Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:34:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hang Tám Cô - đường 20  (Đọc 35550 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:18:30 am »

Đây là topic đầu tiên, cũng là bài viết đầu tiên của tôi trong forum này. Tôi không có nhiều kiến thức về Quân sử Việt Nam, không dám tham gia các topic kiến thức của mọi người. Chỉ có một số thực tế, và ảnh chụp một số vùng miền gắn liền với các di tích chiến sự, nơi tôi đã đi qua, muốn chia xẻ với mọi người.





« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:34:46 am gửi bởi chitto » Logged
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #1 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:21:07 am »

Đầu tiên, tôi muốn viết bài này để tưởng niệm về những chiến sĩ đã hi sinh ở hang Tám Cô, một địa danh có lẽ còn ít người biết đến.

Nếu ai đã từng đi Phong Nha, đều phải đi qua con đường quốc lộ 20, là đường nối Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Đường 20 chạy ra cửa khẩu Cà Roòng sang Savanakhet của Lào. Hiện nay trên bản đồ là đường 565. Đường chạy xuyên qua cánh rừng Kẻ Bàng nguyên sinh theo con đường lên dốc xuống dốc, qua ngã tư cắt với đường Trường Sơn Tây khoảng 2km, cách Lào 36km là hang Tám Cô.


Câu chuyện về hang Tám Cô có lẽ còn đau thương hơn ngã ba Đồng Lộc.

Ngày 14 tháng 11 năm 1972, bom Mỹ đánh vào đường 20, nơi có một đội thanh niên xung phong và một tiểu đội pháo đang đóng.

Đội thanh niên xung phong gồm 8 người, 4 nam 4 nữ. Anh lớn tuổi nhất khi đó 37 tuổi, còn 7 người còn lại tuổi từ 18 đến 20. Để tránh bom Mỹ, 8 người đã vào trong một hang núi ngay bên cạnh đường để trú. Không ngờ một khối đá lớn phía trên bị chấn động đã sập xuống che lấp cửa hang.

Tảng đá đã ngăn cách bên ngoài với bên trong. Những người bên ngoài sau trận bom đã tìm thấy hang, nhưng không sao có thể mở được đường vào. Khối đá quá lớn. Họ chỉ biết lấy cây tre dài thông qua một chỗ hở để đưa nước uống và lương khô cho những người bị giam trong hang. Mỗi lần có xe qua, người ta lại tìm cách, kể cả dùng mìn phá đá, nhưng vô vọng.

Sau 9 ngày, những người bên ngoài không còn nghe thấy tiếng kêu khóc bên trong nữa.....

Nơi đó từ đó gọi là hang Tám Cô. Dù chỉ thực sự chỉ có 4 cô.

Đến tận năm 1996, khi làm đường qua đây, hài cốt của 8 liệt sĩ mới được đưa ra khỏi cái hang oan nghiệt, và cùng được chôn cất với 5 chiến sĩ pháo cao xạ hi sinh trong cùng trận bom ngày 14/11/1972 đó.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:37:27 am gửi bởi chitto » Logged
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:22:11 am »

Hang Tám Cô

Logged
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #3 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:30:31 am »

Danh sách các Anh, các Chị đã hi sinh tại hang Tám Cô

Tám Liệt Sỹ Thanh niên xung phong hi sinh trong hang

1. Nguyễn Văn Huệ (1952 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
2. Nguyễn Văn Phương (1954 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
3. Nguyễn Mậu Kỹ (1935 - 1972) - Hoằng Đạt, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
4. Hoàng Văn Vụ (1953 - 1972) - Hoằng Hà, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
5. Trần Thị Tơ (1954 - 1972) - Hoằng Trường, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
6. Lê Thị Mai (1952 - 1972) - Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
7. Đỗ Thị Loan (1952 - 1972) - Hoằng Ngọc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa
8. Lê Thị Lương (1953 - 1972) - Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa

Năm Liệt Sỹ pháo binh hi sinh cùng trong trận bom

1. Mai Đức Hùng (1952 - 1972) - Hải Giang, Hải Hậu, Nam Hà
2. Đinh Công Đính (1953 - 1972) - Hải Tây, Hải Hậu, Nam Hà
3. Nguyễn Văn Quận (1952 - 1972) - Vĩnh Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang
4. Sầm Văn Mắc (1952 - 1972) - Thôn Vạch, Cam Đường, Lào Cai
5. Nguyễn Văn Thủy (1954 - 1972) - Yên Định, Vị Xuyên, Hà Giang
Logged
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:32:07 am »

Bên cạnh bia của các Anh, các Chị là chiếc kẻng làm bằng nửa quả bom bi, là dụng cụ báo động thuở xưa.

Logged
chitto
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2008, 12:33:10 am »

Tấm bia cũ trong nhà tưởng niệm (Hiện giờ đã xây thành một nghĩa trang)


Khối đá oan nghiệt

Logged
hoa bất tử
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2008, 08:18:52 pm »

Tôi là một người con của vùng đất Quảng Bình.
Hôm nay, lần đầu tiên trong đời tôi cùng cả lớp đến thăm hang Tám cô để tưởng nhớ những TNXP dũng cảm, kiên cường đã hi sinh để bảo vệ nền độc lập, để chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi thầm biết ơn họ nhiều lắm. Chỉ khi bước chân đến nơi đây tôi mới cảm nhận được hết sự linh thiêng của nơi này,tôi thật sự xúc động và lặng người đi. Có lẽ lúc này hãy để cho ý niệm, suy nghĩ của mình làm chủ.
Rời khỏi nơi đây nhưng cảm xúc của tôi về nơi này vô cùng sâu sắc.Đó là lòng biết ơn xen lẫn với đôi điều khó nói thành lời......
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #7 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2008, 09:53:34 am »

Đường lên Hang Tám Cô cheo leo, khúc khuỷu và cũng thật đẹp và hùng vỹ. ĐỨng giữa vùng núi non trập trùng, vách đá dựng đứng, rừng xanh thăm thẳm và hoang vu, thấy con người thật nhỏ bé, càng thấy cảm phục các chiến sỹ TNXP xưa.
Logged
Luc Van Tran
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2008, 09:16:23 am »

 Đường 20 Trường Sơn, còn có tên là đường 20 Quyết Thắng. Sự việc xảy ra khỏang sau ngày 10, trước ngày 15 /11/1972 là đúng. Đơn vị tôi vượt phà Xuân Sơn đêm 07/11/1972. Sở dĩ không thể quên cái đêm này vì sau cả tuần chờ vượt phà  không được, máy bay Mỹ phong tỏa rát quá. Cấp trên chọn cái đêm đó để chúng tôi vượt trọng điểm vì đó là ngày nước Mỹ bầu cử tổng thống, hy vọng địch sẽ “giải lao” hoặc nới lỏng phong tỏa. Quả thật chúng tôi truyền nhau: hôm nay Nison đi bầu cử. Khi đó đơn vị tôi (tiểu đòan 1, E16 pháo binh) mới hành quân được khỏang 500 km, theo quy định thì phải dừng lại vài ngày để bảo dưỡng xe (xe xích), pháo và lấy thêm lương thực, thực phẩm. 8 cô gái dân công hỏa tuyến ở Binh trạm gần đó, hết hạn phục vụ chiến trường được hành quân trở về hậu phương.
Cái hang núi tự nhiên đó ở khoảng km 16 + 500. Hang khá lớn, trong có khe nước. Binh trạm làm máng dẫn nước vào các thùng phuy để ở những góc khuất trong hang làm nơi tắm giặt rất … hòanh tráng. Là nơi nghỉ chân lý tưởng của bộ đội và Thanh niên xung phong trên đường hành quân. Vào cái ngày định mệnh ấy, đội hình tiểu đòan tôi dấu xe, pháo trên tuyến dài khỏang 5 km, trong một bãi bom B52 (đúng ra là nhiều bãi bom do máy bay B52 thả, vì chúng đã chà đi, xát lại nhiều lần). Xe của tôi ở khỏang km 17+500 (tôi là chiến sỹ lái xe xích kéo pháo).
   Vào khỏang những năm 1990 – 1993 tôi có đọc trên vài tờ báo, nghe đài, xem Tivi thấy có nói về vụ này. Trong đó người thì nói là chết 13 Thanh niên xung phong (8 nữ, 5 nam), báo khác thì nói 5 anh bộ đội là của đơn vị pháo binh Quân khu 4 …  Tháng 9/2004, đứng ở di tích phà Xuân Sơn (gần trạm bán vé đò đi động Phong Nha), bên đường tôi thấy có một tấm bảng chỉ đường rất lớn, có ghi dòng chữ kèm theo mũi tên chỉ hướng: Di tích hang 8 cô gái thanh niên xung phong và 5 chiến sỹ pháo cao xạ hy sinh. Ôi ! Người đời vô tâm đến thé là cùng. Xin nhắc lại: Chúng tôi là đơn vị pháo mặt đất không phải pháo cao xạ, Khi đó phiên hiệu của đơn vị là D1, E16, Bộ tư lệnh pháo binh (đoàn đi B: 5043).
   Anh Phạm Ngọc Thảnh, quê Nam Sách, Hải Dương, năm đó anh 36 tuổi, thượng úy, chính trị viên phó tiểu đoàn là đại diện của đơn vị và một số cán bộ chiến sỹ đơn vị phối hợp với Binh trạm giải quyết hậu quả của vụ này (vì có 5 chiến sỹ của đơn vị hy sinh trong hang đó). Ngay đêm hôm sau chúng tôi vượt Trường Sơn sang đất Lào.
   Về chi tiết bạn nói những người “bị nhốt” trong hang còn kêu khóc đến 9 ngày sau. Sau này được tin tỉnh Quảng Bình đã khai quật hài cốt trong hang và đưa về nghĩa trang, tôi cũng có nghe những thông tin đại loại như thế. Còn nghe mô tả: qua quan sát vị trí các hài cốt thì đoán là trước khi chết họ đã lết lại gần nhau, ôm nhau, … Tôi không biết bây giờ còn nhân chứng nào của 9 ngày sau đó không (vì ngay đêm sau chúng tôi đi rồi nên không được chứng kiến). Nhưng các bạn hãy hình dung như thế này:
   Anh Thảnh kể lại rằng (là cán bộ tiểu đoàn nhưng anh cũng là thành viên trên xe của tôi vào đến chiến trường B2): Tổ giải quyết hậu qủa (tổ chính sách) của đơn vị và Binh trạm tìm kiếm khu vực cửa hang và chung quanh được khoảng 40 kg xương, thịt, ruột … văng lung tung. Vì áp lực của hơi bom thổi vào hang rất lớn và không có lối thoát nên nó lùa ngược trở ra của hang; lại nghe nói trong hang Binh trạm có chứa thuốc nổ để phá đá làm đường. Những thứ nhặt lại được, tổ chính sách chia làm 13 phần, chôn thành 13 ngôi mộ. Tổ chiến sỹ của đơn vị xếp hàng bắn 3 loạt súng từ biệt, rồi giao lại cho binh trạm quản lý, làm bia mộ.   
   Cái cảnh mà bạn nói “mỗi lần có xe đi qua, người ta lại tìm cách …”. Có lẽ là anh em lái xe binh trạm hoặc các đơn vị khác đi vào, nghỉ chân ở khu vực đó. Vì thương cảm mà họ tính làm một cái gì đó chăng. Chứ ngay thời điểm đó, đội hình đơn vị tôi có 14 chiếc xe xích loại ATC.59 đời mới của Liên Xô, ngay chỗ dấu xe của tôi cũng nhìn thấy 1 máy gạt (xe ủi) của binh trạm. Suốt đêm đó các xe của đại đội 3 phối hợp với binh trạm mà không làm gì được. Bởi chỉ quan sát bằng mắt thường cũng biết là không có một phương tiện cơ giới nào có thể giải quyết được cả. Thời điểm đó chuẩn bị ký kết Hiệp định Pari, các đơn vị cơ giới ngoài đơn vị tôi thì xe tăng vào chiến trường trên tuyến đường đó cũng nhiều lắm. Từ đó đến nay không ai trong đơn vị tôi nói là có tiếng kêu khóc trong hang cả. Việc thả lương thực và nước uống vào có lẽ là một sự hy vọng mong manh là còn người sống.
   Còn vụ Hang 8 cô mà bây giờ chỉ có 4 cô, còn lại là nam? Ngay khi đó chúng tôi được truyền đạt là 8 cô dân công hỏa tuyến (cũng như Thanh niên xung phong nhưng phục vụ chiến trường ngắn hạn hơn) và 5 chiến sỹ của đơn vị. Cho đến nay mỗi lần họp mặt cựu chiến binh đơn vị chúng tôi vẫn kể lại như vậy. Như trên đã nói, tháng 9/2004 tôi vẫn thấy tấm bảng chỉ đường: Di tích hang 8 cô gái TNXP và 5 chiến sỹ pháo cao xạ hy sinh. Thật ra khi biết thông tin tỉnh Quảng Bình khai quật di tich tôi cũng thấy có báo nào đó nói là có nam TNXP. Lúc đó tôi không để ý lắm vì cho đó có thể là nhầm lẫn nho nhỏ. Nay đọc danh sách tôi rất ngạc nhiên. Nhưng những thông tin về 5 đồng đội của tôi trong danh sách thì chính xác. Tôi cũng hy vọng thông tin về 8 liệt sỹ TNXP kia là đúng. Nhưng tôi vẫn nghi ngờ ? Chúng tôi ngày ấy ở lứa tuổi mười tám đôi mươi như 5 đồng đội ấy. Nay còn lại, người trẻ nhất cũng 55 tuổi, anh Thảnh mới mất ngày 09/5/2008 ở quê. Mong các anh chị TNXP và các đồng chí công tác ở binh trạm khu vực đó trong thời hoa lửa ấy cho biết thêm thông tin về Hang 8 cô.
Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2009, 07:27:50 pm »

Các đ/c có hình chụp  không vậy? Grin
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM