Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:03:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2008, 03:38:05 pm »

Mig-21 với F-105

  4 F-105 bị mất vào Mig-21 mà không bắn lại được phát nào đã chứng tỏ một điều vốn đã rõ từ trước - F-105 hoàn toàn không tương xứng với các loại Mig thế hệ mới. So sánh về tính năng của F-105 với Mig-21 hoàn toàn tương phản với so sánh F- 105 với Mig-17. Cho dù F-105 không thể dùng cơ động nhào lượn để bay thoát khỏi Mig-17 và Mig-21 , nhưng nó có ưu thế tăng tốc nhanh và tốc độ tối đa lớn so với Mig-17, cho phép phi công tuỳ ý xông vào công kích hoặc rút khỏi đánh quần. Mig-17 chỉ có thể sử dụng một chiến thuật hạn chế là cơ động gấp.

  Mặt khác, trong khi F-l05 có ưu thế hơn về tốc độ so với Mig-21 - 730 knots so với 595 knots - không may là dẫn đường mặt đất Bắc Việt ngày càng tiến bộ, biết đưa Mig-21 vào các vị trí phía sau và cao hơn F-105, đem lại cho Mig-21 ưu thế đáng kể về tốc độ vào thời điểm bắt đầu công kích. Thêm vào đó, Mig-21 có khả năng tăng tốc tốt hơn, và tính năng cơ động cao cho phép nó vừa tấn công tốt lại vừa dễ dàng phản đòn F-105.

  Tên lửa của Mig-21 cũng đem lại nhiều khả năng hơn, nhất là khi F-105 chỉ kiếm cách rút lui bằng tăng tốc bỏ chạy. Chiến thuật tăng tốc để tăng giãn cách rnà F-105 sử dụng hiệu quả với Mig-17 nay không được khuyến khích nữa, đơn giản là việc tăng giãn cách bằng cách tăng lực động cơ trong khi bay thẳng về phía trước chỉ giúp cho tên lửa Atoll (tên của tên lửa dùng cho Mig-21) đỡ phải cơ động.

  Chiến thuật phòng ngự được đề nghị bây giờ lại là ngoặt gấp vào bên tấn công rồi lao xuống để tăng tốc bay thoát. Nếu Mig-21 tiếp tục đuổi theo, F- 105 lặp lại thao lượn đó.

  Một chiến thuật khác là lao xuống xoáy trôn ốc dùng để giữ F- 105 bên ngoài khu vực bắn hiệu quả của Atoll; nhưng không hay lắm là nó có thể làm F-105 cuối cùng bị mất độ cao vào phải cải bằng. Nếu không kịp lấy lại tốc độ, Mig sẽ đuổi kịp.

  Nếu Mig-21 đã ở gần, F-105 có cơ hội cuối cùng; vốn được sử dụng khá thành công trong quá khứ. F-105 sẽ ngoặt cực gấp vào bên tấn công, rồi tiếp tục vòng và lật ngửa, như là đang chuẩn bị lao xuống; tại thời điểm này, phi công sẽ trả hết cần ga rồi bung cánh cản cho đến khi lật xong. Nếu làm tốt, động tác cơ động này sẽ giúp giảm 5.000 đến 8.000 feets, và giảm tốc độ đột ngột về 200 knots, khiến cho Mig bay trượt lên trước và ở trên cao. Từ vị trí này, F-105 hy vọng có thể lao xuống và bay thoát.


Một bức tranh về trận đối đấu giữa F-105 và MiG-21.

  Nếu Mig-21 bắn trượt lần đầu, tính năng tốc độ và các tính năng chung khác cho phép nó tăng tốc, giãn cách, kéo cao với lực tải trọng lớn (high G turn) mà F-105 không thể theo được, rồi tấn công trở lại. Nếu F-105 ở vị trí tốt sau Mig-21, Mig lao xuống và vòng ngoặt gấp - đây là chiến thuật phòng ngự tốt nhất chống lại can non và tên lửa của F-105 - sau đó lại kéo lên vào phía sau F - Kết quả là, trong một trường hợp tương tự, một phi công F-105 có thể chọn chạy khỏi Mig-21 vào lúc mà anh ta có thể bắn hạ một Mig-17.

  Thống kê cho một cái nhìn hoàn toàn khác. Trong khi ngày càng nhiều tiếp chiến giữa F-105 và Mig-21, rất hiếm khi F-105 có thể bắn vào một chiếc Mig-21; 90% nỗ lực bắn là vào Mig-17.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2008, 03:45:56 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2008, 04:55:15 pm »

GIẢI CỨU


  Tôi nhìn thấy tên lửa và kêu lên "tách ra mau”. Tôi lao sang trái, Herb lao sang phải. Chỉ còn lại Butch ở ngay chính giữa sau một thời gian làm việc với máy bay phản lực thì thính giác bắt đầu có dấu hiệu giảm sút và Butch gặp phải vấn đề này. Thính giác của tôi đã kém nhưng do anh ta đã từng làm sĩ quan phụ trách máy phóng và phải chịu nhiều tiếng ồn hơn bất kỳ người nào nên vấn đề của anh rất nặng. Bạn phải đứng ngay cạnh anh ta và thét lên thì anh ta mới nghe được bạn nói gì. Khi tôi vòng lại thì nhìn thấy một quả tên lửa lao ngay vào đuôi của anh ta. Máy bay của anh ta biến mất trong một đám lửa màu da cam lớn. "Sau đó một chiếc dù được bung ra khỏi đám lửa đó. "Thật không thể nào thế được” Tôi nói.


F-105 tránh SAM.

  "Cấp cứu? Cấp cứu. Chúng tôi có một người bị bắn rơi".

  Tôi bay vòng vòng và nhả đạn vào các mục tiêu phía dưới cho đến khi Butch tiếp đất. Khi tôi quay góc bay thì tôi cảm thấy có cái gì đang đập vào máy bay của mình. Sau này tôi mới phát hiện 16 lỗ đạn ở sườn máy bay. Tôi điện đàm cho Herb: "Tôi đã bị trúng vài phát đạn. Tôi thoát ra đây”. Tôi tăng tốc và hướng ra biển "Nếu như động cơ ngừng hoạt động thì mình sẽ cho má ybay chạy theo quán tính". Khi tôi ra đến biển thì mới biết động cơ không bị hỏng nhưng nhiên liệu thì hầu như sắp hết. Tôi gọi về trung tâm và yêu cầu có máy bay tiếp nhiên liệu.

  Một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu trả lời: "Tôi đang bay về phía nam nhưng tôi cũng đang trong tình trạng thiếu nhiên liệu khẩn cấp".

  Tôi hỏi: "Nhắc lại lần nữa xem nào?"

  Viên phi công lái máy bay tiếp nhiên liệu trả lời: "Tôi không còn đủ nhiên liệu nữa".

  "Chúa ơi" tôi chồm người lên và bắt đầu gửi thông báo tình trạng khẩn cấp đi mọi nơi: "Tôi cần một ít nhiên liệu tôi không thể bay được nữa".

  Red Crown là một tàu khu trục cùng tác chiến với chúng tôi, trả lời: "Có một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu đang tiến về phía bạn đó."

  Tôi nhìn lên và nhìn thấy chiếc máy bay đó cách 15.000 feet đang bay ở chiều đối diện. Tôi không đủ nhiên liệu để lao đến chỗ chiếc máy bay đó.

  Tôi gọi về cho tàu Oriskany và thông báo: "Tôi đang rơi vào tình trạng thiếu nhiên liệu khẩn cấp và không có đủ thời gian để thực hiện bất kỳ động tác chuyển hướng nào cả. Tôi đang cho máy chạy không”. Một viên phi công ở phía trước tôi đã bị mất đuôi và trung tâm khuyên anh ta tắt hết mọi động cơ khi hạ cánh để đề phòng cháy nổ. Anh ta chắn đường không để tôi hạ cánh trước. Viên sĩ quan kiểm soát không lưu mà tôi đã gọi thông báo và tôi kêu lên: "Không thể nào? Tình trạng khẩn cấp luôn như thế sao?".

  Tôi nói: "ôi chúa ơi, tôi chưa bao giờ gặp điều này? Tôi lấy lại trạng thái cân bằng và giữ nguyên cần lái để cho máy bay tiếp tục bay. Đồng hồ báo nhiên liệu đã không còn dấu hiệu của chút nhiên liệu nào. Tôi cảm thấy quần của tôi đã ướt gần hết. Tôi không thể tin được khi tôi cảm thấy bị chấn động mạnh về phía trước khi chiếc máy bay bắt vào một dây cáp. Chiếc dây cáp toé lửa khi chiếc máy bay chạy ken két trên mặt boong tàu và một phi đội lao ra dập tắt đám lửa nhỏ đó ngay.

  Hai đầu gối tôi rung lên bần bật, không thể kiểm soát được Tôi bước ra buồng lái và thông báo: "Các bạn hãy quên Verich Butch đi. Ông ấy bị bắn rơi rồi".

  Một thành viên trong phi đội đang dập tắt đám lửa đó nói với tôi rằng: "Đô đốc muốn gặp anh tại phòng chiến tranh càng nhanh càng tốt. Viên đô đốc chỉ huy nhóm tàu hàng không mẫu hạm đang sử dụng tàu Oriskany làm trung tâm chỉ huy. Tôi bước vào phòng chiến tranh và những người ở trong phòng yêu cầu tôi chỉ chỗ mà Butch bị bắn rơi trên bản đồ. Chẳng có viên phi công nào được cứu thoát tại một vị trí nằm sâu trong đất liền như vậy vì Butch rơi cách Hà Nội 30 dặm về phía Nam. Có 2 đại uý là thành viên của ban đô đốc chỉ huy cho rằng tổ chức việc giải cứu Butch là một việc làm quá nguy hiểm. Sẽ có nhiều máy bay nữa sẽ bị thiệt hại trong việc giải cứu này Trời thì đang tối dần và chẳng thể nào làm được bất cứ điều gì cho đến tận sáng mai. Vào lúc đó thì có thể Butch đã rơi vào tay Bắc Việt nếu như anh ta không chết.

  Burt Shepherd, chỉ huy bay có mặt ở đó nói: "Không được chúng ta phải cố gắng đưa anh ấy ra khỏi đó. Chiến trận vừa mới xảy ra. Chúng ta phải cho những phi công khác biết rằng chúng ta sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm để cứu họ trong trường hợp họ bị bắn rơi. Nếu chúng ta không thực hiện việc này thì chúng ta phải trả giá cho kỉ luật của chúng ta trong thời gian dài.

  Hai viên đại uý kia phản đối: "Không được, điều này không đáng phải liều lĩnh".

  Đô đốc chỉ huy để cho ba người tranh luận với nhau. Tôi im lặng ngồi đó, vừa run rẩy vừa nghe họ tranh luận. Miệng tôi khô khốc. Tôi chỉ muốn trở về phòng để chợp mắt cho đỡ mệt. Chợt đô đốc nói: "Cag này, (tên của Burt mà chúng tôi gọi theo cách của hải quân) tôi ủng hộ ý kiến của anh. Chúng ta sẽ cứu anh ấy khi trời vừa sáng”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2008, 09:17:32 am »

  Dân quân và bộ đội Bắc Việt bật đèn pin soi lên những cành cây. Họ bắn súng lung tung để gây cho Butch hoang mang khiến anh phải chạy ra khỏi chỗ ẩn nấp. Anh ta cảm thấy mình đã hết hi vọng được cứu thoát nhưng vẫn cố gắng giữ khoảng cách giữa anh và những kẻ truy đuổi mình càng xa càng tốt.

  Butch kể lại: "Nếu tôi là một trong những người lính ở ngoài kia thì viên sĩ quan chỉ huy yêu cầu tôi truy tìm viên phi công Mỹ cả đêm thì tôi sẽ rất tức giận và châm lửa đốt một điếu thuốc. Tôi dự đoán điều mà họ sẽ làm sau đó và quyết định hành động”.
   
  Butch rút ra một chiếc com pa để định hướng. Hôm trước anh đã thay túi cứu thương nhưng giờ thì anh phát hiện là anh đã quên không có bản đồ. Đây là chuyến bay đầu tiên mà anh thực hiện không có bản đồ cứu nạn. Anh ta bắt đầu di chuyển. Khi đi được vài bước thì anh nhận ra là mình đã phạm sai lầm. Anh chẳng nhìn thấy cái gì trong bóng tối và thường hay mất thăng bằng. Anh không thể tìm đường trở lại nơi ẩn náu ban nãy. Anh tìm được một chỗ khác, không được như chỗ cũ nhưng vẫn tạm được, và cố gắng chìm vào giấc ngủ.

  "Sáng hôm sau tôi cảm thấy hơi ấm của thung lũng bắt đầu trỗi dậy. Tôi ngửi thấy mùi phân bón trong không khí. Tôi biết có vài khu ruộng nằm ngay sát đó. Và cuộc truy tìm tôi lại bắt đầu từ rất sớm. Có nhiều tiếng động và nhiều cuộc trao đổi về cuộc truy lùng bắt tôi. Có nhiều người tham gia vào cuộc truy tìm này. Đúng lúc đó có một chiếc máy bay bay vụt qua. Tôi bật máy radio và nói "Đây là Green - One! Có nghe rõ không?"

  "Marvin Reynold đây. Old Salt - One đây. Butch đó hả.

  Tôi trả lời "Chào Marv. Ở xung quanh đây có nhiều địch lắm". Súng phòng không bắt đầu nhả đạn vào Marvin. Anh ta nói: "Butch này, anh cứ ngồi đó nhé chúng tôi sẽ quay lại ngay”. "Phải mất một giờ sau họ mới quay trở lại. Thời gian đó kéo dài như một năm. Đầu tiên vài chiếc A-4 lao về phía trận địa pháo phòng không để trút bom. Sau đó một phi đội máy bay trực thăng xuất hiện, bay ngay trên đầu của tôi để xác định vị trí chính xác nơi tôi đang ẩn nấp. Tôi cố gắng chỉ dẫn họ. Một viên phi công nói: "Ok tôi đã thấy anh rồi nhưng để tôi lượn thêm một vòng nữa. Chúc anh may mắn.

  "Thế là tôi phải đợi thêm một lúc nữa. Sau đó tôi nhìn thấy một chiếc máy bay trực thăng đang bay đến từ đằng xa. Tôi gọi điện đài cho anh ta để chỉ dẫn phương hướng. Sau khi anh ta lượn thêm một vài vòng, tôi nói: "Anh đang bay về phía tôi rồi và tôi sẽ đốt pháo sáng để đánh dấu vị trí. Tôi lấy ra 2 quả pháo sáng và đốt một quả. Nhưng lúc đó chiếc trực thăng phải lượn một vòng để tránh không đâm vào quả đồi nên không nhìn thấy quả pháo sáng đó. Tôi chỉ cho máy bay quay lại và đốt quả thứ hai. Lần này thì viên phi công đã nhìn thấy. Tôi có thể nhìn thấy viên phi công và người phụ lái ở trong buồng lái"

  "Phía Bắc Việt đang nhả đạn rất dữ đội. Chiếc trực thăng cũng bắn trả. Lúc đó tôi tưởng như cả thế giới đang đến ngày tận thế. Đạn bay vù vù xung quanh tôi. Tôi nhìn thấy một lỗ hổng ở một cái cây và tôi lao đến đó và vẫy tay ra hiệu cho chiếc trực thăng. Chiếc trực thăng lượn trên đầu tôi và thả xuống một chiếc thang dây làm bằng dây cáp nhỏ. Chiếc thang đó thả cách tôi 10 feet. Tôi trượt xuống một triền đá để túm lấy chiếc thang. Khi tôi vừa chạm tay vào chiếc thang dây thì chiếc trực thăng lại di chuyển và làm tuột chiếc thang dây khỏi tay tôi. Tôi lại đuổi theo để túm lấy chiếc thang - và lại trượt. Tôi túm hụt chiếc thang đến 3 lần. Tôi thấy tuyệt vọng."

  "Cuối cùng thì tôi nắm được chiếc thang. Lần này tôi ôm cả hai tay xung quanh chiếc thang và phi công bắt đầu kéo tôi lên. Lúc đang được kéo lên, tôi rất lo sợ bị bắn trúng vì cả lưng của tôi phơi trơn ra để hứng đạn. Khi tôi được kéo lên máy bay tôi ôm chầm lấy viên phi công đã kéo tôi lên: "Chúa ơi? Rất vui gặp lại các cậu?”

  Anh ta nói: "Mọi chuyện đã ổn rồi. Đưa tôi khẩu súng". Anh ta chỉ cây M-60 nằm trên giá ba chạc. Khẩu súng của anh ta bị tụt đạn. Hai thành viên của chiếc trực thăng tiếp tục bắn trả với dân quân và bộ đội của Bắc Việt.

  "Tôi chợt phát hiện ra chúng tôi đang bay về phía một khu vực pháo phòng không. Tôi lao vào buồng lái và kêu lên: "Không được bay về phía đó. Chúng ta sẽ bị bắn rơi". Viên phi công nhìn tôi và giật mình. Tôi kêu to: "Sang phải, sang phải". Viên phi công đã giật mạnh máy bay sang phải và chuyển hướng bay.

  "Chiếc trực thăng dính nhiều phát đạn. Sau này viên phi công, trung uý Neil Anderson, tâm sự với tôi rằng anh ta quyết định chỉ ném thang dây xuống thêm một lần nữa và nếu như tôi không túm được thì anh ta sẽ bỏ tôi lại. Anh ta biết rằng anh ta có nguy cơ bị bắn rơi rất cao. Anh ta được tặng thưởng huân chương của hải quân, huân chương cao thứ hai của nước Mỹ, vì đã thực hiện thành công cuộc giải cứu. Tôi là người bị bắn rơi ở sâu trong nội địa Bắc Việt và là người đầu tiên được cứu sống sau khi đã ở cả đêm trong nội địa.


Không phải ai cũng may mắn như Butch Verich

  Các hãng thông tấn rất hài lòng khi đăng tải một câu chuyện anh hùng thật sự theo đúng nghĩa của nó. Việc cứu thoát Butch Verich được đăng tải với đầy đủ chi tiết trên tất cả các tờ báo ở Mỹ, trên vô tuyến truyền hình và trên tờ New York Times. Một số phi công còn có lòng can đảm và nghị lực lớn hơn. Cal Swanson đã ghi âm buổi phỏng vấn của Verich và truyền khắp tàu Oriskany và ai cũng háo hức lắng nghe. Trong cuốn băng đó phát đi một lời thông báo đặc biệt từ phi đội 162 rằng giờ đây phi đội đang sở hữu hai phi công Butch Verich và Rick Adams - bị bắn rơi hai lần trên bầu trời Bắc Việt và được cứu thoát, một kỷ lục trong chiến tranh.

  Nhưng Swanson, người luôn ủng hộ Butch trước công chúng, lại bộc lộ những suy nghĩ khác về việc Butch bị bắn rơi trong những cuộc trao đổi riêng tư. Anh viết thư cho Nell và nói rằng anh nghi ngờ việc Butch bị bắn rơi là do lỗi của anh ta. Khi nói chuyện với Butch, Swanson tin rằng Butch đã quay đầu máy bay và cố gắng tăng tốc độ để chạy thoát khỏi quả tên lửa chứ không thực hiện động tác nhào lộn lao thẳng về phía quả tên lửa. Đó là phản ứng dễ hiểu của một phi công không có kinh nghiệp trận mạc nhưng Butch là một cựu binh vì đây là chiến dịch không kích thứ hai của anh ta. Đã bao nhiêu lần mà họ đã luyện tập phương thức tốt nhất để tránh tên lửa rồi. Đối với Swanson thì việc Butch đã làm mất hai chiếc máy bay có nghĩa là mất vài triệu đô la là do sai lầm của Butch không thực hiện đúng những điều mà anh cần phải thực hiện theo đúng quy định. Những phi công khác trong phi đội cũng tin rằng Verich Butch đã phạm sai lầm trong chiến đấu.

  Dick Wyman là một ngoại lệ so với những người khác. Trong trường hợp này, anh tín rằng việc Butch bị bắn rơi là việc không thể tránh khỏi. Wyman nói: "Butch không sợ hãi, anh ấy rất can đảm. Anh ấy thể hiện rất tuyệt trên mặt biển. Tôi đã bảo với mọi người khi tôi trở về rằng Butch đã không bỏ chạy, có thể anh ấy đã không nghe thấy tôi cảnh báo rằng đang có tên lửa đuổi bám đuôi anh ấy. Nhưng tôi nghĩ Swanson đã hiểu sai về Butch và nghĩ đó là sai lầm do Butch tự gây ra.

  Khi Rick Adams bay cùng với Butch bị bắn rơi lần thứ hai và được cứu thoát, thì hải quân quyết định hai lần là quá đủ để yêu cầu phi công đó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và Rick Adams bị chuyển ra khỏi khu vực chiến đấu. Lần này, sau đúng một năm, khi có nhiềụ phi công bị thiệt mạng hoặc bị bắt và hải quân đang rơi vào tình trạng thiếu phi công thì chẳng thấy có ai yêu cầu Butch nên từ bỏ các chuyến bay không kích. Butch và Swanson đã nói chuyện với nhau về điều đó nhưng không đạt được sự thống nhất nào.

  Butch muốn nghỉ vài ngày ở Australia trước khi quyết định sẽ làm gì. Anh rất nóng lòng muốn gặp vợ sắp cưới Cô ấy là người Australia, là thư ký của hãng hàng không Qantas. Swanson và Bellinger đã gặp cô lần đầu tiên ở một nhà hàng khi tàu Oriskany cập cảng Hồng Kông. Butch kể lại: "Khi Belly nhìn thấy tôi, anh ấy thông báo có một cô đang rất muốn gặp tôi. Tôi nói: Làm sao mà tin được lời anh nói được, thế cô ta là ai?". Sau đó tôi mời cô ta ra ngoài ăn tối. Cô ấy trẻ hơn tôi.Cô ấy có dáng vẻ quý phái và tôi đối xử với cô ấy rất dịu dàng. Tôi nghĩ cô ấy thích điều đó.

  Sau khi Butch trở về từ Australia, Cal Swanson nói: "Giờ thì cậu có hai sự lựa chọn. Một là cậu có thể trở về Mỹ. Hai là cậu có thể ở lại đây với chúng tôi".

  Butch nói: "Tớ nghĩ nếu như tớ ở lại thì điều đó có lợi cho kỷ luật của các sĩ quan cao cấp. Tớ đã được cứu thoát hai lần. Điều đó có nghĩa là mọi việc đều có thể xảy ra. Và tớ thấy mình cần phải tận tâm phục vụ hải quân. Tớ không muốn chuyển ra khỏi đây”. Do đó tôi bảo với mọi người tôi sẽ ở lại. Viên chỉ huy bay nói "Butch này nếu cảm thấy quá căng thẳng thì đừng có cố nhé".

  Cả phi đội đã thống nhất với nhau là không nên gây sức ép với Butch sau khi anh ta trở lại và bộc lộ ý nghĩ rằng nhẽ ra anh ta không được phép ở lại Yankee Station. Một lính Mỹ chiến đấu ở miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng mà không bị bắn trúng. Đó là bản chất của cuộc chiến trên mặt đất. Hầu hết các vụ thương vong của lính Mỹ đều do các cuộc phục kích chỉ kéo dài trong vài phút. Nhưng phi công mỗi lần bay vào bầu trời Bắc Việt biết rằng lực lượng phòng không dưới mặt đất đều nhắm vào anh ta và cho dù bị bắn trúng hay anh vượt thoát khỏi luồng đạn thì anh ta đều nhìn thấy được kẻ thù của mình. Máy bay phản lực là một khối máy móc mỏng manh. Chỉ cần một viên đạn súng trường do bất kỳ một đứa trẻ nào bắn có thể kéo phi công xuống đất. Sau hai lần bị bắn rơi thì mọi người đều nghĩ họ sẽ mất cảm giác nhưng với Butch thì điều đó không xảy ra.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2008, 06:08:04 pm »

LSO

  Sĩ quan LSO (sĩ quan phụ trách ra dấu hiệu hạ cánh cho các phi công) đã thay đổi kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai hoặc từ chiến tranh Triều Tiên. Khi đó LSO đứng trên boong tàu hàng không mẫu hạm, dùng hai lá cờ hiệu hoặc hai chiếc phát quang trông giống như chiếc mái chèo để vẫy máy bay. Người ta gọi một sĩ quan LSO giỏi với cái tên đầy tôn trọng là "mái chèo" nhưng thứ duy nhất mà viên sĩ quan này giữ là một chiếc nút bấm điều khiển toàn bộ hệ thống đèn và một ống radio đeo đầu để liên lạc. Một hộp thấu kính, có 6 tia sáng xanh hướng thẳng về phía chân trời ở mỗi phía, được đặt ở rìa boong tàu về phía cảng. Chiếc hộp thấu kính đó được đặt ở đó đóng vai trò như một chiếc cửa sổ để phi công quan sát khi họ từ đất liền trở về tàu. Nếu phi công thực hiện góc lượn chính xác thì một ánh sáng vàng - da cam trong các cửa sổ đó sẽ nằm giữa với 12 luồng ánh sáng màu xanh ở bên ngoài. Nếu anh ta bay quá cao thì ánh sáng vàng sẽ nằm trên những luồng sáng xanh đó; nếu quá thấp thì ánh sáng vàng đó sẽ nằrn dưới những luồng sáng xanh. Phi công gọi ánh  sáng vàng đó là "món thịt dồi" hoặc đơn giản hơn là "quả bóng" và họ buộc phải gọi tên nó lên khi họ nhìn thấy luồng sáng đó. Sĩ quan LSO Sẽ nói lớn để giúp cho phi công nghe rõ những chỉ dẫn để thực hiện góc lượn đúng để đặt đúng "quả bóng" vào giữa các luồng sáng màu xanh. Nếu sĩ quan LSO nhận thấy phi công không thể thực hiện cú hạ cánh an toàn để bắt lấy một trong bốn dây cáp chăng ngang boong tàu thì viên sĩ quan này nhanh chóng bấm ngay vào chiếc nút mà anh đang quản lý tạo ra luồng sáng nhấp nháy thẳng đứng gồm 5 tia sáng màu đỏ di chuyển như những đợt sóng nằm về mỗi bên của chiếc hộp thấu kính, ý muốn nói rằng phi công nên thực hiện lại hướng hạ cánh lên tàu.


"Quả bóng"

  Ngay trong điều kiện tốt nhất thì việc hạ cánh lên tàu hàng không mẫu hạm là một việc làm đầy khó khăn. Phi công chỉ có khoảng cách 10 feet để hạ chiếc móc đuôi xuống mặt đường băng thoai thoải ở phía sau của tàu Oriskany. Hạ cánh đêm càng làm cho phi công sợ. Chẳng có viên phi công nào tuyên bố rằng anh ta thích hạ cánh vào ban đêm. Đối với các phi công thì một sĩ quan LSO giỏi vừa là một bác sĩ vừa là một người anh về tinh thần. Chỉ cần lắng nghe chất giọng điềm tĩnh của LSO trong một đêm mưa cũng làm cho các phi công cảm thấy vững tâm. Nhiều sĩ quan LSO đều phải biết tất cả phi công trên tàu, gọi họ bằng tên chứ không phải chức vụ khi họ chuẩn bị hạ cánh.

  Charlie Tinker, một sĩ quan LSO một nărn trước, nói: "Tôi có một cách diễn đạt khá chuẩn để thông báo cho phi công khi anh ta gọi tên "quả bóng”. "Góc độ 35 hải lý thấp và anh đang làm tốt đấy”. Hoặc bất kỳ điều gì nảy sinh trong đầu tôi để làm cho phi công cảm thấy thoải mái. Bạn phải giúp cho viên phi công thực hiện thành công bằng mọi cách. Bạn không thể bảo anh ta bay đi đợi khi điều kiện thuận lợi thì hạ cánh vì có thể viên phi công tội nghiệp đó không còn nhiên liệu nữa. Vào những đêm xấu trời, gió mùa thổi ù ù làm biển động mạnh và con tàu chao đảo, sau khi tôi giúp phi công hạ cánh an toàn thì tôi đi tìm bác sĩ của phi đội ngay lập tức. Dạ dày tôi đau quắt và cổ họng thì khô. Bác sĩ luôn kê đơn cho tôi bằng một liều duy nhất và luôn như vậy một chai rượu Brandy nhỏ.

  J.P.O’Neil, một người Ai len mập lùn và tóc hung đỏ phi công của phi đội 162, là sĩ quan LSO cao cấp của tàu Oriskany năm 1967 và là thầy giáo của Ron Coalson. John Hellman nói "Vào một đêm con tàu bị bao phủ trong màn mưa dày đặc. Tôi chẳng nhìn thấygì ngoài một màu đen kịt. Tôi gọi: "Này J.P... tôi chẳng nhìn thấy gì cả". J. P trả lời "Cứ tiếp tục đi anh bạn. Anh bạn có hướng tiếp xúc rất tuyệt đó. Tôi nhìn thấy đèn chiếu của anh rồi". Tôi lo lắng: "Nhưng tôi chẳng nhìn thấy gì cả!". Anh ấy nhắc lại: "Tôi đã nói với anh rồi, cứ tiếp tục bay theo góc đó đi". Và khi tôi vượt qua đoạn đường băng thoai thoải trên boong tàu thì nhìn thấy anh trên boong tàu. Sau khi tôi bước ra khỏi buồng lái, tôi chạy ngay đến chỗ J. P. O' Neil ôm chầm lấy anh ta và nói: "Cảm ơn anh, JP. Tôi yêu anh". Anh ấy trả lời: "Rất sẵn lòng”.


Một sĩ quan LSO đang điều khiển hạ cánh.

  Đó không phải tất cả sự ngọt ngào trong mối quan hệ giữa sĩ quan LSO và các phi công. Viên sĩ quan đánh giá phi công dựa trên việc họ hạ cánh có tốt không và việc đánh giá này được dán lên tấm bảng tin trong phòng chuẩn bị. Sĩ quan chỉ huy sẽ biết được viên phi công nào đang gặp vấn đề khi hạ cánh lên boong tàu. Các phi công cạnh tranh với nhau về mức độ đánh giá khi họ hạ cánh cũng gay gắt như những thứ khác. Đôi khi họ cãi nhau với sĩ quan LSO và yêu cầu phải chiếu lại cuốn băng quay cảnh họ hạ cánh cho dù điều này giống như tranh cãi với trọng tài bóng rổ mà biết rõ chẳng thể nào thay đổi được kết quả.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2008, 05:58:44 pm »

  Một số phi công chẳng quan tâm nhiều đến việc họ hạ cánh có tốt hay không mà chỉ muốn mình là người đầu tiên hạ cánh thôi. Khi chạm boong tàu thì phi công phải tắt ngay động cơ. Nếu chạm đất với tốc độ tối đa trên một chiếc hàng không mẫu hạm và không bắt được bất kỳ chiếc dây cáp nào bằng chiếc móc ở đuôi thì anh ta sẽ tự đưa mình vào tình huống nguy hiểm và phải bay vụt lên để thực hiện một cú hạ cánh khác. Bắt trượt tất cả những chiếc dây cáp và phải bay vụt lên được gọi là "ngựa lồng”. Dây cáp mục tiêu để móc là dây cáp thứ ba được đánh số ở phía sau vì đó là vị trí an toàn nhất khi chạm xuống đoạn đường băng thoải ở phía sau và bay vượt quá boong tàu. Có vài phi công nổi tiếng với các động tác đặt máy bay của mình vào vị trí để móc vào bất kỳ dây cáp nào mà họ thích.

  Thái độ của Dick Wyman làm cho sĩ quan LSO lúng túng. Coalson nói: "Anh ta chẳng bao giờ làm theo những gì mà bạn báo anh ta". Anh ta luôn móc tất cả những dây cáp ở phía trước mặt anh ta và sau đó quay tròn máy bay một cách nhẹ nhàng trước khi tiếp đường băng để hạ móc đuôi xuống. Điều này khá tuyệt nếu như bạn có khả năng và Wyman thì luôn có khả năng đó nhưng việc làm đó rất nguy hiểm. Sĩ quan LSO lo lắng về sự lệch hướng đó đối với những viên phi công không đủ năng lực mà có thể thử ganh đua với gió mạnh và đâm máy bay xuống đoạn đường băng thoai thoải đó. Tôi nghĩ đó là lý do mà chúng tôi, những sĩ quan LSO, không thích thái độ của Dick. JP luôn trách Dick về thái độ đó và Dick cười, đưa ngón tay cái lên (Ringo) và tiếp tục làm theo ý thích của anh ta".

  Coalson được chỉ định bay cùng với John Hellman. Hellman là một trung uý sĩ quan chỉ huy, người gốc ở Seattle, Washington, trông giống và có những hành động giống như một ông chủ ngân hàng điềm tĩnh hơn là một phi công chiến đấu. Hellman rất cứng rắn và tự chủ. Anh dẫn dắt Coalson trong chuyến không kích đầu tiên của Coalson ở Bắc Việt đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 24 của anh. Và Coalson bị trúng đạn lần đầu tiên ở Thud Ridge (1).
 
  Khói trắng của các quả đạn pháo phủ kín mọi nơi. Có thể nhìn thấy những họng súng đang khạc lửa dữ dội. Từ trên cao nhìn xuống trông những họng súng đó giống những chùm hoa đá kim cương. Khi đeo ống tai nghe, có thể nghe các phi công khác trao đổi với nhau cùng với những âm thanh điện tử của hộp chống SAM cho dù có hơi ồn. Đột nhiên tôi chợt thấy mọi thứ rơi vào một bầu không khí yên lặng đến bất thường. Và tôi cảm thấy sợ hãi đến cùng cực. Cuối cùng tôi phát hiện ra là tôi vô tình làm tuột ống tai nghe. Tôi có nên bỏ cần lái ra và lắp lại ống tai nghe hay không. Hoặc tôi để kệ đó và trở lại tàu ngay? Tôi bấm nút thả bom - tôi không biết là tôi đang ném bom vào đâu - và lao thẳng ra phía bờ biển. Tôi vừa bay vừa thực hiện các động tác lắc sang hai bên, lượn vòng và kéo mạnh cần lái để thực hiện những cú lượn mạnh để thoát ra khỏi trận địa pháo. Tôi nhìn xuống và thấy vài chiếc A-4 đang vượt qua tôi. Tôi tự hỏi tại sao họ lại phải thoát ra nhanh như vậy. Sau đó tôi nhận ra họ cũng đang hoảng loạn vì pháo phòng không của Bắc Việt bắn ác quá. Vì vậy tôi cân bằng máy bay, tăng hết tốc lực và trở về tàu. Khi đó tôi sợ đến mức toát hết mồ hôi. Tôi bị bệnh thận và gầy đến xanh người. Bạn không thể tin được là tôi có cảm giác sợ hãi như thế nào đâu.


"Khói trắng của các quả đạn pháo phủ kín mọi nơi."
-----------------------------------------------------------
(1) Một vị trí ở Hải Phòng do phi công Mỹ đặt tên.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2008, 05:28:38 pm »

  Khi John Hellman trở về, anh ấy nói: "Nào anh bạn, vào phòng tôi chứ”. Tôi vẫn chưa thoát khỏi tâm trạng ngạc nhiên và lo sợ. Tôi theo chân anh ấy vào phòng và anh ấy mời tôi một cốc bia lạnh. Đó là lần đâu tiên tôi được mời vào phòng của chỉ huy để uống bia. Đó là một thông điệp của lễ nghi. "Cậu đã bị trúng đạn nhưng cậu đã không chạy trốn vì thế cậu có thể nâng cốc cùng với chúng tôi". Tuy vậy tôi đã chạy trốn nếu xét ở một góc nào đó, bởi vì tôi đã ném bom một cách bừa bãi, không nhằm vào mục tiêu. Hellman bắt đầu nói về việc chúng tôi đã thực hiện và việc tôi đã tiến bộ như thế. Anh ấy nói: "Cậu đã lạc mất tôi". Điều này thì có thật. Tôi đã trở về tàu một mình. Tuy nhiên anh ấy dửng dưng về điều này và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các chuyến bay trong tương lai.

  Từ những ngày đầu huấn luyện lái máy bay, Coalson muốn trở thành một sĩ quan LSO. Điều này trở thành một thôi thúc rất mãnh liệt trong anh. "Tôi rất thích nhìn những chiếc máy bay cất cánh và hạ cánh và muốn giúp các phi công có được những cú cất cánh, hạ cánh như ý. Đó là một nhiệm vụ quan trọng đối với tôi.Tôi không hợp với các công việc khác". Anh tâm sự. J.P. O'Neil tự thấy mình là một giáo viên nhiệt tình luôn sẵn sàng chia sẽ những gì mà anh ấy biết. Tất cả mọi người đều công nhận ở Neil là một sĩ quan LSO tuyệt vời Anh hiểu được cảm giác của các phi công như thế nào và điều gì cần thiết để giúp họ hạ cánh lên tàu an toàn nhất. O'Neil đưa cho Coalson một chiếc ống tai nghe và một chiếc nút điều khiển để anh luyện tập đón máy bay xuống tàu và ở bên cạnh Coalson để dạy bảo.


Một LSO trên tàu Oriskany.

  "Có một đêm tôi đã phạm một sai lầm". – Coalson nói: "Một sĩ quan cao cấp, bạn của tôi, đang chuẩn bị hạ cánh nhưng anh ta đang bay ở độ cao khá lớn. Tôi bảo với anh ta: "Góc quá lớn. Hãy thu hẹp góc lại". Nhưng tôi lại để anh ta hạ cánh ở góc quá lớn và thế là anh ta hạ cánh "bang". Tôi không hiểu tại sao máy bay lại không nổ. O' Neil nhìn chằm chằm vào tôi và nói “Tôi không thể tin là cậu đã làm như vậy?". Đó là lời trách mắng nặng nề nhất mà tôi phải nghe ở trong hải quân. O’ Neil đã đạt được những phẩm chất tốt nhất của một sĩ quan LSO và tôi chưa đuổi kịp được anh ấy. Tôi đưa lại cho O' Neil những dụng cụ của LSO và đứng trân người ra nhìn những người khác đang vội vã lao vào chiếc máy bay vừa đâm xuống boong tàu để đưa bạn tôi ra. Tôi thấy mình đáng trách vì đã không giúp anh ta hạ cánh an toàn".

  Cuối cùng thì Ron Coalson cũng trở thành một trong những sĩ quan LSO giỏi nhất của hải quân Hoa Kỳ. Anh nói điều đó là hợp lý đối với một người Ai len mặt đỏ mà.

  Ngày 19/7/1967, Coalson đứng trên boong tàu chờ Herb Hunter và Lee Fernandez trở về từ cuộc không kích vào Cổ Chai. Đầu tiên máy bay sẽ bay về phía bên phải của tàu ở độ cao 800 feet và sau đó lượn xuống một góc 30 độ rồi vào đúng vị trí để hạ cánh. Cứ 35 giây là có một chiếc máy bay hạ cánh. Coalson tự hỏi liệu Cal Swanson đang có mặt ở trên đài quan sát không lưu và dùng đồng hồ bấm dây không. Swanson yêu cầu phi đội phải thực hiện chính xác thời gian hạ cánh đó. Nếu bạn hạ cánh sớm trước 5 giây thì anh ta có thể báo cho bạn về điều đó qua hệ thống loa.

  Coalson có phần lo lắng Fernandez. Ở một góc độ nào đó thì Coalson và Fernandez giống nhau khá nhiều. Coalson luôn đặt những câu hỏi. Những câu hỏi lớn. Tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Tại sao chúng ta lại ở đây? Lee Fernandez cũng đặt câu hỏi về những điều đó nhưng mang tính nội tâm. Câu hỏi của Lee, không giống như của Coalson, nó không liên quan đến vũ trụ. Khi Lee hỏi: “Tại sao chúng ta lại ở đây?" thì anh có ý định hỏi "ở đây” là ở Việt Nam.

  Coalson nói: "Lee khá phiền lòng, không phải anh ấy sợ. Nhưng nếu xét về góc độ đạo đức thì khi anh ấy càng suy nghĩ về cuộc chiến này bao nhiêu thì anh ta càng hạ cánh bất cẩn bấy nhiêu. Điều này đã ăn sâu vào tâm trí của anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy khá liều mạng khi thực hiện những động tác hạ cánh dễ gây ra tai nạn. Thế nhưng anh ấy vẫn tiếp tục bay”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2008, 08:00:53 am »

  Buổi sáng của cuộc không kích vào Cổ Chai đã không diễn ra suôn sẻ. Ngày hôm trước, có hai phi công bị bắn rơi cách Cổ Chai không xa. Một người đã được máy bay cứu thoát còn một người bị bỏ lại dưới mặt đất suốt đêm. Ngay trước khi Herb Hunter và Lee Fernandez được máy phóng đẩy ra khỏi tàu Oriskany, người ta đã tổ chức một nỗ lực để cứu viên phi công còn lại như đã cứu thoát Butch nhưng lần này nỗ lực đó đã thất bại. Trực thăng cứu nạn bị bắn rơi và cả phi hành đoàn bị thiệt mạng. Viên phi công, đối tượng của nỗ lực cứu thoát đó bị bỏ lại trong vùng đất của Bắc Việt và rất có thể bị bắt làm tù binh. Và trong nhiệm vụ giải thoát này một chiếc A-4 bị bắn rơi. Nhiệm vụ giải thoát phi công bất thành đã phủ một màn không khí ảm đạm khắp con tàu. Trong phòng chuẩn bị, người ta ít nghe thấy các cuộc nói chuyện vì các phi công đang lắng nghe các cuộc trao đổi điện đàm của nhóm không kích Herb và Lee.

  Mặc dù Lee chưa bao giờ ném bom xuống Cổ Chai nhưng mục tiêu này giữ một ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Một năm trước, khi anh đang tham gia khoá huấn luyện F-8 ở Miramar thì Dennison bị bắn rơi trong cuộc không kích của Cal Swanson. Dennison tham gia nhóm không kích trước anh có vài tháng. Lee không biết tính cách của Dennison như thế nào nhưng cái chết của Dennison đã tác động mạnh đến anh và những phi công trẻ đang huấn luyện ở Miramar bởi vì Dennison vừa mới hoàn thành khoá huấn luyện mà đã tham gia không kích ngay. Và những viên phi công trẻ đó nhận ra rằng chính họ sẽ phải đối mặt với Cổ Chai.

  Lee Fernandez nhớ rõ những xảy ra vào ngày 19/7/1967. Anh nhớ cảm giác lo lắng khi phi đội vượt qua đường bờ biển của Bắc Việt. Nhưng anh không thể nào nhớ hết những chi tiết của cuộc không kích - lao vào mục tiêu, đạn pháo bủa vây và ném bom. Và anh không chắc anh có ném bom trúng mục tiêu không. Sự sợ hãi bắt đầu xuất hiện khi anh nhìn thấy một lỗ nhỏ trên cánh phải của Herb Hunter. Nó trông không có gì quan trọng và có thể do một viên đạn súng cao xạ nào đó bắn phải. Nhưng Herb đang bị dò nhiên liệu rất nhanh.

  Hunter và Fernandez hạ thấp xuống độ cao 7000 feet và bay chậm lại để tiết kiệm nhiên liệu. Lúc đó có một chiếc máy bay bay vượt qua hai người để thông báo cho tàu Oriskany về tình trạng máy bay của Hunter. Lỗ hổng đó trông có vẻ không nguy hiểm gì nhưng 750 pound bom nằm ở cánh phải bị kẹt không thể nào thoát ra được, tạo thêm sức nặng cho máy bay. Khó khăn hỗn hợp này làm cho việc hạ cánh sẽ khó khăn.

  Khi Cal Swanson biết được tình trạng hỏng hóc máy bay của Hunter, anh đi thẳng lên trung tâm điều khiển không lưu để trao đổi với Hunter qua điện đàm.

  "Super heat - two. Đây là thuyền trưởng. Tôi biết cậu đã bị trúng đạn vào cánh".

  "Đúng vậy. Tôi đang bị dò nhiên liệu”.

  "Thế còn hệ thống thuỷ lực thì sao?"

  "Một hệ thống không hoạt động”.

  "Tình trạng nhiên liệu như thế nào?"

  "800 pound. Tôi thấy số bom còn trên máy bay làm cho máy bay càng nặng thêm. Anh có nghĩ là tôi có thể mang số bom này trở lại tàu được không?"

  Khi họ nói chuyện, Swanson đã tính toán những cách thức giải quyết. Hệ thống thuỷ lực hỏng sẽ không cho phép Herb Hunter tiếp nhiên liệu từ một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu. Nhưng bom còn sót lại trên máy bay mới là vấn đề khó khăn, nhưng Herb Hunter là một phi công giỏi.

  "Tất nhiên" Cal nói "cậu có thể hạ cánh xuống boong tàu. Nếu cậu không bắt vào được dây cáp thì cậu phải nhảy ra khỏi máy bay đấy”.

  Swanson tính toán rằng Herb chỉ cách tàu Oriskany khoảng 15 dặm. Nhưng sự tính toán đó không chính xác. Thực ra Herb cách tàu Oriskany tới 50 dặm. Herb và Fernandez đang lên kế hoạch hạ cánh dựa trên sự tính toán sai lầm. Chiếc tàu mà họ nhìn thấy không phải là Oriskany mà là một tàu hàng không mẫu hạm khác tình cờ đang di chuyển ngay phía sau tàu Oriskany.

  "Đó không phải tàu Oriskany”. Herb Hunter đột nhiên thét lớn vào trong radio. "Đó là Bonnic Dick. Tôi có thể hạ cánh xuống đây”.

  Cal Swanson rất ngạc nhiên. Anh không biết tàu Bonnic Dick đang di chuyển phía sau tàu Oriskany.

  "Tôi phải chuyển sóng để nói chuyện với tàu Bonnic Dick”. Herb nói. "OK” Swanson nói. "Nhìn kỹ vị trí hạ cánh. Nếu không ổn thì bay thẳng đi, đừng có hạ cánh". Swanson không biết rằng đó là lời nhắn cuối cùng cho Herb Hunter.

  "Đó là sự trùng hợp kinh khủng”. - Lee Fernandez nói - "Tàu Oriskany đã được cảnh báo và tôi chắc rằng nếu như chúng tôi phải bay đến tàu Oriskany thì Swanson hoặc chỉ huy đài không lưu đã phải báo Herb nhảy ra khỏi máy bay. Nhưng khi chúng tôi biết mình nhầm thì chúng tôi đã bay qua đầu Bonnic Dick. Sĩ quan LSO ở trên tàu này không có nhiều thời gian để đánh giá tình hình. Herb thực hiện một cú tiếp tàu trực tiếp, rất nguy hiểm trong bất kỳ trường hợp nào, và do hệ thống thuỷ lực hỏng nên bánh xe không hạ xuống được nên anh ta phải dùng không khí khẩn cấp để đẩy bánh xe xuống. Nhưng anh ấy phát hiện ra cánh trái của anh không nhấc lên được, vì vậy việc hạ cánh F-8 sẽ gặp rất nhiều khó khăn".

  "Tại sao anh ấy lại cố gắng hạ cánh và tại sao sĩ quan LSO lại cho phép anh ta hạ cánh. Tôi không biết lý do tại sao, ngoại trừ quyết định nhảy dù khó thực hiện được. Tôi nghĩ anh ấy đã không còn hi vọng tiếp tục điều khiển máy bay được nữa vì đã hết nhiên liệu nhưng có thể anh ấy nghĩ rằng anh ấy có thể bắt được một chiếc dây cáp nào đó và giữ được máy bay lại. Khi anh ta lao xuống boong tàu, rõ ràng là không thể bắt được một chiếc dây cáp nào. Tôi kêu anh ấy nhảy ra. Ước gì tôi đã kêu anh ta nhảy ra khỏi máy bay sớm hơn. Anh ấy va chạm mạnh, bom bị tung ra, có hai hộp số hạ cánh bị bẹp dúm, số nhiên liệu còn lại bốc cháy trong giây lát.


  "Tôi hét lên khi nhìn thấy máy bay của Herb bay trượt boong tàu và lao thẳng xuống nước. Tôi hét lên đến khản giọng và không thể tin rằng chiến tranh có thể làm một việc như vậy đối với một phi công giỏi như Herb Hunter. Trong sự bàng hoàng tôi bay vòng qua để kiểm tra nơi mà Herb Hunter lao xuống. Tôi nhìn thấy chiếc dù đã được mở ra một phần ở dưới nước. Tác động mạnh của cú va chạm đã tác động gây ra cú bật dù. Trực thăng vớt được xác của Herb. Dù gì đi nữa tôi cũng phải trở về tàu Oriskany. Tôi hạ cánh ngay lần tiếp boong tàu đầu tiên. Tôi kể lại vụ đâm của Herb Hunter nhiều lần trong suốt đêm đó".

  Bàng hoàng, Cal Swanson đi thẳng vào phòng và viết thư cho Nell. Anh thật sự ân hận vì nhẽ ra anh phải yêu cầu cậu ta phải bung dù ngay.

  Cal kết thúc nhận xét bản báo cáo thương vong của Herb. Bản báo cáo này sẽ được chuyển thẳng đến ban chỉ huy hải quân và được chuyển đến Miramar. Vài giờ sau đó, chiếc xe màu đen của Chính phủ thường mang đến sự rùng rợn của tang tóc đến cho các bà vợ của các phi công sẽ tiến thẳng vào cổng của nhà Herb Hunter. Một viên sĩ quan mặc quân phục cắt tóc ngắn bước xuống xe và bấm chuông cửa ra vào. Diane sẽ bước ra mở cửa, khuôn mặt lạnh tanh đến lạ thường cho thấ ychị ấy đã biết được chuyện gì đã xảy ra. Cal quyết định hoãn việc gửi thư báo tin cho Diane. Anh sẽ gửi thư vào ngày mai. Bây giờ anh chỉ uống một thứ gì nữa. Anh mở ngăn kéo an toàn trong phòng và lấy ra một chai rượu Brandy. Anh nhớ rằng hình thức bức thư mà anh thường gửi cho các bà vợ của phi công sẽ đến tay Diane khi đúng lúc cô biết được tin về cái chết của Herb. Chúng tôi biết được tất cả những rủi ro sẽ xảy ra nhưng chúng tôi chấp nhận những rủi ro đó vì chúng tôi cảm nhận được sự tự hào và niềm vui không quân hải quân vượt qua mọi rủi ro sẽ xảy ra". Lời lẽ nghe vô tình làm sao.

  Cả phi đội bị chấn động bởi cái chết của Herb và cũng lúng túng, không ai trách Swanson vì việc anh không ra lệnh cho Herb Hunter bung dù. Ai cũng tự băn khoăn tại sao Herb, một phi công xuất sắc, lại thực hiện một hành động liều lĩnh đến như vậy. Anh ta hiểu chiếc F-8 hơn bất kỳ phi công nào. Black Mac có lý thuyết riêng của riêng anh ta mà Dick Wyman và những phi công khác công nhận rằng lý thuyết đó gần đạt đến sự thật nhất.

  Black Mac nói: "Trong một cuộc họp vào ngày hôm trước, chỉ huy phi đội đã đặt vấn đề việc chúng ta đang thiệt hại quá nhiều máy bay. Ông ta nói: "Nếu các cậu có khả năng thì hãy mang máy bay trở về tàu”. Và Herb là một phi công giỏi nên anh ta đã cố gắng thể hiện khả năng của mình. Đôi khi sự cố gắng đó lại gây ra tác hại diệt thân".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2008, 06:39:20 pm »

NỖI SỢ HÃI

  Chỉ có những kẻ bất tài mới bị bắn rơi. Đã bao nhiêu lần tôi đã suy nghĩ về điều đó. "Nếu tôi luôn thực hiện những động tác chuẩn xác, tôi sẽ vượt qua mọi cuộc chơi và sống sót”. Khi có viên phi công nào đó bị bắn chết, tôi nghĩ anh ta đã thực hiện những động tác sai và trong nhiều trường hợp thì điều đó là đúng, tất nhiên không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ bị bắn rơi và chết. Chưa một lần nào ý nghĩ đó đi vào suy nghĩ của tôi. Tôi nghĩ người ta không đủ thông minh để bắn rơi tôi. Nếu bạn sống với thực tế là cơ hội của bạn chỉ ra 50/50 khi bạn bị vây trong trận địa của đối phương hay trong khi đối đầu trực tiếp với máy bay địch thì bạn sẽ bị tê liệt mọi giác quan. Và vì thế chỉ có những phi công không có bản lĩnh mới bị bắn rơi.

  Tôi phát hiện ra một vài điều về nỗi sợ hãi. Bạn bay qua bãi biển và khi đó bạn cảnh giác cực độ. Mắt bạn căng ra. Miệng bạn khô khốc. Bạn không thể nhổ nước bọt nếu như cuộc sống của bạn phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác. Tim bạn đập nhanh giống như lúc bạn chạy 1 dặm trong vòng 4 phút. Bạn sẽ giữ được sự tự chủ nếu như thời tiết tốt. Tôi thường bảo các phi công khác rằng: "Nếu như các bạn sợ hãi và không thể kiểm soát được nỗi sợ đó thì các bạn rất dễ bị bắn rơi". Bởi vì nhưng phi công luôn bị nỗi sợ hãi chi phối thường bay theo đường thẳng, quên không thực hiện những động tác tránh tên lửa, lượn bên trái, lượn bên phải hoặc lộn nhào và họ sẽ bị đạn pháo bắn trúng hoặc nhận ngay một quả tên lửa đúng ngay vào ống phản lực.

  Mỗi lần tôi bay ở gần bãi biển của Bắc Việt và lái máy bay trở về tàu, cách khoảng 15 hoặc 20 phút, tôi thường rơi vào tình trạng thất vọng và thấy run người. Sau mỗi lần trở về từ những cuộc không kích tôi thường hút một điếu thuốc. Đó là vi phạm những điều quy định. Nếu như bạn bị dò oxy và châm lửa thì bạn sẽ tự đốt bản thân mình ngay. Tôi thường hút thuốc hiệu Luckes. Bây giờ tôi không hút thuốc - ơn chúa - tôi đã bỏ hoàn toàn rồi. Nhưng trong thời gian đó tôi luôn đặt một chiếc gạt tàn nhỏ vào trong túi tay áo bên phải của bộ đồ. Nhiều lúc tôi cảm thấy lạnh đến run người đến nỗi tôi phải dùng cả hai tay để hút thuốc.

  Vô tình, tôi nghĩ tôi đã là ngoại lệ đối với những người bạn đã bị bắn rơi. Họ không phải là những phi công tồi. Tôi có thể tìm ra lý do biện minh cho tai nạn nghề nghiệp dẫn đến cái chết của họ. Nhưng điều cuối cùng tôi muốn làm là đến dự đám ma hoặc đến an ủi người vợ của viên phi công xấu số đó.

  Ngày 19/7/1996, Frank Elkins, một phi công lái máy bay A-4, cũng đang suy nghĩ về cây cầu Cổ Chai. Một người bạn của Elkins trên tàu Oriskany thường nói: "Sự can đảm của mình biến mất dần khi bay vào nội địa của Bắc Việt”. Cổ Chai nằm ở phía nam của Hà Nội, nằm sâu trong vùng đất bằng phẳng, đông dân cư và được bố trí một mạng lưới dày đặc gồm pháo cao xạ và tên lửa. Khi Elkins nhìn thấy khu vực này, anh nhận thấy rằng việc bắn phá cây cầu này rất dễ dàng, khả năng sát hại dân thường là rất cao và không có cơ hội trốn thoát nếu như anh bị bắn hạ. Anh rất sợ việc gây ra cảnh chết chóc cho dân thường. Anh tự hỏi liệu chiếc xà lan mà anh mới thả bom xuống gần đây có phải là mục tiêu quân sự chính xác hay đó là một chiếc thuyền của một gia đình đánh cá. Anh viết thư cho vợ là Marilyn rằng: "Anh tự nhủ nhiều lần rằng đó là mục tiêu quân sự nhưng sâu thẳm trong tâm trí anh vẫn cầu mong rằng anh đã đúng”.

  Elkins, 27 tuổi, tốt nghiệp hạng ưu khoa Văn của Trường đại học Bắc Carolina và đây là chuyến công tác đầu tiên của anh. Trên đường đến Việt Nam, tàu Oriskany đã dừng tại Hawai. Elkins bay qua Oalu,Trân Châu Cảng và bay xuống bãi biển Waikiki và sau đó bay tới Molokai nơi anh nhìn thấy một trại điều trị của bệnh nhân bị bệnh phong. Trại điều trị này có 3 mặt nhìn ra bãi biển cát trắng và phẳng lặng và mặt thứ tư dựa vào một vách núi dốc đứng um tùm những cây leo và bụi cây. Anh nói với Marilyn rằng: "Cảnh ở đó thật hoang sơ và đẹp đến thơ mộng đến nỗi thật khó mà nhận ra những con người đang sống ở đó mang mắc một căn bệnh mà người ta kinh tởm".

  Buổi sáng chủ nhật Frank tỉnh dậy chợt thấy một cảm giác khó chịu xâm chiếm tâm hồn. Chưa bao giờ anh cảm thấy cô đơn đến vậy. Anh rất muốn có Marilyn bên cạnh để chia sẻ cảnh đẹp của hòn đảo này quá cơ. Marilyn là một cô gái dễ thương tóc đỏ, khuôn mặt sáng sủa và cũng hay giận dỗi; Marilyn đã từng tham gia một cuộc diễn thuyết và nhận được một suất học bổng tại một trường đại học. Trong đời của Frank, có ba điều yêu quý nhất. Đó là mẹ của anh bởi vì bà luôn tạo điều kiện để anh thực hiện mọi điều anh muốn. Thứ hai là bay lượn vì nó tạo cho anh niềm vui và sự tự tin và niềm vinh dự và sau cùng là Marilyn bởi vì cô là người duy nhất gần gũi với anh nhất. Frank thường gọi điện đường dài cho Marilyn và những cuộc đối thoại ngắn ngủi của họ làm cho anh cảm thấy ấm áp; nhưng nỗi cô đơn càng như con dao đâm sâu vào cõi lòng anh khi hai người gác máy.

  Sau khi gọi điện xong thì Frank gặp đội trưởng và ông này đã trách anh vì không tham gia vào cuộc thi trèo dừa. Frank tập thể dục rất nghiêm túc và muốn giữ form người đẹp nên anh không muốn tham gia những trò chơi "trẻ con” như vậy. Nhưng ông đội trưởng nói rằng: “Trò chơi leo dừa là cuộc chơi của những người đàn ông thật sự”.

  Sau đó Frank gọi điện lại cho Marilyn và kể "vì thế mà anh tức điên lên và trèo lên một cái cây dừa cao hơn cây dừa mà Banh đã trèo 10 feet. Anh lặng lẽ và điềm tĩnh leo lên cây, tay anh bị trầy xước, quần áo bị dính nhựa và chân trái bị một hay hai chiếc gai đâm vào. Anh phải tắm bằng rượu uýt-ky ngô mà người vẫn không sạch em ạ."
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2008, 04:32:52 pm »

  Frank Elking luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức. Khi anh đến Yankee Station, anh khao khát muốn biết anh sẽ xử trí như thế nào trong vòng vây của pháo phòng không và tên lửa, đặc biệt là sau khi nhìn thấy nhiều phi công khác trở về sau những cuộc không kích lớn mặt mày xanh xao và rã rời thân xác. Anh nghĩ việc bị bắn trúng sẽ có thể ảnh hưởng một viên phi công bằng nhiều cách, có lẽ là do lá thư cuối cùng mà anh ấy nhận được của vợ hoặc thậm chí thức ăn mà anh chọn ăn vào buổi sáng. Anh tin rằng anh là phi công giỏi nhất trong phi đội A-4, nhưng vẫn tự hỏi tại sao anh vẫn bị ám ảnh một nỗi sợ hãi vô hình nào đó mà anh chưa tìm ra nguyên nhân. Anh đã từng viết nhật ký rằng: "Mình luôn cố gắng chứng minh bản thân mình nhưng chỉ khi nào mình thành công thì khi đó mình mới thấy thanh thản".

  Elkins tin rằng nước Mỹ có quyền ngăn chặn việc cộng sản cố gắng tiếp quản miền Nam Việt Nam. Nhưng anh nhận ra có những yếu tố khác bên cạnh niềm tin kia khiến cho những phi công như anh phải thực hiện những nhiệm vụ bắn phá miền Bắc. Phi công hải quân là những người xung phong đi đầu. Một phi công nếu thốt ra những lời ca thán như "tôi thấy chán chiến tranh rồi" thì ngay hôm sau anh ta bị đưa về nhà, không giống như lính bộ binh của Mỹ đang đi càn quét qua những ruộng lúa ở miền Nam Việt Nam và họ phảiphục vụ ở đây ít nhất là một năm.

  Elkins cũng ghi nhận một điều rằng: Việc bạn từ bỏ đôi cánh và từ bỏ cuộc đời binh nghiệp là hoàn toàn khó khăn ngay cả khi bạn lo sợ cho chính cuộc sống của bạn và cùng với những người mà trước đây bạn luôn dè dặt khi giao tiếp. Anh hiểu được nỗi đam mê ám ảnh của những viên phi công muốn bắn phá những cây cầu trong chiến tranh Triều Tiên chứ không quan tâm đến tầm quan trọng của cuộc không kích. Đó là cuộc cạnh tranh, là động cơ thúc đẩy các phi công thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc, niềm khát khao được chứng minh bản thân mình và được đồng đội tôn trọng, tất cả những yếu tố này đã khiến các phi công vượt qua được nỗi sợ hãi về nguy hiểm khi thực hiện các cuộc không kích.

  Ngày 12/7/1966, 4 ngày sau khi tàu Oriskany đến Yankee Station, Frank viết một lá thư gửi cho Marilyn rằng anh đã thực hiện nhiệm vụ không kích lần đầu tiên. Anh ấy đang vui sướng ngây ngất. "Anh rất hạnh phúc là mình vẫn còn sống? Vào buổi trưa ngày hôm đó, máy bay của tàu Oriskany đã tấn công một kho chứa dầu nằm giữa Hà Nội và Hải Phòng (kho xăng Đức Giang). Frank bay cùng với chỉ huy của phi đội và cho dù anh mất dấu của anh ấy nhưng vẫn kết thúc nhiệm vụ và trở về mà không gặp một khó khăn nào. Câu hỏi mà anh vẫn tự hỏi bản thân đã được trả lời.


  Trong cuộc tấn công đó, một chiếc F-8 của phi đội 162 bị bắn rơi và Elkins chứng kiến sự việc đó. Anh kể lại cho Marilyn cuộc đối thoại điện đàm lúc đó:

  "Này Rick, cậu bị dính lửa rồi đó”

  "Không đúng”.

  "Đúng mà, cả phần đuôi máy bay bị lửa bao trùm hết rồi. Nhảy ra đi".

  "Máy bay sắp nổ đó. Bung dù đi, bung dù đi”.

  "Không”.

  Sau đó viên phi công, một trung uý mà anh không biết, lạnh lùng nói: "Ừ, tiếc về tai nạn này. . . hẹn gặp lại năm tới”. Và máy bay nổ tung.

  Viên phi công mà Frank không biết đó là Rick Adams. Anh ta bị bắn rơi lần thứ hai.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2008, 04:35:36 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2008, 03:00:46 pm »

CANNON CHO F-4


  Phi đoàn 366 TFW ở Đà Nẵng quyết định mang thùng 20mm M-61 Vulcan (núi lửa) cho F-4 hộ tống (treo hoặc ở dọc thân, hoặc ở hai bên cánh). Trước đây nó được sử dụng đánh mục tiêu dưới đất. "Phi đoàn đã để tuột tối thiểu 7 cơ hội trong 10 ngày qua vì không có khả năng bắn ở dưới cao độ 2000 feets và trong khoảng cách dưới 2500 feet. Tuy nhiên, các phi công nghi ngờ thùng cannon có thể giúp ích, vì "nó làm giảm sức cơ động, tăng lượng dầu tiêu thụ, tăng lực cản đối với máy bay". Đeo thùng cannon thì phải bỏ thùng dầu phụ (mất mất 600 gallons so với thông thường). Thêm nữa rất khó căn súng với kính ngắm, rồi khi bắn thùng can-non bị rung mạnh nên độ chính xác giảm so với loại cố định dùng cho F-105. Nhưng thực tế 2/5/1967 thử nghiệm kiểm tra về vấn đề nhiên liệu lại khác. Phi đội 4 chiếc, hai chiếc dẫn đầu (lead - số 1 và 3) mang thùng cannon, hai chiếc wingman (số 2 và 4) mang thùng dầu phụ treo dọc thân. Kết quả cho thấy wingman tiêu thụ nhiều dầu hơn, vì phải thường xuyên sử dụng tay ga để giữ vị trí trong đội hình, và giống như ô tô, tăng tốc và giảm tốc nhanh tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn là tốc độ ổn định. Thử nghiệm cuối cùng cho thấy họ cùng có thời gian hiệu dụng trên không như nhau. Vấn đề nữa là F-4 không có điểm ngắm bắn đón, mà chỉ có điểm ngắm cố định, không thay đổi khi vòng lượn, do đó có tác dụng chỉ như loại dùng trong Chiến tranh thế giới thứ II.


M-61 Vulcan.

  Phi công được hướng dẫn là ngắm đón lên phía trước mục tiêu một khoảng xa khi còn xa, sau đó giảm dần khi tiếp cận mục tiêu, chờ đợi Mỉg sẽ bay xuyên qua dòng đạn. Họ tính ra rằng khoảng cách giữa các viên đạn trong luồng đạn chỉ là 30 feets và cơ hội để Mig bay qua luồng đạn mà không bị trúng là "không thể xảy ra". F-4 phải vào rất gần để đảm bảo bắn trúng; họ cho rằng thùng cannon bị rung lại hay, vì nó làm tăng độ tản mát của luồng đạn. Thêm vào việc tăng số lượng, F-4 thay đổi chiến thuật. Thay bằng bay trước đội hình phi đoàn ném bom, họ bay cùng đoàn vào khu vực mục tiêu rồi tách ra, sau đó lại hợp nhất lại với đội hình cường kích trên đường bay ra. Quyết định tăng cường lực lượng hộ tống là sáng suốt, khi tháng 5 trở thành tháng không chiến lớn nhất cho đến lúc đó. Và điều quan trọng nhất, tháng 5 chỉ có 15 máy bay cường kích phải vứt bom dọc đường, trong khi trong tháng 4 dù ít giao chiến hơn nhưng có đến 16 cường kích phải vứt bom. Tháng 5 mở đầu với một ngày tốt lành cho hải quân, khi 16 A-4 tấn công sân bay Kép, khiến cho Mig 17 phải xuất hiện ồ ạt. Bất chấp bị cao xạ bắn rát và ít nhất 4 Mig-17 đuổi bám trên đường ném bom, A-4 phá huỷ 3 Mig-17 ở đường băng. Trong trận tiếp đó, thêm 2 Mig-17 bị hạ do F-8 và A-4 (A-4 là máy bay ném bom, chỉ có cannon dùng tấn công địa vật. A-4 về mức độ cơ động thua xa Mig-17. Vậy mà A-4 vẫn hạ được Mig-17 chứng tỏ phi công Mỹ đã tận dụng tối đa khả năng chiến thuật của máy bay, trong khi phi công Việt Nam đã không làm được như thế. Điều đó chứng tỏ một là trình độ phi công của ta chưa nhuần nhuyễn, hai là địch quá đông nên bay hướng nào cũng dơ đuôi ra cho nó bắn.) Cũng ngày đó, F-4 không quân tiến đánh sân bay Hoà Lạc, 2 F-4 tấn công 8 Mig-17 dàn trận theo đội hình "bánh xe" ở cao độ thấp. "Bánh xe" rất hữu hiệu; F-4 bắn 9 tên lửa nhưng không trúng, tuy có một Mig-17 đã đâm xuống đất khi cơ động tránh tên lửa. Trong ngày 4/5, F- 4 không quân tiếp chiến Mig-17 và Mig-21. Một F-4 bắn 3 Aim-7 và 3 Aim-9 từ phía sau vào một Mig-21, quả Aim-9 cuối cùng trúng và phá huỷ chiếc Mig (ưu thế nhiều đạn rất lợi hại trong không chiến nếu ta đang ở vị trí thuận lợi. Mig-21 lúc đó chỉ có mỗi 2 đạn nên ít có cơ hội diệt địch hơn so với F-4). Sau đó phi đội này tấn công một "bánh xe" Mig-17 khác và bắn 3 Aim-9 nhưng không trúng. Trong hai ngày không chiến, chỉ 1 trong số 18 tên lửa do F-4 không quân bắn trúng Mig.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2008, 04:37:56 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM