Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:38:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163911 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2008, 08:23:05 pm »

  Thứ tư, trận đánh thắng đầu tiên là cơ sở thực tiễn cho việc phát triển quy mô sư đoàn phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ của lực lượng phòng không trong chiến tranh. Thực tiễn trận ra quân của tên lửa phối hợp với cao xạ đạt hiệu quả chiến đấu cao cho thấy, với cụm phòng không hỗn hợp cả tên lửa và cao xạ sẽ tạo được hệ thống hỗn hợp nhiều tầng, nhiều hướng để thực hiện đánh địch ở mọi độ cao,đánh liên tục từ xa đến gần, vừa chi viện, bảo vệ lẫn nhau, vừa có điều kiện để thực hiện nhiều hình thức chiến thuật và biện pháp chiến đấu.

  Trên cơ sở đó, thời kỳ sau 1965, Quân chủng đã tổ chức các cụm phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ với quy mô 1-2 tiểu đoàn tên lửa và 2-3 trung đoàn cao xạ, thực hiện cơ động tác chiến đánh địch leo thang trên các hướng. Từ 1966, hàng loạt trung đoàn tên lửa ra quân. Trên cơ sở đó, chúng ta đã nhanh chóng tổ chức sư đoàn phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ với quy mô 2 - 4 trung đoàn tên lửa và 4-5 trung đoàn cao xạ bảo vệ yếu địa, bảo vệ các tuyến vận chuyển chiến lược và tham gia tác chiến chiến dịch quân binh chủng hợp thành. Sư đoàn phòng không hỗn hợp tên lửa - cao xạ đã trở thành một binh đoàn chiến thuật - chiến dịch cơ bản của lực lượng phòng không Việt Nam.

  Thứ năm, trận đầu ra quân của tên lửa là một biểu hiện sinh động của sự vận dụng quan điểm chiến tranh nhân dân trên mặt trận đối không.

  Trận đầu ra quân của tên lửa không phải là một trận đánh độc lập mà là một trận đánh hiệp đồng giữa tên lửa - cao xạ, giữa lực lượng phòng không Quân chủng với lực lượng phòng không địa phương để bảo vệ tên lửa và thực hiện phương pháp chiến thuật "nhử địch". Trận đánh đã thực sự phát huy tối đa khả năng chiến đấu của lực lượng phòng không 3 thứ quân, tạo sức mạnh tổng hợp đạt hiệu quả chiến đấu cao. Lực lượng phòng không Quân chủng bố trí thành cụm trung tâm, lực lượng phòng không địa phương và dân quân tự vệ bố trí đón các đường bay thấp của địch, lúc bay vào cũng như hạ thấp độ cao thoát ra. Tên lửa đánh địch tầng cao, buộc địch phải hạ thấp độ cao bay vào đánh trận địa tên lửa, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại pháo cao xạ và súng pháo phát huy khả năng tác chiến.

  Để phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, bảo đảm cho trận đánh thắng lợi, Uỷ ban nhân dân và Sở Công an tỉnh Hà Tây đã cử đại diện bên cạnh Sở chỉ huy tiền phương của Quân chủng để huy động lực lượng công an bảo đảm an ninh địa bàn, bảo đảm an ninh trong hành quân cơ động, huy động lực lượng địa phương phục vụ cơ động triển khai, ngụy trang che giấu, tổ chức lực lượng phòng không địa phương và dân quân phối hợp tác chiến, tổ chức lực lượng vây bắt giặc lái. Đặc biệt Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây và chính quyền địa phương đã phối hợp với Quân chủng huy động nhân dân tham gia làm trận địa dã chiến và đường cơ động trong địa bàn một cách bí mật, khẩn trương, đáp ứng yêu cầu tác chiến. Đó là một thực tiễn rất sinh động trong việc vận dụng quan điểm chiến tranh nhân dân của Đảng vào mặt trận đối không.

  Trận đánh mở đầu của tên lửa ngày 24-7-1965 trên vùng trời Hà Tây là điểm khởi đầu thành công, là một thực tiễn rất phong phú làm cơ sở cho sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến tranh, nhất là đối với bộ đội tên lửa. Do vậy, ngày 24-7-1965 đã trở thành Ngày truyền thống của bộ đội tên lửa Việt Nam. Trận đánh mở đầu của tên lửa tuy đã cách đây mấy chục năm, nhưng mãi mãi vẫn là một mốc son chói sáng trong lịch sử chống chiến tranh phá hoại của quân dân miền Bắc. Những bài học kinh nghiệm của trận đánh sẽ còn được các thế hệ tiếp tục nghiên cứu khai thác ở nhiều góc độ để vận dụng trong điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


(Nguyễn Ngọc Quý)
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2008, 04:21:40 pm »

  Khi nhóm máy bay tham gia không kích bay đến khu vực biển Nam của Trung Quốc, mỗi phi công hô lên qua radio "tới biển rồi". Khi người cuối cùng hô lên, chỉ huy nhóm không kích thông báo lần cuối về cuộc tấn công vừa rồi "một chiếc bị mất tích - Super heat 3".

  Jim Nunn vẫn không nhìn Cal Swanson. Khi cậu ta bay đến bờ biển thì nhìn thấy một chiếc F-8 đang bay một mình. Đó là một chiếc F-8 từ một phi đội anh em của phi đội 162. Viên phi công này cũng lạc mất chỉ huy nhóm bay. Nunn nhập vào với chiếc F-8 này và họ đã khiêu khích lực lượng phòng không của miền Bắc Việt; thế là họ phải lượn sang phải, quặt sang trái để tránh pháo phòng không.

  Khi Swanson hạ cánh xuống tàu Oriskany thì Nunn đã đưa máy bay vào đúng vị trí đỗ rồi. Cal hỏi ngay: "Chuyện gì đã xảy ra vậy?".

  Nunn nói "Tôi lượn vào khu vực mục tiêu và cắt bom. Lúc nhìn lên thì anh đã bay đi đâu mất rồi”. Rõ ràng là Nunn cảm thấy có lỗi về việc bỏ bạn bay cùng là Swanson, vì lo lắng cho sự mất tích của Dennison, đã vội vã đi nhanh vào phòng chuẩn bị.

  Rick Adams nói đầu tiên: "Tôi chắc chắn rằng tôi đã nghe thấy tiếng Terry cố gắng gọi cho đồng đội nhưng họ không nghe thấy. Vì lúc đó có quá nhiều máy bay liên lạc điện đàm. Có lẽ hệ thống radio bị trục trặc và câm như đá. Anh ta đang gọi thì phải. Chờ đã?".

  Một viên phi công khác cũng kêu lên: "A, tôi đã nghe thấy anh ấy. Chắc chắn là anh ấy đang gọi đó".

  Và một viên phi công ôm lấy mặt: "Vâng tôi cũng đã nghe thấy anh ấy gọi?".

  Thuyền trưởng Iarrobino bước vào phòng chuẩn bị. Mọi người đứng yên và giãn ra nhường đường cho thuyền trưởng và lùi ra sau. Iarrobino tiến về phía bình cà phê nơi chỉ huy Bellinger đang đứng với hai bàn tay cầm chặt một cốc cà phê. Cal Swanson bước vào phòng trước khi hai người đó có cơ hội trao đổi với nhau. Swanson nói: "Hôm nay chúng bắn ác quá. Tôi nhìn thấy 3 quả tên lửa lao về phía tôi. Và có quá nhiều tên lửa đến nỗi tôi không đếm được". Anh ta thò tay vào chiếc túi trên ống tay áo của bộ đồ bay và móc ra một bao thuốc hiệu Luckies. Hai bàn tay của anh ta rung rung. Bellinger nhanh nhẹn rút bật lửa từ trong túi mình ra và bật lửa mời Swanson châm thuốc.

  Thuyền trưởng Iarrobino hỏi: "Phi đội của cậu mất một chiếc hả Cal?".

  "Vâng thưa thuyền trưởng. Anh ta trúng tên lửa”. Swanson vừa nói vừa cúi mặt nhìn xuống sàn nhà. "Sau một hồi tất cả máy bay đều lao xuống cắt bom và thoát ra khỏi đó càng nhanh càng tốt. Chúng tôi đã không phá sập được cây cầu đó". Giọng anh ta đanh lại: "Chúng ta đã sử dụng quá nhiều máy bay cho cuộc chơi này, có quá nhiều máy bay trên trời”.

  Bellinger cắt lời rất nhanh: "Thế vậy chúng ta nên làm gì?". Anh ấy nói to và mỉm cười: "Chẳng nhẽ là treo giải thưởng cho những gã phi công đó 5 triệu đô la để họ phá tan cái cây cầu quái quỉ đó hả?".

  Swanson và thuyền trưởng Iarrobino bước vào phòng tác chiến để thực hiện cuộc phỏng vấn về những diễn biến cuộc không kích vừa qua. Rick Adams đứng bên cạnh Bellinger trước khi hai người đó bước ra khỏi cửa "Thuyền trưởng, tôi đã nghe thấy Terry gọi. Một số người khác cũng nghe thấy vậy". Anh nói.

  "Không đâu Rick ạ. Cậu ta đã bị bắn hạ rồi?" Bellinger nói và ôm lấy viên phi công trẻ này.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2008, 05:06:11 pm »

TRẬN ĐÁNH CHẶN MÁY BAY MỸ TỪ CỬA NGÕ PHÍA TÂY THÀNH PHỐ CẢNG

  Sau mấy tháng leo thang đánh phá đến vĩ tuyến 20 không đạt kết quả, giặc Mỹ mở rộng phạm vi đánh phá lên phía bắc, đánh các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội, Lạng Sơn - Hà Nội, đường sắt Hải Phòng - Hà Nội... nhằm cắt đứt các tuyến vận tải chiến lược của miền Bắc.

  Đường bộ số 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng về tuyến đường sắt chạy song song với nó dài trên 100 km là một trong những đường giao thông huyết mạch của miền Bắc. 60% khối lượng hàng hóa nhập qua cảng Hải phòng được vận chuyển bằng tuyến đường bộ và đường sắt này lên Hà Nội, từ đó chuyển đi các địa phương và vào chiến trường đánh Mỹ.

  Ngày 5 tháng 11 năm 1965, địch huy động 15 máy bay thuộc lực lượng Hải quân, cất cánh từ tàu sân bay Oriskany đánh phá cầu Lai Vu trên đường số 5 và một số trận địa tên lửa, pháo cao xạ ở phía tây Hải Phòng. Các lực lượng phòng không bảo vệ cầu Lai Vu đã hiệp đồng chặt chẽ, nổ súng kịp thời và chính xác, bắn rơi tại chỗ một máy bay A 4. Tên giặc lái bị quân, dân huyện Thanh Hà (Hải Hưng) bắt sống. Cầu Lai Vu được bảo vệ nguyên vẹn.

  Ngày 9 tháng 11 , Thường vụ thành ủy Hải Phòng họp; có đại diện Bộ Tư lệnh 350 , Bộ Tư lệnh sư đoàn phòng không 363 tham dự, nghiên cứu rút kinh nghiệm trận đánh ngày 5 tháng 11 và phán đoán âm mưu thủ đoạn hoạt động của địch ở khu vực Hải Phòng - đường số 5. Thường vụ Thành ủy nhận định: trong những ngày tới, địch sẽ tiếp tục đánh phá cầu Lai Vu, cầu Phú Lương. Có thể chúng sẽ chưa đánh vào trung tâm thành phố. Phân tích đường bay của địch, Hội nghị nhận thấy địch sử dụng máy bay của hải quân cất cánh từ các tàu sân bay ngoài biển Đông rà thấp theo triền sông Văn Úc, sông Thái Bình để tránh sự phát hiện của các đài ra-đa của ta. Thường vụ Thành ủy giao nhiệm vụ cho Bộ Tư lệnh 350 và lực lượng phòng không thuộc thành phố rút một bộ phận lực lượng bảo vệ yếu địa, tổ chức thành một cụm chiến đấu tương đối mạnh, xây dựng trận địa phục kích đón lõng đường bay của địch, quyết tâm bắn rơi từ 2 đến 4 máy bay, phối hợp với các lực lượng phòng không bảo vệ đường số 5.

  Được Quân khu đồng ý, Bộ Tư lệnh 350 đã tập trung phần lớn các đơn vị phòng không trực thuộc thành một cụm, gọi là cụm Thành Công, gồm 2 đại đội pháo cao xạ 37mm, 1 đại đội súng máy cao xạ 14 ly 5, 2 đội súng máy. Thiếu tá Đoàn Ngọc Cát, Chủ nhiệm cao xạ thuộc Bộ tư lệnh, được chỉ định làm chỉ huy trưởng cụm. Hỏa lực của cụm gồm 6 khẩu 37 ly, 6 khẩu 14 ly 5, 14 khẩu đại liên. Các trận địa bố trí ở hai bên bờ sông Mới, bên trái thuộc hai xã Tiên Cường, Đại Thắng (huyện Tiên Lãng), bên phải thuộc xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo). Trận địa phục kích bố trí ở đây có thể cắt ngang đường bay của địch từ biển vào, tạo thế bí mật, bất ngờ đánh máy bay địch lúc chúng bay thấp dọc triền sông hoặc hất chúng lên cao, tạo điều kiện cho các đơn vị pháo cao xạ và tên lửa ở tầm trung và tầm cao tiêu diệt. Phốt hợp chiến đấu với cụm Thành Công có các tổ bắn máy bay của trung đoàn 50 bộ binh và dân quân thuộc 20 xã ven sông Văn Úc, sông Thái Bình và ven biển các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Thụy. Các tổ này chỉ được bắn máy bay khi chúng bay ra và những chiếc bay lẻ, tuyệt đối không nổ súng vào đội hình địch lúc chúng bay vào, nhằm bảo đảm bí mật. bất ngờ cho cụm Thành Công.

  Ngày 13 tháng 11 , sau khi vượt qua những đoạn đường trơn lầy sau các trận mưa to, các đơn vị đã chiếm lĩnh vị trí chiến đấu đúng thời gian qui định, bảo đảm bí mật, an toàn. Các chiến sĩ tranh thủ củng cố công sự. lấy phần tử bắn, tập bắt mục tiêu.

  10 giờ 45 phút ngày 17 tháng 11 năm 1965 , hai tốp máy bay địch gồm 8 chiếc bay ở cự ly khoảng 100 đến 300 mét dọc theo triền sông Văn Úc vào đánh phá đường số 5. Đường bay của địch qua khu vực trận địa phục kích của cụm Thành Công đúng như phương án tác chiến đã được chuẩn bị. Các trận địa đồng loạt nhả đạn và ngay từ loạt đầu đã bắn cháy 1 chiếc A-4.
 
  5 phút sau, tốp thứ hai cũng gồm 8 chiếc, theo đường bay của tốp trước qua khu vực phục kích của cụm. Một chiếc trúng đạn, rớt cách trận địa 1800 mét. Tên giặc lái nhảy dù xuống cánh đồng thôn An Bồ liền bị nhân dân bắt sống.

  Đúng 11 giờ, tốp thứ ba, cũng với đường bay và độ cao như tốp trước bay qua trận địa. Thêm một chiếc nữa trúng đạn, rơi tại chỗ. Cùng lúc, những tốp bay vào trước bị các đơn vị tên lửa, pháo cao xạ bảo vệ đường số 5 đánh trả quyết liệt, vội vã tháo chạy ra hướng biển Các trận địa lập tức quay nòng pháo, chặn đường bay ra của chúng. Pháo đặt trên nền đất mới đắp, có chỗ bị sụt lún. Các pháo thủ ghé lưng, gồng pháo lên, kê lại chân. Trong giây phút khẩn trương, chiến sĩ Phạm Văn Phì dùng tay nắm nòng khẩu súng máy cao xạ còn đang nóng bỏng, nhanh chóng đều chỉnh thăng bằng mặt súng, tranh thủ thời cơ diệt địch. Một chiếc A-4 trúng đạn bốc cháy, rơi xuống chân Hòn Dáu. Tên giặc lái nhảy dù xuống bãi phi lao nằm giữa địa giới hai xã Đại Hợp, Đoàn Xá.



Trận địa trên đồi 72.

  Một phi đội cứu hộ của địch gồm máy bay đậu trên nước, máy bay trực thăng và máy bay phản lực cường kích yểm hộ từ ngoài biển bay vào hòng cứu giặc lái. Chúng lùng sục dọc theo triền sông Văn Úc, bắn phá các bãi cát ven biển và ở cửa sông thuộc các xã Đại Hợp, Đoàn Xá, Vinh Quang, nhằm ngăn chặn lực lượng bắt giặc lái của ta. Các tổ chiến đấu phối hợp với cụm Thành Công đặt trận địa dọc triền sông Văn Úc kịp thời nổ súng đánh địch. Tổ chiến đấu của nhân dân hai xã Thụy Hương, Thuận Thiên trang bị toàn súng trường đặt trận địa trên đỉnh núi Trà Phương, đón đúng vòng lượn của một chiếc AD-6. Chiếc máy bay này trúng đạn, rơi xuống cồn cát xã Vinh Quang. Sau trận đánh, khi thu lượm mảnh xác máy bay, các chiến sĩ dân quân phát hiện, tên giặc lái bị một viên đạn súng trường xuyên qua gót chân lên ngực, chết ngay trong buồng lái. Đây là chiếc máy bay đầu tiên bị súng trường của dân quân bắn rơi trên vùng trời Hải Phòng.

  Cuộc chiến đấu ở khu vực tên giặc lái nhảy dù diễn ra căng thẳng phức tạp. Tiểu đoàn 7 bộ binh điều ngay khẩu đội 12 ly 7 từ thôn Đại Lộc sang Quần Mục và đưa khẩu đội ĐKZ ra sát mép nước để tăng cường lực lượng đánh địch. Tốp máy bay AD-6 lồng lộn dữ dội. Chiếc cầu tre trên đường cơ động của khẩu đội 12 ly 7 bị địch bắn gẫy. Bốn chiến sĩ dân quân gái dùng vai nâng cầu cho khẩu đội vượt qua. Chị Phạm Thị Thuận, xã viên hợp tác xã Nam Hải dùng thuyền ghép thành cầu phao đưa khẩu đội ĐKZ nhanh chóng đến vị trí chiến đấu. Đại đội súng máy cao xạ thuộc trung đoàn 50 đặt trận địa trên đồi 72 (Đồ Sơn) bắn mãnh liệt vào đội hình máy bay địch, hất chúng lên cao, bảo vệ cho các đơn vị bạn bắt giặc lái. Khi chiếc máy bay lên thẳng phát hiện được vị trí tên giặc lái bị rơi, đang hạ độ cao thì khẩu đội ĐKZ cũng vừa ra đến cồn cát sát mép nước. Khẩu đội kịp thời nổ súng, buộc chiếc máy bay lên thẳng và toàn phi đội cứu hộ của địch phải bỏ chạy.

  Toàn bộ trận đánh diễn ra trong 30 phút. Sáu máy bay Mỹ bị diệt, trong đó cụm Thành Công bắn rơi 4 chiếc, dân quân hai xã Thụy Hương, Thuận Thiên bắn rơi 1 chiếc và tiểu đoàn 7 bộ binh (trung đoàn 50) bắn rơi 1 chiếc. Đây là một trận đánh có hiệu suất cao, do bộ đội ta nắm được quy luật hoạt động, phán đoán đúng đường bay của địch, bố trí trận địa , hỏa lực tập trung và thích hợp, chiến đấu dũng cảm, hiệp đồng chặt chẽ. Cùng với chiến công của bộ đội pháo cao xạ, tên lửa, của vũ khí tầm trung và tầm cao, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ với súng máy cao xạ và súng trường đã bắn rơi tại chỗ máy bay phản lực hiện đại. Trận đánh phi đội máy bay cứu hộ của địch diễn ra ở những phút chót thể hiện quyết tâm diệt địch  đến cùng và có ý nghĩa như một trận tập dượt, mở đầu cho những chiến công bắt giặc lái sau này của quân và dân thành phố Cảng.

  Chiến thắng của cụm Thành Công ngày 17 tháng 11 năm 1965, là trận đầu ra quân thắng Mỹ tuyệt đẹp của quân, dân Hải Phòng. Nó củng cố niềm tin đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của địch , mang lại nhiều kinh nghiệm quý và cổ vũ mạnh mẽ khí thế quyết đánh và quyết thắng của nhân dân và các lực lượng vũ trang thành phố Cảng.


Dũng Ngọc
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2008, 07:30:57 pm »

HỎA HOẠN TRÊN TÀU ORISKANY

  Ngày 26 tháng 10 năm 1966, khi tiếng còi báo cháy vang lên. Cal Swanson còn đang ngủ say sưa hơn cả vào buổi sáng diễn ra vụ tấn công Cổ Chai 3 tháng trước. Chiếc Oriskany phải rời bến sớm để tới San Diego, chuyến chinh chiến của nó sắp kết thúc. Cổ Chai hiện ra trong đầu Swanson là vụ tấn công tồi tệ nhất mà ông từng tham gia vụ duy nhất trong đó một phi công của hạm đội phải thiệt mạng. Butch Verich đã bị bắn rơi hồi tháng 8 nhưng đã được tìm thấy bởi 1 máy bay lên thẳng mà không có rắc rối gì. Ít tuần sau, vào ngày 9 tháng 10, Trung tá Bellinger hạ được 1 chiếc Mig. Đó là một trận oanh tạc kinh điển. Belly đã chiến đấu rất hay. Mọi người đều cho rằng lẽ dĩ nhiên anh đáng được phấn khởi dù sau đó anh có hành vi không hay khi đi quanh boong tàu nốc hết cốc này sang cốc khác mà điều đó theo một số thuỷ thủ đoàn đã gây khó chịu cho cấp dưới của anh ta. Rượu bị cấm trên tàu Mỹ chỉ trừ những dịp đặc biệt như sau vụ giải cứu ra khỏi lãnh thổ của kẻ thù hay sau một chiến thắng quan trọng, khi đó cũng chỉ được uống một cốc rượu chiếu lệ. Rất nhiều đồ uống được đưa lên tàu nhưng được cất kín chứ chẳng ai lại phô ra như Bellinger. Đại tá Iarrobino đã bỏ qua hành vi sai trái đó của Belly và cho anh ta tới Sài Gòn để thuật lại thắng lợi của mình cho phóng viên mục tin vắn hằng ngày tờ Five O'clock follies và rồi mọi người cũng được đọc báo viết về Oriskany và phi đội 162 . Chí khí của phi đội vốn đã cao lại được đẩy lên cao hơn và ai cũng cảm thấy mình đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn miền Nam Việt Nam đến với Chủ nghĩa cộng sản.

  Khi tiếng còi báo cháy vang lên, Đại tá JohnIarrobino đang ngồi trên bàn giấy trong ca bin nhưng ông vẫn có thể vui mừng trước chuyến đi của Oriskany trên Yankee Station. Tất cả mọi người trên chuyến bay đã thực thí nhiệm vụ rất xuất sắc. Chưa có chiếc không hạm nào làm nhiệm vụ trên biển mà dũng cảm và quyết tâm đến thế, chưa thủy thủ đoàn của con tàu nào lại phải làm việc trong một thời gian dài dưới điều kiện khó khăn và nguy hiểm như vậy. Vì khiêm tốn, Iarrobino đã không nói rằng sự thành công của Oriskany một phần là nhờ công điều khiển con tàu của ông nhưng trên thực tế, con tàu đã lập một kỷ lục về tiếp tế quân trang mà không ai ở Yankee Station có thể vươn tới: trung bình 1 giờ 435.5 tấn đạn dược đã được vận chuyển từ tàu chở vũ khí USS Mt Ratmai ở ngay giữa biển. Iarrobino rất hài lòng với phản ứng của thuỷ thủ đoàn khi ông nói rằng chiếc tàu sân bay Franklin D. Roosevelt sẽ thay thế Oriskany. Họ đã ném chiếc đinh vít đi để quay lại Nhật sửa chữa con tàu, đồng ý lại lâu hơn. Đã quá 2 tuần so với lịch trình mà Oriskany chưa cập bến nên việc ghé lại Hồng Công theo dự kiến bị loại bỏ khiến mọi người rất buồn nhưng rồi họ vẫn tiếp nhận điều đó hết sức bình thường. Chí khí của họ vẫn còn cao.

  Ngoài sự thiệt mạng của các phi công dưới lưới lửa BắcViệt chỉ có 2 sự cố xảy ra trong suốt chuyến đi làm ông kém vui. Sự cố thứ nhất xảy ra vào ban đêm, dây dẫn bị đứt khi bình tiếp nhiên liệu được hạ xuống tàu. Một chiếc máy bay hạ cánh vướng đuôi vào một trong bốn dây cáp dăng trên sàn boong. Dây dẫn quấn vào đuôi máy bay, giật máy bay đi một đoạn rồi mới dừng. Khi tai nạn xảy ra, dây dẫn dứt, nó lướt nhanh trên boong như một lưỡi hái, xén đứt bất cứ thứ gì trong tầm hái của nó. Trong đêm đó, một binh nhì và một hạ sĩ quan đã phải chịu nạn. Một phi công thuộc hạm đội 162 vừa mới từ buồng lái bước xuống đột nhiên cảm thấy có cái gì đó ướt và nhớp nháp giáng mạnh vào ngực. Đó là cái chân của anh hạ sĩ quan nằm trên sàn máy bay đang cố đứng dậy nhưng không hiểu sao lại không được và không nhận ra rằng cả hai chân mình vừa bị cắt đứt. Còn anh binh nhì bị thương rất nặng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2008, 08:03:37 pm »

  Đang cố tìm xem còn có người bị thương không thì đội cứu nạn vấp phải hai thuỷ thủ trẻ đang ngồi tại nơi an toàn ở mép sàn máy bay cười rúc rích, mắt họ sáng một cách kỳ lạ. Phải một thời gian sau, Iarrobino và hạm đội của ông mới tìm ra nguyên nhân sự cố đối với 2 thuỷ thủ và cũng là lần đầu phát hiện việc sử dụng ma tuý trên Oriskany. Iarrobino rất giận dữ và bất bình trước sự việc đó. Ông thường khoan dung với người vi phạm lần đầu nhưng lần này ông trút cơn giận lên họ và sau đó công bố để mọi người biết rằng không được đưa ma tuý lên tàu. Trong giới hải quân, các hạm trưởng của tàu Mỹ hay có những luận điệu giống nhau mà cuối cùng cũng chẳng có tác dụng gì.

  Sự cố thứ hai không vui vẻ gì xảy ra 2 tuần trước vào tối ngày 12 và 13 tháng 10 khi 1 nhóm quan chức cấp cao dẫn đầu là Bộ trưởng Quốc phòng Robert S.Mcnamara ghé thăm con tàu trên đường tới Đông Nam Á.

  Sau khi đưa họ đi một vòng quanh tàu, Iarrobino hộ tống các quan chức vào phòng ăn tập thể đã dọn sẵn một bữa tối đặc biệt kèm theo lễ mừng. Trung tá Bellinger sẽ được đề cử phù hiệu Bạc vì có công hạ chiếc Mig Bắc Việt 3 ngày trước và Mc Namara sẽ gắn huy chương cho anh.

  Đại tá Iarrobino với bộ mặt cố nín cười đọc một bài diễn văn giới thiệu nhấn mạnh rằng trung tá Bellinger là một người khiêm tốn trên Oriskany. Lời bình phẩm làm thủy thủ đoàn cười rộ lên còn các vị quan chức trở nên bối rối. Sau đó Mc Namara có vài nhận xét chiếu lệ. Iarrobino cho rằng đó là vì Mc Namara mệt và họ không gặp may. Ngài bộ trưởng trông xanh xao nhợt nhạt sau chuyến đi dài. Câu hỏi đầu tiên Mc Namara đưa ra liên quan đến bình quân số vụ hàng ngày của phi công thuộc Oriskany trên miền Bắc Việt Nam.

  "Hai", larrobino trả lời. McNamara đã lỗ mãng hỏi tại sao đó không phải là 1,5 như chủ trương mà ông đã đề ra?
 
  "Bởi vì phi công của chúng tôi quá ít mà nhiệm vụ thì nhiều” Iarrobino đáp lại.

  Đúng ra Iarrobino có thể nói với Mc Namara rằng ông cũng phải gánh chịu việc mất đi nguồn nhân lực chủ chốt trong số binh nhì, đặc biệt là số lính thường nhỏ nhặt. Khi thời hạn nghĩa vụ trong hải quân kết thúc, thuỷ thủ được đưa xuống tàu, trừ trường hợp họ tiếp tục đăng ký nghĩa vụ và con số đó rất ít. Washington đang cố gắng thực hiện chiến tranh với cái giá rẻ mạt và thiếu đi sự nỗ lực của toàn quốc và điều đó được thể hiện rõ trong đội hình chiến đấu trên con tàu. Nhưng Iarrobino quyết định không đẩy vấn đề đó lên McNamara. Thay vào đó, khi ngồi cạnh ông ta trong bữa ăn, ông đã cố tỏ ra hài hước song không gây được sự chú ý của ngài Bộ trưởng. Trong lúc McNamara đọc diễn văn trước khi gắn sao cho Bellinger, Iarrobino lấy làm ngạc nhiên trước sự lúng túng của ông. Ông cầm chặt chiếc micro bằng những đốt ngón tay trắng bệch, rõ ràng đang rất bồn chồn. Có lẽ Bộ trưởng McNamara không ưa hải quân hay phi công hay không chiến mà cũng có thể là cả 3. Iarrobino không đoán biết được. Trầm trọng hơn nữa một trong những phi công của chiếc A-4, Frank Elkins đã bị bắn rơi khi nhóm quan chức lên tàu. Rút cục, đó chẳng phải là một đêm tốt lành.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2008, 07:30:52 pm »

  Nhưng chuyện đó đã hoàn toàn kết thúc. Vào lúc 7 giờ 21 ngày 26 tháng 10 năm 1966, khi tiếng còi báo cháy vang lên, thuyền trưởng John Iarrobino không những không phải lo lắng mà còn có thể vui là đằng khác. Vào ngày 9 tháng 10, ông đã tròn 46 tuổi và cũng là ngày Bellinger hạ chiếc MiG, tiền đồ của ông dường như đã được đảm bảo. Việc đề cử chọn đô đốc hải quân mới sẽ được quyết định trong vài tháng tới. Việc điều khiển một tàu sân bay trong chiến đấu là một cái vé đảm bảo để có được 2 sao.

  Đại tá Iarrobino nhấc ống nghe và nhận báo cáo từ đài chỉ huy về vụ cháy. Lúc đó, nhân viên trực ban chỉ đưa ra được một thông tin duy nhất là nó xảy ra ở một bãi đậu máy bay. Trung tâm phòng chống sự cố trên tàu có một cái bảng với nhiều bóng đèn nhỏ màu vàng kết nối với điểm kiểm soát cháy trên tàu. Khi đám cháy nổ ra, 1 bóng đèn nhất định trên bảng sẽ nháy sáng. Trung bình mỗi ngày Oriskany báo cháy từ 1 đến 15 lần. Thường thì đó là những vụ cháy nhỏ do chập điện và dễ dập tắt. Phản ứng chung đối với mỗi vụ báo cháy bất kể tính chất như thế nào đều như nhau. Thuỷ thủ trực ban tại trung tâm cầm ống nghe lên quay số 222 nói với đài chỉ huy, "tôi nhận được một vụ báo cháy” rồi cho biết địa điểm vụ cháy. Viên quản lý hạ neo tàu lúc đó mới đánh vào chiếc chuông báo cháy mạ crôm và giọng anh ta vang lên trong loa phóng thanh trên tàu:"Cháy, cháy, cháy. Đây không phải là một cuộc diễn tập cứu hoả. Không phải diễn tập".

  Iarrobino sẽ tìm ra vấn đề. Ông ta bỏ công việc trên bàn ra một bên và đi tới đài chỉ huy để quan sát rõ hơn toàn bộ con tàu. Khi ông đến nơi ông có thể thấy những cột khói xám xịt cuộn lên hướng về phía ông. Ông hiểu rằng đó không phải là một vụ cháy tầm thường.

  Cal Swanson đã học được cách ngủ trong tiếng ồn không ngớt của con tàu - tiếng nổ của máy phóng máy bay, tiếng quay của bánh lái, tiếng gào rít của không khí tiếng đánh chuông, tiếng thông báo trên loa – và chỉ dựa vào tiềm thức để nhận ra điều bất thường. Giọng nói của người quản lý hạ neo có gì đó kích động hơn bình thường làm Swanson choàng tỉnh. Swanson chắc rằng anh ta nghe rõ tiếng nói: "Đây là một buổi diễn tập" rồi lại "Đây không phải buổi diễn tập". Sự lẫn lộn thất thường đó báo hiệu có sự nguy hiểm thực sự. Anh ta vọt ra khỏi giường, kéo chiếc quần ka ki lên, xỏ chân không tất vào giày rồi ra khỏi phòng.

  Lối đi phía ngoài dày đặc khói. Mùi cay nồng tựa mùi diêm cháy nhưng nặng hơn hàng trăm lần, khó chịu đến ngạt thở. Chỉ cần hít một ít khói cũng khiến người ta phải thở dốc. Swanson bắt đầu leo thang rồi ngừng lại khi trông thấy một quả cầu lửa lăn qua đầu. Anh ta nhận ra đó là một vụ cháy ma giê, loại tồi tệ nhất và đoán có lẽ bởi pháo sáng gây ra.

Oriskany cháy!
  Swanson đã đoán đúng. Theo kế hoạch, việc hạ thủy con tàu phải được thực hiện vào đêm trước nhưng hoãn lại do điều kiện thời tiết. Thuỷ thủ đoàn đang chuẩn bị cho trận đánh đầu tiên vào buổi sáng hôm đó phải di chuyển pháo sáng ra khỏi máy bay và đưa trở lại kho chứa. Thế là tai nạn xảy ra: một quả pháo sáng bị rơi đã phát hỏa. Được đưa ra khỏi máy bay bằng dù, những quả pháo sáng dài 6 feet với đường kính 8 inch tạo ra ánh sáng sáng hơn ánh nến gấp 2 triệu lần, biến đêm thành ngày từ 2 – 3 phút.

  Không cần oxy, ma giê vẫn cháy được nên vấn đề ở đây là liệu nhân viên cứu hỏa có thể nhúng nước muối toàn bộ pháo sáng để làm dịu ma giê oxit xuống dưới điểm phát cháy được không. Trong lúc vòi phun nước đang được gỡ ra, một tiếng nổ đã phát ra ở chốt khóa pháo sáng, kích hỏa sang 800 quả pháo sáng trong kho, một quả cầu lửa không lồ lướt đi trên toàn bãi đậu máy bay khiến các nhân viên cứu hỏa phải nằm rạp xuống. Độ dày đặc của đám khói lớn nên nó bắt đầu qua vách ngăn không thấm nước của bãi đậu, lan tới kho nhiên liệu và khu vực cất giữ bom.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2008, 05:47:40 pm »

  Thuyền trưởng Iarrobino vẫn chưa biết diễn biến sự việc. Ông nghĩ một chiếc máy bay vừa phát cháy. Tuy vậy với đám khói đó ông biết rằng chiếc công tơ con tàu có vấn đề nghiêm trọng nên ông ra lệnh cho hoa tiêu đứng cạnh người lái tàu gọi đội trưởng hoa tiêu. Người hoa tiêu nhảy tới loa phóng thanh. Để gây chú ý, anh hét tóang lên “Đội trưởng! Đội trưởng! Hãy canh chừng bãi chiến trường của mình”. Những đám khói lớn dâng lên cuồn cuộn phía trên sàn tàu. Iarrobino đưa ra một loạt mệnh lệnh để quay tàu sang mạn bên phải nhằm mục đích nhờ sức gió xua tan khói. Sĩ quan thừa hành của tàu tới bãi đỗ máy bay để điện cho Iarrobino trình bày sự việc.

  Địa thế bên trong Oriskany cũng như bất kỳ chiếc tàu sân bay nào đều hết sức phức tạp, một mớ hỗn độn gồm buồng ở, hầm, thang, phòng chứa đồ, lối đi và các ngõ cụt. Kể cả lúc bình thường trên đó. Một số thuỷ thủ còn chẳng biết gì ngoài những lối đi đưa họ đến nơi làm việc ăn và nghỉ. Bây giờ khói ma giê đang được hút bằng hệ thống thông hơi của tàu làm mọi người mờ mắt, ngạt thở khi họ vấp ngã trong bóng tối liều mạng để tìm ra lối thoát.

  Cal Swanson rất tinh nhạy về phương hướng và thông thạo về ngõ ngách trên con tàu hơn cả. Nhưng mọi lối đi mà Swanson thử đều bị lửa bao vây. Một nhóm người lúc đó mà nhiều người trong số họ là các thủy thủ trẻ đã tụ lại phía sau anh. Anh là sĩ quan có cấp bậc cao nhất ở đó. Khói càng lúc càng dày. Anh sẽ phải làm gì đó trước khi tất cả họ phải bỏ mạng.

  Trong bóng tối lờ mờ, một sĩ quan cấp bậc trung tá mò mẫm về phía họ, máu tuôn ra từ vết thương trên đầu ông. Da ông cháy xém đen thui. Trông thấy nhóm người của Swanson, ông quay đầu chạy, vẻ đang hoảng hốt. Một thủy thủ nắm chặt tay để kìm ông lại. Bàn tay thuỷ thủ đó bị bong da. "Tôi sắp chết rồi" Trung tá nói. Swanson nhẹ nhàng đưa ông vào nhóm của mình.

  Một thuỷ thủ tiến về phía trước trong lối đi. Anh ta leo thang và mở nắp hầm dẫn tới sân đỗ máy bay. Một quả cầu lửa lướt qua đầu làm xém cổ anh ta. Anh ta quay lại và nói: "Thưa ngài, chỗ duy nhất chúng ta có thể đi bây giờ là đi xuống”.
 
  Cal cố suy nghĩ. Không thể tin nổi vào điều đang diễn ra, đột nhiên, đó là vấn đề sống còn chứ chẳng phải trò đùa. Anh nhận ra rằng đó là trạng thái của bộ não không muốn đối mặt với thực tế, nó luôn xuất hiện khi có hiểm hoạ, do đó anh buộc phải tập trung để có thể nhớ lại mọi điều về bộ phận này của con tàu.

  Đồ tiếp tế. Mấy hôm trước, Swanson trông thấy các thuỷ thủ chuyển đồ tiếp tế xuống một căn hầm gần đó. Anh biết con tàu có 1 số ống thông bí mật rộng 6 feet vuông dẫn thẳng xuống lỗ hổng của con tàu, từ bong số 2 đến boong số 7, một chức năng trong thiết kế của con tàu. Có một chiếc thang đặt dọc một bên ống thông và những bậc thang nhỏ nhô ra ở từng nấc, ở đó có những phòng chứa đồ dùng cất giữ đồ tiếp tế thông thường. Có phải các thuỷ thủ chuyển đồ tiếp tế xuống thông qua một ống thông? Swanson tiến lên và kiểm tra căn hầm. Cửa hầm mở ra. Đúng là nó dẫn tới ống thông.

  Anh đã quyết định. Nếu con tàu có nguy cơ bị chìm mà anh dẫn các thuỷ thủ vào ống thông, họ có thể bị chết đuối. Nhưng nếu họ không thoát ra khỏi đám khói thì đằng nào họ cũng chết. Swanson nhìn gương mặt 13 người đi theo anh. Sau đó anh ra lệnh trèo vào ống thông rồi bịt kín cửa hầm lại.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2008, 07:04:30 pm »

  Bãi đỗ máy bay ngùn ngụt lửa. Vòi phun nước treo phía trước con tàu đã cháy hết. Những cái vòi khác được đưa từ dưới đuôi tàu lên. Đám cháy lan sang 2 chiếc máy bay lên thẳng. Một chiếc ghế ngồi bật nhảy dù của phi công trong một phi cơ đã bị nấu chảy và bắn lên trời. Đạn dược không nhìn thấy được trong khói lửa dày đặc đã bắt đầu nổ khi người ta di chuyển bom ra khỏi chiếc A-4. Sự nguy hiểm lại nảy sinh từ chỗ quân nhu đặt ở mạn phải phía trước tàu. Nhân viên chữa cháy đưa 2 vòi phun nước từ trên sàn tàu bay xuống để tưới nước lên trên bom nhằm giữ cho chúng thoáng mát.


"Đây không phải buổi diễn tập"

  Không cần nói thì ai cũng hiểu Oriskany đang đấu tranh giành sự sống. Các báo cáo bắt đầu tuôn lên đài chỉ huy. Nhân viên y tế có thâm niên của tàu đã chết, cả cha tuyên uý cũng vậy. Thương vong ngày càng nhiều. Các thủy thủ bị kẹt trong phòng nếu không được cứu sớm sẽ phải thiệt mạng. Thuyền trưởng Iarrobino đánh điện đài cho USS Constellation yêu cầu đưa tất cả các bác sĩ ở đó đến.

  Quan sát từ bệ kính tiềm vọng, thuyền trưởng Iarrobino thấy bom đang được ném sang phía bên kia. Ông nhìn như bị thôi miên. Nếu 1 quả bom nổ những quả còn lại sẽ bị kích nổ. Mọi việc sẽ chấm hết. Ông nhìn kỹ và nhận thấy 2 chàng thuỷ thủ nhỏ đang ráng sức nâng 1000 - có thể là 2000 pound bom- qua phía bên kìa. 2 con người?

  Khi vụ cháy nổ ra, Jim Nunn đang mặc trang phục. Anh khoác áo đồng phục và đi ủng rồi ra khỏi phòng. Nghe tiếng kêu cứu của 2 thuỷ thủ từ phòng ăn, anh hét lên để họ đi theo và đưa họ tới phòng của anh. Anh trao cho họ chiếc khăn ướt để lau mặt rồi dẫn họ tới chỗ an toàn. Anh nghe tiếng một thuỷ thủ bị kẹt tại bộ phận sâu nhất của con tàu, khoang bơm nước số 1 , nếu không có ai tới anh ta sẽ chết. Cùng với 2 người nữa tìm thấy mấy bình khí thợ lặn Nunn vượt qua ngăn tiếp nước để tới phần đáy tàu.

  Xuống ống thông, Cal Swanson cố gắng cầm máu cho cái đầu bị bỏng nặng của viên trung tá bằng cái khăn tay ướt anh vẫn dùng để thở. Ở từng nấc thang, 2 người thay phiên nhau để hít thở oxy. 2 thủy thủ tìm được một chiếc cờ lê nặng và đang vừa tìm đường xuống ống thông, vừa gõ xuống những cái khoá móc trên phòng chứa đồ mở các cánh cửa để khí thải thoát ra ngoài. Những người còn sống sót khác nhập vào nhóm của họ. Một người trong nhóm, cũng như người đi trước anh ta bị trượt thang, bị thương và mắc kẹt giữa cái thang với vách ngăn nước ở đáy ống thông. Viên sĩ quan bị bỏng rên rỉ: "Đừng nắm tay tôi nữa".

  Thời gian qua đi, Swanson bắt đầu thấy nóng ruột vì linh tính rằng thiếu oxy để thở. Họ phải nhanh chóng ra khỏi ống thông. Đã hơn 9 giờ sáng, gần 2 tiếng kể từ khi vụ cháy bắt đầu. Nếu không kiểm soát được đám cháy, con tàu sẽ tới hồi tận số. Một thuỷ thủ đã leo đến nấc thang cuối cùng, mở cửa hầm và trèo ra. Ít phút sau anh ta quay lại dẫn theo 2 nhân viên cứu nạn. Họ nói điều tồi tệ nhất của vụ cháy đã qua rồi. Bây giờ là lúc đưa các thuỷ thủ ra khỏi ống thông.

  "Ông phải giúp chúng tôi" Swanson nói với viên trung tá bị bỏng.

  "Được rồi, Cal, tôi sẽ giúp các bạn". - Ông ta nói.

  Viên sĩ quan đặt được một chân lên thang rồi bất tỉnh. Swanson giữ chặt ông và với lòng kính trọng, anh nhìn vào lớp da cháy xém bị bong trên bàn tay ông. Cuối cùng họ cũng đưa được ông lên khỏi thang rồi thả ông xuống một chiếc cáng. Khi đã ở trên lối đi, họ gặp một khúc ngoặt mà phải mất mấy phút quý giá mới băng qua được. Sau đó Swanson quay lại ống thông bảo mọi người theo anh. Trong bóng tối đầy khói, anh vấp ngã nhưng vẫn dẫn mọi người tiến lên, cuối cùng anh nhìn thấy một vệt sáng lờ mờ phía trước rồi một lúc sau họ đến được chỗ an toàn có không khí khoáng đạt để thở.

  Đó là Swanson nghĩ vậy. Anh quay lại. Chẳng có ai theo anh cả. Họ đã lạc anh trong đám khói nên đã quay lại ống thông. Anh nhìn thấy hai người khiêng cáng và bắt đầu quay lại. Một thuỷ thủ đã bất tỉnh. Swanson có thể thấy rằng tất cả họ sắp gục ngã. Anh xếp họ thành một hàng người. Hai người khiêng cáng không thể vượt qua khúc ngoặt trên lối đi. Một viên đại uý phía sau Swanson đang lả đi. Swanson giữ lấy anh ta cùng lúc giúp hai người khiêng cáng. Họ đã vượt qua khúc ngoặt. Swanson đã lên tới sàn tàu lần thứ hai. Một lần nữa anh nhìn quanh chỉ để thấy rằng trừ viên đại uý mà anh đang dìu chẳng còn ai ở sau anh.

  Swanson quay lại lần thứ ba. Anh dẫn đoàn người đi và kéo họ về phía trước. Ở chỗ ngoặt trên lối đi, anh gặp những nhân viên cứu hộ đang ôm một xác chết.

  Anh thét lên: 'Tránh ra? Phải cứu những người còn bước đi được đây này”. Lần này mọi người mới đến được nơi an toàn. Lúc đó là 10 giờ sáng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2008, 04:58:28 pm »

  Jim Nunn và hai người đồng hành đi hết con tàu nhằm cứu người thủy thủ trẻ ở trong khoang bơm nước. Nhiều buồng đã bị ngập do nước xối từ vòi phun của nhân viên cứu hoả. Nunn bật nắp hầm lên, hút khô nước rồi trèo xuống nấc thang tiếp theo. Phòng công sự tuy tối nhưng Nunn vẫn nhìn thấy được một dãy 28 người còn nguyên quần áo trong tư thế chuẩn bị làm việc đã chết ngay trên ghế ngồi. Anh ta ngờ rằng lửa đã hút hết oxy ra ngoài trước khi họ kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nunn cùng hai bạn thay phiên nhau dùng cáng khiêng họ ra. Họ cho rằng nước chảy xuống trên lối đi có thể nhấn chìm các thuỷ thủ. Nhưng chỉ 10 phút sau họ đã thấy anh chếnh choáng và buồn nôn. Họ phải để lại chiếc cáng cho nhân viên cứu hộ làm việc.

  Đám cháy được dập tắt sau 3 tiếng 7 phút. 43 phi công bị thiệt mạng. Số người bị thương còn nhiều hơn. Vị trung tá được Swanson cứu sau đó cũng chết, nâng tổng số người chết lên 44. Khi khói lửa đã tan đi, mọi người bắt đầu kể cho nhau nghe những câu chuyện anh hùng và việc thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Có câu chuyện về hai người bạn cùng phòng như sau: Một người ra khỏi phòng ngay khi nghe tiếng chuông báo cháy, người kia nói: "Chờ chút để tôi chải lại cái đầu đã”. Người nọ đã không làm như thế. Câu chuyện cũng giống thế với hai phi công khác, một người đã dừng lại để đi giày. Chuyện khiến mọi người gật gù là chuyện thoát chết khó tin của trung tá Bellinger nhờ một ô cửa sổ nhỏ bên mạn tàu với đường kính chỉ 18 inch mà người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận là toàn bộ không quá 20 inch. Bị kẹt trong đám cháy với lối thoát duy nhất là ô cửa sổ nhỏ, Bellinger đã cởi bỏ quần áo và vọt ra ngoài như một cái nút chai để đến nơi an toàn. Nhiều năm sau, đại tá Iarrobino còn phải thắc mắckhông hiểu bằng cách nào mà với bộ ngực to như cái thùng và tấm lưng rộng quá khổ, Bellinger lại có thể sống sót được. Đang cầm vòi phun nước ở trên sàn tàu, Dick Wyman thấy Belly ở trần đang đi loanh quanh sau khi thoát chết và tìm quần áo để mặc.

  Bạn cùng phòng với Dick Wyman - Lloyd - bác sĩ phẫu thuật của phi đội và thiếu uý Boggs, sĩ quan tình báo của phi đội không được may mắn như vậy. Cả hai đã chết trong đám cháy. Wyman trào lên tình thương đối với bạn của mình. Người bác sĩ đến nói với anh rằng cuộc đời anh ta là một cuộc đấu tranh dai dẳng để qua được trường trung học và trường y rồi làm bác sĩ thực tập trên tàu. Đồng lương ít ỏi anh ta kiếm được sau đó lại ra đi khi anh ta tham gia hải quân thực hiện nghĩa vụ quân sự với tư cách là một bác sĩ phẫu thuật trên chuyến bay. Wyman biết bác sĩ có quan hệ với vợ một phi công đánh bom. Người phi công đó phải làm nhiệmvụ ở một tàu sân bay khác ở một vùng khác tại Yankee Station. Anh ta không nghĩ mình được quyền đánh giá bác sĩ. Đôi khi anh ta quẳng phòng lại cho đôi tình nhân khi Oriskany về đến cảng.

  Oriskany vẫn có thể hoạt động trở lại khu vực đỗ máy bay và doanh trại các sĩ quan ở phía trước là những nơi hứng chịu hầu như mọi thiệt hại. Các mạch điện đã bị ngắt, một chiếc thang máy bị hư hỏng; các máy phóng máy bay bị cong oằn đi. Cần sửa sang lại toàn bộ trước khi đưa mọi vật trở lại hoạt động. Bị bao trùm trong không khí ảm đạm con tàu thất thểu tới vịnh Subic. Tại đây thủy thủ đoàn đứng tập trung mặc niệm khi các nạn nhân của vụ cháy được chuyển vào các cỗ quan tài phủ cờ lên máy bay trở về Mỹ.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2008, 04:25:06 pm »

  Người ta đồn rằng lúc tai hoạ xảy đến, hai thuỷ thủ chuyển pháo sáng xuống đã ngớ ngẩn tung hứng chúng như trái bóng. Iarrobino cho rằng đó là câu chuyện được thêu dệt. Sau một cuộc điều tra nhanh chóng, ông được biết hai thuỷ thủ trẻ đã lăn pháo sáng vào cửa kho và xếp chúng lại như đống gỗ. Có lẽ bọn họ đã ném pháo sáng cho nhau, tung chúng đi một đoạn như tung gỗ, củi nên tai hoạ mới xảy ra. Nhưng có giả thiết cho rằng pháo sáng hoàn toàn an toàn, đạn dược có thể được vận chuyển hơi ẩu một tí, vì vậy ông thấy khó xử khi biết nhân viên pháp lý bên hải quân đưa tới để điều tra sẽ đóng vai trò một công tố viên cố buộc thuỷ thủ đoàn phải thú nhận về sự sao nhãng đáng khiển trách để vụ cháy xảy ra của họ.

  Nhân viên pháp lý đó là một đại uý trẻ vừa thấp vừa béo lên Oriskany ở Philipines cùng với vị đô đốc phụ trách chính cuộc điều tra. Viên sĩ quan đó không phải một nhà hàng hải, một người hay chải chuốt chính điều đó làm thuỷ thủ đoàn không mảy may quý mến anh ta, lại thêm thái độ ra vẻ ta đây khiến họ càng xa lánh anh ta khi được phân phòng, anh ta không nhận mà còn đòi phòng khác rộng hơn mặc dù con tàu vốn đã đông đúc chật chội trước khi cháy bấy giờ lại càng ít chỗ hơn nhiều vì nơi ở của các sĩ quan ở mặt trước đã bị cháy rụi. Các thuỷ thủ than phiền với Iarrobino rằng viên sĩ quan đó đang cố buộc họ nói điều mà anh ta muốn nghe. Iarrobino trình bày lại với ngài đô đốc, một người đàn ông lịch thiệp và được ông ta nhiệt tình thông cảm bảo rằng ông cũng không đồng ý với chiến thuật đó của viên đại uý. Nhưng rồi chẳng có gì thay đổi việc điều tra vẫn tiếp diễn trong quá trình đưa con tàu trở về San Diego.

  Mặc dù vậy, Đại tá Iarrobino không lo lắng. Có lẽ viên sĩ quan trẻ đang cố tạo tên tuổi cho mình song anh ta chẳng nghĩ ra được điều gì nên Iarrobino cũng chẳng cần trả lời chính xác. Nếu anh ta muốn buộc tội, cần phải có người phân phát quân nhu giám sát việc di chuyển pháo sáng nhưng lại chẳng có ai như vậy. Việc giám sát đó lại càng tồi tệ hơn vì trên tàu thiếu nguồn nhân lực. Vấn đề đó đang gia tăng ở mỗi đơn vị lực lượng vũ trang. Nguồn nhân lực chính của con tàu phải giám sát việc phóng chiếc phi cơ chiến đấu sẽ cất cánh lúc 7 giờ 30 sáng hôm đó.

  Ngoài ra còn có vấn đề: những quả pháo sáng có được cất nơi phù hợp không. Nhà kho đó phải là nơi chống lụt, không giống với kho đạn dược người ta có thể để nước chảy vào nhanh chóng nhằm không cho lửa bùng phát. Nhưng để hòan thành nhiệm vụ, Oriskany phải mang nhiều quân nhu đến nỗi các phi công đúng là phải đi trên bom để đến máy bay còn việc không quy định nghiêm ngặt đối với kho cất pháo sáng đã được sự cho phép của Buships thuộc sở chỉ huy Hải quân Mỹ ở Washington.

  Mặc dù có dấu hiệu báo trước việc sắp xảy ra, thuyền trưởng Iarrobino vẫn ngạc nhiên trước kết quả điều tra do viên sĩ quan pháp lý viết và ông đô đốc ký. Về cơ bản, hai thuỷ thủ vận chuyển pháo sáng bị buộc tội theo điểm (buộc tội) 44 tội giết người, các sĩ quan ở bãi đỗ máy bay và kho vũ khí sẽ bị đưa ra xét xử ở toà án quân sự, Iarrobino và sĩ quan điều hành của ông sẽ nhận được thư khiển trách. Điều làm Iarrobino ngạc nhiên là tất cả họ bị buộc tội về vụ cháy do pháo sáng trong khi chẳng có cuộc điều tra nào về pháo sáng.

  Một hội đồng hải quân ở San Diego đã viết lại biên bản điều tra với những lời buộc tội đanh chắc hơn. Iarrobino được yêu cầu phải đưa ra phản ứng trước khi có sự sắp đặt cuối cùng. Một hạm trưởng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bất cứ việc gì xảy ra với con tàu của mình, đó là truyền thống ngành Hải quân và Iarrobino cho rằng ông bị buộc tội do điều tra một phía bị đưa ra làm người giơ đầu chịu báng bởi một sỹ quan pháp lý còn trẻ không hiểu biết gì về chiến tranh và yêu cầu của nó. Ông quyết không để yên vụ này. Xét cho cùng, Iarrobino quen biết nhiều người trong hải quân, các sĩ quan cao cấp và họ cũng biết ông – John Iarrobino - với sự nghiệp không chê vào đâu được và sự cống hiến tận tuỵ của ông là điều miễn bàn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM