ở sân bay Biên Hòa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:53:50 pm »


*
*   *

Nắng chiều trải rộng một màu vàng sẫm trên căn cứ Không quân Biên Hòa. Vào những chiều thứ bảy như hôm nay, ở cổng phi trường rất đông người lui tới xin gặp người nhà. Sáu Ánh cũng hòa vào trong dòng người đó. Cô gái có dáng người thon thả, nước da trắng hồng và cái miệng rất tươi này có lẽ đã lọt vào đôi mắt hau háu của tên lính gác từ xa nên khi Ánh vừa đến tới vọng gác, hắn đã đon đả:

- A, chào cô em! Em đến gặp anh phải không?

- Dạ, em sẽ gặp anh sau. Bây giờ xin mấy anh cho em gặp cậu Hai Thôn trước đã.

- Hai Thôn nào? Hai Thôn ở Cai Lậy phải không?

- Dạ đúng.Thế em với Hai Thôn là thế nào?

- Dạ, em là chị, con bác ruột cậu ấy. Tên em là Ánh.

- Vậy hả? Thế em có gia đình chưa?

- Chưa ạ.

- Chà tốt quá. Anh tự nguyện làm anh rể Hai Thôn, em có ưng không.

Sáu Ánh giả bộ thẹn thùng, tự nhiên hai má cũng ửng hồng lên:

- Ưng, nhưng chuyện trăm năm cũng phải từ từ chứ anh. Mà cũng để em còn hỏi cả ý kiến của cậu Hai Thôn xem anh đã có vợ chưa đã chứ!

- Em trả lời ngon thiệt, người lại càng ngon hơn. Thôi em đứng tạm đó, chờ anh vào gọi điện thoại cho Hai Thôn nhé.

Tên lính háu gái nháy mắt với tên quân cảnh đứng bên rồi biến vào trong. Vài phút sau, hắn ra với bộ mặt cảm thông.

- Hai Thôn đang bận với công vụ ngoài phi đạo nên không ra được đâu em. Mà dạo này như em biết đấy, Việt cộng quấy phá rất mạnh ở các nơi nên thượng cấp rất hạn chế cho binh lính ra khỏi trại. Em ráng đợi đến mai vậy.

- Dạ, em cám ơn mấy anh. Lâu không thấy cậu Hai về thăm nhà nên tiện đi qua, em rẽ thăm. Không có việc gì cần thiết nên chẳng cần đợi đến mai. Bây giờ xin phép mấy anh, em về.

- Thế em về Cai Lậy có nhớ anh không? Anh cũng người ở Mỹ Tho quê ta cả đây mà.

Lời tán tỉnh sát sạt cùng ánh mắt lắng lơ thèm khát của tên lính gác cổng phi trường còn bám theo mãi mái tóc óng ả và tấm lưng tròn lẳn của Ánh khi cô gái miền Tây Nam Bộ này đã khuất hẳn, hòa vào dòng người, xe cộ trên đường.

Còn Phạm Thị Ánh với cả lần táo bạo, dám vi phạm nguyên tắc liên lạc này, cô đã thất vọng. Bao câu hỏi và giả định về sự im lặng của Hai Thôn mấy tháng nay lại cùng lúc dồn dập hiện lên trong tâm trí cô.

Hơn một năm qua, kể từ khi đã ngồi yên chỗ trong Ban trang bị hỏa lực của Sư đoàn 3 trong sân bay Biên Hòa, Hai Thôn đã liên lạc khá đều đặn với Tư Dũng. Với sự thông minh lại cần cù có sức khỏe tốt và luôn tỏ ra rất mẫn cán trong công vụ, Hai Thôn đã được các sĩ quan trực tiếp chỉ huy rất tín nhiệm. Còn với đồng ngũ, anh luôn tỏ ra rất hào phóng tiếp xúc rộng rãi nên Thôn chẳng những đã quen thân với các bạn trong Ban trang bị hỏa lực mà cả trong đám lái xe cẩu, xe nâng bom và quân cảnh, nhiều tên đã là bạn thân của anh. Bởi thế, với chế độ kiểm tra rất khắt khe khi ra vào sân bay, nhất là vào kho bom và khu đậu máy bay đối với Thôn có khi nào bị xét hỏi cũng chỉ là phải làm cho qua lệ.

Từ việc đã được ấm chỗ như thế cộng với nghiệp vụ về binh khí đã tinh thông, Hai Thôn nhiều lần xin Tư Dũng được hành động.

- Anh Tư! Em đã tìm được cách phá máy bay của tụi nó. Mấy anh trao thuốc nổ cho em đi.

- Anh Tư! Em đã điều tra chính xác khu vực chúng bố trí kho nhiên liệu. Các anh cho pháo kích vào sân bay, lợi dụng lúc đó em sẽ cho nó một mồi lửa là tiêu hủy hết.

Trước những đề nghị ấy của Hai Thôn, Tư Dũng đã phải bằng nhiều cách để chận lại, phải giảng giải trên cơ sở hiểu rõ tâm lý của Hai Thôn. Từng ngày, từng ngày, Thôn phải lắp bom cho bọn phi công để giết hại đồng bào, tàn phá quê hương mình. Tư Dũng phải phân tích cho Thôn về thời cơ để đã ra tay là bắt gọn chúng phải trả nợ xứng đáng nhất. Có lần anh phải ra mặt giận dữ, đe nạt Thôn:

- Tôi cấm chú không được manh động khi chưa có lệnh. Không dễ gì tạo được cho chú được một vị trí như bây giờ. Nhớ rằng đừng vì nôn nóng muốn được trả thù mà chơi trò thí nghiệm làm cho mấy trái bom đã lắp trên máy bay thả xuống không nổ như vừa rồi. Cũng may là khi điều tra, chúng đã kết luận là do trục trặc về hệ thống điện khi điều khiển bom rơi mà không rờ đến chú đó.

- Dạ, em nhớ lời dặn của anh Tư.

Hai Thôn đáp lại, nhưng đôi mắt nhìn Tư Dũng vẫn lộ rõ đầy vẻ mong chờ giờ phút có lệnh của Dũng. Vậy mà những ngày gần đây, lãnh đạo của Ban Binh vận đang rất cần gặp Thôn để trao nhiệm vụ cho con “Chim xanh” này thì suốt ba tháng nay cậu ta lại bặt vô âm tín. Tư Dũng đã phải về tận gia đình Hai Thôn nói với vợ Thôn lên thăm chồng để nhắn Thôn ra địa điểm liên lạc. Vợ Thôn đã lên Biên Hòa nói lại lời nhắn của Dũng. Và Tư Dũng cũng đợi ở địa điểm đó 4 ngày liền. Cả 4 ngày đều không thấy bóng Thôn nên Ánh đã vi phạm cả nguyên tắc vô tận cổng gác để mong được gặp Thôn. Nhưng kết quả, cô vừa đã tay không trở về, vừa bị phê bình về sự mạo hiểm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:54:18 pm »


Việc mất liên lạc với Hai Thôn đó đè nặng lên tâm trạng không chỉ riêng Tư Dũng mà cả với các đồng chí Bảy Dự, Tư Chí, Tư Cao...

Vì sao Hai Thôn im lặng? Phải chăng Thôn đã bị địch nghi ngờ nên phải nằm im, lỡ hẹn? Hay cậu ta sợ chết, sợ liên lụy đến gia đình mà lảng tránh sự nguy hiểm, chờ cho hết thời hạn quân dịch để về với người vợ trẻ? Cũng có giả định nêu ra để đề phòng là Thôn đã phản bội.

Ba ý kiến này, mọi người đều nghiêng về giả định thứ nhất nhiều hơn. Bởi đúng trong thời điểm này, tên trung úy Nguyễn Văn Hiến tức Hai Hương đã ra đầu hàng địch. Tên phản bội đã phun ra với địch tất cả những bí mật mà hắn biết. Hắn đã từng gặp mặt đồng chí Sáu Vũ tức Lê Đình Ngoạn hiện đang là ủy viên Ban Binh vận Trung ương Cục kiêm Trưởng ban Binh vận đặc khu Sài Gòn. Vì thế mà Trung ương Cục phải điều đồng chí Nguyễn Hữu Chí tức Tư Chí về thay thế để đồng chí Ngoạn tạm thời về R (khu căn cứ) “trị bệnh”.

Để xác minh được rõ ràng các giả định trên, Tư Dũng lại phải về Bình Phú quê Thôn lần thứ hai. Đến đây, qua Kim Chi vợ Thôn, Tư Dũng mới rõ: Thì ra Hai Thôn cũng rất tỉnh táo khôn ngoan. Thôn đâu có biết tên Hai Hương nào đó đã phản bội, nhưng anh linh cảm thấy dạo này bọn an ninh hoạt động rất ráo riết nên mặc dù biết Tư Dũng đã cử người đến bắt liên lạc, Thôn vẫn im lặng và không lộ diện mà chỉ gián tiếp báo ra với tổ chức về ý định của mình qua lá thư rất hợp lý gửi về cho Kim Chi. Trong thư có đoạn viết:

“… Em ơi, vợ chồng mình mới cưới nhau nhưng vì việc quân ngũ mà anh phải xa em. Vậy sao em chẳng nghe anh mà thuê một căn nhà ở ngoài phố như vợ những người lính khác để chúng ta có điều kiện thường xuyên được gặp nhau. Như thế em chẳng còn phải vất vả lên thăm mà nhiều khi bận công vụ anh lại không ra ngay được với em để em phải chờ đợi cực thân...”.
 
Tư Dũng thấy nhẹ bổng trong lòng, liền trở lại ngay Sài Gòn báo cáo lại với hai đồng chí Tư Chí, Tư Cao. Hai đồng chí liền đồng ý chi tiền cho Thôn thuê một căn phòng ở ngoài phố và cho đón Kim Chi lên ở ít ngày đầu. Từ đó, Tư Dũng vốn đã có cái mác Việt kiều hồi hương lại mới có thêm cái chứng chỉ là cựu hạ sĩ biệt kích - người đã làm vệ sĩ cho đại úy Trương Văn Quang, Phó đồn trưởng nổi tiếng ở Ba Chúc - nên đã thường xuyên đến được với Thôn. Ở đó, một “điểm hẹn” rất hợp lý, Thôn đã báo đầy đủ cách bố phòng và các hoạt động thường lệ ở sân bay cho Dũng, đồng thời còn đưa cả các tài liệu học tập về binh khí của Thôn cho Dũng nghiên cứu.

Qua sơ đồ và báo cáo của Hai Thôn, Tư Dũng đã hình dung ra các mục tiêu lớn ở đây mà nếu “Chim xanh” châm ngòi được đều có thể gây được tiếng vang lớn. Đó là kho bom, kho nhiên liệu, kho khí tài và bãi đậu máy bay của địch. Anh loại trừ dần mục tiêu nào mà “Chim xanh” rất khó tiếp cận và hiệu quả về tiêu diệt sinh lực địch không cao, có dự định rõ rệt để về báo cáo với các đồng chí Bảy Dự, Tư Chí, Tư Cao. Anh chưa nói rõ vội ý định của cấp trên với Hai Thôn về nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể mà chỉ gợi ý, hỏi Thôn về những điều cần thiết phục vụ cho dự án.

- Khi lắp bom, thường phải có một thằng nữa đi kèm với chú. Chú có tìm cách nào để tách được nó ra ít phút khi cần thiết không?

- Dạ, rất khó. Nhưng để em nghĩ cách.

- Tụi nó thường gởi nhau trực để đi lơ xe kiếm tiền về chia nhau nhậu. Chú có nhập băng với tụi nó bao giờ chưa?

- Dạ chưa. Em đâu có cần tiền, nhưng nếu cần làm vì nhiệm vụ thì em hòa vào với chúng nó dễ ợt. Em sẽ trực thay chúng, còn bổng lộc được chúng chia cho, em chỉ nhận chút đỉnh là kết cánh liền ngay mà.

- Động tác cuối cùng trong việc thường nhật của chú là lắp ngòi vào bom trước khi lắp nó vào máy bay. Thế cái ngòi nổ đó hình dáng thế nào? Lắp nó xong mất bao nhiêu thời gian?

- Lắp nhanh thôi anh Tư. Các thao tác chừng một trăm giây là xong. Còn cái ngòi nổ hình trụ lắp vào một a-đáp-tơ to chừng bằng cái ly ta uống la-de. Em chỉ dùng tay xoay cái vòng cho đầu bom rời ra, lắp ngòi nổ vào trong a-đáp-tơ rồi trả nó về vị trí, vặn ngược lại mấy vòng là xong.

Từ những câu hỏi và trả lời như thế, Tư Dũng đã có thêm nhiều kiến thức để bổ sung được nhiều chi tiết trong phương án báo cáo lên các đồng chí lãnh đạo Ban. Cũng qua cuộc gặp này, lần nữa Tư Dũng lại củng cố thêm quyết tâm và niềm tin cho Hai Thôn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:54:48 pm »


*
*   *

Sắm vai “giáo sư” dạy tư để sống hợp pháp hoạt động trong nội thành quả rất hợp với đồng chí Tư Chí. Với cặp kiếng trắng, nước da trắng trẻo, dáng hình mảnh khảnh lại rất lịch thiệp, hào phóng mỗi khi cần thiết phải qua các trạm gác của địch nên đồng chí thường qua lại rất ung dung. Tất nhiên, với các phong độ đó, lại ngồi trên xe hơi sang trọng, Trưởng ban Tư Chí còn đủ thẻ căn cước, các giấy tờ tùy thân khác, toàn là thứ thiệt do chính quyền Sài Gòn cấp.

Đồng chí Tư Chí từng là Phó Bí thư tỉnh ủy Bến Tre chuyên chỉ đạo về binh vận trong những năm Đồng Khởi, sau đó là Tỉnh đội trưởng Mỹ Tho. Do vậy, đồng chí vừa có năng lực kinh nghiệm về lãnh đạo chính trị và chỉ huy quân sự, vừa rất khéo léo nhập vai khi phải hoạt động trong lòng địch. Đặc biệt đồng chí còn có trí nhớ trời cho rất tuyệt vời. Có lần nhận nhiệm vụ đến Cà Mau phổ biến Nghị quyết của Trung ương Cục, do phải giữ bí mật khi đi theo đường công khai trong lòng địch nên không được mang theo bất cứ tài liệu gì. Thế nhưng khi đến đó đồng chí đã truyền đạt đầy đủ gần như nguyên văn Nghị quyết, kể cả các số liệu cụ thể.

Từ khi Trung ương Cục điều về trực tiếp chỉ đạo công tác binh vận trong nội thành Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Tư Chí đặc biệt quan tâm đến các cơ sở nội tuyến trong Phủ Tổng thống, Bộ Tổng tham mưu, đặc khu Sài Gòn và Không quân ngụy.

Sau khi nghe Tư Dũng ở chỗ Thôn về báo cáo, Tư Chí nói với hai cộng sự gần gũi nhất của mình:

- Đây là thời cơ tốt nhất để Binh vận ta góp phần làm sụp đổ mưu đồ chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Mỹ sẽ phải rút quân và sẽ choàng cái gánh nặng chiến tranh lên đầu thằng ngụy bằng cách tăng nhanh các trang bị vũ khí, kỹ thuật hiện đại và phương tiện chiến tranh gấp nhiều lần hiện nay để lũ tay sai này tự đảm nhiệm. Ta phá hủy sinh lực cao cấp của chúng tức là đánh vào chỗ cốt tử nhất của cả Mỹ lẫn ngụy. Tôi đồng ý và ta phải lên phương án thật nhanh để cho “Chim xanh” lần này vào trận. Phương châm của trận đánh này là “Đánh chắc, đánh hiểm, thắng lớn, tuyệt đối an toàn” để cơ sở còn tiếp tục hoạt động.

Ngừng lại một chút, ông đưa mắt sang phía đồng chí Tư Cao.

- Chuẩn bị kế hoạch để vào trận này, Tư Dũng đã có điểm hẹn hợp lý theo sát được Hai Thôn. Còn cậu may mắn là đã được “bồ” Hồng. Viên thiếu tá, bạn cũ của cậu đã mở lòng mở dạ giảng giải và cho ông bạn Việt cộng Tư Cao ngồi trên trực thăng bay suốt mấy vòng nên đã ngắm được toàn bộ cách bố phòng của sân bay Cần Thơ. Có thể về nguyên tắc chung việc bố trí kho tàng và bãi đậu máy bay đều giống nhau. Nhưng để chắc thắng trước khi quyết định trận đánh ở Biên Hòa lần này, Tư Cao xem có cách nào để không riêng cậu mà cả mình cũng quan sát được toàn bộ cách bố phòng của sân bay này được không?

Tư Cao hơi bất ngờ trước yêu cầu này của thủ trưởng. Nhưng anh đã nghĩ ngay tới mảnh vườn ở quê ngoại cách sân bay Biên Hòa chỉ có 3 cây số. Anh đã phải bán hết cả tư trang mới mua được nó để có điều kiện trực tiếp nắm Hai Thôn một cách hợp lý. Tư Dũng đã đóng vai người làm thuê cho anh, vừa chăm vườn, vừa mang thỏ lên viện Pasteur bán. Có vườn, anh có cớ đi lại thường xuyên tới Biên Hòa và đôi khi có những ông bạn từ Sài Gòn về chơi thăm trại của anh cũng là chuyện thường tình. Từ mảnh vườn này, Tư Cao đã phác thảo rất nhanh ra một diệu kế và mỉm cười báo cáo với Trưởng ban:

- Anh Tư cũng muốn được đi thị sát sân bay Biên Hòa bằng trực thăng ư? Điều này em chưa dám hứa. Bởi em cũng vô tình mà gặp lại thằng Hồng, bạn học thời xưa. Em đã chiêu đãi nó xả láng, lại tỏ ra để cho nó tưởng em đang là dân áp phe giàu sụ nên nó mới chiêu đãi lại em như vậy. Nhưng hiện giờ nó đang ở sân bay Cần Thơ. Dù vậy, anh Tư cứ yên chí, em đã có cách để anh quan sát được toàn bộ sân bay Biên Hòa.

Mình đâu có yêu cầu là phải được đi thị sát bằng trực thăng như cậu. Nhưng Tư Cao có cách gì vậy?

- Em sẽ đưa anh tới một địa điểm để thực hiện được ý định này nhưng anh phải...

- Phải làm gì?

- Phải cải trang đúng như một thầy đồ nho ngày xưa chứ không phải như giáo sư bây giờ. Nghĩa là anh phải đóng quần trắng, áo the đen dài, khăn hộp để hòa vào với thiện nam, tín nữ rồi em cùng đưa anh lên chùa Bửu Phong lễ Phật.

- Chùa ở trên núi Bửu Long à?

- Đúng thế!

- Nhưng mình không biết cầu kinh, lễ Phật.

- Không cần! Anh chỉ cần vào kính cẩn thắp hương rồi chắp tay vái Phật tổ. Xong rồi chúng ta ra ngoài dạo thăm cảnh chùa để rồi tha hồ thả tầm mắt xuống toàn bộ sân bay. Từ đó nhìn xuống, ta thấy rõ được cả từng chiếc máy bay đang đậu.

- Chà! Như vậy thì tuyệt quá! Tư Cao quả là một cây sáng kiến phải không Tư Dũng?
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:56:02 pm »


Đúng như Tư Cao đạo diễn, ba ngày sau vào sáng chủ nhật, anh đưa khách Sài Gòn của mình từ trại chăn nuôi lên viếng chùa Bửu Long. Với bộ đồ như anh đã vẽ mẫu, Trưởng ban Tư Chí của anh trông hệt như một tín đồ sang trọng ở thành phố về. Cả hai cùng hòa vào dòng khách thập phương kéo đến cầu nguyện rất đông trong ngôi chùa có tiếng linh thiêng này. Cũng cung kính thắp hương, khấn vái hết một vòng như các Phật tử, đến khi ra dạo cảnh và phóng tầm mắt xuống sân bay Biên Hòa, ông khách của Tư Cao quả đã thấy được gần như toàn bộ cách bố phòng của địch ở đây. Từ thực tế trục tiếp thị sát này, cộng với sơ đồ và tình hình cụ thể mà Tư Cao và Tư Dũng đã báo cáo, ông cũng tin tưởng và khẳng định quyết tâm để “Chim xanh” dịp này tung cánh.

- Phong cảnh ở đây nên thơ đấy chứ anh Tư?

- Chẳng những nên thơ mà còn rất hữu tình. Cảnh chùa đẹp thế này mà những người ở Sài Gòn chưa được một lần đến đây lễ Phật thì thật đáng tiếc.

Ông khách Sài Gòn phát biểu cảm tưởng với chủ trại chăn nuôi Tư Cao như vậy khi hai người lần nữa lại hòa vào dòng thiện nam, tín nữ xuống núi. Trong khi ấy ở trại, món thịt thỏ quay rôti và nấu kiểu Tàu do Dũng ra tay đã tỏa hương vị thơm lừng.

Cả ba vui vẻ cùng ngồi vào bàn nhậu, nhưng chủ yếu không phải để thưởng thức cái tài nấu ăn của Dũng mà để quyết định phương án đánh địch lần cuối. Bằng giọng thân tình, Trưởng ban Tư Chí nói:

- Ý kiến đề nghị về mục tiêu cụ thể của Tư Cao và Tư Dũng rất chính xác. Ta không thể đánh được kho bom, vì nó ở xa, Hai Thôn rất khó tiếp cận. Hơn nữa hiệu quả sẽ không cao bằng cho bom nổ từ ụ chứa bom, nơi có nhiều máy bay đậu gần. Như thế mới tiêu diệt được nhiều sinh lực cao cấp của địch.

- Nó lại có điều kiện để cho Hai Thôn tiếp cận nữa chứ anh Tư - Tư Cao tiếp lời - Nhiệm vụ của Hai Thôn là lắp bom vào cánh máy bay. Cậu ấy phải lấy bom từ ụ chứa này ra để lắp. Tuy số bom ở mỗi ụ chứa chỉ từ 500 đến 600 quả, nhưng từng ấy quả, mỗi quả nặng 300 pound tức bằng 250 kg, sức công phá dây chuyền qua ụ rốc két và cả dãy máy bay đậu gần đó sẽ không nhỏ. Cái khó nhất còn lại bây giờ là làm thế nào để Hai Thôn bí mật gài được thuốc nổ vào ụ chứa bom đó đúng thời điểm mà vẫn bảo đảm được an toàn cho Hai Thôn như phương châm anh Tư đã đề ra.

Cả ba cái đầu cùng chụm lại bàn bạc từng chi tiết để gỡ cái khó đó. Và lần này Tư Cao đã phải đến Biên Hòa gặp Hai Thôn để kiểm tra, hướng dẫn, nghe Thôn trình bày về cách xử lý từng tình huống sẽ phải xảy ra.

Từ ngày lập trại chăn nuôi ở ấp Tân Ba, đội trưởng Tư Cao đã đến chơi ở nhà Thôn rất thuận lợi, hợp lý. Anh đã làm quen và có bữa nhậu cùng với cả các chiến hữu của Thôn. Bọn chúng rất quý trọng ông chủ trại hào phóng, vui tính, có dáng dấp rất trí thức này.

Với Thôn, mỗi lần được gặp chú Tư, Thôn lại thấy mình lớn khôn hơn một bước. Cậu không hiểu đội trưởng của mình đã nhập vai bằng cái vỏ bọc gì mà qua mặt địch đi được khắp cả Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho, Biên Hòa... Chính chú đã đàng hoàng mang “quà” (thuốc nổ) đến và hướng dẫn sự cấu tạo của ngòi nổ cùng cách sử dụng nó cho Thôn. Lần này, khi mà Thôn đang nóng lòng chờ đợi ngày giờ G, sự xuất hiện của Tư Cao đã làm cho Thôn rất phấn chấn. “Chắc chắn mình sắp được vào trận rồi!”.

Còn đội trưởng Tư Cao thoáng qua sắc thái của Hai Thôn ngay từ phút đầu, anh đã tin ngay rằng: chắc chắn những khó khăn còn lại về trận đánh sắp tới, “Chim xanh” sẽ không chịu bó tay.

Nhận định này càng rõ qua những câu trả lời của Thôn:

- Theo cậu, ta nên đánh vào ngày giờ nào?

- Vào chín đến mười giờ sáng ngày chủ nhật, chú Tư.

- Vì sao?

- Vì lúc đó mật độ sân bay giảm quá nửa. Những tên làm việc xong buổi sáng đã vù về nhà. Còn tụi lính gác cũng bắt đầu đói bụng, mệt mỏi nên ít để ý đến cháu.

- Vậy cậu đã có cách gì để tách bọn chúng ra cho cậu có điều kiện vào đặt ngòi nổ ở ụ bom mà chúng không phát hiện và nghi ngờ được cậu chưa?

- Khó nhất là chuyện này. Nhưng chú Tư yên tâm đi. Từ bữa anh Dũng gợi ý, cháu đã nghĩ ra được kế “điệu hổ ly sơn” rồi.

- Kế đó chắc ăn không?

- Chắc chứ chú Tư.

Thấy đội trưởng Tư Cao vui vẻ, tin cậy, Thôn khoe luôn kế đó và cả những mẹo khác.

- Cháu đã bắt đầu nhận trực thay cho mấy thằng cùng phiên ban với cháu để chúng đi lơ xe kiếm tiền, vì bọn chủ xe có lính Không quân làm lơ thì tất cả lũ anh chị và trộm cướp không dám hoạnh họe gì. Cháu lấy cớ là “Vợ tao ở Cai Lậy, tao chẳng cần đi đâu, ở nhà cho khỏe”. Được đi thoải mái, lại có tiền, bọn chúng khoái lắm. Cháu còn gợi ý cho những thằng lái xe bom: “Tụi bay đưa bom lên ngày thứ sáu, tụi tao xài hết ngày thứ bảy, phải đưa đủ dự trữ cho tụi tao hai ngày”. Mục đích để ngày chủ nhật khi ta đánh, ụ bom vẫn còn đầy và cũng bớt được những con mắt dòm ngó khi cháu ra tay.

- Bọn chúng có ưng làm như cậu gợi ý không?

- Có chứ chú Tư. Lợi ích thiết thực, được nghỉ ở nhà với vợ con ngày chủ nhật, chúng sướng thấy mồ. Nhưng chúng cũng đang làm từ từ, sợ bọn sĩ quan trực tiếp cai quản việc vận chuyển phát hiện. Thực ra bọn sĩ quan có biết cũng lờ đi, vì ở ụ có đủ bom, chúng cũng được nghỉ ngày chủ nhật mà.

Tư Cao gật gù. Anh chợt nhớ ra chi tiết cái nắp nhựa ở đầu quả bom mà khi thông qua kế hoạch, các đồng chí lãnh đạo trong Ban Binh vận đều chú ý. Bởi vì khi muốn đặt thuốc nổ vào đầu quả bom, Thôn phải tháo cái nắp nhựa này ra. Phải có cớ gì để khi Thôn đang tháo nắp nhựa đó nhỡ có tên nào đó nhìn thấy thì cũng cho là chuyện vặt vãnh, bình thường. Tư Cao hỏi Thôn:

- Việc hợp thức hóa về cái nắp nhựa, cậu đã giải quyết thế nào rồi?

- Dạ, bữa trước nghe anh Tư Dũng gợi ý, ngoài việc tụi lính thuộc bộ phận trang bị hỏa lực của cháu có quyền tháo nắp nhựa đã dự trữ cả bao tải để bán, cháu đã làm như anh Tư Dũng mách bảo.

- Tức là cậu đã rủ thêm những thằng bạn thích táy máy tháo nắp nhựa để gom lại đem bán?

- Dạ, đã có mấy đứa làm như thế để có Capstan hút. Như vậy khi cháu vào trận, rủi có đứa nào trông thấy cháu đang tháo thì cũng chẳng có gì là chuyện lạ.

- Vậy, tốt rồi. Chúng ta phải chuẩn bị thật kỹ từng chi tiết. Tuyệt đối không để có kẽ hở nào. Nhớ rằng phải luôn luôn tỉnh táo, không được một giây phút nào chủ quan. Chỉ cần sai một ly là đi một dặm. Công phu trồng cây này không chỉ riêng cậu đâu. Phải hái lứa quả này thật lớn, tuyệt đối an toàn mà người cuối cùng thực hiện được tổ chức tin cậy là Hai Thôn đó.

- Dạ, cháu rõ. Các chú cứ yên tâm.

Tư Cao nắm chặt bàn tay Hai Thôn, nhìn “Chim xanh” bằng ánh mắt đầy khích lệ và hỏi thêm:

- Sáu Ánh đã chuyển ngòi nổ được chế tạo từ ngoài chiến khu vào cho cậu chưa?

- Dạ, rồi! Anh em ta ngoài đó rất giỏi. Hình dáng và kích thước giống hệt cái ngòi nổ ở đầu trái bom cháu đã đưa mẫu ra.

- Ừ, rất giống. Mình đã xem nó khi cháu Toàn mang vật quý đó qua mặt địch ở Lái Thiêu về. Thôi bây giờ mình về nhé, mọi việc êm đẹp cả rồi. Chỉ còn chờ nhạc điệu của “Chim xanh” quyết tâm nổi nhạc cho thật hùng tráng - Tư Cao dặn thêm và xiết chặt tay Thôn hơn mọi lần.

Cuộc kiểm tra trực tiếp Hai Thôn lần này đã làm cho anh càng thêm tin tưởng vào thắng lợi của trận đánh sắp tới. Không riêng anh, các đồng chí Bảy Dự, Tư Chí, Tư Mai khi duyệt lại phương án cuối cùng đều tin tưởng ở “Chim xanh” và kế hoạch đã chuẩn bị rất công phu của mình. Dịp này, đồng chí Tư Chí đã lên Ban Binh vận Trung ương Cục, trực tiếp nắm các cơ sở nội tuyến toàn miền. Đồng chí Tư Mai mới được điều về thay vị trí Trưởng ban Binh vận đặc khu Sài Gòn - Gia Định. Tuy ở cương vị mới phải nắm bắt rất nhiều cơ sở nội tuyến quan trọng, nhưng “giáo sư” Tư Chí vẫn đặc biệt quan tâm và bám sát “Chim xanh”.

Tại cuộc họp này, ngày giờ G để “Chim xanh” nổi nhạc đã đượ c quyết định.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:57:22 pm »


*
*   *

Sáng chủ nhật ngày 9 tháng 9 năm 1972.

Suốt hai năm làm lính ở sân bay Biên Hòa, chưa ngày nào Hai Thôn cảm thấy mình bồn chồn với tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo lắng, hồi hộp như thế. Bởi suốt mấy năm ẩn mình “gieo hạt” và phải kìm nén căm thù mỗi khi nhìn thấy lũ phi công đi ném bom tàn sát nhân dân về hả hê khoe khoang chiến tích, đến nay mới được tính sổ nợ với lũ Mỹ-ngụy. Nhưng liệu có hái quả trót lọt không? Nhớ tới lời dặn của chú Tư Cao và ánh mắt tin cậy của anh Tư Dũng cùng chị Sáu Ánh trong lần gặp cuối cùng trước khi vào ngày giờ G hôm rồi, Hai Thôn lại thấy mình như có thêm sức mạnh nên hết sức bình tĩnh. Anh cho tay vào trong chiếc túi áo không quân rộng thùng thình nhiều túi của mình sờ lại gói thuốc nổ mà chiều qua anh đã khéo léo che mắt được tên lính gác quen mặt bằng cách quẳng cho nó nửa bao thuốc lá để đem “vật quí” đó từ nhà ở đến giấu trước tại nơi làm việc trong phi đạo. Kíp nổ hẹn giờ cũng được lắp sẵn với thời gian nổ chậm là sau một giờ. Thôn đã được chị Sáu Ánh trao cho ba loại kíp nổ chậm, nổ sau nửa giờ, một giờ và hai giờ khi đã rút chốt an toàn. Hôm nay, Thôn quyết định dùng kíp nổ sau một giờ, bởi chiều qua Thôn thấy ngoài số bom trong ụ còn đầy, bên ngoài còn có tới bốn xe chưa cẩu bom xuống. Như vậy là trong thời gian ấy nếu chúng có lấy đi để lắp vào máy bay cũng không hết bao nhiêu và chủ yếu là mình đã ra khỏi được phi trường khi mà ụ bom đã nổ.

Việc quan trọng nhất thế là ổn. Thôn lại khéo léo gợi ý để tên Bi lái xe luôn cặp kè bên anh phải đề nghị: “Bữa nay ít việc, mày lái đỡ cho tao để tao vù về Sài Gòn với vợ con một chút nghe!”

Thôn ra vẻ ngần ngừ:

- Nhưng tao sợ bọn lính gác gây khó dễ, vì như thế là sai qui định mà.

- Mày quen hết bọn chúng, lo gì?

Thôn gật đầu và trong bụng rất mừng, vì đã loại ra khỏi vòng sự dòm ngó của một đối thủ, mặc dù chưa bao giờ hắn nghi ngờ và chơi xấu anh.

Bây giờ chỉ còn mấy đứa gác ụ bom và đang cẩu bom. Phải làm sao tách chúng ra được ít phút? Lúc này cái kế “điệu hổ ly sơn” như Thôn đã báo cáo với đội trưởng Tư Cao, anh mới tung ra. Anh để thò đầu chai rượu ra cho một tên lính gác trông thấy. Đã mệt mỏi lại đang đói bụng, hắn liền kêu:

- Anh Hai! Anh Hai! Có cái chất cay mà sao không bỏ ra để cho anh em giải lao thưởng thức một chút?

Cái lệ mỗi khi “bà chị vợ” lên chơi lại có quà để cho các bạn cùng làm việc được hưởng chung Thôn đã cố ý tạo ra cho bọn này được mấy lần nên đã thành thói quen.

Thế là bọn chúng cùng bu lại và Thôn ngoài chai rượu còn rút trong túi ra cả đậu phộng cùng một gói thịt bò khô ngồi nhấm nháp với lũ bạn. Thôn tợp một hớp rượu, nói mấy câu về sự tốt bụng của “bà chị vợ” mình, xong ngơ ngác giả bộ đi tìm Bi.

- Không biết ông Bi đi đâu mất tiêu rồi, không vô nhậu!

Chính lúc đó, Thôn đã lẩn nhanh ra ụ bom. Anh bình tĩnh vặn nắp nhựa quả bom ở hàng cuối cùng. Với động tác rất thành thạo, Thôn mở nắp ở đầu trái bom ra đặt vào đó cài ngòi nổ trong có thuốc nổ C4 đã được tạo ra vừa khít kích cỡ như ngòi nổ của bom. Để chắc ăn, Thôn đặt liền hai kíp nổ cùng giờ hẹn, xong rút chốt an toàn cẩn thận nhét vào gót giày rồi vặn nắp đầu trái bom lại cho thật chắc chắn.

Tất cả các động tác đó, Thôn hoàn thành với thời gian không đầy hai phút. Anh thở phào nhẹ nhõm vì công việc làm trọng đại đó của mình tất cả những tên địch đang thực thi công vụ ở đây không một tên nào biết được. Chúng vẫn đang truyền tay nhau chai rượu. Như người vừa trút được một gánh nặng, Thôn lại thản nhiên sà vào nâng chai tiếp với chúng. Khi tan cuộc, chúng tản về vị trí cũ thì Thôn cũng nhảy lên buồng lái, lái chiếc xe chở bom ra thả ngoài kho. Tên lính gác đã quen Thôn hỏi:

- Sao Tư Bi không đi? Một mình mày làm sao móc bom kéo lên được?

- Làm xong hết rồi. Nếu có kéo một vài xe nữa cũng phòng có lệnh gấp thôi.

Thấy Thôn nói hợp lý, hơn nữa lại vẫn mời thuốc nhau nên tên lính gác bỏ qua luôn cái quy định “xe phải đi hai người” liền cười để Thôn đi.

Trả xong, vừa ra khỏi cổng gác ngoài một đoạn, Thôn ngạc nhiên nghe tiếng gọi của Bi. Thì ra con bồ bán cà phê của Bi đã giữ chân hắn lại không để hắn về ngay với vợ ở Sài Gòn. Thôn đáp lại lời mời gọi của Bi và rủ hắn:

- Thôi, tao không uống cà phê nữa đâu. Đói bụng rồi, với lại sáng nay mấy thằng cha phi công không cất cánh, biến ra nhà tao kiếm cái gì nhậu chơi mày!

Tên tài xế nghe lời Thôn và ít phút sau hai đứa đã bắt đầu chén chú, chén anh. Tuy cùng vui vẻ nâng ly, nhưng Thôn luôn ngầm liếc vào mặt đồng hồ trên tay. Một giờ rồi, tính từ lúc Thôn rút chốt an toàn kíp nổ, sao tới giờ vẫn im lặng? Thôn thấy lo lắng khi ly rượu trên tay đang phải tràn đầy để cụng ly với tên Bi. Đúng lúc ấy, một tiếng nổ long trời rồi cứ thế rền vang như sấm dậy làm cho không chỉ khu nhà của Thôn chao đi mà cả thành phố Biên Hòa đều rung lên như đang trong trận động đất.

Theo phản xạ tự nhiên, cả Thôn và Bi đều bất thần nằm sấp xuống, run rẩy. Thôn ngóc đầu lên giả bộ sợ sệt.

- Việt cộng pháo kích mày ạ!

- Mày ngu thấy bà! Pháo kích phải nghe tiếng đề-pha chứ!

- Chết cha, thế thì nổ bom rồi.

- Kho bom đâu phải ở chỗ đó. Phía đấy là ụ bom. Không biết mấy thằng cha gác ụ và cẩu bom đánh lộn hay sơ ý làm ẩu thế nào mà đã gây nên chuyện tày trời này.

- Chắc bọn chúng chết hết trọi rồi! Bây giờ làm thế nào mày? Ta phải chạy ra phi đạo xem sao chứ?

- Mày lại ngu một lần nữa. Phải để ngớt tiếng bom đã chứ. Kiểu này là nó kích thích nổ dây chuyền sang tất cả các máy bay đã lắp bom và tra dầu. Bây giờ việc trước tiên là tao với mày phải chứng cho nhau: Chúng ta đều có mặt trên cả hai chuyến xe nhận bom và cùng thống nhất các câu trả lời. Thế nào bọn an ninh cũng triệu chúng mình lên hỏi đó.

- Ừ, thì chứng. Nhưng mày vội lo xa quá. Chuyện nổ ở ụ bom là do trách nhiệm của tụi nó, đâu mắc mớ gì đến mình.

Thôn giả bộ nói thế, nhưng rất mừng là tên Bi đã chủ động đề ra cách ứng phó này. Chính có cách ứng phó và trả lời thống nhất như thế nên sau vụ nổ này, ba hôm liền, bọn an ninh gọi Thôn lên vặn hỏi, chúng đều không tìm ra sơ hở gì để nghi Thôn. Những tên có thể phát hiện ra sự nghi ngờ ở Thôn đều đã bị bom tiêu diệt hết. Chẳng những thế, Thôn còn được cấp trên nhận xét là: Một nhân viên rất có trách nhiệm. Bởi Thôn và Bi đều có mặt ngay trong tốp lính đầu tiên vào cứu nguy phi trường. Khi ấy đại úy Thoàn ở cơ quan tham mưu Sư đoàn đã chạy ra cổng để đón và kiểm tra các quân nhân vào cứu nguy. Thấy Thôn có đủ bốn thứ bảo bối: một giấy chứng chỉ tại ngũ, một căn cước quân nhân, một giấy thông hành qua các cổng đang đeo trước ngực, một thẻ cấm địa do an ninh Không quân cấp dành riêng cho toán trang bị hỏa lực được đi lại trong kho bom và tất cả các phi đạo, Thoàn liền cho Thôn vào ngay nơi trung tâm bị thiệt hại nặng nhất để dọn chỗ đón các viên tướng ở trên xuống kiểm tra.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:57:56 pm »


Thôn đã năng nổ, xông pha vào cả những nơi nguy hiểm nhất để giải quyết hậu qua vụ nổ bom, trước hết để dọn đường cho Phu-đơn cùng bọn tướng lĩnh của Huỳnh Bá Tính đi kiểm tra. Bởi thế, Thôn đã chứng kiến được phần lớn các cuộc đối thoại giữa Phu-đơn với Tính và Từ Văn Bê. Phu-đơn chỉ thị cho Tính phải tìm ra bằng được cái ngòi nổ vụ này. Nhưng cả tên tướng Mỹ và Tính lúc ấy đâu có biết rằng cái ngòi nổ đó đang đứng trước mặt mình. Còn Thôn vừa tỏ ra rất mẫn cán với bọn Tính vừa vô cùng hả hê. Chiến công trả đũa cho việc Không quân Mỹ đã đánh phá trở lại miền Bắc thật đã đời, ngoài sức tưởng tượng của Thôn khi anh tận mắt nhìn thấy la liệt đủ các loại máy bay của Mỹ trang bị cho quân ngụy đã bị phá hủy tan tành cùng cảnh tan hoang đầy xác chết của bọn Mỹ - ngụy trên sân bay Biên Hòa.

Ôi cái ngòi nổ thần kỳ. Cái ngòi nổ chứa chất biết bao trí tuệ cùng công sức của đồng dội và nén chặt bao năm! Thôn đã nhiều lần thốt lên một mình như vậy trong đêm ấy, cái đêm vì quá vui mừng anh đã không thể nào ngủ được.

Cũng trong đêm ấy, không riêng các đồng chí lãnh đạo trong Ban Binh vận, trong Trung ương Cục cùng Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam mà cả các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ở ngoài Hà Nội cùng tất cả chiến sĩ, đồng bào cả nước, ai đã biết được tin này đều vô cùng hả dạ.

Riêng Ban Binh vận, sáng nay hai đồng chí Tư Chí và Tư Hoài đã chờ sẵn trên núi Bửu Long. Thế nên, tuy chưa được báo cáo cụ thể, các đồng chí đã hình dung ra thắng lợi của trận đánh thần kỳ này. Nhưng bên cạnh niềm vui vô hạn đó, mọi người đều đang cùng lo lắng cho số phận của “Chim xanh”. Rõ ràng “Chim xanh” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rồi, nhưng “Chim xanh” có an toàn không? Có thoát ra được trước khi bom nổ và có bị chúng nghi ngờ gì không?

Nỗi lo lắng đè nặng lên trái tim mọi người ấy phải đến bốn ngày sau khi Thôn tìm cách nhắn khéo bằng một mẩu tin thư ngắn gởi ra cho Sáu Ánh, mọi người mới nhẹ nhõm, an lòng.

Thôn hiểu tâm trạng đó của các đồng chí mình. Nhưng anh không có cách nào làm được sớm hơn. Sau vụ này, Huỳnh Bá Tính đã ra lệnh cấm trại 100% liền một tháng. Còn các báo chí được lệnh của Tổng thống Thiệu: Cấm ngặt không được đưa tin, nhưng trước sức ép mạnh mẽ của dư luận cả trong và ngoài nước, đặc biệt là phái “Bồ câu” (Đảng Dân chủ) đang công kích mạnh mẽ phái “Diều hâu” (Đảng Cộng hòa) đứng đầu là Nich-xơn và Kit-xinh-giơ về chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nich-xơn nên sau năm ngày vụ nổ bom, Thiệu đã phải cho các báo đăng tin do Bộ Quốc phòng của ngụy công bố.

Tuy còn rất xa với sự thật, nhưng tờ Chính luận số ra ngày 13 tháng 9 năm 1972 đã viết: “Các hãng thông tấn ngoại quốc thuật nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: Tại phi trường Biên Hòa vào sáng chủ nhật 9.9.1972, một vụ nổ bom chưa rõ nguyên nhân đã làm nổ tung một hầm chứa 150 quả bom 250 kg làm 32 quân nhân Việt Nam Cộng hòa chết, 20 người bị thương. Phía Hoa Kỳ có 41 quân nhân bị chết và bị thương. Có 70 phi cơ, phần lớn là trực thăng bị phá hủy và hư hại”.

Có lẽ chính Huỳnh Bá Tính cũng phải cười mỉm khi đọc tin này, vì nó đã khác xa ngay với những con số mà viên tướng này đã báo cáo với Phu-dơn.

Riêng Thôn trong lúc đang bị cấm trại, được đọc những dòng tin trên, anh đã cười thầm: “Chỉ cần chúng mày công nhận như thế cũng đã đời rồi!”. Anh có biết đâu lúc này một tin mừng lớn nữa đã đến với anh: Đảng ủy Ban Binh vận đã chấp nhận đơn và quyết định kết nạp anh vào Đảng Lao động Việt Nam. Đồng thời Ban cũng đề nghị lên trên tặng thưởng huân chương Thành đồng hạng hai - phần thưởng cao quý, rất ít cá nhân có được vinh dự này - cho anh.

Hơn một tháng sau, khi Thôn đã hết thời hạn cấm trại, không ai khác, chính đội trưởng Trần Lê Quân, tức Tư Cao, người đã theo sát, dìu dắt, chỉ đạo cho “Chim xanh” vào trận đã đến Biên Hòa tổ chức lễ kết nạp Đảng và báo tin Chính phủ Cách mạng Lâm thời đã quyết định tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng hai cho anh.

Trước giờ phút vào việc trọng thể này, lúc Thôn vừa thấy đội trưởng, hai chú cháu đã ôm chầm lấy nhau và cả hai đều nghẹn lời, ướt nhòa nước mắt vì quá vui sướng.

- Trơi ơi, thằng Hai! Mày có biết chúng tao ở ngoài khi nghe thấy tiếng bom nổ rồi nhận được tin mày an toàn đã vui sướng đến thế nào không? Mừng hết chỗ nói! Thật tuyệt vời! Chỉ có một cái ngòi nổ của chúng ta mà sức chấn động không chỉ ở trong nước, rung sang cả Mỹ và Hội nghị Paris. Phái đoàn của ta ở bên ấy mừng lắm, tiếng nói có thêm trọng lượng nên đã điện về nhiệt liệt hoan ngliênh chúng ta.

Tư Cao nói một hơi dài. Khi xong phần nghi lễ, anh mới thư thái ngồi nghe Thôn tường trình lại diễn biến trận đánh và tình hình ở sân bay Biên Hòa từ bữa ấy đến nay. Nghe xong, anh nói:

- Bọn chúng không nghi ngờ gì về cậu là tốt rồi. Nhưng đừng có chủ quan. Vẫn phải coi chừng chúng bí mật thả mồi lôi cá đó. Không được hăng ăn mà làm tiếp ngay những tiệc mới, dù là tiệc nhỏ như cậu đề nghị đâu. Phải lặn đi một thời gian để cho chúng nguôi nguôi vụ này đi đã.

“Chim xanh” đã nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh im lặng này của đội trưởng. Đến khi được phép đánh nhỏ lẻ, từ tháng 11 năm 1972 đến tháng 7 năm 1973, “Chim xanh” lại tiếp tục tung cánh:

Lần thứ nhất, một chiếc khu trục Ska-rai-đo bị rớt do “sự cố bất ngờ” ở trên không.

Lần thứ hai, một phản lực F.5 bỗng nhiên bị bốc cháy ngay giữa đường băng trước khi cất cánh, kéo theo cả bốn trái bom đã cài dưới cánh cùng nổ.

Lần thứ ba, một khu trục cánh quạt đang bay bị gãy càng phải cấp tốc đáp xuống sân bay Đức Phổ.

Lần thứ tư, lại một khu trục Ska-rai-đơ nữa bị nổ tung giữa trời làm cho một chiếc đang bay cũng phải từ Long Khánh quay về.

Cũng trong lần thứ tư nay, khi “Chim xanh” được tặng thưởng thêm ba Huân chương Chiến công nữa thì bọn an ninh Không quân đã mở cuộc điều tra ráo riết. Chúng khẳng định có bàn tay phá hoại ngay trong Ban trang bị hỏa lực. Thôn bị chúng nghi ngờ, tuy không có bằng cớ gì cụ thể, nhưng chúng vẫn bắt giam Thôn để tra khảo và sau đó cho biệt tích ra Côn Đảo.

Thôn phải bước vào trận đấu mới với những thử thách quyết hệt. Suốt trong những năm tháng bị giam giữ, tù đày, anh đã phải nếm trải đủ các đòn dụ dỗ và tra tấn dã man của địch. Nhưng biết chúng không có chứng cứ, anh đã một mực không khai báo, giữ tròn khí tiết của một chiến sĩ Cộng sản để rồi ngẩng cao đầu cùng các đồng chí của mình xuống tàu trở về với cách mạng, với mẹ hiền sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Đón “Chim xanh” trở về ở bến tàu ngày hôm ấy thật cảm động. Không chỉ có Kim Chi và gia đình anh, cả vợ chồng chú Sáu Vũ, chú Tư Cao, anh Tư Dũng đại diện cho đại gia đình binh vận đã choàng rộng cánh tay ôm Hai Thôn vào lòng.

Nguyễn Văn Thôn quá xúc động không nói lên lời. Hai dòng nước mắt của niềm tự hào và sự sung sướng đã chảy dài trên má anh. Trong suốt 5 năm chiến đấu thầm lặng, đây là ngày hạnh phúc nhất của anh.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1995.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:59:37 pm »


BỮA NHẬU VÔ GIÁ

Hẳn bạn sẽ phỏng đoán: Đây là bữa nhậu kiểu đế vương để sau đó một hợp đồng có lợi nhuận bạc tỉ được ký kết hay một quyết định rất béo bở về quyền lực được ban ra hoặc một ước nguyện hoan lạc bất chính đã đạt được quá mức. Không phải! Những loại nhậu như trên đều có giá trị. Bữa nhậu mà Thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm - một chiến sĩ tình báo đã trải qua hàng chục năm mưu trí, kiên cường chiến đấu trong mặt trận thầm lặng đang kể với tôi lúc này mới đúng nghĩa là vô giá.

Cuộc nhậu đó đã diễn ra ở ngay giữa Sài Gòn lúc 11 giờ ngày 29 tháng 4 năm 1975, ngày mà ở sào huyệt cuối cùng này của Mỹ - ngụy đang đứng trước cơn hấp hối. Các tuyến phòng thủ thép của chúng đã vỡ tung. Năm cánh quân lớn của đại quân ta đã áp sát các cửa ngõ Sài Gòn. Chiều qua, Sân bay Tân Sơn Nhất đã bị không quân ta đánh bom bằng chính 5 chiếc máy bay A.37 vừa đoạt được của không quân ngụy. Đến đêm, lại bị trọng pháo 130 ly của ta dội tới buộc Mỹ phải cấp tốc lập cầu hàng không bằng máy bay lên thẳng, sân đậu là nóc tòa nhà sứ quán Mỹ để di tản các quan chức Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn. Đã hỗn loạn, trên các đường phố Sài Gòn càng hỗn loạn hơn bởi tràn ngập tàn quân ngụy từ các nơi đổ về. Chúng thi nhau phá phách, cướp bóc tài sản của nhân dân. Trong số đó, một toán 40 lính dù đi trên 3 chiếc GMC đã xông thẳng vào trụ sở Ủy hội quốc tế kiểm soát đình chiến ICCS trên đường Trần Quốc Toản - nơi ở của 4 phái đoàn quốc tế: Ba Lan, Hungarie, Iran và Indonesia. Ở đây, hai phái đoàn Iran và Indonesia đã được Mỹ bốc đi từ hôm qua, còn lại có hai đoàn Ba Lan và Hungarie. Toán lính dù này đang cay cú vì bị quân ta đánh cho tan tác, phải ôm đầu máu chạy về đây, chúng đang rắp tâm phải được rửa hận bằng máu của Cộng sản. Vậy nên lũ lính khét tiếng tàn ác, kiêu căng này đã phóng xe hướng thẳng vào trụ sở Ủy hội quốc tế với chủ định “sẽ làm cỏ hai phái đoàn Cộng sản Ba Lan và Hungarie”. Khi xuống xe, viên đại úy chỉ huy toán dù đã đặt tay vào khẩu Col tuyên bố thẳng thừng như thế với đại tá Lưu Quang Hồng, bất kể ông Hồng là thượng cấp vượt xa cấp hàm của y. Lưu Quang Hồng là sĩ quan cao cấp đại diện cho quân lực Việt Nam Cộng hòa bên cạnh Ủy hội kiểm soát đình chiến quốc tế ICCS. Còn Vũ Quốc Phong là cấp phó của Quang Hồng, nhưng đây cũng chỉ là cái bình phong của một chiến sĩ tình báo để hoạt động cho Cách mạng ở ngay trong hang ổ của địch từ nhiều năm qua.

Tình huống này quả anh không lường tới, kể cả hôm qua lúc đồng chí Nguyễn Văn Khiêm, sau khi vào nội thành được 2 ngày để trực tiếp chỉ đạo mạng tình báo của B2 trong đợt tổng tiến công đã công khai gặp anh động viên trao nhiệm vụ và dự báo tình hình. Nhưng với bản lĩnh nghề nghiệp đã được tôi luyện nhiều năm, sau giây phút bị bất ngờ, Vũ Quốc Phong đã tỏ ra rất bình tĩnh. Một phương sách đối phó dựa vào vị thế của đại tá Hồng đã nảy ra rất nhanh trong anh. Anh nói nhỏ với đại tá Hồng:

- Phải kìm chân lũ lính dù tại đây để cứu hai phái đoàn. Trước hết, Đại tá cứ bình tĩnh tiếp họ, tôi đã có cách đối phó. Chỉ đề nghị Đại tá sẽ khéo hòa mình vào kịch bản bữa nhậu của tôi.

Phong đề nghị như thế với Đại tá Hồng, bởi anh ngầm biết ông đã được cách mạng bắt mối đang ngả hẳn về phía mình. Và kịch bản đó đã được anh mở đầu bằng nụ cười thân thiện cùng giọng nói mềm mỏng, song vẫn tỏ rõ vị thế là ở nơi có một sĩ quan cao cấp đang thay mặt quân lực Việt Nam Cộng hòa thực thi nhiệm vụ bên Ủy hội quốc tế.

- Đại úy, đây là cơ quan ngoại giao. Nhưng mời Đại úy và anh em vừa dấn thân đánh trả với Cộng quân về đang mệt mỏi hãy ngồi cả xuống đây xả hơi vài ly rượu đã. Sau đó, yêu cầu của anh em quân lực Cộng hòa chúng ta sẽ được đáp ứng.

Phong vừa nói xong thì đại tá Lưu Quang Hồng lúc này cũng rất khéo léo nhập vai, liền hướng vào phía trong gọi to viên đại úy thuộc quyền:

- Đại úy Tiên! Mấy anh em bên Dù về đây đang mệt. Cho mang rượu và kiếm đồ nhậu ra đây để anh em lai rai nghe.

- Dạ, bẩm Đại tá có ngay.

Đang mệt mỏi, lại cũng đã quá đói bụng, nghe thấy vậy, viên đại úy cùng cả toán linh dù liền hạ hỏa, mắt cùng sáng lên, bỏ súng ngồi luôn xuống đất kín cả trước cửa phòng khách. Rồi tất cả lại cùng nhìn đại tá Hồng - một sếp bự khoan dung, biết thương lính với ánh mắt thiện cảm khi ông lấy ra nửa cây thuốc lá Capstan đưa cho viên đại úy mời bọn chúng trước khi vào cuộc nhậu. Cùng lúc ấy, rượu tây, thịt bò, thịt heo đã được đại úy Tiên cho các nhân viên mua ngay ở mấy cửa hàng trước cửa mang ra. Lưu Quang Hồng và Vũ Quốc Phong cũng liền ngồi bệt xuống nhập cuộc. Cả hai vừa lần lượt cụng ly vừa vui vẻ trò chuyện, tỏ ra rất thông cảm với sự vất vả của những người lính trận, nhất là lính dù luôn phải đương đầu ở nơi nguy hiểm nhất. Vừa được thỏa mãn cái bao tử đang lép kẹp, vừa được lời úy lạo đúng gan ruột đó, tên đại úy cùng cả toán lính dù cùng bốc men hò nhau “dô, dô” chúc mừng, cám ơn đại tá. Trước mắt bọn chúng bấy giờ gần như chỉ còn mấy chai rượu tây uống đã đời và đồ nhậu ngon lành mà tạm quên đi chuyện làm cỏ “bọn Cộng sản”. Trong khi đó, ở hai dãy nhà phía sau, từ lúc nghe tiếng la thét đòi xông thẳng vào khám để xét và làm cỏ mình tới giờ, cả hai phái đoàn quân sự Ba Lan và Hunggarie đều không khỏi xanh tái mặt mày. Tình huống quá bất ngờ. Bỗng nhiên tính mạng của cả hơn 20 sĩ quan quốc tế này đang như tử tù đứng trong trường bắn. Họ đâu có vũ khí tự vệ. Chỉ còn có ý chí quyết tử của người lính để chống lại lũ lính dù đang cay cú vì bị thất trận lại vốn hung hăng say máu như dã thú này. Nhưng điều trước hết bây giờ chỉ còn chờ đợi ở sự đối phó khéo léo của trung tá Phong.

Tâm lý lo sợ như “cá nằm trên thớt” ấy đang choáng váng, đè nặng trong tâm trí tất cả hơn 20 sĩ quan Ba Lan và Hungarie, nhất là hai trưởng đoàn. Hầu hết họ đã nghĩ tới giây phút thân mình đẫm máu thảm thương ở xứ sở xa xôi tổ quốc mà vĩnh viễn không còn được gặp lại vợ con. Đồng thời với danh dự người lính, trong mỗi đoàn một phương án quyết tử với lũ lính dù cũng được chớp nhoáng vạch ra. Bỗng họ cùng định hồn trở lại khi thấy trung tá Phong xuất hiện đang đi về phía mình với vẻ mặt khá điềm tĩnh. Khi lũ lính dù đã ngà ngà đang hò nhau “dô, dô” cụng ly, trung tá Phong xin phép Lưu Quang Hồng và ra hiệu cho mấy sĩ quan khác tiếp tục nhậu tới bến với các chiến hữu, còn mình cáo lỗi phải vô toilet. Chính với lý do chính đáng mà bọn lính dù không hề nghi ngờ này, anh đã nhanh chóng thực hiện bước hai mưu kế của mình. Trước hết, anh chỉ dẫn đưa ngay các thành viên của cả hai phái đoàn vào các căn trại cuối cùng của Ủy hội quốc tế và giao cho mấy sĩ quan thuộc quyền, nếu thấy tình hình quá nguy cấp, sẽ lẹ làng dẫn họ vượt tường rút qua Viện hóa đạo để tẩu thoát. Riêng với hai trưởng đoàn, anh đã tận dụng lợi thế có chế độ bảo vệ đặc biệt không ai được tự động vô phòng riêng của đại tá, đưa hai vị đó vô đây, vặn khóa trái cửa lại, chỉ khi nào nghe thấy ông Hồng gọi mới mở cửa. Khỏi phải nói, các thành viên của hai phái đoàn Ba Lan và Hungarie đã hết nghẹt thở và xúc động biết nhường nào khi như đang sắp chết chìm đã được anh mở đường cứu mạng bằng cái phao như thế.

Bước hai này, anh và các sĩ quan thuộc quyền của anh làm rất lẹ. Những sĩ quan này kể cả đại úy Tiên - sĩ quan thân cận của Lưu Quang Hồng - đâu có ai biết rằng, ông Hồng đã xử lý như vậy không chỉ xuất phát từ lương tâm mà còn do hành động theo mưu kế khôn khéo của Vũ Quốc Phong - một chiến sĩ tình báo từ lâu đã ở ngay bên mình. Tuy cả hai không nói ra, nhưng họ đều đồng tình với hành động nhân hậu này và thầm hiểu ý định của hai vị chỉ huy: “Phải kiềm chân lũ lính dù lại bằng bữa nhậu để có thời cơ cứu mạng hai phái đoàn” nên họ đã cùng thực thi ý định đó nhuần nhị hơn cả diễn viên trên sân khấu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 06:00:10 pm »


Diễn tài và lẹ thế nên chỉ 15 phút sau khi trung tá Phong rời khỏi bàn nhậu, hơn 20 sĩ quan trong hai phái đoàn quốc tế Ba Lan và Hungarie coi như đã “mất bóng” trong trụ sở Ủy hội quốc tế. Bây giờ anh lại đĩnh đạc tiếp tục nhập tiệc rượu với lũ lính dù. Đến lúc này đại tá Lưu Quang Hồng mới vừa cười vừa nói:

- Đại úy cùng anh em cũng biết rồi đó. Đây chỉ là trụ sở ngoại giao. Trước đây cả 4 phái đoàn quốc tế: Iran, Indonesia, Ba Lan, Hungarie đều ở cả trụ sở này. Nhưng do chiến sự diễn biến quá ác liệt và mau lẹ nên hai phái đoàn Iran và Indonesia đã về nước. Còn hai phái đoàn Ba Lan và Hungarie cũng đã rời khỏi đây vô trại David để được bảo vệ an toàn.

Lưu Quang Hồng vừa dứt lời, viên đại úy dù liền buông ly, giương cặp mắt dữ tợn lên tiếng:

- Đại tá! Tôi nghe nói sáng nay hai toán Cộng sản Ba Lan và Hungarie vẫn còn ở đây cơ mà? Có thế chúng tôi mới cất công tới đây để cắt tiết bọn Cộng sản này.

- Đại úy nghe được cũng khá chính xác đấy. Nhưng hai phái đoàn này biết mình là Cộng sản, lại là nhân viên quân sự, họ sợ sẽ bị chết kẹt tại đây nên sáng nay đã vội vã vô trại David để nhanh chóng lên được máy bay rời khỏi Sài Gòn rồi.

Giải thích cho viên đại úy xong, Lưu Quang Hồng bảo đại úy Tiên và cả đích thân ông dẫn tên đại úy cùng một số lính dù đi vào xem các phòng ngủ ở phía trong. Đúng là các phòng ông đưa chúng tới đều trống rỗng. Chỉ mấy phòng có người ở, nhưng đấy lại là phòng ngủ của các sĩ quan Việt Nam Cộng hòa mà tất cả đều đang mở rộng cửa. Chúng cũng được dẫn qua các phòng riêng của sếp Hồng. Tuy phòng của ông đang đóng kín cửa, nhưng chúng cũng biết rằng mấy chục sĩ quan Ba Lan và Hungarie không thể nào nhét hết trong đây. Hơn nữa, dù có xấc xược đến đâu, trước sự cư xử hòa nhã, đĩnh đạc của ông, chúng cũng phải tỏ chút lễ độ tối thiểu đối với vị đại tá đại diện quân đội mà tôn trọng quy chế bảo vệ đặc biệt, không dám tự động mở cửa phòng riêng của ông.

Thấy được tận mắt, rõ ràng cả hai phái đoàn quân sự Ba Lan và Hungarie không còn ở đây, tên đại úy liền khoát tay:

- Đại tá nói đúng. Bọn Cộng sản Ba Lan và Hungarie đã đào tẩu khỏi đây rồi, còn đâu mà làm cỏ chúng. Thôi, ta đi anh em!

Nói vậy rồi y liền quay người lại đứng nghiêm trước mặt Lưu Quang Hồng và Vũ Quốc Phong đưa tay lên mũ:

- Xin cảm ơn và chia tay Đại tá! Mong Đại tá và Trung tá thứ lỗi cho việc chúng tôi đã làm phiền.

- Không sao! Việc đó cũng là thể hiện lòng căm thù Cộng sản của anh em quân lực Việt Nam Cộng hòa chúng ta. Chắc bây giờ Đại úy phải sớm đưa anh em xuống miền Tây để tử thủ ở dưới đó. Biết thế nên đại tá chúng tôi đã bảo mấy chiến hữu ở đây chuẩn bị cho đại úy cùng anh em một số lương thực để ăn dọc đường.

Vũ Quốc Phong vừa dứt lời thì các nhân viên của đại úy Tiên đã bê ra 5 bọc lớn trong đó có bánh mì, thịt hộp và cả mấy chai rượu.

Thêm nghĩa cử hào hiệp và rất chân tình này nữa nên nét mặt tên đại úy và cả 40 lính dù đều mất hết vẻ cao ngạo, khát máu. Bản tính con người đã trở lại gần như nguyên vẹn với chúng. Chúng rối rít cám ơn, cùng nhìn đại tá Hồng với ánh mắt kính phục và lại tỏ ra rất đúng quân kỷ khi chào tạm biệt ông để lên xe về miền Tây.

Bây giờ Vũ Quốc Phong mới nhẹ người. Nhưng anh chỉ thực sự thở phào khi đã bố trí nơi ở mới và cách bảo vệ tuyệt đối an toàn cho hai phái đoàn. Đến lúc này, khi biết chắc chắn toán lính dù đã đi xa, ông Lưu Quang Hồng và anh đã bị nghẹt thở trong vòng tay của các sĩ quan Ba Lan và Hungarie. Họ ôm hôn thắm thiết ông Hồng và các đồng sự, mắt ướt nhòa lệ cùng tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Với hai trưởng đoàn càng thể hiện tình cảm đặc biệt. Mỗi vị đều nói với ông bằng những lời tâm huyết và sâu sắc nhất về lòng biết ơn và sự cảm phục tài ứng phó mưu trí của ông để bản thân và phái đoàn của mình không phải bị lũ lính dù đang say máu làm cỏ.

Sự tri ân và cảm phục đó còn thể hiện sâu sắc và tế nhị hơn qua hai bức thư mà ngày 3 tháng 5 năm 1975 Trưởng đoàn Ba Lan Ryszard Fijalkowoki và ngày 6 tháng 6 năm 1975 Trưởng đoàn Hungarie Dr. Jozsef Nemeth đã gửi tới cho Lưu Quang Hồng và Vũ Quốc Phong. Sâu sắc bởi những cảm nghĩ tự đáy lòng họ coi Lưu Quang Hồng như đã cải tử hoàn sinh cho mình. Còn tế nhị hơn là cả hai vị Trưởng đoàn này đều muốn qua lá thư của mình để chính quyền Việt Nam biết rõ công lao to lớn của ông - một sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn, nhưng đã có hành động cao cả cứu mạng cho phái đoàn của mình là Cộng sản mà sẽ giảm nhẹ tội lỗi, khoan hồng cho ông. Khi ấy hai Trưởng đoàn này đâu có biết được thực chất về Lưu Quang Hồng và nhất là Vũ Quốc Phong cũng là chiến sĩ Cộng sản như mình. Còn đến bây giờ rất có thể hai vị đó cũng chưa biết rõ đầy đủ con người thật của hai ân nhân cứu nguy cho mình. Bởi chính cả ông Lưu Quang Hồng và đồng chí Vũ Quốc Phong suốt mấy chục năm qua cũng lặng lẽ như hai lá thư vô tri này. Chỉ có qua anh Sáu Trí, tức thiếu tướng Nguyễn Văn Khiêm, vật kỷ niệm đó mới lần đầu tiên được ông cho nó ra mắt để lúc này tôi mới có trong tay.

Tp. Hồ Chí Minh, Xuân 2000
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 06:02:32 pm »


MỘT NGÀY LÀM CHỈ HUY CẢNH SÁT ĐÔ THÀNH

Triệu Quốc Mạnh tốt nghiệp Đại học Luật khoa Sài Gòn và ghi tên theo học Ban tiến sĩ kinh tế rồi được bổ vào ngành thẩm phán năm Mạnh vừa 23 tuổi. Đó là một thẩm phán trẻ nhất trong ngành Tư pháp Sài Gòn hồi đó. Không những thế, năm 1966, dưới trào của Trần Văn Hương, Triệu Quốc Mạnh đã được bổ nhiệm là thẩm phán hàng thứ ba trong tổng số 9 thẩm phán mà cũng là toàn bộ số thẩm phán của tổ chức ngành Tư pháp Sài Gòn hiện có thời đó. Cũng trong thời điểm này, được sự dìu dắt của đồng chí Tám Cần khi hoạt động trong tổ chức trí vận nằm bên cánh thanh niên công nhân và nhân dân lao động, Triệu Quốc Mạnh đã là một nhân tố nòng cốt của Cách mạng trong lực lượng thứ ba.

Trong khi đó, Triệu Quốc Mạnh vẫn được chính quyền Sài Gòn tín nhiệm, trưng dụng. Chúng đâu có biết trái tim người trí thức trẻ này đã hiến dâng và thuộc về Cách mạng nên chúng đã vinh thăng Mạnh lên Đệ nhất phó Biện lý của tòa Sài Gòn - Gia Định khi anh vừa tròn 30 tuổi.

Đấy là một chức vụ có đầy quyền hành và uy lực không chỉ trong ngành Tư pháp mà còn với cả ngành Cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn. Bởi vào năm 1970 hồi đó, ngành Cảnh sát ngụy đã được quân sự hóa theo hệ thống tổ chức của Mỹ cùng là hệ thống Cảnh sát quốc tế phe tư bản. Ngành Tư pháp cũng phải theo cải cách nên khi đó Mạnh có quyền và hưởng các chế độ tương đương hàm trung tá của Sở Hình cảnh Tư pháp.

Hôm Triệu Quốc Mạnh được bổ nhiệm chức vụ này, anh Tám Cần mừng lắm. Trong phòng khách khi chỉ có hai anh em, anh Tám đã uống một mạch cạn ly bia, điều mà hiếm thấy ở anh.

- Anh rất mừng là chú đang có uy tín với bọn chúng. Nhưng như thế khi hoạt động càng phải rất khôn khéo. Hiện nay, lực lượng thứ ba chủ trương đấu tranh trực diện với địch đòi hòa giải dân tộc, đuổi Mỹ về nước đang còn được Thiệu nới tay bởi sợ dư luận cả trong và ngoài nước lên án. Chú là phó Tổng thư ký lực lượng này phải khéo léo đưa lực lượng đi theo quỹ đạo của ta, nhưng đừng có bao giờ để không chỉ kẻ địch mà cả những người trong lực lượng biết chú là một chiến sĩ cách mạng. Chú chỉ để họ hiểu và yêu quý chú như một trí thức tiến bộ có tinh thần yêu nước theo hướng hòa giải dân tộc.

- Dạ, em hiểu, em sẽ làm theo lời căn dặn của anh Tám.

Mạnh trả lời và xiết chặt tay anh Tám, ra về với ánh mắt cùng gặp nhau đầy sự đồng cảm, tự tin và hy vọng. Anh vừa về đến nhà liền nhận được điện thoại của ông Dương Văn Minh gọi đến chúc mừng. Anh hồ hởi đáp lại thịnh tình đó, nhưng cũng hiểu ngay ý nghĩa cú điện sốt dẻo của ông cựu Tổng thống đã bị Thiệu - Kỳ buộc phải sống lưu vong này.

Từ Thái Lan được về nước năm 1970, Dương Văn Minh đã mau chóng gần gũi lực lượng thứ ba do luật sư Trần Ngọc Liễng làm Tổng thư ký và Triệu Quốc Mạnh làm Phó Tổng thư ký nhằm để tạo cho ông ta một hậu thuẫn chính trị về sau.

Tất nhiên, với uy tín vốn có cả trong giới quân sự và dân sự của ông Minh, hai luật sư Trần Ngọc Liễng và Triệu Quốc Mạnh cũng thấy ông ta có thể là đồng minh để tiếng nói của lực lượng mình thêm trọng lượng đồng thời cũng là chỗ dựa để thực hiện mục tiêu của mình.

Chính bởi mối quan hệ hai chiều đó mà trung tuần tháng 4.1975, ông Dương Văn Minh đã cử giáo sư An Cư là người của phái ông Minh đến tìm gặp Bảy Mạnh.

Khi đó mặc dù Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa chịu từ chức, nhưng trước xu thế cấp bách của thời cuộc, bởi sự nguy ngập về quân sự, ông Minh đã chuẩn bị và biết chắc mình sẽ lên thay chức Tổng thống nên cử giáo sư An Cư đến gặp Mạnh, truyền đạt lời mời của ông với danh nghĩa Tổng thống mời Bảy Mạnh tham gia chính phủ sẽ thành lập do ông lãnh đạo. An Cư trình bày xong, Bảy Mạnh hỏi:

- Thưa Giáo sư, Giáo sư có thể cho tôi biết Đại tướng trao cho tôi nhiệm vụ gì trong chính phủ mới này?

An Cư thành thật:

- Theo tôi biết, Đại tướng muốn giao cho ông chức vụ Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành.

Triệu Quốc Mạnh bất ngờ và mừng thầm trước chức vụ này, nhưng anh không dám nhận lời ngay bởi chưa thật tin ông An Cư và cũng còn để xin ý kiến của Mặt trận nên Mạnh đã từ chối khéo là “xin để còn suy nghĩ...”.

Khi Giáo sư An Cư về rồi, Triệu Quốc Mạnh liền gặp ngay đồng chí Tám Cần. Bảy Mạnh trình bày ngay buổi gặp An Cư để xin ý kiến anh Tám.

- Chú có biết tại sao ông Minh lại cần và trao cho chú chức vụ này mà không trao cho một tướng nào khác không? Đây là một điều rắc rối trong luật lệ cảnh sát mà chú đã hiểu, nhưng nó cũng chứng tỏ Bộ tham mưu của ông Minh cũng đã nắm chắc về pháp lý trong việc trao chức vụ này.

- Dạ, em đã hiểu vì sao ông Minh tín nhiệm “bỏ phiếu” cho em và cả sự rắc rối trong luật lệ cảnh sát nữa.

Bảy Mạnh trả lời anh Tám và lần nữa lại rất cảm phục, bởi anh không ở trong ngành Tư pháp như mình mà đã nắm rất chắc các luật lệ hiện hành khi anh nói mấy nét cơ bản về sự rắc rối đó.

Sự rắc rối đó hiện hữu từ ngày quân Mỹ tràn vào Nam Việt Nam. Khi ấy, gần như mọi tổ chức đều rập khuôn theo Mỹ. Riêng ngành Cảnh sát, Mỹ bắt Thiệu phải giải tán hết mọi loại cảnh sát áo trắng, áo đen cũ để thành lập một Tổng nha Cảnh sát. Cũng chính Mỹ đã lựa chọn những tên tay sai ác ôn nhất để nắm lực lượng Cảnh sát như các tướng: Trần Thanh Phong, Nguyễn Ngọc Loan và hiện nay là tướng Nguyễn Khắc Bình làm Chỉ huy trưởng Tổng nha Cảnh sát. Bên dưới Tổng nha ở Sài Gòn-Gia Định có Bộ chỉ huy Cảnh sát Đô thành, toàn bộ ngành Cảnh sát được tổ chức hoàn toàn theo lối quân sự hóa.

Lối tổ chức quân sự hóa từ trên xuống dưới này nhằm duy trì kỷ luật sắt. Cấp dưới chỉ biết phục tùng mệnh lệnh cấp trên mà không được có ý kiến. Mặt khác, không phải bất cứ ai, dù là cấp tướng, Đô đốc, Bộ trưởng, Tổng trưởng cũng có quyền chỉ huy cảnh sát. Nhưng cũng có ngoại lệ. Đấy là các thẩm phán có quyền ký giấy ra lệnh cho cảnh sát và chấp nhận lời tuyên thệ khi nhận chức của các Cuộc trưởng, Quận trưởng Cảnh sát; cũng có quyền được chỉ huy cảnh sát. Những thẩm phán này khi được trao quyền chỉ huy, cấp dưới phải phục tùng, bởi đó là luật lệ...

Chính cái ngoại lệ trong luật lệ cảnh sát đó mà tướng Dương Văn Minh đã tiến cử Triệu Quốc Mạnh vào chức Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đô thành Sài Gòn-Gia Định. Chức vụ này hiện do Trang Sĩ Tấn - viên chuẩn tướng ác ôn từng chống đối tướng Minh đang nắm.

Sau khi trao đổi để hiểu rõ ý định của Dương Văn Minh xong, anh Tám Cần bảo Mạnh:

- Chú nên đến nhà riêng ông Minh nhận lời mời của ông ta. Nhưng phải nói rõ là chỉ nhận khi nào ông ta thực sự nắm chính quyền.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM