Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:04:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155456 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #30 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2009, 05:25:23 pm »

Vài tư liệu về Đường Hồ Chí Minh trên biển
- Đường Hồ Chí Minh trên biển, tuyến vận tải biển chiến lược từ miền Bắc vào một số tỉnh miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ được mở chính thức theo quyết định của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng với lực lượng vận tải nòng cốt là Đoàn 759 (sau đổi thành Đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân), còn được gọi là Đoàn Tàu không số, đơn vị 2 lần Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
- Theo chỉ thị của Bộ Chính trị (7/1961), lần lượt một số tỉnh miền Nam cử các đội thuyền ra Bắc nhận vũ khí và trở về an toàn (Bến Tre 11/6/1961, Cà Mau 7/8/1961, Bà Rịa 18/8/1961,...)
-Ngày 14/9/1962 tàu Phương Đông 1 của Đoàn 759 thực hiện thành công chuyến vận chuyển đầu tiên từ cảng Đồ Sơn đến bến Vàm Lũng (tỉnh Cà Mau).
- Đến tháng 2/1965, toàn tuyến Đường Hồ Chí Minh trên biển đã thực hiện thành công 88 chuyến với hơn 5.000 tấn vũ khí được vận chuyển cho các chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, Liên khu 5). Đặc biệt ngày 29/11/1964, Đoàn Tàu không số đã vận chuyển vũ khí vào Bà Rịa để trang bị cho một trung đoàn bộ binh kịp tham gia chiến dịch Bình Giã (2/12/1964 - 3/1/1965).
- Ngày 15/2/1965, sau sự kiện Vũng Rô, Mĩ và quân đội ngụy Sài Gòn mở chiến dịch "Phiên chợ" để ngăn chặn. Từ đó tuyến đường được mở rộng ra hải phận quốc tế đến gần vùng biển các nước Philippin, Malaixia, Inđônêxia.
- Đến năm 1973, Đoàn Tàu không số đã tổ chức được 1.879 lượt tàu thuyền, vượt hàng triệu hải lí trong sự bao vây, phong tỏa gắt gao của địch, vận chuyển 152.876 tấn vũ khí, trang bị kĩ thuật, thuốc chữa bệnh, 80.026 cán bộ chiến sĩ từ miền Bắc vào miền Nam, chiến đấu hàng trăm trận với máy bay, tàu chiến của Mĩ và quân ngụy Sài Gòn.
- Từ tháng 2/1972  Đoàn Tàu không số lại được giao thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ mới: rà phá thủy lôi ở vùng biển Hải Phòng - Đông Bắc (1973), vận chuyển bộ đội, xe tăng và các loại vũ khí, khí tài từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975; tham gia giải phóng các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa (4/1975), Cù Lao Thu thuộc tỉnh Ninh Thuận và đón các chiến sĩ cách mạng từ Côn Đảo trở về đất liền (tháng 4 và 5/1975).
- Đoàn có 3 tập thể (tàu 42, tàu 41, tàu 154) và 5 cá nhân (Bông Văn Dĩa, Nguyễn Phan Vinh (liệt sĩ), Nguyễn Văn Hiệu (liệt sĩ), Hồ Đức Thắng, Đặng Văn Thanh) được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Đoàn trưởng và chính ủy đầu tiên: Đoàn Hồng Phước, Võ Huy Phúc
Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 11:57:22 am »

Cửa biển Lộc An- điểm hẹn đường Hồ Chí Minh trên biển
[/b]
 
 Cửa biển Lộc An thuộc địa phận hai xã Lộc An, huyện Long Đất và Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Di tích lịch sử cách mạng cửa biển Lộc An trải dài 15km thuộc hạ lưu sông Ray, con sông bắt nguồn từ suối Gia Liên. Dọc hai bên sông Ray là màu xanh bạt ngàn của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới ngập mặn.

Với vị trí chiến lược quan trọng, ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Pháp, cửa biển Lộc An đã trở thành tuyến giao thông nối liền giữa miền Bắc và miền Đông Nam Bộ. Vào tháng 9/1946 tại cửa biển Hồ Tràm, xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, cách Lộc An 5km về phía bắc, chuyến hàng của Trung ương chở vũ khí đã cập bến an toàn góp phần quan trọng giúp quân và dân tỉnh Bà Rịa gây dựng, phát triển lực lượng vũ trang đánh thực dân Pháp. Từ 1952 vùng biển này là địa bàn hoạt động của tiểu đoàn 230 - tiểu đoàn vận chuyển hàng chiến lược cho miền Đông Nam Bộ.

Đầu 1961, Trung ương Cục miền Nam, sau khi nghiên cứu địa hình đã quyết định chọn cửa biển Lộc An làm điểm đón tàu vận chuyển vũ khí của “Đường Hồ Chí Minh trên biển” từ miền Bắc vào.

Chuyến tàu đầu tiên vào cửa biển Lộc An của Đoàn Tàu không số là chuyến tàu gỗ mang số hiệu 41 chổ 18 tấn vũ khí do đ/c Lê Văn Một làm thuyền trưởng và đ/c Đặng Văn Thanh làm chính trị viên được khởi hành đêm 26/9/1963 từ cảng Bính Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng) chạy ngược về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc) rồi quay mũi tàu theo hải phận quốc tế để tới phía Nam. Rạng sáng 2/10/1963 tàu cập bến Lộc An. Khi con nước cường đang lên mạnh, thuyền trưởng Lê Văn Một cho nổ máy tăng ga hết tốc lực để chạy đua với con nước vì trời đã sắp sáng. Gần tới bến thì một cồn cát ngầm nhô lên chặn mũi con tàu lại. Trời sáng dần. Ban chỉ huy đoàn vận chuyển đã huy động lực lượng chuyển toàn bộ số vũ khí về địa điểm đã qui định; đến 10 giờ trưa thì số hàng trên tàu đã giải tỏa an toàn. Lúc này, chiếc máy bay trinh sát của địch quần đảo nhiều lần, nhưng chúng chỉ thấy chiếc ghe mắc cạn và mấy ngư dân ở trần đang phơi lưới!

Toàn bộ số vũ khí của chuyến tàu này đã bổ sung kịp thời cho các đơn vị vũ trang của tỉnh Bà Rịa-Long Khánh mở rộng vùng giải phóng và góp phần giành thắng lợi trong chiến dịch Bình Giã (2/12/1964-3/1/1965), đòn tiến công quan trọng đánh bại hoàn toàn chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ-ngụy trên chiến trường miền Nam.



Đăng Vinh (CCB TKS)
[/i][/b]
Logged
hobichha
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 04:03:08 pm »

Cháu xin chào các cô chú BLLHTTDHCMTB tp Hà Nội!
Vừa rồi có dịp theo ba Thạnh ra thành phố Hà Nội được gặp các cô chú trong BLL cháu rất xúc động trước tình cảm đồng chí, đồng đội mà các cô, chú và ba cháu dành cho nhau. Được biết các cô chú có website " quân sử Việt Nam" hôm nay cháu truy cập thử thế nào. Không ngờ cũng hoành tráng ra phết.
Cháu rất xúc động khi đọc được topic này - Topic riêng cho "Đường Hồ Chí Minh trên biển" - Topic nói về những con người như các cô, chú và ba cháu.
Cháu rất muốn được đọc nhiều bài viết về các cô chú trong chiến đấu ( thời xưa) cũng như trong làm kinh tế ( thời nay ).
Cháu hy vọng trong thời gian tới topic của cô chú sẽ phát triển hơn nữa và cháu cũng mong muốn được góp sức mình vào website cũng như topic này.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 06:51:19 pm »

Bác magiang đang "tư liệu hóa" topic tại box hồi ký đấy nhé! Hôm nay em vừa nói chuyện với bác tau khong so, đề nghị hai bác thống nhất lại phương pháp đi ạ! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #34 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 09:55:07 pm »

Tôi chàng trai trẻ một thời lóng ngóng, hồi cuộc sống con tươi nguyên như tờ giấy trắng, với biết bao mơ mộng tuổi trẻ,....và bây giờ đã 65 mùa xuân, tóc điểm bạc mái đầu, đã nếm đủ chua cay vinh nhục của cuộc đời, vẫn bồi hồi xao xuyến như cái thuở ban đầu là anh lính hải quân giữa biển khơi mênh mông sóng nước, khi nhớ về thời tuổi trẻ, "một thời máu và hoa" cùng con đường Hồ Chí Minh trên biển, trên những con tàu Không Số. Chào tất cả Đồng đội, những ai còn ai mất...., xin luôn nhớ đến nhau!
Logged
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #35 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 10:03:34 pm »

Tưởng nhớ hương hồn anh!
         
  Thắm thoát từ đêm anh hy sinh (28.9.1972) đến hôm nay nữa là đã 37 năm. 37 năm anh đi xa nhưng trong tâm trí chúng tôi, thì anh vẫn còn đó: một Phạm Phong Đê quắc thước, nhanh nhẹn; một Phạm Phong Đê có nước da rám nắng, rắn chắc của cư dân đánh cá Quảng Bình; một Phạm Phong Đê cùng lứa tuổi U19 với tôi và 3 người bạn thân: Kiêm, Nhu, Chư, rời căn cứ huấn luyện Thuỷ thủ Viễn dương K35 (Đồ Sơn- Hải Phòng) vào một ngày cuối tháng 10. 1964 về bổ sung cho tàu không số (TKS) mang mật danh 56. Tàu do đại uý Lê Quốc Thân  làm thuyền trưởng; trung uý Đỗ Như Sạn làm chính trị viên và các thuyền phó: Nguyễn Đức Thắng (nay đại tá anh hùng LLVT), Nguyễn Văn Ngọc (đã hy sinh 1972) đều là những cán bộ thuyền giỏi của đơn vị.

  Trưa hôm ấy 5 chúng tôi vừa đặt chân xuống boong tàu thì thuyền phó Ngọc đã gọi đến phát cho mỗi người 2 bộ quần áo bà ba, 1 chiếc mũ tai bèo, 1 chiếc khăn rằn và nhiều thứ quân trang, quân dụng khác...Thế là trong chốc lát, chúng tôi từ một chiến sĩ Hải quân miền Bắc trở thành những chiến sĩ giải phóng quân miền Nam thực thụ. Để thích nghi với môi trường tác chiến trên biển, thuyền trưởng Thân tận dụng thời gian cho cả tàu tập dượt lại các phương án chiến đấu... Tôi, Đê, Nhu và Chư, mỗi người được phân công phụ trách 1 khẩu súng 12 li 7, 1 khẩu hoả tiễn vác vai và mỗi người còn chịu trách nhiệm điểm hoả các khói thuốc TNT đã đặt sẵn ở các khoang hàng...Riêng anh Hồ Văn Kiêm (nay là đại tá Lữ Đoàn trưỡng- đã nghỉ hưu) thì được phân công phụ trách hàng hải số 2, kiêm tiếp đạn và phụ đặt kíp nổ với tôi vào 2 quả bom chìm, khói mù ở phía sau lái tàu. (Còn tiếp.....)
Logged
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #36 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2009, 10:31:39 pm »

  Khi đã hoàn tất mọi công việc, chiều đó cả tàu ăn vội bữa cơm thân mật gọi là liên hoan nhẹ, rồi ai nấy trở về vị trí chuận bị cho tàu rời bến. Theo kế hoạch thì tàu 56 chờ cho đợt gió mùa thuyên giảm mới xuất phát; nhưng chiến trường đang cần gấp vũ khí nên tàu phải hành quân sớm. Thế là đêm hôm đó (29.10.1964) tàu 56 rời “Bến Nghiêng”- Đồ Sơn- chở 54 tấn vũ khí thẳng hướng vào chiến trường miền đông Nam Bộ, mà bến đến là căn cứ Rừng Tràm thuộc xã Phước Hải, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, cửa ngõ phía đông của thành phố Sài Gòn.

  Gần 2 tuần tàu hành trình trong sóng to, gió lớn, cơm cháo ăn thất thường, nhưng ai nấy đều giữ vững vị trí công tác. Đặc biệt là anh Phạm Phong Đê, người được mệnh danh “vua sóng” đã xông xáo xung phong xuống bếp nấu ăn. Anh còn cầm lái thay cho một số đồng chí sức khoẻ yếu  nhiều giờ liền. Khi tàu vào đến bến, anh và một số thuỷ thủ khác lại nhảy xuống hầm hàng bốc vũ khí với lực lượng bến, nhờ thế mà 54 tấn hàng được giải phóng nhanh, tàu sớm trở lại cập bến miền Bắc. Về căn cứ chưa nghỉ được bao nhiêu ngày, thì Trung Ương lại tiếp tục giao nhiệm vụ cho tàu 56 đi tiếp chuyến thứ 2... Nếu kể cả chuyến tàu võ gỗ vào trước đó nữa là 3 chuyến. 3 chuyến vũ khí vào bến Bà Rịa trong một thời gian ngắn đã trang bị cho 1 Trung đoàn quân chủ lực của ta, đủ sức chiến đấu với 1 Trung đoàn thiện chiến của Mĩ, có cơ giới yểm trợ ở chiến dịch Bình Gỉa (12.1964). Trận đánh ấy, ta đã tiêu diệt hoàn toàn Trung đoàn Mĩ đầu tiên trên chiến trường miền Nam.

  Nhắc lại những chuyến vượt biển vào chiến trường đầy gian khó, tôi  càng nhớ anh Phạm Phong Đê- chàng trai xứ biển Quảng Bình (xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch)- người thường đặt dây câu sau lái mỗi khi tàu đến vùng biển nước sâu, và anh đã nhiều lần tóm được những con cá ngừ Đại dương to bự. Anh cũng là người siêng năng mò cua, bắt tôm ba càng trong rừng ngập mặn Phước Hải- Bà Rịa, cải thiện bửa ăn cho đơn vị mỗi lần tàu mắc kẹt con nước phải nằm lại bến. Với đức tính cần cù chịu khó, siêng năng nên đến đầu năm 1966, thì chi bộ tàu kết nạp anh vào Đảng Cộng sản. Trước vinh dự và trách nhiệm của người lính TKS, anh Phạm Phong Đê càng đề cao trách nhiệm trong những lần diễn tập bắn đạn thật. Anh cũng thường xuyên trao đổi, góp ý với tôi về kinh nghiệm bắn đón sóng; kinh nghiệm bắn máy bay tầm thấp; bắn tàu tuần tiểu ven sông, ven biển..., nhờ thế mà mỗi lần diễn tập bắn đạn thật trong điều kiện sóng gió to, anh và tôi đều đạt được điểm cao.

  Anh Đê còn vui vẽ, tâm tình cởi mở với tôi về quê hương, gia đình và cả mối tình đầu của anh nữa. Có lần anh kể về người vợ vừa mới cưới của anh: đó là chị Ngô Thị Kim Hồng (Đại Phong, Lệ Thuỷ, Quảng Bình) em ruột của anh Ngô Đức Thái- đồng hương với anh Đê, lại ở cùng đơn vị  nhưng  khác tàu (anh Thái ở tàu 176, hy sinh 30.7 1971). Chuyện tình của anh Đê với chị Hồng, như tôi biết cũng đầy lãng mạn và cao thượng vô cùng: Bởi ngày đó (1966- 1967) khu 4 đang là trọng điểm bắn phá của máy bay Mĩ. Nhưng anh chị đã lai nhau trên chiếc xe đạp cà tàng, vượt gần ngàn cây số từ Hà Nội về quê tuyến lửa Quảng Bình, làm lễ cầu hôn trước hai gia đình nội, ngoại (ngày ấy chị Hồng đang là học viên cảnh sát trường Công an Hà Nội). (Còn tiếp)
Logged
bigradeon
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #37 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 03:20:36 am »

Cháu chào các chú các bác, cháu đọc quân sử lâu nhưng hầu như chỉ đọc bài vì kiến thức quá hạn hẹp. Rất vui vì quân sử càng ngày càng mở rộng, cả tầm vóc lẫn quy mô, như thế này bọn nhóc chúng cháu biết thêm nhiều thứ, đặc biệt hiểu thêm về những gì cha anh đã phải hy sinh cho sự toàn vẹn của đất nước.
Nhắc đến tàu không số, ngày xưa cháu còn ở Nha Trang, cụ thể là đường Trần Quang Khải, gần nhà cháu có 1 bác tên là Vân ( họ và tên lót cháu không nhớ được) người miền Trung, lấy vợ người Cam Ranh ( bác ấy sau này bị bà này lừa hết , cả cái nhà cũng không cho ở) bác ấy đã mất được mấy năm, bây giờ còn sống chắc cũng tầm 7x, ngày xưa cũng đi tàu không số, cháu còn nhớ có lần được lên Tivi, bác nào đính chính dùm cháu với ah! Cảm ơn các bác, các chú!
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #38 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:19:47 am »

Xin chào CCB tàu không số thế hệ 4x trantienve@,mừng quá khi đọc bài của anh ,vì tôi hay tủi thân mãi mà không tìm được một nic của thế hê 4x,hôm  nay thì gặp rồi mà lại CCB Hải quân của tàu không số mới oách chứ,thật đáng tự hào.Chúc mừng anh đã vào nhập   đại gia đình QSVN net,rất mong được biết nhiều hồi ức của  anh và đồng đội .Chúc anh và gia đình khoẻ.
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #39 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:37:46 am »

Cháu chào các chú các bác, cháu đọc quân sử lâu nhưng hầu như chỉ đọc bài vì kiến thức quá hạn hẹp. Rất vui vì quân sử càng ngày càng mở rộng, cả tầm vóc lẫn quy mô, như thế này bọn nhóc chúng cháu biết thêm nhiều thứ, đặc biệt hiểu thêm về những gì cha anh đã phải hy sinh cho sự toàn vẹn của đất nước.
Nhắc đến tàu không số, ngày xưa cháu còn ở Nha Trang, cụ thể là đường Trần Quang Khải, gần nhà cháu có 1 bác tên là Vân ( họ và tên lót cháu không nhớ được) người miền Trung, lấy vợ người Cam Ranh ( bác ấy sau này bị bà này lừa hết , cả cái nhà cũng không cho ở) bác ấy đã mất được mấy năm, bây giờ còn sống chắc cũng tầm 7x, ngày xưa cũng đi tàu không số, cháu còn nhớ có lần được lên Tivi, bác nào đính chính dùm cháu với ah! Cảm ơn các bác, các chú!

Chào cháu bigradeon! Chú rất vui vì cháu có nhận thức rất tốt về lịch sử dân tộc về cha ông mình - Điều mà giờ đây không phải thanh niên nào cũng hiểu đựơc. Chú chúc cháu luôn thành công và may mắn trong cuộc sống. Trong vài ngày nữa chú sẽ tìm được Bác Vân người lính TLS có số phận cuối đời hẩm hui. Rất mong đuọc gặp cháu nhiều trên Websid này.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 11:05:36 pm gửi bởi Tunguska » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM