Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:51:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 5 đường mòn Hồ Chí Minh  (Đọc 132915 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #150 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 08:13:52 am »

Về câu hỏi thứ hai.

Phía miền Nam có chủ trương xâm nhập miền Bắc không và trong thực tế có thực hiện chủ trương đó không?

Xin thưa: Có! Có cả chủ trương, thậm chí là quốc sách, và cũng có quyết tâm rất cao.

Việc thâm nhập không phải là việc một chiều trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Thậm chí Chính phủ Việt Nam Cộng hòa khát khao sớm hơn trong việc tiến chiếm miền Bắc.

Miền Bắc suốt từ 1955 đến năm 1959 vẫn chủ trương gìn giữ hòa bình, thống nhất bằng tuyển cử. Chủ trương đó là một mệnh lệnh thực sự chứ không phải chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền. Tất cả những Chỉ thị mật của Trung ương gửi vào Nam thời kỳ này đều khẳng định: Chỉ đấu tranh chính trị, hợp pháp, không được đấu tranh bằng vũ trang, không được manh động.

Mọi cán bộ, chiến sĩ còn ở lại miền Nam đều không được mang vũ khí. Vũ khí phải chôn giấu, chỉ là để đề phòng khi nào Chính quyền Ngô Đình Diệm quá ngoan cố, tàn sát các cơ sở tới mức không còn chịu đựng được nữa. Điều đó chỉ đến vào năm 1959, khi Chính quyền Ngô Đình Diệm ban bố Đạo luật số 10/59.

Còn phía Chính quyền Sài Gòn thì ngay từ năm 1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đưa ra khẩu hiệu "Bắc tiến", "Lấp sông Bến Hải". Đến thời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn kiên trì khẩu hiệu đó.

Bằng chứng là nhiều con tem của Việt Nam Cộng hòa đã có in khẩu hiệu: “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT CHUẨN BỊ BẮC TIẾN”

Trên các con tem đó, còn có in hình ảnh các toán chiến binh Việt Nam Cộng hòa từ miền Nam tay cầm súng tiến ra phía Chùa Một Cột, một toán khác đang ra sức cắm lá cờ ba sọc vào giữa thủ đô Hà Nội...

Trong bài hát Chuyến đò vĩ tuyến của nhạc sĩ Lam Phương, mà lúc đó rất được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa khích lệ, có những lời không ít khát máu:

“Rồi mai đây, khi quân Nam về Thăng Long,

Lưỡi lê say máu rửa nước Tây Hồ”.

Cùng với khát vọng Bắc tiến thể hiện trên những con tem và trong những bài hát là những hành động với quyết tâm rất cao, với chi phí rất lớn và trang bị rất chu đáo. Rất nhiều toán biệt kích đã được miền Nam tung ra miền Bắc, theo đủ các tuyến đường khác nhau, không kém gì các tuyến đường chi viện từ miền Bắc vào Nam.

Theo đường hàng không, hàng năm có hàng chục toán biệt kích nhảy dù xuống miền Bắc. Căn cứ vào những tài liệu do Mỹ công bố thì các toán biệt kích này được trang bị rất tốt. Nhưng họ không hoạt động được. Tất cả đều tê liệt và lần lượt bị bắt

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #151 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 08:14:36 am »

Theo đường biển hàng năm cũng có không ít những toán biệt kích đổ bộ lên bãi biển miền Bắc và tìm cách len lỏi vào nội địa. Nhưng kết quả cũng như những toán nhảy dù.

Điều này thì tài liệu phía Mỹ đã nói rất nhiều, có cả những bản thống kê, những hồ sơ từng vụ, việc (Conboy, Kenneth K., and Dale Andradé. Spies and Commandos: How America Lost the Secret war in North Vietnam. Lawrence, KS: University Press of Kansas, 2000. Shultz, Richard G. The Secret war against Hanoi: Kennedy’s and Johnson’s Use of Spies, Saboleurs, and Covert Warriors in North Vietnam. New York: Harper Collins, 1999 Tourison, Sedgwick. Secrel Army. Secret War. Washington’s Tragic Spy Operalion in North Vietnam. Tim Wetner. Once Commandos for US., Vietnamese are now barred. The New York Times. April 14, 1995.). phía Việt Nam cũng đã công bố và tổng kết những vụ việc đó rồi (60 năm Công an Nhân dân Việt Nam 1945-2005. Nxb Công an Nhân dân, 2006), xin không nhắc lại ở đây.

Vấn đề là tại sao tất cả những cố gắng đó đều không đạt được một thành công nhỏ bé nào? Phương tiện của họ rất tốt: Họ có nhiều máy bay, nhiều tàu thuyền, nếu cần thì tàu ngầm cũng có. Về trang bị cá nhân thì kỹ thuật của Mỹ hoàn hảo gấp trăm lần kỹ thuật Việt Nam: áo quần chuyên dụng, vũ khí, dao đi rừng, giày đi rừng, thức ăn, thuốc lọc nước uống, thuốc chống rắn cắn, thuốc chống muỗi, điện đài...

Còn bản thân những con người của các toán biệt kích đó thì sao? Phải nói rằng quân đội Sài Gòn không thiếu những người lính gan dạ, thông minh, tài trí và được huấn luyện rất tốt. Nhiều chuyên gia quân sự của Mỹ thừa nhận là có không ít đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hòa có tinh thần chiến đấu không thua kém bất cứ quân đội nước nào.

Một số sử gia giải thích sự thất bại của Việt Nam Cộng hòa bằng lý do đường ranh giới quá dài, cả đường biển, đường núi dài tới hàng ngàn kilomet, không kiểm soát được. Nói như thế thì cũng chẳng khác nào khi bị sút bóng vào lưới thì giải thích rằng "gôn" của mình rộng quá, không đỡ được?

Miền Bắc có bao nhiêu ranh giới với miền Nam thì miền Nam cũng có bấy nhiêu ranh giới với miền Bắc. Cũng như trong đá bóng, hai bên có kích cờ "gôn" như nhau, có cơ hội như nhau trong việc tấn công, có điều kiện tự nhiên như nhau trong việc phòng ngự. Ấy là chưa kể về mặt trang bị thì miền Nam đá bằng "chân giày", miền Bắc đá bằng "chân đất".
 
Nhưng vì sao các "cầu thủ” của miền Nam không làm nên công trạng gì.

Họ thiếu một yếu tố: Dân.

Mọi toán biệt kích từ miền Nam xâm nhập vào miền Bắc đều không những không được dân che chở, mà ngược lại, trước khi bị những lực lượng an ninh vây bắt thì đã bị dân phát hiện và thông báo cho công an.

Đấy là yếu tố quyết định sự thất bại của họ.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #152 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2010, 08:15:28 am »

*
*   *

Trong quá trình chuẩn bị nội dung cho cuốn sách này, người viết đã gặp gỡ nhiều nhân chứng lịch sử đang sống rải rác suốt từ Bắc tới Nam. Kết quả của những cuộc gặp đó lớn hơn nhiều so với những gì đã được đưa vào cuốn sách này, vì ngoài những gì khai thác được về mặt lịch sử, người viết còn được bồi bổ rất nhiều về tâm linh, về nhân nghĩa với đất nước, với con người, với lịch sử... 

Đặc biệt trong những chuyến công du hải ngoại, tác giả cũng đã cố gắng tìm gặp những nhân chứng lịch sử là những binh lính, sĩ quan, viên chức trong chính quyền và quân đội miền Nam cũ, gặp cả binh lính và nhiều sử gia Mỹ để nhờ chỉ dẫn những tình tiết, tham khảo những ý kiến từ một góc nhìn khác. Điều đó cũng thật bổ ích - không chỉ bổ ích cho việc hoàn thiện cuốn sách này, mà còn bổ ích về tình cảm giống nòi. Chính tình cảm đó đã giúp cho người Việt Nam đi qua khói lửa mịt mùng để cuối cùng vẫn nắm được tay nhau, hàn huyên, đàm đạo và "uống chung một chén rượu đào".

Sau khi viết xong cuốn sách này, tác giả cũng đã lần lượt tìm đến phần lớn các địa danh liên quan đến chủ đề này.

Tác giả đã đi dọc nhiều bờ biển và cửa sông miền Nam, xem lại các bến bãi xưa, thăm nhà và viếng mộ nhiều anh hùng thời đó, trong đó có Bông Văn Dĩa, Tư Mau, Lê Văn Một... Gặp gỡ nhiều nhân chứng để hỏi han, trò chuyện...

Tác giả cũng đã qua đất Campuchia. vượt qua kinh Vĩnh Tế với con đường 1-C xưa, sang đất Lào, đến Cánh đồng Chum, đến đất Atôpơ - một trung tâm của hệ thống đường Hồ Chí Minh mà hiện này còn lưu giữ một chiếc tên lửa SAM-2 dùng để bắn B52.

Tác giả cũng đã đi suốt con đường Trường Sơn, mà bây giờ đã là xa lộ Hồ Chí Minh...

Đến đâu cũng gặp rất nhiều khách du lịch, nhà kinh doanh, những cựu chiến binh về thăm cảnh cũ, những bạn trẻ đi làm việc thiện nguyện ...

Thế là, ngày nay cả những người chiến thắng và những người chiến bại cùng rủ nhau từng đoàn và từng đoàn trở lại đây.

Bỗng người viết chợt nghĩ: Có lẽ những con đường này giờ đây chính là một "kết luận"? Hình như đến ngày hôm nay thì cả những người làm nên nó, đã ngã xuống vì nó và cả những người thất bại vì nó, đều có thể tìm thấy ở đây một cái gì gần giống nhau? "Khép lại quá khứ, nhìn về tương lai". 

Để lý giải về cách nhìn đó, xin nhắc lại câu kết của “Bình Ngô đại cáo” tuy đã được viết ra từ hơn 600 năm trước, nhưng vẫn đúng làm sao:

“Xã tắc do đó được yên
Non sông do đó đổi mới
Càn khôn đã bĩ mà lại thái
Nhật nguyệt đã mờ mà lại trong
Để mở nền thái bình muôn thuở
Để rửa nỗi nhục ngàn thu ... “

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #153 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:32:35 pm »

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt


1. 1C - Con đường huyền thoại. Tuyển tập hồi ký. Nxb Mũi Cà Mau, 2002.

2. 35 năm Đoàn 962 anh hùng (19/9/1962 - 19/9/1997) - Hồi ức và ghi chép. Tập 1 . Trung đoàn Hải quân 962. Nxb Mũi Cà Mau, 1997.

3. 60 năm Công an Nhân dân Việt Nam 1945-2005. Nxb Công an Nhân dân. 2006.

4. Ấn tượng Võ Văn Kiệt. Nxb Vĩnh Long, 2001 .

5. Báo cáo tình hình khu VIII lại Hội nghị Trung ương Cục tháng 9/1972. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Hồ sơ 427.

6. Báo cáo quyết toán năm 1956 của Sở Quản lý ngoại hối, ngày 23/1/1957. Lưu trữ tại Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Báo cáo tổng kết công tác ngoại hối đặc biệt từ 1964 - 1975 và từ 1976 đến cuối năm 1978. Lưu trữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

8. Báo cáo tổng kết 30 năm của ngành Giao thông Vận tải và Bưu điện. Lưu trữ Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.

9. Báo cáo của ủy ban Thống nhất Chính phủ về tình hình kinh tế vùng giải phóng 1962-1963. Ban Thống nhất Chính phủ. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Hồ sơ 254-352.

10. Bảo đám giao thông vận tải, nét đặc sắc của chiến tranh nhân dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975). Kỷ yếu hội thảo khoa học. Nxb Phương Đông, 2006

11. Biên niên sử hoạt động tài chính của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.

12. Burchett [W.]. Hồi ký. Nxb Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1985.

13. Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1982.

14. Chiến tranh Việt Nam 1945-1975: Thắng lợi và bài học. Nxb Chính trị Quốc gia. 2004.

15. Cục Hàng hải Việt Nam. Lịch sử ngành đường biển Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

16. Đại việt sử ký toàn thư. Quyển 1. Nxb Văn hoá - Thông tin, 1999.

17. Đặng Phong. Lịch sử Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

18. Đặng Thùy Trâm. Nhật ký. Nxb Thế giới, Hà Nội. 2006.

19. Đặng Xuân Bảng. Sử học bí khảo. Nxb Văn hóa-thông tin. Hà Nội, 1997

20. Đồng Sĩ Nguyên. Đường Hồ Chí Minh - Một sáng tạo chiến lược của Đảng ta. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1999.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #154 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:33:15 pm »

21. Đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. 

22. Đường Trường Sơn thuỷ bộ Bắc Nam trong thời kháng chiến chống Pháp (1947-1954). NXB Đà Nẵng, 2001 .

23. Gương sáng cựu Thanh niên xung phong Việt Nam. Nxb Thanh niên, 2005.

24. Hàng không dân dụng Việt Nam, những chặng đường lịch sử. Nxb Chính trị Quốc gia, 1995 .

25. Hồ Sĩ Thành. Hành trình bí mật của những con tàu không số. Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2006

26. Kiến văn tiểu lục. Lê Quý Đôn toàn tập. Tập 3. Nxb Khoa học Xã hội: 2001.

27. Kim Nhật. Về R. Sài Gòn, 1967.

28. Lâm Giang. Trên con đường không cột số. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2004.

29. Lê Bá Hùng. Hồi ký Nhớ ngày anh Ngô Văn Dù hy sinh. Lưu trữ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

30. Lê Hoàng. Phát biểu ý kiến trong buổi tọa đàm về Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại trụ sở Vietcombank, 198 Trần Nhật Duật, ngày 16/10/2002.

31. Lê Văn Một. Nhật ký Thuyền trưởng tàu không số đầu tiên trên biển Đông. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2006.

32. Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam 1954-1997. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

33. Lịch sử bộ đội Trường sơn. Phòng Khoa học, Tổng Cục Hậu cần. Hà Nội; 2004

34. Lịch sử đường sắt Việt Nam. Nxb Lao động, Hà Nội, 1999.

35. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb Sách giáo khoa Mác-Lênin, Tập II, Hà Nội, 1979.

36. Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam. Nxb Giao thông Vận tải, 1999.

37. Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001 .

38. Lịch sử ngành xe máy Quân đội Nhân dân Việt Nam 1945- 1975 . Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 1996.

39. Lịch sử tài chính Việt Nam. Tập II, Hà Nội, 1995 .

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #155 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:33:30 pm »

40. Liên hiệp các xí nghiệp vận tải đường sông. Lịch sử ngành đường sông Việt Nam, Hà Nội , Tập 2, 1991.

41. Lưu Trọng Lân. Ký ức đường Trường Sơn. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

42. Lữ Minh Châu. Đôi điều ghi nhớ trong đời làm lính ngân hàng. Đặc san Công an Thành phố Hồ Chí Minh, 10/1996.

43. Mai Hữu Ích. Báo cáo tổng kết công tác ngoại tệ đặc biệt từ 1964-1975. Lưu trữ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

44. Mai Hữu Ích. Nhớ mãi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Hồi ức 35 năm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tập san Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, số 4, 1998.

45. Mấy vấn đề kinh tế tài chính hiện nay ở miền Nam. Tài liệu tham khảo, đề cương bài giảng tại Trường Hành chính Quốc gia miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, 1978.

46. Mcnamara. Nhìn lại quá khứ. Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.

47. Mười Phi. góp ý cho Lịch sử Kinh tế Việt Nam. Tài liệu cá nhân.

48. Nam Bộ thành đồng Tổ quốc đi trước về sau. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

49. Nguyên Ngọc. Có một con đường mòn trên biển Đông. Nxb Trẻ, 2000.

50. Nguyễn Danh. Những năm tháng đầu tiên. Trích trong Hồi ký Trường Sơn.

51. Nguyễn Kỳ Phong. Vũng lầy toà Bạch ốc. Lịch sử cuộc chiến tranh Việt - Mỹ. Virginia, 2006.

52. Nguyễn Kỳ Phong. Binh đoàn, Binh trạm, và Đường đi B: Đọc một vài quyên sách về đường Hồ Chí Minh. Theo Dòng sử Việt (Mỹ), số 4, tháng 7-9, 2007.

53. Nguyễn Quang Sáng. Người lính ngân hàng Lữ Minh Châu. đặc san Công an Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 13, 20 và 27/7/1996, số ra ngày 2 và 10/8/1996

54. Nguyễn Thành Thơ. Hồi ký Cuối đời nhớ lại. Tài liệu cá nhân.

55. Nguyễn Thi Vân. Hồi ký Mãi mãi bên nhau. Tài liệu cá nhân.

56. Nguyễn Văn Đệ. Lịch sử truyền thống của lực lượng thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2004.

57. Nguyễn Việt Phương. Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Tập 1 và 2. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

58. Nguyễn Việt Phương. Vận tải quân sự chiến lược trên đường Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Mỹ. Nxb Tổng cục Hậu cần, Hà Nội,

59. Những người con gái đất thành đồng. Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ. Nxb Phụ nữ, 1996.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #156 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:33:37 pm »

60. Phạm Bạn. Chuyện ông Hai Già và "kho bạc" ở chiến trường miền Nam. Tạp chí Ngân hàng, số Đặc biệt năm 2001.

61. Phủ biên tạp lục. Lê Quý Đôn toàn tập. Tập 1. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1977.

62. Riffaut [Madelène]. Hai tháng cùng chiến đấu với các chiến sĩ miền Nam Việt Nam. Nxb Văn học, Hà Nội, 1965 .

63. Tài liệu phục vụ kỷ niệm 50 năm Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. Lưu trữ Ngân hàng Đầu tư & Phát triển.

64. Tập tài liệu của Ban Thống nhất tổng hợp về tình hình chung của các Khu VI, VII, VIII, IX, X vùng thành thị và nông thôn năm 1972. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Hồ sơ 427.

65. Thăng Long. Đồng đô la trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nxb Công an Nhân dân, 1996.

66. Thăng Long. Nhớ Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1999.

67. Tổ chức và thi hành ngân sách. Số liệu của Tổng nha Ngân sách và Ngoại viện Sài Gòn, 1968.

68. Trần Phúc Sinh và Nguyễn Bá* Mạch ngầm. Tư liệu và ghi chép. CLB Những người kháng chiến tỉnh Kiên Giang, 1999.

69. Trần Dương. Hoạt động kinh - tài trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, 1945-1954. Nam Bộ thành đồng Tổ quốc. Nxb Chính trị Quốc gia, 1999.

70. Trần Tiến Hoạt. Nguồn chi viện to lớn của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Số 4/2006

71. Trần Hữu Tôi. Đường Trường Sơn trên biển trong Kháng chiến chống Pháp. Trích trong Đường Trường Sơn thủy bộ Bắc-nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947-1954). Nxb Đà Nẵng, 2001 .

72. Trịnh Tố Long. Có một tiểu đoàn nữ thanh niên xung phong như thế trên chiến trường Khu V. Nội san Cựu Thanh niên xung phong. Số 3/2005.

73. Trọng Thanh. Đường mòn Hồ Chí Minh: Con đường huyền thoại. NXB Chính trị Quốc gia, 1995 .

74. Truyện kể về đường Trường Sơn huyền thoại. Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

75. Trường Sơn. Cuộc hành trình 5000 ngày đêm (đường Hồ Chí Minh). Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1992.

76. Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay. Số 9, tháng 5/1999.

77. Võ Bẩm. Mở đường Hồ Chí Minh. Trong Hồi ký Trường Sơn. Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005.

78. Xẻ dọc Trường Sơn. Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội, 1985.

79. Võ Bẩm, Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Việt Phương. Đường về thành phố mang tên Bác. Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2001.
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #157 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:34:14 pm »

Tiếng Anh


80. Conboy, Kenneth K., và Dale Andradé. Spies and Commandos: How America Lost the Secret war in North Vietnam. Lawrence, KS: University Press of Kansas, 2000.

81. Croissat [Victoria]. The Brown water Navy: The River and Coastal war in Vietnam, 1948- 1972 .

82. Cutler (Thomas J. Brown water, black berets: Coastal and riverine warfaire in Vietnam. Anapolis, Naval Institute Press, 1988.

83. Dommen [Arthur]. Conflict in Lao. Preager. New York. 1964.

84. Encyclopedia of Vietnam war. New York. 1997.

85. Foreign Relations of the Unitedstate, 1964-1968, Vol. IV, Vietnam.

86. Guster [Herman L.]. The Air War in Southeast Asia. Air Unit Maxwell Afbal, 1993 .

87. Kutler [Stanley I.] Encyclopedia of the Vietnam war. Charles Scribner’s Son's. New York, 1996.

88. Marolda [Edward J.] và G.Wesley Pryce, III, A Shorl History of the Unated Stade Navy and the Southeast Asian Conflict 1950-1975. 1994

89. Middleton (Drew] Air war in Vietnam. Amo Press, 1978.

90. Mon is [Virginla] và Hills [Clive]. A history of the Ho Chi Minh Trail - The Road to Freedom. Orchid Press, 2006.

91. Nixon (Richard]. Real war. New York: Simon & Schuster, 1980.

92. Prados [John] The Blood Road. The Ho Chi Minh Trail and the Vietnam war. John Wiley & Sons lnc. 1999.

93 . Sorley (Lewis). Vietnam Chronicles. The Abrams Tapes 1968- 1972. Texas Tech University Press, 1994.

94. Shultz [Richard G.]. The Secret war against Hanoi: Kennedy's and ]ohnson’s Use of Spies, Saboteurs and Covert warriors in North Vietnam. New York: Harper Conins, 1999.

95 . The Vietnam war, the Illustrated of the conflict in Southeast Asia, London.

96. Tourison [Sedgwick). Secret Army, Secret war: Washington’s Tragic Spy Operation in North Vietnam.  

97. Washington (AFP). NSA Release History of America SIGINT and the Vietnam war. January 7, 2008.

98. Weiner [Tim]. Once Commandos for US., Vietnamese are now barred. The Newyork Times. April 14, 1995 .

99. Zumwalt [Elmo R.]. On walch, N.Y. Quadrangle. 1976.

Tiếng Pháp


100. Debre [Francois]. Cambodge, la révolution de la forêt. Flammarion, Paris. 1975.

101. Geirt [Van] Lapiste Ho Chi Minh. Ed. Speciales. Paris. 1971.

102. L 'Offensive du Vendredi Saint. Fayard. Paris, 1973.

103. Sihanouk [Norodom]. L’Indochine vue de Pekin, Entretiens avec Jean Lacouture. Paris, Seuil, 1972.

Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #158 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:36:01 pm »

BIÊN NIÊN TÓM TẮT 1955-1975

1955

12 tháng Hai: Mỹ tiếp quản việc huấn luyện cho quân đội Việt Nam.

16 tháng Năm: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

26 tháng Mười: Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Cộng hòa Nam Việt Nam và Diệm trở thành Tổng thống.

22 tháng Mười hai: Thành lập Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam.

1956

11 tháng Giềng: Chính quyền Nam Việt Nam ra đạo dụ số 5, cho phép bắt bất cứ ai xét ra nguy hiểm cho an ninh quốc gia mà không cần xét xử.

24 tháng Tư: Khánh thành đường hàng không dân dụng Việt Nam - Trung Quốc.

3 tháng Giêng: Uỷ ban Kiểm soát Quốc tế tố cáo cả miền Bắc và miền Nam không nơi nào thực hiện các cam kết trong Hiệp định Genève.

22 tháng Mười: Cơ quan phái bộ cố vấn quân sự Mỹ MAAG ở Sài Gòn bị đánh bom.

1958

Tháng Giêng: Du kích bắt đầu hoạt động tại Nam Việt Nam.

25 tháng Mười: Trụ sở phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) bị tấn công.

1959

Tháng Giêng: Ban chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, họp đợt 1: đề ra đường lốt cách mạng của cả nước và cách mạng miền Nam.

2 tháng Năm: Tổng Quân ủy quyết định lập Phòng nghiên cứu hoạt động chi viện quân sự cho miền Nam.

19 tháng Năm: Thành lập Đoàn 559.

20 tháng Bảy: Rải xong 9 trạm của Đoàn 559: Bắc đường 9 có 5 trạm, vượt đường 9 đặt 1 trạm, nam đường 9 có 3 trạm.

Chuyến hàng đầu tiên xuất phát từ Kim Lũ với 15 xe tải vào tới Khe Hò.

Tháng Bảy: Thành lập Đoàn 759.

Đắk Lắk xoi hành lang Nam Tây Nguyên dài 200 km vào tới Đông Nam Bộ.

Tháng Năm: Hội nghị TW lần thứ 15, họp đợt 2: quyết định áp dụng hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang để tự vệ, bao gồm việc xây dựng các vùng căn cứ địa.

29 tháng Năm: Chính quyền Nam Việt Nam thông qua Đạo luật 10-59.

Cuối năm 1959: Con đường Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo xoi ra đã nối thông được với tuyến hành Tây Nguyên từ khu V, khu VI xoi vào
Logged
SaoVang
Đại tá
*
Bài viết: 8205



« Trả lời #159 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 01:37:15 pm »

1960

17 tháng Giêng: Đồng khởi của đồng bào tỉnh Bến Tre.

26 tháng Giêng: Chiến thắng tại Tua Hai, một cứ điểm lớn án ngữ mặt biên giới Việt-Miên, trên đường 22, cách thị xã Tây Ninh 5 km về phía Bắc.

27 tháng Giêng: Chiếc tàu đầu tiên xuất phát chở theo 5 tấn súng và đạn, 500 kg vải, 400 kg nylon đi mưa, một số lớn thuốc men vào Quảng Nam không thành công.

25 tháng Hai: Miền Trung Nam Bộ bắt đầu đồng khởi.

6 tháng Ba; Phong trào đồng khởi của miền Tây Nam Bộ diễn ra rộng khắp.

20 tháng Mười hai: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập.

1961

23 tháng Giêng: Thành lập Trung ương Cục miền Nam.

Tháng Năm: Đoàn 559 khai thông gần 100 km đường từ đường 9 đến Mường Phalan, nối Trung Lào và Hạ Lào.

19 tháng Năm: Chính quyền Nam Việt Nam đề ra kế hoạch Staley - Taylor" (Bình định Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng). Đến tháng 8 năm 1962, kế hoạch này được thực hiện trên toàn miền Nam.

7 tháng Tám: Tàu của Cà Mau do Bông Văn Dĩa phụ trách xuất phát từ Cà Mau vào cửa sông Nhật Lệ.

16 và 18 tháng Tám: Đội ghe Số 1 và Số 2 của Bến Tre lần lượt xuất phát từ Cồn Tra (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú) tới Hà Tĩnh.
Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 97/QĐ về việc thành lập Đoàn 759 trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Tháng Mười hai: Số cố vấn quân sự Mỹ từ 600 người lên tới 15.000 người. Lực lượng quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam đạt tới 3.200 người. Nam Việt Nam được hứa cung cấp vũ khí mới trị giá 40 triệu đô la.

1962

8 tháng Giêng; Mỹ đặt Bộ chỉ huy Viện trợ quân sự Việt Nam (MACV).

24 tháng Bảy: Chiếc tàu thứ nhất do Phan Văn Nhờ, tức Tư Mau phụ trách, xuất phát từ Cà Mau. Ra đến Đà Nẵng ngày 30 tháng 7 thì tàu bị bắt giữ.

26 tháng Bảy: Chiếc tàu thứ hai của Bông Văn Dĩa khởi hành. Tàu cập bờ biển Nam Định ngày 1 tháng 8 và ngay sau đó được đưa lên Hà Nội.

Tháng Tám: Những con tàu gỗ đầu tiên loại 30-50 tấn được chế tạo dành riêng cho đoàn 759 đã ra đời tại Xí nghiệp Đóng tàu số 1 Hải Phòng.

19 tháng Chín: Trung ương Cục đã quyết đinh thành lập một đơn vị đặc biệt, lấy tên là Đoàn 962, cỏ vị trí tương đương cấp sư đoàn, do Trung ương Cục trực tiếp chỉ đạo.

Tháng Mười: Chính quyền Sài Gòn tổ chức chiến dịch "Sóng tình thương”, "Phượng hoàng TG1" đánh vào rừng U Minh.

11 tháng Mười: Tàu Phương Đông 1, trọng tải 30 tấn, rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng). Đến 6g sáng 16/10/1962 tàu vào cửa Vàm Lũng. Đây là chiếc tàu đầu tiên chở vũ khí về Nam an toàn.

30 tháng Mười: Thành lập Ngân hàng Ngoại thương nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM