Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:06:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155446 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 12:02:46 am »

Những chuyến tàu bi tráng
Một người trong số đó là ông Lưu Công Hào - thủy thủ của tàu 43 lữ đoàn 125 hải quân.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ông Lưu Công Hào ( Phải ) và MaGiang ( Trái )

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Xin pot lai câu chuyện về trân đánh của tàu ông Hào với tàu địch tại bến Đức Phổ. Sau đó 14 thủy thủ bị thương đã được bệnh xá Đặng Thùy Trâm cứu chữa


Hôm qua chúng tôi họp mặt ở Tuần Châu, anh hỏi tôi dạo này có hay liên lạc với anh Nhu không? ( Anh Nhu là thuyền phó của tàu tôi những năm 1972, 1973 ). Tôi bảo anh hôm nào lên Hà Nội thì “ rú còi “ cho bọn tôi. Anh nói vào ngày giỗ Đặng Thuỳ Trâm tớ đều lên HN thắp hương. Tôi hỏi vết thương của anh bây giờ còn đau không? Anh vạch bụng chỉ cho sết sẹo và nói : Trong này còn 4 mảnh đạn đang sống chung với anh, những hôm trở trời là biết ngay. Dạo đó BS Trâm chưa gắp ra được. Sao anh biết Trâm? Anh bảo khi báo đài đưa Nhật ký Đặng Thùy Trâm lên anh mới hồi tưởng lại thời gian điều trị ở trạm xá Đức Phổ cũng có một nữ Bác Sỹ tên Trâm. Anh giở cuốn sổ tay ra xem lại thì đúng vì khi đó sau khi rời trạm xá ra Bắc chị Trâm và các anh em bệnh xá đều ghi lưu niệm vào cuốn sổ của anh. Chị Trâm còn gửi quà về gia đình ghi rõ địa chỉ, tên mẹ tên cha của Trâm nhưng khi ra Bắc do nguyên tắc bí mật tổ chức không cho gặp bất cứ ai. Vui chuyện anh kể về trận đánh nhau với máy bay tàu chiến Mỹ năm 1967 - trận đánh mà duyên phận đã đưa anh vào trạm xá Đức Phổ - Trạm trưởng là bác sỹ Đặng Thuỳ Trâm.

Lịch sử của một con tàu, một trận đánh và những con người...Lịch sử được tái hiện qua từng trang viết của Bác !  Hơn 40 năm đã trôi qua và lịch sử hiển hiện đâu đây. Xin cảm ơn tác giả .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 09:31:19 am »

Xin chú thích thêm cho bức ảnh của tác giả Trần Tiền Vệ (người đứng thứ 3 từ phải sang):
Từ trái sang, người đứng thứ 3 và cạnh anh Đỗ Như Sạn là anh Trần Văn Hữu, hiện là Chủ tịch Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc, một trong các chủ lễ của Đại lễ cầu siêu, người đứng thứ hai là anh Cao Văn Liên, CCB Tàu không số, tác giả cuốn sách "Lữ đoàn cảm tử" (Đoàn Tàu không số), hiện là PGS, TS Khoa Lịch sử Đảng Học viện Báo Chí tuyên truyền, người đứng ngoài cùng là anh Nguyễn Tuấn Hùng, cậu lính cưng của nguyên thuyền trưởng Trần Văn Hữu những năm 1972 - 1973, hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc công ty tư nhân Giang Nguyên. Từ phải sang, người đứng giữa anh Đỗ Như Sạn và anh Trần Tiền Vệ là anh Văn Đình Nhu là nguyên thuyền phó với đầy ắp những kỷ niệm của TKS những năm 1972 - 1973, người đứng thứ 2 là anh Phạm Hòa, thế hệ cán bộ Tàu không số cùng thời với các anh Trần Văn Hữu, Trần Tiền Vệ, Văn Đình Nhu, hiện là ủy viên BCH Hội truyền thống Đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc, người giữ tay hòm chìa khóa của Hội
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 10:42:26 am »

Kính bác Magiang ! Nhìn hình bác còn nét trận mạc quá ! Còn chiến tốt bác nhỉ !
Chúc Bác và tất cả những người đã làm nên huyền thoại " 559 trên biển " luôn khỏe và vững tay chèo cuộc đời cũng như bàn phím  .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 10:55:10 am »

Cám ơn bác TrầnhauVê@ đã đưa buổi đại lễ cầu siêu trang trong,linh thiêng, ấm áp đầy tình nghĩa,đầy tình người và hình ảnh rõ nét của các thế hệ CCB Tàu không số bất tử.Thật cảm động  sau 34 năm các bác tổ chức được tại "Bến Nghiêng" ,nơi trước đây các thế hệ tàu không số ra đi âm thầm lặng lẽ một đại lễ cầu siêu.Vừa đọc,vùa khóc và cứ để cho nước mắt tự do  trong những ngày này,cám ơn  bạn Magiang@ đã chú thích rõ ràng từng người từng người một   những anh lính hải quân dũng cảm bất tử đáng kính trọng đáng vinh danh.Mong các anh sống khỏe sống vui sống lâu và sống thêm cả cho các đồng đội đã hy sinh.
Xin thắp một nén tâm  hương tưởng nhớ tới những những  liệt sỹ Hải  quân Tau không số đã hi sinh . Các anh sống mãi trong lòng người thân,bạn bè, đồng đội và cả  Tổ quốc Việt nam thân yêu.
Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 04:53:06 pm »

Kính bác Magiang ! Nhìn hình bác còn nét trận mạc quá ! Còn chiến tốt bác nhỉ !
Cám ơn bác vovanha đã quá khen. Thực ra lâu ngày được gặp mặt thủ trưởng và đồng đội cũ thì thấy đời vui và khỏe ra vậy thôi. Chứ đã về hưu rồi thì lấy đâu mà "chiến tốt" được. Tuy nhiên, như người ta thường nói, hãy cố gắng để chỉ "về hưu từng bộ phận" thôi phải không bác vovanha
Logged
Haitanphongthu
Thành viên
*
Bài viết: 117


« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2009, 08:30:23 pm »

Các báo ở Tàu không số. nếu biết có thể cho em biết bác Đào hồng Tuyển Khi còn tham gia HQ thế nào không nhỉ.Bác ấy cũng là thủy thủ tàu không số đó. hiện bác ấy làm CTHDQT ỏ khu du lịch Tuần Châu mà
Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 10:53:12 am »

 Rất tiếc là do quá bất ngờ nên chúng tôi đã không kịp “chớp” lại hình ảnh cái ôm đầy xúc động với những giọt nước mắt tràn mi của anh Trần Tiền Vệ, nguyên thủy thủ với anh Đỗ Như Sạn, nguyên chính trị viên tàu 56 trong chuyến đi cuối tháng 2 đầu tháng 3/1968 phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nỗi dậy Mậu Thân , khi họ bất ngờ được gặp nhau trước giờ Đại lễ cầu siêu hôm 23/6 vừa rồi.
Trong cuộc gặp này, họ cùng nhau ôn lại những kỉ niệm không bao giờ quên trước những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh  mà giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Hai anh em kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện về những bức điện trao đổi giữa Sở chỉ huy mà đại diện là Đoàn trưởng  Đoàn Tàu không số, ông Huỳnh Công Đạo với con tàu 56 mà đại diện là chính trị viên Đỗ Như Sạn. Tôi thấy không gì hơn là xin pot lại nguyên văn những bức điện trên

Ngày 29 tháng 2
Tàu 56 báo cáo về Sở chỉ huy:
“- 6 giờ, gặp 6 máy bay cắt  ngang hướng đi từ Đà Nẵng đến Gu-am”.
- 10 giờ, một máy bay NAVY ở độ cao 200m, lượn 5 vòng chụp ảnh. 10 giờ 20 nó vào bờ. Tàu vẫn giữ hướng đi – Sạn”.

Điện từ Sở chỉ huy: “Điều chỉnh tốc độ. Không vào sớm hơn – Đạo”.

Điện từ tàu về: "17 giờ, 1 tàu chặn trước  mũi, ta tránh sang trái. 1 máy bay đến lượn vòng. 17 giờ 30, tàu chiến đang đi về phía ta - Sạn”.

“19 giờ, gặp 9 tàu địch. Tránh hơn 2 giờ. Chi bộ quyết định vào. Xin chỉ thị - Sạn".

Điện tử Sở chỉ huy: "Bình tĩnh xử lý. Nếu địch bám sát, không ăn được, nghi binh đánh lạc hướng, bảo đảm cho đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ - Đạo”.
Ngày 1 tháng 3.

Điện từ tàu về:

“18 giờ 23 phút, gặp 11 tàu địch bám sát. Tránh không được. 23 giờ vẫn bám sát. Nhận định, có thể lộ. Trở ra chờ thời cơ - Sạn”.

“3 tàu địch dọi đèn pha gọi dừng máy. Máy bay thả pháo sáng. Chúng tôi vẫn đi - có thể chiến đấu - Sạn”

Điện tử Sở chỉ huy: "Tránh né quay ra. Ngay mai chờ lệnh - Đạo”.

Điện từ tàu: "Địch chặn đường, cách bờ 40 hải lý. Ba tàu địch đang đuổi theo tôi - Sạn”.

Điện từ Sở chỉ huy: "Bình tĩnh. Tàu 68 địch theo 3 ngày liền vẫn không việc gì. Ngụy trang cho tốt - Đạo”

Ngày 2 tháng 3

Lúc 3 giờ 30, điện từ tàu: "Địch bám sát, bắn doạ. Tàu đi hướng 90o. Treo cờ Nhật Bản. Sẵn sàng chiến đấu. Xin chỉ thị - Sạn”

Chỉ thị của Sở chỉ huy lúc 3 giờ 50: "Bình tĩnh. Địch doạ. Chúng không dám đánh ngoài khơi - Đạo”.

6 giờ 40, điện tử tàu : “Máy bay lượn vòng, bắn khiêu khích - Sẵn sàng chiến đấu - Sạn ".

Mệnh lệnh từ Sở chỉ huy: "Tránh ra Biển Đông - Đạo”. Một lúc sau, điện tiếp: "Báo cáo: hiện ở đâu? địch ra sao? Nếu căng, không đi vội - chuyển  hướng đông đi về - Đạo”.

12 giờ 15 phút, điện từ tàu: “Lúc 12 giờ, tàu ở kinh  độ 111o36, vĩ độ 14o19 hướng đi 90o. Vẫn  còn một chiếc tàu địch bám liên tục. Tinh thần anh em tốt - Sạn”.

Lệnh từ Sở chỉ huy lúc 14 giờ 10: “Bình tĩnh động viên anh em cho tốt. Địch khiêu khích, không dám đánh ở công hải, nhưng phải cảnh giác cao. Cho trở về - Đạo”.

Điện từ tàu lúc 17 giờ: "13 giờ, có 3 tàu địch theo. Gặp 3 máy bay địch đi về phía Đà Nẵng. Đi về theo hướng tàu buôn Trung Sa, Tây Sa - Sạn” (Đoạn trên viết theo hồ sơ lưu giữ - nguyên văn và được trích từ cuốn “Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân” của tác giả Đình Kính).


Qua nội dung những bức điện trên, chúng ta thấy rõ: nhờ chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên; kiên quyết, chủ động và sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ huy; bình tĩnh, khôn khéo và linh hoạt trong các tình huống khẩn cấp, phức tạp; nên tàu 56 đã giữ được thế hợp pháp trên vùng biển quốc tế, tuy phải quay trở về nhưng đã nghi binh đánh lạc hướng, thu hút sự chú ý và lực lượng địch về phía mình, góp phần tạo cho đơn vị bạn hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ được con tàu cùng 37 tấn vũ khí, giữ được bí mật tuyến đường và đặc biệt hơn là giữ được tính mạng của 17 cán bộ chiến sĩ trên tàu trở về căn cứ an toàn, chuẩn bị cho những chuyến đi mới. Qua đó một lần nữa cho ta thấy rõ vai trò của người chính trị viên trong hoàn cảnh chiến đấu quan trọng biết nhường nào.

Nhìn anh Sạn với cái vẻ già nua, hóm hém ở cái tuổi 78, chúng tôi thấy toát lên ở ông sự từng trãi, bản lĩnh và kinh nghiệm đầy mình. Chúc ông – một con người mà sóng gió đại dương không vùi dập nổi, bom đạn quân thù không không khuất phục nổi, được bách niên giai lão.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #107 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2009, 11:39:32 am »

Đây là đảo Phan Vinh đang được xây dựng công sự phòng thủ. Đảo được VN đóng quân sau 1988. Hình được chụp trước 1995.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2009, 11:41:42 am gửi bởi tuaans » Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Bảy, 2009, 11:24:24 am »



Người thuyền trưởng Tàu không số và 6 lần vượt biển
[/b][/u]
TPCN - Cả phố một thời gian dài không ai biết trong một ngõ nhỏ ở thành phố Hải Phòng có vị thuyền trưởng từng 6 lần cùng đồng đội đưa những con tàu không số, đưa vũ khí vào Nam an toàn góp phần làm nên huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển.
 
Tháng 9/1964, Hoàng Hữu là thuyền phó tàu 154 - loại tàu 100 tấn, vỏ sắt hai đáy do xưởng 3 Hải quân đóng để thực hiện nhiệm vụ vận tải hàng hoá chi viện cho chiến trường miền Nam.
Để đảm bảo bí mật, tất cả cán bộ, chiến sỹ trên tàu đều mang bí danh. Tàu có cấu tạo hai đáy, ra tới hải phận quốc tế, giả làm tàu đánh cá.
Trên tàu gài thuốc nổ với 4 hệ thống phá tàu, tùy tình hình cụ thể để bảo toàn tính mạng cán bộ chiến sỹ cũng như bí mật phương tiện vũ khí đạn dược.
Chuyến đầu tiên vượt biển của CCB Hoàng Hữu vào ngày 16/10/1964, mang tên “Nguyễn Văn Trỗi”, gồm 2 tàu 154 và 167 của Đoàn vận tải B. Tàu khởi hành lúc 1 giờ đêm, lấy “hàng” ở bến Bính Đồng, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Sau đó tàu ra Bãi Cháy, hiệu chỉnh thành “tàu không số”. Thời điểm đó chưa có tên gọi đường Hồ Chí Minh trên biển. Trên tàu có 42 cán bộ chiến sỹ, thuyền trưởng là đồng chí Đinh Đạt người Quảng Ngãi (đã hy sinh), chính trị viên Nguyễn Văn Đức người Bến Tre, thuyền phó số 2 là Đỗ Bé - sau này là Cảng trưởng cảng Ba Son.
Trên tàu chở các loại vũ khí như tiểu liên, súng trường và tên lửa bộ binh… tất cả được giấu dưới đáy tàu thứ nhất. Trong đáy tàu thứ hai dùng ngư lưới cụ nguỵ trang súng 12 li 7, ĐKZ, bom chìm, khói mù để sẵn sàng chiến đấu.
Tất cả cán bộ chiến sỹ đều ăn bận đồ bà ba. Tàu hóa trang giống hệt như một tàu đánh cá, đi qua một cảng của Trung Quốc để tiếp thêm dầu và lấy thêm bánh mỳ, táo lê… rồi ra vùng hải phận quốc tế. Vận tốc khoảng 10 hải lý/h, 14 ngày lênh đênh, gần như cả tàu say sóng.
Riêng CCB Hoàng Hữu không sao. Nhiều lần gặp tàu địch nhưng chúng đều bị “lừa” đây là tàu cá. Tàu cập vào bến giữa Trà Vinh và Bến Tre, chui vào lạch rộng, nước sâu.
Từ chỉ huy đến chiến sỹ đều mừng rơi nước mắt, không chỉ vì 100 tấn vũ khí đạn dược đã lên bờ trót lọt mà vì đã tìm ra lộ trình trên biển cho những chuyến hàng sau.
Khi trở về, để đủ tải, tàu chở dừa nước, có buồng dừa nhiều quả nặng tới năm, bảy chục cân. Đến Thuỷ Nguyên, để giữ bí mật, nửa đêm phải đem dừa quả chôn xuống bãi sông. Bây giờ những nơi đó đã trở thành rừng dừa là thế!
Chuyến thứ hai khởi hành 3/1965, vào Cà Mau. Nhiều lần tàu địch áp mạn soi mói, các “ngư dân” trên tàu cũng đã sẵn sàng quyết tử cùng với con tàu nhưng rất may địch không phát hiện được gì nên đã bỏ đi. Chuyến này cũng trót lọt 100 tấn vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường.
Chuyến thứ ba xuất phát 10/1965, vào Năm Căn, có đặc công nước đi cùng. Xin nói thêm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tàu không số được chia thành nhiều nấc, mỗi nấc là một phương án tác chiến.
Đơn cử, giao hàng xong, về an toàn là hoàn thành 100%, mang hàng vào, giao hàng an toàn nhưng không ra được là hoàn thành 50%. Và còn một nấc nữa, vào nhưng không cập bến phải thả hàng ngoài bãi cũng là đạt yêu cầu.
Lần thứ ba này, tàu của CCB Hoàng Hữu bị địch vây rát quá đành phải thực hiện phương án thả hàng khi cách bờ Năm Căn khoảng 4 hải lý. Thả hàng ngoài biển cũng là một nghệ thuật của các đơn vị tàu không số. Cứ 5 hòm đạn xuyên với nhau bằng dây ni lon.
Mỗi kiện hàng có buộc một phao tròn bằng nhựa sơn màu trắng lớn hơn ấm chiếc chuyên nước. Chuyến ấy tàu thả gần hết 100 tấn vũ khí đạn dược. Ngay đêm đó tổ đặc công nước đi trên tàu đã ở lại cùng với lực lượng địa phương lặn xuống mò phao chuyển lên thuyền nhỏ đưa vũ khí đạn dược vào bờ.
Chuyến thứ tư khởi hành đầu năm 1966, CCB Hoàng Hữu đã là thuyền trưởng. Lần này, tàu chở hàng loại mới. Vẫn đi theo lộ trình cũ. Tình hình mỗi ngày mỗi khó khăn nguy hiểm hơn. Phía địch có 4 trạm ra đa quét gần như kín mặt biển.
Cùng với tàu tuần tiễu, máy bay trinh sát quần đảo đêm ngày, trực thăng có lúc bay cách mặt biển chỉ 20 m. Chuyến này ngoài vũ khí, tàu còn chở các tướng lĩnh quân đội vào chiến trường: 2 sĩ quan cấp tướng và 3 sĩ quan cấp tá. Tàu đóng cửa, kéo bảy tám lớp vải che.
Còn duy nhất một cửa tròn nhỏ để thuyền trưởng chỉ huy. Có những lúc trên hải phận quốc tế, hai tàu địch ép hai mạn sườn, thậm chí gọi đúng tên cũng phớt lờ. Trên tàu gài hết kíp nổ cùng với 4 hệ thống phá, sẵn sàng xoá mọi dấu vết khi tình hình xấu xảy ra.
Khoảng nửa đêm tàu đã cập vào khu vực Bến Tre, đưa an toàn số cán bộ cao cấp và vũ khí đạn dược chi viện cho chiến trường. Đây là một nhiệm vụ nặng nề nhất và cũng thành công nhất!
Chuyến thứ 5 xuất phát vào tháng 4/1968, lần này đi bằng tàu nhỏ nhanh, lộ trình sát bờ, chở 7 tấn hàng do thuyền trưởng trực tiếp lái. Lần này, “hàng” chủ yếu là tên lửa bộ binh, thuốc nổ cực mạnh, sức công phá rất lớn.
Đội hình có 2 tàu do CCB Hoàng Hữu làm phân đội trưởng kiêm thuyền trưởng tàu số 1, tàu số 2 do thuyền trưởng Võ Đán lái. Lái tàu này đòi hỏi có sức khoẻ rất tốt.
Tàu chạy với tốc độ 80 hải lý/h, cột nước cao tới 25 m. 15h chiều ăn cơm, 18h tàu ở Long Châu, 23h tàu đã “bay” đến Cù Lao Chàm (Đà Nẵng), giao hàng xong ra ngay, sáng đã về tới căn cứ Đồ Sơn. Sau một đêm bay trên biển, người khỏe như Hoàng Hữu mà vẫn mỏi mệt rã rời, lên bờ tưởng như không bước đi được nữa.
Những chuyến vận tải kiểu “đặc công” như thế, đã cung cấp kịp thời vũ khí đặc biệt cho chiến trường, góp phần tạo lên những cơn “bão lửa” dội xuống căn cứ Chu Lai, Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn... làm cho kẻ địch kinh hồn bạt vía.
Chuyến thứ 6 đi vào cuối năm 1968, vẫn bằng phương tiện tàu nhỏ nhanh, chuyến này vào Quy Nhơn, chở tên lửa bộ binh, chất nổ mạnh, tiểu liên, súng ngắn giảm thanh trang bị cho biệt động…
Đây cũng là chuyến đi cuối cùng của thuyền trưởng Hoàng Hữu. CCB Hoàng Hữu cho biết, không thể kể hết được những nguy hiểm, khó khăn của những người chiến sỹ trên tàu không số.
Song bằng tinh thần quả cảm, mưu trí sáng tạo, trong lịch sử oanh liệt của những con tàu không số Hải quân Việt Nam đã có nhiều tàu, nhiều chuyến vượt biển thành công.
Tiêu biểu như tàu của đồng chí Đỗ Bé, 18 lần hoàn thành nhiệm vụ, góp phần chi viện đắc lực cho tiền tuyến lớn miền Nam vũ khí đạn dược, tạo lên một huyền thoại đường mòn trên biển.
CCB Hoàng Hữu đã về hưu được 30 năm. Cả phố một thời gian dài không ai biết trong ngõ nhỏ này có một thuyền trưởng tàu không số - một thuyền trưởng mưu trí, dũng cảm, lập nhiều chiến công xuất sắc.
Đến thăm gia đình CCB Hoàng Hữu, chúng tôi không khỏi xúc động trước những tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh quên mình của các chiến sỹ trên tàu không số và nỗi đau mất mát trong chiến tranh của gia đình ông.
Người anh trai duy nhất của CCB Hoàng Hữu đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ và người con trai của CCB Hoàng Hữu cũng đã hy sinh trong cuộc chiến đấu trên chiến trường Cămpuchia.
Cả hai cuộc chiến tranh đã đi qua bao nhiêu năm rồi nhưng đến bây giờ, gia đình vẫn ông chưa tìm được phần mộ của những người thân yêu dấu của mình.
Ghi chép của Lã Quý Hưng
[/i]
(Theo báo “Tiền phong chủ nhật 24/12/2006)
[/i]


Logged
magiang
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #109 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2009, 09:56:00 pm »

http://image.motofunvn.com/viewimage.php?file=/images/hT825650.jpg
Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển toàn quốc nhận tặng phẩm của ban giám đốc cảng Sài Gòn trong chuyến đi thăm lại chiến trường xưa của các CCB TKS hồi tháng 3/2008
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM