Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 04 Tháng Mười, 2023, 10:29:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận Đông Bắc sài Gòn  (Đọc 107304 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 08:08:56 pm »

             


NAM HÀ

MẶT TRẬN ĐÔNG BẮC SÀI GÒN


ký sự

Kính tặng!
Quân đoàn bộ binh số 4 và sư đoàn bộ binh số 7 - Sư đoàn anh hùng

NHÀ XUẤT BẢN HÀ NỘI - 2005
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2021, 12:58:43 pm gửi bởi ptlinh » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2009, 08:10:57 pm »

Phần một

HÀNH LANG CHIẾN LƯỢC


                  
I



Cuộc họp của đảng uỷ sư đoàn mở rộng thảo luận nhiệm vụ của sư đoàn trong chiến dịch kết thúc. Niềm vui và lòng tin hiện lên trên khuôn mặt từng người. Trước khi các cán bộ ra về, ông Sáu*, chỉ huy phó mặt trận nói với chính uỷ Liêm:
-   Báo cho các đồng chí trong thường vụ Đảng uỷ, chủ nhiệm chính trị và tham mưu trưởng ở lại. Tôi muốn nói chuyện them.
Chính uỷ Liêm đưa mắt nhìn phó chính uỷ Nguyễn Thái, chủ nhiệm chính trị Thẩm và tham mưu trưởng Thứ. Họ ngồi xuống, lật sổ tay. Sư trưởng Nam Phong liếc nhìn ông Sáu, ông đoán thường vụ sẽ dược biết thêm những việc quan trọng. Một ý nghĩ mới hiện ra rất nhanh, ông quay lại gọi to về phía cán bộ, lúc đó đã ra khỏi hội trường:
- Báo cho ban chỉ huy trung đoàn 14 chờ tôi ở bên nhà.
- Rõ!
- Tiếng của một cán bộ đi sau đáp lại.
Sư trưởng Nam Phong nhìn quanh một lượt khắp hội trường rồi nhìn ông Sáu:
- báo cáo anh Sáu, không còn ai xung quanh.
- Được, ta bắt đầu!
Quân đoàn phó Khắc Vũ rót chén nước đặt trên bàn trước chỗ chỉ huy phó ngồi, ông gật đầu tỏ ý cảm ơn rồi chậm rãi nhìn từng người như muốn biết những người ngồi đây hiểu nhiệm vụ như thế nào, hiểu đến đâu?
Các uỷ viên cũng nhìn ông với ánh mắt chờ đợi, sẵn sang nghe, sẵn sang tiếp thu những ý kiến mới của thủ trưởng cấp trên. Những ánh mắt gặp nhau, trao cho nhau nềm tin và sự thân mật. Chỉ huy phó mặt trận nhìn chính uỷ và sư trưởng lâu hơn, ông hỏi, giọng điềm đạm:
-   Các đồng chíđã nghĩ thêm được những gì, đã hiểu thêm được những gì về tình hình và nhiệm vụ? Tôi ;muốn biết, muốn hiểu cái phần đó của từng đồng chí. Cái phần do trách nhiệm, do kinh nghiệm, do óc thông minh, do sự phán đoán đúng với quy luật. Cái phần mà cấp trên, hoặc vì nguyên tắc bí mật, hoặc vì chưa có ý định phổ biến, hoặc vì phạm vi, nhiệm vụ của từng chiến trường, từng đơn vị, chưa cho các đồng chí biết. Nhưng mọi người lại có quyền suy nghĩ, nhất thiết phải suy nghĩ, suy nghĩ kỹ hơn, suy nghĩ xa hơn. Điều mà chúng ta thường gọi là tìm hiểu nhiệm vụ một cách sâu sắc, nghĩa là hiểu được ý định chiến thuật, chiến dịch và cả chiến lược của trên.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2009, 07:10:52 am gửi bởi trucngon » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #2 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2009, 12:07:09 pm »

Ông lại nhìn từng người, như muốn biết những người đang ngồi đây có hiểu được ý nghĩa những câu nói của ông không? Ông liếc nhìn tấm bản đồ toàn miền Nam tỉ lệ 1/50.000 treo trước mặt rồi đột nhiên ông mỉm cười:
- Tôi rất bận, các đồng chí cũng rất bận, bao nhiêu công việc khẩn cấp đang chờ chúng ta. Tôi hỏi hơi đột ngột phải không? Tôi không có thì giờ nghe từng đồng chí phát biểu. Thôi được, vì sư đoàn hoạt động độc lập một hướng chiến dịch, tôi thấy cần thiết phải nói thêm với các đồng chí một số điểm để có cơ sở hạ quyết tâm kịp thời, chính xác, không bỏ lỡ thời cơ. Ông nghiêng đầu xuống nhìn chén nước như ngẫm nghĩ, như chọn lọc những điều cần nói, rồi ông ngửng đầu, giọng đều đều:
- Các đồng chí biết rồi đấy, từ năm bốn lăm đến nay vừa đúng ba mươi năm. Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm giải phóng toàn bộ đất nước khỏi ách nô dịch của đế quốc cũng vừa chẵn ba mươi năm. Ba mươi năm chúng ta cầm súng, ba mươi năm nhân dân ta hy sinh nhưng không lùi một bước mà ngày càng tiến lên. Các đồng chí hẳn còn nhớ các giai đoạn của cuộc chiến tranh này đã diễn ra như thế nào, và các đồng chí cũng hiểu được giai đoạn này là giai đoạn gì? Năm ngoái, chiến trường chúng ta ở chiến dịch Phước Long. Sư đoàn các đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, chúng ta đã tổng kết. Sau chiến dịch Phước Long, nhiều tình hình mới xuất hiện rất có lợi cho ta, bất lợi cho địch. Năm nay Trung Ương quyết tâm mở chiến dịch tiến công chiến lược với phạm vi và quy mô lớn, chắc chắn sẽ rất lớn.
Ông ngừng lại thăm dò thái độ từng người. Tất cả đều chăm chú nghe, ông nói tiếp , giọng nhanh hơn:
- Nhiệm vụ của sư đoàn vẫn như đã giao, cấp trên yêu cầu các đồng chí phải nhận thức thật đúng, thật tốt  để lãnh đạo và chỉ huy sư đoàn  làm tròn nhiệm vụ một cách xuất sắc. Vì vậy, tôi muốn nói thêm với các đồng chí vài vấn đề. Thứ nhất, tôi muốn nói là vấn đề “Cục bộ và toàn thể”. Cục bộ chịu sự chỉ huy của toàn thể, phục tùng toàn thể, không chỉ bằng trách nhiệm, bằng nghĩa vụ, bằng sự tự giác, bằng kế hoạch mà còn bằng mệnh lệnh và kỷ kuật nữa. Vấn đề đó ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh là một vấn đề hết sức quan trọng. Các đồng chí xem đây.
Ông đứng dậy, cầm cây chỉ bản đồ có bọc vải đỏ ở đầu mút, chỉ lên vùng Tây Nguyên:
-Trong mấy ngày nữa sấm sét mở màn chiến dịch sẽ nổ ra đầu tiên ở đây, thị xã Buôn Ma Thuột. Tại sao trận mở màn lại diễn ra ở đó và tác động của nó đối với chiến trường miền Trung, đối với các chiến trường khác như thế nào thì các đồng chí hãy suy nghĩ và xem xét.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2010, 06:58:37 pm gửi bởi hoacuc » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #3 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2009, 12:39:56 pm »

Tôi chỉ lưu ý các đồng chí một vấn đề về quân sự, đó là những cọn đường từ các nơi lên Tây Nguyên. Những con đường ở miền Trung như: Đường 19, đường 21, đường 11 sẽ bị cắt đứt, đường không sẽ bị khống chế. Bọn địch chỉ còn một đường duy nhất là đường 20 từ nam Xuân Lộc ngược lên nối với đường 21 kéo dài quãng gần quân lỵ Đức Trọng. Định Quán là cứ điểm phòng thủ của địch ở đầu quân khu Ba và cuối quân khu Hai trên dải nam Tây Nguyên. Các đồng chí đánh Định Quán, Lâm Đồng tức là trực tiếp phối hợp với các chiến dịch Tây Nguyên, góp sức cùng với các đồng chí ngoài đó giải phòng toàn bộ quân khu Hai từ rừng xuống biển. Thực hiện một cuộc bao vây, chia cắt lớn đối với toàn chiến trường miền Nam. Ông ngừng lại nhìn mọi người rồi nói tiếp:
-Tôi nói vậy chắc các đồng chí nghĩ tới khả năng địch có thể dung đường 20 tiếp viện cho Tây Nguyên. Đó là khả năng mà chúng ta phải dự kiến tới , tuy rằng trong thực tế bọn địch rất khó có khả năng thực hiện được vì đường rất xa, rất hiểm trở, rất dễ bị ta tiêu diệt. Cấp trên cũng không giao cho các đồng chí làm nhiệm vụ như kiểu chốt chặn chiến dịch, nhưng về phía các đồng chí thì cần thêm rằng, các đồng chí chiếm được Định Quán tức là đóng một cái chốt từ xa chặn đứng mọi sự cứu viện cho Tây Nguyên bằng đường 20 nếu có. Các đồng chí phải nắm thật vững nhiệm vụ của sư đoàn là mở hành lang chiến lược, mở đường tiến vào Đông - Bắc Sài Gòn. Vì vậy nếu đánh chiếm nhanh Định Quán  là chúng ta đã mở được đầu mối của một trục giao thông chiến lược. Sau Định Quán , sư đoàn phải giải phóng Lâm Đồng, toàn  bộ đường 20, có thể phát triển lên Tuyên Đức- Đà Lạt, hoàn chỉnh  vùng giải phóng Nam-Bắc Tây Nguyên. Như vậy, ngoài những hành lang chiến lược đã có, chúng ta sẽ có thêm một hành lang chiến  lược mới rất đẹp, rất tốt, chạy suốt từ Bắc chí Nam. Hãy tưởng tượng xem tình hình sẽ phát triển như thế nào khi ta có thêm một hành lang chiến lược tốt như thế? Và có phải mỗi hành lang chiến lược là một dòng sông lớn không? Các dòng sông ấy đều đổ về phía Nam. Cùng với Tây Nguyên là  Trị Thiên, là miền Trung, là chiến trường của chúng ta. Các đồng chí hãy nhớ rằng sự sụp đổ về chiến dịch của địch là tiền đề cho sự sụp đổ về chiến lược. Chúng ta chưa thể dự kiến hết , phán đoán hết mọi diễn biến cụ thể. Nhưng so sánh lực lượng, cái thế quân sự, chính trị, ngoại giao, cái thế chung của chiến tranh đã cho phép chúng ta suy nghĩ, chuẩn bị, hành động và cả tưởng tượng một cách chính xác , có cơ sở, có căn cứ chứ không viễn vông, không phiêu lưu.
-Vấn đề thứ hai tôi muốn nhấn mạnh với các đồng chí là: Chúng ta. một quân đoàn chủ lực, nhưng lại mang thêm tính chất địa phương. Chúng ta ở ngay một địa bàn quan trọng bậc nhất, nơi tập trung các cơ quan đầu não và là hang ổ cuối cùng của địch. Muốn kết thúc chiến tranh, ta phải đánh chiếm và giải phóng Sài Gòn. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ chung phối hợp chiến dịch, chúng ta còn có nhiệm vụ cụ thể là mở rộng địa bàn chiến lược, để thời gian tới có khả năng tập kết nhiều binh đoàn lớn. Có nghĩa là quân đoàn chúng ta phải quét sạch các chi khu, quân lỵ, các căn cứ nằm trên trục đường quanh vòng cung Sài Gòn. Như vậy nhiệm vụ sẽ nặng nề hơn. Cuộc chiến đấu sẽ diễn ra với sự mất còn, sẽ vô cùng ác liệt. Bởi vậy, tôi nhấn mạnh một lần nữa vấn đề” Cục bộ và toàn thể”. Nói một cách cụ thể, sư đoàn 7 phải diệt cho được chi khu Định Quán, tuyệt đối không cho địch sử dụng đường 20, giải phóng nó, nhanh chóng mở thêm một hành lang chiến lược mới.
Giọng nói của ông chắc nịch, gieo từng chữ vào tai mọi người, nét mặt của ông trang nghiêm. Ông đưa mắt nhìn từng người rồi nhìn lên bản đồ và yên lặng. Một lát, ông quay lại, giọng trở nên xúc động:
- Các đồng chí thấy đó, chưa bao giờ nhiệm vụ lại đòi hỏi sự nỗ lực cao  nhất của bộ óc chúng ta, trái tim chúng ta, đôi vai chúng ta - Những người chỉ huy – Như bây giờ. Chưa bao giờ kỷ luật chiến trường lại nghiêm ngặt như bây giờ, nhưng cũng chưa bao giờ tình hình lại thuận lợi và hết sức phấn khởi như bây giờ. Bộ đội ta sẽ nhất tề xông lên theo mệnh lệnh của tổ quốc. Họ đòi hỏi những người chỉ huy chúng ta phải thông minh, táo bạo, phải quả quyết. Vấn đề cuối cùng tôi nhắc các đồng chí là sư đoàn độc lập một hướng chiến dịch,việc thỉnh thị, báo cáo phải tuân thủ triệt để, nhưng mặt khác phải mạnh dạn, phải khẩn trương, phải thần tốc khi thời cơ đến.
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 12:30:14 pm »

Chỉ huy phó về chỗ ngồi, uống cạn chén nước. ông mỉm cười, nhìn từng người:
- Thế nào? Các đồng chí có ý kiến gì không? Đồng chí Ba Vũ có ý kiến gì không?
Quân đoàn phó Khắc Vũ nhìn sư trưởng Nam Phong rồi nói:
- Báo cáo anh Sáu, để các đồng chí sư đoàn phát  biểu trước.
Sư trưởng Nam Phong đứng dậy, ông vẫn là một người mau mắn:
- Báo cáo thủ trưởng, bây giờ chúng tôi hiểu rộng hơn, sâu hơn, thấu suốt nhiệm vụ của sư đoàn hơn.
Sư trưởng Nam Phong nhìn chỉ huy phó với cặp mắt biểu hiện sự biết ơn, ông cười như một kẻ có lỗi và nói tiếp:
- Báo cáo anh Sáu, thú thực chúng tôi cũng chưa có thì giờ để nghĩ sâu, nghĩa rộng như vậy, với lại ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi phạm vi nhỏ hẹp của chiến trường.
Chỉ huy phó cười to, quay sang chính uỷ Liêm:
- Thế nào anh Tư?
Chính uỷ Liêm đứng dậy:
- Báo cáo anh Sáu, chúng tôi sẽ tìm mọi cách quán triệt cho cán bộ, chiến sỹ toàn sư đoàn, nhất là khi thảo luận trên sa bàn. Chúng tôi tin tưởng và quyết tâm.
Chỉ huy phó gật đầu, ông quay sang phó chính uỷ Thái:
- Tình hình mới như vậy, chắc công tác chính trị chiến dịch, công tác chính trị chiến đấu sẽ rất phong phú phải không anh Thái?
Phó chính uỷ Thái tươi tỉnh đứng lên:
- Báo cáo thủ trưởng, chúng tôi đã triển khai xuống tận cơ sở, sẽ tiếp tục bổ sung kế hoạch cho từng trận, từng đợt, hợp với sự phát triển chung.
- các đồng chí có đề nghị gì không?
Sư trưởng Nam Phong vừa liếc nhìn quân đoàn phó vừa đụng vào chân ông. Quân đoàn phó hiểu ý, nói luôn:
- Báo cáo anh Sáu, hướng này đang có một khó khăn chưa giải quyết được, đó là thiếu xe vận tải. Hiện nay quân đoàn chỉ có sáu xe, sư đoàn có hai (Quân đoàn phó liếc nhìn sư trưởng Nam Phong, gặp ngay một cái nháy mắt. Chả là sư trưởng Nam Phong hay nói hai chiếc xe tải của sư đoàn không đủ chở phụ nữ trong sư đoàn đi đẻ, lấy đâu chở quân. chở đạn - Thực ra thì phụ nữ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhưng bực vì thiếu xe nên ông nói vậy – Ông sợ quân đoàn phó buộc miệng nói ra câu đó trước cấp trên thì không hay nên mới nháy mắt). Quân đoàn phó Khắc Vũ mỉm cười thông cảm và nói tiếp:
- báo cáo anh Sáu, tất cả có tám chiếc, tám chiếc thì đủ chở đạn.
- Các đồng chí cần thêm bao nhiêu?
Sư trưởng Nam Phong đứng ngay dậy:
-Báo cáo anh Sáu, trước mắt chúng tôi cần bốn chục, như thế mới đủ cơ động sư đoàn đến chiến trường đến chiến trường theo lịch hành quân đã quy định ở trên.
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2009, 12:40:13 pm »

Chỉ huy phó suy nghĩ một chút rồi gật đầu:
- Bộ chỉ huy đã có ý định bổ sung xe cho các đồng chí. Bao nhiêu còn phải tính với Cúc Hậu Cần. Trước mắt, các đồng chí sẽ nhận ba mươi chiếc. Giấy đâu, đưa tôi viết lệnh, các đồng chí định chỗ móc ráp đi.
Chỉ huy phó viết xong, mệnh lệnh được truyền đi. Chỉ huy phó hỏi sư trưởng Nam Phong:
- Bao giờ đồng chí xuất phát?
- Cáo cáo anh Sáu, 15 giờ chiều nay!
- Bằng phương tiện gì?
- Báo cáo bằng hon đa!
Chỉ huy phó gật đầu hỏi tiếp:
- Còn các trung đoàn và các đơn vị phối thuộc?
- Báo cáo 5 giờ sáng ngày 9 tháng 3!
- Phải tuyệt đối giữ bí mật, cả những vấn đề tôi vừa nói. Chú ý hệ thống vô tuyến điện. Phần các đồng chí phải thực hiện tốt chiến lược nghi binh. Còn phần nghi binh chiến dịch quân đoàn và bộ chỉ huy cấp trên tiến hành. Đồng chí đi trước cần kiểm tra cả ba bến vượt sông, nhất là bến phà cho pháo cơ giới và xe tăng. Đảm bảo đúng lịch hành quân, đường hành quân, bến vượt, vị trí tập kết. Kiểm tra thật kỹ việc chuẩn bị đánh chi khu. Định Quán cứng và phức tạp hơn Đồng Xoài nhiều. Phải tiếp tục nghĩ them về cách đánh, cho anh em thảo luận dân chủ, quần chúng có thêm nhiều sáng kiến.
Ông quay sang phía quân đoàn phó:
- Đồng chí Ba Vũ có đi ngay với sư đoàn không?
- Báo cáo anh Sáu, tôi còn sẽ vào quân khu Bảy bàn công việc rồi sẽ lên sau.
Chỉ huy phó nhìn đồng hồ rồi đứng dậy, tất cả cùng đứng lên theo, ông cười vừa bắt tay từng người vừa nói:
- Nói mãi không hết. Cuối cùng tất cả đều từ cái này và cái này - ông chỉ lên đầu và ngực, mọi người đều hiểu ông muốn nói đến khối óc và trái tim - Thôi nhé! Tôi phải về đây, không ở lại được để xem các đồng chí ra quân. Chúc các đồng chí, chúc toàn thể bộ đội khỏe mạnh, vui vẻ, quyết chiến quyết thắng, làm dày thêm truyền thống vinh quang của sư đoàn Chiến Thắng.

* Tức trung tướng Lê Đức Anh, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Miền.
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #6 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2009, 12:16:20 pm »

Các uỷ viên tiễn chân chỉ huy phó ra tận đường rồi ai về nhà nấy. Nhiều công việc trước ngày ra quân đang đợi họ.
Sư trưởng Nam Phong trở lại hội trường với tấm bản đồ. Ông đứng, tay chống nạnh, đôi mắt một mí nhìn xoáy vào vùng Tây Nguuyên. Ông vừa nhìn vừa suy nghĩ, đôi mắt lúc nhíu lại, lúc mở to. Trên tấm bản đồ như đang hiện ra các mũi tiến quân và những trận đánh nảy lửa. ông nói một mình:
- Sao  lại không đánh Kon Tum như năm 1972, hoặc không đánh Plây Cu - Sở chỉ huy quân đoàn 2 nguỵ mà lại đánh Buôn Ma Thuột?
Ông ngẫm nghĩ, đôi mắt chiếu từ chiến trường này sang chiến trường khác. Ông lùi một bước, toàn bộ chiến trường từ Sài Gòn trở ra thu gọn trước mắt ông, ông gật đầu tự giải thích:
- Phải rồi, Muôn Ma Thuột là trung tâm của Tây Nguyên rất gần với vùng đồng bằng ven biển khu Năm, nơi có nhiều đầu mối giao thông với các nơi. A…ông gần như reo lên:
- Đúng rồi! Tuỵệt quá, đó là một mũi thọc sườn chiến dịch, một mũi vu hồi chiến lược, điểm đúng mạng mỡ kẻ thù. Cùng với cảnh chiến dịch Trị Thiên, khu Năm. Mũi vu hồi này sẽ thọc ra tận biển, cắt đôi miền Nam, quay quân đoàn 1 và quân đoàn 2 nguỵ lại để tiêu diệt. Hiểm! Các cụ lựa chọn một nơi rất hiểm, hoàn toàn khác chiến dịch năm 1972. Bọn địch sẽ bị bất ngờ lớn.
Sư trưởng Nam Phong gật gù, ông bước nhanh ra ngoài gọi lớn:
- Đồng chí liên lạc đâu, báo cho cán bộ trung đoàn 14 sang gặp tôi ở đây.
- Rõ! Tiếng cậu liên lạc từ xa đáp lại.
Sư trưởng Nam Phong quay vào đứng trước bản đồ tiếp tục những suy nghĩ – ông biết địa bàn đứng chân của các quân đoàn phía Bắc. Với những chỗ đứng chân như vậy, với những gì đã chuẩn bị được từ sau Hiệp định Pari đến nay, nhất là hệ thống đường sá và hậu cần, chắc chắn chiến dịch sẽ nổ ra rất mới, rất lạ, rất đặc biệt. Rút dây động rừng. Trận này chắc chắn rừng sẽ động dữ dội đây. Chỉ huy phó hoàn toàn đúng khi ông chọn lấy một vấn đề, trong hàng loạt vấn đề cần phải căn dặn thêm, đó là vấn đề “Cục bộ và toàn thể”, một mặt trận với toàn bộ chiến trường. Đôi mắt sư trưởng Nam Phong bám theo đường 21 kéo dài từ Buôn Ma Thuột xuống quân lỵ Đức Trọng, ông dừng lại ở cái ngã ba hai con đường gặp nhau, dừng lại ở thành phố Đà Lạt và đường 11 xuống Tháp Chàm, rồi lại tiếp tục nhìn lên Đức Trọng, xuôi theo đường 20 về chi khu Di Linh, thị xã Lâm Đồng, chi khu Định Quán, ngã ba Dầu Dây, rẽ lên Xuân Lộc, rẽ xuống Biên Hoà. Ông im lặng, đôi mắt không hề nhấp nháy, bên tai ông  bỗng lại vang lên câu nói có vẻ văn nghệ của chỉ huy phó”Có phải mỗi tuyến đường chiến lược như một dòng sông lớn không?. Và tất cả những dòng sông ấy đều đổ mạnh về phía Nam” Rõ ràng chỉ huy phó chưa muốn nói hết, nói rõ ý mình, nhưng ông thì ông hiểu rằng”Mỗi tuyến đường đều đổ về Sài Gòn”.
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 12:35:33 pm »

Sư trưởng nam Phong hít mạnh một hơn đến căng lồng ngực. có một cái gì đó đang dội lên trong người ông như là âm hưởng của một lời kêu gọi hào hung bỗng nhiên vang lên:”Tiến về Sài Gòn”
- Báo cáo sư trưởng, chúng tôi có mặt!
Tiếng báo cáo của trung đoàn trưởng Liễu cắt đưta dòng suy nghĩ của ông. Ông quay lại, mặt rạng rỡ hẳn lên:
- Ngồi xuống!
Trung đoàn trưởng Liễu, chính uỷ Danh, trung đoàn phó Quân cùng ngồi một lượt, theo thói quen, họ giở sổ tay ra. Sư trưởng Nam Phong ngồi đối diện với họ. ông cũng giở sổ tay, không hiểu ông nên nói gì thêm, nên hỏi thêm những gì? Những điều chỉ huy phó vừa nói đã dẫn những suy nghĩ của ông vượt ngoài tầm chiến dịch. Ông đang say sưa trong cái tầm chiến lược. Giở đến trang giấy trắng, sư trưởng Nam Phong ngẩng đầu lên, đôi mắt sắc nhìn trung đoàn trưởng Liễu:
- Các anh có tin tức gì thêm về chi khu Định Quán không?
Trung đoàn phó Quân trực tiếp nắm việc chuẩn bị chiến trường vừa nhấp nháy mắt vừa báo cáo, giọng gần như lắp bắp:
-   Báo cáo sư trưởng! Về trinh sát địa hình thì vẫn không sao vượt qua được dãy nhà cuối cùng bên phía đông nam. Đêm nào chó cũng sủa rất dữ. Còn tình hình địch thì có tin sư 18 cho lên một tiểu đoàn của trung đoàn 43. Tên thiếu tá Chánh chi khu trưởng nói với dân là thách Việt Cộng đánh Định Quán. Nó nói nếu chi khu mất, chúng sẽ rút lên các gộp đá cố thủ, dù còn một phần ba quân số cũng đủ sức chống lại hàng trung đoàn Việt Cộng
Sư trưởng Nam Phong hỏi đột ngột:
- các anh có mang theo sơ đồ chi khu không? Giở ra xem nào?
Trung đoàn phó Quân mở xắc cốt lấy ra một tờ giấy dầu trải trên bàn. Bốn mái đầu chụm lại. Sư trưởng chỉ ngón tay lên hình những gộp đá:
- Thằng Chánh bảo chúng sẽ cố thủ ở đây à?
- Rõ! Cơ sở cho biết tin như vậy!
- Sư trưởng suy nghĩ một lúc rồi hỏi:
- Nếu nó rút lên cố thủ thì các anh sẽ xử lý như thế nào? Mà nó có khả năng làm như thế đấy!
Cũng lại Quân, trả lời ngay:
- Báo cáo, chúng tôi sẽ đánh lấn!
- Đánh lấn?
Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 12:49:17 pm »

Sư trưởng nhìn Quân, đôi mắt phát ra một dấu hỏi. Quân hơi lúng túng. Liễu và Danh nhìn sơ đồ rồi lại nhìn sư trưởng. Sư trưởng hơi cau trán lại một chút, ông có vẻ không bằng lòng với cách đánh của Quân. Qua trả lời của Quân, ông chợt hiểu cấp dưới vẫn nhận thức nhiệm vụ với cái tầm hơi cũ như trước đây, họ chưa hiểu được đặc điểm mới xuất hiện, bao trùm, xuyên suốt mọi chủ trương, mọi hành động trong chiến dịch này. Cái nét mới mà chỉ huy phó vừa mới nói, nhưng đã có sức lôi cuốn và thay đổi nếp nghĩ của ông. Ông thấy cần phải làm cho cán bộ trung đoàn 14 hiểu điều đó.
Trung đoàn 14 sẽ đánh trận then chốt, mở đầu chiến dịch cho sư đoàn, cho một hướng chiến dịch. Ông đứng dậy cầm cây gậy bước tới trước tấm bản đồ. Ông quay lại và nói:
- Lần này chúng ta không mở chiến dịch cục bộ, nghĩa là không hoạt động từng chiến trường riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi chiến trường như trước. Lần này toàn miền Nam hoạt động theo một kế hoạch thống nhất, một sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất. Các chiến trường đều phải phối hợp chặt chẽ với nhau, dánh theo mệnh lệnh. Chiến trường này tác động và hỗ trợ chiến trường kia. Mỗi chiến trường lại có nhiệm vụ riêng, nhiệm vụ cụ thể của chiến trường mình và phải hoàn thành thật tốt nhiệm vụ đó, như tiêu diệt dinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, mở hành lang chiến lược, nối liền các vùng giải phóng, nối liền các hành lang chiến lược . Tất cả đều nhằm nhanh chóng thay đổi tương quan, thay đổi cục diện chiến trường, tạo ra thời cơ lớn. Vì vậy chiều sâu và chiều dài của mỗi chiến dịch cũng hoàn toàn khác trước. Ví dụ nếu như đơn vị bạn đánh một thị xã ở Tây Nguyên, ở đây sư đoàn ta có nhiệm vụ quét sạch bọn địch dọc đường 20 từ Túc Trưng lên Đức Trọng trên một tuyến đường dài hơn 250 cây số thì các đồng chí sẽ thấy xuất hiện cái gì?
Doanh đứng dậy, giọng run lên vì hồi hộp:
- Rõ! Báo cáo đồng chí sư trưởng, như vậy miền núi của miền Nam sẽ hoàn toàn được giải phóng. Con đường chiến lược số 14 sẽ thông với con đường chiến lược đông Trường Sơn chạy vào tận sông Sài Gòn. Con đường 21 sẽ thông với con đường 20 chạy suốt đến ngã ba Dầu Dây, giáp đường số 1 đổ về Biên Hoà.


« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Hai, 2009, 12:58:17 pm gửi bởi trucngon » Logged
trucngon
Thành viên
*
Bài viết: 1776



« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2009, 07:36:50 pm »

-   Vì đặc điểm của Định Quán, trên cho thêm nữa ngày, như vậy trong vòng một ngày rưỡi phải dứt điểm hoàn toàn. Nếu bất đắc dĩ phải đánh lấn thì cũng chỉ trong phạm vị thời gian đó. Còn việc thằng Chánh rút vào các gộp đá cố thủ thì các đồng chí cũng nghĩ cách trị nó đi. Tôi cũng sẽ nghĩ cách trị nó, phải trị bằng được. Các đồng chí thấy thế nào?
Chính uỷ Doanh đứng dậy:
-   Báo cáo sư trưởng, chúng tôi quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
-   Sư trưởng gật đầu, ông nhìn Liễu rồi nhìn Quân:
-   Trận này ai trực tiếp chỉ huy?
Liễu trả lời ngay:
-   Báo cáo! Đảng uỷ phân công đồng chí Quân. Tôi đi chuẩn bị thị xã Lâm Đồng.
-   Sư trưởng suy nghĩ giây lát rồi gục đầu:
- Đồng ý! Trong lúc chờ đợi quyết định điều đồng chí Liễu lên phòng tham mưu thì đồng chí tiếp tục làm nhiệm vụ cũ, hết sức giúp đỡ đồng chí Quân. Hành quân đến nơi là chuẩn bị sa bàn ngay. Cố gắng đắp cho đúng, việc này phải nhờ địa phương giúp. Chúng ta sẽ thảo luận  trực tiếp trên sa bàn. Thôi hết – Sư trưởng Nam Phong đứng dậy - Xếp sổ tay, bước tới hạ tấm bản đồ xuống. Ông vừa cuốn tấm bản đồ vừa nói:
- Sang gặp tham mưu trưởng nhận lệnh hành quân. Các anh sẽ đi trước, nếu làm lộ bí mật là ban chỉ huy phải chịu trách nhiệm đấy.
Sư trưởng liếc mắt về phía ba người, đôi mắt sức của ông không dữ mà vui vui như cười.

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM