Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:06:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những người thắng cuộc  (Đọc 73610 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 08:20:28 pm »

Henry Morclenthau III viết, ngay từ đầu đời, tôi đã ý thức được tình trạng bất ổn của cha mẹ tôi trong tính chất Do Thái. Họ giả bộ vui vẻ, trong khi vẫn rất cảnh giác với sự  tấn công từ người ngoài." Ông nói, đối với họ, làm người Do Thái là “một loại khuyết tật bẩm sinh không thể loại trừ tận gốc rễ, nhưng bằng cách xử thế thích đáng, có thể khắc phục được nếu không được trong thế hệ này thì cũng có thể trong thế hệ kế tiếp.


Khi lên năm tuổi, được người khác hỏi là theo tôn giáo nào, Henry III tìm đến mẹ xin hướng dẫn. Là “người đồng hóa vững chắc" hơn chồng, Elinor bảo con, “Chỉ nói với họ rằng con là người Mỹ." Như người con trai nhớ lại, cha mẹ ông không tham dự giáo đường Do Thái từ khi ông trưởng thành và có “ý tránh" các câu lạc bộ thành phố và thôn quê, Thánh đường Emanu-El được Mỹ hóa, và những vùng thôn quê ở Westchester County đã đem lại cho người Do Thái quốc tịch Đức sống ở Nữu Ước một “cảm giác dễ chịu trong cộng đồng.”24 (Henry III nhớ lại, "Hầu hết bạn bè của cha mẹ tôi đều là người Do Thái,” nhưng "họ không bao giờ nói về bất kỳ điều gì liên quan đến Do Thái” và “không có các vật dụng của người Do Thái hoặc bất kỳ điều gì gần gần như thế.” Ông nhớ lại khi mẹ ông đưa ông đến Augusta, Georgia vào mùa đông để dưỡng thương sau một tai nạn xe cộ, bà “thực sự phẫn nộ" khi “cộng đồng Do Thái ở đó xa lánh bà," và bà giữ thái độ cách biệt)


Như Henry III nhớ lại, ông nội ông "sợ bất kỳ điều gì có thể đe dọa sự thân Mỹ của ông" và do đó “không muốn cha tôi dính líu vào những gì liên quan đến người Do Thái." Ông lão bị chủ nghĩa phục quốc Do Thái khai trừ. Mặc dù đã một thời làm chủ tịch Giáo đường Do Thái Tự do của Giáo sĩ Wise ở Nữu Ước, song Henry Sr. đã bất hòa với Wise về khát vọng nồng nhiệt của vị giáo sĩ này đối với quê hương Do Thái ở Palestine. Ông già Morgenthau chế nhạo, “Chúng tôi, những người Do Thái ở Mỹ nhận thấy nước Mỹ là Thiên đàng của chúng tôi. Tôi là người Mỹ.”


Franklin Roosevelt không mất thời gian đón chào người mới đến tỉnh nhà. Hai người đàn ông đều yêu mến đất cát và tự xưng mình là nông dân. Hai người vợ trở thành hai người bạn thân. Khi gia đình Morgenthau đến uống trà tại ngôi nhà lớn ở Hyde Park, bà mẹ Sara của Roosevelt viết trong nhật ký, "Morgenthau trẻ thoải mái, nhưng khiêm tốn, trang trọng và thông minh. Người vợ rất Do Thái, nhưng dáng vẻ rất xinh xắn."


Như một nhà chính trị khao khát làm Thống đốc bang Nữu Ước và sau này làm Tổng thống, Roosevelt biết rằng mình sẽ có các lợi ích chính trị khi làm bạn với chàng trai trẻ Morgenthau. Ông biết cha của Morgenthau, mà ông gọi là "Cậu Henry,” là nhà tài trợ đáng tin cậy để cải thiện các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Và trong một bang có quá nhiều cử tri người Do Thái, những người dễ tự hỏi liệu một ứng cử viên Thiên Chúa giáo nào đó có bí mật chống Do Thái không, thì việc có được ít nhất một người bạn thân là người Do Thái sẽ hữu ích cho Roosevelt.25 (Qua phần đời còn lại của Roosevelt, Morgenthau vẫn là người bạn Do Thái thực sự duy nhất mà ông có được) Roosevelt gọi bạn ông là “Henry the Morgue," một lối đùa bỡn khôi hài sắc mặt buồn khổ của Morgenthau, và yêu cầu ông giúp đỡ trong hoạt động chính trị. Ông thúc đẩy Morgenthau ra làm cảnh sát trưởng ở Dutchess County, có thể biết rằng, trong khi một đảng viên Đảng Dân chủ và một người Do Thái không thể thắng cử thì lời đề nghị lại đẩy mạnh cái tôi mong manh của Morgenthau lên. Trước hết, ông chắc chắn rằng Morgenthau trung thành, thận trọng và không có những tham vòng đối chọi với các tham vọng của ông.


Đối với Morgenthau, tình bạn với Roosevelt trở thành một điều rất quý giá. Roosevelt là người anh lớn mà Morgenthau chưa bao giờ có, một người có rất nhiều đức tính mà ông không có-ba hoa, hướng ngoại, cởi mở, tự tin. Việc được người bảo trợ ở Thung lũng Hudson ôm chặt dìu đi xa sẽ dẹp tan mọi tự ti xã hội mà chàng trai trẻ cảm thấy, đặc biệt trong một tỉnh thành không thích gì người Do Thái là Thành phố Nữu Ước. Và với sự nghiệp được buộc chặt vào sự nghiệp của Roosevelt, bầu trời ắt phải có giới hạn.


Morgenthau giữ gìn tình bạn như thể nó là một trong các giỏ hoa phong lan của ông. Trong việc này ông được người vợ khôn ngoan và mẫn cán hướng dẫn và tình bạn giữa hai người vợ củng cố thêm tình bạn giữa hai ông chồng.26 (Người viết tiểu sử chính thức John Morton Blum của Morgenthau cảm nhận riêng rằng "sự ràng buộc tình cảm" giữa hai người phụ nữ "thắm thiết hơn" sự ràng buộc tình cảm giữa hai người chồng rất nhiều) Elinor Morgenthau tự làm cho mình hữu dụng về mặt chính trị bằng cách gia nhập vào phân hội phụ nữ của Đảng Dân chủ ở Nữu Ước.


Gỡ bỏ tính bài Do Thái trong tầng lớp mình, bà Roosevelt cẩn trọng bảo vệ người bạn Do Thái của mình khỏi bị xã hội coi khinh. Có lần bà viết cho một người bạn khác theo đạo Tin lành, "Bà còn xấu hơn Elinor Morgenthau và không có cả lý trí của bà ta nữa!" Khi bà Morgenthau không được nhận làm hội viên trong Câu lạc bộ Kiều dân quý tộc ở Nữu Ước, bà Roosevelt từ chức để phản đối.


Năm 1938, Elinor Morgenthau nói với Đệ nhất Phu nhân rằng bà lập kế hoạch tổ chức cho con gái Joan của bà một bữa tiệc đầu đời. Bà Roosevelt đề nghị tổ chức ở Nhà Trắng. Khi Tổng thống được xe đưa đến Phòng phía Đông, ông hôn người thiếu nữ trẻ và nói, “Xin lỗi, ta không thể nhảy bản nhạc đầu tiên với cháu.” Các khách mời nghe ông nói điều này đã rơi nước mắt.


Tuy nhiên, bà Roosevelt giận điên lên vì Elinor cảm thấy sự phân biệt xã hội mà Đệ nhất Phu nhân xem là điều duy nhất trong đầu bà. Có lần Đệ nhất phu nhân đã viết cho bà, "Tôi luôn cảm thấy bà thường bị tổn thương bởi những điều tưởng tượng và muốn bảo vệ bà. Nhưng nếu con người có một mối quan hệ lành mạnh... nó phải dựa vào một loại cơ sở bình đẳng nào đó. Đơn giản là bà không thể bị thương tổn quá dễ dàng. Cuộc sống quá ngắn không thể đương đầu được với nó!"
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 08:21:37 pm »

Sau năm 1921, khi chứng liệt của Roosevelt loại bỏ ông ra khỏi chính trị, ông trải qua nhiều thời gian hơn ở Hyde Park và với người láng giềng ở Dutchess County. Tăng tham vọng làm chuyên gia nông trại của Roosevelt, Morgenthau bỏ tiền mua tờ báo Nhà nông Mỹ (American Agriculturalist) và cho người khác tin rằng bỏ tiền ra mua Fishkill Farms là một việc làm thành công. Sau này Henry III cảm thấy cả cha mình cũng tin vào “thành công hoang đường" về nông trại của ông-"mặc dù ông luôn rất dễ chạm tự ái khi bất kỳ người nào dám chất vấn ông quá cặn kẽ về thành công này.”


Tính nhút nhát của Morgenthau vẫn còn đó. Tại hội nghị các chủ trại ở Dutchess County, ông lúng túng đến nỗi Elinor, một cựu sinh viên kịch nghệ trường Vassar, phải đọc bài diễn văn mà đáng lý ra ông phải đọc. Khi Roosevelt ra ứng cử chức Thống đốc bang Nữu Ước năm 1928, Morgenthau lên kế hoạch các trạm dừng lại để vận động, thuê mướn các ban nhạc và lái xe đưa ứng cử viên đi bảy ngàn năm trăm dặm vào Buick cổ. Khi trúng cử, Roosevelt bổ nhiệm ông làm chủ tịch ban cố vấn nông trang của ông và sau đó làm ủy viên bảo tồn. Elinor Morgenthau viết cho Thống đốc nói về niềm vui thích "trong khi ông thăng tiến trong công việc," ông đang cho "Henry cơ hội thăng tiến." Biết cách làm vui lòng Henry, Roosevelt đề tặng phía sau tấm ảnh chụp họ trong một chiếc xe mui trần.


Khi Roosevelt trúng cử Tổng thống năm 1932, Morgenthau hy vọng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp, sự kiện này sẽ làm cho ông trở thành người Do Thái thứ hai trong lịch sử tham gia Nội các của Tổng thống. Nhưng các nhà lãnh đạo nông trường ở miền Trung Tây và miền Nam khinh thường ý tưởng giao việc cho một người Do Thái đồng thời là người Nữu Ước (mặc dù bang Nữu Ước có nền nông nghiệp đáng kể). Thay vào đó, Roosevelt bổ nhiệm Morgenthau làm chủ tịch Quản trị Tín dụng Nông trang.


Mùa thu năm 1933, Bộ trưởng Tài chính thứ nhất của Roosevelt, William Woodin ngã bệnh nặng. Morgenthau nói với phụ tá thân tín Henrietta Klotz, đã làm việc với ông từ năm 1922, rằng ông muốn giữ thư ký tận tuy Missy Lehand của Roosevelt và phụ tá Harry Hopkins lại để nói chuyện về cách làm thế nào giành được chức vụ đó. Klotz cảnh báo ông là Missy và Hopkins “ghét" ông và sẽ ngăn cản nếu họ biết ông muốn gì. Morgenthau theo lời khuyên của cô là đến gặp thẳng Roosevelt và “trực tiếp nói chuyện.” Chống lại áp lực phải bổ nhiệm ông trùm bảo thủ Jesse Jones ở Houston, Tổng thống giao Bộ Tài chính cho người bạn ở Hudson Vai-ley. Như Morgenthau nhớ lại, khi nghe được tin này, ông “toát mồ hôi lạnh."


Vận may gạt bỏ Bộ trưởng Bộ Tài chính mới là "con trai của người Do Thái nhân đức," người đã dành gần hết cuộc đời làm “nông nghiệp." Những người khác buộc Roosevelt tội theo chủ nghĩa kết bè kết đảng (cronyism). Nhà tài trợ Gladys Straus thuộc Đảng Cộng hòa ở Nữu Ước, bản thân là người Do Thái, lém lỉnh nói rằng Roosevelt đã cố gắng tìm “một người Do Thái duy nhất trên thế giới không biết gì về tiền." Sau này bà Klotz nhớ lại là khi ông già Morgenthau biết con trai ông có được công việc mà trước kia ông khao khát, ông nói, “Tôi không biết vì sao [Roosevelt] lại chọn con trai tôi làm Bộ trưởng Tài chính. Nó không đủ khả năng... Tôi mới có thể làm công việc đó."


Lúc đó yêu cầu đầu tiên về Bộ trưởng Tài chính của Roosevelt không phải là giỏi chuyên môn mà là tính kiên định. Cố vấn chính trị và là mưu sĩ lâu năm của Tổng thống, Louis Hoe, nói với Morgenthau rằng ông đã "giành được” công việc mới bằng "lòng trung thành" của ông trong khi những người khác hạ Roosevelt xuống.
Mùa thu năm ấy, Tổng thống suýt phạm luật khi ông phá giá đồng mỹ kim bằng hành động mua số lượng lớn vàng. Bực tức Thứ trưởng Tài chính Dan Acheson từ chức. Qua việc bổ nhiệm Morgenthau, Roosevelt cho rằng ông không bao giờ phải lo lắng sợ Bộ trưởng Tài chính bỏ đi không báo trước.


Hăm hở thiết lập địa vị trong lịch sử, Morgenthau lắp đặt trong văn phòng một hệ thống ghi âm, được kích hoạt bằng một nút ấn dưới gầm bàn giấy, ghi lại các cuộc trò chuyện và các cú điện thoại quan trọng nhất.27 (các cuộc trò chuyện được ghi âm rõ ràng trên đĩa. Đĩa được xóa trắng nhưng các bản ghi chép từ chúng vẫn còn. Các bản ghi chép này cung cấp nhiều cuộc trò chuyện giữa Morgenthau và những người khác trong sách này. Nhiều viên chức của Roosevelt biết và bực bội cho rằng Morgenthau lưu giữ quá chính xác các cuộc trò chuyện của họ. Nhiều người đoán không đúng rằng các trao đổi bằng lời nói đang được phụ tá Henrietta Kloz của Morgenthau dùng tốc ký sao chép lại. Sau này Kloz xác nhận là ông chủ của bà có nói trước với các người đối thoại rằng "giọng của họ đang bị ghi lại." Bà nhớ lại là, “Một số người quan tâm. Một số người không quan tâm.” Chắc chắn là lời nói của mình được Klotz ghi lại và không hài lòng về điều đó, Joseph Kennedy, chủ tịch ủy ban An ninh và Trao đổi (Securities and Exchange Commission) năm 1934 và 1935, có lần bắt đầu chuyện phiếm qua điện thoại với Morgenthau bằng một chuỗi những lời báng bổ. Một tay che ống nói, ông bảo, "Đôi câu nữa thôi nhé, bà Klotz sẽ cắt máy đấy?" Morgenthau cảm thấy thật không phải khi ghi lại lời nói của Tổng thống nhưng ông tình cờ có được một số cuộc trò chuyện điện thoại của họ vì các bản ghi vẫn còn. Bà Klotz nhớ lại là sau các cuộc hội nghị tại Nhà Trắng với Roosevelt, chủ của bà "trở về và đọc ra từng lời những gì Tổng thống đã nói với ông.” Người viết tiều sử chính thức John Morton Blum của Morgenthau có được những cuộc trò chuyện của ông vì "mọi người Buôn bán Mới đều bị hoảng sợ đến chết là nếu họ không ghi lại, thì một người nào đó sẽ đâm sau lưng họ.”) Ông là thành viên Nội các duy nhất có mối quan hệ gia đình xa xưa với Tổng thống, kể cả bữa cơm trưa vào ngày thứ hai ở Nhà Trắng. Những người gây trở ngại cho Bộ Tài chính có thể không bao giờ biết được những gì Morgenthau hay vợ ông có thể nói về họ với Roosevelt trong bữa cơm tối gia đình tại Nhà Trắng hoặc tại Dutchess County.


Trong các cuộc họp Nội các, Roosevelt và bạn ông thường chuyển các ghi chép ngớ ngẩn cho nhau giống như các học sinh. Ám chỉ đến Bộ trưởng Lao động, Frances Perkins, Morgenthau viết nguệch ngoạc, "Làm thế nào ông thích được chiếc mũ mới của Quý bà Perkins?” Roosevelt trả lời, “CHIC(K)" (gà con) và Morgenthau đánh trả, “CLUCK!” (kêu cục cục).
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 08:23:24 pm »

Tuy nhiên, Morgenthau biết mình là bạn thân nhất của Roosevelt trong Nội các, đồng thời cũng là một thành viên ít độc lập nhất. Khác với các đồng sự khác, ông không có các cử tri trung thành bên ngoài để bảo vệ ông nếu ông gặp chuyện không hay phải lo nghĩ-không chỉ những người Do Thái có tổ chức, mà còn có một số người khinh ông không quan tâm gì đến di sản của mình. Bộ trưởng Bưu điện James Parley, người biết rõ sự bảo trợ hơn mọi người khác ở Hoa Thịnh Đốn, phàn nàn rằng sự bổ nhiệm Morgenthau là điều tồi tệ nhất cho cả hai lĩnh vực: Tổng thống "không được người Do Thái tín nhiệm" và bị những người theo chủ nghĩa bài Do Thái chỉ trích.


Morgenthau biết các may rủi của việc lệ thuộc vào vị Tổng thống lanh lợi. Nhiều năm sau ông đau khổ nhớ lại cách Roosevelt kích người này chống lại người khác" và “không bao giờ để cho bất kỳ ai quanh ông có được sự bảo đảm hoàn toàn rằng ngày mai vẫn còn có việc làm. Điều đó cho bạn một cảm giác bồn chồn lo lắng, cảm giác không an toàn." Suốt mười hai năm trong chính phủ Roosevelt, biết là bạn ông có thể sa thải ông bất cứ lúc nào, nên ông chưa bao giờ mua nhà ở Hoa Thịnh Đốn. Thay vào đó, ông dời gia đình từ một nơi ở có sẵn đồ đạc đến một nơi ở khác.


Khi Roosevelt cười với ông, Morgenthau hồ hởi. Khi Roosevelt phớt lờ ông, ông ngã lòng chán nản. Năm 1939, ông phàn nàn với Eleanor Roosevelt rằng Tổng thống “hay bắt nạt tôi, hăm dọa tôi và hết sức khó chịu," và nói thêm là ông đang tự hỏi liệu Tổng thống có “tìm cách tống khứ tôi đi không." Bà an ủi ông bằng cách giải thích rằng chồng bà đặc biệt cứng rắn với những người thân cận của mình.”


Ngay từ đầu Thế chiến II, Roosevelt làm cho Morgenthau hy vọng bằng cách bảo ông, "ông và tôi sẽ cùng điều hành chiến tranh này." Sau đó, giống như người tình bị phụ bạc, Morgenthau buồn rầu theo dõi Tổng thống nghiêng về phía đối thủ của ông Harry Hopkins, được Roosevelt đưa vào Nhà Trắng làm cố vấn tâm phúc thời chiến.


Ngay sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt dùng cơm trưa với Morgenthau và Leo Crowley, một tín đồ Công giáo là Người trông coi Tài sản Nước ngoài.28 (Người trông coi Tài sản Nước ngoài giám sát tài sản trong nước Mỹ thuộc về các công dân của các quốc gia có tham chiến) Như Morgenthau sau này ghi lại, Tổng thống bảo với họ, “Các ông biết đây là một đất nước Tin lành, và người Công giáo và người Do Thái ở đây phải mặc nhiên chịu đựng." Roosevelt tiếp tục nói rằng “có đi theo bất kỳ điều gì tôi muốn hay không là tùy ở các bạn.”


Biết Roosevelt quá rõ, Morgenthau không hề ngạc nhiên về những gì nghe được, nhưng ông hiếm khi nghe Tổng thống phát biểu dở như thế. Việc họ được cho biết là họ “phải mặc nhiên chịu đựng" ở Mỹ không khuyến khích Morgenthau hoặc một số người Do Thái khác bước vào trong quỹ đạo của Tổng thống, chẳng hạn như Samuel Rosenman. luật sư đặc biệt của Roosevelt, và David Niles, phụ tá hành chính, để thúc ép ông về các vấn đề Do Thái.


Năm 1938, sau khi Hitler gây ra cuộc tàn sát người Do Thái ở nước Đức, Morgenthau đề nghị Mỹ lấy Anh và Pháp làm nơi ẩn náu cho người tị nạn Do Thái, đổi lấy việc hủy số nợ của Thế chiến I của Anh và Pháp. Nhưng Roosevelt trả lời, “Không hay. Như thế người Do Thái sẽ mất từ năm đến năm mươi năm để khắc phục cơn xúc động." Tổng thống nói thẳng với Tổng thững Paraguay về việc chứa chấp người tị nạn Do Thái để lấy tiền và yêu cầu Morgenthau cho danh sách một ngàn người Do Thái giàu nhất ở Mỹ. Nhưng Morgenthau trả lời, “Trước khi ông nói đến tiền, ông phải có một kế hoạch."


Tháng Mười Một 1939, Giáo sĩ Wise yêu cầu Morgenthau can thiệp khi người Pháp chặn người tị nạn Do Thái ở các cảng của Pháp. Morgenthau trả lời rằng khi các cảm xúc cá nhân khiến tôi quan tâm đến vấn đề,” ông sẽ “trung thành với nguyên tắc" là Bộ trưởng Tài chính, ông không thực hiện “loại công việc” này.


Trước Thế chiến II, bất kỳ điều sai quấy nào Morgenthau có thể cảm thấy về việc ông dè dặt trong việc giúp đỡ giải cứu người tị nạn Do Thái khỏi Hitler đều được thăng hoa vào việc ông nhiệt tâm sẵn sàng bảo vệ và giúp đỡ nước Anh. Hơn đa số thành viên trong Nội các Roosevelt. Ông tin chắc rằng Mỹ sẽ có thể can thiệp vào châu Âu. Ông nói với Roosevelt, nếu chúng ta không chặn đứng Hitler ngay từ bây giờ, ông ta sẽ tiến thẳng đến Biển Đen. Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Số phận của châu Âu trong một trăm năm nứa sẽ bị chiếm làm thuộc địa." Là Bộ trưởng Tài chính thời chiến của Roosevelt, Morgenthau giúp tài trợ cho trận chiến hao tiền tốn của nhất trong lịch sử thế giới. Nhưng ngay sau đó Cordell Hull than phiền rằng Morgenthau đang cố làm “Ngoại Trưởng thứ hai."


Năm 1942 quân Đồng minh cử Đô đốc Jean Darlan dưới chế độ Vichy của Pháp, cộng tác với các đảng viên Đức quốc xã, làm cao ủy ở Bắc Phi về một vấn đề gây tranh cãi dữ dội là giữ cho quân đội Pháp khỏi chống đối cuộc xâm lăng của họ. Khi Darlan thúc ép tôn trọng các nghị định của Đức quốc xã, Morgenthau giận dữ phàn nàn với Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, Henry Stimson, rằng Darlan đã "bán nhiều ngàn người làm nô lệ."


Khác với các viên chức Mỹ khác, Morgenthau từ chối tách dân tộc Đức ra khỏi chính quyền tàn ác của họ. Ông là tín đồ gốc tin là tội lỗi tập thể dành cho các tội ác chiến tranh của Đức. Tháng Tư 1943, được mời nói về chiến tranh tại Carnegie Hall ở Thành phố Nữ Ước, ông lên kế hoạch cam kết rằng quân Đồng minh sẽ “làm rung chuyển nước Đức cho đến khi nó mục nát." Nhưng một nhân viên kiểm duyệt của Văn phòng Bộ Thông tin Chiến tranh cho ông biết là "hầu hết người Đức" đều là người tốt," và “thật xấu hổ khi nói về họ theo cách này." Dưới sức ép, Morgenthau bị thuyết phục phải thay đổi lời tuyên bố đối với "nước Đức Quốc xã."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2007, 08:24:27 pm »

Suốt cuộc đời, Morgenthau bị chứng đau nửa đầu và các cơn nôn mửa, buộc ông phải sống nhiều giờ và nhiều ngày trong phòng tối. Những gì ông biết năm 1942 và 1943 từ Giáo sĩ Wise và những người khác về các trại tập trung ở châu Âu đã làm xáo trộn giấc ngủ của ông hơn bao giờ hết.


Henrietta Klotz, người sùng bái Morgenthau trong thời gian phục vụ ông hơn hai mươi năm, đã hù dọa ông chủ của bà về những người Do Thái ở châu Âu. Với tóc màu vàng hoe và cặp mắt xanh rực sáng, Bà Klotz sinh ra trong một gia đình Do thái chính thống nghèo khổ. Như Henry Morgenthau nhớ lại, bà là “giải pháp khiến ông quan tâm đến các vấn đề Do Thái.” Bằng "mối xúc cảm sống sượng thẳng thắn," bà hiểu thấu "tính dè dặt” của người cha của ông, người có vẻ bề ngoài rất tình cảm.”


Như ông chồng Herman của Klotz nhớ lại, bà "kích động, thúc ép và khó chịu” nói với Morgenthau rằng ông phải “đi thẳng đến Nhà Trắng và đòi Tổng thống phải hành động để làm giảm đến mức tối thiểu hành động giết người Do Thái.” Do dó, "mỗi sáng khi bà đến văn phòng," Morgenthau “ngại ngùng nhìn bà, vì bà nhắc mãi điệp ngữ khi nào?"


Ba luật sư của Bộ Tài chính-John Pehle, Randolph Paul và Josiah Dubois, tất cả đều theo Thiên Chúa giáo-thông tin cho Morgenthau biết rằng Thứ trưởng Ngoại giao Breckinridge Long, chống đối người nước ngoài, đặc biệt người Do Thái, đang cố gắng cản trở luồng tiền, thông tin và hộ chiếu có thể cứu người Do Thái thoát khỏi Hitler. Nhà nước cũng ngăn chặn các nỗ lực tìm nơi ẩn náu cho người Do Thái ở Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỳ Sĩ và Palestine.


Tháng Chạp 1943, Morgenthau giận dữ sắp xếp cuộc tranh cãi cuối cùng với Long và bảo ông, "Breck, chúng ta có thể thẳng thắn một chút. Chung quy chỉ là ông đặc biệt chống Do Thái." Khi Long chối, Morgenthau tiếp tục, “Bbreck, nước Mỹ được tạo ra làm nơi ẩn náu cho những người bị ngược đãi trên toàn thế giới, bắt đầu với Plymouth. Và là Bộ trưởng Tài chính cho 135 triệu người, tôi đang thực hiện điều này với cương vị Bộ trưởng Bộ Tài chính, và không với cương vị người Do Thái.” Đây không phải là điều Morgenthau có thể nói cách đây một năm.


Chủ của Long, Cordell Hull, cũng hết sức muốn giải cứu người Do Thái. Lý do thứ nhất là ông có khuynh hướng ủng hộ những tay ngoại giao nhà nghề trong Bộ Ngoại giao như Long. Lý do khác là ở Bộ, người ủng hộ đồng tình nhất việc giúp những người tị nạn Do Thái, trước khi ông bị trục xuất, là kẻ thù không đội trời chung với Hull, Sumner Welles.


Còn một lý do khác nữa mang tính cá nhân hơn. Vợ Hull, trước kia là Frances Witz ở Staunton, Virginia, mang nửa dòng máu Do Thái trong người. Như sử gia Irwin Gellman đã viết, trong nhiều năm Hull che giấu lai lịch Do Thái của vợ mình vì sợ nó sẽ gây ra cuộc tranh cãi và ngăn trở ông thực hiện được ước muốn mãnh liệt là ra ứng cử Tổng thống. Tháng Tám 1936 tập san American Eulletin nhấn mạnh rằng Hull là "tên nô lệ" của người Do Thái, “phản bội” chức vụ "để làm thoả mãn tính tham lam của những người đổi tiền.” Các tiểu luận khác buộc tội Frances thúc ép lợi nhuận của ngân hàng Do Thái ủng hộ Hull trong các hoạt động chính trị để ông giúp những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái. Như Gellman viết Hull “cố ý lảng tránh vấn đề người tị nạn,” lo lắng những người theo chủ nghĩa Do Thái "sẽ cho rằng vợ ông thúc ép ông ủng hộ các mục tiêu của người Do Thái."


Đa số bạn bè của Hull nhón gót đi quanh đề tài về dòng giống Do Thái của vợ ông. Nhưng lúc này, Morgenthau không còn kiên nhẫn với những chi tiết vụn vặt được nữa. Ông thẳng thừng bảo Hull rằng nếu ông “là một thành viên Nội các của nước Đức ngày nay, thì Hull có thể đã ở trong trại tập trung, và chỉ Chúa mới biết vợ Hull đang ở đâu."


Morgenthau nhận thấy Ngoại trưởng “chỉ bối rối." Ngã lòng, Bộ trưởng Tài chính phàn nàn với các cộng sự, Roosevelt sẽ không tiếp tục kích động Hull. Ông chưa bao giờ. Và Hull sẽ không tiếp tục kích động Long.” Morgenthau muốn Tổng thống sa thải Hull, nhưng lại biết rằng Roosevelt không muốn: "Có lần tôi hỏi Tổng thống là ông muốn an sinh Xã hội làm gì hoặc tiền trợ cấp dưỡng lão? ông không bao giờ sa thải bất kỳ ai!”
Morgenthau đau đớn nhận thấy thái độ của Tướng Eisenhower đối với những người tị nạn “không khác" với thái độ của người Anh tức là “đây là một điều khó chịu dáng nguyền rủa.” Phụ tá thân cận Harry Dexter White của Morgenthau trả lời rằng thái độ của chính quyền Mỹ đối với các người tị nạn "tồi tệ hơn thái độ của người Anh" vì nó bị phủ lớp đạo đức giả. Chúng tôi không bắn họ. Chúng tôi không để cho người khác làm điều đó. Chúng tôi chỉ bỏ đói họ!”


Bộ trưởng Tài chính biết là chỉ có một tòa phán xét sau cùng. Sau này Pehle nói là Morgenthau đánh giá mối quan hệ của ông với Tổng thống cao hơn mọi điều khác,” và "ông không muốn đứng ra như một người Do Thái."29 (John Pehle nhớ lại là Morgenthau đã bảo vệ mối quan hệ của ông với Roosevelt đến nỗi có lần khi Pehle đích thân nói với Tổng thống và Morgenthau nghe được, Bộ trưởng Tài chính đã mắng ông “như tát nước.") Dubois nhớ lại đã có “cảm giác” từ “một ít điều” mà Morgenthau nói với ông rằng "Roosevelt không phải là người vĩ đại nhất-chúng ta hãy diễn đạt theo cách này-về vấn đề Do Thái ấy."


Ngay từ đầu chiến tranh, Morgenthau yên lặng và cẩn trọng cố gắng giúp nhưng người tị nạn Do Thái. Nhưng sau khi ông biết hết sự thật về các trại tập trung của Đức quốc xã và cách mà Long và các viên chức Mỹ khác đóng sầm cửa vào khả năng mà những người Do Thái bị đầy đọa có thể được cứu thoát bằng cách nào đó, thì một điều gì đó trong ông tan vỡ.


Như Henry III nhớ lại, cha của Morgenthau và vợ ông “không muốn nhìn thấy ông dính líu vào các công việc Do Thái." Nhưng khoảng năm 1944, Morgenthau bố đã tám mươi tám tuổi và Elinor Morgenthau đang yếu đi vì bệnh tim mạch. Henry III ghi chép rằng lúc bấy giờ Elinor "ít ảnh hưởng đến ông, và bà Klotz có nhiều ảnh hưởng đến ông hơn."30 (Henry Morgenthau III nhớ lại rằng khi sự nghiệp công khai của cha ông vẫn tiếp tục, ông “cảm thấy ông không cần đến" Elinor nữa, điều này làm bà bị tổn thương rất nhiều) Ông tự biện rằng tính mãnh liệt mới của Bộ trưởng Tài chính về các vấn đề Do Thái cũng có thể là “cuộc nổi loạn chậm chống lại cha mình."


Có lý do nào biện minh cho thái độ thay đổi của Morgenthau, đó chính là khoảnh khắc quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông. Nếu việc đi đến với Roosevelt làm cho Tổng thống nghĩ ông là người cầu xin đặc biệt cho đồng hương Do Thái, hẳn đúng là như thế. Nếu tính dũng cảm của ông gây nguy hiểm cho mối quan hệ đáng quý với Tổng thống, ắt cũng là như thế. Như Randolph Paul nhớ lại, chủ ông “đang nắm cuộc đời chính trị của ông trong tay ông.”31 (Paul bổ sung thêm rằng điều này đặc biệt đúng vì Cordell Hull, tuy thường bị Roosevelt phớt lờ, song vẫn "được biết đến là tên giết người" có thể tìm cách trả thù Bộ Ngoại giao của ông.) Đã quyết định, ngay từ khoảnh khắc đó Morgenthau là một con người khác hẳn.32 (Như người viết tiểu sử của ông ghi chép lại trong cuộc phỏng vấn năm 1984, Morgenthau “lấy lại được ý thức nào đó về tính chất Do Thái, mà có lẽ ông không bị ngăn chặn nhưng bị phớt lờ trong nhiều năm" và thỉnh thoảng bắt đầu quay trở lại giáo đường Do Thái, nơi ông đã không đến trong nhiều năm).


Nhiều năm sau, Morgenthau gặp Gerhart Riegner thuộc Hội đồng Do Thái Thế giới, người gửi bức điện từ Geneva cảnh báo ông về các trại tập trung và hoàn cảnh tuyệt vọng của những người tị nạn. Morgenthau chào Riegner, "Đây là người đồng hương đã ìàm thay đổi cuộc đời tôi!"


Morgenthau xin diện kiến Tổng thống vào ngày Chủ nhật trung tuần tháng Giêng. Ông mang theo phiên bản một tài liệu do các phụ tá của ông giao cho, gọi là “Báo cáo Bộ trưởng về sự phục tùng Chính quyền này trong Tội ác giết người Do Thái." Báo cáo bắt đầu một cách buồn rầu, một trong các tội ác lớn nhất trong lịch sử, cuộc tàn sát dân tộc Do Thái, đang tiếp tục không hề giảm sút."


Trước khi Morgenthau đến Nhà Trắng, phụ tá Tosiah Dubois nói với ông, “Nếu điều đó có ý nghĩa, và nếu ông muốn, ông có thể nói với Tổng thống rằng nếu Tổng thống không hành động dựa vào báo cáo này, tôi sẽ từ chức và gửi báo cáo này cho báo chí.”
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:43:51 pm »

Chương 7
ĐÀN ÁP NGƯỜI DO THÁI


Chủ nhật ngày 16 tháng Giêng 1944, ngay đầu giờ chiều, Roosevelt đón Morgenthau và các phụ tá của ông tại cầu thang Phòng Bầu dục ở khu dành cho gia đình trong Nhà Trắng. Tổng thống vẫn còn bị "cúm" trong chuyến đi Tehran. Tuy không thích Tổng thống song Randolph Paul ngạc nhiên vì Roosevelt "ăn mặc rất thanh lịch.”


Như Morgenthau sau này nhớ lại, ông cảm thấy “rất lo" về buổi diện kiến này. Ông đưa cho Tổng thống bản cáo trạng ông buộc tội Breckiridge Long và Bộ Ngoại giao về "sự chần chừ trắng trợn" và "cố gắng ngăn chặn hành động cứu nguy người Do Thái khỏi tay Hitler."


Roosevelt xem lướt qua báo cáo và chăm chú lắng nghe trong khi Morgenthau và John Pehle tóm tắt. Báo cáo cảnh báo rằng một “số lớn người Mỹ" nhìn thấy “rõ ràng chủ nghĩa bài Do Thái" phía sau các hành động của Bộ Ngoại giao, có thể “nổ thành vụ tai tiếng xấu xa... Việc giải cứu người Do Thái khỏi bị hủy diệt là một niềm tin quá lớn không thể vẫn nằm trong tay của chung người lãnh đạm, nhẫn tâm và có lẽ cả thù địch nữa."


Roosevelt bảo vệ Bộ Ngoại giao của mình. Ông nói, Long đã “hơi ngâm giấm" người tị nạn sau khi Giáo sĩ Wise khuyên ông nhận một danh sách dài tên của họ, “nhiều người trong số đó đã hóa thành những con người xấu."


Morgenthau trả đũa, Chưởng lý Francis Biddle đã bảo đảm với Nội các rằng chỉ ba người tị nạn Do Thái được nhận vào trong suốt Thế chiến II, và đó là điều động chê trách." Ông đòi hỏi Long phải bị tước hết trách nhiệm về người tị nạn. Morgenthau đưa cho Roosevelt một phác thảo mệnh lệnh hành pháp "đoán trước kế hoạch của các đảng viên Đức quốc xã tiêu diệt mọi người Do Thái và các tộc người thiểu số khác.” Nó sẽ tạo ra một Bộ Tị nạn Chiến tranh (War Refugee Board) mới, bao gồm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Tài chính, dưới sự giám sát trực tiếp của Tổng thống. Morgenthau cạnh báo rằng các thành viên của Thượng và Hạ viện đang phàn nàn về việc Bộ Ngoại giao lề mề lê gót. Nếu Roosevelt không hành động. Quốc hội, Quốc hội có thể quật đổ "thái độ lãnh đạm” của Tổng thống thành bị kết tội và suốt năm tranh cử.


Roosevelt từ chối cam kết. Sau bốn mươi phút, vợ ông bước vào phòng và kết thúc cuộc diện kiến: “Xem nào Franklin. Hãy nhớ là anh chưa được khỏe đâu nhé."

Morgenthau lo lắng là sự mãnh liệt của ông đã làm xa lánh Tổng thống. Ông viết trong nhật ký, “Tôi rất thành thật... nhưng ông không có vẻ gì là hứng thú.” Chiều tối hôm đó, ông thăm dò nhiệt độ Roosevelt bằng cách gọi điện thoại cho ông lấy cớ muốn hỏi ý kiến ông về bài diễn văn, trong đó ông khiển trách các "tên đầu sỏ Đức đáng ghét.”

Roosevelt nói, "Tốt." Morgenthau hỏi lại, "Ngài chắc chứ?” Tổng thống trả lời, “Chắc. Nhưng ông có thể thêm vào chữ “đã được chứng minh” sau chữ các tên đầu sỏ.”

Morgenthau viết trong nhật ký, "Ông đùa giỡn và bỡn cợt tôi và có vẻ như đang trong tâm trạng rất vui." Bộ trưởng Tài chính rất yên lòng vì Roosevelt dường như "không có phản ứng bất lợi trong tâm trí của ông về tôi, điều này đcmg cổ vũ... Tôi hy vọng ông sẽ nhìn thấy điều này qua việc tôi chăm sóc ông."


Sáu ngày sau, Roosevelt thành lập Bộ Tị nạn Chiến tranh. Nhưng ông thận trọng đặt Bộ trưởng Chiến tranh của ông làm một thành viên. Ông biết sự hiện diện của Henry Stimson điềm đạm, người bị nghi ngờ sử dụng nguồn quân sự giúp người tị nạn, sẽ giữ cho nhóm mới này khỏi quá trơ tráo.


Vì sao Tổng thống đã hành động? Ông hiểu rằng khi quân Đồng minh đầy lùi sự bạo ngược của Đức quốc xã ở châu Âu năm 1944, và nếu có sự tin tưởng mạnh hơn vào chiến thắng, sẽ có các cơ hội giải cứu mới. Ông không muốn Quốc hội nghe được là ông không hành động. Roosevelt cũng có thể lo lắng là nếu không quá thường dính líu với một người Do thái như Morgenthau quá lo lắng về vấn đề, ông có thể rơi vào mối nguy hiểm sắp tới với các cử tri Do Thái đang giận dữ trong các bang lớn, mang tính quyết định.


Trong ba mùa thắng cử đầu tiên, Roosevelt lệ thuộc vào số lượng phiếu bầu khổng lồ của người Do Thái. Ông biết rằng nếu mùa bầu cử năm 1944 sắp đến mà bị giảm sự ủng hộ của người Do Thái, có thể mang ý nghĩa thất bại. Và có một cơ hội thuận tiện là đối thủ tháng Mười Một của ông sẽ là Thống đốc bang Nữu Ước, Thomas Dewey, người có các mối quan hệ tuyệt vời với các nhà lãnh đạo Do Thái và có thể tìm cách vượt trội hơn Tổng thống về vấn đề người tị nạn và tổ quốc Do Thái ở Palestine, để có được các cử tri Do Thái.


Vui thích vì những gì ông chủ của họ đã làm, các phụ tá của Morgenthau viết cho ông một lá thư khen ngợi "lòng dũng cảm và tài năng của nhà chính trị” mà với nó "ông và chỉ mình ông" mới giúp làm thay đổi thái độ của Chính quyền này đối với việc cứu nguy người Do Thái và các dân tộc bị ngược đãi khác" khỏi "bị tiêu diệt.” Morgenthau đã nói trước với họ, “Nhưng bi kịch là-mẹ kiếp!-việc này đã phải thực hiện từ tháng Hai cơ." Nhớ đến hành động thúc giục của bà Klotz, sau này ông viết thư tay cho bà rằng bất kỳ công trạng nào tôi đáng được" về việc giúp để cứu thoát người tị nạn Do Thái, tôi đều muốn bà cùng hưởng."


Roosevelt muốn có "một nhân vật nổi tiếng" làm giám đốc bộ. Morgenthau đề nghị đối thủ năm 1940 của Tổng thống, Wendell Willkie, nhưng thư ký Crace Tully của Roosevelt nói với Bộ trưởng Tài chính rằng Tổng thống không muốn cho Willkie bất kỳ “sự phô trương đề cao" nào, vì ông đang tìm kiếm sự chỉ định của Đảng Cộng hòa năm 1944. Morgenthau chuyển sang Pehle, biết rằng người của mình làm giám đốc sẽ giúp ông kiểm soát được tổ chức. Roosevelt chấp thuận. Khoảng cuối cuộc chiến tranh, Bộ Tị nạn Chiến tranh đã giúp giải thoát được hai trăm ngàn người Do Thái ở Đông Âu, Pháp, Ý, Bắc Phi và các nơi khác.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:45:52 pm »

Ở Luân Đôn, Bộ trưởng Ngoại giao Anh Anthony Den, người không có cùng nhiệt tình giúp người tị nạn của Churchill, dã bí mật phàn nàn rằng Roosevelt thành lập một bộ để xoa dịu “lượng lớn cử tri Do Thái" ở Mỹ trước mùa bầu cử tháng Mười Một. Henry Stimson cũng không vui gì về bộ này. Ông sợ rằng nó sẽ hướng sự chú ý từ việc thắng trận và áp lực công khai rất lớn để dưa người tị nạn Do Thái đến Palestin, chống lại người Ả Rập và phá hỏng nguồn cung cấp dầu. Ông đã chuyển bổn phận giao dịch với bộ sang cho thư ký phụ tá John McCloy.


Morgenthau viết thư yêu cầu McCloy gửi cho các sĩ quan chỉ huy quân đội Mỹ một bản sao chỉ thị mới của Roosevelt là bộ phải thực hiện mọi việc để có thể giúp các nạn nhân của Đức quốc xã đang "trong cơn nguy hiểm chết người sắp xảy đến," bao lâu "còn phù hợp với sự theo đuổi một cuộc chiến thắng lợi.” McCloy đã thực hiện, nhưng cảnh báo Bộ Tham mưu rằng ông "rất thận trọng trong việc đưa Quân đội dính líu vào chuyện này trong khi chiến tranh còn đang tiếp diễn."


Khi đích thân chịu trách nhiệm về người tị nạn Do Thái. Roosevelt kết thúc tình trạng bình thản công khai của mình về những gì Hitler đang làm đối với người Do Thái ở châu Âu. Tháng Ba 1944, Hitler ra các chỉ thị cho chính quyền Hung Gia Lợi (Hungary) mới hành động chống lại hơn 750.000 người Do Thái ở đó. Các nhà lãnh đạo Do Thái Mỹ khẩn khoản Roosevelt và những người khác nhớ đến một chế độ mới ở Budapest có thể hãm hại người Do Thái, vì có thể sẽ có sự trừng phạt hà khắc một khi quân Đồng minh chiến thắng.


Tháng đó, được Morgenthau kích động một lần nứa, Roosevelt không trì hoãn hoặc đưa ra ruột phát biểu bằng văn bản chặt chẽ nào mà không đề cập đến người Do Thái. Thế nhưng, thứ sáu ngày 24 tháng Ba 1944, trong một phiên họp ở Phòng Bầu dục với các phóng viên, ông đưa ra lời tuyên bố thẳng thắn nhất đời ông về “Giải pháp cuối cùng”. Lần đầu tiên ông nói với dân Mỹ bằng ngôn ngữ bình dị về những gì sau này được biết đến là nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler. Để bảo đảm rằng đồng minh của ông hiểu được là ông không mở rộng các mục tiêu chiến tranh, trước hết ông làm sáng tỏ lời phát biểu với Stalin và Churchill.


Từ bản chính, Roosevelt đọc, “Một trong các tội ác ghê tởm nhất của toàn bộ lịch sử-do các đảng viên Đức quốc xã khởi sự trong ngày hòa bình và chủng nhân lên gấp một trăm lần trong thời chiến-thảm sát người Do Thái hàng loạt, có hệ thống ở châu âu vẫn tiếp tục không hề giảm sút từng giờ một... Chưa một ai tham gia vào các hành động tàn bạo này bị trừng trị... Tất cả những người cố tình tham dự vào việc lưu đầy người Do Thái đến chết ở Ba Lan hay lưu đầy người Na Uy và người Pháp đến chết ở Đức đều phạm tội sát nhân".


“Hitler đang phạm các tội ác chống lại nhân loại nhân danh dân tộc Đức. Tôi yêu cầu mọi người Đức và tất cả mọi người... ở mọi nơi dưới sự thống trị của Đảng Quốc xã trình bày cho thế giới thấy bằng hành động mà trong thâm tâm không đồng tình với tội ác điên cuồng này. Hãy che giấu các nạn nhân bị săn đuổi này. Hãy giúp họ vượt qua biên giới và hãy làm những gì có thể để cứu họ khỏi tay đao phủ của Đức quốc xã."


Roosevelt nói, khi "các hoạt động quân sự cho phép," Mỹ sẽ tìm được “những nơi trú ẩn tị nạn” cho "mọi nạn nhân của đao phủ Quốc xã Đức và Nhật."33 (Bản thảo gốc của phát biểu này, do Bộ Tị nạn Chiến tranh trình bày, được Samuel Rosenman, luật sư của Roosevelt làm giảm nhẹ cường độ. Rosenman cho rằng việc đề cập đến người Do Thái lộ liễu quá có thể kích động ý kiến dân chúng chống lại người Do Thái và chống lại Roosevelt. Tổng thống cũng bác bỏ đề nghị dưa ra một tuyên bố bao gồm sự hứa hẹn tạm thời nhận vào Mỹ một lượng lớn người tị nạn. Bộ Ngoại giao Anh tán thành tuyên bố của Roosevelt. Liên Xô phớt lờ những cố gắng của người Mỹ muốn họ tán thành)


Các phóng viên chỉ nêu ra một câu hỏi về lời tuyên bố: Thế Tổng thống có kế hoạch đưa người tị nạn đến Mỹ không? Ông trả lời, "Ồ chưa, vì chưa có đủ người đến.”

Khi Morcenthau đấu tranh giúp người tị nạn, ông đụng đầu với John McCloy, người đồng tình với Stimson rằng lực lượng vũ trang Mỹ phải được sử dụng để giải cứu các nạn nhân của Đức quốc xã nếu việc làm như thế không phải là “kết quả trực tiếp" của các hoạt động quân sự nhằrn để thắng trận. Những năm sau này, McCloy nhớ lại rằng Morgenthau “quá giận dữ” về cách Hitler đối xử với người Do Thái đến nỗi “ông sẽ làm mọi việc trong quyền lực của mình" đề chống lại nó. Ông nghĩ Morgenthau "không khoan nhượng.”


McCloy bắt đầu cuộc sống trong một khuôn khổ giản dị. Chào đời ở Philadelphia năm 1895, cha ông, một nhân viên bảo hiểm đã mất lúc ông mới bốn tuổi, mẹ ông phải hành nghề thợ làm tóc. Sau khi học Luật ở Aamherst và Harvard, ông tham chiến ở Pháp trong Thế chiến I và có thời gian ngắn phục vụ cho Quân đội Mỹ ở Đức. Năm 1930, ông kết hôn với Ellen Zinsser, chào đời tại Mỹ và là con gái của một người Đức giàu có tới Mỹ hồi đầu thế kỷ.


Là luật sư tại Phố Uốn (Wall Street) theo Đảng Cộng hòa trong thập rên 1920, McCloy dành nhiều thời gian “thu tiền nợ” ở Đức. Ông nhớ lại, chúng ta đều là người châu âu trong cách nhìn của chúng ta, và mục đích của chúng ta là thấy nó được tái thiết." Ông tin rằng thay vì hòa bình nhằm trừng phạt được áp đặt lên nước Đức trong hiệp ước Versailles, những người chiến thắng phải kéo nước bại trận vào nền kinh tế châu Âu và ủng hộ nó như bức tường thành chống lại chủ nghĩa Bônsêvíc Liên Xô.


Năm 1939, sau gần một thập niên làm việc, McCloy đòi được tiền bồi thường thiệt hại đáng kể từ người Đức cho các nguyên đơn Mỹ về vụ nổ năm 1916, được cho là do các kẻ phá hoại người Đức thực hiện, tại kho đạn dược ở New Jersey có tên là “Black Tom.” Chiến thắng của ông làm ông nổi tiếng là chuyên gia về gián điệp của Đức.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:47:29 pm »

Năm sau, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson, người biết McCloy là người chơi quần vợt “xuất sắc" tại Câu lạc bộ Quý tộc Ausable ở bắc Nữu Ước, yêu cầu ông khuyên cơ quan tình báo Quân sự ngăn chặn sự phá hoại của người Đức. Từ lâu, Stimson đã sử dụng người cố vấn hợp với ông làm người môi giới, người săn tin, người giải quyết và người dàn xếp. Mccloy bỏ Phố Uốn đi làm phụ tá toàn thời gian cho Bộ trưởng. Trước kế hoạch Thuê-Mượn vũ khí năm 1941 của Roosevelt, McCloy và Morgenthau cùng làm công việc rót tiền viện trợ của Mỹ cho Anh quốc tham chiến. Như McCloy nhớ lại, “Tôi biết ông ta rất rõ, vì ông ở cạnh tôi suốt-“Hãy cho tôi biết đạn dược này sẽ đi đâu?... Thế ông không thể vận chuyển chúng bằng tàu ra nước ngoài nhanh hơn cách ông hiện đang làm hay sao?"


Giống như Stimson, McCloy nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để giúp người Do Thái và các nạn nhân khác của Hitler chỉ là thắng trận nhanh bao nhiêu có thể. Tháng Hai 1944 họ chứng tỏ câu nói mang tính hướng dẫn, chúng ta phải luôn ghi nhớ sự trợ giúp hiệu quả nhất cho các nạn nhân của hành động ngược đãi của kẻ thù là bảo đảm Phe Trục sớm bại trận."


Nhà viết sử Kai Bird của McCloy tin rằng McCloy không phải là người chống Do Thái nhưng ông “chia sẻ một số các định kiến như thế” được nhiều người cùng thế hệ và địa vị xã hội với ông” thấu hiểu. Nhớ lại những câu chuyện về hành động tàn bạo của Thế chiến I đã được chứng minh là không có thật, McCloy không chắc chắn là ông nên tin bao nhiêu vào thông tin về các trại tập trung Đức quốc xã. Ông cảm thấy phần công việc của ông là bảo vệ Stimson chống lại sự biện hộ đặc biệt này. Ông nói với sử gia người Anh Martin Gilbert trong những năm đầu thập niên 1980 về chuyện là đại thể ông bị các lời thỉnh cầu của người Do Thái quấy rầy biết bao nhiêu trong suốt cuộc chiến tranh.


Cuối mùa xuân năm 1944, Morgenthau đang thúc ép Bộ Tị nạn Chiến tranh tìm một căn cứ Quân sự không dùng đến hay một nơi trú ẩn khác nào đó ở Mỹ, nơi một nhóm nhỏ người tị nạn đa phần là người Do Thái từ Ý có thể tạm thời trú ngụ. Thứ ba ngày 01 tháng Sáu, khi Josiah Dubois đặt vấn đề với McCloy qua điện thoại, McCloy bảo ông rằng việc của Quân đội không phải là chăm sóc người tị nạn.


Phản ứng của McCloy làm Morgenthau bị tổn thương và trưa hôm đó ông mang bản ghi chép cuộc nói chuyện đến buổi họp Nội các cho Roosevelt, Hull và Stimson đọc. Stimson phát cáu vì McCloy đã không chỉ dẫn cho ông tường tận về người tị nạn: “Điều phiền hà với McCloy là ông luôn chạy theo trái banh." Nhưng ông thẳng thắn nói với Tổng thống là ông nhất trí với Mccloy rằng vấn đề người tị nạn "không phải là việc của Bộ Chiến tranh."


Roosevelt trả lời là “dù trong hoàn cảnh nào thì những người này cũng phải quay trở về.”

Sau cuộc họp. Stimson đưa ra một bản ghi nhớ viết rằng “một người nào đó" ở Nội các, ám chỉ đến Morgenthau, đã phê bình McCloy là “kẻ áp bức người Do Thái.” Khi McCloy đọc tài liệu này, ông điên tiết lên. Biết được McCloy giận dữ, Morgenthau đề nghị ông ta sáng sớm hôm sau đến ngôi nhà đá mà ông mướn trên đường Belmont trong khu Kalorama giàu có gần Hoa Thịnh Đốn để xua tan bầu không khí nặng nề.


Đến sớm hơn mười phút, McCloy trực tiếp nói với Morgenthau, “Tôi biết tôi bị phê bình ở Nội các.” Ông lặp lại vài lần, một ai đó trong Nội các nói tôi là kẻ đàn áp người Do Thái. Đó là điều khủng khiếp."

Morgenthau không trực tiếp thừa nhận là ông đưa ra lời phê bình nhưng nói, “Đó là lý do vì sao tôi muốn mời ông đến đây để nói chuyện thẳng thắn với ông.” Ông giải thích rằng ông phàn nàn với Roosevelt và Stimson về việc Mccloy kéo lê vấn đề người tị nạn từ Ý. Stimson "bực mình” vì chúng ta đang thảo luận điều mà ông ta không biết... Ông biết đấy, ông phải nói với Stimson những vấn đề này hai, ba lần thì ông ta mới nắm được."34 (Sau này Morgenthau nói với các phụ tá rằng lão già Stimson là "một con người rất nhỏ mọn”; “Ông đang làm việc với tâm trí trước kia rất, rất tốt nhưng bây giờ lại rất tồi tệ”).


Morgenthau vui mừng lợi dụng sự lúng túng của Mccloy để khiến ông ta dành căn cứ Quân đội không sử dụng cho người tị nạn: "Đây là bằng chứng cho phần thế giới còn lại biết đến chúng ta, chính quyền Mỹ, không quá cao ngạo đòi hỏi phần thế giới còn lại làm những điều mà chúng ta không muốn làm. Đó chỉ là những vì người Đức vẫn nói.”35 (Năm 1944, cơ quan tuyên truyền Đức ra rả rằng Mỹ giả nhân giả nghĩa nói giúp đỡ người tị nạn Do Thái nhưng lại không đưa họ vào đất Mỹ).


Lúng túng, Mccloy bảo ông rằng Pháo đài Ontario, ở Oswego, Nữu Ước, có thể chứa được một ngàn tám trăm người tị nạn. Hăm hở chứng minh mình không phải là kẻ đàn áp người Do Thái, ông nói rằng “Quân đội muốn là con đường sắt trên mặt đất để mang những người này ra,” nhưng một ai khác phải nuôi dưỡng và chăm sóc người tị nạn sau khi họ đến.36 (Dĩ nhiên là ở dây Mccloy ám chỉ đến đường xe lửa “ngầm dưới mặt đất” đã giúp người tị nạn da đen thoát khỏi kiếp nô lệ trong thế kỷ XIX) Ông hứa sẽ “làm rõ điều này với Stimmie”


Hồ hởi với chiến thắng nhưng kiệt sức vì phải đương đầu với Mccloy, lúc 9 giờ 15 buổi sáng, Morgenthau nói với các phụ tá, "Tôi vui vì mình đã hành động nhanh chóng, và lúc này tôi rất muốn đi ngủ!" Ông nói rằng McCloy là "một con người" và “thẳng thắn mà nói, ông là một con người bị làm phiền.”
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:49:02 pm »

Ở Budapest, bất chấp lời cảnh báo vào mùa xuân của Roosevelt, chế độ mới đang bắt đầu tiến hành chiến tranh chống người Do Thái ở Hung Gia Lợi. Tổng thống được thông báo cho biết là Adolf Eichmann thuộc Bộ An ninh của Đức quốc xã (Reich Security Min Office), người đang điên cuồng thực hiện “Giải pháp cuối cùng”, đã đưa ra đề nghị trao đổi một triệu người Do Thái lấy xe tải và các tài sản khác37 (Eichmann đưa ra đề nghị với nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi theo chủ nghĩã phục quốc Do Thái tên là Joel Brand, tại chỉ huy sở của SS ở Budapest).


Mặc dù lo sợ phải thương lượng với Hitler, Morgenthau và Pehle vẫn yêu cầu Roosevelt theo đuổi lời thăm dò, hy vọng nó có thể đình chỉ việc lưu đầy người Do Thái. Roosevelt nói ông muốn quan tâm đến các cuộc đàm phán gián tiếp, bí mật với người Đức nếu có "các khả năng cứu thoát mạng sống từ xa,” với điều kiện là Mỹ có thể từ chối những cuộc đàm phán nếu chúng bị công khai phơi bày ra.


Ngoại trưởng Anh Anthony Eden nghi ngờ mục đích duy nhất của lời đề nghị đổi "hàng hóa lấy máu” của Eichman là lôi kéo Anh-Mỹ vào quan hệ bí mật với Hitler. Cố gắng chia rẽ quân Đồng minh, các đảng viên Đức quốc xã tiết lộ những cuộc thảo luận với Stalin để đưa ông ra đọ sức với Roosevelt và Churchill.
Để giữ cho Stalin khỏi bị kích động, Anh-Mỹ thận trọng bảo đảm rằng Mạc Tư Khoa được thông tin về đề nghị của Eichmann. Nhưng Liên Xô phản đối “bất kỳ cuộc đàm phán nào" với chính quyền Hitler. Churchill thiết tha muốn giúp đỡ người Do Thái, nhưng ông đành thúc thủ, "Chắc chắn chúng ta không thể đàm phán với người Đức về vấn đề này".


Khoảng đầu tháng sáu 1944, chỉ trong ba tuần, Đức quốc xã đã đưa đi đầy hơn một phần ba người Do Thái ở Hung Gia Lợi. Các nhà lãnh đạo Do Thái đang đề nghị một biện pháp cụ thể hơn để chống lại nhưng kẻ giết người. Jacob Rosenheim, nhà lãnh dạo Do Thái chính thống trên thế giới, và nhung người khác viết cho Morgenthau, Bộ Chiến tranh, Bộ Tị nạn Chiến tranh và các viên chức Mỹ-Anh khác, khẩn nài họ thả bom các tuyến đường xe lửa từ Hung Gia Lợi đến trại tập trung tại Auschwitz ở Ba Lan. Rosenheim cảnh báo, “Hãy đếm từng ngày một."


Hành động theo các chỉ thị của Churchill, Eden tự hỏi sao chính các lò sát sinh không bị ném bom. Churchill ra lệnh, "Hãy dùng Không lực loại bỏ tất cả, và nếu cần gì hãy báo cho tôi biết.” Ông bảo Eden, "Chắc chắn đây có thể là tội ác lớn nhất và khủng khiếp nhất đang diễn trong toàn bộ lịch sử thế giới và nó được thực hiện bởi bộ máy khoa học do chúng con người văn minh trên danh nghĩa nhân danh một quốc gia vĩ đại và một trong nhưng chủng tộc thượng đẳng ở châu Âu." Bộ trưởng Không quân của Churchill, Ngài Alexander Sinclair, khuyên rằng các phi công ném bom Mỹ đang ở vị trí tốt nhất để thực hiện công việc nhưng có thể “tốn kém và nguy hiểm.”


Ngày 24 tháng Sáu, trong cương vị giám đốc điều hành Bộ Tị nạn Chiến tranh, John Pehle thận trọng yêu cầu McCloy khảo sát vấn đề. Gần như chắc chắn làm mất uy tín địa vị của Morgenthau, Pehle viết cho McCloy nói rằng ông đã có "vài nghi ngờ" về việc bỏ bom Auschwitz.38 (Mặc dù ông làm việc cho Bộ Tị nạn Chiến tranh, như Pehle sau này nhớ lại, “Bộ nằm trong Bộ Tài chính ban tham mưu nằm trong Bộ Tài chính và chúng tôi điều hành khá tốt mà không cần quay trở lại Bộ.” Sau này Henry Morgenthau III cảm thấy Pehle không bao giờ có thể đưa ra một đòi hỏi như thế nếu không có sự ưng thuận của cha ông. Nếu Pehle lặp lại các quan điểm của Morgenthau, ông giải thích được sự mâu thuẫn trong tư tưởng của hầu hết các nhà lãnh đạo Do thái trên thế giới vào mùa hè năm 1944 về việc thả bom Auschwitz, có nghĩa là không có sự cố gắng hết mình, mạnh mẽ để thúc ép Tổng thống hành động) Khi thực hiện công việc như thế có thích hợp cho Quân đội Mỹ không, và liệu các tuyến đường xe lửa có bị phá hủy đủ lâu để cứu người Do Thái ở Hung Gia Lợi không?


Bộ Tị nạn Chiến tranh kết luận rằng, nếu bị bỏ bom, các tuyến đường vận chuyển có thể nhanh chóng được sửa chữa lại. Tuy nhiên, Pehle gửi cho Mccloy một bản sao chép bức điện của Bộ Tị nạn Chiến tranh gửi từ Thuỵ Sĩ, liệt kê năm lộ trình lưu đầy chính từ Hung Gia Lợi và yêu cầu ném bom chúng. Khi nhận được thư, phụ tá của McCloy, Đại tá Harrison Cerhardt, nhắc nhớ McCloy rằng ông đã nói với ông ta “hủy" lời đề nghị Rosenheim, “nhưng vì các chỉ thị đó mà chúng tôi đã nhận được lá thư gắn bó từ Pehle."


McCloy xem đề nghị như sự vi phạm rõ ràng lời tuyên bố chính thức của ông và của Stimson là tài nguyên quân sự chỉ được sử dụng để thắng trận. Ngày 04 tháng Bảy 1944, ông viết cho Pehle rằng việc đánh bom các tuyến xe lửa sẽ có kết quả đáng ngờ" và “có thể chỉ được thực hiện bởi chiến thuật nghi binh của không lực chủ yếu để yểm trợ cho sự thành công của lực lượng của chúng ta hiện đang giao chiến trong các cuộc hành quân quyết định" vào châu Âu.39 (Gần một tháng sau Ngày-D, lực lượng Đồng minh đang chiến đấu để phá vỡ các vị trí đổ bộ của Normandy) Sau này McCloy sử dụng cùng cách diễn đạt này để bác bỏ các đề nghị ném bom Auschwitz.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:50:35 pm »

Sử gia Arthur Schlesinger, Jr., có lý khi cho rằng Franklin Roosevelt "hơn bất kỳ ai, xứng đáng được tín nhiệm để huy động lực lượng tiêu diệt hành động dã man của Đức quốc xã.” Tuy nhiên, nửa thế kỷ sau, một trong các khía cạnh gây tranh luận nhất về tài lãnh đạo trong Thế chiến II của Roosevelt là việc Mỹ không bỏ bom Auschwitz. Những người bảo vệ tích cực nhất cho Roosevelt nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để cứu người Do Thái là chiến thắng ở mặt trận châu Âu nhanh bao nhiêu có thể. Họ nhất trí với quan điểm của McCloy là việc hướng những người ném bom và phi hành đoàn không ném bom khu công nghiệp đức và các mục tiêu chiến lược nào khác có thể làm trì hoãn Ngày Chiến thắng châu Âu (VE-Day), trả giá bằng nhiều mạng sống người Do Thái hơn có thể được cứu thoát bằng việc ném bom Auschwitz và hoặc các tuyến xe lửa đến trại tập trung. Một số học giả ghi nhận rằng việc ném bom có thể chỉ tạm thời làm ngưng cuộc tàn sát, trước khi Đức quốc xã xây dựng lại các phòng hơi ngạt lò hỏa thiêu và các tuyến đường xe lửa, hoặc sử dụng phương tiện nhanh và hung tàn khác để giết người Do Thái-và việc ném bom có thể chỉ kích thích đức quốc xã tăng tốc độ giết chóc, có thể bằng phương tiện khác.


Ngược lại, Elie Wiesel, người có khả năng hùng biện nhất sống sót từ trại tập trung gọi là Auschwitz III, lại ước gì người Mỹ đã ném bom. Wiesel viết rằng nếu việc ném bom có giết chết các bạn tù Do Thái nhưng chúng tôi sẽ không còn phải sợ chết nữa-dù sao đi nữa cũng không phải sợ cái chết đó."40 (Đương nhiên là các nhà lãnh đạo quân Đồng minh không thể biết được các lù nhân cảm thấy thế nào).


Những người khác nhấn mạnh rằng việc ném bom Auschwitz có thể lên tinh thần cho các nạn nhân, những người được cho biết là quân Đồng minh không quan tâm đến họ-và nó có thể ngăn cản một số thủ phạm bằng cách cảnh báo họ rằng người Anh và người Mỹ đã coi các tội ác nghiêm trọng ra sao và họ sẽ phải bị trừng trị khắc nghiệt thế nào khi chiến tranh chấm dứt.


Với hơn một nửa thế kỷ nhận thức muộn, giờ đã rõ ràng hơn năm 1944 là âm thanh của tiếng bom nổ ở Auschwitz sẽ tạo ra lời tuyên bố đạo lý trong mọi thời điểm mà người Anh và người Mỹ hiểu được tính nghiêm trọng lịch sử của nạn tàn sát người Do Thái thời Hitler. Mặc dầu là một tội ác quá nghiêm trọng, nhưng khó chấp nhận học thuyết của Bộ Chiến tranh về việc sử dụng tài nguyên quân đội. Như sử gia Gerhard Weinberg viết việc ném bom Auschwitz có thể không cứu thoát được nhiều người Do Thái, tuy nhiên “thành tích của quân Đồng minh ắt sẽ rực rỡ hơn, và mỗi người được cứu thoát có thể sống một cuộc sống đàng hoàng."41 (Weinberg cũng ghi lại sự kiện quan trọng là cuối cùng "quân Dộng minh cứu thoát được khoảng hai phần ba người Do Thái trên thế giới khỏi số phận mà người Đức cố ý dành cho họ)


Sau này nỗi căm phẫn Mỹ không ném bom Auschwitz được tập trung vào John McCloy. Thứ trưởng Bộ Chiến tranh bị chỉ trích gắt gao, mặt tốt nhất về sự tập trung hẳn vào các mục tiêu truyền thống của quân đội, và mặt xấu nhất về sự thờ ơ chai lý trước tội ác giết người Do Thái.


Không biết McCloy có đưa vấn đề này ra với Tổng thống không? Trong nhiều thập niên sau Thế chiến II, khi được phỏng vấn về đề tài này, McCloy giữ vững lập trường là ông ta không. Năm 1983, ông nói với phóng viên Morton Mintz của tờ Washington Post là ông "chưa bao giờ nói” với Roosevelt về đề tài này. Ông nói, Harry Hopkins bảo ông rằng người phát ngôn Do Thái kêu gọi Tổng thống và "ông Chủ không có ý định nỗ lực làm như thế.42 (Hopkins có thể đã nói với McCloy rằng Roosevelt “không có ý định” ném bom dựa vào lòng tin của riêng ông, là ông biết chủ tâm của Roosevelt về các vấn đề như thế, không nhất thiết sau khi đã thỉnh thị ý kiến Tống thống, đặc biệt về việc ném bom Auschwitz. Hopkins nổi tiếng về việc đưa ra các mệnh lệnh nhân danh Roosevelt mà có thể hoặc không thực sự do Tổng thống ra lệnh. McCloy cũng nói với Mintz rằng Hopkins yêu cầu ông thẩm tra Không Lực về những gì mà ngành hậu cần dành cho việc ném bom Auschwitz)


Mô tả dựa trên bằng chứng có sẵn, David Wyman, trong cuốn sách Bỏ rơi nói Do thái (The Abandonment of the Jews) năm 1984, đã viết rằng các lời thỉnh cầu ném bom “gần như chắc chắn" không tới tay Roosevelt. Trong một chương ông góp vào tuyển tập năm 2000, Ném bom Auschwitz (The Bombing of Auschwitz), Richard Levy viết, “Nếu McCloy bị chê trách, lỗi lầm của ông ta là không trực tiếp gặp Tổng thống."
Tuy nhiên, nhờ có thông tin mới mà chúng ta có thể kết luận rằng người cuối cùng từ chối ném bom Auschwitz không phải là John McCloy mà là Franklin Roosevelt.


Trong nhiều thập niên, McCloy ngụ ý rằng ông chặn lời đề nghị lại mà không thỉnh thi ý kiến Tổng thống. Nhưng năm 1986 ở Nữu Ước ba năm trước khi qua đời, McCloy đã có sự trao đổi, mà mãi đến giờ mới công bố, với con trai Henry III của Henry Morgenthau, người đang nghiên cứu lịch sử gia đình và đã ghi lại cuộc trò chuyện giữa họ.43 (Khi cố gắng nói những điều tử tế với Morgenthau về cha ông, McCloy sử dụng lối diễn đạt nghe ra khuôn sáo về người Do Thái: "Ông là một người có văn hóa, một con người nhạy cảm, và là một thành viên hết sức nhiệt thành với chủng tộc Do Thái. Ông cảm thấy địa vị chủng tộc của ông bị lăng nhục bởi các hành động của chế độ Hitler)


McCloy nhớ lại là khi các nhà lãnh đạo Do Thái "muốn tôi ra lệnh ném bom Auschwitz," ông đưa vấn đề ra với Roosevelt, Roosevelt liền nổi giận. Tổng thống "vạch rõ” cho ông biết rằng việc ném bom Auschwitz "không ích lợi gì" và "chúng ta sẽ bị buộc vào tội phá hoại Auschwitz bằng hành động ném bom những người vô tội này." Như McCloy nhớ lại, Roosevelt giật nó ra khỏi tay tôi" và giải thích, sao nào, chỉ là ý tưởng thôi mà! Họ sẽ nói chúng ta ném bom những người này, và họ sẽ chỉ thay đổi lộ trình một chút và [chúng ta sẽ] lại ném bom họ thêm nữa. Nếu thành công, sẽ kích thích thêm, và tôi sẽ không còn gì để làm nữa... Chúng ta sẽ bị buộc tội đã tham gia vào việc làm xấu xa kinh tởm này.”44 (Ngày 08 tháng Tám 1944, lá như của McCloy, bác bỏ đề nghị ném bom Auschwitz của Hội nghị Do thái Thế giới, sử dụng cùng một lý luận: “Có ý kiến đáng kể cho cho rằng sự cố gắng như thế, ngay cho dù khả thi, cũng có thế kích thích người Đức hành động hận thù thêm nữa.")


McCloy nói với con trai của Morgenthau, “Tôi không muốn ném bom Auschwitz... Dường như ruột bọn Do Thái cuồng tín nghĩ rằng nếu anh không ném bom, đó là biểu hiện cho thấy không có sự căm thù chống lại Hitler. Ngược lại, Tổng thống quan niệm rằng điều đó sẽ càng kích động và vô tích sự hơn. Và ông đã giữ lập trường rất cứng rắn."


Nếu người ta cho rằng ký ức của một ông già là chính xác và ông ta đang nói thật thì Mccloy đã che giấu lời từ chối ném bom Auschwitz của cá nhân Roosevelt trong bốn mươi hai năm. Có lẽ ông bị thúc đẩy bởi quan niệm cổ xưa về dịch vụ công cộng, ra lệnh bảo vệ tính bí mật của các cuộc trò chuyện của Tổng thống và hướng sự chỉ trích khỏi ông chủ. Nếu lời tuyên bố của McCloy với Henry Morgenthau III có thể tin được, có thể không hoàn toàn trùng khớp là, một người đối thoại duy nhất, cuối cùng được McCloy tiết lộ mình không phải là người cuối cùng bác bỏ việc ném bom Auschwitz, lại là con trai của người mà năm 1944 đã xem ông là "kẻ đàn áp người Do Thái."
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2008, 03:51:50 pm »

Thứ năm ngày 06 tháng Bảy, tức hai ngày sau khi McCloy viết cho Pehle thông báo việc từ chối ném bom Auschwitz, Morgenthau đến Nhà Trắng tham dự cuộc họp với Tổng thống về dân chính ở nước Pháp bị chiếm đóng. Chính xác là một tháng sau Ngày-D. Bộ trưởng Tài chính vẫn ở lại sau để trò chuyện riêng với Roosevelt. Ông hỏi liệu có "đúng không nếu ông được cử đi Pháp để xem tiền tệ lưu hành của Mỹ có phù hợp không.”45 (Sau khi quân Mỹ dỗ bộ vào Ngày-D, Tướng Charles de Gaulle, thủ lĩnh chính phủ lâm thời, đã cảnh báo nước Mỹ đã “ngạo mạn và tham chiến” và rằng chỉ mình ông có quyền phát hành tiền Pháp trong các khu vực được giải phóng. Nhưng bốn ngày sau khi đổ bộ, Tướng Eisenhower tự mình đưa ra lời tuyên bố công nhận giá trị tiền tệ, hành động liều lĩnh mà Charles de Gaulle "đưa ra.")


Tổng thống nói, “Điều đó thật tuyệt.“ Đối với Roosevelt, người thường bị lạm phát tu từ học, một câu trả lời như thế không nói lên sự hứng khởi. Ngạc nhiên vì người bạn cũ đáng tin cậy đã quá thúc ép ông về vấn đề người tị nạn Do Thái, ông có thể dễ bị kích động về những gì Morgenthau, đã bỏ mặc ông để tự xoay xở lo liệu lấy, có thể làm tiếp theo.


Biết rằng điều đố sẽ khuyến khích ông thẳng tay hơn nữa ở châu Âu, Morgenthau hỏi Roosevelt là liệu ông có thể “mang McCloy đi với tôi" không và yêu cầu có vài lá thư xác nhận chuyến đi của ông đến "nhiều tướng lĩnh khác có trách nhiệm." Tổng thống đồng ý và, trước mặt Morgenthau ông viết nguệch ngoạc vài chữ cho Tướng George Marshall: "Tôi nghĩ việc đề cử Bộ trưởng Morgenthau + Jack McCloy đi từ ngày 13 đến 23 tháng Bảy để xem xét chuyện tiền tệ mới đang hoạt động ở Pháp thế nào là một ý tưởng hay. Ông có thể đưa họ đi được chứ? F.D.R."


Nhiều năm sau Morgenthau vẫn nhất mực cho rằng mục đích duy nhất của ông trong việc yêu cầu đi Pháp là nghiên cứu các vấn đề tiền tệ. Nhưng chắc chắn ông có những động cơ khác. Không có nhiều điều để khám phá trong một chuyến đi ngắn mà ông đã không thể biết được gì ở Hoa Thịnh Đốn. Và với người Anh và người Mỹ vẫn đang tự củng cố ở Pháp, Morgenthau biết một chuyến đi như thế đòi hỏi bộ tham mưu cấp cao mất bao nhiêu thời gian và sự hỗ trợ hậu cần.


Morgenthau hồ hởi trước viễn tưởng của chuyến viếng thăm mặt trận của quân Đồng minh, như trước kia ông đã thực hiện ở Bắc Phi. Herry III nhớ lại, “Ông nhận được cú hích mạnh do tham gia vào vùng chiến tranh và có được... các âm vang và mùi vị chiến tranh." Ông cũng có thể hy vọng sử dụng chuyến đi để tự giúp mình giành được một vai trò chính, vượt xa việc chỉ lập kế hoạch hệ thống tài chính sau chiến tranh, để hình thành một nền hòa bình châu Âu-đặc biệt số phận của nước Đức, mà hiện nay các cảm xúc của ông hướng về nó ở nhiệt độ cao.46 (Đầu năm 1944, khi Roosevelt phải chỉ định một đại diện Mỹ vào Hội đồng Cố vấn châu Âu, Morgenthau đề nghị một phụ tá cũ của ông ở Bộ Tài chính là Lauchlin Currie, điều này có thể đưa ra một mũi nhọn giúp hình thành kỷ nguyên hậu chiến. Roosevelt từ chối) Morgenthau muốn dừng lại ở Luân Đôn, nơi ông có ý định tìm xem coi có phải có nhiều điều kiện hơn được thực hiện để cứu thoát người Do Thái không. Trong tuần đầu tiên của tháng Bảy, đã có gần nửa triệu người Do Thái bị trục xuất khỏi Hung Gia Lợi đến các trại tập trung của Đức quốc xã.


Mang bức thư ngắn của Roosevelt cho Marshall, Morgenthau mời McCloy cùng đi với ông đến châu Âu. Nghi ngờ có khả năng Morgenthau xâm lấn vào địa hạt của ông, có thể vẫn còn nhức nhối từ lời nói chua cay của Morgenthau bảo ông là “kẻ đàn áp" người Do Thái, McCloy bị khích động đến suy sụp. Ông viết trong nhật ký, "Đương nhiên tôi không muốn đến Pháp để nhìn xem xét vấn đề tiền tệ mà có ý định đi đến một nơi khác”.


Không nản lòng, Morgenthau bắt đầu khai triển sứ mệnh của mình. ông dự tính ở lại một tuần trong vùng chiếm đóng ở Pháp, thăm binh lính Mỹ, bao gồm cả con trai ông, Henry III, và các cuộc hội nghị ở Anh với Eisenhower và các viên chức Anh.


Marshall nghiêm túc gửi một bức điện báo cho Eisenhower, người bị xúc phạm vì quan điểm dành tiềm lực kinh tế quân sự khan hiếm cho chuyến đi của Morgenthau đúng sáu tuần sau khi Anh và Mỹ đổ bộ vào Pháp. Ông đánh điện cho Marshall, “Nếu Tổng thống muốn Bộ trưởng Morgenthau viếng thăm Pháp, đương nhiên là chúng tôi bất đắc dĩ phải làm. Tuy nhiên, ông sẽ hiểu là không nghiên cứu được gì về các vấn đề tiền tệ trong một chuyến đi Pháp ngắn ngủi như thế." Eisenhower thêm vào là “theo đề nghị của cá nhân tôi," Churchill đã ngăn chặn các thành viên trong Nội các Chiến tranh của ông khỏi nước Pháp, và "tiện nghi ăn ở cho các quan chức viếng thăm các khu vực trú đóng hiện nay không có."


Để biện giải, Đại tá Frank McCarthy, phụ tá của Marshall, nói với Morgenthau về bức điện của Eisenhower và như sự thỏa thuận, liệu Bộ trưởng Tài chính có thỏa mãn với chuyến đi một ngày đến Pháp không. ông “chắc chắn” rằng trong ngày đó Eisenhower sẽ chuyển “núi về Mohammed.” Ông bổ sung thêm rằng ngay cả Marshall và các tướng lĩnh cũng hạn chế các chuyến thăm khu vực chiếm đóng trên đất địch vào ngày đó. Nhưng Morgenthau vẫn giữ ý kiến. Ông quyết định chuyến đi hai ngày qua đêm ở Pháp và kéo dài chuyến viếng thăm đến Anh.


Ông biết rằng chuyến đi sẽ kiệt quệ cả về tinh thần lẫn vật chất. Trước khi khởi hành, ông yêu cầu thư ký "mang thêm cho ông Nembutal và Codeine" cho chuyến đi của ông.


Tại "Mặt trận Laguardia", Nữu Ước, trưa thứ bảy ngày 05 tháng Tám, Morgenthau và các phụ tá Tosiah Dubols, Fred Smith và Harry Dexter White lên chuyến bay quân sự bay đến châu Âu. Một bức điện được gửi tới Roosevelt khi ông đang đi thị sát quân sự ở Bờ Tây (West Coast): "Bữa nay đi Anh và Pháp. Chúc tốt lành, Henry".
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM