Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 03:49:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 164050 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 07:43:40 pm »

  Ngày 19/7/1966, thuyền trưởng John Iarrobino đứng trên boong chỉ huy nằm ngay bên cạnh chiếc cầu, về phía bên phải, nơi mà ông chỉ đạo việc tàu Oriskany tiếp cận tàu tiếp tế đạn dược. Ông nói qua điện đàm liên lạc nội bộ nối với nhân viên trực tiếp thực hiện "Quay 1-4-1" và nhân viên thực hiện nhắc lại "Quay 1-4-1”. Thuyền trưởng Iarrobino vẫn quan sát tàu Gidrojon, tàu kéo lưới của Nga đang hướng về phía ông ở đằng xa. Một chiếc tàu hộ tống của hạm đội 7 được giao nhiệm vụ theo dõi động tĩnh của tàu Gidrojon phản ứng nhanh chóng và bắt đầu việc ngăn chặn tàu Gidrojon. Trong trường hợp tàu hộ tống không hoàn thành được nhiệm vụ thì Iarrobino sẽ ra lệnh hai tàu khu trục đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra tham gia hỗ trợ ngăn cản đường tiến của chiếc tàu Nga.

  Thuyền trưởng nói lại "Quay 1-4-1". Sau khi nhân viên thực hiện nhắc lại lời của ông thì thuyền trưởng ra lệnh:. "Dừng tất cả máy lại”. Khi tàu Oriskany tiến chầm chậm vào vị trí đã định trước thì ông lại ra lệnh "lùi lại 2/3" làm giảm quán tính của tàu và để đưa tàu vào vị trí song song với tàu chở đạn.
 
  Một thuỷ thủ của tàu Oriskany dùng một khẩu súng giống như súng săn bắn một chiếc dây cáp sang tàu tiếp viện. Sau đó những chiếc dây cáp nặng hơn được bắn vào chiếc dây cáp nhẹ đó để kéo giữa hai chiếc tàu. Một sợi dây được một thuỷ thủ treo lên cao có những chiếc cờ nhiều màu sắc bay phấp phới, mỗi lá cờ thể hiện một khoảng cách khác nhau. Thuyền trưởng Iarrobino thích giữ khoảng cách tàu Oriskany nằm giữa màu vàng và màu trắng, để một khoảng cách từ 100 feet đến 120 feet giữa hai chiếc tàu. Ông điều chỉnh tốc độ tiến về phía trước để bắt kịp tốc độ của chiếc tàu kia.

  Quá trình chuyển đạn dược diễn ra trong gần một tiếng, thời gian đủ để tàu Gidrojon tiến đến khu vực hai tàu đang chuyển đạn. Giống như các thuyền trưởng của tàu chiến Mỹ khác ở Yankee Station, Iarrobino không tin là những thuỷ thủ quá liều lĩnh và dại dột để đâm vào một chiếc tàu của hải quân Mỹ hoặc tiến vào vị trí để bị tàu Mỹ đâm phải. Có khả năng là tàu Gidrojon đang cố gắng gây áp lực để tàu hàng không mẫu hạm Oriskany đâm vào tàu tiếp viện. Iarrobino quan sát khi thuỷ thủ đoàn của tàu Oriskany đang nối 4 sợi dây cáp to và nặng để cột hai chiếc tàu với nhau. Những sợi dây đó giống như các đường ray để các chiếc ròng rọc được kéo qua kéo lại giữa hai chiếc tàu để chuyển những chiếc thùng chở đầy bom, tên lửa và đạn súng. Thức ăn và nhiên liệu cũng được chuyển đến các tàu đang hoạt động ở Yankee Station theo cách như vậy.


Tàu Oriskany đang nhận tiếp tế.

  Thêm một lần nữa, cho dù người Nga có coi việc này quan trọng hay không, họ vẫn bị ép buộc phải từ bỏ nỗ lực tiến gần đến chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ. Chiếc tàu hộ tống của Mỹ theo sát chiếc tàu của Nga, lãnh trách nhiệm đuổi chiếc tàu Nga ra khỏi khu vực hod của tàu Oriskany. Sau đoạn đường bị truy đuổi, dài 12 dặm, trong 73 phút, tàu Gidrojon kéo 2 hồi còi to ngắt quãng, giảm tốc độ và cách xa dần tàu Oriskany và chỉ lọc được những đợt sóng từ tàu Oriskany xem có giá trị thông tin tình báo nào không. Thuyền trưởng Iarrobino, không thèm bận tâm đến chiếc tàu kéo lưới của Nga nữa, quay lại công việc chuẩn bị cho những chuyến xuất kích sắp tới của chiếc máy bay chiến đấu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2008, 06:01:01 pm »

  Thuyền trưởng Iarrobion thích nhất tốc độ gió khoảng 35 hải lý thổi qua sân bay trên boong tàu khi tàu Oriskany chuẩn bị phóng những chiếc máy bay đó và đón những chuyến hạ cánh của chúng. Ông đã dành hầu hết thời gian của mình ở vịnh Bắc Bộ này thực hiện công việc mà ông gọi là "tính tốc độ gió”. Điều đặc biệt của khu vực biển này là mặt biển trở nên tĩnh lặng như gương ở những thời điểm bất ngờ. Tàu Oriskany có thể tiến vào khu vực gió thổi với tốc độ 31 hải lý vì vậy ông cần thêm 4 hải lý nữa để thấy được sự khác biệt. Tàu Oriskany đảo qua đảo lại để tìm được hướng gió lý tưởng. Đôi khi, khi tàu đón máy bay sau một cuộc không kích hạ cánh phải chạy về hướng biển của Bắc Việt thuyền trưởng Iarrobino sợ rằng tàu của ông phải cập bờ biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh cũng không gặp được hướng gió thích hợp. Nhưng sáng nay, ông phải thực hiện một sự thay đổi phương hướng – quay một vòng 160 độ để tìm kiếm cái mà tàu của ông đang cần.

  Phía dưới boong tàu, trong khoang vũ khí, những thuỷ thủ trẻ có thể cảm thấy chiếc tàu đang chuyển hướng để tìm hướng gió và họ bắt đầu thực hiện côngviệc của mình. Loại bom được sử dụng nhiều nhất là Mark 82 nặng 500 pound. Những quả bom màu xanh oliu được đặt trong phòng chứa bom chống lửa mà không có đuôi bom để tiết kiệm không gian. Những thuỷ thủ chuyển bom từ phòng chứa bom ra khu vực lắp ráp ở ngay dưới boong tàu nơi những chiếc đuôi bom được lắp và được đưa vào thang máy chuyển lên boong trên để lắp vào máy bay. Ở trên boong, nằm về phía bên phải hướng về phía hòn đảo và cách xa đường băng mà trong trường hợp bị đâm thì máy bay thường hạ cánh xuống đó, người ta đặt bom vào một khu vực chứa bom tạm thời mà thường được gọi là trang trại bom. Bom được lắp vào máy bay ở phía sau của đường băng trước khi phi công lên máy bay. Sĩ quan quân nhu của tàu đích thân cắm những ngòi nổ vào những quả bom khi bom đã được chất lên máy bay, đảm bảo rằng bom đã được đặt đúng vị trí.


Bom MK 82
 

  Ngòi nổ của bom gồm có một chiếc cánh quạt nhỏ gắn chặt với một dây dẫn. Dây dẫn này được luồn qua ngăn chứa bom và dưới một cuộn dây đồng để quấn tua bin. Khi phi công bấm vào công tắc trong buồng lái thì cuộn dây đồng hoạt động như một chiếc nam châm và dính chặt dây dẫn vào khoang chứa quả bom. Sau đó khi thực hiện nhiệm vụ, phi công bấm nút thả bom trên cần lái, vỏ đạn và đẩy sẽ nổ và đẩy bom ra khỏi khoang chứa bom, kéo mạnh dây dẫn đã bám chặt vào ngòi nổ do tác động của cuộn dây đồng, việc này sẽ tác động làm cho cánh quạt nhỏ hoạt động. Sau một số lần hoạt động của cánh quạt được tính trước, dây dẫn cháy hết và bom sẽ nổ ở một độ cao nào đó trên mặt đất, hoặc khi tiếp xúc với mặt đất hoặc sau một thời gian nào đó khi chạm đất. Nếu phi công không bấm vào nút kích hoạt dây ra khỏi ngòi nổ, cánh quạt không quay và quả bom sẽ không nổ. Điều này tạo điều kiện cho phi công lựa chọn trút bom xuống một nơi nào đó một cách an toàn để chạy trốn khi rơi vào tình huống bị truy đuổi hay bị trục trặc máy móc. Để chắc chắn bom không vô tình rơi ra khỏi khoang chứa bom lúc máy bay vẫn còn trên tàu, người ta đã lắp một chốt an toàn vào trong khoang chứa bom. Sau khi phi công đã vào máy phóng máy bay để chuẩn bị xuất phát, anh ta phải đưa hai tay lên trên trời để nói rằng tay anh ta không chạm vào nút khởi động bom ở cần lái. Chỉ khi đó, vào phút cuối cùng người ta mới tháo chốt an toàn ra khỏi khoang chứa bom.

  Những thùng đạn 20mm và tên lửa lắp vào bên cánh máy bay được xếp thành đống không xa chỗ để bom trên boong tàu. Để chống những tai nạn có thể xảy ra khi đống đạn và tên lửa đó có thể bị phát nổ bởi năng lượng điện từ, người ta đặt cả thiết bị bảo vệ xung quanh khu vực đó. Tàu Oriskany được coi là thùng thuốc súng dễ bùng nổ. Các quy định an toàn thường bị bỏ qua để thực hiện những nhiệm vụ tiếp nhận vũ khí nặng nề do Washington giao phó. Do đó chỉ cần một mồi lửa vô tình phát ra thì con tàu này sẽ gặp phải tai hoạ lớn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2008, 08:44:29 pm »

  Sĩ quan chỉ huy bay đã tự bổ nhiệm mình vai trò tổng chỉ huy nhóm phi công tấn công vào cầu Cổ Chai. Trước đó, ông đã cho gọi họp các sĩ quan phụ tá xung quanh một chiếc bàn trên đó có những chiếc bản đồ, biểu đồ và những tấm ảnh kích thước 8 x 10 cm về chiếc cầu Cổ Chai. Họ đang thảo luận để phác thảo kế hoạch tấn công vào đây. Họ xem xét tất cả mọi thứ: vị trí của mặt trời, vị trí pháo phòng không và tên lửa, số lượng máy bay tham gia cuộc không kích và những quy định loại vũ khí sẽ sử dụng, khi họ đề ra phương hướng và cách thức mà các phi công của Oriskany sẽ thực hiện để ném bom phá sập cây cầu.
 
  Khi Cal Swanson vào phòng thảo luận việc thực hiện cuộc không kích vào lúc 9h45 sáng, anh cảm thấy một sự căng thẳng bao trùm cả căn phòng. Có rất ít những câu chuyện vui đùa giữa các phi công đến từ những phi đội khác nhau. Chiến dịch không kích này rất lớn, phòng họp chất nhiều những chiếc ghế đẩu. Trong phòng chuẩn bị này, chẳng viên phi công nào cảm nhận được sự thoải mái giống như những lúc họ luyện tập các kế hoạch không kích xong và đến đây để vui đùa. Những bức ảnh về mục tiêu đã bị đánh phá hoặc sẽ bị tấn công đều được dính hết lên tường. Những bức ảnh về hình dạng của máy bay của Bắc Việt đều được đưa ra cho các phi công xem. Ngoài ra còn có những chi tiết về tầm bắn của 5 loại pháo phòng không và một bản miêu tả chi tiết về tên lửa SAM 2 được in chi tiết và phát cho mỗi viên phi công nghiên cứu. Trên các bản đồ trên tường có đánh dấu những trạm kiểm soát cho phép phi công trao đổi điện đàm.

  Đúng 10 giờ sáng, chỉ huy nhóm không kích đứng dậy và nói: "OK, mọi người đã có mặt đầy đủ chưa?"Anh thông báo điều mà tất cả mọi người đã biết. Cuộc không kích này nhằm vào cầu Cổ Chai, nằm ngoài thị trấn Phủ Lý, sau đó anh nói qua về tình hình thời tiết cho các phi công biết với những số liệu mới nhất chụp từ vệ tinh. Thời tiết có nhiều mây là điều mà các phi công đều thích. Yếu tố nhiệt độ cũng quan trọng. Một ngày nóng gay gắt có thể ảnh hưởng trọng lượng bay lớn nhất và hạn chế số lượng bom mang theo. Nếu có gió thổi qua khu vực mục tiêu thì phi công phải lượn qua khu vực đó rồi sau đó vòng lại để thực hiện quá trình không kích. Các phi công phải ghi nhớ mọi thứ và nhiệm vụ tấn công trước khi cất cánh. cuối buổi thảo luận, những phi công A-4 được đưa một bản đánh giá trong đó có ghi một loạt những sự thay đổi của độ dày đặc tương đối của không khí, nhiệt độ và độ ẩm không khí, những yếu tố này còn phải có để đảm bảo để sử dụng máy tính trên máy bay nhằm điều khiển việc cắt bom. Và người chỉ huy kết thúc buổi họp bằng việc dặn dò "Đối với các phi công F-8, bản đánh giá NFT của các cậu là 28".

 

Tấn công cầu Cổ Chai - ảnh chụp từ máy bay A-4.

  Đột nhiên căn phòng im lặng một vài giây. Một viên phi công F-8 giơ tay lên và nói: "Này, bản đánh giá NFT có nghĩa là gì? Tôi chưa nghe thấy điều này bao giờ".

  “Đó không phải là thứ chết tiệt đâu?".
 
  Căn phòng vỡ oà trong tiếng cười bởi vì câu nói bất ngờ đó, làm cho không khí căng thẳng tan biến.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2008, 08:23:12 pm »

  Tiếp theo đó là công việc của nhân viên tình báo cung cấp thông tin về cuộc không kích sắp tới. Những khu vực tên lửa được đánh số và được thể hiện trên tấm bản đồ được trải ra trên tấm bảng trong phòng. Nhân viên này nói: "Chúng ta là vòng khu vực tên lửa số 47 sẽ tung hoả lực mạnh vào ngày hôm nay”. Lời nhận xét của anh ta không gây ấn tượng gì với những phi công. Họ sẽ bị hoả lực của lưới phòng không của Bắc Việt bao vây và có thể bị bắn hạ. Điều mà nhân viên tình báo không thể thông báo cho họ là, bởi vì anh ta không biết, có bao nhiêu khu vực SAM di động sẽ hoạt động trong cuộc không kích này. Anh ta nhấn mạnh những mục tiêu mà lực lượng không quân sẽ phải tập trung tấn công và những tuyến đường bay mà các phi công phải đi theo. Anh ta cũng đưa ra một bản thông báo chi tiết về những trận đánh chính đang diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Anh ta cảnh báo: "Hãy quan sát máy bay của uỷ ban kiểm soát không lưu quốc tế. Đừng để họ bắt gặp và cũng đừng bắn hạ nó". Máy bay của Uỷ ban Kiểm soát không lưu quốc tế, một sai lầm sót lại của Hiệp định Geneva 1954, thường thực hiện những chuyến bay từ Campuchia và Lào đến Hà Nội, chở những nhà ngoại giao và ngày càng nhiều những nhà hoạt động chống chiến tranh đến từ Mỹ. Lời cảnh báo đó làm xuất hiện những kiểu cười chế nhạo trên môi của các phi công. Nhân viên tình báo kết thúc công việc của mình bằng việc đưa ra mật khẩu cứu nạn khẩn cấp cho các phi công khi tham gia cuộc không kích lần này. Nếu họ bị trúng đạn, thì họ phải sử dụng mật khẩu để khẳng định họ là phi công của Mỹ kêu cứu chứ không phải máy bay của Bắc Việt lợi dụng những lời trao đổi trên điện đàm để lùa thêm máy bay Mỹ vào bẫy. Tuy nhiên, họ vẫn chưa phát hiện ra cách để ngăn chặn Bắc Việt sử dụng hệ thống phát tín hiệu khẩn cấp bằng radỉo tự động, để lừa máy bay Mỹ vào trận địa pháo phòng không.

  Nhân viên tình báo ngồi xuống và chỉ huy nhóm không kích đứng dậy thực hiện nhiệm vụ của mình. Trong phòng lại bị bao trùm một sự im lặng và chú ý đến nặng người. Anh ta phải theo dõi cuộc không kích từ lúc các phi công lên máy bay, xuất kích cho đến khi họ trở về tàu Oriskany.

  "Các phi công của phi đội 162 sẽ bay ở độ cao 12.000 feet, phi công của phi đội 111 sẽ bay ở độ cao 15.000 feet”. Người chỉ huy nói: "Ngay sau khi máy bay A-4 kết thúc việc tiếp nhiên liệu, các nhóm không kích sẽ tiến vào bờ biển.. Khi đó chúng ta sẽ đồng loạt bay ở độ cao 20.000 feet duy trì độ cao đó và tăng tốc lên một chút để đến mục tiêu. Khi chúng ta bay qua các hòn đảo nằm ở phía đông bắc của Hải Phòng, làm một cú chấn động để cho Bắc Việt phải suy đoán cho đến phút cuối cùng”.

  "Chúng ta sẽ hạ thấp xuống ở độ cao 14.000 feet khoảng 5 phút trước khi bay đi, tôi sẽ đưa ra tín hiệu để bật các thiết bị điện tử của các anh lên. Khi cách bãi biển 5 dặm thì hãy bay chọn vị trí để tránh phát hiện và lúc đó hãy bay cao lên. Nhưng không cần thiết phải chạy trốn khỏi SAM cho đến khi bạn nhìn thấy chúng. Không lâu sau khi chúng ta vượt qua đường bờ biển thì sẽ đến khu vực mục tiêu. Bất kỳ ai nhận ra nó đầu tiên thì hãy nói rõ tên của mình cho trung tâm và đồng đội và xác định vị trí của mục tiêu”.

  "Khi chúng ta đã nhìn thấy mục tiêu, tôi sẽ yêu cầu bộ phận triệt phá pháo phòng không tách khỏi đội hình bay. Lúc này tôi muốn các cậu F-8 hãy tăng tốc và dẫn đầu đội hình tấn công các trận địa pháo phòng không. Tôi cũng sẽ kiểm tra lần cuối để khởi động mọi nút kiềm soát vũ khí trên máy bay của các cậu. Chúng ta sẽ lần lượt lao vào những mục tiêu như tôi đang thể hiện trên bản đồ này”.

  "Khi chúng ta lao đến mục tiêu, những máy bay chiến đấu sẽ bay qua phía tây để hỗ trợ trong trường hợp Mig xuất hiện. Các cậu A-4 sau khi trút bom xuống mục tiêu thì bay ngay ra phía biển. Chúng ta không có nhiều thời gian và cơ hội không bao giờ xuất hiện hai lần đâu. Khi bay ra đến biển thì chỉ huy mỗi phi đội sẽ thông báo điện đàm và tôi sẽ kiểm tra để chắc chắn mọi người trở về an toàn".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2008, 07:01:03 pm »

  Sau đó chỉ huy nhóm không kích cho biết vị trí máy bay tiếp tế nhiên liệu và máy bay lên thẳng tìm kiếm cứu nạn. Máy bay tiếp tế nhiên liệu chở đầy nhiên liệu bay vòng vòng ngoài bờ biển. Nếu có viên phi công nào đó bị bắn hạ thì đồng đội của anh ta sẽ cố gắng xác định vị trí của anh ta, trong khi các máy bay khác bay đến máy bay chở nhiên liệu để bơm nhiên liệu và quay lại để yểm trợ cho phí cơ cứu nạn. Sẽ có một chiếc tàu khu trục tuần tra ngoài bờ biển tham gia nỗ lực cứu nạn.

  11 giờ đúng, buổi họp chính kết thúc. Các phi công trở lại các phòng chuẩn bị của mình để chỉ huy trưởng của mỗi phi đội trao đổi một số điều với những phi công tham gia chiến dịch không kích. Cal Swanson quyết định trong 6 máy bay của phi đội anh tham gia chiến dịch này sẽ có 2 máy bay có nhiệm vụ đối đầu với Mig trong khi đó 4 chiếc còn lại sẽ quần đảo và phá nát trận địa pháo phòng không bố trí xung quanh cây cầu. Họ quan sát các bức ảnh và xác định vị trí trận địa pháo. Swanson giao nhiệm vụ cho từng máy bay thực hiện nhiệm vụ làm "tắt lửa" một khẩu pháo cụ thể nào ñoù. Thông tin về các trận địa pháo khá cụ thể và mang tính chuyên môn. Swanson còn đọc các thông số nhiên liệu cần thiết cho mỗi trường hợp thời tiết xấu, số liệu định hướng của tàu và vị trí của tàu sau cuộc không kích kết thúc.

  Jim Nunn kiểm tra đi kiểm tra lại các dụng cụ của mình. Đến lần thứ 3, Jim kiểm tra khẩu súng lục 38 của mình thì thấy thiếu một viên đạn. Ở tuổi 23, Jim Nunn là phi công trẻ nhất ở trên tàu Oriskany. Cậu cao 6 feet 4 inh, nặng 159 pound. Cậu sinh ra ở Hall, Tennessce, cách Memphis 50 dặm. Cha cậu là một ông chủ nhà băng. Khi còn học trung học, cậu nộp đơn vào West Point, Annapolis và Học viện Không quân và đã được cả 3 nơi này chấp nhận. Cậu quyết định Annapolis là trường dạy kiến thức tốt nhất và cậu vào học ở Học viện Hải quân. Trong suốt 4 năm ở đây, cậu luôn ở trong đội hùng biện của trường và luôn đứng đầu trong lớp phi công. Đó là những điều mà cuộc sống dành cho Jim. Mọi thứ cứ tự nhiên đến với cậu. Bây giờ cậu chuẩn bị tham gia chuyến không kích đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam và bay cạnh Cal Swanson; cậu cảm thấy một nỗi sợ hãi vô hình.

  Cal Swanson bắt đầu chuẩn bị cho chuyến bay. Đầu tiên là phải mặc bộ đồ G được thiết kế để bù lại sức kéo của lực hấp dẫn. Trong lúc bay, các phi công đều phải chịu một trọng lực bình thường. Khi phi công lượn, lao bổ xuống hoặc bay lên cao, lực hút của trọng lực sẽ tăng lên, hạn chế sự lưu thông máu từ đầu xuống các bộ phận khác, sẽ gây cho phi công mất cảm giác, mất sự tỉnh táo khi thiếu oxy nếu không được kiểm tra bởi bộ đồ G. Những bao cao su nhỏ được khâu vào bộ đồ G; những bao nhỏ cao su nằm ngang bụng, trước và sau đùi và bắp chân. Bộ đồ này được nối với một nguồn không khí nén bằng một chiếc ống dài. Khi trọng lực tăng lên, thì những bao cao su nhỏ đó sẽ phồng lên và giúp cho máu của phi công vẫn lưu thông bình thường và oxy dẫn đến não được lưu thông. Bộ đồ G, thường sơn màu xanh của rừng, bó sát người. Sau khi bộ đồ bay mặc đè lên bộ đồ G, trông phi công cao lêu nghêu và bước đi nặng nề và chậm chạp. Bộ đồ bay, gắn phi công vào ghế đẩy, được thít rất chặt và chứa bộ đồ hộ thân nổi, một chiếc vòng cao su xẹp có thể phồng lên khi có CO2 bơm vào. Bộ đồ cứu hộ mặc trùm lên bộ đồ bay; bộ đồ này mang đủ thứ từ những chiếc băng keo đến những viên thuốc nước nguyên chất và nặng khoảng 20 pound. Thiết bị radio phát tín hiệu được bật tự động khi phi công nhảy dù là thiết bị quan trọng nhất của bộ đồ cứu hộ và Cal Swanson kiểm tra để biết chắc nguồn pin PRC-63 vẫn hoạt động tốt.

Phi công HQ Mỹ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2008, 04:04:43 pm »

  Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, các phi công được chỉ định lái máy bay riêng của mình nhưng phi công của phi đội 162 lái bất kỳ chiếc máy bay nào có ở trên đường băng trên tàu. Phi đội có 12 chiếc F-8. Thường thì luôn có 10 chiếc ở trên boong tàu, trong khi 2 chiếc còn lại ở vịnh Subic để kiểm tra sự ăn mòn của hơi nước biển hoặc bảo dưỡng định kỳ. Chỉ có đội trưởng, một viên trung sĩ được sử dụng riêng một chiếc máy bay và luôn yêu cầu máy bay luôn được bảo dưỡng và lau chùi sạch sẽ. Vài phút trước khi phi công lên máy bay, đội trưởng sẽ ngồi vào khoang lái của F-8 giống như gà mẹ, quan sát các nhân viên bảo dưỡng chạy qua chạy lại kiểm tra tất cả các thiết bị và hệ thống. Sau chuyến không kích Cal sẽ phải viết một bản đánh giá nhận xét công việc của viên đội trưởng có thực hiện công việc của mình tốt hay không.

  Việc yêu cầu các phi công chuẩn bị lên máy bay thường diễn ra trước giờ cất cánh 30 phút. Nhưng hôm nay vì có 37 máy bay tham gia chiến dịch nên việc thông báo chuẩn bị diễn ra trước 40 phút. Phòng chuẩn bị số 4 nằm ngay cạnh chiếc thang máy chở lên ngay boong tàu. Cal Swanson và Jim Nunn chỉ mất có 3 phút để chạy đến bên chiếc máy của mình. Sau khi mặc xong bộ đồ bay, họ kiểm tra lại danh sách kiểm tra để chắc chắn tất cả các hệ thống đều hoạt động được. Sân bay trên boong tàu vẫn khá yên tĩnh.

  11h40, chỉ huy đài không lưu nói vọng qua loa từ đài quan sát không lưu: "Tất cả phi công thắt chặt dây an toàn và kiểm tra lại lần cuối tất cả các hệ thống”. Sau khi cho các phi công một khoảng thời gian để thực hiện thao tác cuối cùng, viên chỉ huy này nói to vọng qua hệ thống loa "Khởi động động cơ”. Tiếng khởi động vang lên rì rì và động cơ phản lực nhỏ gắn vào máy bay được bật lên đến khi dòng nhiên liệu đạt đến một mức nào đó thì máy bay, sau khi động cơ đã được khởi động và nhiên liệu được bơm đầy, bắt đầu chế độ chạy không tải phả ra nhưng hơi nóng từ khí thải và tạo ra âm thanh ồn đến nhức tai.

  11h 53 - 7 phút trước khi cất cánh, một chiếc máy bay chạy chậm chậm đến một chiếc máy phóng máy bay. Chiếc máy bay được gắn với chiếc máy phóng chạy trơn tru dọc theo đường băng bằng một dây cáp kéo ở phía trước và một dây cáp giữ ở phía sau. Để sẵn sàng bay đi, phi công kéo mạnh cần lái về phía trước đến mức tối đa và chiếc máy bay nhấc bổng đầu lên và rung bần bật, giống như con thú hoang đang cố gắng giật tung mọi thứ bó buộc nó. Dây cáp giữ được chế tạo có độ giãn cần thiết để giữ máy bay khi đạt tốc độ tối đa và được thiết kế bung ra lập tức khi chiếc máy phóng máy bay mở máy phóng máy bay đi. Dây cáp kéo buộc vào phía sau mũi cánh máy bay của F-8, và tuột ra khi chiếc máy phóng đi đến hết đường ray và máy bay phóng ra khỏi tàu và cất cánh.


Phóng máy bay.

  Khi Cal Swanson và Jim Nunn điều khiển máy bay vào máy phóng thì những phi công của phi đội 162 không tham gia cuộc không kích tập trung tại phòng chuẩn bị để quan sát máy bay cất cánh, nghe các cuộc liên lạc điện đàm khi cuộc tấn công bắt đầu. Trung tâm kiểm soát chiến thuật của tàu Oriskany, phòng chiến tranh của tàu, nằm ngay cạnh phòng chuẩn bị số 4 nên rất thuận lợi cho chỉ huy Beuinger, Dick Wyman, Black Mac, Rick Adams và những người khác có thể theo dõi trận không kích. Phòng chiến tranh là một căn phòng lớn, ánh sáng lờ mờ để các kỹ thuật viên có thể nhìn rõ hơn những phạm vi hoạt động của radar và hộp điện tử, những thiết bị này chiếm hầu hết không gian của căn phòng. Phía sau chiếc bảng nhựa trong suốt đặt xung quanh phòng là những thuỷ thủ có thể viết ngược nhanh như chúng ta viết bình thường bằng bút chì nhựa để tất cả những thông tin mà họ ghi lại được như: tình trạng nhiên liệu, tín hiệu gọi nhau của các phi công, vị trí của máy bay trong từng nhóm tham gia không kích - đều được hiện ngay ra và những sĩ quan đứng ngay trước những chiếc bảng đó đọc ngay được. Một viên sĩ quan được giao nhiệm vụ theo dõi tình trạng nhiên liệu của một chiếc máy bay. Trong trường hợp có một chuyến hạ cánh bị hoãn, thì viên sĩ quan có thể nhìn ngay lên trên chiếc bảng và quyết định xem chiếc máy bay mà anh ta phụ trách theo dõi có cần phải tiếp thêm nhiên liệu từ chiếc máy bay chở nhiên liệu ở gần đó và sau đó đưa ra những chỉ dẫn chính xác.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2008, 04:27:26 pm »

  Bên cạnh một cuộc trao đổi bằng điện đàm ngắn gọn để xem những chiếc hộp đen có hoạt động tốt không, các viên phi công phải giữ yên lặng đến khi họ tiến đến bờ biển. "Hộp đen" là tên quen thuộc của hộp số điện tử tối mật có thể giúp máy bay tránh được tên lửa. Để đảm bảo an toàn trong trường hợp họ bị bắn rơi, phi công biết được những nguyên lý chứ không biết cấu tạo của chiếc hộp chống SAM này hoạt động như thế nào. Khi chiếc hộp được bật lên, phi công nghe thấy những âm thanh điện tử khác nhau giống như có con ong bay trong tai phone báo hiệu những giai đoạn khác nhau của trận địa SAM phải trải qua khi chuẩn bị khai hoả tên lửa hoặc là sử dụng hệ thống radar để xác định máy bay hoặc tên lửa chuẩn bị phóng đi. Người Mỹ có những cách thức gây khó khăn về mặt kỹ thuật điện tử nhằm phá sóng khu vực có hệ thống tên lửa được bố trí, làm hỏng hệ thống dẫn đường tự động bằng máy tính. Việc này khiến cho bộ đội Bắc Việt phải nhằm bắn tên lửa bằng tay. Có hai lính kỹ thuật của Bắc Việt thực hiện nhiệm vụ nhắm mục tiêu một người xác định toạ độ còn người còn lại xác định độ cao. Điều này diễn ra chậm hơn rất nhiều so với hệ thống xác định tự động của SAM và giúp cho phi công Mỹ có thời gian để tránh tên lửa nếu như họ phát hiện chúng đúng lúc.
 
  Hôm nay là một ngày đẹp trời. Trời quang, tầm nhìn xa khoảng 10 dặm. Jim Nunn bị mê hoặc bởi cảnh đẹp của những hòn đảo nằm về phía Tây Bắc của Hải Phòng. Cậu nghĩ đây là cảnh đẹp nhất trên thế giới. Những vách đá vôi mọc lên từ những hòn đảo nhỏ và mỗi hòn đảo đều có một bãi biển hình vòng cung. Cậu tưởng tượng có thể sở hữu được một trong những hòn đảo đó dựng một ngôi nhà nghỉ lưng dựa vào vách đá, nhìn thẳng ra bãi biển với một sự tinh khiết đến lạ kỳ.
 
  Nunn bị đánh thức khỏi sự mơ màng hạnh phúc đó bằng một cảm giác có chuyện gì xấu đang xảy ra. Nhóm không kích đã vượt qua bờ biển và tiến nhanh về hướng mục tiêu. Với tốc độ bay hiện tại, 7 dặm/phút, thì trưởng nhóm không kích nhẽ ra phải nhìn thấy mục tiêu rồi và ra tín hiệu cho đồng đội, vậy mà chẳng thấy anh ta thông báo gì cả. Ở khu vực đó có nhiều mây, sương mù rải rác khiến việc quan sát mặt đất ở một góc nào đó rất khó khăn và Nunn, cũng như các phi công trong nhóm không kích nghi ngờ rằng, bên cạnh không phải là phi công giỏi nhất trên tàu cách của trưởng nhóm không kích đang bị biểu hiện kém đi. Anh ta không phải Jim Stockdale.

  Viên chỉ huy nhóm không kích gọi mọi người: "Có ai nhìn thấy cái mục tiêu chết tiệt đó không nhỉ?" . Những lời nói bất lịch sự đó rất hiếm khi nghe thấy trong các cuộc điện đàm liên lạc mà những lời nói lịch sự luôn luôn được sử dụng vì lý do tính chuyên nghiệp. Những lời nói bất lịch sự đó là thước đo sự giận dữ của viên chỉ huy. Frank Elkins lái máy bay ném bom A-4 bên cạnh chiếc F-8 của phi đội 162 đáp lời: “Tôi nhìn thấy nó. Theo tôi và ném bom theo tôi".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2008, 07:18:00 pm »

  Sau này Frank Elkins kể lại cho Marilyn: "Trong suốt 23 phút đủ loại vũ khí từ pháo cao xạ đến đạn súng trường của quân đội Bắc Việt nhắm vào chúng tôi. Tôi nguyền rủa bản thân tại sao lại lao chỗ chết tiệt này. Khi đến gần mục tiêu, tầm nhìn của chúng tôi bị giảm xuống rất nhiều”. Jim Nunn lao xuống để tập kích vào một trận địa pháo. Cậu nhấn nút thả bom và sau đó cố gắng bay đi tìm Cal Swanson nhưng cậu đã lạc mất anh ta. Trên bầu trời toàn là máy bay. Đó là một cảnh tượng hỗn loạn lớn. Nunn tự nhủ: "Cẩn thận không thì đâm vào máy bay khác". Cậu lo sợ về việc đâm phải một chiếc máy bay khác, về những quả đạn pháo cao xạ nổ vang quanh máy bay của cậu và cậu cũng lo sợ về 13 quả tên lửa trông giống những cây cột điện thoại kéo theo một đám lửa màu da cam đang lao về phía máy bay không kích. Cậu quyết định quên Swanson trong giây lát.

  "Sau đó, pháo cao xạ nhằm thẳng vào đuôi máy bay của tôi nhả đạn và khi tôi nhìn qua bên phải thì tôi bắt gặp một chiếc F-8 đang quay về căn cứ trên biển". Frank Elkins nói: "Chợt tôi nhìn thấy ánh chớp của một quả tên lửa trong gương. Tôi báo động cho mọi người và quay 36 độ sang bên trái, ngoặt về phía sau của những quả đồi. Khi tôi bay được ở độ cao thấp, tôi nhìn sang bên trái đúng lúc nhìn thấy quả tên lửa lao thẳng vào chiếc F-8, đúng ngay vào ống khói và cả chiếc máy bay trở thành một quả bóng lửa to và nổ tan tành.

  Trên tàu Oriskany, tại phòng chuẩn bị số 4, những phi công còn lại của phi đội 162 đang nghe các cuộc trao đổi điện đàm giữa các máy bay tham gia không kích. Đột nhiên qua một tấm màng mỏng của chiếc máy phát thanh phát tiếng thông báo thất thanh: "Tên lửa! Tên lửa!". Cả căn phòng bỗng cảm thấy sự căng thẳng bao trùm. Sau đó họ nghe thấy tiếng của Cal Swanson, hơi lo lắng nhưng vẫn còn điềm tĩnh "Có ai nhìn thấy Super heat 3 không?" Đó là tên gọi mật khẩu của Terry Dennison. Rick Adams và những người khác không còn thấy thoải mái trong những chiếc ghế nữa.

 

"Tên lửa! Tên lửa!"

  Cal Swanson gọi lại lần nữa: "Super heat 3, đây là Super heat 1". Vẫn không có câu trả lời. Anh gọi đíện đàm cho bạn bay cùng với Dennison. Anh này trả lời rõ ràng là anh không nhìn thấy Dennison đâu kể từ khi họ tách ra để tránh tên lửa. Trong căn phòng chiến tranh mờ ảo trên tàu Oriskany, thuyền trưởng Iarrobino lấy ra một cuốn sổ ghi chép nhỏ và đọc nó dưới ánh đèn của một hệ thống radar và tìm ra cái tên mật khẩu, Super heat 3. Bên cạnh cái tên mật khẩu là tên thật của phi công và tên phi đội của anh ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2008, 08:18:00 pm »

TRẬN ĐÁNH MỞ ĐẦU CỦA BỘ ĐỘI TÊN LỬA NGÀY 24-7-1965 - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN PHÒNG KHÔNG VIỆT NAM

  Sau khi đánh hỏng hàng loạt cầu lớn từ Thanh Hóa trở vào, từ tháng 5-1965, đế quốc Mỹ mở rộng leo thang và đánh phá toàn bộ miền Bắc. Cho rằng hệ thống phòng không miền Bắc của ta mạnh hơn trên địa bàn Khu 4 rất nhiều, nên khi leo thang đánh phá ngoài Vĩ tuyến 20, địch thay đối thủ đoạn nhằm đối phó với cao xạ và không quân ta. Máy bay địch bay trên độ cao trung bình để tránh hỏa lực cao xạ, vừa tăng cường tỉ lệ tiêm kích hộ tống để đánh chặn máy bay MiG, bảo vệ các tốp đánh phá mục tiêu, vừa gây nhiễu ngoài đội hình và tăng cường chế áp phòng không trên các hướng để tạo đường bay an toàn vào đánh phá mục tiêu.
 
  Để đánh bại bước leo thang mới của địch, Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ động tổ chức các trung đoàn cao xạ cơ động đánh địch trên các hướng, gấp rút triển khai 7 đại đội ra-đa dẫn đường, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến đấu của không quân. Tuy vậy, với thủ đoạn mới của địch, cả cao xạ và không quân ta đều gặp khó khăn. Cao xạ đánh với hết tầm cao nên hiệu quả tiêu diệt thấp. không quân chưa tìm được biện pháp chọc thủng hàng rào tiêm kích hộ tống của địch. Do đó, nhiều trận đánh thắng nhưng ta cũng bị tổn thất. Trước tình hình đó, Bộ Tổng tham mưu (BTTM) quyết định khẩn trương đưa bộ đội tên lửa ra chiến đấu, nhằm làm thay đổi đột biến về chất của hệ thống hỏa lực phòng không, mặc dù bộ đội tên lửa vẫn đang trong giai đoạn huấn luyện ở núi rừng Việt Bắc.

  Thực hiện quyết tâm của BTTM, Quân chủng trực tiếp tổ chức và chỉ huy trận đánh mở đầu của tên lửa tại khu vực huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây. Lực lượng tên lửa ra quân đánh trận đầu gồm có tiểu đoàn 63, tiểu đoàn 64, trung đoàn 236. Để bảo vệ tên lửa và phối hợp thực hiện trận đánh lớn, Quân chủng điều động trung đoàn 220 cao xạ pháo 100 ly, trung đoàn 234 cao xạ pháo 57 ly, 2 tiểu đoàn cao xạ pháo 37 ly, 1 tiểu đoàn súng cao xạ tự hành AM-14,5 ly, 5 đại đội súng máy cao xạ 14,5ly. Phối hợp tác chiến với Quân chủng còn có 10 trận địa súng máy cao xạ 12,7 ly của phòng không địa phương tỉnh Hà Tây và huyện Bất Bạt, Tùng Thiện, Quảng Oai (Hà Tây). Để đảm bảo tình báo trên không cho toàn cụm, Quân chủng điều đài ra-đa -10 lên phục vụ trực tiếp và sử dụng tình báo của 3 đại đội ra-đa phụ cận.

  Đội hình chiến đấu được bố trí thành 3 cụm liên kết với nhau, lấy tiểu đoàn tên lửa làm cơ sở bố trí: Cụm 1 ở khu Đồi Chùa, cụm 2 Vô Khuy, cụm 3 ở giữa để tạo hỏa lực liên kết.

  Kế hoạch tác chiến của ta là: tên lửa đánh trước, sử dụng hỏa lực tên lửa tập trung đánh tiêu diệt. Cao xạ chỉ đánh bảo vệ tên lửa khi địch đánh vào trận địa. Tên lửa đánh xong rút khỏi khu vực, đưa mồi nhử bằng "tên lửa cót" vào hai trận địa tên lửa để nhử địch, tạo điều kiện cho toàn cụm đánh trận tiêu diệt lớn.
 
  Trận đánh được thực hiện đúng theo kế hoạch. Đúng 13 giờ 53 phút ngày 24-7, cả hai tiểu đoàn tên lửa cùng tập trung tiêu diệt tốp máy bay F-4C của địch ở độ cao 8.000 M đang trên đường bay vào đánh phá khu vực Tây Bắc Hà Nội. Bị bất ngờ, địch không kịp phản ứng. Ngay đêm đó, tiểu đoàn tên lửa 63 được lệnh rút ra khỏi khu vực, tiểu đoàn tên lửa 64 cơ động sang trận địa Kim Đái để thực hiện đánh bồi một trận nữa. Tại hai trận địa cũ, ta cho đặt những quả đạn "tên lửa cót” tạo trận đa giả để nhử địch. Ngày 25, các hoạt động của không quân địch trên miền Bắc ngừng hẳn. Ngày 26, địch dùng máy bay trinh sát tầng cao BQM và máy bay trinh sát chiến thuật RF-101 vào trinh sát khu vực chuẩn bị kế hoạch đánh trả đũa. Cả hai máy bay trinh sát đều bị tiểu đoàn tên lửa 64 tiêu diệt. Thực hiện xong nhiệm vụ đánh khêu ngòi, tiểu đoàn tên lửa 64 cũng được lệnh rút khỏi khu vực. Lực lượng cao xạ chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đánh địch. Cay cú trước tổn thất bất ngờ ngày 24, lại càng cay cú hơn khi bị bộ đội tên lửa tiêu diệt cả 2 máy bay trinh sát ngày 26, địch quyết định tập trung lực lượng không quân tiêu diệt tên lửa của ta. Ngày 27-7, địch sử dụng 48 máy bay của hai biên đội U-bon và Tắc-li phối hợp đánh phá hai trận địa "tên lửa cót". Trúng kế của ta, lực lượng súng pháo cao xạ các loại hiệp đồng chặt chẽ, đánh tập trung tiêu diệt lớn, bắn rơi tại chỗ 5 máy bay, bắn bị thương 2 máy bay và bắt sống giặc lái.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2008, 05:47:12 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2008, 05:45:44 pm »

  Trận đánh mở đầu của tên lửa phối hợp với cụm pháo cao xạ từ 24 đến 27-7-1965 là một cơ sở thực tiễn rất sinh động cho sự phát triển nghệ thuật tác chiến phòng không trong chiến tranh. Trận đánh này để lại những kinh nghiệm quí giá, gợi mở những hướng phát triển mới trongnghệ thuật tác chiến lớn cho ta.

  Thứ nhất, việc đưa tên lửa ra chiến đấu đúng thời cơ là một quyết định đúng đắn, vừa tạo được hiệu quả chiến đấu cao vừa gây bất ngờ cho địch.

  Tháng 6-1965, địch đã đánh hơi thấy ta đang tổ chức huấn luyện bộ đội tên lửa. Nhưng theo tính toán của chúng, phải đến giữa năm 1966, tên lửa Việt Nam mới ra quân chiến đấu được. Do vậy, địch càng chủ quan và cho rằng chưa phải đối phó với tên lửa. Mặt khác,trong khi địch tập trung các thủ đoạn đối phó với không quân và cao xạ gây khó khăn lớn cho ta, thì việc đưa tên lửa vào chiến đấu đã tạo sự thay đổi về "chất" của hệ thống hỏa lực phòng không, tạo điều kiện thuận lợi cho tác chiến hiệp đồng tiêu diệt lớn. Sự xuất hiện bất ngờ của tên lửa ngày 24-7 nằm ngoài sự tính toán của các nhà quân sự Mỹ, chẳng những đã gây hoảng sợ cho bọn giặc lái mà còn tác động mạnh mẽ Nhà Trắng, khiến cho Tổng thống Giôn-xơn phải cấp tốc triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia họp ngay trong đêm để xác minh và tìm cách đối phó. Trong khi chưa tìm được biện pháp đối phó, Giôn-xơn quyết định tổ chức trả đũa. Cả hai máy bay trinh sát chuẩn bị cho kế hoạch đều bị tên lửa bắn rơi, Giôn-xơn càng cay cú hơn. Chỉ sau khi trận đánh trả đũa vào hai trận địa "tên lửa cót" bị tổn thất nặng, Giôn-xơn mới chịu chấp nhận thất bại cay đắng, ra lệnh tạm dừng đánh phá các khu vực cách Hà Nội 60km và cố tránh khu vực nghi có tên lửa.

  Thứ hai, là bài học về việc chủ động tìm địch để đánh. Để chuẩn bị cho tên lửa ra quân, ta đã xây dựng 5 trận địa cơ bản ở khu vực Hà Nội. Trong thời gian này, mặc dù leo thang đánh phá miền Bắc, nhưng địch vẫn chưa đánh phá Hà Nội, còn thăm dò, còn để mặc cả và gây sức ép khi cần thiết. Với tư tưởng chủ động, tích cực tiến công, Quân chủng đã cho tên lửa cơ động triển khai ở các trận địa dã chiến, bí mật phục kích đánh địch ở khu vực Ba Vì , Hà Tây. Đây là một khu vực đánh địch thuận lợi trên hướng Tây Bắc - một hướng tiến công chủ yếu của không quân địch. Việc tổ chức thành công cho tên lửa cơ động, triển khai ở địa hình đồi núi Ba Vì là một tiền đề thực tiễn để hình thành chiến thuật cơ động phục kích đánh địch của bộ đội tên lửa. Đây là một chiến thuật độc đáo, sáng tạo của bộ đội tên lửa Việt Nam. Tên lửa phòng không được thiết kế và chế tạo nhằm triển khai thành tuyến bảo vệ các yếu địa lớn, không có khái niệm "cơ động phục kích" đánh địch. Nhưng với tư tưởng chủ động, tích cực tiến công, bộ đội tên lửa Việt Nam đã vượt qua muôn vàn khó khăn để tạo lập và phát triển chiến thuật cơ động phục kích, tạo bí mật bất ngờ tiêu diệt địch. Sau trận đầu 24-7-1965, địch càng bất ngờ hơn khi thấy tên lửa xuất hiện đánh địch trên núi rừng Tây Bắc, trên những cánh rừng đại ngàn ở Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, trên tuyến đường Trường Sơn, trên tuyến lửa Vĩnh Linh. Chính những nhà thiết kế chế tạo cũng không thể ngờ được rằng với địa hình núi non hiểm trở như vậy, địch đánh phá ác liệt như vậy mà bộ đội tên lửa Việt Nam vẫn cơ động triển khai, vẫn bí mật trụ vững được để đánh địch. Có thể nói, chiến thuật cơ động phục kích là một sáng tạo độc đáo của bộ đội tên lửa Việt Nam, biểu hiện ý chí và trí tuệ xuất sắc của Việt Nam.

  Thứ ba, trận đầu đánh thắng là cơ sở để phát triển phương pháp chiến thuật "nhử địch" của bộ đội phòng không Việt Nam lên đến đỉnh cao.

  Cuối tháng 3-1965, địch tập trung đợt đánh phá nhằm hủy diệt các trận địa ra-đa ở nam Khu 4. Ngay sau khi địch đánh trận địa ra-đa ở Vĩnh Linh, Quân chủng đã lệnh cho đại đội ra-đa Quảng Bình cơ động sang vị trí mới, đồng thời cho làm ra-đa giả bằng tre ở trận địa cũ để thu hút địch đánh phá, bảo đảm an toàn cho ra-đa ở vị trí mới bí mật phát sóng. Từ thực tiễn nghi binh lừa địch thành công, chúng ta đã nâng lên thành một kế sách mới "nhử địch" đến để tiêu diệt. Đại đội ra-đa ở Rú Nài (Hà Tính) được lệnh chuyển sang vị trí mới. Tại vị trí cũ triển khai "ra-đa tre" để nhử địch. Một cụm pháo của Quân chủng và địa phương nhanh chóng hình thành triển khai chuẩn bị đánh địch. Ngày 26-7, khi địch tập trung đánh phá trận địa "ra-đa tre" ở Rú Nài, cụm pháo đã thực hiện trận đánh tập trung tiêu diệt lớn, 4 máy bay địch bị bắn rơi tại chỗ và bắt sống giặc lái.

  Từ thực tiễn chiến đấu và phân tích hoạt động trả đũa có tính quy luật của địch, Quân chủng chỉ đạo tổ chức "nhử địch” bằng "tên lửa cót". Trong khi tên lửa và pháo cao xạ đang cơ động triển khai, thì Trường sĩ quan pháo cao xạ đã được lệnh sản xuất cấp tốc loại "tên lửa cót”. Biện pháp nhử địch của ta đã phát triển lên một bước mới, không chỉ nhử địch bằng trận địa giả mà còn sử dụng tên lửa đánh khêu ngòi,
tạo sự cay cú cho địch, không chỉ cho tên lửa đánh khêu ngòi trận ngày 24-7 mà còn để 1 tiểu đoàn lên lửa ở lại tiếp tục đánh bồi trận ngày 26-7, làm cho địch cay cú đến tột độ.

  Sau đó, chúng ta còn thực hiện liên tiếp nhiều trận khêu ngòi địch ở khu vực Đồng Giao (Ninh Bình), Đồ Sơn (Hải Phòng). Cơ động phục kích đánh địch ở "khu nhử địch" đã được bộ đội phòng không Việt Nam phát triển đến đỉnh cao, đặc biệt là việc áp dụng thường xuyên trên tuyến vận tải Trường Sơn. Đó là một nét rất độc đáo trong chiến thuật phòng không Việt Nam.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM