Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:24:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163870 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2008, 01:47:28 pm »

  Sau buổi tối đó Swanson kể với Burt Shepherd và thuyền trưởng tàu Oriskany về cuộc nói chuyện với Lee Fernandez. Thuyền trưởng Billy D. Holder, người thay thế John Iarrobino, là một nhà lãnh đạo có năng lực, nhưng không có khả năng kiềm chế như người tiền nhiệm. Cal rất sửng sốt khi vị thuyền trưởng giận dữ nói rằng ông ta ủng hộ việc lột bỏ phù hiệu và đưa Lee ra toà vì tội thiếu lòng can đảm. Cal nhận thức được mối nguy hiểm của việc hành động quá nhanh và quá nặng chống lại Lee. Năm ngoái sĩ quan điều hành phi đội F-8 đã được phép từ bỏ phù hiệu mà không bị xét đoán về nhiệm vụ chiến đấu. Liệu họ có thể an toàn sau khi cố gắng đưa Lee ra toà vì anh ta đã làm điều tương tự hay không?

  Có chuyện khác nữa. Các tờ báo đã từng đăng tải trong nhiều tháng những câu chuyện về một bác sĩ quân y - tên ông ta là Levy - người đã bị Toà án quân sự xét xử vì đã không dạy cho các binh lính thuộc lực lượng đặc biệt những chuyên môn y tế và phương pháp trị bệnh da liễu của ông. Các tờ báo thổi phồng lên rằng ông là một người phản đối chiến tranh nổi tiếng. Lee Fernandez có nhiều đặc điểm ấn tượng về một người phản chiến hơn vị bác sĩ da liễu. Lee còn trẻ, là sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, một phi công chiến đấu đã được hai lần khen ngợi về lòng dũng cảm. Nếu trường hợp anh ta trở thành vấn đề công khai chắc chắn hải quân phải mang tiếng xấu, chưa kể đến việc cấp trên sẽ nhìn nhận các vị chỉ huy của Fernandez như thế nào. Sau khi trở về phòng, anh đã suy nghĩ thêm về cuộc nói chuyện với Lee.

  Lee Fernandez cũng đang nghĩ về cuộc nói chuyện này. Khi đến nói chuyện với Swanson, lý do duy nhất để muốn dừng bay mà anh có là cảm nhận của anh về tính sai trái của cuộc chiến. Nhưng Cal đã khiến anh dao động khi đề cập đến rắc rối của anh với những lần hạ cánh. Anh đang gặp rắc rối. Anh không vượt qua bài kiểm tra cảm nhận độ sâu cách đây mấy tháng. Một lần khác anh được hải quân cho phép từ chối kiểm tra và đem cho anh một cặp kính để khắc phục nhược điểm. Có phải do thị lực? Có phải điều đó tác động đến thái độ của anh về cuộc không kích? Một cách trung thực, Lee quyết định rằng anh sẽ coi vấn đề thị lực là lý do phụ trong quyết định từ bỏ của mình. Anh cũng quyết định sẽ bỏ hẳn tay lái nếu cần thiết.

  Cal Swanson rõ ràng rất thất vọng khi Fernandez nói rằng anh ta định nộp lại phù hiệu một cách tự nguyện. Đó là lúc Cal hiểu rằng Lee sẽ coi vấn đề thị lực là lý do mong muốn từ bỏ nghề lái máy bay. Tầm nhìn tốt là điều kiện hàng đầu đối với một phi công. Nhưng một phi công cũng có thể từ bỏ nhiệm vụ với một lý do như vậy. Bên cạnh đó, Swanson thực sự tin rằng Lee đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi tự mình tuyên bố chống lại chiến tranh; anh tin rằng việc làm như vậy sẽ khiến anh ta bị coi là không yêu nước, và điều đó sẽ theo anh ta suốt phần đời còn lại.

  Và Cal rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư của Lee vào ngày hôm sau:

  Từ. LTJG Leabert R. Fernandez, Jr. , USN,
   678079 / 1310
  Tới: Trưởng ban chỉ huy Hải quân.
  Qua: (1) Sĩ quan chỉ huy, phi đội chiến đấu 162
  (2) Chỉ huy tàu Air Wing 16
  (3) Chỉ huy tàu USS Oriskany (CVA - 34)
  Nội dung: Yêu cầu từ bỏ vị trí trong không quân
  1. Tôi yêu cầu được huỷ bỏ vị trí nhiệm vụ trong không quân. Sau đây là các lý do được xếp thứ tự theo tầm quan trọng của chúng:
  a. Nó trái ngược với quan điểm cá nhân và nhận thức của tôi về việc tôi tiếp tục dính líu trong việc trực tiếp huỷ hoại cuộc sống con người khi tham gia cuộc chiến.
  b. Tôi không mong muốn tiếp tục đưa bản thân mình vào mối nguy hiểm chết người trong một thời gian dài vốn tiềm ẩn trong các nhiệm vụ của công việc hiện nay.
  c. Niềm đam mê được bay của tôi đã giảm sút trong tám tháng qua do những quan niệm và cảm nhận nói trên, và cũng do một vài khó khăn trong việc điều khiển hoạt động trên tàu.
  2. Những khó khăn trong việc điều khiển trên tàu được thể hiện ở các đợt kiểm tra năng lực điều khiển tay lái trong năm nay so với năm ngoái. Tôi cảm thấy rắc rối này ít ra là do những nhược điểm trong tầm nhìn mắt trái. Tháng 2 năm 1967 tôi đã được phép không phải kiểm tra do những nhược điểm này.
  3. Yêu cầu này không thể hiện động cơ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ còn lại theo nghĩa vụ của tôi. Thực ra, bởi vì đây là công việc tôi biết và tôi thích nhất trong ngành Hải quân nên tôi mong muốn được tiếp tục được bay nếu được bổ nhiệm vào phi đội 1350.
  Leabert R. Fernandaz, Jr.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2008, 11:53:10 am »

  Cal Swanson cố gắng nói chuyện với Fernandez một lần nữa sau khi nhận được bức thư. Đây là lúc anh sắp sửa mất hết bình tĩnh.
 
  Swanson nói: "Về việc anh mong muốn được tiếp tục bay, hãy quên nó đi. Anh sắp sửa mất hết phù hiệu không phải thắc mắc? Vì vậy hãy đối diện với sự thật? Tất nhiên anh được phép nói ra bất kỳ thứ gì anh mong ước trong đơn thôi việc của anh. Nhưng tôi cho rằng toàn bộ bức thư là một sai lầm lớn. Chắc anh không muốn tô vết bẩn lên sự nghiệp của mình khi nói rằng anh phản đối cuộc chiến".

  "Tôi không có ý định coi hải quân là một sự nghiệp". Lee nói.

  "Chẳng khác nhau gì cả. Những điều này sẽ theo anh suốt cuộc đời còn lại. Thực tế, anh có thể đang tự đưa mình ra toà án binh đấy”.

  Lee Fernandez từ chối viết lại thư. Swanson ra khỏi phòng và quay lại cùng viên chỉ huy không lực Burt Shepherd thuyết phục Fernandez. Ông yêu cầu Lee bỏ những dòng chữ đề cập đến thái độ phản chiến. Shepherd nói đó không phải vì lợi ích của bản thân ông. Nếu để lại, về sau sẽ gây rắc rối cho anh ta. Fernandez lắng nghe những lời tranh cãi của hai sĩ quan thượng cấp và nói rằng anh hài lòng với bức thư đã viết. Shepherd khuyên anh cầm về và nghĩ lại việc phản chiến trong buổi tối. Fernandez đồng ý. Sáng hôm sau anh nộp lại lá thư, chẳng có gì thay đổi.
 
  Cai Swanson và Burt Shepherd ngầm thoả thuận rằng tốt nhất là giải quyết vấn đề của Fernandez càng im lặng càng tốt. Trong lá thư chấp thuận bao gồm những yêu cầu đối với đơn xin thôi việc của Fernandez, Swanson đã bỏ quan vấn đề phản chiến và nhấn mạnh đến việc giảm sút năng lực cầm lái, vấn đề thị lực của anh và cho rằng đám cưới với Dorothy mới đây đã ảnh hưởng xấu đến khả năng bay của Lee.

  Trong thư chấp thuận, Swanson nói: "Cần chú ý rằng trong cả hai đợt ra quân, anh ta đã thực hiện tổng cộng 86 nhiệm vụ. Lee Fernandez chưa bao giờ từ chối nhiệm vụ lái máy bay đánh kẻ thù, cũng như chưa bao giờ bỏ chuyến bay nào đã dự định trước. Nhưng vấn đề thị lực và chuyện kết hôn của Lee đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng chiến đấu của Fernandez nhiều hơn anh ta thừa nhận. Bởi vậy, cần quan tâm cân nhắc kỹ càng việc chấm dứt vị trí trong không lực của Fernandez, không cần có hành động nào khác".

  Burt Shepherd gửi các lá thư đến Washíngton mà không bình luận lời nào.

  “Trong thư chấp thuận, tôi đã thổi phồng về ảnh hưởng của đám cưới và vấn đề thị lực của anh ta nhằm đánh lạc hướng cấp trên". Cal kể với Nell. "Nhưng có thể chẳng có tác dụng gì. Tôi cho rằng anh ta đang tự đưa mình ra toà án binh. Chúa ơi. Tôi đã nói với anh ta rằng chẳng ích lợi gì đâu, rằng không cần phải nói lên những điều đó khi viết đơn xin nghỉ việc. Anh ta trả lời rằng anh ta thấy như vậy là không trung thực với bản thân nếu như bỏ qua các lý do thật sự. Tôi hỏi liệu anh ta có thể một mình thay đổi chính sách quốc gia hay không, hay anh ta muốn trở thành một người tử vì đạo? Không, anh ta chỉ phải nói lên điều anh ta cảm nhận. Anh ta thật may mắn nếu vẫn bình yên vô sự”.

  Như Swanson hi vọng, lá thư chấp thuận của anh đã đánh lạc hướng được "cấp trên". Hoặc là thế hoặc là ai đó trong các viên chức hải quân sẽ công khai câu chuyện nếu như Fernandez không đồng ý giải quyết vấn đề một cách êm thấm. Dù sao thì Lee cũng bất ngờ khi được tái bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ phi quân sự, lúc đầu là ở Philippin, rồi đến một sân bay hải quân ở California. Sau khi rời hải quân, Lee trở thành một viên kế toán. Anh viết thư đến các nghị sĩ quốc hội và những người khác để bày tỏ quan điểm chống chiến tranh và kiên quyết làm một người phản chiến. Nhưng trong thâm tâm anh không muốn sử dụng quan điểm chống đối này với tư cách là một học viên trường Hải quân và một cựu chiến binh đang muốn được nổi tiếng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2008, 06:16:17 pm »

  Swanson tổ chức một buổi họp phi đội mà theo thoả thuận, Lee sẽ không tham dự. Cal thông báo rằng Fernandez đang xin thôi việc. Swanson không tiết lộ lý do của Lee và cũng chẳng ai hỏi. Một phi công hải quân có quyền từ bỏ phù hiệu và họ chấp nhận quyết định đó mà không cần thắc mắc. Đa số các phi công chỉ biết rằng Lee đã nghỉ bay.

  Sau khi phi đội hoàn thành trận đánh, Cal Swanson đã ghi lại bản báo cáo thành tích cuối cùng của Lee Fernandez. Sự lo lắng của anh hoá ra là hơi quá đáng. Vụ Fernandez đã trôi qua êm ả. Nỗi bực tức đối với Lee cũng đã nguôi ngoai.

  Anh muốn thật công bằng trong báo cáo. Anh bắt đầu viết rằng Lee là "một sĩ quan hải quân xuất sắc, có tài và chững chạc. Anh ta rất thông minh, chăm chỉ và là con người tận tuy, luôn tự tin thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được giao phó. Anh ta chưa bao giờ từ chối hay đùn đẩy nhiệm vụ của mình".

  Và rồi đến việc Lee từ chối các chuyến bay sau này:
 
  "Khả năng lái máy bay không phải là vĩnh viễn. Chính vì vậy, lý do (như đã khẳng định trong đơn thôi việc) xin nghỉ hoàn toàn đúng với cảm nhận của anh ta lúc đó. Dưới nhiều góc độ, tôi không hài lòng lắm về sự trung thành của anh ta đối với ngành Hải quân và đối với quốc gia. Rất khó phán xét lòng dũng cảm của Fernandez khi buộc phải đánh giá. Với những quan điểm mạnh mẽ, anh ta đã can đảm viết lên, và nói lên trong những buổi thảo luận riêng rằng anh ta không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham chiến ở Việt Nam. Lẽ ra anh ta có thể nghỉ bay với các lý do khác. Nhưng sự biện minh của anh ta dù là mạnh mẽ đến đâu cũng không phù hợp với truyền thống dũng cảm và hy sinh của nhiều thế hệ binh sĩ Mỹ. Vì vậy, tôi buộc phải nói rằng lòng can đảm của anh ta khó có thể chấp nhận được”.

  Dick Wyman tâm sự: "Đến năm 1967, rất nhiều phi công đã xin không lái máy bay nữa và bạn không bao giờ nghe họ phát biểu rằng: "Tôi không muốn bay nữa vì tôi sợ chết và tôi không muốn chết”. Lại là "tôi không muốn bay nữa tôi không đồng ý với cuộc chiến này". Việt Nam là cuộc chiến tranh duy nhất không dành cho kẻ hèn nhát. Tất cả chúng ta đều sợ hãi và tính hèn nhát xuất hiện là điều bình thường. Nhưng cuộc chiến ở Việt Nam không có điều đó. Cuộc chiến này thậm chí không có chỗ dành cho những kẻ lưu manh quân sự như những cuộc chiến khác. Trong cuộc chiến này chỉ có những binh lính bị bắt đi lính phản đối vì tất cả họ đều cho rằng cuộc chiến này là sai lầm.
 
  Ai cũng đưa ra lý do ngụy biện cho việc không bay nữa của mình. Viên sĩ quan chỉ huy người đã xin thôi lái máy bay và sau đó trở thành đô đốc đã không phát biểu rằng ông ta xếp cánh máy bay lại vì ông ta sợ. Ông ta có những chiêu bài khá hay để che đi lý do chính. Khi có ai đó muốn xếp cánh thì anh ta bị các phi công khác nghĩ rằng anh ta sợ chết và không dám chấp nhận điều đó. Có rất nhiều việc xảy ra và bạn rất bận nên không có thời gian để ngồi xuống và phân tích viên phi công đó. Năm 1967, cuộc chiến ở Việt Nam trở thành một vấn đề nhạy cảm, nó giống như vấn đề tôn giáo càng tránh không nhắc đến nó bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu”.

  "Tôi đã đọc qua một số cuốn sách và chúng tôi nói về chúng. Nhưng tôi nghĩ bạn sẽ có cảm giác rằng nếu như bạn chăm chú đọc những cuốn sách đó và xem xét cuộc chiến này một cách toàn diện thì bạn sẽ thấy cuộc chiến này là một điều vô nghĩa. Vì vậy chúng tôi chẳng bao giờ đọc kỹ những cuốn sách đó cả. Tôi nghĩ chúng tôi sợ sẽ lấy đi đôi chân của những phi công đó, phá đi điểm dựa tinh thần cuối cùng của họ. Nếu như tôi định không bay nữa thì họ sẽ hỏi "Ai sẽ bay cùng với tôi trong đợt không kích lần tới đây”.

  Sau khi đọc xong những cuốn sách về Việt Nam, tôi cũng đặt câu hỏi về cuộc chiến này, đặc biệt về cách thức nó diễn ra, nhưng thể nào bạn cũng điên đầu vì những câu hỏi đó. Vì bạn đang bị những quy định quân đội làm cho mù mắt. Bạn phải thực hiện mọi điều mà cấp trên yêu cầu, đó là một phần trong những quy định đó. Tôi là sĩ quan hải quân chuyên nghiệp, được những người đóng thuế ở nước Mỹ thuê và tôi có ý định thực hiện mọi công việc được giao một cách xuất sắc nhất. Vì vậy bạn phải loại bỏ những câu hỏi đó ra khỏi đầu và luôn ghi nhớ một điều: "Nếu họ muốn tôi ném bom xuống một địa điểm nào đó vào ngay ngày hôm nay, ngày mai hay hôm nào đó thì thề có chúa tôi sẽ thực hiện". Đó là cách giúp cho sự hăng hái của bạn sống sót trong cuộc chiến này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2008, 05:27:37 pm »

TÙ BINH


   Sáng ngày 26/10/1967, Dick Wyman, Ron Coalson, J.P. O'Neil, Chuck Rice cùng tới phòng ăn trên Oriskany để ăn một bữa trưa sớm. Bữa ăn chẳng có gì đặc biệt - chỉ gồm thịt băm và cơm (không như bữa tối thứ 4 ăn thịt bò bít tết và bánh nướng ở Alaska) nhưng nhìn chung trên Oriskany, đồ ăn được chuẩn bị chu đáo và cũng ngon miệng. 4 người nói đùa rằng vì phải bay vào buổi trưa nên họ sẽ trở về đúng lúc để được ăn một bữa trưa nữa trước khi hết thịt lợn băm. Vượt biển làm nhiệm vụ rồi trở về thường chỉ mất 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Hôm nay họ được chỉ định tấn công Hà Nội mà các phi công vẫn thường gọi là "trung tâm buôn bán". Cách gọi đó xuất hiện kể từ sau trận đánh năm 1965 của Petula Clark cùng bài thơ trữ tình "Tất cả đang chờ đợi em”.

  Trung tâm buôn bán. Một buổi lễ tưởng niệm lớn để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hoả hoạn năm ngoái đã dược lên kế hoạch song lại phải huỷ bỏ vì những trận đánh quyết liệt trên không.
 
  Mặc dù phải đối mặt với nguy hiểm, 4 sĩ quan vẫn háo hức và thoải mái. Tuy Chuck Rice mới đến Yankee Station 2 tuần trước, nhưng anh đã nhanh chóng tìrn được cho mình một chỗ đứng trong phi đội, chưa có ai kể từ sau Herb Hunter lại được chào đón nồng nhiệt như thế. Cũng như Hunter, Chuck Rice dễ tính, vui vẻ và thân thiện và biết pha trò. Là con trai của một phi công TWA có chiều cao trung bình, đẹp trai, mắt vàng, tóc nâu, Rice được sinh ra ở Augusta bang Georgia và được nuôi dưỡng ở Long Island, New York. 2 thành vên của phi đội - Ron Coalson và Bob Walters - biết Chuek Rice khi họ cùng huấn luyện với nhau, họ cho anh biết, phi đội đang chờ xem anh có được như họ mong đợi không. Coalson và Walters gặp Chuck Rice trên boong khi anh đến và túm lấy quần áo của anh. Trên đường tới phòng chờ, họ nới với anh "chúng tôi nghĩ có lẽ anh sắp có chút việc. Anh sẽ được nghỉ một thời gian nhưng mà đừng có lo”.

  Rice bước vào phòng, Dick Wyman tiến đến và lặng yên nhìn anh từ đầu xuống chân. Rồi Wyman lắc đầu và nói: "Tôi trông anh chẳng giống người sông nước tí nào cả. "

  Mọi người cười rộ lên. Chuck đứng giữa phòng, trông thật lúng túng và ngượng ngùng. Mấy ngày sau, anh cho mọi người thấy là anh có thể chịu được sự trêu chọc của người khác đối với một "anh chàng mới đến". Cal Swanson cho rằng mình may mắn khi được nhận một sĩ quan cấp dưới dễ chịu như thế về phi đội mình.

  Buổi tối mà Cal nói với Chuck rằng anh ta sẽ bay làm trợ thủ cho Dick Wyman, Wyman mời anh vào phòng để nói chuyện. Dick lấy từ tủ lạnh ra 2 chai bia, dưa cho Rice một chai và nói: "Được rồi Chuck, anh sẽ làm trợ thủ cho tôi. Tôi muốn anh hiểu chúng ta sẽ trở thành những thành viên cừ nhất của phi đội. Kể từ giờ trở đi, tôi không muốn nghe anh nói bất kỳ điều gì chế giễu tôi trước mọi người nữa. Nếu anh không vừa ý với những việc tôi làm, chúng ta hãy tới phòng này và anh có thể đay nghiến tôi. Song đừng bao giờ vào phòng chờ mà cười cười nói nói là lão Dick thật vô dụng. Dick Wyman không bao giờ nhăn nhó trước mặt mọi người mà chỉ nhăn nhó lúc ở một mình. Mà cả 2 cách đó đều không ổn. Tôi cũng sẽ không làm như thế đối với anh”.

  Trước khi cất cánh để làm nhiệm vụ đầu tiên, Chuck nói: "Dick, tôi không biết mình sẽ làm gì".

  Wyman trả lời: “Tôi thì biết, hãy quên hết những người khác đi. Ở ngay bên cạnh tôi. Đừng để mất dấu tôi”.
 
  "Được thôi. Nhưng còn chuyện thả bom?"

  "Bám chặt tôi lúc tôi lăn vào. Khi thấy bom rơi ra, hãy bấm vào cái nút của anh".

  Rice nói: "Sau khi khởi hành” và quay lưng về phía biển, Dick đặt một điếu xì gà lên miệng và châm thuốc. “Tôi sẽ đi kiểm tra lại toàn bộ". Tôi bước đi để tìm chỗ dầu rò rỉ và hư hỏng rồi quay lại và biểu lộ sự đồng tình với anh ấy. Anh ấy cũng đáp lại tôi như thế. Động tác đó làm chúng tôi giảm bớt căng thẳng. Thực sự đúng như vậy. Khi đã đi xa con tàu được 10 dặm, anh ấy dụi tắt mẩu thuốc, đeo mặt nạ vào rồi chúng tôi trở về với công việc.
 
  Sau một ngày chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trả về. Mọi người nói rằng: "Chúa ơi, ngày hôm nay có 5 tên lửa bám theo anh, Chuck ạ". Họ vỗ vào lưng tôi. Còn Ron Coalson thì nói: "5 quả tên lửa. Anh có nghe gì không?" Tôi đưa cho anh ta một cái nhìn câm lặng: "Ron ạ, tất cả những gì mà tôi nhìn thấy chỉ là mũ bảo hiểm của Dick Wyman. " Tôi không biết có gì xảy ra với chúng tôi. Phía ngoài phòng đợi, Dick Wyman vòng tay ôm tôi và nói: "Đừng lo lắng như thé, hôm nay anh rất được việc”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2008, 05:13:07 pm »

  "5 nhiệm vụ đầu tiên của tôi đã diễn ra như thế. Cũng phải một thời gian dài sau tôi mới nhận biết được Hải Phòng ở đâu. Chúng tôi tới mục tiêu và lắng nghe lời trò chuyện trên đài phát thanh, đâu đâu cũng có SAM. Tôi chưa bao giờ thấy một cảnh tượng nào như thế. Tôi luôn ở bên cạnh Wyman. Còn anh ấy cũng luôn đeo sát tôi, phải lăn xả trước họng súng mà không quẳng người đồng hành ra ngoài, phải là một người điềm đạm và kiên nhẫn kinh khủng.
 
  " Sau đó Wyman bắt đầu yêu cầu tôi nhìn ra xung quanh. Anh ấy sẽ không nói, "Được rồi, ra khỏi đó đi mà vẫn tiếp tục thúc ép. Tôi không mất dấu anh ấy nhưng nhiều lần bị hút lại phía sau. Anh nói: "Chết tiệt anh cứ ở phía sau đó thì giúp được gì cho tôi chứ, mà tôi muốn giúp anh cũng chịu thôi. Nếu cứ tụt lại sau tôi như thế, anh chỉ có nước bốc cứt mà ăn thôi”. Tôi rất hiểu: Dick Wyman muốn quan tâm tới tôi và định biến tôi thành một phi công F-8 siêu hạng. Anh ấy rất tỉ mỉ và chỉ bảo tôi rất nhiều điều. Lái máy bay không đơn thuần là điều khiển một chiếc máy bay. Một người có thể đáng mặt là một phi công song nếu không dùng đến cái đầu của mình thì chẳng đâu vào đâu cả và Dick là người hoạt động trí não cừ nhất phi đội".
 
  "Anh ấy cực kỳ kiên quyết chối bỏ những cơ hội tầm thường” anh nói, "Đừng cố làm một anh hùng. Nhưng, thề có chúa, nếu được lệnh, phải thả bom xuống mục tiêu. Anh phải biết những hạn chế của bản thân và để ý đến chúng, vì có nhiều anh chàng mất mạng chẳng biết điều đó. "Anh ấy dạy cho tôi cách chiến thắng các quy luật. Anh nói: "Vào một đêm xấu trời, khi sàn tàu đen ngòm đầy nước biển và tràn lên cả mũi tàu và theo quyết định của hạm trưởng, mọi người phải cất cánh còn anh cảm thấy sợ hãi như đang ở địa ngục, đừng có cố tranh cãi với lão ta về chuyện thời tiết xấu. Hãy nói "Vâng, thưa ông”. Sau đó hãy đi ra ngoài rồi leo lên máy bay của anh. Chuyến bay trước nó còn rất tốt nhưng anh lại sắp gặp trục trặc với nó. Trong vài giây anh sẽ tìm ra chỗ trục trặc của thiết bị F-8 và đó sẽ là một lý do chính đáng để anh được nghỉ bay.
 
  Duy chỉ có một điều mà Wyman dường như thật cứng nhắc hơi thái quá một chút. Anh rất nôn nóng muốn bắn rơi một chiếc Mig. Anh đã cảnh báo Chuck dừng cản trở anh nếu họ nhìn thấy máy bay địch. Wyman giải thích: "Tôi đang là người đứng đầu và tôi sẽ là người đầu tiên làm được việc đó. Nếu tôi làm hỏng, anh có thể thay tôi. Nhưng đừng hy vọng anh sẽ làm được điều đó”.

  Đó không phải là tâm trạng của riêng Wyman. Nhiều người trong phi đội thậm chí còn hiếu thắng hơn anh. Một phi công thiện chiến mà không bắn hạ được một chiếc máy bay địch chẳng khác nào một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp suốt đời chỉ tập luyện mà không được tham gia thi đấu. Mấy tháng vừa qua, máy bay Mig đang tăng cường hoạt động. Trong chuyến thứ 2 và cũng là chuyến cuối tới Yankee Station, một số phi công trở nên bị ám ảnh với việc cho lộn nhào máy bay Mig.
 
  Chỉ một ngày trước đó, ngày 25/10/1967, sự ám ảnh đó suýt nữa dẫn tới một thảm kịch. Sau hai năm chờ đợi lần đầu tiên, các phỉ công được phép đánh căn cứ Mig Phúc Yên. Khi Cal Swanson và Bob Punches cùng lao tới mục tiêu, Cal nhìn thấy một chiếc máy bay. "Nó đến từ hướng Phúc Yên và trông nó cực kỳ giống một chiếc Mig”, Swanson nói. Chẳng rõ chuyển gì xảy ra sau đó. Swanson nói rằng vào thời khắc cuối cùng anh ta mới nhận ra đó không phải là một chiếc Mig mà là một chiếc A-4 của Mỹ nên anh ta bỏ đi. Người khác thì cho rằng Cal đã bắn tên lửa Rắn chuông vào phi cơ nọ.

  Black Mac thì nói: "Người phi công bị Swanson bắn đã quay về phàn nàn với chỉ huy phi đội của anh. Bình thường anh ta rất hoà nhã nhưng hôm đó anh ta giận sôi người lên như quỷ dử vậy. Swanson bắn trượt vì quả tên lửa không đúng tầm bắn. May mắn khôn tả là anh ta không hạ gục anh chàng đó”.

  John Hellman lại không muốn lên án chuyện đó. “Khi một đội quân đến từ khu vực mục tiêu, đó là một mớ hỗn độn nên rất khó xác định một máy bay. Tôi nói thế để bảo vệ cho việc bắn tên lửa của Cal. Tôi tự hỏi nếu tôi ở vào tình thế tương tự liệu rồi tôi sẽ làm gì. Tôi sẽ bắn chiếc phi cơ đó? Tôi không cho là thế song phải cẩn trọng khi đánh giá về chuyện đã xảy ra. Tất nhiên cả Swanson và Wyman đều thật liều mạng khi muốn giành được một chiếc Mig bằng mọi giá".
 
  Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, ham muốn bắn được những chiếc Mig một phần là vì sự phấn khích của 4 sĩ quan vào ngày 26-10-1967. Mục tiêu là nhà máy điện Hà Nội. Họ được lệnh cài cắm xung quanh rồi bay đến khu vực ẩn nấp của Mig sau khi nó đã bị tấn công. Chuck Rice cho rằng anh chẳng thể có một cơ hội để tự mình hạ một máy bay địch.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2008, 06:29:35 pm »

Chuck Rice kể:

  "Trước khi vượt biển, chúng tôi sẽ đổ nhiên liệu đầy thùng để nhỡ có gặp Mig sẽ đủ. Dick Wyman không muốn đi làm việc đó. Anh ta bảo anh ta phải quay đầu lại tàu. Tôi đồng ý. Tôi, Ron Coalson và J. P. O’ Neil trở thành người chỉ đạo chuyến bay. Có lần Dick Wyman đã bảo tôi "Đừng bao giờ vượt biển một mình. Tôi sẽ bay một mình và tự hỏi tôi sẽ làm gì, sẽ đi được bao lâu trước khi nói với J. P là tôi sẽ không vượt biển một mình. Tôi đã sẵn sàng gọi về tàu và nói: "Ông muốn tôi ném bom xuống đâu chứ? Tôi sẽ quay về”.

  J. P. O’Neil - người đàn ông tốt bụng, dễ mến nhất trên đời - hiểu được tình thế nên đi được nửa đường, ông bảo: "Tôi sẽ dẫn đường, Ron sẽ chỉ đạo bộ phận, còn Chuck, anh bay cùng Ron". Như thế, ông sẽ bay một mình, tôi và Ron sẽ bay cùng nhau. Vấn đề không chừng rất ổn thoả".
 
  Người chỉ đạo đội quân kêu gọi? "Hãy xông xáo lên!". Ông muốn chúng tôi xông lên và xoá sạch các căn cứ hoả lực phòng không xung quanh mục tiêu. Đội hình tấn công có 25 máy bay, Ron cùng tôi và J. P. đều ở vòng ngoài. Tôi quan sát xung quanh, mong được nhìn thấy một chiếc Mig vào bất cứ lúc nào. Tôi liếc nhìn Ron và J. P. và nhận thấy bọn họ sắp sửa quay đầu. Khi ở trong một chiếc F-8 có chở bom, một khi bị chậm lại thì sẽ phải đuổi theo những đám khói chết tiệt. Tại sao tôi bị tụt lại? Vì tôi phạm phải một sai lầm. Lúc sắp quay đầu tôi lại trượt ra khỏi bán kính quay của Ron, mà một khi đã trượt ra ngoài thì sẽ bị tụt lại sau thôi.

  Ron biết tôi đang ở đâu. Tôi ở phía sau anh ta, nên tôi có thể hỗ trợ anh ta còn anh ta lại không hỗ trợ được cho tôi. Tôi đang mắc nhìn Ron và J. P. thì Ron nói: "Chuck, hãy để ý một quả tên lửa vào lúc 10h”. Khi một quả tên lửa đã bị châm ngòi hãy ngồi mà quan sát nó qua vòm máy bay. Nếu nó sắp chuyển động thì có nghĩa nó sẽ không nhắm vào ta. Mà đúng là nó không chuyển động. Và tiếp sau nó là một quả tên lửa khác. Vì thế tôi cứ nhìn cả 2 quả tên lửa. Bọn họ đã phóng tên lửa theo dấu chúng tôi vì chúng tôi vượt qua họ cùng một lúc. Quả thứ nhất còn tránh được chứ quả thứ hai thì hơi khó.

  Tôi chửi "chết tiệt" rồi tăng tốc và bắt đầu bay xuống. Tôi nghĩ "không biết nên quần thảo phía trên hoặc bay xuống phía dưới rồi buộc nó phải hạ cánh xuống phía trên mình. "Nếu tôi mà bay phía dưới tôi chắc rằng tốc độ máy bay của tôi sẽ ngang ngửa với tốc độ không khí. Lúc đó trông tôi như đang hút thuốc vậy. Hơn thế nữa lúc muốn bay lên tôi phải bay một chặng 6000 feet ở tốc độ 500 dặm tốc độ không khí, lại còn phải mang cả bom. Nếu như tôi không rút ra ngoài chắc là tôi sẽ đâm nhào xuống đất. Tôi sẽ phải thả bom xuống trước khi làm việc đó. Vì vậy tôi nói: "Được rồi, tôi sẽ để nó hạ cánh xuống phía trên tôi". Đó là sai lầm thứ hai của tôi. Tôi cho rằng tôi sẽ có cơ hội thuận tiện hơn nếu tôi thả bom xuống rồi bay phía trước.

  Tôi chờ một lúc, quan sát quả tên lửa đuổi theo mình cho đến khi không còn thấy lo lắng nữa. Rồi tôi bắt đầu lượn vòng. Tôi chỉ làm việc mà tôi phải làm là bay quanh nó. Chiếc tên lửa trông như một đầu chiếc điện thoại đang bay ngang qua và rất gần với tôi. Tôi nghe một tiếng nổ nên nghĩ rằng tôi đã gây ra tiếng nổ đó và bắt đầu lượn ra ngoài. Thậm chí tôi còn chẳng để ý đến độ cao của máy bay khi nó bay xuống địa ngục.

  Tôi chẳng dám nói là những điều tôi sắp kể ra đây chỉ diễn ra trong vòng 3-6 giây, có lẽ là lâu hơn. Nó đã va đập, một cú va đập lớn khiến tôi sợ vãi linh hồn. Lửa đã lan tới buồng lái. Mí mắt, cổ và tay tôi đều bắt lửa. Tôi đã tự nhủ là sẽ không nhảy ra khỏi máy bay, miễn là tôi đang bay cao hơn mực nước biển, tôi sẽ cho nó bay tiếp được. Nỗi lo sợ lớn nhất của một phi công là bị bắt giữ Chúng tôi đã nghe kể về Ev Alvarez và Stratton, mọi người đều bảo rằng đến Chúa cũng không thể chịu được sự việc đó. Điều lo sợ thứ hai là bị làm cho tàn tật. Bị giết là điều ít phải lo sợ nhất vì như thế sẽ chẳng còn biết gì nữa. Tôi tự nhủ phải đưa cho được máy bay thoát khỏi đây.
 
  Nhưng nó lại chẳng chịu dịch chuyển. "Mình chết đến nơi rồi". Tôi nói to điều đó ra. Tôi cố gắng với tới tay cầm của chiếc dù nhưng máy bay lắc lư quá dữ nên tôi không làm thế được. Tôi đặt bàn tay trái lên mặt kính đo radar và dựa hẳn vai lên tay trái ép vào ghế ngồi để nó không rung bật lên, đầu gục xuống. Tôi nắm chặt tay cầm của chiếc dù và nghĩ rằng rồi mình sẽ gãy lưng mất nhưng đổi lại tôi sẽ thoát khỏi nơi đây.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2008, 05:47:38 pm »

  Tôi kéo dù. Một lúc sau tôi cảm thấy mình đang lắc lư mạnh. Tôi chẳng hề cảm thấy mình bật ra khỏi ghế và bật dù ra mà chỉ biết mình đang lăn lộn. Đột nhiên tôi ở vào một cuộc chiến hoàn toàn khác so với trước. Cuộc chiến mà tôi tham gia cho tới lúc này phải có tiếng động cơ phản lực của tôi và giọng nói trên đài được phát ra lúc thì sợ hãi, lúc lại điềm đạm hoặc lạnh lùng. Có cả những bụm khói của hoả lực phòng không đã nổ. Phía ngoài vòm máy bay của tôi và cả những chiếc phản lực trắng lượn quanh.

  Ngay khi tôi đang nhàn rỗi như vậy, trời thì có gió và tôi được nghe tất cả những tiếng ồn này: Tiếng nổ của hoả lực và tên lửa, tiếng rền vang của bom nổ, âm thanh của toàn đội mà thiếu mất âm thanh tiếng động cơ của tôi.

  Vậy mà tôi lại đang ở đó. Nếu ai đã từng chứng kiến - cảnh một đứa trẻ 5 tuổi lạc mẹ ở mái hiên một cửa hàng thì nó cũng giống như cảnh lơ lửng trên chiếc dù của tôi lúc này đây - Thằng bé con bé bỏng của bà Rice, Chuck Rice, 24 tuổi. Đó là thời khắc thất vọng nhất trong đời tôi. Tôi chực khóc oà và tự nhủ đây không phải là sự thực. Rồi cứ thế tôi trôi dần xuống mà nước mắt lưng tròng.
 
  Tôi vẫn còn lơ lửng trên không và chợt nhận ra tôi phải thoát khỏi miền Bắc Việt Nam. Tôi tự nhủ phải chạy ra bờ biển, ở đó một chiếc máy bay lên thẳng sẽ đón tôi lên. Tôi biết đội cứu nạn và chưa bao giờ là người hay chạy bộ nhưng giờ đây tôi thấy như mình được gắn động cơ và luôn sẵn sàng chạy ra bờ biển.

  Tôi cố gắng dịch chuyển chiếc dù, lấy hết sức kéo tấm ván lên song nó vẫn không chuyển dời, tôi sẽ không ra tới bờ biển được. Bỗng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn, ngoái lại thì thấy máy bay của tôi đang bốc cháy. Khi sắp xuống tới mặt đất, tôi thấy rất nhiều người đứng thành một vòng tròn lớn trên một cánh đồng lúa. Bọn họ đang ngước lên nhìn tôi. Khi tôi dịch sang phải hay sang trái ở trên không thì vòng tròn phía dưới cũng chuyển động theo tôi. Rõ là tôi sắp hạ cánh xuống giữa đám nông dân đó. Tôi sẽ tiếp đất, chĩa súng ra, phá vỡ vòng vây rồi đâm đầu về phía các ngọn đồi.

  Rồi tôi cũng chạm mặt đất và bò dậy bằng hai tay và đầu gối. Tôi lấy súng ra. Tôi có thể nghe thấy giọng hát ngân vang của họ và ngửi thấy cái mùi phân chuồng bón ruộng đang bốc lên. Đúng lúc tôi sắp di chuyển thì đất dưới chân tôi như giãn ra. Những người đứng trong vòng tròn sắp sửa bắn tôi.

 
   
Phi công Mỹ bị bắt.

  Tôi đặt súng lên cánh đồng để đầu hàng, cúi đầu xuống. Họ tiến lại gần tôi. Tôi có bộ số máy bay và những chiếc ủng đẹp, đó lại là một vùng quê nghèo khó nên tôi cho là họ sẽ giữ lại những thứ đó. Nhưng họ lại chặt hộp số của tôi đi bằng chiếc dao rựa. Tôi cố gắng giúp họ nhằm giải thích song họ cứ vật tôi xuống, cuối cùng tôi phải nằm đó choáng váng và tê điếng. Khi họ xong việc tôi chỉ còn lại chiếc áo phông cũ của trường sĩ quan hàng không với một bên màu xanh và một bên màu vàng và một bộ đồng phục hàng hải mà tôi luôn mặc. Tôi không bao giờ mặc đồ lót vì tôi tính rằng khi nhảy ra ngoài tôi sẽ rơi xuống nước. Tôi chỉ mặc tất len trắng.

  Tôi cho rằng tôi còn sống sót đến ngày hôm nay vì những người bắt được tôi là dân quân. Nếu bị bắn hạ ở vùng nông thôn ao tù nước đọng, thường thì người ta mong bị nông dân bắt vì họ rất tò mò về người Mỹ và họ cũng không phải là những người chịu nhiều hậu quả của việc đánh bom. Nhưng ở những khu vực gần thành phố vốn chịu khá nhiều thiệt hại, người ta lại mong người bắt họ là dân quân vì nếu là dân làng đó thì họ chỉ muốn xé họng bạn thôi.
 
  Họ trói tay tôi ra sau lưng bằng dây thừng, giải tôi tới một làng gần đó và đưa tôi vào một nơi trú ẩn. Mắt tôi cháy rực lên, cổ thì đau còn bàn tay trông thật khủng khiếp. Hoá ra đó là do những vết bỏng trên bề mặt da. Một người Việt Nam bước vào, tháo dây thừng ra và trói tay tôi về phía trước. Rồi anh ta mời tôi một điếu thuốc. Tôi nhớ tới bài học sống còn của tôi và nghĩ. "Bắt đầu rồi đây. Nếu cứ cầm lấy điếu thuốc có nghĩa là bạn đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng và đi ngược lại quy tắc đạo đức". Dù sao tôi cũng không hút thuốc lá mà chỉ hút xì gà. Do đó, tôi nói: "Không, tôi không muốn".
 
  Hai người dân quân lại trói tay tôi ra sau lưng, bịt mắt tôi rồi dắt tôi ra khỏi chỗ trú. Qua chiếc băng bịt mặt, tôi thấy một đôi chân phía trước. Họ đưa tôi tới một cái mương, bảo tôi quỳ xuống. Tôi thấy chiếc báng súng nhấn vào gáy mình. Tôi thầm nghĩ. “Tôi đã xem cảnh này trong các bộ phim về chiến tranh thế giới II. Thế là tôi sắp chết hay ít ra là tôi sẽ chẳng còn nghe tiếng súng nổ nữa”.

  Dân làng quây quanh tôi la hét và xướng lên những câu khẩu hiệu chống Mỹ. Đầu tôi trống rỗng. Tôi xin chịu. Tôi tê điếng và chỉ chờ viên đạn. Họ bắt tôi đứng lên và dẫn tôi tới một nơi khác rồi ép tôi quỳ xuống. “À, họ không muốn bắn tôi ở đằng ấy. Họ muốn thực hiện việc đó ở đây”. Rồi tôi lại nghe tiếng người ta la thét và hô khẩu hiệu. Được một lúc, họ bắt tôi đứng dậy và lại đưa tôi tới địa điểm khác. Mọi việc lại diễn ra như lần trước. Tôi muốn nói rằng đây là một sự tụ tập đáng ghét. Họ đang dùng tôi để tác động tâm lý đối với người dân địa phương vì cuộc chiến chống Mỹ.

  Rồi họ tháo băng bịt mặt cho tôi và đẩy tôi vào một chiếc xe zip. Nông dân xếp hàng trên đường. Họ điên cuồng phản đối tôi. Dân quân đẩy tôi đi bằng súng trường.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Năm, 2008, 05:50:11 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #107 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2008, 08:41:13 pm »

  Họ cho tôi vào chiếc xe zip, kéo rèm xuống. Họ lái xe đưa tôi qua các làng khác thỉnh thoảng mở rèm ra để mọi người chỉ trỏ tôi nhưng tôi không bị đưa ra khỏi chiếc zip. 3 giờ chiều hôm đó tôi tới nhà ngục Hoả Lò mà người Mỹ gọi là Hilton Hà Nội. Tôi bị đưa vào 1 buồng giam và sau đó bị hỏi cung.


Cứu chữa phi công Mỹ bị thương.

  Người hỏi cung sau này được chúng tôi gọi là "O-ni” tức ONI - Phòng Tình báo Hải quân - bởi vì ông ta không thuộc lực lượng Bộ binh mà thuộc hải quân và ông ta mặc đồ màu xanh lá cây chứ không phải màu xanh nước biển. Có lẽ ông ta hỏi cung hầu hết các anh lính hải quân. Ông ta hỏi tôi tên, cấp bậc, số quân chủng và ngày sinh. Tôi trả lời đầy đủ những câu hỏi đó đến một chừng mực nào đó. Sau đó, ông ta bắt đầu chuyển qua những câu hỏi khác.

  Sau khoảng 15 phút nghe tôi nói là tôi không thể trả lời được, ông ta mỉm cười rồi nói: "Ngược lại, anh phải trả lời tất cả các câu hỏi của tôi “.

  O-ni có dáng người mảnh mai với mái tóc màu lông chuột thân hình nhỏ nhắn. ông ta nói tiếng Anh khá chuẩn và nắm bắt những lời châm chính bằng tiếng Mỹ nhanh hơn cả so với những người Việt Nam khác, do đó không thể nói cái gì qua mặt ông ta được. Ông ta bảo: "Anh không phải là người Mỹ đầu tiên đến đây. Tôi nói để anh biết, anh phải khai báo cho thành thật. Tôi cho anh 30 phút suy nghĩ. Sau đó chúng tôi sẽ quay lại".

  Lúc trở lại, ông ta hỏi: "Anh đến đây trên con tàu nào? Hạm đội gì?"
 
  Tôi nhắc lại tên, cấp bậc và số binh chủng của tôi.

  Ông ta mỉm cười thích thú rồi nói :"Đã đến lúc rồi đấy”.

  Câu hỏi đầu tiên có liên quan đến thông tin quân sự. Tôi cho là việc leo thang chiến tranh ném bom vùng phụ cận Hà Nội đã bắt đầu vào ngày 24/1, người hỏi cung chắc đang nôn nóng muốn biết người Mỹ sắp tới sẽ ném bom vào mục tiêu nào. Nhưng tôi lại chẳng để ý đến mục tiêu tiếp theo của các cuộc hành quân của chúng tôi. Chỉ đến buổi sáng trước khi lên đường tôi mới biết mục tiêu của mình.
 
  Người Việt Nam đó chỉ cho tôi một tấm bản đồ và tôi nói: "Chiếc cầu đó. Chúng tôi định đánh bom chiếc cầu đó”

  Ông ta lại bảo: "Anh nói dối, cái cầu đó đã bị hạ sập được 3 tuần rồi."

  Giả sử như đó là Cal Swanson, một sĩ quan cao cấp thì họ sẽ chẳng vì thế mà giảm bớt căng thẳng. Tuy vậy, tôi vẫn còn căn cước thiếu uý (Thực sự tôi tốt nghiệp là một hạ sĩ quan) . Điều đó chứng minh tôi mới bước sang tuổi 24 và chỉ mới ở Yankee Station được một thời gian ngắn. Theo tôi nghĩ ông ta đã nhận ra rằng tôi sẵn sàng nói bất kỳ điều gì mà tôi biết. Nhưng O-ni lại hỏi tên của người chỉ huy Oriskany. Thực sự tôi không thể nhớ được và O-ni thấy rằng khó có thể tin được điều đó".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2008, 10:03:21 am »

  Việc Chuck Rice bị bắn rơi đã để lộ ra một cuộc tranh cãi đã mấy lần ầm ĩ trong hạm đội được diễn ra dưới hình thức một câu hỏi. Đó là: Trong trường hợp một máy bay thực hiện sai chức năng trước hoặc sau khi cất cánh, có nên để ba chiếc còn lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và như thế phá vỡ sự liên kết của hệ thống hai máy hỗ trợ? Cal Swanson và J. P. O'Neil bảo rằng nên. Những người khác trong hạm đội lại cho rằng cần phải sử dụng bộ phần gồm 3 máy bay. Trong một cuộc họp được triệu tập để bàn về vấn đề này, người ta có hỏi ý kiến Dick Wyman. Wyman bảo: "Đó chẳng phải là một ý tưởng khôn ngoan. Theo tôi, chẳng thể nào tìm ra hơn một người làm đúng nhiệm vụ đó".

  Black Mac cùng một số sĩ quan khác nhất trí với ông ta. Khi Chuck Rice rơi xuống, họ xem đó như là một bằng chứng chứng tỏ việc sử dụng bộ phận 3 máy bay thực dại dột. Swanson trở thành đề tài để người ta phê bình còn J. P. O'Neil thì bị coi là một kẻ xúi quẩy. Rol Coalson nói, "Thực sự tôi chưa từng nghe người ta dùng từ "kẻ xúi quẩy” để ám chỉ J. P bao giờ nhưng lúc này đây điều đó đang diễn ra. Tôi nghĩ ông ta biết điều đó nên tôi đã tới phòng ông sau khi Chuck bị bắn rơi và nói với ông: "Này, tôi muốn nói để ông biết rằng, dù có phải xuống địa ngục đi nữa tôi cũng sẽ tìm cách trở về với ông". Ron đã trông thấy chiếc dù và mặc dù John McCain - con trai một đô đốc Hải quân và sau này trở thành nghị sĩ quốc hội bang Arizona - cũng bay xuống cùng lúc với Rice. Coalson chắc chắn rằng chính anh bạn cùng phòng là người mà anh ta trông thấy đang lơ lửng xuống.
 
  Trước đó, Rick Minich có sang phòng họ và buổi tối hôm đó khi bọn họ đang nằm trên giường thì Minich nói, "Chuck, tôi biết anh sẽ tha thứ cho tôi khi nói ra điều này nhưng đúng ra anh đi thì tốt hơn tôi. "

  Roal Coalson nhe răng cười và nhìn Minich ra vẻ hiểu ý. Rich không phải người vô tâm. Cũng như Ron, anh ta buồn thương cho việc Chuck gặp nạn. Song cũng không thể để việc mất một người bạn làm hao tâm tổn trí bạn mãi được. Và nhiều tháng sau, lúc Rich Minich bị bắn rơi, Ron Coalson đã nằm trên giường mình mà nhắc lại lời khấn nguyện: "Rich, tôi biết anh sẽ tha thứ cho tôi nhưng đúng là anh đi thì tốt hơn tôi”.

  Ron Coalson để ý thấy cả Herb Hunter, Chuck Rice và Rich Minich đều gặp nạn khi lái chiếc máy bay mang số 206. Thế là anh ta cố tránh để không bị giao cho con số đó. Đồng thời anh ta cũng thấy rằng một con số bất thường các phi công đều bị bắn rơi sau khi bị mất tiền trong trò chơi bài đêm hôm trước. Đó là trường hợp của Rice và Minich. Một đêm, khi một phi công thuộc hạm đội cũ của Frank Elkins mất gần 300 đô trong 1 ván bài, Ron đã theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra. "Sau khi mất tiền, anh ta nói với chúng tôi "Ngày mai tôi sẽ viết cho các anh một tấm séc" rồi đứng dậy để đi nhưng sau đó lại nói "không, tôi nên trả cho các anh tối nay thì hơn". Ngày hôm sau, anh ta bị tấn công và phải nhảy ra ngoài và người miền Bắc Việt Nam đã bắn vào mặt anh ta khi anh ta còn ở trên dù. Đó là lần cuối cùng chúng tôi chơi bài tây.

  Dick Wyman thường quên ngay những phi công bị bắn rơi. Nhưng với Chuck Rice lại khác. Wyman cảm thấy rất tồi tệ Chuck đã làm trợ thủ cho anh, vậy mà anh lại không ở đó để bảo vệ anh, ít ra thì Chuck cũng đã cố gắng để thực hiện nhiệm vụ của anh. Còn với E. D Goodpaster (không phải tên thực) thì Wyman lại thấy vô cùng tức giận. Đối với Wyman, Goodpaster là hạng sĩ quan tồi tệ nhất, một viên chức hải quân luôn lần khân trong nhiệm vụ và lo sợ không dám nắm lấy cơ hội cần thiết. Sau khi Chuck Rice bị bắn rơi, mối quan hệ giữa Wyman và Goodpaster càng trở nên căng thẳng khiến sự nghiệp của Wyman bị đe doạ vì anh được giao cho phụ trách hành chính với tư cách là trợ lý của Goodpaster ở bộ phận bảo dưỡng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #109 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2008, 05:58:52 pm »

  Goodpaster là một chỉ huy cấp bậc thiếu tá, dễ nhìn, cao 6 ft 2, cái đầu hói làm ông ta trông già hơn so với tuổi ông ta làm việc ở Cục Tổ chức nhân sự tại Bộ Chỉ huy Hải quân Mỹ ở Washington. "Ở vào vị trí của òng ta, ông ta có thể giật dây để có được phi đội mong muốn và với một lý do nào đó, ông ta chọn phi đội 162". Cal Swanson đã nói như vậy. Và khi Goodpaster đăng ký, Swanson bảo với ông ta: "Ông sẽ làm sĩ quan bảo dưỡng. Nếu công việc không suôn sẻ, ông sẽ phải nhận nhiệm vụ trên một con tàu khác". Goodpaster đáp lại ông ta sẽ không chuyển sang con tàu thứ 2. Điều này làm Cal ngạc nhiên vì mọi người ai cũng phải làm như thế cả.
 
  "Ông ta nói với tôi: "Tôi đã có kế hoạch để được gọi trở lại Washington khi chuyến đi này kết thúc". Swanson cho là ông ta đã vạch sẵn mục tiêu phấn đấu trở thành Đô đốc Hải quân. Dường như ông ta gia nhập hạm đội đơn thuần chỉ để có thêm tấm vé đảm bảo. Ông ta cần một chuyến chinh chiến để ghi vào hồ sơ của ông.

  Swanson không hề hài lòng với vai trò sĩ quan bảo dưỡng của Goodpaster. Một số phi công cho là Cal đã quá lo lắng về số máy bay dự trữ. Anh ta muốn cả phi đội ở ngoài đó với mỗi bệ phóng máy bay phản công. Swanson cho là Goodpaster không hề kiểm tra xem các thuỷ thủ binh nhì khắc phục sự cố có đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian không. Lại còn có cả việc máy bay đã được sửa chữa song lại không được sắp xếp cho kịp lúc để phóng lần tiếp theo. Anh ta triệu tập cuộc họp bộ phận bảo dưỡng vào chửi um lên. Goodpaster rất bực tức Sau cuộc họp ông ta nói với Cal: "Anh đã bán rẻ tôi".
 
  Swanson đáp lại "Ông sẽ không phải hứng chịu điều đó nếu ông làm tốt nhiệm vụ của mình".

  Swanson lại biết thêm một chuyện nữa khi tình cờ nghe được mẩu đối thoại giữa 2 sĩ quan cấp dưới. Goodpaster và 1 trong 2 sĩ quan cấp dưới đang ở trong tình trạng sẵn sàng báo động đêm hôm đó, nếu cần thiết, Goodpaster sẽ là người đầu tiên được phóng đi.

  Một hạ sĩ quan đã nói với người kia: "À, anh nên chuẩn bị để được phóng đi thì tốt hơn. Goodpaster sẽ chẳng làm cái việc đó đâu”. Như vậy có nghĩa là Goodpaster sẽ tìm ra những sự cố giả tưởng để trốn tránh nhiệm vụ.
 
  Khi Goodpaster làm nhiệm vụ trên biển, hành động của ông ta làm Wyman phải tức giận. Wyman nói: "Hai lần ông ta rời vị trí của mình và không đáp lại khi tôi gọi tới. Tôi tìm thấy trợ thủ của anh ta và đưa anh ta ra ngoài. Như thế tôi cùng trợ thủ của mình sẽ phải ở lại đó lâu hơn và có thể bị bắn còn người ta sẽ tìm thấy ông trên mặt nước biển và hỏi: "ông đã đi đâu vậy?" Thì ông ta sẽ trả lời: "Các anh không nhìn thấy căn cứ SAM đó à? Tôi định tới đó để xoá sổ nó. " Một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt”.

  Goodpaster là người niềm nở và nhìn chung được yêu mến. Một vài phi công không hề muốn tin là ông ta có thể lẩn tránh trách nhiệm. Ngoài ra, họ còn chỉ ra rằng Goodpaster nhiều tuổi hơn và lại có một gia đình thành đạt. Có lẽ ông ta còn quá nhiều thứ để đánh mất Wyman sẽ không chấp nhận điều đó. Anh nói, hãy lấy Dick Leach làm ví dụ, chàng ta cũng có 4 con. Leach đang sụt ký vì cứ lo là mình sắp chết. Trước khỉ làm một nhiệm vụ khó, anh ta thường đến nguyện để cầu nguyện rồi sau đó ngồi suốt đêm trong phòng chờ không ngủ. Nhưng anh ta sẽ nói: "Tôi sẵn sàng nói với ông rằng, tôi chẳng lấy làm thích thú gì song tôi sẽ lên đường và làm hết khả năng của mình". Wyman khâm phục Leach vì tính trung thực của anh ta. Anh luôn cảm thấy dễ chịu khi bay qua biển cùng anh ấy. Với Goodpaster thì hoàn toàn ngược lại.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM