Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:37:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phim truyện nhựa Việt Nam về đề tài chiến tranh  (Đọc 250207 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #190 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2016, 07:12:34 am »

Có ai có phim "Quê mẹ"của xưởng phim quân đội nói về chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 không?

Tên phim là Đất mẹ, đạo diễn Hải Ninh của Hãng phim truyện Việt Nam bác ạ. Phim này được tập trung đầu tư hoành tráng nhưng kết quả không như ý, chỉ được bằng khen ở liên hoan phim lần 6, 1983 (Bông sen vàng được trao cho Thị xã trong tầm tay).

Phim Đất mẹ được xếp vào loại "tầm tầm" nên muốn tìm cũng khó  Cheesy


Phim Đất Mẹ đã được up lên mạng. Bác nào quan tâm có thể vào xem:
https://youtu.be/pd6PUPHcZJA
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #191 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2017, 07:32:45 am »


Còn một phim nữa là phim màu , cùng thời với "Cánh đồng chết" nhưng là của Vn sản xuất , là phim nhựa chiếu rạp cỡ năm 1988 , trong phim có cảnh 2 xe tăng và bộ binh xông lên , anh xạ thủ đại liên trên xe bị trúng đạn té xuống đất hy sinh , anh còn lại trên xe nhảy xuống , chào đồng đội và đội mũ cho anh ta ( mũ của lính lái tăng) , rồi phim có đoạn đoàn xe chạy vào thành phố , đường phố vắng tanh , chỉ có xe nhà binh và rất nhiều truyền đơn bay trên đường. Rồi có đoạn cận chiến rất rùng rợn , toàn đánh bằng tay , bắn bằng súng và cả bắn lén . Cuối cùng thì bộ đội mình thắng , gom xác địch lại , có 1 tên địch giả chết , lấy máu trét mặt , anh đội trưởng nhìn nghi nghỉ nhưng bỏ đi , tên địch kia liền lấy súng bắn lén theo , anh trúng đạn , ngửa mặt lên trời , nhớ về vợ con gia đình và hết phim , tên lính giả chết kia bị bắn chết.
Phim này hình như về đề tài quân tình nguyện Vn ở campuchia - phim truyện nhựa màu.

Lạ nhỉ, những phim như thế này thì vứt ở xó xỉnh nào, trong khi TV toàn tha rác từ Tàu với Hàn lên.

Đầu năm 1979, ngay sau khi chỉ huy Bộ Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 4 đánh tan quân Khmer Đỏ, tiến vào giải phóng thủ đô Phnôm Pênh, Thiếu tướng Bùi Cát Vũ đã tranh thủ lúc rảnh rỗi viết ngay thiên ký sự "Đường vào Phnôm Pênh" và gửi về đăng nhiều kỳ trên Báo Sài Gòn Giải Phóng. Khi đó ông ở cương vị Phó tư lệnh Quân Đoàn 4, phục trách Bộ chỉ huy tiền phương Quân đoàn, cùng sư đoàn 7 tiến vào Phnôm Pênh. Ông là người đã từng chiến đấu trên địa bàn Campuchia trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trước đây.
Thiếu tướng Bùi Cát Vũ sinh năm 1924 ở Trà Vinh, lớn lên trong tình thương của người mẹ nghèo góa bụa. Ông sớm phải vừa học vừa làm thuê kiếm tiền giúp mẹ nuôi em. Chỉ mới học hết- tiểu học, nhưng vốn ham thích văn học, 15 tuổi Bùi Cát Vũ dân là nhân viên của tờ báo "Dân chúng". Tác phẩm đầu tay của ông là phóng sự "Sau ánh đèn điện Sài Gòn". Mặc dù thời gian làm việc cho tờ báo của Đảng Cộng sản này không lâu, nhưng được tiếp xúc với các đồng chí Nguyễn Văn Nguyễn, Dương Bạch Mai...những chiến sĩ Cộng sản đã ảnh hưỏng lớn đến nhân cách và sự nghiệp của ông trong đó có sự nghiệp văn học.
Tuổi thơ gian khổ đưa ông đến với cách mạng, trở thành một tướng lĩnh từng sát cánh cùng Huỳnh Văn Nghệ trực tiếp chỉ huy trận La Ngà lừng danh lịch sử. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Bùi Cát Vũ là một trong những người sáng lập và là cây bút chính của các tờ báo "Tiếng rừng", "Sứ mạng". Ngoài ra, ông cũng viết nhiều bài báo, truyện ngắn cho Đài tiếng nói Việt Nam, cho báo "Quân đội nhân dân", tạp chí "Văn nghệ quân đội"... Những trang viết của Bùi Cát Vũ gắn liền với hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, với từng trận đánh, địa danh, những mốc lớn của lịch sử dân tộc mà ông cùng đồng đội đã đi qua.
Rồi ông trở thành Tư lệnh Binh chủng Pháo binh, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 cùng với tướng Hoàng Cầm chỉ huy trận quyết chiến Xuân Lộc mở toang “cánh cửa thép” cho đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn tháng 4 năm 1975. Sau ngày đất nước thống nhất, ông tham gia chỉ huy Quân đoàn 4 sang giúp nước bạn thoát khỏi ách diệt chủng của tập đoàn Pol Pot, rồi trở về nước nhận nhiệm vụ Phó Tư lệnh Quân khu 7 những năm năm 1980-1981, nhưng vẫn cần cù cày xới trên những trang văn đầy hơi thở của cuộc sống. Ông viết văn hay nhưng nói chuyện thì rất “buồn ngủ”, đó là một cá tính nổi bật của vị tướng nhà văn. Sau này ông bị đau nặng và đã qua đời vào tháng 3-2002 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1975, có ký sự "Đường vào Sài Gòn" thì năm 1979 ông lại có ký sự "Đường vào Phnôm Pênh". Sau năm 1975, một số tác phẩm của ông gây được sự chú ý của bạn đọc, như; tập chuyện "Quê Hương" do nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành, gồm một số truyện ngắn và ký. Quyển hồi ký "Buổi đầu chập chững" do nhà xuất bản Đồng Nai in và phát hành năm 1988, tập hợp nhiều tư liệu lịch sử có giá trị.
Nhiều tư liệu quý từ cuộc chiến này đã được cây bút tài hoa của ông ghi lại, chia sẻ một cách trung thực, khách quan và đầy cảm xúc trong thiên ký sự "Đường vào Phnôm Pênh". Chẳng hạn như bản nghị quyết của chế độ Pol Pot coi Việt Nam là “kẻ thù số 1” do một sĩ quan hàng binh Khmer Đỏ trao lại, trong đó có những nhận định, đánh giá, kế hoạch tấn công của họ đối với đất nước chúng ta. Nhờ tác phẩm Đường vào Phnôm Pênh của Bùi Cát Vũ mà người đọc kịp thời hiểu sâu hơn tình hình của xứ sở Ăngkor cũng như hành trình vượt qua thử thách ác liệt, tinh thần chiến đấu quả cảm và nhân văn của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam vì nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Ông cảm nhận: “Phnôm Pênh rộng đến 20km², trước đây có gần hai triệu dân sinh sống. Pol Pot cho rào tất cả các đường ngang ngõ tắt, chỉ chừa lại mấy đại lộ chính. Xóa bỏ đô thị tất nhiên là Pol Pot cũng bỏ tên đường phố… Nhà cửa phố xá bỏ hoang lẩn lút trong những vườn chuối và cây ăn quả cỏ dại mọc um tùm tạo thành những khu vực địa hình phức tạp rộng bát ngát. Đi giữa Phnôm Pênh chiều nay, tôi có cảm tưởng như là một thành phố phương Tây ngủ sớm trong mùa lạnh. Tôi lại tưởng tượng đến một thành phố bị bom neutron mà đế quốc Mỹ gọi là bom sạch…”.
Ở một đoạn khác, ông cho biết một cách giản dị mà sâu sắc về cách ứng xử văn hóa của quân tình nguyện Việt Nam trước các công trình nghệ thuật và cơ sở vật chất của đất nước bạn như chính của Tổ quốc mình: “Hồi trưa này, tôi nghe đồng chí trợ lý tác chiến về báo cáo lại một trường hợp tương tự như thế của một đại đội thuộc Trung đoàn 12, vây bắt địch mà không dùng B40, ĐKZ bắn vào Đài Độc lập. Chiến sĩ ta đã không tiếc máu mình để bảo vệ những công trình lao động nghệ thuật, những phố phường trống hoang cho nhân dân bạn đỡ phần vất vả sau này”.
Những chi tiết trên cùng với truyện “Vòng hoa sứ trắng” - được giải thưởng văn học - được ông đưa vào kịch bản phim “Thành phố có người” do NSND - Đạo diễn Huy Thành thực hiện, lời thoại của bộ phim có những tuyên ngôn ấn tượng: "để bắt đầu thì không khó nhưng để kết thúc thì không dễ"; "chúng tôi không thể vào nếu không có yêu cầu của các bạn"; 'Pol Pot không chỉ là một chế độ mà là một ý thức hệ, đằng sau chúng là một thế lực phản động quốc tế", và đặc biệt là "không được nổ súng vào di sản văn hóa". <a href="http://www.youtube.com/watch?v=aMNXMHzXKqw" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=aMNXMHzXKqw</a>

Tiếp sau đó, ông viết kịch bản và đã được dựng thành phim “Cơn lốc đen” (chưa có trên mạng) khắc hoạ tội ác tày trời của tập đoàn phản động diệt chủng Campuchia.
Xem ký sự "Đường vào Phnôm Pênh" http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=13646.0
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #192 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2017, 07:42:44 am »

Không biết bác nào có phim "Người bạn ấy" không nhỉ? Bây giwof mà được xem lại phim này thì quá hay đúng không các bác!

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=SL9pDDOh_dg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=SL9pDDOh_dg</a>
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #193 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2017, 07:46:27 pm »

Không biết bác nào có phim "Người bạn ấy" không nhỉ? Bây giwof mà được xem lại phim này thì quá hay đúng không các bác!

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=SL9pDDOh_dg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=SL9pDDOh_dg</a>

Đóng vai Lý thủ trưởng là diễn viên kịch nói Trần Kiếm, người sau này rất thành công với vai ông Quých trong vở Tôi và chúng ta.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM