Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:44:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163897 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2008, 04:39:06 pm »

  Trong mấy ngày tiếp đó hoạt động có vẻ giảm bớt, nhưng trong ngày 12, 13, 14 đã có những trận không chiến lớn nhất trong chiến tranh cho đến thời điểm này. Ngày 12 lực lượng ném bom tấn công một doanh trại được bảo vệ mạnh ở Hà Đông, lần đầu tiên sử dụng thùng cannon. Một F-105 bắn rơi 1 Mig-17 bằng cannon. F-4 của phi đoàn 366 tấn công 5 Mig-17 trong khi bay quần vòng bảo vệ trên khu vực một phi công F-105 nhảy dù. Biên đội trưởng tiếp cận một Mig-17 nhưng cannon tắc nên Mig-17 bay thoát, trong khi 1 F-4 khác bị bắn hạ. Phi công chiếc F-4 này báo có vấn đề động cơ khi một động cơ không thể bật tăng lực; sau đó người ta thấy anh ta bị 2 Mig-17 tóm được từ phía sau.

  Phi công báo cáo giờ đây Mig-17 đã thay đổi chiến thuật, thiết lập 2 “bánh xe", một ở cao độ thấp, và một ở trên 5000 feet để bẫy máy bay ném bom vào giữa. Chiến thuật không giúp được gì nhiều.

  Vào ngày 14/5, F-4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F-105 tấn công doanh trại quân đội ở Hà Đông nằm cách 4 dặm về phía tây nam Hà Nội. Phi đội Speed F-4 trang bị cannon bay sau và trên đội hình F-105 phát hiện 2 F-105 rời mục tiêu bị bám đuổi bởi 4 Mig-17 (bay theo 2 nhóm 2 chiếc). F-4 ngoặt vào tấn công, số 1 và 2 tấn công cặp Mig bay đầu, số 3 và 4 tấn công cặp Mig bay sau; Mig-17 liền ngoặt vào các đám mây. Khi số 1 và 2 cải bằng, họ thấy thêm khoảng 16 chiếc Mig-17 nữa trong khu vực.

  Số 1 chọn một Mig-17, tấn công bằng Aim-7 nhưng tên lửa đâm xuống đất - rồi tấn công tiếp bằng cannon nhưng trượt. Mig thoát vào mây. Số 1 lại tấn công một Mig-17 khác, cũng lại như trên - tên lửa đâm xuống đất và cannon không trúng.

  F-4 đã ngăn cản Mig-17 tạo đội hình "bánh xe". Số 1 lại thấy thêm 2 Mig-17 ở bên phải và bay khá chậm. Số 1 tấn công một chiếc bằng cannon, bắt đầu bắn từ khoảng 2.500 feets với điểm ngắm đặt xa phía trước Mig, giúp cho luồng đạn sẽ trôi dọc thân Mig khi anh ta lại gần. Khi F-4 đã đến gần, Mig-17 kéo ngoặt gấp hơn nửa; kính chắn gió của F-4 hoàn toàn bị che lấp bởi Mig, và số 1 thấy các viên đạn trúng gần buồng lái; lửa bùng lên, và chiếc Mig nổ tung ngay trước mặt. Số 1 và 2 vòng ra để rời khu chiến; họ thấy một Mig-17 nữa ngay trước mũi đang vòng nhẹ sang trái. Số 1 kéo vào đằng sau chiếc Mig và bắn 1 Aim-9 từ khoảng 3.500 feet, nhưng tên lửa bay trượt 200 feet phía sau bên dưới Mig. Định tiến công tiếp bằng cannon nhưng hết đạn, được báo còn nhiều Mig nữa, Số 1 và 2 quyết định bay thoát với số dầu còn lại chỉ vừa đủ.

  Trong lúc đó, Số 3 và 4 đang đuổi bám cặp Mig-17 bay sau. Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng tên lửa mất điều khiển. Anh ta định tấn công tiếp bằng cannon nhưng không bật kịp công tắc chuyển nên để Mig-17 bay thoát

  2 F-4 này lại thấy thêm 2 Mig-17 nữa, liền kéo vào đuôi chúng; Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng lần nữa lại mất điều khiển. F-4 ngoặt ra và tấn công tiếp 3 Mig-17 đang cố gắng thiết lập đội hình "bánh xe". Một Mig bị tụt lại khá xa hai chiếc kia. F-4 bắn chiếc tụt lại bằng cannon từ 2.500 feet phía sau và ngay lập tức quan sát thấy đạn trúng giữa thân và Mig bắt đầu bùng cháy ở bên phải phía sau. F-4 ngoặt tránh, và Mig nổ tung, lao sầm xuống đất. Hôm đó, Aim-7 bắn trúng 1 trong 7 lần bắn; Aim-9 0-11. Can non 2:4.

  Nhiều phi công F-4 tin rằng phi công Bắc Việt đang tận dụng vùng an toàn, khoảng nửa mile trước mũi F-4, do không có súng. Một phân tích của SEA-CAAL cho thấy tỷ lệ tiêu diệt thấp có nguyên nhân lớn là F-4 không có súng. Phân tích của không quân đã cho thấy rõ nhu cầu của vũ khí tầm ngắn. Short range -tầm ngắn được định nghĩa là ngắn hơn tầm bắn tối thiểu của tên lửa - tức khoảng ngắn hơn 2.500 feets.

  Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa trong số 29 lần chạm trán, máy bay Bắc Việt gặp lợi do F-4 không có khả năng bắn gần. Dù rằng hiệu ứng của cannon chỉ là không để Mig để bị bám gần, nó cũng sẽ giúp đẩy Mig ra tầm bắn của tên lửa.

  Khi F-4 của Phi đoàn 366 TFW bắt đầu dùng thùng cannon, trong 8 lần bắn đối không họ diệt 4; tỉ lệ này thật khích lệ khi có 2 lần cannon bị tắc. Lợi ích của cannon còn ở chỗ, nếu một phi công F-105 bị bắn rơi, chiếc F-105 còn lại sẽ dùng súng để cản trở quân mặt đất tiếp cận phi công. Nhưng nếu F-4 bị bắn rơi, tên lửa của chiếc F-4 còn lại trở nên vô dụng. Nhưng hải quân Mỹ không dùng cannon pod, nó sẽ khiến họ mất hàng loạt cơ hội diệt địch cho đến cuối cuộc chiến.

  Ngày 20 tháng 5 năm 1967 Mig lại xuất hiện rất nhiều. Hai phi đội F-4 Migcap B và T hộ tống F-l05 nhìn thấy 2 nhóm lớn Mig-17, một ở bên phải và một ở bên trái. F-4 tách ra, tấn công hai nhóm Mig. Mig sử dụng chiến thuật mới, tạo lập hai "bánh xe", ở cao độ 1000 và 5000 feets (300m-1600m). Hai "bánh xe" xích lại gần nhau, trận đánh trở thành một quả bóng lông với F-4 nhào xuống lại kéo lên cố gắng phá vỡ bánh xe bằng tên lửa (đây là F-4 của Phi đoàn 8 TFW không mang cannon pod).

  Mig rất quyết liệt; một Mig-17 lại gần và bắn trúng T 2. F-4 bùng thành đám lửa, cánh phải và đuôi rơi ra, tổ bay nhảy dù. F-4 vội bay vọt lên để chuẩn bị bổ nhào tiến công (không có tên lửa trong khu chiến). F-4 cũng sử dụng chiến thuật mới: một cặp F-4 rời trận đánh rồi quay lại ở độ cao thấp, phía dưới "bánh xe" thấp.

  Sử dụng chiến thuật này, B1 và T3 mỗi người hạ một Mig bằng Sidewinder, T1 bắn rơi 1 Mig bằng Sparow. Khi trận chiến kết thúc và các phi công đang rút đi, T 1 thấy một chiếc Mig-17 đơn lẻ, bay rất thấp trong khu vực, rõ ràng là chiếc chỉ huy của "Bánh xe". T 1 lượn ra vẻ như bay đi, rồi ngoặt lại, và sau một cuộc rượt bắt ngắn ngủi ở độ cao cực thấp đã bắn rơi nó bằng một Aim-9b, tiêu diệt chiếc thứ hai trong ngày. Một phi công F-4 trong cuộc chạm trán này từng bay trong Chiến dịch Bolo khi đề cập về sự quyết liệt của phi công Mig-17 đã nói, Mig-21 trong ngày 2 tháng 1 cũng không gặp phải vấn đề như những chiếc Mig này gặp ngày hôm nay" (Trong chiến dịch Bolo, ngày 2/1/1967 không quân Mỹ đã phục kích bắn rơi Mig-21 của ta ngay khi vừa rời đường băng chưa kịp xếp đội hình).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2008, 04:51:43 pm »

HẠ CÁNH VÀ TIẾP DẦU

  Những chuyến hạ cánh trên tàu hàng không mẫu hạm nguy hiểm hơn những chuyến cất cánh nhưng khi đó phi công làm chủ được số phận của bản thân trong khi cất cánh số phận của anh ta nằm trong tay của rất nhiều người, trong đó có một số thành viên không được học hành đầy đủ mà phải thực hiện những công việc cần sự chính xác với các đồng đội. Vì vậy rất nhiều điều không hay xảy ra chỉ trong một, hai giây sơ xuất. Những chiếc pittông trong máy vẫn nằm phía dưới boong tàu có thể không đủ sức ép hơi để đẩy máy bay với tốc độ cần thiết. Hoặc dây cáp kéo có thể bị trượt ra khi máy phóng hoạt động. Nếu phi công không đạt được tốc độ cất cánh khi máy bay chạy đến cuối đường băng (khoảng 75 yards), anh ta có thể lao thẳng xuống nước. Đó là tất cả những gì mà anh ta có thể làm được trong điều kiện bất lực trước mọi hoàn cảnh. Khi đạt đến tốc lực tối đa và chuẩn bị xuất phát, viên phi công ra dấu hiệu cho viên sĩ quan phụ trách máy phóng đứng ngay bên cạnh phía trước máy bay bằng cách chào anh ta uhư nghi thức chào ban ngày hoặc bật đèn tín hiệu ngoài ban đêm và viên sĩ quan này đột nhiên hạ thấp tay xuống chạm mặt boong tàu rất điệu nghệ và thuần thục thì ngay lập tức viên sĩ quan trợ giúp của anh ta bấm nhanh vào chiếc nút đỏ để khởi động máy phóng. Cú đẩy có một sức mạnh khá bất ngờ và bất thường đến nỗi phi công phải hàng chục lần cất cánh mới có chút nhận thức được điều gì đang xảy ra và anh ta thấy mình đang ở trên không trung bắt đầu bay. Chỉ sau này, sau nhiều lần bay, phi công mới có thể nhìn vào bảng thiết bị và boong tàu trong khi máy phóng đẩy máy bay đi và học cách nhận biết những biến cố xảy ra.

  Vấn đề khó khăn vẫn tiếp tục diễn ra giữa Cal Swanson và Pat Crahan. Crahan không để lỡ một cơ hội nào để nhắc nhở với mọi người rằng anh chỉ phục vụ ở đây trong thời gian ngắn và việc phục vụ trong hải quân là ngược lại ý nguyện của anh ta. Về phần mình, Swanson quyết tâm giữ anh ta lại. Swanson là chỉ huy trong chuyến không kích đầu tiên của Pat Crahan vào Bắc Việt. Trong lúc bối rối, Pat Crahan đã quên không bật nút điều khiển vũ khí nên đã không thả bom được. Trên đường trở về tàu anh đã thả bom xuống biển. Swanson đã chỉ trích anh ta vì lỗi của anh ta mà nhiệm vụ đó đã không giành được huy chương không quân.

  Pat cười:"Với tôi thế là tốt rồi. Tôi không ở đây để giành huy chương đâu”.

  Sự tức giận của Swanson đối với Crahan cuối cùng đã đẩy anh vào sai lầm mất tự chủ trước phi đội. Chuyện đó xảy ra vào một đêm khi Crahan có trục trặc khi hạ cánh xuống tàu. Crahan không thích những chuyến hạ cánh đêm và không giỏi về hạ cánh vào ban đêm. Trong lần hạ cánh đầu tiên, anh quên hạ chiếc móc đuôi xuống và thế là phải bay vọt lên. Khi thử lại lần thứ hai thì anh lại trượt tất cả bốn sợi dây cáp. Làm lại một lần nữa thì kết quả cũng không tốt hơn. Lúc này anh đã gần hết nhiên liệu và cần phải bơm thêm. Tiếp nhiên liệu trên không vào ban đêm không phải là việc dễ dàng. Chiếc máy bay chở nhiên liệu sẽ thả một ống dẫn bằng cao su dài 60 feet từ thân máy bay, ở đầu dưới của ống dẫn được bọc vải trông như một cái chóp nón có đường kính dài 3 feet. Phi công lái máy bay F-8 ấn vào một chiếc nút trong buồng lái để mở rộng bộ phận thăm dò tới khoảng 4 feet ở phía bên trái của máy bay và điều khiển máy bay để cắm chiếc đầu bọc vải hình nón kia vào bộ phận thăm dò. Khi phi công đã bắt được đầu bọc vải kia của chiếc ống dẫn nhiên liệu thì đẩy nó vào đúng vị trí với một tiếng va chạm mạnh. Máy bay tiếp nhiên liệu chuyển nhiên liệu cho chiếc F-8 trong khoảng một phút với vận tốc 200 lít/phút. Khó khăn nằm ở giai đoạn đưa chiếc ống dẫn nhiên liệu vào bộ phận thăm dò. Nếu như có sự biến động trong không khí hoặc viên phi công không bay ổn định thì chiếc ống dẫn đó sẽ lắc lư trong không khí trông giống như người ta đang cầm một ngọn giáo để đâm một con cá.


Máy bay F-8 đang được tiếp dầu.

  Sau khi tiếp nhiên liệu, Pat Crahan phải thực hiện thêm hai lần hạ cánh xuống boong tàu nhưng thất bại cả hai. Anh lại phải tiếp nhiên liệu lần nữa. Anh yêu cầu có thêm 500 lít nữa. Viên phi công lái máy bay tiếp nhiên liệu có thể tiếp thêm nhiên liệu và chẳng có ai có ý kiến gì cả thế nhưng anh ta nói không vì đây là việc vi phạm nguyên tắc. Trung tâm chỉ huy của tàu Oriskany nghe thấy cuộc nói chuyện giữa Crahan và viên phi công kia nên đã yêu cầu viên phi công đó tiếp thêm nhiên liệu cho Crahan. Viên phi công đó coi chuyện này rất nghiêm trọng nhưng đành làm theo mệnh lệnh.

  Sau khi người ta nghe cuộc đối thoại giữa hai người đó thì sự lo lắng càng tăng lên khi Crahan lại một lần nữa không thành công trong việc hạ cánh xuống tàu. Tàu Oriskany sắp sửa tổ chức một cuộc không kích mới nên không thể chờ Crahan hạ cánh được nữa. Người ta yêu cầu anh bay đến Đà Nẵng, căn cứ trên bộ gần nhất để tiếp thêm nhiên liệu và cố gắng hạ cánh xuống tàu. Khi anh hạ cánh xuống Đà Nẵng thì căn cứ này đang bị súng cối tấn công. Hải quân Mỹ không vui khi nhìn thấy anh. Họ chạy đến bên máy bay của anh, kéo theo vòi bơm nhiên liệu và cắm nó vào máy bay của anh, rồi nhanh chóng trở về công sự để tránh đạn.

  Crahan rất lo lắng để thoát khỏi những luồng đạn. Nhưng dù sao hoàn cảnh này lại làm cho anh vững tâm lái máy bay hơn và anh đã hạ cánh xuống tàu Oriskany ngay trong lần đầu tiên. Cả con tàu đã biết cả những gì đã xảy ra. Một phần của sự cạnh tranh giữa các phi công trong phi đội là khi có phi công nào gặp vấn đê trong việc hạ cánh thì anh ta sẽ trở thành đối tượng của những trò đùa không ác ý. Mặc dù điều này cứ thế xảy ra với bất kỳ ai nhưng nó vẫn bị coi là việc nhạo báng đối với phi công chiến đấu. Không một viên sĩ quan chỉ huy nào muốn có tai tiếng đối với phi đội mình và Swanson tức giận hơn bình thường khi Crahan là nguyên nhân của vụ tai tiếng này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2008, 04:35:07 pm »

  "Swanson đã nói rằng tôi là một gã phi công ồn ào nhất trên con tàu này khi tôi bước vào phòng chuẩn bị”. Crahan nói: "có lẽ tôi đã lược qua những lời anh ta nói, vì những lời lẽ đó không phải là của một người chỉ huy. Nhưng trong mối quan hệ giữa tôi và anh ta, anh ta phải nói rõ trước mọi người. Anh sẽ không để cho tôi nói một mình. Tôi bị chỉ trích mà không biết lý do chính đáng. Nếu anh ta nói rằng thái độ của tôi không tốt thì cứ việc phạt tôi. Đằng này anh ta lại nhạo báng tôi trước mặt mọi người. Điều này không làm tôi bận lòng bằng các phi công khác".

  Nguyên tắc của chỉ huy lãnh đạo là chỉ trích cấp dưới khi chỉ có họ với nhau và khen cấp dưới khi có mặt nhiều người. Ron Coalson nhận xét: "Chúng tôi không thích cái cách mà Swanson đã làm với Pat Crahan".

  Bob Punches nói thêm: "Tôi nghĩ nếu một ngày nào đó Cal Swanson rơi vào tình huống tương tự như vậy thì không biết anh ta sẽ nói gì? Tôi không biết điều tôi nghĩ lại xảy ra quá sớm như vậy. Ngay đêm hôm sau”.

  Đêm đó là 6/8/1967 và Cal Swanson đang bị sức ép và căng thẳng từ khi Oriskany đến vịnh Bắc Bộ. Trong thời gian này tàu dã mất 14 máy bay tất cả. Bốn phi công bị thiệt mạng, hai người khác bị liệt vào danh sách tù binh chiến tranh. Tám ngày trước khi tàu Oriskarny đang di chuyển phía sau tàu Forrestal của Mỹ khoảng 20 dặm thì Swanson nhìn thấy một đám khói đen rất lớn cuồn cuộn đang bốc lên trời, đó là đám cháy trên boong tàu Forrestal, đám cháy này gợi lại sự sợ hãi của ngày mà tàu Oriskany bị cháy vào năm ngoái. Giai đoạn đầu tiên của tàu Oriskany sẽ kết thúc vào 6 giờ sáng ngày 7/8. Hơn một tháng qua Swanson thường xuyên không ngủ nhiều, anh chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng một đêm. Anh sẽ bay đến Bangkok cùng với một số sĩ quan chỉ huy khác để nghỉ ngơi và vui chơi trong 5 ngày. Những suy nghĩ về kỳ nghỉ này có thể đã làm anh mất tập trung và đã dẫn đến vấn đề mà anh gặp phải trong lần hạ cánh xuống tàu, đó là lần hạ cánh thảm hại và tồi tệ nhất trong đời của anh ta. Sau này anh ta thú nhận đúng như vậy.

  Ron Coalson nhớ lại: "Tôi bước vào phòng chuẩn bị và Rick Minnich trực ban đêm hôm đó đang gọi điện cho Pat Crahan. Rick nói: "Pat xuống đây mau. Đội trưởng đang bay vòng vòng trên kia kìa". Tôi cởi bộ đồ bay ra và treo nó lên mắc áo. Tôi biết họ đang cãi Swanson và tôi muốn xem pháo hoa. Rick gọi cho phòng vô tuyến và nói: "Đây là sĩ quan trực ban của phi đội 162. Tôi muốn cuốn băng về chiếc F-8 đang bay vòng vòng trên kia được chiếu đi chiếu lại đến khi nào tôi bảo dừng lại". Vô tuyến được bật lên với âm thanh cực đại. Sĩ quan LSO nói với Swanson: "Đội trưởng, anh đang thực hiện công việc hàng ngày mà. Anh đang bay quá thấp và anh sẽ trượt qua boong tàu. Anh phải đón được hướng gió đúng ngay từ đầu nếu không anh cứ lao lên rồi lao xuống boong tàu suốt đêm nay đó".

  Khi Swanson bay đến máy bay tiếp nhiên liệu thì phát hiện ra đèn ở bộ phận tiếp nhiên liệu đã hỏng và dưới bụng máy bay tiếp nhiên liệu không có đèn. Rất khó nhìn rõ anh làm gì và anh đã bắt trượt ống dẫn nhiên liệu trong lần đầu tiên. Phải mất thêm khoảng 400 pound nhiên liệu hoặc 5 phút bay đi bay lại, anh lại bắt trượt ống dẫn nhiên liệu lần thứ hai. Anh tự nhủ "Mình phải bắt được ống dẫn nhiên liệu đó không thì phải nhảy dù. Hãy cố gắng lên? Anh cứ nói thầm như vậy khi anh điều khiển máy bay để bắt lấy ống dẫn nhiên liệu. Rồi cuối cùng anh cũng thành công khi đã gần hết nhiên liệu. Khi đó anh thở phào nhẹ nhõm.

  Người ta thực sự cần phải biết bạn là một phi công tài giỏi nhất. Nếu một người mà không có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân mình thì chắc chắn anh ta sẽ bị giết. Tôi đã chứng kiến nhiều người đánh mất niềm tin và có kết cục như vậy. Cho nên có một luật lệ bất thành văn là bạn không nên quở trách bất cứ người nào trước mặt mọi người.

  Khi chúng tôi biết Swanson đang gặp trục trặc trong việc hạ cánh, chúng tôi đã tụ họp lại trong phòng chuẩn bị. Chúng tôi rất thích những lúc Swanson đang tìm cách để hạ cánh khi mất liên lạc với mặt đất. Trong nhà chứa máy bay có tới 10 phòng chuẩn bị và tất cả những phòng này được nối với nhau bởi một hệ thống thông tin nội bộ. Khi có ai đó làm sai thì tất cả những phòng này sẽ ấn nút của bạn và phát chuông cùng với tiếng còi hú trêu đùa bạn. Đó chỉ là một trò đùa vui nhộn. Những người ở phòng khác trêu đùa chúng tôi khi mà Swanson đang cho máy bay lượn đi lượn lại để hạ cánh. Họ không biết rằng chính chúng tôi đang trêu đùa nhau. Cuối cùng sau 6, 7 lần cố gắng thì Swanson cũng đã hạ cánh an toàn.

  Chúng tôi nói với nhau: "Bây giờ là những gì chúng ta sẽ thực hiện. Mọi người hãy ngồi nguyên vị trí, mắt nhìn thẳng về phía trước, tuyệt đối im lặng”.

  Swanson bước vào phòng chuẩn bị. Anh bắt gặp màn hình ti vi đang quay lại cảnh anh cố gắng hạ cánh. "Chúa ơi! Tôi. . . " anh thốt lên và nhìn chúng tôi. Không ai nói một lời và cũng không ai cười. "Tôi, à, tôi... ". Anh ta nhận ra mình đã bị chơi khăm. Mặt anh ta đỏ bừng. Anh bước ra phòng và đóng sầm cửa lại. Tất cả chúng tôi cười oà lên. Tuy vậy, nhưng anh không bao giờ quở trách chúng tôi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2008, 04:11:12 pm »

  Vào ngày mùng 7 tháng 8 năm 1967, một ngày sau khi Cal Swanson đến Bangkok, phân ban Stennis đã mở phiên họp ở Washington về việc chỉ đạo cuộc chiến không lực. Cal và ba thành viên chỉ huy của hạm đội Oriskany là Burt Shepherd, Bryan Comphon và Don Willson đang đi du lịch ở Thái Lan. Họ hầu như không biết rằng giữa ngài Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara và những người lãnh đạo quân sự đang có sự bất đồng mà không lâu sau đó phân ban thượng viện đã chỉ ra - giống như những gì mà phần lớn công chúng Mỹ đã nghĩ.

  Trong khi hầu hết các phi công nghĩ rằng sự hạn chế về việc đánh bom cần được dỡ bỏ thì có rất ít lại tự hỏi liệu đó có phải là một chiến lược hiệu quả hơn không. Phần lớn những thông tin mà phi đội 162 biết được về cuộc tranh cãi về cuộc chiến không lực chủ yếu xuất phát từ tờ báo truyền thống "những vì sao và đường kẻ sọc" hay từ tờ báo của văn phòng các vấn đề xã hội của phi đội. Thực ra họ biết về tiến trình của cuộc chiến ít hơn nhiều so với độc giả trên đất Mỹ. Ngoại trừ những gì liên quan đến nhiệm vụ đánh bom thì những phi công thuộc Yankee Station hầu như được sắp xếp để không được biết gì thêm về cuộc chiến mà họ đang tham gia.

  Một vài tuần trước đó Cal Swanson đã cãi lộn với văn phòng Washington khi Lầu Năm Góc cử một đội thanh tra nhằm làm rõ tại sao Oriskany lại thiệt hại nhiều máy bay đến thế. Theo Cal thì việc miền Bắc Việt tăng cường mở rộng hệ thống phòng không là câu trả lời cho vấn đề này. Chỉ tính riêng Hà Nội đã có tới 15 địa điểm bố trí tên lửa với 560 súng phòng không. Như là kết quả của cuộc thanh tra thì phi đội sẽ xác định chiến thuật đánh bom của nó là cuộc oanh tạc máy bay sẽ ném bom ở góc độ dốc hơn thay vì ném bom ở góc độ 40 hoặc 45 thì giờ ném bom ở góc độ 60. Bằng cách này sẽ thu hẹp được khoảng lộ thiên của máy bay đối với súng và tên lửa phòng không nhưng độ chính xác thì giảm đi. Tuy nhiên đó cũng chỉ là chi tiết kỹ thuật. Nhưng viên thanh tra của Washington không hề tiết lộ gì về mục đích và phi đoàn 162 - một phi đoàn được coi là có tinh thần đoàn kết rất cao mặc dù vẫn tồn tại một số xung đột cá nhân lẻ tẻ, vẫn có suy nghĩ rằng việc đánh bom các cầu cảng - dù cầu lớn hay bé thì cũng góp phần thắng lợi cho cuộc chiến và mọi việc nhìn chung vẫn diễn ra bình thường và suôn sẻ.

  Tuy nhiên viên đô đốc Grant Sharp người phụ trách điều hành cuộc chiến không lực thì không nghĩ như vậy. Trên bình diện quản lý điều hành mà nói, bình diện này không phải là nơi diễn ra cuộc chiến bom mà thay vào đó là từ ngữ, lời nói thì Sharp hầu như phải đối chiến lược của Robert McNamara. Mối nghi ngờ của viên đô đốc về việc McNamara không để tâm vào cuộc chiến đã dần dần lớn mạnh thành lời buộc tội. Tháng 10 năm trước, sau khi McNamara trở về từ chuyến đi miền Nam Việt Nam ông ta đã đề nghị thiết lập một hàng rào điện giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam nhằm ngăn chặn sự xâm nhập. Điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng ông ta tin là việc đánh bom không bao giờ có thể mang lại thắng lợi trực tiếp cho cuộc chiến. Khi giới báo chí hỏi ông về chiến dịch đánh bom ông đã lập luận bảo vệ qui trách nhiệm cho những chính sách của chính quyền Tổng thống Johnson. Nhưng dường như việc đó không khác gì là ông đã kết tội cho bản thân mình. Ông ta cho biết việc đánh bom là nhằm ngăn chặn việc hỗ trợ về người và của cho miền Nam, nhằm gây khó khăn cho miền Bắc, nhằrn hỗ trợ cho chiến dịch bộ binh ở miền Nam. Thực chất là nhằm hoàn tất cả mọi thứ có ý nghĩa để tạo nên cái gọi là: "mối đe doạ có thể xảy ra" để làm cho miền Bắc Việt Nam nản chí. Đây cũng là lý do cơ bản để ông giải thích với Tổng thống Johnson cách đây 2 năm. Thực ra đã có một số ý kiến cho rằng Robert McNamara, cũng giống như nhiều người Mỹ khác, đang lúng túng trước những gì xảy ra ở Đông Nam Á. Vào tháng 6 năm l967, ông đã chỉ thị thực hiện một nghiên cứu bí mật để tìm hiểu Mỹ đã lấn sâu vào Việt Nam ở mức độ nào. Chính nghiên cứu này 4 năm sau đó đã rò rỉ ra giới báo chí và được người ta biết đến như là bản báo cáo của Lầu Năm Góc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2008, 09:52:56 am »

  Cuộc họp Stennis là nhằm để giải quyết cuộc tranh cãi giữa Robert McNamara và giới quân đội và có thể dẫn đến việc kết thúc nhiệm kỳ bộ trưởng Quốc phòng kéo dài 7 năm của ông. Giai đoạn đối đầu xuất hiện một tháng trước đó tại một hội nghị diễn ra ở Sài Gòn. Khi đó đô đốc Sharp đã cho McNamara biết rằng ông ta sẽ sẵn sàng làm sáng tỏ vấn đề đó với McNamara. Vào giữa tháng 6 năm 1967 sau khi biết rằng McNamara dự định đến Sài Gòn vào tháng 7 thì Sharp bắt đầu chỉ đạo những tướng lĩnh chỉ huy cuộc chiến và thuộc phe đối lập với ngài McNamara - người mà Sharp đã cảnh báo với họ rằng đang có khuynh hướng xiết chặt hơn nữa lệnh hạn chế đối với cuộc chiến không lực.

  Sharp đã nói "Tôi đã nói với họ tại cuộc họp ở Sài Gòn rằng tôi sẽ đưa ra quan điểm của tôi về tầm quan trọng của chiến dịch không kích của chúng ta ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở khu cung phần tư đông bắcvà hiểu biết ban đầu của những người chỉ huy về tình hình này sẽ rất hữu dụng. Việc chúng ta cần tiếp tục chiến dịch không kích ở phía đông bắc không nên quá coi trọng. Tôi chú ý tới sự cần thiết của các số liệu thu thập.

  Để đảm bảo không có sơ suất nào, đô đốc Sharp đã thực hiện một chuyến đi đặc biệt tới Sài Gòn vào ngày 28 tháng 6. Sharp đặc biệt muốn đảm bảo cho tướng William Westmoreland thấy được những gì mà ông sẽ nói, cũng như sẽ ủng hộ ngài McNamara. Ông ta cũng muốn hướng dẫn Phó đô đốc John J. Hyland – nguyên là chỉ huy trưởng của hạm đội 7 và tướng William W.Momyer. Chỉ huy trưởng không lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam về những gì cần nói. Sharp sau đó đã trở về Honolulu rồi quay trở lại Sài Gòn.

  Khi cuộc họp bắt đầu, Sharp đã đánh giá lại chiến dịch không lực và nhanh chóng đi thẳng và những đợt tấn công lên những khu vực chứa xăng ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 6 năm 1966. Ông biết rằng McNamara và các trợ lý dân sự của mình đã xem những đợt tấn công đó như là sự thất bại. Kể từ thời điểm đó đến giờ Ngài Bộ trưởng Quốc phòng đã không mặn mà gì với việc leo thang cuộc chiến không lực. Sharp đã nói tại cuộc họp rằng: "Kẻ thù đã được công khai cảnh báo trước về ý định của chúng ta".
 
  Đối với tình hình lúc đó, Sharp cho biết họ đã tấn công vào nhà máy nhiệt điện Hà Nội (Yên Phụ) gần trung tâm của Hà Nội trước vài tuần tức vào ngày 19, 20 tháng 5. Tuy nhiên ngay sau đó chính phủ miền Bắc Việt Nam đã lên tiếng phản đối. Sự phản đối quyết liệt này đã có tác dụng làm cho Washington vào ngày 23 tháng 5 truyền lệnh cho chúng tôi không được tấn công vào khu vực lân cận cách Hà Nội 10 dặm.

  "Để kết thúc" - Sharp đã nói - "tôi sẽ tập trung vào một điểm mà tướng Westmoreland đã từng lựa chọn". Ông ta phát biểu tại hội nghị rằng miền Bắc Việt Nam đã chỉ huy cuộc chiến trên bộ ở miền Nam và rằng "những kìm nén chính trị sẽ loại bỏ tất cả những thừa nhận về một cuộc tấn công mang tính chiến lược của chúng ta. Chúng ta phải chờ đợi những bước đi và quyết định của Westmoreland”. Điều này hoàn toàn không đúng với cuộc chiến không lực ở miền Bắc. Ông nói: "ở đây chúng ta chỉ đạo tiến hành một cuộc tấn công chiến lược buộc kẻ thù rơi vào thế phòng thủ bị động. Westmoreland phải là người chịu sự chi phối của chúng ta. Nếu chúng ta loại bỏ những yếu tố tấn công trong chiến lược của chúng ta thì tôi không biết chúng ta sẽ mong chờ thành công ở đâu”.

  Sharp đã trình bày nhiều gợi ý với McNamara. Ông ta muốn đánh bom, nổ mìn để phong tỏa cảng Hải Phòng và phá huỷ 6 mục tiêu hệ thống cơ bản thông qua tấn công liên tục; và ông còn muốn thay đổi một số quy định tiến hành chiến dịch không kích. Đặc biệt, Sharp đề nghị những điều tương tự như Uỷ ban điều hành hỗn hợp đã nêu ra trước đó ngay sau khi cuộc chiến không lực nổ ra vào tháng 8 năm 1965.

  Robert McNamara nhận ra mình đã bị xúc phạm. Khi những báo cáo được gửi về. "Này Westmoreland, đó quả thật là một sự ra mắt tuyệt vời" ông đã nói như vậy rồi bỏ đi.

  Sharp cho biết: "Ngày sau đó tôi đã nói với tướng Wheeler rằng tôi đã làm ngài McNamara tức giận vì quay trở lại vùng Westy nơi mà tôi đang là một quan chức cấp cao. McNamara không nói với tôi một lời nào. Wheeler cho biết "lý do mà ngài McNamara không nói gì với ông là vì ông đã chọc giận McNamara bằng bài phát biểu của mình”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2008, 03:46:27 pm »

  Sharp đã hài lòng khi mà ông chặn được những cố gắng của McNamara nhằm hạn chế mở rộng cuộc chiến không lực. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 năm 1967 khi Tổng thống Johnson đã phê chuẩn một loạt mục tiêu đánh bom kế tiếp thì rõ ràng là chính quyền vẫn tiếp tục cái mà Sharp gọi là "một chiến lược mập mờ”. 16 mục tiêu mới là những mục tiêu nằm ngoài khu vực cấm quanh trung tâm Hà Nội và Hải Phòng. Sharp nói tiếp: "vấn đề về cuộc chiến không lực ở miền Bắc đã được gác lại".

  Sharp nghĩ rằng đã đến lúc cần giải quyết vấn này. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1967, Sharp là người đầu tiên làm chứng tại phiên xét xử của Washington - được xét xử công khai trước công luận như bao vụ xét xử bao gồm thượng nghị sĩ John Stennis, Stuast Symington, Henrry Jackson, Howard W. Can non, Robert C. Byrd,Niargaret Chase Smith, Stron Thurnond, và Jack Miller.


Thượng nghị sĩ Stennis - Chủ tịch ủy ban Stennis

  Robert McNamara người mà đã đưa ra lời chứng thực của mình vào ngày 25 tháng 8 năm 1967 là người làm chứng cuối cùng có mặt trước tiểu ban hội đồng xét xử ông đã đưa ra vấn đề và cố gắng bảo vệ chính sách hạn chế ném bom của chính quyền Mỹ mà theo ông thì đó là một chính sách thành công. Ông đã coi nhẹ tầm quan trọng của việc phong tỏa cảng Hải Phòng, một việc làm mà giới quân sự cho rằng sẽ sớm mang lại kết thúc sớm cuộc chiến ở miền Nam.

  Một nghị sĩ được Sharp mớm lời đã cố gắng vận động thuyết phục McNamara công khai thừa nhận sự thiếu lòng tin vững chắc về tính hiệu quả của cuộc chiến không lực bằng việc hỏi McNamara liệu ông ấy có ủng hộ việc dừng đánh bom quanh Hà Nội và Hải Phòng và hạn chế đánh bom quanh vùng biên giới miền Nam Việt Nam. Lời đề nghị của viên nghị sĩ này thực tế đã được McNamara và những trợ lý dân sự của ông xem xét rất kỹ lưỡng và xem như là một hình thức làm giảm sự leo thang chiến tranh không lực đồng thời vẫn tiếp tục động viên quân đội Mỹ chiến đấu ở miền Nam. Tuy nhiên, McNamara đã không đưa ra câu trả lời thẳng cho viên nghị sĩ. Thay vào đó ông đã gián tiếp đề cập đến trường hợp của mình. Ông nói rằng có nhiều công trình phương tiện ở miền Bắc Việt Nam trị giá tới khoản 320 triệu đô la bị phá huỷ trong khi đó số máy bay Mỹ thiệt hại trị giá lên tới 911 triệu đô la và chỉ ngăn chặn được khoảng 2% quá trình thâm nhập của Bắc Việt Nam vào miền Nam.

  McNamara đã nói với các thượng nghị sĩ rằng: "Theo tôi những người phê bình chính sách ném bom hiện giờ của chúng tôi vì họ tin rằng tấn công bằng không lực vào miền Bắc có thể tạo ra nhiều kết quả thuận lợi”. Họ cho rằng không lực của chúng ta có thể giành được thắng lợi ở miền Nam và làm tan biến ý chí của miền Bắc hay có thể ngăn chặn được sự chi viện cần thiết cho miền Nam. Việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay vào miền Bắc không phải là sự hỗ trợ mà là một sự thay thế cho cuộc chiến trên bộ gay go quyết liệt mà chúng ta và các đồng minh đang tiến hành ở miền Nam”.

  Bản báo cáo của tiểu ban Stennis nhanh chóng được đưa ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1967 và đã hối thúc Tổng thống Johnson mở rộng cuộc chiến và đồng thời bãi bỏ chính sách ném bom "cẩn trọng” của mìh. Việc này lần đầu tiên cho công khai sự rạn nứt giữa McNamara và giới quân sự. Thời gian bầu cử cũng sắp tới điều này đã hối thúc Lyndon Johnson vào tình cảnh phải lựa chọn giữa một bên là Bộ trưởng Quốc phòng và một bên là những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử của ông ta. Trong một cuộc họp báo bất thường vào ngày sau đó Johnson đã phủ nhận sự bất đồng tồn tại giữa những trợ lý của mình và đồng thời cũng ủng hộ McNamara.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2008, 04:45:01 pm »

  Chính ngày sau đó, vào ngày 10 tháng 9 năm 1967, Johnson đã lệnh cho đánh bom Cẩm Phả - cảng lớn thứ 3 ở miền Bắc Việt Nam. Với McNamara thì ông quá hiểu rõ khu cảng này. Máy bay Mỹ đã mở một cuộc càn quét bằng hoả lực trước đó ba tháng vào vùng lân cận cảng Cẩm Phả. Việc này đã gây ra một cuộc cãi cọ với Liên Xô. Phía Liên Xô đã buộc tội Mỹ trong cuộc tấn công đó đã đánh vào một con tàu buôn bán của Liên Xô là tàu Tuskestan và làm bị thương hai thuỷ thủ, một người sau đó đã chết. Lầu Năm Góc đã lên tiếng xin lỗi Matcơva và hứa sẽ cố gắng đảm bảo sự việc như vậy sẽ không xảy ra nữa. McNamara rõ ràng đã khuyên không nên tấn công vào Cẩm Phả khi ông phải điều trình trước tiểu ban Stennis. Quyết định của Johnson bác bỏ McNamara có thể chỉ được xem như là sự khiển trách cá nhân.

  Vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1967 Robert McNamara đã khuyên Johnson là nên ngừng việc đánh bom lại và không nên gửi quân tới miền Nam Việt Nam nữa. Hai tuần sau đó Johnson đã đưa ra một quyết định là ông sẽ chỉ định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới.

  Robert McNamara đã từng nhảy lên mui xe ở trường Harvard và nói với những sinh viên chống đối rằng ông ta là người cứng rắn hơn họ. Vào cái ngày mà Robert McNamara rời Lầu Năm Góc ông đã nghẹn ngào và bật khóc. Qua bao nhiêu năm ông đã không tham gia ý kiến vào cuộc chiến và những quyết định của ông mặc dù gần 20 năm sau đó, sau khi cuộc chiến đã lắng dịu trong công chúng thì ông được xem như là một bình luận viên về chiến tranh không lực. Lần này, liên quan đến vũ khí hạt nhân, ông dường như rnuốn giảm khả năng xảy ra đến mức thấp nhất trong khi vẫn duy trì một mối đe doạ trả đũa hay sự ngăn cản đôi bên nhưng bây giờ vấn đề này lại được khơi gợi lại.

  Ngày 25/8/1967 là ngày Robert McNamara làm chứng tại buổi điều trần Stennis. Cal Swanson ngồi trên máy bay ở phía sau của boong tàu đang đợi phóng đi thì có một chiếc máy bay khác lướt bánh vào máy bay của anh đẩy máy bay của anh ép vào mạn tàu. Buổi điều trần tại Washington có tác động trực tiếp đến sự sống còn của phi đội 162. Để cố gắng làm mất đi khả năng chứng minh của bằng chứng mà Sharp đưa ra thì Tổng thống Johnson đã loại bỏ điều hạn chế việc tấn công nhà máy nhiệt điện của Hà Nội lần thứ hai, đây là điều mà Sharp đã buộc tội chính phủ tại hội nghị tại Sài Gòn. Bryan Comptor chỉ huy cuộc tấn công của tàu Oriskany và Cal được các phi công cứu thoát lần thứ hai, những người đã cảnh báo cho anh trong lúc cả đạn pháo và tên lửa đang lao gần về phía đuôi máy bay của anh ta.
 
  Họ thả loại bom Walleye mới xuống nhà máy phát điện, cả 5 phát trúng cả 5. Bom Walleye là loại bom trượt có vô tuyến dẫn đường có đầu đạn nặng 830 pound. Là loại bom thông minh đầu tiên, sau đó là sự xuất hiện nhanh chóng loại vũ khí có tia lazer dẫn đường, bom Walleye là một sự cải thiện rất lớn về tính chính xác của loại vũ khí nổ thả từ trên máy bay xuống vì nó có thể được nhắm vào mục tiêu trước khi được thả, có mắt vô tuyến dẫn đường đến mục tiêu. Tất nhiên luôn có những cách để loại trừ bom thông minh này và Bắc Việt đã nhanh chóng tìm ra nó. Khi máy bay Mỹ lại đến ném bom nhà máy phát điện thì phía Việt Nam đặt một máy phát khói lên sau một chiếc xe tải và lái nó chạy xung quanh nhà máy, để khói thay đổi bối cảnh xung quanh và làm mờ đi mục tiêu làm cho mắt vô tuyến khó nhận ra.

 

Bom dẫn đường vô tuyến Walleye.

  Tuy nhiên, bom Walleye là loại bom chính xác nhất trong tất cả các loại vũ khí của Mỹ và số lượng mới của nó đóng vai trò quan trọng trong quyết định của Tổng thống Johnson ra lệnh ném bom vào nhà máy nhiệt điện lần đầu tiên vào ngày 19/5/1967. Có sự lo lắng của chính phủ Johnson về thương vong cho dân thường nhưng thực tế cho thấy cứ một quả bom được thả xuống thì sẽ có ít nhất một người chết. Cho dù sự lo lắng đó có xuất phát từ những lý do chính trị hay đạo đức thì những quan chức chính phủ, những người có tư tưởng chống lại cuộc chiến này, thường đánh giá quá số thương vong của dân thường trong các cuộc gặp kín với nhau.

  Tháng 8 năm 1967, David Schoenbran, nhà báo có nhiều kinh nghiệm đến thăm Bắc Việt. Sau đó ông đưa ra một bản báo cáo rằng Bắc Việt đang có dấu hiệu yếu đi trước các trận bom, tất nhiên họ càng quyết tâm phản kháng hơn. Trong thời gian này, Bắc Việt thông báo có 700 dân thường bị chết và 1100 người bị thương trong 6 tháng đầu năm 1967. Bởi vì Bắc Việt không có lý do gì để hạn chế đến mức thấp nhất số dân thường tử vong và còn thậm chí thấy việc phóng đại số lượng tử vong bằng các con số của mình là điều có lợi với trung bình một ngày có 3 người chết và 6 người bị thương trong phạm vi cả nước. Hiệu quả của chiến dịch ném bom và đánh giá của những con người chủ chốt từ các thành phố chắc chắn giúp hạ thấp con số trên xuống. Nhưng nếu xem xét thì ta thấy 3 lần tổng số bom ném xuống châu Âu và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 mới bằng số bom ném xuống Đông Dương, nhiều mục tiêu bị ném bom nhiều lần, nên dường như khó có thể cho rằng chính phủ đang tiến hành một chiến dịch ném bom rải thảm nhưng chính phủ đang theo đuổi một chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn khi tiểu uỷ ban Stennis không hài lòng xem xét điều này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2008, 11:46:51 am »

  Lúc mà McNamara làm chứng tại buổi điều trần Stennis, các cố vấn dân sự của Tổng thống Johnson, với những mục đích thực dụng, đã bó hẹp cuộc tranh luận về chính sách ném bom và việc xem xét 3 sự lựa chọn hay là chính sách hình ống 3 khả năng hành động. Họ chẳng sáng tạo ra điều gì mới ngoài việc giữ gìn sự tồn tại của chính phủ của Tổng thống Johnson. Tổng thống có thể đậy nắp cái ống ở phía trên, hoặc tấn công vào bên trong hoặc đóng bịt kín ở phía cuối.

  Đậy nắp ở phía trên có nghĩa là thả ngư lôi và mìn ở Hải Phòng và hai cảng lớn khác, là cửa ngõ của 85% hàng tiếp tế của Bắc Việt. Đồng nghĩa với việc tấn công mạnh mẽ vào các tuyến đường giao thông gần biên giới Trung Quốc, điều này giới quân sự rất muốn làm kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Những cố vấn của Johnson luôn phản đối ý kiến sợ hãi rằng việc ném bom vào khu vực đó có thể sẽ thúc đẩy cuộc xung đột này thành sự đối đầu với Liên Xô hoặc Trung Quốc.

  Tấn công những gì bên trong cái ống có nghĩa là tấn công vào hàng tiếp tế sau khi đã được dỡ xuống từ các tàu của Liên Xô hoặc xe tải của Trung Quốc và ném bom xuống các mục tiêu công nghiệp ở Hà Nội và Hải Phòng. Đây là chiến lược cơ bản mà Tổng thống Johnson đã theo đuổi. Cái giá mà chiến lược này phải trả là rất cao - tính đến hiện tại đã mất 647 máy bay với hàng trăm phi công bị bắn chết hoặc bị bắt làm tù binh. Thế nhưng chính sách này chưa thành công và vẫn có nguy cơ đối đầu với Liên Xô vì Liên Xô đã có ý cảnh báo phản đối những chiến dịch ném bom đã khiến những cố vấn dân sự của Tổng thống Johnson luôn lo lắng và bất an.

  Bịt kín ống ở phía dưới - tập trung ném bom ở khu vực phía Nam của Bắc Việt - là một sáng kiến do một trợ lý chính của McNamara đưa ra. Đó là John Mc Naughton, người ngày càng không mặn mà lắm với các chiến dịch không kích và có ảnh hưởng rất lớn đối với suy nghĩ của người chỉ huy. Đó là cách hạn chế tổn thất về mặt chính trị của chiến dịch không kích dựa vào các phong trào phản đối chiến tranh và quan điểm quốc tế và giảm nguy cơ đối đầu với Liên Xô và tỷ lệ phi công thiệt mạng và máy bay bị bắn rơi (vì bịt kín ống ở phía dưới không có phòng vệ nhiều như ở phía trên) trong khi đó tạo điều kiện cho lính đánh bộ Mỹ tiếp tục đánh chặn dòng người và hàng tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam. Kế hoạch này có ý muốn nói rằng người Mỹ đã thất bại trong việc đập tan ý chí của Hà Nội trong các chiến dịch ném bom xuống các trung tâm công nghiệp. Nhưng kế hoạch này lại tạo ra một đường nét cho các cố vấn đã tỉnh ngộ khi tranh luận với thực tế và số liệu trước mặt Tổng thống Johnson mà không phải giả vờ là họ đang chịu thua.

  Một số cố vấn của Tổng thống Johnson ủng hộ những thay đổi khác nhau của các kế hoạch hành động trên nhưng quan trọng là Tổng thống phải đưa ra quyết định đối với 3 kế hoạch sắp xếp theo tính chất diều hâu đến tính chất mềm dẻo hơn theo quan điểm của chính phủ. Như thường lệ Tổng thống luôn chọn mức độ trung bình tức là tấn công vào tất cả những gì có trong cái ống đó (sau này khi Johnson thông báo quyết định không tham gia cuộc chạy đua tái đắc cử Tổng thống nữa thì Johnson vẫn không ngừng việc ném bom vào Bắc Việt nhưng chuyển sang kế hoạch thứ 3 - có tính chất mềm dẻo nhất - mà những cố vấn của ông đã đưa ra cánh đây 8 tháng)
 
  Trong một bài phát biểu tại San Antonio, ngày 27/9/1967, Tổng thống đã đề ra một sáng kiến hoà bình mới' "Nước Mỹ sẵn sàng chấm dứt các cuộc ném bom vào Bắc Việt nếu như việc này dẫn đến các cuộc đàm phán có kết quả. Tất nhiên chúng ta phải ra điều kiện rằng khi cuộc đàm phán diễn ra thì Bắc Việt không được lợi dụng việc ngừng ném bom này”. Sau đó thì ai cũng rõ sáng kiến này đã thất bại. Johnson bắt đầu cho phép tấn công vào nhiều mục tiêu hơn ở Hà Nội và Hải Phòng, bao gồm rất nhiều mục tiêu trong 57 mục tiêu đã trở thành vấn đề tranh cãi tại cuộc điều trần Stennis khi phía quân sự nói rằng họ đã được phép tấn công vào 302 mục tiêu trong số 359 mục tiêu mà Uỷ ban chỉ huy hỗn hợp đề xuất.

  Đó là lý do tại sao các phi công của phi đội 162 phải bay nhiều hơn nữa để tấn công các khu vực từ Hà Nội đến Hải Phòng vào giai đoạn cuối năm 1967. Trong khi Tổng thống Johnson chưa sẵn sàng ra lệnh phong toả cảng Hải Phòng bằng mìn và ngư lôi, ông vẫn phải chịu trách nhiệm khi để cho quân đội cố gắng cô lập cái cảng này bằng việc tấn công vào những cây cầu dẫn đến khu vực này. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 30/8/1967 khi 24 máy bay xuất phát từ tàu Oriskany thả bom xuống cây cầu trên đường quốc lộ của Hải Phòng nằm ở khu vực đông nam của thành phố. Chỉ trong một tuần Hải Phòng có 4 cây cầu lớn bị ném bom. Người Việt Nam nhanh chóng sửa lại như họ đã làm với cây cầu Long Biên ở Hà Nội. Tháng sau đó không quân hải quân lại ném bom những cây cầu đó.

  Đến tháng 10/1967, có 200 ngàn tấn hàng tiếp tế được chất ở cảng Hải Phòng. Bắc Việt tính toán rằng người Mỹ không được phép tấn công vào cảng này cho nên hàng tiếp tế đặt ở đây rất an toàn. Các phi công của tàu Oriskany nhận được lệnh của các bản báo cáo tình báo rằng những chuyến bay gây áp lực cả ngày lẫn đêrn sẽ làm giảm tiến độ công việc ở cảng Hải Phòng vì thế số lần cất cánh từ tàu đã tăng lên từ 13 lần lên 40 lần trong 2 ngày.

  Đã có những lúc các phi công đã nghĩ rằng họ đã thắng trong cuộc chiến ở Hải Phòng. Sau ngày thứ 5 của đợt tấn công liên tục, họ ngạc nhiên khi bay qua thành phố mà không bị bắn. Bắc Việt đã đầu hàng rồi sao? Có thể họ đã hết tên lửa hay hoả lực còn yếu. Hai máy bay bay vòng vòng Hải Phòng trong 15 phút mà không tìm thấy một khu vực pháo phòng không đang hoạt động. Hiện tượng này kéo dài trong hai ngày cho đến khi thời tiết xấu đã buộc tất cả các cuộc không kích phải hoãn trong 3 ngày. Sau khi trời quang mây tạnh và không quân Mỹ trở lại Hải Phòng thì họ được đón chào bằng những quả SAM và những đạn pháo quen thuộc.
 
  Tất cả dân thường ngoại trừ những người có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng đều được sơ tán. Những công trình và công sở gần các khu vực quân sự đều được chuyển ra khỏi hai thành phố này. Cho dù tập trung ném bom xuống miền Bắc thì cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam vẫn diễn ra ở mức độ bình thường. Bắc Việt bắt đầu chuyển phần lớn hàng tiếp tế từ cảng Hải Phòng sang cảng Sihanoukville ở Campuchia, nơi này dễ dàng chuyển hàng vào miền Nam.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2008, 12:31:54 pm »

  Việc có mặt của Rober McNamara tại buổi điều trần Stennis đã bị tiết lộ trong bản báo cáo của tiểu ủy ban và những thông tin rò ri với báo chí những mãi đến tận 10/10/1967 McNamara mới chính thức công khai sự nản chí với chiến dịch không kích: "Với tất cả những bằng chứng rõ ràng thì chúng ta không có khả năng phá huỷ một số lượng cầu và đủ để hạn chế những hoạt động ở miền Nam và đưa những hoạt động xuống dưới mức hiện tại và tôi không biết chúng ta có thể làm gì trong tương lai".
 
  Thiếu tướng hải quân Malcolin Cagle nói: "Đối với những phi công đánh đổi cả cuộc sống của mình để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm và thực hiện những quy định bay do Bộ trưởng McNamara đề ra lại không cho phép họ tấn công vào những khu vực chứa hàng tiếp tế mà họ trông thấy thì lời tuyên bố trên là phán quyết “vô tâm".

  Tất nhiên đó là cảm giác của giới quân sự và những người quan tâm chăm chú tới những gì đang diễn ra tại Washington. Nhưng kỉ luật trên tàu Oriskany vẫn được giữ vững. Kể từ tháng 7, tàu Oriskany đã thiệt hại 24 máy bay - gần 40% số máy bay chiến đấu của tàu - và thông báo của Mc Namara không được các phi công chú ý nhiều lắm. Sự nguy hiểm thường trực của chiến dịch không kích Alpha - mà các phi công gọi các cuộc không kích xuống Hà Nội và Hải Phòng đã đưa phi đội 162 thân thiết với nhau hơn. Thậm chí Swanson còn khen Pat Crahan vài lần. Sau khi Pat Crahan kết thúc thời gian phục vụ vào tháng 9 anh trở về Mỹ và xin ra khỏi hải quân.
 
  Cal nói với Nell rằng: "Anh phải công nhận rằng anh rất tôn trọng Crahan trong chiến dịch lần này. Anh ta đã giành được 4 huy chương và tham gia vào nhiều chuyến bay hơn bất kỳ ai. Anh ta là một gã hơi có vấn đề nhưng rất có năng lực và bản báo cáo năng lực đã phản ánh điều đó. Chắc là anh sẽ nhớ anh ấy nhiều đấy”.

  Pat Crahan vẫn không hào hứng với Swanson và hải quân lắm nhưng cũng chia sẽ những cảm giác nguy hiểm mà các đồng đội đang đối mặt. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giữ anh ta lại hải quân. Đồng đội của anh đã dán một biểu tượng của hãng hàng không Mỹ màu trắng lên đuôi của máy bay của Crahan. Khi anh chuẩn bị bay về nhà Crahan vẫy chào Swanson và các sĩ quan cao cấp khác đứng trên đài kiểm soát không lưu chào lại anh và họ ngạc nhiên khi thấy một lo go với chữ UA trên một chiếc F-8.

  Lời nói đùa đã mất đi sự dễ chịu của nó nhanh chóng sau khi anh bay trên không, khi tờ giấy màu trắng của hình lo go bị rách toạc ra cùng với một tiếng nổ lớn. Hải quân đã thực hiện một nghiên cứu về những từ ngữ cuối cùng mà phi công khi bị bắn rơi thường nói ra. Đó là "chết tiệt" và tên một hòn đảo cách Hải Phòng không xa nơi rất nhiều phi công Mỹ bị bắn rơi. Và bây giờ chính Crahan tự nói ra những từ ngữ định mệnh đó. Trong một phút dằn vặt, anh nghĩ anh sẽ bị đâm xuống biển và hải quân sẽ có trận cười cuối cùng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2008, 05:05:16 pm »

PHẢN CHIẾN

  Một tối nọ, Lee Fernandez hỏi Cal Swanson có thể nói chuyện với anh được không.

  "Chắc chắn rồi". Cal nói "Tại sao anh không đến gặp tôi ở phòng?".
 
  Sau vài phút, Lee đến. Anh ta ngập ngừng một lúc.

  "Vào đi Lee” Cal nói. "Tôi làm gì được cho anh đây?"

  "Đội trưởng" Lee bắt đầu nói rất nhỏ, "tôi không cho rằng mình có thể bay qua mặt biển nữa. Tôi cảm thấy rất tệ vào những lúc chúng ta thả bom. Tôi có thể giết chết ai đó, và đó không phải là bản chất của tôi. Thậm chí nếu tôi đã ở trên một chiếc Mig, tôi không nghĩ mình có thể phát hoả được".

  Cal nói: "Ồ, thật ngạc nhiên đấy. Điều đó chẳng phù hợp với nhiệm vụ của chúng ta chút nào".

  "Đội trưởng! Từ những điều tôi đã thấy, đã đọc, tôi không cho rằng cuộc chiến tranh này là đúng. Về cơ bản chúng ta đang can thiệp vào một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam".

  "Tôi phản đối. Bắc Việt đang cố gắng xâm chiếm Nam Việt, cũng giống như cộng sản đang cố gắng làm chủ cả thế giới. Vấn đề ở đây là một đất nước nhỏ bé đang cầu xin chúng ta giúp đỡ để bảo vệ tự do cho họ. Anh có cho rằng khi mọi việc trở nên rắc rối thì chúng ta nên bỏ mặc và quay về không?"
 
  "Nhưng chính quyền Nam Việt đã không được biết đến như những người có được sự ủng hộ của nhân dân. Họ không được coi là công bằng, trung thực và dân chủ. Có thể đó là lý do cộng sản đang muốn nắm quyền kiểm soát ở miền Nam".

  "Không, tôi không nghĩ vậy, Lee ạ. Tôi nhớ rằng khi được bổ nhiệm đến Sài Gòn, chúng ta đã đọc hồ sơ hàng ngày về sự tàn bạo của cộng sản đã thực hiện đối với những người nông dân. Trên thực tế, tôi đã đến thăm một số làng xã ngay sau khi tôi đặt chân xuống Sài Gòn. Tôi đã rất tức giận. Tôi cho rằng nếu anh từng được chứng kiến sự tàn bạo đó, có thể anh sẽ có một thái độ khác".
 
  "Theo tôi", Lee nói: "Vấn đề quan trọng nhất đối với những người dân trong một nước về cuộc chiến tranh ngoại quốc là: liệu cuộc chiến này, liệu nguyên cớ này có xứng đáng, không chỉ với việc chi tiêu một khoản tiền và nguồn lực lớn, mà quan trọng hơn là với hành động gửi rất nhiều thanh niên đến một nước ngoại quốc nơi mà nhiều người sẽ chết hay không? Và tôi không tin rằng bằng cách bảo vệ chính quyền Nam Việt trước sự xâm chiếm của cộng sản, chúng ta cũng bảo vệ liên bang Hoa Kỳ”.

  "Có phải anh đang cố gắng biện minh bởi vì. . . . "

  "Bởi vì tôi sợ? Đúng vậy, đội trưởng ạ, đó chỉ là một phần thôi. Tôi sợ bởi vì tôi không muốn chết vì một nguyên nhân mà tôi tin là không đáng chết. Và cái chết của Herb Hunter đã góp phần đưa đến quyết định của tôi. Cái chết của những người như anh ấy, một trong những con người tốt nhất mà tôi biết, không thể được phân minh bằng cuộc chiến này. Đó chỉ là sự phí phạm đau thương. Tôi biết rằng sau khi anh ấy chết, tôi đã không muốn bay qua mặt biển nữa, nhưng tôi đã không dám nói với anh".
 
  "Có thể có những lý do khác mà anh không định nói ra. Thế còn về khả năng của anh thì sao". Anh đã lái rất cừ trong thời gian gần đây. Có chuyện gì đó không ổn. Có phải về thị lực của anh không?"

  “À, tôi…”.

  "Anh chắc chắn đây là lần cuối?".

  "Đội trưởng, tôi đã nghĩ về chuyện này từ lâu rồi. Đó không phải là quyết định vội vã gì”.

  "Được rồi, vậy thì cách tốt nhất cho anh là nộp lại phù hiệu phi công vậy".

  "Tôi thích được tiếp tục bay nếu có thể. Trong những chuyến bay bình thường, tôi rất thích bay. Tôi chỉ không tránh khỏi được sự cắn rứt lương tâm khí lái máy bay kiểu này”.

  "Nhìn này, không có cách nào để tôi có thể chuyển anh sang một phi đội phục vụ được. Anh được bổ nhiệm đến đây để thực hiện nhiệm vụ. Nếu anh không thể bay ở phi đội này thì anh không thể bay ở nơi khác được. Hãy tự coi mình đang ở dưới mặt đất thôi, ngay từ bây giờ”

  "Đội trưởng, tôi không thấy rõ sự ràng buộc đó. Có rất nhiều phi công ở các phi đội phục vụ muốn được chuyển sang phi đội chiến đấu để có cơ hội ra mặt trận. Tại sao chúng ta không thể thay đổi người được".

  "Bởi vì anh đến đây. Đây là nhiệm vụ của anh. Nếu anh không thể hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi phải có biện pháp khác. Như tôi nói, cách tốt nhất cho anh là nộp lại phù hiệu phi công. Nếu anh không muốn làm điều đó chúng tôi sẽ phải triệu tập uỷ ban phân bổ nhân sự để quyết định phải làm gì. Việc đó có thể trở nên phức tạp, tôi cảnh báo anh đấy. Nó có thể dẫn đến một phiên toà quân sự. Sao anh không suy nghĩ thật kỹ vào tối nay? Xem này, tôi phải đi bây giờ. Tôi đã muộn giờ họp sở chỉ huy rồi. Hãy nghĩ kỹ đi, Lee".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM