Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:22:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155808 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2009, 10:33:44 am »



Tưởng nhớ hương hồn anh!
         
Liệt sĩ Phạm Phong Đê hy sinh ngày 28.9.1972, thuỷ thủ TKS mang mật danh 56.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2009, 10:37:09 am gửi bởi trantienve » Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2009, 11:00:05 am »

Cái này em đã post tại Topic Kỷ vật các chiến sỹ trong KCCM

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5149.0

nay em đưa lại lên đây

 Chào đồng đội Rồng Xanh! Tôi thực sự ngạc nhiên ( xốc ) khi thấy các tư liệu bạn pot lên về tàu không số chúng tôi. Trong bài đầu mục lính 1972 tôi viết về cảm tưởng lần đầu tiên xuống tàu tôi được thuyền trưởng dẫn đi giao nhiệm vụ và chỉ dẫn các vị trí trên tàu. Tôi có nói không biết chuyến tàu đó sẽ đi đâu nhưng tôi nhìn thấy những hòm đạn, những hộp các tong ghi dòng chữ Máu khô - Hội LHPN Việt Nam gửi phụ nữ khu 9 thì tôi đoán là đi Cà Mau nhưng không biết là tàu chở nhiều loại hàng giá trị đến vậy. Cũng có thể những tài liệu này đã ở sách báo hoặc trang WEB nào đó nhưng mình chưa được biết. Đồng đội chỉ cho tôi mục nào nói về những chuỵện như vậy nhé. Cảm ơn nhiều

Cảm ơn bạn nhiều. TKS
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 11:04:42 pm gửi bởi Tunguska » Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2009, 03:57:23 pm »

Rất vui vì bác Trantienve (và cả Tranhauve) gia nhập QSVN. Vậy là nhờ QSVN bác đã "xóa mù tin học" rồi đấy. Mong rằng một ngày gần đây QSVN lại đón thêm các thành viên mới là Trần Tiền Đạo và Trần Thủ Môn thì hay quá ta.
Đọc các kí ức của bác, tôi thấy xúc động quá. Hi vọng sẽ đều đặn được đọc nhiều kỉ niệm sâu sắc của bác
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #63 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 10:42:42 am »

Xin chào và ... Rất cảm ơn bạn quydede, bạn Rồng Xanh!
Là lớp sau của TKS, nhập ngũ năm 1972, chỉ được tham gia 2,3 năm trên tàu, không đi thành công một chuyến nào vào miến nam nhưng tôi được vinh dự sống và làm việc với phần lớn những người trong câu chuyện đã được bạn số hóa đưa lên. Người trong cuộc thời điểm đó cũng không biết hết những câu chuyện đó đâu các bạn ạ vì lý do bí mật và không có thông tin như bây giờ. Tàu nào đi lâu lâu không thấy về là chúng tôi truyền tai nhau " Đi toi rồi" Chủ nghĩa anh hùng cách mạng về TKS thể hiện trên truyện, thơ của các nhà văn thật hoành tráng còn chủ nghĩa anh hùng cách mạng của những người trong cuộc là: Nhiệm vụ. Có lệnh là đi, may thì sống trở về để lại tiếp tục đi cho đến ngày thống nhất. Người lính nào cũng có kỷ niệm đáng kính trọng, trong số các anh cựu TKS còn sống nhiều người chưa kể hoặc chưa được đưa lên sách báo. Ở HN cũng có một liệt sỹ tên là Nguyễn Hữu Hùng quê ở Tay Mỗ HN đã hy sinh trong một chuyến chở hàng vào nam nhưng chưa ai viết về anh ấy. Tôi đang tìm tài liệu để viết. Hội TKS chúng tôi mới chỉ đến thắp hương hàng năm vào ngày giỗ của anh ấy mà thôi. Còn hơn một chục cựu TKS những năm 60 mà chuyện của họ nghe như đùa mà lại thật 100% đang sống ở HN. Tôi sẽ cố gắng viết và đưa chuyện của họ lên diễn đàn này.  Một lần nữa cảm ơn các bạn đã quan tâm và pot những tư liệu quý giá của đoàn tàu không số chúng tôi lên QSVN. Năm 2011 nhà nước sẽ kỷ niệm trọng thể ngày mở con đường vận chuyển vũ khí trên biển đông như kỷ niệm ngày truyền thống đoàn 559, Hẹn gặp lại các bạn 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 10:45:07 am gửi bởi tau khong so » Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #64 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 05:07:12 pm »


Xin post bài viết "Đường Hồ Chí Minh trên biển: Diệu kỳ con đường mang tên Bác" của tác giả Nguyễn Bá trên báo "Cà Mau online"

Chuyến mở đường lịch sử trên biển mang tên Bác Hồ vĩ đại của Cà Mau khởi hành chiều 1/8/1961 từ bến Cá Mòi - mũi Cà Mau, do đồng chí Bông Văn Dĩa (Thuyền trưởng - Bí thư chi bộ) cùng thủy thủ đoàn gồm 7 người: Tư Phước, Năm Tân (Năm Kỷ), Sáu Dũng, Bảy Cựa, Ba Thành, Tư Đáng, Tư Quang. Chuyến đi do một bộ phận trực thuộc Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Đạo (Bảy Đường) và đồng chí Nguyễn Thanh Trầm (Tư Lưới) tổ chức. Đồng chí Phan Ngọc Sến - Mười Kỷ (Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau) thay mặt Khu ủy và Tỉnh ủy trực tiếp giao nhiệm vụ, xuống tận bến tiễn đưa
 
Tàu vượt qua giông tố (vì phải đi ngoài khơi, cách bờ cự ly cho phép 300 cây số, để xa tầm quan sát dầy đặc của địch), tới cửa Nhật Lệ - Quảng Bình chiều tối ngày 7/8/1961. Chỉ 6 ngày xuyên biển, ngư phủ - chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa Bông Văn Dĩa đã nối liền Nam Bắc bằng chiếc ghe gắn máy (có buồm) trong niềm vui khôn xiết của Bác Hồ, của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Bộ Tổng tham mưu, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam. Chiếc ghe thần thánh ấy mang ý chí và tấm lòng Cà Mau ra Hà Nội, gắn lại sợi dây cách bức hơn nửa thập kỷ - từ ngày ta tập kết quân ở bến sông Ông Đốc chuyến cuối cùng (8/2/1955).
Chuyến đi bước ngoặt, nối liền bắc - nam
Đón nhận các đồng chí vào lòng miền Bắc, ngày 11/8/1961, người đầu tiên là đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng và nhiều cán bộ cao cấp khác, cùng trao đổi tình hình nhiệm vụ và chuẩn bị cho những chuyến vận chuyển vũ khí Bắc - Nam, tạc vào lịch sử vệ quốc anh hùng. Ngày 10/4/1962, Trung ương cử Trung tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh cùng đồng chí Đoàn Hồng Phước (Đoàn 125 Hải quân Việt Nam) tổ chức chuyến trở về Nam (với chiếc ghe cũ, được gia cố lại) cùng thủy thủ đoàn gồm 6 người: Bông Văn Dĩa, Năm Kỷ, Tư Phước, Sáu Dũng, Bảy Cựa và Hai Tranh (đoàn Trà Vinh, cũng ra Bắc nhận vũ khí như Cà Mau, nhưng được điều qua đoàn Cà Mau về Nam lần đó).
Thuyền trưởng Hai Dĩa ghi nhớ mệnh lệnh và mật hiệu, mật mã của Bộ Tư lệnh hải quân và chỉ thị của Trung ương gởi cho Khu ủy Khu 9, Tỉnh ủy Cà Mau (phải nhớ, không được ghi chép giấy bút, tuyệt đối giữ bí mật). 7 giờ sáng ngày 15/4/1962, ghe chở sứ mạng của Tổ quốc chiến đấu, vượt qua cù lao Thu. Ngày 18/4/1962 vào đến cửa Vàm Lũng - Rạch Gốc, xã Tân Ân an toàn.
Một trung đội có vũ trang do đồng chí Phan Văn Nhờ (Tư Mau, sau là Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân) chỉ huy đến đón ghe đồng chí Hai Dĩa từ miền Bác trở về. Các anh Mười Khẩn (Bí thư Khu ủy), Tư Bình, Bảy Thạng, Mười Kỷ và nhiều anh khác trong Khu ủy, Quân khu ủy đến nghe đoàn thủy thủ báo cáo. Từng chi tiết nhỏ nhất đến ý kiến chỉ đạo của Trung ương được tất cả tiếp nhận từng lời, trân trọng và vui sướng đến trào nước mắt. Tây Nam Bộ và Nam Bộ kiên trung Thành đồng Tổ quốc như lớn mạnh hơn lên, dù chưa nhận vũ khí ngay trong chuyến này - chuyến sứ giả.
Trở về tọa độ cũ xóm Cái Xép, xã Viên An, đồng chí Bông Văn Dĩa cùng đồng chí Bảy Đường, Tư Mau bàn tính cách tìm bến trung chuyển (nơi thích hợp đổ vũ khí do Hải quân Việt Nam - Đoàn tàu 125 chuyển vào) để từ đó phân phối các nơi.
Lưu danh bến vàm lũng
Chuyến đi tìm bãi bến này gồm 4 đồng chí: Hai Dĩa, Tư Mau, Hai Tranh và Sà Vĩnh (đảng viên, gốc Thái Lan), khởi đi chiều 19/5/1962 - ngày sinh của Bác. Đến nhiều hải đảo gần xa khắp vịnh Thái Lan (Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà, Nam Du, Hòn Nồm, Hòn Chuối, Hải Tặc...) nhưng không có nơi nào hội đủ yêu cầu làm bến trung chuyển của ta. Thế nên, theo đề xuất của đồng chí Bông Văn Dĩa, ban lãnh đạo nhất trí chọn Vàm Lũng (thuộc rạch Kiến Vàng, xã Tân Ân).

Cửa Lũng được thăm dò lại, đo đạc độ sâu, chiều rộng khi nước lớn, ròng, rông, kém. Độ che phủ, độ dầy của cây rừng, an toàn dân cư, thói quen săn bắn, đánh cá, mua bán của ghe xuồng các nơi... Nói chung Lũng là bến lý tưởng, được chọn làm bến 1 (Giá Lồng Đèn gần đó là bến 4). Khu ủy báo cáo Trung ương bến này. Các đồng chí Tư Đức (Nguyễn Văn Phán), Ba Hòa, Sáu Toàn (Chung Thành Châu), Bảy Đường... trực tiếp xuống bãi, chuẩn bị nơi ăn ở, kho bãi và thành lập Ban chỉ đạo.
Đồng chí Bông Văn Dĩa lại được Trung ương gọi đích danh ra Hà Nội để bàn việc vận chuyển. Lại một chiếc ghe 6 tấn (gắn máy và buồm) rời Vàm Lũng ngày 26/7/1962 (với 6 người: Hai Dĩa, Sáu Danh, Sáu Thông, Năm Kỷ, Bảy Cựa, Sà Vĩnh). Đồng chí Hai Dĩa làm Bí thư chi bộ với 3 đảng viên trong thủy thủ đoàn là Năm Kỷ, Sáu Danh và Sà Vĩnh.
Chuyến này cũng gặp giông bão dữ dội, ghe nhỏ yếu lại không có hải đồ và la bàn, phải vượt đối thủ thiên nhiên cường bạo. Phải thắng biển bằng lý tưởng cách mạng và tài đi biển truyền đời của người Cà Mau - "đi đến nơi, về đến chốn" như lời chúc của Võ Đại tướng. Đêm 1/8/1962 ghe tới Nam Định, lại gặp đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư, báo cáo tận tường về đặc điểm Vàm Lũng và đồng chí Bông Văn Dĩa nhận nhiệm vụ kẻ đường thần tốc hành quân cho Đoàn 125 Hải quân Việt Nam.
Một đội vận tải đặc nhiệm được thành lập gồm: Lê Văn Một (Út Một) - thuyền trưởng, Năm Sao - máy trưởng, Tư Bé - máy phó, Hai Sơn, Ba Hùng (đoàn Bến Tre), Sáu Lai, Sáu Rô (người tập kết), Thanh Đen (Bà Rịa), Ba Thành, Năm Kỷ và Hai Dĩa (đoàn Cà Mau); Tám Kết (đoàn Trà Vinh). Mười hai chiến sĩ ưu tú được chọn cho chuyến vận chuyển vũ khí về Nam đầu tiên - do đồng chí Hai Dĩa làm Bí thư chi bộ.
Bình minh ngày 20/10/1962, ngày đánh dấu sự kiện lịch sử tuyệt đẹp này. Anh hùng Bông Văn Dĩa viết từ 2/10/1980: "8 giờ đêm 11/10/1962, chúng tôi rời bến Đồ Sơn - Hải Phòng đi theo đường kẻ trên bản đồ. Đến đảo Hải Nam thì gặp gió mùa đông bắc thổi mạnh, nên phải đi theo đường kẻ số 2. Đi đến Hòn Đồ phía cù lao Thu thì máy trục trặc, chúng tôi phải thả trôi một đêm để sửa máy, nhưng vẫn không chạy mau được như cũ.
Đến 6 giờ ngày 16/10/1962, tàu chúng tôi vào Lũng (ấp Rạch Gốc, xã Tân Ân), gặp đoàn xuồng của đồng chí Tư Đức (Nguyễn Văn Phán). Gặp nhau rất mừng rỡ. Khi tàu lọt vô tới cửa Lũng thì tôi lập tức báo tin vui cho Đoàn 125 Hải quân và Trung ương biết là chúng tôi tới nơi an toàn. Đưa tàu vào đến nơi quy định là rạch Chùm Gọng, đậu xong, lập tức cho người của ta đem ghe xuồng tới bốc sang hàng (tức vũ khí), cộng chung 35 tấn".
Nối dài con đường huyền thoại
Một chuyến đi trót lọt "đến nơi đến chốn an toàn" nhờ trí tuệ và công sức của cả lực lượng Dân Chính Đảng và Hải quân Việt Nam cả hai khu vực bến bãi hai đầu Nam - Bắc, với sự phối hợp nhịp nhàng chưa từng thấy...
Chương mở đầu sử tích coi như suôn sẻ. Thật ra không phải chỉ nhẹ nhàng, đơn giản như những dòng sử ta từng viết. Thực tế chiến trường bấy giờ cam go, gian khổ, hiểm nguy không sao phục hiện được. Ngoài bão tố mà phương tiện ta bé nhỏ, còn tàu chiến, hải thuyền và các loại máy bay trinh sát biển, các hạm đội lớn nhỏ của giặc neo đậu từng chùm như thành phố ở khắp vùng biển. Hạm tàu Ma-đốc, Mixway với 170 tàu tuần, phóng lôi, tuần dương hạm lớn nhỏ cộng với 5.000 hải thuyền, chúng khả dĩ kiểm soát từng thước biển. Thế mà ta vượt qua tất cả. Kỳ diệu thay, con đường mang tên Bác Hồ vĩ đại trên biển - vận chuyển vũ khí Bắc - Nam.
Khơi dòng bởi chuyến đầu trót lọt, Trung ương lập tức cho 3 tàu theo con đường mà đồng chí Bông Văn Dĩa đã vạch và đã đi thành công. Việc tiếp đón 3 tàu sau vào Lũng cũng chu đáo, an toàn. Hàng trăm tấn vũ khí ngời thép xanh hân hoan xếp vào kho bến, chờ phút ra trận với chiến sĩ giải phóng quân khắp chiến trường Tây và Đông Nam Bộ, chiến trường Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, Rạch Giá, Đồng Tháp... Từ kho Biện Nhạn (thuộc xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển) tỏa đi khắp nơi…./.



Logged
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #65 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 10:26:02 pm »

Năm chiến sĩ còn lại trong trận chiến đấu năm 1968 của tàu 235 tại vùng biển Hòn Hèo (Nha Trang): Lê Duy Mai, Hà Minh Thật, Nguyễn Long An, Nguyễn Văn Phong, Lâm Quang Tuyến - Ảnh tư liệu.

    Dẫu bây giờ ở nơi này, nơi kia người ta dựng lên hàng trăm, hàng ngìn cái miếu thờ và trong miếu có bày đủ lễ vật, kể cả của ngon vật lạ...thì theo lời anh Hà Minh Thật, năm trong số 18 thuỷ thủ sống sót trên con tàu không số (TKS) 235 do người anh hùng thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh chỉ huy đánh nhau với nhiều tàu chiến Mỹ- ngụy ở Hòn Hèo (Nha Trang) đêm 28.2.1968, cách đây 41 năm, thì cái miếu thờ của má Phú Yên lập trên rẩy bắp, cùng với những cái miếu của các “bác tài” (lái xe) xây dựng dọc trên Đèo Cả (đèo nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa)  là "linh thiêng” và có ý nghĩa nhất. Bởi nó là những cái “kho hậu cần” cung cấp cho các chiến sĩ quân giải phóng nằm phục kích quân giặc hay khi họ lạc đơn vị; như trường hợp năm thuỷ thủ trên con tàu không số, đó là các anh: Nguyễn Long An, Lâm Quang Tuyến, Lê Duy Mai, Nguyễn Văn Phong và Hà Minh Thật.

     Bằng giọng trầm ấm, sâu lắng và biết ơn, anh Hà Minh Thật kể tiếp câu chuyện đầy cảm động về cái miếu thờ:

     Thời gian đầu người nào người ấy vết thương còn rỉ máu, mình mẩy còn đau nên chưa ai lê bước ra khỏi mép biển, đành phải cố thủ trong cái hang đá nằm dưới chân Đèo Cả. Nguồn sống chính của các anh lúc này nhờ vào những ngọn lá, đọt chuối và những lễ vật dâng cúng trong cái miếu thờ của các “bác tài” dựng nên nơi những đoạn đườg thường xảy ra tai nặn. Trong những cái miếu thờ đó có đủ các loại hoa quả, nắm cơm, gói bánh và có cả gói muối trắng, lon nước ngọt...nhờ thế mà năm thuỷ thủ mới có cái ăn hàng ngày. Thời gian sau, địch phát hiện ra được một phần đầu mũi tàu của ta do hai anh Vinh và Thứ (sĩ quan máy) cảm tử ở lại giật bộc phá bay lên nằm trên núi Bà Nam, cách hang các anh ở khoảng chừng 800m, thì tụi địch ngày nào cũng đem quân đến càn. Vì thế các anh ai nấy cố sức lê bước vào “căn cứ” mới ở sâu trong rừng Phú Yên. Sống trong rừng tuy an toàn nhưng lại xa nguồn nước biển, xa các miếu thờ (kho hậu cần” trên Đèo Cả...

      Để có nước muối rửa vết thương cho đồng đội và có miếng ăn hàng ngày cho năm anh em, anh Hà Minh Thật, lúc ấy là người khoẻ nhất hội, phải bằng mọi giá đi tìm cho ra “kho hậu cần” mới. Và tình cờ một buổi sáng, Thật đang trèo hái quả trên một ngọn cây cao trong rừng, thì nhìn thấy dưới chân núi có một cái miếu thờ trong rẩy của đồng bào. Và tối đó Thật rủ anh Vũ Long An rẽ cây rừng, luồn qua những đồi lau lách, xuống tận cái miếu và các anh đã “vớ” được gói bánh bích quy, một nải chuối đem về “căn cứ” cho các bạn cùng ăn. Rồi đêm hôm sau, đêm hôm sau nữa; lại tiếp đến cái đêm hôm sau...hai anh lần xuống cái “kho hậu cần” nhận đồ tiếp tế của người chủ rẩy về ăn, lần này có thêm mấy lon sữa bò...

     ...Dẫu biết hai con “ma rừng” đích thị là “người trần mắt thịt”, nhưng người chủ rẫy vẫn chưa biết rõ là người đằng mình hay người đằng lính cộng hoà? “Mà lính cộng hoà (lính nguỵ) tràn được vào rẫy thì chúng sẽ càn hết cả gốc lẫn ngọn, chứ bọn chúng không chỉ lượm trái, đào cũ nên đây chỉ là những chiến sĩ giải phóng của ta” (người chủ rẫy nghĩ thế)! Nhưng để xác minh cho tường tận, một hôm người chủ rẫy ở lại đến tận khuya để được tiếp xúc với người rừng. Và đêm ấy An, Thật bò xuống, rồi lần đến miếu thờ, bổng có một bà má già xuất hiện trong lùm cây chủ động hỏi: “Các con có phải là người đằng mình không?” Tình huống đột ngột quá, nhưng các anh biết tiếng người má đã già nên có phần vững tin hơn, bèn đáp lễ: “Thưa má, chúng con là người đằng mình ạ!”.

       Nghe tiếng nói, má biết các anh đều là người miền Bắc, nên mạnh dạn sáp lại gần, nói như khóc: “Các con lạc rừng lâu ngày chưa?” Hai anh đáp lễ: “Thưa má, bốn tháng rồi ạ”...

      Từ đêm ấy trở đi trong cái miếu thờ của má Phú Yên không chỉ có lương thực, thực phẩm mà còn có cả những gói bông băng và thuốc chữa bệnh nữa. Có đầy đủ nguồn tiếp tế của má, năm thuỷ thủ ai nấy ngày càng khoẻ ra, vết thương mấy anh em bị nặng đã lên da non, gân cốt đã trở lại thế “cường tráng”. Và tối hôm đó cả năm người kéo xuống rẫy đễ tạ ơn má và xin má một ít muối ăn, lương thực và thuốc chữa bệnh cùng với một tấm bản đồ Phú Yên để các anh có cơ sở luồn sâu trong rừng, tìm đến đường giao liên trên dãy Trường Sơn...

       Thể theo nguyện vọng của các con, mấy ngày má Phú Yên về đồng bằng chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng đó, rồi má tự gùi lên rẫy tập kết tất cả các thứ vào cái miếu thờ. Và theo đúng hẹn, các anh xuống miếu nhận hàng và lên đường luôn trong đêm trăng thượng tuần sáng vằng vặc trên những ngọn cây, đỉnh núi...

       Chuyện lâm nạn của năm anh em thuỷ thủ TKS 235, và cái miếu thờ của má Phú Yên dưới chân Đèo Cả ngày ấy đến nay đã 41 năm. Và má Phú Yên ngày đó của chúng con giờ chắc không còn nữa, nhưng hình ảnh má thì chúng con vẫn khắc ghi vào trong tim. Và muôn đời chúng con không quên cái miếu thờ của má trên rẩy, và nhớ cả những cái miếu thờ của các “bác tài” lập nên trên Đèo Cả.
(Ghi chép của Trần Hậu Vệ)
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2009, 10:56:47 pm »

Trích tổng kết tháng 2/1968 của HQ Mỹ:

Tàu cá vào sâu phía nam nhất định cập bến cách mũi Cà Mau khoảng 40 dặm về phía đông-đông bắc gần cửa sông Cua Bo De (?). Tàu cá bỏ qua mọi yêu cầu cũng bắn cảnh cáo và giao tranh nổ ra giữa tàu xâm nhập với lực lượng Market Time. Ngay sau 02h00 ngày 1/3, sau khi trúng nhiều phát đạn 5 inch và .50, tàu bốc cháy và chìm.

Tàu cá thứ 2 cập vào 1 vũng phía đông bắc Nha Trang khoảng 10 dặm lúc 02h00 ngày 1/3. Tàu cá này sau đó nổ súng vào lực lượng Market Time. Các đơn vị Market Time bắn lại liên tục và mọi nỗ lực nhằm bắt sống con tàu này đều thất bại. Lúc 02h31 chiếc tàu cá bị phá hủy hoàn toàn sau khi trúng 5 phát đạn cối 81mm.

Lúc 02h14 ngày 1/3, tàu cá thứ 3 mắc cạn ở vùng biển phía bắc miền trung, cách Chu Lai khoảng 40 dặm về phía đông nam. 1 lần nữa giao tranh nổ ra, và lúc 02h35 khi sắp bị bắt sống, tàu cá đã tự phá hủy.

Tàu cá thứ 4 bị lực lượng Market Time giám sát đã không đi vào lãnh hải và thay đổi hành trình hướng ra biển. Các đơn vị giám sát bờ biển tiếp tục theo dõi tàu cá này.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 11:07:05 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #67 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 12:00:49 am »

Các giấy tờ tìm thấy trên thân thể quân nhân Nguyễn Hoàng Long:
Giấy nghỉ phép của quân nhân Nguyễn Hoàng Long. Phần đầu tài liệu cho thấy quân nhân này thuộc đơn vị 1270 QUân đội nhân dân Việt Nam. Nguyễn Hoàng Long đã rời Hải Phòng từ khoảng 19/9 đến 25/9/1965.
Phía dưới là 1 trang từ giấy tờ ghi chép của Đảng Cộng sản của trung sỹ Nguyễn Hoàng Long, chứng tỏ là quân nhân của Sư đoàn 338. Một chú thích khác "làm nhiệm vụ tại phương xa - on mission in distant areas", cách diễn đạt sử dụng tại Hà Nội nghĩa là Nam Việt Nam.

Hmm, thế mà tôi cứ nghĩ các cụ đi tàu không số là phải giữ bí mật chặt chẽ lắm, những giấy tờ kiểu này là phải bỏ lại hết chứ.  Undecided
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #68 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 08:29:02 am »



Hmm, thế mà tôi cứ nghĩ các cụ đi tàu không số là phải giữ bí mật chặt chẽ lắm, những giấy tờ kiểu này là phải bỏ lại hết chứ.  Undecided
[/quote]
----------------------------------------------------------------
Chào đồng đội! Đồng đội nheo mày .. Hmm đúng là thủ trưởng rồi. Thủ trưởng ạ, tôi không dám trách liệt sỹ Long nhưng quả thật đối với bản thân tôi mỗi lần đi công tác vào nam đều phải bỏ lại toàn bộ giấy tờ có liên quan đến miền Bắc. Thư từ chỉ được viết khi đã về bến và đều qua chính trị viên tàu kiểm tra và gửi đi, mình không được tự gửi. Có thể Đ/C Long đã vô tình không chấp hành quy định của đơn vị. Thủ trưởng bỏ quá cho nhé, nhưng cũng nhờ sự cẩu thả mà lại biết được nhân thân của người chết - là đ/c Long. Những người chấp hành tốt khi hy sinh trở thành vô danh. Đó cũng là nghịch lý VN thủ trưởng ạ. Chúc thủ trưởng khỏe mạnh. TKS
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #69 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2009, 10:09:54 am »

Cám ơn câu chuyện của bác Trantienve@,thật cảm động khi bà má Phú Yên dưới chân Đèo  Cả đã bí mật nuôi dưỡng năm chiến sĩ tau không số còn sống sót.Chiến sỹ ta dũng cảm kiên cưòng,dân ta yêu nước bằng những hành động cụ thể"các con có phải người đằng mình không?",thật giản dị.Bà má nghèo,bình dị thương các anh lính miền  Bắc còn sống sót bí mật chăm lo cho các con,thật vĩ đại khi bà má đâu có cần vinh danh ?Thương các  đứa con "đàng mình"như con mình dứt ruột đẻ ra.Mặc dù bây giờ bà  má có thể không còn nhưng các "con đàng mình" đã có lần nào đi tìm lại má để thăm hỏi chưa ? có biết tên má không?
trong suốt mấy chục năm qua.Đúng là tình Quân Dân như  cá với nước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM