Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:52:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh bắt buộc  (Đọc 86579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:28:51 pm »

Trở lại với tình hình hoạt động của sư đoàn trong giai đoạn giúp Bạn xây dựng tuyến phòng thủ biên giới ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng, tiểu đoàn công binh 25 của sư đoàn được rải ra để hướng dẫn các tổ kỹ thuật dò gỡ mìn và cùng với các lực lượng khác, thi công các hạng mục công trình trên tuyến biên giới.


Với sự nỗ lực của ta và lực lượng dân công được tăng cường cho sư đoàn, trong đợt 1, trên hướng Bát Tam Băng, nơi sư đoàn bộ binh 309 đảm nhiệm, đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp hai trục đường chính: trục đường thứ nhất từ xã Bà Vâl đi Ămpin-Prăngđơm-Nam sấp lên đến biên giới; và trục đường thứ hai từ đường số 10 (Ba Núi) lên xã Tà Hen theo đường 58 lên Sơ-rê-an-tiếc-Com Riêng. Với tổng chiều dài các con đường trên là 116 km. Lực lượng công binh của sư đoàn gỡ được hàng ngàn quả mìn các loại.


Trên phía tây biên giới tỉnh Bát Tam Băng, sư đoàn bộ binh 309 tổ chức cho nhân dân thi công các công trình phòng thủ dài 60 km từ nam Phnôm Mê Lai đến bắc thị trấn Pailin. Lực lượng trực tiếp thi công là nhân dân thủ đô Phnôm Pênh và các tầng lớp nhân dân tỉnh Bát Tam Băng.


Với một chiều dài như thế, chúng tôi đã bàn bạc với các cơ quan chính quyền thành phố Phnôm Pênh và tỉnh Bát Tam Băng là sẽ chia ra từng đoạn. Trên từng đoạn đó, chính quyền cấp tỉnh lại phân ra cho các huyên, thị. Từ đó nâng cao được trách nhiệm của các địa phương và phát động phong trào thi đua trong nhân dân. Do đó, đã đẩy nhanh được tiến độ thi công các công trình.


Các lực lượng vũ trang ta và Bạn cũng đã triển khai để trực tiếp bảo vệ  nhân dân.

Xây dựng tuyến phòng thủ quốc gia Campuchia là một công trình to lớn, với một khối lượng công việc khổng lồ, lại thi công chủ yếu bằng sức lao động của nhân dân, do đó công trình này phải kéo dài đến năm 1987. Tuy nhiên để kịp thời phục vụ theo yêu cầu chiến đấu, các cấp, các ngành đã động viên nhân dân nỗ lực rất lớn, nên trong một thời gian chưa đầy 2 năm (1985-1986) các công trình cơ bản ở phía trước đã có thể bảo đảm cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia dựa vào đó để chiến đấu bảo vệ biên giới, chống sự xâm nhập của địch từ bên đất Thái Lan vào nội địa Campuchia. Bước đầu, công trình phòng thủ đã phát huy được tác dụng, kẻ địch gặp rất nhiều khó khăn.


Để nâng cao tính vững chắc của các hạng mục công trình và để phát huy cao hơn tính hiệu quả của nó, các cấp, các ngành, các đơn vị của ta và Bạn đã tổ chức rút kinh nghiệm bước đầu trong nhiệm vụ này, để kịp thời bổ sung cho các năm tiếp theo.


Về ý nghĩa của việc xây dựng tuyến phòng thủ như mục đích từ đầu đề ra. Mọi người đều dễ thấy những mặt tích cực của nó nhất là đối với các lực lượng vũ trang của ta và Bạn. Bởi vì, họ coi các công trình chiến đấu ở đây là “nhà”, và biên giới là “quê hương”. Nơi đây là chỗ dựa, là “áo giáp” của người lính ngày đêm mặt giáp mặt với quân thù. Từ đây và những năm về sau sẽ gắn bó với lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc chống lại mọi sự xâm nhập của kẻ thù. Thực tế là trong những ngày đầu, các công trình được sử dụng đã có những hiệu quả thiết thực. Đó là việc xâm nhập của đám tàn quân từ bên kia biên giới vào nội địa Campuchia đã giảm rõ rệt. Ở một số đoạn, hầu như đã loại trừ. Còn thì ít ra, sự xâm nhập của địch cũng không được tự do, ồ ạt như trước nữa. Nhiều tên địch đã bỏ mạng trong các lớp chướng ngại vật dọc biên giới. Các lực lượng vũ trang đã giảm đến mức tối thiểu thương vong trong chiến đấu. Từ những tác dụng tích cực trên tuyến biên giới đã đẩy mạnh được phong trào hành động cách mạng trong nội địa lên cao. Trình độ tổ chức, điều hành của chính quyền các cấp của Bạn đã trưởng thành rõ rệt. Điều này có một ý nghĩa to lớn là giảm thiểu được vai trò của đội ngũ chuyên gia Việt Nam.


Song trên thực tế cũng đã chỉ cho ta, cho các cấp chỉ đạo từ trên xuống dưới những vd cần được quan tâm nghiên cứu và khắc phục những điều bất hợp lý: Đó là chất lượng các công trình và tính hiệu quả của nó.
Như mọi người đều biết, nhân dân ta, quân đội ta đã đánh Pháp, đuổi Nhật từ chiếc gậy tầm vông, giáo mác, sau đó mới phát triển lên những trận chiến đấu quy mô lớn được trang bị hiện đại. Ta thắng đế quốc Mỹ cùng từ chiến tranh du kích rộng khắp, mới có được cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975.


Nói tóm lại, Việt Nam là người thầy của chiến tranh du kích trong khu vực. Chúng ta rất hiểu kẻ thù của nhân dân Campuchia và nhân dân Việt Nam đang tiến hành một cuộc chiến tranh du kích với ta. Như lúc đầu đã đề cập: Đặc trưng của chiến trường Campuchia là mìn. Phải nói rằng “Nghệ thuật-Kỹ thuật” sử dụng mìn của địch trên chiến trường Campuchia là không thể coi thường. Thế mà trong quá trình xây dựng tuyến phòng thủ ở đây, các nhà cung cấp hành quân sự đã đem đến cho chúng tôi hàng ngàn, hàng vạn quả “mìn vàng” và “mìn hộp gỗ” dùng chủ yếu trong tiến công. Bởi vậy, khi bố trí các bãi mìn xong, đứng từ xa có cảm tưởng như có vô số những quả Campuchia chín vàng rụng xuống từ một vườn Campuchia. Còn “mìn hộp gỗ” thì sau một mùa mưa hầu như không còn tác dụng, vì vỏ hộp làm bằng gỗ bị mối, mọt, mục mùa khô thì bị cháy. Đó là một thực tế. Một thực tế nữa cho thấy là lớp chướng ngại vật tự nhiên (có cây) kết hợp với chướng ngại vật nhân tạo (chông, mìn) đầu tiên và ngoài cùng đã ít tác dụng, nếu như không nói là không có tác dụng ngay từ đầu.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:29:54 pm »

Còn lớp hàng rào kẽm gai thì sao?

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, chúng ta đã áp dụng rất nhiều các biện pháp để mở đường qua các lớp rào kẽm gai đủ loại, đủ kiểu bằng những phương tiện thô sơ và hiện đại. Đơn cử như trận tiến công căn cứ Gia Vụt, tỉnh Quảng Ngãi trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, mà lữ đoàn 52 Quân khu 5, đa mở qua 9 lớp hàng rào kẽm gai rất phức tạp của địch, và nhiều trận khác.


Còn ở đây, với địa hình rừng núi, sau khi ta đã dựng lên được một lớp hàng rào đơn bằng kẽm gai, với một hàng cọc sắt chắc chắn. Không lâu sau đó, địch đã cắt phá nhiều đoạn. Đành rằng, việc ngăn chặn địch xâm nhập, việc tiêu hao sinh lực của chúng là phải áp dụng nhiều biện pháp tổng hợp. Ở đây cũng không có tham vọng là ngăn chặn hoàn toàn được sự xâm nhập của địch chỉ bằng một hai biện pháp, mà tôi chỉ muốn nói lên những vấn đề còn hạn chế nhiều đến hiệu quả của hạng mục công trình.


Việc xây dựng thi công tuyến đường vành đai cũng là một vấn đề đặt ra cho chúng ta nghiên cứu. Với mục đích đã được xác định từ đầu, đường vành đai là để các lực lượng trực tiếp ở tuyến một tuần tra, phát hiện các đường hành lang xâm nhập của địch; từ đó đề ra các biện pháp tiêu diệt chúng có hiệu quả hơn. Tỉ dụ như ta sẽ đưa lực lượng ra dó phục kích lại, hoặc gài mìn để bịt các lối đi, hoặc có thể kết hợp với các hệ thống hoả lực và các hoả điểm gần đó để chi viện cho bộ đội chiến đấu.


Nhưng xin thưa rằng, với một phạm vi chính diện chiều dài từ 60-80 km, thậm chí có cả trăm km đường rừng, thì lực lượng bố trí trên tuyến đó là bao nhiêu, để có thể thực hiện được yêu cầu của cấp trên là “phải quản lý được các lớp chướng ngại vật dọc tuyến biên giới!”.


Trong toàn bộ các hạng mục công trình thì phải công nhận là việc xây dựng các điểm tựa, cụm điểm tựa, khu vực phòng thủ vững chắc là có tác dụng thiết thực nhất đối với quá trình chiến đấu của các lực lượng vũ trang ở đây. Tuy rằng các hạng mục công trình khác cũng không phải hoàn toàn là không có tác dụng.
Vấn đề cuối cùng có tính chất quyết định nhất-đó là con người. Con người phải có những yếu tố cần thiết cho cuộc chiến đấu với kẻ thù. Các tập thể con người đó phải được bố trí, tổ chức như thế nào đó để phát huy được tối đa sức mạnh tổng hợp của con người và những điều kiện khác (công sự, vật cản và hệ thống hoả lực).


Vì vậy mà có một số ý kiến cho là việc xây dựng tuyến phòng thủ K5 vừa qua tốn kém và ít tác dụng, dẫu sao cũng có cơ sở.

Trong thực thế cũng đã chỉ ra rằng không có cái gì là tuyệt đối cả. Theo quan điểm chung thì: chủ trương của ta và Bạn xây dựng tuyến phòng thủ K5 là đúng và cần thiết. Mặc dù còn rất nhiều hạn chế như đã nói ở trên; song đây là một biện pháp nhằm xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân để nâng cao một bước cơ bản khả năng quản lý đất nước của chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Và, cũng từ đó để quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam có thể kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình một cách chủ động.


Từ quan điểm đó, trong những năm tiếp theo chúng ta vẫn tiếp tục giúp Bạn đẩy mạnh hơn nữa, động viên sự nỗ lực hơn nữa của các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao tính vững chắc của hệ thống công sự, vật cản, hệ thống giao thông cơ động… đảm bảo được độ tin cậy trong việc chiến đấu, giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Campuchia anh em.


Tổng hợp những nội dung cơ bản trong công tác giúp Bạn xây dựng tuyến phòng thủ biên giới phía tây tỉnh Bát Tam Băng mà sư đoàn bộ binh 309 đảm nhiệm, với chiều dài trên 60 km đã xây dựng được ba cụm điểm tựa cho ba tiểu đoàn, hai khu vực phòng thủ cho hai trung đoàn bộ binh, xây dựng tuyến vật cản nổ và không nổ 42 km, bố trí 1.450.800 mũi chông, rào phân tuyến 54 km, dò gỡ 4864 quả mìn các loại của địch và bố trí lại hàng nghìn quả mìn khác; phát đường tuần tra được 55 km, sửa chữa đường vành đai 48 km, làm đường quân sự mới 168 km, làm mới 32 ngầm có tổng chiều dài 473 m, sửa chữa ngầm cũ 3 cái dài 17 m, sửa chưa và làm mới 6 cầu có chiều dài 118 m, khai thác đuợc 32.025 m3 đá, 125 m3 gỗ và nhiều công việc khác.


Tuy nhiên, với sự nỗ lực của quân ta trên các chiến trường và trong công cuộc lao động của quân và dân Campuchia, kết quả bước đầu của việc xây dựng tuyến phòng thủ biên giới trên địa bàn Mặt trận 479 nói chung và trên phía tây biên giới tỉnh Bát Tam Băng nói riêng cũng chỉ dừng lại ở những nơi trọng điểm. Các khu vực khác, do địa hình rất phức tạp và khả năng của Bạn còn hạn chế nên, chưa thể đạt được một cách toàn diện theo ý muốn chủ quan.


Căn cứ lớn nhất của địch ở Phnôm Mê Lai đã bị mất. Suốt một tuyến biên giới từ Ô-đa đến Phnôm Mê Lai, vòng về phía đông đến Đăng Cum… đã bị bộ đội ta và Bạn đánh chiếm và chốt giữ. Song sinh lực địch bị tiêu diệt không nhiều. Phần lớn chúng chạy sang đất Thái Lan. Chúng tôi nhận định tình hình lúc này như sau:

-Địch không thể lùi sâu trong đất Thái Lan để lập các căn cứ. Vì như vậy sẽ rất phức tạp và gây nguy hiểm cho nhà cầm quyền Thái.

-Nếu chúng lập các căn cứ đối diện với các đại đội đã bị mất thì sẽ chịu không nổi với những đòn tiến công của lực lượng ta và Bạn-nếu chúng ta vượt sang biên giới Thái Lan tấn công chúng, hoặc chúng sẽ nằm dưới tầm đạn hoả lực của các đơn vị ta trên tuyến này.

-Về phía ta, từ nam Ô-đa xuống phía tây Pailin và tây Tà Sanh là những khu vực từ đầu mùa khô đến nay, ta chưa tổ chức được những trận tiến công nào đáng kể. Theo tin bọn tù binh khai: Sau khi căn cứ Phnôm Mê Lai thất thủ, tàn binh của sư đoàn 320 Pôn Pốt đã di chuyển xuống phía nam-đoạn từ Com Riêng đến tây Pailin. Sư đoàn 415 và 221 địch bị đẩy xuống phía tây Pailin và khu vực Tà Sanh.


Đứng trên đài quan sát đặt ở mỏm núi Ô-đa, trinh sát của ta phát hiện hàng đoàn người di chuyển dọc theo biên giới trên phần lãnh thổ của Thái Lan từ Ô-đa xuống phía Nam. Như vậy là đã rõ: Địch di chuyển toàn bộ lực lượng sư đoàn 320 xuống phía tây Pailin.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:30:55 pm »

Từ những nhận định trên tôi đã báo cáo lên Sở chỉ huy tiền phươngmt4 và đề nghị:

-Giao cho sư đoàn bộ binh 6-lực lượng cách mạng Campuchia chốt giữ đoạn từ Ô-đa đến Phnôm Mê Lai. Rút toàn bộ sư đoàn bộ binh 309 xuống phía Nam để truy quét các căn cứ của địch ở đây, để có thể kết thúc chiến dịch trước khi mùa mưa đến.


Đồng chí thiếu tướng Lê Chí Thuận-phó tư lệnh Mặt trận 479 tại Sở chỉ huy tiền phương, sau khi nghiền ngẫm, xem xét đã nhất trí với đề xuất này của chúng tôi.

Như vậy, Sở chỉ huy, công tác bảo đảm hậu cần-kỹ thuật và các công tác khác sẽ phải di chuyển toàn bộ về hướng Pailin. Tại đây, sư đoàn 196 chủ lực Campuchia cũng đã triển khai xung quanh thị trấn Pailin. Mọi công tác bảo đảm cho sư đoàn bộ binh 309 sẽ vận chuyển theo đường số 10.


Nêu lên những diễn biến trong giai đoạn này để thấy được bản chất ngoan cố của kẻ thù chống phá cách mạng Campuchia đến cùng và đồng thời chúng ta cũng không được thoả mãn với những gì đã làm được trong những năm qua, mà phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác giúp Bạn để có thể loại trừ được nguy cơ đe dọa đến cách mạng Campuchia sau khi quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ quốc tế và rút về nước.


Đầu mùa mưa năm 1985, với mục đích kéo dài việc xây dựng tuyến phòng thủ xuống phía Tây thị trấn Pailin, sư đoàn bộ binh 309 tổ chức chiến đấu một số trận nhằm quét sạch các căn cứ còn lại trên khu vực này để đưa lực lượng dân công xuống đây thi công tiếp các công trình phòng thủ.

Đợt hoạt động này chúng ta có nhiều bất lợi.

Trước tiên phải nói về yếu tố thời tiết (thiên thời). Các thế hệ đã chiến đấu trên chiến trường này, địa bàn này đều viết. Mùa mưa ở đây kẻ địch có điều kiện phát huy được sở trường đánh du kích. Chúng không nhằm mục đích chính là chiến đấu để chiếm đất, chiếm một chỗ đứng, trong khi khả năng của chúng sẽ không chịu nổi những đòn tiến công của quân ta. Cái chính là chúng tiếp tục thực hiện âm mưu tiêu hao sinh lực ta, buộc quân tình nguyện Việt Nam phải sa lầy vào cuộc chiến tranh du kích để tạo nên một thời cơ về chiến lược có lợi cho chúng.


Đối với các lực lượng của ta cũng như lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia, sau một thời gian dài hoạt động tích cực, sức khỏe đã giảm sút, mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụ trong giai đoạn này đã bị mai một. Do đó yếu tố thứ hai cũng không được thuận lợi cho lắm.

Còn địa hình khu vực này thì Bạn cũng đã biết-hoàn toàn bất lợi đối với ta.

Song, cái bất lợi chính có tính chất chi phối ở đây là mùa mưa đã đến và sức chiến đấu của bộ đội đã giảm sút.

Trước khi thực hiện đợt hoạt động này cũng đã có nhiều ý kiến: Rằng thời tiết đã bước vào mùa mưa, rằng phải đẩy nhanh các hoạt động trong khi kẻ địch đã bị mất các căn cứ, đang lúng túng, gặp nhiều khó khăn, và còn nhiều vấn đề khác…


Cũng biết rằng trong chiến đấu, người chỉ huy, lãnh đạo không được lấy những khó khăn về khách quan để biện hộ cho những nguyên nhân không thành công, kể cả những lúc hoạt động độc lập, không có sự chi viện, giúp đỡ của cấp trên và của đơn vị Bạn, mà phải xuất phát từ ý đồ của một chiến dịch, một chiến lược hoặc là một ý định cụ thể nào đó do người chỉ huy cấp trên đã đặt ra. Phải gắn chặt giữa yêu cầu nhiệm vụ và sự nỗ lực bằng nhiều biện pháp của người lãnh đạo, chỉ huy. Người chỉ huy khi ra lệnh phải xuất phát từ những yếu tố có tính “khả thi”. Người thừa hành cũng phải bằng mọi cách để thực hiện thắng lợi mệnh lệnh đó. Đó là sức mạnh của một cơ chế, của một tổ chức, dù trong quân đội hay ngoài tổ chức quân đội cũng vậy.


Đối tượng tác chiến trong đợt hoạt động này bao gồm toàn bộ tân binh của sư đoàn bộ binh 320 ở khu vực Phnôm Mê Lai chạy xuống. Lực lượng địch tại chỗ trên khu vực này là sư đoàn bộ binh 415 và 221 Pôn Pốt. Hai sư đoàn bộ binh này trong những năm qua chưa bị sứt mẻ gì nhiều do những đơn vị của ta ở đây hoạt động ít hiệu quả.


Còn nhớ mùa mưa năm 1982, lực lượng địch tập kích vào trung đoàn pháo binh 487 và tiểu đoàn công binh 25 của sư đoàn đã gây cho ta những thiệt hại đáng kể. Đó chính là sư đoàn bộ binh 415 địch gây ra.

Theo chỉ thị của tiền phương Mặt trận 479, sư đoàn bộ binh 309 tổ chứ truy đánh, truy quét địch ở khu vực nam Com Riêng đến bắc Pailin. Sau đó, bảo dảm cho nhân dân thi công xây dựng tuyến phòng thủ ở khu vực này.


Mặc dù khó khăn về thời tiết và về sức khỏe của bộ đội như đã nói ở trên nhưng sư đoàn quyết tâm là sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ huy, động viên bộ đội chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, để hoàn thành nhiệm vụ. Sư đoàn đã tổ chức cán bộ chỉ huy đi trinh sát thực địa, xác định mục tiêu và nhanh chóng lập kế hoạch chiến đấu.


Với ý định bước đầu là sử dụng trung đoàn bộ binh 96 tiến công đánh chiếm điểm cao 321 ở phía bắc thị trấn Pailin, cách biên giới Campuchia-Thái Lan khoảng 200-300 m. Sau đó, từ điểm cao khống chế này, tiến hành truy quét dọc biên giới từ Bắc thị trấn Pailin đến Nam Com Riêng. Trận địa pháo và đài quan sát bố trí ở điểm cao 230, phía bắc thị trấn Pailin-nơi có đồn điền cà phê cũ.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:32:08 pm »

Từ ngày 22 đến 23 tháng 4 năm 1984, sư đoàn tiến hành đi trinh sát nắm địch ở cao điểm 321 đồng thời gấp rút chuẩn bị bộ đội sẵn sàng chiến đấu. Bộ phận trinh sát chỉ huy do Phó sư đoàn trưởng-Tham mưu trưởng Trần Văn Kế trực tiếp tổ chức.


Thời gian này, Mặt trận điều đồng chí đại tá Phùng Kim Chính từ sư đoàn bộ binh 302 về để thay tôi, song đồng chí chưa kịp về đến đơn vị. Vì vật trong đợt hoạt động này đồng chí Trần Văn Kế đảm nhiệm chỉ huy chung.


Đồng chí Trần Văn Kế là một cán bộ trẻ, có năng lực, nhanh nhẹn và rất có triển vọng. Từ một cán bộ ở sư đoàn bộ binh số 5 thuộc Quân khu 7, đi học về, đồng chí được điều động sang sư đoàn bộ binh 309. Với tác phong cởi mở, chân tình, đồng chí được cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn quý mến, gần gũi. Trong trận tiến công vào căn cứ Phnôm Mê Lai, đồng chí đi cùng với Sở chỉ huy và cơ quan tham mưu sư đoàn. Đồng chí được giao nhiệm vụ đi cùng trung đoàn bộ binh 31, kiểm tra căn cứ Phnôm Mê Lai, sau khi ta đã đánh chiếm. Đồng chí còn gửi ra Sở chỉ huy chúng tôi mấy chai bia gọi là chiến lợi phẩm. Những kỷ niệm đời lính trên chiến trường chúng tôi vẫn còn nhớ mãi.

Còn trong trận này đồng chí tổ chức trực tiếp trinh sát lên điểm cao 321 để chuẩn bị tiến công.

Khi một toán trinh sát và cán bộ của ta đã bám lên được sườn điểm cao 321, thì đã thấy rõ được địch ở trên đỉnh đồi. Xung quanh đỉnh đồi là một dãy công sự được xếp bằng những phiến đá to. Địch đã bố trí các bãi mìn dày đặc từ dưới chân cao điểm 321 lến đến 2/3 sườn đồi. Lực lượng bộ binh địch tập trung chủ yếu ở phía tây cao điểm 312, kể cả trên đất Thái Lan. Còn trên đỉnh đồi là một lực lượng khoảng một trung đội hoặc hơn. Chủ yếu là hoả lực của chúng.


Sau khi trinh sát thực địa xong, trên đường trở ra, đồng chí đại uý, trợ lý tác chiến Đinh Văn Tự đạp phải mìn địch, bị thương nặng. Ngay lập tức đồng chí được chuyển về đội phẫu thuật của sư đoàn bộ binh 196 bộ đội cách mạng Campuchia tại thị trấn Pailin. Do vết thương bị hoại tử, đồng chí Đinh Văn Tự đã hy sinh…


Đồng chí Đinh Văn Tự là một cán bộ rất hăng hái. Với dáng người thấp, đậm nhưng tác phong rất nhanh nhẹn, hoạt bát. Là một sĩ quan tác chiến thông thạo nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm. Đồng chí đã có mặt từ những ngày đầu của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam. Trong trận đánh đầu tiên vào xx XA-XB của địch ở vùng Đông Bắc Campuchia, đồng chí là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 9, trung đoàn bộ binh 31, được tăng cường cho trung đoàn bộ binh 95. Sau khi ta chiếm được hai căn cứ này, đồng chí tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn 9 đứng lại cùng với trung đoàn bộ binh 31 đánh địch phản kích, giữ vững trận địa trong suốt mùa mưa năm đó. Trong trận đánh chiếm cao điểm 312, giải toả trục đường 19, đồng chí chỉ huy tiểu đoàn 9, đảm nhiệm một huớng tiến công lên mỏm 3 cùng với trung đoàn bộ binh 31, đánh chiếm toàn bộ cao điểm 312. Với bề dày thành tích trong chiến đấu, huấn luyện, đồng chí đã được điều về phòng tham mưu sư đoàn, phụ trách một trong những bộ phận then chốt của cơ quan tham mưu. Về đời tư, cũng có những khó khăn, nhưng đồng chí cũng đã vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ của một người lính, một cán bộ chỉ huy cơ quan. Chúng tôi cũng đã có ý định chuyển đồng chí về Bắc Thái-quê hương đồng chí theo nguyện vọng của gia đình. Nhưng tiếc thay, chưa thực hiện được ý định đó, thì đồng chí đã hy sinh một cách anh dũng.

Ngày 25 tháng 4, sư đoàn nổ súng tiến công địch ở cao điểm 321 theo kế hoạch đã định.

Tại Sở chỉ huy sư đoàn lúc này có đủ các đồng chí: Phó sư đoàn trưởng-tham mưu trưởng Trần Văn Kế, phó sư đoàn trưởng về chính trị Nguyễn Thành Út và phó tham mưu trưởng sư đoàn Nguyễn Thành Ức, cùng một số đồng chí khác trong cơ quan sư đoàn.

Trực tiếp chỉ huy lực lượng tiến công là trung đoàn trưởng trung đoàn bộ binh 96-Nguyễn Văn Vọng.

Ngay lúc đầu, lực lượng lên sườn đồi triển khai đội hình đã đạp phải mìn. Địch từ trên cao dùng các loại hoả lực bắn xuống. Bộ đội ta có một số bị thương vong. Đội hình bị rối loạn. Chỉ huy không nắm được bộ đội, không có những biện pháp mạnh để chế áp địch. Cứ thế, địch dùng các loại súng hoả lực bắn ra xung quanh điểm cao 321. Bộ đội ta bị thương vong nhiều do mìn và do đạn hoả lực của địch…

Cuối cùng trung đoàn bộ binh 96 phải rút lui, để lại một số tử sĩ…

Đây là trận đánh không thành công, có nhiều điểm đáng phê phán. Nó đã để lại nhiều hậu quả không tốt cho trung đoàn bộ binh 96 trong việc xây dựng đơn vị sau này và còn nhiều hậu quả khác nữa.

Nguyên nhân về khách quan có nhiều khó khăn như đã nói ở trên.

Nhưng về chủ quan, cũng cần phải nghiêm khắc rút kinh nghiệm. Đối với trung đoàn bộ binh 96 trong những năm qua chiến đấu ở khu vực Bua, Nam-sấp đã thể hiện là một trung đoàn có tinh thần kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa, tinh thần chịu đựng khó khăn trên một địa bàn khắc nghiệt nhất ở phía Tây tỉnh Bát Tam Băng. Tuy nhiên, trung đoàn bộ binh 96 chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu tiến công địch trên điểm cao. Vấn đề chủ yếu trong trận đánh không thành công này là về công tác tổ chức chỉ huy, công tác bảo đảm các yếu tố để giành thắng lợi: như vấn đề tổ chức đội hình, vấn đề khắc phục vật cản, vấn đề tổ chức hoả lực chi viện, vấn đề sử dụng lực lượng, xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ và còn nhiều vấn đề khác…

Sau trận đánh này, đồng chí Trần Văn Kế cũng đã bị thương nặng do mìn địch. Vì vậy công tác bảo đảm khắc phục vật cản mìn là phải đặc biệt quan tâm.

Thế là mùa mưa lại bắt đầu. Kết thúc chiến dịch mùa khô năm ấy trong tình hình như vậy…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:33:10 pm »

Bước sang mùa khô năm sau-năm 1985, sư đoàn tiếp tục hoạt động ở khu vực này và đã giải quyết được mục tiêu trên, đưa được lực lượng dân công lên để tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ.

Từ những kết quả đạt được trong chiến dịch K5, chúng ta đã tạo cho lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia thực sự quản lý được lãnh thổ. Trên tuyến biên giới trong phạm vi Mặt trận 479, các sư đoàn chủ lực của Bạn đã được triển khai trên tuyến phòng thủ này. Phía tây tỉnh Bát Tam Băng, sư đoàn bộ binh 6 triển khai từ Phnôm Mê Lai xuống đến Ô-đa. Sư đoàn bộ binh 196 triển khai từ Nam Ô-đa đến thị trấn Pailin. Trên tuyến biên giới phía bắc, sư đoàn bộ binh 179 triển khai từ Pôi Pét đến Đăng-cum. Phía bắc tỉnh Xiêm Riệp vẫn là sư đoàn bộ binh 286.

Quân tình nguyện Việt Nam được chuyển về tuyến 2 làm lực lượng cơ động và phối hợp cùng với các đơn vị tuyến 1 để đánh địch xâm nhập lãnh thổ.

Từ những năm 1985-1986 trở đi, quân tình nguyện Việt Nam, chuyên gia Việt Nam còn tiếp tục giúp Bạn hoàn thiện trong việc tổ chức chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương lên đến tỉnh. Cách mạng Campuchia phát triển không ngừng.

Năm 1986, tôi ra trường và về lại Mặt trận 479.

Trên chiến trường lúc bấy giờ, tình hình cách mạng Campuchia đã có những bước phát triển một cách toàn diện. Chính quyền các cấp và lực lượng vũ trang cách mạng của Bạn đã có thể đảm đương được toàn bộ công việc. Song trong thâm tâm của mỗi cán bộ chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam vẫn còn phân vân và lo lắng. Liệu trước những khó khăn lúc này, Bạn đã đảm đương được mọi việc chưa? Đã có thể giữ vững và phát huy được những thành quả cách mạng đã đạt được?


Nỗi lo lắng đó hoàn toàn chính đáng. Bởi vì từ trên đống đổ nát, từ con số “0”, sau gần 10 năm, quân đội ta và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã hy sinh biết bao công lao, xương máu mới có thể xây dựng được chính quyền và quân đội cách mạng như ngày nay; trong khi kẻ thù vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu phá hoại chính quyền còn non trẻ của Bạn.


Song, một thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhất là trong phong trào hoạt động cách mạng của các tầng lớp nhân dân, đã chứng tỏ được sức mạnh của Đảng nhân dân Campuchia, sự tổ chức điều hành đất nước của chính quyền các cấp và khả năng chiến đấu của lực lượng vũ trang cách mạng có thể tự đảm đương mọi công việc. Đã đến lúc chúng ta cần mạnh dạn tạo mọi điều kiện để Bạn chủ động tự giải quyết mọi vấn đề. Đó là yêu cầu đối với tất cả các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Điều này đã được nêu lên thành nghị quyết của các cấp uỷ Đảng và trong các chỉ thị của người chỉ huy các cấp, thuộc Mặt trận 479.


Còn kẻ địch đang có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn về chiến lược cũng như trên thực tế chiến trường. Bởi vì hầu hết các căn cứ đã bị triệt phá. Chúng chỉ còn dựa vào một số khu vực nhỏ hẹp ở vùng rừng núi, nhưng cũng đã bị truy đánh liên tục. Trong nội địa thì chính quyền cách mạng Campuchia đã mạnh lên về nhiều mặt. Thực sự là địch không còn chỗ dựa. Thế và lực của chúng đang trên đà tụt dốc. Âm mưu của chúng sẽ bị thất bại hoàn toàn trong một giai đoạn không xa.


Từ khi các lực lượng chủ lực bộ đội cách mạng Campuchia đảm nhiệm bảo vệ biên giới. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam lui về tuyến 2, nhất là từ cuối năm 1986 đến đầu năm 1987 trở đi, thì trên chiến trường không còn xảy ra những trận chiến đấu nào từ cấp tiểu đoàn trở lên. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam tận dụng điều kiện trong thời gian này để củng cố bộ đội, nâng cao khả năng chiến đáu và sẵn sàng cơ động chi viện cho tuyến 1.


Giai đoạn này chủ trương của Mặt trận 479 là củng cố lại đội ngũ chuyên gia quân sự ở các đơn vị vị trí cách mạng Campuchia. Nhưng kiên quyết không bao biện, làm thay. Để củng cố quan điểm đánh giá tình hình trên chiến trường về ta, về địch và nhất là về sự trưởng thành và khả năng của chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đã được tổ chức từ cơ quan Mặt trận cho đến các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam và các đoàn chuyên gia Việt Nam trên toàn bộ chiến trường Campuchia. Qua đó, đội ngũ chuyên gia được củng cố một bước. Trong giai đoạn này, tôi được điều động sang làm chuyên gia cho đồng chí sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 179 bộ đội chủ lực Campuchia.
Là một sư đoàn chủ lực thuộc Quân khu 4, sư đoàn bộ binh 179 được thành lập vào tháng giêng năm 1979. Do đó, lấy phiên hiệu là sư đoàn bộ binh 179. Cùng một thời gian lịch sử ra đời của nhiều sư đoàn bộ binh khác (sư đoàn bộ binh 196, 286, 6 và 4) đã đươc sinh ra trong cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài phản động và diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xa-ri-Khieu Xamphon.


Trong những năm qua, các sư đoàn bộ binh này đã sát cánh cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến bước dưới ngọn cờ “liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia” đã làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn kẻ thù.

Tin tưởng rằng các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia nói chung, các đơn vị vị trí trên địa bàn của Mặt trận 479 nói riêng sẽ lớn mạnh không ngừng; là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Campuchia, cùng với Quyết định nhân dân Việt Nam vững bước trên con đường tiến vào thế kỷ 21.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:34:40 pm »

Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia của quân và dân ta được tiến hành trong suốt 10 năm. Chúng ta đã đánh thắng một kẻ thù-nói đúng hơn là làm thất bại một âm mưu chiến lược của địch-và xây dựng lại một đất nước từ con số “0” trở thành một quốc gia có địa vị xứng đáng trên trường quốc tế. Công lao đó lớn lắm chứ!

Song cũng có một điều cần suy nghĩ đến tầm vóc chiến thắng vĩ đại này của chúng ta.

Chúng ta tiến hành chiến tranh trong một không khí “không ồn ào” như các cuộc chiến tranh trước đây. Chiến tranh chống Pháp lâu dài, gian khổ được kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.
Chiến tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ, kẻ thù mạnh nhất, hung bạo nhất được kết thúc bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Mặc dù vai trò quyết định thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vừa qua là thuộc về Đảng và sự hy sinh to lớn của cả dân tộc. Nhưng không thể không nói đến sự giúp đỡ to lớn có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, đã tăng thêm sức mạnh cho quân và dân ta chiến thắng.


Còn trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế lại diễn ra hoàn toàn khác, trong một bối cảnh lịch sử khác. Nếu như trong cuộc chiến tranh giải phóng, các nước tiến bộ trên thế giới nhiệt tình ủng hộ ta, thì trong cuộc chiến tranh này, họ thờ ơ, không thông cảm nổi, thậm chí giúp kẻ địch chống lại chúng ta.


Kẻ thù tưởng rằng sau năm 1975 nước ta đã bị kiệt quệ về kinh tế. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh không còn đủ sức để bảo vệ thành quả cách mạng. Chúng côi đây là thời cơ tốt nhất để tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược mới trên một nửa nước ta.


Song chúng đã nhầm. Chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta trên biên giới Tây Nam, tuy chưa có nhiều sách vở nói đến, đã chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta với đường lối sách lược và chiến lược đúng đắn, vơi sự hy sinh to lớn của nhân dân vì độc lập tự do của Tổ quốc, thì dù cuộc chiến tranh nào, trong hoàn cảnh nào chúng ta cũng giành được thắng lợi.


Để các thế hệ mai sau được biết đến, tôi tin chắc rằng đến một lúc nào đó các nhà viết sử sẽ nói lên những điều mà hiện tại chưa nói đến một cách đầy đủ và chi tiết về cuộc chiến tranh này.

Như trên đã nói, chúng ta tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam trong thế bắt buộc. Bắt buộc bởi vì chúng ta hoàn toàn không gây ra chiến tranh, không muốn chiến tranh. Sau năm 1975 chúng ta hoàn toàn muốn có hoà bình để xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá. Nhưng kẻ thù không để chúng ta yên. Vì vậy trong suốt giai đoạn lịch sử này, Đảng ta đã khéo kết hợp giữa hai nhiệm vụ: Nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế để đem đến thắng lợi một cách trọn vẹn. Điều đó chứng tỏ rằng việc vận dụng một cách sáng tạo đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ta luôn phù hợp trong từng thời kỳ lịch sử của dân tộc.


Đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam, trong một thời gian rất ngắn, chúng ta đã dùng sức mạnh quân sự của những binh đoàn chủ lực, đập tan cả một chính quyền phản động với một đội quân đông đảo ngay trên đất đối phương. Khi chuyển sang làm nghĩa vụ quốc tế giúp Bạn xây dựng lại chính quyền và lực lượng vũ trang Campuchia thì chúng ta lại chuyển sang một phương thức tác chiến khác. Từ những năm 1980 trở đi, chúng ta đã tổ chức ra các Bộ tư lệnh Mặt trận 479, 579, 779, 979 cho phù hợp với nhiệm vụ đặt ra. Sau các Bộ tư lệnh Mặt trận, hệ thống các đoàn chuyên gia từ trung ương xuống đến địa phương cũng đã được tổ chức một cách kịp thời để giúp Bạn cả về quân sự, chính trị và ngoại giao.
Đây là một sự sáng tạo trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ.


Tôi muốn nói lên điều này để thấy được mỗi cuộc chiến tranh có một quy luật riêng, một gương mặt riêng, nhưng trong mỗi một cuộc chiến tranh Đảng ta đã vận dụng quy luật vào thực tiễ rất đúng đắn và sáng tạo.
Trong cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, Đảng ta đã chủ trương một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện “trường kỳ khánh chiến; vừa đánh Pháp, vừa đuổi Nhật; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”.


Chiến tranh chống xâm lược của đế quốc Mỹ, ở miền Nam, chúng ta đã thực hiện phương châm kết hợp “hai chân, ba mũi”, quân sự, chính trị song song, ba mũi giáp công. Trên chiến trường chúng ta phát động một cuộc chiến tranh du kích sâu rộng kết hợp với những chiến dịch, những trận đánh quy mô của quân chủ lực. Chúng ta đã xây dựng và phát triển mạnh mẽ ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, tiến công địch đều khắp trên cả ba vùng chiến lược: Rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị, làm cho kẻ địch mất ăn mất ngủ. Ở đâu chúng cũng cảm thấy không an toàn, phải dàn mỏng lực lượng ra để đối phó. Chúng ta đã đưa chiến tranh vào thành phố, vào tận sào huyệt của địch ở Sài Gòn bằng lực lượng biệt động, tiêu hao địch ở các vùng ven khi chúng đi càn quét và tiêu diệt chúng ngay trong các căn cứ quân sự bằng những quả đấm quyết định của quân chủ lực ta.


Trong khi quân và dân ở miền Nam tiến công, làm thất bại từ âm mưu chiến lược này đến âm mưu chiến lược khác của đich; thì ở miền Bắc Đảng ta vẫn chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội và quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch. Miền Bắc là hậu phương lớn của cả nước, với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược”.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:36:14 pm »

Còn đối với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia là một sự kết hợp giữa hai nhiệm vụ: nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ quốc tế, với quan điểm của Đảng ta và nhân dân ta là “Giúp Bạn là tự giúp mình”.


Cuối năm 1986 đầu năm 1987, tôi về công tác ở sư đoàn bộ binh 179, bộ đội cách mạng Campuchia, làm chuyên gia cho đồng chí sư đoàn trưởng So Sa Vươn thay đồng chí đại tá Nguyễn Văn Giang. Đây là công việc mới mẻ đối với tôi. Điều trước tiên, tôi phải làm là tiếp xúc với đồng chí sư trưởng và gần gũi với các cán bộ cơ quan của Bạn, qua đó để nắm được thực chất về khả năng và những hạn chế của đội ngũ cán bộ Bạn ở đây. Đồng thời, bàn bạc thống nhất trong nội bộ chuyên gia của ta, để lập kế hoạch giúp Bạn, nhằm làm chuyển biển những mặt còn yếu trong năng lực tổ chức, chỉ huy tác chiến và các công tác khác.


Sau một thời gian ngắn, tôi đã nhận ra nhiều vấn đề có liên quan đến công tác chuyên gia giúp Bạn. Nhìn chung, đúng như đánh giá của Đảng uỷ mặt trận về những băn khoăn, lo lắng của đội ngũ chuyên gia trước tình hình trên chiến trường và khả năng tự đảm đương công việc bảo vệ Tổ quốc của các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia. Từ những băn khoăn lo lắng đó, đã có những tác động ngược lại… Hiện tượng bao biện làm thay, dù hình thức này hay hình thức khác, vẫn còn. Từ đó, đã gây cho Bạn tư tưởng ỷ lại và thiếu mạnh dạn trong công việc.


Sau khi triển khai một đợt sinh hoạt chính trị quán triệt nghị quyết của Đảng uỷ Mặt trận về công tác giúp Bạn, tôi cùng đồng chí đại tá Vũ Đức Long-chuyên gia về công tác chính trị-đồng chí Vũ Đức Long thay đồng chí đại tá Nguyễn Văn Bạch chuyên gia trưởng về chính trị đi nhận nhiệm vụ khác-chúng tôi thống nhất với nhau một số công việc cần triển khai để tạo điều kiện cho cán bộ Bạn làm tốt chức trách của mình:

-Các chuyên gia chính trị giúp Bạn bồi dưỡng các nội dung về công tác Đảng-công tác chính trị, công tác thanh niên v.v… cho một số cán bộ chủ chốt. Từ đó, số cán bộ này sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ chính trị ở cơ quan và đơn vị cơ sở.

-Các chuyên gia về quân sự giúp Bạn mở những lớp học nhắn ngày để bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ ở cơ quan tham mưu và các cán bộ quân sự cơ sở về các nội dung: Tổ chức và phương pháp huấn luyện chiến đấu, nguyên tắc chiến thuật tiến công, phòng ngự, kỹ thuật dò, gỡ và bố trí mìn, kỹ thuật bắn súng các loại…


Sau các lớp bồi dưỡng này, hướng dẫn cho Bạn làm giáo án để Bạn tự tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ và huấn luyện bộ đội thuộc quyền.

-Công tác chuyên gia về hậu cần-kỹ thuật cũng được tiến hành theo phương pháp như trên.

Từ đó, đội ngũ chuyên gia của ta cũng đã tự nâng cao được trách nhiệm và kiến thức của mình về các mặt công tác. Đội ngũ cán bộ của Bạn cũng đã chủ động được trong công việc giáo dục, huấn luyện và tổ chức quản lý bộ đội của mình được tốt hơn.


Cuối mùa khô năm 1987, tôi cùng với đồng chí sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh 179 bộ đội Campuchia đi kiểm tra tình hình ở các đơn vị phía trước dọc tuyến biên giới từ Đăng Cum đến Pôi Pét. Trên một tuyến dài 10 km chính diện, những năm trước, khu vực này đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Đường đi từ Sơvai Chếch lên Đăng Cum, hai bên rậm rạp, địch thường hay phục kích, gài mìn. Đã có biết bao nhiêu đồng chí, kể cả bộ đội ta và Bạn thương vong trên con đường này. Mỗi lần cán bộ lên kiểm tra, đều phải tổ chức dò gỡ mìn địch, cho quân lùng sục hai bên đường, và chốt lại ở những nơi hiểm yếu, mới có thể đi được lên đó. Nhưng từ khi xây dựng được tuyến phòng thủ đến nay, hai bên đường đã phát quang, đường được nâng cấp, và nhất là từ khi căn cứ Đăng Cum bị triệt phá, kẻ địch chưa lần nào đột nhập được vào đây. Trên tuyến chiến hào chống tăng, bờ hào được đắp cao lên như một con đê. Bộ đội được bố trí trong các điểm tựa có công sự chắc chắn. Đứng trên bờ đê này ta có thể thấy rõ được đồng ruộng, làng mạc phía bên kia biên giới Thái Lan. Thời tiết cuối mùa khô mà dưới các đoạn hào chống tăng vẫn đề có nước. Những vườn rau xanh tốt nằm dọc theo đường hào, bên cạnh nhà bếp của các đơn vị. Đồng chí sư đoàn trưởng nói với tôi:

-Từ khi xây dựng được tuyến phòng thủ này, anh em sống ở đây thoải mái anh ạ! Lo nhất là nước, nhưng nay cũng đã khắc phục được rồi nhờ có con hào chống tăng này!


Chúng tôi đi tiếp lên hướng cửa khẩu Pô Pét. Buổi chiều thấy một số bộ đội Bạn đang tưới nước cho vườn rau, một bộ phận thì đang ngồi trong các công sự nửa chìm, nửa nổi cảnh giới, trực chiến; còn lại thì đang chơi bóng chuyền… Thấy không khí sinh hoạt ở đây như vậy chúng tôi rất mừng.


Đến Pôi Pét, xe của chúng tôi dừng lại cách cửa khẩu khoảng 500 m. Ở đây có một tiểu đoàn bộ binh của Bạn đóng giữ. Chúng tôi đi bộ theo còn đường quốc lộ số 6 vào đến đầu cầu bên này biên giới. Nơi đây, trước kia đã diễn ra những trạn chiến đấu quyết liệt. Chiếc cầu bắc qua biên giới giữa hai nước đã bị phá sập. Phía bên này cầu, cả hạ lưu và thượng lưu của con suối là những bãi mìn dày đặc. Hai bên đường các hố đạn pháo chồng lên nhau, cây cối ngổn ngang. Đã có lần quân lính của hai bên bắn nhau qua lại. Tôi còn nhớ cuối năm 1979, lính Thái Lan từ bên kia cầu dùng súng máy được bố trí trên một cái nhà hai tầng bắn sang bên này cầu. Lập tức ở bên này anh em bố trí sẵn mìn “định hướng” cho nổ làm mái ngói của phía bên kia bay mất một mảng. Từ đó đến nay, cả hai bên đều rất cảnh giác. Vì vậy mà lần này, chúng tôi rất vui mừng, ngạc nhiên trước một không khí yên tĩnh bao trùm lên khu vực của hai bên đầu cầu. Chỉ nghe thấy tiếng ve kêu mùa hè và cả tiếng gà gáy bên đất Thái Lan. Trên trận địa của bộ đội Campuchia được nguỵ trang kín đáo và lực lượng canh gác luôn sẵn sàng chiến đấu. Tôi nói với đồng chí So Sa Vươn:

-Hiện tại khu vực này đang trong trạng thái chiến tranh, nhưng sau này có thể sẽ là nơi buôn bán sầm uất, qua lại giữa hai nước!

-Chúng tôi cũng đang mong được như vậy!-Đồng chí sư đoàn trưởng nói.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:37:25 pm »

Từ những năm 1985 trở đi, nếu bạn vào các chợ ở Xiêm Riệp, Bát Tam Băng, hoặc các chợ lớn ở thủ đô Phnôm Pênh như cợ Ôk’xây, Olympic… thì hàng hoá Thái Lan đã tràn ngập thị trường Campuchia.

Nhà cầm quyền Thái Lan đã cho xây dựng dọc tuyến biên giới với Campuchia những khu vực tập kết hàng hoá. Những kho hàng đủ loại, cao ngất rồi tuồn qua thị trường Campuchia và sang đến cả Việt Nam bằng những con đường nhập lậu. Hồi đó, những ai đã công tác, chiến đấu ở Campuchia, khi về nước ít nhất cũng một lần đã vào caá chợ này mua những món quà khi thì tút thuốc lá Sa-mít, lúc thì xấp vải Thái Lan đem về gia đình, hoặc tặng lại người thân. Đến khi giải quyết được vấn đề Campuchia, nơi đây sẽ là cửa khẩu quốc tế giao lưu buôn bán giữa hai nước.


Sau một ngày đi kiểm tra, chúng tôi đã cảm thấy yên tâm và suy nghĩ đến vấn đề đánh giá tình hình, khả năng chiến đấu và các vấn đề khác của Đảng uỷ Mặt trận là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy được chuyển sang làm công tác chuyên gia, nhưng tôi vẫn theo dõi tình hình diễn biến trên tuyến biên giới phía tây tỉnh Bát Tam Băng. Ở đó sư đoàn bộ binh 309 đang cùng với hai sư đoàn chủ lực của Bạn làm nhiệm vụ.


Từ khi sư đoàn bộ binh 309 rút về tuyến 2, bộ đội Bạn đã hoàn toàn đảm nhiệm quản lý trên tuyến biên giới đã hơn 1 năm qua. Tuy nhiên tình hình vẫn không có gì thay đổi. Bộ đội ta đã có một thời gian tương đối để củng cố lại thế bố trí, thường xuyên luyện tập các phương án, cơ động chi viện cho Bạn khi bị địch tấn công. Trong nội địa, các nhà máy, xí nghiệp vẫn tiếp tục sản xuất cho ra những sản phẩm. Sáng sáng trẻ em vẫn cắp sách đến trường, công nhân viên chức vẫn đến công sở làm việc. Trên các cánh đồng rộng lớn, những “con trâu sắt” chạy phăng phăng để lại phía sau những đường cày phẳng tắp, đem đến cho nhân dân nơi đây những vụ mùa bội thu… Nhìn thấy khung cảnh nhộn nhịp của một đất nước, có ai nghĩ rằng nơi đây vừa mới thoát khỏi cảnh địa ngục trần gian dưới chế độ diệt chủng của Pôn Pốt - Iêng Xa-ri - Khieu Xamphon?… Thế mới thấy được trong những năm qua quân đội ta cùng với nhân dân Campuchia đã nỗ lực rất lớn mới có được những thắng lợi như thế. Thắng lợi này là thắng lợi của “liên minh chiến đấu Việt Nam - Campuchia”, thắng lợi của mối đoàn kết truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc, không một kẻ thù nào có thể phá vỡ nổi.


Đã đến lúc chúng ta hoàn thành sứ mệnh lịch sử, hoàn thành nhiệm vụ quốc tế vẻ vang mà Đảng ta, Nhà nước và nhân dân ta giao phó.

Cuối năm 1988, theo sự thoả thuận của hai Đảng và chính phủ Việt Nam-Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam chuyển giao toàn bộ nhiệm vụ cho quân đội cách mạng Campuchia và chính quyền các cấp của Campuchia để chuẩn bị cho việc rút quân về nước.


Trong những ngày tháng này, trên đất nước Campuchia, từ nông thôn đến thành thị đã diễn ra những hoạt động tuyên truyền cho việc rút quâ về nước của quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Có biết bao những hình ảnh cảm động mà nhân dân Campuchia đã dành cho bộ đội Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Ở đâu hình ảnh tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ cũng sáng ngời lên trong lòng người dân Campuchia. Những cuộc liên hoan, họp mặt thâu đêm suốt sáng; những cuốn sổ ghi đầy những dòng lưu niệm cảm động: “Cảm ơn bộ đội Việt Nam đã cứu sống nhân dân Campuchia chúng tôi! Công ơnnày chúng tôi nguyện suốt đời ghi nhớ”, “Liên minh chiến đấu giữa hai quân đội Campuchia-Việt Nam đời đời bất diệt!”, hoặc là “Chúng tôi sẽ trở lại đất nước này khi nhân dân Campuchia anh em yêu cầu”, “Cảm ơn các mẹ, các chị đã giúp đỡ rất nhiều cho bộ đội Việt Nam trong những năm qua! Việt Nam - Campuchia Xa-ma-ki!” v.v…


Giữa năm 1989, tất cả đội ngũ chuyên gia cơ bản đã rút hết về nước. Các đơn vị bộ đội tình nguyện trên các Mặt trận, trước khi rút về nước, còn để lại một số trung đoàn bộ binh hỗ trợ với Bạn hoạt động thêm một thời gian nữa. Trong số các đơn vị ở lại đó có trung đoàn bộ binh 31 thuộc sư đoàn bộ binh 309. Trung đoàn bộ binh 31 được đưa về đứng tại vị trí của sở chỉ huy sư đoàn - đập Pinh Puôi.


Trung đoàn bộ binh 31 ở lại một thời gian nữa phối thuộc cho Quân khu 9 tiếp tục hoạt động, đòi hỏi công tác Đảng - công tác chính trị phải đặc biệt quan tâm. Trong thời điểm này, nếu không xác định tốt cho bộ đội, thì dễ có những diễn biến phức tạp. Một lần nữa, trung đoàn bộ binh 31 luôn thể hiện là ngọn cờ đầu của sư đoàn bộ binh 309, xứng đáng với truyền thống hai lần Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Ngày 26 tháng 9 năm 1989, trước sự chứng kiến của quốc tế, quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia trong sự lưu luyến, tiễn đưa của Đảng, Chính phủ và nhân dân Campuchia.


Đây là một sự kiện có ý nghĩa nổi bật trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Campuchia và khu vực Đông Nam châu Á.

Trước ngày quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam rút quân, tại tỉnh Bát Tam Băng và nhiều nơi trên đất nước Campuchia tổ chức những cuộc mít tinh của các tầng lớp nhân dân Campuchia, ca ngợi công lao to lớn của quân tình nguyện Việt Nam chuyên gia Việt Nam trong 10 năm qua đã tận tình giúp đỡ cuộc cách mạng của nhân dân Campuchia đi đến thắng lợi; ca ngợi truyền thống lâu đời của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.


Trên các phố phường từ thành thị đến nông thôn, quốc kỳ hai nước Việt Nam - Campuchia phấp phơi tung bay. Khẩu hiệu, biểu ngữ, áp phích… được giăng lên khắp nơi dưới ánh nắng vàng rực rỡ trên đất nước Chùa Tháp.

Để bảo đảm cho cuộc rút quân của ta được an toàn, trên các trục đường chính từ các tỉnh về thủ đô Phnôm Pênh, bộ đội Bạn và các lực lượng rút sau của quân ta đã được triển khai bảo vệ chu đáo.


Những hình ảnh cảm động trên đường rút về nước của quân ta đã nói lên tất cả tình cảm tha thiết của n Campuchia, của nhân dân Campuchia đối với quân tình nguyện Việt Nam và chuyên gia Việt Nam. Có nhiều gia đình từ những vùng nông thôn, thành thị ở tận miền cực Bắc và Tây Bắc Campuchia đã thức dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hành lý đi theo, tiễn đưa bộ đội Việt Nam đến tận biên giới hai nước. Có nhiều người dân dã khóc ròng mấy ngày qua.


Tại cửa khẩu Mộc Bài, nơi diễn ra cuộc tiễn đưa của Đảng, Nhà nước và nhân dân Campuchia, và cũng là nơi đón tiếp của Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ta đối với quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam thật cảm động… Những giọt nước mắt của nhân dân hai nước như hoà quyện vào nhau, làm cho những người lính chúng tôi mãi mãi không thể nào quên được.

Quân dội nhân dân Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế một cách vẻ vang…
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2008, 10:39:06 pm »

Phần Ba
Suy nghĩ về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia


Qua cuộc chiến tranh này, thế hệ ngày nay và các thế hệ mai sau có thể đặt câu hỏi rằng: “Liệu đất nước ta có thể xảy ra cuộc chiến tranh xâm lược lần nữa?”, “Kẻ thù mới đối với đất nước ta trong tương lai?”.

Việt Nam có một vị trí chính trị và địa lý chiến lược không những đối với khu vực Đông Nam Á, mà còn là cửa ngõ vô cùng quan trọng đối với thế giới. Vì vậy những câu hỏi trên được đặt ra là hoàn toàn chính đáng và cần phải được quan tâm một cách nghiêm túc.

Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng, nước ta luôn luôn bị đe dọa. Những nguy cơ chiến tranh tiềm tàng khi chưa được loại bỏ, thì các thế hệ chúng ta không thể xem thường.

Đồng thời, qua cuộc chiến tranh này, một lần nữa, quân đội ta, nhân dân ta lại ghi thêm một trang sử chói lọi vào truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc.

Bước vào thế kỷ XXI, với xu thế hoà bình, hữu nghị và hợp tác, nước ta đang trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế. Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trên thế giới’. Song chúng ta sẽ không một phút lơ là mất cảnh giác, sẵn sàng làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù, vững bước tiến lên theo lý tưởng cộng sản.


Suy nghĩ về tương lai của mối quan hệ truyền thống các dân tộc Việt Nam - Lào - Campuchia, chúng ta đã có những nền tảng vững chắc được xây dựng từ máu và nước mắt của các dân tộc qua bao thế hệ. Đặc điểm nước ta, về địa lý, có chung đường biên giới với nhiều nước trong khu vực. Trong môi trường chính trị có nhiều phức tạp, nên thường hay bị rắc rối, dễ dẫn đến những xung đột hoặc tranh chấp lãnh thổ. Trong nhiều năm qua, Đảng ta đã kiên trì đường lối đối ngoại, cùng với các Đảng anh em giải quyết có lý, có tình, cho nên đã đạt được các hiệp đinh về biên giới trên đất liền, trên biển và hải đảo. Song, điều đó không có nghĩa là đã thủ tiêu hết được những nguy cơ tiềm tàng đe dọa nền an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Vấn đề biên giới Tây Nam nước ta, và cả vấn đề dân tộc Tây Nguyên, trong một thời gian dài, trước mắt vẫn còn là hết sức nhạy cảm. Nguyên nhân chính vẫn là sự can thiệp của các nước thù địch đối với ba nước trên bán đảo Đông Dương và nhất là đối với nước ta.


Bọn phản động quốc tế đang tìm mọi cách xuyên tạc quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta; nhằm chia rẽ giữa các dân tộc Việt Nam và truyền thống đoàn kết giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.


Ai cũng có thể nhận thức được rằng, sự mất ổn định về chính trị sẽ kẽo theo những hậu quả nặng nề khác cho đất nước. Ngày nay, trên thế giới nạn khủng bố đã, đang và sẽ trở thành những cuộc chiến tranh cục bộ trên từng khu vực. Nguy hiểm hơn là những kẻ lợi dụng chống khủng bố, lợi dụng vấn đề tôn giáo và việc đòi độc lập của một bộ phận từng quốc gia, để tiến hành chiến tranh xâm lược. Đây là một vấn đề nhạy cảm và là mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc ga trên thế giới. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải đề cao cảnh giác và cần nghiên cứu để có những đối sách thích hợp, với một kiểu chiến tranh nào đó trong tương lai.
Nếu nói rằng: Từ nay nước ta sẽ vĩnh viễn sống trong hoà bình, sẽ không còn một kẻ thù nào dám đụng đến Việt Nam, thì e rằng hơi sớm quá.


Bởi vì, kẻ thù của chúng ta, của nhân dân Đông Dương trong hoàn cảnh thế giới phức tạp này chưa phải là đã hết. Song song với việc phát triển vững chắc về kinh tế, chúng ta cần bắt tay vào những công việc để bảo vệ đất nước ngay từ bây giờ.


Chúng ta đã có những cơ sở lý luận vững vàng về nghệ thuật quân sự Việt Nam được khoa học đúc kết trong chiều dài lịch sử dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với các Đảng anh em, khối đoàn kết Việt Nam - Lào - Campuchia đã được thiết lập lại khá vững chắc trong thế hệ chúng ta. Ba nước chúng ta đã là những thành viên chính thức của khối ASEAN. Tuy sống trong môi trường có những thể chế chính trị khác nhau, nhưng đây là cơ sở để bảo đảm sự ổn định trong khu vực Đông Nam châu Á. Dẫu sao các nước trong khối ASEAN cũng phải có trách nhiệm, đối với mỗi thành viên khi có nguy cơ chiến tranh đe dọa.


Mong muốn rằng, các thế hệ mai sau sẽ tiếp tục góp phần xứng đáng, để đất nước ta được mãi mãi sống trong hoà bình, tự do và độc lập, cùng nhau xây dựng một ASEAN - trước hết là ba nước trên bán đảo Đông Dương này, không có chiến tranh và nguy cơ chiến tranh đe dọa.


Có ý kiến cho rằng, trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học đã phát triển lên đỉnh cao, nếu có chiến tranh xảy ra thì sẽ là “Chiến tranh bấm nút”, “Chiến tranh chớp nhoáng”. Điều này chưa hẳn là đúng. Kẻ gây chiến có thể “bấm nút”, nhưng không thể dùng “nút bấm” để cai trị một dân tộc.


Khi khoa học phát triển máy móc có thể đảm nhận phần lớn công việc của con người trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng trong chiến tranh thì máy móc không thể thay thế được cho hàng triệu bộ óc của con người, và lại càng không thể tiêu diệt được cả một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại dám đánh và quyết đánh mọi kẻ thù xâm lược.


Thắng lợi trong chiến tranh - theo quan điểm chúng ta, là nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến dịch và chiến thuật của Đảng mà sức mạnh là khối đại đoàn kết toàn dân. Đừng hy vọng thắng lợi trong chiến tranh, khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo những điều kiện cần thiết, bảo đảm thắng lợi của cuộc chiến tranh, cho dù chỉ là những xung đột nhỏ.

Quá trình lịch sử của đất nước, đã cho chúng ta những bài học quý giá về đường lối quân sự Việt Nam, về quan điểm của cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam.


Hy vọng cuốn sách này sẽ giúp được một cái gì đó - dù là ít ỏi, cho các thế hệ mai sau của chúng ta. Lịch sử là sự tiếp nối cac sự kiện không phải của một thế hệ mà của nhiều thế hệ kế tiếp nhau. Mỗi thế hệ đều phải có trách nhiệm đối với lịch sử của đất nước mình.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM