Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:49:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2008, 07:05:05 pm »

  Tự thân hạm trưởng Iarrobino mở cuộc điều tra về pháo sáng mà với lý do nào đó không được chạm tới bởi viên sĩ quan trẻ hay bất kỳ người nào khác. Bạn bè tại kho chứa đạn dược hải quân ở Crane, Indiana, nơi sản xuất pháo sáng cho ông một bản phân tích bằng vi tính về sức chịu đựng của kíp nổ của pháo sáng. Bản phân tích cho thấy với thiết kế của nó 10/10000 quả pháo sáng có thể phát cháy bất kỳ lúc nào. Đó là một tỷ lệ cao đến mức đáng hổ thẹn đối với ngành quân nhu bởi pháo sáng cần được loại trừ mọi khả năng gây tai hoạ. Tuy vậy chẳng ai thay đổi bản thiết kế pháo sáng. Điều tra sâu hơn, Iarroblno phát hiện rằng ở những tàu khác trên Yankee Station pháo sáng cũng hay nổ bất thình lình May mắn cho họ là tai hoạ chỉ xảy ra trên sàn máy bay nên có thể dập tắt dễ dàng.

  Với thông tin mới này, Iarrobino muốn có một cuộc hẹn với ngài đô đốc chỉ huy toàn bộ hàng không mẫu hạm của lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương. Ianobino nói: "Tôi đã làm việc cho đô đốc ba lần. ông ấy là chỉ huy Forrestal còn tôi lúc đó là sĩ quan phụ trách hành binh. Chúng tôi rất hiểu nhau và là bạn tốt của nhau. Tôi đã giúp ông ấy trở thành đô đốc bằng cách phục vụ hết mình cho ông ấy. Vậy mà bây giờ ông từ chối không gặp tôi chỉ vì ông cho rằng vấn đề mà tôi đang điều tra có thể gây ảnh hưởng không tốt cho ông.”

  Ngài đô đốc cử sĩ quan phụ trách quân nhu đến nói chuyện với Iarrobino. Hạm trưởng đặt lên bàn một nguyên mẫu kíp nổ pháo sáng, với cái gờ để chốt an toàn tạo nên một khoảng nhỏ vừa đủ cho các chi tiết kỹ thuật của pháo sáng. Việc chứng minh của ông đơn giản dễ hiểu ngay cả với học sinh đang đi học. Ông thả kíp nổ lên bàn. Chốt an toàn trượt khỏi gờ. Chỉ một cái rung nhẹ cũng đủ phát hoả pháo sáng với kíp nổ như thế và gây ra vụ cháy làm 44 người thiệt mạng.

  Ngày hôm sau một mệnh lệnh được truyền tới tất cả các hàng không mẫu hạm hướng dẫn họ chôn huỷ 40.000 quả pháo sáng xuống biển. Tuy nhiên ngài đô đốc vẫn không thay đổi biên bản buộc tội Iarrobino và thuỷ thủ đoàn của ông trong vụ cháy. Iarrobino nói: "Tôi có choáng váng trước cách xử lý của hải quân đối với tôi không? Có quá đi chứ. Tôi mong nhiều người hơn nữa đứng ra đấu tranh cho tôi, căn cứ vào hoàn cảnh thời chiến. Sau này họ sẽ đổi kiểu pháo sáng đồng thời chấn chỉnh thuỷ thủ đoàn trên tàu, do đó nếu bạn tới Yankee Station với một thuỷ thủ đoàn, tất cả các bạn sẽ trở về nguyên vẹn. Nhưng điều đó quá muộn đối với tôi”

  Công việc vẫn tiếp diễn. Hội đồng bầu chọn đô đốc mới họp trong lúc sắp có thư khiển trách đối với Iarrobino nên ông bị bỏ qua. Năm thành viên thuỷ thủ đoàn Oriskany bị đưa ra toà án quân sự nhưng được tha bổng. Sau cùng, Iarrobino phải nhận một lá thư cảnh cáo không trừng phạt thay cho thư khiển trách nên không bị ghi vào hồ sơ. Về lý thuyết, hình phạt đó không thể ảnh hưởng tới sự nghiệp một sĩ quan. Nhưng dĩ nhiên đó chỉ là lý thuyết, lúc đó Iarrobino được phân công tới Washington và bị bỏ qua đến lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng cho chức đô đốc.

  Ba chiếc hàng không mẫu hạm khác cũng bị cháy bất ngờ giữa biển. Một chiếc còn bị nặng hơn cả Oriskany với nhiều người thiệt mạng hơn. Nhưng cả ba hạm trưởng đều được thăng chức đô đốc. Điều đó không nằm ngoài sự để ý của hạm trưởng Iarrobino hay bất kỳ người nào khác quen với công việc của hải quân, đó là họ đều tốt nghiệp từ Học viện Hải quân Mỹ còn John Iarrobino thì không.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2008, 05:18:58 pm »

  Ngày 19/12/1966, Cal Swanson đảm nhiệm quyền chỉ huy phi đội 162 trong một buổi lễ tổ chức ở SanDiego. Đối với Swanson, đó là giây phút mà anh hằng mong đợi kể từ lúc anh còn đứng trên cánh đồng thuộc trang trại của gia đình quan sát chiếc DC-3 bay lần đầu giữa Denver và Cheyenne. Một chiếc máy bay bạc 2 động cơ bay qua nền trời xanh và dãy núi đầy tuyết, một hình ảnh Cal luôn ghi nhớ. Cả hai anh trai của anh đều là phi công trong chiến tranh thế giới thứ 2, ba chị đều lấy chồng phi công, với cái tên như Charles A Lindbergh Swanson rõ ràng anh sẽ sớm đặt ước nguyện trở thành bác sĩ thú y sang một bên để nắm lấy triển vọng tốt đẹp trở thành một phi công chiến đấu. Anh đã không phải ân hận vì quyết định của mình.

  Swanson định biến phi đội thành một đơn vị đánh bom. Đó sẽ thực sự là một điểm chiến đấu. Washington dường như đang nới lỏng các mục tiêu. Chỉ cách đó vài tuần, đô đốc Sharp đã đề nghị Washington cho phép thu hẹp phạm vi chiến đấu ở những vùng bao quanh Hà Nội và ông là người tiên phong thực hiện việc đó.

  Dĩ nhiên, sau khi các trận chiến diễn ra nhằm vào các mục tiêu quân sự gần ranh giới thành phố Hà Nội, vào ngày 13, 14 tháng 12, miền Bắc Việt Nam bắt đầu ca thán rằng máy bay Mỹ ném bom khu vực dân sự, Mỹ đang dấn thân vào chính sách diệt chủng. Swanson cho rằng phản ứng của họ là đúng. Kết cục, miền Bắc Việt Nam đang phát động cuộc chiến tranh tuyên truyền cùng với chiến tranh quân sự.

  Trên lý thuyết cả ba loại máy bay của không quân Mỹ hơn hẳn Mig17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi Mig 17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. Mig 17 không có tên lửa không đối không, nên phải dựa vào can non: 2 súng23 mm và 1 súng 37mm. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay Mỹ vì được nhằm ñểø đánh chặn máy bay ném bom, và có tốc độ bắn chậm.

  Một loạt bắn 2 giây của Mig 17 chỉ có 69 viên đạn, trong khi US M-61 của F-105 có thể bắn tới 175 viên và Mark 12 của F-8 bắn 160 viên. Nhưng can non của Mig 17 có tầm rất xa, khoảng 5000 feet - và trọng lượng đạn rất nặng, khoảng 70,3 pound cho 2 giây bắn, trong khi con số đó là 38,6 và 35,2 cho F-105 và F-8. Phi công ở chiến tranh Triều Tiên cho rằng tốc độ bắn này quá chậm cho không chiến, nhưng nó lại cho phép Mig 17 có thể diệt mục tiêu bằng chỉ một khoảnh khắc may mắn. Tuy nhiên, Mig 17 chỉ có đủ đạn cho 5 giây, trong khi F-105 và F-8 có 10 giây.

  Dù có máy bay tốt hơn, không quân cho rằng kỹ năng không chiến chống lại mục tiêu nhỏ và cơ động như Mig 17 đã suy giảm đáng kể và gây lo lắng. Không lâu sau khi không chiến bắt đầu, không quân có chương trình Feather Duster (Chổi quét bụi) để tìm chiến thuật hiệu quả cho F-105 và F-4 chống lại Mig 17. Họ dùng F-86, một loại tương tự Mig 17 để mô phỏng. Kết quả cho thấy máy bay Mỹ to và nặng hơn nhiều máy bay Liên Xô, có ưu thế ở tốc độ cao và độ cao thấp, trong khi Mig nhẹ và ngoặt tất ở tốc độ thấp và độ cao cao. Trừ phi F không ngoặt theo Mig, nó giữ ưu thế, còn khi đã vòng tiếp cận, đặc biệt ở tốc độ thấp, ưu thế chuyển về Mig.

  Nói chung, chương trình cho thấy cả hai loại Mig 17 và 21 đều có thể ngoặt tốt hơn F ở tốc độ dưới 9M, càng chậm càng lượn tốt hơn. Tính chất cơ bản của đánh quần vòng khiến ưu thế lượn tốc độ thấp rất quan trọng. Khi máy bay lượn gấp, vì lực trọng trường máy bay nặng hơn. Trong chiến đấu, ngoặt 6G là tiêu chuẩn, khi đó máy bay nặng gấp 6 lần khi nó bay ổn định và bằng. Vì động cơ thiết kế để bay ổn định, khi khối lượng tăng với G, máy bay không tránh được bị giảm tốc. Sức nâng của cánh là một yếu tố nữa, máy bay nặng hơn khi lượn khiến sức nâng giảm và lực đẩy tương đối giảm, nên không đủ duy trì tốc độ. Để duy trì tốc độ, máy bay phải giảm độ cao, do đó nó cứ dần xuống thấp và chậm hơn. Chương trình kết luận phi công F không nên quần lượn với Mig, mà chỉ giữ tốc độ và tấn công theo kiểu bắn và chạy.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2008, 06:14:45 pm »

  Các phân tích giữa hè 1967 cho thấy: các lực lượng tham gia chiến dịch Sấm Rền đã có thể nhìn lại kết quả không chiến của nửa đầu năm 1967 với sự hài lòng. Không quân Bắc Việt đã mất Mig trên trời và ở mặt đất. Chỉ tính riêng tháng 4 và 5, Không quân Bắc Việt mất 38 máy bay (số máy bay thiệt hại ở mặt đất có thể bao gồm cả máy bay giả do công binh ta đặt vào để nghi binh - BT) trong không chiến, trong khi thiệt hại của Mỹ vẫn thấp và Mig ít khi buộc được các máy bay ném bom phải bỏ vũ khí dọc đường (Khi Mig tấn công, để cho dễ cơ động tránh đạn, máy bay ném bom phải vứt bom đạn giữa đường, do đó phải quay về luôn vì chẳng còn bom mà tấn công mục tiêu).

  Không quân thành công trong các chiến dịch nhờ 3 phát triển. Trước hết là việc sử dụng ECM pod (thùng treo trên cánh, có hệ thống gây nhiễu điện tử chống SAM-2 ngắm bắn ) cho F-4. Vào tháng 5, tất cả F-4 đã có ECM pod, cho phép chúng hộ tống đoàn cường kích đến mọi nơi. ECM cho phép F-4 thâm nhập vào khu vực có SAM, đội hình gắn chặt với cường kích; Vì Không quân Bắc Việt tránh không cho Mig đối đầu với các F-4 chuyên tuần phòng chống Mig, F-4 sẽ có cơ hội tấn công nhiều hơn khi họ bay cùng với cường kích (Không quân ta chủ trương chỉ tìm diệt cường kích vì nó ném bom phá hoại, và khó tự phòng vệ. Tránh tiêm kích, vì nó chẳng gây thiệt hại gì cho cơ sở vật chất, mà dây vào nó lại phiền hà).

  Thứ hai, với việc trang bị gun pod (súng không-không treo bên ngoài) cho F-4, F-4 có thể tấn công Mig ở khoảng gần, bổ sung cho tên lửa vẫn đang gặp vấn đề về hiệu quả, nhất là khi bắn vào Mig 17. Cuối cùng, việc trang bị mới bộ hỏi đáp QRC-248 (inter-rogator) trên EC121 cải thiện đáng kể khả năng phát hiện Mig và dẫn đường cho F tấn công chúng. Hải quân cũng "chơi" tốt, và tăng đáng kể hiệu quả sử dụng tên lửa với Aim- 9D.

  Phân tích vũ khí của Không quân Mỹ trong các trận không chiến giai đoạn tháng 4-6 cho thấy vấn đề tên lửa vẫn tồn tại. Trong 61 lần chạm trán, F-4 bắn 72 Aim-7, trúng 8 lần, tỷ lệ 11% thành công; và 59 Aim-9Bs, trúng 10 (17%). Thật ngạc nhiên, F-l05 bắn 11 lần Aim-9 thì trúng 3 lần, đạt 27%, cao hơn nhiều so với F-4 (7 trúng trong 48 lần bắn, hay 14%). 10 Aim-4D đã được bắn, nhưng không trúng lần nào. Cho đến lúc đó, kết quả dùng súng cannon lại rất khích lệ. F-105 công kích 21 lần bằng súng và diệt 6 (hiệu quả 28%); F-4 công kích 9 lần bằng súng và diệt 5, đạt 55%. Thêm vào có 4 Mig bị thương do trúng đạn, đưa tỉ lệ trúng của cannon lên tới 50%. Kết quả tuyệt vời của dùng cannon bắt nguồn từ nhiều yếu tố. F-105 được sử dụng ngày càng nhiều để tuần phòng chống Mig (Mig CAP) và rất nhiều trường hợp họ đã gặp Mig, do đó gunsight (kính ngắm của cannon) được điều chỉnh ở chế độ không đối không ( Mỹ biết là Không quân ta sẽ chọn F-105 thay vì F-4, F-8 vì đó là loại cường kích nặng nề, khả năng cơ động phòng vệ và tấn công kém hơn hẳn so với Mig 17, 21, hơn nữa F- 105 mới là đối tượng phá hoại chính).


F-105 hạ MiG-17 bằng cannon.

  Với F-4, vì Mig cơ động chỉ để tránh tên lửa, và không nghĩ rằng bị tấn công bằng cannon. Việc cơ động tránh tên lửa này lại đưa Mig lại gần F-4 hơn, trong tầm hiệu quả của cannon (Bình thường từ trước cho đến lúc đó F-4 không có cannon. Mig bay càng gần F-4 thì F-4 càng không thể bắn tên lửa, do dùng tên lửa đòi hỏi phải có khoảng xa nhất định mới bắn được. Bay càng gần F-4 tức là phi công ta đã tự bảo vệ mình).

  Mỹ biết là Không quân ta sẽ chọn F- 105 thay vì F-4, F-8 do đó là loại cường kích năng nề, khả năng cơ động phòng vệ và tấn công kém hơn hẳn so với Mig 17, 21, hơn nữa F- 105 mới là đối tượng phá hoại chính. Do đó họ huấn luyện và trang bị nhẹ cho một số phi đội F-105 để dụ Mig đến thì sẽ bất ngờ dùng ưu thế số đông bố trí nhiều phi đội vòng tròn tạo thế thuận lợi quây Mig lại tiêu diệt. Mig bị bất ngờ, vì nghĩ rằng F- 105 gặp Mig sẽ chạy, chứ không phản kích . Mặt khác phi công ta số giờ bay rất ít, và trình độ tiếp thu các kỹ thuật còn hạn chế, nên dù máy bay có tính năng cơ động tốt hơn, nhưng phi công ta không tận dụng được ưu thế này, bị địch tấn công gây thiệt hại. (Ký sự Quân chủng Phòng không - Không quân tập 2). Cuối cùng, khả năng cơ động và trình độ phi công cũng là nhân tố quan trọng cho thành công của việc sử dụng súng.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Ba, 2008, 05:57:50 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2008, 06:14:44 pm »

TUYÊN TRUYỀN

  Trong khi phi đội 162 vui vẻ uống sâm panh ở San Diego thì Harrison E. Salisbury, phóng viên báo New York Times đang chuẩn bị lên máy bay ở sân bay Kenedy tới khu vực chỉ huy Cổ Chai. Salisbury sẽ viết về hậu quả các vụ đánh bom mà phi công của Oriskany có tham gia. Trong bản tường thuật gửi cho toà soạn sự việc đó sẽ được phơi bày và gây kinh ngạc trên trang nhất các tờ báo lớn trên thế giới.

  Harrison Salisbury đã nhận được lời mời tới thăm miền Bắc Việt Nam 48 tiếng sau khi máy bay Mỹ tấn công Hà Nội lần đầu. Seymour Topping biên tập viên người ngoại quốc của tờ Times, đặt bức điện hơi lộn xộn lên bàn Salisbury và hỏi: "Có phải điều này cũng là giả thiết của tôi?" Salisbury gật đầu và quyết định đề nghị Hà Nội đảm bảo lại rằng anh sẽ có visa ở Paris. Ngay sau đó anh nhận được phản hồi khẳng định. Cũng như các nhà báo khác, Salisbury đã nộp đơn xin visa nhiều tháng trước mà vẫn chưa có tin gì. "Đột nhiên lần này phía miền Bắc Việt Nam lại nóng lòng muốn gặp tôi. Đồng hành với tôi tới Hà Nội qua Matxcơva là bốn phụ nữ người Mỹ đi theo lịch trình với Da ve Dellinger - phóng viên tạp chí Liberation, ngoài ra, người được mời còn có Wilfred Burchett, nhà báo người Úc và tổ điều tra của Diễn đàn tội ác chiến tranh thế giới Bertrand Russell.

  Tới thời điểm này, nước Mỹ cộng hoà phải chờ ở miền Bắc Việt Nam cùng lời cảm thông của họ hay ở phát ngôn viên chính ở Washington và Sài Gòn về thông tin liên quan đến cuộc chiến trên không. Hầu hết các tin đó đều lấy từ Văn phòng Công sự chung Hoa Kỳ đặt tại Sài Gòn. Tại đó, cứ vào lúc 5 giờ chiều hàng ngày, phát ngôn viên cho cuộc chiến - thường là một thiếu tá hoặc trung tá không quân - bắt đầu đứng lên bục và nhanh nhẹn chỉ ra trên bản đồ và phim đèn chiếu nơi mà máy bay Mỹ đã ném bom miền Bắc Việt Nam ngày hôm đó. Theo sau ông ta là một sĩ quan lục quân mô tả diễn biến chiến trường miền Nam Việt Nam.

  Những thông tin chi tiết về cuộc không chiến không có gì phải tranh cãi. Các phóng viên theo dõi các hoạt động quân sự qua mô tả của người chỉ dẫn thuộc lục quân và họ sẵn sàng nếu không muốn nói là hăm hở, nghi ngờ anh ta về sự kiện thực tế và những gì anh ta kể khiến anh ta trở nên lúng túng. Nhưng do không có phóng viên nào được phép bay cùng phi công lúc làm nhiệm vụ trên không phận Bắc Việt nên buổi chỉ dẫn thông tin về cuộc không kích vẫn qua đi một cách suôn sẻ.

  Nếu không bị nghi ngờ, người chỉ dẫn đó có thể mô tả lại cuộc không kích theo chủ ý Lầu Năm Góc. Cầu Cổ Chai biến thànnh bộ phận của "Doanh trại quân đội Phủ Lý - Cổ Chai”, một chiếc thuyền câu thành "tàu chuyên chở hậu cần” , các mục tiêu bị tấn công với "độ chính xác như trong phẫu thuật" chứ không như những gì anh ta đã từng nói, "Hôm nay máy bay Mỹ tình cờ gặp phải hoả lực chống phi cơ hạng nặng nên phải thả bom xuống, còn xuống đâu chỉ có Chúa mới biết được và rồi chúng tôi ra khỏi đó nhanh hết mức có thể”. Thay vào đó anh ta lại trang nghiêm: "Hôm nay, máy bay Mỹ đánh bom mở đường tiến vào Cổ Chai. Các phóng viên sẽ theo đó mà nói: thường hay có những cảnh báo về các tuyến đường có hố bom".

  Trên thực tế, buổi chỉ dẫn về vụ không kích thật nhàm chán. Thỉnh thoảng khi có người như Trung tá Bellinger bắn hạ được một chiếc Mig hay khi có một vụ cứu hộ bất thường xảy ra, các phi công được đưa tới Sài Gòn để trực tiếp nghe nhìn làm cuộc họp sôi động lên. Nhưng thường thì các phóng viên ngáp ngủ và trích nguyên từng chữ từ các bản sao thông báo báo chí màu xanh để viết nên các câu chuyện. Theo cánh nhà báo, áp lực không ngờ với vụ không kích bắt nguồn từ phương pháp chia nhỏ mục tiêu của Washington, từ việc cung cấp cho phóng viên những tin tức lởm khởm nhiều lần trong tuần, từ người viết đề mục cho báo chí trong nước, từ người đọc tin mở đầu trên ti vi. “Hôm nay, máy bay Mỹ mở đợt tấn công đầu tiên. . . " Theo mô tả được cường điệu hoá của Lầu Năm Góc thì tưởng chừng như không phải Mỹ đang đánh bom một đất nước kém phát triển với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp mà là đang đánh bom Ruhr Valluy, trung tâm công nghiệp của Đức hồi chiến tranh thế giới II. Ít nhấtvề điểm này, báo cáo của Harrison Salisbury sẽ đính chính sự việc.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Ba, 2008, 06:16:51 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2008, 07:52:01 pm »

  Khi phóng viên tờ New York Times bắt đầu chuyến đi tới Hà Nội, cuộc tranh luận trong nội bộ chính quyền Johnson về vụ không kích đang gia tăng căng thẳng. Chiến thuật dùng bom đe doạ của McNamara nhằm làm miền Bắc Việt Nam phải nhân nhượng không thành, có dấu hiệu cho thấy McNamara và tay chân của ông đang thắc mắc về tác dụng của nó. Phải đối mặt với các nhà phê bình giữa một bên muốn kết thúc chiến tranh, một bên muốn mở rộng, bành trướng, Lyndon Johnson rơi vào tình huống phải đưa ra quyết định về vụ đánh bom tưởng như thất thường đối với người ngoài cuộc nhưng ít nhất trong con mắt của Johnson, nó cho phép ông thể hiện mình là người có ý kiến ôn hoà về vấn đề đó, một vị Tổng thống bị bủa vây đã khôn ngoan chọn vị trí đứng giữa những người có lập trường cứng rắn muốn những người kém bản lĩnh sẵn sàng rút khỏi Việt Nam, làm mất đi danh dự của nước Mỹ. Đáng kinh ngạc là các phi công Mỹ không được phép đánh các mục tiêu chính đáng như căn cứ không quân Mig Phúc Yên vì người ta nghe lỏm được Johnson nói mà ông cũng không giải thích lý do "Cũng không được tấn công cái đồ chết tiệt Phúc Yên".

  Đô đốc Grant Sharp tiến hành kín đáo nhưng không ngơi nghỉ với cuộc chiến về vấn đề đánh mục tiêu khi thấy rõ rằng Lyndon Johnson không hề có ý định thông qua đề xuất dốc toàn sức đánh trong 12 tuần của Tham mưu trưởng 15 ngày sau khi cuộc không kích bắt đầu, Sharp đổi chiến thuật nảy ra kế hoạch phá huỷ tàu phà và làm tắc nghẽn đường bộ và đường thuỷ. Đội quân của Sharp chọn ra những mục tiêu mà họ nghĩ khó đi qua. Ông ta cho rằng chia cắt các con đường sẽ tạo nên hàng loạt mục tiêu mới như các đoàn tàu thuyền có hậu thuẫn, nguyên vật liệu đang được bốc dỡ, các kho quân nhu tạm thời và các điểm dừng trên đường tàu xe chạy. Lầu Năm Góc nhắc lại nhận xét rằng ở Việt Nam chỉ có 94 mục tiêu quân sự quan trọng. Đến cuối năm 1965 số mục tiêu lên tới 236 và còn tăng nữa.

  Giới hạn phạm vi đánh bom được đo đạc thật sự cụ thể. Kể từ tháng 12/1966, các khu vực trong vòng 10 dặm tính từ trung tâm Hà Nội và sau tháng 6/1967, 4 dặm tính từ trung tâm Hải Phòng là những vùng cấm. Không được đánh vào mục tiêu nào trong những vùng này nếu không có sự phê duyệt khẩn cấp từ Washington - một điều khó xảy ra. Ngoài ra, những khu vực trong phạm vi bán kính 30 dặm của Hà Nội và 10 dặm của Hải Phòng (trừ các vùng cấm) được đánh dấu là các khu vực thuộc quyền kiểm soát của Mỹ, tại đó có thể tiến hành các vụ tấn công. Hầu hết các mục tiêu trọng điểm trên nước này đều nằm trong 2 vùng này.
 
  Hơn thế nữa, Washington cũng rất quan tâm đến vấn đề thương vong đối với dân thường. Trước khi được phép đánh một mục tiêu ở Hà Nội - Hải Phòng, ông ta được yêu cầu phải tính toán con số dân thường bị thương vong và phải có phương án giảm thiểu con số đó. Nhiều mục tiêu bị tấn công một lần sẽ không bị tấn công lần thứ 2 cho đến khi khắc phục  được thiệt hại.

  Phương pháp tiến hành chiến tranh đối với nguồn cung cấp xăng dầu miền Bắc Việt Nam là dẫn chứng tốt nhất về cuộc tranh luận quanh vấn đề mục tiêu. Thật không hợp lý lắm khi cho rằng trữ lượng khí đốt và dầu lửa lại tự nhiên tăng gần đến đỉnh điểm của bất kỳ một cuộc tấn công nào đã xảy ra. Nhưng cuộc tranh luận chung quanh vấn đề tấn công các cơ sở cất giữ xăng dầu Việt Nam đã trở thành vấn đề chủ yếu trong đầu năm 1966. Những nguy cơ về chính trị, quân sự đã được bàn đi tính lại kỹ lưỡng, một số quan chức nói chỉ cần một cuộc tấn công, Nga và Trung Quốc có thể sẽ vào cuộc còn những người khác lại cảnh báo rằng ảnh hưởng chính trị trong nước sẽ trở nên nghiêm trọng. Cuộc tranh luận đó sẽ được phơi bày cho giới báo chí để rồi vẫn không thể hãm lại kế hoạch giải tán của miền Bắc Việt Nam .
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2008, 01:52:22 pm »

  Rốt cục, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara cũng đưa ra sự ủng hộ của mình đối với cuộc tấn công. Tổng thống Johnson nhất trí theo ông. Sharp được ra lệnh chỉ sử dụng những phi công nhiều kinh nghiệm nhất, chọn ra mục tiêu tấn công không phải vùng đông dân cư, dùng vũ khí đánh mục tiêu với độ chính xác cao. Washington quá lo lắng nên đội quân của Sharp được hướng dẫn đánh điện từng phút để báo cáo về diễn bìến của cuộc tấn công.

  Sau khi cuộc tấn công bắt đầu nổ ra cuối tháng 6 năm 1966 Pentagon đã phải lên tiếng phàn nàn về 70% số lượng dầu dự trữ của miền Bắc đã bị phá huỷ, vô số vụ nổ lần 2 đã xảy ra, lửa bốc cao lên tận trời, 6 tháng trước, đô đốc Sharp đã nói rằng việc phá huỷ các kho xăng hoặc sẽ mang lại các cuộc đàm phán hoà bình hoặc sẽ khiến sự nổi dậy ở miền Nam phải héo mòn vì không được hậu thuẫn. Tuy nhiên, sau một thời gian, những nỗ lực cho chiến tranh của miền Bắc Việt Nam dường như không bị giảm sút bởi cuộc tấn công đó. Xét trên mọi phương diện nó đã không thành và sự thất bại này sẽ được dùng để xem xét sự vỡ mộng của các quan chức trong nước, những người đã từng nghi ngờ về tác dụng của cuộc không kích. Tại sao họ thất bại? Có phải vì McNamara và một số cộng sự của ông đang bắt đầu tín rằng cuộc không kích sẽ không bao giờ có thể đạt được mục tiêu và do đó mà không nên tiến thêm. Hay là vì theo giới quân sự, việc chần chừ của Washington khi ra lệnh tấn công khiến miền Bắc Việt Nam có thêm thời gian để giải tán các nguồn cung cấp khí đốt? Chủ trương đã được vạch ra không ai dám cho rằng đó là do cả 2 nguyên nhân trên.

  Nếu Đô đốc Sharp có bẽ  bàng vì quá lạc quan với những dự đoán của mình, ông vẫn không biểu hiện điều đó ông khẳng định kẻ địch đã được báo trước nên mất đi yếu tố bất ngờ. Cuối năm 1966, Sharp tiếp tục đề nghị được đánh bom. Ông chia mục tiêu miền Bắc Việt Nam làm 6 bộ phận cơ bản - bến cảng, phi trường, khu liên hiệp quân sự, mạng lưới giao thông vận tải, các nhà máy điện, các ngành hậu cần - yêu cầu Washington chấp thuận đề nghị đánh toàn diện các bộ phận chứ không chia nhỏ ra nửa, có như vậy mới có thể gây áp lực lên Hà Nội một cách hiệu quả.

  Dù quan điểm của Sharp về đánh mục tiêu có giá trị đến đâu đi nữa, sự tranh luận đó cũng nhằm che mờ một sự thực rằng cuộc không kích đó không phải được thực hiện với sự nỗ lực hết mình của Lầu Năm Góc cũng như chính bản thân Sharp. Trước tiên, quân đội đưa ra quân lệnh và dựng nên hệ thống kiểm soát dị thường cả về tính phức tạp và kém năng lực của nó. Khi không quân và hải quân gặp nhau để giải quyết sự tranh luận về việc ai sẽ đánh vào mục tiêu nào ở miền Bắc Việt Nam, Tướng Westmoreland thuộc Bộ Chỉ huy quân sự ở Sài Gòn (MACV) nhảy vào và đòi được tham gia. MACV cho rằng các hoạt động trên không trong cuộc Tổng diễn tập lần 1 chỉ mới vượt qua đường phân định ranh giới kế cận miền Nam Việt Nam là nhằm mở rộng chiến trường trên đất liền vào miền Nam Việt Nam.Lập luận đó đã được thừa nhận, MACV được phép kiểm soát hoạt động Tổng diễn tập.

  Việc kiểm soát hoạt động của cuộc tấn công vào miền Bắc Việt Nam bị chia làm 3 hướng, lực lượng hải quân chiến đấu ở vịnh Bắc Bộ phải báo cáo lên Đô đốc Sharp ở Hawai thông qua hạm đội 7 trong khi đó không lực lại kiểm soát một kênh khác. Sau đó, sẽ lập nên hệ thống kiểm soát của riêng nó. Đó là còn chưa kể đến việc kiểm soát đánh bom của sứ quán Mỹ tại Lào và Campuchia. Tất cả là một tổ hợp gồm 5 hay 6 phân đội cùng các hệ thống kiểm soát riêng rẽ cần phải có sự phân bố hợp lý các lực lượng và một vị chỉ huy thống nhất thì máy bay mới hoạt động hiệu quả được.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2008, 04:28:38 pm »

  Hệ thống đó đã gây ra sự căng thẳng giữa Đô đốc Sharp và Tướng Westmoreland. Westmoreland điều khiển các cuộc không kích ở miền Nam Việt Nam và liên tục vận động Lầu Năm Góc điều thêm quân và điều đó theo Sharp lại gây tổn hại đến cuộc chiến trên không ở miền Bắc Việt Nam. Ban tham mưu của Westmoreland cho rằng nên để họ chỉ huy toàn cuộc chiến. Đô đốc Sharp đã vẽ một biểu đồ phức tạp biểu thị tác dụng của hệ thống đó và thừa nhận rằng nó bị phê bình nhưng "thường là bởi người ta chưa hiểu nó hoặc đôi khi do họ có cái nhìn thiển cận". Sharp và Westomoreland lại quá nhạy cảm về chính trị nên không thể phơi bày sự tranh giành đó trước công chúng. Họ đã tỏ ra hết sức cố gắng để kiềm chế những mâu thuẫn cơ bản về chiến tranh, về chiến lược "tìm diệt" ở miền Nam và tấn công mục tiêu ở miền Bắc. Ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp bên dân sự cũng chẳng hay biết về bộ máy của cuộc không kích. Năm 1972, Richard Nixon đã lịch thiệp hỏi han vị chỉ huy không lực mớí được bổ nhiệm ở Sài Gòn - Tướng John Vogt - xem ông còn yêu cầu gì không. Vogt đã làm Nixon kinh ngạc khi yêu cầu đơn giản hoá bộ máy chỉ huy và kiểm soát nhằm thống nhất đặt toàn quân dưới bàn tay của một vị chỉ huy duy nhất. Nixon cho rằng ông ta muốn nắm quyền chỉ huy toàn bộ cuộc chiến và ông dã mô tả lại cuộc gặp mặt theo lối này trong bản nháp đầu tiên của cuốn hồi ký được viết sau khi ông rời Nhà Trắng. Một trợ lý hoài nghi tiếp cận với Vogt và với sự phản đối của vị tướng,sự kiện đó đã bị xoá khỏi cuốn sách của Nixon.

  Hàng ngày vẫn xảy ra sự tranh đua giữa không lực với hải quân đôi khi dẫn tới việc sử dụng nhầm lẫn lực lượng cũng như trang thiết bị và nếu không muốn nói toạc ra là điều đó làm gia tăng lời cáo buộc về những tổn thất trong cuộc không kích. Một biểu hiện của sự tranh đua đó là ở số lần xuất kích - một lần xuất kích là một chiếc máy bay bay đi rồi bay về. Điều đó cho thấy mỗi quân chủng đã nỗ lực ra sao để giành thắng lợi trong chiến tranh.

  Tháng 8 năm 1967, Hội đồng Nghị sĩ về "Sự sẵn sàng của Quốc phòng" đã tổ chức đối chất về cuộc chiến, trong đó Tướng William W. Momyer cựu tư lệnh Lực lượng Không quân số 7 (phụ trách các hoạt động trên lãnh thổ Bắc Việt) bình luận về thành công trong mùa hè: "Chúng ta đã đuổi Mig khỏi bầu trời... ". Thật không may, giống như phần lớn các dự đoán của các tướng lĩnh Mỹ về cục diện chiến tranh Việt Nam đã sai. Lời bình luận sai vì:

  - QRC-248 Vẫn chưa được sử dụng hiệu quả nhất.
 
  - Hiệu quả sử dụng tên lửa nói chung vẫn tồi, và không có dấu hiệu cải thiện.

  - Aim-4D dùng riêng cho F-4D đặc biệt không hiệu dụng, trong khi đó là tên lửa tìm nhiệt duy nhất F-4D có thể sử dụng dẫn đến khả năng của F-4 mới không tăng nhiều.

  Mig 21 đã chứng tỏ rõ ràng ưu việt hơn F-105. Nửa đầu 1967, Mỹ có những phi công F-4 kinh nghiệm tốt nhất và lãnh đạo tuyệt vời, trong khi Mig chỉ có phi công thiếu kinh nghiệm sử dụng chiến thuật kém cỏi. Vào tháng 8, do chính sách thay đổi đã có tác động tới không quân.

  - Phi công huấn luyện kém hơn so với trước. Do thời gian phục vụ ngắn (quay vòng sau 100 phi vụ hoặc 1 năm phục vụ ở Việt Nam) nên phi công kém hiểu và gắn kết với nhau trong chiến đấu.

  - Nguồn phi công cạn kiệt.

  Thống kê vào tháng 6/1966, trung bình phi công tại Đông Nam Á bay 500 giờ chiến đấu. Tháng 6/1968 giảm xuống còn 240 giờ.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2008, 07:31:59 pm »

  Hầu như tất cả phi công tốt nghiệp trường bay đều ngồi sau ở F-4, vị trí mà kỹ năng của phi công không có ý nghĩa. Phi công thực sự (F-105 và phi công ngồi trước F-4) vốn được coi là có kỹ năng chiến thuật chỉ chiếm 30% giữa năm 1967 so với 65% trước đó.

  Các tàu sân bay tiến hành hai loại chiến dịch chính :
  - Chu kỳ: cứ mỗi 1,5 tiếng dùng khoảng 1/2 số máy bay (từ 25 - 40); hoặc là 8 chu kỳ trong vòng 12 giờ. Tối đa 20 máy bay cho một mục tiêu (chủ yếu là mạng vận tải).

   - Alpha: khi cần tấn công tối đa. Toàn bộ máy bay của một tàu được tổ chức thành một lực lượng tấn công một mục tiêu chỉ định. Cần có phối hợp với các tàu và sân bay khác ở Thái Lan.

  Một sĩ quan liên lạc ghi nhận: Trong một trận tấn công trong ngày, trong vòng 20 dặm hoặc ít hơn từ bờ biển Bắc Việt, lực lượng 8 máy bay tấn công (A-4 hoặc A6) + CAP (4 đến 6 F-4 + 2 đến 4 F-8 trang bị Aim-9b), 4 đến 6 A- 1 hoặc A-4 trấn áp cao xạ, hai máy bay tiếp dầu và tối thiểu 2 máy bay mang ECM. Đa phần chỉ A-4 và A6 ném bom.

  Giữa 1966, hải quân báo cáo thiếu phi công trầm trọng, có phi công phải bay 2 chuyến trong vòng 12 giờ.
 
  Đầu năm 1966 khi thiếu bom, cả không quân và hải quân đều cho mỗi chuyến bay chỉ mang đi từ 1-2 quả bom nhằm giữ tỉ lệ số lần xuất kích cao và ngăn đối phương dẫn đầu trong trò chơi thống kê học. Vì luôn có áp lực để thể hiện kết quả về số mục tiêu bị tấn công cho nên nếu ai mà theo dõi bản tổng kết của Sài Gòn có thể cho rằng, số xe tải bình quân đầu người của miền Bắc Việt Nam lớn hơn bất kỳ nước nào trên thế giới.

  Chủ yếu sự vụ hàng ngày của không quân là tấn công Alpha vào Route Package V (khu vực được chia theo cách chia trên bản đồ miền Bắc của quân đội Mỹ), khi thời tiết cho phép. Không quân tiếp tục nhận thùng ECM, đủ cho máy bay ném bom và hộ tống, vào giữa năm 1967.

  Vì đội hình 4 máy bay mang ECM rất hiệu quả, F-105 bắt đầu bay theo đội hình 4 hoặc 5 phi đội 4 chiếc, bay gần nhau để tăng tối đa hiệu quả che giấu của ECM. Đội hình có thể tiến vào Bắc Việt ở độ cao trên 10.000 feets, an toàn khỏi cao xạ (85% mất mát do cao xạ là ở dưới 6.000 feets). Tất cả máy bay cùng lao xuống bom một lúc, khiến cao xạ phải lựa chọn giữa hàng loạt mục tiêu. Hơn nữa, Phi đội F-105 đầu tiên bao giờ cũng mang bom chế áp cao xạ bằng bom.

  Các phi đội Iron hand và Mig Cap cũng hưởng lợi. Iron hand F-105 đến trước một vài phút, kiểm tra khí tượng và chế áp SAM, ở lại cho đến khi lực lượng ném bom cuối cùng rút đi. So với đội hình trải dài, đội hình lớn với các phi đội bay sít nhau tiến vào và thoát ly khu chiến rất nhanh, giảm thời gian Iron hand F-105 phải chờ.

  F-4 Mig Cap do bay gần F-105 nên cũng được chia sẻ độ bao phủ của ECM, và có ưu thế so với Mig 21 ở độ cao dưới 15,000 feets mà phi đội ném bom sử dụng.

  Chỉ cần 2 phi đội F-4, một ở sau biên đội ném bom dẫn đầu đội hình, và một ở sau biên đội đi cuối đội hình F-4 có thể bảo vệ toàn bộ lực lượng.

  Một sĩ quan nói: "Bây giờ F-4 sẽ bay chung với lực lượng ném bom 28-32 máy bay, tốc độ 520 - 560 knots cao độ 13-17,000 feets, ném bom một tới 3 mục tiêu trong khu vực cận kề trong 1 phút, rồi rút đi với tốc độ 600 knots ra khỏi vùng nguy hiểm.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2008, 07:45:37 pm »

  Nhưng hải quân coi đây là chiến thuật kém linh hoạt. Không quân chỉ trích chiến thuật của hải quân và ngược lại, hải quân chủ yếu sử dụng đội hình tấn công nhỏ và linh hoạt, được bảo vệ mạnh, không có ECM. Phóng từ tàu sân bay ở gần mục tiêu, đội hình hải quân đến và rời mục tiêu rất nhanh.

  Không quân tấn công khu số 6 chuẩn mực hoá phần lớn các chiến thuật. Bình thường không quân lên lịch 4 đợt tấn công lớn, 2 vào buổi sáng gián cách 5-30 phút và 2 vào buổi chiều. Đội hình điển hình là 4 phi đội F-105 hoặc F-4 cường kích, 2 phi đội tuần phòng Mig, 2 phi đội F-105 bàn tay sắt (Iron Hand). Mỗi đợt ném bom cần 8 KC135 tiếp dầu trên không. Cộng với EB-66 và EC-121, máy bay tìm kiếm cứu hộ, máy bay trợ chiến khác, tổng số máy bay liên quan lên tới 110 chiếc.

  Thường số phi đội cường kích được tăng gấp đôi lên 8. Nhóm 4 phi đội ném bom thứ 2 tiếp cận không cách xa đội hình để tăng cường khả năng gây nhiễu, tận dụng bảo vệ chống Mig. Nhóm 2 ném bom cùng mục tiêu với nhóm 1, rút ra cùng đường. Nó tăng số lượng bom ném xuống mục tiêu, nhưng làm nảy sinh vấn đề điều hành.

  Máy bay ném bom thường là F-105 mang 6 bom 750 pound Mark 117 ở giá treo dọc thân, 2 thùng nhiên liệu ở cánh, có thể 2 hoặc là 1 ECM và 1 Aim-9b ở giá treo phía ngoài cánh. Một lựa chọn khác là thùng dầu ở dọc thân (thay chỗ bom Mark 117) và 2 bom 2000 pound Mark 84 hoặc 3000 pound Mark 118 thay chỗ thùng dầu. Phi đội đầu sẽ trấn áp cao xạ, rải số lượng lớn bom nhỏ vào một khu vực rộng, thay cho bom thông thường. F-4 phòng Mig và cũng dùng để ném bom.

  F-4 mang tên lửa tìm nhiệt - Aim-4d hoặc Aim-9b và một ECM ở mỗi giá treo phía trong ở trên cánh, 4 Aim-7e, và 2 thùng dầu ở cánh. Với F-4 chống Mig sẽ mang hoặc là thùng dầu, hoặc là thùng can non ở giá treo dọc thân. Với F-4 ném bom hoặc hộ tống ném bom sẽ mang hoặc là 6 bom 500 pound Mark 82 hoặc 5 bom 750 pound Mark 117 ở giá treo dọc thân. Trong phi vụ ném bom, ngay khi đã thả bom vào mục tiêu, F-4 có thể chống Mig.

  Tiến vào Bắc Việt từ phía đông (từ vịnh Bắc Bộ) hay từ Lào phụ thuộc vào quỹ đạo của máy bay tiếp dầu, gọi là track. Track được chọn dựa theo nhiều yếu tố và tham mưu không quân đảm bảo track sẽ không gắn với bất cứ mục tiêu cụ thể nào, tránh để Bắc Việt có thể suy luận được. Tiếp dầu trước trận đánh thực hiện ở 14.000 và 22.000 feet, rồi cả đoàn rời máy bay tiếp dầu ở khoảng kinh độ 20.

  Nếu tiếp dầu ở Lào, đoàn bay đi qua một trạm dẫn đường radio bí mật, gọi là Tacan channel 97, rối vào tiếp phía tây Bắc Việt. Nếu đoàn bay được tiếp dầu ở trên vịnh Bắc bộ, thì tiến vào Bắc Việt qua bờ biển ở đảo Cát Bà, đông Hải Phòng, và tập hợp ở một dãy núi nhỏ được biết đến với tên gọi "Little thud ridge” hoặc"Phan tom ridge” (có lẽ là dãy Tràng Kênh) để rồi tiến tới mục tiêu.

  Với lượng lớn máy bay, giao tiếp radio, sự hiện diện của máy bay gây nhiễu radar cảnh báo, gần như không thể che giấu Bắc Việt lực lượng ném bom đang tiến đến.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2008, 05:29:28 pm »

  Gây nhiễu không cung cấp bảo vệ thực sự, nhưng làm giảm hiệu quả hệ thống dẫn đường mặt đất của Bắc Việt. Dù gây nhiễu có thể được xem chỉ có tác động nhỏ, tốc độ của lực lượng tấn công khiến thời gian từ lúc tiến vào Bắc Việt cho đến lúc ném bom mục tiêu chỉ trong vòng 7- 10 phút. Điều này là quan trọng.

  ECM bảo vệ quan trọng chống lại SAM, nhưng cũng gây ra nhiều bất lợi cho các phi đội. Do sơ đồ gây nhiễu JP (Jamming pattern), lực lượng bị hạn chế chỉ được nghiêng cánh 15 độ trong khu vực có cao xạ và SAM, và 20 độ ngoài khu vực này, khiến cho phi đội chỉ có thể điều chỉnh hướng từng ít một cho nên đường bay hầu như thẳng khiến dẫn đường mặt đất của Bắc Việt có thể dự đoán được khu vực mục tiêu mà điều Mig đến hướng đó.

  Lực lượng tấn công tiến vào trên độ cao từ 11.000 đến 16.000 feets (18.000 feets là độ cao tối đa thực tế của một F-l05 mang tối đa vũ khí và dầu), và bay tốc độ cao, khoảng 540 knot khi vào khu vực được bảo vệ. Lực lượng được dẫn đường bởi 2 phi đội F- 105F đến trước đó vài phút. Mỗi phi đội chiếm một bên trong quỹ đạo và thực hiện 1 trong hai nhiệm vụ. Thứ nhất là Iron Hand: chế áp hay tấn công SAM và hệ radar cao xạ. Họ theo chiến thuật tìm-diệt, chủ động tìm radar và tấn công chúng.


Tranh vẽ một phi đội MiG CAP.

  2 phi đội F-4 hộ tống mỗi cuộc tấn công. Vì radar của Bắc Việt có khả năng nhận diện được phi đội chuyên phòng Mig (Mig Cap) và các phi đội phòng vệ khác, chiến thuật này không hiệu quả. Do đó, thường một phi đội F-4 hộ tống sẽ đi gần với đội hình dẫn đầu, và phi đội thứ hai ở phía sau; hoặc cả hai sẽ được bố trí ở phía sau.
 
  Nếu Mig tấn công đội hình ném bom đang hướng tới mục tiêu, một phi đội Mig Cap sẽ tấn công Mig, trong khi phi đội còn lại sẽ ở lại với đội hình ném bom. Khi đã đuổi xong Mig, phi đội này quay về với đội hình. Nếu Mig tấn công tất cả các phi đội Mig Cap, các phi đội ném bom phải tự bảo vệ lấy mình. Khi đó, họ bay theo đội hình Kim cương. Nếu Mig tấn công, phi đội dưới cùng gần nhất với Mig sẽ vứt bom và tiếp chiến Mig trong khi phần còn lại tiếp tục bay đến mục tiêu. Sau khi đánh trả Mig, các phi đội nhanh chóng tập hợp lại theo đội hình pod (pod formation: đội hình chống nhiễu). Các phi đội ném bom và Mig Cap dùng tần số radio khác nhau, nhưng F-4 có radio phụ để nghe F-105.

  Các phi đội F-4 nhanh chóng nhận ra vị trí sau đội hình ném bom của họ, F-4 phía sau nói chung không thể xua đuổi Mig. Nhưng Mig ít hoạt động trong quý 3/1967 nên F-4 chậm thay đổi đội hình.

  Khi đoàn đến mục tiêu, Mig CAP F-4 thường tách ra, một phi đội bay trước phi đội F-105, phi đội kia đợi ở đường rút rồi đi theo. Máy bay ném bom cùng lúc thực hiện bổ nhào ném bom theo đội hình pod, giảm thiểu thời gian trên mục tiêu.

  Sau khi tấn công, cả đoàn rút ra với tốc độ cao và thực hiện tiếp dầu trên không.

  Trong khi đội hình lớn, bay ở độ cao trung bình có nhiều ưu điểm, nó cũng có các nhược điểm chiến thuật, chủ yếu là do nó dễ bị phát hiện. Ngoài tín hiệu radar lớn của đoàn bay khi tiếp dầu và đường bay tương đối thẳng để tận dụng bảo vệ của ECM, đuôi khói dày đặc từ đoàn bay cũng khiến cho Mig dễ dàng nhận diện, dù tầm nhìn hạn chế. Phi công Mỹ có thể dễ dàng thờng xuyên nhìn thấy nhau từ 20-30 dặm.

  Trong thời gian thời tiết không thuận lợi, không quân dùng phương thức ném bom bay bằng, ở tốc độ ổn định, độ cao trung bình, đường bay thẳng, dẫn hướng bởi đài Tacan trên đất Lào. Ném bom qua mây dùng radar của hệ thống được thiết kế cho ném bom nguyên tử nên không đủ độ chính xác cho bom thông thường. Đường bay qua nhiều khu vực được phòng ngự mạnh nên thường là mục tiêu cho SAM và Mig.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM