Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:50:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 1  (Đọc 336724 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #560 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 03:06:44 am »

 Đạn pháo của "Gustav":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #561 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 03:07:22 am »

 Tiêu bản pháo 800mm thứ hai "Dora":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #562 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 03:07:57 am »

 Bản vẽ thiết kế của "Dora":

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #563 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 03:08:34 am »

 Hình vẽ pháo "Dora" 800mm:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #564 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2010, 02:02:13 am »

6. Tàu hỏa bọc thép (Ba Lan)


Vào những năm 1920, quân đội Ba Lan có một số lượng tàu hỏa bọc thép, được sử dụng với mục đích cơ bản như những đơn vị pháo binh cơ động dự bị trên biên giới phía đông Ba Lan. Sự tiếp nhận các vũ khí này diễn ra khó khăn có sự kết nối trên các tuyến đường sắt của Ba Lan khi đó rất tồi. Mỗi tàu hỏa bọc thép có một tên gọi riêng, tương ứng với một người anh hùng dân tộc nào đó của Ba Lan, ví dụ: “Tướng Sosnovsky”, “Paderevsky” hoặc là “Marzhalek”. Vào những năm 30, khi mà cơn bão chiến tranh đã được lan rộng từ phía đông sang phía tây, những đoàn tàu bọc thép này đã được thể hiện rất đúng lúc – chúng được vận chuyển tới khác vùng, nơi mà đường sắt phổ biến hơn, vì thế, những cơ hội tham gia chiến đấu của các phương tiện hoạt động trên đường sắt cũng trở nên nhiều hơn.

Toàn bộ các tàu bọc thép trong thời kỳ này đều mắc phải hai nhược điểm nghiêm trọng. Thứ nhất – sự di chuyển của chúng chỉ được giới hạn bởi điểm khởi đầu của đường sắt, còn điểm chính  – khác với các loại pháo đặt trên xe lửa, chúng không thể hoạt động một cách tạm thời trên các tuyến đường sắt kéo dài, chúng yêu cầu những đường sắt với nền đường đặc biệt vững chắc. Nhược điểm thứ hai – sự thiếu hụt hoàn toàn  của các loại pháo phòng không trên thực tế (hoặc có nhưng chiếm số lượng rất ít) – có thể hiểu một cách đơn giản rằng, tại thời điểm đó, không ai nghĩ đến những hệ quả đáng buồn từ những cuộc tấn công trên không vào các mục tiêu kém cơ động và di chuyển gò bó trong các cuộc diễn tập. Nhưng thời gian quân Đức tấn công vào Ba Lan năm 1939, những nhước điểm đó đã đem lại rất nhiều tai hại. Các xe tăng Đức có thể thoát hiểm một cách dễ dàng trước sự tác xạ của các đoàn tàu bọc thép trong biên chế quân đội Ba Lan, còn các máy bay ném bom bổ nhào Ju 87 “Tấn công” có thể dễ dàng loại các đoàn tàu bọc thép ra khỏi cuộc chiến. Sau khi xâm lược Ba Lan, toàn bộ các tàu bọc thép còn nguyên vẹn đã rơi vào tay quân Đức và sau đó, chúng được sử dụng để bảo vệ các tuyến đường sắt khỏi các lực lượng du kích trên các khu vực chiếm đóng thuộc Liên Xô.

Sự trang bị của các đoàn tàu bọc thép được thay đổi phụ thuộc vào các loại vũ khí, được lắp trên tàu trong thời gian chúng được thiết kế. Bức ảnh trên là tàu hỏa bọc thép “Danuta”, cấu tạo từ hai toa tàu bọc thép, toa điều khiển có trạm truyền thanh, toa sau có các trang thiết bị sửa chữa cùng đầu tầu bọc thép. Phía trước và sau tàu được nối theo hai toa bỏ trống, tiếp nhận các thiết bị rải mìn của đường sắt. Đầu toa bọc thép được trang bị các loại lựu pháo cổ xửa 100mm (3,93 inch) của Áo – Hung với tháp pháo bọc thép quay được, pháo chiến trường 75mm (2,95 inch) trên tháp pháo khác và súng máy 7,92mm (0, 31 inch) trên tháp pháo nhỏ.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #565 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2010, 02:29:17 am »

7. Tàu hỏa bọc thép (Đức)

Các đoàn tàu bọc thép được sử dụng chủ yếu trong các quân đội Trung và Đông Âu. Điều đó có ý nghĩa rằng các loại vũ khí đó đã chứng minh tính thuận lời trong việc sử dụng trên các khu vực với mạng giao thông yếu và thiếu những nền đất tốt, nơi mà sự cơ động cho các lực lượng lục quân diễn ra rất khó khăn. Tại đây, các đoàn tàu bọc thép được sử dụng như những lực lượng dự bị cơ động thuộc Binh chủng pháo binh, có khả năng cơ động nhanh tới các khu vực nguy hiểm, hoạt động lâu dài trên các tuyến biên giới được phòng thủ không tốt. Ngoài ra, các đoàn tàu bọc thép còn là những phương tiện không thể thay thế trong nhiệm vụ bảo vệ các tuyến giao thông và các khu vực ít dân cư, nơi hoạt động của các nhóm du kích cũng như các đội quân xâm nhập khác. Tại Nga, các đoàn tàu bọc thép đã được sử dụng thành công trong thời kỳ Nội chiến từ 1917 đến 1922, đã thúc đẩy người Tiệp Khắc và Ba Lan có những ý tưởng về việc thiết kế các đoàn tàu bọc thép để trang bị cho quân đội của mình.



(còn tiếp)
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #566 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2010, 02:44:11 am »

(tiếp)
Đức đã xây dựng các tàu hỏa bọc thép sớm hơn, những thiết bị cần thiết để bảo đảm an toàn trên các tuyến đường giao thông có nhiều những sự căng thẳng, kéo dài qua những vùng rộng lớn trên Ba Lan và phía đông nước Nga. Sau năm 1918, Đức đã sử dụng những đoàn tàu này để bảo vệ biên giới phía đông. Và kết quả là sau những phương pháp ngoại giao cùng những chiến dịch quân sự kết thúc thắng lợi vào năm 1938 và 1939, một số lượng lớn những đoàn tàu bọc thép của Áo, Tiệp Khắc và Ba Lan đã lọt vào tay người Đức. Đó là những sự sở hữu rất vô cùng quý giá và hiệu quả của chúng được chứng minh trong thời gian các chiến dịch tại khu vực Ban – căng và trong chiến tranh với Liên Xô. Ban đầu, sự phức tạp duy nhất mà các đoàn tàu này gặp phải đó là kích thước của các tuyến đường sắt trên nước Nga có độ rộng hơn so với toàn bộ các quốc gia Châu Âu khác. Vì thế, để có thể chạy qua biên giới nước Nga, yêu cầu đặt ra cần phải thay thế các trục bánh của toàn bộ đầu máy cũng như các toa tàu.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #567 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2010, 01:25:57 am »

(tiếp)
Vì thế, trong trường hợp này, người Đức đã tái trang bị lại các đoàn tàu bọc thép với các đầu máy và toa tàu chiếm được của người Nga, hơn là thay thế trục bánh cho phù hợp với kích thước đường sắt. Những đoàn tàu này đã được quân Đức sử dụng một cách linh hoạt trong việc bảo vệ các tuyến đường sắt, kết nối nước Đức với mặt trận phía Đông. Điều này là rất cần thiết, bởi vì tại nước Nga, các tuyến đường sắt cần được bảo vệ một cách mạnh mẽ khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra bởi nhiều nhóm quân du kích.

Khái niệm này gọi là “Tàu bọc thép tiêu chuẩn”, gồm toàn bộ các toa tàu quân sự, có thể thay đổi trong với những tiêu chuẩn khác nhau – phụ thuộc vào hệ thống đầu tàu, có độ bọc thép và kiểu dạng vũ khí trang bị, những thứ vào thời điểm đó, ngành công nghiệp có thể thiết kế được.

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #568 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2010, 01:33:51 am »

Vì thế, để xác định được chính xác các tính năng  điển hình trên các đoàn tàu này là không thể. Trên các bức ảnh là đoàn tàu bọc thép tiêu biểu trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được trang bị lựu pháo 105mm, pháo chống tăng 50mm, đồng thời bốn súng máy phòng không 20mm. Ban đầu, các súng máy phòng không đã được xác nhận, rằng chúng được quân Đức sử dụng trên các phương tiện hàng không để tiêu diệt các đoàn tàu bọc thép của Nga và Ba Lan, và mang lại hiệu quả cao trong việc chống lại các đoàn tàu đặc biệt này

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #569 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2010, 01:57:34 am »

8. Lựu pháo 12 inch Mk V đặt trên tàu hỏa

    Trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Anh đã thiết kế được ba phiên bản lựu pháo 305mm (12
inch) dành cho các đoàn tàu bọc thép. Trên mẫu đầu tiên (Mark 1), được lắp pháo có chiều dài gấp 12 lần cỡ nòng, nhưng quân đội Anh lại yêu cầu hệ thống pháo có tầm bắn xa hơn, và kết quả là loại pháo Mark 2 với nòng pháo dài gấp 17 lần cỡ nòng đã được xuất hiện, tầm bắn được nâng lên từ 10 200 đến 13 700 mét. Tuy nhiên, loại pháo này chỉ có thể bắn dọc theo đường ray xe lửa với góc hướng không quá 20 độ và hai bên – với lực giật rất mạnh lên đường sắt. Giới chỉ huy Mỹ đã thiết kế, làm thỏa mãn sự tăng tầm bắn của pháo, nhưng vẫn muốn có loại pháo lắp trên tàu hỏa, có thể bắn theo góc hướng 360 độ. Kết quả là hãng “Vikkers” đã thiết kế được lựu pháo Mark V, có khả năng bắn 240 độ theo góc hướng. Khi chuẩn bị bắn, hai trụ chống đặc biệt ở hai bên được thả xuống mặt đất. Mẫu Mark 3 và Mark 5 được sử dụng qua Chiến tranh Thế giới thứ nhất và vào năm 1939, chúng được lấy ra từ trong kho, được cải tiến và trở thành các loại pháo bảo vệ bờ biển phía Đông của nước Anh.

    Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Anh
Cỡ nòng: 305mm (12 inch)
Chiều dài nòng pháo: 5,72m
Chiều dài tổng thể: 12,19mm
Khối lượng chiến đấu: 77, 168kg
Góc tầm: từ 0 đến 45 độ
Góc hướng:  240 độ
Kiểu đạn và khối lượng: 340kg
Sơ tốc đầu nòng: 447,4m/s
Tầm bắn xa tối đa: 13 100m

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM