Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:44:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Phạm Tu ở độ tuổi nào?
Thanh niên (>30 tuổi) - 1 (20%)
Trung niên - 1 (20%)
Cao niên (>60 tuổi) - 3 (60%)
Tổng số phiếu: 5

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà nước Vạn Xuân và một số câu hỏi ở thời kỳ này  (Đọc 83500 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 03:59:06 am »

Hán chí chép : Quận Giao chỉ khởi trị ở Luy lâu, đời Hậu Hán trị ở Long biên. Việc ghi chép này đúng, nhưng cần phải giải rõ hơn. Khi nhà Hán lấy được Nam Việt rồi thì chia đất này ra làm nhiều quận, trong đó có quận Giao chỉ . Hợp tất cả mậy quận lại gọi chung là bộ Giao chỉ . Trị sở bộ Giao chỉ tức bộ lị buổi đầu đặt ở Luy lâu . Sau 5 năm dời sang Thương ngô (Quảng tây) thì chỗ bộ lị cũ đặt làm quận trị Giao chị Ðến năm Kiến an thứ 25 đời Hán Hiến đế (215 s. T.L.) Sĩ Nhiếp mới dời quận trị Giao chỉ đến Long uyên (sẽ giải thích ở dưới) sau đổi thành Long biên. Ðời Ngô, Long biên là châu trị, vì Giao chỉ bộ đã chia thành Quảng châu và Giao châu .

Long biên 龍 編 : nguyên cũ là Long uyên 龍 淵, một tên huyện đặt về đời Hán Võ đệ Khi khởi đặt huyện lị ở đây, người ta thấy Giao long xuất hiện trên sông nên mới đặt tên là Long uyên (vực rồn). Năm Kiến An thứ 25 (215) đời Hán Hiến đế, khi Sĩ Nhiếp dời quận trị từ Luy lâu đến đây và xây quận thành, cũng lại thấy Giao long lượn quanh ở hai bờ nam bắc, bèn đổi tên là Long biên (biên là bên lề). Nhưng có người ngờ rằng : Mãi đến đời Ðường, vì kiêng tên Cao tổ Lý Uyên, Nhan Sư Cố mới đổi trong Hán chí chữ Uyên thành chữ Biên, như vậy không rõ lý nào đúng hơn. Ðời Ngô Tôn Hạo chia Giao chỉ bộ thành 2 châu thì cũng nơi đó lập thành châu trị Giao châu . Cũng nơi đó nhà Ðường xây La thành 羅 城 rồi mở rộng thành Ðại la thành 大 羅 城. Cũng trong khu, nhà Lý lập đô Thăng long 昇 龍, lại cũng gọi là Nam kinh 南 京 Niên hiệu Thiệu Bảo (1279-1284) đời Trần Nhân tôn gọi là Trung kinh 中 京 rồi đổi thành Ðông đô 東 都. Hồi thuộc Minh có tên là Giao châu phủ 交 州 中 lại có tên là Ðông quan thành. Nhưng sử Hoa ghi nhận tên Ðông quan do người Việt đặt sau đời Ngũ Ðại . Sau đời Ngũ Ðại ở nước ta có nhà Ngô, thời Thập nhị Sứ quân, nhà Ðinh, nhà Tiền Lê, nếu có tên đó thì sử đâu bỏ sót. Có lẽ tên đó đặt về đời Hộ Hồ Qúy Ly lập Tây đô 西 都 là có ý đề phòng quân Minh sang đánh, có sẵn nơi để, nếu cần, sẽ thiên độ Họ Hồ còn muốn nâng địa vị Tây đô, chẳng những ngang hàng với Ðông đô mà còn muốn người ta chú ý đến khu mới ấy, bèn đổi Ðông đô thành Ðông quan 東 關 và Tây đô thành Tây giai 西 階. Chỉ vì lòng dân ưa họ Hồ, nên những danh từ này chưa được phổ biến sâu rộng thì đã gặp hồi Minh thuộc. Sử gia sau chép tên Ðông quan, nhân những việc xẩy đến về hồi thuộc Minh, không nói đết xuất xứ của tên đó, nên người sau lầm là tên do người Minh đặt, còn sử Hoa không nhận đã đặt tên đó nên mới có sự cải chính như trên. Ðời Lê, hồi đầu, nơi đây gọi là Ðông kinh 東 京, rồi đến năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đời Lê Thánh tôn đổi gọi là Trung đô phủ 都 府 中. Nhà Mạc lấy lại tên Ðông đô 東 都. Ðời Tây sơn là Bắc thành 北 城. Ðời Gia Long cũng gọi thế rồi đến khi xây lại thành Thăng long theo kiểu Tây phương thì phần đất lại được mang tên Thăng long với chữ Long 隆 là thịnh thay cho chữ Long 龍 là rồng. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt làm tỉnh lỵ Hà nôị Năm 1888 là thành phố Hà nội
theo www.vutien.com
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:11:10 am »

43 – Quý Mão Tháng năm - Hai Bà Trưng thua trận gieo mình xuống sông Hát tự vẫn (một số tài liệu khác ghi Hai Bà tử trận tại Cẩm Khê: “Việt điện u linh, Lĩnh Nam trích quái. Toàn thư, Cương mục, Hậu hán thư, Nam Việt chí”).  
203 – Quý Mùi - Nhà Hán đặt tên Giao châu, gồm 7 quận.  
264 – Giáp Thân - Nhà Ngô chia Giao Châu thành hai: Quảng Châu và Giao Châu. + Quảng Châu gồm 3 quận: Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm. Giao Châu gồm 4 quận: Giao Chỉ, Cửu chân, Nhật Nam, Hợp Phố. Châu lỵ đóng ở Long Biên (Yên Phong, Bắc Ninh)  
454 – 456 Giáp Ngọ - Bính Thân - Thành lập huyện Tống Bình.  
541 – Tân Dậu - Lý Bí khởi nghĩa, đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư, đóng giữ Long Biên.  
544 – Giáp Tí Tháng hai - Lý Bí xưng làm Nam Việt Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Vạn Xuân (Vĩnh Tuy, Thanh Trì)
545 – Ất Sửu Tháng bảy - Lý Bí đánh quân xâm lược nhà Lương, dựng thành bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch (chợ gạo). + Phạm Tu, tướng tài của nghĩa quân (người xã Thanh Liệt, Thanh Trì) chiến đấu chống giặc đến hơi thở cuối cùng tại đây ngày 20 tháng 7 Ất sửu (Tháng 8-545) - Tống Bình trở thành quận với 3 huyện: Xương Quốc, Nghĩa Hoài và Tuy Ninh.  
557 – Đinh Sửu - Cuộc tranh chấp gữa hai thế lực phong kiến: Triệu Quang Phục đóng giữ Long Biên chống lại Lý Phật Tử đóng ở thành Ô Diên (Hạ Mỗ, Đan Phượng), sau 2 bên lấy bãi Quân thần (Thượng Cát, Từ Liêm) làm ranh giới.  
571 – Tân Mão - Lý Phật Tử giành được chính quyền trong cả hai châu, bỏ thành Ô Diên dời đô lên ở Phong Châu (Bạch Hạc nay thuộc Phú Thọ).  
602 – Nhâm Tuất - Quân nhà Tùy sang xâm lược, Lý Phật Tử lui về tổ chức phòng ngự ở Cổ Loa.  
603 – Quý Hợi - Giặc Tùy do Lưu Phương cầm đầu vây Cổ Loa, bức Lý Phật Tử đầu hàng.  
618 – Mậu Dần - Dời trị sở Giao Châu từ Long Biên (Bắc Ninh) về Tống Bình (Hà Nội).    

http://www.1000namthanglonghanoi.vn/index.php?act=news_detail&Cat_Level1=54&Cat_Level2=73&View=256&Level=2
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:17:21 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:34:04 am »

Nếu cầm quyền thời đó, quý vị chọn vị trí nào để đặt thành Long Biên?
1. Vùng huyện Yên Phong và Bắc Ninh
2. Vùng Thăng Long
Cơ sở để chọn?
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 04:42:18 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:13:52 am »

Sau khi chiếm xong nước Nam Việt, Hán Vũ Đế tiến hành tổ chức chính trị, niên hiệu Nguyên Đỉnh thứ 6 (-111CN), chia đặt lại các đơn vị hành chính ở miền đất mới xâm chiếm được. Đặt ''châu'' thống suất các ''quận'', dưới ''quận'' là ''huyện''. Từ đó lãnh thổ của Nam Việt chia đặt làm 9 quận, liệt làm ''Giao Chỉ bộ'', cho viên quan người Hán là Thạch Đái làm Thái thú coi công việc của 9 quận.
Ở mỗi quận lại đặt một viên Thái thú người Hán trực tiếp cai trị công việc.
9 quận chia đặt của thời bấy giờ sử CM, dẫn theo thiên ''Địa lý chí'' trong sách ''Tiền Hán thư'' như sau:
l. QUẬN NAM HẢI: Thống trị 6 huyện: Phiên Ngung, Long Xuyên, Bác La, Tứ Hội, Trung Túc, Yết Dương.
Là quận cũ của nhà Tần, đất Quảng Đông của nhà Minh, nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
2- QUẬN THƯƠNG NGÔ: Thống trị là huyện: Quảng Tín, Lâm Hạ, Lệ Phố, Tạ Mộc, Đoàn Khê, Mãnh Lăng, Cao Yến, Phùng Thặng, Phong Dương, Phú Xuyên.
Nhà Đường đổi gọi là Ngô Châu, nay là huyện Thương Ngô, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
3- QUẬN UẤT LÂM: Thống trị 12 huyện: Bồ Sơn, Trung Lưu, An Quảng, Quế Lâm, A Lâm, Đàm Trung, Quảng Uất, Lâm Trần, Định Chu, Tăng Thực, Lĩnh Phương, Ung Kê.
Tên cũ của nhà Tần là Quế Lâm, Hán Vũ Đế Đổi ra Uất Lâm, nay thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
4- QUẬN HỢP PHỐ: Thống trị 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lư.
Đời Tần thuộc đất Tượng Quận, nay thuộc Liêm Châu, tỉnh Quảng Đông.
5- QUẬN GIAO CHỈ: Thống trị 10 huyện, nay là vùng trung du và trung châu Bắc Bộ Việt Nam, gồm:
- Huyện Lơi Lâu: Sách ''Hán chỉ'' chép là La Lũ, sử CM (T.b II. 5) chép là Liên Thụ, nay là vùng huyện Siêu Loại , tỉnh Bắc Ninh. Xã Lũng Khê còn dấu tích thành cũ.
- Huyện An Định: Nay là vùng huyện Gia Lương (Gia Bình) tỉnh Bắc Ninh và Chí Linh tỉnh Hải Dương.
- Huyện Câu Lậu: Có thuyết cho là vùng huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Theo sách ''An Nam chí nguyện'' và ''Đại Thanh nhất thống chỉ ở huyện Thạch Thất có núi Câu Lậu, huyện lỵ đóng dưới chân núi ấy. Giáo sư Trần Quốc Vượng căn cứ theo sách''thiền uyển tập anh'' cho rằng ''Huyện Câu Lậu quận Tế Giang'' nay thuộc đất Văn Giang- Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Bởi ở đó có dòng chảy Kim Ngưu (Trâu vàng), có vũng Trâu Đằm, có huyền tích về Trâu vàng chạy từ Phật Tích xuống, có khu mộ.
- Huyện Mê Linh:
Ở phía bắc huyện Chu Diên, 2 huyện liền nhau, tức Phong Châu đời Đường, vùng đỉnh xưa nhất của tam giác châu thổ sông Hồng, tức là đất phủ Tam Đái đời Lê, phủ Vĩnh Tường đời Nguyễn, gồm đất các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc. 2 huyện này luôn có sự xê dịch địa giới qua các đời.
- Huyện Bắc Đái:
Đời Tấn (265- 419) vẫn còn, đến đời Nam Tề (479- 502) mới giảm bớt. Nay chưa rõ ở đâu.
- Huyện Kê Từ:
Nay tương đương với huyện Lạng Giang, Sơn Động, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.
- Huyện Tây Vu:
Là huyện có đất đai rộng nhất, dân số đông nhất quận Giao Chỉ, tới 3 vạn 3 nghìn hộ, thuộc vùng đất 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ về phía bắc và phía đông.
- Huyện Long Biên:
Ở về tả ngạn sông Hồng, xưa gọi là Long Uyên, nay là vùng các huyện Từ Sơn, Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.

- Huyện Khúc Đương:
Về sau là vùng đất Võ Giai, nay là vùng đất các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang tỉnh Bắc Giang
- Huyện Chu Diên: Huyện này, sách ''Thuỷ kinh chú'' dẫn lại lời sách ''Giao Châu ngoại vực ký'' thế kỷ IV, chép là có suối Phù Nghiêm ở phía Bắc quận (Giao Châu), tức là phía bắc của vùng Hạ Lôi, thủ phủ của Giao Chỉ quận đời Quang Vũ Đế (25-56CN), sau 1à phần đất có huyện Yên Lãng đời Hồng Đức. Suối Phù Nghiêm là con sông Phan phía bắc đồng bằng Giao Chỉ, tức là bờ bắc của huyện Chu Diên. Con sông mà về thế kỷ XIX sách ''Đại Nam nhất thống chỉ'' chép là ''Khe huyện Yên Lạc''.
Nay thần tích các làng Hiền Lương, Hợp U, Mộ Đạo, Yên Lỗ, Can Bi huyện Bình Xuyên và các làng huyện Yên Lãng đều chép thuộc huyện Chu Diên đời Hán.
6- QUẬN CỬU CHÂN: Thống trị 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Bàng, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết, Vô Biên. Nay tương đương phần đất các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An.
7- QUẬN NHẬT NAM: Thống trị 5 huyện: Chu Ngô, Tị ảnh, Lư Dung, Tây Quyến, Tượng Lâm. Nay là phần đất tỉnh Hà Tỉnh. (Quận này xưa kia là bộ Việt Thường. Đời Tấn là đất Tượng quận. Đời Triệu thuộc quận Cửu Chân. Đầu đời Hán tách ra đặt làm Nhật Nam- kể là quận thứ 9 ở Giao Chỉ và là quận thứ 3 thuộc nước ta).
8- QUẬN CHÂU NHAI:
9- QUẬN ĐẠM NHĨ:
Hai quận nằm trong biển lớn. Nay là đất đảo Hải Nam, Trung Quốc.
Như vậy là trong 9 quận đặt ra ở thời tây Hán thuộc cương giới nước Nam Việt của Triệu Uý Đà, chỉ có 3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là thuộc về nửa phần phía bắc của lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay. Thời nội thuộc Tây Hán (từ năm -l11CN đến 25CN) và Đông Hán (25-40CN), trị sở của quận Giao Chỉ đặt long Uyên. Sử T.T chua ''tức là Long Biên"
Nay là vùng đất các huyện Từ Sơn, Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Trong quận Giao Chỉ
, những Lạc hầu, Lạc tướng vẫn được thế tập giữ quyền cai trị các huyện địa phương, được quyền của quận Thái Thú là người Hán như:
- Thi Sách (có văn bản chép là Sách Thi) làm quan huyện lệnh huyện Chu Diên,vốn là người xã Yên Lãng. Nay thuộc xã Thanh Lãng huyện Bình Xuyên.
- Phạm Công Huyền, người làng Kỳ Hợp huyện Chu Diên (là làng Hạ Lôi huyện Yên Lãng cũ) làm quan huyện lệnh huyện Khúc Dương, vùng đất có huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang ngày nay.
- Trần Hậu, người làng Tuyền Liệt. Nay là thôn Phú Mỹ xã Tự Lập, làm huyện quan huyện Chu Diên.

http://www.dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30387&cn_id=116270
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:36:23 am »

Nhìn trên bản đồ chúng ta nhận thấy vị trí Long Biên 1 là không đắc địa vì thời trước giao thông đường thủy là chính. Sông Thiên Đức -sông Đuống vẫn là đường giao thông quan trọng. Luy Lâu vốn bên bờ nam sông Thiên Đức, Long Biên có thể cũng bên dòng sông này.
Còn vị trí Long Biên 2 thì không do sau đó trị sở mới chuyển về đây.
Chắc chắn Long Biên nằm ở tả ngạn sông Hồng, nhiều khả năng trong vùng đất quận Gia Lâm thời Lý. Chúng tôi nhận thấy có một vị trí mà có thể Lý Bí tập kết quân để đánh vào thành Long Biên, do đó có thể thành Long Biên gần ở đó. Đó chính là làng Tình Quang bên ngoài đê bờ nam sông Đuống (nay thuộc phường Giang Biên, quận Long Biên)
Xin trích dẫn bài viết của tác giả Võ Văn Trực trên Sưu tập viết về địa điểm này
Suốt mấy năm liền, thôn Tĩnh Quang (Gia Lâm, Hà Nội) được mùa ngô, cả một triền phù sa dọc sông Hồng từ cầu Đuống kéo dài về xuôi hơn 3km, quanh năm bờ bãi thay đổi mầu sắc theo mùa gieo trồng. Đất nâu mịn màng lấm tấm hạt ngô vàng như cái cúc áo. Rồi ngô nhu nhú mầm non dễ thương như những chiếc răng sữa. Rồi bãi vồng lên mầu xanh của lá. Rồi bạt ngàn ngô lên ngọn, tưởng như tự dưới tầng sâu lắng đọng màu mỡ đã trào lên sắc biếc để rồi thai nghén một mùa thu hoạch lớn. Chiều chiều, lũ trẻ dong trâu về làng, tôi thường lấy râu ngô dán lên cằm vờ làm ông Lý Bí cưỡi voi đánh giặc Lương, hát mấy câu ca không biết được truyền lại tự bao giờ:

Nhớ thời đất dựng Vạn Xuân
Trời Nam có ngọn cờ thần tung bay
Bắc triều chính sự lung lay
Lên ngôi thần lại đặt bày núi sông.

Nghe các cụ nói, hồi trước Lý Bí có đóng quân tại vùng này, trừ được giặc, nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ ngài. Lúc đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ lợp gianh. Về sau, dân làng quyên góp tiền của dựng thành tòa đền lớn... Cụ từ đền cho con cháu nghe bài văn tế kể lại công đức của thần:

"Khôi phục chân thành mà dấy lên, nước Vạn Xuân cũng như bàn thạch. Bảy năm việc lớn bèn thành tựu, thế Thăng Long mạnh tựa âu vàng...".

http://www.suutap.com/default.asp?id=1056&muc=3

Sự tích làng Lệ Mật vào thời Lý còn có:
Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có một công chúa cưng của vua thường bơi thuyền du ngoạn trên dòng Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) và vào một hôm, công chúa bị đắm thuyền chết đuối không thấy xác. Vua trao giải cho ai tìm thấy nhưng không người nào tìm được. Có một chàng thanh niên họ Hoàng ở Lệ Mật đã chiến đấu dũng cảm với thủy quái và cuối cùng đưa được ngọc thể của công chúa lên bờ. Vua ban thưởng cho chàng rất nhiều gấm vóc, vàng bạc, nhưng chàng từ chối tất cả, chỉ xin vua cho đưa dân nghèo Lệ Mật và mấy làng quanh đó sang khai khẩn vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long làm trang trại. Sau khi được vua ưng thuận, dân chúng Lệ Mật đã cùng chàng vượt dòng sông Nhị Hà (sông Hồng) sang khai khẩn khu đất phía Tây thành Thăng Long. Vùng đất ấy dần trở nên trù phú, mở rộng thành 13 trại ấp mà sách sử gọi là khu "Thập Tam trại".
http://www.hanoivanhien.com/xem-tin-tuc/hoi-le-mat.html
Lệ Mật nổi tiếng với đặc sản rắn, thủy quái chính là Giao long ở sông Đuống.

Long Uyên - rồng cuộn có lẽ rất gần vùng sông Đuống này và cũng rất gần Cổ Loa vốn là kinh đô xưa và Cổ Loa cũng đã được Lý Phật Tử lựa chọn đóng quân. Sau đó đến đời Đường thì chuyển trị sở vào Tống Bình (vẫn bên sông Tô sông Hồng là phù hợp). Đó chính là vùng đất trù phú đông dân dọc theo sông Thiên Đức thời Sỹ Nhiếp. Có lẽ chính việc phong hầu cho Sỹ Nhiếp là Long Biên hầu phần nào khẳng định vai trò của viên quan đô hộ này với việc lập thành Long Biên. Theo tôi Yên Viên, Ninh Hiệp thuộc Gia Lâm chính là địa điểm đáp ứng nhiều điều kiện để Sỹ Nhiếp "định đô".
Xem thêm nghiên cứu về Đại địa mạch quốc gia của KTS Trần Thanh Vân. Trên bản đồ chúng ta có thể thấy sông Thiên Đức nối từ Tây sang Đông và chạy dọc theo Đại địa mạch quốc gia và Long Biên ở giữa Thăng Long và Luy Lâu. Xem tài liệu về Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta có thể giải thích việc chuyển trị sở do đổi dòng sông, long mạch thay đổi và các nhà địa lý đã thấy huyệt đạo quan trọng này chuyển dần từ Luy Lâu đến Long Biên và sau đó là Thăng Long.
http://www.tuanvietnam.net/dai-dia-mach-quoc-gia
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 07:50:16 am gửi bởi thapbut » Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #15 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 11:40:19 am »

Bác spirou cho rằng là thế nào mới là mang tinh thần tự hào dân tộc và yêu nước? Thế nào mới là động cơ chân chính cho cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ách đô hộ? Rõ ràng việc nhà Lương thực hiện chế độ "sĩ tộc" khắc nghiệt, đè nén các tầng lớp thấp làm tăng thêm mâu thuẫn với nhân dân là cơ hội để Lí Bí thu hút nhân tài và khởi binh, nhưng mục đích cao cả, chân chính nhất của cuộc khởi nghĩa là để giành lại độc lập cho dân tộc Việt ta, giành lấy tự do cho nhân dân ta. Việc Lí Bí nỗ lực xây dựng đất nước (định đô, đặt chế độ quan lại, đặt quốc hiệu mong muốn thái bình muôn đời) cho thấy ông thực sự là người có chí lớn mong muốn độc lập thái bình lâu dài cho đất nước và lòng tự hào dân tộc của ông; chứ chẳng phải anh "ăn xổi" muốn xưng hùng nhất thời mà thôi. Cái thời cơ giúp có thể tận dụng hoàn toàn không thể làm sai lệch mục tiêu của cuộc khởi nghĩa thành việc thực hiện tham vọng của vài cá nhân đơn lẻ, không thể trở thành bản chất của sự kiện.

Khi kẻ đô hộ còn đủ thực lực và biết dùng những biện pháp thì hòa hoãn mâu thuẫn, kìm hãm sự đấu tranh của nhân dân thì rõ ràng cuộc khởi nghĩa không thể nổ ra thắng lợi. Làm trái lại tức là tự sát thôi. Còn khi kẻ thù suy yếu hay đã không còn khả năng sử dụng biện pháp đô hộ "hòa hoãn" làm nhân dân tăng thêm căm thù, thì việc những người mưu cầu việc giành lại độc lập tận dụng được cơ hội để nổi dậy là sự sáng suốt chớp đúng thời cơ.

Bà Trưng khởi binh sau khi chồng bà bị Tô Định giết. Nhưng chẳng thể vì thế mà nói cuộc khởi nghĩa chẳng qua chỉ là là cuộc làm loạn của một người đàn bà phẫn uất muốn trả thù chồng. Xem xét cuộc khởi nghĩa của Lí Bí cũng phải như vậy.

Bác macbupda dường như chưa hiểu rõ vai trò của "nhân dân" (hoặc giả bị lậm từ này) trong thời tiền trung cổ ở xứ Giao Châu. Trong suốt thời đô hộ, giới quan lại cai trị chỉ cai trị trung gian qua quý tộc bản xứ, mọi khoản đóng góp đều do quý tộc bản xứ (QTBX) thu rồi nộp lại cho quan cai trị. Do vậy, ảnh hưởng của của sự thay đổi triều đại, thay đổi quan cai trị và chính sách chỉ tác động tới QTBX. Cứ thử nhìn lại cổ sử, ta  thấy các cuộc khởi nghĩa đều do QTBX lãnh đạo, không có người bình dân nào. QTBX ở đây là ai? Họ có thể là những quý tộc Âu Lạc còn sót lại qua cuộc tận diêt của Mã Viện nay tiếp thu văn hóa Hán, có người Hán bị bản xứ hóa như trường hợp ông tổ Lý Bí, rồi những quan cai trị có lãnh địa ở Giao Châu, thế mới xây dựng được lực lượng quân riêng cho mình: tông binh, như Lý Trường Hiến, Lý Tắc,...

Còn người bình dân Giao Châu không đóng vài trò gì, họ chỉ có tên mà không họ, chỉ là thằng này hay ả nọ, lo còng lưng cày ruộng mà nạp thuế. Trong mắt họ chỉ có làng xóm, thị tộc chứ không có mức độ to tát như dân tộc, thế thì làm sao mà có lòng yêu nước hay tự hào dân tộc.

Thế nên, từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà cho tới Ngô Quyền sau này, những xung đột dẫn đến giành độc lập chỉ là mâu thuẫn quyền lợi của QTBX với chính quyền đô hộ mà thôi. Việc Lý Bí nỗ lực xây dựng một quốc gia riêng mình chưa thấy rõ ông ta có vì dân tộc hay không hay vì tham vọng lớn nảy sinh khi thấy nhà Lương bị Bắc Ngụy đánh cho te tua.


Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #16 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:33:03 pm »



Trong Thần Người Đất Việt của cụ Đại Trường có nhắc tới thì phải.
Chính hắn anh ạ  Smiley. Mặc dù cụ TCDT giải thích chưa thuyết phục cho lắm, nhưng nội dung câu chuyện Nhã Lang- Cảo Nương rất giống chuyện Mỵ Châu- Trọng Thủy khiến chúng ta phải hoài nghi nhiều.
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #17 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 01:55:42 pm »

Vào cổ thời, đồng bằng sông Hồng thường xuyên bị ngập lụt, một nhà buôn phương Tây cũng ghi nhận rằng vào TK 17 nhiều làng ở miền Bắc dân chúng sống trong bùn tới nách, đi lại giữa các làng chỉ có thể dùng thuyền (vào mùa ngập lụt, khi nước sông Cả dâng cao). Nếu vậy, vào thời Bắc thuộc khi không có đê điều thì chắc còn ngập nặng hơn. Thế nên khi chọn đất xây trị sở, các quan đô hộ phải lo tìm nơi gò đồi cao. Bên cạnh đó còn có yếu tố phong thủy, Sỹ Nhiếp khi thấy lúc nhúc từng đàn cá sấu/ thuồng luồng/ giao long nằm phơi nắng trên bờ ông ta hẳn cho rằng đất tốt thì đám thủy quái giống con rồng này mới chọn nơi để ở. Và thế là Long Biên ra đời. Còn tại sao bỏ Luy Lâu thì chưa rõ.
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 02:03:06 pm »

ảnh hưởng của của sự thay đổi triều đại, thay đổi quan cai trị và chính sách chỉ tác động tới QTBX.
...
Thế nên, từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà cho tới Ngô Quyền sau này, những xung đột dẫn đến giành độc lập chỉ là mâu thuẫn quyền lợi của QTBX với chính quyền đô hộ mà thôi.

Sao sự thay đổi triều đại, thay đổi quan cai trị và chính sách chỉ tác động tới QTBX được, trong khi chính người bình dân phải đóng thuế, đi phu, phục dịch; chính họ cũng là người sống dưới pháp luật. Chính sách thuế má nặng thì đánh vào người nông dân trước tiên chứ ai?

Không có người bình dân ủng hộ, quý tộc bản xứ làm sao có đầy đủ lực lượng mà đấu tranh và có được thắng lợi? Sao lại có thể xem những cuộc khởi nghĩa giành độc lập cho dân tộc chỉ đơn thuần là xung đột quyền lợi với chính quyền đô hộ.

Kết luận của spirou là quá cùn, bịt mắt trước thực tế rõ ràng. Nói nghe hơi sách vở, như Mác nói: "Quần chúng là người sáng tạo nên lịch sử" chứ không phải chỉ đơn thuần là kẻ bị động bị người thống trị lợi dụng và sai khiến. Nghe thì hơi sách vở, nhưng ấy vẫn là chân lí.

Còn cái đoạn này:

Còn người bình dân Giao Châu không đóng vài trò gì, họ chỉ có tên mà không họ, chỉ là thằng này hay ả nọ, lo còng lưng cày ruộng mà nạp thuế. Trong mắt họ chỉ có làng xóm, thị tộc chứ không có mức độ to tát như dân tộc, thế thì làm sao mà có lòng yêu nước hay tự hào dân tộc.

thì cẩn thận, đấy có thể hiểu là sự vu khống cả dân tộc, hay ít ra là phần lớn dân tộc đấy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2009, 05:06:58 pm »

Vào cổ thời, đồng bằng sông Hồng thường xuyên bị ngập lụt, một nhà buôn phương Tây cũng ghi nhận rằng vào TK 17 nhiều làng ở miền Bắc dân chúng sống trong bùn tới nách, đi lại giữa các làng chỉ có thể dùng thuyền (vào mùa ngập lụt, khi nước sông Cả dâng cao). Nếu vậy, vào thời Bắc thuộc khi không có đê điều thì chắc còn ngập nặng hơn. Thế nên khi chọn đất xây trị sở, các quan đô hộ phải lo tìm nơi gò đồi cao. Bên cạnh đó còn có yếu tố phong thủy, Sỹ Nhiếp khi thấy lúc nhúc từng đàn cá sấu/ thuồng luồng/ giao long nằm phơi nắng trên bờ ông ta hẳn cho rằng đất tốt thì đám thủy quái giống con rồng này mới chọn nơi để ở. Và thế là Long Biên ra đời. Còn tại sao bỏ Luy Lâu thì chưa rõ.
Nhất trí là nơi đựng thành thời này cao ráo, thành của thời Tam Quốc. Sỹ Nhiếp là một quan đô hộ mang tư tưởng "ly khai" mẫu quốc nhưng khá mềm mỏng không đối đầu với Đông Ngô của Tôn Quyền.
Việc rời Luy Lâu có thể do thay đổi phong thủy, hoặc Sỹ Nhiếp nhận ra Long Biên bấy giờ tốt hơn. Dựng thành bờ bắc sông Thiên Đức cũng là để nhìn xuống phương nam là hướng chính của cổng thành phù hợp phong thủy và tư tưởng "ly khai". 
Thế của Long Biên dựa vào vùng Kinh Bắc cao hơn, nhìn ra bờ bãi sông Thiên Đức và sông Cái thấp hơn, quay xuống phương Nam, không bị dòng sông chảy mạnh sau lưng như Luy Lâu. Dòng sông nơi đây uốn lượn đã là hai con rồng khổng lồ: sông Cái và sông Thiên Đức.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM