Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:37:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vì sao có cuộc chiến "ba ngàn ngày không nghỉ"?  (Đọc 60036 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #30 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 04:15:45 pm »

Phải nói bác Chiềng Sơn có nhiều tư liệu!
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 12:25:41 pm »

SỰ ĐÃ RỒI

Ngay cả đến bây giờ chúng ta vẫn không có bằng chứng tin cậy để đưa ra kết luận cuối cùng rằng cuộc tấn công được thực hiện từ sự chống đối lệnh cấp trên hay Tướng Giáp và Hồ Chủ tịch, hoặc chỉ riêng Giáp đã tìm cách hủy bỏ cuộc tấn công ở một thời điểm nào đó sau 16h00, rồi đổi ý và lại ra lệnh tấn công lúc 17h00. Rõ ràng Giáp và Hồ đều chịu sức ép từ phía dưới. Trong giới thanh niên Việt Nam lan truyền lời kêu gọi đánh Pháp, trả thù và giải phóng quê hương. Bí ẩn về những gì đã diễn ra bên phía Việt Nam từ 17h00 đến 20h00 có lẽ sẽ không bao giờ được giải đáp.

Nếu người chịu trách nhiệm cho quyết định cuối cùng vẫn nằm trong bóng tối, thì điều hiển nhiên là toàn bộ ban lãnh đạo đều biết cuộc tấn công đang được chuẩn bị. Giáp kể lại trong hồi ức rằng những phương án chiến đấu khác đã được cân nhắc. Một cố vấn Nhật đề nghị cho một đội biệt kích đột nhập Thành và đánh thẳng vào sở chỉ huy của Morliere. Nó bị loại trừ vì quá phiêu lưu, và Giáp không có những đơn vị được huấn luyện thích hợp cho những nhiệm vụ đặc biệt mạo hiểm như vậy. Phương án rút khỏi thành phố mà không chiến đấu và tổ chức phản công từ các căn cứ trong nội địa đã được những người đứng đầu Việt Nam lựa chọn mỗi khi quân Trung Quốc xâm lược tới Thăng Long (Hà Nội). Phương án này cũng được xem xét nghiêm túc, nhưng nó đồng nghĩa với mất đi cơ hội tạo một tấm gương anh hùng cho nhân dân. Trong hồi ký Giáp nói rằng ông đánh giá việc Hà Nội mở đầu toàn quốc kháng chiến rất quan trọng. Dù không có khả năng thắng một trận ở Hà Nội, nơi quân Pháp đã tập trung lực lượng mạnh và trang bị tốt, nhưng với việc giành thế chủ động và sau đó cố thủ khu phố Hoa-Việt càng lâu càng tốt, lực lượng vũ trang Việt Nam ở Hà Nội có thể tạo nên một tấm gương anh hùng cho thế hệ trẻ. Nó sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng quân đội ở hậu phương. Chiến đấu ở chính thủ đô cũng sẽ nâng cao vị thế hợp pháp của VNDCCH và sẽ thêm hổ thẹn cho “những kẻ phản bội” khi lập ra một chính phủ cộng tác với Pháp. Phía Pháp cũng có thể đã xem một cuộc rút lui phòng ngự là sự tự nguyện từ bỏ và sẽ tìm kiếm và điều đình những đại diện địa phương dễ bảo hơn. Đó là vài lý do Giáp đưa ra cho lựa chọn mà ông đã xem xét trước khi đưa ra lệnh chiến đấu sáng 19-12. Bằng cách này, vị anh hùng trận mạc muốn chứng minh những gì mình làm khi còn trẻ là đúng đắn. Theo hồi ức của ông, tất cả mọi thứ dường như đều đi theo kế hoạch, và hầu như ông không đả động tới cuộc đấu tranh ngoại giao vì độc lập dân tộc. Chính phủ Việt Nam tháng 12-1946 không có nhiều lựa chọn. Họ đã bị dồn vào góc tường sau khi quân Pháp chiếm đóng Hải Phòng và Lạng Sơn cùng sức ép của Sainteny và Morliere. Nhưng có một lựa chọn mà bộ óc quân sự của Giáp dường như không tính đến. Chính phủ có thể ở nguyên tại Hà Nội, chờ thêm chút ít cho đến khi Blum công bố đường lối, đón tiếp Moutet ở Hà Nội và cho ông ta những lý do tốt để thay thế  d’Argenlieu ở vị trí cao ủy.

Có lẽ Hồ Chí Minh hiểu cơ hội này, và Hoàng Hữu Nam cùng Hoàng Minh Giám cũng vậy. Cho đến 19-12, Hồ chống lại áp lực sử dụng quân đội, không để mình rơi vào bẫy. Hôm 19-12, ông đã mất kiểm soát bản than hoặc mất kiểm soát người của mình, và sẩy chân.

Người Pháp ở Đông Dương đang đùa với lửa. Họ liên tục gây sức ép lên Hồ Chí Minh, trong khi đó kích động dân chúng Việt Nam qua tuyên truyền, khiêu khích và xung đột trên đường phố. Mục đích là để buộc Hồ phải cắt đứt hoặc châm ngòi cho sự chia rẽ giữa “phải ôn hòa” và “phái cực đoan”. Pignon và d’Argenlieu chọn phương án đầu và thắng. Với sự động viên từ Valluy, Sainteny đặt cửa cho lựa chọn thứ hai, hy vọng giữ người bạn Hồ của mình cho nước Pháp. Sainteny là miếng mồi trong cái bẫy của người Pháp và mồi đã bị ăn. Nhưng những kẻ đặt bẫy ở Sài Gòn không chỉ muốn chống lại người Việt Nam, họ còn muốn đặt bẫy cả chính phủ của mình ở Paris. Đây là một cuộc chạy đua với thời gian, để ngăn tân thủ tướng Pháp can thiệp vào tiến trình đi tới chiến tranh. Khi đèn tắt ở Hà Nội, một thông điệp cá nhân gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh mang chữ ký của Thủ tướng Leon Blum đang nằm trên bàn làm việc của Valluy ở Sài Gòn. Valluy để mặc nó ở đấy thay vì thực thi nhiệm vụ và chuyển nó tới người nhận. Sáng 20-12 Valluy cho Paris biết ông ta đang chuẩn bị chuyển thư của Blum cho chủ tịch nước Việt Nam thì nhận được tin bi kịch từ Hà Nội. Ông ta sẽ “tuy vậy trong bất cứ trường hợp nào, bất cứ tình huống nào” cố gắng tìm người nhận. Hồ nhận được thư từ một người đưa tin vượt qua chiến tuyến và lập tức viết trả lời. Tuy nhiên, Sainteny không thấy thư trả lời này đáng để chuyển cho thủ tướng Pháp và gợi ý nên cho Hồ biết.

Blum gặp d’Argenlieu trong văn phòng ở Paris sáng 19-12 trước khi viên đô đốc lên đường tới Tunis và Cairo trên hành trình trở lại Sài Gòn. Đảng viên xã hội kỳ cựu này trình bày cho viên đô đốc theo phái Gaullist triết lý nhân bản của mình liên quan tới vận mệnh khối Liên hiệp Pháp. Viên cao ủy được chống lưng bởi de Gaulle 2 ngày trước và không lay chuyển bởi những ý tưởng của Blum, đảm bảo với ông ta sự đồng ý hoàn toàn của mình. Ít nhất đó là những gì Blum nói với báo giới sau này. Paris chỉ được tin về sự kiện Hà Nội khoảng trưa 20-12, 24 giờ sau đó (tính cả 7 tiếng chênh lệch múi giờ). Blum lập tức thấy có mùi, và khẩn cấp lệnh cho Valluy đàm phán ngừng xung đột “nếu có thể mà không ảnh hưởng tới vị thế quân đội và thường dân Pháp”. Ông ta cho lệnh ký bởi Tham mưu trưởng Alphonse Juin. Ông cũng cho Valluy biết Moutet sẽ sớm tới nơi nhằm “cố gắng và ngăn chặn xung đột dứt khoát sẽ bùng nổ”. Juin yêu cầu thông tin chính xác từ Valluy về những gì đã xảy ra và điều gì bắt nguồn cho việc quân Pháp chiếm đóng các công sở ngày 18-12. Cùng lúc đó, Valluy được yêu cầu chuyển tiếp một bức điện mới do cả Blum và Moutet ký cho Hồ, thuyết phục vị chủ tịch cho chấm dứt xung đột bên phía ông. Blum và Moutet khẳng định với Hồ Chí Minh nguyện vọng của họ là muốn duy trì hòa bình và thực hiện các thỏa thuận trong quá khứ, chỉ nếu như nó được thực hiện công bằng. Nhưng không sự vi phạm nào được chấp nhận.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 12:26:32 pm »

Trong khi lệnh cho Valluy và thông điệp cho Hồ đang được gửi tới Sài Gòn, Moutet tuyên bố trước Quốc hội rằng chính phủ sẽ bảo vệ quyền lợi nước Pháp theo cách hòa bình nếu có thể, nhưng sẽ không để ai áp đặt điều gì lên nó bằng bạo lực. Vincent Auriol, Phát ngôn viên Quốc hội, người sẽ sớm được bầu làm tổng thống đầu tiên của nền Đệ tứ Cộng hòa đọc một thông điệp đồng cảm với các chiến binh Pháp mà người đại diện Phong trào Bình dân Cộng hòa đề nghị. Blum can thiệp để nói rằng ông ta không chống lại bức thông điệp, việc thiếu thông tin chính xác từ Hà Nội để lại hy vọng là mọi việc có thể không nghiêm trọng như lo ngại. Ông không nhắc đến lệnh cho Valluy về đàm phán đình chiến hay bức điện gửi Hồ Chí Minh. Không một đảng viên cộng sản hay xã hội nào bỏ phiếu chống lại thông điệp đồng cảm với những người Pháp đang chiến đấu chống lại Việt NamDCCH – được nhất trí đánh giá là ví dụ đáng chú ý về tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang lên.

Trước khi Valluy nhận được lệnh từ Blum, viên tướng này đã làm điều ngược lại. Ông ta chỉ thị Morliere tiến hành các “hành động tích cực” chống lại quân Việt Nam, khai thông lại đường Hà Nội-Hải Phòng và kiểm soát hoàn toàn mọi giao thông giữa hai thành phố. Chống lại chỉ thị quân sự mà d’Argenlieu nhận được từ chính phủ Pháp hôm 10-12, giờ Valluy giảm quân ở nam Đông Dương bằng việc gửi thêm viện binh ra Hải Phòng, đồng thời yêu cầu khẩn cấp gửi thêm 10 tiểu đoàn từ Pháp. Khi nhận được lệnh của chính phủ, ông ta quyết định phớt lờ nó và giải thích với Paris:

Tôi thật lòng không thấy làm cách nào có thể đình chiến. Chúng tôi đã mất liên lạc với chính phủ Việt Nam mà không nghi ngờ gì trong mắt tất cả những người Pháp và quan sát viên nước ngoài [mất một từ] gây hấn. Có vẻ là vì uy tín của nước Pháp, yêu cầu đình chiến nên đến từ chính phủ đó… dù vậy nếu Tướng Morliere có thể liên lạc được với Chủ tịch Hồ, tôi đang chuẩn bị để chuyển thông điệp từ “ngài Thủ tướng Blum” qua Radio Saigon. Tuy nhiên tôi cảm thấy bắt buộc phải nêu sự chú ý của chính phủ tới hậu quả hết sức nghiêm trọng sẽ xảy ra với tinh thần binh lính đang chiến đấu gian khổ và tất cả những thường dân Pháp bị ảnh hưởng lớn từ những vụ mưu sát tàn bạo các đồng bào của họ và sự phản bội sẽ bị gán cho ngài ở đâu đó. Tôi muốn bổ sung thêm rằng ngay cả công luận ở bản xứ cũng sẽ không hiểu được.

Nó được tiếp nổi bởi một loạt thông điệp nhằm chứng minh cuộc tấn công “đã có mưu đồ từ trước”. Lúc này Blum từ bỏ bản thân; chiều 23-12, Juin khẳng định với Valluy rằng những chỉ thị trước đó là do thiếu thông tin. Cùng trong buổi tối hôm đó, Blum đưa ra tuyên bố mới trước Quốc hội, nói rằng ông ta thất vọng trước hy vọng có thêm những tin tốt hơn. Giờ ông nhấn mạnh là “các mệnh lệnh cần thiết đã được đưa ra không do dự và không chậm trễ”, nghĩa là lệnh do Valluy chứ không phải ông. Blum xác nhận là nước Pháp buộc phải đối diện với xung đột và đảm bảo rằng người Pháp ở Đông Dương và “người dân thân thiện” có thể tin tưởng vào sự cảnh giác và giải pháp từ chính phủ. Sau đó ông ta một lần nữa nêu lại đề tài mà ông đã nhấn mạnh trong cuộc đối thoại với d’Argenlieu, tập trung vào nguyên tắc từ bỏ chủ nghĩa thuộc địa: việc chiếm hữu thuộc địa chỉ có thể chính đáng nếu nó chấm dứt. Sự thú nhận này không gây ra bất ngờ gì trong Quốc hội hay báo giới. Quan điểm của Blum đã được biết rõ. Điểm chính bây giờ là ông ta trung thành với nước Pháp trong cuộc xung đột đang tới.

Tối muộn 23-12, Quốc hội – gồm cả các đảng viên cộng sản và xã hội – nhất trí cho phép chính phủ điều chuyển ngân sách quốc phòng để gửi thêm viện binh sang Đông Dương. Báo chí đồng loạt tung hô Blum. Trên tờ báo ngôn luận của đảng cộng sản L’Humanitem Pierre Courtade nói rằng tuyên bố của Blum là “hoàn toàn hợp lý”. Thủ tướng đã chỉ ra rằng “giải pháp duy nhất: đàm phán ngay khi hòa bình và trật tự được vãn hồi”. Franc-Tireur đánh giá cao tuyên bố chống chủ nghĩa thực dân của Blum, trong khi Robert Verdier trên tờ Le Populaire gợi lên “số phận bất công” đã đặt chính phủ mới của Blum trước những trọng trách nặng nề. Mối quan tâm tương tự cho số phận bất công đối với đảng viên xã hội kỳ cựu đó là động lực cho bình luận của Alain Guichard trên L’Aube: “Ngay cả nếu không thể đồng ý với mọi điều người đứng đầu chính phủ khẳng định, sự chân thành và giằng xé bên trong ông giữa thực tại khắc nghiệt và ước mơ hòa bình của ông cho ta lý do để thông cảm”.

Giữa những người Pháp ở Sài Gòn, có sự thở phào nhẹ nhõm. Đã có kế hoạch đặt ra để đưa Moutet đi một vòng Liên bang Đông Dương, dừng chân ở Vientiane và Phnom Penh, và xóa đi mọi ý muốn ông ta có thể có về việc gặp Hồ Chí Minh. Trong khi đó, đã gần hồi phục từ những vết thương trong bệnh viện ở Hà Nội, Sainteny vẫn không thể hoàn toàn quên sự thông cảm mà ông đã đi tới đối với chủ tịch Việt Nam. Một tuần sau khi bị thương, ông viết thư cho người bạn ở Sài Gòn về mong muốn được biết vì sao các lãnh đạo Việt Minh lại đột ngột đưa ra quyết định tự sát như vậy. Ai muốn điều đó và ai chống lại điều đó? Hồ Chí Minh có tự do hành động hay không? Có thể họ bỗng nhiên nhận ra thời gian đã hết, ông nghĩ, vì mọi bước đi sai lầm có thể làm lợi cho người Pháp. Sainteny cảm thấy khó mà tin được là Hồ đồng tình với một hành động điên rồ như vậy, và ông cảm thấy chắc chắn rằng vị chủ tịch đã chịu sức ép căng thẳng. Ông tự hỏi liệu có thể tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Sainteny sẽ gặp lại Hồ với tư cách đại diện đầu tiên của nước Pháp tới Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau ngày Điện Biên Phủ sụp đổ và hiệp định Geneva được ký năm 1954. Ông cũng sẽ đóng vai trò chủ nhà cho những cuộc tiếp xúc bí mật đầu tiên giữa Henry Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris ngày 6-8-1969, ba tuần trước khi Hồ Chí Minh mất hôm 2-9-1969, ngày Quốc khánh Việt Nam. Khi bản thân Sainteny qua đời năm 1978, ba năm sau ngày Việt Nam thống nhất, ông vẫn chưa tìm ra được điều gì đã diễn ra vào cái ngày Giáp bị cắn câu.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2011, 09:37:41 pm »

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170624/Default.aspx

SỰ THẬT VỀ CHẶNG ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NGÀY 19-12-1946 (Kỳ 1)

Trần Trọng Trung

QĐND - Thứ Tư, 21/12/2011, 19:9 (GMT+7)

QĐND - Nguồn gốc sâu xa và nguyên nhân trực tiếp của sự kiện 19-12-1946 ở Việt Nam không những đã được các nhà nghiên cứu lịch sử trong nư­ớc mà còn rất nhiều ngư­ời trong giới sử học nước ngoài kết luận từ rất lâu. Vậy mà hai năm gần đây (14-7-2010 và 26-8-2011), thông qua một hãng thông tấn nước ngoài, một vị giáo sư sử học­ người Việt ở Ca-li-phoóc-ni-a - Hoa Kỳ nói rằng cuộc chiến Việt-Pháp nổ ra là do phía Việt Nam hiếu chiến. Bỏ qua rất nhiều điều kết luận sai trái của vị giáo sư­ này về giai đoạn lịch sử 1945-1946 của Việt Nam, bài viết sau đây chỉ nhằm ghi lại những sự kiện dẫn đến ngày 19-12-1946.

Nước cờ tính sai của Đờ-gôn (De Gaulle). Thiện chí hòa giải của Cụ Hồ

Một điều có thể khẳng định, đó là khi nổ ra cuộc đảo chính của Nhật (lật đổ chế độ cai trị của Pháp ở Đông Dương – ngày 9-3-1945), tổng thống Cộng hòa Pháp Sác-lơ Đờ-gôn (Charles de Gaulle) không hiểu gì về phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam đang sôi sục chuyển sang thời kỳ tiền khởi nghĩa. Chẳng thế mà chỉ nửa tháng sau cuộc đảo chính, ngày 24-3, ông ta tung ra bản tuyên bố về vấn đề Đông Dương. Nội dung chủ yếu của bản tuyên bố phản ánh tham vọng lập lại ách thống trị thực dân trên toàn lãnh thổ Đông Dương, với tư tưởng chỉ đạo "chiến tiền nguyên trạng". Theo bản tuyên bố thì Đông Dương vẫn gồm 5 xứ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Ai Lao và Cao Miên), hợp thành chính phủ Liên bang, do một viên toàn quyền đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ Pháp.

Bàn về việc làm trên đây, trong tác phẩm Lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952, sử gia Pháp Phi-líp Đờ-vi-le (Philippe Devillers) đánh giá rằng, bản tuyên bố của Đờ-gôn (De Gaulle) lạc hậu ít nhất 15 năm. Vậy mà nó vẫn trở thành sợi chỉ xuyên suốt mọi chủ trương chính sách của giới cầm quyền phản động Pháp đối với 3 nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia cho đến mùa hè năm 1954.

Dù chưa được đọc bản tuyên bố của Đờ-gôn, nhưng căn cứ vào tin tức về cuộc hội nghị giữa các nước lớn bàn về những vấn đề hậu chiến, lại sớm dự kiến tình hình sẽ phức tạp do âm mưu của phản động quốc tế, nhất là của giới cầm quyền Pháp, Cụ Hồ đã chủ động đi những nước cờ hòa giải. Qua đài vô tuyến điện của nhóm sĩ quan tình báo Mỹ OSS đang phối hợp hoạt động với ta ở Việt Bắc, Cụ đã nhân danh Mặt trận Việt Minh nhờ Bộ tư lệnh Mỹ ở Hoa Nam (AGAS) báo cho Pa-ri biết rằng, Việt Minh sẵn sàng cử đại diện cùng Pháp “nói chuyện”, hoặc ở Côn Minh (Trung Quốc) hoặc ở một địa điểm nào đó thuộc Bắc Kỳ, nhằm giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp trong tình hình mới. Sau đó, liên tiếp trong những ngày 25-7 và 18-8-1945 (khi cách mạng Việt Nam đang trong cao trào Tổng khởi nghĩa), Cụ Hồ lại gửi cho Đờ-gôn hai bản đề nghị mà nội dung chủ yếu là: 1) Chính phủ Pháp công nhận Chính phủ Việt Minh; 2) Việt Minh công nhận quyền của Pháp ở Việt Nam trong vòng từ 5 đến 10 năm, sau đó Chính phủ Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam; 3) Trong 5 – 10 năm đó, Việt Nam hưởng quyền tự trị đối nội…

Theo Pa-ty (A.Patti) - tác giả cuốn "Vì sao Việt Nam?" và Sáp-phen (R.Shaphen) - tác giả cuốn "Điều bí ẩn của Hồ Chí Minh", thì đại diện của Pháp ở Côn Minh hồi đó là Lê-ông Pi-nhông (Léon Pignon) và Giăng Xanh-tơ-ni (Jean Sainteny) đã nhận và chuyển hai bản đề nghị về Pháp, nhưng sở dĩ không có hồi âm vì những đề nghị của Hồ Chí Minh không phù hợp với những điều suy nghĩ của Đờ-gôn về tương lai Đông Dương. Giới cầm quyền Pháp đang trù tính việc khác. Vậy việc khác đó là gì?

Những năm sau này chúng ta mới biết rằng, trong cao trào Tổng khởi nghĩa, ngày 16-8-1945, khi ông Võ Nguyên Giáp vâng lệnh Cụ Hồ xuất quân từ Tân Trào về giải phóng Thái Nguyên cũng đúng là ngày Tổng thống Pháp Đờ-gôn giao cho tướng 4 sao Phi-líp Lơ-cơ-le (Philippe Leclerc) đưa quân sang Viễn Đông nhằm “hoàn thành nốt chặng đường giải phóng” (?!) mà mục tiêu đầu tiên là Sài Gòn.

Một sự trùng hợp kỳ lạ, nhưng có điều, hai người cầm quân với hai nhiệm vụ mang ý nghĩa chính trị hoàn toàn trái ngược nhau - giải phóng dân tộc và viễn chinh xâm lược.

Đờ-gôn vội vã vì “chậm chân”. Cụ Hồ chìa bàn tay hữu nghị


Khi nhân dân Hà Nội vừa giành được chính quyền và giữa lúc cuộc Tổng khởi nghĩa còn đang tiếp diễn, ngày 22 tháng 8, Cụ Hồ rời Tân Trào về Hà Nội. Chính trong ngày đó và chỉ trong một ngày 22 tháng 8 đó thôi, hàng loạt sự kiện đã dồn dập diễn ra chứng tỏ Tổng thống Đờ-gôn đang rất vội vã vì sợ bị chậm chân trong mưu đồ “trở lại” Đông Dương (1), đồng thời cũng chứng tỏ phán đoán của Cụ Hồ về âm mưu tái chiếm Đông Dương của thực dân phản động Pháp đang biến thành hiện thực. Chỉ xin dẫn lại mấy việc điển hình cùng diễn ra trong ngày 22-8-1945 khó quên đó: 1) Đờ-gôn bay sang Oa-sinh-tơn (Washington) vận động Tổng thống Ha-ry Tơ-ru-man (Harry Truman) “hãy làm ngơ” trước việc quân Pháp “trở lại thuộc địa cũ”; 2) Trên đường đưa quân sang Viễn Đông, khi qua Ca-ra-chi (Karachi) - Pa-ki-xtan (Pakistan), tướng Lơ-cơ-le (Leclerc) đề nghị và được Đô đốc hải quân Hoàng gia Anh Mao-bớt-ten (Mounbatten) hứa sẽ tạo mọi điều kiện cho quân Pháp núp dưới cờ Anh để vào Sài Gòn; 3) Từ Côn Minh (Hoa Nam), Thiếu tá tình báo Pháp Giăng Xanh-tơ-ni “bám càng” máy bay của Thiếu tá tình báo Mỹ L.A. Pa-ty (Patti) sang hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm – Hà Nội; 4) Không quân Hoàng gia Anh chở mấy “quan cai trị” Pháp và thả dù xuống 3 miền của nước Việt Nam: Mét-xme (P.Messmer) xuống Phúc Yên, Ca-xê-na (G.Casténa) xuống Thừa Thiên, Xê-di-lơ (J.Cédile) xuống Tây Ninh. Tất cả đều mang theo “giấy ủy nhiệm” được cử làm Ủy viên Cộng hòa Pháp ở mỗi miền của Việt Nam.

Trước ý đồ tái xâm lược đã quá rõ ràng của Pháp, trong bản Tuyên ngôn Độc lập đọc trong ngày lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhân danh Chính phủ lâm thời nói rõ lập trường của ta, đó là "Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp".

Với tầm nhìn xa và thiện chí hòa bình hợp tác với “nước Pháp mới”, Cụ Hồ đã chủ động chỉ đạo việc tiếp xúc với phía Pháp, nhằm thăm dò lập trường và thái độ của các phái viên đầu tiên của Pa-ri: Ở Sài Gòn, Trần Văn Giàu gặp Giăng Xê-di-lơ, ở Hà Nội Võ Nguyên Giáp gặp Giăng Xanh-tơ-ni. Sau đó, chính Cụ cũng trực tiếp gặp Lê-ông Pi-nhông và tướng A-let-xăng-đơ-ri khi họ đến Hà Nội.

Mặc dù những cuộc tiếp xúc đầu tiên đã cho thấy tim đen của những người đại diện của Pa-ri, nhưng theo đường lối hòa giải của Cụ Hồ, cuộc thương thuyết Việt-Pháp vẫn tiếp tục diễn ra ở Hà Nội ngay từ cuối tháng 9 năm 1945, lúc đầu còn trong vòng bí mật. Trong các cuộc gặp khi đứt, khi nối suốt mấy tháng cuối năm 1945 - đầu năm 1946, cuộc tranh cãi chung quanh từ "độc lập" kéo dài từ buổi này sang buổi khác. Ta không chấp nhận chế độ “tự trị”, trong khi Pháp không công nhận nền độc lập của Việt Nam.

Khoảng cuối năm 1945, trong một lần trả lời phỏng vấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với ký giả Pháp Ăng-đơ-rê Bơ-lăng-sê (André Blanchet) rằng, nếu nước Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam thì Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẽ cử một đoàn đại biểu sang thăm hữu nghị và cảm ơn nước Pháp. Như vậy, Chính phủ Pháp không hề “mất thể diện” vì công nhận Việt Nam độc lập mà trái lại, việc đó càng làm cho uy tín của nước Pháp được đề cao trên trường quốc tế. Khi nhà báo hỏi: “Thưa Chủ tịch, phải chăng như vậy có nghĩa là phía Việt Nam muốn đòi được tất cả mà không nhân nhượng chút gì?”, Cụ Hồ giải thích rằng, Việt Nam sẵn sàng nhân nhượng, nhất là về kinh tế. “Nhân dân Việt Nam muốn tiếp đón những giáo viên chứ không tiếp đón những ông chủ. Chúng tôi muốn là những người cộng tác, thậm chí là những người học trò, nhưng quyết không muốn trở lại là những người nô lệ. Việt Nam rất cần những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, nhưng không cần những viên quan cai trị”.

Hăng-ri A-dô (Henri Azeau), tác giả cuốn "Hồ Chí Minh - dịp may cuối cùng" viết: “Đáp lại những lời kêu gọi đầy tinh thần hòa giải đó, đáng lẽ phải thấy thiện chí của phía Việt Nam, thì ở Pa-ri, người ta vẫn cứ khư khư ôm lấy bản tuyên bố 24-3 được Đờ-gôn nặn ra trên cơ sở một giả thuyết ảo tưởng về lòng trung thành không hề lay chuyển của Đông Dương đối với nước Pháp”. Trong khi đó thì ở Việt Nam, vẫn theo Hăng-ri A-dô, những phần tử chủ chiến thuộc phe Đờ-gôn (mà báo chí Pháp thường gọi là “gô-lít”), từ A-lét-xăng-đơ-ri và Lê-ông Pi-nhông lúc đầu, tiếp đến là Xanh-tơ-ni và Xa-lăng, vẫn tỏ ra hết sức ngoan cố trên những vấn đề mang tính nguyên tắc.

Trong cuộc gặp gỡ ngày 8-2-1946, khi phía Pháp muốn đưa vấn đề “quân Pháp đang chuẩn bị đổ bộ lên đất Bắc Kỳ” để hòng gây sức ép với ta, đại diện Chính phủ ta rất ôn tồn nhưng thẳng thắn: “Chúng tôi muốn giữ mối quan hệ hữu nghị và bình đẳng với nước Pháp, nhưng cũng quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Chúng tôi sẽ quyết không lùi bước nếu các ông muốn dùng vũ lực, vì chúng tôi không chấp nhận trở lại cuộc sống nô lệ. Pháp là một nước lớn, có nhiều quân, trang bị đầy đủ, hiện đại. Chúng tôi có ít tay súng nhưng chúng tôi có sức mạnh của cả một dân tộc. Nếu Pháp đánh bại Việt Nam thì chiến thắng đó chẳng có gì đáng kể, ngược lại, nếu Việt Nam đánh bại Pháp thì đó sẽ là một chiến công rất vĩ đại. Các ông sắp đổ bộ ư? Chúng tôi không thể ngăn cản các ông làm việc đó, nhưng rồi máu sẽ đổ và đó là điều không hay ho gì, chúng tôi không muốn để xảy ra. Nếu Pháp coi mình là một nước tự do thì “nước Pháp mới” phải để cho chúng tôi cũng có quyền hưởng tự do.

Cứ như thế, trải qua 6 tháng, cuộc thương lượng vẫn không ra khỏi bế tắc. Mãi đến đầu tháng 3 năm 1946, do chủ động đề xuất của phía Việt Nam, hai bên mới đạt được những điểm đồng thuận nêu trong Hiệp định sơ bộ, ký ngày 6-3-1946 tại Hà Nội. Ta tạm gác từ "độc lập" và chấp nhận Việt Nam là một quốc gia tự do… là thành viên trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp, đồng thời đồng ý để cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ thay thế quân đội Trung Hoa dân quốc giải giáp quân đội Nhật. Số quân này phải rút hết sau một thời gian không quá 5 năm. Hai bên đình chỉ chiến sự và mở ngay cuộc đàm phán chính thức…

Sự nhân nhượng quan trọng đầu tiên trong cuộc đàm phán đã kéo dài hơn nửa năm này chính là nhằm tạo điều kiện pháp lý đẩy nhanh quân Tưởng về nước và buộc Pháp phải mở đường cho cuộc đàm phán chính thức trên đất Pháp.

Từ Đà Lạt đến Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Những luồng gió ngược chiều

Phản ứng quyết liệt sự ra đời của Hiệp định sơ bộ, các phần tử “gô-lít” ở Pháp cũng như ở Đông Dương lên án gay gắt Lơ-cơ-le và Xanh-tơ-ni “đã bán đứng Đông Dương cho cộng sản”, đã khờ dại chấp nhận điều khoản nói về cuộc đàm phán chính thức. Đờ-gôn đặt vấn đề: “Vì sao người ta đã không đọc kỹ bản tuyên bố của tôi? Nếu cứ như thế này thì chẳng bao lâu nước Pháp sẽ không còn đế quốc của nó nữa”. Đô đốc Đác-giăng-li-ơ (khi đó đang ở Pa-ri) họp báo nêu câu hỏi: “Chúng ta có một đội quân viễn chinh tốt mã nhường ấy, vậy mà có những người Pháp ở Đông Dương (ám chỉ Tướng Lơ-cơ-le) chỉ nghĩ đến chuyện đàm phán!”. A-lếc-xăng-đơ-rơ Va-ren-nơ (Alexandre Varenne) thì than phiền: “Nền cộng hòa đã sáng tạo được ở bên kia đại dương một sự nghiệp tráng lệ làm hiển vinh cho anh tài Pháp. Vậy mà, liệu chúng ta có sắp từ bỏ và phá hoại sự nghiệp đó hay không?”. Sau khi trở lại Sài Gòn, ngày 12 tháng 3, Đô đốc Đác-giăng-li-ơ cùng với Xê-di-lơ ra bản tuyên bố xuyên tạc rằng bản Hiệp định sơ bộ chỉ là “một bản hiệp định cục bộ giữa chính quyền Hà Nội với Ủy viên Cộng hòa Pháp tại miền Bắc” (tức là không có giá trị gì đối với Nam vĩ tuyến 16). Họ tiết lộ: Sắp tới, Nam Kỳ cũng sẽ lập một Chính phủ riêng, có quân đội và tài chính riêng…

Đác-giăng-li-ơ tìm mọi thủ đoạn trì hoãn cuộc đàm phán chính thức trên đất Pháp. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Vịnh Hạ Long ngày 24-3-1946, viên đô đốc đề nghị mở cuộc họp trù bị ở Đà Lạt nhằm “san phẳng mọi vấn đề bất đồng”. Đây là vấn đề chưa được đặt ra và thỏa thuận từ trước, nhưng Cụ Hồ vẫn chấp nhận để có thêm điều kiện trực tiếp tìm hiểu lập trường của Pa-ri.

(còn nữa)
______________
(1). Chữ “trở lại” (retour) là chữ Đờ-gôn dựng trong hai tập Hồi ký chiến tranh (Mémoires de guerre) và Hồi ký hy vọng (Memoires d’espoir) xuất bản những năm 1954 – 1959.


« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 07:48:21 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2011, 10:54:07 am »

http://qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170626/Default.aspx

SỰ THẬT VỀ CHẶNG ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NGÀY 19-12-1946 (Kỳ 2)

Trần Trọng Trung

QĐND - Thứ Tư, 21/12/2011, 22:16 (GMT+7)

QĐND - Sau này, qua sách báo của Pháp ta được biết: Phái đoàn Pa-ri sang Đà Lạt với một “chỉ thị rất nghiêm ngặt” (đề ngày 14 tháng 4 năm 1946) của ngoại trưởng Gioóc-giơ Bi-đôn (Georges Bidault), nói rằng: Không những phải làm sao cho hội nghị trù bị thất bại mà điều quan trọng là còn phải lái dư luận tin rằng, nguyên nhân đàm phán sơ bộ tan vỡ là “do phía cộng sản gây nên”. Cụ thể là phải khước từ ngừng bắn ở miền Nam; không được bàn về bất kỳ vấn đề gì thuộc phía Nam vĩ tuyến 16; phải tách Tây Nguyên ra thành “xứ Tây Kỳ tự trị”; phải đòi quân đội Việt Minh đặt dưới quyền Bộ chỉ huy Liên bang Đông Dương v.v.. Trong khi đó thì Phái đoàn Việt Nam nhận chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đấu tranh để cụ thể hóa mấy nội dung chủ yếu của Hiệp định Sơ bộ:

- Quốc gia tự do (Etat libre): Phải nói rõ nội dung và mức độ tự do, nhất là về lãnh thổ, phải thống nhất hoàn chỉnh.

- Liên bang (Fédération indochinoise): Liên bang Đông Dương chỉ thể hiện về mặt kinh tế, nhất định không chấp nhận Chính phủ Liên bang.

- Liên hiệp Pháp (Union francaise): Nhận tự do liên hiệp với Pháp nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của Việt Nam phải định rõ: Việt Nam phải được quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề của Liên hiệp có liên quan đến Việt Nam; ta phải có ngoại giao tối thiểu (với Anh, Mỹ, Nga, Hoa) và các nước láng giềng; Pháp phải giới thiệu Việt Nam vào Liên hợp quốc; về tài chính, ta phải có ngân hàng, tiền tệ riêng; về kinh tế, chủ quyền kinh tế của Việt Nam phải thuộc Nhà nước Việt Nam; về quân sự, ta không chấp nhận tổ chức quân sự liên bang, phải định rõ quân số, địa điểm và thời gian đóng quân của Pháp trên đất nước ta…

Thật không có gì là khó hiểu vì sao ngay từ buổi họp đầu tiên, lập trường hai bên đã xung khắc như nước với lửa. Ta sớm thấy lập trường của Pháp gói gọn trong ba điểm chính: 1) Việt Nam không chỉ gồm ba “Kỳ” mà thành phần của nó (nhiều “Kỳ” hay ít) là do trưng cầu dân ý quyết định; 2) Cuộc trưng cầu dân ý (do Pháp tổ chức) chỉ diễn ra ở Nam vĩ tuyến 16; Chính phủ Việt Nam không được tham dự vào các vấn đề chính trị của phần lãnh thổ phía Nam trước khi có kết quả trưng cầu dân ý; 3) Hội nghị trù bị sẽ không bàn đến nội trị các xứ Nam Kỳ và “Tây Kỳ”. Trong khi đó, bên ngoài hội nghị, phía Pháp có những hành động hết sức ngang ngược khiến cho hội nghị càng thêm căng thẳng. Ví dụ: Đòi trục xuất ông Tạ Quang Bửu ra khỏi Đà Lạt, ngang nhiên bắt ông Phạm Ngọc Thạch đưa về Sài Gòn, đòi ta phải “xin phép” mới được dùng điện đài (của ta) để liên lạc với Hà Nội v.v..

23 ngày (19-4 đến 11-5-1946) căng thẳng nặng nề trôi đi, hội nghị kết thúc mà không đạt kết quả gì tích cực. Tuy nhiên, theo chỉ thị của Cụ Hồ, phái đoàn ta không chủ trương “cắt cầu”. Tại Đà Lạt, trả lời phóng viên nước ngoài, ông Giáp nói rằng, hội nghị chỉ phản ánh một sự bất đồng hữu nghị. Phía Pháp không có lý do gì để khước từ cuộc đàm phán chính thức trên đất Pháp như đã quy định trong Hiệp định Sơ bộ.

Một ngày sau khi hội nghị Đà Lạt kết thúc, tờ Lăng-tăng-tơ (L’Entente) của Pháp xuất bản ở Hà Nội viết: “Thực chất thất bại của hội nghị trù bị là kết quả điều hành của Phó trưởng đoàn Việt Nam Võ Nguyên Giáp - một bộ trưởng cộng sản”. Tờ báo đã phản ánh đúng chỉ thị của Pa-ri: Đàm phán để phá hoại đàm phán rồi đổ thừa cho phía những người đối thoại.

Gần hai tháng sau, hầu như những gì đã diễn ra ở Đà Lạt lại được tái diễn ở Phông-ten-nơ-blô. Ngoài phần lớn các thành viên đã từng có mặt trong hội nghị trù bị, người ta thấy có thêm đô đốc Bác-giô (Barjot), người mà báo chí Pháp gọi là “đại diện riêng và giấu mặt” của Đờ-gôn đến để “giám sát” hội nghị. Lần này, Gioóc-giơ Bi-đôn (là thủ tướng kiêm ngoại trưởng của Chính phủ mới được thành lập ngày 19-6-1946) cũng có chỉ thị rõ ràng hơn, cụ thể hơn về phương châm “đàm phán để phá hoại đàm phán”. Chỉ thị viết: “Vì lý do chống nguy cơ cộng sản, phải làm sao đạt được sự bảo đảm không để nước Việt Nam trở thành một con cờ mới trên bàn cờ Xô-viết, một vệ tinh mới của Mạc-tư-khoa".

Sau khi nghe phổ biến chỉ thị của Bi-đôn (Bidault) và biết mưu đồ của giới cầm quyền Pháp quyết làm cho hội nghị thất bại, một thành viên của phái đoàn Pháp là giáo sư Pôn Ri-vê (Paul Rivet) đã tuyên bố tẩy chay không tham gia phái đoàn. Trong thư đề ngày 5-7-1946 gửi bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Ma-ri-uýt Mu-tê (Marius Moutet), giáo sư viết: “Tôi cự tuyệt không tham gia các cuộc thảo luận ở Phông-ten-nơ-blô vì tôi không muốn biến mình thành một kẻ bị lừa gạt, một kẻ đồng lõa…”.

Ý đồ của giới chính quyền Bi-đôn đủ lý giải vì sao sau hơn hai tháng (từ ngày 6-7 đến 8-9-1946), hội nghị chính thức Phông-ten-nơ-blô cũng chịu chung số phận như hội nghị trù bị Đà Lạt.

Điều cần nói thêm là trải qua gần ba tháng có mặt ở thủ đô Pa-ri, với danh nghĩa khách mời của Chính phủ Pháp, không trực tiếp tham dự cuộc thương thuyết nhưng Cụ Hồ đã hoạt động không mệt mỏi nhằm góp phần xây dựng mối quan hệ bình đẳng và hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Pháp, đề cao vị thế của Việt Nam, tranh thủ cảm tình của nhân dân Pháp và thế giới.

Suốt 86 ngày ở Pa-ri, Cụ Hồ tiếp xúc với các ký giả Pháp hoặc nước ngoài gần 60 lần - một kỷ lục hiếm thấy trong hoạt động báo chí của một nguyên thủ quốc gia trên đất khách. Cuộc họp báo đầu tiên thu hút hàng trăm ký giả Pháp và nước ngoài. Chủ đề được Cụ luôn khẳng định là nhân dân Việt Nam không muốn chiến tranh, nguyện vọng nóng bỏng của người Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Đó chính là nền tảng đường lối đối ngoại hợp tác thật thà và thân thiện trong hòa bình và hữu nghị với Chính phủ và nhân dân nước Pháp mới.

Ngày 2 tháng 7, Thủ tướng Pháp chính thức tiếp đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo sứ giả Hăng-ri A-rô thì hôm đó, trong bài diễn văn của mình, Gioóc-giơ Bi-đôn “nói toàn những lời vô vị, trống rỗng và bóng gió”, trong khi đó thì vị khách châu Á chủ động đi thẳng vào vấn đề nhằm ngăn chặn ý đồ thôn tính và chia cắt của phía Pháp. Cụ nói: “Trước khi chính thức chào mừng Chính phủ Pháp, tôi đã có dịp thăm xứ Ba-xcơ (Basque). Sự tiếp xúc của tôi với xứ đó đã cho tôi nhiều bài học. Tuy họ giữ màu sắc riêng, ngôn ngữ và phong tục riêng, như­­ng dân Ba-xcơ vẫn là dân Pháp. N­­ước Pháp tuy có nhiều vùng miền khác nhau, như­ng vẫn là một n­ư­ớc thống nhất và không thể chia sẻ… Chúng ta đều đ­ư­ợc kích thích bởi một tinh thần: Triết lý đạo Khổng và triết lý phương Tây đều tán dư­­ơng một nguyên tắc đạo đức: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”.

Ngoài giới báo chí, các chính khách và tướng lĩnh Pháp là đối tượng mà Cụ Hồ tiếp xúc nhiều lần. Cụ đã nói với họ những lời rất chân thành về nguyện vọng giữ cho mối quan hệ Việt-Pháp "không có tiếng súng". Có người vì thiện chí mà sốt sắng và công khai ủng hộ nguyện vọng độc lập của nhân dân Việt Nam nhưng cũng có những người đến lúc đó vẫn chưa thay đổi nếp suy nghĩ thực dân thâm căn cố đế. Đó là các cựu toàn quyền Đông Dương A-lét-xăng-đơ-rơ và An-be Xa-rô, những người đã từng ra lệnh truy nã Nguyễn Ái Quốc mấy thập kỷ trước. Giờ đây, ngay những ngày Cụ Hồ có mặt ở Pa-ri, trên tờ Rạng Đông (Aurore-số ra ngày 6-8-1946), Va-re-nơ còn viết những câu nặng mùi thực dân, với khẩu khí “rất xưa” của một quan toàn quyền Đông Dương. Cuộc gặp gỡ Hồ Chí Minh - Va-re-nơ được giới báo chí coi là một cuộc đối thoại khá đặc biệt giữa hai chính khách chênh nhau 20 tuổi. Với phong cách rất riêng, Cụ Hồ đã chủ động tạo nên không khí hòa giải để nói với người đối thoại về thiện chí đàm phán và nguyện vọng độc lập của Việt Nam trong mối quan hệ hữu nghị với nước Pháp mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành nhiều thời gian trực tiếp nói chuyện với các thành viên trong phái đoàn đàm phán của Pháp. Mỗi lần tiếp xúc với họ là một cuộc đấu tranh không khoan nhượng.

Giới kinh doanh cũng là những người sớm đến tiếp kiến Cụ Hồ để tìm hiểu lập trường của Chính phủ Việt Nam đối với quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Với các vị khách này, Cụ Hồ thường nói lên điều mong mỏi hội nghị Phông-ten-nơ-blô đạt kết quả tích cực để khai thông mối quan hệ kinh tế giữa hai nước. Cụ không giấu diếm mà nói Việt Nam rất cần những người thầy, những kỹ sư, những chuyên gia về kinh tế. Người Việt Nam “sẵn sàng làm học trò” về mặt này.

Một tuần sau khi Hội nghị Phông-ten-nơ-blô khai mạc, cuộc họp báo ngày 12 tháng 7 được các ký giả coi là rất quan trọng và bổ ích. Cụ Hồ đã nói đầy đủ về lập trường thương thuyết của Việt Nam đang được đặt trên bàn thương thuyết: 1) Việt Nam đòi quyền độc lập. Độc lập không có nghĩa là tuyệt giao với Pháp mà ở trong Khối Liên hiệp Pháp; 2) Việt Nam không chịu có Chính phủ Liên bang; 3) Nam Bộ là một bộ phận của Việt Nam. Không ai, không lực lượng nào có thể chia cắt; 4) Việt Nam sẽ bảo vệ tài sản của người Pháp, nhưng phía Pháp phải tuân theo luật lao động của Việt Nam và Việt Nam giữ quyền mua lại những tài sản có quan hệ tới quốc phòng; 5) Nếu dùng đến cố vấn thì Việt Nam sẽ ưu tiên dùng người Pháp; 6) Việt Nam có quyền phái đại sứ và lãnh sự đi các nước.

Một tháng sau, trong bối cảnh cuộc đàm phán đang giậm chân tại chỗ, trong cuộc họp báo ngày 13 tháng 8, trả lời ông Rông-sắc (Báo Pháp Phrăng-ti-rơ (Franc-tireur), Cụ Hồ nói:

- "Tôi sang đây để hòa giải. Tôi không muốn về Hà Nội với hai bàn tay trắng mà với những kết quả cụ thể, một sự khẳng định tương lai hợp tác mà chúng tôi mong đợi… Tinh thần thiện chí của Việt Nam khi ký hiệp ­ước còn giá trị hơn mọi văn bản và lời nói, vì chúng tôi kiên quyết bảo đảm những lợi ích tinh thần, văn hóa và vật chất của Pháp và ngược lại, Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng tôi. Tôi xin nhắc lại: Một từ “độc lập” là đủ để đư­a lại một sự tín nhiệm đang cần được khẳng định…

Được hỏi về vấn đề Nam Bộ mà phía Pháp vẫn chủ trương tách khỏi Việt Nam, Cụ Hồ nói: "Về mặt dân tộc và lịch sử, Nam Bộ là đất của Việt Nam, đó là thịt của thịt chúng tôi, là máu của máu chúng tôi. Như­­ các vùng Bretagne và Basque là những bộ phận không thể tách rời của nư­­ớc Pháp… Xin nhớ rằng, trước khi đảo Coóc-xơ (Corse) thuộc về nước Pháp thì Nam Bộ đã là của Việt Nam rồi…".

Trải qua nhiều phen đứt nối, cuộc đàm phán đã đứng tr­­ước nguy cơ tan vỡ. Nhờ sự vận động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 9, hai phái đoàn tiếp tục các cuộc “họp hẹp” như­­ng cũng chỉ trải qua ba buổi, cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 9 đ­ư­ợc coi là cuộc họp cuối cùng. Tr­­ước tình thế khả năng hòa hoãn ngày càng giảm, khả năng nổ ra xung đột quy mô toàn cục ngày càng tăng, để dành thời gian cần thiết cho công cuộc chuẩn bị kháng chiến, đêm 14 rạng 15 tháng 9, Cụ Hồ ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ư­­ớc.

Báo chí trong nước đánh giá: Đây là bước nhân nhượng cuối cùng, nhân nhượng thêm nữa sẽ vi phạm quyền lợi tối trọng của dân tộc.

Ta càng nhân nhượng - địch càng lấn tới. Tức nước vỡ bờ

Mặc dù hai bên Việt-Pháp đã lần lượt ký Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, nhưng những phần tử “gô-lít” vẫn chủ trương dùng vũ lực, vẫn tìm mọi thủ đoạn để lấn tới.

Ngày 1 tháng 6, khi phái đoàn ta vừa lên đường sang Pháp thì tại Sài Gòn, Đô dốc Đác-giăng-li-ơ chính thức cho ra đời cái gọi là "Chính phủ lâm thời cộng hòa Nam Kỳ". Ngày 8-6, đến Cai-rô (Ai Cập) và nhận đư­­ợc tin này, Cụ Hồ nói với tư­­ớng Ra-un Xa-lăng (tháp tùng chuyến đi) rằng: "Tôi vừa quay lưng đi, người ta đã nặn ra cái chính phủ Nam Kỳ"! Phía Pháp cố tình kéo dài cuộc hành trình bằng máy bay của phái đoàn ta từ Hà Nội sang Bi-a-rit-dơ, một thị trấn ở Tây Nam nước Pháp. Báo chí Pháp hồi đó đã hài hước gọi chuyến đi 11 ngày này là “chặng đường bí ẩn”.

Ngay từ những ngày đầu Cụ Hồ đặt chân lên đất Pháp, những người Pháp ở Đông Dương đã liên tiếp đặt Chính phủ ta trước hàng loạt “việc đã rồi”. Họ tập hợp một số tay sai ở Đông Bắc chuẩn bị lập "xứ Nùng tự trị", mở cuộc hành quân đánh chiếm một số địa bàn trọng yếu ở Tây Nguyên (ngày 21-6) để chuẩn bị lập "xứ Tây Kỳ tự trị", triệu tập bọn tay sai ba nước họp "hội nghị Liên bang Đông Dương" ở Đà Lạt… Ngay tại Hà Nội, cùng với việc cho quân chiếm đóng trái phép Phủ toàn quyền cũ (ngày 23-6), họ tập hợp một số tên phản động trong các đảng Việt quốc - Việt cách (thân Tưởng trước đây, nay đã thay thầy đổi chủ) chuẩn bị làm đảo chính hòng lật đổ chính quyền cách mạng.

(còn nữa)




Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #35 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 09:27:50 pm »

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/301/302/302/170730/Default.aspx

SỰ THẬT VỀ CHẶNG ĐƯỜNG DẪN ĐẾN NGÀY 19-12-1946 (Tiếp theo và hết)

Trần Trọng Trung

QĐND - Thứ Năm, 22/12/2011, 20:28 (GMT+7)

QĐND - Không phải ngẫu nhiên mà đúng vào dịp này, Pa-ri thay tướng cầm đầu quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Giữa tháng 7, tướng Phi-líp Lơ-cơ-le bị triệu hồi vì đã công khai thừa nhận rằng, sức mạnh Việt Nam là "sức mạnh của cả một dân tộc". Quyền tổng chỉ huy chuyển sang tay tướng Ê-chiên-nơVa-luy, tay chân thân tín của tập đoàn chủ chiến Bi-đôn Đác-giăng-li-ơ. Trong những ngày cuộc thương thuyết ở Phông-ten-nơ-blô đang bế tắc, viên tướng này đã nhiều lần điện về Pa-ri yêu cầu “cho đánh ngay”, phản đối mọi cuộc thương lượng nhùng nhằng".

Trong bối cảnh đó, hội nghị quân sự toàn quốc họp tại Hà Nội ngày 19-10, Thường vụ Trung ương Đảng đã kết luận: "Nhất định không sớm thì muộn, Pháp sẽ đánh mình và mình cũng nhất định phải đánh Pháp. Theo tinh thần và tư tưởng chỉ đạo đó, công việc chuẩn bị kháng chiến toàn quốc của quân và dân ta tiếp tục được triển khai ngày càng khẩn trương, thiết thực, cụ thể, để đất nước tránh lâm vào thế bị động khi kẻ thù buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chiến đấu.

Từ ngày Cụ Hồ về nước, những yêu sách ngang ngược của phía Pháp cùng với những “việc đã rồi" vẫn tiếp diễn. Bắt đầu là bức thư ngày 7-11 của Đô đốc Đác-giăng-li-ơ đòi giải tán Ủy ban hành chính Nam Bộ, đòi LLVT của ta ở miền Nam phải ngừng hoạt động. Ở ngoài Bắc, từ chỗ đơn phương tổ chức Phòng thuế và kiểm soát ngoại thương ở Hải Phòng, ngày 20-11, quân Pháp gây hấn rồi đánh chiếm Hải Phòng và thị xã Lạng Sơn, hòng bịt đường giao lưu của ta với nước ngoài cả trên bộ và trên biển. Đây được coi là một bước ngoặt trong âm mưu xâm lược của địch. Như sau này tướng Moóc-li-e (chỉ huy quân Pháp ở miền Bắc) nhận xét: "Việc đánh chiếm thành phố cảng có nghĩa là Hiệp định 6 tháng 3 và Tạm ước 14 tháng 9 tan vỡ hoàn toàn… Sự kiện Hải Phòng chứng tỏ một cách cụ thể rằng, nước Pháp đã chọn chính sách dùng bạo lực".

Trước không khí ngày càng nóng lên trong quan hệ Việt-Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn kiên trì gửi thư cho Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Bi-đôn và nhân dân Pháp, cố gắng tìm kiếm những khả năng hòa hoãn nhỏ nhất, dù lúc này đã rất mong manh. Trong thư gửi tổng chỉ huy Va-luy và tướng Moóc-li-e, Cụ phản đối việc quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, đòi quân Pháp phải rút về vị trí trước ngày 20-11; đòi đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Liên kiểm Việt-Pháp để thực thi Tạm ước. Bức thư ngày 6-12 gửi Quốc hội và Chính phủ Pháp, cuộc nói chuyện ngày 7 với ông Mô-pha (Moffard), Giám đốc Vụ châu Á, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, công hàm ngày 13 gửi Chính phủ Pháp và Đô đốc Đác-giăng-li-ơ, thông điệp ngày 15 gửi thủ tướng Pháp v.v.. tất cả đều biểu thị thiện chí muốn cùng phía Pháp tìm một giải pháp thỏa đáng để cứu vãn tình thế. Ngày 7-12, trả lời phỏng vấn của phóng viên Béc-na Đơ-ran-be của tờ Pa-ri-Sài Gòn, một lần nữa Cụ Hồ khẳng định: "Đồng bào tôi và tôi thành thực mong muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn và nhân dân Pháp cũng không muốn chiến tranh… Chúng tôi muốn ngăn chặn cuộc chiến tranh này bằng mọi giá. Chúng tôi tha thiết độc lập, độc lập trong Khối Liên hiệp Pháp… Nỗ lực khôi phục của nước Việt Nam cũng như của nước Pháp không cho phép để xảy ra cuộc tàn sát và những đau khổ này… Nếu chúng tôi buộc phải chiến đấu, chúng tôi sẽ chiến đấu. Chúng tôi biết rõ những gì đang chờ đợi chúng tôi. Nước Pháp có đủ những phương tiện ghê gớm. Cuộc chiến đấu sẽ khốc liệt, nhưng nhân dân Việt Nam sẵn sàng chịu đựng tất cả chứ không chịu mất tự do. Tuy nhiên, tôi hy vọng và thiết tha mong rằng chúng ta không phải chấp nhận giải pháp này…".(1)

Từ trung tuần tháng 12, trước tình hình quan hệ Việt-Pháp đã trở nên nóng bỏng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn liên tiếp gửi thông điệp cho Chính phủ Pháp và cho thủ tướng mới của Pháp là Lê-ông Blom nhằm cùng nhau cứu vãn tình thế. Do điều kiện thông tin lúc đó, ta chưa thể chuyển thẳng thông điệp sang Pa-ri mà phải gửi qua đài của Pháp ở Sài Gòn và những người Pháp ở Đông Dương đã lợi dụng thực tế đó để cố tình trì hoãn việc chuyển những thông điệp của ta nhằm tiếp tục đặt Chính phủ mới của Pa-ri trước những "việc đã rồi". Thông điệp ngày 15-12 chỉ được Xanh-tơ-ni chuyển vào Sài Gòn ngày 16 và ngày 18-12 Va-luy mới chuyển về Pháp, kèm theo những lời nhận xét thiếu xây dựng. Ngày 18-12, Bộ chỉ huy Pháp gửi tối hậu thư đòi được quyền quản lý thủ đô Hà Nội, đòi ta giải giáp tự vệ chiến đấu thành phố, nếu không họ sẽ tự cho quyền chuyển sang hành động vào ngày 20-12-1946.

Rõ ràng là khả năng hòa hoãn không còn, phía Pháp đã công khai tuyên chiến. Ngày 18-12, tại Vạn Phúc (Hà Đông), Thường vụ Trung ương họp mở rộng quyết định phát động kháng chiến toàn quốc. Tuy vậy, với tinh thần đến phút chót vẫn cố gạn chắt khả năng hòa hoãn cuối cùng, sáng 19-12, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn viết thư giao cho ông Hoàng Minh Giám đi gặp Xanh-tơ-ni, nhưng ông ta kêu mệt hẹn đến hôm sau mới tiếp phái viên của Chính phủ ta. Hôm sau, tức ngày 20-12, là thời điểm mà quân Pháp sẽ hành động như Bộ chỉ huy Pháp đã “cảnh báo” trong tối hậu thư. Theo hồi ký "Thư ký của Bác Hồ kể chuyện" thì sau khi nghe báo cáo phía Pháp khước từ không tiếp phái viên Chính phủ, mọi người "thoáng thấy Bác hơi cau mày, rồi nói khẽ như buột miệng: Hừ thì đánh!". Như cách diễn đạt của sử gia Phi-líp Đơ-vi-le sau này, khi mà guồng máy chiến tranh của Pháp đã bắt đầu quay, quay một cách tàn nhẫn, khi mà sợi dây mong manh cuối cùng giằng níu chiếc cầu hòa hoãn đã bị phía Pháp chặt đứt, thì tiếng "Hừ" trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh mới là quyết định cuối cùng. Câu nói như buột miệng đó của Cụ đã đi vào lịch sử.

Chiều 19-12, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tập thể Thường vụ thông qua lần cuối cùng để phát đi toàn quốc.

Đêm hôm đó, để giành chủ động, quân ta được lệnh nổ súng trước trên khắp các mặt trận. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Đúng như lời Tổng bí thư Trư­ờng Chinh nhận định, 20 giờ đêm hôm đó là thời điểm nín nhịn đã nung nấu trong lòng dân tộc ta biết bao uất hận, nổ thành một sức mạnh xung thiên.

Tính chi li ra, từ ngày 23-9-1945, ngày quân Pháp bắt đầu gây hấn ở Sài Gòn, cho đến khi số phận của quân viễn chinh Pháp đ­ược quyết định trên cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên Phủ, ngày 7-5-1954), cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đã trải qua 8 năm 8 tháng. Dưới sự chèo chống của 20 đời thủ tướng Pháp, bằng mọi mưu đồ và kế hoạch chiến lược của 7 vị tổng chỉ huy quân viễn chinh và với sự viện trợ không ngừng tăng của Mỹ, giấc mộng giành lại “bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa thuộc địa” của Đờ-gôn và giới thực dân phản động Pháp vẫn tan thành mây khói. Phải 12 năm sau sự kiện Điện Biên Phủ, trong thư đề ngày 8-2-1966 gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, cựu Tổng thống Đờ-gôn mới tỏ sự nuối tiếc rằng: Giá mà, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giữa Pháp và Việt Nam có sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn(?!) thì đã tránh được thảm họa đang giằng xé đất nước Ngài hôm nay. Như vậy là Xác-lơ Đờ-gôn đã "thấy vấn đề". Nhưng đáng tiếc thay, đó chỉ là một sự nuối tiếc quá muộn màng. Muộn màng hai thập kỷ.

Không ai nghĩ rằng, câu chuyện cũ sẽ được nhắc lại một cách khéo léo, tế nhị, hơn 10 năm sau đó. Chẳng là, tháng 4-1977, hãng thông tấn Pháp AFP đã dẫn lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói với Tổng thống Va-lơ-ri Git-xca Đéc-xtanh nhân chuyến sang thăm Pháp, rằng: Trong quan hệ lâu dài với Việt Nam, nước Pháp thường tính sai nhiều nước cờ.
_______________
(1) Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Tập 3, Nxb CTQG 1993, trang 350

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 05:22:18 pm »

Hê! Rất cám ơn các bác cho thông tin. Nhưng những gì "chính sử" đã nói thì hầu hết mọi người có thể đã nghe giảng. Cái mà có lẽ mọi người cần là những dữ liệu có thể chứng minh hoặc bác bỏ các bài của chiangshan cơ. Thí dụ như chỉ ra những mâu thuẫn (những chứng cứ) để bác bỏ hoặc những chứng cứ ủng hộ bài viết đó. Còn những dữ kiện chung chung để ủng hộ dòng thông tin chính thống thì tôi nghĩ chúng ta được (bị) nghe nhiều rồi !  
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2012, 11:56:24 pm »

Một số dữ kiện liên quan:

- Về hoạt động của các lực lượng vũ trang ta: theo tài liệu ta thì phần lớn 5 tiểu đoàn chính quy đóng rải rác trong thành phố và đều tham gia tấn công chứ không phải án binh bất động như tác giả nhận định. Tuy nhiên thời gian nổ súng chính xác của các đơn vị này không rõ.

Một số đơn vị vệ quốc đoàn không hề nhận được lệnh và hoàn toàn bị bất ngờ: trung đội gác chung với quân Pháp ở đầu cầu Long Biên phía Gia Lâm bị tấn công trước phải bỏ vị trí rút lui. Trung đội đóng ở sở liên kiểm của ta cũng bị tấn công khi không phòng bị, phần lớn hy sinh và bị bắt. 2 tiểu đội cùng đi tuần tra chung bằng xe của Pháp, khi súng nổ địch cho xe chạy thẳng vào Thành, chiến sĩ ta bị động nhảy xuống bị bắn theo, hầu hết hy sinh.

Lệnh phổ biến cho tự vệ thì khá tốt, có những nhóm chỉ 1 tiểu đội có nhiệm vụ đánh 1 nhà Pháp kiều cũng được biết và chuẩn bị trước.

Tài liệu của ta cũng cho rằng ngay từ 20h30 đã có những mũi quân Pháp từ trong Thành tiến ra phản kích (tài liệu Pháp là 21h30, 1 tiếng rưỡi sau khi ta nổ súng).

- Tại sao đài phát thanh Bạch Mai không phát Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: theo tài liệu ta, đài đã được sơ tán và phần còn lại được tự vệ phá hủy bằng mìn theo kế hoạch. Tất nhiên ở đây sẽ đặt ra câu hỏi là vì sao không phát trước rồi phá hủy sau, điều này thì ta không trả lời được.

Thời điểm lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến được phát cũng không thống nhất: sáng 20/12 (hồi ký tướng Giáp), đêm 20/12 và sáng 21/12 (tài liệu Pháp) hoặc đêm 19/12 (hồi ký của trung tướng Trần Quý Hai viết là ông nghe lời hiệu triệu của Hồ Chủ tịch lúc nửa đêm, sau đó Huế bắt đầu nổ súng).

- Các đô thị khác nổ súng muộn: nguyên nhân được lý giải là do tổ chức thông tin của ta kém. Theo hồi ký của 1 cán bộ thông tin ở Huế, sở bưu điện (nơi đầu tiên nhận được lệnh) sơ tán khỏi thành phố nên tới 20h00 cán bộ bưu điện mới chuyển được lệnh tới ông này, và sau đó còn phải qua nhiều nấc nữa nên gần nửa đêm mới đến được chỉ huy mặt trận.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 01:38:33 am »

Hê! Rất cám ơn các bác cho thông tin. Nhưng những gì "chính sử" đã nói thì hầu hết mọi người có thể đã nghe giảng. Cái mà có lẽ mọi người cần là những dữ liệu có thể chứng minh hoặc bác bỏ các bài của chiangshan cơ. Thí dụ như chỉ ra những mâu thuẫn (những chứng cứ) để bác bỏ hoặc những chứng cứ ủng hộ bài viết đó. Còn những dữ kiện chung chung để ủng hộ dòng thông tin chính thống thì tôi nghĩ chúng ta được (bị) nghe nhiều rồi !  

Vì thế bác loại "chính sử" ra khỏi cơ sở tranh luận?

Em hiểu ý bác muốn nói, nhưng vì không phải hiểu biết của tất cả mọi người đọc đều toàn diện như nhau, có cái nhìn từ nhiều hướng cũng tránh được khỏi những lệch lạc.
Về tài liệu mà bác Chiangshian đã đưa, thú thực em không có ý định tìm hiểu sâu, nhưng chứng minh nó đúng hẳn hay sai hẳn thì cũng khó, vì nó có vẻ "vô thưởng vô phạt" dựa trên một loạt các giả thiết với cơ sở không chắc chắn. Liệu có chắc rằng có "phe cụ Hồ", "phe tướng Giáp" hay chỉ là võ đoán? Liệu rằng chính phủ mới của Pháp thực lòng có thiện ý. Và khi họ có thiện ý, liệu rằng họ đã thống nhất được quyền lực để ra tiếng nói quyết định khi mà thực tế cho thấy thời gian cầm quyền của họ trong giai đoạn này cũng như giai đoạn 1936 đều rất ngắn? Liệu Pháp có dám hy sinh một mắt xích quan trọng có thể gây hệ quả đối với chuỗi thuộc địa đang lung lay của họ để dẫn đến những hệ lụy về sau? Liệu cụ Hồ có nên thưởng thức món "bánh vẽ" để khi "được vạ thì má đã sưng"? Mà chắc gì đã "được vạ"?

Em thì em tin rằng "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng có dã tâm cướp nước ta một lần nữa." Lại là chính sử phải không ạ?
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2012, 02:01:07 am »


- Tại sao đài phát thanh Bạch Mai không phát Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: theo tài liệu ta, đài đã được sơ tán và phần còn lại được tự vệ phá hủy bằng mìn theo kế hoạch. Tất nhiên ở đây sẽ đặt ra câu hỏi là vì sao không phát trước rồi phá hủy sau, điều này thì ta không trả lời được.


Trả lời câu hỏi này cũng không quá khó bác chiangshan ạ. Chuyển nhà mình thôi cũng đã phải mất cả ngày. Bản tin vừa phát ra, Pháp tập trung quân đánh vào đấy thì coi như mất hoàn toàn.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM