Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:41:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Phạm Tu ở độ tuổi nào?
Thanh niên (>30 tuổi) - 1 (20%)
Trung niên - 1 (20%)
Cao niên (>60 tuổi) - 3 (60%)
Tổng số phiếu: 5

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà nước Vạn Xuân và một số câu hỏi ở thời kỳ này  (Đọc 83495 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #50 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2010, 09:22:26 pm »

Bác thapbut có thể thống kê đầy đủ danh sách 100 quan văn võ của nhà Tiền Lý không?
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2010, 12:23:58 am »

số 100 cũng là con số ước lệ thôi, chắc chắn không thể thống kê hết. Nhưng cố gắng tìm những vị thời Lý Nam Đế có ghi trong các thần phả, tuy nhiên tư liệu này cũng khó xác minh đúng sai.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #52 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 03:12:29 pm »

Mời bác Thapbut xem topic sau, nếu được mời bác tham gia thảo luận với hậu bối cho vui: Những vấn đề về Triệu Quang Phục và nhà Tiền Lý
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 07:17:08 pm »

Mời bác Thapbut xem topic sau, nếu được mời bác tham gia thảo luận với hậu bối cho vui: Những vấn đề về Triệu Quang Phục và nhà Tiền Lý

TB sẽ suy ngẫm vấn đề này. Bản thân TB khi chưa đọc topic này cũng xác định năm 602, Lý Phật Tử trên 70 tuổi, đó cũng là một dấu hỏi cần giải thích.
Theo TB có thể Lý Phật Tử là con Lý Xuân và giải thích:
Anh em Lý Bí có: Lý Thiên Bảo, Lý Bí, Lý Xuân, Lý Hùng,...
Lý Bí - Lý Nam đế đến 548
Lý Thiên Bảo - Đào Lang vương đến 555
Lý Xuân, sau đó Lý Phật Tử(con) thay Lý Xuân(cha) 590-602
Việc đầu hàng giặc dễ dàng thế dễ có ở con người Hạng Lang, cái tên cũng nói lên phần nào điều đó?
Và Hạng Lang lấy con gái Triệu Quang Phục phải chăng là Lý Phật Tử?



 
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 07:45:04 pm »

Việc du nhập Thiền Tông Phái một giáo phái mới, việc chấp nhận một vị sư phụ là người nước ngoài, việc xây dựng một ngôi chùa mới, và việc tụ tập bao nhiêu sư sãi sẽ không thể thực hiện được nếu không có một môi trường ủng hộ tôn giáo. Thêm vào đó còn cần một cộng đồng có đủ tư cách để giữ chân được một vị sư phụ đến từ nước ngoài, và đủ trưởng thành để đáp ứng và tiếp thu được sự hướng dẫn và dạy bảo của sư phụ người Ấn Độ ấy. Và trên hết cần phải có một lãnh tụ sùng đạo và có thực quyền để có thể bảo đảm điều kiện thái bình ở trong nước. Lý Phật Tử chính là một lãnh tụ như thế. Tên của ông là Phật Tử, tức con Phật, đã phần nào nói lên điều này. Thật ra chưa chắc ông đã dùng đến tên ấy cho đến mãn đời vì có giả thuyết cho rằng Lý Hữu Vinh, viên “Thứ Sử Giao Châu”, mà năm 583 đã tiến voi triều cống nhà Nam Trần chính là Lý Phật Tử. Lý Hữu Vinh có thể là một tên khác mà Lý Phật Tử đã dùng thời gian triều cống voi nhà Nam Trần, lý do phải dùng tên khác vì ông không muốn tiết lộ tên thật cho Trung Quốc biết vì sự bất trắc của thời đại mà cũng có thể là vì kế sách ngoại giao. Chắc vì thế mà trong cảnh hỗn loạn đánh dấu cuộc chuyển tiếp quyền hành từ nhà Trần sang nhà Tùy năm 580-590, Lý Phật Tử được sử sách Trung Quốc gọi là Lý Xuân. Lý Bí đã đặt tên nước là Vạn Xuân nên trong thời gian rối ren ấy, tên họ của Lý Phật Tử có lẽ đã được ghép với tên nước Vạn Xuân để thành Lý Xuân chăng?
Với ba chục năm dài trị vì, sử liệu Việt Nam đã tôn vinh Lý Phật Tử như một người có công rất lớn trong việc làm sáng tỏ được bối cảnh chính trị thời gian đó bằng việc tạo cơ hội cho Thiền Tông Phái du nhập và phát huy tại Việt Nam khi đức Tỳ Ni Đa Lưu Chi, người khai xướng thiền phái này, du hành xuống miền Nam để tìm một môi trường thái bình yên ổn có thiện cảm với Phật Giáo. Cũng như trong các thời kỳ trước đó, mỗi khi có binh biến hoặc thay đổi triều đại ở Trung Quốc, Việt Nam lại được hưởng một thời kỳ thái bình và thịnh vượng dưới sự lãnh đạo của các lãnh tụ địa phương tài đức. Chính môi trường ủng hộ tôn giáo như đã nói ở trên đã lôi cuốn đức Tỳ Ni Đa Lưu Chi, khiến ông có thể yên tâm sáng lập được một tông phái mới ở Việt Nam mang tên ông. Phái Tỳ Ni hay còn gọi là Thiền Tông Phái là phái thứ nhất trong ba tông phái Thiền Phật Giáo chính trong lịch sử Việt Nam. Ba tông phái Phật Giáo Việt Nam này [Thiền Tông, Tịnh Tông, và Mật Tông] đã đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ độc lập sơ khai và kéo dài mãi cho tới thế kỷ 13.

Theo
Keith Weller Taylor
Chuyển ngữ: Lê Hồng Chương
http://htx.dongtak.net/spip.php?article3363
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #55 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2010, 11:54:31 pm »

Mời bác Thapbut xem topic sau, nếu được mời bác tham gia thảo luận với hậu bối cho vui: Những vấn đề về Triệu Quang Phục và nhà Tiền Lý

TB sẽ suy ngẫm vấn đề này. Bản thân TB khi chưa đọc topic này cũng xác định năm 602, Lý Phật Tử trên 70 tuổi, đó cũng là một dấu hỏi cần giải thích.
Theo TB có thể Lý Phật Tử là con Lý Xuân và giải thích:
Anh em Lý Bí có: Lý Thiên Bảo, Lý Bí, Lý Xuân, Lý Hùng,...
Lý Bí - Lý Nam đế đến 548
Lý Thiên Bảo - Đào Lang vương đến 555
Lý Xuân, sau đó Lý Phật Tử(con) thay Lý Xuân(cha) 590-602
Việc đầu hàng giặc dễ dàng thế dễ có ở con người Hạng Lang, cái tên cũng nói lên phần nào điều đó?
Và Hạng Lang lấy con gái Triệu Quang Phục phải chăng là Lý Phật Tử?

Bác Tháp bút xem Việt điện U linh tập sẽ thấy có 2 Hậu Lý Nam đế cơ, người đầu hàng giặc là ông Hậu Lý Nam đế (con) tên là Lý Sư Lợi, còn ông Hậu Lý Nam đế (cha) là người cướp quyền của Triệu Việt vương
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 06:35:49 am »

GS Keith Weller Taylor có lẽ căn cứ nhiều vào VĐULT, xem ra có 2 vua Hậu Lý Nam đế cũng là hợp lý.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 06:42:23 am »

Lý Phật Tử sau khi hại xong Triệu Việt Vương bèn dẫn quân vào Vũ Ninh thu vén vàng bạc châu báu, bắt đ àn bà con gái, rồi rút về Ô Diên, tự đắc lên ngôi Hoàng đế , cũng xưng là Lý Nam Đế, người đời sau gọi Lý Bí là Tiền Lý Nam Đế, còn Lý Phật Tử là hậu Lý Nam Đế.

     Những ngày mới lên ngôi, tuy bề ngoài hớn hở vui tươi, nhưng bên trong thì Hậu Lý Nam Đế đau xót âm thầm vì đứa con nối dõi đã chết. Việc đầu tiên mà Hậu Lý Nam Đế làm là cho xây dựng ở thành Ô Diên (xã Hạ Mỗ, Từ Liêm) một ngôi đền đã tờ Nhã Lang, đứa con mà xác đã thành tro bụi ở thànhVũ Ninh từ mấy tháng trước.

     Nhận thấy ở Ô Diên chỉ gợi lại nỗi buồn phiền làm cho lương tâm luôn luôn cắn rứt, nên Hậu Lý Nam Đế cho dời đô về Phong Châu,nơi đất Kinh đô của các vua Hùng thuở trước. Ý của Hậu Lý Nam Đế là nối lại chính thống của các vua Hùng từ xa xưa để lại, chứ Tiền Lý Nam Đế bất quá cũng chỉ là người ngang hàng với ông mà thôi.

     Vị Hoàng đế không còn chút liêm sĩ này, chỉ có mỗi một tài là tài lừa lọc, đã không nhìn thấy Ô Diên (ở ngay cành thành Đại La, tức là thành Thăng Long sau này)là vị trí trung tâm để chấn hưng đất nước và phát triển quân đội (đặc biệt thủy quân) nhằm kế sách lâu dài,mà chỉ thấy trước mắt cần phải chính thống ngay tức khắc.

     Quả là Hậu Lý Nam Đế đã chính thống được cái tước hiệu.Thực tế ông ta đã kéo lùi sự phát triển của đất nước lại 32 năm, tức là cả thời gian hết cha đến con trị vì.

     Mặc dù lúc bấy giờ đã lớn tuổi, nhưng Hậu Lý Nam Đế vẫn mãng "đi lại" với các cung nữ. Thế rồi ông ta cũng sinh được một người con trai nữa đặt tên là Lý Sư Lợi.

     Là một kẻ vô lại, nên dưới quyền Hậu Lý Nam Đế, chỉ là một lũ quan lại bất tài, vừa tham vừa ác chẳng nghĩ gì đến dân, đến nước. Cũng may, một thời gian dài phương Bắc có loạn liên miên, hết nhà Lương là  đến nhà Trần ngắn ngủi, nên cha con Hậu Lý Nam Đế mới bình yên kéo dài được 32 năm (571 - 602).

     Quả nhiên, nhà Tùy vừa chính vị được năm thứ nhất (602) đã cử ngay Dương Tố sang làm Tổng quản Giao Châu. Tố tiến cử Lưu Phương, người Trường An, vốn là một kẻ mềm mỏng, dẫn đại binh đi trước mở đường.

     Quân Lưu Phương ùn ùn kéo sang, lúc bấy giờ Hậu Lý Nam Đế đã mất được mấy năm, và Lý Sử Lợi, cũng vẫn tự xưng là Lý Nam Đế, đang trị vì.

     Vị Hậu Lý Nam Đế thứ hai này, đang trẻ người non dại, vốn chỉ quen ăn chơi hưởng lạc, nên vừa nghe tin quân giặc tới, là  đã mặt xanh nanh vàng, mất hết can đảm của một người điều binh khiển tướng.

     Lưu Phương đánh đến núi Đô Lương thì gặp một tốp lính nhỏ người địa phương xông ra chống cự, y cho quân dẹp được ngay, rồi tiến vào Phong Châu, đóng doanh trại ngay sát cạnh dinh của Lý Sư Lợi.

     Nếu gặp phải một triều đình có sĩ khí nào khác, thì trước khi đến đây, ít nhất quân của Lưu Phương cũng phải bị sứt trán bứu đầu, đằng này Lưu Phương vẫn cứ dẫn quân lẳng lặng mà tiến, hầu như không vấp phải một sức đề kháng nào đáng kể.

     Lý Sư Lợi cùng triều đình hèn nhát đã đ ành. Ngay cả hai người tôn thất, một là Lý Đại Quyền làm Thái Bình hầu giữ thành Long Biên, và một người nữa là  đại tướng Lý Tấn Đỉnh làm An Ninh hầu giữ thành Ô Diên, ca hai viên tướng này trong tay đều cóhàng vạn quân, vậy mà vẫn ngồi yên, không đi tiếp ứng! Thật đúng là cha nào con nấy, vua nào tướng ấy, kể từ đời Lý Phật Tử, họ chỉ mang lại nỗi nhục cho dân cho nước!

     Lưu Phương cho người sang tận triều đình Lý Sư Lợi để dụ hàng. Vị Hoàng đế hèn mạt cùng trăm quan vội vàng quỳ ngay xuống để nghe chếu chỉ. Thế là Hậu Lý Nam Đế thứ hai cũng chấm dứt nốt.

     Lưu Phương cho quân dẫn Lý Sư Lợi về phương Bắc, rồi cho chết biệt tăm ở nơi đất khách quê người. Còn các viên tướng của triều đình Hậu Lý Nam Đế, Lưu Phương cho bắt tất cả, rồi mang ngay ra bãi chém hết!

     Chắc đến lúc chết, cả Sư Lợi và các tướng đãhiểu được thế nào là lời lẽ phủ dụ của những ke chuyên đi xâm lược!

     Sau khi Triệu Việt Vương đi xuống biển ở cửa Đại Nha (cũng có sách viết rằng nhà vua đã tự tử) mọi người trong vùng thương tiếc bèn lập đền thờ ở đấy để thờ Ngài.

     Về sau những người họ Lý cùng chi phái của Lý Phật Tử cũng lập ở của Tiểu Nha đền thờ Hậu Lý Nam Đế.Tiểu Nha đối diện Đại Nha, codnghĩa là Hậu Lý Nam Đế đã đối mặt với Triệu Việt Vương mà song song tồn tại vậy!

     Chả biết vì thần linh không cho có sự đánh lộn sòng hay do trời xui đất khiến thế nào, mà một đ êm mứa gió bão bùng, sấm sét nổ ra dữ dội, sáng hôm sau thấy ngôi đền Tiểu Nha bị đánh bạt xuống sông, không còn tăm tích.

     Dân làng Độc Bộ, vốn đã lập đền thờ Triệu Việt Vương ở Đại Nha, nay dựng thêm ngôi đền khác ở Tiểu Nha. Họ không thờ Hậu Lý Nam Đế như làng Phù Xa trước kia, mà thờ Ngô Nhật Khánh, một trong 12 vị xứ quân của đời sau, cách gần 400 năm.

     Đại Việt sử ký toàn thư vân gọi Lý Phật Tử là vua, là  đế, nhưng cũng không ngần ngại đưa ra lời bình "không bằng chó lợn" để chỉ nhhững hành vi và việc làm của vị đế này.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7542.50
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 05:14:58 pm »

Theo cuốn Gia phả - khảo cứu và thực hành của nhà gia phả học Dã Lan – Nguyễn Đức Dụ, chúng ta được biết về hậu duệ của Phạm Tu:

Đời thứ 2: có con là Phạm Tĩnh

Phạm Tĩnh là con của Phạm Tu. Năm 582 đã giúp Lý Phật Tử - Hậu Lý Nam Đế (571-582) chống quân Phương Bắc, khôi phục thành đô. Ông khuyên Lý Phật Tử dời đô từ Ô Diên đến Phong Châu (Hạc Trì). Ông là tướng quốc thời này.

Đời thứ 3: có cháu là Phạm Hiển

Phạm Hiển là con Tướng quốc Phạm Tĩnh đã chiêu mộ dân chúng kháng Tùy từ 603-605 để rửa hận cho Vua (Hậu Lý Nam Đế) và cho cha (Phạm Tĩnh).

Nhưng có một số bài viết đưa tin, Lý Phật Tử và Phạm Tĩnh bị Lưu Phương bắt về Bắc làm chúng tôi không khỏi nghi ngờ.

Nếu triều Hậu Lý Nam đế chỉ có một Lý Phật Tử trị vì thì chúng tôi thấy vị vua này trên 70 tuổi (năm 555 đã nắm quyền bính, đến 602 bị bắt). Phạm Tĩnh nhiều phần là cao tuổi hơn Lý Phật Tử và có lẽ cũng khoảng 80 tuổi ư? Vì Phạm Tu mất năm 545 ở tuổi 70. Sau năm 571, Phạm Tĩnh là Tướng quốc, có lẽ ông và các anh em của ông đều sinh ra trong khoảng 500-530 là phù hợp với tuổi tác của Phạm Tu.

Nhưng sau một số thông tin cho phép xác định người bị bắt về phương Bắc là Lý Sư Lợi con Lý Phật Tử (Lý Xuân) cho phép chúng tôi khẳng định: hoàn toàn không có việc Phạm Tĩnh bị bắt về phương Bắc. Ông có thể bị mất do tuổi cao trước khi nhà Tùy đem quân sang vào năm 602.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2010, 09:59:20 pm »

http://www.tuanvietnam.net/2010-04-05-nguyen-ngoc-thach-nguoi-dinh-do-lai-thanh-thang-long

Nhiều bài dịch của ông được đánh giá cao như bài nghiên cứu "Luy Lâu, Thăng Long là hai hay là một địa danh". Theo đó, bản dịch tấm bia cổ ở lăng Sĩ Nhiếp (Thuận Thành - Bắc Ninh) khắc vào năm đầu Vĩnh Trị (1676) có đoạn viết: "...Mậu Tài, bổ làm huyện lệnh Vu Dương, chuyển tới làm thái thú Giao Châu, được phong Long Độ Đình Hầu, đóng đô tại Long Biên 40 năm, thọ 90 tuổi". Từ đó, so với nhiều văn bản của các tác giả khác như Đại Việt sử ký toàn thư (1679), ông Thạch cho rằng: Luy Lâu và Long Biên là cùng một địa danh.

Xem ra ông Sỹ Nhiếp này cũng có điều gì đó liên quan đến đất Long Độ?

Phải chăng Hồn ông Sỹ Nhiếp vẫn còn đâu đây?

Năm 705, sau khi Võ Tắc Thiên bị buộc phải thoái vị, có hai quan chức học giả bị tạm thời đày xuống An Nam Đô Hộ Phủ. Đỗ Thẩm Ngôn bị đày xuống châu Phong và Thẩm Toàn Kỳ xuống châu Hoan. Hai ông này đều để lại những bài thơ cảm thán trong thời gian bị đi đày ở miền Nam. Dưới đây là một trong những bài thơ của Toàn Kỳ:

Ta được nghe nói nhiều về Giao Chỉ
Rằng những tục lệ miền Nam đi sâu vào lòng người
Mùa đông thì ngắn
Còn ba mùa còn lại thì mặt trời luôn toả sáng
Ở đó quan Úy Tô từng có cả một vương quốc
Và Sĩ Nhiếp vẫn lảng vảng từ thế giới bên kia

Nhà cửa trong làng truyền từ đời này sang đời nọ
Cá và muối đã có từ thuở xa xưa
Từ thời thượng cổ, người Việt triều cống chim bạch trĩ
Tướng quân Hán trầm tư vì con chim bồ cắt
Chòm sao Đại Hùng treo lơ lửng trên non Chung
Ngọn gió Nam thổi trên biển Trang
Từ khi ta rời quê nhà, năm tháng qua lại qua
Mái tóc bạc báo tin nay ta đã già
Các huynh đệ ta ai cũng chào thua định mệnh
Vợ con ta cũng đã ra người thiên cổ
Kìa con đường hiu quạnh, kìa bức tường đổ nát
và những giọt lệ rơi
Trái tim ta chẳng còn âm vang ý muốn của Trời nữa

http://damau.org/archives/11466
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM