Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:00:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam  (Đọc 163874 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2008, 06:31:37 pm »

  Dick Wyman rời tàu ở Cubi Point và bay tới Hồng Kong trước một ngày. Cơ hội đến vào phút chót, anh đi mà không nói với Goodpaster - cấp trên của anh ở bộ phận bảo dưỡng. J. P. O'Neil bảo rằng ông sẽ thông báo lại cho Goodpaster là chỉ huy phi đoàn cần anh giúp làm một vài công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, lúc đến Hilton, Goodpaster nhìn thấy Wyman và gọi lớn để anh chú ý. Ông ta nói: "Wyman, đồ chết tiệt. Tôi sẽ trừng trị anh vì đã không ở lại Cubi Point theo lệnh tôi”.

  J. P. O'Neil quan sát sự cố diễn biến rồi lên tiếng bảo vệ Wyman. "Tôi đã nói với ông tại sao anh ấy không cho ông biết anh ấy sẽ đi". O'Neil nói.
 
  Goodpaster đáp: "Tôi xin phép cắt ngang được không? Tôi là một sĩ quan cao cấp còn ông ta chỉ là thằng cấp dưới quái đản của tôi".

  Wyman tức giận bùng lên: "Ông mới quái đản. ông không định cho tôi một bài giảng ở Hilton Hồng Kong đấy chứ?".
 
  Hai người đứng la hét vào mặt nhau. Wyman sắp đứt hơi.

  "Sao ông run thế?” Goodpaster cười mỉa.

  "Vì tôi đang cố để không vả vào mồm ông” Wyman đáp.

  Các phi công khác vào can họ ra. Cal Swanson thấy không còn sự lựa chọn nào khác đành phải đứng về phía người sĩ quan cấp trên. Cần phải giữ gìn thứ bậc. Anh ra lệnh cho Wyman đến Oriskany để giám sát.
 
  Kể từ đó, Wyman và Goodpaster trở thành kẻ thù công khai của nhau. Wyman thừa nhận Goodpaster giành ưu thế với một chút ranh mãnh của giới quan chức. Chuyện bắt đầu khi một trong hai nhóm của họ ở câu lạc bộ sĩ quan, Goodpaster loan báo rằng ông đã xếp loại hạnh kiểm xấu cho Wyman. John Hellmen, một quan chức bên chính quyền nói: "Chờ chút. Khi tôi nhìn thấy nó, nó không phải hạnh kiểm xấu. Thật mâu thuẫn".
 
  Goodpaster cứ khăng khăng là Wyman đã dính một vệt đen tồi tệ trong hồ sơ. "Họa may ông ta mới được thăng tiến".

  "Ông muốn làm gì mặc ông”. Wyman nói.

  Anh không muốn để Goodpaster biết rằng ông rất phiền lòng. Tuy nhiên anh rất lo lắng và bối rối về việc tại sao Cal Swanson lại bắt anh phải chịu hạnh kiểm xấu. Có phải anh ta ghen tị về việc bắn rơi Mig ? Wyman tỏ ra lãnh đạm đối với Swanson trong những tuần cuối của anh ở hạm đội. Lần sau khi đến Washington anh đã làm những việc trước đây anh chưa từng làm. Anh đến Lầu Năm Góc đề nghị được xem hồ sơ của anh. Swanson có một nguyên tắc là không để cho các sĩ quan của anh ấy xem bảng xếp loại của họ. Wyman lật các hồ sơ để tìm. Anh đọc mà kinh ngạc. Đó không phải là bản phân loại hạnh kiểm xấu mà hoàn toàn ngược lại. Goodpaster đã làm anh rối trí. 3 năm sau, khi gặp Cal, Wyman xin lỗi và giải thích tại sao anh lại cư xử lãnh đạm như vậy trong những ngày cuối cùng đó. Swanson rất ngạc nhiên. Anh coi Wyman là một trong những sĩ quan cừ nhất của phi đội - anh thích tính cởi mở, hài hước và cung cách làm việc của anh - vì thế chẳng cần thắc mắc tại sao Cal lại xếp loại hạnh kiểm tốt cho anh. Anh chẳng hề nhìn bản khai của Goodpaster mà vò nó vứt vào sọt rác rồi tự viết bản của anh.
 
  Đáng ngạc nhiên hơn cả là các bản nhận xét hạnh kiểm tốt của Cal về Goodpaster. Bob Punches, trợ tá nhân viên chính phủ xem bản nhận xét mà không thể tin được nó lại vớ vẩn đến thế. Anh bảo: "Nhất thiết Swanson đã cáo buộc ông ấy vừa là người nói dối vừa là kẻ hèn nhát. Đúng là có những việc người ta thường không viết vào trong một bản nhận xét"... Tuy nhiên, Goodpaster cũng được giao cho làm chỉ huy một đội hải quân tuy không phải là một đơn vị chiến đấu rồi sau đó được thăng hàm đại tá tương đương với hàm đại tá trong lục quân hoặc không quân.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #121 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 06:56:08 pm »

VỢ CỦA PHI CÔNG MỸ MẤT TÍCH
(Marylia Elkins)


  Tôi nói với mẹ tôi về quyết định đi Paris để hàng ngày đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam cho tới khi biết được điều gì đó về Frank. Tôi nói: "Con không thể ngồi đây mà khóc và tự thương cảm cho mình. Con sẽ đi và cố gắng tìm ra điều gì đó".

  "Được thôi, con cứ làm đi", mẹ tôi bảo.
 
  Tôi sẽ nhận 80% lương của Frank, tiền sẽ không thành vấn đề. Bộ Ngoại giao cảm thấy lo lắng khi biết được kế hoạch của tôi. Một vị quan chức yêu cầu tôi đến gặp anh ta tại văn phòng tuyển mộ hải quân ở Nashville. Anh ta cảnh báo tôi nên cẩn thận với bất kỳ phát ngôn nào mà tôi có thể nói ở Paris "Những lời bình phẩm của bà có thể được giới báo chí nghe và hiểu sai nội dung”, tôi cũng nên đề phòng những người khả nghi. Một hãng du lịch đặt chỗ trước cho tôi, còn tôi làm thủ tục vào một khách sạn. Trong chuyến đi trước của tôi tôi đã gặp một người Nam Phi tên là Desmon đang sống ở Paris, tôi gọi điện cho anh sau khi đến nơi. Desmon nói: "Việc đầu tiên chúng ta phải làm là đưa cô ra khỏi khách sạn đắt tiền đó". Anh tìm cho tôi một chỗ nhỏ hơn, vừa thoải mái vừa rẻ, sau đó chúng tôi đi ăn trưa.

  Sáng hôm sau, tôi gọi điện tới Đại sứ quán Mỹ. Rất nhiều vợ của tù binh chiến tranh đã đến chơi Paris và Đại sứ quán sẽ quan tâm và liên lạc với họ. Tôi tin tôi là người vợ duy nhất thực sự chuyển tới Paris. Do đó, tôi được phân cho một sĩ quan cứu hộ thương vong như mọi người vẫn làm ở Mỹ - một thượng tá lính thuỷ đánh bộ. Hầu hết các tuỳ viên quân sự là gián điệp và theo như tôi biết anh ta có thể cũng là một tên gián điệp. Nhưng anh ta là sĩ quan cứu hộ thương vong giỏi nhất mà tôi từng gặp. Anh để kiểu tóc ngắn bóng loáng và là người miền biển chính cống nhưng anh có đôi mắt sắc và thật sự tốt bụng. Anh làm việc rất tốt. Thực ra, người Mỹ ở Đại sứ quán Pháp thật tuyệt vời. Họ đã giúp tôi có được căn hộ đầu tiên của mình.
 
  Tôi sống ở đường Đơ Rênê gần Montparnase nhưng sau đó tôi chuyển tới 99 đường Monge, gần chân núi Moufetard. Tại đây, họ có một thị trường hàng không mở cửa thật tuyệt. Ở Paris tôi cảm thấy tự do hơn bất kỳ nơi đâu mà tôi đã đến. Tôi có thể đi dạo hàng giờ hoặc vào quán cà phê ngồi mà người ta sẽ không nghĩ là tôi ở đó để đợi người. Dù thế, tôi không mấy ưa con người ở đó. Họ cười mỉa mai cách nói tiếng Pháp của tôi và chẳng thèm cố để nói với tôi. Tất nhiên cũng do ngữ âm yếu kém của tôi. Trước khi đi tôi đã bỏ ra một tuần học ở lớp Berlitz nhưng chẳng ăn thua. Tôi quá ngại ngùng nên không phản ứng được. Do đó tôi thử học lớp tiếng Pháp liên kết một thời gian khi đến nơi.
 
  Cứ mỗi buổi sáng tôi lại đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam, lúc thì cùng người phiên dịch, lúc thì đi một mình. Tôi hay mặc quần zin màu xanh và đi đôi giày đi bộ ngộ nghĩnh. Thời kỳ đó tôi luôn mặc zin hoặc đồ lụa hay là lạ chứ không ưa mặc đồ nghiêm túc quá. Lúc tôi nhấn chuông, có một người phụ nữ Pháp khoảng 45 tuổi mặc váy ngắn màu đen và áo blu trắng ra cửa hỏi tôi cần gì. Tôi nói tôi muốn biết một vài tin tức về chồng tôi. Bà liếc nhìn tôi nói: "Chúng tôi không thể cho cô biết tin gì được, đi đi". Rồi bà ta đóng cửa lại.

  Tôi lại nhấn chuông. Bà ta vờ không biết. Người cảnh sát đang đứng gác toà nhà nói: "Xin lỗi, thưa bà, nhưng bà phải đi thôi". Tôi bắt đầu giải thích về chồng tôi Anh ta lại xin lỗi rồi mời tôi đi.
 
  Tôi đi rồi sáng hôm sau quay lại. Tôi biết được khi nào thì du khách nước ngoài có thể ở đó và hiểu rằng lúc nào người miền Bắc Việt Nam sẽ thấy rầy rà khi tôi đứng bên ngoài đòi hỏi được biết tin về chồng tôi. Do đó tôi tính toán thời gian để đến thăm cho phù hợp. Thỉnh thoảng tôi được phép vào bên trong Đại sứ quán nói chuyện với một người Việt Nam mà tôi chẳng hề biết tên. Lúc nào họ cũng chỉ nói như thế này: "Thưa bà, chúng tôi rất tiếc. Chúng tôi chẳng biết thông tin gì vê chồng bà. Kể cả chúng tôi có biết thì chúng tôi cũng không thể cung cấp cho bà được bởi vì sau đó các bà các cô có chồng bị mất tích sẽ đến đây. Chúng tôi là một nước còn rất nghèo nên chúng tôi không có một đại sứ quán đủ lớn để quan tâm đến tất cả bọn họ. Hãy về nước yêu cầu Tổng thống của bà ngừng đánh bom. Khi nào ông ấy kết thúc cuộc chiến này, bà sẽ biết được câu trả lời". Và tôi đã nói với họ tôi không có quyền chỉ đạo Tổng thống, tôi chỉ muốn biết về chồng tôi.
 
  Có lúc họ hét lên với tôi, nhưng tôi vẫn đứng yên. Rồi họ đổi giọng và nói: "Thưa bà, chúng tôi thực sự lấy làm tiếc". Chính người phụ nữ Pháp ít nói đã làm như thế nhưng sau này lại là người tốt bụng. Họ luôn đề nghị tôi để cho họ yên và nói họ không biết chồng tôi ở đâu "Chúng tôi cũng có những người họ hàng đang chết dần ở đó. Chúng tôi hiểu bà rất đau lòng. Nhưng bà nên về nước nếu muốn làm điều gì đó cho chồng bà".

  Ở một mặt nào đó, tôi thấy thông cảm cho người Việt Nam. Thực sự không thể đổ tội họ bắn rơi máy bay của chồng mình khi anh ấy ném bom lên họ. Cũng không thể đổ tội cho họ vì không trao trả tù binh trước khi chiến tranh kết thúc. Thỉnh thoảng tôi có gặp họ ở các quán cà phê. Tôi đi qua, cười và chào họ nhưng họ lại cụp mắt xuống. Có lẽ họ cho là tôi điên.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #122 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 05:59:27 pm »

  Những người vợ tù binh khác tới thăm Paris và tôi đưa họ tới chỗ người Việt Nam. Chẳng ai nói gì. Tuy thế, sau gần hai tháng, người Việt Nam nhận ra là tôi đến đó để cư trú. Tôi sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng. Phóng viên tạp chí Post Washington - Kathy Sanyer đến để viết một loạt bài về những việc tôi đang cố làm. Kathy và tôi đã là bạn bè. Tôi mong là cô và Desmond - anh chàng người Nam Phi tôi gặp năm ngoái sẽ thích nhau. Chúng tôi dự định ăn tối với nhau vào một đêm thứ 6 tại căn hộ của Desmond ở Cherche Midi. Sau khi chúng tôi đến, một anh chàng tôi chưa gặp bao giờ tên là Jean - Jacques xuất hiện. Anh ta có bố người Pháp, mẹ người Mỹ. Tôi nhận thấy trong khi tôi cố gán ghép Desmond với Kathy thì anh lại làm điều tương tự cho tôi với Jean Jacques.
 
  Jean Jacques đẹp trai nhưng tôi thấy anh ta có tính tự phụ và kiêu ngạo. Anh ta vừa từ Morocco trở về nên cứ nói say sưa về cái lạc thú được thưởng thức các loại thuốc ngủ khác nhau. Tôi ở lại và nói chuyện vì Desmond và Kathy có vẻ như đang có tiến triển. Tuy nhiên sau cùng Desmond cũng đưa Kathy và tôi về chỗ tôi ở. Tôi đi ngủ và để họ lên gác. Sáng hôm sau, tôi thấy Kathy nằm trên giường còn Desmond đang ngủ trên đi văng. Họ kết thúc không được lãng mạn lắm. Tôi thật sự rất choáng váng. Tôi không quen uống rượu mà đêm trước họ rót cho tôi nhiều quá.
 
  Tôi mặc quần áo vào rồi đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam. Tôi không có người phiên dịch nên hơi lo, không biết từ ngữ của tôi có ổn được với cơn choáng váng trong người không. Họ đưa tôi vào và bảo tôi ngồi xuống. Lần đầu tiên họ mang cho tôi một tách trà và nói với tôi:
 
  - Thưa bà, chồng bà đã chết.
 
  - Anh có thể. . . có thể viết nó ra giấy được không?

  - Không, nếu chúng tôi làm như thế những người vợ khác sẽ đến đây.

  - Anh có bằng chứng gì không?

  - Hãy tin chúng tôi, thưa bà. ông ấy đã chết. Chúng tôi rất tiếc. Còn bây giờ mong bà để chúng tôi được yên.

   - Cám ơn các ông đã nói cho tôi biết.

  Tôi về nhà và nói với Kathy: "Chúng ta đi Tây Ban Nha được không?"

  - Được.

  Chúng tôi đi ngay buổi chiều hôm ấy. Chúng tôi bay đi Barcelona đến Sitges và ra ngồi trên bờ biển.

  "Đúng là anh ấy không ở đó. Tôi nghĩ họ đã nói thật với tôi”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #123 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 07:45:12 pm »

  Oriskany từ Hồng Kông trở lại Yankee Station sau tết âm lịch 1968. Con tàu phải xuất phát tới San Diego trong hai tuần. Vì thời tiết xấu sẽ hạn chế bớt các cuộc tấn công vào Bắc Việt nên gần như sự nguy hiểm đã được loại bỏ. Vì vậy thật đáng ngạc nhiên khi Rich Minich bị bắn rơi vào ngày 4/1. Anh ta và J. P. O'Neil đang bay ở khu ẩn nấp của Mig gần Hải Phòng. J. P. nhìn thấy hai quả tên lửa thì yêu cầu Rich nhào vào rồi chuồn đi để sau đó nhìn thấy máy bay của Minich đang bốc cháy. Anh đánh điện cho anh ta tiến ra biển. Minich đáp lại anh không làm được như thế nhưng sẽ cố gắng bay về phía các ngọn núi. Đột nhiên máy bay anh ta lao đi ngoài tầm kiểm soát và đâm xuống. J. P. chẳng thấy dù cũng không nghe thấy tiếng bip bip.

  Cal Swanson không dám chắc nhưng anh tin những điều J. P nói là Rich Minich đã chết. Đêm đó anh viết cho Nell: "Anh không muốn có bất cứ hy vọng lầm lẫn nào cho rằng anh ta còn sống. Hãy làm cho sự việc đó lắng xuống. Khả năng sống sót rất đáng ngờ”.

  Một sĩ quan chuyên ra lệnh khó mà biết được làm thế nào để viết về một vụ bắn rơi trong bản báo cáo thương vong của anh ta. Khi là chỉ huy phi đoàn Oriskany, Jim Stockdale chứng kiến một trong những phi công của ông rơi xuống và đã đưa anh ta vào danh sách những người đã hy sinh. Stockdale biết rằng người phi công đó mới cưới vợ chỉ vài tháng. Ông chắc rằng người vợ trẻ của viên phi công mà được biết ngay tin xấu đó thì cô ấy có thể làm lại cuộc đời. Nhưng sau đó bản thân Stockdale cảm thấy có lỗi vì cho rằng như thế là ông đã phá vỡ hôn nhân của người phi công ấy.
 
  Không phải chỉ huy phi đội nào cũng có được người vợ hiểu biết như Nell. Với sự hướng dẫn của Cal, Nell có một giọng nói phù hợp khi nói với một người vợ về khả năng sống sót của người chồng đã bị bắn rơi của mình. Hầu hết các sĩ quan có xu hướng thiên về cẩn trọng khi viết báo cáo thương vong. Không ai muốn đối mặt với một người vợ bị quẫn trí khi họ nói với người đó chắc chắn 90% chồng của người đó đã chết. Luôn có 10% khả năng là họ sai. Không có ai, không có người chứng kiến cái chết của anh ta, họ nghĩ tốt hơn hết nên đưa người phi công đó vào danh sách bị mất tích khi làm nhiệm vụ (MIA). Sau đó Lầu Năm Góc sẽ nói loanh quanh trong bản báo cáo MIA gửi tới các gia đình, lập lờ giữa một bên là đưa ra những lời khuyên nhảm nhí với một bên là không để họ hy vọng. Một người vợ hay người nhà không có hiểu biết những đòi hỏi của các trận chiến trên không thường rất hay hy vọng. Sau một thời gian dài chịu đựng đau khổ trong trạng thái không chắc chắn, khi chiến tranh kết thúc, một vài người trong số họ thấy khó mà tin được cái sự thật đáng lẽ ra họ đã được kể bởi những người cùng phi đội của anh em họ từ nhiều năm trước.

  Đợt oanh tạc đang đi đến kết thúc cho thấy sự khác biệt giữa chiến tranh trên không và trên bộ. Ở miền Nam, binh sĩ còn sống sót được tôn trọng về mặt nghi thức và được bảo vệ bằng mọi khả năng. Họ được đặt cho cái tên ngang bằng một huy chương: người rút ngắn thời gian. Thậm chí có những sĩ quan nhảy ra khỏi con đường chiến đấu của họ trong những ngày cuối cùng bất kể khi nào họ có thể. Họ cho là không có lý do gì để mà liều mạng. Nhưng đợt oanh tạc đang đi đến kết thúc chỉ làm tăng nhịp đập của các phi công phi đội 162. Họ muốn được nhận nhiệm vụ vượt biển càng nhiều càng tốt. Họ tức giận với Swanson khi phát hiện anh dùng địa vị của mình để được bay nhiều hơn so với cái mà họ coi là sự sẻ chia công bằng của anh. Chẳng mấy phi công có thể nói họ đã bay 200 chuyến, vậy mà Cal quyết tâm đạt tới con số kinh ngạc đó.


Cal Swanson (Thứ 5 từ trái qua, hàng đứng).

  Đạt đến con số 200 có thể bù đắp chút ít cho việc nhỡ mất chiếc Mig. Nhưng mặc dù đã cố gắng, Swanson không thể tìm được một chiếc máy bay địch khác nữa để chiến đấu cùng nhằm tự cứu vãn bản thân. Anh ghi điểm theo một cách khác đó là trở thành phi công đầu tiên hạ gục một đoàn tàu với một quả tên lửa bắn trực tiếp Một đoàn tàu là một mục tiêu khó hơn người ta tưởng. Nếu bốn máy bay mỗi chiếc chở sáu quả bom phát hiện thấy một đoàn tàu 13 toa, họ phải xác định được hồng tâm tấn công cho mỗi quả bom. Mục tiêu đó còn khó khăn hơn khi người Việt Nam đánh lừa họ về các toa bằng cách phân bố các toa rải rác nhằm phòng trường hợp bị máy bay nhìn thấy. Swanson nhắm quả tên lửa vào đầu máy và đã thành công. John Hellman cũng đạt được thành tích tương tự.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 05:47:45 pm »

  Ngày 12/1/1968 Oriskany rời Yankee Station và cũng trong ngày này buổi lễ tổ chức trao giải thưởng diễn ra trên boong tàu. Cả phi đoàn, công ty sản xuất tàu, 4 đô đốc và một nhóm phóng viên hãng truyền hình CBS đứng giữa những lá cờ phần phật bay trong gió biển và nghe bản thành tích của Oriskany. Các phi công đã lái máy bay thực hiện 181 đợt tấn công vào khu vực nhiều nguy hiểm của miền Bắc Việt Nam trong đó có Hà Nội và Hải Phòng. Đó là một con số chưa từng có. Họ đã tham gia những vụ càn quét đầu tiên vào các mục tiêu hàng đầu như xưởng đóng tàu Hải Phòng, cảng Cẩm Phả và căn cứ Mig Phúc Yên. Họ là những người đầu tiên thả bom xuống một cây cầu lớn ở trung tâm Hải Phòng. Butch Verich đã được giải cứu đến lần thứ hai. Dick Wyman đã bắn rơi một chiếc Mig. Điều không được nhắc đến đó là Oriskany đã phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất so với bất kỳ con tàu nào. 38/70 máy bay bị thiệt hại. 52 chiếc bị phá hỏng. Gần 1/4 phi công bị chết hoặc bị bắt giữ.
 
  Trước đó một ngày Cal Swanson đã đạt được mục tiêu của anh. Trong buổi lễ đó anh được bổ nhiệm vào câu lạc bộ 200 sứ mệnh, điều đó có nghĩa anh nhận được giấy chứng nhận và được đăng ảnh. Bài hát quốc ca cất lên khiến anh sởn gai ốc. Anh tự hào được là phi công hải quân, được chỉ huy phi đội 162 và được tham gia chiến đấu ở Việt Nam. Anh cho là chỉ có một vài việc mà đáng lẽ ra phi đội có thể làm tốt hơn. Việc thất thiệt máy bay không đáng có làm anh buồn phiền. Ví dụ như trường hợp của Jim Nung. Thậm chí có trường hợp còn tồi tệ hơn do Jim Show gây ra. Khi anh ta ra khỏi một đợt tấn công mà vấn đề sót lại vài quả bom. Swanson ra lệnh cho anh ta quay vào Đà Nẵng. Nhưng không hiểu sao trong điều kiện thời tiết vô cùng quang đãng anh ta lại không tới được thành phố và phải thả bom xuống biển. Swanson rất tức giận. Cal cũng thấy tiếc là cái ngày ở Phủ Lý họ đã dồn ép được một số xe tải nhưng lại chỉ có hai chiếc F-8 nên không tấn công được mấy. Anh nghĩ đáng lẽ ra anh đã có một ngày đầy chiến tích. Còn một lần khác ở Cẩm Phả, họ lại nhỡ mất mục tiêu cầu tàu mà thả bom xuống nước. Tuy vậy anh vẫn cho rằng xét một cách toàn diện thì phi đội đã lập được những chiến công đáng nhớ.
 
  Dick Wyman cũng thấy tự hào sau khi hoàn thành hai chuyến đi chinh chiến. Nhưng anh cảm thấy kém hài lòng hơn Swanson với những thành tích mà họ đã đạt được và ít thấy tin tưởng hơn ở sự cần thiết của chiến tranh. Anh nhớ có một cây cầu, không phải là Cổ Chai, mà họ đã được giao làm mục tiêu tấn công. Những gì họ đã làm chỉ là đào hào cho nó. Theo những gì Wyman nhớ lại thì họ đã thả bom xuống nhiều đến mức các hố bom hình thành nên một cái mương đầy nước xung quanh cây cầu. Nhưng họ lại không đánh trúng cây cầu đó.
 
  Thậm chí Wyman còn không muốn nghĩ về cây cầu nổi tiếng nhất trong chiến tranh - cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá - cây cầu vẫn đứng vững sau 3 năm bị thả bom, coi thường cả phi công của hải quân và không quân. Lực lượng không quân đã thử hết cách kể cả đưa sang một chuyên cơ C-130 với số vũ khí nặng 5000 pound trông như một chiếc bánh kẹp nhằm loại bỏ nó. Nhưng sau vụ tấn công người ta không thể tìm thấy một mảnh xác của chiếc C-130. Sau đó, hải quân lại nhảy vào. Hơn hàng ngàn tấn bom đã được thả xuống, 800 máy bay bị thiệt hại trong gần 700 lần xuất kích. Người ta nói rằng phần đất liền được chia làm hai nửa: một nửa được ghép vào bên dưới Thái Bình Dương, nửa kia được khép lại để kiểm soát tại cây cầu đó ở Thanh Hoá. Các phi công đùa nhau là họ không làm sập được cây cầu hoá ra lại hay. Bởi nếu ngược lại thì cả thế giới sẽ la ó phản đối và quẳng cả người lẫn chó lên trên trời. Điều làm cho Wyman còn cảm thấy có ý nghĩa là những lúc sau một đợt tấn công có một phi công đã tham gia chiến đấu tiến về phía ông và nói: "Ông thật là cừ khi ở trên các căn cứ hải lục phòng không đó. ông đã thực sự đánh gục chúng”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 10:56:12 am »

  Đêm cuối cùng ở Yankee Station phi đội biết rằng đội trưởng tuy không nói thẳng ra nhưng đã cho phép họ được ăn tiệc tại các phòng chờ. Mọi người đều hiểu điều đó có nghĩa là gì. Mọi việc diễn ra không vui vẻ lắm. Cai kể với Nell: "Nó không giống như thứ rượu năm ngoái nhưng vẫn êm dịu”. Anh phải đứng gác vào lúc nửa đêm nên không giống phần nhiều các thành viên của phi đội, sáng hôm sau anh đã thấy ổn.
 
  Vì tổn thất quá nặng nề nên hải quân bị thiếu máy bay (Cal là người duy nhất trong phi đoàn vừa làm sĩ quan thừa hành vừa làm sĩ quan chỉ huy). Oriskany được lệnh dừng lại ở Cubi Point để chuyển máy bay và thiết bị sang chiếc tàu sân bay đang trên đường dẫn đến Yankee Station để thay thế nó. Sau đó con tàu sẽ đi tiếp đến Tokyo. Tại đây phi đội sẽ đáp một chuyến bay thương mại trở về nước. Một vài giờ trước khi Oriskany về đến San Diego, Cal và mọi người sẽ lại lên tàu và thực hiện một chuyến bay khi con tàu cập cảng nhằm kỷ niệm lần về nước của họ.
 
  Khi họ ngồi ở sân bay Tokyo, đang đợi chuyến bay Phương Đông - Tây Bắc đưa họ về nước thì Swanson được hãng hàng không thông báo trên loa là phải đi nhận điện thoại. Một sĩ quan hải quân đang trực ban thông báo cho anh biết là có thể bọn anh sẽ chưa được về nước. Chiến hạm Pueblo của Hoa Kỳ đã bị giữ lại ngoài bờ biển Bắc Triều Tiên. Có khả năng tình huống này sẽ chuyển thành chiến tranh. Do đó hạm đội sẽ được cần đến.
 
  Họ bắt đầu sốt ruột từ lúc đấy cho đến khi chuyến bay của họ được thông báo sắp bay. Rất lâu trước khi họ lên máy bay, Cal được loa gọi một lần nữa. Họ nhìn nhau tiu nghỉu. Swanson cầm ống nghe lên chờ đợi điều tồi tệ nhất thì giọng một người bạn vang lên "Chào Cal. Tôi gọi chỉ để tạm biệt tất cả các anh và chúc các anh lời chúc may mắn nhất khi về tới Mỹ”.

  Họ lên máy bay cùng với các hành khách khác, hầu hết là khách du lịch về nước sau khi thăm Nhật Bản. Khi máy bay lăn bánh, họ mới thở phào nhẹ nhõm và hò reo vui mừng. Ngay sau đó những người khách du lịch bắt đầu trêu chọc nhau và chỉ trỏ vào những người mặc quân phục. "Nhìn cái người mà họ gọi là Black Mac kìa. Đó là hậu quả mà chiến tranh để lại cho những người đàn ông của chúng ta. Những chuyện đã xảy ra khiến anh ta trở nên rồ dại".

  Họ đến Seattle vào lúc 6h sáng hôm sau. Bố mẹ của John Hellman sống ở gần đó đang chờ đợi họ với những chai sâm panh mát lạnh. Họ đi bộ tới bến đậu xe hơi. Đứng giữa khoảng trống rộng lớn, họ đưa những chiếc cốc nhựa lên trời cao chói lọi rồi cụng ly chúc tụng nhau.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 04:59:16 pm »

LINEBACKER

  Ngày 31/1/1968, Oriskany về đến San Diego và được chào đón bằng các bản nhạc và cờ hiệu tung bay phấp phới. Cùng lúc đó, những người theo Đảng cộng sản Việt Nam đang cho nổ mìn để xâm nhập vào khu vực đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Đó là màn khởi đầu của chiến dịch Tết. Gần như mọi thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam đều bị tấn công. Về mặt quân sự, đó là một thất bại đối với những người cộng sản. Tạm thời họ chỉ giữ được thành phố Huế và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Về mặt tâm lý, đó lại là một chiến thắng đối với họ. Tết đã làm nản lòng công chúng Mỹ. Sau nhiều tháng được thông báo là cuộc chiến tranh sẽ kết thúc thắng lợi, người Mỹ rất kinh ngạc khi thấy du kích Việt cộng phía trong khu vực đại sứ quán của họ.

  Chiến dịch Tết có lẽ khẳng định một bản báo cáo mật về chiến thuật đánh bom được trù bị bởi 47 học giả và nhà khoa học và được lưu hành trong giới chức chính phủ cao cấp 4 tuần trước đó. Báo chí Lầu Năm Góc coi bản báo cáo "có lẽ là sự phản đồi quyết liệt nhất đối với việc sử dụng chiến thuật đánh bom như một công cụ đê thực hiện chính sách của chúng ta ở Đông Nam Á do một quan chức hay một nhóm bán viên chức đưa ra trước đó hoặc kể từ lúc đó”.

  Bản báo cáo được viết bởi một nhóm các nhà khoa học thành lập mùa hè năm 1966 chủ yếu dưới sự xúi giục của Karl Kaysen và George Kistiakonsky thuộc trường Harvard và Jerome Wiesner, Jerrold Zucharias -viện nghiên cứu công nghệ Massachusetts. Câu đầu tiên trong "bài học thần Jason" tuyên bố rằng chiến thuật thả bom "'không hề có một ảnh hưởng đáng kể nào đối với khả năng của Hà Nội nhằm tăng cường và hỗ trợ các hoạt động quân sự ở miền Nam".

  Hội kín các nhà khoa học và học giả này chứng tỏ là sự trở lại của một loại kế hoạch Manhattan. Có dấu hiệu cho thấy nó có tác động đến suy nghĩ của Robert Mc Namara và các phụ tá thường dân của ông. Bản báo cáo đầu tiên của hội Jason được hoàn tất nhiều tháng sau khi xảy ra các cuộc tấn công vào các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt của miền Bắc Việt Nam năm 1966. Trong đó, nó tuyên bố thẳng thừng rằng chiến thuật đánh bom không có hiệu quả đồng thời còn làm gia tăng sự vỡ mộng của Bộ trưởng Quốc phòng. Hội Jason đề nghị tạo ra hàng rào điện tử giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam để thay thế cho chiến thuật đánh bom và để làm phương tiện ngăn chặn sự xâm nhập. Ý tưởng đó 20 năm sau trở nên vô cùng hiệu quả khi được Morocco sử dụng để chống lại du kích ở sa mạc Sahara. Nhưng nó lại là sự ngớ ngẩn của Mc Namara khi được áp dụng ở môi trường rậm rịt cây cối của Việt Nam.

  Chiến dịch Tết, kết hợp với bài học Jason mới và những phân tích tương tự do trung tâm tình báo CIA đưa ra một cách độc lập đã xoá đi những ngờ vực còn rơi rớt lại ở các nhà cố vấn bên dân sự của Tổng thống Johnson về việc cần thay đổi cách đánh trên không. Các nhân vật chủ chốt cho rằng nên hạn chế việc thả bom xuống vùng phía Nam của Bắc Việt nằm dưới vĩ tuyến 20. Nhưng hơn sáu tháng sau, đề xuất đó vẫn chưa được thực thi. Trong cách vận hành bí ẩn của bộ máy quan liêu, người ta có thể có được sự nhất trí ý kiến mà không cần có sự bàn bạc lựa chọn và cũng không được ghi lại trong các biên bản chính thức. Đề xuất tạm ngừng đánh bom từng phần không nằm trong bản báo cáo được đệ trình bởi nhóm quan chức do Clark Clifford Bộ trưởng Quốc phòng mới được bổ nhiệm và cũng là người bị buộc tội xét lại chính sách Việt Nam theo sau chiến dịch Tết đứng đầu. Nhóm Clifford chỉ nhấn mạnh sự chia cắt giữa dân thường với giới quân sự. Ý kiến về giới hạn đánh bom, do tính quan trọng của nó nên trong biên bản chính thức, nó không được coi như một đường lối hoạt động có tính khả thi song khi bàn bạc kín đáo với Tổng thống Johnson, nó lại được nhấn mạnh. Người ta nói rằng đó chính là cách Clark Clifford xử lý vấn đề.
 
  Sau vụ điều trần Stennis, tháng 8/1967 không thể dẫn đến sự mở rộng chiến tranh trên không như Đô đốc Grant Sharp đã mong đợi, các nhà chỉ huy quân sự cân bằng tâm lý trở lại và tập trung tìm cách nới lỏng sự kiểm soát mang tính chính trị đối với việc ném bom ở khu vực Hà Nội - Hải Phòng. Các vị chỉ huy vẫn có những đề nghị theo quy ước để nổ mìn cảng Hải Phòng. Nhưng trong một lần tranh cãi lớn nhất nhằm mở rộng phạm vi chiến tranh hồi trước Tết, họ coi việc xoá sổ khu vực cấm Hải Phòng - Hà Nội là ưu tiên hàng đầu. Khu vực cấm được thiết lập tháng 12/1966 sau đợt đầu tiên ném bom Hà Nội theo sau đó là bài viết của phóng viên Harrison Salisbury của tờ New York Times trong đó mô tả thiệt hại đối với khu vực dân sự.

  Các vị chỉ huy liên quân phản ứng lại với chiến dịch Tết bằng cách đề nghị việc thu hẹp phạm vi khu vực cấm xuống còn 3 dặm xung quanh Hà Nội và 1,5 dặm xung quanh Hải Phòng trên thực tế thì mới phù hợp. Các ông giải thích "việc giảm bớt các khu vực kiểm soát sẽ để lộ thêm xấp xỉ 140 dặm đường bộ, đường ray và các luồng giao thông đường thuỷ cấp 1 cho lực lượng do thám vũ trang cũng như hàng trăm dặm các luồng giao thông cấp 2 tuỳ thuộc vào các phản ứng và cách sử dụng của miền Bắc Việt Nam”.

  Đối với người nào quan tâm tới số dân thường bị thương vong thì họ nói thêm: "Theo nhiều nguồn tin tình báo đáng tin cậy, những người dân nào không dính líu đến các hoạt động thiết yếu hỗ trợ chiến tranh đã được sơ tán khỏi Hà Nội và Hải Phòng. Các bức ảnh tình báo, đặc biệt là về Hải Phòng cho thấy rõ các vật liệu chiến tranh được chất đống ở tất cả các khu vực cất giữ ngoài trời và dọc theo các con phố trên gần như toàn bộ nửa thành phố. Thay cho là một vùng của cuộc sống đô thị, thành phố đã trở thành một doanh trại vũ trang và là một căn cứ lưu trữ hậu cần rộng lớn”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 05:51:10 pm »

  Tất cả đã quá muộn. Các quan chức bên dân sự ở Lầu Năm Góc đã đưa ra quyết định. Tất cả những gì còn lại mà họ phải làm là tạo ra một lý do quan liêu hợp lý để giảm bớt hơn trong các đợt không kích. Việc đó đã được nêu ra trong bản báo cáo do văn phòng thứ trưởng Bộ Quốc phòng chuẩn bị. Bải báo cáo đó có liên quan đến vấn đề phải đối mặt với đề nghị của các vị chỉ huy liên quân nhằm giảm bớt các khu vực cấm xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng mọi việc không chỉ dừng lại ở đó.
 
  Chiến thuật đánh bom ban đầu là một âm mưu chính trị nhằm đe doạ Bắc Việt và cũng bởi lẽ đó được biến đổi thành một thứ vũ khí chiến thuật nhẳm ngăn chặn sự xâm nhập. Giờ đây, bản báo cáo của Warnle đã đưa cuộc chiến trên không trở về với cội nguồn của nó. Theo anh, nỗ lực về khu vực cấm đã thất bại và việc thả bom xuống Hà Nội - Hải Phòng chủ yếu chỉ là "một công cụ chính trị". Nếu việc thả bom trở lại là một vấn đề chính trị, ít ra là ở khu vực phía trên của Bắc Việt thì các quan chức bên dân sự còn có khả năng bàn tới chuyện chấm dứt nó chứ nếu nó bị biến thành một công cụ (về mặt) quân sự có ý nghĩa sống còn đối với các chiến binh Mỹ đang hoạt động ở miền Nam thì khó có thể đạt được mục đích trên. Hơn thế nữa, thời tiết lại xấu và các cuộc tấn công bị giới hạn xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Thậm chí, vốn là người theo đường lối cứng rắn như Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk cũng bị thuyết phục trước quan điểm cho rằng nước Mỹ sẽ không chịu từ bỏ quá nhiều chỉ để kêu gọi tạm ngừng nérn bom từng phần.
 
  9 giờ tối thứ 6 ngày 31/3/1968, cũng như hàng triệu công dân Mỹ, Cal Swanson bật ti vi lên xem bài phát biểu của Tổng thống Johnson dành cho cả nước. Swanson được cử tới Pax River làm trợ lý quản lý các thử nghiệm bề mặt trong khi chờ đợi đến phiên chỉ huy một phi đoàn. Đúng là anh đang bị thử thách nghề nghiệp. Cảm giác lúc đó thật tuyệt vời. Sau khi được lái máy bay chiến đấu, anh không thấy hứng thú với việc làm hiện nay của anh nhưng anh vẫn buộc bản thân phải luôn năng động. Swanson ngồi xuống trước màn hình ti vi với hai ly coctail Martini kèm hai miếng hoa quả dầm.
 
  "Tối nay tôi sẽ trở lại với đề nghị mà tôi đã đưa ra vào tháng 8 năm ngoái. Đó là đề nghị ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Chúng ta yêu cầu nhanh chóng tổ chức các buổi đàm phán và đó sẽ là những cuộc đàm phán nghiêm túc về thực chất vấn đề hoà bình. Mong rằng trong các cuộc đàm phán, Hà Nội sẽ không lợi dụng sụ kiềm chế của chúng ta".
 
  Chúng ta sẵn sàng ngay lập tức tiến tới hoà bình thông qua các buổi đàm phán.

  Vì vậy, tối nay, với mong muốn hành động này sẽ sớm đưa tới các cuộc đàm phán, tôi sẽ thực hiện bước đi đầu tiên giảm mức độ mâu thuẫn. Chúng ta sẽ giảm bớt chủ yếu là giảm bớt mức độ hiện tại của thái độ thù địch.
 
  Và chúng ta sẽ làm như vậy một cách đơn phương và ngay lập tức.
 
  Tối nay, tôi đã ra lệnh cho máy bay và các chiến hạm hải quân của chúng ta không được tấn công miền Bắc Việt Nam trừ khu vực phía Bắc ở vùng phi quân sự hoá. Ở đó, sự lớn mạnh không ngừng của địch, trực tiếp đe doạ vị trí của liên quân, còn các hoạt động của quân đội và nguồn cung cấp quân nhu rõ ràng là có liên quan đến mối đe doạ đó.
 
  Khu vực mà chúng ta sẽ ngừng tấn công bao gồm gần 90% dân số của miền Bắc Việt Nam và gần như toàn bộ lãnh thổ của nó. Do đó sẽ không có cuộc tấn công nào quanh các khu vực đông dân cư hoặc các khu vực sản xuất thực phẩm của miền Bắc Việt Nam.

  Thậm chí việc ném bom xuống miền Bắc rất hạn chế này có thể sớm đi đến một kết thúc - nếu cả chúng ta và Hà Nội đều có sự kiềm chế. Nhưng tôi không thể đảm bảo sẽ ngừng hết các đợt đánh bom nếu như việc làm đó ngay lập tức và trực tiếp đe doạ mạng sống của quân ta và của liên quân. Khả năng biến thành hiện thực của việc tạm ngừng đánh bom hoàn toàn sau này sẽ được quyết định bởi các sự kiện này".

 
  Cal Swanson kinh ngạc trước cách kết thúc bài nói của Tổng thống Johnson . “Theo tinh thần này, tôi sẽ không tìm kiếm và sẽ không chấp nhận sự định danh của đảng của tôi bằng một thuật ngữ khác với tư cách là Tổng thống của các bạn”. Nhưng anh không cảm động trước quyết định đặt tên cho nó là tạm ngừng đánh bom từng phần. Đồng thời, Cal biết trung bình mỗi tháng chỉ có 4 ngày thời tiết thuận lợi cho việc đánh bom xung quanh vùng lân cận Hà Nội, Hải Phòng. Anh cũng tin nước Mỹ sẽ không phải từ bỏ quá nhiều.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2008, 04:43:46 pm »

  Không ai nghĩ rằng Hà Nội sẽ hưởng ứng việc tạm ngừng đánh bom. Nhưng ba ngày sau, người Bắc Việt cho biết họ sẵn sàng mở các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Mỹ để đi tới giải pháp hoà bình. Sau đó họ bắt đầu tranh cãi công khai lâu dài về cách thức và địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán.
 
  Không có mục tiêu nhạy cảm nào nằm ở phần phía Nam của miền Bắc Việt Nam nên lần đầu tiên, các vị chỉ huy quân sự Mỹ được phép chỉ đạo các đợt không kích nếu họ thấy phù hợp. Trong 7 tháng cho tới khi việc ném bom hoàn toàn ngưng hẳn vào ngày 1/11/1968, toàn bộ gánh nặng của cuộc không kích rơi xuống các tiểu vùng của Bắc Việt. Năm 1985 khi các nhà báo Mỹ được mời tới Việt Nam nhân 10 năm tưởng niệm sự thất bại của Sài Gòn, họ báo cáo rằng họ ít thấy những tổn thất đáng kể do bom gây ra. Bản thân Hà Nội dường như không hề dính phải. Nhưng các tiểu vùng thưa thớt dân cư trông lại giống như quang cảnh trên mặt trăng.


  Năm 1968, khi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống giữa Richard Nixon và Hubert Humphrey chính thức bắt đầu, vấn đề tạm ngừng đánh bom toàn phần lại làm vướng víu mưu đồ chính trị. Người ta nghĩ rằng việc tạm ngừng đánh bom sẽ mang lại thắng lợi cho Hubert Humphrey và các thành viên Đảng dân chủ. Hà Nội dường như sẵn sàng thừa nhận một điểm trong giai đoạn trước đàm thoại (đồng ý ngồi cùng bàn với các đại biểu của chính quyền Sài Gòn), và lệnh tạm ngừng đánh bom cũng được đưa ra vào phút cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bầu cử - một việc làm hữu ích nhưng chưa đủ đối với Humphrey.

  Richard Nixon nhận được sự hỗ trợ về vấn đề tạm ngừng đánh bom từ một vị giáo sư trường Harvard với dáng người thấp, mắt xanh và có bàn tay vừa ngắn vừa béo. Đôi khi Henrry Kissinger đã cố vấn cho chính quyền Johnson về vấn đề Việt Nam và có những nỗ lực kín đáo để các cuộc đàm phán được bắt đầu. Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống, ông hoạt động cho cả hai bên, chuyển cho Nixon thông tin về việc tạm ngừng đánh bom mà ông nhận được một cách bí mật từ các quan chức chính quyền Johnson. Nếu xem xét cung cách mà Nixon và Kissinger thực hiện chính sách đánh bom của họ, có thể thấy rằng đó không hoàn toàn là một sự khởi đầu phù hợp cho tinh thần đối tác.
  Vào thời điểm tạm ngừng đánh bom, Cal Swanson vẫn không mất đi sự quan tâm đối với chiến tranh. Anh tình nguyện trở lại Yankee Station với vai trò chỉ huy phi đoàn nhưng bị từ chối bởi vì anh đã tham gia hai lần trọn vẹn. Anh được giao cho phi đoàn trên Forrestal - khu vực dẫn tới Địa Trung Hải và ý nghĩ của anh höớng tới các vấn đề châu Âu và Trung Đông. Anh cho rằng các phi công của phi đội 162 đã nhìn thấy Việt Nam lần cuối cùng. Đối với họ, cuộc chiến tranh đã kết thúc.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 07:05:57 pm »

  Sáng 19 tháng 7 năm 1972, tàu USS Oriskany đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đánh bom đầu tiên trong ngày vào Bắc Việt Nam. John Hellman trải qua một đêm khó ngủ và khi cầm cốc cà phê bữa sáng, tay anh ta còn run rẩy. Hellman thừa nhận với bản thân mình là một kẻ yếu tim. Anh ta chưa bao giờ trông tệ hại như vậy Mọi chuyện bắt đầu khi anh biết rằng họ sẽ tiến hành đánh bom vào Cổ Chai.
 
  Cùng phòng với Hellman là Terry Dennilson, người đã bị bắn ở Cổ Chai vào ngày 19 tháng 7 năm 1966. Dennilson là một vận động viên, một tay chơi gôn và là một người tốt. Hellman nhớ rằng Terry đã rất hãnh diện vì được tham dự trận đánh và chính Hellman đã rất thất vọng vì không được chọn lựa. Sau khi Dennison chết, Hellman đã gom các đồ đạc riêng tư và gửi về cho vợ của anh ta, người hàng xóm của Hellman ở San Diego.

  Rồi đến Herb Hunter, ngày 19 tháng 7 năm 1967, Hellman và Hunter rất thân thiết. Gia đình họ thường xuyên ăn tối với nhau. Cái chết của Hunter, sau cái chết của Dennilson khiến cho vợ của Hellman thực sự bị sốc. Hai người bạn thân nhất của họ đã bị giết và cô sợ rằng chồng của cô sẽ là người tiếp theo. Barbara trở nên cực kỳ sợ hãi. Nell và các bà vợ khác đều cho rằng những hành động của cô ngày càng thất thường. Hellman thấy rõ mọi việc nhưng rồi nhanh chóng quên đi. Anh ta bảo với vợ không cần phải lo lắng, chẳng có chuyện gì có thể xảy ra với mình.

  Đó chính là niềm tin của một phi công chiến đấu. Chẳng có gì có thể xảy ra. Anh ta có thể bị thương tổn. Chắc chắn là Hellman luôn luôn lo lắng về nhiệm vụ của mình. Phần việc khó nhất phải làm bắt đầu lúc máy bay cất cánh cho đến khi tới bờ biển Bắc Việt Nam. Anh ta thường toát mồ hôi, dạ dày sôi lên, mọi thứ đều dồn vào lồng ngực. Nhưng một khi đã hoàn thành nhiệm vụ, tất cả đều qua đi. Anh ta có một việc làm và đã làm việc đó.
 
  Giờ đây niềm tin đó đã biến mất. Bởi vì lần đầu tiên anh ta tin rằng có thể có chuyện xảy ra với anh. Không phải. Có chuyện sẽ xảy ra với anh ở Cổ Chai. Anh ta có thể cảm nhận được điều đó. Những số liệu ngày tháng không chỉ là ngẫu nhiên, mọi việc đều xảy ra vào ngày 19 tháng 7 và hai người bạn đã bị chết. Hellman luôn luôn ghét Cổ Chai và luôn suy nghĩ về nó. Do run rủi hay may mắn mà anh ta chưa bao giờ bay qua cây cầu này.

  Chuyện John Hellman nên từ chối thực hiện nhiệm vụ là điều không thể xảy ra. Anh ta là một sĩ quan có lương tâm. Anh rất ghét những kẻ chối bỏ trách nhiệm của mình và đặt gánh nặng lên vai người khác. Bên cạnh đó, Hellman bây giờ là một viên chỉ huy phi đội. Những người khác sẽ nghĩ gì nếu chỉ huy của họ từ chối nhiệm vụ chỉ vì anh ta lo sợ có thể bị chết? Belly Bellinger sẽ cười nhổ vào điều đó ra sao? Cal Swanson cũng chẳng bao giờ bỏ lỡ một trận không kích nào. Hellman không quan tâm đặc biệt đến Bellinger, và Swanson gợi cho anh về một người luôn háo hức di chuyển đó đây. Tuy nhiên khi Hellman đảm nhận cương vị chỉ huy việc mà một nhân viên sở chỉ huy phải làm vì lợi ích của phi đội mà bản thân anh ta có thể không muốn. Hellman đã hiểu Bellinger và Swanson hơn. Và anh ta biết không thể từ chối nhiệm vụ ném bom vào Cổ Chai.

  Vẫn còn một vài phút trước khi khởi sự. Hellman là một con chiên và rất ngoan đạo. Anh quyết định đến nhà thờ. Anh sẽ dành thời gian còn lại để cầu nguyện. Điều đó đã từng rất hữu ích trước những khoảnh khắc tồi tệ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM