Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:32:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vỏ bọc nhiệm màu  (Đọc 48983 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 03:59:17 pm »


* “Sao Mai” vào trận

Trong cuộc đời binh nghiệp trải qua bao buồn vui, thăng trầm, chưa bao giờ Nguyễn Hữu Hạnh sống trong tâm trạng náo nức, phấp phỏng chờ đợi để bước vào trận với những hy vọng lớn như những ngày này. Nếu như trước đây, kể từ ngày tự nguyện hoàn toàn đứng hẳn sang hàng ngũ của nhân dân, nghe tin thắng lớn của Quân giải phóng, trái tim Hạnh đã đập dồn rung động thì giờ đây không chỉ có thế, nó đã rộn lên và Hạnh còn náo nức hơn cả mở cờ trong bụng khi nghe tin 5 cánh quân lớn của quân ta tiến như vũ bão áp vào Sài Gòn; tin Thiệu buộc phải từ chức ra đi; tin lão già lẩm cẩm 73 tuổi Trần Văn Hương khi mới lên thay Thiệu đã thề: Cương quyết tử chiến, dù phải hy sinh đến nắm xương tàn, nhưng chỉ sau ba ngày bây giờ đã phải chịu để cho hai viện chọn lựa Tổng thống. Trong thâm tâm, Hạnh nhận thấy thời cơ đã đến với mình ngay từ khi Thiệu ra lệnh rút khỏi Tây Nguyên. Từ hôm bác Tám trao nhiệm vụ lần cuối cùng, thời cơ ấy càng rõ. Cho tới khi Hạnh thấy Thiệu xuất hiện trên vô tuyến truyền hình vì Mỹ buộc phải từ chức với lời lẽ đầy hậm hực, kiểu hàng tôm hàng cá, chửi lại quan thầy Mỹ là phản bội, rồi tới giờ khi Trần Văn Hương buộc phải để lưỡng viện chọn Tổng thống mong cứu vớt tình hình thì thời cơ đã là chắc chắn. Mỹ phải đi đến nước cờ này thì giữa ông Dương Văn Minh và Trần Văn Lắm, Chủ tịch Thượng nghị viện, hai người này chắc chắn ông Minh sẽ đắc cử. Như vậy, cái thời cơ để chuộc lại xứng đáng lỗi lầm suốt mấy chục năm đi theo Pháp rồi theo Mỹ chống lại nhân dân và thời cơ được thiết thực đóng góp vào sự nghiệp giải phóng đất nước và được hưởng niềm vinh quang làm một người Việt Nam đích thực đã ở trong tầm tay.

Hạnh náo nức, mừng vui khôn xiết. Anh đã định lên Sài Gòn nhưng thấy lên sớm sẽ rất dễ bị phe cánh của Thiệu tiêu diệt. Còn bây giờ lúc 9 giờ ngày 27 tháng 4 này, sau khi nghe tuyên bố của Hương thì Hạnh càng đứng ngồi không yên. Anh liền gọi điện thoại cho trung tá Đẩu, Chánh văn phòng của đại tướng Dương Văn Minh.

- Alô, alô, Trung tá Đẩu đấy phải không? Tôi, Nguyễn Hữu Hạnh đây. Trung tá cho tôi gửi lời chào Đại tướng.

- Đại tướng cũng vừa nhắc đến Chuẩn tướng. Đại tướng đang bận lắm, hẹn Chuẩn tướng có mặt ở Sài Gòn ngày 29. Không cần lên ngay ngày mai, ngày mai 28 vẫn còn sớm.

Vì sao ngày 28 vẫn còn sớm? Hạnh đoán biết ông Minh lúc này đang tập trung dành được phiếu của lưỡng viện và chưa muốn công khai hết những người thân tín của mình. Nhưng nghe theo Đẩu thì chậm trễ, Hạnh không thể chờ đến ngày mai. Ngay đêm 27, Hạnh đã bảo vợ con, lính hầu, lái xe chuẩn bị đầy đủ cho cuộc hành trình và lên đường từ sớm ngày 28. Trên đường đi Hạnh rất vui khi nghe đài phát thanh Sài Gòn loan báo: Hai viện đã biểu quyết để Dương Văn Minh lên làm tổng thống với số phiếu áp đảo 135/150. Hạnh muốn có mặt thật sớm ở Sài Gòn. Nhưng lộ 4 bị cắt đứt ở đoạn Long An, xe của Hạnh phải đi vòng xa hơn theo ngả Mỹ Tho-Gò Công-Sài Gòn. Dọc đường, bao lần xe phải dừng lại để tránh pháo sáng và cũng bao lần Hạnh phải xuống xe đưa tấm thẻ cấp tướng ra trình mới qua được những điểm chốt, những chỗ xe cộ và binh lính của Thiệu đang tranh nhau đường đi gây ùn tắc. Vất vả lắm tới 6 giờ chiều Hạnh mới đến được Sài Gòn. Lúc này đứng trên sân thượng ngôi nhà người bạn cùng một quận với nhà Dương Văn Minh, quan sát Sài Gòn sắp bắt đầu vào giờ giới nghiêm, Hạnh thở phào: Nếu ngày mai mới đi chắc là không thể lên đây được! Hạnh thầm nghĩ thế và cũng nghĩ ngay đến cách ra mắt Dương Văn Minh ngày mai.

Sáng sớm ngày 29 tháng 4, Hạnh đến nhà riêng Dương Văn Minh ở số 3 Trần Quý Cáp, bởi văn phòng của ông Minh còn ở đây chưa chuyển về dinh Độc Lập. Thấy Hạnh, trung tướng Mai Hữu Xuân phụ trách sự vụ Phủ Tổng thống bắt tay rồi bảo Hạnh:

- Đại tướng đang bận họp, Chuẩn tướng chờ một chút.

Ngồi chờ ở phòng khách, Hạnh được Xuân cho biết:

- Tình hình rất đang căng thẳng. Thế mà hồi 5 giờ chiều, Cao Văn Viên, Nguyễn Cao Kỳ và linh mục Trần Hữu Thanh còn định làm đảo chính. Ông Thanh xin yết kiến Đại tướng để thay mặt cho Viên và Kỳ đòi Đại tướng phải để cho bốn bộ Quốc phòng, Nội vụ, Kinh tế, Tài chính trong Chính phủ, nhưng Đại tướng kiên quyết không chấp nhận.

- Lạy chúa, ông Viên đang nắm quân đội! Hạnh thốt lên và cảm thấy lo lắng nếu cuộc đảo chính lại thực sự diễn ra vào lúc này.

Dương Văn Minh trong bộ đồ ký giả bệ vệ, nhưng nét mặt đầy ưu tư xuất hiện. Hạnh đứng lên:

- Kính chào Đại tướng! Tôi được điện triệu tập của Trung tá Đẩu xin trình diện Đại tướng.

Minh chìa tay về phía Hạnh:

- Tốt lắm! Toa đến đúng lúc đó. Tình hình đang rất nan nguy và rất khẩn cấp.

Hạnh thấy yên tâm về cách ra mắt của mình, đang định có vài lời thăm hỏi sức khỏe Minh thì Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Huyền và tiếp đó một sĩ quan vào báo có Mê-ri-dông, Đại sứ Pháp đến. Hạnh phải qua phòng bên để Minh và Huyền tiếp Mê-ri-dông. Ở đây Hạnh cũng nghe rõ Mê-ri-dông thông báo: Tổng trưởng Ngoại giao Pháp đã liên lạc với Hà Nội về việc thương thuyết, nhưng Hà Nội trả lời: “Rất tiếc đã quá trễ rồi!”.

Nghe tới đó và nghĩ tới chỉ thị của Ban Binh vận, Hạnh thấy mình cần có ngay những hành động kịp thời trước tình hình mới. Trong khi đó, lúc Mê-ri-dông về rồi, Minh và Huyền đang trao đổi nhất trí tuyên bố thả ngay tù chính trị và đuổi Mỹ (phái đoàn quân sự Mỹ) ra khỏi miền Nam trong vòng 24 giờ. Hạnh nghĩ: Thực ra, trước sức tấn công như vũ bão của Cách mạng, không đuổi thì Mỹ cũng phải tháo chạy. Hành động này chỉ nhằm vớt vát chút hy vọng về một giải pháp chính trị đã quá muộn mằn. Anh liền mở cửa bước ra vì cả ba đã biết nhau.

- Toa đã nghe nội dung moa và ông Huyền vừa bàn?

Tướng Minh hỏi Hạnh. Hạnh tránh trả lời câu hỏi vì không muốn phê phán hành động vớt vát và giải pháp chính trị đó mà khéo léo đi ngay vào vấn đề cấp thiết đối với nhiệm vụ của mình.

- Thưa Đại tướng, còn về tình hình quân sự thì sao?

Minh nói hơi xẵng:

- Toa là quân sự, không đi xem xét tình hình mà còn hỏi nó ra sao?

Hạnh mừng thầm: Là Tổng Tư lệnh, nhưng thực ra lúc này ông Minh cũng không nắm nổi tình hình. Bây giờ mình cần nắm ngay lấy việc chỉ huy quân đội mà chắc rằng thế nào ông cũng giao việc này cho mình nên liền chớp thời cơ:

- Thưa Đại tướng! Tôi về hưu rồi đi coi sao được. Đại tướng có cho quyền tôi mới dám đi.

- Được, toa nói văn phòng viết giấy ủy nhiệm đưa moa ký rồi đi ngay xuống Bộ Tổng tham mưu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:02:10 pm »


Hạnh chưa kịp đi thì ông Minh nhận điện báo trung tướng Đồng Văn Khuyên mới thay Cao Văn Viên, Tư lệnh biệt khu thủ đô đã rời bỏ chức vụ chạy ra nước ngoài.

Tướng Minh cau mặt, lệnh cho điện gọi ngay tướng Vĩnh Lộc tới để trao chức Tổng Tham mưu trưởng.

Vĩnh Lộc tới, nhưng từ chối:

- Xin Đại tướng giao cho Ngô Quang Trưởng. Sớm mai này tôi còn thấy Trưởng ở Bộ Tổng tham mưu.

- Không được! Quân đoàn 1 vừa bị tan nát ở Huế và Đà Nẵng, Trưởng vừa mới chạy vào đây không thể đảm đương được trách nhiệm.

Ông Minh nói rồi liền rời phòng khách. Hạnh nghĩ đây là thời cơ tốt vì biết Lộc cũng đang chuẩn bị cho vợ con di tản nên đã mềm dẻo thuyết phục Lộc:

- Trung tướng cứ nhận đi. Trong lúc tình hình lâm nguy thế này còn có ai hơn Trung tướng. Trung tướng nhận, tôi xin giúp một tay. Tôi hiện đang có giấy ủy nhiệm của Đại tướng đi kiểm tra tình hình.

- Thôi được, có thêm toa, moa sẽ nhận. Nhưng trong lúc chúng nó chạy như chuột cả lũ này sao toa lại mặc thường phục?

- Thưa Trung tướng, từ Mỹ Tho lên, tôi có mang quân phục, nhưng đang để ở nhà người bạn.

Nghe Hạnh nói thế, Vĩnh Lộc liền vẫy tay gọi luôn một viên đại úy và bảo:

- Đại úy cởi áo ra cho Chuẩn tướng mượn.

Khi viên đại úy đang cởi áo thì Lộc giật luôn quân hàm trên vai áo của mình đưa cho Hạnh:

- Toa tháo bỏ đi hai sao và đeo vào. Còn moa trên đường cùng xuống Bộ Tổng tham mưu sẽ rẽ qua nhà lấy cặp khác1

Tuy không có nón và chân còn đi giày mõm ngóe, nhưng lúc này Hạnh rõ ràng là một cấp tướng đi bên trung tướng Vĩnh Lộc xuống Bộ Tổng tham mưu.

Ở đây đang rất hỗn loạn. Bởi hơn ai hết, các sĩ quan ở đầu mối chỉ huy này đã biết rõ 5 cánh quân của Quân giải phóng đã áp sát Sài Gòn. Tiếng đại bác vang rền xung quanh thủ đô. Sân bay Tân Sơn Nhất ở kề bên chiều qua đã bị không quân Cách mạng ném bom, trong đêm lại bị một trận pháo kích bằng pháo 130 ly khủng khiếp chưa từng có. Ở đó đang như chợ vỡ bởi cảnh tranh nhau lên máy bay di tản và cả cảnh cướp máy bay tháo chạy. Trong khi ấy ở Bộ Tổng tham mưu lại như rắn không đầu khi Khuyên đã đào tẩu. Các sĩ quan ở đây đã được thông báo về việc Vĩnh Lộc được Tổng thống bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng. Thấy Lộc và Hạnh tới, họ đều ngước mắt còn đang hốt hoảng chờ lệnh.

Vĩnh Lộc nhìn lướt qua một lượt các tướng tá còn lại, gọi tới trình diện rồi vội vàng bổ nhiệm:

- Chuẩn tướng Nguyễn Văn Chức trước là Cục trưởng Cục Công binh làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Tiếp vận.

- Trung tướng Trần Văn Trung vẫn làm Tổng Cục trưởng Tổng cục Chiến tranh Chính trị.

- Đại tá Hồ Ngọc Nhân giữ chức Quyền Tham mưu trưởng liên quân.

- Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh làm Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng.

Hạnh nghe tới đó mừng rơn. Ở vị trí quân sự đầy quyền lực này, trong Bộ Tổng tham mưu chỉ có đứng sau Tổng Tham mưu trưởng. Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng hoàn toàn có quyền thay Tổng Tham mưu trưởng chỉ huy quân đội. Hạnh thầm nghĩ: Từ giờ phút này mình sẽ còn mượn oai của cả Tổng thống để chi phối tình hình và sẽ thẳng tay dẹp bọn nào dám còn định đảo chính như Viên.

Bổ nhiệm xong, Vĩnh Lộc bảo Hạnh:

- Chuẩn tướng vào vị trí chỉ huy luôn đi, moa đi thị sát mấy nơi rồi về báo cáo với Đại tướng.

Hạnh càng mừng, bởi anh biết bây giờ tâm trí Lộc đâu còn dành cho việc tiêu diệt Cộng sản và phụng sự Quốc gia nên công việc ở Bộ Tổng tham mưu sẽ giao phó cả cho Hạnh. Cũng đến bây giờ anh mới thấy cái tên Hữu Hạnh không còn bất hạnh nữa mà đang liên tục gặp cơ may.
________________________________________
1. Cấp Chuẩn tướng quân đội Sài Gòn 1 sao, thiếu tướng 2 sao, trung tướng 3 sao.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:03:32 pm »


15 giờ ngày 29 tháng 4, Hạnh ngồi vào ghế chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu gọi điện đi các nơi, trước hết là Quân đoàn 3.

- Thưa, ai ở đầu dây đó? - Nguyễn Văn Toàn hỏi lại.

- Tôi Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng. Xin Trung tướng cho biết tình hình.

- Nguy ngập! Nguy ngập quá rồi Chuẩn tướng! 18 giờ 10 phút chiều qua, Việt cộng đã dùng xe tăng đánh chiếm chi khu Long Thành. 18 giờ 50 phút mất tỉnh lỵ Bà Rịa. 19 giờ 30 phút kho Long Thành bị pháo kích, đường 15 bị cắt, Vũng Tàu chắc cũng bị mất, còn Biên Hòa đang bị bao vây ba mặt. Tôi đề nghị cho rút bộ chỉ huy nhẹ về căn cứ thiết giáp ở Gò Vấp.

Hạnh thầm nghĩ: Viên tướng thiết giáp này muốn về gần sân bay để tẩu thoát. Hơn nữa, nếu Quân đoàn 3 về Sài Gòn thì cả quân đoàn tan nát ngay nên Hạnh liền trả lời:

- Tôi sẽ trình lên Tổng Tham mưu trưởng Vĩnh Lộc. Nhưng về phần Trung tướng, nếu xét thấy việc rút Bộ chỉ huy nhẹ về đó là để thuận lợi trong việc bảo toàn lực lượng và đánh địch thì Trung tướng cứ tùy cơ.

Hạnh nói thế, coi như đã gián tiếp đồng ý với đề nghị của Toàn và viên tướng này đã thực hiện luôn sau dó.

Hạnh quay tiếp số điện thoại gọi xuống Sư đoàn 18 của Lê Minh Đảo, viên tướng được phong vượt cấp bởi tuyên bố sẽ “tử thủ để giữ Xuân Lộc”, bây giờ đã tháo chạy khỏi Xuân Lộc, giọng Đảo lạc đi:

- Chúng tôi đang bị bọc hậu. Việt cộng tấn công bằng cả xe tăng, xin Chuẩn tướng cho tôi rút về bên này sông Đồng Nai để cố thủ.

Hạnh nhận thấy nếu Sư đoàn 18 rút đi sẽ có lợi hơn cho Quân giải phóng tấn công vào hướng này nên đồng ý với đề nghị của Đảo và quay máy xuống Sư đoàn 22 ở Tân An. Chuẩn tướng Phan Đình Niên ở sư đoàn đã bỏ trốn, Tham mưu trưởng sư đoàn báo cáo:

- Chúng tôi bị áp đảo mạnh ở hướng chính diện, một sư đoàn Việt cộng đang sẵn sàng tấn công, Quốc lộ 4 đã bị cắt đứt hoàn toàn.

5 giờ sáng ngày 30 tháng 4, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 báo cáo lên bằng điện thoại:

- Chúng tôi bị tấn công mạnh ở ba nơi: Vĩnh Bình, Bạc Liêu, một nơi cách sân bay Trà Nóc 3 kilômét.

Hạnh hỏi:

- Thiếu tướng kháng cự thế nào?

Nam trả lời:

- Tôi đã đẩy lui được cuộc tấn công của Việt cộng cách sân bay Trà Nóc 3 kilômét. Tôi sẽ cố giữ các vị trí còn lại, các lực lượng của quân đoàn 4 và Quân khu 4 mặc dù bị tấn công vài nơi nhưng vẫn còn nguyên vẹn.

Hạnh nghĩ: Có thể hướng tấn công của Quân giải phóng đang tập trung vào hướng Bắc và Sài Gòn nên chưa sờ đến thủ phủ miền Tây. Phải giữ kín tin này không để ai biết, kể cả Vĩnh Lộc nếu ông ta không hỏi tới và phải có cách trị viên tướng đang còn hiếu chiến, chủ quan ở vùng đất quan trọng này. Hạnh giả bộ cổ vũ Nam, nhưng đồng thời thông báo vắn tắt các hướng vào Sài Gòn đang nguy ngập, nhiều tướng đã đào nhiệm không giữ vững tuyến phòng thủ được như Nam để biểu dương, song chính là để đánh đòn tâm lý đối với viên tướng này.

Đánh đòn đầu tiên với Nguyễn Khoa Nam xong, Hạnh điểm lại lực lượng thấy: Đêm qua ở hướng Thủ Dầu Một do Sư đoàn 5 trấn giữ đã bị Quân giải phóng chọc thủng, liên lạc bị cắt đứt. Thế là hướng này trống nên Quân giải phóng đã tiến tràn đến Hố Nai. Tuyến phòng thủ ở đây do Sư đoàn 18 và Lữ đoàn 5 thiết giáp đã chuyển về bên này sông Đồng Nai.

Như vậy lực lượng còn lại chưa chạm trán với Quân giải phóng chỉ còn có lực lượng của biệt khu thủ đô. Ở đây đang còn có các lữ đoàn dù, sư đoàn biệt động quân và 20 xe tăng do Lộc tối qua lúc trở lại sở chỉ huy mới lệnh cho Bộ chỉ huy thiết giáp tăng cường vào. Qua báo cáo của Tham mưu trưởng biệt khu thủ đô Hạnh còn biết, do đêm qua có nhiều đoàn xe của Quân giải phóng từ phía Hóc Môn tiến về hướng Sài Gòn nên Tư lệnh Lâm Văn Phát mới được bổ nhiệm thay Nguyễn Văn Minh. Phát đang còn hăng máu, đã lập xong kế hoạch phản công.

Lợi dụng lúc Vĩnh Lộc cũng đang hoang mang và phân tán về chuyện lo vợ con di tản, không toàn tâm toàn ý vào chỉ huy quân đội để tử thủ, có vào sở chỉ huy cũng chỉ nắm những nét lớn do Hạnh báo cáo lại, Hạnh đã giấu không báo cáo cho Lộc về việc Phát lập kế hoạch phản công. Nếu biết, Lộc dễ dàng tiếp thêm sức mạnh cho Phát bằng cách điều lữ đoàn thiết giáp bên sông Đồng Nai hoặc gọi Quân đoàn 4 ở miền Tây.

Cũng do có lợi thế được Vĩnh Lộc cho ngồi liên tục ở ghế chỉ huy, ngày hôm qua riêng ở biệt khu thủ đô, Hạnh đã khéo léo rải mỏng lực lượng quân cảnh bằng cách điện cho viên đại tá chỉ huy yêu cầu tung hết lực lượng chia thành các nhóm nhỏ ra đường phố, kiểm tra quân nhân, thu hồi vũ khí, bắt giữ những tên nào đào ngũ ở các nơi mới đổ về đang gây rối loạn, cướp bóc tài sản của dân thường để bớt đi một lực lượng phòng thủ. Đồng thời biết được tin một số sĩ quan hiếu chiến định phá cầu, Hạnh đã điện đi các nơi “không được tự động phá cầu khi chưa có lệnh của Bộ Tổng tham mưu”, để Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn không bị trở ngại. Còn lúc này, Hạnh lại điện đi các nơi trong đó trước hết là Tư lệnh biệt khu thủ đô bằng cách mượn danh Tổng thống khuyến cáo cấp dưới: “Tổng thống không có ý định điều động quân đội từ nơi này đến nơi khác. Vì như thế sẽ không có lợi, ảnh hưởng tới việc thương thuyết với Cộng sản”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:04:09 pm »


5 giờ 30 phút, Tổng thống Dương Văn Minh gọi Tổng Tham mưu trưởng về dinh Độc Lập báo cáo tình hình quân sự. Trước khi di, Lộc yêu cầu Hạnh trình bày lại tình hình mới nhất mà Hạnh vừa nắm được. Cùng nghe có trung tướng Nguyễn Hữu Có. Tướng Có cũng đã đến trình diện với Đại tướng Dương Văn Minh để xin được cùng gánh vác phận sự từ tối 29.

Hạnh báo cáo với Lộc:

- Trình Trung tướng Tổng Tham mưu trưởng. Từ đêm qua tới giờ phía sân bay Tân Sơn Nhất, quân của biệt khu thủ đô đang chạm trán với Việt cộng. Có thể họ giữ được, nhưng sẽ phải chịu nhiều thiệt hại về người và của. Ở phía Biên Hòa và Thủ Dầu Một đã không còn sức chiến đấu. Trung tướng Toàn đã bỏ chạy ra nước ngoài. Chuẩn tướng Lê Công Thành Phó Tư lệnh không nắm được quân. Ông ta không còn gì để chỉ huy. Sư đoàn 18 của tướng Đảo và Lữ đoàn 5 thiết giáp bị kẹt ở tuyến Đồng Nai cũng đang ở thế không tiến, không lui được. Hướng Thủ Dầu Một như vậy hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Một đoàn chiến xa đang tiến về Sài Gòn đã đi ngang qua Búng. Mặt trận phía này chúng ta không có quân xung kích mà chỉ có lực lượng phòng thủ. Tôi e rằng một thời gian ngắn nữa chúng ta sẽ không gạt đỡ nổi.

Nghe xong, Vĩnh Lộc tái người, bởi bất kỳ ai có một chút kiến thức quân sự đều thấy tình hình này đang ở thế ngàn cân treo sợi tóc. Lộc vội cầm lấy máy điện thoại gọi lên Phủ Tổng thống xin phép Dương Văn Minh để Lộc được ủy quyền cho Hạnh lên báo cáo.

Buông máy xuống, Lộc bảo Hạnh:

- Chuẩn tướng đi báo cáo với Tổng thống đi, moa rẽ qua nhà có chút việc.

Lộc đưa tay về phía Hạnh rồi cả Có và nói:

- Trung tướng nên cùng Chuẩn tướng đến báo cáo với Tổng thống đi.

Lộc bắt tay xong liền lầm lũi ra cửa, mặt ngượng ngùng. Hạnh và Có hiểu đó là cái bắt tay cuối cùng. Đúng thế, 2 giờ sau, viên tướng dòng dõi hoàng tộc này đã cao chạy xa bay ra nước ngoài.

Lộc đi rồi, Hạnh và Có chạy đi tìm xe. Cả xe và tài xế đều biến mất. Có phải điện về nhà đưa xe riêng đến để hai người lên gặp Dương Văn Minh.

6 giờ sáng. Giờ này mọi khi Minh đang thanh thản đi dạo quanh vườn, bây giờ ông đã ngồi chờ sẵn ở văn phòng với bộ mặt phờ phạc, ưu tư. Chào Minh xong, Hạnh để tướng Có đang là cố vấn quốc phòng cho Tổng thống trình bày. Có báo cáo lại việc gần như nguyên văn mà Hạnh vừa mới tường trình với Vĩnh Lộc. Ông Minh trầm ngâm suy nghĩ. Nhân lúc đó Hạnh liền nói thêm:

- Tình hình nguy ngập, xin Đại tướng cho quyết định gấp. Chúng ta không thể trì hoãn được nữa. Trì hoãn sẽ có hại.

Tướng Minh vội quay sang hỏi Hạnh:

- Bây giờ toa định như thế nào?

Hạnh nghĩ rằng đầu hàng sớm là tốt nhất, nhưng chưa nói thẳng điều đó mà chỉ nói:

- Thưa Đại tướng, về chính trị là quyền của Đại tướng. Riêng về quân sự thì Đại tướng phải quyết định gấp. Tình hình đã quá nguy ngập không cho phép chúng ta chần chừ được nữa.

Tướng Minh lại suy nghĩ trầm ngâm một lúc rồi mới nói:

- Thôi, để moa đi bàn với ông Huyền và ông Mẫu, các toa cứ ngồi đây đợi.

Hạnh đề nghị được đi theo, Minh đồng ý. Cả hai đến Phủ Thủ tướng ở số 7 đường Thống Nhất. Trên đường đi Hạnh càng thấy rõ cảnh hỗn loạn của Sài Gòn. Dân chúng đang thành từng dòng người bồng bế nhau xuôi ngược, nét mặt đều lộ rõ vẻ hoang mang hốt hoảng. Kẻ xấu lợi dụng hôi của. Ở tòa Đại sứ Mỹ, bọn chúng đông như kiến cỏ, chen lấn nhau bu vào tha các thứ ở đây ra làm cho xe của Hạnh không thể nào đi nhanh được.

Đến Phủ Thủ tướng, bộ ba Minh - Huyền - Mẫu vội vã họp bàn ngay kế hoạch. Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền muốn chờ kết quả của phái đoàn thương thuyết do luật sư Trần Ngọc Liễng dẫn đầu từ trại Đa-vít trở về xem sao. Liệu Mặt trận Dân tộc Giải phóng có chấp nhận được đề nghị nào của phía Quốc gia không? Nhưng đến gần 8 giờ, phái đoàn ông Liễng vẫn chưa về. Trong khi ấy tình hình mỗi phút một căng nên bộ ba này không còn con đường nào khác phải nhất trí quyết định đơn phương coi như đầu hàng, tuyên bố bàn giao chính quyền lại cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn lời tuyên bố, và 9 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố vào máy ghi âm.

Trong lúc tướng Minh đọc lời tuyên bố để thu băng thì Nguyễn Hữu Hạnh điểm nhanh một loạt các viên tướng đang cầm quân xem những tên nào còn máu mặt có thể phản ứng với tuyên bố này. Trừ những tên vừa bị bắt và đào nhiệm, số còn lại gần như tất cả đã mất hết tinh thần kháng cự. Chỉ còn có Nguyễn Khoa Nam, Tư lệnh Quân đoàn 4 có thể sẽ quyết tử thủ để giữ thủ phủ Tây đô. Hạnh quay máy điện thoại gọi xuống Nam:

- Alô! Anh Nam đấy phải không? Chào anh, Tổng thống sắp ra một tuyên bố quan trọng, anh chú ý nghe đài và tuyệt đối chấp hành lệnh của Tổng thống.

- Nội dung Tổng thống nói gì vậy Chuẩn tướng?

- Tôi đâu có hay. Thủ tướng Mẫu đang soạn thảo lời tuyên bố sau cuộc họp giữa ba ông. Tôi chỉ được lệnh của Tổng thống bảo phải thông báo trước xuống tất cả Tư lệnh các mặt trận...

Nói xong, Hạnh buông máy không để Nam hỏi gì thêm và tin rằng Nam sẽ thực hiện. Cũng từ giờ phút này Hạnh luôn bám sát tướng Minh chứ không trở về Bộ Tổng tham mưu. Dương Văn Minh cũng biết việc đào tẩu của Vĩnh Lộc. Còn Nguyễn Hữu Có cũng đã nhanh chân trở về nhà thay quần áo xivin để làm dân thường. Người thừa hành cao nhất các mệnh lệnh về quân sự của Tổng thống trong chính quyền Sài Còn và cũng là chỉ huy cao nhất trong quân đội Sài Gòn bên cạnh Tổng thống giờ đây không còn ai khác ngoài Nguyễn Hữu Hạnh. Không còn tướng nào có được vị trí là tướng cận thần Tổng thống duy nhất như Hạnh lúc này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:04:36 pm »


Thâu băng xong, tướng Minh cho người mang ngay tới Đài phát thanh trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cho phát trên đài. Bản tuyên bố của Dương Văn Minh đơn phương xin bàn giao chính quyền được phát đi nhiều lần, Nguyễn Hữu Hạnh cũng đi theo tới Đài để chỉ thị cho quân đội và các lực lượng vũ trang Sài Gòn buông súng thi hành lệnh của Tổng thống. Khi đài phát xong chỉ thị đó, Hạnh nhận thấy nó mới chỉ phát được một lần nên đã yêu cầu phát lại và sử dụng loại băng tự động để tiếng nói được phát đi liên tục. Thấy việc đó đã được thực hiện hoàn hảo, Hạnh mới hoàn toàn yên tâm và thầm reo lên: “Thế là mình đã cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ trọng đại mà Cách mạng giao cho, cũng là thực hiện được mệnh lệnh của lương tâm trái tim mình”.

Tiếng reo thầm đó đã theo Hạnh trên đường về Phủ Thủ tướng, bởi Hạnh nghĩ rằng, với sức tiến công như vũ bão, các cánh quân của Cách mạng đã và đang đè bẹp tất cả mọi sự kháng cự của quân Sài Gòn ở các cửa ngõ vào sào huyệt cuối cùng này, trừ những tên ác ôn, thâm thù với Cộng sản, giờ đây sau khi nghe tuyên bố của Tổng thống và chỉ thị buông súng của mình, chắc chắn tất cả quân đội Sài Gòn đã rã rời. Không những thế, đa số sĩ quan và binh lính còn tạ ơn Chúa bởi sẽ thoát được nạn phải bỏ mạng trong cuộc tắm máu. Còn nhân dân Sài Gòn thì khỏi nói, chắc chắn họ cũng đã nhẹ lòng và đang sẵn sàng đón đoàn quân chiến thắng trên khắp các ngả đường vào “Hòn ngọc Viễn Đông” còn nguyên vẹn.

Trong khi tuyên bố của Dương Văn Minh và chỉ thị buông súng của Nguyễn Hữu Hạnh đang được phát trên đài, tại Phủ Thủ tướng đã có mặt nhiều nhân vật trong Chính phủ cũ và mới. Họ tới đây để chuẩn bị đến dinh Độc Lập dự lễ ra mắt nội các Vũ Văn Mẫu mà trước đó dự kiến sẽ tổ chức vào 10 giờ ngày 30 tháng 4 năm 1975. Họ đã đến dinh Độc Lập đông đủ. Nhưng lễ ra mắt đó đã không bao giờ có được nữa. Nó đã trở thành lễ đón lực lượng giải phóng lúc 11 giờ 30 cùng ngày sau khi xe tăng của Quân giải phóng húc đổ cánh cổng dinh Độc Lập tiến vào dinh và lá cờ của Cách mạng đã phất phới tung bay trên đỉnh cột cờ ở nóc dinh Độc Lập.

Tại lễ đón này, Tổng thống Dương Văn Minh, Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và toàn bộ nội các chưa kịp ra mắt của Vũ Văn Mẫu, tất cả mặt mày đều tái nhợt, bàng hoàng.

Họ không nghĩ rằng Quân giải phóng và các cán bộ Cách mạng đã tiến vào dinh Độc Lập nhanh đến thế.

Trong nội các và những người của chính quyền Sài Gòn có mặt ở đây lúc này chỉ có vài người là thần sắc không biến đổi trong đó có Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Những lúc đó, các sĩ quan Quân giải phóng cùng cán bộ các lực lượng khác của Cách mạng vào dinh Độc Lập không ai để ý tới.

Khi ấy Hạnh đang là người của ông Minh đứng ở cầu thang lầu 2 nhanh nhẹn đón và chỉ dẫn các sĩ quan và cán bộ Cách mạng vào phòng đại lễ - nơi ông Minh và cả bộ sậu của chính quyền Sài Gòn đang ngồi chờ để bàn giao chính quyền cho Chính phủ Cách mạng Lâm thời...

Nhưng ông Minh đâu còn chính quyền để mà bàn giao. Nguyễn Hữu Hạnh cười thầm khi thấy một cán bộ Quân giải phóng đã nghiêm khắc bác bỏ lời nói đó của ông Minh và buộc ông phải đến Đài phát thanh đọc lời cáo chung đầu hàng vô điều kiện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.

Với Nguyễn Hữu Hạnh, đây là giây phút sung sướng nhất cuộc đời kể từ ngày nhận công tác với Cách mạng qua bác Tám “vô tư”.

Từ đây niềm vui đã liên tiếp đến với anh. Đấy là khi anh được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Thành Đồng, là khi được bầu làm ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là lúc được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp cho căn biệt thự ở đường Phan Kế Bính. Còn vui nữa, anh đã được là một thành viên trong buổi họp mặt các cán bộ và các cơ sở nằm trong lòng địch như anh của Ban Binh vận miền Nam. Ở đây, ngoài bác Tám “vô tư”, anh đã được gặp đông đủ các đồng chí Bảy Dự, Tư Chí, Sáu Vũ, Mười Thợ, đặc biệt là đồng chí Bảy Lương, những người mà anh mãi mãi biết ơn, bởi đã đem lại sự đổi đời cho anh để anh có thể ngẩng cao đầu, tự hào là một người Việt Nam.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 1996
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 05:16:59 pm »


VAI DIỄN LÝ TƯỞNG


I

Chuyện như huyền thoại đó đã diễn ra từ sau Tết Mậu thân năm 1968. Khi ấy tất cả các tuyến đường bộ vô thị xã và tiểu khu Phước Long đều đã bị quân ta cắt đứt. Không một chuyến xe hơi nhỏ lẻ nào của Mỹ - ngụy cả quân sự và dân sự có thể vô đây. Mọi việc giao tiếp của chúng đối với tỉnh lỵ này chỉ còn bằng đường hàng không.

Chính lúc đó, đại tá Lê Văn Vĩnh - một sĩ quan tham mưu tình báo cao cấp của Quân giải phóng được lệnh phải có được bản đồ và các số liệu chính xác về: Bố trí binh hỏa lực, hệ thống phòng thủ, hệ thống hầm ngầm, căn cứ pháo binh, số lượng binh sĩ, vũ khí cả đồn trú và cơ động của tiểu khu, tòa Tỉnh trưởng, Ty công an Phước Long và chi khu Phước Bình. Bản đồ và số liệu đó lại phải do chính anh điều nghiên tác nghiệp. Thời gian cho phép để hoàn thành nhiệm vụ này không được quá một tuần.

Phước Long là thị xã nhỏ nằm ở phía Bắc cách xa Sài Gòn hơn 160 kilômét, xung quanh hầu hết là người Thượng, trinh sát bí mật đột nhập rất khó. Thời gian lại rất gấp, chỉ còn phương sách phải dùng cách trinh sát công khai mới có cơ hội vào sâu trong thị xã.

Như vậy nên sau khi đã đóng vai một nhà kinh doanh lớn để Ba Nghĩa đưa được vào nội thành Sài Gòn an toàn, lúc này Bảy Vĩnh không khỏi lo lắng, nóng lòng muốn được biết xem Ba Nghĩa đã có phương sách gì để mình có thể công khai có mặt ở thị xã Phước Long một hai ngày tới.

- Anh Ba! Tôi lo cho việc hoàn thành nhiệm vụ của chúng mình quá! Làm sao tôi sớm có mặt công khai được ở Phước Long? Với tài trí và vỏ bọc vững chắc nguyên là Trưởng Ty cảnh sát và Chủ tịch một Ủy ban của Hạ viện Sài Gòn hiện nay của anh, tôi biết rằng việc bố trí để tôi có mặt công khai ở Phước Long không phải là khó khăn lớn lắm đối với anh, nếu như các tuyến đường bộ vô thị xã đó không bị bịt kín. Nhưng trước tình huống này quả khó khăn.

Ba Nghĩa suy nghĩ một lát rồi nói:

- Cái khó lớn nhất là bây giờ làm sao phải tìm cách thoát ra khỏi các lối đã bịt kín đó anh Bảy. Muốn để anh công khai có mặt ở Phước Long là phải tìm cách sắp xếp anh là thành viên của một đoàn công vụ nào đó lên trên đấy và cái đoàn này bình thường nhất cũng phải đi xe hơi, không thể cuốc bộ mà lên.

- Trung tâm cũng đã lường hết nhũng khó khăn này. Thế nên trong điện lệnh của T11 gửi cho anh ngoài ý “Đón T5 đưa vô điểm X an toàn” còn nói rõ “Bố trí cho T5 sớm có mặt công khai ở Phước Long” và đã điện trước mấy ngày so với thường lệ để anh có thời gian chuẩn bị, toan tính mưu kế. Chắc bây giờ anh đã... Nói đến đây Bảy Vĩnh ngập ngừng.

Ba Nghĩa ha hả cười:

- Thủ trưởng nghĩ là tôi đã có sẵn những lá bài trong tay rồi phải không? Tôi nhận được điện của T1 mới có ba ngày, làm sao sắp xếp cho kín kẽ để một sĩ quan Việt cộng cỡ bự có mặt công khai ở Phước Long trong thời điểm này lại có thể dễ dàng, nhanh chóng như thế được. Nhưng anh Bảy yên tâm, xin mời anh cứ ngủ một giấc cho khỏe đã. Trước tới giờ Ba Nghĩa có chịu bó tay trước khó khăn nào đâu. Tôi đã có hướng để tìm ra lối thoát cho sự bế tắc này rồi. Có điều tôi không đủ quyền lực để tự quyết định nên chưa thể có ngay các con bài trong tay. Hiện giờ tôi đang chờ những tín hiệu mới đáp ứng cho hướng đó. Có được những tín hiệu mới này, tôi sẽ báo cáo đầy đủ ngay với anh về kịch bản của tôi. Tất nhiên trong kịch bản này anh là nhân vật trung tâm và vở diễn có thành công hay không trước hết cũng do tài nhập vai, diễn xuất của anh.

Nghe Ba Nghĩa nói đến đây, đôi mắt của Bảy Vĩnh liền sáng lên:

- Tôi đã hy vọng và phỏng đoán không lầm. Giá lúc này anh là Tổng trưởng Quốc phòng hoặc Giám đốc Tổng nha cảnh sát, chắc chắn là chúng ta không còn phải đợi những tín hiệu mới nữa phải không Ba Nghĩa? Thôi bây giờ mình có thể tạm yên tâm để trả nợ mắt được rồi.

- Anh cứ trả nợ cho đã đi!

Ba Nghĩa vừa nói vừa dắt tay đưa Bảy Vĩnh lên lầu ba, nơi có một phòng đặc biệt dành riêng cho các vị khách quý của gia đình. Sau đó anh liền xuống ngay phòng riêng nằm ngả lưng bên máy điện thoại để chờ các tín hiệu mới. Đó là những hồi âm từ các thân hữu đang giữ các vị trí then chốt ở bên Bộ Y tế, Văn phòng Chủ tịch Hạ viện, Tổng nha Cảnh sát và cả Tỉnh trưởng Phước Long mà anh chắc chỉ tối nay hoặc sớm mai sẽ điện về.

H3 đã dự đoán không sai. Chỉ 30 phút sau đó, tiếng chuông điện thoại đã réo vang và Ba Nghĩa đã quá vui nhận ra tiếng nói từ đầu dây bên kia không phải Tư Vân, chánh văn phòng mà là Chủ tịch Hạ viện Lê Bá Lương. Ông Lương cũng đang vui nên đã vội báo tin cho Ba Nghĩa: “Văn phòng Phủ Tổng thống hứa sẽ điều một máy bay đặc biệt loại taxi Cessma cho đoàn công vụ của Hạ viện ta rồi”.

Và ông hỏi Ba Nghĩa:

- Số hàng cứu trợ bên Bộ Y tế hứa cho có được như yêu cầu của Hạ viện mình không? Bao giờ ta nhận được?

- Dạ thưa Chủ tịch! Bữa qua bác sĩ, Thứ trưởng Trần Văn Khiêu đã trực tiếp điện cho tôi hứa sẽ cho ta 500 suất. Như thế là vượt cả yêu cầu của chúng ta. Hiện giờ tôi chỉ còn chờ bên đó báo lại giờ ta đến nhận. Chắc muộn lắm là chiều mai.

- Vậy tốt rồi. Nếu ngày mai có hàng, ngày mốt chúng ta bay lên Phước Long.

Buông máy, gương mặt H3 rạng rỡ hẳn lên. Có thể nói đây là tín hiệu quan trọng nhất trong kịch bản của anh.
____________________________________
1. Trung tâm chỉ đạo tình báo của B2.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 05:18:15 pm »

Kịch bản này đã hé mở rồi hình thành ngay sau khi H3 nhận được điện của T1. Lúc ấy H3 đã tính toán nát óc thấy rằng không có cách nào đưa T5 lên Phước Long mà lại lên công khai bằng đường bộ được. Chỉ có cách đưa T5 lên đó bằng đường hàng không mà hiện giờ chỉ có các chuyến bay dành cho các quan chức trong chính quyền Sài Gòn. Trong chuyến bay này, tất nhiên phải sắm cho T5 một vai diễn thật lý tưởng để cùng đi công khai với mình. Nhưng bằng cách nào để mình mang theo T5 cùng đi trên một máy bay lên Phước Long trong lúc mỗi chuyến bay đều được xét duyệt rất chặt chẽ? Thầm nhắc lại câu hỏi tự đặt ra ấy, một tia sáng đã vụt lóe lên trong đầu H3: “Phải chủ động tạo ra một chuyến bay mà mình phải có được vai trò trọng yếu đó”. Với ý nghĩ đó, ngay sớm hôm sau, Nguyễn Văn Nghĩa, Chủ tịch một ủy ban có vị thế trong Hạ viện Việt Nam Cộng hòa đã có mặt trong phòng làm việc của Chủ tịch Hạ viện Lê Bá Lương.

Vốn mát tính lại vị nể và thân tình với Ba Nghĩa nên ông Lương không cự nự về chuyện Ba Nghĩa đến không báo trước mà sau lời chào hỏi đã vui vẻ hỏi ngay:

- Tới chơi hay có việc gì mà đến đây sớm vậy, anh Ba?

- Tôi gọi điện hỏi văn phòng biết anh đang ở nhiệm sở nên hạ cấp đã mạn phép bất ngờ tự tiện đến thăm và cũng có chuyện muốn nói nhỏ với anh Năm.

- Chuyện gì thế? Nói nhỏ hay nói to cũng được. Có quan trọng lắm không? Nói ngay đi coi!

Đã biết Chủ tịch Hạ viện không khi nào phân biệt đẳng cấp với mình, lại thấy việc mào đề như thế đã ngọt rồi, Ba Nghĩa liền cười giòn hồn nhiên, nhưng vẫn tỏ ý lễ độ nói luôn:

- Không quan trọng lắm đâu anh Năm. Nhưng chúng ta là Nghị sĩ được dân bầu nên tôi nghĩ, ta đã nghe được ý dân thì không thể bỏ qua. Tuần trước tôi có lên Phước Long - nơi anh đã được bà con tín nhiệm và nhiệt tình ủng hộ nên đã trúng cử với số phiếu cao. Ở trên đó sau trận chiến Mậu Thân đời sống cả tinh thần và vật chất của dân vẫn chưa ổn định. Những gia đình bị tổn thất về tài sản đang sống khó khăn lắm. Họ biết tôi là dân biểu nên có ý gửi lời nhắn trách anh là “ông ấy chỉ đến với chúng tôi khi cần chúng tôi bỏ phiếu, còn bây giờ đã quên hẳn bà con ở đây”. Tôi về lu bu chưa kịp nói lại chuyện này với anh. Hôm qua tình cờ gặp một quan chức ở trên đó về Sài Gòn, trong khi trò chuyện, ông ta đã nhắc đến lời nhắn trách đó. Thế nên sớm nay tôi phải lên để thưa truyền lại với anh.

- Chết cha rồi, anh nhắc tôi mới nhớ! - Ông Lương liền đáp lời Ba Nghĩa với giọng như thảng thốt - Đúng là chỉ chú trọng vào công việc của Hạ viện, mình đã quên mất những cử tri đã bỏ phiếu cho mình ở trên đó. Bây giờ phải sửa liền thôi. Phải lên thăm và úy lạo đồng bào, nhưng không chỉ có riêng tôi mà phải tổ chức một đoàn nhỏ mang danh nghĩa của Hạ viện.

- Đoàn nhỏ, nhưng ý nghĩa của việc làm lại rất lớn. Chắc chắn là hình ảnh của anh Năm sẽ rất ấn tượng với các cử tri người Thượng.

- May mà có anh nhắc đó. Bây giờ việc này cũng phải nhờ anh giúp tôi. Nó cũng đúng với chức năng của Ủy ban Lao động xã hội, Cựu chiến binh do anh làm chủ tịch. Anh sẽ là phó đoàn tình nghĩa này. Tình nghĩa và cả chính trị nữa đấy!

- Dạ, thưa anh! Được anh tín nhiệm tôi đâu dám trái lời. Nhưng lên trên đó, tôi nghĩ chúng ta không thể chỉ úy lạo đồng bào bằng các cuộc gặp gỡ và những lời thăm hỏi.

- Đúng thế! Tôi cũng đang định nói ý này với anh. Phải có cái gì làm quà tặng cho đồng bào thì lời úy lạo, động viên mới vô tai bà con được. Nhưng kinh phí cho khoản này chưa biết tính sao đây.

Nghe Năm Lương nói đến chuyện “chưa biết tính sao đây” này, Ba Nghĩa cũng tỏ ra cùng Chủ tịch Hạ viện trầm lặng lo lắng để rồi mấy giây sau mới nói như reo:

- Tôi nghĩ ra rồi anh Năm! Có nơi đáp ứng được đủ số quà này cho ta. Bên Bộ Y tế đang quản lý số hàng cứu trợ đồng bào lâm nạn. Ta xin bên anh Trần Lữ Y chắc anh Y, anh Khiêu không nỡ từ chối. Thôi việc này anh để tôi lo. Nếu cần có tiếng nói của anh với Bộ trưởng Trần Lữ Y, tôi sẽ thỉnh trình lên anh.

- Chà, thế thì tốt quá rồi. Anh lo ngay chuyện đó đi. Các việc còn lại kể cả việc xin máy bay, tôi sẽ chỉ thị cho văn phòng lo liệu.

“Trời ơi, ông Năm Lương! Thế là Ba Nghĩa này cài số rất thành công rồi!”

H3 như muốn reo, muốn được nói tướng lên cái điều anh đang rất vui ấy khi bước ra khỏi phòng Lê Bá Lương. Vậy là khâu then chốt nhất để tạo ra một chuyến bay mà anh lại chiếm được vị trí số 2 đã đạt được. Chỉ còn việc xin hàng cứu trợ để làm quà. Việc này với Ba Nghĩa gần như đã nắm chắc trong tay, bởi anh đã biết rõ bên Bộ Y tế đang có hàng ngàn suất quà cứu trợ. Mà Bộ Y tế với ủy ban của anh có quyền triệu tập một số Bộ trưởng trong Chính phủ, trong đó có Bộ trưởng Y tế lên điều trần trước ủy ban của anh. Khi thông qua ngân sách trước Hạ viện, tiếng nói của anh lại có thể tăng hàng triệu đồng1 hoặc được dễ dàng thông qua cho các bộ đó. Hơn nữa, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Khiêu - người đang phụ trách khâu cứu trợ này - lại là bạn đồng môn, cánh hẩu với Nghĩa. Thế nên anh đã dám mạnh miệng nói gần như đinh đóng cột với Chủ tịch Hạ viện Lê Bá Lương.
_____________________________________
1. 45 đồng tiền Sài Gòn lúc đó bằng 1 đôla Mỹ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 05:20:58 pm »


Quả nhiên, đã như đinh đóng cột thật. Khi về đến nhà, Ba Nghĩa chỉ bằng một cuộc nói chuyện điện thoại hơi dài một chút với Thứ trưởng Trần Văn Khiêu, việc đó coi như đã xong. Đã từng có quan hệ mật thiết lại thấy việc giúp được Ba Nghĩa sẽ rất có lợi cho Bộ Y tế nên Khiêu đã hồ hởi nhận lời và hai giờ sau đó đã thông báo cấp đủ năm trăm suất quà.

Đấy cũng là một tín hiệu mới như tín hiệu đã xếp được máy bay mà ông Chủ tịch Hạ viện đã vui mừng đích thân thông báo cho anh. Để có được những tín hiệu mới mà Ba Nghĩa nói với Bảy Vĩnh đang còn phải chờ đó, Ba Nghĩa đã vừa phải dựng “kịch bản”, vừa làm “đạo diễn”, làm “diễn viên” diễn xuất biết bao lớp lang rất tài trí, hết mình. Tất cả cũng chỉ để đi tới cái đích duy nhất là tạo cho Bảy Vĩnh lên được Phước Long công khai bằng máy bay và cũng có mặt công khai ở trên đó để thực thi được nhiệm vụ của mình. Nhưng tất cả các lớp lang đã làm được đó sẽ vô nghĩa nếu như Bảy Vĩnh không có được vai diễn trong vở diễn này.

Để có được vai diễn đó, Ba Nghĩa ngoài việc phải chuẩn bị và “dọn đường” rất công phu còn phải chọn thời cơ cài số rất đúng lúc với Chủ tịch Lê Bá Lương. Đấy là hôm gặp lại ông Lương, chờ khi mọi việc về tổ chức chuyến đi lên Phước Long coi như đã bàn xong, Ba Nghĩa mới như chợt nhớ ra.

- Anh Năm! Còn việc nữa tới giờ tôi mới nghĩ ra. Đoàn của ta lên Phước Long với ý nghĩa lớn như thế, ta cũng phải ghi lại hình ảnh để làm abum lưu niệm cho Hạ viện mình chứ!

- Phải có chứ! Nhưng bây giờ không ai bằng anh, người lo toàn bộ công tác tổ chức chuyến đi phải lo cho chuyện này. Anh kiếm ngay một người ở bên anh làm việc đó đi. Cần thiết lắm đấy.

- Dạ để tôi kéo anh bạn tin cậy đang làm kinh tế với tôi nhưng rất sành nghề nhiếp ảnh cùng đi để làm chân “phó dòm” này.

- Vậy thì tốt quá. Anh báo sớm cho ông bạn đó đi.

Đến lúc ấy Ba Nghĩa mới nhẹ người về khâu then chốt nhất trong nhiệm vụ Trung tâm đã giao cho mình. Trên máy bay lúc này, Bảy Vĩnh với vai Lê Tân - bạn cộng sự của Ba Nghĩa đi làm “phóng viên nhiếp ảnh” cho đoàn - đã diễn xuất rất nhuần nhị. Làm việc chụp hình, nhưng với anh lại thể hiện phong cách là một nghệ sĩ nhiếp ảnh và luôn tỏ ra lịch lãm, tự trọng, giao tiếp rất tự nhiên với cả Chủ tịch Hạ viện, song nặng cân hơn vì anh là bạn của Ba Nghĩa nên đã được cả đoàn vì nể, cảm tình.

Chính vì thế mà Bảy Vĩnh đã hoàn thành xuất sắc “vai diễn” của mình trong mấy ngày đi với đoàn Hạ viện. Đến khi tách đoàn ra chỉ còn có H3 và T5 ở lại Phước Long với lý do “kết hợp” làm một số việc riêng của Ủy ban Lao động xã hội và công việc kinh doanh của Ba Nghĩa mà anh đã nói trước với Chủ tịch Lê Bá Lương thì việc diễn xuất của T5 càng thoải mái, tự do hơn.

Ở đây Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Lũy - người nắm quyền cao nhất cả về hành chính và quân sự ở Phước Long, không chỉ quen thân với Ba Nghĩa; đã quá chán ngán với cái địa bàn luôn bị Việt cộng tấn công, mỗi tháng mới được bay về Sài Gòn một lần, Lũy đang còn nhờ cậy anh nói giúp với Bộ trưởng Trần Thiện Khiêm để Khiêm tìm cách cho mình thoát khỏi nơi đây. Việc ấy đã gần tới đích khi Ba Nghĩa đã đưa Lưu Yểm - người có thể thay thế Lũy đến trình diện Trần Thiện Khiêm1. Thế nên lần này tới Phước Long, Ba Nghĩa và Lê Tân càng được Lũy tiếp đón nhiệt tình. Và Lũy cũng có cảm tình ngay với Lê Tân qua phong cách và bằng cả món quà rất hợp ý Lũy, Tân mang từ Sài Gòn lên.

Phòng khách sang trọng nhất trong dinh Tỉnh trưởng dành cho Ba Nghĩa và Lê Tân là tất nhiên. Nhưng H3 và T5 thích thú hơn cả là lúc nghe Lũy nói với mình: “Anh Ba thông cảm cho em. Hôm nay em bận công chuyện không đi cùng hai anh được. Xe riêng của em đó, anh Ba cứ tự lái mà dùng trong những ngày làm việc. Xong việc, hai anh ở lại chơi với em một hai ngày. Ta phải đánh phé cho đã và cũng phải để anh Tân thưởng thức tài nghệ “thư giãn” của các cô gái miền sơn cước này xem sao chứ! Còn chuyện về Sài Gòn không cần phải chờ có chuyến bay ở dưới đó lên. Muốn về Thủ đô lúc nào, em sẽ có ngay máy bay do phi công Mỹ đưa hai anh về. Mấy chú Mẽo, cố vấn đây là bồ ruột của em mà!”.

Bảy Vĩnh vui như mở cờ trong bụng. Đi cùng Ba Nghĩa đã suôn sẻ từ đầu, bây giờ tới nơi chủ chốt để mình thực thi nhiệm vụ lại không ngờ có thêm cơ may này. Vậy là tất cả các cử chỉ đều như rất vô tình, nhưng từ các hệ thống phòng thủ, hầm ngầm đến các vị trí cần biết trong ngoài dinh Tỉnh trưởng mà cũng là chi khu Phước Long đều đã qua mắt T5 dễ dàng, bởi anh đang là “người nhà” ở đây. Các nơi khác cần biết lại qua chuyện đến thăm thú các bạn thân quen của Ba Nghĩa, đến để chuyển quà từ Sài Gòn gửi lên... Trên đường đi, lúc nào cần cho chiếc xe riêng của Tỉnh trưởng chạy chầm chậm một chút, lái xe Ba Nghĩa liền đáp ứng tức thì. Còn các cứ liệu khác thuộc về nội tình thì qua những cuộc tiếp xúc với các chức sắc là thân hữu của H3 và đặc biệt qua mấy bữa nhậu lai rai với Tỉnh trưởng Lũy mà H3 đã khơi lên từ sự cảm thông với Lũy đang phải sống độc thân, T5 đã có được trong bộ nhớ của mình khá đầy đủ.

Tất cả các cứ liệu quý giá có được đó, lúc sắp rời khỏi chiếc trực thăng loại đặc biệt của Hoa Kỳ do phi công Mỹ lái đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, lần nữa Bảy Vĩnh lại thầm thì với Ba Nghĩa là do H3 đã sắm vai rất tài nghệ cho mình.

Đúng thế, nhưng hiệu quả thỏa lòng nhất là chính từ chuyện sắm vai đó đã dẫn tới sau đấy ta đã có những trận thắng liên tiếp ở Phước Long. Và đến đầu tháng 1 năm 1975, niềm hân hoan trong lòng H3 càng trào dâng hơn khi từ cơ sở những cứ liệu T5 có được đó kết hợp với nguồn tin đặc báo anh cung cấp tiếp sau do dày công khai thác được từ viên Tỉnh trường ở đây đã là yếu tố rất quan trọng góp phần dẫn đến sự kiện lớn Phước Long là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được giải phóng lúc lực lượng của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đang còn nguyên vẹn.
__________________________________________
1. Trần Thiện Khiêm là anh em cọc chèo với Lũy, nhưng Lũy e ngại không muốn nói trực tiếp với Khiêm mà nhờ Ba Nghĩa vốn có quan hệ thân tình với Khiêm làm cầu nối cho dễ được việc hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 05:21:48 pm »


II

Khóa họp thường niên của Lưỡng viện Quốc hội Sài Gòn năm 1969 khai mạc vào đầu tháng 9. Lần này vấn đề trọng tâm mà các ông nghị đang tranh luận ầm ĩ là luật “Dân cày có ruộng” - một đạo luật theo họ chắc chắn phía Quốc gia sẽ lôi kéo được hết nông dân ở miền Nam. Đây cũng là thời điểm cả nước ta đang vô cùng đau thương trước sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu. Nhưng ở miền Nam, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu coi như không biết và cấm nghiêm ngặt các báo không được viết bài về sự kiện này. Chính trong bối cảnh đó, vào giờ họp đầu buổi chiều ngày 4 tháng 9, hạ nghị sĩ Nguyễn Văn Lễ đã giơ tay xin được phát biểu.

Vốn tiếng nói thường có trọng lượng, lại đang có vị thế là Chủ tịch một ủy ban trong Hạ viện nên ông Lễ đã được mời phát biểu ngay. Sau khi tỏ sự nhiệt liệt đồng tình với các ý kiến đã tham luận về luật “Dân cày có ruộng”, ông liền vô đề luôn: “Tiếp đây tôi xin phát biểu một ý kiến khác mang tính thời sự mà tôi nghĩ cũng rất có lợi cho Việt Nam Cộng hòa chúng ta khi hiện nay cuộc hòa đàm về Việt Nam đang mở ra ở Paris. Đấy là sớm nay tôi vừa được biết tin về một sự kiện lớn ở miền Bắc là ông Hồ Chí Minh lãnh tụ của Bắc Việt vừa từ trần. Tôi đề nghị Lưỡng viện Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa chúng ta hãy cử một đoàn đại biểu ra Hà Nội phúng viếng ông Hồ Chí Minh. Bởi nghĩa tử là nghĩa tận đối với truyền thống Việt Nam ta, và dù sao ông Hồ cũng được cả thế giới biết đến. Như thế không chỉ Bắc Việt mà còn cả thế giới đều thấy rõ chúng ta rất thiện chí và nhân nghĩa. Nó rất có lợi cho Việt Nam Cộng hòa chúng ta cả về chính trị và ngoại giao khi đang có hòa đàm ở Paris hiện nay...”.

Ông Lễ mới nói đến đây, cả nghị trường đã sôi lên. Phe ủng hộ rào rào vỗ tay hoan hô ông Lễ dám cả gan đưa ra sáng kiến đáng giá. Phe phản đối, tuy ít và không trực tiếp phản bác đề xuất này, nhưng cũng la ó lấy cớ nghị sĩ Lễ nói lạc đề Quốc hội đang thảo luận, đòi diễn giả rút khỏi diễn đàn. Các nhà báo bất ngờ trước chuyện lạ chưa từng có ở diễn đàn Quốc hội tranh nhau xô tới chụp hình, phỏng vấn ông nghị vốn từ ngành công an, cảnh sát ra ứng cử vào Hạ viện.

Hạ nghị sĩ Nguyễn Văn Lễ đã chuẩn bị trước cho tình huống này. Trong tay ông đã có sẵn một xấp bản in đầy đủ nội dung ông đề xuất để nó đến được trọn vẹn với các nhà báo. Hiệu quả đã lớn không ngờ. Liền sau đó, nhiều dân biểu, nhân sĩ, trí thức đã lên tiếng tỏ rõ chính kiến, ý nguyện cùng quan điểm với ông. Còn các báo ở Sài Gòn cũng vào cuộc. Riêng tờ Tin Sáng số ra ngày thứ bảy và chủ nhật 6, 7 tháng 9/1969 có tới 5 bài viết về Bác. Dân biểu Trần Ngọc Châu đã thẳng thắn yêu cầu chính quyền Nguyễn Văn Thiệu:

“Chính phủ Việt Nam Cộng hòa nên tỏ lời phân ưu với miền Bắc trước cái chết của một lãnh tụ đã suốt đời phấn đấu cho lý tưởng - dù chúng ta đối lập với lý tưởng đó...”.

Còn nhân sĩ Hồ Hữu Tường lại đưa ra gợi ý cụ thể hơn:

“Ở Paris, đoán biết ông Hồ Chí Minh qua đời, nên tôi về nước để cùng với phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ra Bắc Việt phúng điếu, chia buồn ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tạ thế. Tôi kêu gọi các nhà cầm quyền trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa hãy thể theo truyền thông quí báu của dân tộc Việt Nam mà tôn trọng một cuộc ngưng bắn toàn diện trong thời kỳ tang lễ...”

Mạnh dạn và sâu sắc hơn, tờ Chính Đạo số ra ngày 5.9.1969 đã in trang trọng trên trang nhất bài viết của tác giả Lê Quang Bằng với tựa đề: “Để nói lên khí thế hào hùng của dân tộc”. Bài báo viết:

“Thế là ông Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã giã biệt tất cả chúng ta! Theo truyền thông xử thế của dân tộc Việt Nam thì chết là hết, một khi một người đã nằm xuống thì việc làm của người đó lúc còn sống dù phải, dù trái đều được người còn sống bỏ qua để rồi cùng tiễn đưa nhau về nơi an nghỉ cuối cùng. Do đó tất cả những gì được gói ghém trong những dòng viết dưới đây chỉ nhằm nói lên một cảm nghĩ của một người Việt đối với “một người Việt” đã làm cho thế giới biết đến cái tên nước Việt và người Việt.

Ông Hồ Chí Minh, một con người có tiểu sử thần thoại mà có lẽ sau này khi ông chết đi, tính chất thần thoại trong tiểu sử của ông vẫn không chết theo.

Nếu chỉ phê phán ông qua sứ mạng chống xâm lăng, giành độc lập cho xứ sở thì không ai có thể phủ nhận rằng ông đã thành công trong việc lãnh đạo một dân tộc lạc hậu sau 100 năm ngoại thuộc, bị ngoại bang bóc lột đến tận xương tủy vừa phải khoác lên đầu vành tang đau thương vì 2 triệu người ruột thịt đã phải ngã gục khắp các hang cùng, ngõ hẻm, xó chợ, đầu đường bởi kế hoạch triệt đường lương thực của thực dân Ph.áp và phát xít Nhật.

Nhưng do có ông...

Chín năm sau, thực dân Pháp, một cường quốc cai trị một phần tư thế giới này được nếm đòn ở Điện Biên Phủ đã phải đầu hàng đoàn quân của ông.

Ngừng tay chiến đấu được 5 năm và giữa những lúc chưa phục hồi được những gì do 9 năm chiến tranh tàn phá đất nước, ông lại phải đương đầu với một siêu cường quốc số 1 trên thế giới này. Ai đảm bảo rằng 10 năm sau, siêu cường quốc kia chẳng phải điêu đứng và hầu như sẽ bị sụp đổ vì ông.

Cá nhân tôi, trước đây tôi ra nước ngoài, chưa mấy người ngoại quốc biết rõ Việt Nam ở đâu? Người Việt Nam da dẻ thế nào? Có phải tiểu quốc Phi châu nào đó không?... Nhưng ngày nay, con mắt người ngoại quốc nhìn chúng ta khác rồi. Và, chính tôi, dù chỉ là một công dân không tên tuổi, tôi cũng không bị ám ảnh bởi bất cứ một thứ mặc cảm, tự ti nào trước mắt họ nữa. Đó là nguyên nhân thúc đẩy tôi, dù phải nhận lãnh mọi hậu quả, tôi cũng không thể không nói lên những lời này. Tôi nói không phải làm lợi cho Cộng sản mà chính là để cho các đồng sự ngoại quốc của tôi không hiểu lầm rằng, tôi đã ngu muội tới mức không dám công khai thừa nhận một “vĩ nhân siêu việt” ấy chính là sản phẩm của giống nòi tôi…”.


Để báo chí miền Nam không bị “trói mình”, thi nhau vào cuộc đưa những tiếng nói chân thành trên đây đối với Bác Hồ kính yêu đến được với công luận và đông đảo quần chúng, dễ thấy ngay là ngoài uy tín của Hồ Chủ tịch và lòng kính yêu Người, nó đã được bắt nguồn từ tiếng nói cả gan của hạ nghị sĩ Nguyễn Văn Lễ. Nhưng yếu tố cơ bản của “tiếng nói cả gan” đó phải hơn 30 năm sau mọi người mới biết rõ. Vị hạ nghị sĩ được khá nể trọng trong chính thống Sài Gòn ấy chính là một chiến sĩ tình báo của ta. Ông đã được cài vào hàng ngũ địch từ thời kháng chiến chống Pháp và đã chui sâu, leo cao đến chức Trưởng ty Cảnh sát và Chủ tịch một ủy ban trong Hạ viện Sài Gòn. Với cái “vỏ bọc” đã dày công tạo dựng lên đó, tiếng nói của ông Lễ luôn có trọng lượng trong chính trường Sài Gòn và rõ nhất là sự bạo gan khi thuyết phục Quốc hội Sài Gòn cử đoàn đại biểu ra Hà Nội phúng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ thế, còn bao chiến công thầm lặng lớn khác nữa mà đồng chí Ba Lễ đã góp sức cho sự toàn thắng của nhân dân và Tổ quốc ta. Đấy là những tin tình báo chiến lược ông đã kịp thời cung cấp cho Bộ chỉ huy Miền trong những năm chống Mỹ. Và ông cũng là một trong ba chiến sĩ tình báo trong Tổ điệp báo H67 đã bám sát Tổng thống Dương Văn Minh ở dinh Độc Lập, góp sức cùng các mũi tiến công khác buộc Dương Văn Minh sớm phải đầu hàng Cách mạng. Sau đó, trong ngày 30.4.1975, Ba Lễ cùng với hai đồng chí Sáu Trí, Bảy Cang đã giúp Thiếu tướng Nguyễn Văn An, Tư lệnh Quân đoàn chiếm dinh Độc Lập kịp thời ra Thông cáo số 1 để ổn định tình hình khi Sài Gòn vừa được giải phóng.

Xuân Tân Tỵ – 2001
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 11:04:22 pm »


NGỌN CỜ BINH BIẾN

Giôn Pi-tơ vẫn còn mỉm cười khi bước lên buồng lái. Cái bắt tay cùng ánh mắt đầy thầm ý của viên trung úy quân đội Sài Gòn ở đồn Lương Hòa hẳn đã tiếp thêm niềm thích thú cho Pi-tơ. Chiếc trực thăng UH1 theo tay lái của y nâng mình lên rất nhẹ khỏi sân đồn. Nắng sớm xôn xao nhuộm sáng cả khoảng trời miền Tây một màu hổ phách. Từ trên cao nhìn xuống, lúc này Pi-tơ càng thấy rõ Lương Hòa đúng là một “hòn đảo”. Nó đơn côi giữa một bên là Vàm Cỏ Đông, còn ba bề là đồng bưng trống trải bạt ngàn. Không có một đường bộ nào xe cộ có thể đi an toàn vào tiền đồn này. Chỉ có đi lại, vận chuyển, tiếp tế cho Lương Hòa theo dòng Vàm Cỏ. Nhưng con sông vốn hiền hòa thơ mộng ấy từ Tết Mậu Thân đã bị thiết quân luật. Thuyền ghe của dân chúng chỉ được ngược xuôi trên sông theo giờ qui định ít ỏi của Tư lệnh vùng và Tỉnh trưởng Long An. Còn tàu xuồng của quân đội Sài Gòn mỗi lần vận chuyển, hành quân đều phải “tiền hô hậu ủng”. Từ những vạt dừa xanh thẫm nối dài trên sông, các cuộc tiến công của Việt cộng luôn diễn ra ác liệt, bất ngờ. Bởi thế đội trực thăng của Pi-tơ luôn vất vả và căng thẳng. Càng tăng cường từ khi tiếng súng của Quân giải phóng nổ rộ giữa thủ đô Việt Nam Cộng hòa. Hết bay thám sát, bay yểm trợ lại bay vận chuyển. Tiền đồn Lương Hòa được nuôi sống thật sự phải trông chờ ở cái cầu hàng không của phi đội Pi-tơ. Suốt mấy tháng nay, Pi-tơ không được một ngày nào nghỉ bay. Cũng lâu lắm rồi viên đại úy phi công Hoa Kỳ này mới có một chuyến bay được thư giãn thần kinh như hôm nay. Hôm nay Pi-tơ chỉ chở một tốp lính đến Đức Hòa nhận hàng quân lương nên sẽ không có nguy hiểm do đối phương gây ra trên đường bay, nhưng thư giãn không chỉ vì thế. Cái chính làm cho Pi-tơ thích thú là trên máy bay của y hôm nay có hai phụ nữ Việt Nam. Trong đó có một cô vừa đẹp lại có duyên, cái duyên của một cô gái vùng quê. Từ trên buồng lái Pi-tơ luôn ngoái lại nháy đôi mắt hau háu xuống hai người đẹp hoài hoài. Suốt mấy tháng trước khi cuộc chiến ác liệt, không về được những hộp đêm ở Sài Gòn và Biên Hòa, có được những bóng hồng ở bên quả là vận may đã được Chúa ban cho Pi-tơ. Đã từng có thâm niên bay trên vùng trời miền Tây Nam Bộ, Pi-tơ không chỉ quen thuộc với những nhánh sông, vạt dừa, quen gieo bao đau thương cho thường dân sở tại mà vòng tay y cũng từng ôm ấp bao cô gái Việt Nam đã tự bán mình. Lúc này lời gửi gắm của trung úy, đại đội trưởng ở đồn Lương Hòa lại đang vang lên nghe rõ mồn một bên tai Pi-tơ: “Xin giới thiệu với Đại úy, đây là chị Tư, chị họ tôi. Còn đây là cháu Hồng, cháu gọi tôi bằng cậu. Nghe nói được Đại úy cho quá giang bằng máy bay đến Đức Hòa, hai dì cháu mừng lắm, nhất là cháu Hồng. Tôi đã nói với hai dì cháu về Đại úy. Biết đâu như tục ngữ Việt Nam có câu: “Chuyến đò nên quen”, từ sau chuyến đi này, Đại úy lại có thêm những người bạn mới ở Việt Nam...”.

Lúc máy bay sắp cất cánh, nghe Lê Quang Ninh nói những lời mát lòng ấy, Pi-tơ đã cười tít mắt và dang cả hai cánh tay ra mời dì cháu Hồng lên máy bay. Còn bây giờ, y thầm bảo mình: “Phải rồi! Ta phải bắt rễ ngay với trung úy Ninh để có người bạn mới là cháu gái của trung úy. Trước hết, lúc xuống Đức Hòa ta phải tỏ rõ mình là một phi công Hoa Kỳ hết sức hào hoa với hai người đẹp. Phải có một gợi ý tế nhị và hò hẹn ngay từ buổi hội ngộ ban đầu này”. Pi-tơ phát thảo ý đồ đó rất nhanh khi trở lại buồng lái. Rất may, với đoạn đường bay vốn giản đơn và an toàn này, Pi-tơ để máy bay bay theo chế độ tự động nên luôn có thể đưa mắt xuống quan sát hai vị khách quý của mình. Khi đó, chị Tư đã ngấm ngầm nắm bàn tay Hồng nắn nắn “Được lắm! Con và cậu Ninh con hôm nay diễn xuất rất giỏi. Cứ như là một nghệ sĩ thứ thiệt”. Khi máy bay đỗ xuống Đức Hòa, lúc lên đường ra xe đò, chị Tư đã nói ý nghĩ đó với Hồng. Cô cháu gái của trung úy Ninh vừa cười vừa nói:

- Dì mới là nghệ sĩ thứ thiệt chứ. Dì là Việt cộng chính cống, đi truyền đạt mệnh lệnh cấp trên cho những Việt cộng khác nằm vùng trong hàng ngũ Mỹ - ngụy lại đi đàng hoàng trên máy bay Hoa Kỳ do chính phi công Hoa Kỳ lái.

- Chuyến đi này dì rất may là có con đi cùng. Không chỉ có lợi thế trẻ đẹp mà con còn sắm vai tài lắm, vượt cả kịch bản mà bà ngoại đạo diễn. Lần nữa dì rất biết ơn và phục tài đạo diễn của ngoại. Tuy vậy, quan trọng hơn chính là vì cậu Ninh nhà mình đã bám rễ rất chắc và rất có uy tín với bọn chúng, kể cả lũ cố vấn Mỹ. Đây là chuyến đi khó khăn nhất với dì kể từ khi cấp trên phân công chỉ đạo cậu Ninh. Vậy mà không ngờ mọi việc lại suôn sẻ đến thế. Đi bằng đường thủy, về bằng đường không, lại được phi công Hoa Kỳ coi như thượng khách mà niềm nở đón đưa nữa chứ.

Chị Tư vừa thủ thỉ nói, vừa nắm tay kéo sát Hồng đi bên mình. Hai dì cháu cũng nói được với nhau như thế về chuyến đi khi về đến bến xe Đức Hòa. Ở đây hai dì cháu phải ẩn giấu sự lưu luyến để rồi tách chia hai ngả. Hồng xuôi về Mỹ Tho, chị ngược lên Sài Gòn. Chị yên tâm đưa mắt ngầm tiễn cô “vệ sĩ” rất đáng yêu của mình khi chuyến xe chở Hồng chuyển bánh. Còn chị, khi về được tới thành phố an toàn rồi chị mới tạm nhẹ lòng về chuyến đi đầy mạo hiểm. Nói tạm nhẹ lòng bởi lúc cuộc chiến tranh diễn ra nhiều nơi trong thành phố, chỉ khi nào chị gặp lại, báo cáo đầy đủ về kết quả thực thi nhiệm vụ được với đồng chí Bảy Dự1 giao cho mới thật sự an toàn.

Đã bao năm “gieo mầm”, “ươm cây”, trong cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân này, lực lượng binh vận miền Nam, đặc biệt là ở nội thành Sài Gòn đã hoạt động rất hiệu quả, thể hiện được đúng là một trong ba mũi giáp công của Đảng. Để tăng cường cho địa bàn này, Ban Binh vận Trung ương đã cử hẳn đồng chí Bảy Dự, Phó ban vào nằm ngay tại nội đô để chỉ đạo các đầu mối hoạt động. Chị Nguyễn Thị Nhẫn là một trong những đầu mối trọng điểm, người đã có hơn mười năm xây dựng các cơ sở nội và ngoại tuyến. Vào đợt hai của cuộc tiến công, chị Tư được anh Bảy gọi đến một địa điểm bí mật. Tới nơi vừa yên vị, đồng chí Phó ban đã hỏi ngay:

- Cô Tư! Cơ sở T5 của cô vẫn vững vàng và cô vẫn thường xuyên liên lạc với cơ sở chứ?

- Dạ, T5 vẫn vững vàng và bình an trong “vỏ bọc”. Em vẫn qua gia đình T5 liên lạc, chỉ đạo thường xuyên.

- Tốt lắm! Ta đã dày công tạo được vỏ bọc cho cơ sở đó suốt 5 năm nay. Nhưng con sơn ca đó dịp này ta cần nó cất tiếng hót đã được chưa?

- Ý anh Bảy là ta sẽ đánh Lương Hòa xóa đi cứ điểm này và T5 sẽ làm nội ứng?

- Xóa được cứ điểm Lương Hòa, ta cần phải có lực lượng lớn và phải hiệp đồng quy mô, thời điểm này ta chưa đặt ra.

- Vậy ý anh Bảy là ta phải lệnh cho T5 làm binh biến dẫn đơn vị ra vùng giải phóng trong đợt hai Mậu Thân này như ta đã có ý định từ lâu?

- Đúng vậy cô Tư. Từ trước tới nay, việc T5 cung cấp các tin tức về địch cho ta chỉ là thứ yếu. Cậu ấy ở Sư đoàn 25, một sư đoàn con cưng của Mỹ - ngụy. Sư đoàn con cưng đó lại có một đơn vị phản chiến vào thời điểm này là rất có ý nghĩa.

- Theo em hiểu được tâm lý T5 thì mệnh lệnh này đã là nguyện vọng cháy bỏng từ lâu của cậu ta, bởi không chỉ nóng lòng mong lập được chiến công mà còn rất muốn được sớm giải tỏa mặc cảm. Nhưng ta phải xem thực tế tình hình để con “sơn ca” đã cất tiếng hót thì phải hót thật hay và bảo đảm an toàn.

- Chính vì thế mới cần sự có mặt của cô Tư ở Lương Hòa. Ngay sau khi về, cô Tư sẽ tìm cách tới được hang ổ của địch ở Lương Hòa để thực tế xem xét tình hình và trực tiếp bàn bạc với T5 thực hiện ngay ý định này của Ban. Hiện tại, địch đang cắm trại một trăm phần trăm, không thể nhắn với T5 về điểm hẹn, cô Tư phải tới đồn Lương Hòa. Rất khó khăn đó. Bởi vì tình hình chiến sự đang diễn ra khắp nơi, giao thông rất cản trở. Nhưng tôi tin ở sự dày dạn kinh nghiệm của cô. Tuy vậy, cô Tư phải hết sức thận trọng để vừa được việc vừa bảo đảm an toàn cho cả bản thân và cơ sở.
_____________________________________
1. Bí danh của đồng chí Nguyễn Võ Danh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM