Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:02:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ai chém Liễu Thăng  (Đọc 35980 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« vào lúc: 09 Tháng Hai, 2008, 11:56:52 am »

Ai chém Liễu Thăng?


Sử sách chỉ chép tên những người chỉ huy trận đánh còn dân quê tôi thì biết rõ những người đã chém tên tướng giặc Minh này!

Đọc sử nước nhà, ai cũng biết đến chiến công của nghĩa quân Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi đã trường kỳ kháng chiến đánh bại quân xâm lược nhà Minh giải phóng đất nước, lập nên triều đại nhà Lê. Và ai cũng biết trong những trận đánh lừng danh của nghĩa quân Lam Sơn có trận tiêu diệt giặc trong thành Xương Giang rồi chặn viện binh của giặc ở ải Chi Lăng vào thu năm 1427. Sử sách cũng ghi rõ tên các vị tướng Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Lãnh, Lê Kiệt và Lê Thụ "đem một vạn quân tinh nhuệ, 5 thớt voi, bí mật mai phục ở ải Chi Lăng để đợi giặc" (1).

Sử sách còn chép cụ thể hơn là khi quân Liễu Thăng bị dụ "đến chỗ có mai phục, bọn Lê (Sát) và Nhân Chú tung hết quân mai phục, bốn mặt đều nổi dậy xông vào đánh giặc. Quân giặc thua to. Chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên và hơn một vạn thủ cấp quân giặc" (1).

Thế nhưng ai là người có công chém chết Liễu Thăng thì không thấy bộ quốc sử nào nói rõ hơn.

Nhưng dân làng quê tôi ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thuỵ Lũng tức xã An Bình huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình ngày nay thì từ lâu đã biết đến tên tuổi những vị lập nên công trạng đó và hàng năm cứ đến tháng Hai đầu Xuân âm lịch, dân làng lại làm lễ tế tưởng nhớ đến các vị công thần ấy. Vốn làng tôi trải qua bao năm thuỷ hoả đạo tặc vẫn có một cuốn thần tích, nhưng đến hai cuộc kháng chiến ác liệt đánh Pháp và đánh Mỹ thì bị thất lạc. May sao, mới đây chúng tôi được biết còn một bản lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm của Nhà nước. Dân làng cử người lên Hà Nội và được Viện cho sao chụp một bản, lại dịch ra quốc ngữ, kèm theo cả chữ ký của ông Viện trưởng và áp dấu để làm tin. Đọc lại thấy đúng đây là cuốn thần tích do quan quốc triều kiêm lục bộ Thượng thư Nguyễn Bính phụng sao và quan quản giám bách thần đại điện Hùng lĩnh thiếu khanh Nguyễn Hiền phụng sao y bản chính. Thần tích còn ghi rõ ràng cụ Nguyễn Bính soạn thần tích này theo ý chỉ của đức vua đề ngày 15 tháng 3 năm Vĩnh Hựu thứ 5 (1739), đến nay đã ngót 260 năm!

Nay xin thuật lại những nội dung có liên quan của cuốn thần tích làng tôi, tất nhiên xin lược bớt những tình tiết mang tính huyền thoại không thấy ở thể loại này vốn phù hợp với suy nghĩ của người xưa.

Thần tích viết rằng: "Vào thời mà Lê Lợi đang tích dưỡng binh lương, chiêu dụ khắp nơi để tìm kiếm anh hùng hào kiệt cho cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược thì được biết tại xã Hương Trà, tổng Nhân Trà, huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn đạo Kinh Bắc, có người họ Bạch huý là Bảo Công, văn vũ song toàn, tài năng nổi tiếng thiên hạ. Lê Lợi bèn cấp cho "ba vạn tinh binh lập tức thẳng tiến đến xã An Cố, huyện Chân Lợi, phủ Kiến Xương, dựng đồn lớn tại trại An Trạch (còn gọi là doanh trại Đồng Làng) để đánh giặc".

Tại đó có một phú ông họ Nguyễn huý là Liên Hoa có người con gái xinh đẹp vừa tròn đôi mươi tên là Lan Nương. Bảo Công xin hỏi làm vợ, rồi nàng sinh hạ một lúc ba người con trai. Cuộc hôn nhân và sinh nở 3 quý tử này tuy có khá nhiều tình tiết có vẻ hoang đường nhưng được xác định rõ tên tuổi và sau này được vua Lê phong tước rất rõ ràng:

Người thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp thống Thanh Kiền đại thần quan.

Người thứ hai huý là Bạch, mỹ tự là Bạch Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng quân.

Người thứ ba huý là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh.

Cả 3 ông này khôn nhớn "thân dài 7 thước, nặng đến trăm cân"... được Vua quý phong tước rồi cấp "một nghìn thuyền rồng và 50 vị tướng giỏi để đi đánh giặc".

Ba ông cùng binh mã cùng "xông thẳng đánh giặc, gặp tướng Liễu Thăng tại đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Quân giặc bốn phía bao vây khắp nơi. Ba ông ngồi trên ngựa vung kiếm xông thẳng vào giữa đồn giặc chém đầu tên phó tướng Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng, còn quân giặc chết nhiều không kể xiết. Ba ông thừa thắng đuổi theo giặc Minh, đuổi đến thành Lạng Sơn thì chém được tướng Liễu Thăng thành 3 mảnh. Quân tướng trong thế chiến thắng trở về uy nghiêm chấn động khắp nơị.."

Với chiến công ấy, Lê Lợi "Gia phong cho ông Thanh Kiền làm Đại nguyên soái đại tướng quân. Thăng cho trấn giữ đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá. Phong cho ông Bạch Thuộc làm quan đại thần trấn thủ đất Sơn Nam. Gia phong cho ông Tống Khánh làm quan đại thần kinh lược đạo Kinh Bắc..."

Ba ông còn được nhà vua cho hưởng lộc tại quê hương, và ngụ lộc tại An Trạch, Chân Định, khi mất sẽ được phụng thờ. Ba ông còn cho dân làng tiền bạc để sửa ngôi miếu xứ Đông Làng... Ba ông cùng mất vào giờ ngọ ngày 12 tháng chạp năm Tân Hợi.

Thần phả còn ghi rõ ba vị đại vương sau này được nhà vua phong làm "thượng đẳng phúc thần" kèm theo những quy định cụ thể trong việc tổ chức tế lễ những dịp trong năm...

Dân làng tôi lâu nay vẫn tin và tự hào về các vị phúc thần làng mình và mãi mãi vẫn tin như vậy. Mong sao các nhà sử học nghiên cứu để góp thêm cho quốc sử những điều mới mẻ và giúp dân làng tôi hiểu rõ hơn về những con người đã được tôn vinh.

------------------

1. Đại Việt sử ký toàn thư. Tập II, NXB KHXH 1993, tr.276.



Tác giả Xuân Khang
nguồn: Xưa và Nay
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2008, 02:39:09 pm »

Tôi cũng như mọi người chỉ biết liễu Thăng bị chép tại Ải Chi Lăng chú 0 biết là ai chém cám ơn bạn về tài liệu bạn vừa công bố
Logged
Pacific
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2008, 04:39:05 am »

Hồi bé tí em có đọc quyển "kì tích Chi Lăng" có nói về việc LT bị chém đầu. Để em lục tủ sách ra kiểm tra xem sao  Tongue Em chỉ nhớ có 1 đoạn là LT ôm bụng chạy đến gặp 1 bà bán nước ở ải chi Lăng và hỏi bà ấy là người bị chém lòi ruột ra thì có sống được ko thì bà cụ mới trả lời là người bị chém lòi ruột thì chết. Nghe thấy thế thì LT đổ gục xuống đất chết. Cheesy Ko biết có phải thế thật ko hay là cái truyện em đọc là truyện tào lao

Nhưng chắc là đúng như bác caytrevietnam nói rồi Cheesy
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Ba, 2008, 04:43:38 am gửi bởi Pacific » Logged
M79
Thành viên
*
Bài viết: 88


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2008, 04:51:01 pm »

Hồi bé tí em có đọc quyển "kì tích Chi Lăng" có nói về việc LT bị chém đầu. Để em lục tủ sách ra kiểm tra xem sao  Tongue Em chỉ nhớ có 1 đoạn là LT ôm bụng chạy đến gặp 1 bà bán nước ở ải chi Lăng và hỏi bà ấy là người bị chém lòi ruột ra thì có sống được ko thì bà cụ mới trả lời là người bị chém lòi ruột thì chết. Nghe thấy thế thì LT đổ gục xuống đất chết. Cheesy Ko biết có phải thế thật ko hay là cái truyện em đọc là truyện tào lao

Nhưng chắc là đúng như bác caytrevietnam nói rồi Cheesy

Đâm mới lòi ruột được chứ Grin
Logged
lechinh6882
Thành viên
*
Bài viết: 7


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 01:56:23 pm »

Hồi bé tí em có đọc quyển "kì tích Chi Lăng" có nói về việc LT bị chém đầu. Để em lục tủ sách ra kiểm tra xem sao  Tongue Em chỉ nhớ có 1 đoạn là LT ôm bụng chạy đến gặp 1 bà bán nước ở ải chi Lăng và hỏi bà ấy là người bị chém lòi ruột ra thì có sống được ko thì bà cụ mới trả lời là người bị chém lòi ruột thì chết. Nghe thấy thế thì LT đổ gục xuống đất chết. Cheesy Ko biết có phải thế thật ko hay là cái truyện em đọc là truyện tào lao

Nhưng chắc là đúng như bác caytrevietnam nói rồi Cheesy

Đâm mới lòi ruột được chứ Grin

Vụ này chắc em ko tin .Đang dàn quân đánh trận mà có bà bán nước .Chắc bà ấy gan hùm Cheesy
Logged

---------------------------------------
Shop chăn ga gối Melody
http://my.batda.com/lechinh6882
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 03:46:28 pm »

Há há, hồi bé tớ cũng có đọc truyện này!
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #6 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 03:34:27 am »

gặp tướng Liễu Thăng tại đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Quân giặc bốn phía bao vây khắp nơi. Ba ông ngồi trên ngựa vung kiếm xông thẳng vào giữa đồn giặc chém đầu tên phó tướng Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng, còn quân giặc chết nhiều không kể xiết. Ba ông thừa thắng đuổi theo giặc Minh, đuổi đến thành Lạng Sơn thì chém được tướng Liễu Thăng thành 3 mảnh. Quân tướng trong thế chiến thắng trở về uy nghiêm chấn động khắp nơị.."


Chi Lăng được khuân về Hưng Yên từ bao giờ thế hở giời.

Theo Minh Sử thì Liễu Thăng bị vây trùng điệp, trúng phiêu chết. Đoàn quân tiên phong này chết không còn một ai, kinh động số quân còn lại. Cần biết, Liễu Thăng là chỉ huy "Thần Cơ Doanh", binh đoàn đầu tiên dùng súng làm vũ khí chính trên thế giới. Minh Sử viết "Thành Tổ bình giao chỉ, lấy được Thần cơ thương pháo Pháp, đặt thần cơ doanh". Liễu Thăng và binh đoàn súng "Thần Cơ Doanh" lạp được nhiều chiến công lớn trong các cuộc chiến tranh liên miên của Minh Thành Tổ với nhà Nguyên, thường giữ vị trí tiền trung quân, bảo vệ trực tiếp trung trung quân thường do đích thần Thành Tổ Chu Lệ nắm.
Liễu Thăng và Chu Đệ lần đầu tiên trên thế giới thực hiện chiến thuật tiền pháo hậu xung, kết hợp súng pháo và kỵ binh. Sau những loạt bắn của súng pháo là kỵ bịnh xung phong. Súng pháo thường Liễu Thăng chơi, còn kỵ binh bởi Chu Đệ. Trước khi chết, ít nhất 3 trận như vậy Liễu Thăng có vai trò quyết định, đánh Nguyên. Liễu Thăng, Trương Phụ và một số tướng quan đánh ta đều là các đại tướng chủ chốt của Chu Đệ.


Mình không rõ phiêu. Hình như là tên quăng bằng dây, AOE gọi là quẩy thì phải. Bộ binh mang theo vài quẩy như là vũ khí phụ, giống lựu đạn ngày nay. Có thể Liễu Thăng chết trong loạn quân rồi mới bị cắt đầu. Thường, đại tướng địch chết dễ bị băm lắm, dễ chia quân công.  Grin Grin Grin Grin Grin

Nghĩa quân nhà ta chắc mới, súng pháo còn ít và còi. Minh triều lấy được bí quyết súng nhà ta, tưởng thế là to. Tiếc nhất là không ghè chết được con quỷ tầng địa ngục thứ 18 là Trương Phụ.

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1307.msg20872#msg20872
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2008, 12:09:02 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #7 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 04:47:41 pm »

Cuộc khánh chiến 20 năm của quân ta lúc này phải nói là chiến công lớn, không kém gì 3 lần đại phá nguyên mông cả.

Hai vua Trần trước cũng chiến ác, cũng giết được tướng địch, thượng thu bộ binh. Lý Khánh là Thượng Thư Bộ Binh tứ 2 chết trận. Thằng Liễu Thăng thì to, nó là danh tướng chỉ huy Thần Cơ Doanh, binh quyền chỉ kém quan trọng hớn chính hoàng đế Chu Lệ. Con Quỷ Trương Phụ thì không nắm nhiều những vị trí xung trận như Liễu Thăng, nhưng là danh tướng già lâu năm. Mịe, con qủy này khát máu nhất quả đất, tài cầm quân thường thôi nhưng bù vào, nó thường giết sạch dân.

Trận này, chết viên chỉ huy cánh quân hiện đại nhất thế giới là Liễu Thăng cùng binh bộ thượng thư, Minh Triều mới nản, không thì còn lằng nhằng.

Theo Minh Sử thì liễu thăng mang vài trăm quân, bị mai phục. Theo sử ta thì trận này ta chém 2 vạn hay 1 vạn. Tuy nhiên, xét lại thì tất cả các số trên là hợp lý. Liễu thăng cầm tiền quân (ngu ngốc, đại tướng lại làm tiền quân, quá khinh Vịt nhà mình, chết là phải). Tiền quân sẽ khoảng 2 vạn người, nếu cả đoàn quân là 7-10 vạn. Liễu thăng và chu đệ rất hợp tác chiến, thường chia quân làm 4 cánh, tả-hữu-tiền trung và hậu trung. Thường thì Liếu Thăng mang súng pháo Thần Cơ Doanh ở tiền trung, bắn thẳng địch ở trước mặt và bắn ra xung quanh, khi địch sợ lui thì chu lệ xung phong. Nhưng Chi Lăng khác thảo nguyên Mông Cổ, hẹp chứ không rộng. Lần này thì tiền quân trở thành đầu rắn chứ không phải mỏ chim. Binh thư cổ nhất có lẽ là kinh Vệ Đà của Ấn đã nói đến đoạn này, việc chuyển thế con rắn thành thế chim đại bàng, có thể hiểu là xọc dọc và dàn ngang, là một xảo diệu của nghề cầm quân, Liễu Thăng đã không nắm được.

Không hiểu tư lệnh Thần Cơ Doanh mang đi được bao nhiêu súng. Lúc này, Hồ Nguyên Trừng đã chấp nhận nộp lý lịch, làm quan nhà Minh. Chu lệ đã chết, cháu hắn là Tuyên Đức đang cầm quyền. Đám hoạn quan, trong đó có Trịnh Hòa (Đại Lý) và Nguyễn An (đại Việt), đã quyền hành ngang trời, vì công lao xây dựng Bắc Kinh và Tầu nói chung. Trong thời đại thịnh vượng như thế, Tư Lệnh Thần Cơ Doanh chắc chắn không thiếu súng.

Tuy nhiên, Liếu Thăng đã chủ quan, hay ngu si Huh? không cần biết. Đội hình hàng dài ra trong thời đại tầm súng vài trăm mét thì chính hắn đã vứt súng đi. Với đội hình ngang trên thào nguyên, súng được bảo vệ trên dưới trái phải, bắn thẳng vào địch và kỵ binh phi quanh "trận địa pháo", tạo thành trận đánh. Đến Brôdinô hay là Austeclic vưỡn vậy. Nhưng trong thưng Lũng Chi Lăng dài dặc và hẹp, kỵ binh tiền tiêu đã tách khỏi hỏa lực yểm trợ của loại vũ khí tiên tiến nhất thế giới lúc đó.

Có lẽ, Liễu Thăng ngửi thấy nguy hiểm, viên tướng bách chiến bách thắng cùng vài trăm quân kỵ đi dò đường, chết sạch trong mưa phiêu. Tiếp theo, tiền quân của hắn bị thảm sát. Vậy nên con số vài trăm hay 2 vạn như nhau.

Quan trọng hơn cả, đây là chấn động lớn với toàn đội hình hành quân. Suốt chặng đường từ khi vượt biên giới, quân ta không "thấy địch là chạy", mà tổ chức "kháng chiến" đàng hoàng, rất đúng binh thư, có điều quá yếu so với quân Thiên Triều nên phải chạy bảo toàn lực lượng mà thôi. Vậy nên quân Thiên Triều, được sự chỉ huy sáng suốt của viên chỉ huy bách thắng, chỉ huy đoàn quân hiện đại nhất thế giới lúc đó, cần phải tiến nhanh để tiêu diệt bọn man di, không cho chúng bảo toàn, khó khăn về sau. Bùm một cái, quân thiên triều đang là chim lại thấy mình là rắn  Grin Grin rồi rắn cụt đầu  Grin Grin. Và liên tiếp mấy trận đánh lớn sau đó, thiên triều thua thảm thương. Bí giờ họ vẫn phải cố tiến thật nhanh, nhưng không phải truy kích lũ man di, mà để đến xương giang nương nhờ.
Xương Giang là một điều tưởng bở lớn thế nào, quyết định sự dống chết của hàng trăm ngàn người thế nào thì sử đã ghi. Cố lết đến chân thành Xương Giang, con rắn cụt đầu mẻ đuôi mất hết sức sống khi thấy đó không phải là chốn nương thân, mà là cái huyệt chôn nó.

Có lẽ, đó là những ngày thê lương nhất của những thành viên còn lại cuả đoàn quân. "Chủ trương" của Đại Việt là "Mưu Phạt Tâm Công", nghe có vẻ "nhân đạo", nhưng lúc này là giết thật gọn để triều Minh kinh luôn mấy chục đời Hoàng Đế (rồi thả bọn Vương Thông về cho chúng buôn dưa cái gì đã thấy). Không còn sức tiến, chẳng còn chỗ lui, trừ toà thành đã bị địch chiếm chặn ngang đường thì xung quanh không một bóng người. Nhạc nền trong Minh Sử đoạn này cũng hết cả trầm hùng, chỉ còn bi thương. Theo Minh Sử, có thể, mấy hôm đó rất nhiều toán địch đảo ngũ, giả làm dân phu tìm đường về Bắc, quân Minh không đủ sức ngăn họ, nhưng không ai thoát.

Những gì của đoàn quân hiện đại nhất thế giới lúc đó hạ trại trên một cánh đồng dưới chân thành Xương Giang. Có lẽ, tướng họ còn sức sống vì hai chữ "đầu hàng" hay "thương lượng", chứ rõ ràng, không còn cơ hội để đưa những người sống sót thoát hiểm. Họ làm sao có thể quay lại cái thung lũng hẹp vừa cố lết qua. Trước mắt là hàng loạt con sông sâu trong đất địch, và trước bến sông đầu tiên là toà thành lớn.

Cũng không hiểu súng pháo của đoàn quân này thế nào, nhưng rõ ràng nó không quan trọng nữa. Có điều, theo mình hiểu, thì hình như đa phần súng pháo bị mất khi khoàng 2 vạn tiền quân thua trận, ngay gần như lập tức sau khi Liễu Thăng cùng vài trăm quân thám thính chết. Đoạn đường hẹp vừa làm súng mất tác dụng, lại bắt Liễu Thăng vác súng lên đầu và không thể giữ được súng khi tiền quân bại trận. Theo một số mô tả, thì trận đánh tổng kết diễn ra đơn giản, nhanh chóng và có sự tham gia khá của hỏa khí bên quân Đại Việt. Cũng có thể đó là các súng nhỏ yếu nhà Lê tự chế, cũng có thể chỉ là tên lửa. Thật ra, lúc này đánh chỉ cần dọa là nhiều, rồi xông vào chém giết, vì tinh thần quân Minh giờ còn gì đâu. Vậy nên có lẽ một lượng hỏa khí lớn đã được dùng với tư cách pháo hoa  Grin Grin Grin.

Súng của Liễu Thăng hoàn toàn khác Vương Thông, đây là hàng "công nghệ cao" chính hiệu Hỏa Khí Doanh của Hồ Nguyên Trừng, chứ Vương Thông Trương Phụ chỉ dùng hàng địa phương thôi. Thêm nữa, từ hồi sang Tầu, Hồ Nguyên Trừng có thuốc nổ và sắt tốt, đã cùng 17 ngàn tù binh Đại Việt cải tiến súng rất nhiều. Như vậy, có thể nói, đây cũng là trận đánh quan trọng, quân ta thu hồi công nghệ. Đến nhà Thanh thì súng ta đã hơn đứt súng tầu (tuy súng tầu lắm tiền đúc to).

Mỹ Pháp biết ta đã từng đánh đoàn quân hiện đại nhất thế giới, đánh không cần thắng và cần "mưu phạt tâm công" thì có lẽ chúng ta đã hòa bình sớm. Chung quy cũng chỉ là ngu si.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #8 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 05:07:57 pm »

Liễu Thăng và Chu Lệ đánh Nguyên.
Minh Sử ghi rõ là trận đánh thứ 2 với Đại Ngu Hồ Quý Li, toàn các đại tướng chủ chốt của chu lệ dẫn 80 vạn quân trung ương đi đánh.

Sau này, triều đình hèn hạ cõng rắn cắn gàn nhà nguyễn lục lọi Minh Sử và Thực Lục, dùng hủ nho bôi bác đoạn sử này, làm cho nhiều người nhầm lẫn khi đọc Khám Gián cương mục.


http://wenxue.cqzg.cn/archiver/?tid-533597-page-2.html
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Năm, 2008, 05:18:16 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 06:10:11 pm »


Nghĩa quân nhà ta chắc mới, súng pháo còn ít và còi. Minh triều lấy được bí quyết súng nhà ta, tưởng thế là to. Tiếc nhất là không ghè chết được con quỷ tầng địa ngục thứ 18 là Trương Phụ.


Em nhớ là đã đọc trong 1 tài liệu (tài liệu cổ, tin tưởng được, không phải wiki Cheesy) có nói Đặng Dung đã 1 lần đột kích thành công vào thuyền chỉ huy của Trương Phụ. Nhưng rủi ở chỗ ông không có lệnh truy nã nên không biết mặt hắn và Trương Phụ đã chuồn mất. Quá tiếc. Hồi đó nếu Đặng Dung chặt được 1 gươm vào cổ con quỷ già đó thì có lẽ ông đã không phải cảm hoài : "vận khứ anh hùng ẩm hận đa"
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM