Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:26:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: ĐKB hay là DKB  (Đọc 82901 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 03:37:32 pm »



Trích dẫn
1.
ĐKB đã phát huy rất hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và gây bất ngờ hơn nữa cho đối phương khi ta đã nối tầng DBK.

2. Nhưng tại sao ta không sử dụng trực tiếp quả đạn BM21 đã có bắn trên ống đơn ( giống ống ĐKB, nhưng dài hơn)  mà phải nghiên cứu nối tầng?

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/giai-ma-chuyen-viet-nam-noi-tang-phao-phan-luc-dkb-478227.html


Vì mãi sau này tức là khi TQ tiến hành chiến tranh sâm lược 6 tỉnh biên giới Vn thì LX mới viện chợ BM 21 cho Việt Nam.Khẩu đội BM-21 xuất hiện lần đầu tại VN được cho là cuối năm 1978.  Từ sau năm 1979, Liên Xô viện trợ cho ta với số lượng lớn , trang bị cho các đơn vị pháo binh cấp quân khu, quân đoàn hoặc trực thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh với định danh “H78”.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2016, 05:52:18 pm gửi bởi longtrec » Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 04:46:45 pm »

1.
ĐKB đã phát huy rất hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Và gây bất ngờ hơn nữa cho đối phương khi ta đã nối tầng DBK.

2. Nhưng tại sao ta không sử dụng trực tiếp quả đạn BM21 đã có bắn trên ống đơn ( giống ống ĐKB, nhưng dài hơn)  mà phải nghiên cứu nối tầng?

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/giai-ma-chuyen-viet-nam-noi-tang-phao-phan-luc-dkb-478227.html

1. Đạn phản lực (BMXX) có độ tản mát lớn, càng bắn xa độ chính xác càng kém nên người ta không thiết kế loại có tầm bắn lớn.

2. Để pháo kích các căn cứ quân sự lớn cần phải đưa pháo binh đên gần, trong tầm bắn. Muốn đưa được pháo đến gần cần phải có địa hình, phải có đường lớn để cơ động vào/rút sau khi đánh - điều này rất khó vì làm đường lớn sẽ bị lộ và bị ném bom chặn đánh, bị hủy diệt.

3. DKB cải tiến vác vai không cần đường lớn do vậy tạo bất ngờ lớn với Mỹ (thí dụ: dùng DKB bắn phá sân bay Biên Hòa). Mỹ đối phó bằng cách nới rộng vành đai phòng thủ, nếu đứng ngoài vành đai phòng thủ DKB sẽ không bắn tới mục tiêu.

4. Ta nối tầng DKB do vậy tăng tầm bắn vì thế từ ngoài vành đai phòng  thủ của Mỹ vẫn bắn tới mục tiêu (sân bay Biên Hòa) tạo bất ngờ lớn với Mỹ. Dù tăng tầm, độ chính xác kém (độ tản mát tăng) nhưng do sân bay Biên hòa có diện tích lớn nên phần lớn đạn vẫn rơi vào khu vực sân bay nên vẫn có hiệu quả nhất định.

5. Sau khi Mỹ áp dụng các biện pháp đối phó, ta không thể đưa lượng lớn đạn vào để pháo kích. Ta chỉ đưa vài quả bắn vào sân bay (tác dụng phá hoại trực tiếp hầu như không đáng kể) chủ yếu để nghi binh, xoa dấu vết cho nội tuyến (người hoạt động trong lòng địch) đặt chất nổ vào kho bom, xăng dầu,... Hiệp đồng, bắn cùng lúc vào thời điểm chất nổ hẹn giờ nổ làm cho địch tưởng ta pháo kích trúng.
Logged

Trang: « 1 2 3   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM