Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:10:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ có một Nguyễn Sơn - Vị lưỡng tướng quốc  (Đọc 48123 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #70 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:50:57 pm »


* Nhận xét của Nhà văn Chu Ngọc:

Trong thời gian công tác tại Hội văn nghệ Quân khu 4, ông đã có nhận xét:

Tôi đã hiểu ông Sơn. Tôi thấy nhiều cái thú vị chung đúc ở ông. Ông có cái gì thật rộng lượng về suy nghĩ tôi thấy như hơi hướng của Chủ tịch Mao, có một lúc tôi lại thấy anh hiền hậu, tế nhị như khi thường nghĩ về Bác Hồ. Thường thường tôi lại thấy anh là một nhân vật của Thủy Hử sống lại. Rồi trong lúc hành quân ở Liên khu 4 có đoàn văn nghệ râu ria xồm xoàm, gươm giáo lẻng kẻng đi len vào giữa những khẩu ba dô ca, tôi lại thấy anh là Từ Hải của Nguyễn Du.

Tôi thích thú thấy trong cuộc cách mạng của nước nhà có một vị tướng phóng khoáng như tướng Nguyễn Sơn. Cái tác phong quần chúng của ông giúp cho tôi suy nghĩ nhiều về con người cách mạng. Là một thiếu tướng Tư lệnh của một quân khu rộng lớn, đáng lẽ ông phải cảnh giác với địch. Tôi nghĩ là đi đâu cũng phải tiền hô hậu ủng nghĩa là phải bảo vệ như mắc vải che cánh cửa của chiếc ô tô hòm để đề phòng kẻ ám sát. Nhưng tướng Nguyễn Sơn thì bất cứ ở đâu cũng thấy: Đi chợ Rừng Thông, đi chợ Đô Lương, chiều vào bãi đá bóng, tối lửng thửng ở cầu 4, mặc quần đùi chạy thi với bộ đội, đánh cờ, uống cà phê, dự những buổi tập kịch rồi lại trịnh trọng lên lớp huấn luyện về các môn chính trị, quân sự, văn hoá v.v...

Tôi thấy ông xông xáo như thế, tôi thường lo: ngộ có kẻ ám sát ông thì sao? Nhưng cho đến nay ông không chết vì địch mà lại chết vì ung thư. Thế mới biết cái đức tin vào quần chúng, vào nhân dân của tướng Nguyễn Sơn quả là lớn và hiếm có. Người cán bộ quân sự ấy bảo vệ đất nước không phải chỉ thuần tuý ở mặt súng đạn. Ông đặc biệt chú trọng nâng cao tâm hồn của người Việt Nam để say sưa yêu nước, yêu con người, yêu ngôn ngữ, yêu giọng nói, điệu múa, yêu thơ, yêu họa. Ông đã cùng ông Đặng Thái Mai khơi lên một mùa văn nghệ sáng sủa của buổi đầu kháng chiến ở Liên khu 4. Ông đã giúp đỡ cuộc sống của văn nghệ sĩ và tạo điều kiện cho họ tham gia chiến dịch tìm cảm hứng và tư liệu để sáng tác. Khuyến khích mầm non văn nghệ như nhóm Lúa xanh. Xuất bản tác phẩm và thường xuyên triển lãm hội hoạ, khuyến khích làm tranh sơn mài. Những kịch bản có tiếng vang rộng rãi như “Cái đèn, Cái võng, Cái loa, Trên nớ, Người mẹ y tá Trung Hoa”...

Những cuộc tranh luận về văn nghệ thường xuyên tổ chức. Sau khi tướng Nguyễn Sơn công tác qua Trung Quốc, Triều Tiên. Ông Đặng Thái Mai nằm một chỗ vì đau ốm. Ông Lưu Trọng Lư đã ôm cái thủ đô văn nghệ của liên khu về Nghệ An. Ở đấy đã thực hiện đường lối văn nghệ của ông Tô Thư từ Việt Bắc đưa về với chủ trương vì lợi ích nhất thời, làm cho nhỏ cho nhanh, dễ dãi và sơ lược.

Vài năm sau phong trào văn nghệ đã đi xuống thảm hại. Khi điểm lại thành quả không đáng kể. Người ta mới thấy sự to lớn, sâu sắc cái đầu văn nghệ của Nguyễn Sơn đã tác động mạnh và đi sâu vào lòng dân chúng trong những năm kháng chiến chống Pháp như thế nào.

* Để hiểu rõ hơn về sự rạn nứt trong hàng lãnh đạo Hồng quân

Dưới đây, là trích đoạn đồng chí Minh Quang đã nói rõ trong cuốn: Nguyễn Sơn vị tướng huyền thoại (trang 32)

Tướng Lưu Bá Thừa: “Hy vọng phá tan cuộc vây quét lần thứ 5 cuối cùng đã bị tiêu tan”... chỉ còn lại con đường trường chinh (sau khi lực lượng Hồng quân đã bị quân Tưởng tiêu diệt hết phân nửa lực lượng). Lúc ấy Mao Trạch Đông bị vô hiệu hoá... Thực tế việc chỉ huy quân sự trong tay Lý Đức (Otto Brawn: người Đức)... Sau khi Hồng quân bị thất bại trong cuộc chiến đấu bảo vệ Quảng Xương địch bắt đầu mở cuộc tấn công toàn diện vào trung tâm khu Xô Viết tháng (8/1934). Bác Cổ gọi Lý Duy Hán tới chỉ vào bản đồ: Hồng quân phải di chuyển đến Hồng Giang, Tương Tây (Hồ Nam) xây dựng căn cứ địa mới.

Theo lệnh trên, Lý Duy Hán sắp xếp đội ngũ. Cơ quan trung ương biên chế thành 2 trung đội.

Trung đội 1 (sao đỏ có: quân đoàn) gồm cán bộ cao cấp Bác Cổ, Lạc Phủ Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông, Chu Đức, Vương Gia Tường, Lý Đức.

Hạng Anh phụ trách “phân cục Trung ương” gồm Trần Nghị, Cù Thu Bạch...

Ngày 10 tháng 10 năm 1934 trung ương đảng và Bộ tư lệnh Hồng quân từ thủ đô đỏ Thuỵ Kim lên đường. (có 5 quân đoàn số 1, 3, 5, 8, 9 cùng 8 vạn quân từ Trương Đình Vinh bắc tỉnh Phúc Kiến và Thuỵ Kim, Vũ Đô).

Lúc đầu do đường lối “tả khuynh thành chủ nghĩa chạy trốn trong hành động quân sự”. Ngày 21 - 10 quân đoàn 1 tiêu diệt 1 trung đoàn, bắt sống 300 tên ở tuyến đầu. Địch phong toả tuyến 2 tại Quế Đông (Quảng Tây) ngày 2- 11 Hồng quân bao vây kỳ tập diệt gọn quân địch. Tuyến 3 của địch tại Huyện Sâm, Nghi Chương (nam Hồ Nam). Nhiếp Vĩnh Trân đã nhanh chóng tiêu diệt tuyến phong toả “gang thép của địch”.

Tuyến thứ 4 tại bờ sông Trường Giang (Quảng Tây) do chủ trương đánh bừa để gặp quân đoàn 2 và 6 nên đã thất bại nặng nề còn 3 vạn quân (mất phân nửa lực lượng 1 - 12). Trước nguy cơ bị vây, bị chặn, Mao Trạch Đông đã phân tích chủ trương của Bác Cổ gặp 2 quân đoàn 2 và 6 là sai, phải đổi hướng tiến về Quí Châu là nơi lực lượng địch mỏng và yếu để dành thế chủ động. Được một số ủng hộ, Hồng quân đã chiếm Lê Bình, Quí Châu. Ngày 15 tháng 12 họp tại Lê Bình quyết định lập căn cứ ở Xuyên Khâm. Từ 15 đến 17 tháng 1 năm 1939 đảng cộng sản Trung Quốc họp Bộ chính trị mở rộng ở Tuần Nghĩa - Sau khi Bác Cổ và Chu Ân Lai báo cáo về cuộc vây quét của địch lần 5, Mao Trạch Đông phê bình gay gắt những sai lầm về “phòng ngự tiêu cực” của chủ nghĩa “mạo hiểm tả khuynh” được mọi người ủng hộ.

Hội nghị Tuân Nghĩa đã đạt 2 kết quả:

1. Kiểm điểm cuộc chống vây quét lần 5 của địch chỉ rõ, đường lối quân sự của Bác Cổ, Lý Đức đã gây tổn thất to lớn, nên chấm dứt ngay đường lối này.

2. Cải tổ cơ cấu lãnh đạo trung ương bầu Mao Trạch Đông làm ủy viên thường trực Bộ chính trị, giao quyền chỉ huy quân sự cho Chu Đức và Chu Ân Lai. Mọi người thừa nhận “Mao Trạch Đông đã cứu Hồng quân”. Hội nghị Tuân Nghĩa được coi là “bước ngoặt sống còn của đảng cộng sản Trung Quốc”.

Hội nghị đã công nhận đảng cộng sản Trung Quốc thoát khỏi chủ nghĩa mạo hiểm tả khuynh chủ nghĩa giáo điều, bè phái đã từng gây nguy hại suốt 4 năm, ngoài ra còn thoát khỏi sự bị động do sự can dự của nước ngoài.

Cũng tại hội nghị này Bộ chính trị quyết định tiếp tục tiến lên phía bắc thành lập căn cứ địa mới ở Thiển Tây Cam Túc với những thuận tiện về quân sự và kinh tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #71 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:53:13 pm »


Tướng Sơn rất yêu mến và hay hôn các cháu, râu bác rậm các cháu sợ nhưng lại thích được bác hôn.

Râu Bác Sơn
(Nhạc và lời: Trần Đình Xuyên)

Râu Bác Sơn, râu Bác Sơn
Râu kia cọ buồn ghê
Râ u Bác Sơn, râu Bác Sơn
Cọ vào má rát ghê.
Còn gì bằng được Bác đến gần
Còn gì bằng được Bác hôn nhiều
Ôi! Râu nhiều sợ ghê.



Lục quân trung học hành khúc
Nhạc và lời: Hoàng Anh
(SV. Quốc Tài, Đại đội 3)

Cùng nhau sinh viên ta mau bước lên.
Kìa chim hót trên cành đem bao phút vui mừng.
Lục quân ta mong tương lai sáng trong hồng.
Chung sức ta cùng bền chí bước lên đường.
Còn đâu thu qua với ngày tàn phai
Nào cùng hát cùng nhau vang hát rền khắp phương trời Nam.
Ngày mai lục quân bước theo Bác Hồ lập chiến công

Dù cho mưa rơi hay khi nắng kinh hồn.
Ta quyết chuyên cần đèn sách khắc ghi lòng.
Thầy ta luôn cho ta bao tháng năm học
Ta quyết theo thầy vùng vẫy sắp xa trường
Là trang nam nhi mong ngày thành công
Nào cùng hát cùng nhau vang hát rền khắp phương trời Nam.
Ngày mai lục quân bước theo Bác Hồ lập chiến công




CÁC SÁCH THAM KHẢO

1. Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương của Trần Kiếm Qua, Nhà xuất bản Văn học, nộp lưu chiểu quý I/2004.
2. Nguyễn Sơn, vị tướng huyền thoại của Minh Quang. Nhà xuất bản trẻ. Nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2001.
3. Luận chính trị quân sự - Thiếu tướng Nguyễn Sơn. Nhà xuất bản Lao động. Nộp lưu chiểu quý IV năm 2004.
4. Tư liệu Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Thành phố Hồ Chí Minh
5. Tư liệu Ban nghiên cứu lịch sử đảng Cần Thơ
6. Tư liệu Ban nghiên cứu lịch sử đảng Kiên Giang
7. Tư liệu Khu 5 - 30 năm chiến tranh Giải phóng (Bộ Tư lệnh Quân khu 5, 1986).
8. Tư liệu Ban nghiên cứu lịch sử đảng Quảng Ngãi.
9. Những người vợ tướng Nguyễn Sơn - bài viết Nguyễn Quang Thân trên tập san.
10. Tướng Giáp qua 2 cuộc chiến tranh Đông Dương của Ô. Peter Macdonald. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - năm 2004. Fax: 04. 7471106.
11. Tam Quốc Chí - La Quán Trung
12. Lịch sử tình nguyện quân Việt Nam - Campuchia ( 1945 - 1954)
13. Trăm năm một thuở - của Đoàn Minh Tuấn. NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
14. Phong trào đấu tranh của Đảng và Nhân dân thị xã Buôn Ma Thuột.
15. Lịch sử Đảng và Nhân dân chống Pháp, chống Mỹ tỉnh Đắc Lắc tập 2 - 1992
16. Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. NXB Đồng Nai năm 2000
17. Tuyển tập thơ Hoàng Trung Thông. NXB 1992
18. Văn kiện quân sự của Đảng 1945 - 1950
19. Tư liệu do Vũ Khắc Bồng trưởng ban ngoại vụ TP HCM cung cấp
20. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, cán bộ hưu trí ở Cửa Nam, thành phố Vinh
21. Đồng chí Nguyễn Hữu Bài, Đại đội trưởng cận vệ tướng Nguyễn Sơn ở Nghĩa Đàn - Hà Tĩnh.
22. Đồng chí Trần Đình Mai, Tổng cục mỏ địa chất
23. Hồ Đệ, Thiếu tướng Tham mưu trưởng Quân đoàn 3.
24. Nhà văn, Đại tá Nguyễn Trần Thiết, Đại đội trưởng Trung đoàn Nam Long, Liên khu 4
25. Thiếu tá Nguyễn Cương, Nam Đồng - Hà Nội
26. Kỷ yếu của trường LQTHQN qua 50 năm do nhà văn Thái Vũ biên soạn
27. Lê Thiên Tào, nhà doanh nghiệp, sinh viên Đại đội I trường LQTHQN
28. Đại tá, thương binh Tống Sĩ Uyên, sinh viên Đại đội I
29. Nhà thơ Hữu Loan, tổng biên tập báo Chiến sĩ QK4.
30. Bà Sờn, TNXP tại Hà Trung - Thanh Hoá.
31. Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Tập 1, 1920 - 1954 NXB ST, 1984
32. Lịch sử Viện Lục quân (1946 - 1993). Học viện LQXB
33. Lịch sử Quân đội Nhân dân. NXB Quân đội Nhân dân
34. Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp 45 - 54 (BTTM 1991 )
35. Lịch sử trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn (QĐND VN)
36. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (NXB QĐND VN 1985)
37. Lịch sử Đảng CSVN - NXB ST 1984
38. Tư liệu của Đại tá Nguyễn Trại, Thanh Xuân - Hà Nội
39. Tư liệu của Trung tá Võ Ban, đường Nam Kỳ khởi nghĩa, sinh viên LQQN
40. Tạp chí Thế giới mới, số 311 trang 27, 28, 29.
41. Truyện hay của Pháp. Vũ Đình Quý dịch. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. 1998.
42. Quân khu 4. Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. (1945- 1954). Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1/1990.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #72 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:56:54 pm »


MỘT SỐ TÁC PHẨM DƯỚI THỜI TƯỚNG NGUYỄN SƠN

Trong đội ngũ Văn hoá Nghệ thuật Liên khu 4 phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Trung Thông, mà các nhà thơ nổi tiếng thời ấy đánh giá cao như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư v. v... Tôi xin giới thiệu vài bài của nhà thơ khi ở Liên khu 4.

Bài ca vỡ đất của Hoàng Trung Thông

Chúng ta đoàn áo vải
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay
Đồng xanh ta thiếu đất cày
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng
Từng ngày ta góp sức chung
Vun từng luống đất, cuốc từng gốc cây.


Đường xa ta tới đây
Ta gieo sự sống
Trên tầng đất khô
Bàn tay cần cù
Mặc dù nắng cháy
Khoai tây thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng
Hết khoai ta lại gieo vừng
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.


Suốt chảy quanh ta
Tiếng suối ngân nga
Hoà theo gió núi
Ta đào nương mở suối
Tuổi ta là những tuổi đấu tranh
Cho dù bạc áo nông binh
Vẫn còn vỡ đất, cây xanh núi đèo


Chim reo trong lá
Hòn đá cheo leo
Chúng ta một lớp người nghèo
Giữa chiều nắng gió
Đào cây cuốc cỏ
Tỉa đỗ trồng khoai
Cuốc càng khoẻ
Càng dễ cày sâu
Hát lên! Ta cuốc cho mau
Như tay ta cuốc ta đào đất lên


Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Ta vui mùa lúa thơm
Ta mừng ngày quả chín
Gửi ra người tiền tuyến
Diệt quân thù, gối đất nằm sương


Máu ai nhuộm thắm sao vàng
Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi
Rừng xanh xanh cả máu người
Còn mùa lúa tới, còn tươi áo chàm

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #73 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:57:29 pm »


Bao giờ trở lại

Các anh đi
Ngày ấy đã lâu rồi
Xóm làng tôi còn nhớ mãi
Các anh đi
Bao giờ trở lại
Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong


Làng tôi nghèo
Nho nhỏ bên sông
Gió bấc lạnh lùng
Thổi vào mái rạ
Làng tôi nghèo
Gió mưa tơi tả
Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
Các anh về mái ấm nhà vui
Tiếng hát câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ
Các anh về tưng bừng trước ngõ
Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau
Mẹ già bịn rịn áo nâu
Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về


Từ lưng đèo
Dốc núi mà cho
Các anh về
Xôn xao làng tôi bé nhỏ
Nhà lá đơn sơ
Tiếng lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh


Anh giờ đánh giặc nơi đâu
Chiềng Vang, Vụ Bản hay vào Trị Thiên?
Làng tôi thắng lợi mùa chiêm
Lúa thêm xanh ngọn, khoai thêm thắm vồng
Giảm tô hai vụ vừa xong
Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường
Dẫu rằng núi gió, đèo sương
So anh máu nhuộm chiến trường sá chi
Bấm tay tính buổi anh đi
Mẹ thường vẫn nhắc biết khi nào về
Lúa xanh xanh ngắt chân đê
Anh đi là để giữ quê hương mình
Cây đa, bến nước, sân đình.
Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
Hoa cau thơm ngát đầu mương
Anh đi là giữ tình thương dạt dào


Các anh đi
Khi nào trở lại
Xóm làng tôi
Trai gái vẫn chờ mong...!

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #74 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:59:54 pm »


Một bài thơ khác của một tác giả khuyết danh gửi tặng người anh cả Nguyễn Sơn

Một ngày mộ xuân
Vị tướng lĩnh áo bạc phong trần
Đến với một nụ cười khô, lạnh
Trên nét mặt còn vương khổ hạnh
Của những ngày xưa
Mấy mươi năm bôn tẩu giang hồ


Có đêm vui thân mật
Người kể chuyện tâm tình
Ngoài muôn dặm chén nồng cũng lạt
Nước mắt, còn vui gì tuổi xanh...
Lần lửa tháng năm cằn mái tóc
Mộng vàng dệt mãi vẫn chưa thành
Đêm đêm nặng trĩu sầu chinh khách
Nằm vọng quê nhà mái tranh
Bâng khuâng: “Biết đến bao giờ nhỉ...”
Có thể đem về vạn chiến binh
Thế mà, tay trắng hoàn tay trắng
Cũng dám về đây gặp các anh


Độ ấy, miền nam đương kháng chiến
Lửa binh ngời đỏ một phương trời
Số người buộc chặt vòng chinh biến
Lận đận như khi ở nước ngoài...
Cơm rau, sông giữa ngàn quân lính,
Nhục nước cùng chia nỗi hận dài
Bao lần chiến địa nồng hơi súng.
Người Việt miền Nam hể hả cười:
Quân địch nhiều vũ khí
Nhiều đại bác, chiến xa
Nhưng cũng hoang mang chiều Vạn Giả
1
Máu, xương, một buổi chật quan hà


Người đi lên
Quân đội gửi niềm tin
Súng lắp sẵn để chờ nghe hiệu lệnh
Quân với tướng hợp chung nguồn sức mạnh
Cờ hân hoan nghe ca hát vang lừng
Theo anh! Theo anh! Vị tướng anh đời Trần
Theo anh! Theo anh! Và quyết thắng!

__________________________________
1. Một chiến công oanh liệt của Vệ quốc miền Nam tài tình, Khánh Hoà (Trung Bộ) ngày 13/5/1946.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #75 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 09:01:40 pm »


“Màu tím hoa sim” Bài thơ của Hữu Loan, được phổ nhạc rất phổ biến trong bộ đội và dân chúng toàn quốc.

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng,
Có em chưa biết nói.
Khi tóc nàng xanh xanh
Tôi người Vệ quốc quân
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
Nàng không đòi may áo mới
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giầy đinh
Bết toàn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê
Nhưng không chết
Người trai khói lửa
Mà chết
Người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
Không gặp nàng
Mà tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh


Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi, giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông nhau một lần


Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh từ chiến trường
Đông Bắc
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng trông ảnh chị
Khi gió sớm thu về cỏ vàng chân mộ chị

Chiều hành quân
Qua những đồi sim
những đồi sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh đã mất, mẹ già chưa khâu?”

19481
__________________________________________
1. Trích 40 bài thơ tình chọn lọc. Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2001
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #76 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 09:08:28 pm »


CẢM NGHĨ VỀ TƯỚNG NGUYỄN SƠN

Kiêu kỵ, kiêu hùng tướng Nguyễn Sơn
Dẫu rằng đời những lắm người hơn
Vẫn là tướng lãnh hai đất nước
1
Không khác âm vang một tiếng đồn
Trận mạc hoà đồng câu chính khí
Nhân văn thuần khiết tấm lòng son
Thế gian hồ dễ bao người nhỉ
Kiêu kỵ tự hào một Nguyễn Sơn


Kiêu kỵ tự hào có Nguyễn Sơn
Có Kiêu, có Kỵ, có vuông tròn
Tứ viễn tâm tê
2 in sâu nét
Bản đại hành phương hiện rõ khuôn
Vạn lý trường chinh mòn đá núi
Trường kỳ kháng chiến vẹt đường thôn
Mày râu đất Việt trai kiêu kỵ
Kiên định lòng son với nước non


Nguyễn Báu
Chiến sĩ dưới quyền tướng Nguyễn Sơn




Ông đi còn để lại

(tặng Thanh Hà, con tướng Nguyễn Sơn)

Ông là tướng, ông cũng là nghệ sĩ
Bạn trai đông, bạn gái cũng nhiều
Cũng như sắt mà cũng mềm như lụa
Sách binh thư xếp lẫn truyện Kiều
Ông ngang dọc một thời binh lửa
Lên Bắc về Nam không chùn vó ngựa
Dáng phong trần chẳng mất nét hào hoa
Một đời ông đâu có tuổi già
Đang tranh cãi câu Kiều bên bếp lửa
Bắp ngô nướng ăn nửa chừng bỏ dở
Nhìn sóng quê ngỡ sóng Tiền Đường
Đến thăm người con gái của ông
Tôi bắt gặp trang nhân từ rắn rỏi
Và ánh mắt ông còn để lại
Như câu Kiều xanh mãi giữa nhân gian.


Hà Nội, 1994
Hồ Minh Hà
______________________________________
1. Trung Quốc và Việt Nam.
2. Những lời rút trong danh thiếp của Bác Hồ đề tặng Nguyễn Sơn.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #77 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 09:09:24 pm »


TIỂU SỬ

Nhà văn Hà Anh (Tư báo) viết truyện ngắn tên: Mai Anh, Anh Vũ.
Tên thật: Nguyền Quốc Tài. Sinh 1929 tại Lai Châu
Chánh quán: Lấp Vò, Đồng Tháp. Nam Bộ
Trình độ văn hoá: Đại học Văn (có dự lớp văn nghệ 3 tháng cùng Phan Vui, Đoàn Giỏi, Sơn Nam, Nguyễn Bính... tại TW cục miền Nam.
1946 học Võ bị I Quảng Ngãi sau ra tiểu đoàn Ba Dương
1947 học lớp tình báo ĐB miền Nam (phụ tá Phạm Ngọc Thảo mở đường đưa cán bộ TW, vàng, tài liệu vào Nam.
1948 Ban Huấn luyện trường lục quân Nam Bộ
1949 FT TB trung đoàn 131 mở chiến dịch giải toả biên giới Kampuchia
1954 Hoạt động thành SG - CL cùng Phạm Ngọc Thảo
1975 Họa sĩ và phóng viên báo giải phóng báo Cần Thơ
Sau đó 15 năm giúp viết sử đảng cho tỉnh Minh Hải, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre. HC Đồng bằng sông Cửu Long.
VỀ VĂN: có 3 truyện.
1. Cuộc phiêu lưu của chú Phi
2. Phan Thị Ràng, cô gái đất Hòn
3. Chỉ một Nguyễn Sơn, lưỡng tướng quốc
VỀ NHẠC: đã phổ biến:
1946 Sinh viên lục quân hành khúc
1947 Tiếng rừng
1948 Mạnh tay chèo
1956 Tay cuốc tay cày
1984 Khen ai hay bằng cô Hoan
1992 Dưỡng sinh ca
1995 Viện trưởng y tế Vĩ Thanh
VỀ HỌA: là họa sĩ cắt hình
Địa chỉ liên lạc: Di động: 090789429
Cần Thơ: 90/3 Phạm Ngũ Lão Thành phố Cần Thơ
Hà Nội: B4 - P412 Huỳnh Thúc Kháng: Di động 04 7760673
Tham gia các câu lạc bộ:
* Văn học thi ca Minh Kiều
* Người yêu
* Fracophone Quảng Ninh & Hà Nội

Hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM