Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:23:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thơ không phải Bút Tre  (Đọc 142315 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 05:38:29 pm »



Thằng Bờm có cái quạt mo
Quan tham xin đổi ô-tô Cam-rì
Bờm rằng chẳng thích Cam-rì
Đường xe kẹt cứng làm gì thoát ra?
Quan tham tiếp tục lân la
Hỏi Bờm xin đổi vi-la mặt tiền
Bờm rằng không lấy mặt tiền
Mai sau quy hoạch mặt tiền cũng bay
Nên Bờm đành phải xua tay…
Quan tham đề nghị đổi ngay chức quyền
Bờm rằng chẳng thích chức quyền
Tham ô, hối lộ đi liền nhà giam
Bờm liền nói thẳng: “Hổng tham”
Quan tham nóng mặt: “Mày tham cái gì?”
Thằng Bờm chỉ biết cười khì:
“Cái tâm, cái đức có thì đổi ngay”
Quan tham đành phải… bó tay
Tìm đâu tâm, đức những ngày làm quan?

(lượm lặt)
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 10:00:54 am »

Từng nghe:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân đội, công an lo trừ bạo
Như nước Việt Nam ta từ trước
Vốn dành nền độc lập đã lâu
Đầm, sông, đồng, ruộng đã chia
Từ Bắc chí Nam đã ổn
Từ Hồ, Huỳnh, Tôn, Nguyễn bao đời xây nền độc lập
Đến Lê, Trần, Nguyễn, Trương mỗi người đầu nước một thời
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.


Cho nên:

Mai Văn Dâu tham công nên thất bại;
Trần Dụ Châu thích lớn phải tiêu vong;
Vinashin bắt sống Thanh Bình
Tòa Sài Gòn giết tươi Kim Phượng
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.


Vừa rồi:

Nhân luật đất chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cẩu quan thừa cơ gây hoạ
Bọn giang hồ còn ỷ thế làm càn
Ép dân đen mất đất phải vào tù
Vùi con đỏ hết nghề đi cầu thực
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời.
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
...


Anh Vươn:

Xã Vinh Quang dấy nghĩa
Huyện Tiên Lãng nương mình
Ngẫm cướp ngày há đội trời chung
Căm mọt nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn lấn biển, sách thủy nông suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ kinh tế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi thu hoạch đến tay,
Chính lúc ruồi xanh kéo tới.


Lại ngặt vì:

Minh chúa như sao buổi sớm,
Liêm quan như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng lấn biển, vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Đắp đập, đắp đê, thường chăm chằm mỗi mùa bão tới.


Thế mà:

Trông người, người càng vắng bóng, mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Hải Phòng Thành tiền hết mấy tuần,
Tiên Lãng Huyện người không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà, mạng xã hội ngọn cờ phấp phới
Báo chí một lòng giúp sức, hoà nước đầm chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Anh em mai phục, lấy ít địch nhiều.


Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Quyền lực thứ 4 sấm vang chớp giật,
Mạng xã hội chém trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng
Tinh thần càng mạnh.
Trung Thoại, Văn Hiền nghe hơi mà mất vía,
Hữu Ca, Văn Liêm, nín thở cầu thoát thân.
...
Bó tay để đợi bại vong, giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người, gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc, để cười cho tất cả thế gian.


Bởi thế:

Thằng nhãi con Phích, Hiền múa mép không ngừng
Đồ nhút nhát Thoại, Ca đem dầu chữa cháy
...
Ngày mồng năm, xã Vinh Quang, hoa cải nổ rền
Ngày mười hai, họp báo UB, Văn Hiền phá nhà còn cãi
Ngày mười hai, Văn Phích đổ vấy Văn Anh nhầm lẫn
Ngày mười bảy, Phó Tổng Trung Thoại gắp lửa bỏ tay dân
Thuận đà báo chí đua nhau hỏi xoáy
Bí nước giặc đáp xoay tựa chửi nhau
Lại thêm trên mạng bốn mặt ép thêm
Hẹn cùng đầu năm diệt giặc
Phóng viên kén người hùng hổ
Biên tập chọn kẻ vuốt nanh
Bài ra mãi, sâu mọt có nhờn?
Nước khuấy động, quan trên đã tỏ?.
Đánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Trái, phải 2 lề góp sức ra tay,
Blog, Forum cũng không kém phần sôi nổi
Vinh Quang, Tiên Lãng, giang hồ ra chặn đầy đường
Hải Phòng, Việt Nam, phóng viên cũng không nao núng.
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ

Bị đánh khắp nơi, quan Hải Phòng đề nghị báo ngừng tin
Thua ở truyền thông, báo bản địa đường cùng đăng nhảm
...
Lũ cẩu quan thất thế, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Nhưng ỷ thế bao che, vẫn lộng hành cho lũ sài lang
...
Xã tắc bao giờ vững bền?
Giang sơn bao giờ đổi mới?
Càn khôn bĩ, thái khi nào?
Nhật nguyệt hối, minh chưa rõ!
Ngàn năm vết nhục nhã chưa tan
Muôn thuở nền thái bình đe dọa!
Mong trời đất tổ tông linh thiêng lặng thầm phù trợ chúng con!


Than ôi!

Một lần hi sinh mìn nổ
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả dõi theo,
Mong được duy tân khắp chốn.


Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.

_
Nguồn: http://bit.ly/xzw1Tq
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 10:21:55 am »

Làm tôi nhớ tới "Cái đêm hôm ấy đêm gì" của Phùng Gia Lộc quá Undecided, cướp đêm là dân giặc, cướp ngày là quan làm sao dân  giàu, nước mạnh đây Angry
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 03:35:27 pm »

Ve vẻ vè ve
Cái vè Tiên Lãng
Quan tham du đãng
Bạn bè của nhau
Tàn phá đầm thầu
Đập nhà chính chủ
Sát thủ mưng mủ
Chủ tịch Văn Hiền
Nhưng chả giống tiên
Mà như là quỷ
Dẫn đầu cổ súy
Ông em Văn Liên
Vì bạc, vì tiền
Điều động luân phiên
Công an, bộ đội
Kết nạp vào hội
Thu đầm Văn Vươn
Cả đất nhà vườn
Cũng không thể bỏ

Tai bay vạ gió
Lính nhỏ phải theo
Mìn nổ, dân nghèo
Thương vong – bị bắt

Còn các chức sắc
Vỗ tay hoan hô
Họp báo hởi hồ
Đã giành thắng lợi

Học sinh đang đợi
Năm mới kỳ thi
Đưa vào diện nghi
Tạm giam cái đã

Đàn bà bắt, thả
Cũng đánh mới tha
Cán bộ bài ca:
Vì dân phục vụ

Điều thêm mấy chú
Mặt xã hội đen
Dân chả ai quen
Hiện trường ra giữ

Phỏng vấn dền dứ
Đúng pháp luật mà
Nhưng chả nói ra
Khoản nào, điều mấy

Nắm chính quyền cậy
Báo chí công an
Nên mới đăng đàn
“Đảo đông" ủng hộ

Chắc là mấy bố
Phỏng vấn người quen
Để được một phen
Rộng đường dư luận

Chứ làm cẩn thận
Đúng pháp luật thôi
Chuyện đâu ra rồi
Dân tan, nhà nát

Quan nói như hát
Vì dính mìn đâu
Chỉ tội lính trâu
Nghe đâu đánh đấy

Chuyện ai cũng thấy
Nổ mìn là sai
Nhưng mà tại ai
Để hai mìn nổ

Đã ngu còn cố
Tỏ ra hiểm nguy
Đã thiếu tư duy
Còn hay lập luận
Đã là con rận
Lại đốt dân nghèo

Anh em một lèo
Đều là chủ tịch
Kiểu này bóc lịch
Anh Vươn sẽ dài

Câu hỏi đúng sai
Không bao giờ có
Bởi là thế đó
Tao chủ tịch mà
Thằng nào khai ra
Cho đi tù hết

Còn nếu thích chết
Đây nhá cũng chiều
Quan phải quan liêu
Không ai làm nữa?

Dân đen nghe chửa
Nên thu được đầm
Chủ tịch âm thầm
Kích điện tôm cá
Ra chợ phá giá
Bán cho dân buôn
Để lại nỗi buồn
Thành hoa phượng đỏ

Dân mong sáng tỏ
Chủ tịch: đừng hòng
Đầm này thu xong
Là sang đầm khác

Chủ tịch rất ác:
Nhưng tên là hiền Hiền
Quan tham mấy niên
Tên Liêm: thanh khiết

Vinh Quang ai biết
Có phận dân đen
Khác chi "Tắt Đèn"
Của Ngô Tất Tố.

Một bài toán đố
Đáp số có ra
Để mai mở tòa
Công bằng hai phía

Hay lại ngắm nghía
Có khuyết điểm thôi
Cơ bản đúng rồi
Sai do đánh máy

Con gà chưa gáy
Trời vẫn tối đen
Quan vẫn thói quen
“Tắt đèn” dư luận.

Tác giả: Thiện Hýp.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #44 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2012, 07:43:50 pm »

Xóa 2 bài vè của bạn fddinh vì có nhiều đoạn nhạy cảm!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #45 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2012, 09:58:27 am »

CƠM, PHỞ và CƠM

Thấy CƠM thì cứ dửng dưng,
Gặp PHỞ thì lại phưng phừng, hết chê.
Đến khi PHỞ phản bỏ đi,
Sức vơi, tiền cạn lại về với CƠM.
[/size]
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 03:38:41 pm »

Chưa đi chưa biết cửa Lò
Đi về chỉ thấy toàn giò với mông
Chưa đi chưa biết cửa ông
ĐI về chỉ thấy toàn mông với Giò



Chưa đi chưa biết Đồng Nai
Đi về mới biết dai thua Đồng nhà
Đồng nhà tuy có hơi già
Nhưng là Đồng chất hơn là Đồng Nai

Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi về mới biết về sau Cà nhà
Cà nhà tuy có hơi già
Nhưng là Cà chậm hơn là Cà Mau


Nhiều người tưởng bài thơ trên là thơ… dân gian, khuyết danh. Kỳ thực, tác giả của bài thơ nổi tiếng này là nhạc sĩ, nhà giáo Hà Giang.


Hà Giang tại bãi biển Đồ Sơn.

Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:

“Không đi, không biết Đồ Sơn,

Đi thì mới thấy không hơn... đồ nhà!

Đồ nhà tuy có hơi già,

Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
[/size]

Bài thơ nôm na mà ý vị ấy ra đời đến nay đã hai mươi mấy năm. Đây là bài thơ hay, được rất nhiều người ưa thích. Hay, vì nó độc đáo, dí dỏm, lại nồng ấm nghĩa tình.

Hà Giang tên thật là Phạm Tiến Giang, quê thôn Đẩu Sơn, xã Bắc Hà thị xã Kiến An tỉnh Kiến An (cũ); hiện nay gia đình ở phường Phù Liễn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng.

Anh là hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, hội viên Hội Văn học - nghệ thuật Hải Phòng từ những năm 70 của thế kỷ trước, là giáo viên âm nhạc Trường Sư phạm 10 + 3 Hải Phòng, tiền thân của Trường Đại học Hải Phòng (công lập) ngày nay - nơi tôi giảng dạy suốt 32 năm.

Khoá Sư phạm 1972 - 1975, tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp C. Văn - Sử, Ban Giám hiệu nhà trường phân công anh Hà Giang làm phó chủ nhiệm lớp của tôi. Anh hơn tôi đến chục tuổi. Hà Giang là đảng viên lớp Hồ Chí Minh đầu tiên (sau khi Bác Hồ từ trần, 1969).

Anh dạy nhạc rất hay, lúc nào cũng nồng nhiệt, cuốn hút, ca hát rất say sưa, lại sáng tác được nhiều bài hát cho quê hương và cho nhà trường, được mọi người yêu thích. Nhiều bài hát của anh được phổ biến trên Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng.

Tập thể giáo viên và giáo sinh trường tôi rất quý mến, kính trọng anh, vì anh tận tuỵ công tác, sống giản dị, chân thành, giầu tình cảm với mọi người.

Trong khi anh bị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như áp xe gan, áp xe thành bụng, phải đại phẫu tới 7- 8 lần mà vẫn sống lạc quan; và trong điều kiện gia cảnh anh rất nghèo, vợ làm nông nghiệp, anh chị lại đông con.

Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng vào khoảng cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi anh đã “về hưu non” vì lý do sức khỏe, một lần Hà Giang gặp tôi, anh cười giòn tan và bảo: “Tớ mới làm bài thơ như thế này, cậu nghe có được không nhé”.

Rồi anh vừa cười như nắc nẻ, vừa đọc rất hồn nhiên: “Không đi, không biết Đồ Sơn,/ Đi thì mới thấy không hơn đồ nhà/ Đồ nhà tuy có hơi già/ Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”!

Nghe anh đọc xong, tôi cũng cười rũ rượi và ôm chầm lấy anh: “Hay lắm! Tuyệt vời!”.

Nhưng anh nói thêm: “Tớ hơi lưỡng lự câu cuối: Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn, hay là thay bằng: “Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn”. Cậu thấy thế nào”. Tôi nói: “Mỗi câu đều có ý hay riêng. Tùy anh”.

Anh lại cười, bảo: “Thôi cứ để câu cuối “Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”, xem ra nó thật hơn và có vẻ đấu tranh tư tưởng đấy chứ nhỉ”. Từ đấy, trong những câu chuyện vui với bạn bè, Hà Giang lại đọc cho họ nghe bài thơ ấy.

Tôi cũng thuộc loại “tội đồ” truyền miệng bài thơ của anh. Thế rồi bài thơ cứ được truyền từ người này sang người kia và vượt qua lãnh địa Hải Phòng, lan ra các tỉnh và thành phố từ Bắc đến Nam.

“Không đi, không biết Đồ Sơn”. Nói thêm, nhà anh Hà Giang chỉ cách Đồ Sơn khoảng 18 km đường nhựa to rộng.

Đồ Sơn là bãi biển của Hải Phòng, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, đẹp nổi tiếng cả nước; có nhiều rừng thông, bãi tắm cuốn hút du khách thập phương; có những biệt thự, khách sạn to đẹp và nhan nhản các nhà hàng, nhà nghỉ, các quán ăn uống, quán cà phê, nhà vườn ... Đặc biệt, Đồ Sơn là một khu “ăn chơi” lừng danh, vì có rất nhiều món hải sản quý, mà tôi từng viết: “Ăn một lại muốn ăn hai/ Ăn ba ăn bốn lại đòi ăn năm”.

Nói rộng ra, Đồ Sơn là núi non thơ mộng, là các nhà nghỉ, khách sạn, quán ăn và không thể thiếu các tiếp viên trẻ trung, xinh đẹp, đầy sức quyến rũ, như đã nói ở trên. Còn “đồ nhà”, là cách nói vui chỉ các bà vợ.

Nhưng bài thơ nhân văn ở chỗ, vui đâu thì vui, cuối cùng vẫn thấy chẳng chỗ nào đầm ấm, chân thật, tình nghĩa như ở nhà mình.

Có một điều mà Hà Giang thường “khoe” với chúng tôi: Vợ anh là một người hết sức thương yêu chồng con, giàu đức hy sinh cho gia đình, tạo mọi điều kiện để anh an tâm dạy học và sáng tác, sống rất hiền hòa với bà con xóm phố.

Lúc nào có bạn bè của chồng đến chơi, chị đều niềm nở, luôn luôn cười vui, khiến không ai biết là kinh tế anh chị rất thiếu thốn. Có được người vợ tần tảo, nhân hậu như thế, với Hà Giang là một niềm hạnh phúc lớn.

Hà Giang bạn tôi là con người giầu cảm xúc, không kém lãng mạn, nhưng lại rất tỉnh táo và đặc biệt là hết sức yêu thương vợ con, tôn trọng vợ.

Hà Giang đã khuất núi sau một vài năm anh đọc cho tôi nghe bài thơ độc đáo của mình (anh mất năm 1989, khi mới 53 tuổi dương!); nhưng bài thơ thì vẫn còn đó, vẫn tươi mới, hấp dẫn.

Anh để lại cho đời một tiếng cười vui sảng khoái và hồn hậu, dí dỏm mà sâu sắc nghĩa tình.

http://kienthuc.net.vn/xa-hoi/doi-song/201210/He-lo-tac-gia-bai-tho-Khong-di-khong-biet-do-Son-1855278/
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2012, 09:39:38 am »


Bài thơ “Không đi không biết Đồ Sơn” chỉ có bốn câu lục bát:

“Không đi, không biết Đồ Sơn,

Đi thì mới thấy không hơn... đồ nhà!

Đồ nhà tuy có hơi già,

Suy đi tính lại, đồ nhà vẫn hơn”.
[/size]


Hôm nay tự nhiên nổi hứng, em phọt ra được mấy khổ thơ nhái theo bài này, mời các bác xem và cho ý kiến!

1 - Quán Mau

Chưa đi chưa biết Quán Mau
Đi rồi mới biết nó mau thế nào
Quán nhà cứ nhấp ào ào
Quán Mau vừa nhấp cái, ào ngay ra.


2 - Lạng Sơn

Chưa đi chưa biết Lạng Sơn
Đi rồi thì biết chẳng hơn lạng nhà
Lạng nhà thì vẫn ... vào .. ra
Lạng Sơn cũng chỉ hết ra ... lại vào...

3 - Quảng Bình

Chưa đi, chưa biết Quảng Bình
Đi rồi mới biết quảng mình hay hơn
Quảng mình thì rất là trơn
Quảng Bình lổn nhổn khô hơn quảng mình.

fddinh
19/10/2012
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2012, 08:45:31 am »

Ch­ưa đi chưa biết Cu Ba
Đi rồi mới thấy cu nhà vẫn ngon
Cu nhà vừa trắng vừa tròn
Cu Ba kẹo đắng (*) lại còn cong queo

(*) Kẹo đắng = nước hàng: màu ca ra men làm bằng đường cô cháy có màu nâu đen.


22/10/2012
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 07:08:31 pm »



Trong kho tàng ca dao VN, phần lớn các câu ca dao dùng để tả những sinh hoạt cộng đồng, hay đề cao những đức tính tốt nhằm mục đích khuyên nhủ người đời.. Thế nhưng, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bắt gặp những câu ca dao có tính cách tương phản với nền nếp đạo đức thông thường, ngầm ý nghĩa khuyên đời một cách hóm hỉnh, ví dụ như 4 câu ca dao của cô gái lẳng lơ tự bào chữa sau :

Chính chuyên chết cũng ra ma
Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng
Chính chuyên chết phải đi không
Lẳng lơ chết có tiếng cồng, tiếng chiêng


Ở miền Bắc, vùng Thái Nguyên VN có những đồi chè được trồng trên đồi núi và công việc thu hoạch được đảm đương bởi phụ nữ, do đó mà có những câu ca dao khuyên nhủ các cô gái khi đi hái chè, hái xong lo về chớ đừng bị gạ gẫm dụ dỗ, lúc nào cũng cảnh giác các cạm bẫy của cuộc đời :

Người ngoan lên núi hái chè
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi,
Chim khôn chết mệt về mồi,
Người khôn chết mệt về lời nhỏ to
Chim khôn tránh lưới tránh dò
Cá khôn tránh lưới, lững lờ mắc đăng


Câu chuyện về Cô Gái Hái Chè gặp "thằng phải gió" dưới đây diễn tả một sự việc xảy ra trên một đồi chè ngoài ý muốn của cô gái, thế nhưng cái hay của đoạn ca dao là lột trần được cái tương phản của tâm lý con người.

Cô Gái Hái Chè (Chính Bản Ca Dao)

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào

Bấy giờ em biết làm sao?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu
Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ


Đoạn ca dao trên là  lời tự thuật của một cô gái hái chè với cô bạn gái khác về sự cố bị một thằng thanh niên nào đó cưỡng hiếp, thay vì oán giận người đã cướp đi cái trinh tiết qúi giá của mình. Cô  hái chè này lại có thái độ đỏng đảnh khi kể lại các tình tiết diễn biến:

Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra


Đọc hai câu mở, ta có cảm tưởng như cô gái kể về một câu chuyện thường nhật như hôm qua đi chợ, đi chơi hội….., nhất là chữ “thằng phải gió” được dùng ở đây như một tiếng trách yêu.

Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đem đút cái mả cha nó vào


Đến đây, ta thấy “sự phản kháng “này rất tiêu cực, sao chỉ lạy suông thôi mà không tỏ thái độ quyềt liệt hơn như cào cấu, cắn xé  v..v.., chữ  “mả cha nó” là một tiếng chửi trong ngôn ngữ bình dân nhưng nếu dùng để ám chỉ cái “ấy” thì thật là hay vô cùng, nghe như một tiếng mắng yêu.

Bấy giờ em biết làm sao ?
Nếu em càng giẫy nó vào thêm sâu


Đến đây, cô gái biện hộ cho sự phản kháng yếu ớt của mình, càng giẫy thì càng không lợi nên đành tiêu cực cam phận nằm im.

Cái gì như thể củ nâu
Cái gì như cái cần câu vật vờ


Hai câu này mới đọc tưởng như hai câu ngô nghê của đoạn ca dao, nhưng khi đọc kỹ lại ta mới thấy cái thâm thúy của người xưa. Chữ “củ nâu” tức củ ấu dùng để so sánh một vật sần sùi cứng ngắt, chữ vật vờ để chỉ một trạng thái xập xìu. Như vậy đoạn này đã ngầm tả trạng thái thụ động tiêu cực từ đầu đến đuôi kèm theo những nhận xét tinh tế của cô gái.

Chính vì cái tâm lý tương phản đó mà có những đoạn ca dao “Hậu Bản” lưu truyền trên internet.

Cô Gái Hái Chè - Hậu Bản

Hôm sau em đến vườn chè
Kiếm thằng phải gió em đè nó ra
Nó lạy rối rít xin tha
Nhưng em cứ đút mả cha nó vào

Bây giờ mới sướng làm sao
Nên em càng giẫy cho vào thêm sâu
Giẫy sao cho dập củ nâu
Giẫy sao cho gẫy cần câu vật vờ


Cô Gái Hái Chè - Mười Năm Tái Ngộ

Mười năm thắm thoát trôi qua
Gặp lại phải gió nó già hơn xưa
Mừng như nắng hạn gặp mưa
Em đè nó xuống em lùa chim ra

Nó nằm nó khóc nó la
Em ngồi em bóp mả cha ngày nào
Khi xưa củ cứng cần cao
Ngày nay củ xẹp cần dâu cần xìu



Thằng Phải Gió Thẫn Thờ

Sáng nay ngồi nấu nước chè
Nhớ lại chuyện cũ nó đè trong tim
Ngồi buồn ngó xuống con chim
Xưa sao hùng dũng giờ im thế này

Lắc qua lắc lại mỏi tay
Nó vẫn ủ rũ ngây ngây khờ khờ
Hỡi người em gái xóm mơ
Cần câu còn đó mồi trơ..... hết rồi



Để viết tiếp đoạn kết cho có hậu, “thằng Phải Gió” vượt biên, vinh quy bái tổ về làng, tay lủng lẳng bị đô la, túi đầy thuốc Viagra.

"Thằng Phải Gió" sau khi vượt biên

“Phải Gíó” mang mã Việt kiều
Viagra đầy túi làm liều kiếm em
Tủm tỉm nó nốc hai viên
Mả cha nó đứng chỉ thiên lên liền

Cả giờ nó lắc như điên
Ối giời !!!sao sướng như tiên thế này
Mười năm nắn bóp rã tay
Nó lắc cho bõ những ngày xuội lơ


Và đây là một dị bản về Cô Gái Hái Chè do một bạn trên blog gừi cho NL để hưởng ứng... với thằng phải gió. Qua đây, ta thấy rằng tâm hồn của bình dân, nông thôn Việt rất mạnh mẽ và phồn thưc mức nào. Và thiết nghĩ, điều đó tạo nên bản sắc Việt: hồn nhiên, yêu đời và tràn trề sức sống. Cám ơn bạn blog đã cung cấp đi bản nầy:

Sáng nay em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Mới đầu en có kêu la
Lát sau sướng quá thế là em thôi

Lâu lâu Phải gió mệt rồi
Chị nới tay chút để tôi còn về
Em đang cơn khoái đê mê
Mình ơi hãy cố chớ về làm chi

Sáng mai em lại hái chè
Lại mong mình đến mình ghè khỏe hơn.


Nguồn: http://blog.yahoo.com/_VIUSUWV4AR3236ZBB574W3S4CU/articles/1246636/index
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM