Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:46:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chỉ có một Nguyễn Sơn - Vị lưỡng tướng quốc  (Đọc 48130 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:29:31 pm »


8

Bồng Sơn là một huyện nhỏ thuộc tỉnh Bình Định - Nhà dân chúng đều bám theo dọc quốc lộ 1 rải rác đến Tam Quan. Một vùng có tiềm năng kinh tế, sản xuất dầu dừa và dây dừa, thảm dừa đủ cỡ cung cấp cho những nhà đánh cá ven biển kể cả kẹo dừa, kẹo lạc1. Bộ đội cảnh vệ thường lấy đường làm sân tập dọc theo quốc lộ 1 - ngã ra Bắc đi Quảng Ngãi, ngã vào Nam đi Phú Yên, Tuy Hòa.

Mỗi buổi sáng như thường lệ, Chủ tịch Sơn mặc thường phục quần dài đen, áo “Puy ô vơ” 2 xanh lá cây chạy dẫn đầu. Nối theo là bộ phận tư lệnh bộ rồi đến cảnh vệ. Hôm ấy tôi đang đau chân nhưng vẫn cố khập khiễng chạy. Máu đọng nên đau nhức. Nguyễn Sơn vừa chạy vừa quan sát và đôn đốc đội hình cho ngay thẳng, cự ly đúng tầm 1 cánh tay. Ông đã thấy tôi chạy khập khiễng.

Đến giờ làm việc ông gọi tôi lên lầu. Ông bắt cởi băng chân cho ông xem. Ông thấy vết sâu bằng đồng xu có cạnh có mủ xanh như sâu quảng - Tôi nói:

- Vết thương lúc đầu chỉ bằng đồng trinh nhưng sau lở lói, có mủ và rộng ra bằng đồng xu có lẽ do tắm nước suối An Khê độc quá.

Ông Sơn quay sang thư ký và bảo:

- Viết giấy giới thiệu cho đồng chí Tài đi bệnh xá để rửa thuốc cho mau khỏi.

Thế là tôi được đi rửa vết thương trong thời gian một tuần lễ.

Vừa đi vừa suy nghĩ: Nguyễn Sơn vị Tư lệnh đã ưu ái chăm sóc cấp dưới và coi như anh em. Lúc này ông đã 38 tuổi.


Bộ phận “Quân khí” (sau đổi tên là quân giới) của tôi đã may mắn được 2 người Nhật tiếp tay để sửa súng hóc đạn, hoặc sửa nòng và sửa cò súng. Trong công việc hàng ngày họ đã đáp ứng được những nhu cầu về súng hỏng và tiếp tế một số đạn dược cho các đơn vị. Công việc điều hoà làm tôi rất phấn khởi. Tôi lại được dịp trao dồi tiếng Nhật. Tôi còn nhớ khi Nhật chiếm Đông Dương chúng đã bắt buộc các trường trung học phải học chữ Nhật (Katakana và loại chữ Hiromenzi). Cũng nhờ ba tên lính Nhật canh gác nhà dây thép. Họ ăn ở luôn tại đấy nên tôi nói được tiếng Nhật tàm tạm.

Tại Bồng Sơn tôi lại được tăng cường thêm 2 đội viên tên là Hào và Thọ. Nhờ họ nên việc chuyển tải vũ khí càng dễ dàng nhanh chóng.


Một lần nữa, khi tôi đang làm báo cáo các vũ khí hỏng của một số đơn vị. Tôi thấy một chiến sĩ quần rách ở đầu gối. Anh đưa giấy cho tôi xin chữ ký để được cấp lộ phí nghỉ phép về Hà Nội. Trong giấy đề tên Báu. Anh này mặt trắng xanh, ốm yếu. Tôi giật mình chợt nhớ nửa năm trước khi tôi tham dự buổi họp Truyền bá Quốc Ngữ tại Hàng Da ở Hà Nội có anh Báu đã hát bài Thanh niên trước đông đảo anh em.

Tôi chợt hỏi:

- Hình như lúc trước anh có hát bài Thanh Niên tại buổi họp Hội Truyền Bá Quốc Ngữ3. Anh đáp “Đúng ạ!” và anh cao hứng hát luôn:

“Này thanh niên ơi! Dắt nhau lên đường cùng vang hát. Sánh vai cùng đi. Này thanh niên ơi! Ngắm trông phương trời đừng lui bước và chớ phân ly... Ta trông xem trời nam xinh tươi, kìa hoa sau đêm còn vương sương rơi” Đắm đuối cười, nhắn nhủ lời...

Anh hát luôn 6 câu. Tôi giơ tay ra dấu ngừng và nói:

- Bây giờ trưởng phòng ngày mai mới về, nhưng tôi ký xuất không biết có được không?

Anh cầm giấy có chữ ký của tôi và anh lĩnh được tiền. Anh lại bắt tay tôi lắc mạnh và luôn miệng nói “Cám ơn đồng chí! Cám ơn đồng chí!”

Trưa hôm ấy Huệ vẫy tôi lại, anh cằn nhằn:

- Ký xuất lĩnh tiền chỉ có chữ ký thầy Tố và chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam, ngoài ra các chữ ký khác đều không có giá trị.

Tôi nói vuốt ve:

- Huệ cảm thông. Mình đâu muốn sai nguyên tắc nhưng thấy thương anh ấy “cà lơ, thất thểu” quần áo rách xơ xác ở mặt trận về. Anh ấy cũng là trí thức quen từ mấy tháng trước ở Hà Nội. Anh được trở về nhà nghỉ phép mười ngày. Vả lại anh Tố vắng mặt...

Câu chuyện lại đến tai ông Sơn, ông gọi tôi lên gác - Khi bước lên cầu thang tôi đã có linh cảm như mình đã phạm tội nào đó.

Tôi đứng nghiêm chào trước mặt ông. Ông nhìn sâu vào mắt tôi. Mắt ông sáng lên. Tôi hồi hộp - ông nói từng tiếng một:

- Đồng chí Tài! Nguyên tắc là nguyên tắc! Phải tuyệt đối tuân thủ! Không phải quyền hành mình mà ký phiếu xuất là sai. Tôi đã nghe đồng chí kia hát và đã hiểu nội dung đồng chí muốn giúp đỡ đồng đội! Cũng tốt! Nhưng lần sau không nên tái phạm.

- Xin cám ơn Chủ tịch, tôi xin ghi nhớ.

Tôi xuống lầu. Cậu Trung, cần vụ rỉ tai tôi:

- Mai, chủ tịch đi vào Nam. Tôi phải lo 2 gói cơm nắm, muối vừng giao cận vệ theo ông.
_______________________________________
1. Tiếng nam bộ: kẹo đậu phộng.
2. Puy ô vơ (tiếng Anh) áo thụng (Pull’ over)
3. Hội truyền bá quốc ngữ là một tổ chức của những người yêu nước có cán bộ Việt Minh lèo lái.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:33:15 pm »


9

Theo lệnh Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ấy là chủ tịch Ủy ban kháng chiến toàn quốc1 được Bác Hồ ủy nhiệm vào thanh tra phía Nam. Trong cuộc mít tinh ở sân vận động Quảng Ngãi. Tôi đã thấy ông Giáp mặc âu phục xanh nước biển và đội mũ nỉ xanh. Ông nói chuyện rất khoan thai về tình hình miền Nam và động viên đồng bào dốc toàn lực đầu quân giết giặc giữ nước.

Khi ông Giáp đi vào Khánh Hòa ông đã gặp ông Nguyễn Sơn tại đình làng Phan Rang. Ông Sơn đã báo cáo tình hình về các tỉnh phía nam cũng như Buôn Ma Thuột… Hai ông đang ngồi uống nước trà thì Đại đoàn trưởng Trần Công Khanh bước vào chào hai người.

Ông Sơn chỉ ông Giáp và bảo:

- Đây là đồng chí Võ Nguyên Giáp bộ trưởng Bộ quốc phòng đi thanh tra các mặt trận miền Nam.

Ông Khanh đứng nghiêm chào và báo cáo với vẻ có phần tự đắc.

- Thưa các đồng chí tôi vừa đánh trận Võ Canh và Võ Xương mới về...

Ông Sơn thấy quần áo ông Khanh dính bùn be bét từ ngực xuống chân, hai tay đầy bụi bậm. Ông gằn giọng và chỉ ngón tay ra góc phòng:

- Đồng chí Khanh ra đứng tại góc phòng...

Ông Khanh ngơ ngác.

Ông Giáp cười và nói:

- Chủ tịch Sơn phạt đồng chí đứng nghiêm đấy!

Ông Khanh vội ra đứng góc phòng.

Với giọng sang sảng, ông Sơn nói:

- Là Đại đoàn trưởng có nghĩa là đồng chí nắm sinh mạng cả sáu nghìn chiến sĩ. Đồng chí không thể nào bỏ chỉ huy sở để xuống chiến đấu với binh sĩ cùng cầm súng bắn địch như vai trò một người lính. Nếu đồng chí thích làm lính thì tôi sẽ cho đồng chí xuống trung đội để chiến đấu.

Ông Khanh sợ sệt tái mặt... Chừng vài phút sau ông Sơn hô “nghỉ”... và ông dịu giọng nói:

- Đồng chí lại ngồi đây uống nước.

Ông Giáp lại cười... đoạn ông hỏi ông Khanh tình hình giữa ta và địch...


Ban lãnh đạo Liên khu 5 đều không thể quên chuyện này: khi đồng chí Phạm Kiệt biệt danh T đơ2 là Đại đoàn phó từ mặt trận về báo cáo trước chủ tịch Sơn. Ông thấy quần áo dơ bẩn đầy bùn. Ông nói: tôi đã dự đoán tình hình trong ấy, đồng chí về tắm rửa sạch sẽ rồi lại đây báo cáo cũng không muộn.

Phong cách của ông Sơn là thế. Ông rất nghiêm khắc trong công việc. Một vị tướng có tính kỷ luật cao khi đã nói thì như đinh đóng cột không nể nang dầu với cấp trên như khi ông đã hoạt động bên Trung Quốc. Cách nói của ông oai nghiêm, dõng dạc, trấn áp người nghe như buộc họ phải làm theo ý ông.

Khi ông Giáp trở về Trung ương, Nguyễn Sơn lại tiếp phái đoàn Trung ương do đồng chí Đàm Minh Viễn vào thị sát mặt trận. Lần này ông đã phái đại tá Ykawa đi theo đoàn ông Viễn, ông Viễn rất mừng được Ykawa là vị tướng lừng danh của Nhật hoàng đầy kinh nghiệm chiến trường. Họ lên đường bằng hai xe jeep và ô tô do quân đội Nhật trước đây thất bại để lại. Đoàn đang đi trên đèo Mang Giang thì bị hai máy bay Spitfire của địch phát hiện và truy kích. Chúng bắn xối xả. Đoàn xe phải ngừng lại. Trên xe Ykawa đã dùng súng trường bắn lên máy bay. Một chiếc đã bị trúng đạn rơi vào rừng. Cả đoàn phải nhảy xuống vì xe bị cháy. Đoàn đã bị máy bay bắn, lớp mìn gài hai bên lề đường cả đoàn đều hi sinh3.

Thời điểm này cũng là lúc tướng Leclecre đã trực tiếp chỉ huy chiếm trọn thị xã Buôn Ma Thuột. Sau đó vài ngày quân Pháp lại chiếm luôn Pleicu.
______________________________________
1. Chiếu theo tài liệu của Bộ quốc phòng xuất bản về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2. Tê đơ: là hai chữ T có nghĩa ở tù 2 lần.
3. Sau này Hiệu trưởng Nguyễn Sơn nhân dịp lễ Quốc khánh năm 1946 đã tổ chức lễ truy điệu, kỷ niệm vị danh tướng Nhật này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2009, 11:36:59 pm »


10

Cuối tháng 7 năm 1947. Tư lệnh Nguyễn Sơn thông báo cuộc họp khẩn cấp cho các đơn vị toàn quân khu về họp trên lầu khu bộ ở Bồng Sơn.

Với giọng nói sang sảng ở dưới nhà cũng nghe rõ, Tư lệnh trình bày tình hình chung, dã tâm của thực dân Pháp vẫn quyết đặt ách nô lệ lên cổ người Việt Nam lần thứ hai.

Để khủng bố tinh thần dân chúng và cán bộ Việt Minh chúng đốt phá nhà cửa, tàn sát dân lành. Cán bộ thì bị chặt đầu moi gan do các lính lê dương1 Sénégalais, Maroc dã man, tàn bạo. Chúng ta không thể làm nô lệ lần nữa.

Lực lượng của ta lúc đầu còn yếu kém: Việc đánh Pháp là việc lâu dài. Tư tưởng các đồng chí phải luôn trung thành với nước, tác phong luôn khẩn trương, sáng suốt lãnh đạo bộ đội và am hiểu chiến thuật, chiến lược. Kinh nghiệm của Hồng quân Trung Hoa đã chỉ cho ta thấy rõ khi lực lượng của địch lớn gấp 20 lần của ta, ta phải tránh để bảo toàn lực lượng. Hồng Quân phải trải qua cuộc vạn lý trường chinh lên phía bắc, đường dài 12.500 km bằng 4 lần chiều dài nước Việt Nam. Một cuộc hành quân đầy gian khổ, phải ăn cả cỏ, nhai cả gót giày vì không có gì ăn. Có khi phải giết ngựa gầy để ăn. Đại đội đi trước được ăn thịt, đại đội đi sau phải gậm xương để chống cơn đói đang hoành hành trong bụng lép xẹp. Có người bị chết vì ăn phải cỏ dại. Rùng rợn nhất là đi qua thảo nguyên mênh mông đầy sình lầy. Khi nắng dữ dội, khi mưa dầm bất chợt, chiến sĩ phải bện giầy rơm to để chống lún xuống sình lầy. Họ phải tết dây dài để mỗi người cầm lấy dây. Họ dìu nhau đi giữ vững đội hình. Kỹ lưỡng như vậy nhưng cũng có người lún sâu xuống sình và ngập đầu chết luôn. Khi vượt qua Miêu Sơn (núi Tuyết) gồm 18 ngọn núi. Lệnh hành quân cấm các chiến sĩ trong khi dừng lại nghỉ không được ngồi xuống vì ngồi xuống sẽ đứng lên không nổi và bị đóng băng chết tại chỗ. Ông đã đi qua núi Tuyết ba lần do sự phân công của cấp trên. Ông đã thấy các đồng chí mình vẫn còn bị đóng băng ngồi tại đó. Trên đường đi Hồng quân bị Quốc quân 6 lần chặn đánh cho đến khi về tới căn cứ. Quân số lúc đầu 20 vạn, hy sinh và chết dọc đường hết 18 vạn nhưng cuối cùng vị lãnh đạo tài tình Mao Trạch Đông đã lập chiến khu phát triển quân đội, đánh thắng Nhật, thắng quân đội Quốc dân đảng phản động của Tưởng Giới Thạch. Bài học này cho ta thấy phải sáng suốt cân nhắc khi chỉ huy.

Tình hình trong nước ta còn rất khó khăn Chính phủ ta đã phải cực nhọc để đối phó 20 vạn quân Tưởng do tướng Lư Hán chỉ huy nhân danh đồng minh qua giải giới bọn Nhật. Bọn Tàu Tưởng này đi đến đâu cướp phá sách nhiễu dân chúng đến đó. Hồ Chủ tịch đã nhận được báo cáo tới tấp về đạo quân Lư Hán này. Bác Hồ đã tìm cách đẩy chúng về Trung Quốc. Quả là một thành công lớn. Ngoài ra bọn Việt Nam quốc dân đảng và bọn Việt Nam phục quốc hội thừa cơ muốn lật đổ chính quyền ta. Lúc đầu ta đã phải nhượng bộ để phe Cường Đế2 có một số ghế trong Chính phủ. Bọn Quốc dân đảng đã lợi dụng sự nhượng bộ của ta, chúng bắt cóc các cán bộ của ta như ở Ôn Như Hầu và vài nơi khác chúng giết và lấy súng. Cụ Hồ và chính phủ đã phải khổ trí đối phó từng giờ từng phút với bọn phản động này.

Tôi nói qua về tình hình phía Nam:

Sáng ngày 23/9 Pháp núp sau lực lượng đồng minh gồm Anh, Ấn giải giới quân Nhật. Chúng chiếm Sài Gòn và nống ra các tỉnh tại Sài Gòn. Mặt trận Cầu Bông, Cây Mai, Bình Điền cùng các mặt trận khác dần dần tan vỡ vì chúng có vũ khí tối tân còn ta chỉ có súng kíp, súng săn, gươm giáo, tầm vông, vạt nhọn nên không ngăn nổi bọn thực dân Pháp gồm các binh lính Lê Dương viễn chinh tinh nhuệ đã lần lần chiếm các tỉnh miền đông và miền tây3. Phía miền Nam trung bộ lúc ấy bọn Pháp đã chiếm Nha Trang và nống ra lập các tiền đồn ở Củng Sơn, Vạn Giã, Bàn Nham, Núi Hiềm. Chúng còn lăm le toan chiếm Tuy Hòa của tỉnh Phú Yên - Trên cao nguyên chúng đã xông ra từ Buôn Ma Thuột đánh chiếm Bô Keo. Chúng bị ta làm tê liệt và không thể chiếm An Khê được. Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam rời khỏi An Khê - để những thông tin báo cáo từ miền Nam gửi ra và ở trung ương gửi vào nhận được mau chóng, đối phó kịp thời.

Trong cuộc họp hôm nay một số cán bộ đòi kỷ luật đồng chí Trần Công Khanh, vị Tư lệnh mặt trận Khánh Hoà đã không tuân lệnh chủ tịch Sơn ra lệnh phải rút lui khi ta yếu hơn giặc nhưng ông đã liều lĩnh chống trả với lực lượng địch mạnh hơn nên bị thất bại thật nặng nề.

Ông Sơn giơ tay bình tĩnh nói:

- Chuyện này tôi đã được báo cáo rõ ràng, các đồng chí nên bình tĩnh phê phán.
_________________________________________
1. Bọn Pháp lấy lính ở các thuộc địa Phi châu như nước Maroc, Tunisie, Sônégalei... Chúng gọi là quân dội Lê dương viễn chinh (Légion étrangère)
2. Cường Đế là con vua Thành Thái đã chạy sang ở nước Nhật. Bọn quốc dân đảng tôn Cường Đế và Nguyễn Hải Thần ở vai lãnh đạo. Mục đích chúng là lập lại nền quân chủ.
3. Phía quân ta tại Nam Bộ các lực lượng Thanh niên Tiền Phong của ta kể cả lính Hai Hổ và đệ tam sư đoàn chia ra nhiều cánh phân tán lực lượng và rút lui. Cánh đi lên miền Đông, cánh đi xuống miền Tây để củng cố bộ đội và xin Trung ương viện trợ. Trong lúc đó tại miền Bắc và miền Trung, Chính phủ lập nhiều đoàn quân đi giải phóng miền Nam gồm sinh viên, học sinh do tướng Cao Văn Khánh dẫn đầu nhưng đi tới Nha Trang đụng địch bị tan rã. Bác Hồ đã kịp thời phái tướng Nguyễn Bình đưa một Đại đội vào Nam. Nguyễn Bình đã vào đến khu 7 lập một số chi đội như chi đội 25 và bộ đội Hoàng Thọ. Sau đó lập 10 ban công tác thành, tiểu đoàn Phạm Hồng Thái. Trong hoàn cảnh tan vỡ của chiến trường Nam Bộ, Bác Hồ lại phái cụ Vũ Đức là đảng viên cộng sản bị địch bắt trong trận càn vào chiến khu Việt Bắc khoảng năm 1944 (ông bị đày ra đảo Madagascar. Khi đồng minh Pháp, Anh, Mỹ đang đánh Phát xít Nhật tại Việt Nam họ có nghe ở Việt Bắc có 1 lực lượng chống Nhật nên đã tìm trong nhà tù đưa Vũ Đức ra học nhảy dù tại Ấn Độ và sẽ nhảy vào chiến khu Việt Bắc để tiếp tế súng đạn cho Việt Minh)
    Cụ Vũ Đức đã đưa 1 đại đội vào Nam sau đó là Khu trưởng Khu 4 cùng với các cán bộ dong mán, Thiếu Lang, Tăng Thiên Kim...
    Tư liệu “Lịch sử Đảng thành phố Hồ Chí Minh”

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:00:32 pm »


11

- Sau khi mặt trận Khánh Hoà tan vỡ trước sự tấn công ồ ạt với hỏa lực mạnh mẽ của số lê dương tinh nhuệ trong quân đội Pháp1, các chiến sĩ ta đã hốt hoảng và mất tinh thần chiến đấu - Chúng ta đã rút được kinh nghiệm gì? Các đơn vị hoàn toàn tan rã - Các chỉ huy không được huấn luyện tốt và một số lớn cũng chưa từng ra trận nghĩa là chúng ta chưa am hiểu về cách đánh địch, về chiến thuật.

Vậy chiến thuật là gì? Là các lối đánh khi giao chiến với giặc, mục đích ngăn giặc, đuổi đánh hay tiêu diệt giặc. Muốn làm thế phải sắp xếp bộ đội, qui định tiến thoái, phối hợp các binh chủng, các đơn vị rồi tuỳ ở tình hình địch, ở địa hình địa vật, ở nhiệm vụ của mình mà điều khiển cuộc giao chiến.

Chiến thuật áp dụng từ cấp trung đoàn trở xuống. Nó là những nguyên tắc cụ thể dùng trong tác chiến đòi hỏi từ đội viên lên đến cấp trung đoàn phải am hiểu nhuần nhuyễn.

Trong quân đội cấp tướng là chiến lược, cấp tá là chiến thuật, cấp úy là chiến đấu. Phối hợp cả 3 cấp ấy mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến.

Hội nghị hôm nay tôi chỉ nói những nét chính của chiến thuật như:

1. Tích cực tiến công

2. Giữ thế mạnh đè bẹp giặc

3. Tập trung đánh vào chỗ yếu của giặc

4. Khéo dùng cơ động

Cấp dưới phải hiểu ý định của cấp trên khi nhận lệnh. Để thực hiện kế hoạch phương châm chiến lược thì những hình thức chiến thuật cần thiết phải cần những động tác chiến đấu mau lẹ thành thuộc, cương quyết trực tiếp tiêu hao mau lẹ, sức người, sức vũ khí của quân giặc, đó là nhiệm vụ của binh sĩ. Chúng ta chưa tận dụng đúng mức lực lượng dân quân. Về mặt trinh sát, tình báo chưa phối hợp với dân quân để thực hiện theo dõi địch làm gì, đi đâu, số lượng quân và vũ khí của địch - Khi chúng ruồng bố, cướp tài sản, hãm hiếp thường dân, ta lại chưa có các lực lượng dân quân, du kích, những tổ 3 người để tổ chức bắn tỉa hoặc gài mìn với mục đích chận lại sự hung hăng tàn bạo của chúng - Phải quan niệm những đội du kích, những đội thường trực kể cả bộ đội địa phương ta phải tận dụng lực lượng cũng như lắng nghe sáng kiến của họ.

Ông đi sâu vào nguyên tắc chiến thuật, phải tích cực tiến công - giữ thế mạnh đè bẹp địch - tập trung binh lực đánh vào chỗ yếu của giặc - Khéo dùng lực lượng cơ động - hoặc đánh cắt phía sau lưng địch, hoặc đánh đồn là phụ, đánh tiếp viện là chính. Cách đánh hay nhất vẫn là địch vận, đánh chiếm đồn ít tốn đạn, ít hy sinh chiến sĩ hoặc gọi lính ra đầu hàng, ta không tốn một viên đạn.

Tích cực tiến công không có nghĩa là đánh liều, đánh ẩu. Yếu tố trinh sát là hàng đầu. Phải luôn theo dõi động, tĩnh của địch. Đánh ẩu, khi ta đuối sức, giặc sẽ đè bẹp ta ngay tức khắc.

Kinh nghiệm tại mặt trận Khánh Hòa: Chi đội Vi Dân vì không công phá được đồn địch nên tức giận, ông đã tập trung cán bộ từ tiểu đoàn xuống phụ trách đại đội từ đại đội xuống phụ trách trung đội và từ trung đội xuống phụ trách tiểu đội để biến thành một đại đội mạnh. Vì không “tri kỷ tri bỉ” 2 nên Vi Dân tấn công thất bại. Ông đã hy sinh cùng với cả đại đội.

Bên Trung Quốc cũng vậy: Trong trận đánh Cao Hưng gần tháp Tử Lộ Quan, Lâm Bưu cũng tập trung cán bộ y như Vi Dân đã làm để có một đơn vị mạnh xung phong đánh vào quân Tưởng Quang Đại - Không ngờ Tưởng Quang Đại cũng thành lập đơn vị y như Lâm Bưu - Hai bên đánh nhau 5 ngày khốc liệt. Hai bên đều rút lui và đều thiệt hại nặng nề.

Mới nghe diễn biến trận đánh có vẻ oai lắm nhưng Mao Trạch Đông đã gọi Lâm Bưu về phê bình: Không phải là đọ lực với nhau, đánh ăn thì đánh, đánh kém thì rút lui. Đem cán bộ hy sinh như thế không phải chỉ từng người mà là hàng loạt. Cán bộ chiến sĩ Quân đoàn Lâm Bưu mất 50 đại đội trưởng, non 100 cán bộ Trung đội trở xuống bị hy sinh và mất đứt 30 đại đội. Thật là một chuyện đau đớn!

- “Không thể đem tính anh hùng cá nhân để đánh cho sướng! Ai cho phép thế!”

Đó là hành vi không duy vật - không biện chứng - Đánh lấy tinh thần gây ảnh hưởng chính trị tất nhiên cũng tốt nhưng thiếu gì cách để gây ảnh hưởng chính trị. Đánh thục mạng quả là tội lỗi lớn đối với quân đội và đối với nhân dân.

Ông Sơn liếc nhìn các cán bộ ngồi họp. Ông gằn giọng:

- Có người nghĩ rất sai: bộ đội ta giác ngộ tinh thần cao, không cần phải tập luyện kiên trì vẫn đánh thắng giặc.
____________________________________
1. Lê dương: légion étrangère.
2. biết người, biết ta (ý nói về tương quan lực lượng và cách đánh sở trường của địch)

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:03:25 pm »


- Có người duy tâm đến nỗi nói rằng quân đội Pháp đánh giặc với tư tưởng phi chính nghĩa, nội bộ hoang mang nên đánh không thể thắng ta được. Ta có chính nghĩa nên ta phải thắng. Đó là nhận định sai lầm - Ta phải đánh nhiều vào nó, đánh mạnh địch để chúng không phản công nổi, chúng suy yếu mới có thể làm chúng hoang mang. Tiểu đoàn Ba Dương thuộc Phòng Nam Bộ bao vây ba ngày tại đồn Bàn Nham tỉnh Phú Yên đã uy hiếp địch từng giờ, từng phút với hỏa lực mạnh của ta làm địch hoảng loạn. Ngày thứ 4 chúng chờ đêm khuya đã lén rút chạy vì thiếu lương thực, thiếu đạn và cùng vì sức quyết chiến của ta. Trận này lại bắt chước theo Vi Dân để làm đơn vị mạnh tuy có thắng nhưng ta đã bị hy sinh 1 tiểu đoàn phó (Tấn) và Trẩm là đại đội trưởng1.

Mỗi chỉ huy nên tự kiểm điểm về thiếu sót của mình đã hy sinh bao nhiêu chiến sĩ trong một trận đánh!

Yếu tố bất ngờ cũng quyết định trận đánh. Trong trận chiến giữa Anh và Pháp. Quân Pháp đã lập phòng tuyến dọc theo bờ biển Bretagne để chống sự đổ bộ của quân Anh. Họ đã bố trí lực lượng phòng ngự tại bãi cát là lài vùng này vì địch dễ đổ bộ nhưng họ không đề phòng chỗ có bờ biển hiểm trở. Quân Anh đã vượt 30 cây số đường biển để đổ bộ vào nước Pháp. Họ không đổ bộ lên bãi cát lài là chỗ thấp vì họ biết ở đó sẽ có sự bố phòng nên quân lính họ đã leo lên những vách đá dựng đứng của bờ biển Pas de Calais nơi quân Pháp không lập phòng tuyến. Quân Anh đã chiến thắng Pháp ở chỗ Pháp không ngờ tới.

Đồng chí Trần Công Khanh có sai lầm đã trải dài quân lại không có hệ thống thông tin nên không nắm được lực lượng của đồng chí. Tướng đại tài của Đức là Clausewitz nói: “Tấn công là lối phòng ngự hay nhất” “Le meilleur de défense c’est l’attaque”. Với lực lượng mạnh, địch đã chủ động tấn công ta, đồng chí lại quyết cố thủ, nhưng đã bị hy sinh một số lớn cán bộ, chiến sĩ. Đó là không nắm được “biết địch, biết ta”, không có trinh sát, tình báo để nắm hoạt động địch, không tận dụng dân quân để phá rối địch. Cán bộ, binh sĩ chỉ với tinh thần yêu nước cao không đủ - Nói đến quân đội là nói đến luyện tập mọi cách để tiêu diệt địch: Rèn luyện khỏe mạnh, bắn giỏi, vận động mau chóng chiếm lĩnh trận địa địch, biết đánh chỗ nào trước chỗ nào sau. Đánh có duy vật biện chứng phán đoán địch. Bình tĩnh, không nên đánh liều, đánh ẩu.

Tôi đã tham dự một trận đánh tại Tây Khang bên Trung Quốc. Vì tuân lệnh cấp trên phải giữ trận địa nhưng quân Tưởng lực lượng gấp 10 lần Hồng Quân nên tiểu đoàn tôi bị tiêu diệt chỉ còn hai người. Tôi sống sót trở về đơn vị ăn không ngon, ngủ không yên, luôn nghĩ trong đầu phải tìm cách chôn các đồng chí ấy - Hơn một tuần sau tôi huy động dân quân mới chôn hết số tử sĩ.

Vì vậy ai chịu trách nhiệm sự hy sinh to tát này! Sự hy sinh này rất ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của chiến sĩ.

Các chiến sĩ đã cùng đồng cam cộng khổ với ta, ta phải mến yêu và bảo trọng sinh mạng họ. Tôi nhớ lại chuyện xưa tại Tây Âu: đội quân Les Croisades của Pháp đi viễn chinh. Trời lạnh lẽo. Có người lính bị thương đang co ro nằm rên. Vị tướng chỉ huy cởi áo đắp cho họ. Vì nghĩa cử đó, đã động viên binh lính chiến thắng quân địch.

Chiến sĩ khi đã vũ trang cho mình lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tin tưởng và thương yêu người cấp chỉ huy mình như anh em. Họ sẽ dốc lòng chiến đấu vì danh dự của đơn vị, vì cách mạng. Họ quyết hy sinh đến hơi thở cuối cùng.

Hiện thời đ/c có công nhận đ/c là Tổng chỉ huy mặt trận Khánh Hòa? Và tôi là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam không?

Khi tôi nhận quyết định của Bác Hồ phân công tôi vào miền Nam, Bác chỉ vỗ vai tôi nhấn mạnh một câu: Tôi là Chủ tịch nước, chú là Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam có nghĩa là chú chỉ huy một nửa nước rồi đấy. Tôi vội nói: Bác ạ! Trọng trách nhiều, khó khăn cũng nhiều, Bác cho phép tôi vào lập được chiến công hãy nhận chức này. Từ đấy những văn bản phần nhiều tôi để cho đ/c Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam ký thay tôi.

- Đồng chí Khanh thân mến, chúng ta là đồng đội sống chết có nhau! Chúng ta không nên khinh suất để chiến sĩ đổ máu nhiều do cái háo thắng và anh hùng cá nhân của ta. Đồng chí cũng đã thấy trong phim ngoại quốc tại cuộc đấu bò ở đấu trường Madrid bên Tây Ban Nha. Khi thấy màu đỏ của tấm vải do người đấu bò dương ra, bò như thấy mầu máu đỏ nó cứ việc húc không nghĩ đến hậu quả của những nhát gươm người đấu bò đã làm chúng gục ngã. Người ta thường bảo: Ngu như bò - Ông gằn giọng: Chúng ta không nên bắt chước những con bò háo thắng - Là chỉ huy phải sáng suốt nhanh nhậy - Khi tấn công phải như thế nào và cả lúc rút lui cũng làm sao bảo toàn được lực lượng. Về việc rút lui trong cuốn Tam Quốc Chí cũng mô tả đến phép tăng và giảm bếp ăn của Khổng Minh, Thừa tướng Tây Thục quân sư của Lưu Bị2

Sinh mạng chiến sĩ giao cho đồng chí. Đồng chí phải biết nuôi dưỡng, rèn luyện, thận trọng và cân nhắc khi nào cần phải hy sinh xương máu đồng đội. Việc đồng chí cãi lệnh trên là một lỗi nặng nhưng tôi sẵn sàng bỏ qua nếu đồng chí còn tái phạm thì sẽ bị chết như Trương Phi của thời Tam Quốc do tác phong độc tài độc đoán sẽ mất lòng tin của quân sĩ3.

Trần Công Khanh, lắng nghe một hồi và thấm thía lỗi của mình. Ông cúi đầu đứng lên nhận lỗi và hứa không tái phạm. Sau này ông Khanh nói với các chỉ huy một số đơn vị:

- Cuộc hội nghị này Nguyễn Sơn đã làm tôi sáng mắt và tôi đã thấy vai trò chỉ huy của mình rõ ràng. Tôi đã có sai lầm nặng nhưng được Tư lệnh khoan hồng tha lỗi làm cho tôi mến phục vì từ trước tới nay tôi chưa bao giờ sợ ai nhưng bây giờ lại sợ ông Sơn.


Do việc xử lý của tư lệnh, toàn hội nghị đã có một niềm tin tưởng vững mạnh vào sự lãnh đạo của Nguyễn Sơn, một vị tướng lẫy lừng của Trung Quốc sẽ chỉ đạo thắng được những âm mưu thâm độc của giặc Pháp.

Để tạo một khí thế dũng mãnh của quân đội, quân khu phải cố gắng lập nên một chiến công có tiếng vang lớn tại miền Nam.

Buổi họp hôm sau ông đưa ra quyết định phải nhổ cho được đồn Vạn Giã để mở cửa vào miền Nam. Các vị chỉ huy Trung đoàn hôm ấy đã cùng nhất trí. Ông giao Trung đoàn 99 làm chủ công và Trung đoàn Nam Long chia ra đánh chặn đường tiếp viện.

Sau buổi họp 2 ngày Trung đoàn trưởng Hữu Thành đã trình lên ông Sơn đủ sơ đồ đồn Vạn Giã. Ông Sơn đi khảo sát một lần nữa. Ông đến kiểm tra lại thực địa. Sau khi quan sát kỹ ông về thảo ra kế hoạch thực tập công đồn. Ông cho lập một đồn to như thật, bố trí dây kẽm gai xung quanh cho giống sự bố phòng của địch. Các chiến sĩ đã hăng hái tập luyện chiến đấu. Để khắc phục bàn chông của địch, khi xung phong được lót những tấm ván gỗ để chiến sĩ vượt qua bàn chông dễ dàng. Ông thông báo trước: cuộc tập này phải coi như một cuộc tấn công thật sự. Các đồng chí giả làm địch phải bắn đạn thật. Ai bò vào không thấp, bị trúng đạn chớ có than vãn.

Sau đó trung đoàn xuất quân chiến đấu đúng theo kế hoạch của Bộ Tư lệnh. Kết quả ngày 13/5/1946 ta đã tiêu diệt một đại đội Âu Phi 150 lính tại đồn Vạn Giã.

Chiến công lớn Vạn Giã đã làm các cứ điểm khác tan vỡ bỏ chạy. Uy tín của tướng Nguyễn Sơn đang lớn lên dần. Từ tư lệnh Trần Công Khanh đến các sĩ quan cao cấp và binh sĩ các quân khu 5, 6, 15 đã trọn niềm tin tưởng vào vị tướng tài ba xuất sắc từ Trung Quốc về biết làm thay đổi cục diện đen tối của một quân khu non yếu.

Sau này sinh viên đại đội 4 của trường lục quân trung học Quảng Ngãi là Đại tá công binh Ung Răng người dân tộc Ê Đê đã phát biểu:

- Đây là trận đầu tiên, điển hình về chiến thuật “công kiên chiến” không những của khu 6 mà còn là của toàn chiến trường Việt Nam trong mùa hè năm 1946.
____________________________________
1. Trận này sinh viên Quốc Tài, Nguyễn Tuấn và Bạch thọt có tham dự.
2. Khi Lưu Bị phái Thừa tướng Khổng Minh đem quân ra đánh Tràng An. Suốt một tháng bị mưa dầm không đánh được. Ông đã tính rút lui về thì nghe Tư Mã Ý, một tướng tài của Tào Tháo đem đại quân đến để đón đánh. Ông biết rằng sức quân không chống lại được quân Tư Mã Ý nên tổ chức rút lui. Tư Mã Ý nghe được, cho quân đuổi theo. Ông bèn làm kế tăng bếp, cứ mỗi ngày rút quân ông lại tăng thêm 500 bếp. Tư Mã Ý lại kiểm tra thấy mỗi ngày bếp ăn đều tăng lên nên Ý sợ lọt vào vòng mai phục của Khổng Minh. Y bèn tổ chức mau rút quân trở về Tràng An. Vì thế khi rút lui Khổng Minh đã bảo toàn được lực lượng.
3. Quan Công và Trương Phi, tướng nhà Thục, là anh em kết nghĩa. Khi Quan Công bị giết, Trương Phi bắt thợ may phải may gấp 500 đồ tang trong 1 đêm nếu không kịp thì bị chém đầu. Đang đêm thợ may vào báo cáo thấy Trương Phi ngủ ngồi, thợ may bèn giết luôn.

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:12:15 pm »


12

Nguyễn Sơn có thần uy của bậc tướng. Ông nhìn ai là biết người đó có thể làm, có gan làm. Tính kỷ luật cao, ai sai là khiển trách thẳng, không vị nể nhưng sau đó lại dịu dàng uốn nắn cho người sai cách sửa như thế nào. Một tướng lĩnh thương yêu và quan tâm đến cán bộ chiến sĩ, kể cả quan tâm đến đời tư của họ.

Một người nào đó khi tiếp xúc lần đầu với ông nếu nhát gan không dám nhìn thẳng vào mắt ông. Đôi mắt sắc sảo sáng như mắt cọp, chiếc mũi như chim ưng, miệng rộng tiếng nói sang sảng, gò má cao, xương quai hàm bạnh ra, trán rộng, dính theo những làn tóc quăn dài như chưa bao giờ cắt tóc. Khuôn mặt rất uy nghi đúng phong cách của một Tư lệnh và cũng có vẻ là một nghệ sĩ. Trên 23 năm hoạt động bên nước bạn Trung Quốc đã đào tạo ông thành con người thép, con người chỉ biết theo lẽ phải, theo chủ nghĩa cộng sản. Tính cứng rắn của ông đã làm những kẻ cơ hội trong Đảng Trung Quốc không hài lòng nên ông đã bị quy kết “gián điệp quốc tế” và nếu không có các tướng Trần Canh, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vĩnh Trăn cứu và che chở cho ông thì ông đã bị hại. Qua kinh nghiệm cho thấy thẳng thắn quá cũng có hại. Cả ba lần bị trục xuất ra khỏi Đảng. Lần nào khai trừ sau đó đều được phục hồi đảng tịch. Trong thời gian khai trừ ông vẫn bình tĩnh công tác, rút kinh nghiệm và trở nên tế nhị, tránh lỗi lầm vì tính nóng nẩy của mình.

Tháng 4/1946 Chủ tịch Nguyễn Sơn đã triệu tập hội nghị mở rộng, gồm thành phần Bộ Tư lệnh có các chỉ huy đơn vị các nơi và một số cán bộ phòng ban để thực hiện nghị quyết của hội nghị trung ương1. Bộ Tổng chỉ huy sẽ mở lớp huấn luyện cho cán bộ cấp Trung đoàn và cấp Tiểu đoàn.

Chủ tịch đưa ra 3 vấn đề:

1. Tổ chức lớp quân chính đại đội cấp tốc cho các cán bộ đại đội tiểu đoàn (học tại đồn Khố Đỏ2 trong 4 tháng) 3

2. Trong thời gian 4 tháng chấn chỉnh phòng Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Thanh Sơn làm Trưởng phòng kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam lên kế hoạch đem vàng và vũ khí, tài liệu và cán bộ Trung ương vào Nam (bằng 2 đường thủy và bộ) đồng thời mở lớp ngắn ngày bồi dưỡng cán bộ trung, tiểu đoàn, tại Bungalow4

3. Mở trường Lục quân Quảng Ngãi để đào tạo các sĩ quan chính quy làm nòng cốt trong việc đào tạo 3 thứ quân tại 3 miền đất nước.





13

Đầu tháng 4 năm 1946 Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam ra thông tư gửi khắp 3 miền: Ủy ban thành lập trường Lục quân trung học. Trong bản chiêu sinh có ghi: Các sinh viên trong toàn quốc có bằng tương đương với Thành Chung5 đều được học. Học viên phải được cấp ủy địa phương giới thiệu, với hồ sơ khám sức khoẻ và chứng chỉ học lực. Ngày 10/5/1946 thí sinh thi trong một ngày. Các môn thi gồm: Toán, hình học, sử, và luận văn. Ngày 15/5/1946 được báo kết quả cuộc thi. Ngày khai giảng là ngày 1/6/1946, các thí sinh phải tự túc ăn ở trong thời gian thi. Địa điểm tại trường công lập thành phố Quảng Ngãi. Học sinh tập trung trước ngày 25 tháng 5 để dự lễ khai giảng.

Về nội bộ Chánh văn phòng bộ tư lệnh ra thông báo cho các phòng, ban để chọn lựa cán bộ dự thi học trường Lục Quân Quảng Ngãi. Phòng Quân Nhu vẫn anh Tố phụ trách. Quân Khí được đổi thành phòng Quân Giới do anh Cúc Trung úy hải quân (chế độ cũ) làm Trưởng phòng. Tôi làm Phó phòng, anh Cống làm Chính trị viên (sau này Cống ra trung đoàn độc lập làm Chính trị viên đại đội) cùng một số binh sĩ miền Nam là nhân viên biết sửa súng.

Khi xét học lực của nhân viên phòng Quân nhu Quân giới chỉ có 3 chúng tôi là có trình độ tương đương với Thành chung nên được đưa đi học. Trong chúng tôi, Huệ không muốn thi để ra sĩ quan, chỉ có tôi và Quảng đăng ký thi vào trường Lục quân. Chúng tôi trước kia cùng học chung tại Collège Cẩm Bàng6. Khi biết kết quả cả hai chúng tôi đều đậu vào trường, tôi được xếp vào đại đội 3 và Quảng ở đại đội 2.
___________________________________
1. Trích từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam (Nhà xuất bản Quân đội 18/1/1985)
2. Đồn Khố Đỏ là đồn trước đây quân Pháp đóng.
3. Tháng 3 năm 1946 Trung ương Đảng mở trường Quân chính Bắc Sơn.
    Tháng 5 năm 1946 Bộ Quốc Phòng mở trường Võ bị Trần Quốc Tuấn.
    Tháng 6 Uỷ ban kháng chiến miền Nam VN mở trường Lục Quân Quảng Ngãi. (Trích trang 232 lịch sử Quân đội Việt Nam, lịch sử Học viện Lục Quân (1946 - 1991).

4. Bungalow chỗ khách sạn của Pháp, mỗi tỉnh đều có.
5. Thành Chung: Lớp 10 chương trình Pháp
6. Collège: trường trung học
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:18:44 pm »


14

Trường Lục Quân Quảng Ngãi được cất ở phía trái trên đường lên nhà ga Quảng Ngãi. Đi dọc cuối trại lính Khố Đỏ1 là trường Quân Chính Đại đội rồi đến trường Lục Quân. Trường được cất thành 10 căn nhà lá, hai căn đầu ở bên trái của trường là Đại đội 1 dùng để ngủ, 1 là nhà ăn vừa là chỗ học. Căn thứ ba cũng để ngủ và căn thứ tư để ăn của Đại đội 2. Căn thứ 5 cùng để ngủ và căn thứ 6 để ăn dành cho Đại đội 3, hai căn thứ 7 và 8 ở bên phải cổng trường dành cho Đại đội 4 - 1 căn dài gần cổng vào dành cho các giáo viên - 1 phòng cho nhân viên hành chính - 1 phòng cho tổng đội có Ban giám hiệu và giáo viên Nhật trong đó có 1 bác sĩ.

Hiệu trưởng Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi là Nguyễn Sơn Chủ tịch Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam. Tổng đội trưởng là Phạm Kiệt (trong thời gian chiêu sinh là Trần Thùy) nguyên chỉ huy đội Du kích Ba Tơ.

Tổng đội phó là Nguyễn Thuần.

Chính trị viên: Nguyễn Chính Giao (thời gian đầu Bí thư Chi bộ toàn trường).

Phụ trách tổng đội toàn khoá: Đoàn Khuê2

Các giảng viên về chính trị, triết học, lịch sử dân tộc… đều là cán bộ cao cấp trong Đảng như Lê Duẩn, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Chánh, Trần Lương, Đoàn Khuê, Đào Văn Trường, Hoàng Minh Thi, Nguyễn Sơn - với hai giảng viên người Áo là Hồ Chí Dân cháu nuôi Bác Hồ dạy về học thuyết Mác-Lê Nin bằng tiếng Pháp. Giảng viên này là người Đức giảng bài bằng tiếng Pháp về thuyết tiến hoá của Darwin. Anh nói hơi khó nghe vì có lai giọng địa phương. Ban huấn luyện phải nhờ anh Tố sinh viên đại đội 3 đã đậu tú tài toàn phần lên làm phiên dịch trong những lần anh Dân, anh Long lên lớp.

Ban huấn luyện chia ra 2 nhóm A và B. Các học viên được quyền đăng ký học tiếng Việt vào nhóm A và tiếng Pháp ở nhóm B. Trong toàn trường sinh viên có trình độ Thành chung (lớp 9) chiếm 3/4.


Đồng chí Lê Duẩn trước khi vào Nam có dành 3 buổi để nói về tình hình trong nước và quốc tế. Đồng chí nhấn mạnh vấn đề thanh niên với nhiệm vụ trước mắt. Đồng chí Nguyễn Văn Nguyên nói về vấn đề dân tộc, đồng chí Đoàn Khuê giảng về kinh tế, đồng chí Đào Xuân Trường về chủ nghĩa mác xít, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Thầy Nguyễn Sơn nói về quân sự và chính trị. Thầy là kho trí thức luôn làm sáng tỏ bài học của các giảng viên. Ấn tượng đầu tiên với tôi là thầy giảng về chính trị. Chính trị là gì? Là cung cách áp bức người làm theo mình. Thật là đơn giản. Sau này tôi suy rộng ra ai cũng có chính trị, nước mình có chính trị của nước mình, nước khác có chính trị của họ. Khi đã mất chính trị có nghĩa là mình mất quan điểm, lập trường mình sẽ thất bại.

Hồ Chí Long dạy về vũ khí - Ban chính trị phụ trách tổ nghiên cứu Mác - Lê Nin cũng nắm phần tổ chức và sinh hoạt Đảng cho toàn trường. Trường lại có Ban thể dục thể thao đã từng đấu bóng đá với đội bóng của tỉnh.

Huấn luyện quân sự có các sĩ quan Nhật Bản tình nguyện đi theo cách mạng.

Đại đội 1 có huấn luyện viên Đông Hưng (tên Nhật Camo)

Đại đội 2 có huấn luyện viên Minh Ngọc (Nakahara)

Đại đội 3 có huấn luyện viên Phan Lai (Igari)

Đại đội 4 có huấn luyện viên Minh Tâm (Sato)

Huấn luyện viên trưởng Nguyễn Văn Thống (ishu Taku và phụ tá là Phan Khuê)

Một số sĩ quan Việt Nam phụ trách quản lý sinh hoạt:

Đại đội 1 có anh Hiền, Lộc, Thành

Đại đội 2 có anh Bằng và Thám

Đại đội 3 có anh Trường và Thắng

Đại đội 4 có anh Phi Hùng (Mũi) và Thám

Ban hành chính quản trị có anh Du Phong tức Nguyễn Chính nguyên chánh văn phòng Bộ tổng tham mưu. Chánh vãn phòng Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ trong những ngày tựu trường sau đó Ngô Kiên thay thế đến gần ngày mãn khóa là Trần Ren.
______________________________________
1. Thời Pháp thuộc có 2 loại lính: Khố đỏ và Khố xanh. Lính khố đỏ thuộc quân đội Pháp. Khố xanh là lính của Nam triều (garde indigène)
2. Các cán bộ trường sau này ở cấp cao: Đoàn Khuê: Bộ trưởng bộ Quốc phòng. Phạm Kiệt: Trung Tướng. Nguyễn Thuần: Tư lệnh phó quân khu 4. Nguyễn Chính Giao: Phó ban đối ngoại Trung ương. Phan Hàm: Thiếu tướng. Lê Văn Nhiều: Chánh Văn phòng Tổng cục chính trị...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:21:50 pm »


15

Hôm khai mạc trường Lục quân trung học Quảng Ngãi, đồng chí Nguyễn Sơn giới thiệu thành phần tham dự có thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện Nhà nước tại miền trung, đồng chí Hoàng Quốc Việt - ủy viên Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Chánh (Chính trị viên đội du kích Ba Tơ) làm ủy viên UBKC và ba là Ủy trưởng quốc phòng Trung bộ. Trần Hữu Dực UBHC Trung Bộ và Nguyễn Duy Trinh, Ủy viên, đồng chí Trương Quang Giao, Bí thư tỉnh, đồng chí Trần Toại (tức Phương) -  Chủ tịch UBNDCM tỉnh Quảng Ngãi.

Đồng chí Nguyễn Sơn nói mục đích của Bác Hồ và Bộ Tổng tham mưu chủ trương lập một trường quân sự chính quy ở miền Trung và miền Bắc để cung cấp cán bộ trước mắt cho các tỉnh trong toàn quốc.

Đồng chí nhắc lại lời nói của Bác Hồ với quân đội: “Trung với nước, hiếu với dân” là bổn phận thiêng liêng, một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một vinh dự của người chiến sĩ trong đạo quân quốc gia đầu tiên của nước ta và những lời dặn dò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về huấn luyện quân đội1.

Đồng chí Sơn nói về thực tế của chiến trường miền trung. Giặc Pháp lấn ra Củng Sơn, Đèo Cả với manh tâm chiếm tỉnh Phú Yên. Cách đây 4 hôm chúng đã tấn công An Khê. Phía ta, tương quan lực lượng yếu hơn chúng về vũ khí và kỹ thuật chiến đấu rất nhiều. Ta chỉ với tinh thần yêu nước dũng cảm chưa đủ, phải học cách đánh giặc cho có hiệu quả. Vì lý do đó trường Trung học lục quân ra đời mặc dù chỉ cách mặt trận 100 cây số.

Trong buổi lễ này, Nguyễn Sơn đã đả phá luận điệu của bọn phản động gán cho trường Lục Quân này là trường cộng sản, cộng vợ, cộng con, cộng của cải.

Ông nói:

- Còn có người ngộ nhận bị bọn phản động lừa bịp cố tình chia rẽ mặt trận đoàn kết dân tộc. Chúng cho đây là trường Hồng quân của cộng sản “có lẽ vì tôi là người của Hồng Quân từ bên Tầu về đây”. Nhưng trường này toàn là người của mặt trận Việt minh yêu nước.

Trước mắt bọn Pháp đang lăm le hòng chiếm lại ba nước Đông Dương. Ta cần phải xây dựng đào tạo một đội ngũ chỉ huy quân sự có trình độ gồm những thanh niên yêu nước có học vấn, có sức khỏe. Trong số học viên có mặt hôm nay đâu chỉ là Việt Minh và Cộng Sản mà gồm đủ các thành phần trong xã hội kể cả con em phú hào và quan lại (Trong số học viên có hai thầy phán2 trên ba mươi tuổi. Có cả dòng Tôn thất nhà Nguyễn và các thành phần dân tộc ít người như dân tộc Mường, Mán, Êđê, Bana, Chăm và Hoa Kiều.)

Về phần các huấn luyện viên Nhật, chúng ta không nên coi họ giống như quân Phát Xít. Đây là các đồng chí tiến bộ chúng ta gọi là người “Việt Nam mới”, họ tình nguyện cùng chúng ta chống Pháp, tranh đấu cho lẽ phải cho hạnh phúc của nhân loại. Còn các huấn luyện viên người Pháp, người Đức cũng vậy: Hồ Chí Long, Hồ Chí Dân đều là những người tự nguyện mang họ của Bác Hồ hoặc cháu Bác Hồ với ý chí noi theo Bác cùng đi làm cách mạng. Chúng ta phải tôn trọng và hoan nghênh thiện chí của những người “Việt Nam mới” này3

Tôi mong rằng tất cả chúng ta, giảng viên, sinh viên và tất cả các cơ quan, ban ngành, các đoàn thể trong các tỉnh miền Nam góp sức lại để cùng diệt giặc bằng cách làm tốt công việc của mình.

Giọng ông oang oang hùng hồn đã gây trong sinh viên, ấn tượng và tin tưởng ở vị hiệu trưởng tài ba, lỗi lạc của mình.

Đồng chí Lê Văn Kiện, sinh viên đại đội 1 trước khi đi học là đại đội trưởng đã từng chiến đấu ở Phú Yên, Khánh Hoà4. Đồng chí thay mặt các sinh viên toàn trường lên phát biểu đại ý hoan nghênh chủ trương lập trường của Trung ương cùng sự nỗ lực xây dựng nhà trường và yểm trợ mọi mặt của chính quyền địa phương và đoàn thể. Ông hứa hẹn các sinh viên sẽ cố gắng học tập trao dồi đạo đức để xứng đáng là sĩ quan quân đội Việt Nam và không phụ lòng sự ưu ái giúp đỡ của quân dân chính đảng cũng như thầy Hiệu trưởng Nguyễn Sơn.

Trước khi bế mạc, ông Nguyễn Sơn đã mời các sĩ quan Nhật lên tập trung trước cột cờ đứng hàng ngang cùng ông và các sinh viên tưởng niệm sĩ quan Ikawa đã hy sinh tại An Khê vì tổ quốc Việt Nam và cũng vì hoà bình thế giới.

Tất cả sinh viên: 480 người theo chương trình huấn luyện 6 tháng bắt đầu học từ 01/6 đến 01/12/1946 thì mãn khoá. Lúc đầu trường lục quân thuộc Ủy ban kháng chiến miền Nam Việt Nam quản lý cho đến tháng 12 Ủy ban này giải thể theo quyết định của trung ương sau tháng 12 chuyển thành Ủy ban kháng chiến trung bộ. Trường đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quảng Ngãi Trần Toại giúp đỡ trường mọi việc trong xây cất trường kể cả huy động các bà mẹ, các chị chiến sĩ lo nấu ăn, cải thiện đời sống sinh viên. Ngoài ra trường còn có bộ phận dịch thuật, thông ngôn, ấn loát tài liệu học tập phổ biến các đại đội toàn trường. Mỗi học sinh được cấp một mũ sắt mũ cối, mũ ca lô, 2 bộ đồ vải xám (Sita do hãng Phú Phong dệt), 1 đôi giầy da. Mỗi chủ nhật sinh viên được nghỉ để xả hơi và tham quan thị xã Quảng Ngãi.


Ông luôn lái xe vào các mặt trận miền Nam. Khi trở về theo thường lệ bất cứ ở nơi nào đồng chí Nguyễn Sơn cũng dậy sớm đôn đốc các đơn vị chạy đều với ba lô (quần áo, sách vở). Khi ông dẫn đầu đại đội này, qua ngày khác ông lại dẫn đầu đại đội khác. Các sinh viên phải đeo ba lô vác súng trường, đạn dược chạy từ trường đến núi Bút hoặc núi Thiên Ấn khoảng 4-5 cây số và trở về. Khi vào thành phố cách trường một cây số sinh viên bắt đầu hát bài: “Dân Nam ơi nhớ ơn Bác Hồ”, “Đoàn giải phóng quân”, “Lục quân Việt Nam”, “Quyết chiến”, “Cảm tử quân”, “Cương quyết ra đi”, “Xếp bút nghiên”...

Anh em sinh viên tập luyện rất nhịp nhàng, hùng dũng lại đẹp trai, hát hay nên có một số cô gái Quảng rất khâm phục và cảm tình. Khi đoàn sinh viên đi tập về ngang thị xã, các thiếu nữ, thiếu nhi đã ùa ra cửa trầm trồ khen ngợi. “Các anh diễn hành khéo quá”.
_____________________________________
1. Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954 (BTTM 1991)
2. Thầy phán là chức vụ cao hơn Thầy ký trong tổ chức chính quyền Pháp (Sécrétaire résidence)
3. Sau này Hồ Đệ và Trần Đình Mai đánh giá chủ trương đại đoàn kết của tướng Nguyễn Sơn ví như tỉnh Quảng Ngãi là cái nôi, Nguyễn Sơn là bà đỡ cho người “Việt Nam mới”.
4. Đại đội trưởng Lê Văn Kiện có gởi 2 cán bộ trung đội đi thi vào trường lục quân nhưng đều bị trượt (rớt)

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:36:39 pm »


16

Ngoài sự tập luyện gian khổ với các giáo sư Nhật hết lòng dạy dưới nắng gắt hoặc mưa sa. Thao trường là những nơi đồng ruộng, sông rạch, núi Ân, núi Búi, Ba La, Thu Xà, Vạn Tượng. Sinh viên vẫn cố gắng với tâm niệm sẽ được đem sở học của mình thi thố tại chiến trường. Họ đại đa số là trí thức, có rất nhiều tài. Đại đội 1 với tiếng đàn Hạ uy di réo rắt của Hà Thúc Cần, câu ca Văn Thọ. Thọ là sinh viên trong thành nội Quảng Ngãi. Anh là con bà Ưng Đoá, dòng dõi nhà vua. Trong các cuộc biểu diễn văn nghệ tại rạp chiếu bóng (Cinéma) anh giới thiệu các tiết mục rất hấp dẫn và có duyên (Sau này anh ra ngoài miền Trung làm Trung đoàn phó một đơn vị)

- Đại đội 2 có Papa Kỳ1 với những câu vọng cổ mùi mẫn và số bài thơ hùng hồn của Tống Sĩ Uyên - Riêng đại đội 3 nổi bật là tờ bích báo Búa do Nguyễn Tố (Thiết Vũ) cùng Ngụy Trường Sanh, Trần Đình Mai nằm gần nhau và Cát Tường là ban biên tập mạnh nhất trường với chủ trương “Búa từ ban huấn luyện, xuống sinh viên, đến nhà bếp v.v… Nó cũng biểu hiện được phong cách thẳng thắn, hiên ngang của thầy Sơn hiệu trưởng. Tố giỏi về tiếng Pháp. Anh thường được mời lên phiên dịch những bài về mác xít do cháu Bác Hồ người Đức là Hồ Chí Dân giảng dạy. Ngoài ra còn có Nguyễn Văn Tuấn trong nhóm Hoàng Mai Lưu (Nam Bộ) là sinh viên số 230 học tú tài một, giỏi guitare đã phối âm nhiều bài với 3 bè như 'Tiếng gọi sinh viên” và “Mau về Nam” của Lưu Hữu Phước. Sinh viên Cát Tường (một thời nổi tiếng chủ hiệu may Le Mur ở Hà Nội) đã vẽ vài nét là xong Bác Hồ. Sinh viên Quốc Tài đã sáng tác bài Sinh viên lục quân hành khúc. Hai người này luôn cùng đi chơi với nhau và hay bị phạt vì về trễ, nên anh em gọi là Cát Tài.

Nội dung bài hát: Sinh viên lục quân hành khúc:

Cùng nhau sinh viên ta mau tiến lên, kìa...
Chim hót trên cành đem bao phút vui mừng
Lục quân ta mong tương lai sáng trong hồng
Chung sức ta cùng bền chí bước lên đường
Còn đâu thu qua với ngày tàn qua.
Nào cùng bước! cùng nhau vang hát
Rền khắp phương trời Nam
Ngày mai Lục Quân bước
Theo Bác Hồ xây đời sáng trong


Bài hát này chỉ phổ biến một số người trong trung đội 2 đại đội 3.

Một số anh em sinh viên khác cũng có những sáng tác thơ về tâm tình giữa sinh viên cũng như về thầy.

Đây là bài thơ của Trần Đình Mai - Trung đội 1 - Đại đội 3:

Cờ khởi nghĩa thúc hùng binh
Hồn thiêng sông núi chúng mình nối tay
Cẩm Thành
2 hội tụ từ đây
Lục Quân khai giảng, cờ bay rợp trời


Tướng Nguyễn Sơn râu hùm, hàm én
Dậy cầm quân diệt giặc hiên ngang
Bút Sơn, Thiên Ấn kỳ quan
Chạy đều rèn luyện thân mình vì dân


Trong kháng chiến không nài gian khổ
Học tại đây, vui chuyện mày, tao
Sống cho đáng mặt anh hào
Sinh viên luôn nhớ công lao của thầy.



Một bài khác có tên “Vị tướng lĩnh”:

Một ngày mộ Xuân
Vị tướng lĩnh áo bạc phong trần
Đối với nụ cười khô, lạnh
Của những ngày xưa
Mấy mươi năm bôn tẩu giang hồ.


Có đêm vui thân mật
Người kể chuyện tâm tình
Ngoài muôn dặm chén nồng cũng lạt
Nước mất còn vui gì tuổi xanh
Lần lữa tháng năm cằn mái tóc
Mộng vàng dệt mãi vẫn chưa thành
Đêm đêm nặng trĩu sầu chinh khách
Nằm vọng quê nhà qua bức tranh
Bâng khuâng biết đền bao giờ nhỉ
Có thể đem về vạn chiến binh.



Dương Viết Nuôi - Đại đội 1 (sau này là Thiếu tướng) có bài:

Ta đã ra đi khắp mọi miền
Ngôi sao trên mũ, dạ trung kiên
Chiến trường vẫy gọi cùng hăng bước
Gác chuyện riêng tư, lỡ tình duyên
Thương những chàng trai đã một lần
Xông pha chiến trận chẳng tiếc thân
Nắm xương gửi lại ngoài tiền tuyến
Nhiệm vụ vinh quang quyết hoàn thành


Cùng nhau gặp gỡ trong luyện tập
Ba hướng về đây kết tình thương
Miền Trung Quảng Ngãi ngày khai giảng
Cố học, mai sau lập chiến công



Sinh viên Tống Sĩ Uyên (sau là Đại tá, thương binh) có những câu thơ:

“Đời lính trẻ chỉ quen mùi thuốc súng,
Góp công lao xây dựng cho trường
Thắm tình “cá nước” thân thương
Lục Quân ghi tạc cội nguồn từ đây”

3
_____________________________________
1. Papa Kỳ là chiến sĩ từ mặt trận Đất Đỏ tại Bà Rịa bị vỡ. Ông đi theo cánh quân của Trung đoàn trưởng Hiền trôi dạt ra miền Trung cùng với Nhàn (Hoàng Thành) Tuyết Minh và Tuấn...
2. Cẩm Thành là tên thành Quảng Ngãi năm 1946 đã bị dân quân phá.
3. Xem phụ trang

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2009, 07:38:14 pm »


17

Các huấn luyện viên người Nhật dạy rất chăm chỉ, nghiêm túc. Sau khi hết giờ tập đại đội trở về trường nếu hàng ngũ học viên không ngay thẳng hoặc hát không to, thì bị huấn luyện viên phạt. Khi tới trường, huấn luyện viên hô: Mục tiêu sân bay... chạy đều... có nghĩa là chạy thẳng lên sân bay cách ba cây số rồi mới trở về trường cũng có nghĩa là bị phạt phải chạy thêm sáu cây số.

Giữa trưa nắng chang chang của mùa hè có người chạy tới trường mệt quá không ăn được cơm. Nhưng tới giờ học cũng vẫn phải cố gắng lên lớp học. Toàn đại đội chịu phạt huấn luyện viên chạy theo cùng chịu phạt chung với sinh viên. Có thể nói quân phong, quân kỷ, các sinh viên Lục quân thi hành rất nghiêm chỉnh.


Các huấn luyện viên người Nhật tuy nghiêm nhưng đôi khi cũng kể vài chuyện để sinh viên thư giãn. Huấn luyện viên Minh Ngọc nói: Khi ông học trường Võ bị Hoàng gia Nhật Bản, trong giờ tập bắn sinh viên thấy vài thiếu nữ xuất hiện gần bia ngắm, họ vội hô mục tiêu xuất hiện: nhắm bắn... Các sinh viên mình cũng đều cười ồ lên vì cùng là học trò cả, bên Nhật hay bên ta cũng thế. Ta cũng hô mục tiêu áo hồng... nhắm bắn... ấy là “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”.

Thiếu tướng Hồ Đệ (sinh viên Đại đội 3) nhớ lại: Tập kiếm phải hét to với tiếng “Sát” quan trọng là đôi tay phải vận lực thật cứng, chém thẳng tới trước đúng theo bí truyền của võ sĩ đạo. Vì vậy các sinh viên đã luyện cổ tay bằng khúc tre ngắn. Lúc nào rảnh rang họ cũng tập. Kể cả khi chờ đợi ăn cơm anh nào anh nấy cũng nắn bóp khúc tre. Cảnh này làm cho các chị em nhà bếp tò mò.

Các chị nói:

- Các anh chỉ cho bọn em tập bóp với!

Các sinh viên đều cười ồ. Lúc ấy các chị mới hiểu mình đã nói hớ. Con gái xứ Quảng không ngán ai, họ mặc quần soọc ngắn, mang dao găm bên lưng, cắt tóc “cua” 1 như đàn ông lúc này lại phải một phen thẹn thò trước các chàng sinh viên quỷ quái...


Mỗi tuần đều có hai lần lên giảng đường tại rạp chiếu bóng Quảng Ngãi về các môn học Mác - Lênin2, quân sự, chiến lược chiến thuật, triết lý, xã hội học và cũng có hôm nói rộng về tôn giáo và chiến sự v. v...

Chúng tôi không ngờ thầy Sơn đã mời được các đức cha bên Tin lành, Thiên chúa giáo, Phật giáo, các giáo sĩ trong đạo Cao đài cùng đến dự buổi nói chuyện về tôn giáo của thầy. Buổi nói này đều được mở rộng chung cho cả đồng bào đều được nghe. Chúng tôi không nhớ kỹ sự trình bày chi tiết của thầy nhưng chỉ thấy các vị tôn giáo khả kính kia thỉnh thoảng lại phá lên cười hoặc thích thú vỗ tay. Sự trình bày của thầy quả là giản dị nhưng thâm thúy. Lối diễn tả duyên dáng hóm hỉnh, cách trình bày dẫn chứng sáng sủa mạch lạc lôi cuốn được cả những vị chân tu có tiếng là nghiêm nghị cũng phải bật cười.

Nhận xét về thuyết trình với một vấn đề cụ thể nào ông Nguyễn Sơn là một nhà hùng biện hơn hẳn các thuyết trình viên khác. Để tạo cho học viên có được sự chăm chú ông chen vào những mẩu chuyện lấy từ trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống quân Nhật và quân Tưởng trên 20 năm tại Trung Quốc. Ông kể lại có lần ông chỉ huy một đại đội, được tin quân Tưởng thất trận đang rút lui. Ông đã kéo quân đuổi theo và tước khí giới một sư đoàn quân Tưởng Giới Thạch - ông diễn tả hùng hồn y như đang lâm trận. Ông chạy chỗ này hô: “Giơ tay lên, bỏ súng xuống, tiến thẳng về phía trước” - Ông chạy qua bụi mía hô to: “Ai chống cự bắn chết liền”. Trong đêm trăng sương mờ bọn lính quốc dân đảng không biết Hồng quân có bao nhiêu người vì đại đội ông giăng hàng hai bên cùng hô - Chúng bỏ súng và đi luôn về phía trước cứ thế hết đại đội này đến đại đội khác đều bỏ súng. Đêm ấy ông phải huy động dân chúng đem hơn 10 xe bò mới chở hết súng đạn.

Giọng ông sang sảng hợp với khổ người cứng rắn giống pho tượng đồng đen - Khi ông tả những cảnh dã man của bọn Pháp lê dương chém giết hoặc hãm hiếp dân lành. Ông đã làm các sinh viên sởn ốc và sục sôi căm thù.

Ông là người nghiện thuốc lá, nhưng khi nói chuyện cả ba bốn tiếng đồng hồ ông không cần bản thảo, không cần hút thuốc và không cần uống nước. Cứ thế thao thao bất tuyệt rất lưu loát, hùng hồn.

Chúng tôi học lý thuyết thường thường vào buổi chiều 4 tiếng và cứ 2 tiếng lại nghỉ xả hơi 15 phút - Một lần tôi đã chứng kiến ông nói tại sân vận động Quảng Ngãi trước 10 nghìn khán giả suốt hơn 4 tiếng đồng hồ. Ly nước để trước mặt vẫn không vơi tí nào. Người nói hấp dẫn, người nghe say mê. Sân vận động tuy rộng nhưng im phăng phắc. Có thể khoa nói của ông được hình dung như thác lũ tuôn trào như dầu sôi lửa bỏng làm cho người nghe phải phấn khởi, phải sục sôi lửa hận và tức khắc cầm súng, cầm gươm lao về phía trước tiêu diệt quân xâm lăng dã man tàn bạo.

Hôm ấy ông nói về tình hình đất nước, ông vạch mặt bọn phản động mà trên chủ trương đoàn kết: Bác Hồ buộc phải nhường cho chúng những Bộ trong nội các của ta. Cách nói của ông xem ra đơn giản nôm na, ví von nhưng lại rất hấp dẫn người nghe. Bọn phản động Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, “đã được đàng chân lân đàng đầu” ông coi họ là “ngu như bò”. Trong các cuộc nói chuyện với công chúng hoặc sinh viên ông thường nói “ngu như bò” để chỉ bọn phản động. Những kẻ kêu gào đòi lật đổ Chính phủ Hồ Chí Mình, chúng cho là chính phủ cộng sản thì quả đúng la “ngu như bò” bởi vì trong chính phủ có vua Bảo Đại là cố vấn, Nguyễn Hải Thần là Phó chủ tịch nước, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh đều là Bộ trưởng. Chính bọn chúng đã vả vào miệng chúng. Còn những vị như Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, Bùi Kỷ, Phan Anh, Linh mục Phạm Bá Trực... nếu các ông này là cộng sản thì lừa bịp được ai kể cả trẻ con. Luận điệu xuyên tạc này giống như người nằm ngửa nhổ nước bọt lên nhưng bao nhiêu nước bọt lại rơi xuống mặt, như thế có phải là chúng “ngu như bò không?”. Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ mới thành lập. Tiền trong ngân khố do chế độ cũ để lại chỉ còn hai ngàn bạc rách không tiêu được. Ta lại để tang hai triệu đồng bào chết đói vì bọn phát xít Nhật dùng lúa để chạy máy nên các kho lúa đều hết cả. Chúng ta lại còn diệt giặc dốt, giặc đói và diệt giặc ngoại xâm. Vậy thì làm gì ta có “sản” để mà “cộng” quả thật chúng “ngu như bò” và hơn cả bò nữa. Với khoa nói của ông rất nôm na, giản dị nhưng trong sáng, các tầng lớp nào cũng hiểu được. Những ví dụ lý thú đã gây nhiều ấn tượng cho người nghe.
______________________________________
1. Cua (tiếng Pháp là court) có nghĩa là cắt tóc ngắn cỡ 3 phân.
2. Vì tình hình trong nước & thế giới lúc đó, Bác Hồ tạm thời tuyên bố giải tán Đảng cộng sản Việt Nam - Đảng được nghi trang là Hội nghiên cứu Mác xít. Về dạy Mác xít tại trường có: Nguyễn Sơn, Đào Văn Trường, Nguyễn Chính Giao, Hà Huy Giáp, Lê Duẩn v.v...

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM