Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:09:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vỏ bọc nhiệm màu  (Đọc 49053 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:36:54 pm »


BA CHIẾN SĨ ẨN DANH ANH HÙNG

Ba Lễ nhẹ nhàng rời khỏi lầu ba. Anh muốn Sáu Trí được chợp mắt ít phút, bởi A51 đã thức trắng suốt đêm qua. H32 cũng thế, thương lo cho sức khỏe của đồng đội nhưng quên rằng chính mình cũng suốt đêm qua 29 tháng 4 đã luôn làm việc bên cạnh H5. Mà ngủ sao được khi Sài Gòn đã sắp đến đỉnh cao của cuộc đại hồng hỏa. Trọng pháo 130 ly - loại pháo tầm xa cực lớn của quân ta đã liên tiếp dội lửa vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các mũi nhọn đột kích của 5 cánh quân, mỗi cánh với sức mạnh một quân đoàn và các đơn vị Đặc công, Biệt động của Miền (B2) 3, của Sài Gòn ở tất cả các hướng đã áp sát các mục tiêu trọng yếu của nội đô. Tiếng súng liên tiếp dội lên từng đợt khắp tuyến vành đai. Bầu trời “Hòn ngọc Viễn Đông” tưởng cũng muốn vỡ tung ra bởi suốt đêm rung động, rền rĩ tiếng động cơ các loại máy bay của không lực Việt Nam Cộng hòa cất cánh tháo chạy, của không lực Hoa Kỳ cố sức chở người di tản, trước hết là người Mỹ ra khỏi Sài Gòn.

Sáu Trí và Ba Lễ phải nắm biết nhanh chóng đầy đủ hiện tình trên để vừa báo cáo kịp thời ra T14, vừa phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ quan trọng mà mình đang phải ứng phó từng phút, từng giây ở thời điểm này. Thực tế A5 và H3 đã đạt được cả hai mục tiêu đó, nhất là với hiệu quả của đêm qua - đêm mà Ba Lễ đã lâng lâng cảm thấy đó là đêm “giao thừa” giữa hai chế độ và “giao thừa” của cả đời mình. Cũng đến đêm qua, căn nhà riêng ba lầu của Ba Lễ ở cư xá Nguyễn Tri Phương, quận 10 đã thực sự là cơ sở chỉ huy của cụm tình báo H67 do Sáu Trí chỉ huy. Chiếc máy điện đài vô tuyến được H3 cất giấu từ hồi Tết Mậu Thân năm 1968 ở chính căn hộ ba lầu này của anh bây giờ cũng là chiếc đài thu phát duy nhất trong nội đô Sài Gòn của tình báo B2. Sáu Trí và hai chiến sĩ giao liên, điện đài cũng ăn ở ngay tại nhà Ba Lễ từ hôm H3 mạo hiểm ra ngoài căn cứ đón anh bí mật vô Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ mà tướng Ba Trần đã giao cho anh trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Nhiệm vụ cấp bách mang ý nghĩa và tầm vóc lớn. Nhưng rất may đã có H3 vốn là Trưởng ty công an cảnh sát, là Nghị sĩ và hơn nữa là Chủ tịch một ủy ban của Hạ viện Sài Gòn ở bên đang làm tấm lá chắn rất hữu hiệu cho mình. Mấy hôm nay H3 đã như con thoi trong nội thành không chỉ để giúp Sáu Trí điều hành chỉ đạo H1, H2, P38, P42... những cơ sở tình báo của B2 thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả. Còn việc nữa trọng đại hơn trong lúc này là phải bám sát được diễn biến trong dinh Độc Lập qua Tô Văn Cang để góp thêm tác động làm rã ngay ý chí của Dương Văn Minh và nội các của ông ta.

Với Tô Văn Cang, cả Ba Lễ và Sáu Trí đều không lạ, nhưng cả ba chỉ mới thực sự gắn bó với nhau từ bữa kia. Trưa hôm kia, 28 tháng 4, Sáu Trí và Ba Lễ đang làm việc trên lầu ba bỗng thấy Mỹ Linh - con gái của Ba Lễ - vội vã chạy lên trình báo:

- Thưa bác Sáu, thưa ba! Có hai người lạ mặt không phải bạn của ba, vì nếu quen con đã biết mặt đến muốn được gặp bác Sáu.

Một tình huống quá bất ngờ. Nhưng Sáu Trí nghĩ ngay: “Dù sao né tránh cũng vô ích. Cần phải tìm hiểu cụ thể” và anh liền bảo H3:

- Anh xuống phòng khách kiểm tra xem, hai người ấy là ai? Đi tìm ai? Tại sao lại biết Sáu Trí ở đây và gặp Sáu Trí để làm gì?

Lát sau, H3 trở lên báo cho A5 biết: Hai người khách không phải quen, nhưng không có gì nguy hiểm. Đó là anh Tô Văn Cang, một trí thức yêu nước, đang công tác tình báo trong mạng lưới tình báo của anh Đinh Sơn Đường tức Hai Thắng thuộc cụm A24 từ đầu năm 1973. Anh có một con trai đã bí mật thoát ly theo Quân giải phóng. Cùng đi với anh là kỹ sư Nguyễn Văn Giàu, cơ sở trí vận. Anh Cang đến đây là do nội các của Dương Văn Minh mà trực tiếp là ông Nguyễn Văn Diệp, một Tổng trưởng có uy tín, thân cận của tướng Minh và là bạn thân của Tô Văn Cang nhờ anh đi tìm một đại diện của Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng cấp Trung ương để đưa ra các vấn đề xin thương lượng. Còn anh Cang biết anh đang có mặt ở Sài Gòn là do Hai Thắng tiết lộ.

Thấy việc mình có mặt ở Sài Gòn đã lộ trong nội bộ của ngành nhưng việc lộ này cũng diễn biến hợp lý, không có hiện tượng phức tạp nên A5 đồng ý với H3 cùng xuống phòng khách gặp Tô Văn Cang và Nguyễn Văn Giàu. Qua cuộc gặp bất ngờ mà anh Cang đã xin lỗi, vì đã vi phạm nguyên tắc đường đột đến gặp mình, lúc này Sáu Trí và Ba Lễ mới hiểu rõ hơn vì sao Tô Văn Cang phải mạo hiểm đóng vai “sứ thần” này. Theo Bảy Cang cho biết: Tướng Dương Văn Minh muốn tìm gặp người của ta vì hiện giờ nội các của vị tân Tổng thống này đang chia làm hai phe. Phe thứ nhất do Nguyễn Văn Diệp đứng đầu chịu thương lượng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng để kết thúc chiến tranh với bất cứ giá nào. Phe thứ hai do đám công giáo phản động cầm đầu, đại diện là Nguyễn Bảo Kiếm, nhất quyết không nhân nhượng, quyết tử thủ Sài Gòn, cố gắng kéo dài chiến tranh thêm một thời gian nữa để tìm giải pháp có lợi cho Việt Nam Cộng hòa. Tới lúc này, trước thế thắng áp đảo của Cách mạng và sự tan rã, rối ren trong nội tình, tướng Dương Văn Minh đã ngả về phía chủ hòa Nguyễn Văn Diệp. Bảy Cang thấy quan điểm của Diệp rất có lợi cho Cách mạng. Lại biết rõ Ba Diệp vốn là một trí thức yêu nước, tham gia vào nội các Sài Gòn cũng là để chờ thời thế và rất được xã hội vị nể về nhân cách. Vì thế mà anh đã nhận lời Ba Diệp tìm đến Sáu Trí, nghĩ rằng Sáu Trí là cán bộ cao cấp của quân đội đang giữ cương vị quan trọng ở đây có thể là người thay mặt được cho Cách mạng để “sứ giả” của Dương Văn Minh tiếp xúc xin ý kiến xử lý trong bối cảnh căng thẳng này. Sáu Trí lắng nghe, khi Bảy Cang vừa dứt lời, anh đã nói ngay:

- Không! Tôi không có tư cách đại diện cho Cách mạng để gặp bất cứ ai. Tôi vào Sài Gòn có việc riêng của tôi. Chính phủ Dương Văn Minh nếu muốn gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời thì cứ đến cơ quan bốn bên tại Tân Sơn Nhất. Ở đó luôn có người thường trực.

- Cám ơn anh! - Bảy Càng sôi nổi - Tôi xin thực hiện ngay lời chỉ dẫn này của anh. Nhưng tôi cũng xin truyền đạt câu hỏi thứ hai của anh Diệp đề nghị anh giúp cho ý kiến là trong hoàn cảnh bức bách trước mắt, anh Diệp và nội các của Dương Văn Minh nên xử lý thế nào?

- Xử trí ra sao đối với đất nước trong hoàn cảnh rất phức tạp và khẩn trương, bức bách này ư? Tôi đề nghị anh về nói với anh Diệp để anh Diệp nói lại ngay với tướng Minh mấy ý như sau:

Thứ nhất, Dương Văn Minh là nhà quân sự nên có thừa khả năng để đánh giá tình thế trước mắt của thủ đô Sài Gòn đang bị các quân đoàn của Quân giải phóng bao vây; nhân dân Sài Gòn đang sẵn sàng đập nát sự đề kháng và đã bắn cảnh cáo bằng pháo hạng nặng vào phi trường Tân Sơn Nhất; các máy bay MIC của Không quân Nhân dân Việt Nam đã có mặt trên sân bay Đà Nẵng, quân đội Sài Gòn không còn cả lực lượng và tinh thần để chống đỡ.

Thứ hai, Mỹ đã rút quân do thất bại và bị áp lực của phong trào phản chiến ở Mỹ. Hoa Kỳ không thể đưa quân trở lại và cũng không còn thì giờ để tiếp cứu Sài Gòn. Các ông đừng ảo tưởng về cứu viện của Mỹ cũng như bất cứ cường quốc nào.

Thứ ba, quân và dân Việt Nam sẽ đập tan mọi sự đề kháng. Sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn đang được tính từng ngày, từng giờ. Chính phủ Dương Văn Mình không còn thái độ nào khác vừa có lợi lớn, vừa hợp đạo lý là chấp nhận đầu hàng vô điều kiện như lời kêu gọi của Chính phủ Cách mạng Lâm thời loan báo trên các đài phát thanh. Nếu hành động khác, kéo dài chiến tranh, chế độ Sài Gòn cũng sẽ sụp đổ. Thời gian kéo dài không lâu, có thể tính từng ngày, nhưng sự kéo dài ấy sẽ gây tác hại lớn không lường được. Đồng bào thành phố sẽ bị thương vong nhiều, thành phố Sài Gòn sẽ đổ nát. Hậu quả đau thương này, nội các Dương Văn Minh nếu chọn giải pháp tử thủ Sài Gòn sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước lương tâm và trước nhân dân. Nhân dân Việt Nam sẽ không tha thứ cho thái độ vô trách nhiệm đó. Ông Minh là người thức thời nên thấy rõ tình hình thực tế để chọn thái độ khôn ngoan, đúng đắn. Đầu hàng ngay và đầu hàng vô điều kiện là thái dộ thức thời, khôn ngoan, có trách nhiệm trước sinh mạng của nhân dân Sài Gòn. Như thế ông ta mới còn một chút phẩm giá, còn có cơ hội để còn được tự hào là người Việt Nam.
___________________________________
1. Bí số của đồng chí Nguyễn Văn Khiêm, tức Sáu Trí.
2. Bí số của đồng chí Nguyễn Văn Lễ tức Ba Lễ.
3. Bộ Tư lệnh miền Nam.
4. Trung tâm chỉ huy của B2.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:37:53 pm »


Tô Văn Cang đã thông qua Tổng trưởng Nguyễn Văn Diệp để phản ánh được nguyên vẹn những ý kiến đó của đại tá Nguyễn Văn Khiêm tức Sáu Trí không chỉ đến có Dương Văn Minh mà cả với Nguyễn Văn Huyền và Vũ Văn Mẫu - bộ ba đầu não của chính quyền Sài Gòn. Chắc chắn tác động đó đã như cuốn thêm gió để rung cây. Và, để thêm tác động mạnh mẽ hơn nữa, sáng ngày 29, Bảy Cang lại hăng hái nhận lời dẫn Nguyễn Văn Diệp và Nguyễn Đình Đầu - đại diện cho nội các của Dương Văn Minh - vào trại David để gặp đại diện chính thức của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đề cập việc thương lượng. Biết chắc rằng, tới thời điểm này, đề xuất của Dương Văn Minh càng không thể được bên ta chấp nhận, nhưng anh vẫn dẫn đoàn của ông Diệp đi. Dẫn đi với ý định để cho các sứ giả này được trực tiếp tiếp xúc với người có thẩm quyền của Cách mạng mà trước hết là họ rồi sau đó tác động đến bộ ba Minh - Huyền - Mẫu và cả nội các Sài Gòn không còn có ảo tưởng thương lượng. Chỉ còn có nhanh chóng đầu hàng.

Đúng là Bảy Cang đã đạt được ý định này khi đoàn phải vượt qua bao “cửa ải” mới vào được trại David để rồi chỉ gặp được có đại úy Tài và nghe đại úy truyền đạt lại ý kiến của Trưởng phái đoàn quân sự của ta: “Chúng tôi không tiếp đại diện của chính quyền Sài Gòn. Cũng không có chủ trương nào khác là nội các Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện!”.

Được trực tiếp thấy thái độ cứng rắn và nhất quán này, phái đoàn đại diện của ông Diệp vội vàng qua đại úy Tài đề nghị với Mặt trận: Nên xem Chính phủ Dương Văn Minh chịu đầu hàng vô điều kiện nếu chiều nay 29 tháng 4, lúc 16 giờ, Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền lên đài phát thanh tuyên bố “Sẵn sàng thương thuyết hòa bình với Mặt trận”. Phải tuyên bố như vậy vì Mỹ chưa rút hết, và phe hiếu chiến vẫn chưa hết mơ tưởng, đang còn hung hăng, hò hét “tử thủ”.

Những diễn biến từ trong nội bộ dinh Độc Lập trên đây, Sáu Trí và Ba Lễ đã sớm biết được tường tận, chuẩn xác qua Tô Văn Cang. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết về nghiệp vụ trong nhiệm vụ đột xuất, song lại là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với A5 và H3 lúc này. Trước đây hai ngày, khi Bảy Cang chưa bất ngờ xuất hiện ở nhà H3, Sáu Trí và Ba Lễ không nghĩ rằng là mình lại có cơ may được Trung tâm trao nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị lớn này. Hơn nữa, trọng trách của A5 trong chiến dịch Hồ Chí Minh cũng rất nặng. Anh phải dựa vào H3 và cùng với H3 thực hiện được các nhiệm vụ lớn: Nắm chắc đại tá Nguyễn Văn Lộc mới được Thiệu chỉ định làm Tư lệnh Liên đoàn 316 biệt động quân để sử dụng Lộc phá tan liên đoàn này, không cho nó làm được “lá chắn” ở vùng trong phía Tây Sài Gòn. Thông qua H81, giải phóng và tiếp nhận Phủ Đặc ủy tình báo - cơ quan đầu não điệp báo và kho lưu trữ lớn nhất các tài liệu, hồ sơ tối mật về chính trị, an ninh của Công an Việt Nam Cộng hòa. Bắt liên lạc và chỉ đạo các điệp viên: H1, H2, P38, P42, P71... đang còn “mai danh” trong hàng ngũ địch, hoạt động có hiệu quả, phục vụ thiết thực cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Bảo đảm thông tin thông suốt và an toàn sở chỉ huy bí mật ở nhà H3. Đáp ứng kịp thời đầy đủ các yêu cầu về tình báo của Trung tâm.

Khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trên để nó đang tiến triển rất khả quan như hiện giờ đã không phải dễ dàng, tổn ít tâm lực. Tuy vậy từ hai hôm nay, việc ưu tiên hàng đầu đối với Sáu Trí và Ba Lễ vẫn là bám sát các diễn biến của nội các Dương Văn Minh qua Tô Văn Cang để thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của mình.

Tối qua khi Bảy Cang ở dinh Độc Lập vừa về đến nhà, Sáu Trí và Ba Lễ đã biết được tin mới nhất: “Cùng với việc để cho Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền lên Đài phát thanh tuyên bố “Sẵn sàng thương thuyết với Mặt trận”, Dương Văn Minh đã cử tiếp một phái đoàn do luật sư Trần Ngọc Liễng dẫn đầu vào trại David đưa thêm một số kiến nghị để vừa chiều lòng một số thành viên trong nội các, vừa tiếp tục hy vọng được thương lượng với Mặt trận. Còn bây giờ, giọng nói của Bảy Cang lại đang tỏ ra còn rất bực bội khi trả lời Ba Lễ trên điện thoại:

- Tôi vừa điện thoại liên lạc với anh Diệp và anh Đầu cách đây 5 phút. Anh Diệp cho biết vừa được tướng Minh mời vào dinh Độc Lập lúc 7 giờ, thấy nhiều tên trong phe chủ chiến vẫn muốn và đang hí hửng chờ đợi được ra mắt trong nội các Vũ Văn Mẫu vào lúc 10 giờ sáng nay. Tôi liền nổi nóng với Tổng trưởng Diệp: “Chết đến nơi rồi mà còn ở đó lo tranh nhau chia ghế. Anh báo tin ngay cho ông Dương Văn Minh là Quân giải phóng đã đánh tới ngã tư Bình Hòa. Hướng Đông và hướng Tây, xe tăng của họ đang vào gần đến thành phố rồi. Đầu hàng đi kẻo chết hết bây giờ!”. Tôi cũng dựa vào thế trận của ta đóng vai hùm hù anh Diệp để anh ấy hù lại nội các Dương Văn Minh. Không biết về các mũi tiến quân của ta đã đúng như thế không?

- Anh nổi nóng và hù như thế là rất đáng giá. Thực tế về các hướng tấn công của quân ta còn vũ bão hơn anh suy đoán nhiều. Rất có thể ngày 30 tháng 4 hôm nay sẽ là ngày quyết định của chiến dịch Hồ Chí Minh. Thế nên ngay sáng nay anh phải làm sao để anh Diệp cũng nổi nóng như anh đối với ê-kíp của Dương Văn Mình thì chuyện nổi nóng của anh mới đáng khích lệ.

Sáu Trì cũng đã qua điện thoại vừa nói, vừa cười vui cổ vũ Bảy Cang. Anh tin Bảy Cang và Ba Diệp nhất định sẽ thể hiện được cái sứ mệnh do chính hai anh tự nguyện làm sứ giả này. Cũng qua Bảy Cang, Ba Diệp và nhiều nguồn tin khác, Sáu Trí và Ba Lễ được biết mấy hôm nay không chỉ riêng có nhóm của các anh tác động vào ý chí của Dương Văn Minh, hướng ông ta có quyết định khôn ngoan, thức thời nhất trước thời điểm trọng đại của lịch sử, mà còn mấy tác nhân khác cũng đang ở trong dinh Độc Lập.

Thực tiễn đúng như Sáu Trí đã biết và cũng không chỉ một chiều. Riêng chiều tích cực, hướng Dương Văn Minh có quyết định khôn ngoan, đúng đắn, ngoài nhóm Nguyễn Văn Diệp trong nội các và giới trí thức, còn có chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh bên quân đội, luật sư Đệ nhất phó Biện lý Triệu Quốc Mạnh bên cảnh sát công an.

Mạnh là chiến sĩ cách mạng ẩn danh trong cơ quan pháp luật Sài Gòn được bên trí vận “sắp xếp” vào nội các của Dương Văn Minh đúng lúc ông ta đang cần Mạnh. Và anh đang nắm toàn quyền chỉ huy công an, cảnh sát Đô thành từ hôm qua. Còn Nguyễn Hữu Hạnh bị Thiệu ghét bỏ cho hồi hưu non, là người cùng cánh với Dương Văn Minh được Ban Binh vận của ta giác ngộ từ lâu nên ngày 28 tháng 4 đã chủ động từ Cần Thơ lên gặp Dương Văn Minh xin “giúp Tổng thống một tay”. Rất may, Hạnh đã được trao chức Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng, phụ trách hành quân và lại được Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc ủy quyền cho ngồi ghế trực chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu nên đã nắm toàn quyền chỉ huy, điều hành quân đội đã suốt hai hôm nay. Có được vị trí đó, Hạnh đã khéo léo tác động góp phần quan trọng để quân ngụy đang hoang mang tan rã từng mảng, càng nhanh tan rã đến mất sức chiến đấu hoàn toàn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:39:19 pm »


5 giờ 30 sáng nay, Vĩnh Lộc yêu cầu Hạnh báo cáo tổng hợp tình hình chiến sự trước khi trình lên Tổng thống. Nghe xong, Vĩnh Lộc đã tái người liền kiếm cớ vội vã ra phía sau tìm lối đào tẩu nên Hạnh lại nghiễm nhiên thay cương vị Tổng Tham mưu trưởng của Lộc. Tướng Hạnh được Dương Văn Minh gọi lên báo cáo tình hình với Tổng thống đúng vào thời điểm này. Hạnh mời tướng Nguyễn Hữu Có “cố vấn quốc phòng” - người vừa cùng Vĩnh Lộc nghe Hạnh báo cáo cùng đi.

Hai người đến dinh Độc Lập lúc kim đồng hồ trên tay Hạnh chỉ 6 giờ 10. Chào Minh xong, Hạnh để tướng Có đang là “cố vấn quốc phòng” cho Tổng thống trình bày hiện tình chiến sự. Có báo cáo lại gần như nguyên văn mà Hạnh vừa mới tường trình với Vĩnh Lộc.

Ông Minh cũng tái người như Vĩnh Lộc, trầm ngâm suy nghĩ. Nhân lúc đó, Hạnh liền nói thêm:

- Tình hình rất nguy ngập, xin Đại tướng quyết định gấp. Chúng ta không thể trì hoãn được nữa. Trì hoãn và không có quyết định đúng đắn lúc này chắc chắn sẽ dẫn đến thảm họa lớn biến Sài Gòn thành biển máu.

Dương Văn Minh chau mày. Ông biết ý Hạnh muốn gì.

- Thôi để moa đi bàn ngay với ông Huyền và ông Mẫu. Các toa cứ ngồi đợi ở đây.

Hạnh đề nghị được đi theo. Minh đồng ý. Đến Phủ Thủ tướng ở số 7 đường Thống Nhất, bộ ba Minh-Huyền-Mẫu vội vã họp bàn ngay. Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền muốn chờ phái đoàn thương thuyết Trần Ngọc Liễng từ trại David trở về xem Mặt trận có chấp nhận được đề nghị nào của phía Quốc gia không. Nhưng đến gần 8 giờ phái đoàn này vẫn bặt tin. Trong khi ấy tình hình mỗi phút càng thêm nguy ngập nên bộ ba này không còn con đường nào khác là phải nhất trí quyết định đơn phương tuyên bố bàn giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi ngay tại chỗ soạn thảo tuyên bố để 9 giờ sẽ phát trên đài phát thanh Sài Gòn sau khi Tổng thống Dương Văn Minh đã đọc vào băng ghi âm. Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh với danh nghĩa thay quyền Tổng Tham mưu trưởng chỉ huy quân đội Sài Gòn cũng viết ngay “Nhật lệnh buông súng” để phát tiếp sau tuyên bố của Tổng thống.

Sự kiện hệ trọng nhất trong dinh Độc Lập từ khi Dương Văn Minh nhậm chức Tổng thống, Nguyễn Văn Diệp rồi Tô Văn Cang đã được biết ngay qua Nguyễn Đình Đầu. Đầu là bạn thân của Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền lại đang được Huyền-Minh coi là “cố vấn” nên đã cùng có mặt ở đây. Tất nhiên khi cái tin vượt cả tầm quốc gia này đã đến được với Bảy Cang và Ba Diệp thì sẽ đến liền với Sáu Trí và Ba Lễ.

Đúng thế, chỉ mấy giây sau đó, tiếng Bảy Cang đã sang sảng, rộn ràng trong máy điện thoại ở nhà Ba Lễ:

- Dương Văn Minh chịu bó giáo, hạ cờ rồi! Ba mươi phút nữa tức 9 giờ sáng nay, ông Minh sẽ nói trên đài phát thanh Sài Gòn, xin đơn phương tuyên bố bàn giao chính quyền lại cho Cách mạng. Tổng thống họ Dương tránh không nói chính quyền Sài Gòn xin dầu hàng vô điều kiện, nhưng thực chất đơn phương bàn giao là đầu hàng rồi. Như thế riêng với chúng ta là đã đạt yêu cầu về hiệu quả tác động. Với nhân dân cả nước là đại thắng, quá vui mừng và mừng nhất là tránh được cho Sài Gòn không đổ nát, không thành biển máu!

Niềm vui mừng, hưng phấn mỗi lúc lại hiện lên rạng rỡ hơn trên gương mặt Sáu Trí khi nghe Bảy Cang nói như reo trong máy điện thoại. Rồi từ Sáu Trí, niềm hân hoan sang Ba Lễ, sang cả ba nữ chiến sĩ hậu cần, giao liên và điện thính viên của cụm. Đấy đâu phải ai xa lạ mà là chị Hồng Như, cháu Mỹ Linh - phu nhân và con gái Ba Lễ, là cháu Ngọc Khánh - điện thính viên thông minh và cũng là cô con gái dễ thương được cưng nhất của Sáu Trí. Không reo to, cười lớn hỉ hả, nhưng giờ đây cả “đại gia đình tình báo” này đang cùng reo mừng bằng những ánh mắt vụt sáng long lanh. Ở đây trong cái tiểu sở chỉ huy tình báo nằm giữa Sài Gòn mà Sáu Trí đã coi như gia đình của mình này, anh cũng vừa nhận được tin vui lớn: H2 theo bám đại tá Nguyễn Văn Lộc, Tư lệnh Liên đoàn biệt động 316 mới báo cáo lên: “Cho đến 6 giờ sáng nay, 30 tháng 4, Liên đoàn biệt động quân 316 do Lộc vừa giả bộ không đủ tài thu nạp tàn quân vừa khéo léo cho giải tán từng đơn vị nhỏ lẻ nên Liên đoàn đã hoàn toàn tan rã. Tuyến phòng thủ vòng trong ở phía Tây Nam Sài Gòn do Liên đoàn 316 đảm nhiệm đã không còn có ý nghĩa thực tế. Nó đã như cửa thành bỏ ngỏ giúp cho quân ta bớt đổ xương máu và tiến quân mau chóng khi tiến công vào hướng này”.

Đây là một chiến công lớn mà không phải nổ súng. Chiến công lớn bắt nguồn trước hết từ sự chỉ đạo, tác động của Sáu Trí và Ba Lễ này đã làm cho trái tim hai anh náo nức, xôn xao như khi được yêu lần đầu hồi trẻ. Nhưng sự náo nức ấy cũng không thể nào so được với niềm vui sướng đang dâng trong lòng Sáu Trí và Ba Lễ khi hai anh đang nghe Bảy Cang nói về tuyên bố của Dương Văn Minh lúc này. Buông ống nghe điện thoại, Sáu Trí liền viết ngay điện báo cáo “sự kiện long trời” ở dinh Độc Lập ấy ra T1. Phần cuối bức điện, anh mới thêm một dòng: “Từ 6 giờ sáng nay, Liên đoàn biệt động 316 đã hoàn toàn tan rã”. Ngọc Khánh đỡ cuốn sổ thảo điện trên tay cha. Lần này đôi tay cô gái rượu của anh hình như đã run run. Qua nhịp ma-níp, rõ ràng nữ chiến sĩ này đã xúc động khi truyền ra T1 những dòng chữ: “Dương Văn Minh đã phải chấp nhận tuyên bố đơn phương bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng, 9 giờ sáng nay sẽ tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn...”. Chỉ mấy giây, sau nhịp ma-níp này của Ngọc Khánh, chắc chắn Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh rồi cả Tổng Hành dinh và Bộ Chính trị ngoài Hà Nội sẽ nhận được nguồn tin rất quan trọng và rất vui mừng này, nhận trước lúc Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn hơn 20 phút. Hơn 20 phút lãnh đạo biết sớm hơn này không chỉ có vui sớm hơn, còn quý giá biết bao cho sự chỉ đạo, ứng phó của ta trên cả chiến trường và chính trường.

Sáu Trí và Ba Lễ đã thấu hiểu sâu sắc về giá trị ấy trong tình báo. Cả hai càng phấn chấn hơn khi biết T1 đã nhận được đủ nội dung điện báo đó. Lại vui hơn nữa bởi phúc trùng lai: Đúng lúc này, P14 báo cáo lên với A5: “P14 đã kìm chân được tất cả sĩ quan và nhân viên trong Phủ Đặc ủy trung ương tình báo”. H1- đại tá Trần Bá Thành, con “hùm xám miền Đông” báo lên với H3: “Đã rời khỏi khách sạn Hoàng Gia an toàn đến thuyết phục được chuẩn tướng Bùi Văn Nhu, Phó Tổng giám đốc Công an cảnh sát Sài Gòn ở lại không chạy theo Mỹ ra nước ngoài để giữ nguyên vẹn Tổng nha Công an cảnh sát”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:40:01 pm »


A5 quên mệt. Chưa bao giờ toàn mạng hoạt động đồng đều, sôi động, có hiệu quả như lúc này. Tuy vậy, cơ sở phải quan tâm hàng đầu của anh bây giờ vẫn là H23 tức Bảy Cang. H23 cũng ý thức được điều đó. Cho nên lúc 10 giờ 30 khi được Nguyễn Văn Diệp điện mời vào dinh Độc Lập, Bảy Cang đã không quên điện báo cho Sáu Trí: “Ba Diệp mời tôi vào dinh Độc Lập để tổ chức đón Quân giải phóng. Tôi sẽ liên lạc về ngay với A5. Nghe anh Diệp nói, nội các của ông Minh cũng có mặt đầy đủ trong dinh không phải để “ra mắt” mà để bàn giao chính quyền cho Cách mạng. Vậy là ván cờ đã đến đỉnh điểm rồi!”.

“Ván cờ đã đến đỉnh điểm”. Đây chính là câu nói của Nguyễn Văn Diệp mà Bảy Cang đã mượn lời đó để nói với A5. Diệp cũng vừa ở bên dinh Thủ tướng cùng Minh - Huyền sang đây. Trước lúc điện mời Bảy Cang vào dinh Độc Lập, Ba Diệp vừa phải chứng kiến hai cuộc gặp gỡ, đối thoại cũng có thể nói là hiếm có ở cả hai dinh.

Thứ nhất, đấy là cuộc gặp giữa Vanuxem, tướng Pháp đã hồi hưu, với Dương Văn Minh ở dinh Thủ tướng. Vanuxem gặp Minh để cổ vũ Minh tình hình chưa hết hy vọng. Vanuxem xuất hiện đúng lúc tướng Minh vừa đọc xong bản tuyên bố “Xin bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng” vào máy ghi âm đang chờ để đưa sang Đài phát thanh. Ngồi cùng với Dương Văn Minh lúc này có Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Diệp.

- Tôi từ Pháp mới đến chờ các ông ở dinh Độc Lập. Nghe nói các ông đang ở đây nên tìm đến hỏi xem tình hình hiện nay ra sao rồi.

- Tình hình không hy vọng gì nữa - Dương Văn Minh trả lời - Để tránh đổ máu vô ích, tôi sắp phát thanh lời tuyên bố bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

- Không phải hết hy vọng đâu. Tôi đã thu xếp xong công việc này từ ở Pari. Đề nghị ông nên tuyên bố nhờ nước C bảo hộ cho.

- Tôi không có liên lạc với nước C.

- Tôi đã thu xếp liên lạc rồi. Ngay tại đây.

Tại đây, cả bộ ba Minh - Huyền - Mẫu và Ba Diệp cũng hiểu ngay là ở Sứ quán Pháp - nơi Đại sứ Merisson đang nắm quyền. Biết thế, nhưng tướng Minh vẫn tiếp giọng lạnh lùng:

- Tôi không còn ngày giờ nữa.

Tức thì Vanuxem hỏi:

- Ba ngày có được không?

Dương Văn Minh liền trả lời:

- Tôi không có ba ngày đâu.

Vanuxem trả giá:

- Một ngày có được không? Thưa Tổng thống!

- Một ngày tôi cũng không có - tướng Minh nói dứt khoát - Việc là việc hàng phút. Việc bây giờ.

Biết không còn ma lực nào thuyết phục được Dương Văn Minh, Vanuxem đứng dậy chào tạm biệt. Khi viên tướng già tình báo này vừa bước ra khỏi cửa, Dương Văn Minh liền gọi Lý Quý Chung tới bảo Chung cho phát thanh ngay lời tuyên bố đã ghi âm. Lý Quý Chung đi rồi, cả bốn người còn ngồi lại đều im lặng chẳng ai trao đổi gì với ai. Trong cái không khí im lặng ấy, tự nhiên ông Minh thốt lên: “Mình đã lỡ đi theo Mỹ rồi. Bây giờ họ lại xúi mình bán nước cho C!”. Câu nói ấy không chỉ bộc lộ riêng tâm trạng Dương Văn Minh mà cũng là cả với Vũ Văn Mẫu và Nguyễn Văn Huyền lúc này.

Đúng 9 giờ, lời tuyên bố “xin bàn giao chính quyền...” của Tổng thống Dương Văn Minh được phát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tuyên bố này đã đột nhiên làm chấn dộng dư luận cả nước và thế giới, trước hết là Sài Gòn. Hai mươi phút sau, Dương Văn Minh và Nguyễn Văn Huyền ra đứng trên bao lơn lầu một quan sát cảnh tượng trên đường phố trước cửa dinh để thư giãn thần kinh trong thời gian chờ đợi. Nhìn xuống phía dưới sân, cả hai bỗng thấy có một chiếc xe bọc thép chở đầy lính chạy xộc vào đậu trước dinh. Liền sau đó, một anh chàng mặc đồ rằn ri, súng ních bên hông, tướng mập mạp, bậm trợn, trông vẻ rất kệch cỡm, có một bông mai trên ve áo, bước thẳng lại trước mặt tướng Minh đưa tay lên chào, rồi hỏi:

- Thưa Đại tướng! Anh em chúng tôi sẵn sàng chiến đấu, sao Đại tướng đầu hàng? Tại sao?

Tuy trong tuyên bố, Dương Văn Minh chỉ nói “bàn giao...”, nhưng rõ ràng viên thiếu tá này cũng hiểu thực chất đó là “đầu hàng” nên y đã hỏi tướng Minh hai tiếng “tại sao” bằng ánh mắt nảy lửa, giọng nói dữ dằn. Còn hai chân y bẹt bẹt ra, hai tay oam oam như sẵn sàng móc súng. Cả hai ông Minh và Diệp đều lạnh xương sống. Ông Minh trầm ngâm nhìn anh chàng này, im lặng một giây rồi mới nói:

- Qua cũng như em, là quân nhân, đầu hàng thật là nhục nhã. Nhưng mà em nên nghĩ nếu tiếp tục đánh nhau thì số phận của anh em binh sĩ sẽ ra sao. Và đánh nhau rồi thì dân chúng sẽ chịu sao nổi. Sẽ còn đổ biết bao máu của người Việt ta?

Câu trả lời vừa bộc lộ rõ sự đồng cảm “là quân nhân đầu hàng là nhục” vừa biết nghĩ đến số phận của binh sĩ và dân chúng đó đã có sức thuyết phục khá màu nhiệm. Từ hùng hổ, anh chàng sĩ quan mà sau đó ông Diệp biết là anh ta thuộc binh đoàn cảm tử Lôi Hổ, bỗng như quả bóng xẹp hơi tiu nghỉu quay gót đi xuống. Thật hú hồn, nếu như đôi mắt dữ dằn của viên sĩ quan kia cứ ngùn ngụt tăng lửa bốc lên thì...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:41:14 pm »


Hai chuyện gặp gỡ ở trên Nguyễn Văn Diệp có ý dốc bầu ngay với Bảy Cang khi Cang theo lời mời của Diệp đã vào tới dinh Độc Lập, nhưng phải đến 1 giờ chiều mới kể lại được. Bởi lúc này sau khi Bảy Cang đã vượt qua bao đoạn đường mà ta và địch vẫn còn nổ súng rồi làm cả chiến sĩ dẫn đường cho xe tăng ta, lúc chiếc xe du lịch của anh vào được đến dinh Độc Lập thì cũng đúng là lúc hai chiến xe tăng của Quân giải phóng húc đổ cánh cổng chính mở đường cho quân ta tràn vào. Anh cũng chạy lên bao lơn sau một anh bộ đội cầm cờ để kéo trên nóc dinh mà sau này anh biết đó là Đại đội trưởng xe tăng Bùi Quang Thận.

Nhìn thấy Bảy Cang, Nguyễn Văn Diệp mừng quá. Diệp giơ tay mời Cang đi tới chỗ mình và Dương Văn Minh có ý muốn được sự che chở, bởi lúc này bộ đội ta đang vây lấy từng nhóm nội các. Bảy Cang rảo bước đi tới đứng sát vào Diệp và Minh. Tướng Minh vừa bị một anh bộ đội la “Không có bàn giao gì hết. Xếp hàng lại”, khi ông nói “Chúng tôi đã sẵn sàng chờ bàn giao chính quyền...”. Cả hai mặt mày đang xanh tái. Cang hiểu ngay nguyên do: Dương Văn Minh vẫn còn ảo tưởng vào chuyện đàm phán, bàn giao, không nói ngay là “Chúng tôi đã đầu hàng rồi!”. Còn bộ đội ta do đang trên đường tiến công thần tốc nên không nghe được tuyên bố “xin bàn giao chính quyền” cũng tức như là “xin đầu hàng” của Dương Văn Minh. Do vậy có đồng chí vừa nói lớn: “Chúng tôi được lệnh tiến kích dinh Độc Lập và bắt làm tù binh tất cả. Hãy xếp hàng hai lại!”. Cang giơ tay định nói cũng bị gạt ra cùng tiếng la: “Anh là ai? Hãy xếp hàng lại?”. Tới lúc này Bảy Cang phải lộ diện trước một đồng chí bộ đội mà anh đoán chắc cũng là một cấp chỉ huy:

- Thưa đồng chí! Tôi là Tô Văn Cang, người của Mặt trận ở Đoàn 22 của tướng Ba Trần, bộ đội tiền phương. Vì các đồng chí đang hành quân tốc chiến không biết được tướng Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn lúc 9 giờ. Bằng cớ là khi các đồng chí vào dinh Độc Lập không có ai chống cự. Tất cả đều sẵn sàng chờ đón bộ đội vào.

- Tôi có thể tin lời đồng chí. Vậy bây giờ đồng chí muốn gì?

- Tôi đề nghị bộ đội ta nên đối xử với tướng Minh và những người trong nội các của ông ta là hàng binh. Không coi họ là tù binh và thực hiện đúng chính sách về hàng binh của Mặt trận đối với họ. Mọi việc giải quyết ở đây, tôi nghĩ lúc này cần hết sức bình tĩnh, tránh vi phạm kỷ luật, chính sách.

- Tình hình lộn xộn quá! Đúng là chúng tôi không nghe được tuyên bố của tướng Minh. Chắc là lúc đó còn đánh nhau ngoài phố.

Thấy đồng chí chỉ huy chịu nghe, Bảy Cang liền chủ động mời tất cả vào phòng lớn của Phó Tổng thống ở phía tay mặt. Vô đây rồi, anh thấy tình hình có khá hơn, nhưng vẫn còn rất căng thẳng, bởi hầu hết ác chiến sĩ áo còn sặc mùi thuốc súng có mặt ở đây đều đang trút chí khí ngùn ngụt lên các tên cầm đầu bộ máy bán nước này, đều nhìn nhận họ là tù binh cấp cao cần phải trói tay tất cả lại. Còn Dương Văn Minh vẫn còn “nồng máu sĩ” vịn lý do đã tuyên bố trên đài rồi, chưa chịu viết và đọc ngay bản tuyên bố “Đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng và Chính phủ Cách mạng...” theo yêu cầu của bộ đội ta.

“Phải có mặt anh Sáu Trí ở đây. Có anh - một sĩ quan cao cấp của B2 đang ở Sài Gòn lại là một đại tá kỳ cựu chắc chắn sẽ quen biết nhiều sĩ quan cao cấp vào dinh Độc Lập lúc này nên tiếng nói sẽ có trọng lượng. Cũng cần cả Ba Lễ nữa, vì Ba Lễ biết mặt hầu hết các vị trong nội các nên họ không dối trá được. Có Sáu Trí và Ba Lễ lúc này sẽ giúp cho đơn vị bộ đội mới vào dinh Độc Lập đang rất lạ lẫm giải quyết tốt nhiều việc hiện tại và nhất là giúp cho việc tiếp nhận sự đầu hàng của Dương Văn Minh đúng cách”. Ý nghĩ đó chợt lóe lên trong đầu Bảy Cang. Ý định phải thuyết phục Dương Văn Minh cũng lóe lên. Anh quyết định phải hành động ngay, liền quay sang nói với tướng Minh:

- Hồi sáng anh tuyên bố trên đài mới là đơn phương. Bây giờ đã gặp và có cả sự tiếp nhận của Quân giải phóng, anh nói lại là hợp lẽ. Nói cho mọi người cùng rõ để không còn đánh nhau nữa. Nên làm lẹ đi cho tình hình mau êm đẹp.

Nói xong với tướng Minh, Bảy Cang liền lách ra khỏi dinh Độc Lập lên xe phóng về nhà Ba Lễ. Sau 30 phút, khi quay lại dinh Độc Lập, trên xe của Bảy Cang đã có Sáu Trí và Ba Lễ. Nhưng tốc độ xe đi rất chậm vì nhân dân vừa nghe Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và tiếng nói tiếp nhận hùng hồn của đại diện Quân giải phóng vừa phát trên đài mà đã đổ ra đường phố reo mừng. Súng đạn, quân trang, nón sắt... của quân ngụy tràn ngập ngổn ngang hơn trên mặt đường. Cũng may, Bảy Cang đã chuẩn bị sẵn một lá cờ Giải phóng để cắm trên đầu xe. Quần chúng thấy cờ Mặt trận đã tự giác nhường lối cho xe đi nên các anh đã nhanh chóng tới được dinh Độc Lập. Tới đây vừa vào phòng Phó Tổng thống, Sáu Trí đã phải nhảy ngay vào cuộc. Nhưng cũng đúng như dự đoán của Bảy Cang, đúng lúc khi anh vì mặc thường phục nên đang phải tự giới thiệu mình là đại tá ở Bộ Tham mưu B2 đang làm công tác đặc biệt của chiến dịch Hồ Chí Minh để kịp thời ngăn cản việc làm quá cứng rắn của mấy đồng chí bộ đội đang canh gác các thành viên trong nội các Sài Gòn thì đại tá Đinh Công Trang ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 xuất hiện.

- Ủa, Sáu Trí! Có phải Sáu Trí ở B2 đấy không?

Nghe thấy người gọi đúng tên “cúng cơm” của mình, Sáu Trí quay lại ngạc nhiên, mừng rỡ:

- Trời ơi, Công Trang! Ông cũng đi cùng Lữ đoàn thiết giáp tiến công vào dinh Độc Lập này à? Chà, tái ngộ ở đây thật tuyệt vời!

Sáu Trí vừa dứt lời, cả hai cùng tiến lại ôm chầm lấy nhau. Rồi đại tá Công Trang vừa nhìn như thôi miên ngắm ông bạn cùng học một khóa quân sự cao cấp ở Hà Nội cách đây mấy năm với mình vừa cười ha hả:

- Cái thằng cha tình báo này, đi đâu cũng gặp. Nhưng gặp ông, một “thổ công của Sài Gòn” ở đây và trong lúc này quả là quá hữu duyên, may mắn lớn cho bọn mình. Bộ Tư lệnh Lữ đoàn thiết giáp và cả Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 trong đó có anh Nguyễn Hữu An, Tư lệnh quân đoàn vừa mới tới đây, đang còn rối tinh với bao việc phải giải quyết, nhất là các thành viên trong nội các Sài Gòn. Có ông ở đây cộng tác và giúp bọn này một tay đúng như rồng gặp mây còn gì?

- Không chỉ có riêng tôi đâu - Sáu Trí đưa tay về phía Nguyễn Văn Lễ và Tô Văn Cang - còn có hai anh Ba Lễ và Bảy Cang. Cả hai đều là chiến sĩ tình báo của ta đã “ẩn tích” từ lâu ở trong lòng địch. Đã từng là Trưởng ty Công an cảnh sát và Chủ tịch một ủy ban trong Hạ viện Sài Gòn, anh Ba Lễ có thể giúp các anh về cách xử lý và hiểu rõ ngay về từng thành viên trong nội các của ông Minh đang bị quản ở đây. Ngoài ra, về công tác bảo vệ và đảm bảo sinh hoạt bình thường của dinh Độc Lập, các anh cũng có thể yên tâm. Tất cả những người phụ trách về thông tin, điện nước, thang máy... trong dinh này đều là tay trong của anh Lễ. Còn công tác hành chính, và quan hệ với phát thanh, truyền hình... anh Bảy Cang rất thành thạo. Anh hoạt động trong giới trí thức có nhiều bạn là nhân sĩ yêu nước, tiến bộ nên vừa rồi tiếng nói của anh đã khá có trọng lượng tác động tích cực vào nội các của Dương Văn Minh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:42:26 pm »


Đại tá Đinh Công Trang một lần nữa đưa tay về phía Ba Lễ và Bảy Cang xiết chặt hơn khi nghe Sáu Trí dứt lời giới thiệu rồi tươi cười nói:

- Rất cám ơn anh Sáu Trí đã đưa hai bạn đến với chúng tôi lúc này. Tiếc quá, ban nãy nếu ba anh có mặt ở đây sẽ được chứng kiến một sự kiện lịch sử hiếm có. Nói ban nãy, nhưng cụ thể cách đây chừng 30 phút, chúng tôi vừa đại diện cho Quân đội, và cho Cách mạng tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của nội các Dương Văn Minh. Thật buồn cười cho sự ảo tưởng của tướng Minh. Đã đến lúc này rồi mà ông ta vẫn còn nói tới chuyện “tự nguyện bàn giao chính quyền”. Chúng tôi phải la lên: “Các ông đâu còn có chính quyền để bàn giao. Người ta không thể giao cái gì không còn có trong tay”, ông ta mới hết mơ hồ và mới chịu viết, đọc lời “xin đầu hàng vô điều kiện Quân giải phóng và Chính phủ Cách mạng Lâm thời...”. Anh Bùi Văn Tùng, Chính ủy của Lữ đoàn chúng tôi đã đọc lời tiếp nhận rất sâu sắc, hùng hồn thể hiện rõ khí phách anh hùng của quân dân Việt Nam ta. Hai bài nói bàn giao và tiếp nhận ấy không ghi âm được ở đây nên chúng tôi đã phải cho xe chở ông Dương Văn Minh và đồng chí Bùi Văn Tùng của chúng ta lên đọc trực tiếp trên đài phát thanh Sài Gòn và họ đã đọc rồi!

- Đọc rồi! Đúng đọc rồi. Chúng tôi vừa mới nghe xong. Đã đoán biết trước được rồi mà khi nghe vẫn quá vui mừng, xúc động không cầm được nước mắt.

Gần như cả Ba Lễ, Bảy Cang, Sáu Trí cùng nói, và Sáu Trí liền quay sang phía đại tá Công Trang:

- Bây giờ, tôi nghĩ còn rất nhiều việc phải giải quyết gấp. Đề nghị anh cho chúng tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn Hữu An để bàn bạc mà trước hết là bàn việc tiếp thu dinh Độc Lập.

Đề nghị Sáu Trí rất hợp ý Công Trang. Chỉ ít phút sau đó, Sáu Trí và hai chiến hữu của mình đã ngồi đối diện với Thiếu tướng Nguyễn Hữu An. Vị tướng mưu lược có vóc dáng, phong cách rất trí thức và rất tướng này đã gây ấn tượng, chiếm được cảm tình của Bảy Cang và Ba Lễ ngay từ phút đầu trong buổi gặp đầu tiên. Với Sáu Trí đã từng gặp gỡ, mến mộ thì giờ đây trước hình ảnh một vị tướng Tư lệnh Quân đoàn nổi tiếng, áo quần đang còn đầy bụi chiến trường đã ra tận cửa tươi cười và dang rộng đôi tay chào đón các anh thì khỏi nói sự mến mộ của anh đã nâng cao tới mức nào. “Thôi ta vào việc ngay. Nào xin mời các “chiến sĩ ẩn danh anh hùng” và “thổ công” của Sài Gòn, tôi xin nghe ý kiến “cố vấn” của các bạn đây!”. Lại bằng cách vào đề như vậy nên cả ba chiến sĩ tình báo này đã mở lòng dâng hết kế hay về những việc phải làm ngay đối với một đơn vị quân đội đang đại diện cho Cách mạng, cho toàn quân trong ngày đầu giải phóng Sài Gòn. Tướng An vui vẻ hoan nghênh và gần như chấp nhận tất cả. Đặc biệt ông tỏ ra rất thích thú với đề xuất của Ba Lễ:

- Thưa đồng chí Thiếu tướng! Việc quan trọng nhất của Cách mạng ta hôm nay đối với dư luận rộng rãi trong nước và thế giới, ta đã vừa làm xong. Đó là việc bắt buộc Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh phải tuyên bố “đầu hàng vô điều kiện” trên đài phát thanh. Tiếp đó đài cũng phát lời tiếp nhận đầu hàng của đại diện Quân giải phóng. Thế là tốt, là kịp thời rồi, nhưng chưa đủ. Cần phải có tiếp ngay lời công bố chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trên đài phát thanh, vì quân ta đã vào Sài Gòn và chiếm được cơ quan đầu não của ngụy quyền là dinh Độc Lập. Nên làm sớm ngay việc này để công bố cho đồng bào trong và ngoài nước biết, đồng thời làm tan rã tinh thần của ngụy quân ở những nơi ta chưa giải phóng.

- Ý kiến của anh Ba Lễ rất đúng, thưa anh An - Sáu Trí tiếp lời - Ngoài ý như anh Ba Lễ nói Sài Gòn không thể một ngày không có chủ, ta đã làm chủ Sài Gòn rồi phải có ngay tiếng mới của người chủ. Quan trọng lắm. Có tiếng nói đó mới vãn hồi được an ninh trật tự trong thành phố. Mới đảm bảo được sinh hoạt bình thường của nhân dân.

- Rất hoan nghênh đề xuất của các đồng chí. Các đồng chí rất nhạy cảm về chuyện thời sự này - Thiếu tướng Nguyễn Hữu An tươi cười và đứng hẳn dậy, nói - Việc này đúng là phải làm và làm ngay bây giờ. Nhưng tôi đề nghị ta chỉ làm ở dạng thông cáo và thông cáo này với danh nghĩa của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Nội dung thông cáo này phải có những quy định cụ thể buộc nhân dân, công chức và ngụy quân ngụy quyền đã tan rã ở trong thành phố phải chấp hành. Đề nghị ba đồng chí thảo giúp chúng tôi và thảo ngay tại đây. Xong rồi chúng ta cùng thông qua và cho đưa lên Đài phát thanh, phát ngay chiều nay.

Đấy không chỉ là kết luận của Thiếu tướng Nguyễn Hữu An mà Sáu Trí, Ba Lễ và Bảy Cang đã coi như là mệnh lệnh của Cách mạng nên ba anh đã làm ngay. Bảy Cang thạo việc văn phòng được phân công chấp bút. Những qui định hiện lên rất nhanh trên trang giấy dưới ngòi bút của anh. Và 15 phút sau, tướng An đã rất hài lòng về bản thông cáo này. Toàn Thông cáo như sau:

Thông cáo số 1 của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn – Gia Định.

Quân giải phóng đã chiếm dinh Độc Lập và làm chủ tình hình tất cả Sài Gòn lúc 12 giờ trưa hôm nay 30 tháng 4 năm 1975.

Bắt đầu từ phút này, yêu cầu tất cả nhân dân thi hành mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng:

- Tất cả quân đội Sài Gòn, dân quân tự vệ, cảnh sát của ngụy quyền Sài Gòn đến trình diện nộp vũ khí tại các Ủy ban Quân quản các quận.
 
- Anh chị em công nhân phải giữ gìn, bảo vệ các xí nghiệp, nhà máy.

- Lệnh giới nghiêm bắt đầu từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

- Công chức các cấp trên lãnh vực: điện, nước, viễn thông, vệ sinh công cộng… phải tiếp tục điều hành và tuyệt đối không được hủy hoại tài sản của Nhà nước.

Bộ Tư lệnh Quân giải phóng sẽ nghiêm trị hành động trộm cướp, gây xáo trộn, làm mất trật tự. Nghiêm trị gây tiếng nổ, bắn súng bừa bãi gây hoang mang trong dân chúng.


Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975
Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định

Tướng Nguyễn Hữu An xiết chặt tay cả ba chiến sĩ tình báo khi nghe đọc xong thông cáo rồi ông cho ngay một chiếc xe Command-car của quân đoàn đưa Bảy Cang và Nguyễn Văn Giàu lên Đài phát thanh Sài Gòn.

Phải khó nhọc lắm xe của Bảy Cang mới đến được Đài phát thanh. Đến đây cũng phải quen thân, thành thạo lắm anh và Nguyễn Văn Giàu mới vào được phòng đọc để thay nhau đọc được hai lần. Sau đấy anh yêu cầu nhân viên kỹ thuật cài chế độ tự động để cứ 5 phút lại lặp lại một lần.

Khi ấy ở dinh Độc Lập, Sáu Trí và Ba Lễ lại đang đắm mình vào việc đột xuất mới theo gợi ý của tướng Nguyễn Hữu An: “Hai anh là người miền Nam nên đến gặp gỡ các thành viên trong nội các của Dương Văn Minh trò chuyện và nói rõ về chính sách của ta cho họ yên tâm”.

Lúc này nhiều người trong số họ vốn đã quen biết Ba Lễ đã tròn mắt ngạc nhiên trước sự “đổi ngôi” đột ngột của anh. Nhìn những ánh mắt ấy của họ, anh cũng mới chợt nhớ ra và mừng thầm cho mình. “Ôi, hôm nay cũng còn là ngày lịch sử của ba chiến sĩ tình báo chúng mình, nhất là của đời mình! Hôm nay mình đã vĩnh viễn vứt bỏ được tấm áo khoác đã mặc suốt gần 30 năm!”.

Tô Văn Cang từ trên Đài phát thanh hứng khởi trở về. Ba chiến sĩ ẩn danh anh hùng như tướng Nguyễn Hữu An “phong tặng” lại cuốn vào công việc tiếp theo trong “Phủ đầu rồng”.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2000
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:49:46 pm »


CHIM XANH NỔI NHẠC

Thời điểm “Chim xanh” lên tiếng, bắt đầu nổi nhạc đó là 9 giờ 30 phút Chủ nhật ngày 9 tháng 9 năm 1972. Trước đó vài phút, Huỳnh Bá Tính và Từ Văn Bê, hai viên chuẩn tướng nắm quyền chỉ huy cao nhất của Sư đoàn 3 và căn cứ Không quân Biên Hòa còn đang ngây ngất tận hưởng khoái lạc thường lệ trong những ngày nghỉ. Một giờ vui dành riêng cho các sĩ quan cao cấp ở đây, phòng chiến tranh chính trị hôm nay quả đã tìm được những món ăn rất hợp với khẩu vị của Tính.

Tiếng nhạc bazơ gợi tình. Ánh đèn xanh mờ ảo và cái thân hình nõn nà thon thả của hai vũ nữ với điệu vũ ba-lê đã Mỹ hóa đang sà vào trước mắt Tính làm cho cả thân thể y cũng run rẩy theo. Đến lúc điệu nhảy tới đỉnh tột cùng, cô gái rung rung bộ ngực và đôi chân cho bung ra mảnh vải cuối cùng trên người thì Tính như rú lên, bóp chặt lấy cánh tay Bê.

- Tuyệt mỹ! Tuyệt mỹ! Một tác phẩm tuyệt mỹ mà Chúa đã ban cho cánh mày râu chúng ta, anh Bê.

Bê cũng bị kích động không kém. Hắn nhắc lại lời Tính: “Ô kê, tuyệt mỹ, tuyệt mỹ”. Nhưng đôi mắt ốc nhồi vẫn như dính chặt không rời thân hình, nhất là đôi gò bồng đảo của hai vũ nữ. Rồi ra bộ thư thái, Bê vừa mỉm cười đắc ý vừa quay sang ghé sát miệng vào tai Tính thì thầm.

- Ô kê! - Tính cười khoái trá - Anh với tôi quả là ý hợp, tâm đồng.

Nói xong, Tính đưa mắt, gật đầu ra lệnh gọi tên thiếu tá, sĩ quan tâm lý đến, tươi cười:

- Các ông khá lắm! Những vũ nữ hôm nay, ông chọn về quả là số zách của Sài thành.

- Dạ, dạ! Thưa Chuẩn tướng, đúng vậy. Những tiên nữ này đâu phải có nhiều tiền là mời được. Họ thường chỉ đến với Tổng thống và các Tổng trưởng, Tỉnh trưởng. Họ quí trọng và biết các sĩ quan cao cấp của không quân ta rất hào hoa, chơi đẹp nên tôi mới mời được. Đắt giá và cũng là cao cấp nhất đó thưa Chuẩn tướng.

- Được, được! Tôi sẽ ghi công tích này của ông. Nhưng bây giờ thế này nhé - Tính gật gù nói nhỏ - Tôi sẽ cùng ông Bê điện về nhà trước, sau đó nếu các bà nhà chúng tôi có điện hỏi thì cứ nói đúng như ông Bê và tôi đã thông báo là chúng tôi có việc gấp phải lên Bộ Tư lệnh không quân. Tất nhiên là ông hiểu, sau đây tôi và ông Bê sẽ ra nghỉ ngoài Ô Cấp chứ lên Bộ Tư lệnh không quân làm gì. Nhưng để cho ngày nghỉ có đầy đủ ý nghĩa và cũng là để ban thưởng cho tài nghệ của hai vũ nữ vừa rồi nên ông mời hai cô cùng ra chơi ngoài Vũng Tàu với chúng tôi.

- Dạ, xin tuân lệnh! Chuẩn tướng thật cao thượng. Chắc là hai cô sẽ rất vui lòng nhận lời mời của Chuẩn tướng.

- Lời mời của cả Chuẩn tướng Bê nữa chứ!

Tính vừa cười vừa nhìn Bê nói với viên thiếu tá. Tên sĩ quan tâm lý coi như vừa được nhận một phần thưởng, hắn dạ dạ rối rít rồi hăm hở trở lại hậu trường. Tính hả hê nhìn theo hắn và tâm trí bắt đầu để cả vào cái biệt thự riêng mới tậu giấu vợ ở ngoài Vũng Tàu với bao dự tính tiêu khiển khi có bên mình một nàng vũ nữ tuyệt mỹ kia. Cũng như Bê, hắn còn phác thảo kế hoạch để đối phó hữu hiệu nếu như “con gấu mẹ vĩ đại” phát hiện được hắn đang có mặt ở nơi “tiên cảnh” này. Về các sự vụ của Sư đoàn, hắn cũng yên chí vì đã trao lại, dặn dò kỹ viên đại tá Phó Tư lệnh. Hơn nữa, trước khi vào dự trò giải trí và rồi quyết định đưa cô gái nhảy thoát y này ra Vũng Tàu, Tính đã đi kiểm tra khắp một lượt những nơi trọng yếu trên sân bay. Hắn hiểu rõ vị trí của mình: Sư trưởng Sư đoàn anh cả của Không quân Việt Nam Cộng hòa, được trao toàn bộ số máy bay phản lực F.5 do Mỹ mới trang bị để quân đội Việt Nam Cộng hòa thay thế quân đội Mỹ trong chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Hoa Kỳ.

Biên Hòa, một căn cứ liên hợp quân sự có sân bay lớn nhất miền Nam Việt Nam, là vị trí cốt tử có tầm quan trọng bậc nhất trong việc phòng thủ phía Đông Bắc Sài Gòn. Vì thế, chúng đã rải hầu hết lực lượng Quân đoàn 3 đóng kín hết vòng trong, vòng ngoài căn cứ. Riêng trong sân bay, chúng đã bố trí tương đương 2 sư đoàn không quân, đó là Sư đoàn 3 của Huỳnh Bá Tính và Bộ Tư lệnh bảo trì tiếp liệu của Từ Văn Bê. Tính và Bê tuy mới chỉ là chuẩn tướng, nhưng được Thiệu và Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng cưng bế xếp vào vị trí đó nên tất cả lũ tướng lĩnh Không quân đều kiêng nể. Với Tính, trong 6 sư đoàn không quân ngụy, số quân của hắn thường bao giờ cũng gấp rưỡi, có khi gấp đôi sư đoàn khác. Tính có trong tay gần 300 máy bay các loại, trong đó có trên 100 máy bay phản lực F.5E, những máy bay hiện đại nhất được Mỹ trang bị hồi đầu năm. Lực lượng không quân của Tính không chỉ bao hết cả vùng trời miền Đông Nam Bộ, mỗi ngày hắn còn phải thường xuyên tung đi hàng chục phi đoàn tăng cường chi viện cho khắp các mặt trận ở miền Nam.

Còn Từ Văn Bê, tuy không có nhiều máy bay như Tính, nhưng hắn lại thường giơ cả hai tay lên huênh hoang: “Cái dạ dày của Không quân Việt Nam Cộng hòa nằm ở trong này”.

Đúng vậy. Với hơn một chục xưởng sửa chữa và kho khí tài vào loại lớn và quý nhất của Không quân ngụy chiếm quá nửa phần nhà cửa ở sân bay Biên Hòa, Bê đã là viên tướng có thế lực trong không quân ngụy. Hắn không chỉ nhận đại tu, bảo dưỡng nhiều loại máy bay mà còn nắm trong tay quyền trang bị cho tất cả 6 sư đoàn không quân của bọn chúng.

Cùng ở vị trí quan trọng lại cùng được Thiệu tin cẩn như thế nên Tính và Bê tuy có nhiều điểm bất đồng ngấm ngầm đá nhau, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra thân thiện để cùng nhau lo giữ được cái ghế của mình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:50:51 pm »


Hôm nay tuy là ngày nghỉ, nhưng cùng lúc ngay từ sáng sớm khi Tính đi kiểm tra các phi đoàn, thì Bê cũng phóng xe đi kiểm tra một lượt các kho hàng, công xưởng. Cả hai tên chỉ huy giờ đây đã yên chí và tâm trí đang để hết vào cái thú vui sắp tới ở ngoài Ô Cấp với các nàng vũ nữ xinh đẹp đầy khiêu gợi trước mặt này.

Sau khi thì thầm với tên thiếu tá xong, Tính quay sang phía Bê hất hàm nói nhỏ bằng tiếng Pháp:

- En’promenada!

Bê hiểu ý nghĩa ngay câu giục “Ta đi chơi lang thang đi!” của Tính liền gật đầu đứng dậy. Nhưng cả hai vừa đứng lên chưa kịp bước ra khỏi ghế, bất thần cùng líu ríu ngã xô xuống.

Một tiếng nổ long trời. Tiếp theo là cả một loạt âm thanh dữ dội như sấm rền phát ngay ra từ phía trung tâm đậu máy bay.

Tòa nhà Tính và Bê đang đứng chao đi như sắp sụp xuống. Cả bầu trời trên sân bay bỗng chốc tối đặc. Những cột lửa đỏ liên tiếp phụt lên rần rật cùng tiếng cuồn cuộn cuốn lên ngất trời rồi quần lại như nấm bom nguyên tử.

Tính rụng rời chân tay. Phải mấy phút sau hắn mới nhìn rõ những người xung quanh. Trước mắt hắn, tất cả đều nghiêng ngả và nhòa đi trong màu khói đen. Cạnh Tính, Bê và một viên đại tá nữa, mặt mày đều như gà cắt tiết. Chiếc mũ kê pi của Tính đã biến đi đâu mất. Hắn với vội lấy cái mũ to bè của Bê theo tên cận vệ lao vội ra xe để mặc Bê đầu trần cũng đang hốt hoảng phóng ra phía trái.

Bên ngoài, một cảnh hỗn loạn chưa từng thấy. Còi báo động, còi xe cứu hỏa, còi của bọn cảnh sát, của lũ quân cảnh cùng với các loại xe phóng bạt mạng, nhưng chẳng xe nào dám phóng tới nơi đang có tiếng nổ. Trên các ngả đường trong sân bay nhốn nháo đầy lính, đầy xe. Từ các khu gia binh, bọn lính và cả vợ con chúng chạy tóe ra như ong vỡ tổ để tránh xa nơi có tiếng nổ.

Tính lập cập bước lên ô tô. Hắn rối trí, phân vân không biết nên đi đâu lúc này. “Về Bộ Tư lệnh hay đến nơi đang phát ra tiếng nổ?”.

Xe chuyển bánh, hắn mới định thần lệnh cho tên lái xe về khu bản doanh của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3. Hắn chẳng dại gì đến khu có bom đang nổ lúc này.

Suốt một giờ liền sân bay Biên Hòa vẫn chưa ngớt tiếng nổ. Khói bom cùng với lửa của những chiếc máy bay đang chứa nhiều dầu bị trúng bom bốc cháy tạo thành một lớp mây đen mù mịt trùm kín cả lên sân bay. Không còn nhìn rõ đường băng, chiếc trực thăng chở tên Phu-đơn, tướng Mỹ từ sân bay Tân Sơn Nhất tới phải bay vòng ra xa mãi mới tìm được một khoảng trống để chui xuống hạ cánh.

Viên phó tướng của Mo-ơ1 này đã từng xem kỹ những cuốn phim quay cảnh căn cứ Biên Hòa bị đánh những lần trước đây. Hắn có ấn tượng rất mạnh về lần bị đánh đầu tiên vào ngày 31 tháng 10 năm 1964 mà hình ảnh Mácxen Taylo là tiêu biểu cho sự chua xót của Mỹ. Nhà chiến lược gia kiêm toàn quyền Mỹ ở Sài Gòn khi ấy, mặt ngửa lên trời, miệng há to mếu máo, đứng thẫn thờ dưới cột khói bom hình nấm như cột khói bom nguyên tử. Ai cay cú, lo lắng bằng Taylo lúc đó vì chỉ bằng một trận tấn công chớp nhoáng của Việt cộng mà Mỹ đã bị tiêu biến mất 59 máy bay và gần 300 phi công lẫn nhân viên kỹ thuật Không quân.

Rồi đến trận bị pháo kích gần đây nhất đêm mồng 1 tháng 8 năm nay. Đây là một trận khủng khiếp mà các hãng thông tấn Mỹ đều phải hốt hoảng kêu to lên rằng: Đây là trận pháo kích dữ dội nhất, lớn nhất và là một đòn rất hiểm của Việt cộng trong vùng Sài Gòn!

Những trận đánh ấy, Không quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tính vào những vụ tổn thất rất đậm. Vậy mà so với lần này, Phu-đơn thấy sự thiệt hại phải nhân lên nhiều lần. Hắn quay sang nói với Võ Xuân Lành, Thiếu tướng Phó Tư lệnh Không quân và viên phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân lực Việt Nam Cộng hòa:

- Sức công phá thật không thể tưởng tượng được. Chắc chắn Việt cộng chỉ sử dụng một lực lượng nhỏ, nhưng các ông đã trả họ một cái giá quá ư nồng hậu.

- Dạ, thưa Thiếu tướng, đúng là mức độ thiệt hại chưa từng có.

Lành lễ độ trả lời viên thiếu tướng Mỹ, nhưng đôi mắt đỏ ngầu của hắn lại quăng về phía Huỳnh Bá Tính và Từ Văn Bê ra ý muốn hỏi “Thế nào, các ông có nghe rõ lời ông Phu-đơn không?”.

Tính cúi mặt tránh cái nhìn bực bội của viên Phó Tư lệnh. Bây giờ theo sau Phu-đơn và các viên tướng cấp trên ra quan sát thực tại hiện trường, hắn thấy câu nói “Các ông đã trả họ một cái giá quá ư nồng hậu” ấy, tuy có mai mỉa, chua xót, nhưng quả vẫn chưa cân xứng.
_________________________________________
1. Mo-ơ là Tư lệnh Không quân Mỹ ở Nam Việt Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:51:21 pm »


Trước mắt bọn Tính lúc này, cả một khu vực rộng lớn của sân bay đã bị phá hủy tan tành với cảnh tượng thật hãi hùng thê thảm. Hơn một trăm chiếc máy bay từ F.5 phản lực đến A.37, trực thăng đến trinh sát, vận tải... khi Tính ngồi trên xe đi kiểm tra còn theo từng khu, mỗi loại đậu thành hàng dài kiêu hãnh như sắp bước vào một cuộc duyệt binh lớn, giờ đây tất cả đã cháy rụi thành một bãi tha ma khổng lồ kim loại phế thải. Trong bán kính sát thương của hàng tấn bom, không còn có được một chiếc máy bay nào hình thù nguyên vẹn. Cái gãy cánh, cái cụt đầu, cái nổ tung như xác pháo, xáo trộn vào nhau lỏng chỏng, cháy đen... Những chiếc máy bay đậu xa hơn khu bom nổ dây chuyền đều bị hư hại. Và, tất cả những dãy nhà, kho xưởng ở gần đó do sức chấn động của tiếng nổ cùng những mảnh bom bắn tới cũng đều tan hoang. Các cửa kính đều bị vỡ tung, các mái nhà đều bị bốc đi từng mảng để trơ lại những khung sắt sạm màu khói bom...

Trải ra xung quanh là la liệt xác chết của những tên phi công và nhân viên kỹ thuật cả Mỹ lẫn ngụy. Mùi khói bom, mùi khét lẹt của kim loại bị cháy cùng mùi tanh của máu hòa trộn vào nhau làm cho Tính và những tên cùng đi thị sát đều ớn người, nghẹt thở. Tính đã cho huy động toàn bộ các loại xe và lực lượng cấp cứu của sân bay nhưng vẫn chưa nhặt hết được lũ Mỹ - ngụy bị tử thương. Mỗi lần thấy xe hồng thập tự bỏ qua mình đến chở bọn Mỹ, lũ lính ngụy bị thương lại la hét, chửi bới ầm ĩ.

Phu-đơn định đi tới khu nhà bị phá, nhưng thấy thế hắn kéo bọn Lành và Tính đi sang trái. Không chỉ vấp phải lời chửi bới mà một trái bom còn sót lại nổ tiếp ở sân đậu phía phải làm cho bọn chúng thêm xanh xám mặt mày. Tuy đã cho lính dọn sạch những mảnh kim khí, nhưng mỗi bước đi, Phu-đơn vẫn thấy rờn rợn. Hắn bước nhanh vào một bãi trong để kéo lại khoảng cách khu vực có thể còn nguy hiểm mới dừng lại bất thần hỏi Tính:

- Ông chuẩn tướng Tư lệnh! Ông có thể cho biết về sự thất thiệt hôm nay được không?

Tính hơi luống cuống. Bởi hắn cũng chỉ mới dám ra đây trước khi Phu-đơn, Võ Xuân Lành và viên phụ tá Tổng Tham mưu trưởng đến kiểm tra có ít phút. Các phi đoàn đều tán loạn chưa đâu báo cáo lên. Tất cả đều phơi bày trước mặt Tính khi mà với số bom ở hai ụ cùng với số bom chất trên 4 xe vừa chở tới tổng cộng tới gần 3.000 trái nằm sát khu vực đậu máy bay cùng nổ. Vì vậy, sau mấy giây ra bộ suy nghĩ trước mặt Phu-đơn, Tính đã chậm rãi trả lời:

- Dạ thưa, sự thất thiệt phải nói là rất nặng. Bởi cả số bom ở trong và ngoài hai ụ và số bom đã lắp vào máy bay cùng nổ do kích thích dây chuyền, sơ bộ bước đầu có thể ít nhất là trên 100 máy bay bị phá hủy. Còn về tử thương với các chiến hữu Hoa Kỳ, tôi chưa có con số chính xác. Riêng Sư đoàn 3 chúng tôi cũng phải mất gần một trăm sĩ quan và binh lính. Cũng may, hôm nay là chủ nhật nên chỉ có những quân nhân phải trực chiến...

- Lại còn may nữa, thiết tưởng rằng với những con số kia lòng ông phải bốc cháy hơn cả ngọn lửa đã thiêu cháy chúng mới phải chứ. Vậy trong số máy bay bị phá hủy đó có bao nhiêu là F.5?

- Dạ, thưa có đến gần một phần ba là F.5.

- Chết cha không! Thế là mất gần một nửa sinh lực chủ yếu của không quân chúng ta rồi còn gì?

Đến lượt Võ Xuân Lành thảng thốt. Đôi môi dày, bự vốn đã trồi lên mất cân đối trên khuôn mặt ngắn choằn của Lành giờ đây càng trề ra, căng phồng, đen sẫm. Tính thấy như có thêm ngọn lửa phả sang mình. Hắn biết đây là sự thiệt hại mà Bộ chỉ huy quân sự Mỹ cũng như Việt Nam Cộng hòa rất xót xa và đang đặc biệt quan tâm. Nó là lực lượng xung kích của Không quân Việt Nam Cộng hòa mà Hoa Kỳ mới cấp tốc viện trợ cho để ứng phó với tình thế mới. Việt cộng chơi hiểm quá, họ đã đánh một đòn phủ đầu cực mạnh vào cái chiến lược Mỹ hóa trở lại của Hoa Kỳ khi quân Mỹ sẽ buộc phải rút chạy ra khỏi miền Nam.

Biết rằng cấp trên đang trong cơn thịnh nộ, Tính càng khôn ngoan hơn. Đáng ra Tính còn phải báo cáo về những thất thiệt khác cũng đáng giá, nhưng hắn chỉ nói vắn tắt: “Thưa, đây là số người và máy bay, còn nhà cửa, kho tàng và các thiết bị tài sản khác qua thị sát các ngài đã rõ cả”. Tính vừa nói vừa khoa cánh tay ra phía trước.

Qua cái khoa tay lướt đi rất nhanh đó của Tính, Phu-đơn hiểu ngay được lời báo cáo rất ma lanh đó của Tính. Trước mắt Phu-đơn chỉ riêng ở hai khu nhà sĩ quan Mỹ và liên đoàn phòng thủ, mỗi nơi y thấy đang có gần một chục chiếc xe điều tới để giải quyết hậu quả, nhưng lúc này số xe đó cũng chẳng thấm vào đâu. Khi nhìn vào những vệt máu trên bộ quân phục xộc xệch của Tính, do Tính đã tận tụy vỗ về các quân nhân Mỹ bị thương, Phu-đơn đã hạ hỏa chuyển sang hỏi về nguyên nhân vụ nổ:

- Ông Chuẩn tướng Tư lệnh! Theo ông, nguyên nhân vụ nổ kho bom này là do đâu? Ông đã để tâm suy nghĩ về nó chưa?

- Dạ, thưa Thiếu tướng! Tôi đã chỉ thị ngay cho cơ quan an ninh đang làm việc này và tôi cũng nghĩ như một số sĩ quan trong sư đoàn là do Việt cộng pháo kích.

- Pháo kích à? Các sĩ quan của ông còn ngây thơ quá đấy. Có ai trong họ nghe được tiếng đề-pa của pháo không? Các ông đã quá đề cao pháo binh Việt cộng. Sao các ông không nghĩ chỉ bằng một lượng rất nhỏ thuốc nổ đặt vào kho bom kia đã có thể cho căn cứ của ta ngưng hoạt động một tuần hoặc một tháng? Còn họ đột nhập bằng cách nào ư? - Phu-đơn càng nói mặt càng đỏ như mào gà chọi - Điều này mới cần suy nghĩ, chắc các ông đã nghĩ đến đặc công Việt cộng. Nhưng chúng ta chẳng đã rất tin vào những hàng rào cả chìm và nổi mà ta đã giăng ra rất dày đặc và công phu đó sao?

Nghe Phu-đơn nói đến dây, bất thần cả Tính và Lành cùng ngước nhìn ra phía trước. Đập vào mắt chúng là lớp lớp những hàng rào kẽm gai gài kín các loại mìn, những bót canh, những lô-cốt lúc nào cũng đầy lính, tua tủa những nòng súng ngắn chĩa ra giăng kín từ vòng trong ra vòng ngoài.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:51:52 pm »


Phải rồi. Đó là lớp lớp hàng rào nổi, chưa kể các đội tuần tra có cả xe bọc bép thường xuyên đi tuần cả ngày lẫn đêm. Còn hàng rào chìm, Lành và Tính cũng hiểu ngay đấy là hàng trăm tên lính kín. Chúng có mặt khắp nơi, mặc đủ các sắc phục mà nhiều tên đang thực thi công vụ đắc lực ở cả ngay trong lũ lính đang tất bật tới lui giải quyết hậu quả vụ nổ bom kia. Nhưng Phu-đơn đặt ra câu hỏi như vậy có ngụ ý gì? Phải chăng... ?

Hai viên sĩ quan cao cấp của Không quân Sài Gòn đã nghĩ tới, nhưng không đợi Tính hay Lành phát biểu, Phu-đơn đã nêu ra giả định và cũng là câu hỏi làm Tính giật nảy mình.

- Ông Tính! Ông có bao giờ nghĩ rằng, đặc công Việt cộng lại không từ ngoài những hàng rào kia lọt vào mà lại ở ngay trong tay áo của các ông không? Tôi biết các ông đã có nhiều biện pháp kiểm tra rất hữu hiệu. Nhưng...

Phu-đơn đang nói bỗng nhiên dừng lại, lừ mắt nhìn sang mấy viên sĩ quan cận vệ của Tính đang đứng gần đó. Biết ý, Tính ra hiệu cho bọn chúng ra xa.

Tất nhiên lúc này, cả những tên chuyên viên về vũ khí như Vũ Xuân Vị, Từ Ngọc Hóa và cả Nguyễn Văn Thôn mà từ sau khi nổ bom đến giờ đã thực thi công vụ rất tận tụy, dám liều mình đi dọn đường để cho bọn Phu-đơn thị sát cũng bị Tính đuổi hết ra xa.

Phải ra xa để mình Tính nghe rõ chỉ thị của Phu-đơn:

- Ông Tính! Ngay sau đây ông phải áp dụng kiểm tra rất nghiêm ngặt toàn bộ sĩ quan, binh lính trong sư đoàn. Phải tìm ra ngay ngòi nổ của vụ này. Hãy gạt bỏ giả định vì sơ suất ngẫu nhiên mà đây là hành động rất công phu của đặc công Việt cộng. Tôi nghĩ trước hết các ông sẽ truy tìm chúng ngay ở trong phòng ngủ của các ông.

- Dạ, xin tuân lệnh. Tôi sẽ thực thi ngay.

Tính nhanh nhảu đáp lời Phu-đơn.

Ngòi nổ vụ này ở đâu? Có đúng nó ở ngay trong phòng ngủ của Huỳnh Bá Tính như Phu-đơn đã khẳng định không?

Tính đã thực hiện mọi phương cách: Cho thẩm tra lại lý lịch và hoạt động của toàn bộ sĩ quan, binh lính trong sư đoàn. Cho rà soát lại kỹ hiện trường chỉ để tìm ra một dấu vết, di tật dù nhỏ để có thể kết luận có bàn tay nội gián. Cho gọi các sĩ quan, binh lính có liên quan hoặc có một chút nghi ngờ lên thẩm vấn nhiều lần... Nhưng tất cả các biện pháp đó đều vô hiệu hóa, Tính không có được câu trả lời chính xác. Kẹt cho cơ quan an ninh của Tính là tất cả những tên sĩ quan trực và những tên lính bảo vệ ụ bom đều bị tan xác hoặc cháy đen như những máy bay của chúng. Ngay Z42, một sĩ quan tin cẩn của Tính, người mà sau ngày miền Nam giải phóng đã kể tường tận về vụ này cho tôi cũng không biết được cái ngòi nổ này. Anh cũng chỉ phán đoán theo cảm tính của mình. Thực ra, cả Z42 và “cái ngòi nổ” đó đều cùng có mặt ở hiện trường lúc Phu-đơn đến kiểm tra.

Vậy cái ngòi nổ đó là ai?

Chỉ có các đồng chí Bảy Dự, Tư Chí, Sáu Vũ, Tư Cao, Tư Dũng... trung Ban Binh vận của Trung ương Cục và nội thành Sài Gòn - Gia Định mới trả lời được chính xác câu hỏi ấy.

Đấy là “Chim xanh” - một biệt danh mà đồng chí Tư Chí đã đặt cho Nguyễn Văn Thôn. Đặc biệt, ý đồng chí Tư Chí muốn rằng: Thôn cũng là một chiến sĩ được gài vào Không quân địch như Nguyễn Thành Trung. Có khác là anh mặc áo xanh và hoạt động ở mặt đất, nhưng tin chắc Thôn sẽ bay lên cùng với những chiến công thầm lặng, song không kém phần vang dội.

Nhưng đấy là về sau này, khi Thôn đã được tổ chức bố trí yên vị làm nhân viên quân khí ở Sư đoàn 3 Không quân ngụy tại sân bay Biên Hòa. Còn những ngày đầu để đặt được Thôn ngồi ở đó đâu dễ dàng.

Cái khó đầu tiên lại là ở Thôn. Cậu thanh niên đã từng tham gia đội ám sát tề điệp, ác ôn và hăng hái hoạt động trung phong trào sinh viên, học sinh ở Cai Lậy này đâu có dễ dàng nghe lời thuyết lý của đồng chí Tư Dũng, người đã đưa Thôn vào tổ chức.

- Không. Em không thể nào làm một tên lính ngụy, dù chỉ là cái vỏ bên ngoài.

- Chú đã thi rớt tú tài. Trước sau tụi nó cũng bắt chú đi quân dịch. Chú đã hai lần khai rút tuổi. Một thanh niên đã có vợ con, lại cao tới 1,70 mét, nặng gần 70 ký mà cứ ở mãi tuổi 16 thì kỳ quá.

- Vậy, đề nghị các anh cho em đi bộ đội giải phóng. Em có sức khỏe và sẵn sàng chịu được mọi thử thách, hy sinh...

Chưa bao giờ Hai Thôn trái lời khuyên của Tư Dũng. Nhưng lần này Tư Dũng tạm chịu dừng ở đây để về báo cáo lại với đồng chí Bảy Dự, Phó ban Binh vận của Trung ương Cục. Đồng chí Bảy Dự nghe Tư Dũng báo cáo xong, cười bảo:

- Đây cũng là một dấu hiệu tốt đó chú Tư. Sống trong vùng địch mà thanh niên ta không bị quyến rũ bởi những lời dụ dỗ của địch để đi lính cho chúng, còn hăng hái sẵn sàng xin vô Quân giải phóng như Hai Thôn là vốn quý. Có điều ta phải biết thuyết phục anh em để họ hiểu rằng: Lòng yêu nước và ý chí đánh giặc lập công phải được thể hiện bằng nhiều cách. Mình đã nghiên cứu kỹ lý lịch của Hai Thôn rồi. Các anh Tư Chí và Sáu Vũ cũng đề nghị: Ta đã đưa được người vào hàng ngũ phi công của chúng. Bây giờ cần có người của ta ở cả trong đội ngũ kỹ thuật của Không quân địch và người nên chọn đó là Hai Thôn. Mình cũng nhất trí như ý kiến của các anh đó. Vậy Tư Dũng cố thuyết phục Hai Thôn và tổ chức thực hiện được đúng ý định này của Ban.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM