Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:47:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Phạm Tu ở độ tuổi nào?
Thanh niên (>30 tuổi) - 1 (20%)
Trung niên - 1 (20%)
Cao niên (>60 tuổi) - 3 (60%)
Tổng số phiếu: 5

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà nước Vạn Xuân và một số câu hỏi ở thời kỳ này  (Đọc 83650 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 03:46:49 pm »

Nhà nước Vạn Xuân thành lập cách nay gần 15 thế kỷ, nguồn sử liệu thời kỳ này vừa hiếm hoi lại có điểm còn chưa thống nhất. Trước hết cùng tìm hiểu một số nội dung:
1. Khởi nghĩa Lý Bí
2. Chuẩn bị thành lập nhà nước Vạn Xuân
3. Cuộc kháng chiến chống nhà Lương (545-550)
4. Nội chiến Triệu Việt Vương - Lý Phật Tử
5. Triều hậu Lý Nam Đế
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 09:12:03 am »

Khởi nghĩa Lí Bí có lẽ không phải xuất phát từ lòng yêu nước hay tinh thần dân tộc của nhân dân như chúng ta từng nghĩ. Nguyên nhân xuất phát cuộc khởi nghĩa phức tạp hơn nhiều.

Trong suốt hơn ngàn năm bắc thuộc, đã có một sự hợp tác giữa giới quan lại TQ và giới quý tộc bản xứ. Xung đột chỉ xảy ra khi có mâu thuẫn quyền lợi hai bên. Ở đây, rõ ràng Lí Bí, một quý hào trưởng có quân đội riêng, không hài lòng với địa vị một viên giám quân nhỏ ở Cửu Đức, một vùng xa xôi phía Nam. Tương tự như trường hợp của Tinh Thiều, bất mãn vì không được trọng dụng. Giới quý tộc bản xứ, bị bó chặt trong địa phương mình, không ngoi lên nắm quyền, cạnh tranh được với các đại tộc Trung Hoa, đã thấy được thời cơ, liên kết nhau dưới quyền Lí Bí vùng lên. Trước đó cũng đã từng có những xung đột như vậy, như trường hợp Lý Trường Hiến hay Lý Tắc (ta chưa rõ họ là người Hán hay người bản xứ gốc Hán như Lí Bí), dùng tông binh - quân riêng của gia tộc- giành quyền bính mà chính quyền trung ương phải làm ngơ một thời gian dài. Tới thời Lí Bí, ông nâng mức độ tự chủ lên tầm cao hơn, ông xưng Nam Việt đế( lưu giữ truyền thống Triệu Đà xưa)


Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 09:20:12 am »

Ở đây có vài điều nói về Triệu Việt Vương: một trong những cuốn sử cổ nhất của Việt cố là: Việt sử lược (viết thời Trần) lại không đề cập đến nhân vật này. Khiến ta nghi ngờ ông ta là một nhân vật thần thoại, hay một ông thần phù trợ cho Lý Nam Đế. Ông mang họ Triệu của Triệu Đà, tên Quang Phục có thể mang ý nghĩa khôi phục lại truyền thống nước Nam Việt xưa.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 09:08:49 pm »

Ở đây có vài điều nói về Triệu Việt Vương: một trong những cuốn sử cổ nhất của Việt cố là: Việt sử lược (viết thời Trần) lại không đề cập đến nhân vật này. Khiến ta nghi ngờ ông ta là một nhân vật thần thoại, hay một ông thần phù trợ cho Lý Nam Đế. Ông mang họ Triệu của Triệu Đà, tên Quang Phục có thể mang ý nghĩa khôi phục lại truyền thống nước Nam Việt xưa.

Trong Thần Người Đất Việt của cụ Đại Trường có nhắc tới thì phải.
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 10:09:18 pm »

Bác spirou cho rằng là thế nào mới là mang tinh thần tự hào dân tộc và yêu nước? Thế nào mới là động cơ chân chính cho cuộc khởi nghĩa đánh đuổi ách đô hộ? Rõ ràng việc nhà Lương thực hiện chế độ "sĩ tộc" khắc nghiệt, đè nén các tầng lớp thấp làm tăng thêm mâu thuẫn với nhân dân là cơ hội để Lí Bí thu hút nhân tài và khởi binh, nhưng mục đích cao cả, chân chính nhất của cuộc khởi nghĩa là để giành lại độc lập cho dân tộc Việt ta, giành lấy tự do cho nhân dân ta. Việc Lí Bí nỗ lực xây dựng đất nước (định đô, đặt chế độ quan lại, đặt quốc hiệu mong muốn thái bình muôn đời) cho thấy ông thực sự là người có chí lớn mong muốn độc lập thái bình lâu dài cho đất nước và lòng tự hào dân tộc của ông; chứ chẳng phải anh "ăn xổi" muốn xưng hùng nhất thời mà thôi. Cái thời cơ giúp có thể tận dụng hoàn toàn không thể làm sai lệch mục tiêu của cuộc khởi nghĩa thành việc thực hiện tham vọng của vài cá nhân đơn lẻ, không thể trở thành bản chất của sự kiện.

Khi kẻ đô hộ còn đủ thực lực và biết dùng những biện pháp thì hòa hoãn mâu thuẫn, kìm hãm sự đấu tranh của nhân dân thì rõ ràng cuộc khởi nghĩa không thể nổ ra thắng lợi. Làm trái lại tức là tự sát thôi. Còn khi kẻ thù suy yếu hay đã không còn khả năng sử dụng biện pháp đô hộ "hòa hoãn" làm nhân dân tăng thêm căm thù, thì việc những người mưu cầu việc giành lại độc lập tận dụng được cơ hội để nổi dậy là sự sáng suốt chớp đúng thời cơ.

Bà Trưng khởi binh sau khi chồng bà bị Tô Định giết. Nhưng chẳng thể vì thế mà nói cuộc khởi nghĩa chẳng qua chỉ là là cuộc làm loạn của một người đàn bà phẫn uất muốn trả thù chồng. Xem xét cuộc khởi nghĩa của Lí Bí cũng phải như vậy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2009, 10:24:38 pm »

Việc Đại Việt sử lược không có ghi chép gì về Triệu Quang Phục - Triệu Việt Vương, theo em là do thời ký từ sau khi Nam Việt bị nhà Hán thôn tính đến khi Ngô Quyền giành được độc lập phản ánh trong Việt Sử Lược quả thật là rất "lược". Nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan, Đinh Kiến và Lý Tự Tiên, Dương Thanh đều hoàn toàn không được nhắc tới. Hơn nữa, phần này lại ghi dưới dạng danh sách các quan cai trị các đời (lịch đại thủ nhiệm), cuộc khởi nghĩa Lĩ Bí và nước Vạn Xuân cũng không được tách thành "kỉ" riêng như trong Đại Việt Sử kí toàn thư mà chỉ chép trong đoạn nói về thứ sử Dương Phiêu, còn Lý Phật Tử chỉ chép trong đoạn nói về Lưu Phương (tướng nhà Tùy). Triệu Việt Vương nằm trong giai đoạn Trần Bá Tiên về nước, quan cai trị phương Bắc ở nước ta không có nên không được nhắc đến. Có thể là do tác giả tham khảo sách sử Trung Quốc mà không được chỉnh sửa lại chính xác. Sau khi Lí Bí chết, cuộc khởi nghĩa bị sử Trung Quốc coi là đã bị dập tắt, và chỉ nói đến việc đánh dẹp "tàn dự" là Lí Thiên Bảo mà không nhắc đến Triệu Quang Phục đang ẩn náu và tiến hành chiến tranh du kích ở đầm Dạ Trạch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 02:46:33 pm »

Có rất nhiểu vấn đề mà giới Sử học còn chưa thống nhất về giai đoạn này. Do vậy chúng ta cùng thảo luận để tháo gỡ dần từng vấn đề. Chủ đề này cố gắng nêu hết các vấn đề còn vướng mắc. Bàn bạc xem giải quyết được bao nhiêu nghi vấn. Còn bao nhiêu điều chưa thể giải quyết được. Thời đó cách chúng ta đến năm mươi thế hệ, do vậy có nhiều quan điểm chúng ta phải xem xét bị thay đổi do có thể của nhìn nhận của đời sau mà không phù hợp thời Tiền Lý.

Quan đô hộ Thứ sử Tiêu Tư là người hoàng tộc nhà Lương nổi tiếng tàn bạo. Trị sở đóng ở thành Long Biên. Long Biên xưa là đất nay thuộc địa phương nào? Quá trình hình thành, phát triển và lụi tàn của thành này?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 02:55:02 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 03:19:03 pm »

Long Biên: Vốn là nơi quan lại nhà Hán, Nguỵ, Tấn, Nam Bắc triều (thế kỷ III, IV, V và VI) đóng trị sở của Giao Châu (tên nước Việt Nam thời đó). Sau đó, đôi khi cũng được dùng trong thơ văn để chỉ Thăng Long - Hà Nội. Sách Quốc triều đăng khoa lục có đoạn chép về tiểu sử Tam nguyên Trần Bích San (1838 - 1877); ghi lại bài thơ của vua Tự Đức viếng ông, có hai câu đầu như sau:

Long Biên tài hướng Phượng thành hồi

Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi!

Dịch nghĩa:

Nhớ người vừa từ thành Long Biên về tới Phượng Thành.

Trẫm còn đang hy vọng triệu ngươi và triều bàn đối, bỗng vĩnh biệt ngay.

Thành Long Biên ở đây, vua Tự Đức dùng để chỉ Hà Nội, bởi vì bấy giờ Trần Bích San đang lĩnh chức Tuần phủ Hà Nội. Năm 1877 vua Tự Đức triệu ông về kinh đô Huế để sung chức sứ thần qua nước Pháp, chưa kịp đi thì mất.

http://bacninhworks.com/?page=news_detail&id=5801&category=3064&portal=vieclamthanhnienbacninh

Trích:Khởi nghĩa Lý Bí và Nhà nước Vạn Xuân (542 - 602)

--- không rõ tác giả ---

Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ nổi dậy. Khởi nghĩa thành công nhanh chóng. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư run sợ, vội vã bỏ thành Long Biên (Yên Phong - Bắc Ninh) rút chạy về Trung Quốc. Lý Bí đem quân vào Long Biên, ổn định tình hình mọi mặt.
http://www.suutap.com/default.asp?id=850&muc=3
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 03:24:51 pm gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 03:30:12 pm »

Theo ông Trần Việt Bắc:


1. An Nam Long Biên thành , Phụng Thiên, Quảng Đức , Thọ Xương An Nam Long Biên thành (安 南 龍 翩 城): Xin trình ra một vài tài liệu có sẵn để độc giả dễ bề tham khảo:
Theo ĐVSKTT, quyển 1, trang 161, thì Sĩ Nhiếp … “…làm thái thú Giao Châu…, đóng đô ở Liên Lâu (tức là Long Biên)3 .” Tuy nhiên ghi chú số 3 cùng trang viết là: “Liên Lâu: cũng thường đọc là Luy Lâu, ở Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (NV: ngày nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ), nay còn di tích thành, theo nhiều nhà khoa học, thành Liên Lâu không phải là Long Biên”.

Theo ANCL của Lê Trắc, trang 5: “Tôn Quyền thấy Giao Chỉ ở xa, bèn chia Giao Châu, đặt Quảng Châu và dời quận trị của Giao Châu qua Long Biên” (NV: Rời quận trị từ Luy Lâu sang Long Biên ).

Theo KĐVSTGCM, Tiền biên, quyển 2 có ghi chú như sau: “Long Uyên: Tức là Long Biên, tên hiệu về đời Hán, thuộc quận Giao Chỉ, trị sở của quận về thời Đông Hán.

Theo sách Thủy kinh chú, nhà Hán, năm Kiến An thứ 13 (208), khi mới đắp thành, có giống giao long lượn đi lượn lại ở hai bên bờ sông; nhân thế đổi gọi là Long Uyên. Nhà Lý đóng kinh đô ở đấy, đổi tên là Thăng Long; nhà Trần, nhà Lê cũng đóng kinh đô ở đấy cả. Bây giờ là tỉnh thành Hà Nội”.

Ghi chú trong ĐVSKTT, quyển 1, trang 179 viết: “Vị trí của thành Long Biên đến nay vẫn chưa xác định được, có thể ở vùng gần thị xã Bắc Ninh, tỉnh Hà Bắc”. Ông Lê Quí Đôn trong sách Vân Đài Loại Ngữ của (ấn bản của nhà sách Tự Lực) do Phạm Vũ, Lê Hiền dịch và chú giải), trang 151 viết: “76. Điạ thế nước ta… Kinh đô ở Long Biên, giữa khoảng hai phủ Thường Tín và Quốc Oai, tây bắc tựa nhiều núi, đông nam ngăn sông lớn, trên bến dưới thuyền là nơi đô hội. Chính tây là các phủ Lâm Thao, Đoan Hùng, Đà Dương và hai xứ Tuyên Quang, Hưng Hoá; chính bắc là một xứ Thái Nguyên, …. Phía tây có các phủ Ứng Thiên (ND: nay là Ứng Hoà ), Quảng Oai; phía bắc có các phủ Thuận An, Từ Sơn; phía đông có ba phủ, hai phủ Hồng (Thượng Hồng, Hạ Hồng) và Nam Sách, ruộng đất phì nhiêu; phía Nam có các phủ Tiên Hưng, Khoái Châu, Lý Nhân, Thiên Trường (sau là Xuân Trường), Kiến Xương, Thái Bình, Nghĩa Hưng, …”. Tuy nhiên trang 169 viết: “Sách Đông Hán chí chép. … 5. Giao -chỉ 12 thành: Long-biên; Liên-lâu; An-định; Câu-lậu; Mê-linh, Khúc-dương, Bắc-đái, Kê-từ, Tây-vu, Chu-diên, Phong-khê. … Đời xa, sự tích mai một; các thành, huyện xưa, nay không biết ở những xứ sở nào, dấu cũ không còn mấy. Chỉ có Long-biên là trị sở Giao-châu đời Hán, tức kinh đô ngày nay. Còn Phong-khê ở đất Yên-lãng. … . Một mình Sĩ Vương giữ Giao-châu được trọn vẹn, đóng đô ở Liên-lâu tức Long-biên.” Trang 170 viết: “Nhà Tấn bình được nhà Ngô, đặt ra Giao-châu bộ, thống trị 7 quận, 5 huyện: … 2. Giao-chỉ thống trị 14 huyện: Long-biên, Câu-lậu, Vọng-hải, Liên-lâu, Tây-ngọ, Vũ-ninh, Chu-diên (nay là Yên-lãng), Khúc-dương, Giao-hưng, Bắc-đái, Kê-từ, An-định, Nam-định, Hải-bình.” Trong đoạn đầu, có lẽ ông Lê Quí Đôn đã nói về vị trí của Liên Lâu thay vì Long Biên, mặc dù ông chắc cũng biết Long Biên và Liên Lâu là hai thành khác nhau.

Năm 541, thành Long Biên được Lý Nam Đế đặt làm kinh đô của nước Việt (quốc hiệu là Vạn Xuân). Phỏng đoán là vùng thị xã Bắc Ninh ngày nay (tham khảo từ "Đất nước Việt Nam qua các đời", trang 72-74, Đào Duy Anh). Năm 548, Triệu Việt Vương cũng đóng đô ở Long Biên, sau đó ông dời đô sang Vũ Ninh (NV: theo ghi chú trong ĐVSKTT thì Vũ Ninh thuộc huyện Quế Võ ( do hai huyện Quế Dương và Võ Giàng gom lại) thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Rồi nước Việt lại rơi vào vòng Bắc thuộc, dưới sự cai trị của An Nam Đô Hộ phủ, trị sở đặt ở Long Biên. Năm 825 trị phủ rời về thành Đại La thuộc huyện Tống Bình, là Thăng Long sau này ( Hà Nội ngày nay), từ đó, thành Long Biên mới không được dùng làm kinh đô. Long Biên ngày nay là tên một quận, được tách ra từ quận Gia Lâm. Đây không phải là vị trí của Long Biên thời Bắc thuộc.

Vậy "An Nam Long Biên thành" trong ĐVQTLĐ là Thăng Long thời Lý Trần, trung tâm thành phố Hà Nội ngày nay.

http://www.bienkhoi.com/so-44/Dai%20Viet%20Quoc%20Tong%20Lam%20Do%20-%20TranVietBac.pdf

Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ (ĐVQTLD)
Việt Sử Tân Biên, quyển 2, trang 394, sử gia Phạm Văn Sơn đã viết về Đại Việt Quốc Tổng Lãm Đồ như sau:
“- Là bản-đồ nước ta do hai Đại-tướng nhà Minh, Chinh-nam tướng-quân kiêm Quốc-công Mộc-Thạnh và Tân-binh-hầu Trương-Phụ phác-họa trong niên-hiệu Vĩnh-Lạc (1403-1424).
- Là bản-đồ nước ta gồm đủ sông núi và vị trí các quận, huyện cùng thị-trấn dưới đời Trần (thế kỷ XIII).
- Là bản-đồ đã được quâm Minh đặc-biệt xử-dụng trong suốt thời-kỳ chinh-phục và đô-hộ nước ta dưới đời Hồ, Hậu Trần và trong giai-đoạn chiến-tranh với Bình-Định vương Lê-Lợi. Đến đời Gia-Long (1802), một số tên trong các địa-hạt hành-chính trong bản-đồ nay đã thay đổi. Ngày nay miền Bắc nằm dưới chế-độ mới, bộ mặt cũ và tên tuổi các xóm làng, Thành-thị ở đây cũng lại thay đổi phen nữa cũng như đời sống chính-trị của nhân-dân vậy.
- Tài-liệu rất quý này đã do bạn Thái-Văn-Kiểm có nhã-ý gởi tặng, tác-giả Thành-thực cảm-ơn
.”
Việt Sử Tân Biên ,trang 395.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 03:50:07 am gửi bởi thapbut » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2009, 03:45:01 am »

Theo ông Nguyễn Gia Liên trên vantuyen.net

1. Vị Trí Thành Long Biên Và Hồ Lãng Bạc

Thăng Long là cố đô của nước Việt Nam có liên quan đến những biến cố lớn trong một giai đoạn lịch sử gần một ngàn năm trước khi có địa danh Hà Nội thay thế. Ngày nay, hai chữ “Thăng Long” vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân Việt sau những thăng trầm của lịch sử đã diễn ra ngay tại nơi cố đô nghìn năm văn vật:

Cố đô rồi lại tân đô,

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây.


Ca dao

Đã có rất nhiều sách báo đủ các bộ môn sử địa, thi ca, v.v... viết về nơi đế đô cổ kính này. Trong các tác phẩm đó có một số dữ kiện nhầm lẫn cần phải đính chính, đúng với những khám phá mới. Tuy mới nhưng cũng đã trên dưới một thế kỷ nay. Trong những điểm sai lầm tôi chỉ xin góp ý về địa điểm đích thực của thành Long Biên và hồ Lãng Bạc.

Hiện nay, khi viết về Long Biên và Lãng Bạc, có nhiều tác giả vì không theo dõi các khám phá mới nên vẫn theo các sách cổ như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Đại Nam Nhất Thống Chí, v.v... Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đã có một số nhà nghiên cứu người Việt cộng tác với giới khảo cổ Pháp trong việc tìm kiếm các di tích lịch sử. Cơ quan chủ yếu của các nhà khảo cổ này là Trường Bác Cổ Viễn Đông (École Francaise d’Extrême-Orient), hoạt động tại Hà Nội từ năm 1902. Họ đã khám phá nhiều di tích lịch sử và tìm ra nhiều địa điểm đích thực của những địa danh cổ như hồ Lãng Bạc, hay các thành Luy Lâu, Long Biên, Đại La, v.v... Hai địa điểm Long Biên và Lãng Bạc tọa lạc trong vùng đất của tỉnh Bắc Ninh ngày nay chứ không phải ở Thăng Long hay Hà Nội. Sau nhiều năm khai quật các di tích lịch sử nằm dưới lòng đất, các nhà khảo cổ Pháp đã khẳng định rằng Bắc Ninh ngày xưa là cái nôi của nền văn minh Việt Nam (Bắc Ninh fut le berceau de la civilisation vietnamienne).


 
THÀNH LONG BIÊN

Georges Azambre viết trong bài nghiên cứu địa lý Hà Nội rằng : “Trong những thời gian đầu, các thủ đô [của Việt Nam] tọa lạc ở các địa điểm khác nhau [...] Long Biên ở trong tỉnh Bắc Ninh hiện nay [...]”

(Les capitales ont, au cours des premiers temps, occupé des sites différents [...] Long-Biên, dans l’actuelle province de Bắc Ninh [....]”) (Bulletin de la Société des Études Indochinoises, No. 4, 1955, page 356).

Địa danh Long Biên xuất hiện lần đầu tiên trong thời Bắc thuộc lần thứ hai (43-544 C.N.). Từ năm 142 đến 544, trị sở Giao Châu từ thành Mê Linh (về sau thuộc tỉnh Phúc Yên) dời về thành Long Biên. Thành này tọa lạc ở phía tây-bắc tỉnh Bắc Ninh, trong vùng thị xã Bắc Ninh và huyện Yên Phong ngày nay, cách tây-bắc thành phố Hà Nội khoảng 22 miles (35 km).

Trong đời Lý Nam Đế (544-548), dân Giao Châu thoát ách nô lệ Tàu. Vua Lý đặt quốc hiệu là Vạn Xuân và đóng đô ở Long Biên.

Trong thời Bắc thuộc lần thứ ba (603-939), trị sở của Giao Châu vẫn ở Long Biên trong thời gian đầu. Năm Kỷ Mão (679), Giao Châu được chia thành 12 châu và 59 huyện, đặt dưới quyền cai trị của An Nam Đô Hộ Phủ. Năm Bính Ngọ (766), phủ Đô hộ từ Long Biên dời về huyện Tống Bình, tức Hà Nội ngày nay.

Sau khi đến Tống Bình, quan Kinh lược sứ là Trương Bá Nghi khởi công xây thành Đại La, còn gọi là La Thành. (Có sách ghi nhầm rằng năm 791, thứ sử Tàu là Triệu Xương mới xây thành Đại La.) Thành Đại La cao 2 trượng 2 thước, tức 7,70 mét (1 trượng = 10 thước = 3,5 mét). Thành có cửa ở ba hướng: Hướng đông và tây mỗi hướng có 3 cửa, mỗi cửa đều có lầu; hướng nam có 5 cửa. Trong thành xây 20 tòa nhà. Năm Mậu Tý (808), quan Kinh lược sứ là Trương Châu sửa sang thành Đại La, xây thêm 30 gian nhà có lầu để chứa trên 300.000 khí giới. Năm Bính Tuất (866), quan Tiết độ sứ là Cao Biền sửa sang thành Đại La.

Bắc thuộc lần thứ ba chấm dứt năm Kỷ Hợi (939). Từ đó không có một cơ quan cai trị nào đóng tại thành Đại La trong 71 năm cho tới năm Canh Tuất (1010) mới được vua Lý Thái Tổ đổi tên là thành Thăng Long, kinh đô mới của nước Đại Cồ Việt.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM