Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:03:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163905 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2008, 08:34:46 pm »

  Chiếc A-4 "ó trời" là chiếc máy bay ném bom chủ lực trên tàu Oriskany và vì máy bay ném bom giữ vai trò quan trọng trong các cuộc không kích nên có những trò chế giễu giữa hai phi đội tấn công A-4, những viên phi công luôn tự coi họ rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọng nhất và hai phi đội máy bay chiến đấu F-8 luôn nghĩ ràng họ chỉ là phi công ném bom tạm thời trên tàu Oriskany này. Tuy nhiên, máy bay A-4 không thể so với những chiếc máy bay chiến thuật do lực lượng không quân sử dụng. Chiếc A-4 là chiếc máy bay một người lái, kiểu dáng cuối cùng của loại máy bay đơn giản; nó là loại máy bay nhỏ và chật hẹp đến nỗi bạn có thể nói đùa rằng bạn bị kẹt ngay trong máy bay. Đôi khi A-4 được gọi theo tên của người thiết kế là Heinemann Hotrod. A-4 còn thua xa chiếc F-105 "thần sấm"; F-105 cùng với F-4 "con ma" là máy bay ném bom chủ lực của không quân Mỹ. F-105 có thể mang khoảng 8000 pound bom, so với khoảng 3000 pound bom mà A-4 có thể mang. "Thần sấm" F- 105 rất thô, cồng kềnh và không thể lượn lách trong các cuộc đối đầu trên không. Nhưng F-105 và F-4 là những máy bay ném bom hiệu quả nhất được sử dụng trong cuộc chiến này. Phi công của không quân Mỹ bay từ các căn cứ ở Thái Lan và miền Nam Việt Nam thả nhiều bom hơn các phi công hải quân.


Máy bay A-4 Skyhawk của HQ Mỹ.

  Hải quân và không quân tham gia ném bom trong những cuộc tấn công phối hợp ở giai đoạn đầu của chiến dịch không kích. Mỗi đơn vị được giao cho một khoảng thời gian nhất định để bay đến mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng do có quá nhiều máy bay tham gia không kích nên dẫn đến sự lúng túng và nguy hiểm. Lực lượng không quân bay từ xa đến, phải tiếp thêm nhiên liệu từ máy bay tiếp nhiên liệu trong khi lực lượng không quân hải quân chỉ phải bay một đoạn đường ngắn từ những chiếc hàng không mẫu hạm từ ngoài biển vào. Một uỷ ban hỗn hợp đã được thành lập để tập trung giải quyết vấn đề này, khuấy động sự căng thẳng vốn có giữa hai lực lượng. Người ta đã đưa ra mộtgiải pháp là chia miền Bắc Việt Nam dọc theo trục Bắc- Nam. Lực lượng không quân hải quân phụ trách các cuộc tấn công ở nửa phía đông và lực lượng không quân phụ trách nửa phía tây, nhưng hầu hết các mục tiêu quan trọng nằm ở nửa phía đông.

  Sau nhiều lần tranh cãi, một giải pháp đã được chấp nhận chia miền Bắc Việt Nam thành 6 khu vực địa lý gọi là 6 tuyến khu vực. Lúc đầu hải quân nhận khu vực 6 gồm có Hà Nội và Hải Phòng, hai thành phố lớn của Bắc Việt. Nhưng lực lượng không quân lại một lần nữa tranh cãi rằng hầu hết các mục tiêu quan trọng đều nằm ở khu vực 6 này. Vì vậy khu vực 6 lại phải đưa ra hàng 6A và 6B với một vạch cắt ngang giữa Hà Nội, dọc theo đường xe lửa. Lực lượng không quân hải quân có nhiệm vụ tấn công ở  phía đông, khu vực 6B, gần với biển có thành phố Hải Phòng. Đôi khi đơn vị này có thể tiến sang phạm vi của đơn vị kia để tấn công vào các mục tiêu đã được lựa chọn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 07:45:36 pm »

  Theo cách định nghĩa của nó thì chiến lược của người Mỹ tập trung vào việc cố gắng ngăn chặn những luồng vận chuyển đạn dược và vũ khí vào miền Nam. Hệ thống đường sắt của Bắc Việt dài 13.000 dặm do Paul Doumer, toàn quyền Pháp ở Đông Dương phôi thai xây dựng từ 1896 đến 1902 trở thành một mục tiêu quan trọng.

  Cầu Paul Doumer (Long Biên) ở khu vực ngoại ô của Hà Nội là tuyến đường tiếp viện chính vào Hà Nội. Chiếc cầu này là một khu vực tấn công của lực lượng không quân và Washìngton không cho phép ném bom khu vực này. Xa hơn về phía nam, khoảng 70 dặm là một điểm nối quan trọng của hệ thống đường sắt tại Thanh Hoá. Cầu Thanh Hoá bắc qua con sông Mã luôn cuồn cuộn nước đỏ đã bị Việt Minh dùng thuốc nổ đánh sập vào năm 1945. Năm 1957, với sự giúp đỡ của các kỹ sư Trung Quốc, Bắc Việt mới lại xây dựng lại cây cầu bắc qua con sông Mã này. Cây cầu mới này được hoàn thành vào năm 1964 mang một cái tên mới - cầu Hàm Rồng (thực ra nó có tên Hàm Rồng từ thời Pháp), dài 540 feet, rộng 56 feet và cách mặt sông 10 feet. Cây cầu có hai thanh thép kéo dài dựa trên những cọc xi măng ở giữa và ở hai đầu có trụ xi măng.


Bảo vệ cầu Long Biên.

  Năm 1964, tình báo Mỹ cho biết Bắc Việt sở hữu một hệ thống phòng không hết sức đơn giản, với 20 radar báo động sớm, 1.500 súng tự động dùng bắn máy bay (AA), và không có tên lửa đối không (SAM). Chỉ có 2 sân bay có thể tiếp nhận máy bay phản lực là Cát Bi Và Gia Lâm. Việt Nam nhanh chóng có được 36 máy bay Mig 17 và các hệ thống GCI (Hệ thống dẫn đường từ mặt đất giúp phi công biết đang bay đi đâu, cách địch bao xa, bay thế nào để đạt vị trí công kích tốt). Dẫu sao, Mig 17 không phải là một tiêm kích hiện đại. Ở Triều Tiên, F-86 của Mỹ đã hạ Mig 15 phần lớn do phi công Nga lái với tỉ lệ tiêu diệt 10:1. F-4, F-8, F-105 là hệ máy bay mới, rõ ràng có ưu thế rõ rệt so với máy bay cũ do phi công third-world (thế giới thứ 3) lái.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2008, 08:17:59 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2008, 09:36:25 pm »

TRẬN ĐÁNH MỞ MÀN


  48 F-105D của không quân Mỹ tấn công một cây cầu ở Thanh Hoá. Đi cùng có F-100 tuần phòng (Combat air partrol - Mig CAP) chống Mig, và hơn 30 F-4B của hải quân và phi đội cứu hộ khi phi công bị hạ. Đây là một ngày nhiều sương mù, từ độ cao 12.000 - 15.000 feet (3.5000 m). Tất cả hơn 80 máy bay Mỹ tranh nhau trao đổi ở cùng một tần số radio, làm nghẽn cả hệ thống với các cuộc gọi. 4 F- 105, tạm gọi là phi đội Zinc, bay ở giữa đội hình, mang theo bom và thùng dầu phụ. Khi họ bay đến vùng trời mục tiêu thì thấy toàn bộ lực lượng đông nghẹt đang ở trên mục tiêu chờ đợi đến lượt mình dội bom. Cho dù Mig đã tiến công ngày hôm trước, chỉ huy trận đánh vẫn cho Zinc và 2 phi đội F- 105 nữa bay vòng quanh khoảng 10 miles về phía nam mục tiêu và đợi cho đến lượt. Phi đội Zìnc đến điểm ấn định và bắt đầu bay vòng trên đám mây mù ở độ cao15.000 feet. Do mang rất nặng, máy bay phải bay ở tốc độ rất thấp, chỉ khoảng 325 knots (~450km/h). Ngay khi F-105 bắt đầu, Zinc 3 (số 3 trong phi đội Zinc) thấy 2 máy bay đang tiến đến từ trên cao phía sau khoảng 1 mile. Zinc 3 không thể nhận biết ngay máy bay, nhưng khi chúng đến gần cạnh ở 4000 feet, cậu ta nhận ra là Mig 17 đang tấn công Zine 1 và Zinc 2. Zinc 3 gọi: "Biên đội trưởng, ngoặt gấp, có Mig phía sau. Biên đội trưởng, ngoặt gấp, chúng ta đang bị tấn công". Số 4 cũng cảnh báo ngay sau đó. Cả Zinc 1 và Zinc 2 đều không phản ứng sau với cảnh báo (số 1 biên đội trưởng và số 2) . 2 Mig 17 bay ngang qua Zinc 3 và Zinc 4 với tốc độ cao, và chiếc Mig bay đầu bắt đầu bắn ở khoảng 1.500 feet đằng sau Zinc 1, trong khi chiếc Mig thứ 2, bay cạnh cách chiếc thứ nhất 1.000 feet, cùng lúc bắn vào Zinc 2. Những chiếc F-105 nặng nề không có cơ hội nào. Cả Zinc 1 và Zinc 2 bị trúng đạn. Ngay khi Mig bắn, Zinc 2 gọi Zinc 1 : "Lead, Mig ở sau anh, tôi bị trúng đạn rồi" . Zinc 3 thấy nhiều vết đạn ở lưng Zinc 1 và lửa đang phát ra từ nửa sau của Zinc 2. Hai chiếc Mig duy trì công kích trong phạm vi 800 feet (~250m), sau đó dừng bắn, cải bằng, và bay thẳng, biến mất trong đám mây mù. Khi 2 chiếc Mig đầu tấn công Zinc 1 và Zinc 2, một cặp Mig khác đang theo đuôi Zinc 3, Zinc 4 và bắt đầu tấn công. Zinc 3 thấy Mig ở phía sau, và 2 chiếc F- 105 quay lại phản kích. Cặp Mig bay vượt qua phía sau của Zinc 3 và Zinc 4, tiếp tục bay thẳng, rồi biến mất trong mây mù, quá nhanh nên F-105 không theo kịp. Zinc 3 và Zinc 4 khi đó cố gắng tìm kiếm Zinc 1 và Zinc 2, cả hai bị hư hỏng nặng nhưng vẫn đang bay. Zinc 4 thấy Zinc 2, nhưng vì mù, không thấy được tình trạng hư hỏng của chiếc F- 105 đang bay rất chậm, cho đến khi anh ở rất gần, dưới 1.500 feet (~ 400m). Zinc 4 nhìn qua, bay trượt lên trước Zinc 2, và mất dấu Zinc 2 trong mây mù. Khi Zinc 4 quay lại, Zinc 2 thông báo đang chuẩn bị nhảy dù. Zinc 4 bay vòng trên khu vực, và nghĩ rằng đã nhìn thấy Zinc 2 đâm xuống nước. Nhưng sau đó, lực lượng máy bay cứu hộ đã không tìm ra thi thể phi công. Cho đến lúc ấy, Zinc 3 lại bị tấn công bởi Mig ; sau khi đánh bại công kích, anh ta tiếp tục tìm kiếm và thấy Zinc 1 vẫn đang bay. 2 F- 105 lấy độ cao, phòng khi động cơ hỏng, Zinc 1 có thể lê lết về sân bay của không quân Mỹ. Bay bằng ở 21.000 feet, Zinc 3 bay xung quanh Zinc 1 để đánh giá thiệt hại. Có lỗ thủng lớn ở dưới đuôi và bên trên cánh hãm, và một lỗ rộng 1 foot dọc theo cánh tà sau cánh trái. Cửa dù hãm đã mở, nhưng dù vẫn bên trong. Thiệt hại của cánh hãm cho thấy Zinc 1 có thể gặp vấn đề thuỷ lực.


Trận không chiến trên cầu Hàm Rồng ngày 3/4/1965. (Nguồn của voquoctuan_new@ttvnol)


  Zinc 4 bay hợp lại với Zinc 1 và 3, cả 3 F-105 bay về Đà Nẵng hạ cánh khẩn cấp. Khi còn cách 10 miles, Zinc1 giảm ga để hạ cánh, nhưng động cơ hỏng. Anh ta đành cải bằng và thông báo chuẩn bị nhảy dù. Zinc 1 bắn ra khỏi buồng lái mà không có mũ, và dù dường như không mở. Zinc 3 bay theo phi công và ở lại trên khu vực cho đến khi trực thăng cứu hộ tới. Một tàu chiến sau đó đến và đưa thi thể phi công Zinc 1 đi. Dù thực ra có mở, nhưng không kịp đủ để hãm tốc. Hết dầu, Zinc 3 và Zinc 4 hạ cánh ở Đà Nẵng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 06:28:00 pm »

CHIẾN THẮNG HÀM RỒNG
NGÀY 3, 4 THÁNG 4 NĂM 1965

  Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ đã huy động một lực lượng lớn không quân, hải quân đồng loạt đánh vào các mục tiêu quân sự ở Vĩnh Linh, Quảng Bình và Nghệ An. Ngày 16-3-1965, chúng cho máy bay xâm phạm vùng trời Thanh Hóa, bắn đạn 20 ly xuống xã Hải Linh huyện Tĩnh Gia, và bắn đạn rốc-két xuống một số khu vực thuộc huyện Nông Cống, Như Xuân; đồng thời vô cớ bắn vào tàu thuyền đánh cá của ta ở ngoài khơi. Tự vệ và công nhân xí nghiệp đánh cá Lạch Trường đã anh dũng đánh trả máy bay địch, bảo vệ vùng trời, vùng biển của quê hương.

  Sau Hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng cuối tháng 3-1965 và từ thực tiễn chiến tranh diễn ra ở Thanh Hóa, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 và Tỉnh ủy Thanh Hóa đã phân tích kỹ âm mưu, thủ đoạn hoạt động của đế quốc Mỹ và đi đến thống nhất nhận định: 'Trọng điểm địch đánh phá vào Quân khu lúc này là Thanh Hóa, trọng điểm ở Thanh Hóa là cầu Hàm Rồng, bảo vệ được cầu Hàm Rồng là góp phần bảo vệ giao thông thông suốt".

  Khu vực Hàm Rồng gồm thị xã Thanh Hóa và 3 xã Hoằng Long, Hoằng Lý và Hoằng Anh huyện Hoằng Hóa. Với diện tích trên 50 km2 và gần 10 vạn dân, khu vực Hàm Rồng là trung tâm kinh tế chính văn hóa xa hội, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, là nơi tập trung 55 đầu mối cơ quan tỉnh Thanh Hóa và thị xã, các nhà máy, kho tàng bến bãi, nhà ga, cửa hàng của Trung ương và địa phương, đồng thời cũng là nơi tập trung các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng đối với cả hai miền Nam - Bắc.

  Qua kết quả trinh sát của không quân Mỹ, giới quân sự Mỹ đã xác định: Từ Hà Nội vào đường mòn Hồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là "điểm tắc lý tưởng", là "đầu nút của khu vực cán xoong".

  Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đêm ngày 10 tháng 2 năm 1965, Giân Sáp (Grand Sharp), Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương đề nghị Nhà Trắng dùng siêu pháo đài B52 đánh cầu Hàm Rồng. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn không chấp nhận đề nghị đó mà dự định mở đợt oanh tạc hỗn hợp gồm không quân Mỹ và Nam Việt Nam vào 2 trại lính ở Bắc Việt Nam và cầu Hàm Rồng.

  Để chuẩn bị bảo vệ Hàm Rồng, đánh trả lại địch, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và Bộ Tư lệnh Quân khu 3 nhanh chóng điều lực lượng phòng không về Hàm Rồng. Đầu năm 1965, trung đoàn 13 pháo cao xạ 37 ly thuộc sư đoàn 213 đang huấn luyện ở Nam Định được lệnh về gấp Thanh Hóa. Ngày 3 tháng 3 năm 1963, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân điều tiểu đoàn 14 thuộc sư đoàn 330 đang bảo vệ Thủ đô về phối hợp với trung đoàn 13 Quân khu 3. Trước khi bước vào trận chiến đấu ít lâu, sư đoàn 304 và sư đoàn 250 được lệnh đưa 1 đại đội pháo cao xạ 37 ly và cao xạ 14,5 ly về Hàm Rồng phối hợp. Cuối tháng 3-1965, Tỉnh đội Thanh Hóa điều 1 trung đội 14,5 ly, 1 tổ trung liên và một số đơn vị dân quân tự vệ vùng lân cận về Hàm Rồng tham gia chiến đấu.

  Các lực lượng trên được tổ chức thành 5 cụm chiến đấu hỗn hợp lấy đơn vị đại đội pháo cao xạ làm nòng cốt.

   - Cụm phía bắc gồm: Đại đội 17 pháo cao xạ 37 ly đang ở Yên Vực và 3 trận địa của dân quân Yên Vực, có nhiệm vụ đánh địch từ hướng đông bắc và hướng bắc; khi cần thiết phối hợp yểm trợ cho hướng tây nam và đón địch khi chúng lợi dụng dãy núi Hàm Rồng bổ nhào từ tây sang.

  - Phía nam bao gồm cụm bảo vệ thị xã gồm: 3 đại đội pháo cao xạ 37 ly và đại đội 4 cao xạ 14,5 ly của tiểu đoàn 14 sư đoàn 330 và các đơn vị tự vệ thị xã. Các đơn vị này triển khai chiến đấu tại ga Thanh Hóa và Bờ Hồ, có nhiệm vụ chính đánh địch từ phía Nam, khống chế không cho chúng tiếp cận mục tiêu cầu Hàm Rồng, đồng thời trực tiếp bảo vệ ga Thanh Hóa và thị xã.

  - Cụm phía tây nam gồm: Đại đội 4 pháo cao xạ 37 ly của trung đoàn 13 sư đoàn 213 triển khai trận địa tại đồi không tên. Đại đội 4 caoxạ 14,5 ly tiểu đoàn 14 sư đoàn 350 triển khai ở đồi 75 và 3 trận địa của tự vệ nhà máy điện Hàm Rồng, có nhiệm vụ đánh địch từ hướng tây nam, trực tiếp bảo vệ cầu và nhà máy điện Hàm Rồng.

  - Cụm 2 mố cầu gồm tổ trung liên của 3 đồng chí Phạm Gia Huấn, Nguyễn Hữu Nghị, Trần Văn Liên của Tỉnh đội Thanh Hóa chốt trên núi Ngọc; trung đội cao xạ 14,5 ly của Tỉnh đội bố trí ở đồi 74 (núi Mắt Rồng); tổ trung liên của phân đội 3 công an vũ trang, tự vệ lò cao, đồn cảnh sát Hàm Rồng; cụm này có nhiệm vụ đánh địch ở tầm thấp bảo vệ cầu.

  Đại đội 4 pháo cao xạ của trung đoàn 13 và đại đội 4 pháo 14,5 ly của tiểu đoàn 14 xây dựng trận địa ngay trên đỉnh đồi không tên (đồi 75).

  Sở chỉ huy cụm chiến đấu khu vực Hàm Rồng đóng tại núi Cuội, 2 đài quan sát đặt ở trên cao điểm 134 và núi Mật. Các lực lượng này đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy Tỉnh đội Thanh Hóa.

  Hàng ngàn thanh niên nam nữ, dân quân tự vệ xung quanh khu vực thị xã và Hàm Rồng đến cùng bộ đội đào đắp công sự. Các hợp tác xã nông nghiệp đã dành hàng trăm héc ta ruộng đất trồng trọt cho bộ đội xây dựng trận địa. Để giữ bí mật và đề phòng máy bay địch đến bắn phá, hàng ngàn công nhân đã đào công sự thâu đêm suốt sáng. Có đêm địa phương đã đào đắp được 12km giao thông hào, làm thêm nhiều trận địa dự bị, trận địa giả... không khí hết sức khẩn trương và quyết liệt.

  Các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy đều có mặt trực tiếp lãnh đạo, huy động ngành lương thực, y tế, bưu điện, giao thông, thương nghiệp v.v... của tỉnh góp phần vào công tác chuẩn bị chiến đấu. Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, bảo đảm giao thông, bảo đảm phòng tránh bảo đảm đời sống và việc sản xuất của nhân dân trong khu vực Hàm Rồng, Đò Lèn đều được Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh,Tỉnh đội trực tiếp chỉ đạo, xem xét và giải quyết kịp thời mọi yêu cầu tại chỗ.


Dân quân vác đạn cho pháo phòng không.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2008, 06:38:57 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2008, 08:21:16 pm »

  Những ngày cuối tháng 3 năm 1965, đế quốc Mỹ cho nhiều loại máy bay trinh sát ráo riết hoạt động, thăm dò lực lượng ta. Ngày 29-3-1965, 2 tốp máy bay xâm phạm vùng trời Lạch Trường, bắc thị xã, thăm dò lực lượng ta ở vùng biển nghi binh cho các tốp khác hoạt động. Hai chiếc khác bay từ biển, dọc theo bờ bắc sông Mã vào quan sát khu vực Hàm Rồng. Ngày 1 và 2 tháng 4 năm 1965, liên tục cho nhiều tốp máy bay trinh sát hoạt động khu vực Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia, Hàm Rồng, Thị xã.

  Ngay tối ngày 2 tháng 4 năm 1965, Bộ Tổng tư lệnh điện cho Bộ Tư lệnh Quân khu 3: "Địch sẽ đánh lớn vào Hàm Rồng ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965". Bộ Tư lệnh Quân khu 3 điện cho Tỉnh đội Thanh Hóa về nhận định của Bộ và nhấn mạnh: "Phải đánh chắc, đánh trúng, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu. Tiết kiệm đạn...".

  Đồng chí chỉ huy cụm chiến đấu khu vực Hàm Rồng nhanh chóng đưa các lực lượng phòng không vào vị trí sẵn sàng chiến đấu. Thị ủy, Thị đội Thanh Hóa phổ biến mệnh lệnh, nhiệm vụ chiến đấu. Nhân dân tiểu khu Nam Ngạn, thị xã Thanh Hóa, các làng Yên Vực, Từ Quang, Nghĩa Sơn (Hoằng Hóa), nhanh chóng sơ tán ra khỏi khu vực có thể xảy ra chiến sự.

  8 giờ 45 phút ngày 3 tháng 4 năm 1965, đế quốc Mỹ cho 16 chiếc máy bay A-4 và F-8 bổ nhào đánh phá cầu Đò Lèn hòng cắt đứt tuyến đường tiếp tế và chi viện trước khi đánh vào Hàm Rồng. Trong lúc đó sử dụng lực lượng khác công kích trực tiếp các trận địa pháo cao xạ, hòng dập tắt hỏa lực của ta.

  Hai trận địa pháo cao xạ 37 ly của đại đội 4, trung đoàn 14 sư đoàn 213 cùng dân quân các xã Hà Phòng, Hà Lâm, Hà Ngọc, Đại Lộc, tự vệ ga Đò Lèn lần đầu tiên giáp mặt với máy bay Mỹ, nhưng đã anh dũng chiến đấu bắn cháy ngay một máy bay Mỹ. Cuộc chiến đấu diễn ra mỗi lúc một quyết liệt - giữa lúc đó biên đội máy bay Mig 17 do Phạm Ngọc Lan chỉ huy gồm Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương xuất hiện. Với lối đánh táo bạo, bất ngờ, mưu trí, chỉ trong vòng 4 phút, không quân ta đã bắn rơi tại chỗ một máy bay F-8. Đúng 9 giờ 59 phút địch buộc phải chấm dứt trận tấn công vào Đò Lèn. Quân và dân ta đã bắn cháy 5 máy bay, bắt sống 1 giặc lái.

  Cùng với đánh phá Đò Lèn ở phía Bắc, đế quốc Mỹ cho máy bay đánh phá cầu Đồng, cầu Đại Thủy, ga Văn Trai thuộc huyện Tĩnh Gia và cầu Cun thuộc huyện Nông Cống nhằm cắt đứt sự chi viện từ hai tuyến, cô lập cầu Hàm Rồng.

  Phán đoán cách đánh của địch nhằm cô lập Hàm Rồng để tấn công dứt điểm, Bộ Tư lệnh Quân khu 3 điện cho cụm Hàm Rồng: Luôn luôn tỉnh táo, địch sẽ đánh vào Hàm Rồng, kiên quyết tiêu diệt địch bảo vệ mục tiêu.

  Đúng 13 giờ ngày 3 tháng 4 năm 1965, cuộc tấn công của địch vào Hàm Rồng bắt đầu. Từng tốp phản lực đủ các loại F-105, F-8,RF-101, liên tục lao vào đánh cầu.
 
  Tổ trung liên núi Ngọc do Phạm Gia Huấn, Nguyễn Văn Nghi, Trần Văn Liên lợi dụng ưu thế của địa hình tích cực bắn địch. Sau vài lần công kích, địch đã phát hiện ra hóa điểm lợi hại này và tổ chức phản kích lại. Ba chiến sĩ người bị thương, người bị vùi trong đất. người bị bắn ra khỏi công sự. Xạ thủ Nguyễn Văn Nghi bị thương ngất lịm trên chiến hào, tỉnh dậy lại tiếp tục chiến đấu.

  Trên các hưởng khác địch bị đánh trả dồn dập. Đại đội 1 pháo cao xạ 37 ly ở Yên Vực, đại đội 4 cao xạ 14,5 ly của tiểu đoàn 4 sư đoàn 330 ở ga Thanh Hóa và Bờ Hồ; đại đội 2 cao xạ 37 ly ở Nam Ngạn; đại đội 4 cao xạ 37 ly thuộc tiểu đoàn 14 sư đoàn 350 ở đồi 74; phân đội hải quân... cùng các trận địa của dân quân tự vệ tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp đập tan mọi thủ đoạn xảo quyệt của địch.

  Để có khả năng đánh địch tốt hơn, tự vệ nhà máy điện Hàm Rồng đưa súng lên nóc nhà tầng. Anh chị em tự vệ sẵn sàng chấp nhận hy sinh để đánh địch bảo vệ mục tiêu. Mỗi chiến sĩ ở đây đều xứng đáng với tầm vóc những người anh hùng.

  Cuộc chiến đấu diễn ra khốc liệt, nhưng khắp các ngả đường khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn, từng tốp dân quân tự vệ tỏa đi tiếp đạn, tải thương, nhiều anh chị em chèo thuyền đưa đạn, chở pháo thủ dự bị đến từng trận địa. Các mẹ, các chị, các nhân viên mậu dịch quốc doanh tổ chức nấu nước đưa đến từng trận địa cho bộ đội và dân quân tự vệ Các em tiếp lá ngụy trang. Sư thầy Đàm Thị Xuân đến tận nơi cấp cứu điều trị thương binh.

  17 giờ 11 phút, địch phải ngừng ném bom. Ta bắn rơi 17 máy bay Mỹ. Cầu Hàm Rồng vẫn đứng hiên ngang vắt qua đôi bờ sông Mã.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2008, 06:16:00 pm »

  Các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch, Phó chủ tịch, Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ty giao thông, đại diện các ban ngành, đoàn thể của Tỉnh ủy, Uỷ ban hành chính tỉnh có mặt ngay tại trận địa đông viên cán bộ, chiến sĩ. Từ Hà Nội các cơ quan Trung ương các nhà văn, nhà báo, quay phim, nhiếp ảnh... đều có mặt tại trận địa. Cả nước hướng về Hàm Rồng, động viên Hàm Rồng đánh thắng. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thị ủy, Huyện ủy, Tỉnh đội trực tiếp tổ chức rút kinh nghiệm chiến đấu, xúc tiến mọi hoạt động để động viên khí thế của nhân dân toàn tỉnh. Sở chỉ huy cụm chiến đấu Hàm Rồng cùng các đồng chí trong đảng ủy chi ủy, thị đội, xã đội mở hội nghị rút kinh nghiệm và bổ sung phương án tác chiến cho hoàn chỉnh thêm. Các ngành y tế, bưu điện, lương thực v. v. . . lần lượt cử cán bộ gặp ban chỉ huy cụm nhận kế hoạch chiến đấu ngày 4.

  Thị ủy Thanh Hóa cử 500 tự vệ khỏe làm nhiệm vụ tải đạn qua sông; 200 người được đưa về phía bắc cầu Hàm Rồng san lấp hố bom, thông đường, thông xe, trên 3000 người khác làm nhiệm vụ đào đắp công sự giúp bộ đội và dân quân Nam Ngạn, Yên Vực, Đông Sơn... đỏ đèn, đỏ lửa nấu nước, chặt dừa, đốn lá ngụy trang đưa đến từng trận địa. Công nhân nhà máy điện, lò cao, xí nghiệp Bến Cốc, nhà máy in Ba Đình lao động quên mình kéo pháo, tải đạn, lau chùi vũ khí, làm công sự. Cán bộ, công nhân viên, bác sĩ ngành y tế đều hết lòng cứu chữa thương binh. Từng đoàn xe chở đạn, kéo pháo nối đuôi nhau hối hả về Hàm Rồng. Tất cả đều sẵn sàng chiến đấu tiếp.

  Phán đoán địch tiếp tục đánh Hàm Rồng. Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị: Địch chưa đánh gãy cầu Hàm Rồng, chắc chắn ngày mai chúng sẽ đánh tiếp ác liệt hơn. Phải củng cố trận địa, bổ sung thêm người và vũ khí tiếp tục chiến đấu.

  Ba đại đội 2, 4 và 5 pháo cao xạ 57 ly của trung đoàn 234 (đoàn Tam Đảo) sư đoàn 350, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở Nghệ An được lệnh gấp về Hàm Rồng.
  7 giờ 30 phút ngày 4-4-1965, nhiều tốp máy bay địch ào ạt tiến vào bầu trời Thanh Hóa. Địch phát hiện trung đoàn 234 đang trên đường từ Nghệ An ra và đến khu vực Phà Ghép, địch bổ nhào hòng tiêu diệt lực lượng va ngăn chặn trung đoàn 234 cơ động ra Hàm Rồng.

  Nhưng ngay trong trận chiến đấu lúc 8 giờ 30 phút và 9 giờ 30 phút. 3 đại đội đã cùng dân quân các xã Hải Lĩnh, Tân Dân, Hải An, Hải Châu, Triệu Dương và dân quân hai bên bờ sông Yên đánh trả địch quyết liệt bắn rơi 3 máy bay F-105 và bắt sống một giặc lái.

  Bị thua đau ngày 3-4 và sáng 4-4 tại Phà Ghép, địch càng lồng lộn hơn. Đúng 10 giờ, nhiều tốp máy bay từ sân bay Cò Rát (Thái Lan), sân bay Đà Nẵng, các tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 ngoài biển Đông kéo đến Hàm Rồng. Từ nhiều hướng, máy bay địch thay nhau bổ nhào dội bom ào ạt xuống khu vực Hàm Rồng. Chúng sử dụng nhiều loại bom, ném như gieo mạ vào mục tiêu, hy vọng nếu quả này không trúng, quả khác sẽ trúng. Chúng đánh liên tục, dồn dập, tốp nọ vừa bổ nhào dội bom xong. tốp khác lại từ hướng khác lao xuống hòng làm cho các xạ thủ cao xạ và các tay súng của dân quân tự vệ không kịp đối phó.

  Ban chỉ huy cụm Hàm Rồng một mặt tăng cường lực lượng cho các trận địa chốt, mặt khác sử dụng pháo cao xạ 57 ly của đoàn Tam Đảo chặn đánh địch từ xa. Trên tết cả các hướng ngay từ lúc còn xa mục tiêu, chúng đã bị đánh chặn với lưới lửa phòng không ba thứ quân, nhiều tầng, nhiều hướng ở mọi độ cao, từ xa đến gần, làm cho đội hình của địch rối loạn từ xa, không thể công kích mục tiêu như dự định; khi những tên ngoan cố lọt đến gần cầu lập tức bị các trận địa cao xạ trên đồi Không Tên, Ba Cây Thông, núi Ngọc, núi Rồng nổ súng chính xác.

  Hoảng hốt trước sự tấn công mãnh liệt của quân ta, bọn giặc lái không còn cách nào khác phải vút lên cao, giữa lúc đó không quân ta lại được lệnh xuất kích. Biên đội Trần Hanh gồm Nguyễn Nam, Lê Minh Huân, Phạm Giấy được sự yểm trợ của 2 biên đội bạn, vẫn lối đánh táo bạo bất ngờ hạ liên tiếp 2 máy bay F-105.


  (Về phía ta, cả 4 phi công đều không về được đến nhà. Trần Hanh hạ cánh bắt buộc xuống khu vực đồi núi. Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm, Phạm Giấy mất tích (sau đó được xác nhận đã hy sinh).

  Sau 11 đợt công kích, 40 lần bổ nhào bắn phá, địch vẫn không diệt được mục tiêu. số máy bay bị bắn rơi ngày một tăng. 11 giờ trưa địch phải dừng trận đánh.

  Sau những đợt tấn công buổi sáng bị giáng trả quyết liệt, chiều lợi dụng ánh mặt trời, địch tập trung từ hướng tây nam tấn công liên tục, bổ nhào nhanh, cắt bom nhanh để tránh tổn thất. Quân và dân Hàm Rồng vẫn tỉnh táo, hiệp đồng chặt chẽ, giáng trả bằng những loạt đạn chuẩn xác làm cho lũ giặc Mỹ hốt hoảng phải ném bom bừa bãi tháo chạy. 16 giờ, kết thúc các đợt tấn công của địch.

  Trong 2 ngày (3, 4 tháng 4) chứng đã bổ nhào xuống khu vực Hàm Rồng 85 lần, cắt bom phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả rốc két... Với những phương tiện chiến tranh hiện đại và những tên giặc lái dày dạn kinh nghiệm; lại được chọn lọc, tập duyệt kỹ càng. Giôn-xơn muốn biến Hàm Rồng thành đống sắt vụn trong chớp nhoáng. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng. Hàm Rồng đã chiến thắng.

  Chiến thắng ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 tại Hàm Rồng đã ghi vào trang sử đánh Mỹ đầu tiên của quân và dân Thanh Hóa, cũng như quân và dân cả nước. Thắng lợi đó trước hết là thắng lợi của ý chí quyết tâm đánh Mỹ, thắng lợi của quân và dân khu vực Hàm Rồng, được thể hiện bằng hành động cụ thể trong quá trình nghiên cứu thủ đoạn đánh phá của địch, chủ động bố trí thế trận, dũng cảm gan dạ và sáng tạo trong cách đánh địch. Đây cũng là thắng lợi của công tác chuẩn bị chu đáo, công phu tỉ mỉ, nhận định đánh giá chính xác của các cấp lãnh đạo, chỉ huy, của toàn dân và lực lượng vũ trang, cả địa phương và chủ lực tạo nên một thế trận chiến tranh nhân dân, hiệp đồng các quân chủng, chủ động đánh địch ở mọi tình huống.

  Thắng lợi ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965, mở đầu cho cao trào chiến đấu sản xuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Thanh Hóa, nó đã khẳng định niềm tin đánh Mỹ và thắng Mỹ cho mỗi cán bộ, đảng viên chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân.

  Thắng lợi tại Hàm Rồng hai ngày 3, 4 tháng 4 năm 1965 đã có tiếng vang lớn trên cả nước và thế giới, đã tạo cơ sở, tiền đề cho thắng lợi giòn giã trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở suốt cả giai đoạn sau tại Thanh Hóa.

(Phạm Việt)
[/i]
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2008, 07:16:12 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2008, 06:02:35 pm »

  Phi công hải quân tấn công cầu Hàm Rồng liên tục nhưng hàng ngàn tấn bom dường như không thể làm cầu Hàm Rồng lay chuyển. Nó vẫn đứng đó như một cột mốc biểu tượng cho niềm tự hào của Bắc Việt, một biểu tượng gây phẫn uất cho người Mỹ. Phi công hải quân đành phải bỏ đi để tấn công vào các cây cầu nhỏ hơn như cầu Cổ Chai nằm giữa Hà Nội và Thanh Hoá.


DICK WYMAN - PHI CÔNG PHI ĐỘI 162

  Một ngày trước khi chúng tôi đến Yankee Station, ngày 8/7/1966 viên sĩ quan phụ trách phi đội F-8 đàn anh xin xếp cánh bay. Thuyền trưởng Iarrobino nghĩ sự hiện diện của những viên sĩ quan "hèn nhát” cao cấp trên tàu sẽ ảnh hưởng xấu đến kỉ luật của tàu, vì thế ông quyết định tống ông ta xuống tàu càng nhanh càng tốt. Viên sĩ quan đó bị đưa lên một chiếc máy bay vận tải và bay về Philippin. Vô tình, chiếc ghế của anh ta không được cài chốt hợp lý và trong quá trình máy phóng máy bay vận hành, người anh ta bị đập vào thành máy bay, đầu bị thương rất nặng. Và anh ta bị đưa vào một trạm y tế ở Philippin nơi mà, tôi tin chắc, đầu anh ta bị găm chi chít những mũi khâu và một thanh thép được gắn chặt vào đầu.

  Nhiều năm sau đó, năm 1981, khi đó tôi là sĩ quan phụ trách chỉ huy ở Pax River, chúng tôi tổ chức một cuộc trình diễn không quân lớn và có ai đó giới thiệu tôi với một đô đốc từ Washington đến dự khai mạc. Trên trán của ông ấy có một vết sẹo. Tôi nói: "Thưa đô đốc, tôi chắc là tôi gặp ông ở đâu rồi đó. Để tôi nghĩ lại một lúc”.

  Mặt của ông ta đỏ ửng lên. Sau một phút, ông ấy nói: "Ồ, cậu có thể biết tôi từ hồi tôi còn ở trên tàu Oriskany”. Và sau đó ông ta chuyển đề tài nói chuyện. Đó chính là gã sĩ quan phụ trách ngày nào đã xin xếp cánh bay vì không muốn bị bắn rơi trong chiến đấu lại trở thành đô đốc. Tôi tự nhủ "làm sao hệ thống quân sự của nước này lại để một hiện tượng đáng xấu hổ như thế xảy ra nhỉ". Điều làm tôi càng thêm phẫn uất là việc ông ta kể rằng ông ta từng là phi công chiến đấu và máy bay của ông ta bị đâm nên mới có vết sẹo trên trán. Tôi không kể cho ai biết câu chuyện đó là câu chuyện bịa đặt. Đó là bí mật của ngài đô đốc. Nếu như ông ta muốn giữ kín điều đó thì tôi cũng chẳng muốn nói ra. ông ta luôn tỏ ra thân thiện và lịch sự với tôi. Và tôi biết được lí do của việc làm đó.

  Ngày 12/7/1967, tôi tham gia trận không kích đầu tiên vào vùng ven biển. Chúa ơi, tôi còn nhớ rõ ngày đó.Có 24 máy bay tham gia vào chiến dịch này. Phi đội 162 có 4 chúng tôi - Bellinger, Butch Verich, Rick Adams và tôi Tôi bay bên cạnh Bellinger. Chúng tôi bay lên phía Bắc và lộn lại lao xuống khu vực thành phố Hải Phòng. Như tôi nói, đây là chuyến không kích đầu tiên của tôi và tôi đeo kính bay áp xung quanh mắt nên hạn chế tầm nhìn. Tôi chỉ bay theo cảm giác không nhìn rõ mọi vật. Đầu tôi cứ như quay tròn, không định tâm được. Tôi còn nhớ những bài học lý thuyết của thời gian đó. Một trong số bài học là khi đối phương phóng tên lửa thì bạn nên bay càng thấp càng tốt để tránh tên lửa. Đó là chỉ là bài học lý thuyết mà thôi. Nếu có ai đó kêu lên "SAM kìa" thì chúng tôi lượn ngay về căn cứ ngay. Thực tế nguy hiểm rất nhiều mà các bài học lý thuyết không thể trang bị cho chúng tôi những tình huống cụ thể để thoát khỏi những tấm lưới lửa của miền Bắc Việt Nam. Tất cả 24 chiếc máy bay bay với vận tốc 700 hải lý một giờ ở độ cao 500 feet cách mặt đất. Đúng là một sự điên rồ. Vì với vận tốc đó và ở độ cao đó thì rất có thể máy bay sẽ đâm vào nhau, có thể lao xuống đất hoặc bị pháo phòng không bắn hạ. Thế mà. . .

  Khi chúng tôi bay đến phía bên kia của một thung lũng nhỏ của Hải Phòng thì Rick dính đạn. Đó là lý do tại sao mà những năm sau đó lý thuyết bay chống SAM thay đổi hoàn toàn. Nếu bạn bay thấp để tránh SAM thì pháo cao xạ sẽ "thịt” bạn ngay. Vì thế chúng tôi thích bay lên cao để đối đầu với SAM hơn vì lúc đó chúng tôi mới tin tưởng vào khả năng bay của mình và tính được đường bay của SAM. Dù sao đi nữa Rick đã dính đạn và Butch Verich, người vốn luôn lịch sự, phải thốt lên qua radio: "Rick, cậu phải nhảy đi. Nhảy ra đi. Toàn bộ cánh máy bay đang bốc cháy!".

Một trận địa pháo PK chụp bằng không ảnh.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2008, 04:17:21 pm »

  Rick trả lời: "Không đời nào? Mình sẽ không nhảy dù đến khi nào nó không còn bay được nữa". Và nhất quyết Rick không nhảy dù. Khi anh ấy bay vọt qua hẻm núi thì tôi nhìn thấy anh ấy. Đột nhiên tôi ấy anh ấy bung dù nhảy ra. Chúng tôi bay theo anh ấy và tôi thấy dù của anh ấy mắc vào một chiếc cây. Bellinger không biết Rick rơi xuống chỗ nào và Butch Verich cũng gặp khó khăn chỉ dẫn cho phi đội bay theo để yểm trợ cho trực thăng cứu hộ.
 
  "Belly - One" - tôi gọi "Belly - Two đây. Tôi dẫn đầu đây!”. Sau đó tôi nói với phi đội "Các bạn đang bay chệch hướng rồi. Hãy quay ngược lại và hướng về phía bên kia của thung lũng”. Tôi chỉ chờ Rick hạ dù. "Lượn ngay cánh xuống và Rick ở ngay phía dưới cái bạt đó". Tôi quá bận để hỗ trợ Rick nên quên không kiểm tra đồng hồ nhiên liệu. Nhiên liệu của tôi sắp hết. Tôi gọi cho Belly và lao lên chỗ chiếc máy bay tiếp tế nhiên liệu và trở về tàu Oriskany. Cả phi đội vây xung quanh Rick trên boong tàu khi anh ấy trở về, giống như một cuộc hội ngộ gia đình. Anh ấy là phi công đầu tiên bị bắn rơi hai lần trên bờ biển mà vẫn được cứu thoát. Tạp chí Times đã viết một câu chuyện về sự kiện này và lực lượng không quân hải quân quyết định anh không được bay ở khu vực miền Bắc Việt Nam nữa. Sau đó thì anh bị chuyển về nước Mỹ trong thời gian sớm nhất.

  Chúng tôi thường thực hiện một chuyến bay mệt mỏi. Không khí rất ngột ngạt. Tôi và Lloyd, bác sĩ phẫu thuật của phi đội ở chung một căn phòng nhỏ nằm dưới sân máy bay, nằm giữa hai máy phóng máy bay. Khi máy phóng máy bay hoạt động thì căn phòng rung lên như có động đất. Chúng tôi kiếm được một chiếc máy điều hoà nhiệt độ và luôn cho nó chạy suốt ngày nhưng nhiệt độ thấp nhất trong phòng là 92 độ F - ngồi trong máy bay chờ phóng đi, tôi thấy cả người ướt sũng vì mồ hôi. Các phi công như tôi phát ớn đến tận cổ vì hơi nóng và khí thải từ chiếc máy bay phía trước phát ra. Cho dù là trái quy định nhưng tôi phải bỏ mũ bay ra sau khi tôi đã lơ lửng trên không và lau những hạt mồ hôi đang lan xuống mắt. Người bạn sẽ bốc mùi khó chịu đến nỗi mỗi lần bay xong là bạn phải chạy ngay vào phòng tắm nhưng nước ngọt thì thiếu nên bạn sẽ phải tắm nước biển, vì vậy người bạn lúc nào cũng nhớp nháp và ngứa ngáy. Tôi tắm xong và trở lại phòng, đổ thêm ít nước ngọt vào chiếc bồn tắm nhỏ, để một chiếc khăn tắm dưới sàn nhà và trút hết quần áo ra, nhảy vào bồn nước.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2008, 07:19:19 pm »

  Bốn ngày sau khi Rick bị bắn rơi, Belly quyết định tập bay để bắn hạ Mig Bắc Việt đã đuổi theo phi đội ra tận biển sau khi mục tiêu ở Hải Phòng bị bắn phá khiến cho dân chúng ở dưới mặt đất gặp một phen khiếp đảm vì trận bom vừa rồi. Belly nói: "OK, chúng ta sẽ bay sau phi đội tiêm kích và tóm cổ bọn Mig khi chúng xuất hiện”, lúc đó có Charlie Tinker, Bellinger và tôi. Chiếc thứ 4 có lịch tham gia đội hình nhưng chiếc này phải hạ cánh xuống boong tàu vì có sự cố ở động cơ. Vì thế tôi bay bên trái của Belly và Tinker bay bên phải của Belly. Khi chúng tôi bay qua một tầng mây, tôi nhìn xuống thì phát hiện ra một chiếc Mig đang bay qua một lỗ hổng của một đám mây phía dưới.

  Tôi kêu lên: "Mig đang ở vị trí 9 giờ”.

  Tôi lao xuống qua đám mây nhưng không nhìn thấy chiếc Mig đó ở chỗ mà tôi nghĩ nó phải ở đó. Sau đó tôi nhìn quanh thì phát hiện chiếc Mig đang bay ngay phía trước của tôi. Tôi chuẩn bị lao về phía chiếc Mig đó. Tôi kéo phanh tốc độ ra, cố gắng hạ thấp tốc độ bay vì thế tôi không thể bay vượt lên trên chiếc Mig. Cho dù chúng tôi không biết sự xuất hiện của chiếc Mig khi tôi kêu lên nhưng Charlie Tinker nhỏm đầu lên nhìn quanh để quan sát và vô tình làm tuột chiếc tai nghe liên lạc nên chúng tôi không thể liên lạc qua bộ đàm. Tinker bay ngay trước mũi chiếc Mig. Tôi gào to kêu anh ấy lượn đi nhưng Tinker không nghe thấy tôi cảnh báo là có Mig và cũng không nhìn thấy chiếc Mig. Tôi mải kêu và quá hoảng sợ nên quên cả bấm cò khai hoả.

  Một chiếc Mig khác đột ngột xuất hiện bên phía trái của tôi và cố gắng lộn lại phía sau của tôi để nhả đạn. Tinker nhìn thấy chiếc Mig này và cắt ngang một cách diệu nghệ. Bellinger thì bay phía sau tôi, thế là trên bầu trời có 3 chiếc máy bay của Mỹ và 2 máy bay của Bắc Việt, bay theo vòng tròn cố gắng nhằm vào đuôi của nhau để găm đạn. Khi chúng tôi đuổi nhau đến vòng thứ hai thì Belly kêu lên thất thanh: 'Tôi bị trúng đạn rồi! Tôi bị trúng đạn rồi?" Tôi khai hoả một quả tên lửa ngắrn vào một chiếc Mig nhưng lúc đó chiếc Mig đang lượn đi. Trong bốn khẩu súng trên máy bay của tôi thì có một chiếc bị kẹt không nhả đạn được. Tôi bắn trúng ngay cánh của chiếc Mig bay phía trước của tôi, có lẽ chiếc này bị trúng một hay hai lần gì đó nhưng hoả lực không đủ mạnh để hạ gục nó. Sau đó tôi lượn vào mây và bay nhanh ra phía biển.

  Ra đến biển tôi nhìn thấy Belly, một phần đuôi của máy bay của ông ấy bị bắn rụng và cánh máy bay rung mạnh như sắp bị bật tung ra. Máy bay của Belly mấ tcả bộ phận thuỷ lực, điều này có nghĩa là ông ấy không thể nào hạ cánh được xuống boong tàu nên phải cố bay đến Đà Nẵng, căn cứ không quân trên mặt đất gần nhất ở miền Nam Việt Nam. Đài kiểm soát không lưu của tàu Oriskany chỉ hướng cho Belly, ông nhìn vào đồng hồ nhiên liệu và thấy đủ nhiên liệu để bay đến Đà Nẵng. Chúng tôi cách địch khoảng 50 dặm nhưng tàu Oriskany đánh điện lên và thông báo rằng họ đã phạm một sai lầm, Đà Nẵng cách xa hơn khoảng cách mà họ đã thông báo lần trước.

  "Tôi chắc không bay được đến đó đâu” Belly nói "Tôi không có đủ nhiên liệu”.

  "Tôi sẽ bỏ kính chắn gió ra và nhảy dù đây".

  ”Tôi sẽ ở lại với ông; cứ tiếp tục bay đi. Tôi chắc là sẽ tìm được ai đó ở đâu đấy ra giúp ông”. Tôi trả lời.

  Tôi gọi điện đàm cho căn cứ ở Đà Nẵng và yêu cầu có 2 chiếc trực thăng cứu nạn. Tôi rất lo lắng bởi vì Belly sắp bung dù và tôi không nghĩ Đà Nẵng sẽ coi vấn đề của Belly là tình trạng cứu nạn khẩn cấp như tôi đang phải đối mặt. Bạn để một phi công nhảy xuống biển và tìm anh ta thì giống như tìm kim dưới đáy bể. Lúc này tôi không còn nhiều nhiên liệu để bay vòng vòng yểm trợ cho Belly.

  Belly điện đàm cho tôi: "Tôi nhảy đây. Hẹn gặp lại sau nhé!".

  Ông ấy có một cú bung dù hoàn hảo. Khi Belly hướng dù bay ra biển thì tôi nhìn thấy hai chiếc tàu của Việt Nam đang mở máy chạy về phía mà Belly sẽ tiếp nước. Tôi hạ thấp độ cao và bay vụt qua ngang mặt của hai chiếc tàu đó. Tôi nhả đạn và đuổi được một chiếc đi. Khi quay lại thì tôi phát hiện chiếc còn lại đang lao về phía Belly vừa rơi xuống nước. Lúc này tôi đã bị hoả lực của hai chiếc tàu này phong tỏa để yểm trợ cho Belly. Rất may là trực thăng cứu nạn từ Đà Nẵng đã đến kịp để bốc Belly lên máy bay.

  Tôi hạ cánh xuống Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến miền Nam Việt Nam. Tôi gặp Belly và chúng tôi rủ nhau đến câu lạc bộ của các sĩ quan không quân. Tôi nói với Belly: "Tôi không nhìn thấy gã bắn ông”.
 
  Ông ấy trả lời: "Tôi phải quan sát cậu và không để ý phía sau”. Tôi cảm thấy mình có lỗi. Nếu như tôi nhả đạn liên tục khi lao ra khỏi đám mây thì chuyện này sẽ có một kết thúc kiểu khác. Phản ứng của tôi lúc đó không chính xác, nói đúng hơn là sai lầm, nhẽ ra tôi phải khai hoả để báo động cho Tinker còn hơn là việc cứ kêu gào qua bộ đàm báo động cho anh ấy mà chẳng có ích lợi gì.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2008, 11:54:14 am »

  Ở câu lạc bộ, tôi gặp một viên phi công chiến đấu. Anh này nói: "Đêm nay đến phòng mình ngủ. Mình sẽ giúp cậu thư giãn sau một ngày mệt mỏi vì phải quần đảo với bọn Bắc Việt". Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy thấy mình trần truồng, nằm sấp ở tầng dưới của một chiếc giường hai tầng. Đầu tôi ong ong cứ như nó thuộc về nơi khác chứ không thuộc về tôi. Tôi chợt nhìn thấy một cặp chân trần đang leo xuống trước giường của tôi. Khi cặp chân đó chạm đất thì tôi nhìn thấy một cô gái. Một cô gái Việt Nam lần đầu tiên tôi nhìn thấy một cô gái Việt Nam. Cô ấy làm hầu phòng và ban nãy cô ta trang điểm ngay trên tầng hai của chiếc giường. Tôi cố gắng nói vài câu tiếng Anh nhưng cô ấy chỉ mỉm cười, không nói. Tôi thốt lên "Ôi chúa ơi? Mình đang ở đâu thế này? Chuyện gì đang xảy ra vậy?".

  Tôi nhìn quanh để tìm bộ đồ bay của mình nhưng nó không có ở trong phòng. Ở chỗ tôi treo bộ đồ bay, có một chiếc khăn tắm và bộ đồ sĩ quan không quân. Tôi đứng dậy và đi vào phòng tắm và xả nước. Một cảm giác thoải mái xuất hiện trong tôi. Tôi không thể rời khỏi Đà Nẵng nhanh được. Người ta nói với tôi rằng tôi phải gọi điện đến Moukey Maintain để lên kế hoạch bay nên tôi gọi điện đến trung tâm này báo rằng tôi muốn trở về Yankee Station. Sau đó tôi gặp viên phi công đêm hôm trước và anh ta cảm ơn tôi vì bộ đồ bay của tôi. Tôi nói:"Cảm ơn tôi hả? Tôi không biết gì hết”.

  Anh ta nói: "Anh không nhớ là chúng ta đã đổi quần áo cho nhau đêm hôm qua hả?".

  Tôi trở lại tàu Oriskany trong bộ đồ bay của viên phi công nọ, với cảm giác kinh tởm ngập tràn trong người. Khi bước vào phòng chuẩn bị tôi kể cho  các đồng đội về việc chạm trán với không lực của Bắc Việt và chuyện tôi quên không báo động cho Tinker mà chỉ lo bắn hạ Mig. Một viên phi công đột nhiên cắt ngang lời tôi "Wyman này, cậu đang nói cái quái quỷ gì đó? Cậu đang đùa cợt chúng tôi đấy hả?”  Bellinger vẫn chưa trở về và họ chỉ nghe chuyện từ Tinker. Viên phi công buộc tội tôi lảng tránh những chuyện vừa xảy ra bằng việc kêu Tínker ra đối chất với tôi.

  Viên phi công khó tính ấy đã có lần bỏ tôi một mình trên mặt biển và tôi đã doạ sẽ dùng vũ lực với anh ta. Nguyên tắc bất di bất dịch là bạn không được bỏ bạn bay đồng hành hay chỉ huy đội bay và ngày hôm đó tôi dẫn đầu đội bay. Chúng tôi sẽ tấn công vào một số tàu của Bắc Việt gần bờ biển. Đến lúc tôi lượn vòng để chuẩn bị khai hoả thì không nhìn thấy anh ta đâu cả. Tôi gọi: "Cậu đang ở đâu vậy?", nhưng mãi một lúc lâu anh ta mới xuất hiện. Tôi hỏi: "Cậu lạc ra ngoài biển hả?". Khi trở về tàu, tôi mắng anh ta:"Khi chúng ta bay cùng nhau trên mặt biển thì cậu không được bỏ tôi đến khi chúng ta hoàn thành nhiệm vụ và trở về căn cứ”.
 
  Anh ta trả lời: "Tôi đâu có muốn dạo chơi gần bờ biển đâu”.

  Tôi quát lên: "Chúng ta là một đội tham gia không kích thì phải luôn sát cánh với nhau chứ?".

  Sau vụ đó tôi cảm thấy không thể tin tưởng anh ta được. Tôi dần thấy ghét anh ta nhưng không bộc lộ ra. Chúng tôi ngoài mặt vẫn thường tham gia tiệc tùng với nhau thoải mái nhưng quan hệ của chúng tôi ngày càng lạnh nhạt. Tôi nghĩ anh ta cố gắng châm chọc chuyện đối đầu với bọn Mig để hạ thấp tôi. Lúc đó Belly vừa trở về và ông ta nói luôn: "Tinker này, có ngay một thằng Mig nằm ngay sau mông của cậu chuẩn bị sút cậu đó”.

  Tinker nói: "Vậy mà sao tôi không biết vậy!" Anh ấy công nhận việc anh ta vô tình làm tuột tai phôn nên không nghe thấy bất kỳ một cuộc liên lạc qua điện đàm nào.

  Bellinger la lối om sòm về việc bị trúng đạn, nhưng ông ấy không đổ lỗi cho tôi và Tinker. Belly không có vấn đề cái "tôi" về bất kỳ lỗi lầm nào của ông ấy. Ông ấy rất cởi mở và không thù ghét ai. Tôi thấy mình phải bảo vệ ông ấy, giúp ông ấy vượt qua những khó khăn và ông ấy cũng thấy cần phải bảo vệ tôi. Trong bản báo cáo năng lực bay của tôi, sau khi tôi đâm nát máy bay và ông ta bảo tôi nên bỏ nghề bay đi làm kẻ bán giày, Belly đã có những lời nhận xét khuyến khích và công nhận tôi là phi công giỏi nhất mà ông ấy từng biết. Đó là con người của Belly.

  Tôi tin rằng Belly coi ông ấy là người cuối cùng của thế hệ phi công chiến đấu cũ, một gã cowboy bị cô lập với những chuyến tàu và đoàn xe, trong trường hợp của ông ấy là bị cô lập bởi những chiếc máy tính và những quả roeket. Ở trên tàu Oriskany, ông ấy là người được mọi người kính trọng. Ông ấy thường làm những việc mà người ta chẳng bao giờ nghĩ sĩ quan ở vị trí của ông lại làm, những việc tự phát, không bị ảnh hưởng hay bị tác động bởi những vấn đề thuộc về chức vụ. Phi đội của tôi nổi danh với việc không quan tâm đến mọi việc xảy ra và đó là điều Beuinger muốn. Tôi nghĩ thuyền trưởng John Iarrobino yêu quý Belly và nhận ra rằng mỗi khi ông ta có khuyết điểm thì ông ta đưa ra trước phi đội để sửa chữa mà không có một lời phàn nàn nào và nhất là khi chúng tôi phải đối mặt với những tình huống khó khăn của cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì việc sửa chữa lỗi lầm sẽ làm cho con người thêm tự tin trong mỗi lần xuất kích.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM