Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:00:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người thắng cuộc  (Đọc 73472 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 05:48:48 pm »

Tác giả: Michael Beschloss
Người dịch: Lưu Văn Hy - Nguyễn Minh Sơn
Biên dịch từ: The Conquerors: Roosevelt and Truman and the destruction of Hitler’s Germany
Nhà xuất bản: Từ điển Bách khoa
Năm xuất bản: 2006
Số hoá: ptlinh


LỜI NÓI ĐẦU


Sách này kể câu chuyện về sự thành công quan trọng của nước Mỹ. Trong Thế chiến II, nhiều người Mỹ khăng khăng cho rằng, ngay cả các nước Đồng minh có thắng cuộc chiến, thì một ngày nào đó thế giới lại phải đương đầu với một sự điên cuồng của một nước Đức quân phiệt theo tầm nhìn về một tương lai nào đó của Adolf Hitler. Nhưng, hầu như sáu mươi năm sau Ngày VE (ngày Chiến thắng ở châu Âu), nước Đức vẫn dân chủ và thái bình.


Những người thắng cuộc lập luận rằng thành công này đã chịu ơn tài lãnh đạo của Franklin Roosevelt rất nhiều - và cả Harry Truman, trong bốn tháng sau cái chết của FDR (Franklin Delano Roosevelt). Cuốn sách này cho thấy rằng trong khi Roosevelt và sau đó là Truman đánh cuộc chiến châu Âu và thương lượng với quân đồng minh, Winston Churchill và JosephStalin, họ đã có mục tiêu lớn hơn là chỉ đánh bại Đức quốc xã. Họ quyết định rằng cái hệ thống Đức đã sản sinh ra Hitler và phong trào ghê tởrn của hắn phải bị biến đổi để nước Đức không bao giờ còn đe dọa thế giới một lần nữa.


Khi quyết định dứt khoát ấy được đưa ra, trong suốt Thế chiến II, chẳng phải Roosevelt cũng chẳng phải Truman, đã xử lý một cách hoàn mỹ vấn đề nước Đức. Trong những độc bạch riêng đầy tự tin của ông về đặc tính dân tộc Đức, FDR không đề cập nạn tàn sát người Do Thái. Kiểu ơ hờ tồi tệ trước cuộc đấu tranh giải cứu những người tị nạn Do Thái khỏi tay Hitler. Ông đã chẳng nỗ lực thật sự để xem xét liệu việc đánh bom các trại tử thần có thể cứu được nhiều sinh linh. Suốt năm cuối của cuộc chiến, sự sa sút do căn bệnh mà ông đã giấu dân chúng, Roosevelt không còn có thể, như ông đã từng có thể, cân nhắc cả trăm nhân vật và vấn đề khác nhau, điều đã khiến ông ngày càng mắc sai lầm. Còn như Truman, ông chuốc lấy việc phải thực hiện những ý định riêng của FDR đối với nước Đức hậu chiến mà không được Roosevelt nói rõ cho biết những ý định ấy là gì.


Tuy nhiên, trên hết, Những người Thắng cuộc chỉ ra cho thấy rằng, trong khi lãnh đạo anh dũng cuộc chiến chống lại Đức quốc xã, FDR và Truman cũng giúp đặt cơ sở cho người Đức thời hậu chiến để tránh cho họ và thế giới một Adolf Hitler khác sau này. Cùng với việc đánh bại đế quốc Nhật, đưa nước Nhật tới nền dân chủ và cản trở Liên bang Liên Xô, thì đấy là một trong những thành tựu quốc tế to lớn nhất thuộc thế kỷ XX của Mỹ.


Sách này viện đến những tài liệu liên quan đến Liên Xô, Anh và Đức, nhưng nó tập trung vào phần câu chuyện của nước Mỹ, nhất là vai trò ngầm chủ yếu của người bạn thân cận nhất của FDR trong Nội các, Bộ trướng Tài chính Henry Morgenthau, Jr. Sách này cho thấy nỗi khiếp đảm của Morgenthaura sao khi biết về nạn tàn sát người Do Thái đã buộc ông phải cắt đứt tình bạn với Tổng thống để làm việc cật lực hơn hòng cứu người Do Thái. Nhưng rồi, “bị ám ảnh" bởi nước Đức, ông đã cố gắng thuyết phục Roosevelt ủng hộ kế hoạch tàn bạo của ông để phá hủy các nhà máy và các hầm mỏ của Đức sau chiến tranh và "mặc xác những người Đức bại trận". Như cuốn sách cho thấy, quyết định của FDR thay đổi nước Đức hậu chiến đã khiến ông tán thành kế hoạch của Morgenthau và thúc ép Churchill đang còn do dự cũng làm như vậy. Vào một lúc bị khích động. Tổng thống đã buột miệng nói rằng các đàn ông Đức sẽ bị "thiến" hết.


Tuy nhiên, cuối cùng Roosevelt hiểu rằng, dù giận dữ chính đáng với Đức quốc xã và khiếp sợ sự hồi sinh của nước Đức hậu chiến, kế hoạch của Morgenthau có thể trái với các truyền thống khoan dung cổ xưa của Mỹ, và hiểu rằng, khi đổ thêm dầu vào cơn oán giận nước Đức, có thể tạo những điều kiện làm nảy sinh một Hitler khác. Giờ thì lịch sử cho thấy rằng, do phá hủy rào cản của quyền lực Liên Xô và ngăn cách Đức khỏi Anh và Mỹ, kế hoạch cũng có thể mở ra con đường để Liên bang Liên Xô thống trị châu âu hậu chiến. Như cuốn sách này thuật lại, vào cuối đời của ông, Roosevelt đã đạt được dự án khác, được Truman chấp nhận theo các yếu tố cần thiết của nó, được tính toán để ngăn trở bất kỳ tham vọng đe dọa nào của Liên Xô đối với châu Âu - và cho người Đức thời hậu chiến cơ hội tự khẳng định.


Tôi bắt đầu viết Những người Thắng cuộc năm 1992, ngay sau khi Đông và Tây Đức thống nhất. Tôi đã nghiên cứu và viết trong bốn năm, sau đó để bản thảo gần hoàn tất qua bên để đợi việc công bố một số tài liệu lịch sử mật trước đây của Mỹ, Anh và Liên Xô - và để viết hai tập tác phẩm bộ ba về những băng ghi âm Nhà Trắng của Lyndon Johnson. Được củng cố bằng hàng ngàn tài liệu mới được công bố, tôi hoàn thành bộ sách năm 2001 và 2002.


Thời gian thêm vào sau này đem lại không những thông tin mật mà cả sự hiểu biết muộn màng. Giả như tôi đã viết và xuất bán cuốn sách này ngay sau khi nước Đức được thống nhất, có thể tôi đã cảm thấy ngập ngừng hơn khi viết về sự thử nghiệm dân chủ của nó đã thành công. Nhưng sau hơn một thập niên thực hiện dân chủ ở một đất nước đã một thời thê lương, nó càng dễ hơn để đi đến khẳng định vững vàng về cách thức hai Tổng thống Mỹ giúp vào để khả thể hóa nó.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2021, 06:35:15 am gửi bởi ptlinh » Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 05:50:44 pm »

Chương 1
ÂM MƯU SÁT HẠI HITLER


Nếu những người âm mưu khéo léo hơn thì ngày thứ Năm 20 tháng Bảy 1944 đã là ngày kết thúc cuộc đời của Adolf Hitler trên trái đất.


Sáu tuần sau Ngày-D, Mỹ, Anh và các đồng minh của họ đổ một triệu quân lên đất Pháp. Hồng quân hành quân theo hướng tây. Khi các tướng lĩnh của Hitler đề nghị rút quân về sâu các tuyến phòng thủ, Quốc trưởng lắc đầu, hét lên, "Thắng hoặc chết!”


Lúc này Hitler bị săn lùng tại Wolf’s Lair, sở chỉ huy chiến trường của ông ta gần Rastenburg, trong khu rừng ẩm thấp, u ám thuộc Đông Phổ. Buổi trưa, trong doanh trại, ông lắng nghe báo cáo đầy thất vọng của một trong các tướng lĩnh về việc rút quân ở mặt trận phía Đông. Trong căn phòng ẩm thấp, Hitler gỡ kiếng ra, điều ông rất miễn cưỡng làm công khai và dùng khăn tay lau trán. Các cận vệ SS và các nhân viên tốc ký đứng giống như những con mèo hoảng sợ quanh chiếc bàn dài đồ sộ bằng gỗ sồi. Các bản đồ được trải ra. Hitler cúi người trên chúng và nheo mắt nhìn qua chiếc kính lúp, gương mặt ông nhăn nhó trước các hung tin.


Một viên sĩ quan ba mươi bảy tuổi tên là Claus vonStauffenberg sải bước vào phòng. Đấy là một nhà quý tộc người Bavaria, tóc vàng hoe, xương gò má sắc lẹm, bị chột một mắt và mất bảy ngón tay do mìn của quân Đồng minh ở Tunisia khi chiến đấu vì nước Đức. Quốc trưởng và hai mươi bốn người khác trong phòng không hề biết chuyện Stauffenberg được phân công trong ârn rnưu bí rnật được sắp xếp lỏng lẻo chống lại Hitler, bao gồrn các sĩ quan quân đội, nhà ngoại giao, doanh nhân, mục sư, trí thức, lớp tiểu chủ quý tộc.


Một số người muốn các sử gia sau này ghi lại rằng không phải mọi người Đức đều là đảng viên Đức quốc xã (Nazi). Một số người hoàn toàn muốn cho đất nước họ không bị quân đội Liên Xô, Mỹ và Anh xâm chiếm. Những người khác bị khuấy động bởi cuộc chiến của Hitler chống người Do thái. Trong nhiều năm, có nhiều người âm mưu tìm cách giết Hitler bằng súng trường và chất nổ, nhưng Quốc trưởng luôn thoát chết.
Phẫn nộ với những gì nghe được về hành động hung ác của đảng viên quốc xã ở Nga, Stauffenberg tự học cách sử dụng ba ngón tay còn lại để làm nổ bom. May là vào tháng Bảy năm 1944, ông được triệu tập đến Wolf's Lair để giúp Hitler tóm tắt về mặt trận phía Đông. Khi Stauffenberg bước vào phòng, Quốc trưởng bắt tay ông, nhìn chòng chọc vào ông để đánh giá, rồi quay trở lại các tấm bản đồ.


Bên trong cặp tài liệu của Stauffenberg, một quả bom định giờ được bọc trong một chiếc áo sơ rni. Khi tham mưu trưởng cất giọng đều đều thuyết trình, Stauffenberg đặt cặp tài liệu dưới gầm bàn. Cởi mũ và thắt lưng để ra phía sau như thể sắp bước ra ngoài một lát, Stauffenberg ra khỏi phòng và rời khỏi doanh trại.


Vào khoảng 12 giờ 45, một tiếng nổ lớn và một ngọn lửa xanh xoáy lên cùng một đám khói đen.
Phía ngoài doanh trại, Stauffenberg nhìn thấy người ta khiêng ra một chiếc cáng, bên trên là một xác người phủ áo choàng của Hitler. Chạy vội ra xe để trốn đi Bá Linh (Berlin), ông đoán chừng là Adolf Hitler không còn nữa. Stauffenberg hy vọng sẽ được nghe lời tuyên bố công khai về vụ ám sát Hitler, về cuộc khởi nghĩa quân sự và sự thiết lập một chính phủ chống quốc xã ở Bá Linh.


Nhưng khi ông đến Bộ Tổng Tham mưu trên Đường Bendler, thì chỉ có một tình trạng hỗn độn. Những người âm mưu không tin là Hitler đã bị giết. Kinh ngạc, Stauffenberg hét lên, "Chính mắt tôi nhìn thấy xác Hitler được khiêng ra!"


Nhưng ông đã lầm. Cố gắng nhìn bản đồ rõ hơn, một trong các sĩ quan hầu cận của Quốc trưởng đã đẩy chiếc cặp tài liệu ra phía sau các chân bàn đồ sộ, bảo vệ Hitler thoát khỏi cái chết chắc chắn. Stauffenberg và sĩ quan phụ tá, Werner Von Haeften, một cộng tác viên, cảm thấy cần đặt gấp quả bom thứ hai vào cặp tài liệu. Nếu họ thực hiện được như thế, chắc chắn Hitler sẽ bị giết chết.


Thay vào đó, khi làn khói tan, Hitler vẫn còn đứng đó. Với cặp mắt đỏ ngầu phát ra từ gương mặt đen màu bồ hóng ông dập bụi lửa bám vào quần. Tóc ông dựng đứng thành từng lọn trên đầu. Hai màng tai bị thủng đang chảy máu. Tay phải xuôi thòng bên mình.


Nước mắt giàn giụa, Field Marshal Wilhelm Keitel vòng tay ôm choàng lấy Hitler: "Quốc trưởng còn sống? Quốc trưởng còn sống!"


Sau khi thay bộ quân phục mới, với vẻ hồ hởi vì còn sống, Hitler gần như vui vẻ. Ông cười giòn với các thư ký, một lần nữa mọi thứ lại biến thành tốt đẹp với tôi! Thêm một bằng chứng nữa cho thấy định mệnh đã chọn tôi thực thi sứ mệnh của tôi?" Trưa hôm đó ông khoe bộ quần áo bị cháy xém với nhà độc tài người Ý bị trục xuất Benito Mussolini đang ghé thăm: "Hãy nhìn bộ quân phục của tôi! Hãy nhìn các vết cháy!” Hitler yêu cầu gửi bộ quân phục cho Eva Braun gìn giữ như bằng chứng về vận mệnh lịch sử của ông.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2007, 05:51:32 pm »

Khi các tướng lĩnh gọi điện thoại từ các vùng đất xa xôi thuộc Đức Quốc xã để biết có phải Hitler đã chết như tin đồn không, Quốc trưởng điên tiết với những kẻ đưa ra câu hỏi. Giận sùi bọt mép, ông la toáng, “Những kẻ phản bội trong lòng dân tộc xứng đáng với cái chết nhục nhã nhất... Hãy tiêu diệt chúng!... Ta sẽ đưa vợ con chúng vào các trại tập trung và không hề khoan dung!" Ông đứng trước mặt con chó bẹc giê của mình: “Này Blondi! hãy nhìn vào mắt ta. Mày có là kẻ phản bội giống như các tướng lĩnh trong hàng ngũ của ta không?"


Người của Hitler không cần phải mất nhiều thời gian mới tìm ra được kẻ đứng phía sau âm mưu. Ở Bá Linh, Stauffenberg và ba người đồng mưu bị bắt giữ. Tòa án năm phút, "nhân danh Quốc trưởng,” xác minh và tuyên bố họ phạm tội phản quốc. Trong mảnh sân đầy bóng tối, họ bị buộc vào cột trước đội hành quyết.
Ngay trước giờ hành quyết, còn nhớ đến đất nước trước thời Hitler, Stauffenherg hét to, "Nước Đức bất diệt!”


Một giờ đêm giờ Bá Linh, ngày thứ sáu 21 tháng Bảy, Hitler phát biểu trên đài phát thanh từ Wolf's Lair.1 (Buổi phát thanh quá trễ vì người của Hitler phải tập trung toàn bộ nhân viên đài phát thanh đang bơi trong biển Baltic) Sau một đoạn quân nhạc, ông tuyên bố, "Hỡi đồng bào thuộc giòng giống Đức!" Một một đám ít ỏi các sĩ quan cực kỳ ngu xuẩn, điên khùng, vô đạo đức và đầy tham vọng" đã âm mưu giết ông và tư lệnh tối cao Đức quốc - "một tội ác chưa hề có trong lịch sử Đức quốc.


"Những người âm mưu không có “mối ràng buộc và không có gì chung với nhân dân Đức." Ông vẫn “hoàn toàn bình an vô sự, không hề bị xây xát nhỏ nào." Thất bại của âm mưu là dấu hiệu rõ ràng từ sự Quan phòng (của Thượng đế) cho biết tôi phải tiếp tục công việc của tôi."


Hitler xác nhận rằng nước Đức đã thất bại trong Thế chiến I vì các nhà chính trị hèn nhát ở Bá Linh đã phản bội các tướng lĩnh. Ông nói, những người âm mưu mới nhất đã lập kế hoạch “đâm dao sau lưng chúng ta như chúng đã làm năm 1918. Nhưng lần này chúng đã sai lầm rất nghiêm trọng." Chúng ông thét lên: “Mọi người Đức, bất kỳ ai, đều có bổn phận chiến đấu với các thành phần này ngay tức khắc với quyết tâm liên tục… Hãy tiêu diệt chúng ngay tức thì!"


Lo ngại cho tính mệnh, Hitler không bao giờ nói trước công chúng nữa. Qua lệnh của ông hàng trăm người bị tình nghi có âm mưu bị bắt giữ, bị tra tấn và bị hành hình. Năm ngàn người bà con khác và những người bị nghi ngờ có cảm tình với bọn chống Đức quốc xã bị đưa đến các trại tập trung. Bản án dành cho gia đình Stauffenberg là tru diệt tới thành viên cuối cùng của gia đình."


Hitler ra lệnh “treo cổ một số người chủ mưu như treo thú vật bị giết mổ." Bộ phim hành quyết được gửi gấp đến Wolf’s Lair để làm vui lòng Quốc trưởng. Theo một báo cáo, Hitler và tuyên truyền viên chính của ông, Joseph Goebbels, trong rạp hát riêng của Quốc trướng, xem cuộn phim chiếu những con người ở trần bị treo lủng lẳng bằng dây đàn dương cầm, đang rên xiết dàu khổ và hấp hối trong khi những chiếc quần không có dây lưng tuột xuống để lộ tấm thân trần truồng.


Trong nhiều năm, Goebbels đòi phải truy sát kẻ thù của Hitler bằng quyết tâm máu lạnh.” Nhưng khi các đảng viên quốc xã cao cấp nhìn thấy các hình ảnh đu đưa, cực kỳ ghê tởm của những người âm mưu vô tri vô giác, thì ngay cả Goebbels máu lạnh cũng phải nhắm mắt không dám nhìn.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 07:24:56 pm »

Khi Hitler chấm dứt bài nói chuyện từ Wolf's Lair, Franklin Roosevelt cho phát thanh bài nói chuyện của ông từ California. Nói từ một toa xe lửa riêng tại căn cứ hải quân San Diego, ông chấp nhận việc Đảng Dân chủ giới thiệu ông ra ứng cử Tổng thống năm 1944. Vì các lý do an ninh thời chiến, công chúng chỉ biết căn cứ nằm trên "bờ biển Thái Bình dương."


Tổng thống đang có chuyến đi kiểm tra quân sự dài mười bốn ngàn dặm trong thời gian năm tuần đến Thái Bình dương, Hạ Uy Di (Hawaii) và Alaska. Chuyến xe lửa đặc biệt chín toa của ông di chuyển chậm chạp từ Chicago đến thành phố Kan-san, El Paso và Phoenix, để giết thời giờ, trước khi đến San Diego và để khỏi phải ngủ đêm trên chuyến xe lửa đang chạy, các nhân viên mật vụ cố gắng giữ bí mật nơi ở của Roosevelt. Ở mỗi trạm dừng, người ta yêu cầu Tổng thống và đoàn tùy tùng ở lại trên toa. Nhưng con chó Fala, gốc Scottie nổi tiếng của Roosevelt phải được mang đến để ông yên tâm. Khi những người khuân vác và những người soát vé ở toa Punman (toa xe lửa hạng sang) nhìn thấy Fala, họ biết đích xác ai đang ở trên toa có tên gọi "Main 985."


Người ta có thể mong đợi Roosevelt vui sướng khi nghe được tin tức về hành động phi thường có thể đánh đổ được Adolf Hitler. Nếu một chính phủ mới, hậu-Hitler chấp nhận yêu cầu của phe Đồng minh đầu hàng vô điều kiện, sẽ cứu được hàng triệu mạng người và cho phép Bộ Ba-roosevelt, Joseph Stalin và Winston Churchill-đưa toàn bộ lực lượng quân Đồng minh vào cuộc chiến tranh chống Nhật.


Nhưng Roosevelt biết cuộc đời không đơn giản. Trong nhiều tháng, tình báo Mỹ bí mật báo cho ông biết về các âm mưu chống Hitler. Vào đầu tháng Bảy 1944, Allen Dulles thuộc Văn phòng Vụ Chiến lược (Office of Strategic Services) báo cáo từ Bern, Thuỵ Sĩ, rằng "vài tuần tới là cơ hội cuối cùng cho chúng ta chứng minh quyết tâm của chính người Đức giải thoát nước Đức khỏi tay Hitler cùng bè lũ của ông ta và thiết lập một chế độ bớt hà khắc.” Tám ngày trước khi Stauffenherg đánh bom, Dulles cho biết “một sự kiện đầy kịch tính” có thể sẽ xảy ra ở phía bắc."2 (Với sự tự bảo vệ theo tập quán lâu dời của các sĩ quan tình báo, William Donovan thuộc OSS e sợ Roosevelt có thể giận dữ việc Donovan không cho ông biết nhiều hơn về âm mưu chống Hitler ngày 20 tháng Bảy. Cuối cùng, hai ngày sau ông gửi cho Tổng thống bản ghi chép cuộc trò chuyện trên điện thoại mà ông thực hiện với Dulles, thú nhận cố gắng đã “không thành công.")


Roosevelt chắc chắn hiểu được rằng một ủy ban hành chính mới, hậu-Hitler có thể sẽ cần sự thỏa thuận được đàm phán. Có thể yêu cầu rằng các thành viên nhất định trong bộ tư lệnh quân sự cấp cao, chính phủ và các thể chế khác của Đức vẫn giữ nguyên chức vụ. Điều này sẽ làm mất tác dụng ý định đã tuyên bố là tái thiết một nước Đức thời hậu chiến từ cơ sở trở lên để nó không bao giờ có thể đe dọa thế giới một lần nữa. Chủ trương chính thức của quân Đồng minh là đầu hàng vô điều kiện. Nhưng Roosevelt biết rằng nếu chính phủ ít người thời hậu-Hitler mong ước hòa bình, Churchill và bản thân Roosevelt khó mà thuyết phục được các dân tộc đã kiệt quệ vì chiến tranh tiếp tục chiến đấu và chịu tổn thất thêm hàng trăm hàng ngàn nhân mạng nứa.


Dulles báo cáo có một nhóm người âm mưu chống Hitler muốn “ngăn chặn không để cho Trung Âu... bị Nga kiểm soát.” Roosevelt biết là Churchill có thể rất thèm khát giao dịch với một chính phủ Đức mới có khả năng cứu mạng sống người Anh và chặn đứng quân Liên Xô ở châu Âu, xúi giục sự đương đầu trực tiếp với Stalin. Khả năng xấu hơn là chính phủ hậu-Hitler có thể đứng về phía nhân dân Liên Xô chống lại Anh-Mỹ.


Khi nói về vụ ám sát hụt, các phóng viên ở San Diego đã quấy rầy các sĩ quan phụ tá của Roosevelt để biết được phản ứng của Tổng thống đối với tin này. Tổng thống không bình luận gì. Ông nói bất cứ điều gì cũng là đang đùa với lửa. Nếu ông công khai chúc mừng âm mưu, ông có thể rút lui khỏi chính sách đầu hàng vô điều kiện. Nếu ông lên án, vô hình trung ông lãnh đạm với sự phát triển dẫn đến kết thúc nhanh chiến tranh. Nếu ông phản đối âm mưu mà cuối cùng lại thành công, Stalin sẽ có được cơ hội tốt hơn để giao dịch với chính phủ mới hậu-Hitler, có khả năng cho phép Liên Xô thống trị Âu châu.


Thay vì thế, Roosevelt viết một thông điệp riêng với những từ ngữ thận trọng cho Stalin, đề nghị rằng âm mưu trên đáng động viên vì nó cho thấy kẻ thù Quốc xã đang trong tình trạng lộn xộn: "Chúng tôi vừa nhận được tin tức về những khó khăn trong nước Đức và đặc biệt trong tổng hành dinh của Hitler. Càng hay.” Với cùng sự thừa nhận hồ hởi rằng âm mưu chỉ có thể là một tin vui, Roosevelt viết cho vợ ông là Eleanor, “Em thân yêu... Anh có thể phải vội vã về sớm nếu cuộc nổi loạn ở Đức này tồi tệ hơn nữa! Tuy vậy, anh vẫn sợ nó không xảy ra."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2007, 07:25:45 pm »

Một tối thứ sáu ở Chicago, với sự đồng ý của Roosevelt, các đảng viên Đảng Dân chủ bầu thượng nghị sĩ Harry Truman thuộc bang Missouri làm Phó Tổng thống. Ở San Diego, Truman được bầu chọn thận trọng, Tổng thống và Fala di chuyển trong đêm tối đến Broadway Pier và đáp chuyến tàu tuần dương nặng nề Baltimore, về Honolulu. Để bảo vệ Roosevelt khỏi bị Nhật tấn công, một chiếc tàu trắng mới được bốn tàu khu trục hộ tống. Tàu đi theo một lộ trình không thể dự đoán và được tô đen từ tối đến sáng. Suốt chuyến đi, thủy thủ đoàn bị ngăn cấm không cho cắt các lọn lông của Fala gửi về nhà.


Tổng thống ngủ yên giấc và ngồi trên đài chỉ huy của tàu, thưởng ngoạn ánh mặt trời và các cơn gió mát. Trong khung cảnh thơ mộng của vùng Thái Bình dương và sau này trên tàu, Roosevelt nhận được các báo cáo tình báo rằng sau khi Hitler bị giết hụt, các “cuộc thanh trừng đẫm máu” nội bộ của Quốc trưởng thật "tàn nhẫn." Rất nhiều người Đức bị bắt bớ đến nỗi các trường học và các tòa nhà công cộng lớn khác đều được sử dụng làm nhà tù phụ.” Người ta thông tin cho Roosevel tbiết rằng sau khi Hitler thanh lọc toàn bộ, người Đức có thể phải chờ quân đội Đức suy sụp hẳn mới có thể tự giải thoát mình khỏi các đảng viên Đức quốc xã.”


Khi tàu Baltimore đến Honolulu, cờ Tổng thống được kéo lên. Sự việc này khiến Cục Tình báo khó chịu, nhưng lúc này hầu như mọi người ở thủ phủ Hạ Uy Di đều biết là Roosevelt đang đến. Vẫn ở lại trong biệt thự do một triệu phú nghiện rượu nặng đã tự tử để lại, Tổng thống có buổi trò chuyện được cho là "tuyệt vời" với Tướng Douglas MacArthur về cuộc chiến tranh Thái Bình dương.


Đúng một tuần sau khi Hitler bị ám sát hụt, Roosevelt đưa ra lời bình luận công khai đầu tiên về âm mưu này. Khi Tổng thống ngồi với các phóng viên trên mảnh sân màu ngọc lục bảo trong dinh thự của thống đốc Hạ Uy Di, ông rất thận trọng: “Tôi không nghĩ tôi biết nhiều về điều đó hơn các ông... Tất cả chúng ta đều có những ý nghĩ riêng về nó."3 (Roosevelt nhấn mạnh rằng không được phép trích dẫn lời bình luận có tính xoa dịu này) Ông tiếp tục xác nhận một lần nữa yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của quân Đồng minh: trên thực tế, mọi người Đức đều khước từ việc họ đầu hàng trong trận chiến cuối cùng. Nhưng lần này, họ sẽ hiểu ra điều đó!”


Từ Mạc Tư Khoa (Moscow), các tuyên truyền viên của Stalin tán thành: nước Đức Hitler sẽ bị buộc phải đầu hàng không phải bởi các sĩ quan nổi dậy, nhưng bởi chúng ta và quân Đồng minh của chúng ta!”


Churchill chế giễu âm mưu chống Hitler. Trước Hạ viện, ông giải thích rằng các sĩ quan cao cấp Đức chỉ đang cố gắng tránh né sự bại trận hoàn toàn, không thể tránh được qua hành động tàn sát lẫn nhau."4 (Sau chiến tranh, Churchill đưa ra một bản sửa đổi danh dự (amende honorable), nhấn mạnh rằng ông bị lừa dối về quy mô của âm mưu chống Hitler: "Những người này chiến đấu không có sự trợ giúp từ bên trong hoặc bên ngoài, bị thôi thúc chỉ do lương tâm áy náy)


Sự trình bày qua loa của Thủ tướng che đậy một bí mật mà một số ít người trong chính phủ Nữ hoàng biết. Theo các tài liệu tình báo Anh tiết lộ năm 1998, chính các gián điệp của Churchill tìm cách ám sát Hitler. Dưới mật mã Operation Foxley, họ vạch kế hoạch bỏ thuốc độc vào trà cho Hitler uống, tẩm vi khuẩn chết người vào quân phục Hitler, đánh lật tàu, hoặc bắn tỉa.5 (Một kế hoạch có liên quan khác là cài đặt sát thủ vào hậu cung của tuyên truyền viên quan hệ tình dục lăng nhăng của Hitler, Joseph Goebbels, bị vợ bỏ: “Không bị ngăn trở gì, Goebbels có thế đeo đuổi các chuyện yêu đương này say mê hơn trước kia." Một người khác là Rudolf Hess, một cựu đại diện của Hitler, bị cầm tù ở Anh, “bị thôi miên" quay trớ lại Đức và giết chết trùm SS Heinrich Himmler: “Hess được cho là người cực kỳ thần kinh và rất nhạy cảm với phép trị bệnh bằng thôi miên.")


Một đại tá Anh biết về hoạt động này không thể hiểu vì sao họ phải theo dõi Hitler: ông ta đang làm tốt công tác làm thất bại cuộc chiến! Ông cảnh báo rằng việc giết Quốc trưởng có thể liên kết những người Đức chống lại quân đội Đồng minh. Ám sát sẽ “phong thánh" cho Hitler và "khai sinh ra thần thoại cho rằng nước Đức sẽ được cứu rỗi nếu Hitler còn sống." Một sĩ quan Anh khác nói, “Tôi nghĩ người ta sẽ để cho Hitler sống cho đến khi ông chết già trước mắt dân tộc mà ông đã lừa dối... Hãy biến ông thành trò cười.


"Một tình báo viên Anh điềm đạm hơn nhấn mạnh rằng họ tiếp tục cố gắng. Ông ta viết, “Ảnh hưởng thần thoại" Hitler trên dân tộc Đức đang "hợp nhất đất nước đó lại” khi quân Anh-Mỹ chiến đấu giải phóng châu Âu.


Roosevelt nhất trí với Stalin và Churchill rằng vấn đề quan trọng mà chiến tranh châu Âu để lại là những gì đã xảy ra với nước Đức. Ông tin rằng nền hòa bình bền vững tùy thuộc vào việc ông và Churchill có thể duy trì tình hữu nghị với Liên bang Liên Xô và việc nước Đức có thể được biến đổi để không bao giờ có thể là mối đe dọa thế giới nữa.


Nhưng bằng cách nào đây? Kể cả khi chiến tranh châu Âu lên đến đỉnh điểm và quân đội Đồng minh chọc thủng biên giới nước Đức, Tổng thống vẫn từ chối cam kết. Ông cáu tiết nói với các sĩ quan phụ tá rằng điều này phụ thuộc nhiều vào việc chúng ta và quân Đồng minh tìm được điều gì khi chúng ta vào tới nước Đức-còn hiện nay chúng ta chưa đến được đó.“


Với lòng tin quá mức vào khả năng nắm vững các sự kiện, Franklin Roosevelt tiếp tục mở rộng ý kiến cho đến khoảnh khắc khả thi cuối cùng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2007, 10:09:08 pm »

Chương 2
“ĐẦU HÀNG VÔ ĐIỀU KIỆN"

Không một Tổng thống Hoa Kỳ nào khác có kinh nghiệm sớm về đất nước Đức hơn Franklin Roosevelt. Sau khi người cha cao tuổi của ông bị một cơn đau tim, cha mẹ ông mang đứa con trai duy nhất đến Đức tám lần, ở đó họ điều trị trong khu an dưỡng y khoa Bad Nauheim nổi tiếng.


Suốt chuyến tham quan đầu tiên năm 1891 lúc chín tuổi, Franklin ghi danh học sáu tuần lễ tại một trường học địa phương-chủ yếu để hoàn thiện tiếng Đức. Bà mẹ Sara của ông ghi lại, “Khá vui, nhưng tôi không nghĩ là cháu học được gì nhiều." Gia đình Roosevelt sống trong một khách sạn của chủ nhân người Anh là Villa Britannia. Anglophile, mê thích văn hóa Pháp, họ coi phần lớn người Đức thì thô lỗ và thấp kém. Sara phàn nàn về việc phải ăn tối với "kẻ đáng ghét Đức."


Nước Đức mà lần đầu tiên Franklin gặp gỡ, được tạo ra cách đây hai mươi năm, sau Chiến tranh Pháp-phổ, bởi “Thủ tướng Thép" Otto von Bismarck-hai mươi vương quốc cổ xưa, các thành phố và tỉnh thành tự do được rèn thành một Đế chế Đức đơn độc. Năm 1890, Bismarck bị Kaiser Wilhelm II, người nói về "vận mệnh” cai trị của nước Đức, hạ bệ.


Tình cờ, năm 1901, Roosevelt gặp Kaiser bằng xương bằng thịt. Ở tuổi mười chín, khi ông và mẹ ông xuống tàu tới vịnh Fio ở Na Uy, họ chạm trán chiếc du thuyền trắng bóng loáng Hohernzollern của Wilhelm II và được mời lên boong dùng trà. Theo hồi ức của Roosevelt, ông đã ăn trộm một cây viết chì có dấu răng của Kaiser.


Nhiều năm sau, khi làm Tổng thống, Roosevelt thích tin rằng kinh nghiệm trước kia của riêng ông về nước Đức đem lại cho ông sự hiểu biết đặc biệt về đời sống chính trị và tâm lý Đức. Ông nhớ lại học trò Đức hay huyên thuyên về “cuộc chiến chắc chắn xảy ra với Pháp và về việc xây dựng Đế chế Đức thành cường quốc mạnh nhất thế giới.” Ông nhấn mạnh rằng trong chuyến tham quan đầu tiên của ông, nước Đức "không phải là một nước quân sự." Hoạt động chính trị mang tính địa phương và có “đời sống gia đình tử tế." Ông nhớ lại, vào những năm cuối thập niên 1890, trai gái đều mặc quân phục và được dạy “đi diễu hành."


Roosevelt chia sẻ các định kiến xã hội của mẹ mình. Năm 1905, khi đi hưởng tuần trăng mật với Eleanor, ông viết cho mẹ từ một suối nước khoáng ở Đức rằng "bằng thái độ quyết liệt” ông sắp đặt ngồi càng xa nơi người Đức dùng bữa càng tốt-bốn cái chuồng heo dài, ở đó có sự phân hạng kỳ lạ các sinh vật phải chết (heo là loài phải chết, đúng không nào?) tiêu thụ thức ăn," Ông chú thích, mỗi khi người Đức nói về người họ hàng xa của ông, Tổng thống Thedore Roosevelt, họ đều có "sự hận thù và thái độ đố ky nhất định.” Cũng trong chuyến đi đó, khi Eleanor và ông đi xe lửa qua vùng nông thôn Đức, một hành khách Đức lỗ mãng chồm qua ông để đóng cửa sổ mà không xin phép gì hết. Eleanor viết cho mẹ chồng rằng cô “nghĩ Franklin sẽ nổi sùng và không tránh được xung đột.”


Trong suốt Thế chiến II, khi tiến hành chiến tranh chống Hitler, Roosevelt kể cho bạn bè và gia đình nghe những câu chuyện hấp dẫn-có khả năng là được phóng đại hoặc tưởng tượng ra-về các cuộc chạm trán chớp nhoáng thời trẻ với chủ nghĩa độc đoán Đức. Ông kể rõ rằng khi đạp xe với thầy phụ đạo qua miền nam nước Đức, trong có một ngày ông bị chặn lại kiểm tra bốn lần6 (Vì ăn trộm đào, đá ngỗng, dắt xe đạp vào ga xe lửa và đạp xe vào một làng người Đức lúc chiều xuống).
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2007, 10:10:28 pm »

Một chuyện kể khác, có lẽ để tô điểm thêm cho tuần trăng mật chạm trán một tay người Đức thô lỗ trên xe lửa, ông kể rằng khi đi cùng với mẹ và một người bạn của mẹ đến Bá Linh, “một sĩ quan Phổ” đã đóng cửa sổ toa xe lại. Vì người bạn của mẹ "nhức đầu” nên Roosevelt lại mở cửa sổ ra. Theo ông kể thì tên Phổ lại đóng nó lại. Thế là Roosevelt đánh tên Phổ gục xuống sàn, và vì việc này ông bị ném vào nhà tù ở Bá Linh: “Mẹ tôi gọi điện đến sứ quán Mỹ, nhưng chúng vẫn giữ tôi vài giờ rồi mới chịu thả ra.”


Kiến thức sâu rộng hơn của Roosevelt về nước Đức được thu thập trong Thế chiến I. Khi cuộc chiến nổ ra ở châu Âu năm 1914, ông đã là Thứ trưởng Bộ Hải quân lúc ba mươi hai tuổi. Tổng thống Woodrow Wilson ra sắc lệnh mang tính trung lập, nhưng Roosevelt tự viết, tôi hy vọng Anh quốc sẽ gia nhập và cùng với Pháp và Nga thúc đẩy hòa bình ở Bá Linh!”


Sau khi Hoa Kỳ tham chiến vào tháng Tư 1917, Roosevelt phát biểu bài diễn văn chống "chủ nghĩa hoàng đế" (Kaiserism) và “chủ nghĩa Phổ" (Prussianism). Ông nhấn mạnh rằng người Đức là dân tộc “bị lạc đường” "bị lệ thuộc vào sự cai trị của đẳng cấp quân sự” và "bị dắt đi theo con đường họ không thể hiểu được.” Mùa hè năm 1918, khi đi thị sát các chiến trường ở Pháp và Bỉ, ông viết trong nhật ký về các tù nhân Đức là “lũ đù, đần độn” và “giàn thiêu xác lính Đức" làm tổn thương những chiếc mũi nhạy cảm của chúng ta.”


Các quyết định của Tổng thống Wilson về nước Đức báo trước các quyết định mà Roosevelt phải đưa ra cho thế hệ sau này trong Thế chiến II. Cam kết với quyền tự quyết bằng Mười Bốn Điểm và thúc đẩy hòa bình của Hội Quốc Liên, Wilson nói ông không có ước muốn đi diễu hành chiến thắng vào Bá Linh."


Roosevelt nhấn mạnh là Anh, Pháp và Hoa Kỳ không can thiệp sâu vào nước Đức, người Đức không thực sự bại trận. Chủ nghĩa quân phiệt hung hãn của Đức vẫn tồn tại. Ông muốn người Đức cắt đứt và thanh lọc.” Khi người ta yêu cầu ông cho lời khuyên về các điều khoản hòa bình cho hải quân Đức, Roosevelt biện hộ cho sự đầu hàng vô điều kiện. Ông nói, “Bài học duy nhất mà người Đức sẽ học được là bài học thất trận."


Tháng giêng 1919, sau đợt ngừng bắn ngắn, ông đưa vợ đến pháo đài cổ ở Ehrenbreitstein, trên sông Rhine và sông Mosel. Ông đã nhìn thấy pháo đài khi còn là thiếu niên và muốn thấy nó phất phới lá cờ Mỹ. Khi không trông thấy gì hết, ông bị xúc phạm khi được cho biết vị sĩ quan Mỹ ở địa phương không muốn làm người Đức đau khổ. Roosevelt đặt vấn đề với Tướng Joan .J. Pershing, chỉ huy trưởng Quân viễn chinh Mỹ. Tướng này liền ra lệnh kéo cờ Mỹ lên trong vòng một giờ."


Theo Hiệp ước Versailles, Đức được lệnh phải cắt giảm quân đội; phi quân sự hóa vùng bờ đông sông Rhine; giao nộp các thuộc địa; nhượng đất cho Bỉ, Pháp, Đan Mạch và Ba Lan; chịu trách nhiệm hoàn toàn Thế chiến I; và bồi thường thiệt hại chiến tranh cho quân Đồng minh về các tổn thất do chiến tranh gây ra-giá chót cũng hàng tỉ mỹ kim. Thủ tướng Pháp, Georges Clemenceau, nhấn mạnh đến nhiều điều của hiệp ước này trước những phản đối của Wilson. Quân Đồng minh cũng áp đặt một cơ cấu chính trị mới, dựa trên chế độ bầu cử theo tỷ lệ, để ngăn ngừa một chế độ độc tài khác.


Cuối cùng, phần lớn điều này đã nuôi dưỡng chủ nghĩa cực đoan Đức Adolf Hitler và những người khác nhồi nhét ý rằng quân đội của họ bị các chính trị gia "tội phạm” “đâm sau lưng” và cản trở không cho chúng ta thắng trận. Cơ quan lập pháp mới bị đẩy vào hoàn cảnh bế tắc và hỗn loạn, khi không một ai trong nhiều đảng phái chính trị mới chứng tỏ có đủ khả năng lập một chính phủ ổn định.
Một số người Mỹ phàn nàn hòa bình ở Đức là quá nhân nhượng. Quân Đồng minh chỉ chiếm giữ vùng bờ đông sông Rhine và để chính phủ Đức vẫn tiếp tục. Năm năm sau khi kết thúc Thế chiến I, Tướng Pershing phàn nàn rằng quân Đồng minh không bao giờ chắc chắn là người Đức “biết họ bị đánh bại," và ông nói thêm, "Điều đó sẽ phải được thực hiện một lần nữa.”


Roosevelt đồng tình. Trong thập niên 1920, là luật sư và doanh nhân từ sau khi bình phục khỏi chứng liệt, chứng bệnh ông mắc phải ở tuổi ba mươi chín, ông cảm thấy hiệp ước Versailles vừa quá cứng rắn, đè nặng lên nước Đức nghĩa vụ tài chính và những nghĩa vụ khác khiến nó chỉ phẫn nộ mà không bao giờ hoàn thành, nhưng lại nhẹ nhàng vì nó không đủ sức giữ người Đức khỏi lòng ham muốn chiến tranh và có khả năng tiến hành chiến tranh.7 (Roosevelt cảm thấy lý lẽ phổ biến của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes, khiển trách hiệp ước Versailles vì chú nghĩa cực đoan của Đức sau này đã bị phóng đại) Ông buồn rầu quan sát thấy rằng những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất đã bộc lộ. Chế độ dân chủ Weimar chìm xuống trong tình trạng lạm phát tăng rất nhanh, nợ và bồi thường thiệt hại chiến tranh, sự oán giận sự ác nghiệt của hiệp ước Versailles, và sự tin tưởng bị Hitler xúi giục cho rằng những kẻ phản bội quân đội Đức đã cố ngăn trở nước Đức khỏi vận mệnh lịch sử.


Roosevelt nghĩ rằng Wilson ắt phải nhấn mạnh rằng những kẻ chiến thắng chiếm đóng nước Đức và huấn luyện người Đức từ bỏ các tham vọng cũ về chế độ độc tài, một quân đội hùng mạnh và một đế chế thế giới. Khi ông thấy Hitler nhanh chóng nắm quyền lực trước khi ông nhậm chức năm 1933, Roosevelt sớm thấy rõ hơn đa số người Mỹ là, trong nhiệm kỳ của ông, nước Mỹ có thể bị buộc phải trả giá cho những sai lầm của Wilson.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2007, 10:11:22 pm »

Tháng Chạp 1941, khi đài phát thanh phát bài nói chuyện với người Mỹ sau trận Trân Châu Cảng, Rooservelt nhấn mạnh rằng nước Mỹ có thể "không chấp nhận kết quả giành chiến thắng cuối cùng và hoàn toàn." Sau này trong chiến tranh, Tổng thống nói rằng khi đã giành chiến thắng ở châu Âu, quân Đồng minh phải chú ý đến bài học năm 1918. Ở Đức, họ không được cấp phát hạt giống tội ác mà chúng ta đã hủy diệt không cho nảy mầm và sinh sôi nảy nở sau này nữa.”
Tháng giêng 1943, Tổng thống nắm bắt được cơ hội để thực hiện điều ông thuyết trình. Sau chuyến bay nhọc nhằn kéo dài bốn mươi tám giờ trên chiếc Pan American được trưng dụng, chuyến hành trình hàng không đầu tiên ở cương vị Tổng thống, ông đáp xuống thành phố cảng cổ Casablanca thuộc Ma Rốc (Morocca) để hội kiến với Winston Churchill.


Vì phải đối phó với cuộc tấn công mạnh của Đức vào phía tây Liên bang Liên Xô nên Stalin không tới được. Lực lượng Anh-Mỹ vừa mới chặn đứng đợt tấn công của Hitler vào Bắc Phi, nhưng các đảng viên Đức quốc xã vẫn còn kiểm soát châu Âu từ Đại Tây dương đến Leningrad và Stalingrad. Trước hội nghị Casablanca, Roosevelt đã cảnh báo Churchill là đừng “làm cho Stalin có ấn tượng rằng chúng ta đang dàn xếp mọi chuyện giữa chúng ta trước khi chúng ta gặp ông ta.”
Stalin đang công khai chỉ trích quân đồng minh vì đã từ chối không mở mặt trận thứ hai chống Hitler như đã hứa-cuộc tấn công vào Tây Âu sẽ làm giảm sức ép của Đức lên Hồng quân. Đại sứ Anh ở Mạc Tư Khoa, Clark Keer, báo cho Churchill biết là quân Liên Xô đang dọa cắt dứt quan hệ với Anh và Mỹ nếu mặt trận thứ hai không được mở sớm. Một số quan chức Liên Xô đang lớn tiếng tự hỏi rằng liệu Anh-Mỹ có đang bí mật âm mưu để cho người Đức làm đổ máu một Liên Xô đang khô cạn, rồi sau đó sẽ sắp đặt nền hòa bình riêng với Bá Linh.


Tại Casablanca, Roosevelt và Churchill nhất trí đưa ra tuyên bố chung rằng quân Đồng minh “kiên quyết theo đuổi chiến tranh đến phút cuối." Theo quan điểm của Roosevelt, điều này sẽ ngăn chặn việc lặp lại các sai lầm của Wilson khi giải quyết vấn đề nước Đức hồi cuối Thế chiến I, và xoa dịu nỗi lo của Stalin về quyết tâm của Anh-Mỹ. Đây sẽ là lời tuyên bố thách thức khi quân Đồng minh quay trở lại nện gót giày trên châu Âu. Nó cũng giải quyết các bất đồng giữa Bộ Ba và trong mỗi chính phủ của họ về các mục tiêu chiến tranh. Qua bữa tiệc trưa, Roosevelt đề nghị họ sử dụng cụm từ "đầu hàng vô điều kiện.”


Churchill có những ngờ vực riêng nhưng quá lệ thuộc vào sự ủng hộ Anh của Roosevelt nên đã cố gắng bày tỏ lòng nhiệt tình.8 (Churchill đã làm rõ nhu cầu chống Đức với Bộ Chiến tranh trước khi khởi hành. Ông biết rằng đó là cam kết với Mỹ là sau chiến thắng ở châu Âu, Anh sẽ tham chiến chống lại Nhật) Ông nói, "Tuyệt! Tôi có thể thấy Goebbels và những kẻ còn sót lại sẽ kêu thét lên như thế nào.”


Roosevelt nói, “Đó chỉ là điều dành cho Nga... Joe có thể tự thu xếp được"
Tại buổi họp báo đánh dấu kết thúc hội nghị Casablanca, Roosevelt nói với các phóng viên, “Tôi nghĩ chúng ta đều có sẵn nó trong trái tim và trong đầu của chúng ta, nhưng tôi không nghĩ nó đã từng xuất hiện trên giấy... và đó là... hòa bình ấy chỉ có thể đến với thế giới nhờ xóa bỏ hẳn quyền lực chiến tranh Đức-Nhật. Điều này có nghĩa là Đức, Ý và Nhật phải đầu hàng vô điều kiện." Quân Đồng minh sẽ chiến đấu để diệt “các thứ triết lý ở những quốc gia dựa vào sự xâm chiếm và chinh phục người khác.” Ông tuyên bố rằng người ta phải gọi Casablanca là hội nghị "đầu hàng vô điều kiện.” Churchill phụ họa theo, "Nhất trí, nhất trí!”


Sau khi qua trở về Luân Đôn, Churchill bảo vệ chủ trương đầu hàng vô điều kiện trước Hạ viện: “Hai lần trong cả cuộc đời chúng ta" người Đức “nhấn chìm thế giới vào những cuộc chiến bành trướng và tấn công... Chính thể chuyên chế Quốc xã và chủ nghĩa quân phiệt Phổ là hai yếu tố chính trong đời sống người Đức phải bị tiêu diệt hoàn toàn... Nếu châu Âu và thế giới không muốn có một cuộc xung đột thứ ba và khủng khiếp hơn nữa”.


Tài hùng biện của Thủ tướng che đậy sự kiện ông không hoàn toàn tin điều ông đang nói. Ông đã miễn cưỡng tranh cãi với Roosevelt ở Casablanca, nhưng ông bi quan cho rằng đầu hàng vô điều kiện sẽ xoa dịu Stalin. Về sau ông nói với Bộ Chiến tranh, “Không gì trên thế giới được Stalin chấp nhận thay thế cho việc chúng ta sắp đặt năm mươi hay sáu mươi phần chia ở nước Pháp vào mùa xuân năm nay”.


Hơn cả Roosevelt, Churchill lo lắng đầu hàng vô điều kiện sẽ khiến cho người Đức chiến đấu mạnh hơn chống lại quân Đồng minh và kéo dài chiến tranh thêm: Nếu người Đức không có gì để hy vọng sau khi quân Đồng minh chiến thắng, tại sao họ không chiến đấu đến cùng? Sau hội nghị Casablanca, các tuyên truyền viên của Joseph Coebbels cảnh báo dân tộc Đức rằng đòi hỏi đầu hàng vô điều kiện là bằng chứng cứng rắn cho thấy nếu quân Đồng minh chiến thắng, họ sẽ biến dân Đức thành nô lệ và tiêu diệt dân Đức.


Churchill cũng không chia sẻ các khát vọng không tưởng của Roosevelt muốn biến đổi xã hội Đức hậu chiến. Nghi ngờ Stalin, ông biết bức tường thành chính bảo vệ ngăn không cho Liên Xô thống trị châu Âu thời hậu chiến có thể phải là Đức. Để giữ cho bức tường thành này nằm đúng vị trí, có thể Anh-Mỹ phải bảo đảm rằng cơ sở hạ tầng Đức sẽ hoạt động càng sớm càng tốt sau khi họ chiến thắng.
Churchill quyết định sẽ giải thích việc đầu hàng vô điều kiện theo cách của riêng ông. Bí mật, ông nói với các cộng sự rằng, đối với ông, đơn giản là sau chiến thắng, quân Đồng minh sẽ “hào phóng" ở Đức, tháo gỡ các cam kết trước kia-không phải những kẻ chiến thắng cảm thấy được phép “cư xử dã man" hoặc “loại bỏ nước Đức ra khỏi các quốc gia châu Âu."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2007, 10:12:14 pm »

Stalin được thông tin về tuyên bố đầu hàng vô điều kiện của Roosevelt và Chruchill ngay lúc Hồng quân đẩy lùi quân Đức ở Leningrad. Như Churchill dự kiến trước, vị lãnh đạo Liên Xô không vui về điều này. Ông giận dữ vì các đồng minh không tham khảo ý kiến ông trước. Ông hiểu ngay rằng họ có thể sử dụng nó như vật thay thế tồi tàn cho mặt trận thứ hai mà ông đang chờ đợi. Hơn cả Churchill, ông sợ rằng đòi hỏi đầu hàng vô điều kiện sẽ thống nhất và tôi luyện dân tộc Đức chống lại quân Đồng minh.


Stalin cũng miễn cưỡng công khai nói những điều có thể làm cho người Đức thời hậu chiến hằn học chống lại Liên bang Liên Xô. Ông biết khó khăn của việc biến đổi người Đức theo cách của Liên Xô. Có lần ông đã nói, "Chủ nghĩa Cộng sản hợp với nước Đức giống như yên ngựa hợp với con bò.“ Và cũng như Lenin, ông không bao giờ ngừng mơ đến một nước Đức Cộng sản-hay ít nhất thì nước Đức đó, với sức mạnh công nghiệp và nhân sự lành nghề, có thể được tạo ra để giúp hiện đại hóa nước Nga. Ông quyết định là hàng triệu binh lính Liên Xô không nên bỏ mạng trong Thế chiến II chỉ để đối mặt với một nước Đức thù địch. Ông vẫn còn giận về sự kiện Hitler bất ngờ xâm lược Liên bang Liên Xô hồi tháng Sáu 1941.


Giải pháp của Stalin đối với nước Đức thời hậu chiến là nước đôi. Công khai tránh lối nói khoa trương chống Đức mà ông nghe được từ Roosevelt và Churchill, ông tế nhị đánh điện cho người Đức báo rằng Liên Xô có thể là kẻ chiến thắng thân thiện nhất trong những kẻ chiến thắng tiềm năng của họ. Ông tự mình đòi hỏi các đồng minh cam kết thực hiện những biện pháp khắc nghiệt để đập tan quyền lực nước Đức thời hậu chiến-chia cắt đất nước, xét xử và hành hình hàng loạt, cưỡng bức lao động, trục xuất hàng triệu người Đức ra khỏi lãnh thổ Đức, cũng như những đòi hỏi truyền thống hơn là bồi thường thiệt hại chiến tranh và giải trừ quân bị. Các biện pháp như thế có thể giữ nước Đức không đe dọa Liên bang Liên Xô một lần nữa đối với thế hệ mới hoặc thế hệ sau nữa. Chúng cũng có thể tạo ra khoảng không quyền lực cho phép Liên bang Liên Xô tiến vào Trung Âu thời hậu chiến.


Tháng Hai 1942, Stalin làm rõ với thế giới rằng ông không tán thành quan điểm cho rằng không có sự khác biệt giữa đảng viên Đức quốc xã và dân tộc Đức. Ông tuyên bố, “Những tên Hitler đến rồi đi, nhưng dân tộc Đức, đất nước Đức vẫn còn.” Khi tố giác “chuyện tầm phào" trên “báo chí nước ngoài" cho rằng Hồng quân muốn “tiêu diệt nước Đức,” ông xác nhận mục tiêu duy nhất của ông là “hất cẳng quân xâm lược Đức ra khỏi đất nước chúng tôi."


Mùa hè năm 1943, Stalin hình thành điều có nghĩa là chính phủ Đức lưu vong của riêng ông, Uỷ ban Nhà nước cho một nước Đức Tự do. Các thành viên của nó bao gồm các Đảng viên Cộng sản Đức cũ đã trốn qua Mạc Tư Khoa và các tù nhân chiến tranh cấp cao của Đức bị Liên Xô bắt tại Stalingrad. Được thiết kế để lôi kéo “nhân dân lao động” Đức, cương lĩnh của nó là ca tụng niềm hãnh tiến của sự hợp tác Xô-Đức. Một số thành viên của Ủy ban nhanh chóng được cho biết là sau chiến tranh, không giống như một số kẻ thù của Đức, Liên bang Liên Xô quyết định duy trì một đất nước Đức thống nhất và một quân đội Đức hùng mạnh.
Stalin công khai xác nhận rằng Ủy ban của nước Đức Tự do có ý định làm giảm sức kháng cự của nước Đức. Với ý tốt, nhiều nhà kế hoạch của Mỹ và Anh e sợ mục đích thực sự của nó là để phục vụ như mũi nhọn chính trị của sự ảnh hưởng của Liên Xô lên nước Đức thời hậu chiến. Trong hoàn cảnh tốt nhất theo quan điểm của Stalin, ủy ban mới có thể là đại diện của chính quyền bù nhìn Đức hậu chiến do Liên Xô kiểm soát. Một số bài phát trên đài phát thanh tới nước Đức nói rõ rằng Liên Xô chiếm đóng sẽ nhân hậu hơn là Anh-Mỹ chiếm đóng.


William Bullitt, từng là đại sứ của Roosevelt ở Liên Xô và Pháp, cảnh báo với Tổng thống rằng "mục tiêu của Stalin là thiết lập một chính quyền hợp tác với kẻ địch tại Đức."9 (Tức chính quyền bù nhìn của Liên Xô. Vickun Quisling là một người Na-uy cộng tác với Đức quốc xã) Ông viết, sau khi quân Đồng minh chiến thắng, Hoa Kỳ phải chặn đứng "dòng amip Đỏ" và “giữ cho đảng viên đảng Cộng sản Liên Xô không thay thế đảng viên Đức quốc xã thống trị châu Âu."


Trong khi công khai sử dụng ủy ban Đức Tự do và phương tiện khác để thuyết phục người Đức về tính thân thiện của Liên Xô, Stalin bí mật thúc ép đồng minh phải bảo đảm rằng nước Đức thời hậu chiến bị chia cắt. Ngay tháng Chạp 1941, khi gặp bộ trưởng ngoại giao Anh Anthony ở Mạc Tư Khoa, ông bí mật đòi hỏi Đông Phổ, vùng đất thuộc sông Rhine, Bavaria và Áo đều được chia thành các quốc gia riêng biệt, và Pháp chiếm hữu toàn bộ lãnh thổ Đức lên đến sông Rhine. Khi Eden báo cáo lại với Churchill, Thủ tướng trả lời rằng việc công khai đưa ra ý tưởng chia cắt nước Đức ngay lúc này sẽ “tập hợp mọi người Đức đồng lòng với Hitler."


Tại Nhà Trắng vào tháng Ba 1943, Eden cảnh báo Roosevelt rằng khi kết thúc chiến tranh, Stalin với lòng nghi ngờ thâm căn cố đế người Đức, sẽ "khăng khăng đòi" chia cắt nước Đức. Nếu Roosevelt và Churchill không “đả thông" với Stalin về nước Đức thời hậu chiến, thì hoặc nước Đức sẽ đi theo Chủ nghĩa Cộng sản hoặc sẽ là một đất nước vô chính phủ hoàn toàn."


Roosevelt vẫn bị thất bại của Woodrow Wilson ám ảnh. Ông cho Eden biết ông hy vọng "chúng ta sẽ không sử dụng các phương pháp đã thảo luận ở Versailles" áp đặt sự phân chia nước Đức. Cách tốt hơn là "khuyến khích những khác biệt và các tham vọng sẽ phát sinh trong phạm vi nước Đức” dành cho những đất nước riêng biệt thời hậu chiến. Ông nhắc nhớ là trước thời Bismarck đã có nhiều quốc gia và nhiều dân tộc Đức. Ngay cho dù không có hành động tự phát như thế, thì Phổ, với truyền thống quân phiệt của nó, chắc chắn phải bị loại trừ: "Người Phổ không được phép thống trị toàn nước Đức."


Eden nản lòng trong việc làm cho Nhà Trắng phải kinh hoảng với những gì ông bí mật gọi là “sự sẵn lòng tắc trách” của Roosevelt. Ông mỉa mai tự hỏi liệu Tổng thống có học lịch sử và địa lý châu Âu qua việc đam mê sưu tầm tem không. Ông cảm thấy Roosevelt “dường như tự thấy mình có trách nhiệm sắp đặt vận mệnh cho nhiều vùng đất” giống như “pháp sư khéo léo tung hứng những trái cầu dinamit, mà ông không thể hiểu được bản chất của chúng."


Eden không hiểu rõ thái độ của Roosevelt là phải suy nghĩ kỹ. Ông nhanh chóng nhận ra rằng lời khuyên của ông về tính cứng rắn với nước Đức đã tạo ra nhiều ấn tượng lên Tổng thống hơn ông tưởng.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2007, 10:25:58 pm »

Chương 3
“NĂM MƯƠI NGÀN NGƯỜI ĐỨC PHẢI BỊ BẮN"

Mùa thu năm 1943, Stalin càng mất kiên nhẫn trước chuyện Anh-Mỹ không mở mặt trận thứ hai như họ đã cam kết. Tháng Chín năm đó, ông bị xúc phạm một lần nữa khi Churchill và Roosevelt làm tê liệt Liên Xô bằng sự đầu hàng vô điều kiện của chính quyền Ý mới của Tướng Pietro Badoglio, người lật đổ Mussolini.


Roosevelt yêu cầu Ngoại trưởng Cordell Hull bay tới Mạc Tư Khoa gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov, cùng với Anthony Den. Hull kiệt sức, ông bị tiểu đường và bệnh lao nhưng ông giấu. Ông sợ bị gạt ra và vì trước giờ chưa hề đi máy bay. ông xúc động khi được mời tham gia chuyến đinày đến nỗi không cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc vợ, ông trả lời đồng ý ngay với Tổng thống.


Trong nhiều năm, một cựu nghị sĩ già từ bang Tennessee thực thi chức vụ Ngoại trưởng của Roosevelt như bà vú già u sầu. Với vẻ duyên dáng và lòng trung thành, Hull cố gắng làm cho Tổng thống thích chuyện phiếm về những ý tưởng trái với thông lệ, và là người làm cho đời sống Hull đáng thương hơn để mưu mẹo làm lung lạc ông bằng những phô trương không dứt các công vụ riêng. Ông phàn nàn, "Tôi chỉ không biết điều gì đang xảy ra còn Tổng thống sẽ không để tôi giúp ông ta.”


Tổng thống kín đáo đùa bỡn về tật nói ngọng của Hull và thích nhại lại ông, "Lạy Chúa ‘Dê su!’” Trong một thập niên, ông thực hiện nhiều công việc quan trọng qua thứ trưởng ngoại giao Sunner Welles, một người bạn cũ của gia đình Roosevelt mà Hull căm ghét lên án là “kẻ đáng ghét tiêu biểu của nước Mỹ.”


Roosevelt yêu cầu Welles tham dự hội nghị Mạc Tư Khoa thay Hull. Nhưng mùa thu năm 1943, Tổng thống kết luận là các tin đồn phổ biến về những quan hệ đồng tính lén lút của Welles được Hull hăm hở loan truyền vời sự phẫn nộ màu mè-làm cho ông thành người không đảm bảo về mặt an ninh, thúc ép Roosevelt phải buộc lòng trục xuất người bạn cũ khỏi đời sống hoạt động xã hội.


Roosevelt để Hull ở lại Hoa Thịnh Đốn khi ông đến Casablanca gặp Churchill. Lúc Hull biết được Roosevelt đòi hỏi đầu hàng vô điều kiện, ông hết sức lúng túng. Ông sợ đòi hỏi như thế sẽ kéo dài chiến tranh chống Đức và khiến cho Đồng minh “tiếp quản từng thời kỳ" của đời sống Đức sau chiến thắng ở châu Âu. Như Hull sau này nhớ lại, ông yêu cầu Tổng thống cho ông biết "phần chính trị" trong quan hệ thư từ bí rnật giữa Tổng thống với Churchill. Roosevelt nói "ông sẽ cho tôi biết, nhưng ba giờ sau, tôi nhận được một thông điệp báo Tổng thống quyết định không cho tôi biết."


Sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt giao việc lập kế hoạch thời hậu chiến ở Đức và phần còn lại của thế giới cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Theo quan điểm của Tổng thống, thì một ai đó phải làm điều ấy trong khi ông chú tâm vào các vấn đề cấp bách hơn của việc thắng trận. Mặc dù tận tình gặp gỡ các ủy ban kế hoạch thời hậu chiến, song ông tin rằng vào thời điểm kết thúc Thế chiến II, bất kỳ kế hoạch nào cũng phải dược duyệt lại một trăm lần và ông luôn giữ quyền quyết định tối cao trong tay mình.


Trong khi Roosevelt tiếp tục điều hành cuộc chiến, không nhà kế hoạch của Hull hình dung ra một nền kinh tế Đức thời hậu chiến vững chắc, tự trang trải, giúp khôi phục lại sự lành mạnh xã hội và có khả năng tái thiết châu Âu. Mậu dịch tự do sẽ làm vững chắc thêm nền dân chủ và tính ổn định của nước Đức.


Tháng Chín 1943, Roosevelt gửi cho Hull một bản sao lá thư được in trong tạp chí New York Times do bạn ông là Gerard Swope, chủ tịch General Electric viết. Swope đề nghị là sau cuộc chiến, quân Đồng minh đập tan nước Đức, thắt chặt thêm các quyền lực nghiêm ngặt lên nền công nghiệp nặng của Đức và “giải giáp quân đội.”


Roosevelt thích lá thư đó. Hull thất kinh. Tại Nhà Trắng, thứ tư ngày 5 tháng Mười, ông nói với Tổng thống rằng nước Đức thời hậu chiến vẫn thống nhất, mặc dầu bị tách thành Đông Phổ, với những thay đổi biên giới không quan trọng khác: Sự chia cắt có sẵn sẽ ít tai họa cho cả Đức lẫn chúng ta."


Roosevelt không tán thành. Ông nhắc Hull nhớ rằng ông đã từng du lịch và học tập ở Đức. Ông có thể nói tiếng Đức và ông hiểu đất nước này nhiều hơn Hull. Ông nói có thể các ký ức của ông "quá cũ" không "có giá trị,” nhưng theo ông, cách duy nhất để ngăn chặn một cuộc chiến khác là chia cắt nước Đức.


Ông bảo Hull, giai đoạn ngay sau chiến tranh sẽ là "phương pháp thử và sai." Nhưng trước hết họ sẽ cắt nước Đức thành ba hoặc nhiều bang hơn, chỉ bị ràng buộc bởi hệ thống dịch vụ "công cộng, và tước đoạt “mọi hoạt động quân sự" và "công nghệ vũ khí" của các nước mới đó. Đông Phổ bị tách khỏi nước Đức, “và mọi yếu tố nguy hiểm về dân số bị loại bỏ bằng vũ lực.” Và người Đức thời hậu chiến sẽ phải bồi thường thiệt hại chiến tranh cho các quốc gia là nạn nhân của Hitler-giống như sau Thế chiến I, “không có tiền nhưng có thiết bị và nhân lực.”
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM