Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:35:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163904 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #110 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2008, 05:53:18 pm »

  Một hôm, hạm đội được giao nhiệm vụ tấn công các căn cứ hoả lực phòng không ở vùng ven Hải Phòng. Khi họ được lệnh đi tiên phong dẫn đầu đội quân, Wyman quyết định để mắt tới Goodpaster. Anh bay theo ông ta và quan sát Goodpaster thả bom xuống cánh đồng lúa rồi quay đầu ra biển.
 
  Wyman nói: "Trợ thủ của ông ta ở lại với chúng tôi, sau khi chúng tôi rời mục tiêu, Goodpaster bắt đầu gọi đến. Ông ta muốn gia nhập vào đội bay của chúng tôi”. Tôi đã nói "Ông ta sẽ không làm được việc đó. Tôi sẽ không chỉ chỗ của chúng tôi cho ông ta. ông ta tìm được chúng tôi ngay trước khi chúng tôi trở về tàu.
 
  " Tôi sẽ đi đầu”, ông ta nói.

  "Không, tôi sẽ đi đầu”, tôi nói.

  “Tôi đã bảo là tôi sẽ đi đầu”.

  “Tôi không muốn tranh cãi chuyện đó ở trên không. Ông ta là thiếu tá còn tôi chỉ là đại uý. Ông ta đã dẫn đầu đội quân và hạ cánh đầu tiên. Tôi về đến nơi ngay sau ông ta.

  Tôi điên tới mức không thể chịu được điều đó. Tôi ra khỏi máy bay mà tim đập dồn dập. Ông ta đang tháo đai ra và sắp cho chân lên. Tôi chửi ngay: "Đồ con hoang đồi bại. Ra khỏi đó nếu không tao sẽ đâm vào họng mày ngay trên boong bây giờ”.
 
  Ông ta bước trở vào máy bay và hỏi: "ông có chuyên gì vậy?”

  "Ông đã thả bom xuống rồi bỏ chúng tôi ở đó” - Tôi nói - "Tôi đã nhìn thấy hết”.

  “Tôi không làm điều đó”. Ông ta cãi.

  Khi họ tới phòng chờ, Wyman run lên và gần như không kiềm chế được nữa. Anh tin chắc rằng cái mà anh coi là tính nhát gan của Goodpaster đang đe doạ tới mạng sống của quân nhân. Nếu Goopaster không gánh vác được trách nhiệm, ông ta nên ra khỏi quân ngũ trước khi ông ta kịp giết ai đó. Những phi công khác ở phòng chờ xì xầm là họ sẽ không làm trợ thủ bay cùng Goodpaster trong bất kỳ cuộc tấn công nào nữa. Goodpaster vẫn cứ xử sự như không có việc gì xảy ra vậy ông ta nói với mọi người. "Các anh không trông thấy căn cứ SAM mà tôi gặp phải à?"

  "Cứt ấy”, Wyman quặu cọ. "Chẳng có căn cứ SAM nào sất." Anh bước tới tấm bản đồ và chọc mạch đến mức ngón tay của anh gần như xuyên qua tấm bảng "bom của ông đánh trúng ngay cánh đồng lúa này ".

  "Được rồi, Dick, ngừng lại và hãy thư giãn đi” Cal Swanson nói.

  "Ông ta nhầm rồi đội trưởng ạ”. Goodpaster nói thêm "Đúng là có một căn cứ hoả lực mà".
 
  Swanson đổi chủ đề, cuộc tranh luận chấm dứt mà không giải quyết được vấn đề gì cả. Tuy nhiên, Cal đã bắt đầu giữ các hồ sơ để xem Goodpaster có khuôn mẫu nào trong bài "biểu diễn" chiến đấu của ông ta không. Anh đã bắt tay thực hiện vào cái đêm mà anh nghe lỏm được câu chuyện của 2 viên hạ sĩ quan. Chừng đó cũng đủ chắc là đêm đó Goopaster sẽ ra khỏi máy bay viện cớ là có sự cố.
 
  Swanson nói chuyện riêng với Bob Punches để hỏi dò anh ta có để ý gì không. Bản thân Punches rất mến Goodpaster. Anh coi ông ta là một sĩ quan hải quân đáng học tập trong giới công quyền, anh nghĩ rằng Goodpaster có tài viết lách - ông ta còn viết chữ đẹp nữa, không như Swanson, Punches nghĩ rằng Goodpaster đã điều hành bộ phận bảo dưỡng rất tốt. Nhưng Punches cũng thừa nhận rằng anh thấy có lúc, đúng là Goodpaster không chân thực. Ví như cái đêm mà khoang lái của họ có một đám lửa nhỏ Saint Elmo những đợt tích điện vô hại giống như ánh chớp do các ion gây ra thì Goodpaster thề rằng ông ta đã bị bắn và sắp chết.

 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2008, 05:51:53 pm »

  Một lần khác Goodpaster phải chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoả lực phòng không. Ông ta phải đi tới mục tiêu và ông đã nói "máy bay của tôi có vấn đề về điều áp” Punches nhớ lại. "Khoang của tôi đầy khói nên tôi chẳng thấy gì". Tôi bay ở gần ông ta nhưng có thấy khói đâu. Vì thế, Boby Walkin trợ thủ của ông ta nói "Tôi đã trông thấy mục tiêu”, và chúng tôi lăn xả vào. Khi chúng tôi trở lại phòng chờ, ông ta đã bịa ra câu chuyện này.
 
  Ron Coalson nói: "Về mặt cá nhân thì tôi thích ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy thật nổi trội khi làm công việc của một sĩ quan bảo dưỡng. Nhưng ông ta lại vô cùng mâu thuẫn với bản thân khi không thể đối mặt với điều mà ông ta lo sợ. Tôi nghĩ ông ta sợ không dám nói thẳng ra là ông ta đã dựng lên một thứ truyền thuyết”.

  Swanson đã viết thư kể cho vợ nghe chuyện đó. "Nell ạ, anh vốn là người theo thuyết định mệnh nhưng ở trên con tàu này anh đã phải cam chịu một thực tế là không thể cứ lo ngay ngáy đến chuyện đó được. Đó chỉ là một hoặc hai trong số những chuyện lớn nhất mà anh muốn nói đến. Chỉ với thái độ đó mới có thể sống thanh thản được. Thế mà trong hạm đội của bọn anh lại có đến một vài thiếu tá luôn lo lắng về chuyện gia đình. Như thế thì chỉ làm cho hiệu quả chiến đấu giảm đi thôi".

  Anh kể chuyện về Dick Leach: "Anh ta muốn về thăm gia đình. Anh không thể trách anh ta được, nhưng Dick đã nói thẳng ra là anh ta thừa biết ai phải tham gia bao nhiêu trận đấu lớn và thắc mắc về việc anh ta bị giao cho quá nhiều nhiệm vụ. Anh ta chẳng nói gì ngoài một thực tế là anh ta lo ngại chuyện đó điều này cho thấy anh ta phải miễn cưỡng nói ra sự thật. Dẫu sao thì anh ta cũng chưa bao giờ bỏ lỡ một chặng bay nào và làm nhiệm vụ khá tốt".
 
  Goodpaster là nỗi lo lớn của anh. "Tôi cho là ông ta thực sự sợ hãi và phải đấu tranh tư tưởng mỗi khi nghĩ đến một yếu tố nào có liên quan đến nguy hiểm, kể cả khi bay ở những khu vực ít bị đe doạ thì ông ta vẫn ở cao đến mức chẳng nhìn thấy gì. Tôi thấy nghi ngờ về khả năng ông ta vượt qua được nó. Một ngày nọ, khi đang bay cùng gần 20 chiếc máy bay khác, ông ta là người duy nhất kêu lên là có một tên lửa đang nhằm vào họ. Chắc là ông ta đã tưởng tượng ra nó. Trước đây, chúng tôi đã từng thấy rằng khi máy bay có một sự cố nhỏ là ngay lập tức ông ta gộp nó vào biến thành nhiều sự cố lớn".
 
  “Thậm chí có lúc ông ta phóng đại đến độ làm các thành viên của đội bay phải xấu hổ. Cho đến lúc này, tôi vẫn là người duy nhất biết tất cả chuyện này, họ không bàn bạc công khai song tôi biết các hạ sĩ quan không thích bay cùng ông ta. Nhưng thật không may hôm nay ông ta lại được phân công dẫn một đội bay vào Hà Nội. Tôi nói trước với ông ta: "Tích cực lên?" nhưng rồi ông ta vẫn không nhận nhiệm vụ còn chúng tôi cũng chẳng biết có sự cố gì với máy bay.

  Một tuần sau, Dick Leach bị tên lửa phản lực tấn công. Anh ta đã đưa được nó trở về tàu dù máy bay đã bị hư hỏng nặng. Vài tuần sau Leaeh đã bay đi làm nhiệm vụ và lại bị tên lửa đánh trúng. Anh ta lại sống sót và tiếp tục sứ mạng của mình. Dù có phấp phỏng lo lắng nhưng Leach thật dũng cảm. Nó cho mọi người thấy rõ hơn sự đối lập giữa anh ta và Goodpaster.

  Swanson cho rằng đã đến lúc phải làm gì đó. Anh kiểm tra những ghi chép về 12 chuyến bay đêm theo lịch trình gần đây nhất của Goodpaster để xem đã mấy lần ông ta không cất cánh được vì sự cố máy bay. Sau đó anh còn kiểm tra sổ ghi chép của bộ phận bảo dưỡng để xem xem các sự cố đã được khắc phục như thế nào. Gần 3/4 trường hợp anh phát hiện ra rằng bộ phận bảo dưỡng không thể tìm được sự cố máy bay của Goodpaster. Thật cẩn trọng không để người khác biết mình đang làm gì, một tối Swanson đã gọi Goodpaster vào phòng, mời ông ta ngồi để nói chuyện.

  "Đối với tôi chuyện này thật lạ và tôi rất ghét khi phải làm thế này” - Cal mào đầu - "nhưng tôi cho là chúng ta nên thẳng thắn với nhau. Tôi có nghe nhiều lời nói bóng gió trong phòng chờ. Tôi đã tự lật lại và phân tích vấn đề và có bằng chứng cho thấy ông không cho máy bay cất cánh với lý do khống để trốn nhiệm vụ”.

  Goodpaste đỏ mặt lên: "Điều đó không đúng. Mỗi máy bay tôi không cho cất cánh đều là máy bay có vấn đề”.

  Swanson đoán biết được là ông ta sẽ phủ nhận. Anh lôi hết các sổ ghi chép mà anh đã thu thập được và chỉ rõ cho ông ta thấy. Anh coi dữ liệu về các sự cố là quân chủ bài của anh nhằm chỉ rõ Goodpaster đã lẩn tránh trách nhiệm mà không phải dùng tới từ "nhát gan". Swanson muốn tránh đối đầu về vấn đề Goodpaster có là một kẻ nhát gan hay không. Lời buộc tội đó ít ra cũng sẽ dẫn tới sự khó chịu khôn cùng. Hoặc là nó sẽ đập vào mặt Cal Swanson sẽ phải triệu tập một tiểu ban thăm dò về tính khí của phi công để còn nâng đỡ Goodpaster nếu phải gán cho ông ta cái danh hèn nhát. Tiểu ban đó cần phải có những dữ liệu sâu rộng và chứng cứ có tính thuyết phục cao chứ không chỉ đơn thuần là sự tức giận của một vài hạ sĩ quan về việc một thiếu tá vốn có quan hệ tốt với Washington bỏ chạy khỏi chiến trường. Thêm vào đó thể diện của phi đội 162, của chỉ huy hạm đội sẽ ra sao khi một thành viên của đội bi buộc tội công khai về tính hèn nhát.
 
  Chuyện của Goodpaster thật khó bàn. Rõ ràng ông ta nắm được điểm yếu của Swanson. Có một kẽ hở trong sổ sách mà Swanson đã tập hợp được. Thật bất thường khi một phi công không chịu cho máy bay cất cánh trong khi bộ phận bảo dưỡng không thể tìm ra nguyên nhân. Ví dụ như khí hậu nhiệt đới ẩm ướt có thể tạo ra một mạch điện ngắn trong hệ thống điện phức tạp của máy bay nhưng cho ít phút dưới ánh mặt trời là nó lại ổn ngay. Cũng có những vụ chập điện nhất thời đã gây thiệt hại cho máy bay, đặc biệt đối với F-8. Goodpaster cãi rằng ông ta đã ở vào trường hợp như vậy. Ông ta bảo, đó chỉ đơn giản là một sự tình cờ khi sự cố của ông ta cứ kéo dài trong một đêm. Ông ta lấy danh dự mà nói với Swanson rằng ông ta không dám nói khác đi. Cuộc tranh luận kéo dài thêm 20 phút nửa.

  Cuối cùng Swanson đã phải chấm dứt một cách nhẹ nhàng "Được rồi, dù sao đi nữa ông cũng đã nổi tiếng với việc không dám bay vào ban đêm. Tôi thiết nghĩ ông phải thay đổi việc đó bằng cách đừng để nó xảy ra nữa".

  Cal kể với Nell: "Khi anh nói xong, ông ta vô cùng tức tối mặc dù anh đã cố hết sức nhẹ nhàng. Ông ta xin lỗi và không muốn thừa nhận là ông ta sai". Anh báo trước với Nell rằng có thể cô sẽ gặp phải thái độ lạnh lùng từ phía vợ Goodpaster đang sống ở gần đó tại San Diego.
 
  Mặc dù anh không muốn nhìn nhận sự việc theo chiều hướng đó, Swanson phải thừa nhận là Goodpaster đã giành thắng lợi trong lần đối mặt đó. Cal rất tự hào với hiểu biết của bản thân về cách thức vận hành trong hải quân, về sự khác biệt giữa những việc nên làm và thực tế diễn ra. Một trong những chuyện mà cả hạm đội hay công kích Swanson đó là anh quá nhạy cảm về chính trị. Tuy nhiên, trong vấn đề của Goodpaster, anh đã gặp phải đối thủ ngang sức. Goodpaster hiểu quá rõ về bộ máy quan liêu và những hạn chế của nó. Hy vọng duy nhất của Swanson là cho ông ta một bản hạnh kiểm xấu khi chuyến đi kết thúc, Nhưng điều đó thì có hề hấn gì đối với người có mối giao hảo với Lầu Năm Góc.
 
  Goodpaster sẽ dùng chính bản kiểm điểm đó làm vũ khí đe doạ Dick Wyman. Là trợ tá của Goodpaster, Wyman sẽ được ông ta phân loại trong bản kiểm điểm và bản kiểm điểm đó sẽ được đưa vào hồ sơ cá nhân của anh làm ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh trong ngành hải quân. Bản kiểm điểm đó phải được Swanson phê duyệt. Nhưng Wyman lại chẳng biết gì về thái độ của Swanson đối với Goodpaster nên cho rằng bất kỳ điều gì mà Goodpaster nói thì Swanson cũng sẽ chấp nhận. Các sĩ quan cấp cao cũng đành chịu.

  Black Mac đã tuyên bố rất hùng hồn là "một bản kiểm điểm không thể gây tổn hại gì cho tôi được trừ khi nó được phịa ra rồi dán trước mắt tôi”. Trước mắt mọi người, Wyman cũng tỏ ra như thế. Chẳng có vấn đề gì cả. Anh là phi công chuyên chiến đấu mà. Đó mới là điều quan trọng. Goodpaster là kẻ hèn nhát đang doạ mạng sống trợ thủ của ông ta và cả những người khác một vết nhơ đối với hải quân. Nếu ông ta có phê hạnh kiểm xấu cho anh thì đó cũng chỉ là việc của ông ta thôi. Chỉ có điều những gì được viết trong đó không phải là sự thực. Dick Wyman rất say mê với sự nghiệp hải quân mà anh biết trước mắt còn nhiều rắc rối đang chờ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #112 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2008, 05:02:00 pm »

  Tháng 1/1968, chúng tôi - Du ke, Baron và tôi (Chuck Rice) - được gom lại và chuyển sang trại giam khác gọi là vườn thú. Chúng tôi vẫn chưa liên lạc với các tù binh Mỹ khác. Người hỏi cung tại vườn thú trông giống như một anh chàng người châu Âu. Ông ấy viết và nói tiếng Anh rất trôi chảy.

  Chúng tôi hỏi nhau "anh chàng nào đây?" - ông ta không phải người Việt Nam. Ông ta chỉ là đồ đinh gỉ.

  "Cẩn thận đấy”. Người hỏi cung nói: "Nếu không muốn tôi gây khó dễ".

  Chúng tôi nói với nhau: "Hừ, người châu Âu thì có uy quyền gì ở đây. Ông ta đang cố doạ chúng ta đấy”.

  Một hôm, chúng tôi đi ngang qua một căn phòng được gọi là phòng trực, nhìn lên qua cửa sổ tôi thấy một gương mặt. Tôi huých tay Du ke và Baron nói: "Nhìn kìa. Một người Mỹ”.
 
  Baron nói: "Đừng nhìn. Đó là cái bẫy của người Việt Nam. Họ đang cố gắng để cho các anh liên lạc, rồi chúng ta sẽ phải chuốc lấy rắc rối".

  Tôi nói: "Thôi nào, lại đây mà nhìn gương mặt đó. Chàng ta có nụ cười ngoác tận mang tai và đôi mắt tròn xoe. Đó là một tù binh nữa".

  Baron trở nên căng thẳng và trở về buồng giam. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy rằng anh đang trở nên hoang tưởng. Baron cho rằng buổi hỏi cung của anh chứng tỏ anh là một người thất bại nặng nề. Anh ngày càng bị ám ảnh với ý nghĩ chống lại người Việt Nam. Sau này chúng tôi biết khi còn là một đứa trẻ, Baron gần gũi với mẹ hơn so với người bố làm công nhân xây dựng. Hình như anh cảm thấy anh chưa bao giờ sống đúng với ước vọng của bố. Baron luôn luôn phấn đấu và người ta cứ nghĩ anh là loại người mà trong quan hệ ở trường học hay bị mọi người bịp bợm. Anh làm việc và học tập chăm chỉ và có lẽ là một sĩ quan không quân giỏi. Anh chưa qua trường đời trước khi được đưa sang tham gia chiến tranh, nhưng anh đã xem bộ phim "Ứng cử viên người Mãn Châu”, đối với anh nó thể hiện xác thực những gì chúng tôi đang chống lại. Người cộng sản đang định tẩy não chúng tôi là kích động chúng tôi chống lại chính đất nước của chúng tôi.

  Baron phản đối việc chúng tôi liên lạc với các tù binh khác. Duke và tôi nhận thấy chúng tôi sẽ phải bắt liên lạc khi không có anh ấy, mặc dù anh là một thiếu tá có cấp bậc cao hơn chúng tôi. Mọi người ở trong trại đang cố liên lạc với chúng tôi nhưng chúng tôi không biết mật mã, ám hiệu. Tôi nhìn thấy một người Mỹ phía trong một cửa sổ đang làm những cử động bằng bàn tay thật kỳ cục. Tôi hỏi Duke: "Anh chàng đó bị gì vậy? Anh có cho là anh ta bị rồ không?". Các tù nhân ở buồng giam kế bên gõ vào tường chúng tôi, đó không phải là tiếng cạo râu cắt tóc.
 
  Cuối cùng, sau một tuần, chúng tôi nhận ra những gì chúng tôi được nghe và nhìn là mã bảng chữ cái. Nó được gọi là mã gõ Smitby Harris, lấy tên của người tù mang nó sang Hà Nội. Nó trở thành cách thức liên lạc quy củ của các tù nhân chiến tranh. Bảng mã đó được chia thành một hình vuông, bề ngoài giống như một hộp giải ô chữ với 5 hàng ngang, 5 hàng dọc. Hàng ngang đầu tiên là các chữ A-B-C-D-E. Để phát âm một từ gồm một trong số các chữ này, phải gõ vào tường để cho biết nó ở hàng ngang thứ nhất sau đó ngừng lại rồi gõ nhanh một lần để chỉ A, hai lần chỉ B, ba lần chỉ C rồi cứ thế tiếp tục. Hàng thứ hai là F-G-H-I-J. Phải bắt đầu bằng 2 lần gõ để cho biết chữ đó ở hàng ngang thứ hai, sau đó ngừng lại và gõ nhanh một lần để chỉ F, hai lần chỉ G, v. v. Phần còn lại của bảng chữ cái được ghi theo cách tương tự, bỏ chữ K và thay thế bằng chữ C khi cần thiết để có 25 chữ chứ không phải 26 chữ.
 
  Dog được phát âm như thế này: Gõ. . . gõ - gõ - gõ . Gõ gõ gõ. Gõ - gõ - gõ. Gõ - gõ... gõ - gõ.

  Vài ngày sau, chúng tôi đã rõ bảng chữ cái hơn. Có điều chúng tôi phát âm kém vô cùng. Khi có ai đó gõ cho chúng tôi một thông điệp, chúng tôi phải nói "Không! Nhanh quá, làm lại đi". Và sau đó, rất kiên nhẫn người gửi sẽ gõ, T - H - D. "Oh? Được rồi!” Chúng tôi tìm một mẩu gạch vụn và cố gắng viết các thông điệp xuống để hiểu chúng có nghĩa gì. Kết thúc chúng tôi sẽ có một mớ chữ và phải có thêm thời gian để tách chúng ra thành các từ. Lúc đầu, đó là một tai hoạ.

  Sau rất nhiều công việc nặng nhọc, chúng tôi đã có thể liên lạc được. "Đây là tên chúng tôi. Chúng tôi có người thứ ba ở cùng buồng nhưng anh ấy không muốn chúng tôi nói chuyện”. Thông điệp của chúng tôi được chuyển đi khắp nhà tù. Chẳng ai quan tâm đến việc Baron không muốn liên lạc. Điều đó đã từng xảy ra với các tù binh chiến tranh.
 
  "Khi nào chiến tranh kết thúc? Chuyện gì đang xảy ra ngoài kia?". Mọi người hỏi.

  Dĩ nhiên người miền Bắc Việt Nam đã bắn rơi đúng hai thằng câm điếc nhất ở Yankee Station. Duke và tôi đã không hề đọc báo nên trả lời: "À, chúng tôi không biết, có lẽ nó sẽ kết thúc trong vòng vài ba năm nữa".

  Điều tiếp theo chúng tôi biết được là mọi người ở trong tù đều ghét chúng tôi. "Tại sao hai thằng ngu bọn anh không mang cho chúng tôi một ít tin tức?". Bây giờ thì đó là một bài học ở đời: Nếu bạn phải tham gia bay trong một trận đấu và có thể bị bắn rơi, bạn phải biết những gì đang diễn ra trên thực tế sau đó đưa tin tức tới trại giam tù binh chiến tranh.

  Sau đó, chúng tôi lại gửi đi thông điệp: "Chúng tôi phải kể cho các anh vài chuyện. Chúng tôi đã chịu thua. Chúng tôi đã thú nhận tất cả. Chúng tôi đã ghi âm".

  Họ trả lời chúng tôi: "Các anh đúng là những đứa con hoang đáng tội nghiệp. Mọi người ở đây đều đã thú nhận tất cả theo cách này hoặc theo cách khác. Đừng có ngồi đó mà ân hận nữa, mà hãy học cách sử dụng hệ thống liên lạc".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #113 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2008, 07:12:53 pm »

  Tôi hoá ra là một người may mắn khi bị viêm ruột thừa. Tôi chưa bao giờ đau đớn quá hai lần. Thế rồi một buổi sáng tôi gần như kiệt sức. Người Việt Nam vào phòng, khám qua cho tôi, rồi đưa tôi vào phòng chụp X - quang. "Chúng ta cần phải mổ”. Họ nói. "Nhưng chúng tôi sẽ không mổ nếu không có anh cho phép".
 
  Cơn đau đã dịu xuống, nhưng tôi cho rằng nếu tôi từ chối và đó thực sự là bệnh viêm ruột thừa, lần tới có thể họ sẽ chẳng làm gì hết. Vì vậy tôi đồng ý.
 
  Trong vòng 15 phút, tôi được đưa vào phòng rnổ. Các bác sĩ phẫu thuật là người Pháp hay người Nga gì đó chăm chú theo dõi, và không hề nói chuyện với tôi dù chỉ một lời. Vào đầu giờ chiều, tôi được đưa về phòng giam.

 
Cứu chữa tù binh phi công Mỹ.

  Sau khi hai tù nhân cố gắng trốn trại năm 1969 người Bắc Việt đã nghiêm ngặt hơn. Họ không thực sự giỏi về việc giải quyết các ý định tẩu thoát của tù nhân và đó là quyết định chấm dứt hệ thống liên lạc của chúng tôi. Không ai trong phòng chúng tôi bị tra khảo. Viên sĩ quan cao cấp trong một phòng giam đã bị điều tra đến mức phải từ bỏ quyền chỉ huy trong vòng ba tháng. Rồi anh ta bảo: "Tôi nghĩ là tôi đã dũng cảm quay lại. Tôi sẽ gánh lấy trách nhiệm".

  Phòng tôi có rất nhiều xáo trộn, rốt cuộc tôi đã phải vào một phòng biệt giam với hai tù nhân khác, một người là Ev Alvarez, tù nhân chiến tranh đầu tiên ở Hà Nội, anh này đã bị hạ và bắt sống trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Một sáng nọ tôi đã bật dậy và gào lên: "Mẹ kiếp Nixon! Sao ông không dừng cuộc chiến quái quỷ này lại đi? Tôi đã bị cho ra khỏi hải quân và vẫn đang sống, và giờ lại ngồi ở một nơi thảm hại thế này đây”.

  Ev Alvarez nhìn tôi một cách bình tĩnh: "Chuck, đừng oán than về nó” - anh ta nói - "sau năm năm đầu, đó sẽ là một miếng bánh ngọt đấy”.
 
  "5 năm ư. Tôi sẽ chẳng ở đây lâu như thế. Tôi không thể đợi đến 5 năm được"
 
  Thái độ của chúng tôi đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu thay đổi. Bạn đã bắt đầu đặt câu hỏi và xem xét theo quan điểm của người Việt Nam và của chúng bạn. Khi bạn nhận ra rằng những người nông dân đã phải chịu thiệt hại như thế nào, bạn cảm thấy cảrn thông với họ. Thế nhưng, bạn vẫn mong muốn nước Mỹ giành thắng lợi. Một vài tù nhân bắt đầu hợp tác tích cực, nhưng tất cả người khác vẫn cho người miền Bắc Việt Nam thấy rằng họ vẫn còn phản đối dữ dội. Đôi lúc chúng tôi còn nói với các vị thẩm cung: "Chúng tôi sẽ thắng lợi”.

  "Không, chúng tôi sẽ thắng”, họ nói.

  "Chúng tôi không nghĩ thế. Thời gian sẽ trả lời."

  "Đúng thế. Các anh có thể sẽ phải ở đây trong rất nhiều năm nữa."

  "Có thể. Nhưng chỉ khi các ông không giết chúng tôi. Một ngày nào đó tôi sẽ về nước, và các ông sẽ ở lại đây trong suốt quãng đời còn lại. Vì thế các ông sẽ đánh mất tất cả". Họ không thích khi chúng tôi trả lời như vậy.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #114 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 10:38:17 am »

  Đối với tôi ở tù hoá ra lại là cơ hội để học tập, không chỉ là việc tìm hiểu đất nước Việt Nam mà còn có thể mở rộng kiến thức nói chung. Tuổi bình quân của tù nhân chiến tranh là 30. Hơn 80% có bằng tốt nghiệp đại học, và nhiều người có trình độ học vấn rất xuất sắc. Tôi chỉ là một chàng trai trẻ. Và tôi đã học hỏi rất nhiều thứ.
 


  Đầu năm 1970, áp lực đã xoá bớt sự nghiêm ngặt trong tù. Chiến dịch công khai hoá do gia đình các tù nhân chiến tranh tổ chức, cùng với việc lưu ý đến vấn đề mà chính quyền Nixon đưa ra, chúng tôi đã được đối xử tử tế hơn. Thế rồi vào tháng 11 năm 1970, chúng tôi nghe thấy tiếng súng và tiếng bom, đồng thời biết được rằng Hoa Kỳ đã cố gắng một lần nữa để giải cứu các tù binh chiến tranh, những người đã không còn bị nhốt trong trại giam Sơn Tây. Sáng hôm sau, người Việt rất lo lắng. Thông thường họ chẳng bao giờ di chuyển chúng tôi theo những nhóm hơn 10 đến 15 người. Nhưng hai ngày sau vụ Sơn Tây, các xe tải bắt đầu vào trại giam và chất đầy tù nhân, giống như không thể có chuyến nào khác vào ngày mai nữa. Tất cả mọi người từ trong trại giam chúng tôi và các trại giam dì động khác đã được chuyển đến khách sạn Hilton ở Hà Nội, nơi mà người Việt cho rằng họ có thể xoay chuyển được bất kỳ nỗ lực giải thoát tù nhân nào của Mỹ.

  Vậy là lần đầu tiên tất cả chúng tôi được ở gần nhau. Một kết cấu chính thức theo kiểu quân đội được bí mật thành lập. Viên sĩ quan cao cấp, một đại tá không quân là chỉ huy của trại chúng tôi. Các quy tắc và luật lệ được lập ra. Hệ thống giao tiếp bắt đầu hoạt động tốt đến nỗi trở nên quá quan liêu và bạn sẽ rất thù ghét nó. Trong những năm đầu tiên, chúng tôi thích giao tiếp với những người Mỹ khác. Giờ chúng tôi đã ở cạnh nhau và tinh thần quân đội đã bắt đầu tự khẳng định lại. Ban chỉ huy đưa ra các luật lệ đã được thảo luận, thay đổi, bổ sung và chỉnh sửa. Chúng tôi dành nhiều thời gian nhớ lại chúng tôi đã giải quyết vấn đề này hay vấn đề kia như thế nào với người Việt Nam.

  Sự biến chuyển lớn tiếp theo diễn ra sau khi Nixon thực hiện tái đánh bom năm 1972. Người Việt Nam dường như nhận thức rất rõ, rằng họ sắp sửa bị máy bay B-52 tàn phá. Đó là lý do vì sao vào tháng 5 năm 1972 họ bắt hai trăm tù nhân và đưa chúng tôi đến một trại giam gần biên giới Trung Quốc, một vùng giới hạn đối với máy bay Mỹ. Tôi đã ở đó cho đến khi hiệp ước ngừng bắn được ký kết.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #115 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2008, 07:49:58 pm »

HIỆU QUẢ CHIẾN ĐẤU

  Giữa năm 1965, Oriskany đến Yankee Station chuyến đầu tiên, lúc đó miền Bắc Việt Nam có 70 máy bay chiến đấu Mig phiên bản cũ. Các chiến binh từ Trung Quốc tràn sang ngay sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, vào thời điểm này, không lực Bắc Việt vỏn vẹn có 50 huấn luyện viên, 50 tàu vận chuyển chuyên dụng và 4 máy bay lên thẳng. Cả nước chỉ có 2 phi trường có thể vận hành phản lực, 6 phi trường khác rồi cũng được xây dựng. Trong suốt thời chiến tranh, Phúc Yên và Kép được sử dụng như những căn cứ không quân chính. Cuối năm 1965, Bắc Việt bắt đầu nhận thêm Mig-21 mới với tốc độ nhanh ngang bằng máy bay Mỹ và được vũ trang tên lửa tìm mục tiêu theo hơi nóng Atol - một mối đe doạ kinh hoàng.
 
  Dưới thời Johnson cầm quyền, các phi công còn có thể đụng độ với Mig ở trên không nhưng không được tấn công các căn cứ của chúng. Người Mỹ thường bay là là trên các phi trường quanh Hà Nội, nhìn Mig xếp thành hàng trên đường băng rồi bay qua mà không dám bắn xuống. Lệnh cấm còn kéo dài trong hai năm. Khi McNamana được giới báo chí hỏi vì sao các phi trường Mig không bị tấn công, ông nói rằng nếu máy bay địch mà bị đánh phá ngay tại căn cứ của chúng thì người Bắc Việt phải di chuyển xa hơn về phía Bắc, có lẽ là sang Trung Quốc. Đối với giới quân sự, dường như câu giải thích của ông được dựa trên một mối lo lệch lạc, hay một chiến lược quá khôn khéo nên những cái đầu bình thường không nắm bắt được. Vậy ông ta có ý gì khi nói người miền Bắc Việt Nam sẽ chuyển căn cứ xa hơn về phía Bắc? Đơn giản đó chỉ là để họ kéo dài thời gian chuẩn bị đối phó với các cuộc oanh tạc của quân Mỹ.


Những chiếc MiG đầu tiên của KQNDVN trú trong những "căn cứ" như thế này!

  Thực ra, quyết định không tấn các căn cứ Mig còn chỉ ra rằng McNamara, Mc George Bundy và những người chủ trương trì hoãn của chính quyền Kenedy đã bị dao động bởi vụ khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba nhiều hơn là họ muốn thừa nhận, các chuyên gia Nga và Triều Tiên đã giám sát hệ thống phòng thủ tên lửa của Bắc Việt trong giai đoạn đầu của chiến tranh và mãi tới giữa năm 1966 thậm chí sau đó còn lái Mig tấn công quân Mỹ. Mối lo ngấm ngầm của Washington chính là cuộc tấn công lên các căn cứ Mig và các chuyên gia Xô Viết có thể sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Matxcơva.

  Được tấn công các căn cứ Mig có ý nghĩa chiến lược và có thể giúp được các phi công Mỹ vơi đi sự tủi hổ của cá nhân họ. Có những chiếc máy bay đắt tiền, được đào tạo nhiều năm, vậy mà giờ đây họ chẳng làm nên trò trống gì cho đáng gọi là chiến đấu không đối không với các phi công Việt Nam mà cách đó nhiều năm chẳng lèo lái được cái gì phức tạp hơn một chiếc xe đạp.

   Tại sao họ lại chiến đấu kém hiệu quả hơn so với các cuộc chiến tranh trước đây? Hình như có nhiều lý do. Lý do thứ nhất liên quan đến cái mà Thượng tá Charles Brown gọi là vấn đề rocket vác vai. Brown là cố vấn bộ phận đặc biệt ở Đà Nẵng cùng với đại tá Howard St Clair và nhân viên của ông ta. Clair là một trong số những người Mỹ vẫn phụ trách khu vực này cho tới năm 1965 khi quân thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Brown nhận thấy Việt cộng được trang bị vũ khí hoàn hảo cho Chiến tranh Việt Nam - đó là rocket B40. Chi phí sản xuất rẻ, một người vác dễ dàng và có thể mang cả khối thuốc nổ. Nó chính là rocket vác vai, chỉ cần chĩa vào mục và châm ngòi nổ. Ông cố vấn cho lục quân tấn công vào việc phát triển những quả rocket như thế cho riêng nó. Nhưng các cuộc nghiên cứu quân sự chẳng tìm ra được cái gì tốt được gần bằng như thế. Rocket B40 quá đơn giản. Công nghệ của Mỹ đã phát triền đến độ như một thợ may không còn may được áo để giữ ấm mà chỉ may được loại quần áo không thấm hút nước, phòng chống lửa, lộn trái được, có túi và đường may được dấu vào trong.
 
  Vấn đề rocket vác vai đáng được các chiến binh Mỹ lưu tâm. Khi tham gia một cuộc hỗn chiến hãy đưa máy bay địch vào đúng tầm ngắm rồi bắn. Điều thiết yếu là phải đảm bảo tốc độ và khả năng điều khiển. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới II, Mỹ đã đặt ra cho nó nhiều chức năng khác. Binh sĩ Mỹ không chỉ phải giành ưu thế trên không mà còn phải làm được nhiệm vụ của một người đánh bom, làm do thám và mang theo nhiều loại phụ tùng khác nhau tương đương với công nghệ may túi và ẩn đường may vào trong. (Trung tá Bellinger phát động chiến dịch chống lại xu hướng biến hải quân thành các chiến binh "đa chức năng” lúc ông bị đưa vào điều trị ở khoa tâm lý). Vì điều đó sẽ dẫn đến mất khả năng điều khiển. Mig của Hà Nội nhẹ hơn, nhỏ hơn, khó nhìn thấy hơn so với máy bay Mỹ. Nó có bán kính vòng quay nhỏ hơn, dễ điều khiển hơn Con Ma F-4, mặc dù máy bay Mỹ thì nhanh hơn nhiều.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 23 Tháng Năm, 2008, 03:01:32 pm »

  Một vấn đề nữa còn hiển hiện đó là trình độ con người. Sự thật đương nhiên là quân Mỹ chưa bị phi công miền Bắc Việt Nam đánh cho tới mức phải cảnh giác. Theo họ, nếu ai đó có tài trong giao chiến thì đó phải là người Nga, người Bắc Triều Tiên hoặc có thể là người Đức. Phi công Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để thừa nhận một người Việt Nam có thể bay nhiều vòng quanh họ.

  Tuy nhiên, có một sai sót nào đó ở đâu đó, theo thực tế thì 9 phi công lái Mig đã được quy cho bắn rơi ít nhất 5 chiếc máy bay Mỹ trong khi chỉ có 2 người Mỹ, 1 của không quân, 1 của hải quân - trở thành người ưu tú ở Việt Nam. Ở Triều Tiên, 40 phi công Mỹ là những người ưu tú. Trong số các máy bay của Bắc Việt mà Mỹ bắn rơi, hơn một nửa là Mig-17 cũ, so với Mig-21 còn kém xa. Trung tá Bellinger là phi công hải quân đầu tiên hạ nốc ao một chiếc Mig-21.

  Sau khi cuộc chiến kết thúc, các con số thống kê được đưa ra, sự kém cỏi của phi công Mỹ khiến Hải quân Mỹ lo lắng đến mức phải bắt đầu một chương trình đào tạo mới. Một đơn vị đặc biệt được thành lập ở Mianma đóng vai quân địch đang luyện tập giao chiến. Hạm đội "địch” lái chiếc F-5 nguỵ trang, nhẹ và nhỏ như Mig. Trong các đợt diễn tập sẽ chẳng có sự bỡn cợt nào giữa những người bạn vốn đã biết điểm yếu của nhau. Các phi công Ixraen được đưa sang để thể hiện chiến thuật của họ khiến người Mỹ phải kinh ngạc trước khả năng bay lượn của họ.
 
  Giới truyền thông thường thì rất bén nhạy với bất kỳ thất bại nào ở Việt Nam nhưng lại bỏ lỡ mất câu chuyện về các vấn đề chiến đấu trên không. Điều này phần nào là do thực tế nhiều phi công gặp phải vấn đề rocket vác vai khi nó được đưa ra công khai. Diệt được một chiếc Mig là lập nên một chiến công lớn, được gắn phù hiệu Bạc, được thưởng huân chương hạng 3 và trở nên nổi tiếng. Một vài phi công từ chối phỏng vấn vì lo sợ những người cấp tiến chống chiến tranh có thể làm hại gia đình họ. Những người khác muốn được ẩn danh trong trường hợp sau này họ bị bắn rơi và bắt giữ. Nhưng hầu hết bọn họ đều kể lại chiến thắng của mình cho các phóng viên. Vấn đề nằm ở chỗ đó. Họ nói theo lối rối rắm và thiên về kỹ thuật làm cho việc bắn rơi một chiếc Mig nghe cứ thú vị như là sửa chữa máy giặt vậy. Sau tính mới lạ của vài đợt bắn rơi Mig đầu tiên, giới truyền thông chẳng còn quan tâm gì đến chuyện này nữa. Chiến thắng của Mỹ vẫn được nhấn mạnh trong các báo cáo tin tức. Nhưng con mắt các nhà báo lại bắt đầu húng hiếng khi mà một phi công khác với gương mặt rạng ngời và đầy niềm tự hào lại mắc phải biệt ngữ của anh ta. Vì vậy chẳng ai lại muốn chiếm lấy rắc rối để ghi thêm con số Mig bị bắn rơi và so nó với số máy bay Mỹ bị Việt Nam bắn rơi.

  Cuộc đối đầu bắt đầu ngay sau 4 giờ chiều. Khi đội quân chiến đấu Oriskany tiến sát bờ biển, con tàu có gắn hệ thống radar để xác định toạ độ cuộc tấn công đã phát đi thông báo: "Hai tên cướp màu đỏ đã xuất hiện ở hồng tâm". Hai chiếc Mig đã cất cánh từ sân bay Hà Nội. Dick Schaffert, một phi công của một phi đội F-8 khác thuộc Oriskany, nhìn thấy những chiếc Míg đầu tiên, cố gắng để không lầm lẫn chúng rồi chuẩn bị vào vị trí chiến đấu. Họ thấy anh đến thả bình tiếp nhiên liệu xuống rồi quay lại chiến đấu. Schaffert liếc qua vai tìm kiếm trợ thủ của mình thì nhìn thấy hai chiếc Mig nữa đã hiện ra dưới mặt trời đang đuổi theo anh ta để bắn đại bác. Schaffert cố gắng phát tín hiệu cho Bob Rasmussen chỉ huy phi đội của anh nhưng khi anh quay ngoắt lại để khỏi bị bắn rơi, lực kéo của trọng lực đã kéo mặt nạ oxy của anh xuống tận cằm nên anh không thể dùng thiết bị phát sóng được. Phải đến 10 phút sau, anh phải dùng đến mọi trò mà anh đã học được để khỏi bị bắn rơi. Cuối cùng, khi hết nhiên liệu, anh cố gắng ngưng nói và phát tín hiệu báo cho Cal Swanson biết vị trí của chiếc Mig còn lại hiện vẫn chưa quay đầu về căn cứ.
 
  Bob Rasmussen, anh rể của Herb Hunter và cựu Thiên sứ xanh đều đến cùng lúc với Cal và Dick Wyman. Họ thấy một chiếc Mig còn lại và bắt đầu một cuộc rượt đuổi. Một chiếc Mig có thể thoát khỏi một chiếc F-8 song quân Mỹ đã luyện tập hợp tác với nhau để vượt qua lợi thế của địch. Chiến thuật của họ đòi hỏi một phi công bay theo một phi công khác và khi phi công thứ nhất không còn theo được vòng quay của Mig, phi công thứ hai sẽ bay đến tạo thành một góc vuông rõ nét hơn để thu hẹp khoảng cách. Họ đã được đào tạo để thay đổi theo cách đó cho đến khi một trong hai người bắt kịp đuôi chiếc Mig.
 
  Xem xét vấn đề mà người Mỹ gặp phải trong các cuộc không kích và liên hệ nó với thực tế Mig hiếm khi được nhìn thấy, có thể thấy rằng việc đánh rơi máy bay địch giữ vai trò quan trọng hơn nhiều so với trong các cuộc chiến trước đây. Tiêu diệt được một chiếc Mig mang lại cho phi công một địa vị được tôn trọng mà cả cấp bậc lẫn huy chương đều không thể sánh được. Chỉ có 19 phi công F-8 bắn rơi Mig trong cả cuộc chiến. Phi đội 162 xếp ngang hàng với các đơn vị F-8 ở vị trí thứ 3 với 2 chiếc Mig bị tiêu diệt. Lần bắn rơi thứ hai xảy ra vào ngày 14/12/1967. Đó là trận hỗn chiến dài nhất trong cả cuộc chiến, một cuộc rượt đuổi dài 15 phút trên các cánh đồng lúa ở vùng chiêm trũng sông Hồng. Những người tham chiến chủ yếu là các sĩ quan chỉ huy của 2 phi đội F-8 thuộc Oriskany và Dick Wyman.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #117 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2008, 06:03:26 pm »

  Dick Wyman kể:
 
  Đáng lẽ ra tôi không phải đi. Tôi là người dự bị. Trong 5 máy bay của phi đội, 3 chiếc đã xuống boong tàu bay trong tình trạng hỏng hóc. Cuối cùng Cal Swanson ngưng hoạt động. Người chỉ đạo chuyến bay đã tắt ra đa, người trợ thủ thành người dẫn đường. Theo lệ thường thì phải đổi vị trí dẫn đầu cho máy bay khác khi ra đa của người đó yếu đi. Vì thế tôi được dẫn đầu Cũng có thể nói là tôi phải dẫn đầu. Swanson không từ chối bay làm trợ thủ cho tôi, anh ta muốn được cả hai đường. Anh ta bắt đầu hướng dẫn tôi về địa điểm để tìm Mig.
 
  "Hãy tới Wichita" Anh ta nói. Đó là mã tên một vùng ở miền Bắc Việt Nam "Đi nào".
 
  Chúng tôi đến đó mà chẳng thấy gì cả. Anh ta đưa ra gợi ý khác. Tôi lờ tịt anh ta. Tôi phát hiện một chiếc A-4. Tôi phát tín hiệu cho viên phi công hỏi xem anh ta có nhìn thấy gì không. "Có" anh ta trả lời "ở đây có một chiếc Mig ". Vừa lúc ấy, tôi nhìn thấy anh ta. Anh ta ở trước mặt tôi. Chúng tôi bay ngang nhau. Anh ta lượn, tôi cũng lượn rồi bắt đầu bay xuống theo anh ta.

  “Tôi sẽ bắt kịp" Swanson nói.

  Anh ta cố gắng đuổi theo đuôi chiếc Mig. Viên phi công đột ngột quay đầu và nhìn ra xung quanh. Anh ta bắt đầu bắn Swanson.

  "Để nó tránh cái đuôi của tôi ra". Swanson hét lên “Hắn ta sắp bắn tôi rồi”.

  Tôi hất mũi lên rồi kéo cò súng.
 
  "Nó vẫn ở phía sau tôi phải không?" Swanson hỏi.

  "Không, chúng ta đang đi đường khác”. Tôi trả lời.
 
  Tôi rượt theo nó sát hơn. Mỗi lần tôi xuống và cố đặt một quả tên lửa Rắn chuông lên nó thì nó cứ cuốn theo tôi. Mỗi lần như thế, góc bay của tôi lại rộng quá nên tôi không bắn được phát nào. Rồi tôi cũng bắn được 4 phát. Ta lại sắp hết nhiên liệu. Bên cạnh nó chẳng có chiếc máy bay nào khác. Tôi nghĩ là nó chỉ đang cố gắng quay đầu về. Lúc tôi bắn một phát, Bob Rasmussen đã lao xuống và phóng ra một quả Rắn chuông. Suýt nữa thì nó rơi trúng tôi. Chiếc Mig tránh được. Rắn chuông nổ một cách vô hại. Khó có thể nhìn thấy chiếc Mig có nguỵ trang. “Tao sẽ không rời mắt khỏi mày”, tôi nói. Một phi công cần phải có thị lực tốt. Thế mà Swanson và Rasmussen lại không quan sát được trận đánh.
 
  Chúng tôi bắt đầu ở độ cao 16000 feet. Bây giờ chúng tôi đang ở ngang tầm ngọn cây. Chiếc Mig đã xử lý tình huống rất đúng. Nó đang vờn tôi. Tôi bay xuống và ở vào cái thế không thể bắn trúng nó khi nó bắt đầu lộn lại. Có lẽ nó đã nhận ra rằng như thế là quá sớm. Nó trở lại vòng quay của mình rồi cố gắng lộn lại lần nữa. Từng đó đã đủ để tôi bắt được đuôi của nó. Tôi bắn đi một quả Rắn chuông. Quả mìn phá hỏng 2/3 cánh trái của nó. Chúng tôi còn cách mặt đất 50 dặm. Nó đâm xuống cánh đồng lúa và nổ như một quả cầu lửa và bắn lên cao hơn cả vòm che buồng lái của tôi.

  Tôi sắp hết nhiên liệu. Tôi phát tín hiệu yêu cầu một bình. Anh ta đang ở khá xa bờ biển nên không muốn bay gần hơn "Tôi đã được lệnh không được vượt biển". Anh ta nói.

  “Tôi không muốn anh bay qua biển - Tôi nói - Tôi chỉ muốn anh bay gần hơn để tôi không hết nhiên liệu trước khi tôi phải ăn kẹo đồng”. Một vị đô đốc nghe được cuộc trao đổi của chúng tôi. Ông ra lệnh đưa máy bay tiếp nhiên liệu đến để tiếp nhiên liệu cho tôi.

  Mọi người trên tàu hỏi tôi có muốn lượn một vòng trên không để mừng thắng lợi bắn rơi máy bay địch không. Tôi trả lời "Tôi không biết".
  Swanson đang bay cạnh tôi. Anh ta gật đầu "Đồng ý đi”.
 
  "Được rồi, tôi sẽ làm như thế”. Tôi đánh tín hiệu về.

  “Phía mạn trái sẽ được dọn sạch sẽ để anh thực hiện một vòng nhào lộn mừng thắng lợi”. Oriskany báo.
 
  Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, người ta thường vòng qua mạn phải tàu ở độ cao từ 600 đến 800 feet rồi ngưng lại để chuẩn bị hạ cánh. Lần này, tôi rẽ sang bên mạn trái phía trên boong tàu bay, hất mũi máy bay lên rồi lộn một vòng sau đó ngừng lại để hạ cánh. Tôi bắt đầu bài biểu diễn của mình. Trên sóng, Swanson chẳng nói gì nhưng sau đó anh ta bảo tôi anh ta cố vẫy tay ra hiệu cho tôi anh ta sẽ lượn vòng quanh tôi khi tôi thực hiện vòng quay của mình. Nếu như thế tôi sẽ không thấy nó. Tôi đã đi vào vòng quay của mình thì đột nhiên nhìn thấy một chiếc máy bay cách đó mấy inch sắp sửa hạ cánh trước mặt tôi. Tôi nghĩ cánh của tôi chắc sẽ nổ tung ngay cạnh sườn chiếc máy đó vì nó ở quá gần. Tôi gần như lặng người đi vì sợ hãi. Khi đã hạ cánh an toàn, mọi người ở trên boong nói với tôi "Chúa ơi, suýt nữa là anh mất mạng rồi đấy”. Dick Schaffert - người bị nhỡ mất chiếc Mig ở đầu trận giao chiến - đùa rằng niềm an ủi duy nhất của anh ta là Cal và tôi đụng đầu nhau trong vòng quay mừng thắng lợi.
 
  “Tôi không cho là mình có thể mang lại cho anh một phù hiệu Bạc vì việc làm đó". Swanson nói sau khi chúng tôi hạ cánh.
 
  "Phi đội trưởng ạ, có sao đâu”. Tôi bảo “Tôi đã bắn rơi một chiếc Mig. Như thế đối với tôi là đủ rồi”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #118 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2008, 05:54:22 pm »

  Các nhà báo đã ra tàu để phỏng vấn. Swanson nói suốt buổi như thể anh ta đã lập nên chiến công và đẩy chiếc Mig đến trước mặt tôi để tôi bắn rơi vậy. Anh ta bảo chúng tôi đã thay phiên nhau như đã được đào tạo.

  Thực ra chẳng có sự thay phiên nào cả từ một lần khi anh ta bay trước tôi. Anh ta phải thừa hiểu là anh ta đã phạm lỗi rõ rành rành khi bắn Mig vào đuôi của nó. Mặc dù vậy tôi chẳng quan tâm, miễn là tôi biết sự việc đó diễn ra như thế nào.

  Tôi được nhận một phù hiệu Bạc. Sau buổi lễ, Bryan Compton nói: "Tiếc thật, Dick ạ, tôi rất muốn có anh trong phi đội của tôi". Điều đó đối với tôi còn ý nghĩa hơn một tấm huy chương. Ông ấy là người cừ nhất. Nếu có một nhiệm vụ khó khăn, người ta thường cầu mong được ông chỉ đạo. Điều buồn cười là sau này Compton được là đô đốc và trong thời bình mọi người lại ghét ông. Ông biến thành một lão đô đốc keo kiệt quái quỷ. Nhưng khi ở Yankee Station ông được yêu mến vì không ai có thể trở thành người chỉ đạo chiến đấu tốt hơn ông.

  Sau lần tôi bắn rơi Mig, hai nghị sĩ quốc hội, một của bang Georgia, một của Maine, lên Oriskany để tổng kết về cuộc chiến trên không. Vì tôi đã trở nên nổi tiếng một chút và là người cùng bang với ông nên tôi được giao nhiệm vụ làm vệ sĩ cho nghị sĩ bang Maine. Thời kỳ đó, tôi không biết tầm quan trọng của các mối quan hệ xã hội nên tôi cảm thấy khó chịu khi không được ở lại đội bay để làm nhiệm vụ nữa. Tôi loan tin trong phòng chờ là sẽ đảm nhận nhiệm vụ bay cho bất kỳ ai bị ốm hoặc vì một lý do nào đó không bay được. Bằng cách này tôi vượt xa so với người khác. Khi người ta nhận ra rằng tôi đang dẫn đầu phi đội, tôi sẽ được giao nhiệm vụ đưa một máy bay sang Philippine để bảo quản. Điều đó có nghĩa tôi sẽ có một đợt nghỉ phép nữa và có thể dùng thời gian đó để tiệc tùng.
 
  Ngài đô đốc định tới gặp hai nghị sĩ vào lúc 11 giờ đêm hôm đó. Tôi mong đó sẽ là một cuộc họp chỉ đạo quan trọng gây ấn tượng đối với họ. Chúng tôi bước vào phòng kế hoạch tác chiến, ở đó chỉ có ngài đô đốc, tham mưu trưởng và trợ tá của ông.

  Ngài đô đốc nói với tôi và các sĩ quan hộ tống khác “Các anh có thể ở lại đây hoặc bỏ đi. Tuỳ các anh lựa chọn".

  "Cảm ơn ông”. Tôi nói "Tôi sẽ ngồi lại".

  Ngài đô đốc bắt đầu: "Thưa các quý ông, cuộc họp này sẽ không có các đường trượt được tô màu và các hải đồ sinh động. Chúng ta không có thời gian”.

  Câu nói đó làm tôi có ấn tượng. Ông ấy sẽ không tỏ ra thân mật với các chính trị gia. Ông ấy thẳng thắn và thực tế ông ấy mô tả trận oanh tạc và những gì chúng tôi đang cố thực hiện.

  Nghị sĩ bang Maine ngắt lời ông: "Thưa đô đốc, phải mất bao lâu nữa mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến này?”.

  Đô đốc nhìn ông ta một lúc rồi nói: "Chúng ta biết rằng nếu một người xuất phát và ra khỏi miền Bắc Việt Nam với 10 pound gạo, chúng ta sẽ phải ngăn chặn để chỉ còn một pound tới được miền Nam. Nếu đó là 10 viên đạn thì khi xuống đó chỉ còn lại 1 viên. Ngoài ra chúng ta chẳng thể làm gì hơn được. Sức mạnh không quân không thể ngăn cản pound gạo hay viên đạn cuối cùng đó tới miền Nam. Vì vậy chúng ta sẽ còn phải ở lại đây thêm một thời gian cho tới khi chúng ta làm cho người đó hiểu rằng chẳng có ích gì khi làm việc đó, hoặc là chúng ta sẽ biết được có nên ở lại đây nữa hay không".

  Hai nghị sĩ nghe xong mà cứ ngỡ như vừa bị đánh bằng dùi cui vậy. Họ ngồi đó kinh ngạc, không muốn tin nhưng biết rằng ông ấy chẳng có lý do gì để nói dối cả. Không một ai trong hai người hỏi thêm một câu hỏi nào nữa. Trò chơi đã kết thúc. Có lẽ không còn gì có thể tác động đến suy nghĩ của tôi nhiều hơn thế. Cho tới tận bây giờ tôi vẫn tin là một ai đó sẽ đưa ra được câu trả lời kỳ diệu là chúng tôi sẽ chiến thắng. Nhưng ở đây câu nói của đô đốc có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra.

  Sau buổi họp, tôi đưa ngài nghị sĩ nọ về phòng. Sáng hôm sau ông ta sẽ đi.

  Tôi chúc ông ngủ ngon và hẹn gặp ông vào sáng sớm hôm sau.

  Ông ta hỏi tôi: "Này Dick, anh, ừm, ở đây anh có chút gì uống được không? Tôi đang rất muốn cố gì đó để lấy lại tinh thần”.

  “Thưa ngài, ngài biết là cấm đưa rượu lên tàu mà"

  "Đúng, tôi biết, nhưng anh có tí nào không? Tôi không quá cầu kỳ đâu”.

  Trước đây tôi chưa bao giờ gặp một nghị sĩ nào và không biết được là họ uống rượu như bợm vậy. Tôi nghi là ông ấy đang cố làm cho tôi linh hoạt hơn. Tôi có thể tưởng tượng ra ông ấy sẽ về Washington triệu tập một cuộc họp báo để phơi trần việc uống rượu trái phép ở Yankee Station. "Đại uý Dick Wyman, người dành được phù hiệu bạc, bị bắt quả tang bởi nghị sĩ... Do đó tôi giả tảng:

  "Không, thưa ngài. Tôi chẳng có gì cả. Có lẽ ngài đô đốc có. Tôi có thể hỏi trợ tá của ông ấy”.
 
  "Thôi nào, Dick, nó ở đây?" ông ta trở nên nguy hiểm.

  "Không, thưa ngài, không phải tôi".

  Tôi chẳng biết sau cùng làm thế nào mà anh chàng tội nghiệp đó ngủ được trên chiếc tàu sân bay ồn ào. Sáng hôm sau, ông ta ra đi có lẽ còn nghĩ tôi là người ngay thẳng nhất mà ông ta gặp, một chiến binh không uống rượu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #119 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 02:40:15 pm »

  Nell chuyển đến cho Cal tin tức tốt lành về việc anh sẽ được chọn để chỉ huy một phi đoàn. Nhưng thậm chí điều đó vẫn không thể bù lấp cho hết thất bại của anh trong việc bắn rơi Mig. Swanson nói: "Đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi, trong vòng hai năm. Khi chiếc Mig dừng lại và nổ ngay cạnh anh, anh hiểu đã có một bài diễn lầm lẫn. Đáng lẽ anh nên bay lượn trên đầu nó và canh chừng nó suốt buổi. Đó là cơ hội ngàn vàng của anh và anh đã để vuột mất".

  Cal kể cho Nell về cuộc đối đầu: Dick và anh hợp lại với nhau thành một đội với hình thức tấn công cổ điển. Rasmussen cũng ở đó. Phi công của chiếc Mig đang ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn. Nhưng chúa rất tốt bụng cũng như máy bay của anh ta vậy. Rasmussen bắn ba quả tên lửa, vài quả đại bác nhưng đều không trúng. Anh bắn sượt mất hai phát nhưng chẳng có phát nào đủ khả năng bắn trúng. Dick Wyman bắn sượt ba phát, chiếc Mig tránh được. Sau đó, lần thứ tư anh ta bắn đúng giữa thân máy bay và tóm được chiếc Mig-17 lúc ở cách xa boong tàu khoảng 50 feet. Viên phi công lái chiếc Mig không có cơ hội. Mặc dù thế, anh ta thực sự giỏi và quyết chiến. Anh ta bắn anh ở một khoảng cách rất gần nhưng không trúng. Cùng phối hợp với nhau nên bọn anh có thể thay nhau tấn công anh ta buộc anh ta phải đánh lại để tự vệ. Đây có lẽ là lần đọ chiến dài nhất diễn ra tại đây. Anh nghĩ nó phải kéo dài đến 15 phút và Dick tóm được người phi công đó khi cách Hà Nội 15 dặm về phía Nam.
 
  Cal bảo với Nell là anh sẽ đề cử một phù hiệu bạc cho Wyman. Anh thích Bob Rasmussen nhưng mừng là đội 162 sẽ được tính là đã tiêu diệt Mig chứ không phải F-8 của Rasmussen. Cal đã bị lỡ mất chiếc Mig nhưng anh quyết tâm sẽ làm tốt hơn vào lần tới.

  Black Mac nói: "Có một chuyện tôi phải nói hộ Swanson. Anh chưa bao giờ lẩn tránh trách nhiệm hay tìm cách thoái thác nhiệm vụ bay vượt biển. Trong khi đó vẫn có một vài vị chỉ huy làm như vậy. Mặc dù thế, sau khi Wyman bắn rơi được chiếc Mig, Swanson bắt đầu tìm kiếm các cơ hội. Sau các trận đánh. Anh bay lòng vòng nhằm cố gắng thu hút một chiếc Mig. Đó là một nỗ lực nhảm nhí. Nhưng anh làm như vậy chỉ để gặp được nó. Kể từ đó nhiều phi công không còn lo lắng khi bay cùng anh".

  Máy bay viện trợ cho tàu thường hay bay tới Đà Nẵng để lấy thư và đón khách tới thăm. Các phi công thường gặp các chuyến bay theo hợp đồng của hãng Pan Am cất cánh ở sân bay Đà Nẵng chở lính thuỷ đánh bộ Mỹ bay đi bay về Hồng Kông. Cal sắp xếp với tiếp viên hãng Pan Am lập ra "Dịch vụ chuyển phát nhanh Blue Ball" - một dịch vụ chuyển phát thư từ khác lạ nhưng nhanh chóng. Tên của nó được lấy từ lô gô địa cầu xanh của hãng Pan Am và là một cách chơi chữ. Một lá thư được viết vào buổi sáng có thể đến tay người nhận vào buổi đêm cùng ngày hôm đó. Bằng cách này, các phi công có thể liên hệ với các quý cô trẻ đẹp của thực dân Anh. Thiếp mời tới dự buổi tiệc được chuyển tới một trăm cô. Cal dự định mua cho các cô gái hoa và những chiếc lắc tay duyên dáng bằng biểu hiện của phi đoàn. Anh bay tới Hồng Kông 4 ngày trước khi Oriskany về đến nơi. Người quản lý tổ chức buổi tiệc Hilton ở Hồng Kông đang chờ anh. Cal nói với ông ta Oriskany sẽ chi bao nhiêu và bàn bạc các chi tiết. Hilton sẽ cung cấp đồ ăn thức uống. Con tàu sẽ đưa ban nhạc đến. Một sĩ quan giúp Cal tổ chức buổi tiệc đề xuất thuê thuyền buồm Hồng Kông đi ra chào đón Oriskany khi con tàu cập cảng. Có người cho đó là ý kiến hay, đề nghị vẽ một vài biển hiệu để treo lên thuyền. Họ có một bữa tiệc kéo dài tới 3 giờ sáng vào cái đêm trước khi Oriskany tới và làm các biển hiệu. Với dòng máu Đức mẹ đồng trinh, họ vừa đưa chiếc thuyền tiến lên trong màn đêm vừa hát vang bài hát mừng Noel.

  Oriskany thả neo ở giữa Kowloon và Hồng Kông. Đoàn chỉ huy hải quân Anh đến chào mừng họ. Cal và thuỷ thủ của con thuyền vây xung quanh.


Oriskany tại Hong Kong.

  Một vệ sĩ tàu khu trục phát động ban nhạc. Một thuỷ thủ hoá trang giả làm con gái nhảy theo nhạc. Các thuỷ thủ Oriskany reo vui. Khi Swanson trở lại Hilton, anh thấy một bức điện bảo anh phải báo về con tàu ngay khi có thể. Trong anh hiện lên ý nghĩ trò đùa của anh không được đô đốc và thuyền trưởng tán dương vì lo khiếp đảm là anh phải kết thúc sự nghiệp của anh. Hoá ra anh được triệu tập để xử lý một vấn đề của phi đội cần đến quyết định của anh. Burt Shepherd làm anh vững tin là đô đốc và hạm trưởng thấy mọi thứ rất thú vị. Buổi tiệc sẽ là một thành công lớn.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2008, 02:45:27 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM