Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:25:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155459 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #160 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2011, 01:22:07 pm »

Đường Hồ Chí Minh trên biển – nhìn từ phía bên kia (Kỳ 4)


(Tiếp theo và hết)
...
"Mười hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam Cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ - T.G) gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập, tiếp tế cho Mặt trận giải phóng. Họ đã nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết...”

Trung tá, TS Trương Mai Hương
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)

Mặc dù địch tổ chức lực lượng ngăn chặn lớn như vậy, nhưng sau 9 tháng tạm ngừng vận chuyển, ngày 24-10-1965, chuyến tàu chở vũ khí cho miền Tây Nam Bộ của ta đã cập bến tại rạch Kiến Vàng (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) an toàn. Thắng lợi của chuyến vận chuyển này đã khẳng định quyết tâm của ta tiếp tục chi viện cho miền Nam bằng đường biển là hoàn toàn đúng đắn. Kỳ tích ấy đã khiến Mỹ-ngụy hết sức ngạc nhiên: "Việt Cộng đã chở vũ khí vào Nam bằng đường biển là mạo hiểm, cuồng tín, không sao hiểu nổi”(1).


Số vũ khí thu được sau sự kiện Vũng Rô. Ảnh tư liệu

 Từ năm 1967, thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các lực lượng, trong đó có lực lượng vận tải bằng đường biển tập trung cao độ để đáp ứng yêu cầu vận chuyển phục vụ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968. Nhiều chuyến hàng được vận chuyển an toàn đến các bến ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, nhưng cũng có nhiều chuyến cán bộ, chiến sĩ ta phải chiến đấu quyết liệt với máy bay, tàu chiến địch, cuối cùng phải hủy tàu, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Điển hình như trận chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ trên Tàu 235 tháng 3-1968 tại Hòn Hèo, Khánh Hòa. Sau trận đánh này, đài Tự do của chính quyền Sài Gòn tường thuật: "…Các phi tuần, trực thăng, khu trục võ trang được gọi đến bắn phá. Lực lượng tăng viện đến thì cuộc lục soát bắt đầu. Một toán từ phía Bắc xuống, một nhóm từ dọc đồi phía Nam tiến lên khu vực Tân Định, một lực lượng khác gồm 4 tàu dàn hàng ngang tiến vào vịnh. HQ12, HQ617 tiếp tục bắn phá yểm trợ vào sườn núi, nhưng vì chỗ này có nhiều đá ngầm và san hô nên 4 tàu này đều bị cạn, binh lính đành phải xuống nước vào để hợp lực với lực lượng trên bờ”(2). Còn Tạp chí Lướt sóng của Hải quân ngụy viết: "Mười hai chiến hạm và hàng chục hải thuyền của Hoa Kỳ cùng quân lực Việt Nam Cộng hòa có phi cơ yểm trợ, đụng độ ác liệt với một tiểu đoàn Việt Cộng (thực chất chỉ có 20 thủy thủ - T.G) gan góc và thiện chiến trên con tàu chở vũ khí từ Bắc Việt thâm nhập, tiếp tế cho Mặt trận giải phóng. Họ đã nổ súng đến viên đạn cuối cùng, đến người cuối cùng và hy sinh với con tàu bằng khối lượng hàng tấn bộc phá do chính tay họ tự hủy, không để lại một dấu vết...”(3). 20 cán bộ, chiến sĩ, chỉ còn 5 người sống sót trở về đơn vị, tiếp tục làm nhiệm vụ. Sự kiện Tàu 235 chỉ là một ví dụ về sự khốc liệt, khó khăn của công tác vận chuyển chi viện chiến trường trên tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển.

Cuối năm 1968-1972


Đầu tháng 11-1968, sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, Bộ tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ cho Đoàn 125 tham gia chiến dịch vận chuyển mang tên VT5. Đến giữa năm 1969, chiến dịch VT5 kết thúc, các lực lượng vận chuyển đường biển của ta đã đưa được 325.000 tấn vũ khí, đạn dược, xăng dầu và các vật chất khác từ Hải Phòng vào nam Khu 4, tạo chân hàng cho tuyến chi viện chiến lược 559 chuyển tiếp tới các chiến trường. Những con tàu không số chở vũ khí vẫn ra, vào các bến miền Nam trong năm 1969 và 1970: "…Đêm 24-8-1969, sau 18 tháng vắng bóng, không lực Hoa Kỳ mới phát hiện một tàu xâm nhập tại vùng biển cách Đà Nẵng 300 hải lý. Có thể coi đây là một thời kỳ đối phương gia tăng vận chuyển bằng đường biển trở lại. Từ 24-8-1969 đến 23-12-1969 đã phát hiện 4 vụ, năm 1970 phát hiện 12 vụ, nhưng chỉ đánh chìm được một vụ vào rạng ngày 22-11-1970 ở Thạnh Phú (Bến Tre), còn các vụ khác, họ đã thoát. Có vụ ta kèm được 9, 10 ngày; có vụ chỉ kèm được một ngày thì mất mục tiêu…”(4).

Địch càng phong tỏa ác liệt, ta càng tìm nhiều phương kế để đưa hàng vào chiến trường, góp phần đánh thắng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”. Thời gian này, Mỹ-ngụy sử dụng lực lượng hải quân ngụy lên đến hơn 40.000 tên với 1.600 tàu, 16 trạm ra-đa cảnh giới, 16 căn cứ yểm trợ. Việc tuần tra trên sông, trên biển cũng lần lượt được giao cho hải quân ngụy đảm nhiệm. Trước mắt, Mỹ vẫn là lực lượng chủ yếu tuần tiễu, cảnh giới xa bờ, từ bắc Biển Đông xuống vùng đảo Na-tu-na và An-am-ba (thuộc Ma-lai-xi-a).

Mặc dù Mỹ và chính quyền Sài Gòn đưa ra nhiều phương án, nhiều biện pháp và giả thiết hòng xóa sổ tuyến chi viện bằng đường biển của ta nhưng đều thất bại. Nhiều nhà chiến lược quân sự sừng sỏ của Mỹ vẫn không thể giải thích nổi vì nguyên cớ gì, bằng chiến thuật, bằng kỹ thuật gì, bằng sự màu nhiệm nào mà những con tàu bé nhỏ của đối phương có thể vượt qua bão tố, biển cả, vượt qua sự kiểm soát chặt chẽ của một hạm đội hùng mạnh với kỹ thuật tối tân, trang bị hiện đại, gần như rào kín trên biển, để tới được các bến bờ miền Nam. Điều mà phía đối phương đã mất rất nhiều công sức và tiền bạc để lần tìm con đường trên biển của ta. Họ cho rằng: "Đường Hồ Chí Minh trên biển” là một hiện tượng kỳ lạ, vượt qua cả sự tưởng tượng thông thường. Trong cuốn sách: "Một số quan điểm chiến lược để bảo vệ duyên hải Việt Nam Cộng hòa”, Phó đô đốc Hải quân ngụy Nguyễn Hữu Chí viết: "…Trên thực tế, đối phương sử dụng biển khơi một cách thành thạo, mà việc di hành vào điểm đến càng tỏ ra đặc sắc hơn, làm kinh ngạc không ít chuyên viên đi biển… Trên phương diện quân sự, Bắc Việt đã biết khai thác biển khơi một cách thực tiễn hơn ta (Mỹ-ngụy)… giá trị của Hải quân Bắc Việt đã nói lên trước dư luận quốc tế” và "Nhà nước Bắc Việt nếu sử dụng tàu tiếp vận theo đường lối đó, xét rằng không những có phần tin tưởng ở cấp cán bộ chuyên nghiệp của họ, mà điều họ tin tưởng mạnh mẽ hơn, chính là tỷ lệ nguy hiểm chấp nhận được thấp hơn tỷ lệ thành công thâm nhập. Có thể họ mới duy trì kế hoạch đưa súng đạn vào bằng đường biển…”(5).

Có thể khẳng định, con đường Hồ Chí Minh trên biển của ta đã được đối phương dày công tìm kiếm, hòng hủy diệt nhưng chúng không thể thắng nổi ta, con đường vẫn vươn ra biển, mang theo những con tàu chở đầy vũ khí trang bị cung cấp cho chiến trường miền Nam đánh to, thắng lớn.

(1)Tập san quốc phòng ngụy, số 18, tr. 22. Tài liệu lưu tại Thư viện Quân đội.

(2) Theo: Tài liệu của địch, Phông số 02, Hồ sơ 25, lưu Trung tâm Thông tin- TTXVN.

(3) Theo: Tài liệu của địch, Phông số 02, Hồ sơ 25, lưu Trung tâm Thông tin - TTXVN.

(4) Dẫn theo: Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961-2001), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2001, tr. 194.

(5) Dẫn theo: Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân (1961- 2001), Nxb Quân đội nhân dân, H, 2001, tr. 206.

Link: http://www.quocphonganninh.edu.vn/index.aspx?Menu=1379&Chitiet=1718&Style=1
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười, 2011, 01:47:19 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #161 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 12:35:32 pm »

      Kỷ niệm 50 năm đường Hồ Chí Minh trên biển, tôi xin mở topic này để tập hợp các bài viết, ý kiến, tư liệu, hình ảnh, phim tài liệu về quá trình hình thành,  hoạt động của con đường huyền thoại này. Vì kiến thức có hạn nên các bài tôi post lên đây có thể chưa hoàn chỉnh, mong các bác và các thành viên thông cảm và rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài viết, hình ảnh .... của các bác và các thành viên để topic được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Xin mở đầu bằng seri phim tài liệu: "Huyền thoại tàu không số" đang được phát sóng trên VTV1

Tập 1: Nơi bắt đầu một con đường

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=mNRfMtCiWyw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=mNRfMtCiWyw</a>

Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=mNRfMtCiWyw
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #162 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 06:41:29 pm »

Một tháng sau khi tàu 100 bị nạn ở Rạch Già, Đoàn 125 cho tàu 187 chở 62 tấn vũ khí lên đường. Ý định lần này của đoàn là vào Trà Vinh để khôi phục lại bến này và giảm mật độ tàu ra vào Cà Mau. Tàu 187 do thuyền trưởng Phan Xã và chính trị viên Hồ Đức Thắng chỉ huy. Đồng chí Dương Tấn Kịch và Phan Văn Đấu làm thuyền phó. Các thủy thủ gồm: Vũ Xuân An, ĐỖ Văn Tâm, Vũ Xuân Bảng, Lê Khi, Phạm Thanh Duyên, Trương Hoàng Minh, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Kết, Hoàn Việt Trọng, Phạm Viết Đính, Bùi Ngọc San, Trần Mạnh Chinh, Thương và Phiêu. Tất cả là 18 người.

Ngày 11 tháng 6 năm 1966, tàu rời bến. Sau 5 ngày vượt biển, lúc 23 giờ ngày 19 tháng 6, khi tàu đến vị trí 8o35 vĩ bắc, 107o58 kinh đông thì bị máy bay trinh sát của địch phát hiện. Khi rõ rằng đây là tàu vận tải của “Bắc Việt", chúng lập tức điện cho tàu khu trục đang tuần tiễu ở vùng biển Vĩnh Bình (Vĩnh Long) đến ngăn chặn, với ý đồ không cho tàu 187 trở lại. Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ điều đến 3 tàu DD755, DER393, LSD Tortuga. Hải quân ngụy điều đến 4 tàu là HQ225, HQ227, HQ231, HQ238 và nhiều tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ thuộc duyên đoàn 35 và giang đoàn 23. Trời vừa sáng, anh em trên tàu 187 đã thấy tàu địch bao vây bốn bề. Có chiếc cách ta nửa hải lý.

Theo phương án đã duyệt, gặp trường hợp này, tàu có nhiệm vụ chiến đấu quyết tử. Tàu 187 tăng tốc độ lao nhanh vào bờ. Song, cách bờ chừng 300 mét thì tàu bị cạn. Phía sau, tàu địch vẫn bám theo. Chúng nã pháo quanh tàu 187 và cho xuồng đổ bộ tiến vào. Thuyền trưởng cho anh em rời tàu lên bờ, rồi ra lệnh hủy tàu. Song bộc phá không nổ, chỉ gây ra một đám cháy nhỏ. Địch dã dập tắt được lửa. Chiếc tàu và vũ khí trên tàu bị địch lấy đi. Chúng còn bắt được một thương binh của ta.


Tàu 187 sau khi bị địch chiếm.

Chú thích (dịch thoát từ TA): Ở khu vực ĐBSCL hôm 20/6/1966, 1 tàu cá VC màu xanh lá cây không mang cờ hay dấu hiệu nào đã bị tàu tuần tiễu Point League thuộc LL phòng vệ bờ biển chặn lại. Con tàu kháng cự lại 2 tàu tuần tiễu Mỹ nhưng bị dồn vào chỗ nước nông và bắn cháy. Quân nhân Mỹ có mặt ở hiện trường ước tính chiếc tàu sắt dài 96 ft 11 inch này chở khoảng 80 tấn đạn. Trong số hàng có 120 súng trường, 13 đại liên, 12 súng cối không giật (?) và nhiều vũ khí nhỏ được bao gói như súng ngắn và carbine. Chiếc tàu mắc cạn ở phía nam 7 dặm rưỡi, gần cửa sông Co Chein (?) gần làng Ba Dong (?) ở tọa độ 9,75 vĩ bắc, 106,34 kinh đông, cách bờ 50 yard. Thủy thủ đoàn không bị bắt và được cho là đã nhập được với lực lượng VC gồm 5 tiểu đoàn ở bãi biển.















« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2011, 07:23:40 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #163 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 10:13:43 am »

Huyền thoại tàu không số - Tập 2: Những người vượt biển ra Bắc

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=a2Hw04Efg8I" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=a2Hw04Efg8I</a>

Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=a2Hw04Efg8I
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #164 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2011, 02:57:50 pm »

Huyền thoại tàu không số - Tập 3: Những con tàu mang tên Phương Đông


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=EOWi643e78k" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=EOWi643e78k</a>


Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=EOWi643e78k
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #165 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 02:31:46 pm »

Chiếc tàu mắc cạn ở phía nam 7 dặm rưỡi, gần cửa sông Co Chein (?) gần làng Ba Dong (?) ở tọa độ 9,75 vĩ bắc, 106,34 kinh đông, cách bờ 50 yard.


Cửa sông Cổ Chiên

Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #166 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2011, 09:02:35 pm »

Huyền thoại tàu không số - Tập 4:  Vũ khí cho cực Nam - Nam Bộ


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=nME4Tdkk2Bc" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=nME4Tdkk2Bc</a>


Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=nME4Tdkk2Bc
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #167 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2011, 11:15:28 pm »

Huyền thoại tàu không số - Tập 5:  Vũ khí vào khu 5, khu 6


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=6ihf4I2huOI" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=6ihf4I2huOI</a>


Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=6ihf4I2huOI
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #168 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2011, 12:23:58 am »

Huyền thoại tàu không số - Tập 6:  Sự kiện Vũng Rô


<a href="http://www.youtube.com/watch?v=pBrPAfUurzA" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=pBrPAfUurzA</a>


Nguồn: http://www.youtube.com/watch?v=pBrPAfUurzA
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #169 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2011, 06:47:45 pm »

Một tháng sau khi tàu 100 bị nạn ở Rạch Già, Đoàn 125 cho tàu 187 chở 62 tấn vũ khí lên đường. Ý định lần này của đoàn là vào Trà Vinh để khôi phục lại bến này và giảm mật độ tàu ra vào Cà Mau. Tàu 187 do thuyền trưởng Phan Xã và chính trị viên Hồ Đức Thắng chỉ huy. Đồng chí Dương Tấn Kịch và Phan Văn Đấu làm thuyền phó. Các thủy thủ gồm: Vũ Xuân An, ĐỖ Văn Tâm, Vũ Xuân Bảng, Lê Khi, Phạm Thanh Duyên, Trương Hoàng Minh, Nguyễn Văn Bằng, Nguyễn Văn Kết, Hoàn Việt Trọng, Phạm Viết Đính, Bùi Ngọc San, Trần Mạnh Chinh, Thương và Phiêu. Tất cả là 18 người.

Ngày 11 tháng 6 năm 1966, tàu rời bến. Sau 5 ngày vượt biển, lúc 23 giờ ngày 19 tháng 6, khi tàu đến vị trí 8o35 vĩ bắc, 107o58 kinh đông thì bị máy bay trinh sát của địch phát hiện. Khi rõ rằng đây là tàu vận tải của “Bắc Việt", chúng lập tức điện cho tàu khu trục đang tuần tiễu ở vùng biển Vĩnh Bình (Vĩnh Long) đến ngăn chặn, với ý đồ không cho tàu 187 trở lại. Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ điều đến 3 tàu DD755, DER393, LSD Tortuga. Hải quân ngụy điều đến 4 tàu là HQ225, HQ227, HQ231, HQ238 và nhiều tàu xuồng chiến đấu loại nhỏ thuộc duyên đoàn 35 và giang đoàn 23. Trời vừa sáng, anh em trên tàu 187 đã thấy tàu địch bao vây bốn bề. Có chiếc cách ta nửa hải lý.

Theo phương án đã duyệt, gặp trường hợp này, tàu có nhiệm vụ chiến đấu quyết tử. Tàu 187 tăng tốc độ lao nhanh vào bờ. Song, cách bờ chừng 300 mét thì tàu bị cạn. Phía sau, tàu địch vẫn bám theo. Chúng nã pháo quanh tàu 187 và cho xuồng đổ bộ tiến vào. Thuyền trưởng cho anh em rời tàu lên bờ, rồi ra lệnh hủy tàu. Song bộc phá không nổ, chỉ gây ra một đám cháy nhỏ. Địch dã dập tắt được lửa. Chiếc tàu và vũ khí trên tàu bị địch lấy đi. Chúng còn bắt được một thương binh của ta.


Tàu 187 sau khi bị địch chiếm.

Chú thích (dịch thoát từ TA): Ở khu vực ĐBSCL hôm 20/6/1966, 1 tàu cá VC màu xanh lá cây không mang cờ hay dấu hiệu nào đã bị tàu tuần tiễu Point League thuộc LL phòng vệ bờ biển chặn lại. Con tàu kháng cự lại 2 tàu tuần tiễu Mỹ nhưng bị dồn vào chỗ nước nông và bắn cháy. Quân nhân Mỹ có mặt ở hiện trường ước tính chiếc tàu sắt dài 96 ft 11 inch này chở khoảng 80 tấn đạn. Trong số hàng có 120 súng trường, 13 đại liên, 12 súng cối không giật (?) và nhiều vũ khí nhỏ được bao gói như súng ngắn và carbine. Chiếc tàu mắc cạn ở phía nam 7 dặm rưỡi, gần cửa sông Co Chein (?) gần làng Ba Dong (?) ở tọa độ 9,75 vĩ bắc, 106,34 kinh đông, cách bờ 50 yard. Thủy thủ đoàn không bị bắt và được cho là đã nhập được với lực lượng VC gồm 5 tiểu đoàn ở bãi biển.

http://dantri.com.vn/c20/s20-529912/chuyen-di-10-nam-sau-3-ngay-trang-mat.htm

Chuyến đi 10 năm sau 3 ngày trăng mật

Năm nay, khi đã bước sang tuổi 70, cựu chiến binh Đỗ Xuân Tâm vẫn không sao quên được những năm tháng làm nhiệm vụ trên những con tàu không số và cả những câu chuyện xúc động quanh chuyến đi 10 năm xa vợ sau vẻn vẹn 3 ngày trăng mật...
 

Cựu chiến binh Đỗ Xuân Tâm.

Huỷ tàu khi “thóc” sắp “đổ bồ”

Xuất thân từ một làng chài ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tháng 3/1963, chàng trai Đỗ Xuân Tâm nhập ngũ vào Đoàn tàu không số 125 hải quân khi vừa hoàn thành khoá học trung cấp kiến trúc.

Cuối tháng 2/1965, Đỗ Xuân Tâm được đơn vị cho nghỉ 7 ngày phép để về nhà cưới vợ. Một đám cưới đạm bạc chỉ có bánh kẹo, thuốc lá, không có cỗ bàn. Nghỉ phép được 3 ngày thì lại có lệnh về ngay đơn vị để nhận nhiệm vụ: Sang cảng Hậu Thuỷ (Trung Quốc) chuẩn bị cho chuyến đi thứ ba. Thời điểm đó, sau sự kiện Vũng Rô, việc vận chuyển hàng vào Nam trên những con tàu không số đã rất khó khăn, nhiều chuyến đi đã bị địch phát hiện, chịu nhiều tổn thất, hy sinh.

Với vai trò thợ máy 1 trên tàu 187, ông và đồng đội xuất phát ngày 11/6/1966 từ Cống Đông - Quảng Ninh. Chuyến đi lần này, tàu 187 có 18 thuỷ thủ, trong đó cấp trên tăng cường thêm cố vấn chính trị viên Hồ Đức Thắng và cố vấn thuyền trưởng Dương Tấn Kịch - hai cố vấn có thâm niên trong nghề, riêng Hồ Đức Thắng là người Trà Vinh và đã từng có 11 chuyến đi suôn sẻ vào các bến, còn Dương Tấn Kịch là một thuyền trưởng kỳ cựu, rất giỏi thiên văn.

16 giờ ngày 19/6/1966, sau 6 ngày đi vòng sang vùng biển quốc tế và “bắt” được Côn Đảo, vì phải đợi trời tối nên 187 không thể tăng tốc vào hướng Côn Đảo ngay, thuyền trưởng Phan Xã quyết định thả trôi tàu. Vừa thả trôi được vài phút thì phát hiện một máy bay Mỹ đang đi tuần tiễu. Máy bay vòng trở lại hai vòng tại cabin để chụp ảnh.

Anh em trên tàu vẫn thản nhiên làm các công việc của một tàu đánh cá, ai vào việc nấy: Người thì phơi cá, người vá lưới... “Tôi đang ở trong bếp, khi máy bay sà thấp, nhìn rõ viên phi công, tôi đã cầm chiếc đùi gà giơ lên để trêu đùa, tên này đã thò đầu ra và nhoẻn miệng cười” - ông Tâm nhớ lại. Khi thấy máy bay địch tuần tiễu, tàu 187 liền điện báo xin ý kiến cấp trên. 19 giờ, Tàu nhận được điện: “Thóc đổ bồ”, mã cơ yếu được dịch ra là: “Bến êm, cứ vào”. Tàu nổ máy xuất phát.

Khoảng 3 giờ sáng hôm sau, anh em trên tàu dần nhận dạng được ven bờ, các thuỷ thủ rất mừng bởi ít phút nữa, chỉ chờ ám hiệu nhận nhau giữa tàu và đất liền là coi như chuyến đi thành công. Dương Tấn Kịch đo thiên văn để xác định vị trí cập bến Vàm Ba Động. Anh báo với thuyền trưởng Phan Xã là tàu cách bến Vàm Ba Động 1,2 hải lý, nghĩa là tàu đang đi rất chuẩn xác, chỉ ít phút nữa là tàu sẽ vào bến.

Đúng lúc đó, Hồ Đức Thắng bảo rằng: “Anh Kịch ơi, anh nhầm rồi, tôi xin lấy tính mạng của mình mà đảm bảo rằng đây không phải là Vàm Ba Động”. Hai cố vấn kỳ cựu - một người dựa vào kiến thức thiên văn, một người dựa vào kinh nghiệm - đều cho rằng nhận định của mình là chính xác. Khi đó, chi uỷ Chi bộ tàu 187 tổ chức hội ý chớp nhoáng.

Cuối cùng, chi uỷ thống nhất sau cuộc họp là xin ý kiến trên. Cấp trên điện chỉ đạo: “Tìm ngư dân để hỏi”. “Tàu chúng tôi gặp một chiếc ghe, trên ghe có một ông già khoảng ngoài 60 tuổi và một cậu bé hơn 10 tuổi. Những thuỷ thủ giọng miền Nam cất tiếng: “Đây là ở đâu, có phải Vàm Ba Động không?”. Do hoảng hốt nên ông già chưa kịp nói câu nào, còn cậu bé thì sợ quá, chỉ biết khóc... Trong khi đang hỏi, bỗng nhiên hai máy bay địch nhao tới thả một loạt pháo sáng, tàu chúng tôi bị 5-7 chiếc tàu địch bắn xối xả mà không cần phát tín hiệu thăm dò” - ông Tâm kể.

Lúc đó, tàu 187 phát điện báo cáo cấp trên là tàu đã bị lộ và nhận lệnh huỷ tàu. Vừa mới nhận lệnh huỷ thì tàu bị mắc cạn, khi ấy là 5 giờ sáng ngày 20/6/1967. Các thuỷ thủ trên tàu tích cực chiến đấu tới nửa tiếng để anh em rời tàu và hỗ trợ cho thuyền trưởng Phan Xã, máy trưởng Vũ Sơn An khẩn trương lắp kíp bộc phá để huỷ tàu. Thuyền trưởng Phan Xã ra lệnh cho anh em thuỷ thủ khẩn trương rời tàu. Rời tàu, địch tiếp tục bắn chặn với những làn đạn dày đặc.

Vào bờ, các thuỷ thủ quay ra nhìn thì thấy tàu vẫn đứng sừng sững, không nổ... Đồng chí Tư Mau (tức Phan Văn Nhờ, khi đó là Đoàn phó Đoàn 962 của Quân khu 9) liền điều hai khẩu ĐKZ tới bắn vào tàu cả chục viên mà con tàu chỉ cháy chứ không nổ. Vào đến bờ, mỗi người thất lạc một nơi. Có người gặp được cơ sở của ta, người thì thất lạc vào rừng... Sáng 20/6/1966, bầu trời Vàm Ba Động đen kịt từng bầy trực thăng, từng tốp máy bay phản lực nhào lộn bắn phá các khu rừng quanh Vàm Ba Động, địch còn cho các tiểu đoàn lính Nam Triều Tiên đổ bộ chiếm giữ cửa sông Ba Động.

Ba ngày sau, thuỷ thủ tàu 187 được người dân địa phương và bộ đội đơn vị 962 tìm kiếm, gom về căn cứ. Tất cả 18 anh em thì chỉ tập hợp được 16 người, chính trị viên Lê Công Thương hy sinh ngay trên bãi cát cửa Vàm Ba Động, thuỷ thủ Trần Quang Phiêu - Hàng hải số 1 - bị trúng đạn gãy chân trên bãi cát và bị địch bắt. Riêng báo vụ Phan Thành Duyên bị lạc vào rừng mắm, sau 4 ngày đêm không nước, không cơm đã nhặt lá dừa khô, tìm một gò cao để kê lên, chờ chết; rất may là anh em đơn vị 962 đã tìm thấy và kịp thời cứu sống...

6 tháng sau, khi tới Cà Mau, ông Tâm và đồng đội mới biết nguyên nhân dẫn đến những nhận định không thống nhất giữa Dương Tấn Kịch và Hồ Đức Thắng. Cuối cùng, nguyên nhân được xác định là do... ngọn đèn biển. Trước đó ít ngày, ngọn hải đăng Ô Cấp (Vũng Tàu) đã được chính quyền Sài Gòn nâng cao thêm 5m, trong khi lực lượng quân báo của ta chưa kịp thông báo cho các tàu. Vì thế, theo kinh nghiệm, chưa khi nào Hồ Đắc Thắng nhìn thấy đèn Ô Cấp, vậy mà lần này ngọn hải đăng ấy lại hiện ra mồn một trước mắt người lính biển dạn dày sóng gió và anh đã nhận định đây chưa phải là Vàm Ba Động...

Giữa tháng 8/2011, khi hay tin Bộ đội Biên phòng Trà Vinh phát hiện một chiếc tàu vỏ sắt dài khoảng 20m chở nhiều vũ khí đang nằm sâu dưới biển hơn chục mét, cách phao số 0 khoảng 7 hải lý về phía đông nam biển Trà Vinh, ông Tâm nhận định rất có thể đấy là con tàu 187 thuộc Đoàn tàu không số mà ông và đồng đội đã từng cố gắng phá huỷ trong chuyến đi trung tuần tháng 6/1966. “Ngày hôm sau, phía chính quyền Sài Gòn có cho máy bay rêu rao là đã đưa con tàu do “Bắc Việt giả dạng” về trưng bày ở Cần Thơ, nhưng sau đó qua xác minh, địch chẳng đưa được chiếc tàu nào của ta về đó cả. Theo tôi, do bị bắn cháy và thủng nhiều chỗ nên địch không thực hiện được âm mưu lai dắt về Cần Thơ, có thể tàu và vũ khí đã bị chìm cách bến Vàm Ba Động gần chục hải lý” - ông Tâm khẳng định

Sau chuyến đi ấy, ông Tâm và đồng đội nhận lệnh của Đoàn 125 hành quân bộ sang Campuchia để từ đó ra Bắc, nhưng khi vừa đặt chân tới biên giới thì tình hình chính trị Campuchia có biến động, cả đoàn quay về rừng đước Cà Mau chờ thời cơ. Nào ngờ, ông và nhiều đồng đội đã phải chờ đợi tới cả chục năm trên vùng đất Mũi...

10 năm bặt tin - 10 năm trông ngóng

Quãng thời gian 10 năm biền biệt xa người vợ trẻ, cũng là 10 năm hai vợ chồng ông Tâm không được phép viết cho nhau một dòng thư nhắn gửi. Ông bảo, hồi xin nghỉ phép 7 ngày về cưới vợ, ai cũng bảo anh chàng này “đánh nhanh rút gọn”, nhưng thực ra trước đó ông đã báo cáo với đơn vị về “một nửa” của mình là cô gái 21 tuổi Nguyễn Thị Xuân - người cùng quê và đang là Bí thư Thị đoàn Đồ Sơn.

Hôm tổ chức, đơn vị còn chu đáo cho xe và cử cán bộ về cùng lo liệu đám cưới. “Cũng như nhiều chuyến đi trước, khi bước chân lên tàu, tôi và các đồng đội đều phải để lại mọi thứ liên quan: Từ tên tuổi, quê hương cho đến cả người thân cũng phải giấu... Vì thế, vợ tôi chỉ có thể đến Đoàn 125 để hỏi tin tức chồng và lần nào cũng chỉ nhận được thông báo ngắn gọn: Chồng đang đi công tác xa” - ông Tâm nhớ lại.

Là những người làm nhiệm vụ đặc biệt trên những “con tàu không số”, nên trong thời gian hoạt động trong vùng rừng đước Cà Mau, ông hoàn toàn bặt tin gia đình. Kể từ ngày chia tay người vợ mới cưới (3/3/1965) để nhận nhiệm vụ trên tàu 187 cho tới ngày đất nước thống nhất, 10 năm ròng ông không biết tin tức gia đình, làng xóm và chỉ được nghe những thông tin về sự tàn phá của không quân, hải quân Mỹ khi đánh phá, huỷ diệt miền Bắc và quê hương Hải Phòng của ông qua thông tin từ Đài Tiếng nói Việt Nam. “Sống cùng đồng đội với ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, trong tôi luôn có niềm tin về một tình yêu thuỷ chung với người vợ trẻ nơi quê nhà” - ông Tâm chân thành bộc bạch.

Sau ngày đất nước thống nhất, Đỗ Xuân Tâm và đồng đội nhận nhiệm vụ về tiếp quản cảng quân sự Ninh Kiều và cảng Bình Thuỷ - Cần Thơ. Ngày 3/5/1975, đơn vị ông được đón đồng chí Tố Hữu - khi đó đang là Bí thư Trung ương Đảng - tới thăm. Sau 30 phút gặp gỡ và giao nhiệm vụ, đồng chí Tố Hữu có nhắn anh em đơn vị: Đồng chí nào quê ở miền Bắc nếu cần viết thư về cho gia đình hoặc đơn vị thì sẽ chuyển giúp. “Tôi mừng quá, chỉ kịp viết ít chữ gửi cho các đồng chí lãnh đạo Đoàn 125, nhờ các đồng chí trong đơn vị thông báo giúp xem mọi người trong gia đình tôi những ai còn, ai mất, mức tàn phá của kẻ thù đối với quê hương mình ra sao sau hơn 10 năm xa cách” - ông Tâm kể.

Một ngày trung tuần tháng 6/1975, vào đầu giờ chiều, Đỗ Xuân Tâm và anh em đơn vị đang học nghị quyết tại hội trường thì được thông báo có đoàn khách của Bộ Tư lệnh Hải quân và Đoàn 125 vào thăm. Đồng chí trực ban đơn vị tới gặp riêng Đỗ Xuân Tâm, bảo: “Anh Tâm ơi, lãnh đạo đơn vị còn đưa cả chị Xuân vào thăm anh đấy!”.

Dĩ nhiên Đỗ Xuân Tâm không dễ dàng tin ngay được, ông cho rằng đồng chí trực ban “nói xạo”, bởi tuy Bắc - Nam đã sum họp nhưng người vợ trẻ ấy không dễ gì có thể đặt chân tới được vùng đất “gạo trắng nước trong” này. Nhưng rồi, khi hai chiếc xe con chở đoàn khách tiến vào sân đơn vị, thật bất ngờ, một cô gái tay cầm chiếc nón lá miền Bắc bước ra khỏi xe. “Đúng vợ mình thật rồi!” - Đỗ Xuân Tâm nghĩ thầm và cảm thấy như mình đang bay bổng. “Vợ chồng tôi nhìn nhau thật lâu. Mà cũng rất lạ, hai chúng tôi không hề có những giọt nước mắt nghẹn ngào, không có những lời trách than, hờn tủi, thay vào đó là những nụ cười hạnh phúc” - ông Tâm kể lại.

Sau này, khi hỏi vợ tại sao trong phút giây trùng phùng sau hàng nghìn ngày xa cách ấy mà em không hề rơi nước mắt, ông Tâm nhận được câu trả lời từ người vợ thuỷ chung: “Từng ấy năm em đã khóc thầm vì mòn mỏi đợi chờ, hy vọng nên bao nhiêu nước mắt đã lặn hết vào tim em rồi”. Vào Nam thăm chồng trên những con tàu mà cách đó nhiều năm ông Tâm và đồng đội đã phải bí mật ra khơi trong những hải trình đầy sóng gió, Nguyễn Thị Xuân đã ở lại đất Tây Đô hơn 1 tháng rồi sau đó theo tàu của Đoàn 125 trở ra Bắc. Sau ngày đất nước thống nhất, ông Tâm chuyển ngành về công tác tại Cty du lịch Đồ Sơn. Năm 1996, ông về nghỉ hưu và mở một nhà hàng ăn tại phường Ngọc Hải, Đồ Sơn, Hải Phòng.

Giờ đây, chỉ có một điều vẫn làm ông day dứt là trong những năm tháng xa gia đình, xa người vợ trẻ, cũng là khoảng thời gian mà nhiều người từng nghi ngờ, đồn thổi ông “theo địch” chứ không phải “đi B”.

Vợ ông là người phải hứng chịu những điều tiếng không hay ấy. Chưa kể, các chế độ, tiêu chuẩn dành cho những cán bộ đi B vì yếu tố bí mật mà ông cũng như nhiều đồng đội khác vẫn chưa được hưởng. “Những thuỷ thủ tàu không số lại phải thêm một lần hy sinh vì cả những điều bị coi là nhỏ nhặt ấy, dẫu biết rằng để vượt qua những “điều tiếng” không hay này cũng chẳng phải dễ dàng gì” - ông Tâm đã bộc bạch với chúng tôi như vậy. Chúng tôi cũng động viên, chia sẻ với ông rằng những thiệt thòi ấy thật nhỏ bé so với những lúc ông và đồng đội từng nỗ lực vượt nghìn trùng sóng dữ, rồi cả những lúc phải mình trần, chân đất chịu đói, khát nơi rừng đước Cà Mau để may mắn sống sót, trở về...

Theo Bùi Vũ Minh

Lao Động
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM