Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:54:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thanh niên Thủ đô lên đường đánh Mỹ - chuyện của bác volang72  (Đọc 27365 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
volang72
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #20 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:47:30 am »

Vừa viết một tý lại có tin nhắn ĐỂU, hết hứng thú rồi các bạn ạ.
Thập niên 70 các bạn HN nhập ngũ E59 BTLTĐ khi lên đường đi B có được bác Trần duy Hưng tặng khăn mùi xoa trắng in biểu tượng Thăng Long- Hà Nội không? @TrongC6, @Phong Quảng.
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #21 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 08:43:35 am »

Vừa viết một tý lại có tin nhắn ĐỂU, hết hứng thú rồi các bạn ạ.
Bác volang72,
Tin nhắn ĐỂU thì bác kệ nó đi. Người muốn nghe chuyện đánh Mỹ nhiều hơn người nhắn tin ấy mà.
Tôi kèm theo đây một vài ảnh liên quan nghiệp của bác, cùng thời chống Mỹ, bác có thấy quen không.
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 02:03:00 pm »

Thực tình khi xem ảnh xong cháu không tin vào mắt mình nữa, còn hơn cả làm xiếc, quá là giỏi. Đúng là tất cả cho tiền tuyến không quản hy sinh khó khăn gian khổ. Chỉ có Tinh thần mới chiến thắng tất cả mọi thử thách. Thật là khâm phục những người lính lái xe với thần kinh Platinum chứ không phải thần kinh thép nữa. Không ở đâu trên thế giới này lại có cách vận chuyển hàng hóa và những con đường đặc biệt như vậy. Vừa sáng tạo lại vừa nguy hiểm, phải có tinh thần thế nào mới vượt qua nổi cây cầu dây văng này. 1 lần nữa cháu xin bày tỏ sự khâm phục những người lính lái xe và cháu không biết dùng gì để diễn đạt nữa
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 02:12:02 pm gửi bởi VietPo`Lut´ » Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 02:50:16 pm »

"Lòng quyết tâm còn cao hơn núi", nhưng thực tế thì có lẽ cách đi cáp này không áp dụng được. Bởi vậy rất ít người biết đã có những thử nghiệm này. Ngay cả cầu cáp có lót ván bên trên cũng rất nguy hiểm và khó thực hiện trong thực tế vì cả hai trường hợp trọng tâm đều đặt trên điểm chịu tải.
Logged
Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 03:26:13 pm »

Đúng bác Nhân là trung đoàn trưởng trung đoàn 59 và tôi chỉ biết có thế
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 04:54:54 pm »

        Bác Phong Quảng nói chính xác.

        Như vậy có 3 đợt quân liên tục của HN nối nhau của các năm 1971, 1972 đó, lần lượt là đợt của bọn tôi, bác Thượng sĩ già và bác Phong Quảng.
Lúc đó, Ẹ9 BTL Thủ đô còn có tên là Đoàn 1867, và bác Nhân là Trung đoàn trưởng.

        Và chúng mình đều huấn luyện ở Bãi Nai, do hâuk quả phá phách của cái bọn lính D34, 36. (Hôm nọ tôi có gặp một bác ở Ngọc Hà, lính D34. Bác ấy vào sư 324. Năm 1972 có tham gia thành cổ Quảng Trị, nhưng chỉ dự có 1 tuần, thành thương binh nên quay ra).

      @volang72:
     Đợt bọn tôi vào Nam đúng sau tết 1972, bị dồn đi cho nhanh nên không có vụ quà tặng khăn của Hà Nội. Thực ra lúc ở Kim Bảng (Đồng Văn), cũng có văn công vào phục vụ, và có quà của Hà Nội (Đoàn thể Phụ nữ hay gì đó, không nhớ). Cũng chỉ có một ít bánh kẹo thôi, lúc đó cả nước còn nghèo. Với lại bọn D34, 36 nó phá phách trước đó quá đáng lắm rồi thì bọn đi sau cũng phải chịu thiệt lây.
Logged

volang72
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 05:37:57 pm »

"Vực nào sâu bằng chí căm thù" bởi thế với sức người đã vận chuyển hàng tấn thép lên đỉnh núi cheo leo nã pháo vào đầu quân xâm lược,những chiếc xe thồ thô sơ đã làm nên lịch sử.Có một tướng lĩnh Pháp đã thốt lên rằng:ta đã cấp vũ khí(xe đạp)để chính nó chiến thắng chúng ta.Hào khí Điện Biên năm xưa đã vang vọng đến ngàn sau.
Trong thập kỷ 60, khi đường Trường Sơn mới sơ khai, ý tưởng các cầu này đã mang ra ứng dụng nhưng trong thực tế thì không khả thi , vì những nơi có cầu là nơi con suối sâu vực thẳm thì chí ít ra ban ngày phải tháo nó ra, vì nơi đây là trọng điểm Mỹ đánh phá bằng bom phá,bom napan,chất độc da cam không còn cây cối để không quân oanh tạc.Những khó khăn này lại phải nhắc đến chiến công của những cô gái mở đường.Hơn nữa người và xe qua Trường Sơn vào mùa khô"nước khe cạn bướm bay lèn đá".
Với góc độ ống kính là vậy nhưng thực tế cầu và cáp treo cũng thấp là là mặt đất.Nhưng dẫu sao chăng nữa Trường Sơn vẫn là huyền thoại.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 08:53:23 pm »

"Lòng quyết tâm còn cao hơn núi", nhưng thực tế thì có lẽ cách đi cáp này không áp dụng được. Bởi vậy rất ít người biết đã có những thử nghiệm này. Ngay cả cầu cáp có lót ván bên trên cũng rất nguy hiểm và khó thực hiện trong thực tế vì cả hai trường hợp trọng tâm đều đặt trên điểm chịu tải.
hehe , hồi bé em có xem 1 truyện ký viết về bộ đội trường sơn nội dung là ca ngợi các kỹ sư đã sáng chế cái vụ cáp treo và cũng gặp trục trặc kỹ thuật như bác nói nhưng cuối cùng họ cũng khắc phục được hehe không biết có thật hay không nữa  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
volang72
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 09:42:21 pm »

Thật ra mà nói thì 2 loại cầu trên thì cầu có lát ván tôi thử đi rồi, đi được vì nó ngắn khoảng 9-10 mét mà thấp là mặt nước,nhưng đi xe không và chỉ có xế thôi,nếu hàng nặng chắc đung đưa như võng.Còn cái cầu kia 2 dây cáp thì chịu. Cái cơ bản là phải tháo ra, lắp vào không thì ăn bom sớm. Sao ngày ấy không làm cầu phao nhỉ?Thần kinh căng thẳng còn lo máy bay ập đến ném bom thì qua làm sao được.Ở Bắc yên ổn tôi đi từ Thanh Hóa sang Lào qua rất nhiều cầu bê tông của Pháp xây còn nhỏ hơn thế phía lốp sau còn thừa ra 1 bánh, chỉ xảy 1 ly là lật xe ,vẫn vô tư. Sau những khó khăn này mới có đường mòn trên biển dù những chuyến đi ấy mạo hiểm nhưng vũ khí,đạn dược cũng đã vào được từng chiến trường.Nói gì thì nói phải có lòng dũng cảm thì hàng mới tới đích được.
Logged
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #29 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 02:24:48 am »

 Kính gửi bác VOLANG: Gặp tin nhắn đểu mà đã mất hứng.  Shocked
 Mấy cái ảnh của bác VITINH, có lẽ là ở miền Bắc. Xe mới cứng, còn nguyên bộ pha. Gần nhà em trước đây có cầu cáp, xe đi bằng vành không như của đường sắt. Chỉ để trung chuyển hàng qua sông.
 Năm 1973 cả '' quốc doanh'' cả quân đội đều có xe chở gỗ xây Lăng Chủ tịch bác ạ. Có thể nhiẹm vụ được giao cho quân đội nhưng thực tế xe dân sự cũng tham gia đớ nhau vì xe ra là xe không. Các ông ấy còn chở cả tù binh ra kia mà.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 02:53:11 am gửi bởi MUCTAU » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM