Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:17:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi khởi nghĩa Lý Bí nổ ra, Phạm Tu ở độ tuổi nào?
Thanh niên (>30 tuổi) - 1 (20%)
Trung niên - 1 (20%)
Cao niên (>60 tuổi) - 3 (60%)
Tổng số phiếu: 5

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà nước Vạn Xuân và một số câu hỏi ở thời kỳ này  (Đọc 83492 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #40 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 10:15:48 pm »

Sĩ Nhiếp họ Phạm hả bác thapbut? Sách nào ghi vậy ạ?  Ghi năm nào? Ai ghi? Sao các sách sử như An Nam Chí Lược, ĐV Sử Ký TT ... đều không thấy nhắc ạ?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 12:30:51 pm »

Theo cuốn sách Tàu viết về 5000 năm của họ Phạm TQ thì Lưu Bang, Sỹ Nhiếp đều là Họ Phạm của TQ.
Có thể đọc "Bách gia tính" để rõ hơn.
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2010, 12:37:56 pm »

Thời xa xưa ở Trung Quốc người ta hình thành tên các họ tộc theo vùng đất sinh sống,theo sắc phong và theo họ chủ mà mình thờ. Họ Phạm cũng nằm trong quy luật đó.

Theo "Lộ Sử" và "Nguyên Hà Tính Toản", Lưu Ly thuộc dòng họ Đường Đế Nghiêu lập ra nước Đường Đỗ Thị (nay ở tỉnh Sơn Tây,TQ). Vào cuối đời Tây Chu,TQ. Chu Tuyên Vương tin vào những điều huyền hoặc, thượng đại phu là Đỗ Bá không làm theo bị Tuyên Vương giết. Con là Đỗ Thấp Thúc trốn sang nước Tấn. Người đời sau thương Đỗ Bá là người trung lập miếu thờ gọi là "Miếu Đỗ Chủ" cũng gọi là "Hữu Tướng Quân Miếu".
Thấp Thúc trốn sang nước Tấn làm quan Sĩ Sư nên đổi từ họ Đỗ ra họ Sĩ (đó là vào thời vua Chu U Vương 781-771 TCN) .

Đến đời chắt của Thấp Thúc là Sĩ Hội,(Sĩ Hội là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn). Ông có công dẹp những nước thuộc giống Xích Địch nên được vua nhà Chu phẩm phục chức Thượng đại khanh lại kiêm chức Thái phó và được phong ở đất Phạm, nên lại đổi ra họ Phạm. Sĩ Hội là ông tổ của họ Phạm ở Trung Quốc người đời thường gọi ông là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang cháu là Phạm Phường (đó là vào thời vua Chu Định Vương 607-571 TCN).

Vào những thời gian sau đó quyền lực nước Tấn rơi vào tay một số họ, các họ tiêu diệt lẫn nhau để tranh dành quyền lực cuối cùng nước Tấn bị ba họ Hàn-Triệu-Ngụy chia làm ba nước, các sử gia gọi là Tam Tấn.

Khi đó, họ Triệu lấy danh nghĩa vua Tấn kết hợp với họ Ngụy và họ Hàn đánh họ Phạm và họ Trung. Phạm Cát Xạ và Trung Hàng Di phải chạy đến Triều Ca (kinh đô nhà Thương) cố thủ. Triều Ca vỡ những người con cháu họ Phạm phải chạy sang nước Tề. Từ đó con cháu họ Pham lưu lạc khắp mọi nơi.

PHẠM DUY TRƯỞNG
email: cacanhsontay@yahoo.com
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 12:04:21 am »

Theo cuốn sách Tàu viết về 5000 năm của họ Phạm TQ thì Lưu Bang, Sỹ Nhiếp đều là Họ Phạm của TQ.
Có thể đọc "Bách gia tính" để rõ hơn.
Đoạn Đến đời chắt của Thấp Thúc là Sĩ Hội,(Sĩ Hội là người tín nghĩa, ôn hòa mà không nhu nhược, uy nghiêm mà không dữ tợn). Ông có công dẹp những nước thuộc giống Xích Địch nên được vua nhà Chu phẩm phục chức Thượng đại khanh lại kiêm chức Thái phó và được phong ở đất Phạm, nên lại đổi ra họ Phạm. Sĩ Hội là ông tổ của họ Phạm ở Trung Quốc người đời thường gọi ông là Phạm Mạnh, con là Phạm Mang cháu là Phạm Phường (đó là vào thời vua Chu Định Vương 607-571 TCN). chép từ Đông Chu Liệt Quốc, liệu tính sử liệu có đảm bảo không bác? (Dù đó gần như là tài liệu thành văn duy nhất viết về thời này)
http://www.haingoaiphiemdam.com/van-hoc-trung-quoc/%C4%90%C3%B4ng-Ch%C3%A2u-Li%E1%BB%87t-Qu%E1%BB%91c-H%E1%BB%93i-th%E1%BB%A9-56.php
Chưa hết, bài của bác Phạm Duy Trưởng thì bảo ông Sĩ Hội đổi sang họ Phạm và con cháu đều mang họ Phạm tứ tán khắp nơi. Sao đến đời Sĩ Nhiếp thì lại không lấy họ Phạm mà quay về họ Sĩ vậy ạ? Sử đều chỉ ghi là Sĩ Nhiếp - Sĩ vương chứ có ai ghi là Phạm Sĩ Nhiếp hay Phạm vương đâu bác?
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2010, 12:13:05 am gửi bởi lonesome » Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 09:24:36 am »

TB được biết Đài Loan, Hồng Công, TQ có môn Phạm học, họ xếp các vị ấy vào họ Phạm của TQ
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2010, 10:03:34 pm »

TB được biết Đài Loan, Hồng Công, TQ có môn Phạm học, họ xếp các vị ấy vào họ Phạm của TQ

Vậy là cũng chỉ có bằng chứng gián tiếp chứ không có cơ sở chính xác để coi Sĩ Nhiếp là họ Phạm đúng không bác? Biết đâu các vị "Phạm học" kia cũng cảm tính chẳng kém việc con cháu Việt Nam bây giờ đang gán cho các Hùng vương nhưng tên hiệu và tổ chức nhà nước sặc mùi phong kiến thì sao, bác nhỉ?
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2010, 09:13:02 am »


 
 
Lý Nam Đế tên huý là Lý Bí. Ông là hào trưởng người Việt, có tài văn võ, từng giữ chức giám quân của nhà Lương ở Châu Đức (tỉnh Hà Tĩnh ngày nay). Do bất bình với quan quân đô hộ, ông về quê ở Thái Bình (vùng đất giữa huyện Thạch Thất và thị xã Sơn Tây), ngầm chiêu dụ hào kiệt để mưu tính việc lớn.

Mùa xuân năm 542, cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo đã được toàn dân hưởng ứng. Thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư khiếp sợ phải chạy trốn sang Quảng Châu. Và sau đó, chỉ trong vòng ba tháng, nghĩa quân đã quét sạch bọn đô hộ nhà Lương, khôi phục được nền độc lập của Giao Châu. Bị đánh một đòn đau, tháng 4-542 và đầu năm 543 nhà Lương tổ chức hai cuộc phản kích nhưng đều bị nghĩa quân của Lý Bí đánh tan.

Sau những thắng lợi này, tháng giêng năm Giáp Tý (544) Lý Bí tuyên bố dựng nước Vạn Xuân, lên ngôi vua, xưng Nam Việt Đế, sử sách thường gọi là Lý Nam Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình bách quan văn võ. Xây đài Vạn Xuân, tức cung điện Vạn Xuân làm nơi triều hội và cho dựng chùa Khai Quốc (có nghĩa mở nước) ở bên bờ sông Nhĩ Hà, khu vực phường Yên Phụ ngày nay.

Đầu năm 545, nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên đem quân xâm lược nước Vạn Xuân non trẻ. Lý Nam Đế dẫn ba vạn quân ra chống giặc ở vùng Chu Diên (Hưng Yên?). Bị thua, ông cho xây dựng thành luỹ ở cửa sông Tô Lịch để chống giặc.

Trong lịch sử, nhà nước Vạn Xuân chỉ tồn tại có 3 năm, nhưng đối với riêng Hà Nội, việc dựng nước Vạn Xuân lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính Lý Bí là người đã nhận ra vị trí quân sự hiểm yếu của vùng đất Hà Nội cổ, cho dựng thành luỹ bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch. Năm 824, đô hộ Lý Nguyên Gia, thấy thành Long Biên ở bên kia sông Đuống có địa thế bất lợi, bèn rời phủ trị sang địa phận huyện Tống Bình, gần sông Tô Lịch. Lúc đầu chỉ xây toà thành nhỏ, sau đó nhận thấy nơi này có địa thế hiểm yếu, liền lập phủ trị vĩnh viễn ở đó, cho đắp rộng cao thêm thành. Năm 866, nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết độ sứ, ông cho đắp thêm thành Đại La. Đến năm 1010, sau khi lên ngôi, Lý Thái tổ nhận ra thành Đại La là nơi “bốn phương tụ hội” nên cho chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Đại La và cho đổi gọi Thăng Long.

Lâu nay, các nhà nghiên cứu nêu giả thiết cửa sông Tô nằm ở vùng chợ Gạo (quận Hoàn Kiếm) nhưng cố GS Trần Quốc Vượng và cụ Vũ Tuân Sán lại cho biết rằng, trên đất huyện Thanh Trì có đầm hay hồ Vạn Xoan (nay thuộc phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai). Xoan tức là xuân đọc theo âm cổ dân gian. Tương truyền bên bờ đầm nơi đó, khi xưa là nơi thiết lập triều đình Vạn Xuân của Lý Nam Đế. Sông Tô Lịch và Kim Ngưu đều dồn nước xuống miền Thanh Trì. Thanh Liệt ở Thanh Trì, bên bờ sông Tô như đã biết, là quê của lão tướng Phạm Tu, cầm đầu ban võ của triều đình Vạn Xuân. Năm 1962, Sở Văn hoá Hà Nội tìm thấy một tấm bia cổ bên bờ đầm Vạn Xoan, ghi niên hiệu nhà Lương, tức thời Tiền Lý.

Nhằm tôn vinh công trạng của vị vua anh hùng, trước đây, một phố dài 1,1 km ở phía đông thành cổ Hà Nội đã được thành phố đặt tên là Lý Nam Đế. Và ở đầu phố này có vườn hoa được đặt tên là Vạn Xuân. Ngày 10-9-2006, đến phường Giang Biên, quận Long Biên ở bờ nam sông Đuống, chúng tôi được biết ở thôn Tình Quang có ngôi đình thờ Lý Nam Đế. Đây là nơi duy nhất ở Hà Nội có ngôi đình thờ vị vua này. Các phụ lão ở đây cho biết, vào giữa thế kỷ VI, nhân dân Tình Quang đã trực tiếp tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lý Bí, trong đó có Cao Dương Công, là một trong bốn người có công giúp Lý Bí dựng nước Vạn Xuân. Năm 550, sau khi Lý Nam Đế mất hai năm, Cao Dương Công cùng dân làng dựng đền thờ vua tại Tình Quang. Năm 1676, có quan Thái giám họ Đào người làng đã chi nhiều tiền của dựng ngôi đình thờ Lý Nam Đế trên nền đền cũ. Đình 5 gian hai dĩ, hậu cung 3 gian. Trước đình có sân rộng, nghi môn ba cửa và hồ nước lớn, tất cả đã tôn thêm vẻ đẹp và quy mô hoành tráng của ngôi đình. Tại đình có trang trí các bức cốn và các đầu dư chạm khắc hết sức tinh xảo. Trước cánh cửa gian giữa toà đại đình và bức chạm rồng chầu mặt trời đặt tại xà ngang trước hậu cung có chạm nổi hai chữ “Vạn Xuân”. Năm 2002 dân thôn đóng góp 246 triệu, Nhà nước chi hơn 500 triệu để sửa chữa ngôi đình.

Đình Tình Quang có cảnh quan đẹp và mang đậm nghệ thuật kiến trúc đời Lê đã được Nhà nước xếp hạng bảo tồn năm 1993.
Theo HNMCT
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2010, 12:12:30 am »

Danh sách 100 quan
1. Hoàng đế: Lý Nam Đế (503-548)
2. Thái phó: Triệu Túc (phó vương)
3. Hoàng thất: Lý Thiên Bảo(499-555)-anh Lý Bí

4. Đứng đầu Ban Văn: Tinh Thiều
5. Đứng đầu Ban Võ: Phạm Tu(476-545)
Trong Ban Võ có các tướng:
6. Triệu Quang Phục (?-571) (con Triệu Túc, sau là Triệu Việt Vương)
7. Phạm Tĩnh (con Phạm Tu, sau là Tướng quốc của Lý Phật Tử)
8. Lý Phật Tử
9. Lý Phục Man ở Yên Sở, Hoài Đức
10. Phùng Thanh Hòa (528-?) ở Phùng Xá, Thạch Thất
11. Vương Công Hiển ở An Tràng, Hải Phòng
12. Tiền tướng quân Phạm Khanh (510-547) thờ ở Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định
13. Trung quân Đô úy Phạm Nguyên (510-547)thờ ở Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định
14. Phạm Thị Toàn thờ ở Xã An Ninh nay là An Bình, Nam Thanh, Hải Dương
14. Phạm Công thờ ở Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương
15. Lôi Công ở An Cước, Nam Định
16. Trương Hống anh em họ Trương là tướng dưới quyền Triệu Quang Phục
17. Trương Hát
...
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2010, 04:49:42 pm »

Bổ sung:
1. Hoàng đế: Lý Nam Đế (503-548)
2. Thái phó: Triệu Túc (phó vương)
Hoàng thất:
3. Lý Thiên Bảo(499-555)-anh Lý Bí
4. Lý Xuân)-em Lý Bí
5. Lý Hùng-em Lý Bí
6. Lý Phật Tử-cháu Lý Bí
(người này khá giống Lý Phục Man, có thể là anh em thân thích)


7. Đứng đầu Ban Văn: Tinh Thiều
8. Đứng đầu Ban Võ: Phạm Tu(476-545); có tài liệu cho ông là Thái sư, có phải chính ông là thầy dạy văn võ cho Lý Bí từ thưở hàn vi?
Trong Ban Võ có các tướng:
9. Triệu Quang Phục (?-571) (con Triệu Túc, sau là Triệu Việt Vương)
10. Phạm Tĩnh (con Phạm Tu, sau là Tướng quốc của Lý Phật Tử)
11. Lý Phục Man ở Yên Sở, Hoài Đức
12. Phùng Thanh Hòa (528-?) ở Phùng Xá, Thạch Thất
13. Vương Công Hiển ở An Tràng, Hải Phòng
14. Tiền tướng quân Phạm Khanh (510-547) thờ ở Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định
15. Trung quân Đô úy Phạm Nguyên (510-547)thờ ở Đền Mỹ Thành, Mỹ Lộc, Nam Định
16. Phạm Thị Toàn thờ ở Xã An Ninh nay là An Bình, Nam Thanh, Hải Dương
17. Phạm Công thờ ở Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương
18. thái tử Mạnh, thờ ở Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương
19. Hoàng Công Bỉnh thờ ở Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương
20. Vũ Công Tạo thờ ở Đình Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương
21. Lôi Công ở An Cước, Nam Định
22. Trương Hống anh em họ Trương là tướng dưới quyền Triệu Quang Phục
23. Trương Hát
24. Chu Hạo hiệu là Phi Bồng tướng quân
(Đền Sinh còn có tên là đền Thánh Phi Bồng ở vùng núi thôn An Mô, xã Lê Lợi, cách đền Sinh chừng 700m về phía Bắc là đền Hoá. Đền thờ Chu Hạo, tự Phúc Uy, hiệu là Phi Bồng tướng quân, có công phù Lý Nam Đế đánh giặc Lương ở thế kỷ VI)
25. Chỉ huy sứ đại tướng Trình Đô (502-545)
26. Tam Cô
(Ngôi đình chung của hai thôn Yên Bệ và Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Đình thờ Trình Đô và Tam Cô là 2 vị tướng của Lý Nam Đế, có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương, bảo vệ đất nước Vạn Xuân đầu thế kỷ VI. Hai ông quê ở quận Cửu Chân (Thanh Hoá). Vì chưa có con trai nên Trình Đoan (bố Trình Đô) đem con người em tên là Tam Cô về nuôi, sau đó mới sinh ra Trình Đô. Ông sinh vào giờ Sửu ngày 13 tháng Mười năm Nhâm Ngọ (502). Ông được Lý Bí phong làm chỉ huy sứ đại tướng quân. Ông đã từng đi kinh lý qua Yên Bệ, Yên Vĩnh, thấy phong cảnh đẹp bèn lập trại đón quân để phò vua chống giặc. Vào mùa hạ năm 545, trong trận chiến với quân Lương, quân Trình Đô tan vỡ, ông hy sinh trên dòng sông Lễ Khê (vùng Hoài Đức ngày nay).

Đình Hai Thôn có thể ra đời vào khoảng thế kỷ XVII, khi tín ngưỡng thờ thành hoàng phát triển rầm rộ ở các vùng quê. Đình được tu sửa lớn vào năm Duy Tân 4 (1910) gồm nghi môn, sân đình, nhà tiền tế, nhà đại bái, hậu cung. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của cả làng xã trong những dịp lễ hội làng quê.

Hàng năm, đình tổ chức lễ hội vào ngày 4, 12, 13 tháng Giêng và 15/6, 13/10. trong các dịp này, nhân dân thường tổ chức các trò vui chơi, giải trí mang ý nghĩa lịch sử. Ngôi đình Yên Bệ - Yên Vĩnh còn lại đến nay là một di tích hiếm hoi có liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Lương vào thế kỷ VI ở vùng Hà Nội, Hà Tây. Đình đã được xếp hạng là di tích lịch sử vào năm 1989.)
theo: http://www.vietgle.vn/
27. Đàm Hựu Quốc
(Đình xã Đại Lai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, thờ Đàm Hựu Quốc đời Tiền Lý Nam Đế. Ông kết nghĩa anh em với Lý Thiên Bảo, theo làm tướng cho Lý Phật Tử đem quân đi đánh Triệu Quang Phục).
28. Phả Lượng
29. Phả Hồng
30. Phả Chí
(Ngôi đình của thôn Đồng Quan Nội, xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đình thờ 4 thành hoàng là Thiên Ân Đại Vương và 3 anh em họ Phả huý là Lượng, Hồng và Chí. Các vị là những danh tướng có công phò Lý Nam Đế đánh giặc Lương hồi thế kỷ VI.)

...
Logged
thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2010, 09:43:02 pm »

Trung tâm khởi nghĩa Lý Bí là vùng Đan-Hoài?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM