Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:58:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nam Bộ kháng chiến và sự tham gia của quân Anh ở VN  (Đọc 23923 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 10:56:19 am »

Lược dịch LS sư đoàn 20 Ấn về 1 giai đoạn phức tạp và quan trọng đối với LS VN nhưng ngắn ngủi và thường ít được sách báo của ta đi sâu.


Lịch sử sư đoàn Ấn Độ số 20
Giai đoạn sau chiến tranh.

Phần I - Miến Điện.
....
2. Chuẩn bị cho quá trình đóng quân tại Đông Dương thuộc Pháp

Tướng Gracey được bổ nhiệm làm tư lệnh lực lượng lục quân Đồng minh ở Đông Dương, khu vực phía nam vĩ tuyến 16 với chỉ thị:

- Giải giáp và tập trung toàn bộ quân Nhật.

- Thực thi luật pháp và duy trì an ninh.

- Bảo vệ, hỗ trợ và di tản tù nhân và tù binh Đồng minh.

Đây là 1 nhiệm vụ nặng nề, không chỉ phải tiến hành tập trung và giải giáp đạo quân 70.000 người mà còn phải kiểm soát, theo dõi và thẩm tra bộ chỉ huy Nhật ở Đông Nam Á. Bộ chỉ huy này được biết đến với cái tên “Bộ tư lệnh lực lượng viễn chinh Nhật Bản ở phía Nam” do thống chế Bá tước Terauchi đứng đầu đặt tại Sài Gòn, điều hành các tập đoàn quân Nhật ở Miến Điện, Mã Lai, Đông Ấn thuộc Hà Lan (Indonesia) và cho tới cuối năm 1944, Philippines. Ngoài ra còn phải điều hành khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn trong giai đoạn đầu đóng quân do không có 1 chính quyền địa phương hiệu quả. Trên thực tế, việc duy trì những điều kiện cần thiết và cung cấp thực phẩm cho thành phố thuộc về lực lượng Anh trong phần lớn thời gian họ ở Đông Dương.

Sư đoàn được xây dựng là 1 lực lượng chiến đấu, không được chuẩn bị để đương đầu với khối lượng khổng lồ những công tác chuyên môn trong nhiệm vụ, và do đó 1 cơ quan hỗ trợ mang tên Ủy ban kiểm soát Sài Gòn được thành lập ở Rangoon đầu tháng 9, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của tướng Gracey. Nó bao gồm các sĩ quan tham mưu và của mọi binh chủng, ngành, gồm cả hải quân và không quân Hoàng gia và đại diện Bộ Ngoại giao.

Vào lúc này không có bằng chứng nào cho thấy Tokyo có khả năng buộc các đơn vị ở xa ngừng chiến, vì vậy cần lên kế hoạch tới Đông Dương như 1 cuộc hành quân chiến đấu.

Quá trình lên kế hoạch gây đau đầu cho ban tham mưu sư đoàn hơn thường lệ, vì sự thay đổi lực lượng nhanh chóng cho Đông Dương, và kế hoạch chi tiết phải đảm bảo các đơn vị đang bị tản mát trong Bộ tư lệnh Đông Nam Á tới được điểm tập kết. Phương án phác thảo như sau:  

- Sở chỉ huy lữ đoàn 80, sư đoàn 20; Ủy ban kiểm soát Sài Gòn và tiểu đoàn 1/1 Gurkha hộ tống bắt đầu tới Sài Gòn bằng máy bay ngày 18/9, tiếp theo là tiểu đoàn biên phòng 9/12 và tiểu đoàn súng máy Jat khi có máy bay sẵn sàng. Nhiệm vụ của lữ đoàn 80 là đóng giữ sân bay và các vị trí, cơ sở quan trọng ở khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn và sở chỉ huy Nhật.

- Phần còn lại của sư đoàn đi bằng tàu biển từ Rangoon theo 2 đoàn vào cuối tháng 9.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 10:58:51 am »

Phần II - Đông Dương


1. Tổng quan

Chiến tranh đã kết thúc nhưng những ngày chiến đấu với sư đoàn vẫn chưa chấm dứt. Cuộc chiến diễn ra ở Đông Dương là chống lại 1 kẻ thù được trang bị tốt bằng vũ khí hiện đại (bốc phét quá) và mang đầy tư tưởng dân tộc cuồng tín lan ra khắp Đông Á ngay sau chiến tranh. Đối với lính sepoy (lính Ấn), nó khá giống với chiến đấu với quân Nhật – cũng những cuộc tập kích quen thuộc ban đêm, cùng 1 kiểu vị trí công sự, và những tay bắn tỉa bất thường phải đối phó.

Phần lớn hoạt động ở Đông Dương là những trận đánh trên đường phố hoặc trong làng mạc nhưng binh sĩ của chúng ta (lính Anh-Ấn) dày dạn và có kinh nghiệm và thương vong không lớn.

Lính Ấn và Gurkha thực hiện nhiệm vụ ở Đông Dương với sự quyết đoán mà họ đã thể hiện trong chiến tranh, và tỏ ra tự kiềm chế cao độ khi đối đầu với những đám đông quá khích. Trong nhiều trường hợp, khi đụng độ với những đơn vị VM dũng cảm và trang bị tốt, tính chất giao tranh quyết liệt ngang với các trận đánh ở Miến Điện.

Việc đối phó với quân Nhật không hề sử dụng các biện pháp mềm dẻo. Tỏ ra cứng rắn trước thống chế Bá tước Terauchi, tướng Gracey nhanh chóng đạt được sự phục tùng tuyệt đối. Kỷ luật của lính Nhật ở Đông Dương nhìn chung là tốt, khi họ hiểu chúng ta không đùa và sẽ không có chuyện bỏ qua, họ chấp hành tuyệt đối và tỏ ra hợp tác trong việc tập trung và giải giáp. Sư đoàn gặp ở Đông Dương nhiều đối thủ cũ ở Miến Điện như sư đoàn 2 và 55 bộ binh, sư đoàn 5 không quân đã được rút về Đông Dương ngay trước khi chiến tranh kết thúc.

Hoạt động của sư đoàn 20 ở Đông Dương được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I từ 12/9 đến 22/10: chuyển quân và tổ chức lực lượng ở Sài Gòn.

- Giai đoạn II từ 23/10 đến 5/12: các chiến dịch quân sự chống VM, thiết lập lại trật tự ở Sài Gòn. Bắt đầu sự chuyển giao cho quân đội Pháp.

- Giai đoạn III từ 5/12 đến 7/2: càn quét các khu vực đã chiếm đóng, hoàn tất bàn giao cho quân Pháp và rút khỏi Đông Dương.

Cần lưu ý rằng chỉ thị cho tướng Gracey là kiểm soát Sài Gòn và các khu vực cần thiết cho việc tập trung giải giáp quân Nhật. Do vậy hoạt động của sư đoàn giới hạn trong khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn và 1 tam giác tạo bởi Thủ Dầu Một – Thủ Đức - Biên Hòa nằm giữa sông Sài Gòn và sông Đồng Nai đông bắc Sài Gòn. Quân Nhật đã được lệnh tập trung lại trong khu vực này.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:00:52 am »

2. Giai đoạn I

Chuyến bay của lữ đoàn 80 và Ủy ban kiểm soát Sài Gòn khởi hành ngày 12/9 và trong ngày hôm sau, lữ đoàn bộ 80, 2 đại đội của tiểu đoàn 1/19 Hypad, 2 đại đội của tiểu đoàn 1/1 Gurkha cùng bộ phận đi trước của Ủy ban tới sân bay Tân Sơn Nhất – sân bay chính nằm phía tây bắc thành phố 5km. Do thời tiết xấu, không có chuyến bay nào thực hiện được tiếp cho đến 18/9 và chỉ huy lữ đoàn 80 phải triển khai đóng giữ các vị trí chủ chốt với 1 lực lượng nhỏ bé. Tiểu đoàn 1/19 Hybad đóng giữ quanh sân bay và tiểu đoàn 1/1 Gurkha đóng giữ các vị trí trong Sài Gòn – đáng chú ý nhất là nhà máy ở Chợ Lớn cung cấp năng lượng cho toàn bộ hệ thống điện nước trong khu vực.  

Ngày 18/9 việc chuyển quân được tiếp tục và đến 21/9 lực lượng tương đương 2 tiểu đoàn và phần lớn Ủy ban đã tới nơi. Khi tướng Gracey tới nơi, các lãnh đạo VM bề ngoài tỏ ra thân thiện và tổ chức tiếp đón. Việc đóng giữ các vị trí chủ chốt được tiến hành suôn sẻ, khi tiểu đoàn 1/19 có thêm quân, họ được giao bảo vệ sân bay lúc này có tầm quan trọng rất lớn đối với an ninh. Tại các vị trí quan trọng trong thành phố, binh sĩ thấy tại đây các đội gác vũ trang của người VN (nguyên văn: Annamite) đã được tổ chức nhưng không có trở ngại gì.

Tình hình Sài Gòn là 1 sự im lặng không yên ổn. Chính quyền VM đặt tại khách sạn de Ville ở Sài Gòn và tất cả các đồn cảnh sát, bưu điện, nhà tù, trạm bơm, nhà ga, đài phát thanh đều do người VN canh gác. Dân thường Pháp trong thành phố bị đe dọa bởi tình trạng bạo lực đã gia tăng từ lúc VM nắm chính quyền. Chính quyền này không thể hoặc không muốn kiểm soát các thành phần cực đoan.

Trong ngày 16 và 17/9, 2000 tù binh Pháp được vũ trang lại từ kho vũ khí của quân Nhật ở Sài Gòn mà lính Anh đã chiếm giữ. Việc tổ chức và trang bị lại cho lực lượng này là cần thiết nhằm tăng thêm sức mạnh cho lực lượng Anh nhỏ bé phải đối diện với nhiệm vụ giải giáp số quân Nhật đông hơn nhiều và thiết lập trật tự trước sự có mặt của chính phủ VM với sự thù địch tiềm tàng.

Tinh thần của những tù nhân này đã bị ảnh hưởng do bị giam giữ dài ngày, tuy nhiên, họ tỏ ra không đáng tin cậy và vô kỷ luật, đã gây thêm khó khăn cho tình hình vốn đã phức tạp.

Nhanh chóng thấy rằng không thể thiết lập lại trật tự chừng nào chính quyền VM vẫn còn nắm quyền lực. Do đó để người Pháp thiết lập lại quyền lực ở Sài Gòn và toàn quốc càng nhanh càng tốt là cần thiết và không thể tránh khỏi.

Vì thế, đêm 22 rạng 23/9, theo lệnh tướng Gracey, quân Pháp tiến hành cuộc đảo chính, chiếm các trụ sở chính quyền, đồn cảnh sát và cầu bắc qua Arroyo d’ Avalanche (?) tạo thành ranh giới phía bắc của thành phố. Đọ súng rải rác đã xảy ra giữa quân Pháp và VN nhưng không có vụ nào nghiêm trọng. Đến ngày 24/9 lực lượng quân Anh ở Sài Gòn gồm toàn bộ hoặc phần lớn các đơn vị sau:

- Tiểu đoàn 1/1 Gurkha.

- Tiểu đoàn 1/19 Hybad.

- Tiểu đoàn 3/1 Gurkha.

- 1 đại đội của tiểu đoàn 2/8 Punjab.

- Sở chỉ huy tiểu đoàn súng máy 4 Dogra.

- Bệnh viện dã chiến 88.

- Ủy ban kiểm soát Sài Gòn.

Sau cuộc đảo chính của quân Pháp, VM trở nên ra mặt thù địch và tấn công lực lượng Đồng minh. Chúng chủ yếu nhằm trực tiếp vào quân Pháp nhưng họ hiếm khi phân biệt được quân Pháp và quân Anh. Ban đầu các vụ tấn công diễn ra rời rạc, các vụ ném lựu đạn hoặc bắn tỉa lẻ tẻ nhưng dần dần trở nên có tổ chức khi VM huy động thêm quân từ các khu vực xung quanh.

Vụ đảo chính và lật đổ chính quyền VM ở Sài Gòn là tín hiệu cho cuộc bãi công của toàn bộ lao động VN và trước sự đe dọa, toàn bộ buôn bán giữa người TQ với người Âu. Điều này đã được lường trước và chỉ có thể được ứng phó bằng việc sử dụng quân Nhật lao động ở bến cảng, sân bay, trạm điện; nhưng nó gây ra sự căng thẳng cho các đơn vị công binh, quân y và hậu cần của sư đoàn. Tuy thế quân Nhật hợp tác ở mọi lĩnh vực 1 cách nhiệt tình và hiệu quả và mọi khó khăn chính dần dần được giải quyết. Hoạt động của nhà máy điện Chợ Lớn rõ ràng là quốc tế. Với 1 sĩ quan công binh hoàng gia Anh phụ trách, nó được duy trì bởi 2 kỹ thuật viên Pháp, hỗ trợ bởi lính công binh Ấn và hạ sĩ quan hải quân Nhật với lính Nhật đốt lò, tất cả được bảo vệ bởi 1 trung đội Gurkha và đến đêm thì bị bắn tỉa, ném lựu đạn bởi người VN.

Giai đoạn tiếp theo sau cuộc đảo chính là hỗn loạn và đổ máu. Bạo lực bao gồm cả bắt cóc và giết hại phụ nữ, trẻ em Pháp. Bản chất bạo lực bừa bãi của người VN thể hiện hôm 28/9 khi trung tá Dewey của quân đội Mỹ bị bắt cóc và giết hại vởi 1 đám người VN tấn công ĐSQ Mỹ ở Sài Gòn. Vụ việc đã có ảnh hưởng lớn là làm mất thiện cảm của thế giới về động cơ của VM.

Các đơn vị Đồng minh có mặt không đủ để bảo vệ toàn bộ thành phố và VM có thể thâm nhập qua các chốt gác của chúng ta và trong vài ngày giao tranh đã diễn ra gần trung tâm thành phố. Trong giai đoạn này toàn bộ các đơn vị được triển khai trong các cuộc hành quân tấn công ban ngày với mục đích chủ yếu là quét sạch quân VN khỏi các vị trí mà họ đã đột nhập, tuần tiễu và bảo vệ các vị trí chủ chốt ban đêm.

Hôm 25/9 giao tranh dữ dội nổ ra trong cuộc càn ở khu vực tập kết do tiểu đoàn 1/19 Hybad và 3/1 Gurkha tiến hành. Họ đụng độ với những đơn vị lớn VN và tiêu diệt khoảng 100 trước khi trời tối. Việc giải tỏa những chốt ngăn đường thường xuyên có bắn tỉa trở thành nhiệm vụ thường xuyên khi chúng mọc lên khắp nơi trong thành phố vào ban đêm.

Tại hội nghị đầu hàng ở Rangoon, quân Nhật được giao nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho các công dân Đồng minh, duy trì trật tự và bảo vệ các vị trí quan trọng trước khi quân Đồng minh tới. Vì vậy họ đã thành lập Lực lượng bảo vệ Sài Gòn gồm khoảng 4000 quân do thiếu tướng Manaki, tư lệnh sư đoàn 2 Nhật chỉ huy. Ngay khi tới Sài Gòn, tư lệnh lữ đoàn 80 thiết lập liên lạc với quân Nhật và nắm quyền chỉ huy Lực lượng bảo vệ Sài Gòn. Tính nghiêm trọng của tình hình giờ đòi hỏi phải sử dụng Lực lượng bảo vệ Sài Gòn và toàn bộ các đơn vị Nhật trong khi vực Sài Gòn để hỗ trợ quân Đồng minh đối phó với những cuộc tấn công của VM, và việc giải giáp quân Nhật vào lúc này phải hoãn lại.

Kỷ luật của lính Nhật nói chung khá tốt và phần lớn họ thực thi mệnh lệnh 1 cách tận tình, mặc dù lẻ tẻ có những vụ giết hại người Pháp xảy ra ngay trước mũi lính Nhật mà họ thờ ơ hay không làm gì để ngăn chặn người VN.

Để đảm bảo sự phục tùng tuyệt đối trong giai đoạn quan trọng này, tướng Gracey triệu tập thống chế Terauchi, tham mưu trưởng của ông ta – thiếu tướng Numata và thiếu tướng Manaki và đưa ra cho họ lời cảnh báo nghiêm túc nhất về nhiệm vụ và trách nhiệm mà quân đội Nhật đã đồng ý và hậu quả khủng khiếp sẽ đến nếu có sự bất phục tùng mệnh lệnh của ông ta.

Với sự tăng cường lực lượng, các hoạt động càn quét của lữ đoàn 80 nhằm bao vây quân VN và tịch thu vũ khí đã thu được 1 số thành công, đặc biệt tại khu vực Gia Định và Gò Vấp, trong giai đoạn này và đôi lúc là điểm nóng các hoạt động của VM. Lính gác được bố trí tại các trạm bơm và trạm phát thanh trong Sài Gòn/Chợ Lớn và công binh sư đoàn 20 làm việc không ngừng nghỉ để đảm bảo việc cung cấp nước và điện. Nhờ vậy các dịch vụ trên được phục hồi và duy trì suốt thời gian sư đoàn ở Đông Dương. Khó khăn không chỉ nằm ở chỗ sửa chữa lại những vụ phá hoại của VM mà còn do máy móc đã quá cũ kỹ.

Cho đến tháng 10 các hoạt động giới hạn trong phạm vi bảo vệ chúng ta và dân thường, duy trì an ninh trong những khu vực kiểm soát được. Điều hiển nhiên là để chấm dứt tình trạng khủng bố cần phải huy động lực lượng tấn công tối đa chống lại VM.

Tuy nhiên tướng Gracey ban đầu vẫn tiến hành giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, và ngày 1/10 kêu gọi họp với lãnh đạo VN ở Sài Gòn. Trong cuộc họp này thỏa thuận đình chiến đã được dàn xếp có hiệu lực từ 2/10 và đã thuyết phục được phía VN gặp đại diện Pháp trong cuộc họp sau đó. Nhiều cuộc gặp tương tự được tiến hành nhưng đã thất bại, người VN tỏ ra kiên quyết trong yêu cầu đòi độc lập hoàn toàn và vô điều kiện, tước vũ khí quân Pháp và trang bị cho quân VN. Chúng ta đưa ra yêu cầu trao trả người Pháp và người VN than Pháp bị bắt. Họ tỏ ra không thể thực hiện điều này, và sớm thấy 1 điều hiển nhiên là các lãnh đạo chính trị đã hoàn toàn bị lấn án bởi các lãnh đạo quân sự cực đoan.

VM liên tục phá vỡ thỏa thuận bằng cách tổ chức những cuộc diễu hành ở Sài Gòn và Chợ Lớn, thường xuyên ngay trước mắt binh lính của chúng ta, những người phải tự kiềm chế, và những vụ ném lựu đạn, bắn tỉa vẫn tiếp tục xảy ra. VM còn nỗ lực vận động lính Ấn Độ bằng truyền đơn nói lên sự tương đồng về cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ và VN. Sài Gòn dần trở thành nơi bị bao vây, quân VM khống chế mọi ngả đường và ngăn cản việc tiếp tế lương thực cho thành phố.

Ngày 7/10 chuyến đầu tiên trong 2 chuyến tàu đưa phần còn lại của sư đoàn tới. Sư đoàn bộ 20 tới trong chuyến này và sở chỉ huy Lực lượng Lục quân Đồng minh ở Đông Dương được thiết lập ngày 8/10 ở các công sở trung tâm Sài Gòn. Lữ đoàn 32 cũng tới trong chuyến này và được tập trung ở khu phía bắc Sài Gòn, chuẩn bị đảm nhiệm hoạt động ở phía bắc thành phố. Tiểu đoàn 3/8 Gurkha tiến thẳng tới tập kết ở sân bay và nhận bàn giao từ quân Nhật – 1 phần trong số đó được giữ lại để hỗ trợ bảo vệ sân bay. Lữ đoàn bộ 100, tiểu đoàn biên phòng 14/13 và tiểu đoàn 4/10 Gurkha tới trong chuyến tàu thứ 2 ngày 17/10.

Ngày 9/10 đàm phán giữa phái đoàn Pháp và VM đổ vỡ nhưng trong cuộc họp cuối cùng ngày hôm đó, chuẩn tướng J. A. E. Hirst, quyền tư lệnh ALFIC thay cho tướng Gracey vắng mặt đã nhắc lại lời cảnh báo rằng nếu VM ngăn cản nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và thiết lập trật tự của quân Anh, xe tăng, pháo và máy bay vốn vẫn chưa dùng đến sẽ được sử dụng để chống lại họ. VM trả lời rằng họ mong mỏi được ủng hộ chân thành việc giải giáp và hồi hương lính Nhật và sẽ tổ chức “tiếp đón dân sự” với lính Anh nếu được thông báo trước về sự xuất hiện của họ. Tướng Hirst sau đó đề xuất hoãn di chuyển lực lượng ra ngoài Sài Gòn tới nửa đêm 10/10 để VM có thời gian thông báo cho lực lượng của họ. Phía VM hoan nghênh điều này.

Tuy nhiên những sự kiện ngày 10/10 vượt xa mọi nghi ngờ về việc các lãnh đạo chính trị VM không thể kiểm soát lực lượng vũ trang của họ. Chiều 10/10, sĩ quan quản trị sư đoàn 20 và đội hộ tống bị 1 lực lượng lớn VM tấn công ở phía bắc sân bay. Trong sự kiện này sĩ quan quản trị bị giết và toàn bộ toán hộ tống thuộc tiểu đoàn 2/8 Punjab chết hoặc bị thương sau khi dũng cảm cầm chân 500 quân VN gần 24 tiếng. Cũng ngày hôm đó quân VN bắt đầu tấn công tiểu đoàn 3/8 Gurkha ở sân bay. Việc đàm phán với VM đã cho thấy không có kết quả và quân ta được lệnh tấn công VM nếu cần thiết.

Trong thời gian đàm phán, tiểu đoàn 3/1 Gurkha đã chiếm lĩnh toàn bộ khu vực đảo Khánh Hội bao gồm phần phía nam Sài Gòn và khu cảng. Tiểu đoàn biên phòng 9/12 tới bằng đường không bắt đầu chiếm lĩnh khu phía tây Chợ Lớn.

Ngày 11/10 lữ đoàn 32 tiến hành chiếm đóng vùng ngoại ô Gia Định ngay phía bắc Sài Gòn. Hôm 12/10 họ cùng tiểu đoàn 9/14 Punjab đi đầu tiến chiếm Gò Vấp phía bắc Gia Định 2km. Tại đây VM chống trả mãnh liệt và có tổ chức, xe bọc thép của tiểu đoàn 16 kỵ binh đã được huy động để hỗ trợ. Hôm 13/10 lữ đoàn 32 tỏa ra và tiến về phía bắc Gò Vấp tới sông Cho (?) và chiếm mọi cây cầu còn dùng được. 1 đại đội của tiểu đoàn 3/8 Gurkha đánh 1 trận gay go trên đường tới 1 trong những cây cầu đó suốt đêm 13 rạng 14/10. Những cây cầu được tiểu đoàn 3/8 và 4/2 Gurkha chiếm giữ trở thành mục tiêu của VM trong những tuần tiếp theo, thường xuyên bị bắn tỉa và ném lựu đạn. Hôm 16/10 khoảng 400 quân VN với trung liên, súng trường, giáo mác, cung tên tẩm độc và thậm chí hơi ngạt tấn công định chiếm lại 1 cây cầu. Khu vực Gia Định và Gò Vấp trở thành trung tâm của những hoạt động của VM và cần thiết phải tiến hành những cuộc càn quét và tập kích thường xuyên.

Đêm 13 rạng 14/10 được đánh dấu bằng những cuộc tấn công quy mô lớn của VM ở khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn. Nỗ lực chính nhằm đánh bật tiểu đoàn 3/1 Gurkha giữ đường vào khu cảng. Những cuộc tấn công này được tiến hành theo kiểu Nhật với rất nhiều tiếng la hét. 1 sở chỉ huy tiểu đoàn Nhật ở ngoại ô Chợ Lớn bị bao vây tấn công suốt đêm và đến sáng quân tăng viện được triển khai tới đẩy lui quân tấn công. Tất cả những cuộc tấn công này đều bị đẩy lui với thiệt hại lớn, và kết quả là khu vực Sài Gòn, Chợ Lớn tương đối yên tĩnh cho đến 22/10.

Không quân được triển khai ở sân bay Tân Sơn Nhất và bay các phi vụ chiến thuật/trinh sát hàng ngày. Báo cáo của họ cho thấy VM định cô lập thành phố, chiến lũy và sự phá hoại xuất hiện trên mọi ngả đường từ thành phố.

Việc tập trung đông người VN ở khu vực đông bắc Sài Gòn (khu vực Thủ Dầu Một – Thủ Đức – Biên Hòa) xác nhận báo cáo rằng VM đang tập trung lực lượng lớn trong khu vực.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:02 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:04:07 am »

3. Giai đoạn II

Khu vực Thủ Đức – Thủ Dầu Một – Biên Hòa phía đông bắc Sài Gòn được chọn làm nơi tập kết quân Nhật ở nam Đông Dương, nhưng trước khi việc giải giáp và tập trung quân Nhật bắt đầu, khu vực này cần phải được kiểm soát.

Lữ đoàn 100 được giao nhiệm vụ này và sáng 23/10, lữ đoàn tổ chức thành đội hình cơ động rời Sài Gòn với tiểu đoàn 4/10 Gurkha dẫn đầu và chiếm thị trấn Thủ Đức mà không gặp kháng cự. Ngày tiếp theo tiểu đoàn 14/13 tiến chiếm Biên Hòa và các cây cầu quan trọng còn dùng được bắc qua sông Đồng Nai phía nam thị xã. Ngày 25/10 tiểu đoàn 1/1 Gurkha chiếm Thủ Dầu Một. Các cuộc hành quân này đều không gặp trở ngại. Điều này hoàn toàn là 1 bất ngờ vì khu vực này trước đây là nơi đóng quân và tập luyện của 1 lực lượng lớn VM ở Nam Bộ. Các đơn vị người miền Bắc (nguyên văn: Tonkinese. Đây là bộ đội Nam tiến) của VM đã tới khu vực bằng tàu hỏa. Báo cáo có sai lệch về quân số của họ nhưng cho thấy họ được trang bị và kỷ luật tốt, dự định làm nòng cốt cho lực lượng VM ở Nam Bộ.

Báo cáo cho thấy VM đã rút khỏi 3 nơi trên trước khi quân ta tới trong thời gian dưới 24 giờ. Mặc dù lữ đoàn 100 làm chủ khu vực mà không cần chiến đấu, trong thời gian đóng quân họ phải liên tục tiến hành các cuộc hành quân chống lại du kích VM được cài lại sau khi quân chủ lực rút đi. Địa hình gây khó khăn cho việc chống du kích và để càn quét toàn bộ khu vực đòi hỏi số quân vượt quá khả năng.

Các chuyến tiếp tế từ Sài Gòn tới lữ đoàn 100 bắt đầu ngày 27/10 và việc bảo vệ đường xá được tiến hành theo 1 cách thức. Quân Nhật được sử dụng để canh gác phần lớn các ngả đường, xe bọc thép của tiểu đoàn 16 kỵ binh hộ tống đoàn tiếp tế. Do địa hình cây cối rậm rạp ở cả 2 bên đường nên các đoàn xe thỉnh thoảng bị bắn tỉa hoặc ném lựu đạn, và để phòng ngừa, phải tiến hành chiến thuật “tàn phá” trong phạm vi 100 yard ở cả 2 bên đường dọc ở những đoạn dễ bị tấn công - lính Nhật được sử dụng vào việc này. Từ đó những người bắn tỉa hay ném lựu đạn sẽ mất chỗ ẩn nấp.

Một số lượng lớn quân Nhật có mặt trong khu vực của lữ đoàn 100 và 1 số đơn vị được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của lữ đoàn 100, được tổ chức để làm nhiệm vụ tấn công VM. Điều này là cần thiết khi xét đến số quân Anh ít ỏi trong khu vực. Các đơn vị Nhật còn lại được dùng làm lao công, canh gác đồn điền cao su, cầu…

Hôm 29/10 đội hình gồm 1 đại đội của tiểu đoàn 14/13, 1 đại đội của tiểu đoàn 16 kỵ binh và 1 tiểu đoàn Nhật khởi hành từ Biên Hòa theo quốc lộ 1 (con đường duyên hải tới Hà Nội) với nhiệm vụ thiết lập căn cứ ở Xuân Lộc (40km phía đông Biên Hòa) và tuần tra về phía đông từ đây tới Đà Lạt và Phan Thiết. Sáng 30/10 đoàn quân tới Xuân Lộc và phát hiện thị trấn đang được phòng thủ bởi 1 lực lượng lớn VM vừa rút về từ Biên Hòa ngay trước khi nơi này bị quân ta chiếm. Với sự hỗ trợ của đại đội thuộc tiểu đoàn 16 kỵ binh, 1 cuộc tấn công tổng lực được tiến hành và đã gặp sự kháng cự quyết liệt. Cuối cùng thị trấn đã bị chiếm sau khi quân VM bị thương vong nặng. 27 tù nhân Pháp được giải cứu và bắt được hơn 60 tù binh, trong đó có 1 số người Bắc Bộ vừa từ miền Bắc vào.

Vào thời điểm này, các vị trí ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã ổn định và lữ đoàn 80 với sự hỗ trợ của an ninh dã chiến và cảnh sát Pháp đã tiến hành càn quét khu vực đứng chân và kiểm tra an ninh tại các khu vực tập trung đông dân cư.

Điều này đặc biệt cần thiết ở khu vực Chợ Lớn đông dân cư và các phần tử vũ trang, ném lựu đạn và bắn tỉa của VM có thể lẩn trốn vào dân chúng. Quân ta tiếp tục phải chịu thương vong trong khu vực này vì bị bắn tỉa và ném lựu đạn.

Phía bắc Sài Gòn, ở khu vực của lữ đoàn 32 VM vẫn hoạt động mạnh, phần lớn tập trung quanh các trạm gác những cây cầu qua song Cho. Hôm 26/10 tiểu đoàn 4/2 Gurkha vượt sông càn quét theo hướng bắc tới Thủ Dầu Một đã gặp phải 1 số kháng cự. Ngày 23/10 1 đại đội của tiểu đoàn 3/8 Gurkha có cuộc đụng độ chớp nhoáng khi càn quét 1 ngôi làng trong khu vực. Đêm 25 rạng 26/10, 1 trung đội gác của tiểu đoàn 9/14 Punjab ở Gia Định bị 1 lực lượng lớn VM trang bị 5 trung liên và súng phóng lựu tấn công dữ dội. Đơn vị này đã đẩy lui thành công các đợt tấn công và cùng quân tiếp viện càn quét khu vực sáng hôm sau.

Mặc dù vành đai bao vây Sài Gòn của VM đã bị phá vỡ bởi các cuộc hành quân do lữ đoàn 100 tiến hành ở đông bắc thành phố và do quân Pháp từ Chợ Lớn tiến về phía nam và chiếm khu vực Mỹ Tho, những nỗ lực nhằm ngăn cản việc đưa lương thực của họ vào thành phố đã thu được những thành công đáng kể. Để giảm căng thẳng, người ta quyết định tổ chức 1 đoàn vận tải đường sông bằng sà lan và thuyền có lực lượng hộ tống mạnh và chuyển lương thực tới từ Phnom Penh.

Đây là 1 công việc mạo hiểm khi mà vùng lãnh thổ nằm giữa đang bị VM kiểm soát hoàn toàn. Việc cung cấp lương thực cho Sài Gòn-Chợ Lớn được Ủy ban kiểm soát lương thực dân sự tổ chức và đặt dưới CRIASC, sư đoàn 20 (?). Việc tổ chức đoàn vận tải từ Phom Penh do Hải quân hoàng gia tiến hành và quân Nhật hộ tống.

Đoàn vận tải đầu tiên và những đoàn sau đó đã thành công trong việc tới được Phnom Penh và trở về với những lương thực đang rất cần. VM đã nỗ lực trong việc ngăn cản những đoàn tiếp tế này, thậm chí còn tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội là 1 đoàn vận tải Sài Gòn-Phnom Penh đã bị bắt giữ, tuy nhiên mặc dù quân Nhật hộ tống có bị thương vong nhưng mọi cuộc tấn công đều bị đánh lui.

Tình hình ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn tương đối yên tĩnh trong những ngày cuối tháng 10, nhưng đêm 31/10 rạng 1/11 giao tranh bùng nổ ở Chợ Lớn với 1 cuộc tấn công không thành nhằm vào 1 trong những chốt gác cầu.

Ở khu vực Gia Định đêm 2 rạng 3/11, 1 cuộc tấn công mạnh đã được tiến hành nhằm vào 1 trong các vị trí quân ta. Trong trận đánh này VM đã sử dụng bom hơi ngạt nhưng không thành công.

Chiều 3/11, 1 đaị đội của tiểu đoàn 4/17 đã giao tranh dữ dội với 1 lực lượng lớn VM trong khu vực đông đúc phía bắc Chợ Lớn. Các vị trí phòng thủ ở đây bao gồm cả các công sự bê tông kiên cố. Đại đội buộc phải đóng lại bên ngoài cả đêm và trong đêm đó các toán quân tập kích theo cách thức tương tự với quân Nhật.

Sáng hôm sau đại đội được tăng cường bởi các xe bọc thép của tiểu đoàn 16 kỵ binh và 1 đại đội khác của tiểu đoàn 4/17 và họ hoàn thành nhiệm vụ quét sạch khu vực.

Đặc trưng của 2 tuần đầu trong tháng 11 là 1 loạt các vụ ném lựu đạn ở khu vực Chợ Lớn. Vào thời điểm này toàn bộ lữ đoàn 80 (thiếu tiểu đoàn 3/1 Gurkha ở đảo Khánh Hội) và tiểu đoàn 9/12 đã được triển khai ở Chợ Lớn.

Ngoài ra, ở đây cũng có 1 bộ phận của sư đoàn, bao gồm phân xưởng IEME cùng đại đội vận tải 100 và 102 của sư đoàn. Cũng giống như phần lớn các thành phố phương Đông, Chợ Lớn có rất nhiều những ngõ ngách tạo thành những đường rút lui dễ dàng sau khi ném lựu đạn. Thương vong của quân ta lẽ ra còn nặng hơn nếu không phải là do lựu đạn tự chế có chất lượng thấp.

Hoạt động của VM ở khu vực của lữ đoàn 32 không suy giảm trong suốt giai đoạn này và nhiều cuộc càn quét quy mô lớn đã được tiến hành ở cả phía bắc và phía nam sông Cho. 1 cuộc tập kích vào làng Bến Cát ở phía bắc sông Cho vài km hôm 6/11 đã cải thiện tình hình chút ít. Đây là 1 căn cứ để VM tiến hành các hoạt động nhằm vào các vị trí trên những cây cầu qua sông Cho, và căn cứ vào những vụ nổ khi làng bị đốt thì 1 lượng lớn đạn dược đã bị phá hủy.

Lúc này VM đã nhận ra sự kém hiệu quả của những cuộc tấn công vào vành đai Sài Gòn-Chợ Lớn và đã rút về khu vực nông thôn để củng cố, để lại những đơn vị du kích trong và quanh thành phố, đồng thời xây dựng các vị trí phòng thủ trên những trục đường chính dẫn vào Sài Gòn. Báo cáo nhận được cho biết 1 lực lượng mạnh VM có mặt ở phía nam Chợ Lớn, và ngày 16/11 đội hình gồm tiểu đoàn 4/17 (thiếu 1 đại đội), 1 phân đội tăng nhẹ của tiểu đoàn 16 kỵ binh và 1 đại đội pháo của trung đoàn dã chiến 11 lên đường càn quét con đường từ Chợ Lớn tới Cần Giuộc (15km về phía nam Chợ Lớn). Do đường xá bị phá hoại nhiều, cuộc hành quân diễn ra chậm chạp nhưng đến sáng 17/11 họ đã hội quân với đơn vị nhỏ Pháp đóng tại Cần Giuộc và được chào đón nồng nhiệt. Bộ binh chỉ gặp sức kháng cự yếu trong cuộc hành quân này - pháo binh nhằm vào các vị trí VM tỏ ra hiệu quả để họ không phải dừng lại chiến đấu. Tuy nhiên vào ngày 18/11, 1 đại đội của tiểu đoàn 3/1 Gurkha đã vấp phải lực lượng chủ lực VM khi họ định tới làng Long Kiên phía nam Sài Gòn 9km trên con đường song song với đường Chợ Lớn-Cần Giuộc. Các vị trí của VM bị đánh chiếm nhưng do sức kháng cự mạnh, quân ta không thể tiến xa hơn và phải rút lui trước khi trời tối. Sức kháng cự này đến từ lực lượng VM được biết với cái tên Bình Xuyên và gồm 1 số lính Nhật đào ngũ đã góp phần tăng sức mạnh cho cuộc phòng thủ. Nhiều lính Nhật được quan sát thấy chiến đấu cùng VM trong trận này.

Ngày 22/11, 1 đội hình mạnh của tiểu đoàn 3/1 Gurkha có pháo yểm trợ càn quét con đường tới Long Kiên bị chống trả mạnh. Trong tháng 12 các cuộc hành quân càn quét khu vực này của Pháp với nhiều tiểu đoàn cũng gặp sức đề kháng quyết liệt.

Thời gian cuối tháng 11 tình hình hầu như không thay đổi mấy ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. Ở cả khu vực của lữ đoàn 80 và 32 công tác kiểm tra an ninh được tiến hành rất cơ bản. Bao vây những khu vực lớn và kiểm tra căn cước 400-500 người 1 ngày.

Những lời khen ngợi được dành cho các nhân viên an ninh dã chiến ở 1 số trong những khu vực tồi tệ nhất của Sài Gòn-Chợ Lớn. Giá VM treo thưởng cho đầu họ là minh chứng cho hiệu quả của họ.

Ở khu vực lữ đoàn 100, hoạt động của VM gia tăng trong nửa cuối tháng 11 và các toán du kích vũ trang tốt bắt đầu hoạt động từ các làng mạc quanh Biên Hòa và Thủ Dầu Một. Các đoàn xe di chuyển trên những tuyến đường trong khu vực - chật chội và bị bao bọc 2 bên bởi rừng rậm đặc biệt dễ bị tổn thất và phòng vệ là rất cần thiết. Các biện pháp bảo vệ đường được tăng cường và tỏ ra rất thành công - VM không lần nào phục kích thành công. Tuy nhiên vào ngày 7/12 VM phục kích 1 đoàn xe từ Bến Cát (20km phía bắc Thủ Dầu Một) tới Thủ Dầu Một và đội hộ tống của tiểu đoàn 1/1 Gurkha và tiểu đoàn súng máy Jat có 13 thương vong. Trận phục kích xảy ra tại 1 khu vực rừng rậm và vườn chuối, quân ta đã triển khai chiến đấu nhưng đối phương đã rút lui thành công.

Bất chấp tình hình chưa ổn định trong khu vực lữ đoàn 100, lúc này đã có thể đẩy nhanh việc giải giáp quân Nhật đã được bắt đầu từ đầu tháng 11. Mỗi lữ đoàn tiến hành giải giáp trong khu vực của mình - quân Nhật từ những nơi khác được chuyển về đây. Quá trình này không bao gồm số quân Nhật ở CPC được giải giáp bởi Bộ chỉ huy Lực lượng lục quân Đồng minh Phnom Penh.

Ở miền Nam có 68500 quân nhân và 6500 dân thường Nhật. Việc tập trung và giải giáp số này là 1 nỗ lực rất đáng kể. Quân Nhật rải rác khắp vùng lãnh thổ của đất nước, trong đó phần lớn nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của VM lúc này đã tỏ ra công khai thù địch đối với người Nhật do sự hỗ trợ của họ đối với quân Đồng minh. Ở nhiều nơi quân Nhật được lệnh bảo vệ thường dân Pháp và trước khi có thể rút họ đi phải có 1 đơn vị Pháp đến thay thế.

Việc giải giáp mỗi đơn vị Nhật được đánh dấu bởi 1 buổi lễ, trong đó lính Nhật bàn giao vũ khí và cúi chào trước lá cờ Union Jack (cờ của Vương quốc Anh - UK). Các sĩ quan VCO thuộc các trung đoàn Ấn và Gurkha của sư đoàn tiếp nhận đầu hàng của các đơn vị lục quân Nhật, trong khi Hải quân hoàng gia và RAF tiếp nhận đầu hàng của hải quân và không quân Nhật.

Kế hoạch tập trung và giải giáp quân Nhật trong khu vực lữ đoàn 100 được hủy bỏ và thay vào đó họ được tập trung ở Cap St. Jacques (Ô Cấp, tức Vũng Tàu), 1 bán đảo nhỏ nằm phía đông cửa sông Đồng Nai.

Theo dự định, khu vực này sẽ được dùng để tập trung toàn bộ quân Nhật ở Nam Bộ để giảm nhẹ vấn đề vận tải khó khăn khi đến thời gian đưa họ về Nhật nếu khu vực tập trung nằm xa cảng.

Việc bảo vệ Vũng Tàu cũng cần ít quân hơn. Ngày 27/11 tiểu đoàn 9/12 chuyển tới Vũng Tàu từ Sài Gòn và đảm nhiệm khu vực tập trung mới này.

Trong tháng 11, quân Pháp được điều từ Pháp sang Đông Dương bao gồm các đơn vị đi đầu của sư đoàn 2 thiết giáp và sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa Pháp dưới quyền chỉ huy chung của 1 quân nhân Pháp nổi tiếng - tướng Le Clerc.

Quá trình bàn giao từng bước các khu vực của quân Anh cho quân Pháp bắt đầu từ 25/11 với việc chuyển giao khu vực phía nam và phía tây Chợ Lớn của lữ đoàn 80. Khi có thêm quân Pháp sang, quá trình chuyển giao được đẩy nhanh và sư đoàn đã rảnh tay để tập trung vào nhiệm vụ chính là tập trung và giải giáp quân Nhật.

Ngày 28/11, 1 khu vực lớn của lữ đoàn 32 bao gồm khu vực ngay phía bắc Sài Gòn, bao gồm Gia Định và 1 phần Gò Vấp đã được chuyển giao cho quân Pháp.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:34 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:05:33 am »

4. Giai đoạn III

Chính sách của Pháp được tiến hành với sự chiếm đóng và bình định Nam Bộ nhanh nhất có thể và khi lực lượng của họ tăng lên, các đơn vị cơ động được tổ chức và tiến quân theo các trục đường từ Sài Gòn, đánh chiếm các thị trấn chính, làng mạng và tiêu diệt các khu đề kháng gặp phải. Khi đã làm chủ được thị trấn, khu vực xung quanh sẽ bị càn quét để tiêu diệt các bộ phận VM.

Khu vực giữa Sài Gòn và Cần Giuộc được quân Pháp quét sạch từ 5/12 đến 13/12, và hôm 18 và 19/12 lữ đoàn 100 hỗ trợ quân Pháp càn quét khu vực phía đông Sài Gòn giữa Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Ở Sài Gòn-Chợ Lớn tình hình nhanh chóng trở lại bình thường và 1 số lượng lớn dân VN đã trở về thành phố, tiếp tục theo đuổi cuộc sống bình yên thường lệ. Những vụ (xung đột) lẻ tẻ vẫn xảy ra nhưng sự tin tưởng vào bộ phận dân chúng hiền hòa đã được khôi phục, tin tức chỉ điểm tỏ ra chính xác và đúng lúc về những hoạt động của VM sắp tiến hành.

Các cuộc hành quân quy mô lớn của sư đoàn thực tế đã chấm dứt nhưng lữ đoàn 32 tiến hành 1 cuộc hành quân nhằm quét sạch những cứ điểm cuối cùng của VM ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn hôm 15 và 16/12. Các đơn vị VM lì lợm từng bước bị đẩy lùi khỏi Sài Gòn và khu ngoại ô trụ lại trên hòn đảo có tên Hanh Phu (?) phía bắc Sài Gòn 5km, tại điểm giao giữa sông Sài Gòn và 1 phụ lưu của nó. Quân VM trên đảo không thiếu vũ khí hay tinh thần chiến đấu và các toán tuần tra đổ bộ lên đã gặp sức kháng cự mãnh liệt. Nhiều công sự và tuyến phòng thủ đã được xây dựng trên hòn đảo mà bản thân nó đã tạo ra 1 chướng ngại ghê gớm được bao phủ bởi đầm lầy và rừng. Cuộc hành quân do tiểu đoàn 4/2 Gurkha thực hiện, được tàu đổ bộ của hải quân vận chuyển đường sông từ Sài Gòn và lúc bình minh họ tiến vào bờ từ khu vực đông bắc đảo. VM trên đảo không đề phòng 1 cuộc đổ bộ từ phía này và nó không gặp trở ngại.

Mặc dù rất khó khăn, quân ta quét sạch hòn đảo khỏi các ổ đề kháng VM. 1 sở chỉ huy VM bị đánh chiếm và chiến lợi phẩm bao gồm 2 trung liên, 1 đài phát sóng vô tuyến và 1 công xưởng. 31 xác VM đã được thu hồi và nhiều xác khác nằm trong đầm lầy. Với sự hỗ trợ của 1 đại đội thuộc tiểu đoàn 9/14 Punjab khống chế bờ nam của sông, hơn 400 người VN định trốn thoát khỏi đảo đã bị bắt. Việc xóa sổ cái ổ VM này đã có hiệu quả cải thiện tức thì với tình hình ngoại ô bắc Sài Gòn.

Trong tháng 12 tình hình ở khu vực lữ đoàn 100 không có tiến bộ gì. Quân Nhật vốn đang nhận nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự trên 1 phần lớn của khu vực đang được giải giáp nhanh chóng và điều này khích lệ VM chuyển từ những khu vực khác tới ẩn náu ở đây. Các vụ xung đột từ ném lựu đạn vào xe cộ tới những trận tấn công có tổ chức vào các vị trí của quân ta và quân Nhật diễn ra hàng ngày, và quân ta rất bận rộn trong việc duy trì an ninh trong khu vực canh gác và bảo vệ đường xá cho xe cộ. Vào thời gian này VM tập trung vào việc phá hủy các kho cao su, công sở và những tài sản của người Pháp. Số ít lính Nhật vũ trang còn lại canh gác những cơ sở này và có rất nhiều trận đụng độ nhỏ giữa họ và VM. Đến thời điểm này lữ đoàn 100 đã duy trì đóng quân ở 3 thị xã chính - tiểu đoàn 1/1 Gurkha ở Thủ Dầu Một, tiểu đoàn 14/13 ở Biên Hòa và lữ đoàn bộ cùng tiểu đoàn 4/10 Gurkha ở Thủ Đức và sử dụng lính Nhật đóng chốt bên ngoài thị xã. Trong 1 nỗ lực nhằm khôi phục lòng tin trong bộ phận dân chúng thân thiện, người ta quyết định bố trí những toán quân Ấn nhỏ ở 1 vài ngôi làng và địa điểm quan trọng trong khu vực. Vì mục đích này 2 đại đội của tiểu đoàn 4/17 Dogras được đặt dưới quyền chỉ huy của lữ đoàn 100 - nhiệm vụ của lữ đoàn 80 ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã giảm đi đáng kể nhờ chuyển giao cho quân Pháp. Việc đóng quân tại những địa điểm được lựa chọn được tiến hành ngày 27/12 và không gặp kháng cự, mặc dù VM không hề chậm chễ trong việc phản ứng lại trước sự chiếm đóng của quân ta trong khu vực mà trước đó họ di chuyển tương đối tự do. Các chốt mới trở thành mục tiêu cho bắn tỉa và ném lựu đạn. Đại đội của tiểu đoàn 1/1 Gurkha ở Bung (?) (6km đông nam Thủ Dầu Một) và đại đội của tiểu đoàn 4/17 Dogras ở Lái Thiêu (8km đông bắc Thủ Đức) bị tập trung nhiều nhất.

Hôm 3/1 và 4/1 tiểu đoàn 1/1 Gurkha từ Thủ Dầu Một càn quét khu vực quanh thị xã và Bung nhưng địa hình nông thôn lầy lội và các vụ phá hoại đã gây cản trở và quân ta đã không thể tiếp cận được với các toán du kích VM thỉnh thoảng lại chống trả.

Đến cuối tháng 12, nhiều nguồn tin cho rằng VM đang dự định tiến hành 1 cuộc tấn công tổng lực trong thời gian từ cuối tháng 12 đến 10/1 nhằm chiếm Biên Hòa và sân bay Tân Sơn Nhất, tiếp nối bởi 1 cuộc tấn công vào Sài Gòn nhằm san phẳng thành phố. Các báo cáo này được ủng hộ bởi thông tin từ tiểu đoàn 14/13 tại Biên Hòa báo cáo rằng có dấu hiệu tập trung quân trong khu vực của họ, đặc biệt là quanh làng Ben Go (?) phía nam Biên Hòa 5km.

Lúc 01h00 ngày 3/1 VM tấn công Biên Hòa. Không may cho họ, phần lớn đã bị kẹp giữa 2 chốt súng máy của 1 trung đội thuộc tiểu đoàn súng máy Jat dưới quyền tiểu đoàn 14/13 đã gây ra thương vong lớn. Các cuộc tấn công phối hợp khác được tiến hành nhằm vào 2 cây cầu qua sông Đồng Nai phía nam Biên Hòa nhưng đều bị đẩy lui. VM bắt đầu rút lui lúc 04h00 và 1 bộ phận lớn rút về phía nam từ thị xã đã bị phục kích bởi 1 toán tuần tra thuộc tiểu đoàn 14/13 đã ở ngoài cả đêm để theo dõi hoạt động của VM trong khu vực Ben Go. Chỉ trong vài phút toán này hạ được 15 VM mà không có tổn thất.

Theo 1 tù binh bị thương, lực lượng tấn công Biên Hòa có 700 quân, trong đó 200 là người miền Bắc. Họ được trang bị trung liên, tiểu liên Sten, súng trường và 2 khẩu súng cối. Tù binh này cho biết thương vong của họ là 80 chết và 200 bị thương. Không cần phải nói rằng cuộc tấn công vào Sài Gòn và sân bay đã không được VM tiến hành sau thất bại này, và 1 đơn vị của tiểu đoàn 14/13 càn quét khu vực phía nam Biên Hòa hôm 4/1 đã không gặp gì.

Tình hình ở Đông Dương thời gian này thay đổi nhanh chóng. Bộ phận chủ lực của 2 sư đoàn Pháp đã tới và các binh đoàn cơ động được tung ra trên mọi hướng từ Sài Gòn, đánh chiếm các thị xã lớn và càn quét khu vực giữa chúng. Ảnh hưởng và quyền lực của VM ở Nam Bộ đã suy giảm và nhiều người trong số họ từ bỏ chiến đấu và đầu hàng quân Pháp. Những bộ phận cứng đầu tìm cách mở đường tới vùng duyên hải phía đông nơi những lực lượng lớn VM vẫn tồn tại và lãnh thổ vẫn hoàn toàn dưới quyền kiểm soát của họ, trừ khu vực xung quanh cảng Nha Trang nơi quân Pháp đã đổ bộ giữa tháng 11 và được sự giúp sức của quân Nhật đóng tại đây giữ 1 đầu cầu bị lực lượng lớn VM bao vây. Ở Nam Trung Bộ (nguyên văn: Cochin China) quân Pháp đang tiến quân đều đặn về phía nam, chiếm hết thị xã này đến thị xã khác. Đường từ Sài Gòn với Phnom Penh đã được khai thông. Thị xã Buôn Mê Thuột cách Sài Gòn 160 dặm về phía đông bắc đã bị chiếm và cao nguyên Đắc Lắc mà nó đứng chân đã được quét sạch khỏi VM. Trừ vùng duyên hải phía đông (có lẽ là khu 5) việc tiêu diệt lực lượng VM ở nam Đông Dương đã hoàn tất. Tàn quân của số này tập hợp lại và tổ chức các toán du kích ở nhiều nơi trên đất nước và sự hiện diện của họ là mối đe dọa cho an ninh.

Việc kết thúc nhiệm vụ của sư đoàn ở Đông Dương đã trong tầm tay. Quân Pháp đã đảm nhiệm toàn bộ Nam Bộ trừ vài khu vực vẫn dưới quyền quân Anh, ví dụ như khu vực lữ đoàn 100, khu tập trung Vũng Tàu và vài khu vực tập trung ở Sài Gòn-Chợ Lớn. Tuy nhiên với tư cách Tư lệnh Lục quân Đồng minh tướng Gracey vẫn chính thức chỉ huy quân Pháp. Nhiệm vụ chính của sư đoàn là tập trung và giải giáp quân Nhật đã gần hoàn thành. Đến cuối tháng 1 quân Nhật ở Nam Bộ đã được giải giáp, trừ 1 bộ phận nhỏ trong mỗi đơn vị được giữ súng đạn để tự vệ. Ngoài ra là những đơn vị Nhật chưa được kết thúc nhiệm vụ, như số quân Nhật ở Đà Lạt được giao nhiệm vụ bảo vệ thường dân Pháp và những đơn vị chưa được quân Pháp thay thế.

Khu tập trung quân Nhật ở bán đảo Vũng Tàu được triển khai khi quân Nhật được giải giáp ùn ùn đổ về từ khắp nơi. Quân Nhật ở CPC đã được giải giáp và đưa bằng đường bộ và đường sông tới. Đến đầu tháng 1 chỉ còn vài trăm lính Nhật ở CPC. Hàng trăm tấn đạn dược của Nhật được đổ xuống biển. Hàng ngàn thanh kiếm, ống nhòm và những vật dụng khác được thu thập và được sĩ quan, binh lính chia nhau. Trại tập trung đã được lập ở Sài Gòn và toàn bộ thường dân Nhật trừ 1 số ít phục vụ trong những công tác cần thiết đã được đưa tới từ giữa tháng 1. Các nhân viên an ninh và 1 tổ điều tra tội ác chiến tranh đã được bố trí để truy tìm những tội phạm chiến tranh Nhật ở Đông Dương ngày từ khi quân Anh tới đây và hàng trăm kẻ tình nghi là tội phạm chiến tranh đã bị giam trong nhà tù ở Sài Gòn dưới sự canh gác của trung đoàn 23 sơn cước. Khi nhiệm vụ của lực lượng Anh đã đến hồi kết, các đơn vị của sư đoàn bắt đầu rời đi. Đầu tiên là lữ đoàn 32. Họ đã được thay quân ở khu vực bắc Sài Gòn hôm 18 và 19/12 và lên tàu tới Borneo trong tuần lễ Giáng sinh. Ở Borneo họ thay thế quân Úc… Tiếp đó là trung đoàn dã chiến 114 lên tàu hôm 10/1 tới Malaya. Tiểu đoàn 16 kỵ binh thiếu 1 đại đội cũng lên đường tới đó 1 ngày sau. Từ 10/1 đến 13/1 quân Pháp thay thế lữ đoàn 80 ở đảo Khánh Hội và ở Chợ Lớn và các tiểu đoàn tập trung chuẩn bị chuyển tới Makassar ở Celebes. Hôm 22/1 bộ phận chủ lực của lữ đoàn 80 rời Sài Gòn.

Tại khu vực lữ đoàn 100, tiểu đoàn 4/10 Gurkha tiến hành 1 cuộc hành quân rất thành công hôm 9/1 và 10/1 ở khu vực giữa Thủ Đức và Thủ Dầu Một, bắt được 120 tù binh trong đó có 100 người miền Bắc và 1 lượng lớn vũ khí đạn dược. Hôm 20 và 21/1 tiểu đoàn 1/1 và 4/10 hỗ trợ quân Pháp càn quét khu vực giữa Sài Gòn và sông Đồng Nai. Họ chỉ gặp kháng cự yếu ớt, điều này xác nhận việc du kích bắt đầu rời khu vực di chuyển về phía đông với mục đích hội quân với VM ở khu vực duyên hải phía đông. Quân Pháp bắt đầu tiếp nhận khu vực của lữ đoàn 100 hôm 21/1. Tiểu đoàn 1/1 Gurkha được thay quân ở Thủ Dầu Một rút về Sài Gòn hôm 21/1, tiếp theo là tiểu đoàn 14/13 ở Biên Hòa và lữ đoàn bộ 100 ở Thủ Đức vài hôm sau. Tiểu đoàn 4/10 Gurkha tiếp tục đóng ở Thủ Đức đến 7/2 theo yêu cầu của quân Pháp.

Sở chỉ huy lực lượng lục quân Đồng Minh ở Đông Dương ngừng hoạt động lúc 00h01 ngày 28/1 và ngày hôm sau sư đoàn bộ 20 cùng tiểu đoàn 1/1 Gurkha lên tàu tới Ấn Độ. Tướng Gracey rời Sài Gòn bằng máy bay sáng 28.

Ủy ban kiểm soát Sài Gòn đã được chuyển thành Ủy ban SACSEA số 1 ngay sau khi tới Đông Dương, lúc này được biết với tên Phái bộ quân sự SACSEA ở Đông Dương và nắm quyền chỉ huy số quân Anh còn lại. 1 bộ phận nhỏ ở Sài Gòn bao gồm trại tập trung Nhật và nhà tù nằm dưới quyền quân Anh cũng như khu tập trung Vũng Tàu.

Ngày 11/2, phần còn lại của sư đoàn lên đường tới Ấn Độ, chỉ để lại tiểu đoàn 2/8 Punjab ở nhà tù và trại tập trung cùng tiểu đoàn 9/12 ở Vũng Tàu và vài đơn vị nhỏ trực thuộc hay không trực thuộc sư đoàn.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 11:09:13 am »

1 bài khác nói về quân Anh ở VN: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000013.htm

Cuộc chiến VN của nước Anh

Suốt 35 năm qua, các cuộc chiến tranh ở Đông Dương đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới trong suốt những năm cuối của thế kỉ 20. Cuộc chiến 9 năm thất bại của người Pháp (1945-1954), cuộc can thiệp cũng không thành công của người Mỹ, chấm dứt năm 1973 tới cuộc xung đột ở CPC bắt đầu bằng chiến dịch tiến công của VN năm 1978 vẫn thường được nhắc đến với cái tên Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Về mặt lịch sử, đã thiếu mất một, vì cuộc chiến đầu tiên ở Đông Dương sau Thế chiến 2 là cuộc xung đột ngắn ngủi nhưng quan trọng xảy ra trong thời kỳ chiếm đóng của quân Anh ở Sài Gòn 1945-46. Cuộc xung đột nhỏ này đã trực tiếp lấy đi 3000 sinh mạng và làm bị thương một số lớn, nó cũng dẫn đến một tình huống thú vị là quân Anh chiến đấu bên cạnh những kẻ thù cũ của mình, quân Nhật.

Tháng 7/1945, tại Postdam, Đông Đức, các nhà lãnh đạo Đồng minh quyết định chia đôi Đông Dương ở vĩ tuyến 16, cho phép Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật ở phía bắc, trong khi Huân tước Louis Mountbatten tiếp nhận sự đầu hàng ở phía nam. Để thực hiện nhiệm vụ này, Huân tước Mountbatten, Tổng tư lệnh lực lượng Đồng minh ở Đông Nam Á cho thành lập Ủy ban kiểm soát Đồng minh để tới Sài Gòn và lực lượng quân sự gồm 1 sư đoàn bộ binh mang tên Lực lượng lục quân Đồng minh ở Đông Dương thuộc Pháp (ALFFIC). Họ có nhiệm vụ thiết lập trật tự ở khu vực quanh Sài Gòn, giải giáp quân Nhật, hỗ trợ nhân đạo cho các tù nhân Đồng minh.  

Quan tâm chính của Ủy ban kiểm soát là giải thể từ từ Bộ tổng chỉ huy quân đội Hoàng gia Nhật ở Đông Nam Á và đồng thời hỗ trợ nhân đạo cho tù nhân chiến tranh. Do vậy thiếu tướng Douglas D. Gracey được bổ nhiệm đứng đầu ủy ban và lữ đoàn 80 do chuẩn tướng D. E. Tauton chỉ huy thuộc sư đoàn Ấn Độ số 20 xuất sắc của ông sẽ là lực lượng ALFFIC đi cùng tới VN.

Cuối tháng 8/1945, lực lượng chiếm đóng Anh đã sẵn sàng khởi hành tới nhiều nơi ở Đông Nam Á, và một số đã trên đường khi đại tướng Douglas MacArthur gây nên 1 sự náo động ở Bộ tư lệnh Đông Nam Á khi không cho phép việc đóng quân cho tới khi cá nhân ông ta tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật ở Tokyo, thực tế đã được ấn định vào 28/8, nhưng 1 cơn bão đã trì hoãn nó đến 2/9.

Sự náo động do MacArthur đã gây ra hậu quả ghê gớm, các tù nhân Đồng minh trong các trại tù binh của Nhật phải tiếp tục sống trong điều kiện kinh khủng thêm một thời gian, và đồng thời sự trì hoãn trước khi quân Đồng minh tới đã tạo điều kiện cho những nhóm cách mạng nổi lên lấp khoảng trống quyền lực đã tồn tại ở Đông Nam Á từ khi Nhật tuyên bố đầu hàng ngày 15/8. Người hưởng lợi chính ở Đông Dương là CS, kiểm soát hoàn toàn Việt Minh, mặt trận dân tộc chủ nghĩa do Hồ Chí Minh lập ra năm 1941. Ở Hà Nội và Sài Gòn, họ giành chính quyền bằng cách loại trừ hoặc đe dọa những kẻ chống đối.

Trong khi Đồng minh công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương, nước Mỹ chống lại việc giao lại Đông Dương cho họ, nhưng không có sự thù địch chính thức nào của Mỹ tới VM-CS. Mặc dù nguyện vọng độc lập rất lớn đối với người VN, có sự hoài nghi rằng mục tiêu của CS hướng tới những điều rộng hơn. Họ giành được quyền lực từ những phương pháp cứng rắn.

Lễ tiếp nhận đầu hàng của MacArthur cuối cùng đã cử hành chính thức trên chiến hạm USS Missouri ngày 2/9, và 3 ngày sau những đơn vị quân y Đồng minh đầu tiên được thả dù xuống các trại tù binh. Trong những ngày tiếp theo 1 đơn vị tiền trạm gồm các nhân viên hỗ trợ và bộ binh hộ tống tới Sài Gòn để thăm dò tình hình và báo cáo lại; ngày 11/9, 1 lữ đoàn được không vận từ Hmawbi, Miến Điện tới Bangkok. Khi các đơn vị tiền trạm Đồng minh tới Sài Gòn, họ thấy mình ở trong tình thế kì dị là được hoan nghênh nhiệt tình và canh gác bởi quân Nhật và VM vũ trang. Lí do những binh sĩ này được vũ trang là vì 6 tháng trước (ngày 9/3) họ đã tước vũ khí và tống giam quân Pháp do quân Nhật e ngại 1 cuộc đổ bộ của quân Mỹ vào Đông Dương sau khi Manila thất thủ và không tin tưởng người Pháp.

Khi Gracey tới nơi ngày 13/9, ông ta ngay lập tức nhận ra tính nghiêm trọng của tình hình. Hỗn loạn, cướp bóc và giết người lan rộng, chính quyền của Sài Gòn đã sụp đổ và 1 nhóm cách mạng do CS đứng đầu đã nắm quyền lỏng lẻo. Ngoài ra, do quân Nhật vẫn còn được trang bị đầy đủ, họ sợ rằng quân Nhật có thể phá hoại các vị trí Đồng minh. Hơn nữa, Gracey hầu như không liên lạc được với cấp trên ở Miến Điện, do bộ phận thông tin Mỹ đã bất ngờ bị chính phủ Mỹ rút đi vì lí do chính trị; đó là một tổn thất không thể sửa chữa trong nhiều tuần.

Gracey viết, trừ khi nhanh chóng làm điều gì đó, sự hỗn loạn sẽ còn tệ hơn. Tình hình nghiêm trọng hơn do VM không thể kiểm soát được hết vài nhóm đồng minh của mình. Vì vậy người Pháp đã thuyết phục được Gracey trang bị lại cho 1 trung đoàn bộ binh thuộc địa đang bị giữ làm tù binh (1 hành động vượt quá thẩm quyền của ông ta mà Mountbatten đã ra lệnh). Gracey cũng đồng thời cho phép 1000 tù nhân Pháp được vũ trang. Số này cùng với trung đoàn bộ binh thuộc địa (RIC) số 5 mới thành lập sau đó đã có thể đánh bật VM khỏi các vị trí ở Sài Gòn. Gracey thấy đây là cách nhanh nhất để người Pháp lập lại quyền kiểm soát ở Đông Dương, trong khi cho phép ông ta thực hiện nhiệm vụ giải giáp và hồi hương quân Nhật.

Gracey gặp phải 1 vấn đề khác; quan hệ với Mountbatten chưa bao giờ dễ dàng. Một ví dụ tương tự xảy ra khi Gracey tới tháng 9, ông ta đưa ra tuyên bố thiết quân luật và tuyên bố mình phụ trách toàn bộ Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở vào nam. Mountbatten về phía mình cũng đưa ra tuyên bố Gracey chỉ có thẩm quyền bảo đảm an ninh những khu vực then chổt. Bản tuyên bố công bố ngày 21/9, và mặc dù Tổng tư lệnh Mountbatten phản đối, Hội đồng tham mưu trưởng và Bộ Ngoại giao ủng hộ Gracey.

Trong những ngày tiếp theo, Gracey dần dần tháo gỡ quyền kiểm soát của VM ở Sài Gòn, thay thế lính gác của họ ở những vị trí quan trọng bằng lính Anh và sau đó giao cho quân Pháp. Nguyên nhân là vì VM sẽ không đời nào giao lại trực tiếp cho quân Pháp mà họ căm ghét. Ngày 23/9, Sài Gòn đã lại nằm trong tay người Pháp và VM chỉ giữ không đầy nửa tá vị trí quan trọng. Người Pháp giành lại quyền kiểm soát Sài Gòn ngày hôm đó khi các tù nhân Pháp cũ đã được biên chế trong quân đội cùng binh sĩ trung đoàn 5 thuộc địa lật đổ VM trong 1 sự biến hầu như không đổ máu với 2 lính Pháp chết và không có người VN nào thương vong.

Đêm 24 rạng 25, người VN phản ứng, 1 đám đông hung dữ (không do VM kiểm soát) bắt cóc và tàn sát 1 số lớn đàn ông, phụ nữ và trẻ em Pháp và Pháp-Việt. Ngày 25 VM tấn công và đốt cháy khu chợ trung tâm thành phố, trong khi 1 đơn vị khác tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Cuộc tấn công bị lính Gurkha đẩy lùi với 1 lính Anh và 6 lính VM bị chết. Quân Anh giờ đã ở trong tình trạng chiến tranh, điều mà Mountbatten đã cố tránh.

Trong những ngày tiếp theo, các đơn vị vũ trang VM đụng độ với các toán tuần tra Anh-Ấn, VM chịu tổn thất cao dần trong mỗi trận chiến. Quân Anh là những người chuyên nghiệp và kinh nghiệm cao chỉ vừa mới kết thúc cuộc chiến với Nhật; nhiều sĩ quan và binh sĩ có kinh nghiệm về an ninh và chiến tranh du kích ở Ấn Độ và chiến trường Tây Bắc. Về phía bên kia, VM mặc dù dũng cảm những vẫn còn đang phải học cách chiến đấu.

Đầu tháng 10, Gracey đàm phán với VM và đi đến thỏa thuận ngừng chiến. Ngày 5, đại tướng Philippe Leclerc, viên sĩ quan cao cấp Pháp tới Sài Gòn nơi ông ta cùng binh lính được đặt dưới sự chỉ huy của Gracey. Tuy nhiên, ngày 10/10, tình trạng hòa hoãn tạm thời với VM bị phá vỡ khi 1 cuộc tấn công không bị khiêu khích trước nổ ra nhằm vào toán công binh Anh đang kiểm tra đường nước gần sân bay Tân Sơn Nhất. Phần lớn bọn họ bị giết hoặc bị thương. Gracey chấp nhận thực tế là với quy mô xung đột việc đầu tiên cần làm là lập lại trật tự ở những khu vực quan trọng trước khi tiến hành hồi hương quân Nhật. Vào lúc này lực lượng của ông ta đã được tăng cường lữ đoàn bộ binh thứ hai, lữ đoàn 32 do chuẩn tướng E. C. V. Woodford chỉ huy. Gracey triển khai lữ đoàn 32 tới khu vực ngoại thành phía bắc Sài Gòn gây nhiều khó khăn là Gò Vấp và Gia Định. VM rút khỏi khu vực trước áp lực của lực lượng này, gồm cả đơn vị thiết giáp yểm trợ của tiểu đoàn kỵ binh nhẹ Ấn số 16.

Các phi vụ Spitefire trinh sát cho biết các ngả đường dẫn vào Sài Gòn đều bị chặn: VM đang cố bao vây thành phố. Ngày 13/10 sân bay Tân Sơn Nhất bị VM tấn công 1 lần nữa, lần này đặc công của họ đã vào cách tháp chỉ huy trong vòng 275m. Họ gần như đã đến cửa trạm radio trước khi cuộc tấn công bị lính Ấn và Nhật đẩy lùi. Trong khi VM rút lui, quân Nhật được lệnh truy kích cho tới nửa đêm thì mất dấu.

Đến giữa tháng 10, đã có 307 VM bị giết bởi quân Anh-Ấn và 225 bởi quân Nhật, gồm cả 80 xác VM bỏ lại ở Đà Lạt. Trong 1 trường hợp, quân Nhật đẩy lùi cuộc tấn công vào sở chỉ huy của họ ở Phú Lâm, giết được 100 VM. Thương vong của quân Anh, Pháp, Nhật thấp. Ngày 17, lữ đoàn thứ ba, lữ đoàn 100 dưới quyền chuẩn tướng C. H. B Rodham tới Đông Dương.

VM tiếp tục tấn công các vị trí chủ chốt ở Sài Gòn. Đó là nhà máy điện, bến cảng và sân bay bị đánh lần thứ ba, thậm chí cả các trạm bơm nước. Sài Gòn trở nên tối đen vào ban đêm, do những tiếng súng, lựu đạn, pháo cối đã trở nên quen thuộc khắp thành phố. Không thể phá vỡ được tuyến phòng thủ Sài Gòn, VM tăng cường chiến thuật bao vây. Trong thời gian này, những đơn vị Pháp mới tới được giao nhiệm vụ phá vỡ vòng vây trong khi các cuộc tuần tra dữ dội của quân Anh không cho VM ổn định lại.

Ngày 25/10, bằng chứng duy nhất về sự can thiệp trực tiếp của LX trong khu vực xuất hiện, khi lính tuần tra Nhật bắt được 1 cố vấn Nga ở Thủ Dầu Một. Anh ta được giao cho trung tá Cyril Jarvis, chỉ huy tiểu đoàn bộ binh Gurkha 1/1 ở Thủ Dầu Một. Jarvis cố gắng tra hỏi nhưng vô hiệu, do vậy kẻ xâm phạm được giao lại cho Surete, cơ quan điều tra tội phạm của Pháp (tương đương CID), từ đây anh ta biến mất khỏi lịch sử. (Ngớ ngẩn, rõ ràng đây chỉ là 1 lính lê dương người Nga đào ngũ. Dễ hiểu vì sao tay này lại “biến mất”).

Ngày 29/10, quân Anh tổ chức 1 đơn vị mạnh làm nhiệm vụ đẩy VM ra xa Sài Gòn. Lực lượng này được gọi là Gateforce theo tên người chỉ huy, trung tá Gates của tiểu đoàn biên phòng 14/13. Gateforce gồm các đơn vị bộ binh, pháo binh, thiết giáp Ấn và 1 tiểu đoàn bộ binh Nhật. Trong quá trình hoạt động, họ giết được khoảng 190 địch; trong 1 lần ở Xuân Lộc, phía đông Sài Gòn, quân Nhật giết được 50 VM khi họ tấn công bất ngờ 1 đơn vị VM đang luyện tập.

Ngày 18/11, 1 đơn vị Gurkha lên đường tới Long Kiên (?), phía nam Sài Gòn để giải cứu các con tin Pháp ở đây. Họ phải quay lại giữa đường vì gặp sức chống cự mạnh của VM. Vài ngày sau 1 lực lượng lớn hơn được cử đi. Theo lính Gurkha, họ đã thấy lính Nhật đào ngũ chỉ huy vài đơn vị VM. Trong cuộc hành quân này, cuộc xung phong duy nhất bằng kukri (dao Nepal) xảy ra. Theo 1 trung đội trưởng Gurkha, tại 1 địa điểm họ bị cầm chân bởi 1 đơn vị VM kiên quyết cố thủ trong 1 lô cốt Pháp cũ. Lính Gurkha mang bazooka đến và phá tung cửa, và rồi không hề do dự, họ xông vào trong lô cốt và tấn công những người phòng ngự bằng dao. Họ tới Long Kiên ngày hôm đó những không thấy con tin nào, tuy nhiên khoảng 80 VM đã bị giết.

Đầu tháng 12, Gracey đã có thể giao lại khu ngoại ô bắc Sài Gòn cho quân Pháp, khi lữ đoàn 32 bàn giao lại cho sư đoàn bộ binh thuộc địa số 9 dưới quyền đại tướng Valluy. Ngày Noel, lữ đoàn 32 lên đường tới Borneo. Rất nhiều trong số những lính Pháp mới tới là cựu thành viên Marquis (quân kháng chiến Pháp), không quen thuộc với luật lệ quân sự. Rất nhiều người cũng mang tư tưởng phân biệt chủng tộc đối với dân châu Á như một số người Mỹ thế hệ sau đó. Hai vấn đề đó khiến Gracey phải viết 1 bức thư phàn nàn tới đại tướng Leclerc. Trong đó Gracey cũng phê phán những người Pháp có thái độ coi thường những binh lính Ấn của ông ta.

Ngày 3/1/1946, trận đánh lớn cuối cùng giữa quân Anh và VM diễn ra. Khoảng 900 quân VM tấn công doanh trại tiểu đoàn 14/13 ở Biên Hòa. Trận đánh diễn ra suốt đêm, và khi kết thúc khoảng 100 VM đã bị giết mà quân Anh không chịu tổn thất nào. Phần lớn thương vong của VM là do hỏa lực súng máy dữ dội.

Giữa tháng 1, VM bắt đầu từ bỏ các hoạt động tấn công lớn vào quân Anh, Pháp và Nhật. Họ bắt đầu áp dụng phương pháp mà sau này trở nên quá phổ biến: phục kích, tập kích và ám sát; trong khi quân Anh, Pháp, Nhật không ngừng tuần tiễu và tiến hành càn quét. Đây là cuộc chiến tranh hiện đại trái quy ước đầu tiên và mặc dù VM có thừa nhân lực để chống đỡ lâu dài, họ trên thực tế đã bị đánh bại bở 1 đội quân chuyên nghiệp không lạ lẫm gì với nông thôn hay rừng rậm châu Á.

Đến cuối tháng, lữ đoàn 80 bàn giao lại cho quân Pháp và lữ đoàn 100 được rút về Sài Gòn. Gracey rời bằng máy bay ngày 28. Trước khi đi, ông ta kí giao quyền chỉ huy lực lượng Pháp cho Leclerc. Ngày 30/3, 2 tiểu đoàn Anh-Ấn cuối cùng rời VN. Chỉ còn 1 đại đội của tiểu đoàn 2/8 Punjab ở lại bảo vệ Ủy ban kiểm soát Đồng minh ở Sài Gòn, và đến 15/5 rút đi, nhiệm vụ đã hoàn thành 1 ngày trước khi quân Pháp bắt đầu đảm nhiệm việc hồi hương lính Nhật.

Trong cuộc chiến VN của người Anh, thống kê thương vong chính thức là 40 lính Anh-Ấn chết, tổn thất của quân Pháp và Nhật cao hơn một chút. Về phía đối phương, 2700 VM bị giết, nhưng con số thực có thể cao hơn, tuy nhiên căn cứ vào khả năng VM mang đi những người chết và bị thương của mình, con số chính xác có thể không bao giờ biết được. Khoảng 600 bị quân Anh giết, còn lại do quân Pháp và Nhật. Chuỗi dài các cuộc chiến Đông Dương đã bắt đầu với 1 thắng lợi của phương Tây. Không may, 4 thập kỉ giao tranh đẫm máu sẽ dẫn tới thất bại của 2 cường quốc vẫn còn nằm phía trước.

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 08:12:12 pm »

Tổn thất 2 bên tính đến 27/1/1946

Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #7 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 02:19:43 pm »

Chuyên mục này của chiangshan hay đây, giai đoạn này đúng là ít được nhắc đến, bạn thử tìm xem trong sách có nói đến trận chiến đấu ở cột cờ Thủ Ngữ không? Theo hồi ức kỹ sư Nguyễn Tường Long thì tinh thần chiến đấu của những người bảo vệ cột cờ đã khiến kẻ thù kính nể.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:09:18 pm »

Arroyo d’ Avalanche = Rạch Thị Nghè
Về thời kì này, anh mới đọc có "Người Bình Xuyên" nhưng do đây là 1 tác phẩm văn học nên độ khả tín thực sự không cao và cũng không tiêu biểu cho toàn bộ giai đoạn này.
Logged
Lính Taina
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2012, 03:52:47 pm »

2. Giai đoạn I


Giai đoạn tiếp theo sau cuộc đảo chính là hỗn loạn và đổ máu. Bạo lực bao gồm cả bắt cóc và giết hại phụ nữ, trẻ em Pháp. Bản chất bạo lực bừa bãi của người VN thể hiện hôm 28/9 khi trung tá Dewey của quân đội Mỹ bị bắt cóc và giết hại vởi 1 đám người VN tấn công ĐSQ Mỹ ở Sài Gòn. Vụ việc đã có ảnh hưởng lớn là làm mất thiện cảm của thế giới về động cơ của VM.

Em cho là tác giả nhầm đoạn này. Thiếu tá A.P.Dewey bị tử thương ở ngã ba chú Ía vào trưa ngày 26/09/1945. Cũng không phải là ĐSQ Mỹ mà là trụ sở của phái đoàn OSS - nằm trên đường Nguyễn Kiệm bây giờ.

Trích dẫn
1 bài khác nói về quân Anh ở VN: http://www.globusz.com/ebooks/LuisSilva/00000013.htm

Cuộc chiến VN của nước Anh
Ngày 25 VM tấn công và đốt cháy khu chợ trung tâm thành phố, trong khi 1 đơn vị khác tấn công sân bay Tân Sơn Nhất. Cuộc tấn công bị lính Gurkha đẩy lùi với 1 lính Anh và 6 lính VM bị chết. Quân Anh giờ đã ở trong tình trạng chiến tranh, điều mà Mountbatten đã cố tránh.
Có lẽ đây là đợt tấn công sân bay TSN đầu tiên. Không biết đơn vị nào tấn công nhỉ, các bác rành chỉ bảo em với.
Logged
Trang: 1 2 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM