Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:41:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ai chém Liễu Thăng  (Đọc 35978 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 10:13:30 pm »

Em bây giờ vẫn còn giữ được cuốn truyện tranh Chiến thắng Chi Lăng, nếu theo sách đó thì quân ta vờ đánh thua rồi bỏ chạy, tướng Trần Lựu là diễn viên chính trong vụ này. Khi Liễu Thăng bị kích đến độ kiêu mạn, hắn cùng mấy trăm kỵ binh hùng hổ dẫn đầu đoàn quân truy kích, vừa qua 1 cái cầu thì bị "đặc công" của ta phá sập, thế là mấy trăm thằng trở thành bia cho các mũi tên, mũi lao của quân Lam Sơn.

Một số sách viết về những giai thoại thời chống Minh cũng có đoạn nói về cái chết của Liễu Thăng. Theo dó quân ta phục binh chờ bọn nó đến nhưng để cho các nhóm quân đều biết giặc Minh đã lọt vào trận địa mai phục để đồng loạt tấn công nên đã làm 1 cái trống treo rất cao. Quân ta biết Liễu Thăng là kẻ cao lớn, hơm hĩnh nên dùng kế kích tướng, 1 đòn tâm lý quá cao tay. Y như rằng khi phóng ngựa qua đó, bọn Minh thấy chiếc trống mới bàn tán đoán già đoán non là Nam quân chắc có kẻ cao lớn mới có thể đánh được chiếc trốgn treo cao đến vậy, thằng Liễu Thăng nghe thế bực mình giơ đao đánh vào mặt trống rồi nói: "An Nam lại có đứa cao hơn tao à?"...Hắn ko ngờ tiếng trống đó chính là giờ điểm cái chết của mình, quân ta nghe tiếng trống đồng lọat đổ ra chém giết...Truyền rằng cái xác ko đầu của Liễu Thăng sau biến thành đá, nằm ở làng Cốc thuọc đất Chi Lăng, dân gian gọi đó là đá Liễu Thăng.

Còn về vụ Xương Giang, trong trận này bọn Minh chỉ có duy nhất 1 thằng quan nho nhỏ chạy thoát được, còn đâu mấy vạn đều bị giết và bắt sống
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #11 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2008, 04:14:32 am »


Nghĩa quân nhà ta chắc mới, súng pháo còn ít và còi. Minh triều lấy được bí quyết súng nhà ta, tưởng thế là to. Tiếc nhất là không ghè chết được con quỷ tầng địa ngục thứ 18 là Trương Phụ.


Em nhớ là đã đọc trong 1 tài liệu (tài liệu cổ, tin tưởng được, không phải wiki Cheesy) có nói Đặng Dung đã 1 lần đột kích thành công vào thuyền chỉ huy của Trương Phụ. Nhưng rủi ở chỗ ông không có lệnh truy nã nên không biết mặt hắn và Trương Phụ đã chuồn mất. Quá tiếc. Hồi đó nếu Đặng Dung chặt được 1 gươm vào cổ con quỷ già đó thì có lẽ ông đã không phải cảm hoài : "vận khứ anh hùng ẩm hận đa"

Minh sử và thực lục đều nói đến chiện này. Ngoài ra, đại sự ký cũng có nói đến. Thằng dịch hạch ấy sống dai thế chứ.

Trương Phụ là con của Trương Ngọc, chiến hữu của Chu Nguyên Chương, tâm phúc của Yên Vương Chu Lệ. Sau Chu Lệ diệt cháu, chiếm triều rồi thiên đô về Bắc Kinh. Các bằng hữu của Trương Ngọc, những đại tướng khai quốc, đều bị Chu Nguyên Trương tận diệt, nhiều người chết cả 3 họ 9 họ. Trương Ngọc nhờ được theo Yên Vương mà sống.

Con cáo già Trương Phụ thực ra không phải là một viên tướng giỏi. Hắn có biệt tài là Chu Lệ không bao giờ nghi ngờ cả. Thông thường, đi viễn chinh, cầm nhiều quân, thường bị Chu Lệ nghi. Thời Minh lập quốc đến Chu Lệ, thường khi đánh to đến 20-30 vạn quân thì vua đã thân chinh, có gì đem đi hết chỉ để ở nhà đám hậu cần, vì nghi kỵ nhau, nhưng Trương Phụ cầm 80 vạn quân viễn chinh An Nam, đây là cuộc xâm lược lớn nhất trong lịch sử Đại Việt. Đáng tiếc là "họ hồ chính sự phiền hà", thật ra là hủ nho nhà ta đang chế bai các "biến pháp" của nhà Hồ. Đáng tiếc nữa là ngà Nguyễn về sau xin Minh Sử viết lại bóp méo thời kỳ này trong Khâm Giám, nhà Nguyễn đê hèn thế nào thì không cần nói.
Thằng quỷ Trương Phụ thiếu đầu óc, tiến hành chống nghi ngờ theo một phương án khác. Nó giết sạch dân vùng nó chiếm được và chả ai nghi nữa. Đánh dân Miêu Choang, hắn vây chặt, đầu độc tất cả các nguồn nước. Theo báo cáo của nó thì 3 phần dân Miêu Choang chết 2, còn một phần chắc tự tử rồi. Để dập tắt một nước, ví như Miêu Choang, hắn không đánh được quân, nhưng đem giết sạch dân. Biện pháp "Mưu phạt tâm công" của hắn là giết dân "xác chất thành núi, ruột quấn thành cây to, rán người lấy mỡ..." rồi chi tiền mua vui để "nhiều người mổ bụng người chửa cắt tai hài nhi lĩnh thưởng"... để khủng bố tinh thần. Không phải là tướng giỏi, hắn không lĩnh những vị trí chủ chốt của chiến dịch, trận đánh... nhưng chiến dịch An Nam thì trời khiến chủ tướng chết trên đường hành quân và hắn lên thay.

Tuy nhiên, số nó cũng đến ngày tàn.
Trương Phụ bắt rất nhiều dân các vùng bị chiếm, toàn người anh tài đẹp trai, đem thiến rồi đưa về dâng Chu Lệ ở Bắc Kinh. Thế nhưng những người này quá anh tài, dần thâu tóm quyền hành và những kẻ như Trương Phụ không còn đường sống. Số thông thường của chúng là chinh chiến liên miên cho đến khi chết xó nào đó, không có quân công thì liệu hồn với đám hoạn quan. Đám hoạn quan trước là nô lệ của hắn, nay đã ngoi lên lắm chính quyền vì quá nhiều người giỏi, như Trịnh Hòa (Đại Lý), Nguyễn An (Đại Việt). nếu không có quân công thì những kẻ như Trương Phụ chả có việc gì làm ở Triều, và theo quy luật nước Tầu, sẽ giống các chiến hữu của Chu Nguyên Chương. 

Đến khi Chu Lệ chết, các tù binh và hoạn quan càng ngoi lên tợn. Lúc này, Hồ Nguyên Trừng đã bỏ thái độ bất hợp tác không nộp lý lịch (19 năm ông bất hợp tác, 1407-1426, lúc này Minh Sử bắt đầu ghi ông là "Hoàng Tử Nước An Nam", chứ không phải loằng ngoằng "em của con giặc đầu đảng" như trước), chức tước của Nguyễn An đã khá cao theo tiến trình xây dựng thành Bắc Kinh (Nguyễn An là một trong những kiến trúc sư chủ chốt, theo nhiều nhà ngâm kứu, là kiến trúc sư trưởng). Sau cuộc thiên đô về Bắc Kinh, thì những tù binh người Việt theo Hồ Nguyên Trừng đã có Đại An Nam Doanh, Tiểu An Nam Doanh, Giao Chỉ Doanh, Hỏa Khí Doanh (gần nơi chôn Hồ Nguyên Trừng và có thể là nhiều tù binh nữa), và quan hệ chặt chẽ với đoàn quân hiện đại nhất thế giới là Thần Cơ Doanh của Liễu Thăng. Tù binh sau cuộc thiên đô không còn là thân phận nô lệ nữa, mà bằng tài năng của mình, đã là một thế lực mạnh, cùng đám hoạn quan-cũng là nô lệ, thao túng triều đình. Hồ Nguyên Trừng đã lãnh đạo xây dựng đại công nghiệp luyện sắt của Tầu, hùng mạnh nhất thế giới lúc đó. Nguyễn An chỉ huy đại công trường lớn nhất thế giới xây thành Bắc Kinh, Trịnh Hòa chỉ huy hạm đội lớn nhất trong lịch sử tầu buồm... Con của Chu Lệ ngo nghoe, liền bị Tuyên Đức (cháu) băm nhừ 9 ngàn người, thế là dần dần đám chiến binh trở thành nô lệ của gươm đao, cãi bướng là bị băm.

Đến khi trương phụ 75 tuổi là 1449. Lúc này Hồ Nguyên Trừng đã khuất núi (1446) trên cương vị Công Bộ Thượng Thư, chỉ huy toàn bộ công nghiệp, bao gồm chế tạo vũ khí, đắp thành xây cung, đào kênh trị thủy.... Con Hồ Nguyên Trừng nối cha làm Tả Thị Lang (thứ trưởng bộ công). Điều đó cho thấy, tù binh và nô lệ Đại Việt có cha con Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An chiếm vị trí chủ chốt lâu dài, và cái bộ công hoàn toàn bị người Việt thôn tính, là một đồng minh lớn nhất của đảng phái hoạn quan, vốn cũng là nô lệ. Mấy đảng phái xuất thân nô lệ này bắt đảng của Trương Phụ thành nô lệ của vũ khí.

1449, thì những kẻ bắt nô lệ năm xưa nay trở thành nô lệ của chiến tranh, như đã nói. Trương Phụ là một trong 5 trụ quốc mà Tuyên Đức để lại cho Anh Tông. Năm 1427, Trương Phụ cũng cương quyết phản đối việc rút khỏi Giao Chỉ, điều đó cho thấy, ngay từ đó hắn đã mắc vào vòng nô nệ của dao kiếm, ngừng đánh là thất nghiệp rồi tiến đến số phận của cha ông thời Chu Nguyên Chương. Nhà Minh không thể đánh Giao Chỉ, khi mà tướng giỏi nhất của Chu Lệ là tư lệnh Thần Cơ Doanh Liễu Thăng đã chết trận, cùng hàng loạt các quan võ văn cao cấp nhất (có đến 2 đời Binh Bộ Thượng Thư). Lúc đó, phản đối dừng đánh Giao Chỉ là điều !!!! có lẽ, Trương Phụ biết thế là ngu, nhưng buộc phải làm, nếu hắn ở nhà thì không biết ngày nào Hồ Nguyên Trừng ra tay băm. Và đến năm 1949, khi mà Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An, Trịnh Hòa... cùng đám tù binh + hoạn quan nô lệ càng ngày càng vững thế, thì Trương Phụ và thế lực càng ngày càng bị trói chặt vào dao kiếm. Tuy là một trong 5 đại thần, nhưng Trương Phụ hầu như bị tước hết quyền. Anh Tông là con một bà phi không tên tuổi, nhưng được Thái Hậu nuôi dựng làm con trưởng, lên ngôi lúc còn nhỏ và Trương Phụ bám vào váy Thái Hậu mà giữ mạng.

Cái gì đến sẽ phải đến. Trương Phụ buộc phải ra trận khi đã 75 tuổi. Anh Tông lên thay Tuyên Đức, thế của hoạn quan càng mạnh. Rồi Thái Hậu khuất núi năm Năm 1442, Thái giám Vương Chấn chuyên quyền. Trong khi đó, đám tù binh người Việt đã trở thành xương gân của nền công nghiệp luyện kim lớn nhất thế giới trung cổ, hoà mình vào xã hội tầu. Và cái xã hội tầu ấy ngày đêm lo một là làm ăn, hai là mưu kế tước quyền của mấy lão tướng vừa già vừa thừa vừa nhiều kẻ thù, để lại thì họa chiến tranh hại dân. Tất nhiên là nghĩ kế kiểu tầu, không tước được thì giết, không giết được 1 người thì giết 3 họ, không giết 3 họ thì giết 9 họ. Trong thế đó, ai cũng có thể thấy, không phải 2 đời trụ quốc, mà đến 20 đời trụ quốc cũng khó mà sống. Cái bộ công tù binh của Hồ Nguyên Trừng và "bộ chính trị đảng Thái giám" có quan hệ thân mật lâu đời, xuất phát từ thời cùng là nô lệ.  Minh Sử còn ghi, thời tiền tệ phá sản, đời sống Hồ Nguyên Trừng và các đệ tử thiếu thốn, các Thái Giám đã tâu xin cho ông được cấp lộc toàn bằng gạo để tránh "lương nhà nước gạo chợ đen".
Minh Sử ghi Trương Phụ kiên quyết phản đối việc đánh Thát Đát, nhưng không những không thể phản đối, mà lại bị nhét quyền tư lệnh vào tay. Lần này đi đánh Thát Đát, Trương Phụ cáo già đem cả vua đi, cũng là một kế có ích, vì không như thế thì có thể đã bị giết 9 họ.

Trận đánh rất tuyệt vọng, chắc chắn đó là một hành động chạy chốn chính trị rất thê thảm. Vua tôi đem 5 vạn quân đi. Nếu so số thì Thát Đát kém hơn, số quân chỉ hơn một vạn. Nhưng cần biết rằng, Chu Lệ thường đem 50 vạn đi Mạc Bắc Viễn Chinh đánh Thát Đát, để đối với khoảng 3 vạn Nguyên Mông Cổ thuần chủng, và con số 5 vạn chỉ là con số quá tuyệt vọng, 1/5 yêu cầu.
Thát Đát từng bị kẹp đánh tơi tả, phía Nam là Minh Triều của Chu Lệ, bắc là dòng khác của Mông Cổ (Ngõa Thứ Bộ 瓦刺部). A Lỗ Thai vua Thát Đát đã dùng độc chiêu, hàng Chu Lệ, làm Chu Lệ và Ngõa Thứ Bộ tẩn nhau chí tử. Cuối cùng thì Thát Đát không giết được Chu Lệ nhưng cũng trói được một chú vua tầu.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20872#msg20872

Đoàn quân vừa ra khỏi Bắc Kinh 1 ngày thì bị phục kích tại Thổ Mộc và hết chuyện. Trương Phụ bị quân Thát Đát băm ngoài trận, Anh Tông bị cầm tù, kết thúc giai đoạn Nguyên bị Minh đì, và cũng kết thúc giai đoạn quân sự hùng mạnh ngắn ngủi của nhà Minh. Có thể nói, trương phụ là viên tướng tàn bạo nhất, sống cũng lâu nhất, và cũng chứng minh cho hậu thế rõ nhất cái nguyên lý của đạo phật. Hắn bắt hàng triệu người tài làm nô lệ, cuối cùng, những con người tài năng đã bắt hắn làm nô lệ. Từ đây, nhà Minh co vòi trong Vạn Lý Trường Thành. May cho nhà Minh là Nguyên bị Mãn Thanh đang lớn đì, nhưng cái giá phải trả là sau khi chén Nguyên thì Thuận Trị chén nốt Minh Triều.

Thật là đáng tiếc, số nhà Vịt sao lúc ấy buồn thế, chém nó một nhát có phải hả đôi chút thù.

--------------
Những chuyện thao túng triều đình nhà Minh của hoạn quan thì nhìn đời Minh Anh Tông thấy rõ. Hoạn quan quá nhiều ý kiến xuất sắc, và những cái bóng bông để chơi của họ khổ sở thế nào, cho dù có làm hoàng đế trung hoa.
Năm 1449 thì Hoạn Quan đã là vua tầu. Hoạn Quan thái giám Vương Chấn khiến Anh Tông đi đánh Thát Đát. Điều này sẽ làm cho các thứ mạt vận như Trương Phụ khổ sở đến chết. Thắng thì chả được gì hơn, thua thì bị băm 3 họ 9 họ. Không đi không được vì sẽ theo con đường bạn bè Chu Nguyên Chương cả. Tuy nhiên, trời tính vẫn hơn người tính. Trương Phụ cáo già bơm vá thế nào Anh Tông mới 22 tuổi máu lên thân chinh.

Anh Tông bị giam. Nhưng Hoạn Quan ở nhà cũng chả lợi gì thêm. Vu Khiêm đưa em Anh Tông là Cảnh Tông lên, phong Anh Tông làm Thái Thượng Hoàng, coi như phế. Và thế là Vu Khiêm ngoi lên quyền trụ quốc, thế chỗ thái giám Vương Chấn.

Tuy nhiên, thái giám Vương Chấn lại chuyển bại thành thắng. Thát Đát dùng Anh Tông đi đánh Bắc Kinh 1 lần rồi trả, từ đấy Nguyên Minh hòa thuận (Minh còn sức và hùng khí đâu mừ đem ra chơi nữa, việc hai nước hoàn thuận thì chỉ tổ thêm phần đe dọa bọn võ tướng). Anh Tông trở thành bạn của vua Thát Đát trong thời gian 1 năm bị giữ ở đây, việc thả ông đảm bảo hòa bình lâu dài, và cũng đảm bảo các thế lực quân sự điên cuồng như Trương Phụ không còn cơ hội để nắm đại quyền. Nhưng việc Anh Tông về đe dọa vị trí của Vu Khiêm, thế là Anh Tông bị Vu Khiêm giam 7 năm. Tuy nhiên, cuối cùng thì Hoạn Quan Tào Cát Tường cũng đem Anh Tông lên ngôi, phế Cảnh Tông, chém Vu Khiêm.

Và thái giám lại đến thời thịnh.

----------------------
Thật ra thì lũ tướng tàn bạo như Trương Phụ cũng như các tướng đã đánh Vịt năm 1979, không có đất sống ngoài lưng ngựa (và trong da ngựa). Cuộc sống muôn đời nẩy nở, những tù binh, nô lệ bị hoạn đã xây thành bắc Kinh hoành tráng, công nghiệp luyện sắt hùng mạnh, cuộc sống lớn lên ở viễn phương trong cảnh tù đầy. Cuộc sống mới dần dần đè chết Trương Phụ, dù có trụ quốc mấy đời thì thế lực của hắn chỉ càng ngày càng còi cọc, trời cho hắn được hưởng thọ để nhìn thấy ngày hắn không còn cơ hội để sống.
Hắn càng thiến hoạn, chinh phạt, giết chóc thì chính những "chiến lợi phẩm" càng nhiều, càng mạnh và hắn càng không thể tìm đất yên thân. Chuyện năm 1449 có thể coi là hành động tuyệt vọng, sản phẩm của chính "chiến lợi phẩm" không làm thì chết. Có lẽ, con cáo già Trương Phụ là kẻ sống dai nhất trong các tướng, nhưng sống lâu thấy khổ nhiều, đến lúc này thì hắn còn gì để đối lại với đám tù binh và hoạn quan hơn 40 năm trước. Trong khi đó, không chỉ Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An, Trịnh hòa, mà nhiều thế lực mới muốn hắn chết, chết càng kỹ càng tốt.
Mà làm thì cũng chết. Chỉ tiếc là không tru diệt được 27-81 họ nhà nó.

Đây là một sự nghiệp lớn mà Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn An và các tù binh, nô lệ khác làm được. Hơn 40 năm sau khi bị bắt, từ thân phận nô lệ, cuối cùng họ đã làm kẻ thù rơi đầu. Giai đoạn thịnh trị của các thế lực này còn kéo dài.

Cuối đời, Hồ Nguyên Trừng đón sư Trí Thâm và vài sư vãi từ An Nam sang, lập chùa Tú Phong, dựng bia ký, tâu xin sắc chỉ. Có lẽ, chùa là nơi các nô lệ bị hoạn người Việt lui tới, cũng có thể đến tu, và chắc chắn là nơi gửi nắm tro tàn nơi đất khách của họ.
Còn 17 ngàn tù binh Đại Việt thì hòa mình vào xã hội trung hoa, trở thành chủ chốt trong nền công nghiệp luyện sắt khổng lồ thời Minh, đến nay thành Bắc Kinh cổ kính vẫn còn những tên phố, tên ngõ như trên. Khi Trương Phụ rơi đầu, Nguyễn An cùng những thợ thuyền và kiến trúc sư khác đã hoàn thành phần lớn việc xây thành Bắc Kinh và ông đang chỉ huy việc trị thủy, ông mất trên đường đi trị thủy Hoàng Hà năm 1453. Con Hồ Nguyên Trừng tiếp tục nắm phần luyện sắt, rèn đúc súng, Công Bộ Tả Thị Lang, chỉ huy con cháu của 17 ngàn tù binh Đại Việt, cho đến khi về hưu năm 1470, lúc đã 70 tuổi. Hỏa Khí Doanh, nơi họ sinh sống, nay ở ngoại thành Bắc Kinh. Nhiều thợ luyện rèn ở đây và con cháu sau tản đi đến nhiều vùng công nghiệp quan trọng thời Minh.

Trịnh Hòa vanh danh với những bản đồ hải hành, ông là hoạn quan nô lệ thành đạt trước khi Chu Lệ sai Trương Phụ đánh An Nam, thành công của ông đã mở ra tiền lệ, cho những nô lệ hoạn quan như Nguyễn An được lên chức tước lớn, để mong có ngày báo thù, ông cũng là mắt xích quan trọng của "bộ chính trị đảng hoạn quan". Ngày nay, 100 người trên thế giới này biết Trịnh Hòa chắc chưa đến 1 người biết Trương Phụ. Trịnh Hòa mất năm 1433, 62 tuổi, lúc này đám hoạn quan nô lệ đã thịnh, nhưng ông không kịp nhìn thấy kẻ sát nhân khát máu rơi đầu.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Năm, 2008, 01:16:22 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #12 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2008, 10:00:27 pm »


Thằng quỷ Trương Phụ thiếu đầu óc, tiến hành chống nghi ngờ theo một phương án khác. Nó giết sạch dân vùng nó chiếm được và chả ai nghi nữa. Đánh dân Miêu Choang, hắn vây chặt, đầu độc tất cả các nguồn nước. Theo báo cáo của nó thì 3 phần dân Miêu Choang chết 2, còn một phần chắc tự tử rồi. Để dập tắt một nước, ví như Miêu Choang, hắn không đánh được quân, nhưng đem giết sạch dân. Biện pháp "Mưu phạt tâm công" của hắn là giết dân "xác chất thành núi, ruột quấn thành cây to, rán người lấy mỡ..." rồi chi tiền mua vui để "nhiều người mổ bụng người chửa cắt tai hài nhi lĩnh thưởng"... để khủng bố tinh thần.


Em công nhận với bác là khi đọc sách, cứ thấy cái tên của con quỷ già họ Trương tên Phụ là em lại thấy lợm giọng. Trong công cuộc : “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” thì chắc chắn thằng cha này góp phần nhiều nhất. Kể ra mà thằng giặc già này bị băm ở Đại Việt có phải là bao nhiêu oan hồn được trả thù, nơi chín suối, các cụ Nguyễn Biểu, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, ... cũng được an ủi phần nào rồi không.

Đọc wiki tiếng Việt bài về Trương Phụ thấy cứ dùng từ “ông” để gọi cái thằng cha này là em tức ứ chịu được. Em mà có quyền quản trị wiki, em thay luôn từ “ông” bằng từ “thằng giặc” trong cái bài đó cho nó bõ ghét.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 12:38:32 am »

Hồ Nguyên Trừng cùng 17 ngàn tù binh bị dẫn sang Nam Kinh. Chu Lệ lúc đó vừa diệt cháu trưởng (của Chu Nguyên Chương),  sai nhười đánh cực kỳ dã man Miêu Choang, Đại Việt và phần còn lại của các dân Vân Nam. Vua Hồ Quý Ly cùng nhiều người trí thức khác cùng bị bắt đi lần này. Ví như cha anh Nguyến Trãi. Đấy là năm 1407. Cũng may cho Nguyến Trãi, cha ông (có thể như thế),  đã nhận thấy ông là bậc cứu quốc an dân, khuyên ông không nên theo tiểu đạo thờ cha, mà quay về chịu cảnh tù đầy "góc thành nam". Thiên thời giữ chân kẻ anh hùng,  như "ngựa gầy", để sau này "ngựa" có cơ sống  đến ngày chém Liễu Thăng.

Nguyến An có thể đi sau, khi Trương Phụ truy bắt các thợ giỏi, thiến hoạn rồi đem về dâng Chu Lệ.

Năm 1426-1427 có lẽ đã diễn ra cuộc đấu chính trị quan trọng trong Triều Minh. Lúc này, Trịnh Hoà đang thời đỉnh của các chuyến viến du lịch sử. Minh Trều đã dời đô về Bắc Kinh, đây là địa điểm gần Đại Đô của Nguyên, nhưng Chu Lệ Vĩnh Lạc quyết định xây một thủ đô hoàn toàn mới. Các nô lệ thiến hoạn đã nắm quyền sinh sát trong triểu. Tù binh Đại Việt đã trở thành bộ phận quan trọng của chính quyền, họ không còn là nô lệ nữa. Hồ Nguyên Trừng ngay từ đầu, năm 1907-1907 đã là "Binh Trượng Cục Chủ Sự", tức cục trưởng quân khí này nay cộng thêm điều kiện quân đội ngày đó là đại bộ phận của chính quyền, nhà nước, nếu không muốn nói là toàn bộ.

Theo Minh Sử, Hồ Quý Ly bị đầy đi Vân Nam, nơi con quỷ khát máu Trương Phụ đang  tàn sát dân Miêu Choang. Theo một số sách thì trước khi thiên đô,  Hồ Hán Thương đã được thả, Hồ Quý Ly được cải táng ở Chung Sơn, Nam Kinh. Một số người cho rằng,  Hồ Quý Ly bị đem đi Vân Nam để chứng minh cho dân Miêu Choang thấy uy của Thiên Triều. Đó là nơi mà Trương Phụ dù có đầu độc tất cả các nguồn nước, giết 2/3 dân thì vẫn không diệt được chủng Miêu Choang. Nhưng đáng tin cậy hơn là, Hồ Quý Ly (đã 70 tuổi), Hồ Hán Thương và cuộc sống của 17 ngàn tù binh  đã được dùng làm sợi dây trói Hồ Nguyên Trừng. Cũng là một "Hợp Đồng", và Hợp Đồng đó đã được thực hiện đầy đủ, trong thế Hồ Nguyên Trừng không có lựa chọn. Chắc chắn là, ông chỉ đạt được thành công, đạt được uy tín với Minh Triều... bằng những liên hệ mật thiết với "đảng hoạn quan nô lệ", tập hợp của những người căm thù Minh Triều đến xương tuỷ.

Năm 1426-1427, Chu Lệ chết đã vài năm, triều đình đánh nhau chí tử. Lại Bộ hặc Hồ Nguyên Trường đã qua một kỳ trước (9 năm) mà không thèm nộp lý lịch. Tội này rất lớn, đáng chu di, đây là một đòn quyết định đánh cái bộ công tù binh Đại Việt. Những kẻ đánh biết rằng không thắng thì chết. Nhưng Hồ Nguyên Trừng đã thắng bằng một đặc chỉ "ông tôi (chu lệ, vua Tuyên Đức xưng), đã tha... như thế..".  và các thế lực khác bất lực.
Không những thế, Hồ Nguyên Trừng còn qua đó chứng minh uy thế của mình. Ông hợp thức hoá lý lịch bằng cách, Minh Triều gọi ông là "Vương Tử An Nam", thay cho "em của con giặc đầu sỏ". "Giặc đầu sỏ" là Hồ Quý Ly,  "con giặc đầu sỏ" là Hồ Hán Thương-vì Hồ Hán Thương làm vua nên là con giặc đầu sỏ và Hồ Nguyên Trừng gọi là "em" mặc dù là anh. Vì nguyên nhân đó mà ông là Tả Thị Lang (Thứ trưởng đứng đầu), nhưng thực chất uy quyền là Thượng Thư (bộ trưởng), với phe cánh Nguyến An, và đằng sau Nguyến An là Bộ chính trị đảng Hoạn Quan-một thứ vua Minh Triều. Hồ Nguyên Trừng lên Tả Thị Lang rồi cũng cầm luôn ấn Thượng Thư chính thức. Con ông cũng làm Tả Thị Lang, 63 năm hai cha con, thành chuyện hy hữu trong sử Tầu mà nhiều sách Tầu bàn tán không thôi. Việc gọi Hồ Nguyên Trừng và "Vương Tử" nghĩa là công nhận Đại Ngu, mặc dù đã mất.

Lúc đó là 19 năm Hồ Nguyên Trừng cùng 17 ngàn tù binh bị Trương Phụ bắt sang Tầu. Trương Phụ cú lắm, hắn cương quyết chống lại việc dừng cuộc chiến Giao Chỉ. Này, bạn thử tưởng tượng xem, tù nhân ngày nào của hắn đã 19 năm làm Chủ Sự Binh Trượng Cục, lại được thế trong Triều, trong khi Trương Phụ và thế lực của nó đấu thua. Và tôi nói thật, người tù nhân đấy đã ở hàng đầu những thế lực mới muốn băm Trương Phụ. Ơn trời, con quỷ khát máu ấy còn sống thêm hơn 20 năm nữa để tự thấy hắn phải cầm một chiến dịch tự sát. Có thể con cáo già Trương Phụ đã hành động đúng. Nó cương quyết ủng hộ cuộc hành quân 1427 nhưng lại né hạ vị trí tư lệnh cho Liễu Thăng. Điều mà hơn 20 năm sau hắn không còn sức để làm.

Thất bại của cuộc hành quân chấm dứt tất cả những công lao của Trương Phụ ở Đại Việt-tuy không giết đươc nó, đây là những công lao lớn nhất của con quỷ. Tuyên Đức lên ngôi đánh dấu sự đi xuống của những trụ quốc từ thời Chu Nguyên Chương cùng phái quân sự. Từ đây, Trương Phụ dùng hết sức uy tín lâu đời để bảo toàn mạng sống, nhưng thế lực đã tàn, ngày băm Trương Phụ chỉ còn là thời gian, tuy là lâu. Vương Thông tính không bằng người tính, hắn nghĩ là đại ca bại trận thì tội bại trận của hắn nhỏ, thế nhưng cái người ta cần không phải là bại hay thắng, mà là tống khứ bọn võ tướng trong triều.

Trận 1449 khó mà có thể gọi là chiến dịch. Thát Đát khinh Minh Triều đến mức không thèm đợi chiến trên thảo nguyên. Quân Minh hồi Chu Lệ phải đi 3 tháng mới đến chiến trường. Trời thương cái thân già cùa Trương Phụ, quân Thát Đát tiến đến tận cổng Bắc Kinh chờ hắn, và cuộc hành quân kết thúc sau 1 ngày kể từ cổng thành Bắc Kinh.

Trương Phụ có cái vinh dự là được chết trận. Vì thế mà đến ngày nay tướng lĩnh Tầu vẫn ham chiến. Lũ ngu si hèn hạ ấy không đủ sức để biết con quỷ đã phải sống bám váy đàn bà trẻ em 20 năm trước khi không thể bám được nữa. Cũng lạ là nhiều thằng Tầu thích chết từ từ, chết chắc chắn theo gương Trương Phụ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Năm, 2008, 01:47:09 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
dungrommel
Thành viên
*
Bài viết: 237


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 04:37:11 am »

de nghi bac dua cong trinh nay len cac phuong tien thong tin dai chung de nhieu nguoi duoc biet tranh tinh trang dan ta it biet ve lich su lai cho rang "bat song DoCat o Chi Lang, chat dau Lieu Thang o Dien Bien Phu"

----------
Còn tôi đề nghị bạn vào đây dow chương trình này về, đánh chữ phải có dấu nhá
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2239.0
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2008, 04:20:02 pm gửi bởi caytrevietnam » Logged

Không có bạn bè vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn. Tất cả chỉ vì sự tồn tại của mình.
Khi hai bàn tay nắm chặt và buông lơi một đất nước vĩ đại sẽ hình thành hoặc bị diệt vong.
do_long_khach
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #15 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2008, 12:41:00 pm »

Bạn Huyphuc văn tài xuất sắc. Nhưng ko biết bạn có cứ liệu lịch sử nào cho cụ thể hơn ko?

1 điểm nữa là chánh tướng trong chiến dịch cứu Vương Thông là  Mộc Thạnh - Kiềm quốc công. Liễu  Thăng chỉ có tước Hầu thôi. Thịt được Liễu  rồi quân Lam Sơn đem ấn Chinh lỗ Phó tướng quân ra hù Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa mà
Logged
azumi
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #16 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2009, 07:31:16 pm »

Về cái chết của Liễu Thăng, thì mình đọc được như này:
Ngày 18 tháng 9, quân Liễu Thăng vào đến gần Chi Lăng, Lê Sát sai Trần Lựu ra đánh rồi bỏ chạy. Liễu Thăng mừng lắm, chỉ đem 100 lính kỵ đuổi theo, bỏ đại đội lại sau. Đuổi được một đoạn, phải chỗ bùn lầy không đi được, phục binh ta đổ ra đánh, chém Liễu Thăng ở núi Đảo Mã Pha (bây giờ là Mã Yên Sơn, ở làng Mai Sao, thuộc Ôn Châu).
Còn xét về chức vụ: Liễu Thăng là Chinh lỗ phó tướng quân, An Viễn hầu. Liễu Thăng chỉ huy riêng một cánh quân đi đường Quảng Tây sang đánh cửa Ba Lụy.
Như vậy chức tước của Liễu Thăng thua Mộc Thạnh, y là Chinh nam đại tướng quân Kiềm quốc công.
Trích: Trần Trọng Kim, "Việt nam sử lược". Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2006.
Mấy vụ Thần cơ doanh bạn Huyphuc xem ở đâu có thể share nguồn để anh em biết thêm thì tốt quá.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #17 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2009, 11:03:47 am »

Về cuộc đời Liễu Thăng và các cuộc hcinh chiến của ông ta, đọc ở Minh sử, còn thêm về vũ khí ở phụ bản Minh sử là Binh chế thứ.

Liễu Thăng trẻ hơnm các đại tướng khác, nhưng là chỉ huy của Thần Cơ Doanh, đội quân chuyên dùng súng hiện đaị nhất thế giới lúc đó, Thần cơ doanh trực thuộc Kinh Binh.

Trong các cuộc chiến chống quân Mông Cổ, Liễu Thăng thường ở vị trí quan trọng nhất là trung trung quân, đánh kèm vua Minh. Các trận đánh quan trọng ông đều dùng súng bắt áp chế và yểm trợ vú Minh chỉ huy kỵ binh tấn công. Như vậy, về cấp bậc ông không cao nhưng là đại tướng quan trọng chỉ sau vua Minh.

Bạn Huyphuc văn tài xuất sắc. Nhưng ko biết bạn có cứ liệu lịch sử nào cho cụ thể hơn ko?

1 điểm nữa là chánh tướng trong chiến dịch cứu Vương Thông là  Mộc Thạnh - Kiềm quốc công. Liễu  Thăng chỉ có tước Hầu thôi. Thịt được Liễu  rồi quân Lam Sơn đem ấn Chinh lỗ Phó tướng quân ra hù Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa mà
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
azumi
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #18 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2009, 07:11:34 pm »

Về cuộc đời Liễu Thăng và các cuộc hcinh chiến của ông ta, đọc ở Minh sử, còn thêm về vũ khí ở phụ bản Minh sử là Binh chế thứ.

Liễu Thăng trẻ hơnm các đại tướng khác, nhưng là chỉ huy của Thần Cơ Doanh, đội quân chuyên dùng súng hiện đaị nhất thế giới lúc đó, Thần cơ doanh trực thuộc Kinh Binh.

Trong các cuộc chiến chống quân Mông Cổ, Liễu Thăng thường ở vị trí quan trọng nhất là trung trung quân, đánh kèm vua Minh. Các trận đánh quan trọng ông đều dùng súng bắt áp chế và yểm trợ vú Minh chỉ huy kỵ binh tấn công. Như vậy, về cấp bậc ông không cao nhưng là đại tướng quan trọng chỉ sau vua Minh.

Bạn Huyphuc văn tài xuất sắc. Nhưng ko biết bạn có cứ liệu lịch sử nào cho cụ thể hơn ko?

1 điểm nữa là chánh tướng trong chiến dịch cứu Vương Thông là  Mộc Thạnh - Kiềm quốc công. Liễu  Thăng chỉ có tước Hầu thôi. Thịt được Liễu  rồi quân Lam Sơn đem ấn Chinh lỗ Phó tướng quân ra hù Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa mà
Không biết bạn Huyphuc căn cứ vào đâu để cho rằng quân nhà Minh là quân dùng súng hiện đại nhất thế giới lúc đó.
Và bạn có thể share cái Minh sử đó lên đây cho anh em tham khảo được không nhỉ?
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2009, 05:25:40 pm »

hehe , ai chém Liễu Thăng thì ai không biết nhưng em biết chắc 1 điều em không có chém  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM