Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:57:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Pháo Binh Thế Kỷ 20 - Phần 1  (Đọc 337012 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #290 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2010, 02:51:44 am »

 Bản vẽ cấu tạo súng cối 60mm M5:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #291 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 12:53:35 am »

9. Pháo cấp tiểu đoàn 70mm “Type 92”

   Đây là loại pháo nổi tiếng nhất trong các dòng vũ khí thuộc Binh chủng pháo binh trong quân đội Nhật thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai, nó có thể sử dụng đồng thời vai trò của súng cối cũng như các loại dã pháo trên chiến trường. Khối lượng nhẹ và thuận lợi trong sử dụng, với số ít người trong khẩu đội; khi vận chuyển, có thể tháo rời pháo (hoặc súng cối) ra và vận chuyên theo từng bộ phận hoặc nguyên vẹn thiết bị bằng ngựa hoặc la. Khung pháo có cơ cấu chống giật thủy lực, bánh xe được gắn chặt trên trục khuỷu. để cho pháo trở nên vững chắc hơn, có thể đặt thẳng xuống đất – hoặc là, ngược lại, được nâng lên, không gian cho sự hãm lùi của pháo được tăng lên, để sử dụng như súng cối hoặc lựu pháo hạng nhẹ. Đạn pháo, tiếp nhận đạn nổ - nổ mảnh thông thường, nhưng đôi lúc cũng sử dụng đạn phá mảnh hoặc đạn cháy. Số lượng lớn loại pháo này sau khi Nhật đầu hàng đã rơi vào tay người Trung Quốc vào năm 1945, trong Hồng quân Trung Quốc (quân đội Cộng sản Trung Quốc – NV), chúng được sử dụng đến giữa những năm 1950.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Nhật Bản
Cỡ nòng: 70mm (2,75 inch)
Chiều dài nòng: 723mm
Khối lượng chiến đấu: 212,25
Góc tầm: từ 4 đến 75 độ
Góc hướng: 45 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ - nổ mảnh/3,76kg
Sơ tốc đầu nòng: 198m/s
Tầm bắn tối đa: 2788m

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #292 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 12:57:39 am »

 Pháo 70mm "Type 92" cấp tiểu đoàn:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #293 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 01:18:35 am »

10. Pháo 75mm “Bofors” mẫu năm 1934

    Đây là mẫu được hãng “Bofors” thiết kế vào cuối những năm 1920 và là thiết kể đầu tiên của hãng. Ban đầu, nó được thiết kế như một loại sơn pháo, có thể tháo ra một cách nhanh chóng thành tám bộ phận và được đóng thành gói để vận chuyển trên lưng các con la, hoặc kéo với sự sự hỗ trợ của các phương tiện tải – kéo hạng nhẹ. Một vài khẩu pháo đã được Bỉ mua vào năm 1934 nhằm mục đích thử nghiệm bổ sung, được tiếp tục cho đến năm 1939. Năm 1940, chúng được sử dụng trong các trận đánh chống lại quân Đức trong thời gian ngắn, còn sau đó bị quân Đức chiếm đoạt. Một đội pháo hạng nhẹ mẫu năm 1934 còn được hãng “Bofors” bán cho chính phủ Hà Lan để trang bị cho các đơn vị quân đội thực dân của Hà Lan tại Đông Ấn: nơi trong điều kiện rừng nhiệt đới, rất thuận lợi cho thiết kế và sự mang vác của pháo theo từng bộ phận. Nhưng tại đây, chúng không phục vụ lâu dài trong quân đội Hà Lan và vào năm 1941-1942, bị quân Nhật chiếm được. Tuy thế, những chủ nhân mới lại tiếp nhận nó như những loại vũ khí hiệu quả.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Thụy Sĩ
Cỡ nòng: 75mm (2,95 inch)
Khối lượng chiến đấu: 928kg
Chiều dài nòng pháo: 1,8m
Góc tầm: từ -10 đến 50 độ
Góc hướng: 8 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ - nổ mảnh/6,58kg
Sơ tốc đầu nòng: 455m/s
Tầm bắn tối đa: 9300m

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #294 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 01:20:41 am »

 Pháo 75mm "Bofors" mẫu năm 1934:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #295 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 01:45:56 am »

11. Lựu pháo hạng nhẹ 75mm M1A1

   Đây là kiểu pháo được thiết kế trong những năm 1920 với những kinh nghiệm đã được tiếp nhận trong thời gian Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đây là lựu pháo hạng nhẹ nguyên bản, được thiết kế có thể nhanh chóng tháo rời thành bốn bộ phận và đóng thành gói để vận chuyển bằng la. Nòng pháo được gắn với khung bằng sự hỗ trợ của bàn trượt, được đúc bằng thép và chì. Càng pháo, có thể duỗi thẳng hoặc gấp đôi và được cố định bằng những móc khóa đặc biệt. Điểm đặc biệt nhất trên loại pháo này là trên càng pháo bằng kim loại có các lỗ nhỏ để giảm khối lượng chung của pháo. Trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai, khi lực lượng quân dù yêu cầu những vũ khí thuộc pháo binh, khi đó, để có thể thả xuống bằng dù, lựu pháo M1A1 được thiết kế khung pháo M8, về hình dạng không khác với khung pháo M1, nhưng có trang bị thêm bánh thép với lốp hơi. Lựu pháo hạng nhẹ 75mm (2,95 inch) được tiếp nhận trong lực lượng dù Mỹ và Anh cho đến giữa những năm 1960.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Hoa Kỳ
Cỡ nòng: 75mm (2,95 inch)
Khối lượng chiến đấu: 607,4kg
Chiều dài nòng pháo: 1,32m
Góc tầm: từ -5 đến 45 độ
Góc hướng: 6 độ
Kiểu và khối lượng đạn: đạn nổ - nổ mảnh/6,35kg
Sơ tốc đầu nòng: 381m/s
Tầm bắn tối đa: 8800m

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #296 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 01:47:07 am »

 Lựu pháo hạng nhẹ 75mm M1A1:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #297 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 01:48:40 am »

 Hình vẽ lựu pháo hạng nhẹ 75mm M1A1:

Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #298 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 02:16:48 am »

12. Súng cối 81mm SGrW 34

   Đây là loại súng cối của quân đội Đức có hình dáng cổ điển bên ngoài: nòng trơn với tấm bệ đỡ hình chữ nhật và hai chân để điều chỉnh cơ chế bắn góc tầm – hướng, đồng thời trang bị thước ngắm tọa độ đơn giản. Kim hỏa, cũng như cơ chế phóng không có, ngòi nổ đập vào đầu kim hỏa khi viên đạn chuyển động trong nòng súng dưới tác dụng của lực ma sát. Súng cối có thể tháo dễ dàng thành ba bộ phận và được mang vác bởi ba người lính, bộ phận nặng nề nhất là bệ đỡ, nặng 19,9kg. Đạn súng cối có thể là các loại đạn nổ mảnh, đạn cháy và đạn pháo sang thông thường, ngoài ra súng cối có thể bắn loại đạn nguyên bản được gọi là đạn “nảy”, loại đạn sau khi bắn, rơi xuống mặt đất và tiếp tục nảy và nổ trên độ cao cách mặt đất khoảng 5 mét, gia tăng đáng kể diện tích sát thương. Gần cuối chiến tranh, xuất hiện phiên bản rút gọn của loại cối này, có tầm bắn gần hơn, nhưng nhẹ hơn gần hai lần và thuận lợi hơn trong việc mang vác.

   Các thông số kỹ thuật chính:
Nơi sản xuất: Đức
Cỡ nòng: 81mm (3,18 inch)
Khối lượng chiến đấu: 56kg
Chiều dài nòng pháo: 1,14m
Góc tầm: từ 40 đến 90 độ
Góc hướng: từ 9 đến 15 độ, phụ thuộc vào sự nâng nòng súng
Kiểu và khối lượng đạn: nổ mảnh/3,4kg
Sơ tốc đầu nòng: 175m/s
Tầm bắn tối đa: 2400m

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2010, 01:46:21 am gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #299 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2010, 02:17:29 am »

 Súng cối 81mm SGrW 34:

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM