Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:56:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155452 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:40:51 pm »

Tiếp...

Sổ Sức khỏe của 1 chiến sỹ đã hy sinh trên tàu:
(Trong 1 tài liệu khác mang cùng tên, thể hiện Quân đội Nhân dân VN cho phép thượng sỹ (Segt?) Nguyen Hoang Long được rời Hải Phòng vào tháng 11/1964)


Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #51 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:41:28 pm »

Tiếp

Hải đồ tìm thấy trên con tàu:



Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #52 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:41:49 pm »

Các giấy tờ tìm thấy trên thân thể quân nhân Nguyễn Hoàng Long:
Giấy nghỉ phép của quân nhân Nguyễn Hoàng Long. Phần đầu tài liệu cho thấy quân nhân này thuộc đơn vị 1270 QUân đội nhân dân Việt Nam. Nguyễn Hoàng Long đã rời Hải Phòng từ khoảng 19/9 đến 25/9/1965.
Phía dưới là 1 trang từ giấy tờ ghi chép của Đảng Cộng sản của trung sỹ Nguyễn Hoàng Long, chứng tỏ là quân nhân của Sư đoàn 338. Một chú thích khác "làm nhiệm vụ tại phương xa - on mission in distant areas", cách diễn đạt sử dụng tại Hà Nội nghĩa là Nam Việt Nam.


Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #53 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 08:42:12 pm »

Ảnh trên là nhãn tìm thấy trên 1 trong số nhiều hộp hàng quân sự tìm thấy tại vị trí tàu chìm, chứng tỏ nguồn cung cấp là Hà Nội.
Ảnh dưới là 1 phần tài liệu thu được trên tàu, cho thấy nó thuộc về Cơ quan chỉ huy Hải quân Bắc Việt, đoàn 125. Nó chú thích K35, có thể là số hiệu của con tàu hoặc đơn vị này.

Logged
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #54 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2009, 11:16:15 pm »

Tàu không số ngày ấy được trang bị hỏa lực cũng đủ mạnh:Tàu cao tốc (tốc độ cao 20- 25 h/ly/giờ), giả dạng tàu chở hàng, có 2 cabine thì được trang bị 3 khẩu súng máy 14li 2 nòng, ngoài ra còn có hỏa tiễn vác vai, súng DKZ và súng AK cá nhân. Đặc biệt lượng chất nỗ TNT thì khá nhiều, để khi cần lao thẳng tàu ta vào tàu giặc, rồi chập giây điện cho cả khối thuốc nổ, tiêu diệt luôn cả tàu đối phương. Thế đấy các bạn trẻ. Hẹn dịp sau tôi sẽ kể nhiều hơn. Chào các bạn!  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2009, 01:52:14 pm gửi bởi trantienve » Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #55 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 12:08:34 pm »

Chào đồng đội!
Đoàn tàu không số ( Đường Hồ Chí Minh trên biển ) và đoàn 559 ( Đường mòn Hồ Chí Minh trên bộ ) là anh em song sinh do Bộ chính trị, quân ủy trung ương chỉ thị thành lập vào năm 1959.
Nhân dịp nguyên trung tướng Đổng Sỹ Nguyên - Tư lệnh đoàn 559 đến nghỉ dưỡng tại Tuàn Châu. Hội truyền thống Đường HCM trên biển đã đến thăm hỏi. Đ/C Đổng Sỹ Nguyên cho biết do phải giữ bí mật nên hoạt động của TKS không được phép công khai vì vậy các đồng chí phải nhanh chóng tuyên truyền những thông tin, hoạt động, thành tích của TKS để nhân dân cả nước biết thêm. Hiện nay chỉ còn ít nhân chứng về việc lập con đường vận chuyển vũ khí vào chiến trường miên nam bằng đường  biển.
Ảnh Hội truyền thống đường HCM trên biển thăm Trung tướng Đổng Sỹ Nguyên tại Tuần Châu. Cac bac sua giup cho anh to ra, toi loay hoay mai ma khong duoc(


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2009, 04:49:13 pm gửi bởi tau khong so » Logged
trantienve
Thành viên
*
Bài viết: 18


Xưa thời sóng gió đại dương....


« Trả lời #56 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 02:58:30 pm »

   Dẫu biết đồng đội của chúng tôi ngày ấy đi về Nam trên những con tàu không số (TKS), không may gặp tàu địch phong toả chặn đánh, ai hy sinh thì được bỏ vào trong một cái túi ni-lon, còn được gọi là quan tài, rồi theo nghi thức của của người lính TKS: thả xuống biển để tàu tiếp tục hành trình về phía trước. Bây giờ đi tìm lại bạn là chuyện hết sức khó khăn, bởi lính tàu làm gì có đất đai, có mồ mã... Âý thế nhưng ngày đó chúng tôi vẫn đặt niềm tin và hy vọng ở những con sóng biển, với những luồn nước thuỷ triều, biết đâu những bàn tay vô hình đó sẽ nâng đỡ đưa bạn mình vào mọi bến bờ...Vì thế, từ sau ngày đất nước thanh bình, Hội CCB Đoàn TKS ở 3 miền Bắc, Trung, Nam vẫn tổ chức đi tìm kiếm đồng đội!

   Và những chuyến đi gần đây của Đoàn CCB ở khu vực miền Trung (Đà Nẵng- Quảng Nam), do trung tá Vũ Tấn Ích nguyên thuyền trưởng, hiện về hưu ở Đà Nẵng, và trung tá thuyền trưởng Hồ Đắc Thạnh, ở Phú Yên làm trưởng đoàn, đã dẫn anh em về các bến tàu vào trước đây, tìm hiểu xác định được một số mộ chí đồng đội, ngày ấy đã trôi dạt vào bờ và đã được nhân dân vớt lên chôn cất chu đáo: Đó là mộ liệt sĩ Phạm Chuyên Nghiệp, nguyên thuyền phó tàu 198, hy sinh vào đêm 14.7. 1967 tại địa phân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Thi hài anh Nghiệp là một trong số những thủy thủ may mắn trôi dạt vào bờ và đã được anh em dân quân du kích vớt lên chôn cất chu đáo.

   Người có công chăm sóc phần mộ liệt sĩ suốt 35 năm nay là bác Nguyễn Tường, nguyên Bí thư chi bộ thôn Bình Châu trong thời đánh Mĩ, bác đã lập bia mộ, vẽ sơ đồ hết sức chu đáo, nên hôm chúng tôi vào không phải lần mò tìm kiếm mất nhiều thời gian. Vào một ngày đầu tháng 7. 2002, gia đình liệt sĩ Nghiệp ở thôn An Lão, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) vào đưa hài cốt anh về quê, ai nấy không cầm nỗi nước mắt về tấm lòng của gia đình bác Nguyễn Tường và bà con ở thôn Bình Châu nói riêng, nhân dân Quảng Ngãi nói chung, đã coi sóc mộ liệt sĩ Nghiệp suốt 35 năm nay.

   Ở bến Lộ Giao (Bình Định) vào cuối năm 1962, có một chiếc tàu gỗ do các đồng chí Châu, Đạt, Hường chỉ huy, chở 20 tấn vũ khí vào. Tuy chuyến ấy tàu bị mắc cạn ngoài cửa biển, nhưng hàng hoá thì đã được dân quân du kích địa phương giải phóng lên bờ an toàn, sau đó tàu được phá huỷ, giữ được bí mật tuyệt đối. Nhưng một số thủy thủ khi lên bờ đã bị địch phục kích sát hại. Vì thời gian đã quá lâu, chiến tranh bom đạn kẻ thù cũng đã san lấp, làm mất vị trí mộ chí của các anh, nên hôm nay chúng tôi đi kiếm tìm đã nhiều lần vẫn không có kết quả. Một số đồng đội đi trên các con TKS mang mật danh 41, 176, 43...vào các bến Đạm Thuỷ (Phổ An- Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Hố Chuối (Đà Nẵng)...vào các năm chiến trường đang ở vào giai đoạn ác liệt, nên khi các anh ở lại cảm tử với con tàu, thi thể các anh đều tan biến, hoà trong sóng nước. Như trường hợp các thuỷ thủ Dương Văn Lộc, thôn Sâm Linh, xã Tam Quan, huyện Núi Thành (Quảng Nam); Trần Văn Nhợ, quê Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định)...sau khi đặt kíp nổ phá huỷ tàu, thi thể của các anh duy nhất chỉ có một ống chân văng lên bờ. Cái ống chân đó, ngày ấy một số anh em du kích nói là chân của chú Lộc. Nhưng sau này gia đình của liệt sĩ Lộc nói, đó là chân của chú Nhợ quê ở Bình Định (bởi theo như lời một số anh em du kích ngày đó nói, cái chân đó có nhiều lông (theo lời nói của anh Dương Văn Thưởng- con liệt sĩ Lộc, lúc đó công tác ở huyện uỷ Tam Kỳ).

   Đối với liệt sĩ Phạm Long, quê Mỹ Tài, Phù Mỹ (Bình Định) hy sinh vào ngày 3.11.1967 trong khi làm nhiệm vụ trinh sát mở bến mới ở Quảng Ngãi, thì Đoàn CCB Hồ Đắc Thạnh, hiện ở thành phố Tuy Hoà (Phú Yên), đã tìm được mộ chí. Và đồng chí Thạnh đã thông báo cho thân nhân liệt sĩ, hiện sinh sống ở thành phố HCM ra cất bốc, đem về nghĩa trang thành phố mai táng, cách đây đã 6 năm. Trường hợp 15 liệt sĩ hy sinh ở bến Vũng Rô, trên con TKS 235, do thuyền trưởng Nguyễn Phan Vinh, anh hùng LLVTND quê ở xã Điện Nam, huyện Điện Bàn (Quảng Nam); và chính trị viên Nguyễn Văn Tương, quê Điện Hoà, Điện Bàn chỉ huy đêm Tết Mậu Thân 1968, thì hầu như thi thể của các anh, đều tan biến đi cùng với xác con tau, ngay cái đêm định mệnh huyền thoại ấy! Nhưng sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, có nhiều gia đình người thân của liệt sĩ tìm đến Hội CCB ở khu vực Đà Nẵng hỏi về mồ mã, nơi chôn cất mai táng liệt sĩ để cất bốc đem về quê quán. Nhưng chúng tôi cũng hoàn toàn bất lực, đành chia sẽ với các gia đình niềm tiếc thương vô hạn...

   Hôm nay nhân ngày T.B.L.S (27.7. 2009), với tấm lòng biết ơn vô hạn của mình đối với những đồng đội một thời cùng đi về Nam trên con Tàu không số, tôi viết bài này xin được coi như một nén tâm hương, kính dâng lên hương hồn tất cả các anh.  (Trần Hậu Vệ)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2009, 01:59:29 pm gửi bởi trantienve » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 03:10:22 pm »

Bác đưa lên làm gì!
Bây giờ bên Hải quân còn nhiều chuyện lắm chưa đến lúc chăm chút cho 1 cá nhân như thế đâu!  Sad
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 03:31:58 pm »

Bác đưa lên làm gì!
Bây giờ bên Hải quân còn nhiều chuyện lắm chưa đến lúc chăm chút cho 1 cá nhân như thế đâu! 

Theo bạn thì lúc nào là lúc cần đưa những câu chuyện này ra? Vào QSVN, vào chương mục xẻ dọc trường Sơn đi cứu nước là để kể về những hồi ức, những kỷ niệm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta có tham gia giải quyết công việc của HQ đâu? . TKS
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Bảy, 2009, 11:05:15 pm gửi bởi Tunguska » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2009, 03:53:42 pm »

Àh, tui nói bạn rồng xanh í, không nói bác đâu!

Còn chuyện của bác kể mà không có tư liệu hình ảnh, nhân chứng, vật chứng đi kèm giống bạn rồng xanh đã pót thì em nghĩ đưa vào hồi ức - hồi kí cũng phải!
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2009, 03:56:27 pm gửi bởi tuaans » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM